Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 03-6-2021

Post date: 03/06/2021

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

1.                Ngăn dịch ở Bắc Giang: Sẽ không dài hơn Đà Nẵng, Hải Dương. 1

2.                Bộ Y tế đề nghị cử gấp 125 bác sĩ, điều dưỡng hồi sức trình độ cao về Bắc Giang. 2

3.                Bác sĩ Chợ Rẫy ở tâm dịch Bắc Giang: “Chúng ta đang đi đúng hướng”. 3

4.                “Chúng ta bỏ quên quy định cũ khi ứng phó biến chủng virus mới”. 4

5.                Đề nghị công nhân chỉ sử dụng cố định một phương tiện để di chuyển. 5

6.                Giám đốc CDC Bắc Giang bất ngờ bị tạm dừng điều hành công việc. 6

7.                Bộ quần áo chống dịch COVID-19 và câu hỏi cho hơn 24.000 Tiến sĩ ở Việt Nam.. 6

8.                Họ còn “nóng” hơn cả nắng. 7

9.                Cà Mau: Chậm xử lý phòng chống dịch Covid-19, nhiều cán bộ bị đình chỉ chức vụ. 8

10.             Nhắc nhở, phê bình là cần thiết để những bài học đau lòng không lặp lại 9

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY.. 10

11.             Cách tiếp cận khác của Bắc Giang. 10

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 11

12.             Standard Chartered dự báo tăng trưởng của Việt Nam đạt 6,7% năm 2021. 11

13.             Gần 60.000 doanh nghiệp “chết lâm sàng”: Mong gì từ Chính phủ?. 12

14.             Việt Nam lọt top quốc gia có nhiều smartphone nhất 14

15.             Bắc Giang: Hơn 5000 lao động sẽ được quay trở lại làm việc. 14

16.             Bắc Ninh: Triển khai giải pháp "chưa từng có tiền lệ" để bảo vệ sản xuất 15

QUẢN LÝ.. 17

17.             Rà soát lương tối thiểu vùng để tính mức lương cho năm 2022. 17

18.             Giao chỉ tiêu: Mỗi Cục Quản lý thị trường mua 1 tấn vải thiều Bắc Giang. 17

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 19

19.             Đề xuất của Bộ Nội vụ sẽ giảm phiền hà cho công chức, viên chức. 19

20.             Bắc Giang: Đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến. 19

21.             Hà Nội đặt mục tiêu, chỉ số PAPI tăng trung bình tối thiểu 5 bậc mỗi năm.. 20

22.             Đà Nẵng lập trang Zalo phổ biến chính sách bảo hiểm xã hội 21

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 22

23.             Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra thuế gần 12 nghìn tỷ đồng. 22

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 23

24.             Ủy ban Kiểm tra tỉnh Đồng Nai xem xét, kỷ luật đảng viên có sai phạm.. 23

THẾ GIỚI 24

25.             Những lý do khiến chính sách 3 con của Trung Quốc trở nên quá muộn màng. 24

26.             New York Times: Ông Trump tin sẽ được phục chức vào tháng 8. 24

 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Ngăn dịch ở Bắc Giang: Sẽ không dài hơn Đà Nẵng, Hải Dương

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, trưởng bộ phận thường trực chống dịch của Bộ Y tế tại Bắc Giang, đã dành thời gian chia sẻ với bạn đọc Tuổi Trẻ về các hoạt động chống dịch tại tâm dịch Bắc Giang.

 Thứ trưởng Sơn nói: Đây là vùng dịch nóng nhất nước hiện nay, với số mắc mới tính từ 8-5 đến nay gần bằng 1/3 cả nước tính từ đầu vụ dịch này (tháng 1-2020). Khống chế được dịch tại Bắc Giang sẽ có cơ hội dập dịch cả nước.

 Đợt dịch này có sự khác biệt so với những đợt trước. Mức độ lây lan nhanh hơn mặc dù chúng ta có phong tỏa, giãn cách xã hội từ sớm, công nhân trong khu phong tỏa chỉ ở trong nhà trọ, thực phẩm được cung cấp tới tận cửa nhưng tỉ lệ lây lan trong khu cách ly vẫn rất cao.

 Nếu như ở Đà Nẵng bệnh nhân nặng là người cao tuổi, có bệnh nền, thì ở Bắc Giang ngay cả những người trẻ, không có bệnh nền cũng có diễn biến nặng.

 Diễn biến dịch ở Bắc Giang hiện đang có những dấu hiệu giảm bớt số ca mắc mới mỗi ngày. Đánh giá thời điểm nào sẽ dập được dịch tại Bắc Giang, Thứ trưởng Sơn cho biết: Nếu nói thời điểm chính xác thì sẽ rất khó vì diễn biến dịch vẫn rất phức tạp. Nhưng với những diễn biến hiện nay, tôi cho rằng có thể cuối tuần này hoặc chậm hơn là đầu tuần sau số mắc sẽ bắt đầu giảm; hiện số mắc đã giảm so với trước nhưng cuối tuần diễn biến sẽ rõ hơn.

 Đã qua 23 ngày của đợt dịch này, Bắc Giang cũng có thể khống chế dịch không chậm hơn so với Đà Nẵng và Hải Dương, trong đó Đà Nẵng là 35 ngày, Hải Dương là hơn 40 ngày.. (Tuoitre.vn 02/6)Về đầu trang

Bộ Y tế đề nghị cử gấp 125 bác sĩ, điều dưỡng hồi sức trình độ cao về Bắc Giang

Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 vừa có công văn gửi 4 bệnh viện gồm: Trung ương Huế, Bạch Mai, Hữu nghị và C Đà Nẵng; Sở Y tế 9 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hải Dương, Hưng Yên và Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp về việc điều động nhân lực tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bắc Giang.

 Công văn do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký ban hành. Theo đó, Thứ trưởng nhận định tình hình dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh Bắc Giang hiện nay diễn biến rất phức tạp, số người nhập viện điều trị tăng cao, trong đó tỉ lệ người bệnh diễn biến nặng gia tăng.

 Bộ phận thường trực đặc biệt tại tỉnh Bắc Giang của Bộ Y tế đã phối hợp với tỉnh Bắc Giang thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang để điều trị người bệnh Covid-19 nặng với khoảng 100 giường bệnh.

 Để Trung tâm khẩn trương đi và hoạt động đáp ứng nhiệm vụ cấp bách, Tiểu ban Điều trị đề nghị các đơn vị trên đây cử 42 bác sĩ hồi sức cấp cứu có trình độ Chuyên khoa 1 trở lên về chuyên ngành Hồi sức cấp cứu, thành thạo đặt nội khí quản, thở máy; ưu tiên có chứng chỉ lọc máu, ECMO.

 Cùng đó, cử 83 điều dưỡng hồi sức cấp cứu, có chứng chỉ hồi sức cấp cứu, gây mê, thành thạo chăm sóc người bệnh hồi sức; 1 dược sĩ, 2 cử nhân dinh dưỡng, 2 kỹ sư trang thiết bị y tế, 4 nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn, 8 kỹ thuật viên xét nghiệm và 1 bác sĩ siêu âm tổng quát/tim mạch.

 Bắc Giang hiện có hơn 2.300 bệnh nhân đang điều trị, trong đó có 61 ca tiến triển nặng lên và 30 ca tiên lượng rất nặng. Tính theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, hiện có hơn 1.600 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nhẹ, 55 ca tiên lượng nặng, 42 ca nặng phải thở oxy, 12 ca thở máy không xâm nhập, 3 ca thở máy ở Bệnh viện Phổi Bắc Giang.

 Dự kiến 8h sáng 2/6, Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang sẽ hoàn thiện và tiếp nhận bệnh nhân nặng về đây. Khi hoàn thiện, đây sẽ là đơn vị ICU lớn nhất miền Bắc với 100 giường. (Kinh tế & Đô thị 02/6)Về đầu trang

Bác sĩ Chợ Rẫy ở tâm dịch Bắc Giang: “Chúng ta đang đi đúng hướng”

“Chúng tôi mong mọi người đừng quá hoang mang dù số ca mắc COVID-19 còn tăng. Chúng ta đang đi đúng hướng. Tất cả F0, F1 đã khoanh vùng từ khu công nghiệp và đã có sự chuẩn bị các hệ thống phân tầng bệnh viện điều trị cho bệnh nhân”.

 Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thanh Linh - Phó Trưởng Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), Đội trưởng đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy - trả lời phỏng vấn với Tuổi Trẻ Online sau 6 ngày tăng cường chi viện cho Bắc Giang.

 Hiện 13 thành viên đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy đang phụ trách, hỗ trợ về chuyên môn, hồi sức, điều trị, chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân COVID-19 có diễn tiến nặng tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang.

 Cho biết tình hình điều trị các bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang hiện nay, Bác sĩ Linh nói: Dự kiến ban đầu Bệnh viện Phổi Bắc Giang dành cho khu vực hồi sức, tuy nhiên dịch bệnh phức tạp, số F0 tăng, do đó đã mở rộng cho tiếp nhận các bệnh nhân COVID-19 mức độ trung bình.

 Hiện bệnh viện đã tiếp nhận 78 bệnh nhân nhẹ, trung bình và 46 bệnh nhân nặng phải điều trị ở khu vực hồi sức tích cực. Trong đó có 3 bệnh nhân phải thở máy, lọc máu liên tục, 7 bệnh nhân phải thở oxy dòng cao, 20 bệnh nhân phải sử dụng oxy. Thời gian tới, số bệnh nhân nặng phải thở máy tiên lượng gia tăng, nhưng tại đây có thể thu dung thêm 20 bệnh nhân nữa.

 Cũng theo Bác sĩ Linh : Những đợt dịch trước đây, bệnh nhân trẻ, bệnh nhân không có bệnh nền thường không diễn tiến nặng. Nhưng lần này, do biến thể của virus SARS-CoV-2 nên số bệnh nhân nặng là bệnh nhân trẻ, bệnh nhân không có bệnh nền gia tăng. Ranh giới giữa bệnh nhân đang diễn tiến ở mức độ vừa phải tới nguy kịch rất nhanh, do đó anh em phải luôn túc trực theo dõi.

