Bản tin ngày 07-12-2021

Post date: 07/12/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

12

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

 
 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

 

Ghi nhận thêm 20 F0, trong đó có 18 ca cộng đồng. 4

Baoquangbinh.vn 07/12

 

Ngày 6/12, Việt Nam ghi nhận 14.591 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, tăng nhẹ so với ngày trước đó. 4

TTXVN/Baotintuc.vn 06/12; Plo.vn 06/12; Baochinhhphu.vn 06/12; VTC.vn 06/12

 

Quảng Bình xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid-19 cộng đồng chưa rõ nguồn lây. 5

Thanhnien.vn 06/12, Trương Quang Nam

 

Sở Y tế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp tại xã Quảng Châu. 6

Baoquangbinh.vn 06/12, Nội Hà

 

Quảng Bình tăng cường xét nghiệm tầm soát cộng đồng. 7

TTXVN/Baotintuc.vn 06/12, Võ Dung; Truyền hình Thông tấn – Bản tin Thời sự 06/12

 

Một bệnh nhân 94 tuổi tử vong do Covid-19. 8

Baoquangbinh.vn 07/12, Nội Hà

 

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

 

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực kiểm tra công tác mặt trận tại Quảng Bình. 9

Mattran.org.vn 06/12, Quảng Nghĩa; Tapchimattran.vn 07/12; Daidoanket.vn 06/12

 

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Tam Tòa. 10

Nhandan.vn 07/12, Hương Giang; Daidoanket.vn 06/12; Đại đoàn kết 07/12, tr5

 

Kỳ họp là diễn đàn để các đại biểu HĐND tỉnh phát huy vai trò "người đại biểu dân cử". 11

Baoquangbinh.vn 07/12, Hiền Chi

 

KINH TẾ

 

Dự án hạ tầng công viên ngưng trệ, khó hoàn thành đúng hạn. 13

Baoxaydung.com.vn 06/12, Nhất Linh

 

Nông dân xã biên giới Hóa Sơn thi đua làm giàu. 15

Baoquangbinh.vn 07/12, Phan Phương

 

Sẵn sàng sản xuất vụ đông-xuân. 16

Baoquangbinh.vn 07/12, Lan Chi

 

XÃ HỘI

 

Người dân thôn Phúc Tùng tiếp tục phản đối xây kè Đức Hóa. 18

Moitruongvadothi.vn 06/12, Quốc Huy – Tuấn Anh

 

Tập đoàn SCG trao 50 suất học bổng cho học sinh, sinh viên. 21

Baoxaydung.com.vn 06/12, Nhất Linh

 

Quy tập một hài cốt liệt sĩ tại thôn Yên Vân. 22

Qdnd.vn 07/12; Quân đội nhân dân 07/12, tr2

 

Quảng Bình sẽ tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc chào đón năm mới 2022. 23

TTXVN/Bnews.vn 06/12, Đức Thọ

 

Đẩy mạnh quảng bá điểm đến Quảng Bình. 24

Dulichvn.org.vn 07/12

 

AN NINH – QUỐC PHÒNG

 

Đơn tố cáo Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới): Nội dung không đúng sự thật! 25

Baoquangbinh.vn 07/12

 

I. Thông tin liên quan đến dịch COVID-19

1. Ghi nhận thêm 20 F0, trong đó có 18 ca cộng đồng

(Baoquangbinh.vn 07/12)

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 06-12 đến 6 giờ ngày 07-12), Quảng Bình ghi nhận thêm 20 ca nhiễm Covid-19 mới.

Mời xem nội dung chi tiết trong đường link dưới đây:

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/ghi-nhan-them-20-f0-trong-do-co-18-ca-cong-dong-2196034/

Về đầu trang

2. Ngày 6/12, Việt Nam ghi nhận 14.591 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, tăng nhẹ so với ngày trước đó

(TTXVN/Baotintuc.vn 06/12; Plo.vn 06/12; Baochinhhphu.vn 06/12; VTC.vn 06/12)

Tính từ 16 giờ ngày 5/12 đến 16 giờ ngày 6/12, Việt Nam ghi nhận 14.591 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, Cân Thơ là tỉnh có số mắc cao nhất trong ngày.

Trong số các ca nhiễm mới có 33 ca nhập cảnh và 14.558 ca ghi nhận trong nước (tăng 246 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 8.227 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: Cần Thơ (1.189), TP Hồ Chí Minh (1.174), Tây Ninh (859), Sóc Trăng (793), Bến Tre (699), Đồng Tháp (695), Cà Mau (639), Bình Phước (637), Hà Nội (587), Bà Rịa - Vũng Tàu (569), Vĩnh Long (535), Bình Thuận (485), Bạc Liêu (481), Trà Vinh (466), Khánh Hòa (461), Kiên Giang (364), An Giang (345), Đồng Nai (308), Hậu Giang (291), Tiền Giang (285), Đắk Lắk (269), Bình Dương (226), Bình Định (222), Lâm Đồng (207), Hải Phòng (154), Bắc Ninh (136), Đà Nẵng (125), Gia Lai (111), Long An (103), Đắk Nông (102), Hà Giang (100), Thanh Hóa (82), Hưng Yên (63), Quảng Ngãi (63), Thái Nguyên (62), Thừa Thiên Huế (61), Quảng Nam (60), Phú Yên (59), Nam Định (53), Quảng Bình (51), Hải Dương (48), Ninh Thuận (44), Vĩnh Phúc (41), Tuyên Quang (37), Lạng Sơn (34), Phú Thọ (33), Thái Bình (29), Yên Bái (26), Quảng Trị (26), Hà Tĩnh (20), Hòa Bình (12), Bắc Giang (10), Lào Cai (7), Ninh Bình (6), Hà Nam (5), Cao Bằng (3), Sơn La (2), Quảng Ninh (2), Điện Biên (2). Về đầu trang

https://baotintuc.vn/y-te/ngay-612-viet-nam-ghi-nhan-14591-ca-nhiem-moi-sarscov2-tang-nhe-so-voi-ngay-truoc-do-20211206181333041.htm

3. Quảng Bình xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid-19 cộng đồng chưa rõ nguồn lây

(Thanhnien.vn 06/12, Trương Quang Nam)

Những ngày gần đây, số ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tại tỉnh Quảng Bình tăng cao, trong đó nhiều ca chưa rõ nguồn lây nhiễm.

Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình cho biết số ca nhiễm Covid-19 trong 1 ngày (tính đến ngày 6.12) phát hiện tại tỉnh là 27 ca, đều là ca mắc trong cộng đồng.

Trong đó, có 3 ca trở về từ vùng dịch (H.Quảng Ninh 1 ca, TX.Ba Đồn 1 ca, H.Tuyên Hóa 1 ca). Có một số ca là F1, như 1 ca ở Quảng Phong (TX.Ba Đồn) là F1 của chùm ca bệnh Đồng Văn (TT.Đồng Lê), 1 ca ở xã Mai Hóa (H.Tuyên Hóa) là F1 của chùm ca bệnh Cồn Sẻ (TX.Ba Đồn), 1 ca ở xã Hòa Trạch (H.Bố Trạch) là F1 của chùm ca bệnh Hòa Trạch.

Liên quan chùm ca bệnh Công ty Dalu Surimi, có tổng cộng 21 ca được phát hiện ở H.Quảng Trạch, gồm xã Quảng Châu (17 ca), xã Quảng Tùng (3 ca), xã Quảng Hưng (1 ca).

Trước đó, thống kê ngày 5.12 cũng có đến 42 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, với 2 ca ở xã Hòa Trạch (H.Bố Trạch) chưa rõ nguồn lây và 25 ca liên quan chùm ca bệnh Công ty Dalu Surimi.

