Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 16-9-2021

Post date: 17/09/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TỔNG HỢP THÔNG TIN DỊCH COVID-19. 2

  1. Thủ tướng: Một số xã, phường chống dịch còn sơ hở, chủ quan. 2
  2. Chuyên gia hiến kế chống dịch COVID-19 trong tình hình mới 2
  3. Hà Nội: Doanh nghiệp tốn 1,5 tỷ đồng/tháng chi cho xét nghiệm Covid-19. 3
  4. Người dân phải cam kết nếu không tiêm vaccine COVID-19: Lãnh đạo phường nói gì?. 5

KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG COVID-19. 5

  1. Tiết kiệm 50% thời gian khi lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử. 5
  2. Mô hình Tổ COVID cộng đồng Bắc Giang phát huy hiệu quả chống dịch. 6
  3. Công an Hà Nội triển khai phần mềm nhận diện người đi đường. 8
  4. TPHCM: 8 bước thử nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin của quận 7. 8
  5. 3 quận huyện ở TPHCM sẽ thí điểm "Thẻ xanh COVID-19". 9

CHÍNH SÁCH MỚI 10

  1. Thẩm định giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội không quá 30 ngày. 10

TIN QUỐC HỘI 11

  1. Chủ tịch Quốc hội nêu 7 lý do cần xem xét sửa Luật Thống kê. 11

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 13

  1. GDP cả năm tăng 3,5-4% nếu dịch COVID-19 được kiểm soát trong tháng 9. 13
  2. Đánh giá tỷ lệ giữa GDP sức mua với GDP danh nghĩa: Vì sao Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ lớn hơn 3?. 13
  3. WB: Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với kinh tế Việt Nam.. 15
  4. Làm gì để giữ chân nhà đầu tư ngoại?. 16
  5. TP Hồ Chí Minh cần khoảng 8 tỷ USD để phục hồi kinh tế. 17

QUẢN LÝ.. 18

  1. Cán bộ nội chính không chịu bất cứ sức ép không trong sáng nào. 18
  2. Đề xuất chưa từng có: Bơm thẳng tiền mặt hỗ trợ người yếu thế. 19
  3. Tổng cục Đường bộ: "Không có chuyện chặn đường, ép lái xe để thu phí". 20

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 21

  1. Hà Nội: Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo thuận lợi cho người nộp thuế. 21

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 22

  1. Quyết tâm hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao nhất 22
  2. Thu ngân sách nội địa có dấu hiệu “đuối sức” vì dịch bệnh. 23

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 24

  1. Vũng Tàu thông tin xử lý cán bộ trong vụ "phường kiểm tra đoàn liên ngành". 24

THẾ GIỚI 25

  1. Nhiều quốc gia áp dụng biện pháp mới sống chung COVID-19. 25
  2. Nghịch lý vaccine COVID-19 tại Mỹ: Không thiếu nhưng tiêm chưa đủ! 25

         

TỔNG HỢP THÔNG TIN DỊCH COVID-19

Thủ tướng: Một số xã, phường chống dịch còn sơ hở, chủ quan

Tối 14/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng 4 Bộ trưởng đã tiếp tục kiểm tra trực tuyến công tác phòng, chống dịch tại một số huyện thị, xã phường đang có diễn biến dịch phức tạp của các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang.

Thủ tướng đã trao đổi trực tuyến với lãnh đạo 6 phường xã: Phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá; Xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương của tỉnh Kiên Giang; Xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè; Xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo của tỉnh Tiền Giang; Phường An Hòa, thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp và thị trấn Long Bình, huyện An Phú của tỉnh An Giang.

Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các địa phương này đều đang thực hiện giãn cách xã hội từ giữa tháng 7. Tuy nhiên, công tác chống dịch vẫn còn nhiều sơ hở từ cấp tỉnh, huyện, xã. Việc thực hiện xét nghiệm, trả kết quả còn chậm và chưa theo hướng dẫn, chưa triển khai xây dựng trạm y tế lưu động.

Nhiều nơi số ca trong cộng đồng vẫn tăng lên, như thị trấn Long Bình của huyện An Phú, tỉnh An Giang ngày 14/9 đã phát hiện tới 32 ca trong cộng đồng. Nhận định tình hình tại An Phú đang rất nguy hiểm, Thủ tướng đã điện thoại chỉ đạo trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, yêu cầu dồn toàn lực tập trung kiểm soát dịch tại huyện này. Sau đó, Thủ tướng kết nối trực tuyến với lãnh đạo Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch của huyện An Phú.

Thủ tướng chỉ ra 3 điểm yếu các địa phương này cần rút kinh nghiệm đó là: Thực hiện giãn cách nhưng không có mục tiêu; giãn cách nhưng thực hiện biện pháp y tế không đúng và giãn cách nhưng thực hiện không nghiêm các chỉ đạo trong các công điện của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế ngay trong sáng 15/9 phải có công điện gửi tất cả các tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16 về việc: thực hiện giãn cách phải có mục tiêu cụ thể, rõ ràng và phải đạt được mục tiêu; Thực hiện xét nghiệm nhanh đối với toàn bộ dân khu vực giãn cách, 2 ngày/lần; xét nghiệm ít nhất 3 lần; và triển khai ngay các trạm y tế lưu động. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang

Chuyên gia hiến kế chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Ngày 15/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp với các chuyên gia Tổng hội Y học Việt Nam về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Các chuyên gia trong lĩnh vực truyền nhiễm và hồi sức tích cực đưa ra nhận định, dịch bệnh COVID-19 sẽ còn kéo dài và với mức độ khác nhau. Trong bối cảnh hiện nay, có 4 vấn đề mấu chốt cần phải chú trọng: Vaccine phòng COVID-19, xét nghiệm trọng điểm, điều trị trong hệ thống truyền nhiễm, tăng cường hệ thống y tế.

Liên quan đến công tác điều trị, nhiều ý kiến cho rằng, phương châm phát hiện, cách ly và điều trị vẫn cần duy trì thực hiện. Các bệnh viện cũng nên chia theo các vùng xanh, vàng, cam, đỏ nhằm hạn chế lây nhiễm ra toàn bệnh viện; từ đó, hạn chế "chuyển" sang mức nặng hơn giữa các vùng này. Trong bối cảnh hướng đến sống chung với dịch, các chuyên gia cũng đề xuất nên xây dưng chiến lược phòng thủ với lực lượng chủ đạo là y tế.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định dịch bệnh sẽ còn kéo dài, cả nước vẫn sẽ kiên trì phương châm chống dịch: phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị sớm. Để chung sống với dịch, Phó Thủ tướng thống nhất, tới đây, các biện pháp sẽ được triển khai đó là bao phủ tỷ lệ tiêm vaccine, tăng cường khả năng y tế đáp ứng 4 tại chỗ về xét nghiệm, truy vết, điều trị, lực lượng cơ động tại Trung ương. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang

Hà Nội: Doanh nghiệp tốn 1,5 tỷ đồng/tháng chi cho xét nghiệm Covid-19

Thành phố Hà Nội đang thực hiện Chiến dịch xét nghiệm Covid-19 lớn nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, việc cơ quan chức năng của Hà Nội không trả giấy chứng nhận kết quả sau khi xét nghiệm đã gây tốn kém cho người dân nếu công việc của họ cần phải có giấy chứng nhận âm tính.

Trong khi còn có ý kiến khác nhau về sự cần thiết của việc xét nghiệm toàn bộ người dân Thủ đô thì đã có những bất cập nảy sinh. Đó là sau khi người dân được lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan chức năng không trả kết quả nên khi cần giấy chứng nhận âm tính với Covid-19, người dân lại phải bỏ tiền ra xét nghiệm lại, gây lãng phí.

Từ tháng 7 khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, theo quy định của nhiều tỉnh thành phố, các lái xe, shiper khi giao hàng thiết yếu từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh, thành khác phải trình giấy xét nghiệm âm tính tại các chốt kiểm dịch. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, có tháng Công ty Cổ phần 247 hoạt động trên lĩnh vực vận tải, chuyển phát nhanh bị giảm doanh thu tới 80% nhưng vẫn phải chi trả tới gần 1,5 tỷ đồng chi phí xét nghiệm cho người lao động. 

Từ ngày 9/9, tuân thủ chủ trương xét nghiệm tầm soát cộng đồng diện rộng của Thành phố Hà Nội, hàng trăm lái xe, shipper của công ty đã đến các địa điểm của phường sở tại để được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Tuy nhiên, cũng như những người dân khác trên địa bàn Thủ đô, các lái xe, shipper không được cấp giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm. Anh Trần Trọng Đạt, Trưởng đơn vị vận hành Trung tâm khai thác miền Bắc, Công ty cổ phẩn 247 cho biết, ngay sau khi xét nghiệm cộng đồng xong, các lái xe, shipper của công ty lại phải bỏ tiền ra xét nghiệm thêm một lần nữa tại bệnh viện để có giấy chứng nhận cho đủ thủ tục thông hành trên đường.