 Máy móc dù được trang bị đầy đủ nhưng y bác sĩ phải cân não, cân nhắc sử dụng hợp lý cho những trường hợp cụ thể để dự phòng cho các bệnh nhân nặng tiếp theo có đủ máy móc, trang thiết bị sử dụng.

 Với những bệnh nhân trẻ diễn tiến nặng, chúng tôi càng phải tập trung để không xảy ra tình huống xấu đi không mong muốn. Anh em hồi sức phải túc trực ngày đêm theo dõi bệnh nhân, kịp thời xử lý những tình huống xấu nhất có thể xảy ra, giảm thiểu tình trạng tử vong.

 Với sự chuẩn bị ngay từ ban đầu, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn luôn túc trực ngày đêm tại Bắc Giang cùng hệ thống y tế, các y bác sĩ từ các thành phố khác về chi viện tập trung dập dịch.

 Hiện cơ bản chúng ta có đầy đủ máy móc, trang thiết bị, vật tư, cơ sở hạ tầng đủ thu dung hơn 3.000 bệnh nhân. Tỉnh Bắc Giang cũng có 15 cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 và đang tiếp tục triển khai đơn vị hồi sức tiếp theo tại Bệnh viện Tâm thần với quy mô hơn 100 bệnh nhân.

 Nếu con số bệnh nhân tiếp tục gia tăng, nguồn nhân lực sẽ thiếu. Tuy nhiên, theo thông tin, các địa phương Huế, Đà Nẵng… sẽ tiếp tục chi viện cho Bắc Giang nên chúng ta có thể đủ nguồn nhân lực, trang thiết bị và có thể kiểm soát dịch.

 Thông điệp mà Bác sĩ Linh muốn gửi gắm đến người dân trên cả nước lúc này là: Mong mọi người đừng quá hoang mang dù con số ca mắc COVID-19 còn tăng. Chúng ta đang đi đúng hướng, tất cả F0, F1 đã khoanh vùng từ khu công nghiệp, hơn nữa chúng ta đã có sự chuẩn bị các hệ thống phân tầng các bệnh viện điều trị cho bệnh nhân COVID-19. (Tuoitre.vn 02/6) Về đầu trang

“Chúng ta bỏ quên quy định cũ khi ứng phó biến chủng virus mới”

Theo các chuyên gia virus biến chủng là điều thường tình. Với SARS-CoV-2, dù là biến chủng nào thì biện pháp đơn giản nhất là 5K sẽ giúp ngắt chuỗi lây nhiễm và phòng dịch hiệu quả.

 Đợt dịch COVID-19 hiện nay diễn biến phức tạp ở các nước châu Á như Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan… và cả tại các nước có thành tựu chống dịch. Đợt dịch này phức tạp, chủng virus lây lan nhanh. Khi người dân chưa có miễn dịch thì nguy cơ mắc bệnh rất cao khi tiếp xúc với F0.

 Hiện nay, các biến thể đáng quan ngại (VOCs) của virus SARS-CoV-2 bao gồm: biến thể B.1.1.7 (phát hiện ở Anh) đã được ghi nhận ở 155 quốc gia, biến thể B.1.351 (ở Nam Phi) đã được ghi nhận ở 111 quốc gia, biến thể P.1 (ở Brazil) đã được ghi nhận ở 62 quốc gia, và biến thể B.1.617 (ở Ấn Độ) đã được ghi nhận ở 63 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

 Theo giới chuyên gia, các đột biến của virus SARS-CoV-2 vẫn đang xảy ra thường xuyên, liên tục nên vẫn có khả năng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm trong tương lai và có thể dẫn đến kết quả âm tính giả. Do đó, cần thường xuyên cập nhật thông tin về ảnh hưởng của các virus đột biến mới.

 PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, trong đợt dịch thứ 4 hiện nay tại Việt Nam, điều cần quan tâm là những biến chủng virus lây lan nhanh hơn, khiến bệnh nặng hơn. Đặc biệt, chủng virus từ Ấn Độ lây lan rất nhanh, bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nhưng diễn tiến xấu rất nhanh sau đó.

 “Ở những đợt dịch trước, chúng ta xác định chu kỳ lây trong vòng 5-6 ngày, nhưng chủng mới chỉ lây 1-2 ngày. Như vậy, trong thời gian rất ngắn, số người lây bệnh tăng cao, đồng thời tạo nên nhiều ổ dịch khi người mang virus di chuyển tới các khu vực khác. Dù là biến chủng nào thì việc phát hiện càng sớm ca mắc càng tốt. Trong dịch tễ, phát hiện ca mắc đầu tiên là tối ưu”, ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

 Theo các chuyên gia dịch tễ, trong diễn biến dịch hiện nay, muốn phát hiện sớm ca mắc thì những người có triệu chứng ho sốt cần chủ động khai báo y tế để lấy mẫu xét nghiệm. Thực tế vừa qua, tại Hà Nội, TP.HCM và các địa phương khác, chúng ta đã phát hiện những ổ dịch thông qua việc người dân có dấu hiệu ho sốt tự đi khám bệnh. 

GS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, để dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, cần tập trung vào 3 mắc xích: Một là nguồn lây nhiễm, hai là đường lây truyền, ba là người cảm nhiễm. Nếu mắt xích nào chưa đảm bảo thì phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

 “Dù các biến thể hiện nay lây lan nhanh, cách ly vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để giảm, cắt đứt đường lây của virus SARS-CoV2. Việc cách ly, giảm sự lây lan là đeo khẩu trang, giảm khoảng cách, cách ly y tế. Đối với cách ly kiểm dịch (F1, F2, cách ly tập trung, cách ly ở nhà) phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc cách ly, giữ khoảng cách giữa người với người là hết sức quan trọng; nếu nguyên tắc này không đảm bảo thì có tác dụng ngược”, GS.TS Phan Trọng Lân nói. (Vov.vn 02/6, Thiên Bình)Về đầu trang

Đề nghị công nhân chỉ sử dụng cố định một phương tiện để di chuyển

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đối với hoạt động vận chuyển hành khách trong tình hình mới.

 Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai, phổ biến, quán triệt thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg và các chỉ đạo khác của Thủ tướng Chính phủ để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh; thường xuyên theo dõi, cập nhật các nội dung khác có liên quan đến công tác chỉ đạo phòng, chống dịch của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

 Để vừa đảm bảo hoạt động sản xuất, tiêu thụ, lưu thông, vận tải hàng hóa, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch theo quy định, Tổng cục Đường bộ yêu cầu Sở Giao thông Vận tải tăng cường kiểm tra, rà soát, đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển công nhân, người lao động từ nơi cư trú đến các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất… trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn.

 Cụ thể, Tổng cục đề nghị công nhân, người lao động chỉ sử dụng cố định một phương tiện vận chuyển cho cả chiều đi và chiều về (không nên thay đổi phương tiện vận chuyển nếu không có lý do đặc biệt); hạn chế tối đa việc sử dụng các phương tiện vận tải công cộng; yêu cầu lái xe lập danh sách hành khách cho cả chiều đi và chiều về cho công nhân, người lao động đi trên xe; lái xe và hành khách thường xuyên khai báo y tế; luôn đeo khẩu trang trong suốt hành trình và sát khuẩn tay đúng cách; thực hiện giữ khoảng cách nhất định >2m và các biện pháp phòng chống dịch khác theo quy định.

 Đơn vị vận tải phải phối hợp với Sở Y tế (CDC địa phương) luôn luôn có kế hoạch khử khuẩn cho phương tiện trước và sau khi tham gia vận chuyển. TTXVN/VietnamPlus.vn 01/6, Việt Hùng)Về đầu trang

Giám đốc CDC Bắc Giang bất ngờ bị tạm dừng điều hành công việc

Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, vừa ký ban hành quyết định yêu cầu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Giang tạm dừng điều hành công việc của Trung tâm.

 Cụ thể, quyết định tạm dừng điều hành hoạt động của CDC Bắc Giang (thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang) đối với ông Lâm Văn Tuấn - Giám đốc có hiệu lực từ 0h ngày 1/6.

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang giao ông Nguyễn Văn Bình, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm nhiệm điều hành CDC Bắc Giang từ thời điểm trên, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng chống dịch Covid-19.

 Nhiệm vụ của ông Lâm Văn Tuấn do ông Nguyễn Văn Bình, Phó Giám đốc Sở Y tế phân công.

 Được biết, ông Lâm Văn Tuấn đã được phân công phụ trách, đẩy nhanh tiến độ công tác truy vết, điều tra dịch tễ các trường hợp liên quan đến Covid-19.

 Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cũng giải thích, quyết định tạm dừng điều hành hoạt động CDC tỉnh Bắc Giang đối với ông Lâm Văn Tuấn không phải là biện pháp xử lý cán bộ của địa phương.

 Thực tế, công việc phải hoàn thành của CDC Bắc Giang hiện nay đang quá lớn, có hiện tượng quá tải khi vừa phải triển khai lấy mẫu, thực hiện công tác xét nghiệm và truy vết, điều tra dịch tễ các trường hợp liên quan đến Covid-19.

 Trong khi tốc độ hoàn thành các công việc thời gian qua không theo kịp tiến độ và yêu cầu. Do vậy, việc giao CDC tỉnh Bắc Giang cho Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm nhiệm quản lý là cần thiết. (Vov.vn 02/6, Phi Long)Về đầu trang

Bộ quần áo chống dịch COVID-19 và câu hỏi cho hơn 24.000 Tiến sĩ ở Việt Nam

Giải pháp tối ưu nào để xử lý tình trạng các y, bác sĩ, nhân viên y tế phải làm việc trong bộ quần áo chống dịch kín mít, gần như "bọc trong nylon" khi nhiệt độ bên ngoài lên trên 40 độ C? Đây là câu hỏi cho giới nghiên cứu khoa học Việt Nam.

 Báo chí cũng đã “cận cảnh” đôi bàn tay nhăn nheo, trắng bệch vì ngâm mồ hôi của một nữ sinh viên Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam lấy mẫu xét nghiệm ở Bắc Giang và mỗi ngày “trở về phòng, quần áo trên người nữ sinh viên cũng ướt sũng, hai mắt cay xè, mặt hằn vết khẩu trang”.