Cũng theo Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình, tổng số ca bệnh từ trước đến nay tại tỉnh là 2.810, trong đó 2.490 ca đã khỏi bệnh và 314 ca đang điều trị (311 ca điều trị tại bệnh viện và 3 ca điều trị tại nhà). Tỉnh Quảng Bình đã tiêm 920.861 liều vắc xin Covid-19, có 381.222 người đã tiêm đủ 2 liều. Về đầu trang

https://thanhnien.vn/quang-binh-xuat-hien-nhieu-ca-nhiem-covid-19-cong-dong-chua-ro-nguon-lay-post1408649.html

4. Sở Y tế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp tại xã Quảng Châu

(Baoquangbinh.vn 06/12, Nội Hà)

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình cho biết, liên quan đến chùm ca bệnh ở Công ty TNHH XNK Dalu Surimi (xã Thanh Trạch, Bố Trạch), qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng bằng RT-PCR tiếp tục phát hiện thêm 21 ca nhiễm mới ở các xã thuộc huyện Quảng Trạch.

Trong đó, xã Quảng Châu 17 ca, Quảng Tùng 3 ca và Quảng Hưng 1 ca. Trước diễn biến phức tạp của chùm ca bệnh liên quan đến Công ty Dalu Surimi, sáng nay, 6-12 lãnh đạo Sở Y tế, CDC Quảng Bình và Trung tâm Y tế huyện Quảng Trạch đã có mặt tại xã Quảng Châu triển khai các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp, chuyển F0 đến cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 bằng xe chuyên dụng. 

Đội phun hoá chất khử khuẩn của CDC Quảng Bình tiến hành xử lý môi trường toàn bộ khu tập trung đông người trên địa bàn toàn xã như: trường học, chợ, nhà văn hoá các thôn... Đồng thời phối hợp lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, nhằm nhanh chóng kiểm soát, không để dịch lây lan diện rộng.

Tính đến ngày 6-12, tổng số người về từ vùng dịch dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh là 401 trường hợp. Toàn tỉnh hiện đang cách ly tập trung 324 người, cách ly tại nhà 4.753 người; còn 311 bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19, trong đó có 1 bệnh nhân nặng và 3 bệnh nhân được cách ly điều trị tại nhà.

 

Quảng Bình có trên 920.860 liều vắc xin phòng Covid-19 đã được tiêm; trên 381.220 người tiêm đủ 2 liều vắc xin. Người từ 50 tuổi trở lên có trên 204.584 người đã tiêm mũi 1, đạt gần 92% và trên 130.105 người hoàn thành tiêm mũi 2, đạt 58%. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/suc-khoe/202112/so-y-te-trien-khai-cac-bien-phap-phong-chong-dich-khan-cap-tai-xa-quang-chau-2196014/

5. Quảng Bình tăng cường xét nghiệm tầm soát cộng đồng

(TTXVN/Baotintuc.vn 06/12, Võ Dung; Truyền hình Thông tấn – Bản tin Thời sự 06/12)

Ngày 6/12, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình cho hay, qua công tác xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng và các khu vực liên quan đến các ca F0, địa phương tiếp tục ghi nhận thêm 27 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng.

Đặc biệt trong đó, liên quan đến ổ dịch tại Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Dalu Surimi (có trụ sở ở xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), trong ngày đã phát hiện thêm 21 trường hợp F0, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 tại đây lên 46 ca và trở thành ổ dịch phức tạp. Ngành Y tế Quảng Bình và chính quyền địa phương cùng các đơn vị, lực lượng liên quan đã khẩn trương triển khai các biện phòng phòng, chống dịch; tiến hành xử lý môi trường, khoanh vùng truy vết thần tốc các trường hợp tiếp xúc, có các biện pháp hướng dẫn, cách ly, điều trị theo quy định.

Để tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, không để dịch lây lan làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của nhân dân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Hồ An Phong yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả việc lấy mẫu xét nghiệm, cách ly các trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV- 2 theo quy định.

Cùng với đó, các đơn vị tăng cường xét nghiệm tầm soát cộng đồng để kịp thời phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng, khu vực có nguy cơ cao, nhóm yếu thế, tiềm ẩn khả năng trở thành ổ dịch như các cơ sở y tế, lao động, sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, từ đó triển khai hiệu quả công tác kiểm soát, phòng, chống dịch.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đặc biệt lưu ý các cơ quan, đơn vị, địa phương cần xét nghiệm tất cả những người có biểu hiện, triệu chứng lâm sàng (sốt, ho, khó thở, mất khứu giác, mất vị giác…); tăng cường xét nghiệm định kỳ cho người lao động tại các cơ sở lao động, sản xuất, kinh doanh, nhà máy, khu công nghiệp; cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng/quán ăn, cơ sở y tế. Cùng đó, cơ quan chức năng hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở lao động tự tổ chức xét nghiệm cho đơn vị nhằm chủ động giám sát, phát hiện sớm, triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch.

Ngoài ra, tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như chợ, bến xe, cảng cá, cảng biển, trường học…; các trường hợp di chuyển, tiếp xúc nhiều người, có nguy cơ… các đơn vị, địa phương tăng cường xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên để kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các nguy cơ dịch bệnh xuất hiện, lây lan ra cộng đồng.

Theo Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, đến ngày 6/12, toàn tỉnh Quảng Bình có 314 bệnh nhân COVID đang được cách ly, điều trị, trong đó có 311 ca điều trị tại bệnh viện; 3 ca điều trị tại nhà. Toàn tỉnh cũng đã triển khai tiêm được gần 920.900 liều vaccine COVID-19, trong đó có hơn 381.200 trường hợp tiêm đủ 2 mũi. Về đầu trang

https://baotintuc.vn/dich-benh/quang-binh-tang-cuong-xet-nghiem-tam-soat-cong-dong-20211206211425586.htm

6. Một bệnh nhân 94 tuổi tử vong do Covid-19

(Baoquangbinh.vn 07/12, Nội Hà)

Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa xác nhận có một trường hợp F0 tử vong tại bệnh viện sau 17 ngày điều trị tại khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tầng 3.

Đó là bệnh nhân L.Th.U (SN 1927, nữ), địa chỉ ở tiểu khu 1, thị trấn Đồng Lê (Tuyên Hóa). Bệnh nhân tử vong lúc 21h45 ngày 6-12-2021, chẩn đoán tử vong: Sốc nhiễm khuẩn-Viêm phổi ARDS/ SARS-COV2-Tăng huyết áp- Suy kiệt.

 

Trước đó, bệnh nhân được phát hiện nhiễm virus SARS-CoV-2 vào ngày 19-11-2021, được nhập viện điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Tuyên Hóa. Sau đó bệnh nhân xuất hiện khó thở và đã được chuyển đến Bệnh viện hữu Nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới lúc 2h30 ngày 20-11. Bệnh nhân có tiền sử: Tăng huyết áp.

 

Ghi nhận lúc vào viện: Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, khó thở nhẹ, được xử trí: thở oxy, kháng virus, kháng sinh, chống viêm, chống đông, PPI. Ngày 23-11, bệnh nhân có dấu hiệu thở nhanh, được tiến hành cho thở HFNC. Ngày 3-12, bệnh nhân khó thở nhiều, gắng sức, SpO2: 78%, xử trí: đặt nội khí quản, an thần, thở máy, thở máy xâm nhập. Đến 21h10 ngày 6-12, bệnh nhân ngừng tim, cấp cứu 30 phút không có kết quả, bệnh nhân tử vong.

Sau đó, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới đã triển khai xử lý thi hài bệnh nhân theo Công văn số 495/BYT-MT ban hành 6-2-2020 về việc ban hành hướng dẫn quản lý chất thải y tế và xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV và bàn giao cho gia đình mai táng theo phong tục địa phương.

 

Như vậy, tính đến sáng 7-12, Quảng Bình có tổng cộng 2.830 ca mắc Covid-19, trong đó có 7 ca tử vong; đã điều trị khỏi bệnh và xuất viện 2.518 ca; hiện còn 298 ca đang điều trị tại các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

 

Theo thông tin từ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới, hiện tại khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tầng 3 thuộc Khoa Lâm sàng các bệnh nhiệt đới còn có 8 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 6 bệnh nhân ổn định và 2 bệnh nhân ở mức độ trung bình. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/suc-khoe/202112/mot-benh-nhan-94-tuoi-tu-vong-do-covid-19-2196036/

II. Thời sự - Chính trị

1. Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực kiểm tra công tác mặt trận tại Quảng Bình

(Mattran.org.vn 06/12, Quảng Nghĩa; Tapchimattran.vn 07/12; Daidoanket.vn 06/12)

Ngày 6/12, đoàn kiểm tra của UBTƯ MTTQ Việt Nam do ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác Mặt trận năm 2021 tại tỉnh Quảng Bình.

