Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 14-7-2021

Post date: 14/07/2021

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

1.                “Bộ Y tế sẽ sớm ban hành hướng dẫn cách ly F0 tại nhà cho TP.HCM”. 1

2.                Không kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 đối với trường hợp đi lại trong TPHCM.. 2

3.                Xôn xao, giao chỉ tiêu phạt người dân rời khỏi nhà ở TPHCM.. 2

4.                Hà Nội: Chủ tịch thị trấn Quốc Oai cùng nhiều cán bộ, công an phải cách ly. 4

5.                Dịch xâm nhập doanh nghiệp: Ngành chức năng xử lý chậm, công nhân khổ vì “giấy thông hành”. 4

6.                Bộ GTVT đề nghị ưu tiên xét nghiệm Covid-19 cho lái xe. 5

7.                Không nên độc quyền dịch vụ xét nghiệm COVID-19 ở sân bay. 6

TIN QUỐC HỘI 7

8.                Xem xét việc biểu dương các địa phương thực hiện tiết kiệm chi tốt 7

9.                Lần đầu tiên Quốc hội có đại diện hai dân tộc thiểu số rất ít người 7

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP. 9

10.             Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: 70% doanh nghiệp chưa thực hiện. 9

11.             Giải pháp nào cho 13 triệu lao động mất việc?. 10

12.             VCCI đề xuất hai nhóm giải pháp phục hồi doanh nghiệp, nền kinh tế trong Covid-19. 11

13.             Lộ diện top 5 tỉnh, thành xuất khẩu lớn nhất 6 tháng đầu năm.. 12

QUẢN LÝ.. 13

14.             Đề xuất tăng lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995. 13

15.             Điều kiện để nhận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, nhiều hộ kinh doanh kêu khó. 13

16.             Hà Nội kỷ luật 724 đảng viên trong 6 tháng đầu năm.. 14

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 15

17.             Đề xuất quản lý hồ sơ điện tử cán bộ, công chức, viên chức. 15

18.             Kéo dài thời gian công nhận doanh nghiệp ưu tiên về hải quan từ 3 lên 5 năm.. 16

19.             Hà Nội: Đơn giản 22 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực LĐ-TB&XH.. 17

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 17

20.             Ðề nghị truy tố nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TPHCM.. 17

21.             Truy tố nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai vì nâng khống giá thiết bị y tế. 18

22.             Trà Vinh: Tạm đình chỉ công tác một Phó Giám đốc Trung tâm y tế. 20

23.             Cấp hàng loạt sổ đỏ trái phép, lãnh đạo Sở TN&MT Gia Lai và thuộc cấp bị xử lý. 20

24.             Gia Lai: Chỉ huy trưởng quân sự xã dùng bằng giả để thăng tiến. 21

THẾ GIỚI 22

25.             Nhiều bộ trưởng Malaysia bị phạt do vi phạm quy định giãn cách. 22

26.             Thủ tướng Hà Lan xin lỗi vì nới lỏng biện pháp hạn chế COVID-19 quá vội 22

 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

“Bộ Y tế sẽ sớm ban hành hướng dẫn cách ly F0 tại nhà cho TP.HCM”

Dự thảo cách ly F0 tại nhà ở TP.HCM sẽ áp dụng với 2 nhóm đối tượng là F0 không triệu chứng được cách ly hơn 10 ngày và nhân viên y tế có khả năng tự theo dõi sức khỏe tại nhà.

 Tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa 13-7 chỉ riêng TP.HCM đã ghi nhận hơn 1.000 ca mắc COVID-19. TP.HCM đã liên tục mở cơ sở bệnh viện dã chiến, mới đây nhất là thành lập trung tâm hồi sức COVID-19 để thu dung F0 không triệu chứng và kịp thời điều trị các bệnh nhân nặng. Tuy nhiên, dự báo số ca bệnh tăng nhanh, các cơ sở thu dung bệnh nhân không triệu chứng sẽ có nguy cơ quá tải.

 Trả lời phóng viên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bệnh nhân F0 nếu trải qua 10 ngày không triệu chứng và tải lượng virus thấp có thể cho về cách ly tại nhà.

 Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, trước tình hình số ca F0 đang tăng nhanh ở TP.HCM có thể gây quá tải và áp lực cho ngành y tế, Bộ Y tế dựa trên hướng dẫn của WHO xây dựng hướng dẫn thí điểm cách ly F0 tại nhà cho TP.HCM.

 Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, trước mắt hai đối tượng F0 được xem xét cho cách ly tại nhà là nhóm F0 đã được cách ly hơn 10 ngày, tải lượng virus lây lan thấp hay khó có khả năng lây nhiễm và nhóm F0 là nhân viên y tế có khả năng tự theo dõi sức khỏe tại nhà.

 Bên cạnh đó, F0 được cách ly tại nhà cũng phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở cách ly tại nhà như là đối tượng F1 (phải có phòng riêng, ứng dụng phần mềm theo dõi sức khỏe, hệ thống trực tuyến theo dõi giám sát tại nhà...). (Plo.vn 13/7, Hoàng Lan)Về đầu trang

Không kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 đối với trường hợp đi lại trong TPHCM

UBND TP Hồ Chí Minh ra văn bản trong đó chỉ đạo các trường hợp đi lại trong phạm vi TP do nhu cầu thật sự cần thiết thì không thực hiện kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19.

 Rút kinh nghiệm ngày 12/7, TP Hồ Chí Minh đã có những thay đổi tại các chốt kiểm soát phòng dịch. Hôm nay, chốt kiểm soát tại đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp đã được rời tới vị trí hợp lý, cử thêm người điều tiết để tránh ùn tắc giao thông tại đây.