 Cho đến lúc này, chưa thể bỏ được bộ quần áo nào bởi chưa có phương án thay thế. Nói như Thứ trưởng Bộ Y tế: “Trong tình hình hiện giờ, nếu bỏ bộ trang phục bảo hộ sẽ làm mất vũ khí bảo vệ cho nhân viên y tế khi tham gia lấy mẫu”.

 Và để giảm nhiệt cho các nhân viên y tế vẫn chỉ là bố trí thời gian lấy mẫu từ sáng sớm cho đến 9 giờ, và buổi tối. Đồng thời tăng cường uống nước và… quạt mát. Đều là giải pháp tạm thời, rất thủ công.

 Có thể thay thế chất liệu thoáng khí hơn những vẫn đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế? Có thể chế tạo ra những “buồng làm mát” khi lấy mẫu xét nghiệm?

 Phải có những nghiên cứu sâu, có tính thực tiễn, áp dụng ngay để giảm áp lực cho những nhân viên y tế. Cụ thể trong trường hợp này là giải pháp khoa học cho bộ quần áo chống dịch COVID-19.

 Nên nhớ là chúng ta có tới trên 24.000 tiến sĩ. Nên nhớ là chúng ta có tới trên 73.000 cán bộ làm nghiên cứu khoa học. Và cũng nên nhớ rằng mỗi năm Việt Nam đã phải bỏ ra khoảng 2% chi ngân sách, tương đương với trên 30.000 tỉ đồng cho các đề tài, nghiên cứu khoa học.

 Đây là lúc khoa học và các công trình nghiên cứu lên tiếng. Hãy bớt những nghiên cứu vô bổ, bớt những công trình khoa học chỉ để trong hộc tủ.

 Lúc này cần giới khoa học nhanh chóng đưa ra giải pháp thay chống nóng cho những y bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch. Đừng để họ phải chờ đợi trong những bộ đồ ngột ngạt và cơ thể như ngâm trong mồ hôi suốt cả ngày. (Laodong.vn 02/6, Linh Anh)Về đầu trang

Họ còn “nóng” hơn cả nắng

Chiều 1/6, trả lời trực tuyến trên một tờ báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã nhiều lần nhấn đi nhấn lại cái nóng chát chúa ở Bắc Bộ, trong đó có Bắc Giang khiến những “thiên thần áo trắng" phải quay quắt. Mặc dù đã đổi lịch theo hướng làm sớm, làm muộn nhưng họ vẫn không thể nào chống chịu.

 Đó là cảm nhận ở phía ngoài. Bên trong họ, hãy để họ lên tiếng. Theo dõi kỹ, khi trả lời bạn đọc, đôi lúc Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã nghẹn lại, cố kìm để không bật ra những tiếng nấc, song những ai liên tục cập nhật buổi đối thoại ấy đều không thể ngăn được cảm xúc.

 Nhìn vào cảnh hàng ngàn bác sĩ, y sĩ và nhiều người khác nữa khoác trên mình bộ đồ "phòng vệ" ấy, ai nấy đều xót xa, tan chảy trong tim…

 Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh và nhiều tỉnh khác đến 1h giờ ngày hôm qua vẫn phải chịu cái trong gay gắt trên 40 độ. Người viết bài này được ngồi trong phòng lạnh, được mặc những bộ quần áo thoải mái nhất, vậy mà vẫn cảm thấy khó chịu. Gọi điện cho đồng nghiệp ở Bắc Giang vào thời điểm 17 giờ thì được biết, lúc đó ở ngoài đường vẫn là hơn 40 độ. Còn tại những khu cách ly, tại những địa bàn phải lấy mẫu xét nghiệm, từng đoàn y bác sĩ vận trang phục ấy tiến hành lấy mẫu xét nghiệm dù thời tiết "hỏa lò" cứ bao trùm. Đồng nghiệp ở Bắc Giang chia sẻ không biết họ có chịu nổi không? Về chiều tối cái sự khắc nghiệt của thời tiết vẫn thế, bộ bảo hộ vẫn thế, chỉ có những chiếc quạt cứ quay vù vù…

 Văng vẳng bên tai “dập dịch cần phải nhanh chóng, cần phải quyết liệt, cần phải “nóng” hơn thời tiết”. Đó là những lời nhắn nhủ của rất nhiều y, bác sĩ ở trận tuyến Bắc Giang và Bắc Ninh... Đây là một sự lạc quan, bấy lâu nay đồng bào cả nước đều bày tỏ sự cảm phục trước những “thiên thần áo trắng”, họ đã gồng mình, họ đã căng mình, họ đã phải chiến đấu trong bất kể những tình huống nào, trong bất kể những thời tiết nào, trong những thời điểm cam go nào, nhưng họ vẫn lạc quan yêu đời. Họ vẫn hát, họ vẫn kể chuyện, họ vẫn đưa ra những câu nói hài hước trong những nghịch cảnh như thế. Chắc có lẽ chỉ họ mới biết mình đang trong hỏa lò”?

 Điều gì khiến họ đã vượt qua những thử thách “hỏa lò” như thế, điều gì đã khiến họ “yêu” bộ đồ bảo hộ như thế và động lực nào khiến họ cất lên những tiếng hát như thế, và nhất là điều gì thúc giục họ nói những câu đầy quyết tâm trong những thời khắc khắc nghiệt như thế? Chắc chỉ có thể "đuổi giặc Covid" như truyền thống của cha ông chúng ta đã truyền lại.

 Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã bày tỏ sự cảm động rất sâu sắc trước sự chia sẻ của hàng ngàn độc giả trước buổi đối thoại trực tuyến…

 Chúng tôi tin và triệu người sẽ rất tin những “chiến binh” áo trắng chắc chắn vượt qua bởi sự áp lực thời gian và thời tiết. Chúng tôi tin ở phía trước dẫu còn nhiều khó khăn, vất vả, cực nhọc đến như “tra tấn”, những hùng binh của chúng ta vẫn sẽ vượt qua với tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Yêu biết mấy những "hùng binh áo trắng" ... (Văn hóa 02/6, tr1+2) Về đầu trang

Cà Mau: Chậm xử lý phòng chống dịch Covid-19, nhiều cán bộ bị đình chỉ chức vụ

Ngày 2/6, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo đình chỉ chức vụ và kiểm điểm trách nhiệm với nhiều cán bộ tại huyện Trần Văn Thời do chậm xử lý trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

 Theo đó, liên quan ca nghi ngờ nhiễm Covid-19 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Trần Văn Thời chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương đình chỉ chức vụ và kiểm điểm trách nhiệm quản lý đối với Trưởng Trạm y tế xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời. 

Đình chỉ chức vụ và kiểm điểm trách nhiệm cá nhân đối với Bí thư Chi bộ và Trưởng ấp Thăm Trơi B, xã Khánh Bình Đông, do đã lơ là, chủ quan trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

 Đình chỉ hoạt động của phòng khám tư nhân (nơi ông N.C.N, ngụ ấp Thăm Trơi B, xã Khánh Bình Đông đã đến khám chiều 29/5 và chiều ngày 30/5). Cơ sở y tế tư nhân này đã không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

 Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh phê bình nghiêm túc đối với Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thờ vì chậm phản ứng, xử lý sự việc trong công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn, không giữ thông tin liên lạc thường xuyên khi cần liên hệ, phối hợp xử lý công việc.

 Song song đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, TP.Cà Mau tăng cường quản lý chặt chẽ người đến/về từ vùng dịch, áp dụng triệt để các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo quy định. Tổng hợp dữ liệu danh sách người về từ vùng dịch, báo cáo gửi Sở Y tế Văn phòng UBND tỉnh trước 16h hàng ngày. 

Trường hợp có nguy cơ cao về dịch bệnh Covid-19, báo cáo khẩn cấp thông tin qua điện thoại, Zalo đến Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Trường hợp lơ là chủ quan trong công tác phòng chống dịch, phải chịu trách nhiệm với Chủ tịch UBND tỉnh. (Danviet.vn 02/6, Chúc Ly)Về đầu trang

Nhắc nhở, phê bình là cần thiết để những bài học đau lòng không lặp lại

Khen thưởng động viên những người làm tốt; nhắc nhở, phê bình những người lơ là, chủ quan, chưa làm tròn trách nhiệm, gây hậu quả trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 là việc làm cần thiết và nhân văn. Đó không chỉ là nguyên tắc vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chúng ta đang xây dựng mà còn là đạo lý dân tộc, mong ước của nhân dân.

 Đến nay, đã hơn 1 tháng cả nước gồng mình ngăn chặn đợt dịch COVID-19 lần thứ 4. Đây là đợt dịch mạnh nhất, dữ dội nhất, phức tạp, khó lường nhất từ trước tới nay mà đất nước ta phải đối mặt. Trước tình thế đó, chúng ta đã siết chặt đội ngũ, trên dưới chung sức, đồng lòng “chống giặc COVID-19”. Tình hình ngày một ổn định hơn. Đến thời điểm này, về tổng thể, cơ bản chúng ta vẫn kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

 Kết quả ấy có được là do có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, nhất là của những lực lượng trên tuyến đầu chống dịch như Y tế, Quân đội, Công an,… đã hy sinh lợi ích, hạnh phúc của bản thân, chấp nhận thiệt thòi về mình, tất cả vì sức khỏe của nhân dân, vì lợi ích quốc gia – dân tộc.

 Xúc động trước hình ảnh gửi về từ “tuyến lửa”, dư luận không khỏi chạnh lòng trước việc vẫn còn một số lãnh đạo Sở Y tế, cơ sở khám chữa bệnh bị phê bình, nhắc nhở, thậm chí bị đình chỉ công tác, xem xét trách nhiệm vì lơ là, chậm chễ, thiếu trách nhiệm, gây hậu quả trong công tác phòng, chống COVID-19.

 Dư luận không thể yên tâm trước việc một số bệnh viện, nhất là các cơ sở tuyến cuối như: Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương 2 - “thành trì” cuối cùng trên mặt trận chống COVID-19; Bệnh viện K (nơi người dân gửi gắm niềm tin và hy vọng sống), chỉ vì có cán bộ, nhân viên có lúc đã lơ là, chủ quan, mất cảnh giác cho nên đã bị virus SARS-CoV-2 “đánh thủng”, khiến dịch bệnh lây cho nhiều người, lan ra Bắc Ninh và Bắc Giang và nhiều địa phương khác khiến cả nước phải vất vả.