Năm 2021, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở tỉnh Quảng Bình đã phát huy mô hình hoạt động của Tổ Covid cộng đồng ở 100% khu dân trong toàn tỉnh để tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19... Đặc biệt, từ tháng 5 đến nay, Mặt trận các cấp ở Quảng Bình đã vận động, tiếp nhận tiền và hàng hóa, trang thiết bị y tế, lương thực, thực phẩm trị giá gần 152 tỷ đồng để phục vụ hỗ trợ địa phương.

Trong năm 2021, Mặt trận các cấp ở Quảng Bình cũng đã hỗ trợ, phối hợp làm mới, sửa chữa 738 nhà đại đoàn kết, nhà ở cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc (trong đó làm mới 414 nhà ở, 63 nhà tránh lũ, sửa chữa 261 nhà) và thực hiện các chương trình an sinh xã hội khác với trị giá trên 59 tỷ đồng.

Một trong 9 nét nổi bật của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình đó là đã triển khai hiệu quả Đề án xây dựng 08 mô hình KDC nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị văn minh kiểu mẫu giai đoạn 2020 - 2025 tại 8 huyện, thị xã, thành phố.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho rằng, năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của đợt lũ lịch sử cuối năm 2020 và đại dịch Covid-19, thế nhưng, Mặt trận các cấp ở Quảng Bình đã nỗ lực để đạt được những kết quả quan trọng.

Mặt trận các cấp ở tỉnh Quảng Bình đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả về triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026; về công tác ủng hộ, phòng, chống đại dịch Covid-19.

Mặt trận các cấp ở Quảng Bình đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền nên công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19; kêu gọi ủng hộ quỹ vaccine đạt hiệu quả cao.

Từ ý kiến thảo luận của đại biểu tham dự Hội nghị, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đề nghị thời gian tới, Mặt trận các cấp ở Quảng Bình tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; đặc biệt, xác định rõ một số nhiệm vụ trọng tâm trọng điểm, bám sát nhiệm vụ chung của tỉnh và phù hợp với thực tế đời sống của nhân dân; đồng thời, tăng cường giám sát và phản biện xã hội, tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí…

Trong khuôn khổ của chương trình làm việc, đoàn công tác của UBTƯ MTTQ Việt Nam do Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác Mặt trận tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình).

Năm 2021, Mặt trận các cấp thành phố Đồng Hới đã chủ động, kịp thời triển khai các hội nghị quán triệt, tập huấn nghiệp vụ bầu cử, ban hành đầy đủ các kế hoạch, hướng dẫn và các văn bản khai thực hiện công tác bầu cử.

Mặt trận các cấp thành phố Đồng Hới đã chủ động, tích cực vận động, tiếp nhận sự ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân và nhân dân trong và ngoài tỉnh với gần 9,5 tỷ đồng. Về đầu trang

http://mattran.org.vn/hoat-dong-mat-tran-dia-phuong/pho-chu-tich-ngo-sach-thuc-kiem-tra-cong-tac-mat-tran-tai-quang-binh-41883.html

2. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Tam Tòa

(Nhandan.vn 07/12, Hương Giang; Daidoanket.vn 06/12; Đại đoàn kết 07/12, tr5)

Đồng chí Ngô Sách Thực (thứ 2 từ trái qua) tặng quà, chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Tam Tòa.

Trong chuyến công tác tại Quảng Bình, chiều 6/12, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực và đoàn công tác đến thăm, tặng quà và chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới.

Thay mặt lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Ngô Sách Thực đã ghi nhận những đóng góp tích cực của các linh mục và đồng bào công giáo vào sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng, nhất là các hoạt động ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đồng chí gửi lời chúc mừng linh mục, Hội đồng mục vụ và bà con giáo dân tại thành phố Đồng Hới đón mùa lễ Giáng sinh năm 2021 vui tươi, an lành và hạnh phúc.

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực mong muốn Hội đồng mục vụ Giáo xứ Tam Tòa tiếp tục nêu cao tinh thần kính Chúa yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo, tuyên truyền, vận động bà con giáo dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng bền vững; chung tay cùng chính quyền địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh trên địa bàn.

Dịp này, đoàn công tác Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến dâng hương, thăm Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình tại chùa Đại Giác, thành phố Đồng Hới. Về đầu trang

https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/uy-ban-trung-uong-mat-tran-to-quoc-viet-nam-chuc-mung-giang-sinh-tai-giao-xu-tam-toa-677160/

3. Kỳ họp là diễn đàn để các đại biểu HĐND tỉnh phát huy vai trò "người đại biểu dân cử"

(Baoquangbinh.vn 07/12, Hiền Chi)

Từ ngày 8 đến 10-12-2021 sẽ diễn ra kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII. Đây là kỳ họp quan trọng, thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trước thềm kỳ họp, phóng viên Báo Quảng Bình đã phỏng vấn đồng chí Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về các nội dung liên quan. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh đã nhận lời tham gia cuộc phỏng vấn này. Xin đồng chí cho biết những nội dung trọng tâm của kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII?

 

Đồng chí Trần Hải Châu: Đây là kỳ họp thường lệ cuối năm theo luật định. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ tập trung xem xét, đánh giá toàn diện nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; quyết định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022.

 

Kỳ họp lần này là diễn đàn để các đại biểu HĐND tỉnh phát huy vai trò “người đại biểu dân cử”, đại diện cho tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của cử tri, có những ý kiến thảo luận, đề xuất và kiến nghị để giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn, góp phần ổn định đời sống của cử tri và nhân dân. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ thảo luận, thông qua 21 nghị quyết quan trọng về định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời gian tới, kế hoạch phát triển năm 2022 và quyết định một số nội dung quan trọng khác theo quy định của pháp luật.

PV: Được biết, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, trước kỳ họp thứ 4, Thường trực HĐND tỉnh thống nhất tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri qua văn bản. Vậy xin đồng chí cho biết cử tri đã có những kiến nghị gì lên HĐND tỉnh?

 

Đồng chí Trần Hải Châu: Thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh thống nhất không tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trực tiếp và thay thế bằng hình thức tiếp nhận ý kiến của cử tri qua văn bản.

 

Qua tập hợp, cử tri trong tỉnh đã có nhiều kiến nghị liên quan đến các lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh, trật tự và đời sống của nhân dân. Thường trực HĐND tỉnh đã chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh lựa chọn, tổng hợp được 40 ý kiến thuộc thẩm quyền cấp tỉnh giải quyết và đề nghị UBND tỉnh phân công các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan giải quyết, trả lời.

 

PV: Để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn, tại kỳ họp này, Thường trực HĐND tỉnh đã có cách làm như thế nào, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Trần Hải Châu: Trước kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh đã có văn bản đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh đăng ký nội dung chất vấn. Trên cơ sở tổng hợp các nội dung chất vấn của đại biểu, các ý kiến, kiến nghị cử tri, các vấn đề được xã hội quan tâm, Thường trực HĐND tỉnh sẽ xem xét, lựa chọn các nội dung để yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành trả lời trực tiếp tại phiên họp.

 

Bên cạnh đó, đại biểu nghe, thảo luận báo cáo thẩm tra của các ban HĐND tỉnh về các báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp và báo cáo của các sở, ban, ngành, địa phương trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri và các báo cáo khác.

 

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ dành thời gian 1 buổi để thảo luận ở tổ. Đây là điểm mới trong phương pháp thảo luận nhằm phát huy trách nhiệm, trí tuệ của của mỗi cá nhân đại biểu HĐND tỉnh trong đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế trong thực tế quản lý, điều hành, những giải pháp mang tính đột phá thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.

 

PV: Thực tế đã chứng minh, hiệu quả hoạt động của HĐND phụ thuộc chủ yếu và được quyết định bởi chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND. Qua cuộc phỏng vấn này, đồng chí có gửi gắm gì đến các đại biểu HĐND tỉnh?