 UBND Quận Gò Vấp cho biết vị trí cũ là chưa hợp lý nên đã để xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng, quận đã lùi chốt chặn này lại vài trăm mét, địa điểm mới được lập ngay trong tối 12/7 để người dân có thể quay đầu xe khi không đủ điều kiện, giấy tờ qua chốt.

 Trên các tuyến đường tại những quận, huyện khác, các chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh cũng được thiết lập. Theo ghi nhận, người dân tại TP Hồ Chí Minh đã đồng lòng, chung tay với thành phố chống dịch, việc đi ra đường được mọi người hạn chế tối đa.

 Cũng trong ngày 12/7, UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản thông báo đối với các trường hợp đi lại trong phạm vi thành phố do nhu cầu thật sự cần thiết thì không cần thực hiện kiểm tra giấy xét nghiệm SARS-CoV-2. Đây cũng là một trong các biện pháp khẩn cấp về giao thông vận tải trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, tránh gây tình trạng ùn tắc, vi phạm quy định giãn cách. (VTV.vn 13/7)Về đầu trang

Xôn xao, giao chỉ tiêu phạt người dân rời khỏi nhà ở TPHCM

Hàng ngày tổ chức 1 chốt xử phạt trước cổng UBND phường. Mỗi ca phải phạt 20 trường hợp… Tổ tuần tra giám sát tăng cường xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp người dân ra khỏi nhà không thuộc các trường hợp quy định và không có lý do chính đáng. Mỗi ca phải phạt 5 trường hợp là một phần kế hoạch thực hiện của một phường ở TPHCM đang lan truyền trên không gian mạng, gây xôn xao dư luận.

 Sáng 13/7, trên các trang mạng xã hội lan truyền một phần nội dung kế hoạch triển khai thực hiện quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ của một phường ở TPHCM gây xôn xao dư luận.

 Đó là một trang đánh máy về kế hoạch kiểm tra, xử phạt người vi phạm khi TPHCM thực hiện biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16. Cụ thể, kế hoạch yêu cầu tổ chức một chốt xử phạt trước cổng UBND phường và giao chỉ tiêu “Mỗi ca trực phải phạt 20 trường hợp”.

 Chưa hết, kế hoạch này còn yêu cầu thành lập tổ tuần tra, giám sát trên địa bàn phường, chia thành 6 ca làm việc, có phân công cụ thể cán bộ, nhân viên tham gia, trong đó có lãnh đạo UBND phường. Tổ tuần tra có nhiệm vụ giám sát hoạt động cả tuần (kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật) để xử lý các trường hợp vi phạm công tác phòng chống dịch.

 Đặc biệt, kế hoạch này yêu cầu tăng cường xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp người dân ra khỏi nhà không thuộc các trường hợp quy định và không có lý do chính đáng với chỉ tiêu “Mỗi ca phải phạt 5 trường hợp”.

 Trao đổi với báo chí, Chủ tịch UBND phường 6, quận Gò Vấp Phan Đình An xác nhận nội dung trên là một phần thông báo phân công nhiệm vụ phòng chống dịch của UBND phường 6, quận Gò Vấp.

 Ông An cho biết UBND phường 6 đã tiến hành xử phạt nhiều trường hợp người dân rời khỏi nhà trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội không thuộc các trường hợp quy định và không có lý do chính đáng.

 Tuy nhiên, do việc đưa ra chỉ tiêu xử phạt vi phạm là chưa phù hợp nên UBND phường 6 đã có thông báo điều chỉnh. (Tienphong.vn 13/7, Huy Thịnh)Về đầu trang

Hà Nội: Chủ tịch thị trấn Quốc Oai cùng nhiều cán bộ, công an phải cách ly

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Quốc Oai xác nhận thông tin lãnh đạo thị trấn Quốc Oai liên quan ca mắc COVID-19 trên địa bàn và phải đi cách ly tập trung. “Công việc của thị trấn vẫn được duy trì bình thường, không ảnh hưởng nhiều”, vị này nói.

 Theo báo cáo của huyện Quốc Oai, sáng 13/7, trên địa bàn huyện Quốc Oai ghi nhận thêm một ca F0 liên quan tới chùm ca bệnh tại tổ dân phố Hoa Vôi, thị trấn Quốc Oai, nâng tổng số ca F0 trên địa bàn huyện Quốc Oai lên 10 trường hợp.

 Theo đó, từ ngày 11/7 đến nay, huyện Quốc Oai đã ghi nhận 10 ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó có 8 người trong cùng gia đình và 2 trường hợp liên quan khác.

 Huyện Quốc Oai đã rà soát được 101 trường hợp F1 (trong đó 96 trường hợp trên địa bàn huyện, 5 trường hợp nơi khác); 692 trường hợp F2. Hiện nay, huyện vẫn đang tiếp tục điều tra, truy vết F1, F2, F3 và các trường hợp liên quan. Huyện cũng ra quyết định cách ly 65 hộ dân với 279 nhân khẩu, thành lập 3 chốt kiểm dịch. 

Liên quan đến nhiều trường hợp cán bộ thị trấn Quốc Oai phải đi cách ly, một lãnh đạo thị trấn Quốc Oai cho biết, cùng với Chủ tịch UBND thị trấn, các nhân viên văn phòng, công chức chuyên môn của thị trấn cũng bị đưa đi cách ly, xét nghiệm. Trụ sở UBND thị trấn đã được phun trùng, khử khuẩn và không nằm trong diện bị phong tỏa.