“Chờ đợi xét nghiệm cộng đồng rất mất thời gian vì quá đông người. Người lao động ở công ty chúng tôi trong 1 ngày còn phải xét nghiệm 2 lần. Lần một xét nghiệm cộng đồng theo quy định của thành phố. Lần 2 phải đến bệnh viện xét nghiệm lại thì mới có giấy để lưu thông trên đường khi đi giao hàng”, anh Trần Trọng Đạt cho hay.

Rõ ràng, việc cơ quan chức năng của Hà Nội không trả giấy chứng nhận kết quả sau khi xét nghiệm cộng đồng tầm soát Covid-19 đã gây tốn kém cho người dân nếu công việc của họ cần phải có giấy chứng nhận âm tính.

Ông Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, dù sử dụng test nhanh hay xét nghiệm PCR mẫu gộp, nhưng Hà Nội nên cấp giấy chứng nhận kết quả nếu người dân cần: “Theo tôi, cần cấp giấy chứng nhận cho người dân sau khi họ đã xét nghiệm, ít nhất là đối với những người cần, như thế mới đảm bảo tính minh bạch….”.

Qua câu chuyện xét nghiệm cộng đồng diện rộng nhưng không cấp giấy chứng nhận kết quả cho người dân tại Hà Nội còn cho thấy, quy định về thủ tục để được lưu thông từ địa phương “vùng đỏ” đến “vùng vàng”, “vùng xanh” đang được thực hiện mỗi nơi một kiểu. Theo anh Trần Trọng Đạt, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực vận tải, chuyển phát nhanh đang đau đầu trước những quy định không thống nhất hiện nay.

“Công việc của chúng tôi là từ Hà Nội giao hàng đến các tỉnh. Có tỉnh chỉ yêu cầu giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm nhanh, nhưng có tỉnh đòi kết quả xét nghiệm PCR. Có tỉnh công nhận kết quả trong 3 ngày nhưng có tỉnh như Hưng Yên chỉ công nhận hiệu lực trong 2 ngày. Thời gian đầu, test nhanh chi phí 330.000 đồng/người/lượt. Sau chúng tôi đề nghị xét nghiệm mẫu gộp cho 5-6 người thì giảm còn 280.000 đồng/người/lượt. Xét nghiệm PCR đắt hơn có lúc lên tới 1,5 triệu đồng/người/lượt. Sau 1 ngày mới trả kết quả nên về hiệu lực, chờ đợi kết quả đã mất 1 ngày rồi”, anh Trần Trọng Đạt cho biết.

Măc dù, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn về hiệu lực kết quả xét nghiệm PCR là 3 ngày nhưng có  địa phương chỉ chấp nhận 1 ngày đã cho thấy sự tuỳ hứng trong việc điều hành phòng chống dịch của một số cấp chính quyền địa phương. Trong khi đó, theo Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 không có nhiều ý nghĩa và không thể khẳng định chắc chắn tại thời điểm xét nghiệm người đó không nhiễm Covid-19.

“Tôi cho rằng việc xét nghiệm diện rộng của Hà Nội là không cần thiết. Kết quả hàng triệu mẫu xét nghiệm nhanh nhưng chỉ có vài trường hợp dương tính chưa chắc đã phản ánh đúng thực tế…”, Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà nêu ý kiến. (VOV.vn 15/9, Văn Hải)Về đầu trang

Người dân phải cam kết nếu không tiêm vaccine COVID-19: Lãnh đạo phường nói gì?

Mới đây, UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) ban hành văn bản về tiếp tục thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ttrong văn bản này, phường yêu cầu người dân ký cam kết khi từ chối tiêm chủng, và phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh.

Chiều 15/9, trả lời VTC News, ông Tạ Văn Hải (Phó Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt) cho biết, việc bắt người dân cam kết là phường muốn nắm đầy đủ thông tin, lý do tại sao người dân không đi tiêm vaccine phòng COVID-19.

"Văn bản chúng tôi thông báo rằng người dân nên đi tiêm vaccine, nếu trường hợp từ chối tiêm thì nêu rõ lý do vì đây là quyền lợi của mọi người", ông Hải nói. Còn về việc bắt người dân cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, ông Hải cho rằng đây là điều bình thường.

"Ai vi phạm quy định làm lây lan dịch bệnh đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và sẽ căn cứ vào Nghị định 117 để xử lý. Còn chúng tôi muốn người dân cam kết là để nắm rõ lý do vì sao người dân không đi tiêm vaccine và nhắc nhở mọi người khẩn trương đi tiêm vì đây là quyền lợi của mình", Phó Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt lý giải.

Vị lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt cho biết thêm, từ khi ra văn bản, phường chưa nhận được ý kiến phản ánh hay phản đối nào từ người dân. Bên cạnh đó, nhiều người nắm được thông báo của phường cũng nhận thức ra được việc tiêm vaccine sẽ hạn chế lây lan dịch bệnh nên đã đến để tiêm chủng. (VTC.vn 15/9, Quang Tuyền)Về đầu trang

KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG COVID-19

Tiết kiệm 50% thời gian khi lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử

Ngày 15/9, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành công văn 14571/SYT-KHTC chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã… về việc triển khai nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến của Trung tâm Công nghệ Phòng, chống COVID-19 quốc gia trong việc triển khai lấy mẫu xét nghiệm trên toàn thành phố.

Quyết định dựa trên đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông về việc tiếp tục triển khai nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến. Trước đó, Hà Nội đã triển khai nền tảng này tại 10 quận, huyện.

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, quá trình triển khai cho thấy, áp dụng hệ thống công nghệ phòng, chống dịch giúp tiết kiệm thời gian lấy mẫu và có dữ liệu chính xác hơn. Các thao tác thực hiện được giảm thiểu tối đa cho kỹ thuật viên lấy mẫu.

Bên cạnh đó, dữ liệu ngay lập tức được đưa lên hệ thống nên có thể thống kê nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng được nhu cầu cần thông tin liên tục để có những chiến lược dập dịch phù hợp cho thành phố. Kết quả xét nghiệm được trả trên phần mềm, rất thuận lợi cho người dân.

Với việc ứng dụng nền tảng công nghệ quản lý xét nghiệm, người dân tham gia lấy mẫu sẽ cài đặt ứng dụng Bluezone và khai báo y tế để được cấp một mã QR cá nhân trên điện thoại, đến khi lấy mẫu chỉ việc xuất trình QR cá nhân của mình cho nhân viên y tế.

Nhân viên y tế sẽ dùng máy quét hoặc điện thoại có cài ứng dụng nền tảng truy vết quét mã barcode trên ống nghiệm, sau đó quét mã QR cá nhân của người dân để ghép người cần lấy mẫu với ống nghiệm. Trường hợp lấy mẫu gộp, nhân viên y tế sẽ tiếp tục quét mã QR code của những người trong nhóm rồi lẫy mẫu của cả nhóm đưa vào ống nghiệm là xong quy trình lấy mẫu.

Trong trường hợp không có smartphone, người dân có thể điền vào giấy khai báo y tế được phát khi đến lấy mẫu, cán bộ y tế sẽ nhập liệu trực tiếp ngay lên nền tảng trong quá trình lấy mẫu. Người dân sẽ nhận kết quả xét nghiệm ngay trên ứng dụng Bluezone.

Theo ước tính, việc triển khai nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến giúp tiết kiệm được 50% so với thời gian thực hiện bằng phương pháp thủ công trước đây. Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi về trên ứng dụng di động, người dân sẽ không phải quay lại để lấy kết quả giấy, tránh được tụ tập đông người.

Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến đang được triển khai tại các địa phương như Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Giang, Lào Cai, Phú Yên, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long. Nhiều địa phương khác đang trong quá trình tập huấn để triển khai. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang

Mô hình Tổ COVID cộng đồng Bắc Giang phát huy hiệu quả chống dịch

Một trong những bài học rút ra được từ thành công của tỉnh Bắc Giang trong việc "dập dịch" COVID-19 chính là việc phát huy được vai trò, hiệu quả của Tổ COVID cộng đồng.

Đợt dịch COVID-19 xâm nhập vào tỉnh Bắc Giang lần thứ 4 là đợt dịch với số người mắc lớn nhất, chưa từng có trước đây. Tính từ ngày 7/5 đến ngày 11/7/2021, tổng số ca F0 trên toàn tỉnh là 5.766 trường hợp. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Bắc Giang đã xác định "Các xã, phường phải là pháo đài, mỗi người dân là 1 chiến sĩ trong phòng, chống dịch và Tổ COVID cộng đồng là vũ khí chiến lược, hạt nhân quan trọng để huy động sức mạnh toàn dân, quyết định chiến thắng và bảo vệ vững chắc thành quả phòng, chống dịch COVID-19", nhất là trong điều kiện tiêm chủng vaccine chưa đạt được miễn dịch cộng đồng.

Tổ COVID cộng đồng do UBND cấp xã ban hành Quyết định thành lập, với số lượng từ 03-05 người, thành phần là cán bộ, thôn, xóm, tổ dân phố, các đoàn thể, đặc biết là có sự tham gia của một số người dân có sức khỏe, nhiệt tình, tâm huyết tại khu dân cư. Điều hành tổ là 1 đồng chí Tổ trưởng. Mỗi tổ phụ trách từ 30-50 hộ gia đình và có phân công danh sách hộ gia đình cụ thể.