 

Đồng chí Trần Hải Châu: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Để làm tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, tự thân mỗi đại biểu HĐND tỉnh cần chủ động học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ theo luật định; tích cực nghiên cứu, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND tỉnh; thường xuyên trau dồi kỹ năng hoạt động, đặc biệt là phát hiện những bất cập, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, từ đó kiến nghị biện pháp giải quyết, tháo gỡ kịp thời, giúp HĐND tỉnh ban hành nghị quyết đúng đắn, phù hợp với thực tiễn địa phương.

 

Hàng năm, mỗi đại biểu HĐND tỉnh phải tự xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động trong năm và báo cáo với Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQVN tỉnh biết để theo dõi, giám sát việc thực hiện, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện với cử tri nơi mình được bầu.

 

Tôi tin tưởng rằng, các đại biểu HĐND tỉnh sẽ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực sự xứng đáng là “người đại biểu dân cử”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước cử tri và nhân dân để cùng HĐND tỉnh ngày càng khẳng định, nâng cao vai trò, vị thế của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ở địa phương. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/chinh-tri/202112/ky-hop-la-dien-dan-de-cac-dai-bieu-hdnd-tinh-phat-huy-vai-tro-nguoi-dai-bieu-dan-cu-2196022/

III. Kinh tế   

1. Dự án hạ tầng công viên ngưng trệ, khó hoàn thành đúng hạn

(Baoxaydung.com.vn 06/12, Nhất Linh)

quang binh du an ha tang cong vien ngung tre kho hoan thanh dung han

Dự án hạ tầng công viên thị trấn Kiến Giang đang ngừng thi công

Dự án hạ tầng công viên thị trấn Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) bị ngừng thi công nhiều tháng, ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và công tác tiêu thoát lũ…

Theo phản ánh của cử tri khu vực thị trấn Kiến Giang (huyện Lệ Thủy): Dự án hạ tầng công viên thị trấn Kiến Giang với tổng mức đầu tư là 25 tỷ đồng, không bám sát kế hoạch đề ra, thi công cầm chừng. Khu đất thực hiện dự án cây cỏ mọc dày, đọng nước mưa, đọng nước thải sinh hoạt. Kéo theo hệ lụy mất mỹ quan đô thị, cùng đó làm hạn chế khả năng tiêu thoát nước mưa của khu dân cư gần kề trong thiên tai, bão lũ.

Một số cư dân ở đây cho biết: Khi mới bắt đầu triển khai dự án, nhiều xe chở đất đến để san lấp mặt bằng, dân cư đã phải chịu nhiều ảnh hưởng từ bụi bặm mà các xe chở đất gây nên. Sau này, phía đơn vị thi công đã cho dựng tôn để che chắn, tuy nhiên các tấm tôn chưa đủ cao, không đủ để che bụi bay ra khỏi khu vực dự án. Với việc thi công cầm chừng, ít tháng sau nhà thầu, tổ đội thi công đã cơ bản dừng hoạt động xây lắp ở dự án này, chưa hẹn ngày khởi động lại.

“Thực tế cho thấy, trong mùa mưa lũ năm 2021, việc dự án công viên thị trấn Kiến Giang ngừng thi công sau khi đã lấp đất để san lấp mặt bằng là lý do khiến cho cống thoát nước của thị trấn tắc nghẽn, gây nên tình trạng ngập úng tại khu vực trên”, anh Nguyễn Văn Đỉnh ở thị trấn Kiến Giang (huyện Lệ Thủy) nói.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Lệ Thủy thông tin: Dự án hạ tầng công viên thị trấn Kiến Giang, có tổng mức đầu tư là 25 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án là 2 năm (2020-2022). Trong đó, gói thầu chính là gói thầu xây lắp có trị giá 17,02 tỷ đồng, gồm: San nền; giao thông; sân chơi, đường dạo, cây xanh; thoát nước mặt; cấp nước; điện chiếu sáng... Gói thầu xây lắp được khởi công vào tháng 12/2020 và hoàn thành vào tháng 12/2021, do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tiến Đạt trúng thầu thi công.

Về nguyên nhân khiến dự án phải ngừng thi công nhiều tháng qua, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Lệ Thủy cho biết: Trong quá trình thi công gói thầu xây lắp, phía đơn vị, các bên liên quan và nhà thầu thi công phát hiện có phần thiết kế thi công thuộc phần thoát nước không phù hợp với thực tế hiện trường, quy hoạch hệ thống hạ tầng thị trấn Kiến Giang và vướng vấn đề giải phóng mặt bằng... Vì vậy, các bên liên quan đã có biên bản làm việc ngày 26/7/2021 về việc xử lý kỹ thuật công trình.

Sau đó, UBND huyện Lệ Thủy đã có Tờ trình số 1905/TTr-UBND xin chủ trương điều chỉnh dự án hạ tầng công viên thị trấn Kiến Giang gửi UBND tỉnh Quảng Bình. Cụ thể, UBND huyện Lệ Thủy xin điều chỉnh phần thiết kế đã được phê duyệt: “Bố trí 2 cửa xả ở cuối tuyến thoát nước ra hói Xuân Hồi theo quy hoạch...” sang “Bố trí 1 cửa xả ở cuối tuyến thoát nước ra sông Kiến Giang (hướng dọc theo đường Trần Cao Vân đổ ra sông Kiến Giang) theo quy hoạch chung thị trấn Kiến Giang...”. Ngoài ra, nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của các yếu tố mưa lũ và dịch bệnh Covid-19, khiến cho dự án đến nay vẫn chưa thi công trở lại.

Sau khi xem xét đề nghị của UBND huyện Lệ Thủy và Sở Xây dựng việc xử lý kỹ thuật công trình trong vấn đề tiêu thoát nước, trong tháng 10/2021, UBND tỉnh Quảng Bình đã có văn bản đồng ý chủ trương cho phép điều chỉnh tuyến cống thoát nước mưa và cửa xả cuối tuyến theo đề nghị của UBND huyện Lệ Thủy nhằm đáp ứng yêu cầu về thoát nước cho dự án cũng như các khu vực lân cận. Tổng kinh phí sau điều chỉnh không được vượt tổng mức đầu tư dự án đã được phê duyệt.

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Lệ Thủy cho rằng: Đơn vị đang triển khai các bước để sớm khởi động lại dự án, tránh ảnh hưởng đến người dân, xử lý sớm các vấn đề kỹ thuật công trình. Về đầu trang

https://baoxaydung.com.vn/quang-binh-du-an-ha-tang-cong-vien-ngung-tre-kho-hoan-thanh-dung-han-321322.html

2. Nông dân xã biên giới Hóa Sơn thi đua làm giàu

(Baoquangbinh.vn 07/12, Phan Phương)

Hóa Sơn là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Minh Hóa, nhưng những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (NDSXKDG) trên địa bàn xã đã có sự phát triển mạnh mẽ. Nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao đang được nhân rộng, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững và nâng cao đời sống cho hội viên nông dân….

  

Theo lời giới thiệu của ông Đinh Hồng Tuyên, Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình trồng rừng kết hợp chăn nuôi của gia đình anh Cao Tuyên, người dân tộc Sách, ở bản Hóa Lương. Khu vườn rộng hơn 4ha nằm bên bìa rừng đã được vợ chồng Tuyên quy hoạch bài bản thành khu vườn rừng, khu chăn nuôi lợn, bò, ao nuôi cá trong thật đẹp mắt và tràn đầy sức sống.

 

Anh Tuyên nhớ lại: “Trước đây, gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác trong bản sản xuất không đủ ăn. Mỗi lần có cơ hội đi ra các xã khác, tôi nhận thấy nhiều gia đình nông dân nhờ chăn nuôi mà trở nên khá giả. Trong khi đó, gia đình mình có đất đai rộng rãi, 2 vợ chồng lại còn trẻ, có sức lao động sản xuất mà nghèo mãi... May mắn, Hội Nông dân xã phát động phong trào thi đua NDXSKDG và tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho bà con, nên tôi quyết định đi học…”

Năm 2018, sau khi có kiến thức, kỹ thuật từ các lớp tập huấn, anh Tuyên được Hội Nông dân xã tạo điều kiện vay vốn ưu đãi từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và Quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư chuồng trại, mua giống chăn nuôi lợn, trâu, bò, đào ao thả cá, trồng rừng. Vừa làm vừa tích lũy, nay vợ chồng anh Tuyên đã trồng được 4ha rừng nguyên liệu, trong chuồng thường xuyên duy trì 5 con lợn nái, 50 con lợn thịt và hơn 10 con trâu bò. Anh Tuyên phấn khởi khoe: “Năm nay, riêng chăn nuôi lợn gia đình đã thu lãi gần 100 triệu đồng”.