 Theo vị này, trong ngày hôm qua và hôm nay, cơ quan y tế đã đưa 25 trường hợp F1 gồm lãnh đạo, cán bộ UBND thị trấn, Công an thị trấn Quốc Oai và một Phó Chỉ huy quân sự thị trấn đi cách ly. (Tienphong.vn 13/7, Trường Phong)Về đầu trang

Dịch xâm nhập doanh nghiệp: Ngành chức năng xử lý chậm, công nhân khổ vì “giấy thông hành”

Trong số 1.628 ca mắc COVID-19 tại Bình Dương có đến 1.054 ca là công nhân lao động. Dịch xâm nhập vào doanh nghiệp khiến người lao động hoang mang, trong khi đó, cơ quan chức năng lại xử lý tình huống chậm càng tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.

 Tính trong đợt dịch thứ tư này, hiện Bình Dương có 1.628 ca mắc COVID-19, trong đó có 2 người tử vong. Dịch bệnh đã xuất hiện ở 48 công ty, xí nghiệp và hàng chục khu nhà trọ công nhân.

 Theo thông tin từ Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, tính đến sáng 13/7, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 387 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số gần 42 nghìn công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Có 1.054 công nhân lao động là F0; có 7.380 công nhân lao động là F1 và có 8.759 công nhân lao động là F2.

 Trong đó, tại một số doanh nghiệp có ca F0, F1 cơ quan chức năng chậm đưa đi cách ly tập trung. Cụ thể, Công ty Sơn Hung Tah (KCN Đồng An) có tổng số 120 công nhân vào sáng 8/7 test nhanh phát hiện 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, công ty truy vết có 16 người là F1. Tuy nhiên, đến ngày 10/7, công ty vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng khiến người lao động hoang mang.

 Tại Công ty TNHH Hansoll Vina (KCN Sóng Thần 1) có tổng số 4.000 công nhân, hàng nghìn công nhân làm việc tại đây đã phản ứng vẫn tiếp tục sản xuất khi chưa có phương án phân luồng cách ly F1, F2. Người lao động tại công ty này phải ở lại công ty suốt 1 tuần. Hiện, công ty này đã có hơn 80 trường hợp mắc COVID-19. Hiện, tất cả người liên quan (1.600 người) ở công ty này đã được đưa đi cách ly tập trung sau khi ngành chức năng đến hỗ trợ.

 Tương tự, tối 11/7, tại Công ty TNHH Premier Global Việt Nam (KCN Đồng An) có 2.300 người lao động (hiện đã xác định 30 ca F0). Tuy nhiên, ngành y tế vẫn chưa bố trí phân luồng điều trị, đưa đi cách ly. Do lo sợ lây chéo, công nhân hoang mang.

 Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho hay, ngay khi nắm được thông tin, Công đoàn đã đề xuất và chủ động phối hợp với ngành chức năng địa phương giải quyết vụ việc, đáp ứng nguyện vọng của công nhân. Qua đó, đến nay đã ổn định tình hình, đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

 Phía Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho hay, hiện người lao động đang gặp phải khó khăn khi phải có “giấy thông hành” xét nghiệm âm tính khi đi làm cả trong và ngoài tỉnh, bởi chi phí test COVID-19 khá cao (300 nghìn đồng/lượt), trong khi thời hạn sử dụng kết quả chỉ được 3 ngày.

 Doanh nghiệp chi trả chi phí test cho công nhân nhưng có nhiều nơi người lao động tự bỏ chi phí test khiến đời sống thêm khó khăn. Hơn nữa việc tụ tập để test COVID-19 nguy cơ cao lây nhiễm chéo. Từ đó, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương kiến nghị cần ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động để làm thông hành. Người lao động chỉ cần có xác nhận làm việc tại công ty và tuân thủ 5K được xem là giấy thông hành để công nhân ổn định đời sống và hạn chế lây lan dịch bệnh.

 Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, đã hỗ trợ tiền và nhu yếu phẩm trị giá gần 900 triệu đồng cho người lao động bị ảnh hưởng. Thăm hỏi hỗ trợ lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch số tiền hơn 1,3 tỷ đồng. Đơn vị đã thành lập đội hỗ trợ các doanh nghiệp có dịch với 20 thành viên chuyên trách. Lực lượng này sẽ chủ động hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong công tác phòng, chống dịch và cầu nối thông tin với cơ quan chức năng để xử lý kịp thời mọi tình huống. (Tienphong.vn 13/7)Về đầu trang

Bộ GTVT đề nghị ưu tiên xét nghiệm Covid-19 cho lái xe

Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, TP tạo điều kiện thuận lợi ưu tiên xét nghiệm Covid-19 cho tài xế vận tải hàng hóa thiết yếu.

 Theo Bộ GTVT, hiện nay các địa phương đang triển khai việc xét nghiệm Covid-19 cho người dân và tổ chức các chốt kiểm soát dịch bệnh.

 Qua nắm bắt tình hình, Bộ cho rằng, hiện nay một số tỉnh, TP bố trí các điểm xét nghiệm Covid-19 còn chưa phù hợp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người đến xét nghiệm, nhất là đội ngũ lái xe.

 Để tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, tránh ách tắc vận tải hàng hóa, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, TP chỉ đạo các đơn vị liên quan (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trung tâm Y tế dự phòng...) bố trí điểm xét nghiệm, vị trí kiểm tra riêng biệt và ưu tiên xét nghiệm Covid-19 cho người điều khiển phương tiện vận tải, đặc biệt đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, nông sản.