 Nhìn lại thực tiễn công tác phòng chống dịch COVID-19 hơn 1 năm qua cho thấy, mỗi lần bệnh viện – cơ sở trọng yếu, bị “đánh thủng” là một lần cả địa phương, thậm chí cả nước, lại phải gồng mình. Trong đợt dịch thứ 2, COVID-19 tấn công chùm bệnh viện ở thành phố Đà Nẵng đã làm hàng trăm người mắc bệnh, 35 người chết. Ban Chỉ đạo quốc gia đã nhiều lần nhắc nhở “đừng để bài học Đà Nẵng trở thành vô nghĩa”. Vậy mà, đợt dịch thứ 4 này, đại dịch COVID-19 một lần nữa lại tấn công vào boong-ke cuối cùng của mặt trận chống dịch…

 Suốt thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo rất sâu sát, quyết liệt, cụ thể, nhưng vẫn còn những bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng chống COVID-19,…

 Trên “mặt trận” phòng, chống COVID-19, mỗi thầy thuốc là một chiến sĩ, mỗi cơ sở y tế là một pháo đài ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân. “Chống dịch như chống giặc”, để chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh, việc trước tiên là phải siết chặt đội ngũ, siết chặt kỷ luật như phương châm “kỷ luật là sức mạnh của quân đội”.

 Thế giặc càng mạnh, chúng ta càng phải siết chặt đội ngũ, siết chặt kỷ luật chiến trường. Bởi chỉ cần “một người lơ là, cả xã hội vất vả”, mọi sự lơ là, chủ quan, dù chỉ là nhỏ nhất, cũng có thể phải trả giá rất đắt. Cái giá phải trả không đơn thuần là tiền bạc của đất nước; mồ hôi, nước mắt của các y bác sĩ và các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch. Cái giá phải trả còn là sức khỏe thể chất và tinh thần, tính mạng và lòng tin của nhân dân đối với công tác phòng chống dịch của đất nước.

 Chính vì thế, trong các phiên họp chỉ  đạo công tác phòng chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết. Sức khỏe và tính mạng của nhân dân là quan trọng nhất. Theo đó, những ai làm tốt phải kịp thời ghi nhận, biểu dương, khen thưởng. Những ai làm không tốt, thiếu trách nhiệm, gây hậu quả, nhất định phải nhắc nhở, phê bình, xử lý.

 Việc lãnh đạo các cấp phê bình, nhắc nhở nghiêm khắc là rất cần thiết và nhân văn để các cơ sở khám chữa bệnh và cả hệ thống y tế rút kinh nghiệm, tránh những việc tương tự. Khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh cũng là biện pháp để phòng chống, dịch tốt hơn. (Baochinhphu.vn 02/6, Trần Mạnh)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

Cách tiếp cận khác của Bắc Giang

Tôi gọi việc bác bỏ cụm từ "giải cứu vải thiều" mà lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đưa ra là một cách tiếp cận mới, rất khác, rất mạnh mẽ.

 Nó thể hiện thông điệp của lãnh đạo địa phương này: Nông sản tốt, sạch, chất lượng cao, khâu lưu thông đảm bảo, thị trường rộng lớn, cả trong và ngoài nước, không có lý do gì cần giải cứu!

 Chiều 31/5, trong cuộc họp với Bộ NN-PTNT về các phương án tiêu thụ nông sản, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, ông Dương Văn Thái, nói rằng, phải quán triệt bỏ chuyện “giải cứu nông sản”. Ông cũng cam kết, không hạ giá quả vải xuất khẩu để đảm bảo cuộc sống cho bà con nông dân.

 Về vấn đề tiêu thụ khi vải thiều sắp vào chính vụ, ông Dương Văn Thái thừa nhận khó khăn trong quá trình vận chuyển. Ông đề ra giải pháp, cấp giấy thông hành cho những chuyến xe chở vải thiều qua các chốt kiểm dịch, giảm thời gian kiểm tra Covid-19.

 “Nếu được chứng nhận an toàn, từ quá trình sản xuất, thu hoạch đến đóng gói, lái xe có xét nghiệm âm tính, quả vải nên được tạo điều kiện đi khắp cả nước. Quả vải không hề truyền bệnh và nếu được, nên được tạo một luồng xanh di chuyển”, Bí thư Dương Văn Thái nói.

 Cũng trong chiều 31/5, trên đường vào đất vải Lục Ngạn, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan gặp nhiều xe tải ghi “giải cứu nông sản”. Điều này khiến ông trăn trở, bởi vải thiều Lục Ngạn là nông sản được cấp chỉ dẫn địa lý. Sản phẩm được đánh giá cao không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn cả quốc tế.

 “Khi thấy cụm từ giải cứu, tôi đau lòng. Quả vải của chúng ta ngon như thế, bán ra nước ngoài giá cao như thế, thì không thể có chuyện cần giải cứu được. Dùng thông điệp như thế khiến người nông dân tổn thương, thậm chí làm giảm chất lượng nông sản. Bên cạnh đó, nó có thể khiến mọi người hiểu lầm”, Bộ trưởng chia sẻ.

 Cách đây không lâu, khi dịch Covid-19 bùng phát tại Hải Dương, thời điểm đó tỉnh này còn khoảng 4.000ha rau vụ đông đang đến thời điểm thu hoạch với sản lượng ước khoảng 90.000 tấn. Do lo ngại trước diễn biến dịch Covid-19, một số địa phương đã không cho xe hàng của Hải Dương đi qua, kể cả việc sang tải ở các chốt giáp ranh.

 Vì thế, một thông tin rất vui, cũng là thông điệp cần được chia sẻ rộng rãi, đó là hôm 31/5, khi đoàn xe vải Bắc Giang đến nơi, tỉnh Lạng Sơn đã cắt cử nhân lực ra cửa khẩu để hỗ trợ cho hơn 100 tấn vải sang Trung Quốc.

 Cũng nhiều năm rồi, cả Lạng Sơn, Lào Cai, các địa phương có cửa khẩu với Trung Quốc, đã tạo điều kiện hết sức để vải thiều Bắc Giang thông quan. Quả vải lúc nào cũng được ở luồng xanh, ưu tiên lớn nhất khi làm thủ tục xuất khẩu. Trong khâu lưu thông, xe chở vải thiều bao giờ cũng được ưu ái, không bị gây khó khăn, cản trở.

 Chúng tôi cho rằng, đó mới là hỗ trợ đúng người, đúng việc. Nói rộng ra, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành, các địa phương như Lạng Sơn, Lào Cai hay các tỉnh có tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1A đi qua cần tìm giải pháp thông thoáng cho xe vận chuyển nông sản. Khi huyết mạch được thông thì cơ thể sẽ khoẻ mạnh! (Nongnghiep.vn 01/6, Nhà báo Văn Nguyễn) Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Standard Chartered dự báo tăng trưởng của Việt Nam đạt 6,7% năm 2021

Ngày 1/6, Ngân hàng Standard Chartered công bố dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% trong năm 2021 và 7,3% năm 2022.

 Theo ông Lim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Việt Nam và Thái Lan của Ngân hàng Standard Chartered, nền tảng kinh tế của Việt Nam đang tiếp tục duy trì mạnh mẽ và Việt Nam cho thấy là một trong những nền kinh tế hoạt động tốt nhất thế giới trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam bị những ảnh hưởng nhất định từ tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra ở trong nước là điều khó tránh khỏi.

 Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine từ ngày 8/3/2021, với khoảng 1 triệu người đã được tiêm chủng, phần lớn là các nhân viên y tế tuyến đầu. Việc triển khai tiêm chủng mở rộng là điều kiện quan trọng để mở cửa trở lại du lịch và thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế bền vững.

 Theo các chuyên gia khác của Standard Chartered, số liệu thương mại của Việt Nam duy trì tích cực kể từ năm ngoái. Cụ thể, xuất khẩu điện thoại và linh kiện chiếm khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu và các mặt hàng điện tử, máy tính và linh phụ kiện chiếm khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời, thặng dư thương mại của Việt Nam cũng đạt 1,3 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2021.

 Các chuyên gia cũng nhận định tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ có thể làm gia tăng lạm phát, và giá cả thực phẩm trên thế giới gia tăng cũng đang gây ra ảnh hưởng lên lạm phát trong nước. Dự báo lạm phát trung bình của Việt Nam năm 2021 sẽ đạt 3,8%. (VTV.vn 01/6)Về đầu trang

Gần 60.000 doanh nghiệp “chết lâm sàng”: Mong gì từ Chính phủ?

Chỉ 5 tháng đầu năm, cả nước có gần 60.000 doanh nghiệp (DN) đóng cửa, tạm dừng hoạt động hoặc giải thể. Theo các chuyên gia,tình hình dịch bệnh đã khiến nhiều DN rơi vào tình trạng kiệt quệ, đứt hơi.

 Tổng cục Thống kê vừa cho biết, 5 tháng đầu năm cả nước có 59,8 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trung bình mỗi tháng có gần 12 nghìn DN rút lui khỏi thị trường.

 Anh Nguyễn Anh Đức, Giám đốc một DN xây dựng tại Thanh Hoá cho biết, sau 2 năm cầm cự với dịch bệnh, vào tháng 4/2021, anh quyết định tạm ngừng kinh doanh. “Đây là quãng thời gian khó khăn nhất trong 8 năm kể từ khi tôi thành lập công ty. Nợ cũ khó đòi, để thực hiện công trình mới, chúng tôi phải chứng minh được dòng tiền, ngân hàng mới cho vay. Sau 2 năm “giật gấu vá vai”, tôi đành tạm ngừng kinh doanh, vì càng làm càng lỗ. Vốn lưu động của công ty hiện cũng cạn, chỗ nào xoay xở được đã vay hết”, anh Đức ngậm ngùi.

 Anh Đức chỉ là một trong hàng nghìn chủ DN phải chấp nhận tạm ngừng kinh doanh. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT), Việt Nam đối mặt với đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ tư và diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nhiều thách thức với nhiều ổ dịch tại nhiều địa phương, tốc độ lây lan nhanh. Tính đến nay đợt bùng phát ảnh hưởng đến 30 tỉnh/thành phố. Điều này khiến hoạt động của DN ngày càng khó khăn, nhất là DN quy mô nhỏ.