Các thành viên Tổ COVID cộng đồng được tập huấn, hướng dẫn chi tiết về nhiệm vụ, các quy định, quy trình, cách thức tiến hành nhiệm vụ đảm bảo an toàn theo đúng quy định về công tác phòng, chống dịch. Nhiệm vụ của Tổ COVID cộng đồng được Tỉnh Bắc Giang chỉ đạo biên tập với nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Để thông tin được thông suốt, kịp thời, thống nhất, tỉnh đã chỉ đạo thành lập nhóm Zalo từ tỉnh đến khu dân cư.

Hằng ngày các thành viên trong tổ sẽ đi từng ngõ, gõ của từng nhà, rà từng đối tượng để thực hiện 5 nhiệm vụ: Tuyên truyền, vận động, nhắc nhở nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo thông điệp 5K. Yêu cầu và hướng dẫn người dân tự theo dõi sức khỏe, tự đo thân nhiệt hằng ngày cho các thành viên trong hộ gia đình. Cung cấp số điện thoại và yêu cầu người dân chủ động khai báo y tế ngay khi bản thân hoặc người trong gia đình có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19; tuyên truyền, vận động các gia đình và công nhân ký cam kết thực hiện các quy định phòng, chống dịch.

Hỏi giám sát, phát hiện và báo cáo ngay bằng điện thoại, Zalo cho chính quyền địa phương và y tế xã những trường hợp nghi mắc COVID -19 phát hiện được tại các hộ gia đình như: sốt, ho, đau họng, cảm cúm, ốm mệt, viêm đường hô hấp,… để tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm kịp thời.

Phối hợp, phát hiện, báo cáo các cấp có thẩm quyền những trường hợp không tự giác khai báo y tế; không chấp hành thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; đi từ vùng dịch về, nhập cảnh trái phép.

Trợ giúp chính quyền và cơ quan y tế truy vế các trường hợp F1, F2 khi có ca bệnh trên địa bàn phụ trách; phối hợp và hỗ trợ công tác xét nghiệm đảm bảo phòng dịch và chính xác các đối tượng phải lấy mẫu.

Nắm bắt tình hình tư tưởng, đời sống của nhân dân, công nhân và địa phương; vận động, hỗ trợ đời sống nhân dân; hướng dẫn các hộ gia đình và giám sát việc thu hoạch sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn phòng dịch. Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với khả năng do Ban chỉ đạo cấp xã phân công.

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên, hằng ngày được tổ ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký (sổ được phát theo mẫu thống nhất trong toàn tỉnh) và gửi báo cáo qua Zalo cho xã, xã báo cáo lên huyện, huyện báo cáo lên tỉnh. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang

Công an Hà Nội triển khai phần mềm nhận diện người đi đường

Công an TP Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) triển khai lắp đặt các camera quét mã QR tại 67 Chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Trước khi tham gia giao thông, người dân kê khai đầy đủ thông tin cá nhân tại địa chỉ: http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc trên ứng dụng VNEID. Sau khi kê khai đầy đủ, hệ thống cho phép xuất/lưu mã QR. Khi công dân đi qua các chốt kiểm soát chỉ cần xuất trình mã QR để cán bộ đối chiếu. Hệ thống camera quét mã QR được hỗ trợ hoàn toàn trên nền tảng ứng dụng của Bộ Công an tại trang kiemdich.dancuquocgia.gov.vn. Thời gian quét rất nhanh, khoảng từ 2-5 giây.

Đây là các phần mềm được xác thực bởi hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có thể xác định được các trường hợp F0, F1 và những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine để hạn chế hoặc cho phép người dân nhanh chóng qua chốt; góp phần phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả COVID-19. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang

TPHCM: 8 bước thử nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin của quận 7

Với mục tiêu đảm bảo, chuẩn bị từng bước nới lỏng giãn cách xã hội trong thời điểm dịch COVID-19 tại quận 7 đang được kiểm soát, UBND quận triển khai thử nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.

 

Kế hoạch thử nghiệm khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19 của UBND quận 7 từ ngày 16.9 đến 30.9 có 8 bước.

Đầu tiên, quận sẽ lựa chọn đối tượng ưu tiên thực hiện thử nghiệm gồm: Hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động các lĩnh vực như: kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán mang đi, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà thuốc, phòng khám, các hoạt động trong chuỗi sản xuất dược phẩm, trang thiết bị phục vụ ngành y tế; sản xuất lương thực, thực phẩm; cửa hàng xăng dầu, gas...

Tiếp theo, quận chọn ra 150 hộ kinh doanh, doanh nghiệp được hoạt động thử nghiệm theo kế hoạch, cụ thể gồm 80 hộ, 70 doanh nghiệp với 2.290 lao động. Các lao động này đảm bảo đủ điều kiện 100% đã tiêm vaccine mũi 1 đủ 14 ngày và 30% tiêm mũi 2.

Đồng thời, các cơ sở này đang có trụ sở, địa điểm kinh doanh trong các vùng xanh, đã được UBND quận 7 đánh giá phân loại để thẩm định điều kiện được phép hoạt động gồm: đảm bảo “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”; đã được tiêm 2 mũi vaccine; đảm bảo 5K; có phương án phòng chống dịch đã được thẩm định và được xét nghiệm định kỳ theo quy định.

Sau khi đã xác định các cơ sở được phép hoạt động, quận sẽ rà soát, xác định số lượng lực lượng đi mua hàng và vận chuyển hàng gồm: lực lượng tham gia chống dịch từ quận đến phường; lực lượng cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn quận; đại diện các đơn vị được phép hoạt động sản xuất kinh doanh; lực lượng đi chợ hộ; lực lượng shipper mua và vận chuyển hàng; lực lượng tham gia vận tải hàng hóa và đại diện hộ dân ở vùng xanh.

Tiếp theo đó, quận sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý các lực lượng được tham gia sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa bằng mã QR code và biển dán “Hộ kinh doanh xanh”, “Doanh nghiệp xanh” để nhận diện các cá nhân, tổ chức đủ điều kiện tham gia.

Quận 7 cũng sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng cá nhân hộ kinh doanh, doanh nghiệp tham gia thử nghiệm thông qua các hình thức như phát tờ rơi đến từng hộ kinh doanh, doanh nghiệp; tuyên truyền trên website, trang tin Zalo, trang fanpage… để đảm bảo đồng bộ khi thực hiện.

Cuối cùng, nếu phát sinh rủi ro khi có trường hợp có F0, quận sẽ thực hiện xử lý theo quy trình của Bộ y tế, Sở y tế TPHCM. Theo đó, số lượng các cơ sở được hoạt động sẽ tăng dần theo lĩnh vực ưu tiên sau mỗi tuần khi quận thẩm định đủ điều kiện được hoạt động. (Laodong.vn 15/9, Lâm Anh) Về đầu trang

3 quận huyện ở TPHCM sẽ thí điểm "Thẻ xanh COVID-19"

Về "thẻ xanh COVID-19", Thành phố cho phép thí điểm tại 3 địa phương gồm quận 7, Cần Giờ, Củ Chi và các khu chế xuất, khu công nghiệp. Tuy nhiên,  chỉ triển khai có lộ trình cụ thể sau khi thống nhất với các đơn vị.

Tại cuộc họp báo về tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra tối nay 15/9, ông Lâm Đình Thắng - giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TPHCM cho biết, Thành phố cho phép thí điểm tại 3 địa phương gồm quận 7, Cần Giờ, Củ Chi và các khu chế xuất, khu công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ triển khai có lộ trình cụ thể sau khi thống nhất với các đơn vị.

Theo ông Lâm Đình Thắng, các tiêu chí khi mở cửa trở lại sẽ được đánh giá chặt chẽ. Đơn vị sẽ tự đánh giá gửi lên app của Sở Thông tin truyền thông. Theo đó, các đơn vị sẽ tự đánh giá thực hiện an toàn chống dịch. Phương án kiểm tra chéo giữa các quận huyện sẽ được thực hiện để đánh giá đúng nhất tình hình và nguy cơ, có giải pháp xử lý.

Về "thẻ xanh COVID-19", theo ông Thắng, Quận 7 chỉ thí điểm 150 đơn vị, còn huyện Củ Chi và Cần Giờ thí điểm trong lĩnh vực sản xuất và doanh nghiệp du lịch. Để bảo đảm cho các hoạt động sau 30/9, Thành phố thống nhất thực hiện phương án “khai báo y tế điện tử” thành một ứng dụng thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và cơ quan quản lý giúp người dân giảm bớt thủ tục, giấy tờ. "Tiêu chí thẻ xanh không phải vắc xin mà còn căn cứ trên nhiều vấn đề khác. Đây sẽ là ứng dụng cho công dân của thành phố sau khi trở lại giai đoạn bình thường mới và triển khai đô thị thông minh"- ông Thắng cho biết.