 Các đối tượng được ưu tiên gồm: lái xe, người phục vụ trên xe, nhân viên bốc, xếp dỡ hàng hóa đi theo xe. Ưu tiên trả kết quả nhanh cho tài xế để tạo điều kiện thuận lợi lưu thông hàng hóa, tránh gây ách tắc phương tiện vận tải.

 Thông tin công khai các địa điểm xét nghiệm, vị trí kiểm tra cho lái xe để người lái xe và nhân dân biết, thực hiện xét nghiệm trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo yêu cầu thuận lợi lưu thông hàng hóa và phòng chống dịch. (Vietnamnet.vn 13/7, Vũ Điệp)Về đầu trang

Không nên độc quyền dịch vụ xét nghiệm COVID-19 ở sân bay

Từ 11.7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai dịch vụ xét nghiệm COVID-19 tại sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ hành khách đi máy bay từ TPHCM cần có giấy xác nhận âm tính theo quy định của Bộ Y tế.

 Cung cấp dịch vụ xét nghiệm COVID-19 là cần thiết, nhưng điều mà người dân quan tâm là chi phí. Giá test nhanh tại sân bay Tân Sơn Nhất là 540.000 đồng/mẫu/người, ai cũng than là quá cao so với mặt bằng dịch vụ này ở những nơi khác.

 Báo Lao Động ngày 7.7.2021 có bài: “Loạn giá xét nghiệm COVID-19, dân chịu không thấu”, đưa ra các loại giá xét nghiệm khác nhau ở các địa phương, từ 320.000 đồng, 238.000 đồng, 350.000 đồng, có nơi lên đến 580.000 đồng một lần test. Đó là ở các điểm test để phục vụ “thông hành đường bộ”. Nhưng cho dù là đi đường bộ, đường không hay đường biển, thì giá xét nghiệm cũng chẳng khác nhau quá xa.

 Giá xét nghiệm có thể chênh lệch, vì tùy theo loại, nhưng phải hợp lý. Muốn có được sự hợp lý, tránh nâng giá bất thường, thì phải có sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, có sự kiểm soát của cơ quan quản lý.

 Không nên độc quyền một đơn vị cung cấp dịch vụ xét nghiệm COVID-19 ở sân bay, mà phải có nhiều hơn để hành khách lựa chọn. Nếu có sự khác nhau về giá giữa các loại sản phẩm thì đơn vị cung cấp dịch vụ giải thích để hành khách biết.

 Phải có nhiều sản phẩm cung cấp dịch vụ, ai muốn chọn loại gì để test là quyền cá nhân, không ép sử dụng loại đắt tiền. Bởi vì hành khách đã vào sân bay rồi thì không thể từ chối xét nghiệm cho dù là giá cao.

 Tại sân bay Hà Nội, cũng đã triển khai dịch vụ xét nghiệm COVID-19 cho hành khách. Chi phí test nhanh được niêm yết theo công bố của Bộ Y tế, tức khoảng 238.000 đồng/mẫu/người. So sánh sẽ thấy, cùng test nhanh để có “giấy thông hành” đi máy bay, nhưng giá tại sân bay Tân Sơn Nhất có sự chênh lệch quá xa. 

Tại sân bay Nội Bài, việc xét nghiệm COVID-19 do Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn thực hiện. Tuy nhiên, khi sân bay hoạt động trở lại với tần suất bay cao hơn, đông hành khách hơn, rất cần có thêm nhiều đơn vị khác để phục vụ hành khách xét nghiệm. Thêm nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ để xét nghiệm nhanh hơn, đồng thời tránh tối đa độc quyền, đảm bảo chất lượng phục vụ và giá cả phù hợp.

 Người dân có nhu cầu đi lại đương nhiên phải chấp hành các quy định về phòng dịch, trong đó có xét nghiệm COVID-19, vậy thì phải có biện pháp hạ thấp chi phí cho dân nhờ, trong đó có việc chống độc quyền cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại sân bay. (Laodong.vn 13/7, Lê Thanh Phong)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Xem xét việc biểu dương các địa phương thực hiện tiết kiệm chi tốt

Sáng 13/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục Phiên họp thứ 58 để cho ý kiến về dự kiến các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2021 - 2025; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp.

 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá các báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra đã được chuẩn bị tốt, sắc sảo, bám sát và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là thành quả của quá trình phối hợp nhuần nhuyễn giữa các Bộ ngành và các Ủy ban của Quốc hội.

 Góp ý vào nội dung cụ thể, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các báo cáo cần đánh giá sát thực những kết quả và thành tựu nổi bật giai đoạn 5 năm trước, nhất là nỗ lực vượt khó trong phát triển kinh tế - xã hội của riêng năm 2020. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị báo cáo đánh giá thêm cơ chế vận hành đầu tư công nhiệm kỳ qua, xem xét việc biểu dương những địa phương đã thực hiện tiết kiệm chi tốt như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh...

 Chủ tịch Quốc hội lưu ý báo cáo cần khẳng định: Bối cảnh đã được đề cập trong Nghị quyết Đại hội XIII đến nay vẫn rất toàn diện và sâu sắc, nhấn mạnh yếu tố phát triển nhanh, bền vững, không để nợ xấu, nợ công quay lại cũng như bổ sung thêm những áp lực, rủi ro do ảnh hưởng của đại dịch.

 Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý phương hướng, nhiệm vụ trong báo cáo cần khắc phục hai khuynh hướng là bảo thủ và đổ thừa cho cơ chế, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tại Hội nghị Trung ương 3 vừa qua phải nhìn nhận vấn đề khách quan. (VTV.vn 13/7)Về đầu trang

Lần đầu tiên Quốc hội có đại diện hai dân tộc thiểu số rất ít người

Lần đầu tiên trong 15 nhiệm kỳ Quốc hội, tỷ lệ đại biểu người dân tộc thiểu số đạt cao nhất từ trước đến nay và cũng là lần đầu tiên có thêm đại diện của 2 dân tộc thiểu số rất ít người (dân tộc Lự và Brâu) trong Quốc hội.

 Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã thông qua Nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội Khóa XV đối với 499 người có tên trong danh sách chính thức người trúng cử được công bố hôm 10/6.

 Theo đó, Quốc hội Khóa XV có 194 đại biểu do các cơ quan, tổ chức Trung ương giới thiệu; 301 đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở địa phương giới thiệu; 4 đại biểu tự ứng cử; số đại biểu dự kiến hoạt động chuyên trách tại Trung ương là 126 người, số đại biểu hoạt động chuyên trách ở địa phương là 67 người.

 Về cơ cấu kết hợp, đại biểu là phụ nữ có 151 người, đạt tỷ lệ 30,26%; đại biểu là người dân tộc thiểu số có 89 người, đạt tỷ lệ 17,84%; đại biểu trẻ dưới 40 tuổi có 47 người đạt tỷ lệ 9,42%; đại biểu là người ngoài Đảng có 14 người, đạt tỷ lệ 2,81%; đại biểu Khóa XIV tái cứ hoặc đã từng là đại biểu Quốc hội các khóa trước có 203 người, đạt tỷ lệ 40,68%; đại biểu lần đầu tham gia Quốc hội có 296 người, đạt tỷ lệ 59,32%.

 Về trình độ chuyên môn: trên đại học có 392 người, đạt tỷ lệ 78,55%, trong đó, tiến sỹ có 144 người, thạc sỹ có 248 người, đại học có 106 người; dưới đại học có 1 người. Học hàm Giáo sư có 12 người, Phó Giáo sư có 20 người.

 Với kết quả nêu trên, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội Khóa XV đã giảm đại biểu kiêm nhiệm làm việc trong các cơ quan hành pháp, tư pháp, tăng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách.

 Tuy tỷ lệ đại biểu Quốc hội dự kiến hoạt động chuyên trách chưa đạt 40% so với quy định nhưng lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ Quốc hội, tỷ lệ đại biểu Quốc hội dự kiến hoạt động chuyên trách trúng cử cao, đạt 38,6% tổng số đại biểu Quốc hội.

 Các cơ cấu kết hợp như tỷ lệ nữ đại biểu, trẻ tuổi, đại biểu là người dân tộc thiểu số, đại biểu tái cử đều đạt hoặc vượt so với chỉ tiêu đề ra.

 Đặc biệt, lần đầu tiên trong 15 nhiệm kỳ Quốc hội, tỷ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số đạt 17,84%, cao nhất từ trước đến nay và cũng là lần đầu tiên, nước ta có thêm đại diện của 2 dân tộc thiểu số rất ít người (dân tộc Lự và Brâu) trong Quốc hội.

 Cụ thể là đại biểu Quốc hội khoá XV Tao Văn Giót, Bí thư Đoàn TNCS HCM huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; Sinh năm 1990, trình độ Đại học chuyên ngành trồng trọt. Đại biểu Tao Văn Giót là người dân tộc Lự, quê quán tỉnh Lai Châu.

 Người thứ hai là nữ đại biểu Nàng Xô Vi, Giáo viên Trường phổ thông dân tộc nội trú tại huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum. Sinh năm 1996, đại biểu Nàng Xô Vi là người dân tộc Brâu, quê ở Kon Tum, có trình độ chuyên môn Đại học chuyên ngành sư phạm địa lý.

 Trong danh sách 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV có 89 đại biểu là người dân tộc thiểu số, thuộc các dân tộc: Tày, Thái, Mông, Mường, Khmer, Chăm, Ê đê, Khơ mú, Nùng, Giáy, Sán Dìu, Thổ, Xơ Đăng, Brâu, Sán Chay (Cao Lan), Lự, La Chí, Vân Kiều, Lào, Hoa, Cơ Ho… 

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/7 và dự kiến bế mạc vào sáng 3/8. Toàn bộ 499 đại biểu Quốc hội khoá XV sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Hà Nội. (Tienphong.vn 13/7, Luân Dũng)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: 70% doanh nghiệp chưa thực hiện

Trong số 183 doanh nghiệp đã cổ phần hóa (giai đoạn 2016 đến tháng Sáu năm nay) chỉ có 39 đơn vị thuộc danh mục 128 doanh nghiệp cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tương ứng 30% kế hoạch.

 Thông tin từ Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết trong sáu tháng đầu năm, cả nước có 3 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị 252 tỷ đồng, trong đó phần vốn của các tập đoàn, tổng công ty là 151 tỷ đồng.

 Như vậy, lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng Sáu năm nay, các cấp có thẩm quyền đã phê duyệt phương án cổ phần hóa tại 183 doanh nghiệp với tổng giá trị 489.943 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước là 233.944 tỷ đồng.

 Báo cáo chỉ ra trong 183 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 39 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa (128 doanh nghiệp) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đạt 30% kế hoạch). Do đó, số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch trong sáu tháng cuối năm là 89 doanh nghiệp (tương ứng 70% kế hoạch). Điều đáng nói là 88/98 đơn vị trên còn chưa công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

 Về vấn đề này, đại diện phía Bộ Tài chính cho biết đang rà soát, hoàn thiện nhiều cơ chế chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước nhằm kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành giúp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch đề ra. 