 “Phần lớn DN tạm ngừng kinh doanh, giải thể, chấm dứt tồn tại mới thành lập dưới 5 năm, quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại. Đây là đối tượng rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài”, đại diện Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết.

 Các lĩnh vực có số DN tạm ngừng nhiều nhất gồm: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô - xe máy, xây dựng, công nghiệp chế biến - chế tạo. Có tới 90,9% DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có ở quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, DN quy mô từ 10-20 tỷ đồng dừng hoạt động chiếm 5% và DN quy mô 50-100 tỷ đồng chiếm 0,9%.

 Lần bùng phát dịch này còn khiến nhiều DN quy mô trên 100 tỷ đồng - vốn có sức chống chịu tốt nhất, cũng tạm ngừng kinh doanh. Điều này thể hiện qua con số có gần 200 DN vốn trên 100 tỷ đồng tạm ngừng kinh doanh, tăng 44,3% so với năm 2020. Có tới 16/17 lĩnh vực kinh doanh có số DN phải tạm ngừng kinh doanh.

 Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), về mặt vĩ mô, so sánh số lượng DN thành lập mới, DN rút lui khỏi thị trường, DN tạm dừng kinh doanh và DN quay trở lại kinh doanh cho thấy rất đáng quan ngại. “Việc DN rút lui khỏi thị trường không phải là một cuộc tái cơ cấu chủ động. Trong số này, có rất nhiều DN rút lui khỏi thị trường đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động kinh doanh. Trong đó, nguyên nhân rất lớn đến từ đại dịch COVID-19. Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 rất nguy hiểm, khi đánh vào 2 cơ sở của nền kinh tế mà Chính phủ cố giữ vững thời gian qua, đó là cơ sở y tế và khu công nghiệp. Khả năng cầm cự của DN tốt nhất là 3 năm, như vậy, sức khỏe của DN năm nay thấp hơn năm ngoái. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài thì số DN rút lui khỏi thị trường sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới”, ông Hiếu cho biết.

 Trước thực trạng trên, ông Hiếu kiến nghị, chính sách hỗ trợ DN, bên cạnh duy trì những giải pháp tích cực như tạm hoãn, chậm nộp thuế, với các gói hỗ trợ mới cần tính đến một cách bài bản hơn. Cần phải chủ động xây dựng các gói hỗ trợ, Chính phủ phải đi trước trong xây dựng các kịch bản.

 Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Việt Nam đã kiên cường vượt qua năm 2020 với rất nhiều khó khăn. Đứng trước đợt bùng phát dịch COVID-19 mới, việc phục hồi kinh tế sẽ khó khăn hơn. Chỉ số quản trị mua hàng tăng 3 tháng liên tiếp nhưng đến tháng 5, 6/2021 chưa biết sẽ thế nào khi dịch diễn biến phức tạp.

 Ông Phạm Xuân Hoè, nguyên Phó Viện trưởng Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, trong lúc khó khăn, cả thế giới xoay vần vì COVDID-19, Việt Nam nên đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế kinh tế, từ đó hỗ trợ cộng đồng DN. “Tôi đi dự hội thảo các tỉnh, DN không mong Chính phủ cho tiền mà mong sự hỗ trợ từ các chính sách miễn giảm. Chi phí nào cắt giảm, miễn được thì miễn luôn. Chứ giãn thuế, khoanh nợ tiền thuê đất thì vẫn phải trả. DN mong muốn, đề nghị kỳ Quốc hội họp cần có quyết sách lớn, miễn luôn khoản thuế và tiền thuê đất, tạo động lực cực lớn cho DN sẵn sàng quay trở lại thị trường. Để giữ chân người lao động, nhằm giúp DN không rơi vào phá sản, cần tiếp tục thực hiện gói 16.000 tỷ đồng hỗ trợ vay trả lương người lao động. Ngoài ra, cần tăng thêm quy mô và điều kiện thụ hưởng đảm bảo sát thực tế”, ông Hoè kiến nghị.

 PGS.TS Đặng Ngọc Đức (Đại học Kinh tế Quốc dân) kiến nghị, Nhà nước nhanh chóng hỗ trợ DN nối lại các đứt gãy dây chuyền sản xuất của chuỗi giá trị. Ngoài ra, cơ quan chức năng nên có chính sách mạnh mẽ hơn giúp DN duy trì lực lượng lao động, hoạt động sản xuất của nhà máy. Đồng thời có chính sách để hỗ trợ đầu ra sản phẩm cho DN bởi hiện nay nhiều DN sản xuất không biết bán hàng cho ai. (Tienphong.vn 02/6)Về đầu trang

Việt Nam lọt top quốc gia có nhiều smartphone nhất

Theo hãng nghiên cứu thị trường Statista, Việt Nam có 61,3 triệu người dùng, trong top 10 quốc gia có nhiều người dùng smartphone nhất.

 Số liệu thống kê từ Statista cho thấy, tính đến tháng 5/2021, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về lượng người dùng smartphone với gần 912 triệu người sử dụng smartphone.

 Ấn Độ xếp thứ 2 sau Trung Quốc với trên 439 triệu chiếc. Hai quốc gia này sẽ tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng bởi dân số đông và được đánh giá là các thị trường có tiềm năng tăng trưởng mạnh khi tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh tương đối thấp, theo Statista.

 Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Indonesia và Việt Nam là hai thị trường có lượng người dùng cao nhất. Số liệu cho thấy, Indonesia có tới 160,2 triệu người dùng điện thoại thông minh và xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng.

 Việt Nam có 61,3 triệu người dùng, ở trong top 10 quốc gia có lượng người dùng smartphone đông nhất thế giới. Philippines và Thái Lan có tỷ lệ người dùng thấp hơn, với lần lượt là 41,3 và 37,8 triệu người dùng.

 Năm 2020, tỷ lệ thâm nhập điện thoại thông minh tại Việt Nam xếp thứ 9 với chỉ số 63,1%, cao hơn Indonesia với tỷ lệ thâm nhập 58,6% và Philippines ở mức 37,7%. Việt Nam cũng được đánh giá là thị trường kinh tế số có mức tăng trưởng cao và tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á.

 Lượng người sử dụng điện thoại thông minh và tỷ lệ thâm nhập của smartphone cũng được xem là một trong những cơ sở phát triển nền kinh tế số.

 Theo đánh giá, Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia có ghi nhận mức tăng trưởng hai con số cho nền kinh tế số. Trong đó nền kinh tế số Việt Nam đạt tổng giá trị khoảng 14 tỷ USD và dự kiến đạt 52 tỷ vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ nay đến đó là 29%. Trong bối cảnh đại dịch, kinh tế Internet tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng của là vận tải, thực phẩm, thương mại điện tử và fintech. (Kinhtedothi.vn 02/6)Về đầu trang

Bắc Giang: Hơn 5000 lao động sẽ được quay trở lại làm việc

Ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, đến ngày 4/6/2021, trên toàn tỉnh sẽ có tổng số 11 doanh nghiệp với 5.007 lao động được hoạt động và làm việc trở lại.

 Trong đó, đã có 9 doanh nghiệp được hoạt động trở lại từ các ngày 28, 29 và 30/5 gồm: Công ty TNHH Newwing, Công ty TNHH Fuhong PC (2 cơ sở); Công ty TNHH Si Flex; Công ty TNHH CN Chính xác Fuyu; Công ty TNHH Gigalane; Công ty Jeil Tech; Công ty New Hope và Công ty Đặc khu Hope. Cùng với đó, 4.056 người lao động cũng được quay lại công ty làm việc (tính đến ngày 30/5).

 Ngày 1/6, tỉnh Bắc Giang tiếp tục cho phép thêm 1 doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Shengli quay trở lại hoạt động với 71 lao động làm việc. Theo kế hoạch, đến ngày 4/6, sẽ có thêm Công ty TNHH Crystal Intimate được hoạt động trở lại với 880 lao động.

 Như vậy, đến ngày 4/6, toàm tỉnh Bắc Giang sẽ có 11 doanh nghiệp được hoạt động trở lại với 5.007 lao động.

 Trước đó, do tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tại trên địa bàn, tất cả các doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang đã phải tạm dừng hoạt động từ ngày 17/5/2021. Tất cả các doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại nêu trên đều thuộc một trong ba KCN là KCN Đình Trám, KCN Quang Châu và KCN Vân Trung (thuộc huyện Việt Yên).

 Mục đích của việc cho các doanh nghiệp hoạt động trở lại nhằm mục tiêu vừa tăng cường phòng, chống dịch Covid-19, vừa từng bước tổ chức lại hoạt động sản xuất của doanh nghiệp theo phương châm: “Chống dịch để sản xuất, sản xuất để chống dịch”.

 Đây cũng là mục tiêu được đề ra tại Kế hoạch số 213/KH-UBND của UBND tỉnh về tổ chức lại hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp: Đình Trám, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung.

 Trước đó, tỉnh Bắc Giang đã cử 35 tổ công tác của tỉnh kiểm tra 237 doanh nghiệp thuộc 4 khu công nghiệp trên để đánh giá được mức độ nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại nơi làm việc và khu ký túc xá cho lao động.

 Theo kết quả kiểm tra, 35 doanh nghiệp có ít nguy cơ, 52 nguy cơ thấp, 44 nguy cơ trung bình, 5 nguy cơ cao và một doanh nghiệp có nguy cơ rất cao. Tất cả các doanh nghiệp sau khi hoạt động trở lại phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, điều kiện, phương án tổ chức sản xuất và quy mô sản xuất được phê duyệt.

 Đồng thời, doanh nghiệp chỉ đưa người lao động trở lại nhà máy làm việc khi đáp ứng yêu cầu tại Văn bản 1403/SYT-NVY 27/5/2021 của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang về việc hướng dẫn tạm thời việc lựa chọn và xác nhận cho công nhân đủ tiêu chuẩn đi làm việc trở lại và các quy định liên quan. (Phapluatplus.vn 02/6)Về đầu trang

Bắc Ninh: Triển khai giải pháp "chưa từng có tiền lệ" để bảo vệ sản xuất

Ngày 2/6, hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bắt đầu triển khai cho người lao động ở, ăn và làm việc tại nhà máy theo Kết luận số 56/TB-UBND của UBND tỉnh.