 

Không chỉ anh Tuyên, nhiều hộ nông dân khác trên địa bàn xã biên giới Hóa Sơn cũng làm giàu chính đáng từ phong trào NDSXKDG. Trong đó có những nông dân, hội viên năng động, như: Cao Thị Hà, Đinh Văn Tương, Đinh Tới, Đinh Minh Thân, Cao Hóa..., có thu nhập mỗi năm từ 50-200 triệu đồng.

Bà Cao Thị Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hóa Sơn cho biết, những năm qua, từ phong trào NDSXKDG đã tập hợp được những nông dân trở thành lực lượng nòng cốt đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Phong trào đã khích lệ động viên nông dân trong xã đổi mới cách nghĩ, cách làm, khai thác thế mạnh của địa phương để vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

 

Đến nay, toàn xã Hóa Sơn đã có 70 hộ nông dân đạt danh hiệu NDSXKDG các cấp, trong đó, có 1 hộ cấp tỉnh, 8 hộ cấp huyện và 61 hộ cấp cơ sở. Đạt được kết quả này, ngoài nỗ lực của mỗi cá nhân, Hội Nông dân xã đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, xác định giúp hội viên, nông dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác hội và phong trào nông dân tại địa phương. Hội đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng ở huyện để tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…

 

Cùng với đó, hội đã linh hoạt, sáng tạo triển khai thực hiện các chương trình, tuyên truyền, vận động và định hướng cho hội viên các loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất, chăn nuôi; vận động hội viên phát huy lợi thế, điều kiện tự nhiên của địa phương và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa cây, con giống có giá trị vào nuôi, trồng; chú trọng xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình cho thu nhập cao, giao chỉ tiêu cho các chi hội đảm nhận các hộ nghèo, cận nghèo để giúp đỡ có địa chỉ.

 

Đồng thời, hội chú trọng xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân, phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tín chấp cho nông dân vay vốn để sản xuất, kinh doanh với tổng dư nợ đến tháng 11-2021 là hơn 8,8 tỷ đồng. Tất cả những việc làm này đã góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền địa phương làm tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội, đưa xã biên giới Hóa Sơn ngày càng khởi sắc. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202112/nong-dan-xa-bien-gioi-hoa-son-thi-dua-lam-giau-2196027/

3. Sẵn sàng sản xuất vụ đông-xuân

(Baoquangbinh.vn 07/12, Lan Chi)

Vụ đông-xuân 2021-2022, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 29.340ha lúa, năng suất dự ước đạt 58 tạ/ha, sản lượng lương thực ước đạt hơn 171.000 tấn. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành Nông nghiệp, các địa phương và nông dân đang tích cực chuẩn bị đầy đủ giống, vật tư nông nghiệp (VTNN) để bước vào sản xuất vụ đông-xuân.

 

Vụ đông-xuân 2021-2022, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Mỹ Lộc Hạ (Lệ Thủy) dự kiến gieo cấy 258ha lúa với các giống chủ lực, như: Lai Nhị Ưu 0838, P6, Hà Phát, QC03… Để sản xuất đúng thời vụ, cũng như định hướng về cơ cấu giống lúa theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, ngay từ đầu vụ, HTX đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp cung ứng giống, VTNN đặt hàng trước.

 

Ông Bùi Văn Phúc, Giám đốc HTX Mỹ Lộc Hạ cho biết: “HTX đã chuẩn bị 14 tấn lúa giống và 50 tấn phân bón để cung ứng cho các thành viên sản xuất vụ đông-xuân. Cùng với việc tích cực áp dụng quy trình canh tác lúa cải tiến SRI, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, HTX tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện mô hình cánh đồng lớn gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm”.

Tại huyện Quảng Ninh, người dân cũng đang tích cực chuẩn bị đầy đủ giống, phân bón sẵn sàng bước vào sản xuất vụ đông-xuân. Ông Trương Văn Lê, Giám đốc HTX Nông nghiệp Minh Trung cho hay: “Vụ đông-xuân năm nay, HTX dự kiến sản xuất 353ha lúa, gồm các giống lúa: TBR1, CT16, ST25… Hiện tại, các thành viên trong HTX đã chuẩn bị hơn 23 tấn lúa giống để đưa vào sản xuất. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá phân bón tăng cao, người dân chỉ mới chuẩn bị hơn 5 tấn phân bón để bón lót giai đoạn đầu”.

 

Vụ đông-xuân 2021-2022, Công ty CP Tổng Công ty Sông Gianh dự kiến cung ứng cho thị trường Quảng Bình gần 3.000 tấn phân bón các loại. Để bảo đảm cung ứng đủ lượng phân bón phục vụ sản xuất cho bà con nông dân trong toàn vụ, cùng với việc duy trì ổn định hoạt động sản xuất, công ty đã chủ động phân phối lượng phân bón đến các đại lý trên địa bàn tỉnh.

 

Theo ông Cao Ngọc Anh, Phó tổng Giám đốc Công ty CP Tổng Công ty Sông Gianh, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn đến giá nguyên liệu tăng, chi phí vận chuyển tăng… nên giá phân bón các loại đều tăng. Hiện, công ty cung ứng ra thị trường các loại phân bón, như: Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân NPK, phân bón lá…

 

Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, nhu cầu sử dụng lúa giống vụ đông-xuân 2021-2022 ước khoảng 2.800 tấn; với các giống lúa chủ lực, như: P6, HT1, QS88, XT28, HN6, PC6, VN20, Xi23, VNR20... Trong đó, Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình cung ứng hơn 1.500 tấn lúa giống các loại theo đăng ký của các địa phương, lượng giống còn lại được cung ứng bởi các công ty ngoại tỉnh và nguồn giống trong dân.

 

Thời điểm hiện tại, các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trong và ngoài tỉnh đã chủ động chuẩn bị đủ lượng giống bảo đảm chất lượng phục vụ sản xuất. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 215 đại lý, cửa hàng, cơ sở và điểm kinh doanh VTNN. Phần lớn các doanh nghiệp, đại lý đã chủ động cung ứng kịp thời các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân sản xuất.

 

Ông Nguyễn Hương Liên, Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: “Bước vào sản xuất vụ đông-xuân, nông dân trong tỉnh gặp không ít khó khăn do giá giống và giá phân bón đều tăng, đặc biệt giá phân bón tăng 2-2,5 lần so với năm ngoái. Để góp phần giảm chi phí trong sản xuất, người dân cần đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất theo hướng giảm dần phân hóa học, tăng cường nguồn phân hữu cơ, sử dụng công nghệ mới trong sản xuất”.

Để bảo đảm sản xuất vụ đông-xuân thắng lợi, Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chuẩn bị đầy đủ nguồn VTNN về số lượng, chất lượng nhằm triển khai sản xuất vụ đông-xuân theo đúng kế hoạch, đúng thời vụ và hiệu quả. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống, VTNN phải có kế hoạch cung ứng đầy đủ hàng hóa cho nông dân kịp thời, thuận lợi trong điều kiện dịch Covid-19 còn phức tạp; có phương án chuẩn bị nguồn giống dự phòng đối với một số diện tích phải gieo lại do rét đậm, rét hại, ngập úng...