Ông Lê Hải Bình, Phó Ban tuyên giáo Trung ương cho biết, đến thời điểm này, Thành phố đã có những kết quả khả quan, đi đúng hướng trong chống dịch. Tuy nhiên ông Bình nói còn rất nhiều thách thức, phức tạp không cho phép tất cả mọi người chủ quan để tránh những tổn hại lớn có thể xảy ra. "Những ngày qua, Đảng bộ, Chính quyền thành phố đã trăn trở, cân đong đo đếm từng giải pháp. Chúng ta đang đứng ở lằn ranh rất mong manh giữa việc làm sao kiểm soát được dịch bệnh và làm sao đảm bảo được đời sống cần thiết nhất cho người dân. Thành phố vừa phòng chống dịch bệnh phải nghiêm ngặt nhất vừa phải mở cửa trở lại để người dân có cuộc sống tốt hơn là nhiệm vụ rất khó khăn"- ông Lê Hải Bình chia sẻ.

Theo ông Bình, phương án Thành phố đưa ra căn cứ trên thực tế và những dữ liệu khoa học. Các khu vực vùng xanh, đỏ, cam đang đan xen với nhau. Vì vậy, rrong quá trình triển khai sẽ chịu rất nhiều áp lực, những lúng túng có thể xảy ra, mong cộng đồng thấu cảm, chia sẻ với các cấp ngành và thành phố. "Từ nay đến ngày 30/9 là những ngày đầy thách thức vừa phòng dịch vừa nới lỏng. Việc nới lòng giãn cách sẽ được đánh giá hàng giờ, hàng buổi, nếu nới được sẽ tiếp tục nới lỏng nhưng nếu không đảm bảo sẽ phải siết chặt. Các phương án thực hiện là hành động vì sự an toàn của nhân dân. 15 ngày tới, việc kiểm soát dịch bệnh thực hiện ra sao, các biện pháp mới triển khai như thế nào sẽ quyết định những phương án sau ngày 30/9"- ông Lê Hải Bình nói thêm. (Tienphong.vn 15/9, Vân Sơn)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Thẩm định giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội không quá 30 ngày

Bộ Xây dựng vừa có Quyết định 1039/QĐ-BXD công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực nhà ở thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.

Theo đó, Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung 1 thủ tục hành chính cấp tỉnh là thẩm định giá bán, thuê mua, thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo dự án bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn tỉnh.

Cụ thể, theo trình tự thực hiện do Bộ Xây dựng hướng dẫn, chủ đầu tư sẽ trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ (bản sao có chứng thực) đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án để đề nghị tổ chức thẩm định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội do mình đầu tư xây dựng.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng hoặc cơ quan có chức năng thẩm định giá của địa phương thực hiện việc thẩm định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội do chủ đầu tư đề nghị.

Sở Xây dựng hoặc cơ quan có chức năng thẩm định giá tổ chức thẩm định và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả và thời hạn thực hiện thẩm định.

Trường hợp chủ đầu tư đã hoàn thành xong việc xây dựng nhà ở xã hội và đã được kiểm toán về chi phí của dự án theo quy định thì Sở Xây dựng có thể căn cứ vào báo cáo kiểm toán để thẩm định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội của dự án

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Hồ sơ hợp lệ đề nghị thẩm định giá của chủ đầu tư, Sở Xây dựng hoặc cơ quan có chức năng thẩm định giá có trách nhiệm tổ chức thẩm định và có văn bản thông báo kết quả thẩm định cho chủ đầu tư; trong đó phải nêu rõ các nội dung đồng ý và nội dung cần chỉnh sửa (nếu có).

Căn cứ văn bản thông báo kết quả thẩm định, chủ đầu tư ban hành giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội của dự án trên nguyên tắc không được cao hơn giá đã được thẩm định. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Chủ tịch Quốc hội nêu 7 lý do cần xem xét sửa Luật Thống kê

Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 3, chiều 15/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, thời gian qua đã giao Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo, đồng thời lấy ý kiến chuyên gia độc lập. “Đến nay cá nhân tôi thấy có 7 lý do chính để sửa luật chứ không chỉ sửa danh mục” – ông Vương Đình Huệ nói.

Đầu tiên, luật hiện hành chưa quy định rõ chế độ kiểm toán nhà nước với thống kê nhà nước và kiểm toán với các dịch vụ thống kê ngoài nhà nước; chế độ giám sát của Quốc hội về số liệu thống kê quốc gia.

Hai là chưa có quy định cụ thể về dịch vụ thống kê, hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê, trong khi thông lệ quốc tế quy định cái này rất phổ biến.

Ba là chưa có cơ chế Nhà nước đặt hàng cho các tổ chức do Đảng, Nhà nước thành lập và giao nhiệm vụ thực hiện thống kê, như Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam... Chưa có quy chế ủy thác đặt hàng các tổ chức này cung cấp các số liệu thống kê.

Bốn là cơ quan thống kê Nhà nước chưa phát triển dịch vụ cung cấp thông tin thống kê. “Tức là gia tăng giá trị thông tin thống kê còn rất hạn chế. Số liệu phải biết nói. Các báo cáo thống kê, cung cấp dịch vụ thống kê, cung cấp thông tin thống kê trong luật còn vắng bóng” – ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Điểm thứ năm, theo Chủ tịch Quốc hội là chưa làm rõ trách nhiệm của cơ quan thống kê Trung ương là Tổng cục Thống kê và các cục thống kê địa phương, cũng như trách nhiệm phối hợp của cơ quan thống kê bộ, ngành liên quan đến việc cung cấp các thông tin thống kê trọng yếu cũng như điều chỉnh các chỉ tiêu thống kê.

“Bây giờ ở địa phương điều hành vĩ mô, điều hành kinh tế rất khó, Bí thư và Chủ tịch không có thông tin. Trước đây, chúng ta tính GDP địa phương, Trung ương công bố có tình trạng GDP dưới địa phương rất to, nhưng lên Trung ương tổng hợp lại thì nhỏ. Sau này tất cả các cục thống kê ở địa phương chỉ có mỗi vai trò cung cấp số liệu lên Tổng cục Thống kê. Cũng không biết hằng tháng, hằng quý thì ai cung cấp thông tin thống kê địa phương cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vì các cục thống kê không có quyền” – ông Vương Đình Huệ nói và đặt vấn đề không biết tình trạng này còn kéo dài đến bao giờ?

Ngoài ra, việc điều chỉnh tổng GDP của cả nước thêm khoảng 25%, tức là cỡ hơn 1 triệu tỷ đồng là rất đúng với nguyên lý và thông lệ quốc tế nhưng thẩm quyền ai được phép điều chỉnh GDP cũng như các cả chỉ tiêu vĩ mô đi theo như nợ công, thu nhập bình quân đầu người vì đều căn cứ theo GDP…

Lý do thứ sáu, Chủ tịch Quốc hội cho biết ngay trong phụ lục thống kê chưa hề có chỉ tiêu phản ánh liên kết kinh tế vùng và liên kết ngành. Trách nhiệm cung cấp thông tin thống kê này như thế nào vì “hiện các nhà quản lý phân tích, nghiên cứu phải tự dò lấy nên có tình trạng số cứ vênh nhau”.

Điểm cuối cùng mà ông Vương Đình Huệ đề cập là điều tra thống kê trong điều kiện công nghệ thông tin và khoa học 4.0 đang phát triển như vũ bão như ngày nay. “Số liệu doanh nghiệp thành lập và hoạt động không có cái nào chính xác bằng cái của Tổng cục Thuế. Người ta chả cần phải điều tra thống kê gì, dữ liệu được cập nhật từng ngày. Hay số liệu xuất-nhập khẩu việc gì phải đi điều tra khi hệ thống VNACCS/VCIS đã cập nhật hằng đầy đủ. Rất vô lý khi các đồng chí tính ước số vênh cả tỷ đô la, đương nhiên sau đó có điều chỉnh lại đúng nhưng cho thấy bất cập. Hay 10 năm chúng ta có một cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở thì sắp tới có điều tra lại không khi dữ liệu dân cư của Bộ Công an “đúng, đủ, sống, sạch” cập nhật chi tiết đến từng tỉnh, huyện, xã”.

Báo cáo giải trình tại phiên làm việc, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết việc đề xuất sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia căn cứ vào Điều 18 của Luật Thống kê chứ “chưa nghĩ đến sửa toàn diện luật” và quá trình làm đã phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành  liên quan cũng như nhận được thống nhất cao trình xin ý kiến. (VOV.vn 15/9, Ngọc Thành)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

GDP cả năm tăng 3,5-4% nếu dịch COVID-19 được kiểm soát trong tháng 9

Nếu dịch COVID-19 được kiểm soát trong tháng 9 và nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới từ quý 4 năm nay, tăng trưởng GDP cả năm có khả năng đạt 3,5-4%.

Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đưa ra tại Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022: Vùng trung du, miền núi Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng vừa diễn ra sáng 14/9.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, nếu GDP đạt mức này, đây sẽ là năm thứ hai tăng trưởng GDP của Việt Nam không hoàn thành kế hoạch tăng trưởng, do chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. Điều này sẽ tác động tới việc thực hiện mục tiêu chung của kế hoạch 5 năm 2021-2025. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình đề án phục hồi kinh tế trong tháng 10.