 Bắc Ninh là trung tâm của các tỉnh phía Bắc về sản xuất công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực điện tử, viễn thông. Theo thống kê, các khu công nghiệp (KCN) Bắc Ninh đã thu hút hơn 1.100 doanh nghiệp đi vào hoạt động, với hơn 320.000 lao động, trong đó lao động ngoại tỉnh chiếm 75% nên việc đi lại giữa các địa phương rất lớn.

 Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, số ca mắc gia tăng nhanh chóng như hiện nay, việc triển khai cho người lao động ở, ăn và làm việc tại nhà máy là giải pháp duy nhất "không có tiền lệ" để vừa duy trì sản xuất, vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong nhà máy cũng như trong cộng đồng.

Theo Báo Bắc Ninh, ngay sau khi nhận được chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã tổ chức họp khẩn và ra văn bản hướng dẫn, yêu cầu các doanh nghiệp triển khai thực hiện. Đồng thời huy động 100% cán bộ, công nhân viên túc trực 24/24 để hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc, khó khăn cho doanh nghiệp.

 Mọi giao dịch với các doanh nghiệp đều được triển khai theo hình thức trực tuyến, nhằm giải quyết kịp thời, bảo đảm an toàn, khoảng cách theo quy định về phòng dịch. Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 500 doanh nghiệp hoàn thiện và gửi phương án, kế hoạch bố trí cho người lao động ăn, ở lại tại công ty.

 Nhằm đồng hành cùng các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, đảm bảo duy trì sản xuất an toàn, Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định thành lập 40 Tổ công tác kiểm tra, hướng dẫn điều kiện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong các KCN và các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp bố trí, sắp xếp đảm bảo đưa các hạng mục phục vụ chỗ ở tạm cho người lao động, vừa cách ly, vừa đi làm, đồng thời nhằm kéo giãn mật độ lưu trú của công nhân lao động trong các khu dân cư, giảm nguy cơ lây nhiễm.

 Ủng hộ giải pháp này của tỉnh, ông Shim Chul Woo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Fine MS Vina (KCN Quế Võ) thông tin, mặc dù cũng có nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh COVID-19, song Công ty đã sắp xếp lại các khu vực nhà máy, để dành không gian làm nơi ở cho người lao động; mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất để lắp đặt, bố trí chỗ nghỉ có vách ngăn và bố trí các khu phòng tắm, nhà vệ sinh cho người lao động. Trong quá trình đến làm việc và kiểm tra tại nhà máy, Tổ kiểm tra của tỉnh đã nhắc nhở, hướng dẫn công ty cách sắp xếp, bố trí khoa học, hợp lý và đảm bảo các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn COVID-19, an toàn thực phẩm và an ninh trật tự.

 Chị Nguyễn Thị Luyện, nhân viên văn phòng Công ty TNHH Fushan Technology Việt Nam (KCN VSIP) chia sẻ, trong tình hình dịch diễn biến phức tạp và lây lan nhanh như hiện nay, việc quyết định ăn, ở, làm việc tại nhà máy là hợp lý để dễ khoanh vùng và tránh lây lan ra cộng đồng. Do thời gian chuẩn bị gấp rút, trong bối cảnh dịch bệnh vốn đã gặp nhiều khó khăn, song Công ty cũng đã cố gắng sắp xếp chỗ ăn, ngủ cho cán bộ công nhân viên để đảm bảo sinh hoạt và làm việc

 Ngoài ra, Công ty có hỗ trợ thêm 100.000 đồng/ngày và miễn phí 3 bữa ăn/ngày; cấp một số đồ dùng cá nhân. Mặc dù cũng có con nhỏ, song để cùng chung tay với các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, chị Luyện đã cố gắng thu xếp mọi việc trong gia đình một cách tốt nhất để yên tâm làm việc trong những ngày tới. 

Trong ngày 1/6, 40 Tổ công tác của tỉnh đã đến từng doanh nghiệp để thị sát và hướng dẫn thực hiện đảm bảo tốt nhất các biện pháp phòng, chống dịch. Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp đã tuân thủ các chủ trương về phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và của tỉnh.

 Hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng hết sức có thể để đảm bảo tối đa về cơ sở vật chất, đáp ứng cho nhu cầu ăn, nghỉ của người lao động. Hy vọng rằng, cùng với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay, đồng hành của doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tỉnh Bắc Ninh sẽ sớm chiến thắng trong cuộc chiến COVID-19. (Baochinhphu.vn 02/6)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Rà soát lương tối thiểu vùng để tính mức lương cho năm 2022

Để có cơ sở đề xuất mức lương tối thiểu áp dụng cho tới gian tới, đặc biệt là năm 2022, Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản yêu cầu các địa phương báo cáo, đánh giá về tình hình thực hiện lương tối thiêu vùng thời gian qua.

 Thông thường, thời điểm này hằng năm Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ chuẩn bị nhóm họp bàn về mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm tiếp theo theo quy định của Bộ Luật Lao động. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc này có thể bị chậm lại. Luật cũng không quy định tăng lương tối thiểu khi nào, chỉ căn cứ theo tình hình kinh tế - xã hội để quyết định.

 Dù vậy, để có cơ sở đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng thời gian tới, đặc biệt là năm 2022, Bộ LĐ-TB&XH đã có văn bản đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện lương tối thiểu vùng thời gian qua.

 Trong đó, Bộ LĐ-TB&XH đặc biệt lưu ý địa phương đánh giá khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động về trả lương tối thiểu vùng trong bối cảnh dịch COVID-19.

 Trước đó, năm 2020, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã quyết định chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021, do nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Thay vào đó, việc xem xét tiền lương tối thiểu vùng sẽ nối lại vào nửa cuối năm. Tuy nhiên, tới nay dịch bệnh tại Việt Nam còn phức tạp, và ảnh hưởng tới nền kinh tế hơn năm 2020, và rất khó đoán cho giai đoạn nửa cuối năm 2021.

 Do đó, Bộ LĐ-TB&XH nhận thấy, việc không tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2021 là phù hợp. Qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, người lao động duy trì việc làm trong bối cảnh dịch COVID-19; và lương tối thiểu vùng cũng tăng liên tục 13 năm vừa qua.

 Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được áp dụng từ đầu năm 2020, cụ thể: vùng 1 lương tối thiểu là 4,42 triệu đồng/tháng; vùng 2: 3,92 triệu đồng/tháng; vùng 3: 3,43 triệu đồng/tháng và vùng 4: 3,07 triệu đồng/tháng.

 Hiện dịch COVID-19 tiếp tục tác động mạnh lên sản xuất kinh doanh, tỷ lệ lao động thất nghiệp, mất việc làm có thể tăng cao trong thời gian tới. Với đợt bùng phát dịch lần thứ 4 này, dịch bệnh đã lây lan vào khu công nghiệp, một số khu công nghiệp tại Bắc Giang, Bắc Ninh phải tạm đóng cửa để phòng dịch. (Tienphong.vn 02/6)Về đầu trang

Giao chỉ tiêu: Mỗi Cục Quản lý thị trường mua 1 tấn vải thiều Bắc Giang

Để hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, Tổng cục Quản lý thị trường giao chỉ tiêu tiêu thụ cụ thể cho từng Cục quản lý thị trường.

 Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: Ngày 28/5, Tổng cục đã ban hành Kế hoạch của lực lượng triển khai Chỉ thị số 08/CT-BCT. Tổng cục đã giao nhiệm vụ cho các Cục QLTT các tỉnh phối hợp với Sở Công Thương, Sở NN-PTNT, các đơn vị liên quan tạo điều kiện, khuyến khích, yêu cầu các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng... tăng điểm bán hàng, tăng sản lượng tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh tại địa bàn; ưu tiên các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, đã và đang vào vụ thu hoạch như vải thiều, thanh long, khoai lang, xoài, hành tím...

 Đáng chú ý, Tổng cục này đã phát động phong trào tiêu thụ, sử dụng nông sản an toàn tại các Cục để lan toả đến người dân sử dụng nông sản an toàn. Mỗi Cục mua 1 tấn vải thiều Bắc Giang và các nông sản khác, ví dụ khoai lang tím của Vĩnh Long.

 Ngoài ra, lãnh đạo các Cục là đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin 24/7 hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực hiện thu thập thông tin về sản lượng tiêu thụ trên địa bàn để xác định nhu cầu, sản lượng cần thiết cũng như giải quyết các vấn đề vướng mắc của phương tiện vận chuyển tại các điểm/chốt phòng dịch.

 Một số Cục phối hợp với doanh nghiệp thực hiện thu mua vải thiều, rau quả của Bắc Giang và mở điểm bán lưu động do cán bộ QLTT bán trực tiếp.

 Ngày 31/5/2021, Tổng cục đã làm việc với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đề trao đổi Chương trình hỗ trợ tiêu thụ 3.000 tấn vải thiều Bắc Giang. Tổng cục quản lý thị trường cho biết sẽ phối hợp với VNPost triển khai Chương trình hỗ trợ tiêu thụ 3.000 tấn vải thiều Bắc Giang theo 2 cách.

 Một là bán hàng trực tiếp thông qua mạng lưới vận tải, VNPost phối hợp với Cục QLTT Bắc Giang để đảm bảo nguồn cung vải thiều chất lượng, an toàn phòng dịch và lo toàn bộ khâu vận chuyển đến 63 tỉnh/thành phố trên cả nước. VNPost sẽ cung cấp danh sách lái xe, phương tiện vận tải (container lạnh) đến Tổng cục và các Cục tại 63 tỉnh/thành phố để lực lượng QLTT tạo điều kiện thuận lợi trong khâu lưu thông.

 Các Bưu cục thuộc VNPost thuê kho bảo quản lạnh (container di động) tại 63 tỉnh và phối hợp với các Cục QLTT phân phối tới các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh... Đặc biệt, các Đội QLTT sẽ tổ chức cả các điểm bán hàng lưu động đến khu vực xa trung tâm đô thị hoặc gần khu vực đông dân cư, khu công nghiệp để bán trực tiếp. Các địa bàn trọng điểm sẽ được giao tiêu thụ số lượng lớn là: Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

 Hai là bán hàng trực tuyến thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử www.postmart.vn của VNPost, vải thiều Bắc Giang cũng sẽ được bán online cho từng cá nhân đặt hàng. VNPost sẽ gửi tin nhắn đến 60 triệu thuê bao điện thoại di động trên cả nước để giới thiệu Chương trình này.