 

Trên cơ sở hướng dẫn lịch thời vụ của Sở NN-PTNT, các địa phương chủ động bố trí cơ cấu giống và xây dựng lịch thời vụ cụ thể, linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng. Đối với cây lúa, bố trí gieo trồng từ ngày 15 đến 25-12-2021, trổ trong khung an toàn từ ngày 10 đến 20-4-2022, bảo đảm thu hoạch trước 20-5-2022 để kịp thời triển khai sản xuất vụ hè-thu. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202112/san-sang-san-xuat-vu-dong-xuan-2196024/

IV. Xã hội    

1. Người dân thôn Phúc Tùng tiếp tục phản đối xây kè Đức Hóa

(Moitruongvadothi.vn 06/12, Quốc Huy – Tuấn Anh)

Mặc dù đang trong thời gian gieo trồng mùa vụ nông nghiệp, tuy nhiên hàng chục hộ dân tại thôn Phúc Tùng đã bỏ dở mọi công việc đồng áng, tập trung tại công trường để phản đối việc xây kè chống sạt lở bờ sông xã Đức Hóa.

Như Môi trường và Đô thị Việt Nam đã phản ánh, trước đó 2 hộ dân tại thôn Phúc Tùng, xã Đức Hóa (huyện Tuyên Hóa) đã tiến hành cấm cọc căng lưới B40 trong phần đất nhà mình để ngăn không cho đơn vị thi công tự ý kéo máy móc đến san ủi làm kè vì lý do đền bù chưa thỏa đáng.

Theo đó, hai hộ gia đình ông Hoàng Tỏ và bà Đoàn Thị Ánh phản đối gây gắt trước việc đơn vị thi công dự án tự ý cho máy móc vào san ủi cây cối vườn tược của gia đình mà chưa có sự đồng ý của họ.

Chính quyền địa phương thì chưa thông tin đầy đủ cho các hộ dân được biết hình thức giải tỏa như thế nào, đền bù ra làm sao, chỉ họp dân lấy ý kiến và thông báo công tác xây dựng kè chống sạt lở sông đi qua địa bàn. Còn thời gian cụ thể, thời điểm giải tỏa và hình thức chặt hạ cây cối, bàn giao mặt bằng thì không có thông tin rõ ràng.

Mặc dù sự việc đã xảy ra hơn 1 tháng nay và được báo chí phản ánh, tuy nhiên chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan vẫn chưa có phương án giải quyết dứt điểm. Vấn đề trên vẫn đang còn bỏ ngỏ, thì khoảng gần một tuần nay, hàng chục hộ dân tại thôn Phúc Tùng lại tiếp tục phản đối việc thi công kè Đức Hóa, vì họ lo sợ với cách thức thi công như này sẽ ảnh hưởng đến các hộ dân trong thôn.

Theo người dân, việc hạ thấp nền đường so với đất vườn  xuống 1 đến 2 mét là không thể chấp nhận được. Trước khi xây kè, người dân chưa được phổ biến rõ ràng về thiết kế của công trình. Họ nghĩ rằng khi làm xong, nền đường mái kè sẽ bằng hoặc cao hơn vườn của dân, như vậy sẽ hạn chế sạt lở. Tuy nhiên quá trình thi công, nền đường bị hạ thấp xuống so với vườn, nếu tính theo cao độ, có chỗ có thể hạ xuống 2 – 2,5m, như vậy mỗi khi mưa lớn, đất trong vườn sẽ sạt xuống và trôi ra sông, do đó họ nghĩ việc xây kè để bảo vệ đất cho dân không còn ý nghĩa nữa.

Bên cạnh đó, điều người dân lo sợ mặt đường bị hạ xuống, việc lên xuống đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Việc hạ thấp mái kè so với vườn đồng thời san ủi hết cây bụi tự nhiên gây nên nguy cơ tiềm ẩn sạt lỡ mỗi khi mùa lũ về.

Mấy ngày nay, khi chứng kiến quá trình thi công dự án kè chống sạt lở bờ sông tại xã Đức Hóa, nhiều hộ dân đã tập trung phản ứng gay gắt và không đồng ý cho thi công dự án nữa. Ngoài 20 hộ dân ảnh hưởng trực tiếp, hiện tại đa số các hộ dân tại thôn Phúc Tùng không nhất trí trước cách thức thi công dự án này.

Thời điểm PV có mặt tại công trình, người dân thôn Phúc Tùng đang tập trung  yêu cầu đơn vị thi công phải múc hoàn trả lại hiện trạng mặt đường đúng cao độ như ban đầu nếu không họ sẽ rào chắn không cho thi công nữa.

Các hộ dân ở đây cũng tiếp tục phản ánh rằng một số lái xe tự ý chở đất phong hóa bán cho dân trong thôn mà không đổ theo đúng bãi thải quy định. Theo ghi nhận của PV tại thôn Phúc Tùng, có rất nhiều hộ dân đã bỏ tiền ra để mua đất phong hóa tại công trình về đổ tại vườn nhà với mục đích trồng trọt.

Cụ thể tại nhà bà Hồ Thị Thường (thôn Phúc Tùng) đã đổ 6 xe đất, hết 1,2 triệu đồng. “Thấy đất ở đó đẹp, trong vườn có chỗ trũng nên tui hỏi mua mấy xe về lấp lại để trồng rau, bên đó họ bảo xe 4 khối mỗi xe 2 trăm ngàn. Tui xin bớt 50 – 100 trăm ngàn nhưng họ không chịu. Họ bảo nay xăng dầu tăng nên không bớt được, bớt là lỗ nên tui cũng không xin nữa”, bà Thường cho biết.

Cách nhà bà Thường không xa, hộ gia đình bà Trần Thị Vinh cũng mua đất của dự án về đổ tại vườn nhà, bà Vinh cho biết đã chi 1,4 triệu đồng để mua 7 xe đất về đổ tại vườn. “Mỗi xe tui mua với giá 200 nghìn, họ nói 4 khối nhưng tui thấy mỗi xe họ múc có 4 gàu vơi thì làm gì đủ được 4 khối đất”, bà Vinh bức xúc.

Theo ghi nhận từ người dân, trong khoảng 2 ngày, đã có hàng trăm xe đất phong hoá tại công trình được chở đem đi bán khắp thôn Phúc Tùng và cả thôn Đồng Lâm gần đó. Giá giao động mỗi xe từ 200 – 300 ngàn đồng tùy vào khối lượng xe 4 hay 6 khối.

Nhà bà Đoàn Minh Tâm, một hộ dân trực tiếp hiến đất vườn để thi công dự án, thấy đơn vị thi công múc đất lên, bà có ngỏ ý xin vài gàu đất đổ vào vườn để trồng rau nhưng họ không cho. “Họ nói đây là đất phong hóa phải đem đi đổ tại bãi, không được đổ ở đây, nghe vậy nên tôi cũng thôi không xin nữa, nhưng khi thấy họ chở bán cho các hộ xung quanh tôi không đồng tình, trong khi đó là đất nằm trong vườn nhà tôi”, bà Tâm cho hay.

Ông Võ Xuân Trường – Chủ tịch UBND xã Đức Hóa cho biết việc nhân dân thôn Phúc Tùng phản ánh quyết liệt vấn đề xây dựng kè chống sạt lở bờ sông tại xã Đức Hóa là đúng thực tế. Xã chỉ là đơn vị hưởng lợi, sự việc xảy ra, chính quyền xã cũng đã trực tiếp đến để kiểm tra, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân, và cũng có đề xuất đến chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với kiến nghị của người dân.

Ngoài những vấn đề liên quan đến việc thi công kè sông, một vấn đề khiến người dân lo ngại nữa là con đường độc đạo dẫn vào thôn Phúc Tùng bị cày nát do xe có trọng tải lớn chở vật liệu đi qua. Theo ông Trường, trước đây xã cũng đã đặt vấn đề với chủ đầu tư, yêu cầu phải cam kết hoàn trả lại hiện trạng mặt đường nếu có hư hỏng nào xảy ra sau khi hoàn thành dự án.

“Con đường này đã được xây dựng từ lâu, cốt nền cũng yếu, vấn đề cân đo tải trọng không thể ngày nào cũng cân đo được, nên vấn đề xe quá tải là điều không thể tránh khỏi. Trước khi thi công, tôi cũng đã trực tiếp quay lại hiện trạng con đường và có đặt vấn đề với chủ đầu tư, nếu có hư hỏng phải hoàn trả lại và được chủ đầu tư đồng ý”, ông Trường cho biết.