Dự kiến, 2 năm 2022 và 2023 được xác định là thời gian phục hồi kinh tế của cả nước. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang

Đánh giá tỷ lệ giữa GDP sức mua với GDP danh nghĩa: Vì sao Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ lớn hơn 3?

Trên thế giới, tại các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, tỷ lệ giữa GDP sức mua với GDP danh nghĩa thường cao hơn so với các nước phát triển. Tại Việt Nam, con số này là 3,106, trong khi trung bình thế giới khoảng 1,56. Vì sao lại có tỷ lệ khác biệt như vậy?

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê hồi đầu năm 2021, nếu tổng sản phẩm trong nước năm nay tăng trưởng được 6% thì quy mô của nền kinh tế Việt Nam sẽ cán mốc 500 tỷ USD. Đến nay, trong 6 tháng đầu năm, GDP tăng 5,64%. Như vậy, theo mục tiêu trên, tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm 2021 phải đạt trên 7% GDP.

Quy mô kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD. Trong khi đó, theo đánh giá IMF, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1,05 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt trên 10 nghìn USD.

Theo đó, tỷ lệ giữa GDP sức mua với GDP danh nghĩa năm 2020 của Việt Nam đang là 3,106. Một điểm cần lưu ý, GDP danh nghĩa chỉ phản ảnh mức độ tăng giá của các sản phẩm, dịch vụ so với năm gốc, chứ không phản ánh được số lượng hàng hóa và dịch vụ tăng lên.

Ví dụ, năm 2020, A bán được 10 cái áo giá 1.000.000 đồng. Sang năm 2021, A bán 10 cái áo được 1.500.000 đồng. Như vậy so với năm ngoái, A có thêm 500.000 đồng, nhưng số áo bán ra vẫn giữ nguyên.

Còn GDP theo sức mua (PPP) liên quan đến việc tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Tức là, cùng một lượng hàng hóa của một loại hàng hoá, khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ.

GDP PPP là rất quan trọng khi tính toán về tiêu chuẩn sống tại một quốc gia. Ví dụ, 1 USD ở Ấn Độ có thể mua được số hàng hóa tương đương 4 USD ở Nhật Bản. Hay cùng với thu nhập 1.000 USD/tháng, một người có thể sẽ không đủ chi tiêu khi sống ở các nước có mức giá hàng hóa cao như Nhật Bản, nhưng nếu ở Ấn Độ thì họ lại được coi là dư dả.

Trên thế giới, tại các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, tỷ lệ giữa GDP sức mua với GDP danh nghĩa thường cao hơn so với các nước phát triển. Trong 20 nước giàu nhất thế giới, không có nền kinh tế nào có tỷ lệ GDP PPP/ GDP danh nghĩa lớn hơn 2.

Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ số lớn hơn 3. Tại Myanmar, con số này là 3,4; với Ấn Độ là 3,288; hay như Indonesia là 3,117. Sudan là nước có tỷ lệ này lớn nhất, đạt 5,28. Vậy tại sao, tỷ lệ này ở Việt Nam lại gần gấp đôi so với trung bình thế giới (1,557)?

Đầu tiên, nếu xét về tỷ giá VND/USD, hơn một thập kỷ qua con số này vẫn ổn định, trong khoảng từ 22.000-23.000 đồng/USD. Thứ hai, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam cũng tăng liên tục trong thời gian qua. Trong khi đó, sức mua có quan hệ tỷ lệ nghịch với CPI. Vậy yếu tố này cũng không phải là nguyên nhân khiến GDP PPP/ GDP danh nghĩa Việt Nam cao.

Trên thực tế, sở dĩ Tổng cục Thống kê cuối 2020 chỉ công bố tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, không có số liệu cụ thể GDP là do năm 2019 và nhiều năm trước đó công bố GDP rồi lại công bố số liệu GDP đã đánh giá lại, với độ chênh lệch rất cao.

Năm 2010, độ chênh lệch là 27%, 2011 là 27,33%, 2012 là 25,53%, hay đến 2018 là 25,2%, 2019 là 26,79%, khả năng năm 2020 là 24,2%.

Đây cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến GDP PPP/ GDP danh nghĩa Việt Nam. Năm 2019 GDP khoảng 262 tỷ USD, đánh giá lại khoảng 332 tỷ USD. Trước đó, theo đại học Fullbright, GDP Việt Nam được tính lại có thể cao hơn so với hiện tại trong khoảng 25-30%.

Nếu cao hơn mức 25% thì GDP Việt Nam năm 2020 sẽ ở mức khoảng 425 tỷ USD, còn nếu cao hơn 30% thì sẽ là 442 tỷ USD. Trung bình vào khoảng 433 tỷ USD. Còn giả sử theo tỷ số bình quân của toàn cầu về GDP PPP/GDP danh nghĩa là 1,557, thì GDP Việt Nam năm 2020 có thể ở mức gần 530 tỷ USD.

Như vậy, nếu căn cứ theo kết quả đánh giá lại của nền kinh tế giai đoạn 2010-2017, quy mô GDP Việt Nam đến cuối năm 2019 đã vượt ngưỡng 300 tỷ USD, năm 2020 có thể cũng đã vượt ngưỡng 500 tỷ USD. (Cafef.vn 14/9)Về đầu trang

WB: Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với kinh tế Việt Nam

Đây là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong 8 tháng năm 2021. Riêng trong tháng 8/2021, thời gian mà dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, Việt Nam thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tăng 65% so với tháng 7.

Báo cáo cập nhận kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 15/9 cho biết trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 14 tỷ USD, chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ  năm 2020. Trong khi vốn FDI thực hiện đạt 11,7 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng trong tháng 8/2021, thời gian mà dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, Việt Nam thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tăng 65% so với tháng 7. Vốn FDI đăng ký cao hơn chủ yếu do vốn đăng ký cấp mới đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng. Mức tăng này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.

Các chuyên gia của WB cũng nêu một số thông tin đánh giá về các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Cụ thể, các biện pháp hạn chế đi lại đã ảnh hưởng đến giao thông trong nước và làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, dẫn đến giá lương thực, thực phẩm tăng 1,2%, qua đó tạo áp lực lên giá cả nói chung. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 0,3% so với tháng trước được WB đánh giá là mức “tương đối ổn định”.

Bên cạnh đó, trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, dư nợ tín dụng cuối tháng 8 vẫn tăng trưởng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, tương đương tốc độ tăng cuối tháng 7.

Các chuyên gia WB nhận định tốc độ tăng trưởng này cao hơn so với thời gian trước đại dịch do các ngân hàng tiếp tục thực hiện chính sách cho vay ưu đãi và tái cơ cấu nợ nhằm hỗ trợ các DN bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Theo WB, trong thời gian tới, kết quả tổng thể của nền kinh tế trong năm 2021 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng Chính phủ có thể kiểm soát đợt dịch đang diễn ra một cách hiệu quả trong tháng 9 để các hoạt động kinh tế có thể quay lại trong quý IV/2021.

Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng khi ưu tiên đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine để bao phủ ít nhất 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, WB khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục sử dụng chính sách tài khóa để thúc đẩy cầu trong nước trong ngắn hạn, bằng cách đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và tiếp tục hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng để giúp khôi phục tiêu dùng tư nhân. Hỗ trợ cho các DN, nhất là hộ kinh doanh quy mô nhỏ, giúp đẩy mạnh các hoạt động kinh tế và tạo việc làm. (Chinhphu.vn 15/9, Huy Thắng)Về đầu trang

Làm gì để giữ chân nhà đầu tư ngoại?

Tác động của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu, theo báo cáo mới đây của Eurocham.

Trong ngắn hạn, trước những thách thức về sản xuất và yêu cầu giữ chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, một số doanh nghiệp dệt may đã phải tính đến phương án tạm thời chuyển đơn hàng sang các nước khác.

Theo đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, chính sách mới trong việc gỡ khó cho sản xuất sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đơn hàng lúc này.

Báo cáo mới đây của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho thấy, công suất các nhà máy chỉ còn khoảng 10 - 50%. Do vậy, môi trường kinh doanh được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá là khó dự đoán.

"Trước đây Việt Nam nổi tiếng với chuỗi cung ứng linh hoạt, nhưng hiện nay một số nhà máy sản xuất ô tô tại Nhật Bản đã buộc phải dừng dây chuyền vì phía Việt Nam không thể cung cấp các linh kiện quan trọng", ông Hirai Shinji, Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh, cho biết.

Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cũng cho thấy, 18% doanh nghiệp châu Âu đã dịch chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam. Hạn chế về vận tải, cung ứng cùng điều kiện thị trường đang là 2 tác nhân lớn nhất ảnh hưởng đến kinh doanh của nhóm này. Tuy nhiên, việc các đơn hàng rời khỏi Việt Nam theo nhận định chỉ tạm thời, không phải xu hướng.