 Chương trình sẽ bắt đầu từ ngày 05/6/2021 (khi bắt đầu vào chính vụ vải) đến hết tháng 7/2021 (hết vụ). Chương trình cam kết sẽ tiêu thụ khoảng 3.000 tấn vải thiều Bắc Giang.

 "Tổng cục yêu cầu và giao chỉ tiêu tiêu thụ cụ thể cho từng Cục QLTT để chủ động làm việc với các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng, khu công nghiệp, hội nông dân và để bán trực tiếp tại các điểm lưu động", Tổng cục Quản lý thị trường cho biết. (Vietnamnet.vn 02/6)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Đề xuất của Bộ Nội vụ sẽ giảm phiền hà cho công chức, viên chức

Bộ Nội vụ vừa đề xuất lên Thủ tướng về việc bỏ quy định bắt buộc chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

 Cụ thể, bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức. Đồng thời, bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức.

 Đây là một đề xuất rất “hợp lòng cán bộ” và phù hợp với hiện thực của xã hội, xu thế của thời đại. Trong đào tạo đại học, phải có những chứng chỉ tin học, ngoại ngữ bắt buộc. Người tốt nghiệp đại học, đương nhiên phải thủ chắc các kiến thức đó. Còn không, thì chất lượng đào tạo đại học của Việt Nam không tương xứng với nhu cầu của thị trường lao động.

 Chính vì vậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đưa ra yêu cầu “Học thật, thi thật, nhân tài thật”. Mặt bằng kiến thức ngoại ngữ và tin học phải do hệ thống đại học xác lập và cung cấp, đó mới là học thật, thi thật.

 Đối với người chuyên sâu hoặc cần trình độ cao hơn để phục vụ cho công việc thì họ học chuyên ngành hoặc tự đào tạo thêm. Vậy thì không hà cớ gì phải bắt buộc công chức, viên chức phải học và thi lấy bằng tin học, ngoại ngữ. Chính quy định này đã tạo ra nhiều tiêu cực, mua bán chứng chỉ.

 Bộ Nội vụ đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

 Cũng tương tự như chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, không cần phải bày ra các loại yêu cầu bồi dưỡng khác, mất thì giờ và tốn kém cho xã hội.

 Trên thực tế, có những cái gọi là bồi dưỡng nhưng rất hình thức, không đem đến ích lợi gì cho người được bồi dưỡng. Công chức, viên chức tiếp cận việc bồi dưỡng là đối phó, để có chứng chỉ, để đủ một “hồ sơ nhãn mác” cán bộ, không phải là nhu cầu học tập thực sự.

 Về bồi dưỡng hay đào tạo, khi đặt người lao động vào vị trí công việc đòi hỏi phải có kỹ năng, kiến thức mới đáp ứng được yêu cầu thì họ mới học. Bởi vì nếu không thì sẽ bị loại trừ, và lúc đó mới học thực, học để mà hành. Còn đi bồi dưỡng theo kiểu “đến hẹn lại lên”, tích lũy chứng chỉ bằng cấp theo “quy trình” thì không bao giờ có thực học.

 Đừng nghĩ rằng, chỉ có người dân bị các thủ tục hành chính không phù hợp hành hạ, mà đội ngũ công chức, viên chức cũng bị các quy định gây phiền hà. Cho nên, tháo gỡ sự phiền hà cho người dân thì cũng phải tính đến tháo gỡ cho cán bộ công chức, viên chức. (Laodong.vn 02/6, Lê Thanh Phong)Về đầu trang

Bắc Giang: Đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có ý kiến chỉ đạo về hoạt động của bộ phận một cửa các cấp trong thời gian thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

 Theo đó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Tạm dừng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp đối với thủ tục hành chính giao dịch tại bộ phận một cửa đối với các khu vực có quyết định phong tỏa, cách ly xã hội đến khi có thông báo mới (riêng những trường hợp hồ sơ đặc biệt, thực sự cấp thiết cần giải quyết ngay nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận một cửa phải bố trí người để tiếp nhận, giải quyết).

 Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp khi giao dịch trực tiếp tại bộ phận một cửa đối với các khu vực không phải thực hiện cách ly xã hội phải bảo đảm các điều kiện an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

 Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch công tỉnh hoặc dịch vụ bưu chính công ích thông qua hệ thống bưu điện để nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại nhà. Chỉ nên đi thực hiện đối với một số thủ tục hành chính thực sự cần thiết nhằm hạn chế việc người dân, doanh nghiệp đi lại, tiếp xúc trực tiếp, tránh tập trung đông người. (Baobacgiang.com.vn 01/6)Về đầu trang

Hà Nội đặt mục tiêu, chỉ số PAPI tăng trung bình tối thiểu 5 bậc mỗi năm

Ngày 1/6, UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch số 136/KH-UBND về cải cách hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Hà Nội phấn đấu đến năm 2023, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt trên 85%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 95%.

 Kế hoạch nêu rõ các chỉ tiêu cụ thể trong công tác chỉ đạo điều hành, đó là hằng năm, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tăng trung bình tối thiểu 5 bậc so với năm trước. Đến năm 2023, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt trên 85%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 95%. 100% cuộc thanh tra, kiểm tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, hoặc có dấu hiệu tham nhũng phải được kiến nghị chuyển đến cơ quan điều tra để xử lý theo quy định pháp luật; 90% quyết định, kết luận có hiệu lực pháp luật phải được thực hiện xong theo quy định...

 Trong cải cách thủ tục hành chính, phấn đấu 100% hồ sơ thủ tục hành chính được trả kết quả giải quyết đúng hạn, trước hạn; phấn đấu có thêm 20% số lượng thủ tục hành chính được tinh gọn, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian và tiết giảm chi phí.

 Năm 2021, hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực đạt tối thiểu tương ứng 30%, 20%, 15% đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố, cấp huyện, cấp xã để bảo đảm việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

 Đến năm 2022, việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực tăng tối thiểu 20% so với năm 2021; đến năm 2025, tăng tối thiểu 30%/năm cho đến khi đạt 100%, trừ các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.

 Về cải cách thủ tục hành chính, UBND thành phố đặt mục tiêu phấn đấu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đủ điều kiện, đạt 100%; tích hợp 60% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với Cổng dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử; 100% hồ sơ thủ tục hành chính đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng... (Thoibaotaichinhvietnam.vn 01/6, Khánh Linh)Về đầu trang

Đà Nẵng lập trang Zalo phổ biến chính sách bảo hiểm xã hội

Từ 1/6, trang Zalo "Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng" đi vào hoạt động, nhằm cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp hiệu quả hơn.

 Trang Zalo chính thức mang tên “Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng” giúp theo dõi thông tin. Người dùng Zalo quan tâm OA “Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng” hoặc quét mã QR để tìm trang.

 Bên cạnh việc cung cấp thông tin, Zalo của cơ quan còn tư vấn, hỗ trợ, giải đáp các câu hỏi, vướng mắc, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến hoạt động của bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); giới thiệu, quảng bá thông tin, hình ảnh ngành bảo hiểm. 

Song song, trang Zalo “Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng” thường xuyên khai thác, đăng tin, bài về việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN của các cơ quan truyền thông đại chúng chính thống, cập nhật hoạt động của cơ quan BHXH tại mục “Bài viết” ngay trang chủ. Trang cũng đảm bảo truyền tải thông tin đến người dân, người lao động nhanh, thuận tiện và dễ tiếp cận.

 Việc BHXH TP Đà Nẵng thiết lập Zalo là bước đi bắt kịp xu hướng. Điều này có ý nghĩa trong giai đoạn hạn chế tiếp xúc để phòng chống dịch Covid-19, đồng thời đảm bảo thực hiện tốt chính sách sách an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu cấp bách của người dân.

 Thông qua các nền tảng như Zalo, cơ quan bảo hiểm có thể tiếp cận gần hơn với người dân, lắng nghe khó khăn, vướng mắc để tạo quan hệ hài hòa giữa doanh nghiệp và người lao động.

 Với gần 64 triệu người dùng sử dụng thường xuyên, Zalo ngày càng phổ biến và giúp tương tác hiệu quả giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan nhà nước. Việc ứng dụng Zalo vào giải quyết thủ tục hành chính mang lại hiệu quả rõ rệt, được người dân đánh giá cao và ủng hộ.

 Ngoài Đà Nẵng, nhiều cơ quan bảo hiểm xã hội tại các tỉnh/thành phố lớn như Hà Hội, TP.HCM, Đồng Nai, Quảng Trị, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Điện Biên, Quảng Nam, Kiên Giang… đã thiết lập tài khoản trên Zalo để phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, dễ dàng cho người dân. (Zingnews.vn 01/6, Giang Di Linh)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra thuế gần 12 nghìn tỷ đồng

Báo cáo công tác thuế tháng 5/2021 của Tổng cục Thuế cho thấy, toàn ngành Thuế đã thực hiện được 18.311 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 17,68% kế hoạch, bằng 120,51% so với cùng kỳ; kiểm tra được 187.439 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế bằng 114,48% so với cùng kỳ.

 Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01/NQ-CP, Tổng cục Thuế tiếp tục triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế; triển khai theo đúng tiến độ các dự án công nghệ thông tin; đặc biệt là đã đẩy nhanh tiến độ triển khai và mở rộng thực hiện khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử; hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế; triển khai hoàn thuế điện tử.

 Báo cáo của Tổng cục Thuế ghi nhận về khai thuế điện tử: Hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% chi cục thuế trực thuộc. Đã có 825.724 doanh nghiệp (DN) tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,59% số DN đang hoạt động, số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận từ ngày 1/1/2021 đến ngày 19/5/2021 là 9.078.795 hồ sơ. 

Về nộp thuế điện tử (NTĐT) ngành Thuế đã phối hợp với 55 ngân hàng thương mại (đã hoàn thành kết nối NTĐT với Tổng cục Thuế) và 63 cục thuế triển khai dịch vụ NTĐT và tuyên truyền, vận động DN tham gia sử dụng dịch vụ. Tính đến 19/5/2021, số lượng DN đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế là 819.592 DN, đạt tỷ lệ 98,85%. 