Theo bà Trần Thị Hiếu ,PGĐ Ban quản lý dự án ĐTXD ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình, vấn đề đền bù trong hồ sơ thiết kế là không có, sự việc liên quan đến hai hộ gia đình ông Tỏ và bà Ánh thuộc về trách nhiệm giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương và giao cho địa phương giải quyết, chủ đầu tư không liên quan, đồng thời yêu cầu xã có trách nhiệm bảo vệ an ninh chính trị. Tiến hành dăng dây, không cho người dân vào công trường đảm bảo điều kiện thuận lợi để thi công.

“Nếu dân không quậy phá thì sẽ kịp tiến độ, còn không sẽ mất vốn, phía đơn vị sẽ đề xuất cơ quan có thẩm quyền để gia hạn dự án. Đối với đường đi vào thôn Phúc Tùng, quá trình thi công còn thời gian và dư vốn thì đơn vị sẽ đồng ý làm lại đường”, bà Hiếu cho hay.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Mai Văn Minh , Giám Đốc Sở Nông Nghiệp và PTNT Quảng Bình cho biết, hiện tại chỉ còn mỗi gia đình ông Hoàng Tỏ là chưa đồng ý tháo dỡ hàng rào cho đơn vị thi công, còn lại đều đồng tình cả. Về việc mấy hôm nay người dân thôn Phúc Tùng tập trung phản đối với nội dung công trình thiết kế chưa hợp lý, vấn đề này chủ đầu tư sẽ trực tiếp cử cán bộ dự án ra tìm hiểu và nắm bắt thêm nhu cầu của bà con để đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho cả hai bên. Những ý kiến của dân cái gì hợp lý sẽ cố gắng làm theo còn những cái thuộc về góc độ kĩ thuật, chuyên môn thì phải làm đúng theo thiết kế.

Về vấn đề bán đất cho dân, ông Minh khẳng định việc đó là không đúng, nếu xảy ra tình trạng như dân đã phản ánh thì chủ đầu tư sẽ liên hệ với công an để điều tra xử lý. Về đầu trang

https://www.moitruongvadothi.vn/quang-binh-nguoi-dan-thon-phuc-tung-tiep-tuc-phan-doi-xay-ke-duc-hoa-a93814.html

2. Tập đoàn SCG trao 50 suất học bổng cho học sinh, sinh viên

(Baoxaydung.com.vn 06/12, Nhất Linh)

quang binh tap doan scg trao 50 suat hoc bong cho hoc sinh sinh vien

Đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và Tập đoàn SCG trao học bổng cho học sinh, sinh viên.

Ngày 5/12, Tập đoàn SCG phối hợp với Tỉnh đoàn Quảng Bình tổ chức Lễ trao học bổng SCG Sharing The Dream năm 2021 cho học sinh, sinh viên khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi lễ, Tập đoàn SCG trao 50 suất học bổng cho 28 sinh viên và 22 học sinh Trung học phổ thông có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Mỗi suất học bổng cho sinh viên trị giá 6 triệu đồng và học sinh Trung học phổ thông trị giá 4 triệu. Tổng giá trị học bổng trao trong đợt này là 256 triệu đồng.

Chương trình học bổng SCG Sharing The Dream được Tập đoàn SCG triển khai từ năm 2007, đến nay chương trình không chỉ hỗ trợ tài chính cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và còn truyền cảm hứng cho các em tiếp tục ước mơ dù còn khó khăn. Ngoài các suất học bổng, các em học sinh, sinh viên còn có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm tại nhiều lĩnh vực thông qua các khóa đào tạo.

Chia sẻ về mục đích của học bổng SCG Sharing The Dream năm 2021, đại diện Tập đoàn SCG cho biết: Trong năm vừa qua, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh viên, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn, khiến cho việc học trở nên gian nan hơn. Chính vì vậy, tập đoàn muốn tiếp thêm sức mạnh giúp đỡ các em vượt qua khó khăn trong cuộc sống, tiếp thêm tinh thần học tập, giúp các em trở thành công dân có ích cho xã hội.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ An Phong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đánh giá cao ý nghĩa của học bổng “Sharing the Dream” dành cho các em học sinh, sinh viên do Tập đoàn SCG tài trợ. Mặc dù hoạt động trong ngành Vật liệu xây dựng nhưng Tập đoàn vẫn luôn có chiến lược phát triển bền vững, chú trọng bảo vệ môi trường. Trong điều kiện dịch Covid-19, đơn vị cũng gặp không ít khó khăn nhưng Tập đoàn SCG vẫn dành quỹ phúc lợi để hỗ trợ cho các bạn trẻ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình mong muốn: Tập đoàn SCG không chỉ chú trọng đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn chia sẻ về công nghệ, kinh nghiệm trong đào tạo nhân lực, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng.

Được biết, Tập đoàn SCG Việt Nam hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính gồm xi măng - vật liệu xây dựng, hóa dầu và bao bì. Hiện nay, tại Việt Nam, SCG có 23 công ty thành viên đang hoạt động với hơn 15.000 nhân viên, trong đó, nhà máy xi măng Sông Gianh (tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) của Việt Nam đã được Tập đoàn SCG mua lại 100% vào đầu năm 2017 với giá khoảng 156 triệu USD. Về đầu trang

https://baoxaydung.com.vn/quang-binh-tap-doan-scg-trao-50-suat-hoc-bong-cho-hoc-sinh-sinh-vien-321329.html

3. Quy tập một hài cốt liệt sĩ tại thôn Yên Vân

(Qdnd.vn 07/12; Quân đội nhân dân 07/12, tr2)

Quy tập một hài cốt liệt sĩ tại thôn Yên Vân

Cán bộ, nhân viên đơn vị thực hiện các bước xác lập hồ sơ.

Tại thôn Yên Vân, xã Hóa Tiến (Minh Hóa, Quảng Bình), vừa qua, cán bộ, nhân viên Đội Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ 589, Phòng Chính trị, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình đã quy tập được một.

Tại thôn Yên Vân, xã Hóa Tiến (Minh Hóa, Quảng Bình), vừa qua, cán bộ, nhân viên Đội Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ 589, Phòng Chính trị, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình đã quy tập được một hài cốt liệt sĩ. Đặc điểm hài cốt liệt sĩ được tìm thấy khá nguyên vẹn cùng nhiều di vật như 22 cúc áo bộ đội, 1 đầu dây thắt lưng, 1 mảnh bom, 6 chiếc đinh.

Được biết, địa bàn đơn vị tìm thấy hài cốt liệt sĩ trước đây là khu nghĩa trang dã chiến, an táng bộ đội và thanh niên xung phong hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sau hòa bình, phần lớn các liệt sĩ được đơn vị quy tập, nhưng do khu vực này bị bom Mỹ đánh phá ác liệt nên phần mộ có thể bị sai lệch so với sơ đồ. Sau khi hoàn tất các bước tìm kiếm, quy tập, hài cốt liệt sĩ được cán bộ, nhân viên trong đội di chuyển về đơn vị bảo quản theo đúng quy định.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, các cơ quan, đơn vị, cựu chiến binh và nhân dân, ai biết thông tin về phần mộ liệt sĩ trên, xin báo cho Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình hoặc Chuyên mục “Thông tin về mộ liệt sĩ”. Về đầu trang

https://www.qdnd.vn/ban-doc/tim-mo-liet-si/quy-tap-mot-hai-cot-liet-si-tai-thon-yen-van-679752

4. Quảng Bình sẽ tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc chào đón năm mới 2022

(TTXVN/Bnews.vn 06/12, Đức Thọ)

Ngày 6/12, ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du Lịch Quảng Bình, cho biết, chương trình chào đón năm mới 2022 tại Quảng Bình sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Các hoạt động này vừa đẩy mạnh việc quảng bá hoạt động du lịch nhưng vẫn đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19, thúc đẩy sự phục hồi của ngành du lịch Quảng Bình trong trạng thái bình thường mới.

Chương trình chào đón năm mới 2022 gồm có các hoạt động nổi bật như gặp gỡ doanh nghiệp du lịch Quảng Bình, biểu diễn nghệ thuật truyền thống chào đón năm mới 2022 tại các cơ sở lưu trú ở huyện Bố Trạch; biểu diễn nghệ thuật chào đón năm mới tại phố đi bộ thành phố Đồng Hới; đón những vị khách đầu tiên đến Quảng Bình và các hoạt động chào đón năm mới phục vụ khách du lịch tại Trung tâm Du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng; quảng bá các giá trị và sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử Quảng Bình.