"Tôi tin rằng không ai trong cộng đồng doanh nghiệp EU nghĩ rằng chúng tôi nên cân nhắc lại các quyết định đầu tư tại Việt Nam hay nên rời khỏi đây. Việt Nam có những lợi thế và việc thực thi EVFTA đang rất hiệu quả, nhưng đó là trong ngắn hạn. Còn nếu giãn cách phong tỏa kéo dài 3 - 4 tháng và những vấn đề rào cản sản xuất vẫn lặp lại, chúng tôi sẽ rất khó để thuyết phục rằng Việt Nam là điểm đến ưu tiên trong việc đầu tư", Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam Alain Cany nhận định.

"Hai yếu tố quan trọng là kiểm soát dịch và độ phủ vaccine. Các doanh nghiệp Nhật Bản đang rất mong đợi việc thực thi Nghị quyết 105 của Chính phủ. Kế hoạch chi tiết ra sao nên được các địa phương công bố cụ thể và càng sớm càng tốt. Vì chúng tôi mong muốn thấy được tác động thực sự của chính sách", ông Hirai Shinji cho biết thêm.

Nhiều doanh nghiệp FDI cho rằng, hồi phục trong quý 4 là mục tiêu khá tham vọng. Để giải bài toán kinh doanh của những tháng cuối năm, các doanh nghiệp cần một lộ trình rõ ràng cho biện pháp kiểm soát dịch và sản xuất. Môi trường kinh doanh khó dự đoán có thể trở thành trở ngại lớn nhất trong giữ chân nhà đầu tư. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang

TP Hồ Chí Minh cần khoảng 8 tỷ USD để phục hồi kinh tế

Chiều 15/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho biết, trong 8 tháng đầu năm, kinh tế TP tăng trưởng chậm với nhiều lĩnh vực giảm sâu. Theo ông Hoan, khả năng đến cuối năm nay không hoàn thành được những chỉ tiêu lớn về phát triển kinh tế - xã hội, cũng như có ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch năm 2022.

"Chỉ số sản xuất công nghiệp của TP Hồ Chí Minh giảm 6,6%, thu hút vốn FDI giảm hơn 43%, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 30%, 3.000 doanh nghiệp giải thể, 12.000 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động. Thu ngân sách chỉ đạt 70% dự toán, bình thường TP Hồ Chí Minh thu 1.400 tỷ đồng/ngày, đến tháng 8, con số này chỉ còn là chỉ còn khoảng 800 tỷ đồng, và hiện tiếp tục xu hướng giảm", ông Hoan nêu những khó khăn của nền kinh tế TP Hồ Chí Minh.

Trước những khó khăn trên, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nêu ra 4 kiến nghị để phục hồi kinh tế của TP.

Thứ nhất, kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Chính phủ thành lập tổ công tác đặc biệt về phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Theo ông Hoan để phục hồi kinh tế sau đại dịch cần những quyết sách tổng hợp liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương. Ngoài ra, quá trình phục hồi cần nguồn lực rất lớn, từng địa phương sẽ không thể tự làm.

Ông Hoan dẫn một nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế - Luật TP Hồ Chí Minh cho biết để phục hồi kinh tế TP cần khoảng 8 tỷ USD và cần đến 6-9 tháng để phục hồi kinh tế", ông Võ Văn Hoán thông tin.

Thứ hai, kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Chính phủ sớm trình Quốc hội thông qua đề án tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP Hồ Chí Minh từ mức 18% lên mức 23% ngay trong năm 2022.

“Điều chỉnh sớm, TP Hồ Chí Minh có nguồn lực để phục hồi nhanh sẽ đóng góp nhiều hơn cho ngân sách Trung ương”, ông Hoan cho biết.

Thứ ba, kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Chính phủ đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trong y tế, văn hoá, giáo dục… Thông qua việc cho phép TP Hồ Chí Minh thí điểm việc đấu giá cho đất công đã có quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội để có thêm nguồn lực đầu tư cho công tác phòng chống dịch.

Thứ tư, kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Chính Phủ ưu tiên bố trí vốn trung ương cho 3 dự án trọng điểm mà TP đã kiến nghị. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Cán bộ nội chính không chịu bất cứ sức ép không trong sáng nào

Ngày 15.9, các cơ quan nội chính ở Trung ương (Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp) phối hợp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và chủ trì Hội nghị cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan nội chính ở Trung ương.

Đây là lần đầu tiên các cơ quan nội chính phối hợp tổ chức hội nghị toàn quốc để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng của các cơ quan nội chính trong hệ thống chính trị. Theo Tổng Bí thư, đây là lực lượng nòng cốt, trung kiên, là “thanh bảo kiếm” sắc bén và “lá chắn” vững chắc để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ.

Ghi nhận và đánh giá cao kết quả đạt được của các cơ quan nội chính trong nhiệm kỳ XII của Đảng, Tổng Bí thư nhắc tới sự lao động, chiến đấu, hy sinh quên mình của bao lớp cán bộ, chiến sĩ, công chức trong các cơ quan nội chính. Đây là đội quân xung kích, đội quân của sức mạnh và ý chí tiến công cách mạng, sẵn sàng có mặt ở bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, trong bất kỳ hoàn cảnh nào khi Tổ quốc và nhân dân cần, Đảng phân công và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đây là đội quân có kỷ luật, luôn trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng; tạo dựng hình ảnh đẹp của cán bộ, chiến sỹ cách mạng trong lòng nhân dân.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan nội chính tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ.

Thứ nhất, các cơ quan nội chính phải luôn nắm vững, nắm chắc và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải “đúng vai thuộc bài”; thực sự am hiểu pháp luật, nắm vững, nắm chắc các nguyên tắc, quy chế, quy định. Chủ động dự báo sớm, đánh giá đúng tình hình, nhận diện rõ các nguy cơ để kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước các giải pháp bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự.

Thứ hai, cần tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn để phát triển đất nước.

Xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nội chính và giữa các cơ quan nội chính với các cấp, các ngành, bảo đảm chặt chẽ, thường xuyên, nhịp nhàng, kịp thời, hiệu quả. Trong thực thi nhiệm vụ phải công tâm, khách quan, tuân thủ pháp luật, có dũng khí, có bản lĩnh, động cơ trong sáng, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân lên trên hết.

Cùng với đó, Tổng Bí thư yêu cầu đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật và tổ chức thi hành nghiêm túc, bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nước nhanh và bền vững. Tập trung xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. (Laodong.vn 15/9, Vương Trần)Về đầu trang

Đề xuất chưa từng có: Bơm thẳng tiền mặt hỗ trợ người yếu thế

Các chuyên gia cho rằng hỗ trợ tiền mặt có tác động tức thời, góp phần kích cầu tiêu dùng, giúp người dân yên tâm hơn về nguồn tài chính.

Một số gói an sinh xã hội đã được thực hiện và đã hỗ trợ người dân phần nào, đặc biệt là công nhân, nông dân và những người yếu thế. Tuy nhiên, việc thiết kế gói hỗ trợ và quá trình thực thi còn khó khăn, các chuyên gia cho rằng hỗ trợ tiền mặt là một giải pháp cấp thiết, thông tin trên VnEconomy.

Theo các chuyên gia tài chính, hỗ trợ tiền mặt có tác động tức thời, góp phần kích cầu tiêu dùng. Hỗ trợ tiền mặt là một trong những biện pháp phổ biến được nhiều quốc gia triển khai nhằm giúp người dân đối phó với tác động của dịch bệnh. Giải pháp này sẽ giúp người dân yên tâm hơn về nguồn tài chính, từ đó làm giảm sức ép phải ra ngoài kiếm sống. Hỗ trợ tiền mặt cũng gây ra ít tác động phụ so với các biện pháp tiền tệ và tài khóa khác.

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về triển khai hỗ trợ tiền mặt tại 4 quốc gia khá tương đồng với Việt Nam (về trình độ phát triển) là Nigeria, Peru, Sri Lanka, Togo (theo Báo cáo của Tổ chức ODI tháng 6/2021) cho thấy, chính sách hỗ trợ tiền mặt cần được đánh giá dựa trên các tiêu chí chính như tính thời điểm, số tiền hỗ trợ cần dựa vào nguồn vốn ngân sách, phương thức phát tiền.

Để triển khai nhanh chóng và thành công bước này, cần có yếu tố bao gồm sự phát triển của hạ tầng Internet, điện thoại di động, thanh toán qua ngân hàng, khả năng tận dụng và cải tiến (nếu cần) nền tảng công nghệ thanh toán hiện có; sự liên kết, chia sẻ giữa các tổ chức liên quan và điều chỉnh các quy định pháp luật thúc đẩy việc giải ngân. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang

Tổng cục Đường bộ: "Không có chuyện chặn đường, ép lái xe để thu phí"

Tổng cục Đường bộ cũng như Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC đã chính thức lên tiếng trước thông tin "chặn" đường để thu phí lái xe.

Trước dư luận phản ánh dù được yêu cầu tạm dừng thu phí trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, nhưng nhiều lái xe đi trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai hay trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình hướng về Hà Nội bị nhà đầu tư "chặn" đường để thu phí, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có thông tin về việc này.

Theo đó, ông Đinh Cao Thắng, Vụ trưởng Vụ Tài chính (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) khẳng định "không có chuyện chặn đường, ép lái xe để thu phí".