Số lượng DN hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng là 818.048 DN, đạt 98,66% trên tổng số DN đang hoạt động. Từ ngày 1/1/2021 đến ngày 19/5/2021, các DN đã nộp tiền thuế thông qua 1.772.451 giao dịch NTĐT với số tiền trên 317.342 tỷ đồng và 13.481.164 USD.

 Lãnh đạo Tổng cục Thuế chia sẻ, tính từ ngày 1/1/2021 đến ngày 19/5/2021, tổng số DN tham gia hoàn thuế điện tử là 6.040 DN trên tổng số 6.206 DN hoàn thuế (đạt 97,33%). Số hồ sơ tiếp nhận là 10.466 hồ sơ trên tổng số 10.664 hồ sơ, đạt tỷ lệ 98,14%. Tổng số hồ sơ hệ thống đã giải quyết hoàn là 6.875 hồ sơ với tổng số tiền hơn 42.058 tỷ đồng.

 Cũng trong 5 tháng đầu năm 2021, toàn ngành Thuế đã thực hiện được 18.311 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 17,68% kế hoạch, bằng 120,51% so với cùng kỳ; kiểm tra được 187.439 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, bằng 114,48% so với cùng kỳ.

 Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 11.709 tỷ đồng, bằng 56,46% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 2.699 tỷ đồng; giảm khấu trừ là 402 tỷ đồng; giảm lỗ là 8.606 tỷ đồng. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 1.132 tỷ đồng, bằng 41,96% số tăng thu qua thanh tra kiểm tra. (Thoibaotaichinhvietnam.vn 01/6)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Ủy ban Kiểm tra tỉnh Đồng Nai xem xét, kỷ luật đảng viên có sai phạm

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai vừa có thông báo về Kỳ họp thứ 5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 để xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng.

 Theo đó, thực hiện quy chế làm việc, ngày 21/5/2021, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai Huỳnh Thanh Bình đã chủ trì cuộc họp để xem xét, kết luận một số nội dung: Xem xét, quyết định thi hành kỷ luật ông Phan Văn Thanh, đảng viên, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2015-2020, nguyên Bí thư Chi bộ Quản lý 1, nhiệm kỳ 2017-2020, nguyên Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính, Trường Đại học Đồng Nai.

 Cụ thể, ông Phan Văn Thanh trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở, Bí thư Chi bộ Quản lý 1, Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính, Trường Đại học Đồng Nai đã có nhiều sai phạm như: tham mưu xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ; hợp đồng, nghiệm thu, quyết toán gói thầu mua sắm tài liệu, giáo trình năm 2018, 2019; hợp đồng cho thuê tài sản công; quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi Lớp chức danh nghề nghiệp và các dịch vụ đào tạo; kê khai, trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân không đúng quy định pháp luật; cá nhân lợi dụng chức vụ, vị trí công tác chiếm đoạt tiền thu học phí Lớp chức danh nghề nghiệp và tiền tạm thu thuế thu nhập cá nhân trong thời gian dài.

 Hành vi sai phạm nói trên của ông Phan Văn Thanh với tính chất, mức độ, hậu quả rất nghiêm trọng; quá trình các tổ chức Đảng xem xét thi hành kỷ luật, ông Thanh thiếu nghiêm túc, cầu thị. Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật ông Thanh bằng hình thức Khai trừ khỏi Đảng.

 Cũng tại Kỳ họp thứ 5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai xem xét, quyết định thi hành kỷ luật ông Trần Quốc Trung, Đảng ủy viên Đảng ủy xã Bàu Cạn, Bí thư Chi bộ Công an xã Bàu Cạn (huyện Long Thành), nguyên Đảng ủy viên Đảng ủy cơ sở, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Trạm trưởng Trạm Kiểm soát giao thông ngã ba Thái Lan thuộc Công an tỉnh Đồng Nai.

 Cụ thể, ông Trần Quốc Trung với cương vị là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở, Bí thư Chi bộ, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát giao thông ngã ba Thái Lan thuộc Công an tỉnh Đồng Nai đã không kê khai bổ sung lý lịch cá nhân năm 2017 việc cha ruột vi phạm pháp luật, là vi phạm Thông tư số 41/2014/TT/BCA ngày 24/9/2014 của Bộ Công an và Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định thi hành kỷ luật ông Trần Quốc Trung bằng hình thức Khiển trách.

 Ngoài ra cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai đã xem xét kết quả giám sát đối với Ban Thường vụ Huyện ủy và Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy Định Quán; đồng thời yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy và Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy kiểm điểm rút kinh nghiệm và khắc phục các hạn chế, thiếu sót trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. (TTXVN/Vietnamplus.vn 02/6, Nguyễn Văn Việt)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Những lý do khiến chính sách 3 con của Trung Quốc trở nên quá muộn màng

Quyết định bất ngờ của Trung Quốc khi cho phép tất cả các cặp vợ chồng sinh con thứ ba có thể là quá muộn để đảo ngược tình trạng giảm tỷ lệ sinh và lực lượng lao động đang giảm của quốc gia này.

 Trung Quốc đã và đang từng bước cải cách chính sách sinh đẻ nghiêm ngặt trong nhiều thập kỷ đã hạn chế hầu hết các gia đình chỉ được có một đứa con duy nhất. Vào năm 2016, các cặp vợ chồng được phép sinh em bé thứ hai, mặc dù điều đó không làm tăng tỷ lệ sinh.

 Trong một cuộc họp do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì vào thứ Hai 31/5, Bộ Chính trị Trung Quốc đã đồng ý giảm bớt giới hạn sinh hai con hiện nay và cũng nâng tuổi nghỉ hưu để thúc đẩy lực lượng lao động.

 Yuan Xin, giáo sư tại Đại học Nankai ở Thiên Tân, cho biết: “Đây là một động thái chính sách quan trọng, nhưng chính sách ba con sẽ không dẫn đến sự phục hồi bền vững trong tỷ lệ sinh. Cần có một gói toàn bộ các dịch vụ và chính sách, chẳng hạn như chăm sóc trẻ em, giảm thuế cho cha mẹ, trợ cấp nhà ở và thậm chí bình đẳng giới, là cần thiết để tạo ra một môi trường xã hội khuyến khích các bậc cha mẹ sinh thêm con”.

 Một số quan chức chính phủ, bao gồm cả các nhà nghiên cứu tại ngân hàng trung ương của Trung Quốc, đã kêu gọi bãi bỏ hoàn toàn giới hạn sinh. Cuộc tranh luận càng trở nên gay gắt sau khi kết quả của cuộc điều tra dân số quốc gia mới nhất của Trung Quốc vào đầu tháng này cho thấy sự sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động của nước này.

 Tỷ lệ sinh giảm có nghĩa là dân số Trung Quốc, hiện ở mức 1,41 tỷ, có thể bắt đầu giảm trước năm 2025, theo ước tính của Bloomberg Economics. Có 12 triệu trẻ sơ sinh mới chào đời vào năm ngoái trong bối cảnh đại dịch coronavirus còn nhiều bất ổn, con số thấp nhất kể từ năm 1961.

 Yuan của Đại học Nankai cho biết tỷ lệ sinh 1,8 là lý tưởng để dân số tăng trưởng lành mạnh. Tỷ lệ của Trung Quốc hiện ở mức 1,3.

 Tỷ lệ sinh của Trung Quốc bắt đầu giảm đều từ những năm 1970, khi trình độ học vấn tăng lên và chính phủ khuyến khích phụ nữ nông thôn sinh ít con hơn, đỉnh điểm là chính sách quốc gia “một con” áp dụng cho hầu hết phụ nữ từ cuối thập kỷ đó. Các quy tắc thường được thực thi nghiêm khắc, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nơi các quan chức đôi khi ra lệnh cho phụ nữ phá thai. (Saigondautu.com.vn 01/6, Hồng Định)Về đầu trang

New York Times: Ông Trump tin sẽ được phục chức vào tháng 8

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng ông dự kiến sẽ được phục chức vào tháng 8, theo một phóng viên của tờ New York Times.

 Phóng viên Maggie Haberman đã tweet báo cáo liên quan đến một hội nghị QAnon ở Dallas vào cuối tuần qua. “Trump đã nói với một số người mà ông ấy đang liên hệ rằng ông ấy dự kiến mình sẽ được phục chức vào tháng 8", bà viết.

 Cựu luật sư của ông Trump, Sidney Powell, nói với đám đông tại hội nghị rằng ông Trump có thể đơn giản được phục chức và rằng "một ngày nhậm chức mới đã được ấn định."

 Powell đã phải đối mặt với một vụ kiện phỉ báng vì đã phổ biến rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp, tuyên truyền lý thuyết rằng một thương hiệu máy bỏ phiếu đã bị gian lận.

 Cũng tại hội nghị QAnon đó, cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của ông Trump, Michael Flynn, đã trả lời câu hỏi của một người về lý do tại sao không thể có một cuộc đảo chính quân sự chết chóc kiểu Myanmar ở đây ở Mỹ. Ông Flynn đã trả lời: “Không có lý do, ý tôi là, nó sẽ xảy ra ở đây”.

 Ông Flynn kể từ đó đã đăng lên mạng xã hội, phủ nhận rằng ông đang kêu gọi một cuộc đảo chính.

 Hạ nghị sĩ Liz Cheney, người đã bị các đồng nghiệp Đảng Cộng hòa bỏ phiếu truất phế khỏi vị trí lãnh đạo vì liên tục bác bỏ cáo buộc gian lận bầu cử của cựu tổng thống. Video cho thấy tiếng reo hò nổ ra trong đám đông ở Dallas khi Flynn bị cáo buộc kêu gọi đảo chính.

 Hiến pháp chỉ cung cấp ba con đường dẫn đến chức vụ tổng thống: bầu cử và kế vị, thông qua tu chính án thứ 25, hoặc luận tội. Ông Trump không nằm trong chuỗi kế vị vì ông ấy không nắm giữ chức vụ quốc gia vào lúc này và cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo phải đến năm 2024. (Saigondautu.com.vn 01/6, Hồng Định)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More