Đặc biệt, có phần đếm ngược chào đón năm mới 2022 tổ chức vào tối 31/12/2021 tại thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch.

Chương trình chào đón năm mới 2022 là sự kiện nổi bật để đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến, phát động thị trường khách du lịch nội địa và khách du lịch trong tỉnh giai đoạn cuối năm 2021, đầu năm 2022, góp phần đón đầu thị trường, tăng cường nhận diện thương hiệu điểm đến, tạo lợi thế cạnh tranh, tăng việc làm, thu nhập cho người lao động.

Qua đó tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch-dịch vụ, thúc đẩy sự phục hồi của ngành du lịch trong trạng thái bình thường mới.

Ông Nguyễn Ngọc Quý nhấn mạnh, các hoạt động này sẽ phát động nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, nâng cao nhận thức và tích cực tham gia bảo vệ di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới theo hướng bền vững; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ khách du lịch; nâng cao nhận thức và hành động theo tinh thần "mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch", "mỗi chuyến đi thêm yêu quê hương Quảng Bình", tiếp tục khẳng định vị thế của du lịch Quảng Bình là điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam, Quảng Bình là điểm đến an toàn, khác biệt... Về đầu trang

https://bnews.vn/quang-binh-se-to-chuc-nhieu-hoat-dong-dac-sac-chao-don-nam-moi-2022/223763.html

5. Đẩy mạnh quảng bá điểm đến Quảng Bình

(Dulichvn.org.vn 07/12)

Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã tổ chức Lễ trao giải cuộc thi “Ảnh về Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng” nhằm đẩy mạnh quảng bá điểm đến tại Quảng Bình. 

Quảng Bình là một trong những tỉnh đón đầu nhu cầu du lịch của khách nội địa. Với việc đón khách du lịch ngoại tỉnh từ ngày 15/10, tổng số khách đến Quảng Bình trong tháng 11 đã tăng lên và có các tín hiệu phục hồi bước đầu, đạt 7.307 lượt khách. Tổng số lượt khách du lịch 11 tháng đầu năm 2021 ước đạt 559.339 lượt khách.

Để từng bước phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch, các hoạt động truyền thông, quảng bá đã được triển khai mạnh tại tỉnh Quảng Bình. Sở Du lịch Quảng Bình đã phối hợp với các Sở quản lý du lịch tại Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam chuẩn bị hội thảo trực tuyến giới thiệu điểm đến địa phương tới thị trường Hàn Quốc; đồng thời duy trì cung cấp thông tin và hỗ trợ du khách thông qua đường dây nóng, mạng xã hội và website quangbinhtourism.vn.

Vừa qua, cuộc thi “Ảnh về Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng” được tổ chức trực tuyến, với mục đích quảng bá các giá trị nổi bật của di sản, sản phẩm du lịch, hình ảnh Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm thu hút du khách đến với Quảng Bình, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ, bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản.

Sau 2 tháng tổ chức, cuộc thi đã thu hút được 231 ảnh dự thi, nhận hơn 70.000 lượt tương tác cùng hơn 36.000 lượt bình chọn. Trong đó, nhiều bức ảnh ấn tượng thể hiện sự khác biệt, độc đáo và đa dạng về vẻ đẹp của di sản thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng. Kết quả chung cuộc, Ban Tổ chức đã trao 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải Khuyến khích và 4 giải ảnh ấn tượng.

Theo ông Phạm Hồng Thái – Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, thông qua cuộc thi, hình ảnh Phong Nha – Kẻ Bàng đã lan tỏa tới cộng đồng quốc tế và Việt Nam qua sự tham gia, tương tác trên nền tảng trực tuyến, tạo hiệu ứng tích cực quảng bá điểm đến Quảng Bình trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động lớn đến ngành du lịch.

Sắp tới, Quảng Bình tổ chức loạt chương trình chào đón năm mới 2022 nhằm thu hút du khách dịp cuối năm 2021 và đầu năm 2022; gồm các hoạt động như biểu diễn nghệ thuật truyền thống đón năm mới tại huyện Bố Trạch và phố đi bộ TP. Đồng Hới; đón những vị khách đầu tiên đến du lịch Quảng Bình và chào đón năm mới tại Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng; chương trình đếm ngược chào đón năm mới 2022 tối 31/12/2021 tại thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch). Về đầu trang

https://dulichvn.org.vn/index.php/item/day-manh-quang-ba-diem-den-quang-binh-48357

V. Pháp luật - An ninh quốc phòng  

1. Đơn tố cáo Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới): Nội dung không đúng sự thật!

(Baoquangbinh.vn 07/12)

Báo Quảng Bình nhận được đơn tố cáo phản ánh về việc Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) không tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc thực hiện dự án sửa chữa các phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ Trường THCS Bảo Ninh. Qua xác minh cho thấy nội dung tố cáo không đúng sự thật.

Đơn có nội dung: Dự án sửa chữa các phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ Trường THCS Bảo Ninh hiện đã thực hiện được 50% khối lượng gói thầu xây lắp. Tuy nhiên, đến hiện tại vẫn chưa có hồ sơ, bản vẽ thiết kế của cơ quan nhà nước thẩm định, phê duyệt; quyết định đơn vị quản lý, giám sát công trình; không tổ chức đấu thầu theo quy định... Việc làm này của chủ đầu tư là UBND xã Bảo Ninh mà cụ thể là Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh Nguyễn Quang Vũ đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc quản lý nhà nước, vi phạm pháp luật cần được xử lý nghiêm minh.

Qua xác minh của phóng viên cho thấy nội dung đơn nói trên không đúng với thực tế và không có căn cứ. Cụ thể, theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được từ các cơ quan chức năng: Dự án sửa chữa các phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ Trường THCS Bảo Ninh được UBND TP. Đồng Hới phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình tại Quyết định số 5985/QĐ-UBND, ngày 18-10-2021.

Ngày 21-10-2021, UBND Bảo Ninh có tờ trình số 1719/TTr-UBND gửi UBND TP. Đồng Hới về việc trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án và được Phòng Tài chính-Kế hoạch UBND TP. Đồng Hới thẩm định tại Báo cáo thẩm định số 824/BC-TCKH, ngày 26-10-2021.

 

Trên cơ sở đó, ngày 26-10-2021, UBND TP Đồng Hới có Quyết định số 6215/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án. Kèm theo quyết định này là phụ lục lựa chọn nhà thầu cho 4 gói thầu với tổng trị giá là 1,058 tỷ đồng, gồm: Quản lý dự án; giám sát thi công; bảo hiểm công trình và gói thầu xây lắp với giá trị 995,171 triệu đồng. Hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu.

Sau khi có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án của UBND TP. Đồng Hới, ngày 4-11-2021 UBND xã Bảo Ninh đã có các quyết định về việc chỉ định thầu tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình; quyết định về việc phê duyệt chỉ định thầu đơn vị thi công xây dựng công trình là Công ty cổ phần DNA (có địa chỉ ở phường Đồng Phú, TP. Đồng Hới)...

 

Trả lời về nội dung đơn tố cáo nói trên, ông Nguyễn Quang Vũ, Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh khẳng định, nội dung đơn trên là hoàn toàn sai sự thật, bịa đặt và vu khống nhằm xúc phạm danh dự của ông. Trước sự việc này ông Vũ đề nghị các cơ quan chức năng cần vào cuộc để xác minh làm rõ và xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

 

Viện Quy hoạch xây dựng Quảng Bình-đơn vị được giao nhiệm vụ tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình Dự án sửa chữa các phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ Trường THCS Bảo Ninh cho biết: Đơn vị đã và đang thực hiện các nhiệm vụ theo đúng các quy định của pháp luật trong việc tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình cho chủ đầu tư. Hiện qua giám sát thi công cho thấy nhà thầu đang thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/toa-soan-ban-doc/202112/don-to-cao-chu-tich-ubnd-xa-bao-ninh-tp-dong-hoi-noi-dung-khong-dung-su-that-2196021/

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More