Về thoái vốn, số liệu từ Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết lũy kế từ năm 2016-2020, các doanh nghiệp Nhà nước đã thoái vốn 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng và gấp 6,5 lần giá trị sổ sách. Trong đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn tại 136 doanh nghiệp (giá vốn 6.758 tỷ đồng, thu về 37.185 tỷ đồng). Trong sáu tháng đầu năm 2021, giá trị thoái vốn tại các doanh nghiệp là 286,6 tỷ đồng và thu về 2.165 tỷ đồng.

 Theo đánh giá của Cục Tài chính doanh nghiệp, cơ chế cổ phần hóa, thoái vốn đã được ban hành đầy đủ song tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong sáu tháng đầu năm 2021 vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do tình hình phức tạp, căng thẳng trong các quan hệ kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực cũng như tác động của dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực.

 Mặt khác, vị đại diện này cho hay các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại giai đoạn này hầu hết là các doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai hoặc hoạt động trong lĩnh vực công ích, gắn liền với các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa phương. (VietnamPlus.vn 13/7)Về đầu trang

Giải pháp nào cho 13 triệu lao động mất việc?

Đầu năm 2021 kinh tế vừa có dấu hiệu phục hồi thì lần bùng phát dịch COVID -19 thứ 4 như cơn bão đẩy doanh nghiệp vào tình cảnh kiệt sức, người lao động thất nghiệp tăng đột biến. Trong 6 tháng đầu năm, theo thống kê đã có tới gần 13 triệu lao động bị ảnh hưởng, tiềm ẩn nhiều bất ổn xã hội.

 Lần bùng phát dịch COVID-19 thứ 4 diễn biến phức tạp khi biến chủng mới lây lan nhanh hơn. Nhiều ổ dịch xuất hiện tại các khu công nghiệp, khu chế xuất - nơi tập trung số lượng lớn doanh nghiệp (DN), nhà máy sản xuất lớn với nhiều lao động. Đến thời điểm hiện tại, dịch đã xuất hiện 55/63 tỉnh, thành phố, tiếp tục vắt kiệt sức chịu đựng của cả DN và người lao động sau một thời gian dài vật lộn với COVID-19.

 Nhìn lại, ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định: nửa đầu năm 2021, thị trường lao động chưa có dấu hiệu khả quan. Cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19: mất việc, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Trong đó, 2,8 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3,1 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập… Dịch vụ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19. So với cùng kỳ năm 2020, số lao động thiếu việc làm ở khu vực dịch vụ quý 2/2021 tăng gần 100 nghìn người.

 Theo ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đà khôi phục việc làm và cải thiện thu nhập của người lao động trong quý 2, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm, lớn như Hà Nội, TP. HCM, và các tỉnh lân cận.

 “Tập trung hỗ trợ nhiều hơn đến đối tượng yếu thế trong xã hội (công nhân, buôn bán nhỏ, lao động phi chính thức,…) vì đây là những đối tượng dễ bị tổn thương khi thực hiện giãn cách xã hội, bằng những hỗ trợ thiết thực. Từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực về mặt xã hội như tệ nạn trộm cắp”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê kiến nghị.

 Trước tình hình trên, Tổng cục Thống kê đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch vẫn còn diễn biến khó lường. Theo đó, cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện kiên định mục tiêu kép, vừa quyết liệt phòng chống dịch hiệu quả, vừa tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và người lao động. Đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc - xin để đạt được miễn dịch cộng đồng, đặc biệt ưu tiên cho các lao động tuyến đầu, lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để duy trì sản xuất, ngăn chặn tình trạng đứt gãy chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

 TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, giải pháp hỗ trợ cần được triển khai khẩn cấp hơn bao giờ hết. Nếu không, số lao động mất việc làm vào cuối năm sẽ còn nhiều hơn nữa, gây gánh nặng không nhỏ cho xã hội. Theo ông Doanh, trong nền kinh tế, kinh tế hộ gia đình và khu vực phi chính thức lên đến 32%. Tuy nhiên, đây là khu vực dễ bị tổn thương nhất trong bối cảnh dịch COVID-19. Nếu không đánh giá toàn diện, chúng ta sẽ bỏ rơi một bộ phận người lao động trong các gói hỗ trợ.

 “Hỗ trợ bằng tiền mặt không giúp ích nhiều cho người lao động bởi khoản trợ cấp gần như không đáng kể, trong khi ngân sách nhà nước không đủ sức để tung ra quá nhiều gói giải cứu. Quan trọng nhất là chính quyền địa phương phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức chuyển đổi sản xuất cho một bộ phận lao động ở khu vực phi chính thức bị ảnh hưởng thu nhập bởi dịch bệnh cũng như bộ phận lao động ở khu vực chính thức bị mất việc làm. Các ngành nghề có thể triển khai tạm thời là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để người lao động cầm cự qua giai đoạn này”, ông Doanh kiến nghị.

 Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), nguy cơ hiện hữu lúc này nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời, đó là số DN phá sản sẽ tiếp tục tăng. Do đó, cần giúp DN để duy trì hoạt động và dần phục hồi. “Chỉ khi nào DN phục hồi thì mới giữ và tạo được việc làm cho người lao động. Đây là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết tình trạng lao động thất nghiệp hiện nay”, ông Thịnh nhấn mạnh. (Tienphong.vn 12/7)Về đầu trang

VCCI đề xuất hai nhóm giải pháp phục hồi doanh nghiệp, nền kinh tế trong Covid-19

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có đề xuất chính sách, giải pháp phục vụ xây dựng Đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tình hình hiện tại.