Ông Đinh Cao Thắng cho biết, việc tạm dừng thu tại các trạm thu phí nằm trên địa bàn các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ là một biện pháp để phòng chống dịch COVID-19 chứ không phải miễn phí.

"Tạm dừng thu không đồng nghĩa với miễn phí. Do các trạm nằm trên địa bàn đang thực hiện giãn cách xã hội nên phải dừng hoạt động thu phí. Việc miễn phí chỉ được thực hiện đối với xe chở lương thực, thực phẩm ủng hộ chống dịch", ông Thắng khẳng định.

Để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các trạm thu phí tạm dừng thu phí đóng trên địa bàn các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16/CT-TTg. Bên cạnh đó, thực hiện miễn phí đối với các phương tiện chở cán bộ, nhân viên y tế, người tăng cường hỗ trợ vùng dịch, các phương tiện chở người từ vùng dịch về các địa phương theo quy định.

"Việc tạm dừng thu phí là để hỗ trợ công tác phòng chống dịch của địa phương, hạn chế tiếp xúc, tránh làm lây lan dịch bệnh khi tổ chức thu phí tại các trạm. Tổng cục Đường bộ Việt Nam không yêu cầu miễn phí đối với đoạn tuyến đi qua địa phương đang áp dụng nguyên tắc Chỉ thị 16/CT-TTg", đại diện VEC cho hay. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Hà Nội: Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo thuận lợi cho người nộp thuế

Từ năm 2019 đến nay, với định hướng rõ ràng trong công tác chuyển đổi số, Cục Thuế TP Hà Nội không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính thuế, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp và người nộp thuế.

Thực tế cho thấy, phạm vi đối tượng quản lý thuế ngày càng rộng, số lượng doanh nghiệp cơ quan thuế quản lý thay đổi không ngừng, kéo theo lượng thông tin quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cũng ngày một tăng lên. Đây là một trong những thách thức lớn mà ngành Thuế Thủ đô đang phải đối mặt. Do đó, phát triển các ứng dụng phục vụ cho công tác quản lý nội ngành, đồng thời hỗ trợ tốt cho người nộp thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần phải được ưu tiên hàng đầu.

Vì vậy, từ năm 2019 đến nay, Cục Thuế TP Hà Nội đã ban hành các quyết định số 77913/QĐ-CT ngày 11/10/2019 và 12976/QĐ-CT ngày 23/4/2021 về việc thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử của ngành Thuế Hà Nội; ban hành Kế hoạch hàng năm về ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2022, Cục Thuế TP Hà Nội phấn đấu đưa 100% thủ tục hành chính thuế lên trực tuyến và được tích hợp Cổng Dịch vụ công quốc gia; Triển khai phiên bản app Thuế điện tử eTax cho thiết bị di động từ 09/2021; 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ mật); Kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm của quốc gia và các Sở, ngành thuộc Thành phố để cung cấp dịch vụ công kịp thời với phương châm “một lần khai báo, trọn đời phục vụ công dân và Người nộp thuế”; Tối thiểu 30% hộ kinh doanh mở tài khoản và thanh toán thuế điện tử; 99% doanh nghiệp đăng ký phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT), 90% số doanh nghiệp đang hoạt động sử dụng HĐĐT. (Dangcongsan.vn 14/9)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Quyết tâm hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao nhất

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, Chính phủ quyết tâm phấn đấu hoàn thành mức cao nhất nhiệm vụ về giải ngân vốn đầu tư công đã đề ra.

Tính đến cuối tháng 8 vừa qua, giải ngân vốn đầu tư công cả nước mới đạt 40,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để thúc đẩy việc thực hiện, chiều 14/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng để rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương.

Theo kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ giao một lần cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương từ cuối năm 2020, tổng số vốn đầu tư là 461.300 tỷ đồng, chiếm 96,6% kế hoạch đã được Quốc hội quyết định. Phần còn lại 16.000 tỷ đồng, chiếm 3,4% là vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia phải hoàn thiện thủ tục.

Đến hết tháng 8/2021, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ, giao chi tiết cho các dự án là hơn 399.331 tỷ đồng, đạt 86,6% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm.

Bộ Tài chính cho biết, tổng số vốn giải ngân đến hết ngày 31/8/2021 đạt trên 187.285 tỷ đồng, đạt 40,6% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao, giảm so với cùng kỳ năm 2020 (46,41%), trong đó vốn trong nước đạt 44,7% (cùng kỳ năm 2020 đạt 50,02%), vốn nước ngoài đạt 7,94% (cùng kỳ năm 2020 đạt 21,26%).

Tại cuộc họp, các ý kiến đều cho rằng tiến độ giải ngân chậm là do 2021 là năm đầu tiên triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Một số dự án mới cần thời gian để chuẩn bị thủ tục đầu tư, đấu thầu. Bên cạnh đó, dịch bệnh COVID-19 cũng đã tác động không nhỏ đến quá trình triển khai, khiến nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.

Ngoài ra, việc áp dụng các quy định mới về đầu tư còn lúng túng, tiếp cận tín dụng đối với các dự án đối tác công tư còn khó khăn, công tác tổ chức triển khai còn chậm…

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, Chính phủ quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công đã đề ra. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang

Thu ngân sách nội địa có dấu hiệu “đuối sức” vì dịch bệnh

Tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễ̃n biến rất phức tạp, đặc biệt là ở TP.HCM và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ... Nhiều chỉ dấu cho thấy thu nội địa, khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách, đang có dấu hiệu đuối sức vì dịch bệnh.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, trong 8 tháng năm 2021, thu ngân sách ước đạt 1.004.200 tỷ đồng, bằng 74,8% dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu nội địa ước đạt 820.400 tỷ đồng, bằng 72,4% dự toán. Thu từ dầu thô ước đạt 25.700, bằng 111% dự toán. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 157.500 tỷ đồng, bằng 88,2% dự toán.

Kết quả thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt khá là do kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ (kim ngạch xuất nhập khẩu có thuế ước tăng 34%). Tuy nhiên, Bộ Tài chính lo ngại tình hình dịch Covid-19 còn đang diễn biến rất phức tạp, dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong các tháng tới. Thực tế, thu ngân sách nhà nước đang có chiều hướng giảm từ tháng 5/2021 đến nay. Cụ thể, trong 78.600 tỷ đồng thu ngân sách của tháng 8 thì thu nội địa ước đạt 63.200 tỷ đồng, giảm 14.200 tỷ đồng so với tháng 7.

“Thực tế số thu ngân sách tháng 8 đã cho thấy tác động nặng nề, toàn diện của dịch bệnh Covid-19 đến hầu hết hoạt động của nền kinh tế và số thu ngân sách”, ông Cao Anh Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết.

Trên thực tế, tính thu theo các sắc thuế, thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp đều đạt thấp nhất trong 20 tháng kể từ tháng 1/2020 đến nay. Số thu giảm mạnh ở hầu hết các sắc thuế chính như: thuế giá trị gia tăng chỉ đạt 57% số thu bình quân 7 tháng đầu năm; thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 59,5%; thuế thu nhập cá nhân đạt 60%; thuế bảo vệ môi trường đạt 3.800 tỷ, bằng 72% số thu bình quân 7 tháng đầu năm. Đặc biệt, số thu lệ phí trước bạ tháng 8/2021 chỉ đạt 970 tỷ đồng, mức thấp đột biến kể từ tháng 1/2020, giảm 70% so với mức bình quân 7 tháng đầu năm.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cũng cho biết, do dịch bệnh trong tháng 8 hết sức phức tạp, riêng 19 tỉnh phía Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm 56 tỷ USD, vì vậy, dự báo, thu ngân sách qua hải quan năm 2022 sẽ rất khó khăn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhận định, nhiệm vụ thu ngân sách đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức khi tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm đang ở mức rất thấp. Ngành Tài chính vừa phải đảm bảo kinh phí cho hoạt động của bộ máy, vừa phải đảm bảo chi cho công tác chống dịch.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và nghiêm trọng hơn những dự báo trước đó. Số ca nhiễm tăng cao và những khu vực trọng điểm kinh tế đều bị ngưng trệ, sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Đáng lo ngại, 23 địa phương đang thực hiện giãn cách có số thu chiếm 70% tổng thu ngân sách là hết sức khó khăn.(VOV.vn 14/9)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Vũng Tàu thông tin xử lý cán bộ trong vụ "phường kiểm tra đoàn liên ngành"

Ngày 15.9, Thành ủy TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã thông tin về việc xử lý cán bộ trong vụ việc Bí thư Phường 4 kiểm tra cán bộ đoàn công tác liên ngành của Công an Thành phố. Vụ việc trước đó đã được kết luận là do ứng xử chưa chuẩn mực của những cán bộ liên quan và giao cho Ủy ban Kiểm tra thực hiện giám sát công tác thực hiện xử lý cán bộ.

 

Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy về kết quả giám sát, Đảng ủy Phường 4 cho rằng bà Trần Thị Bích Vân - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường 4 cần rút kinh nghiệm về cách ứng xử... và biểu quyết thống nhất với hình thức tự kiểm điểm của cán bộ này.