 Theo đó, 2 nhóm giải pháp mà VCCI đề xuất bao gồm: giải pháp có thể ban hành, thực hiện ngay và giải pháp dài hạn.

 Về giải pháp thực hiện ngay lúc này, VCCI đề xuất, cần hoàn thiện quy định pháp luật về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo sản xuất liên tục. Do tình hình mới của dịch Covid-19, Việt Nam cần chuyển mạnh sang giai đoạn mới vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa sản xuất liên tục an toàn.

 Việc hệ thống hoá và quy định chi tiết các biện pháp áp dụng như trên cũng cũng giúp cộng đồng doanh nghiệp có thể chủ động lên phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, từ đó giảm thiểu rủi ro về đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất.

 Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn do bị phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch Covid-19 cũng như sụt giảm dòng tiền, thị trường bị thu hẹp. Đồng thời cũng đang đứng trước áp lực của việc gia tăng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh do việc áp dụng một số quy định mới. Do đó, rà soát và giãn thời gian áp dụng một số quy định gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

 Các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được các gói hỗ trợ đã ban hành. Trong đó, cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đẩy đủ về các thủ tục, quy trình thực hiện theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp. 

Với những giải pháp căn cơ, VCCI cho rằng, việc ưu tiên thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô và tăng cường kiểm soát dịch Covid-19 là hai mục tiêu trọng tâm trong năm 2021 nhằm tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế và doanh nghiệp tăng trưởng.

 Để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, vượt qua được các tác động tiêu cực của dịch Covid-19, VCCI đề xuất ban soạn thảo xây dựng các chính sách tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trụ lại được và có khả năng vượt lên sau dịch Covid-19, đặc biệt về đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh mới.

 Việc này sẽ giúp doanh nghiệp và nền kinh tế sớm vươn lên phục hồi tăng trưởng và đi vào giai đoạn phát triển mới cao hơn. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp tìm cơ hội mới trong bối cảnh mới.

 Làn sóng thứ 4 của dịch Covid-19 từ ngày 27/4 đến nay đã nhanh chóng lan rộng tới các tỉnh, thành phố, trong đó có cả các trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước như TP.HCM và Hà Nội, khiến nhiều hoạt động kinh tế bị đình đốn.

 Tính toán nhanh từ các Hiệp hội ngành hàng cho thấy, sản lượng hàng hóa của các khu vực trọng điểm công nghiệp phía Bắc, cụ thể là tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc có thể sụt giảm tầm 50% do ảnh hưởng của dịch bệnh,… kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng giá trị của các chuỗi vận tải, logistics, xuất khẩu...

 Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch, hàng không tiếp tục bị “đóng băng” gần như mọi hoạt động, kéo theo hơn 2 triệu lao động ngành này bị mất việc làm hoặc cắt giảm mạnh lượng công việc. Thiệt hại kinh tế mỗi ngày do giãn cách, cách ly là rất to lớn. Nếu các doanh nghiệp bị dừng hoạt động quá lâu, không tránh khỏi làn sóng phá sản doanh nghiệp sẽ xuất hiện tại Việt Nam.

 Đặc biệt, với các doanh nghiệp FDI, nếu bị thiệt hại quá nhiều do dừng sản xuất, nhiều doanh nghiệp sẽ buộc phải rút khỏi thị trường. Trường hợp đó sẽ dẫn tới đình đốn ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam, kéo theo đó là giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ sụt giảm đáng kể, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới thu ngân sách nhà nước. Những vấn đề về thất nghiệp, gánh nặng chi an sinh xã hội của Nhà nước sẽ gia tăng đáng kể. (Vneconomy.vn 13/7) Về đầu trang

Lộ diện top 5 tỉnh, thành xuất khẩu lớn nhất 6 tháng đầu năm

TP. Hồ Chí Minh - 20,3 tỷ USD: Theo số liệu của Cục Thống kê TP. HCM, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp thành phố xuất qua cảng Thành phố (kể cả dầu thô) 6 tháng năm 2021 ước đạt 20,3 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 1,05 tỷ USD, giảm 12,4%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 5,7 tỷ USD, tăng 8,1%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,6 tỷ USD, tăng 6,2%. Như vậy, TP. HCM vẫn tiếp tục dẫn đầu cả nước về xuất khẩu hàng hóa.

 Bình Dương - 17,1 tỷ USD: Số liệu từ Cục thống kê Bình Dương cho biết, kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương trong 6 tháng đầu năm ước đạt 17,1 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 13,33 tỷ USD, tăng 43,4%; duy trì thặng dư thương mại 3,75 tỷ USD. Bình Dương đứng thứ hai sau TP. HCM. 

Bắc Ninh - 14,9 tỷ USD: Đứng thứ ba sau Bình Dương là Bắc Ninh. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn Bắc Ninh 6 tháng đầu năm ước 14,9 tỷ USD, tăng 6,7% so với 6 tháng 2019; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 12,9 tỷ USD, tăng 5,1%.

 Thái Nguyên - 13,4 tỷ USD: Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước đạt 13,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ, bằng 47,7% kế hoạch năm. Nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đóng vai trò trụ cột trong xuất khẩu của tỉnh khi chiếm trên 90% giá trị và tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước.