Còn Đảng ủy Công an TP.Vũng Tàu cũng nhận định ông Chu Văn Khánh - Tổ trưởng tổ công tác liên ngành Công an Thành phố đã xử lý vấn đề chưa phù hợp, chỉ đạo quay clip nhưng chưa quản lý được người quay để phát tán trên mạng xã hội gây ảnh hưởng xấu. Do đó, Đảng ủy Công an TP.Vũng Tàu đã biểu quyết thống nhất ban hành văn bản phê bình đối với cán bộ này.

Liên quan đến vụ việc này còn có 3 cán bộ, nhân viên của Trung tâm Quản lý và Hỗ trợ Khách du lịch TP.Vũng Tàu. Trong đó, ông Võ Tá Phước bị kỷ luật theo hình thức "Cảnh cáo" do có hành vi thiếu chuẩn mực. Ông Phước là người đã xuất hiện trong đoạn clip đăng tải và chất vấn bà Trần Thị Bích Vân nội dung: "Chị là cán bộ phường 4 đúng không chị? Chị đi làm, thẻ công chức của chị đâu?..." sau khi bị kiểm tra giấy tờ và yêu cầu lập biên bản.

Bên cạnh đó, hai nhân viên khác của Trung tâm là ông Nguyễn Thanh Phong và ông Đặng Hoàng Tiến cũng bị phê bình trước toàn đơn vị.

Như Báo Lao động đã thông tin, từ tối 28.8 trên nhiều trang mạng xã hội, nhóm chat lan truyền một đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm cán bộ phường đòi kiểm tra và lập biên bản tổ công tác liên ngành của Công an. Vụ việc xảy ra trước số nhà 66 Bà Triệu, Phường 1, TP.Vũng Tàu.

Sau đó, TP.Vũng Tàu đã thông tin rõ hơn về vụ việc. Theo đó, ngày 26.8 bà Trần Thị Bích Vân đã bị kiểm tra hành chính do tổ công tác Công an Thành phố thực hiện, nhưng có thành viên của tổ có ứng xử chưa đúng và bà Vân phản ảnh lại, sau đó được Trung tá Chu Văn Khánh xử lý cho đi. Lẽ ra vụ việc chỉ dừng tại đó do các bên không hiểu nhau.

Ngày 27.8, khi bà Vân cùng đoàn công tác của phường 4 kiểm tra tại đường Bà Triệu đã dừng tổ công tác của Công an Thành phố và kiểm tra lập biên bản cán bộ trong tổ. Do là Tổ trưởng có nhiệm vụ bảo vệ tổ viên của mình nên ông Chu Văn Khánh đã có lời nói hơi to tiếng, và chính bản thân bà Vân cũng to tiếng nên dẫn đến vụ việc thể hiện trên đoạn clip đăng tải. (Laodong.vn 15/9, Thành An)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Nhiều quốc gia áp dụng biện pháp mới sống chung COVID-19

Đây được xem là chiến lược mới khi làn sóng dịch bệnh vẫn có thể quay lại vào mùa đông năm nay.

Kể từ ngày 25/9, Hà Lan bắt đầu bãi bỏ quy định về khoảng cách 1,5m giữa mọi người. Tuy nhiên, giấy chứng nhận an toàn với COVID-19 sẽ bắt buộc với những người từ 13 tuổi trở lên, đặc biệt tại quán cà phê, phòng hòa nhạc, nhà hát.

Khẩu trang vẫn bắt buộc sử dụng trên phương tiện công cộng, nhất là tại các nhà ga, bến tàu. Nhà hàng vẫn phải đóng cửa từ 0h00 tới 6h. Làm việc từ xa vẫn được khuyến khích nếu có thể. Các biện pháp phòng chống virus SARS-CoV-2 cơ bản như rửa tay thường xuyên, ho và hắt hơi vào khuỷu tay và ở nhà nếu có các triệu chứng cũng vẫn có hiệu lực.

Tại Bồ Đào Nha, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới đã giảm, kể từ ngày 13/9, người dân không bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài trời. Tuy nhiên, Tổng cục Y tế vẫn khuyến cáo nên đeo khẩu trang trong trường hợp tụ tập đông người hoặc khi không thể tuân thủ giãn cách xã hội.

Trong khi đó, Hy Lạp bắt buộc xét nghiệm và trả phí đối với trường hợp không tiêm chủng vaccine. Vào ngày khai giảng, Hy Lạp đã xét nghiệm bắt buộc và tính phí đối với tất cả những người chưa tiêm chủng, cho dù họ là nhân viên của khu vực công hay tư, học sinh và sinh viên, sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc trong không gian kín. Chi phí xét nghiệm kháng nguyên và PCR lần lượt là 10 và 60 euro. Những người chưa được tiêm phòng sẽ phải nộp bản xét nghiệm điện tử mỗi tuần trong khi giáo viên, học sinh và những người làm công tác du lịch, văn hóa và truyền thông sẽ xét nghiệm hai lần/tuần. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang

Nghịch lý vaccine COVID-19 tại Mỹ: Không thiếu nhưng tiêm chưa đủ!

Mỹ có số lượng vaccine COVID-19 dồi dào, nhưng tâm lý bài trừ và chần chừ tiêm chủng đang đẩy lùi nỗ lực chống dịch ở nước này.

Từng dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19, hiện Mỹ đã tụt xuống vị trí thứ 57 toàn cầu, theo hãng truyền thông Bloomberg. 87% số bệnh nhân COVID-19 trưởng thành phải nhập viện điều trị tại Mỹ là những người chưa tiêm chủng. Bệnh nhân đã tiêm phòng đầy đủ chỉ chiếm 4%.

Nói đến vaccine trong cuộc chiến chống COVID-19, không thể không nói đến nước Mỹ. Quốc gia này có những nhà sản xuất vaccine lớn với lượng vaccine dồi dào, từng dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tiêm chủng và cũng là nước viện trợ vaccine nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, Mỹ hiện lại đang rơi vào nghịch cảnh "thừa vaccine, nhưng tỷ lệ tiêm phòng lại chưa đủ".

Hãng tin AFP cho biết, chỉ trong nửa năm qua, nước Mỹ đã phải bỏ đi 15,1 triệu liều vaccine. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn do số liệu từ các hiệu thuốc và nhà phân phối địa phương chưa đầy đủ. Theo báo The New York Times, tính đến thời điểm hiện tại, nếu tính dân số đủ điều kiện tiêm vaccine từ 12 tuổi trở lên, khoảng 72,9% người dân Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều và 62% được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, con số này chưa đủ để hình thành miễn dịch cộng đồng, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

Mỹ hiện có tốc độ tiêm vaccine COVID-19 chậm nhất trong nhóm các nền kinh tế phát triển G7. Chỉ tính riêng từ ngày 24/7 đến ngày 9/9, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở dân số Mỹ chỉ tăng khoảng 4%. Trong khi cùng kỳ, Nhật Bản đã tăng thêm 25%.

Từng dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19, giờ nước Mỹ tụt xuống vị trí thứ 57 toàn cầu. Vậy những rào cản nào đã khiến nước Mỹ rơi vào tình cảnh này?

Nguồn vaccine nói chung không phải là vấn đề ở Mỹ bởi bất kỳ ai từ 12 tuổi trở lên đều đủ điều kiện để được tiêm vaccine. Giữa tháng 4, mỗi ngày Mỹ tiêm được hơn 3 triệu liều vaccine, nhưng hiện đã giảm xuống chỉ còn khoảng 500.000 liều mỗi ngày.

Có thể ví von vào tháng 4, những người đi tiêm chủng ổ ạt giống như dòng chảy của một con sông, nhiều và nhanh. Tuy nhiên, khi một lượng dân số nhất định đã được tiêm chủng, những nhóm chưa tiêm có nhiều lý do để chần chừ và "những giọt nước này" chảy về điểm tiêm chủng chậm hơn. Khảo sát của công ty thu thập dữ liệu Morning Consult cho thấy, 17% người trưởng thành Mỹ không có ý định tiêm vaccine COVID-19 và 10% khác không chắc có tiêm hay không. Những con số này có nghĩa, hơn 1/4 dân số trưởng thành Mỹ ngần ngại tiêm vaccine. Theo hãng truyền thông BBC, các thanh niên khỏe mạnh ở Mỹ không vội vàng trong việc tiêm chủng bởi họ cho rằng, họ khó bị bệnh nặng hơn những người khác.

Khác biệt lớn về văn hóa và chính trị khiến việc tiêm chủng ở Mỹ bị chính trị hóa sâu sắc. Theo khảo sát của Quỹ Gia đình Kaiser, tổ chức giám sát tâm lý đối với vaccine, tới tháng 7, khoảng 86% người thuộc đảng Dân chủ đã tiêm phòng COVID-19, trong khi tỷ lệ này ở đảng Cộng hòa chỉ là 54%, 1/5 người ủng hộ đảng Cộng hòa nói "chắc chắn" sẽ không tiêm. Điều này giải thích một phần lý do tại sao việc tiêm vaccine lại triển khai chậm hơn ở các bang miền Nam, nơi thường có nhiều cử tri đảng Cộng hòa hơn. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang ./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More