 Hải Phòng - 11,7 tỷ USD: Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2021 của Hải Phòng ước đạt 11,74 tỷ USD, tăng 31,31% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng năm 2021 ước đạt 11,66 tỷ USD, tăng 32,9% so với cùng kỳ. (Cafef.vn 13/7)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Đề xuất tăng lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng thêm 200.000 đồng với người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng trở xuống; tăng lên bằng 2,5 triệu đồng với người có lương hưu từ 2,3 triệu đồng đến dưới 2,5 triệu đồng.

 Tại dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, Bộ LĐ-TB&X tiếp tục đề xuất điều chỉnh đối với người hưởng lương hưu trước ngày 1/1/1995 có lương hưu dưới 2,5 triệu đồng/tháng.

 Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng thêm 200.000 đồng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2,5 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng đến dưới 2,5 triệu đồng.

 Lý giải đề xuất, cơ quan soạn thảo cho rằng, việc điều chỉnh sẽ phần nào giải quyết được vấn đề lương hưu thấp của người nghỉ hưu trước năm 1995.

 Theo Bộ LĐ-TB&XH, chế độ bảo hiểm xã hội đối với những người làm việc và nghỉ hưu trước năm 1995 không hoàn toàn áp dụng nguyên tắc đóng – hưởng mà còn là sự ghi nhận của Nhà nước đối với quá trình công tác của người lao động, để sau khi nghỉ việc họ được hưởng khoản lương hưu, trợ cấp tương ứng với thời gian công tác. (Anninhthudo.vn 13/7, An Nhiên)Về đầu trang

Điều kiện để nhận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, nhiều hộ kinh doanh kêu khó

Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng làn sóng COVID-19 lần thứ 4, đã và đang khiến hàng triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí không có doanh thu trong thời gian dài…

 Để nhận được hỗ trợ từ gói chính sách 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ mới ban hành, các hộ kinh doanh cần phải đáp ứng đủ các điều kiện, trong đó phải có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.

 Trong khi đó, ảnh hưởng vì COVID-19 đã khiến nhiều hàng quán đóng cửa, doanh thu giảm sút, thậm chí không có doanh thu, trong khi vẫn phải "gánh" nhiều chi phí… Đó là thực trạng mà các hộ kinh doanh gia đình ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đang gặp phải.

 Đợt cao điểm dịch bệnh lần thứ 4 đã làm cho kinh tế của nhiều hộ kinh doanh kiệt quệ. Nhiều tiểu thương bày tỏ, với tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường như hiện nay, bản thân các hộ kinh doanh cũng không biết còn có thể cầm cự được bao lâu.

 "Khi xảy ra dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và ảnh hưởng trực tiếp đến những người bán hàng như chúng tôi. Chúng tôi không có doanh số, không có khách hàng đến mua có khi cả ngày không bán được hàng vì không có người mua…", một tiểu thương ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội nói. 

"Việc bán hàng bị ảnh hưởng rất nhiều từ dịch vì không có người mua, nên các tiểu thương không có thu nhập. Buôn bán ở chợ đã là cái nghề kinh doanh nhiều năm nên nhiều người biết khó khăn vẫn phải theo, phải giữ mối hàng. Tuy nhiên để duy trì công việc phải có thu nhập, mới tồn tại được cuộc sống, nếu cứ khó khăn như hiện nay, không được sự hỗ trợ thì các tiểu thương khó mà tồn tại được", một tiểu thương khác ở chợ Hôm cho biết.

 Trước những khó khăn này, trong gói hỗ trợ COVID-19 lần thứ 2 này quy định, các hộ kinh doanh sẽ được hỗ trợ do dịch. Theo đó, hộ kinh doanh được hỗ trợ khi đáp ứng đủ điều kiện: Có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 - 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

 Cụ thể: mức hỗ trợ mỗi hộ kinh doanh nhận được là 3 triệu đồng, chỉ trả 1 lần cho mỗi hộ, bắt đầu có hiệu lực từ 7/7/2021. Nhận định về gói hỗ trợ này, bà Nguyễn Thị Hường, Ban Quản lý chợ Hà Đông bày tỏ: "Hiện nay các tiểu thương trong chợ mới được bên điện lực hỗ trợ giảm 10% tiền điện, khi nào Ban quản lý chợ nhận được văn bản cấp trên hướng dẫn chính sách cho phép hỗ trợ thì Ban quản lý sẽ thực hiện".

 Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hiện cả nước có hơn 5 triệu hộ kinh doanh, giải quyết việc làm cho khoảng 8 triệu lao động, đóng góp gần 30% GDP. (VTV.vn 13/7)Về đầu trang

Hà Nội kỷ luật 724 đảng viên trong 6 tháng đầu năm

Ngày 13.7, tại Hà Nội diễn ra hội nghị sơ kết công tác kiểm tra, giám sát 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021.

 Trình bày báo cáo sơ kết, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Nguyễn Chí Lực cho biết, 6 tháng đầu năm, cấp ủy các cấp đã tiến hành kiểm tra 861 tổ chức Đảng và 139 đảng viên; giám sát 558 tổ chức Đảng và 189 đảng viên.

 Ủy ban Kiểm tra các cấp thành phố đã kiểm tra đối với 59 tổ chức Đảng và 76 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; đến nay đã kết luận 40 tổ chức Đảng và 57 đảng viên có vi phạm, phải thi hành kỷ luật 2 tổ chức Đảng và 23 đảng viên.

 Ủy ban Kiểm tra các cấp cũng đã kiểm tra 532 tổ chức Đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; tổ chức giám sát đối với 339 tổ chức Đảng và 273 đảng viên.

 Đáng lưu ý, 6 tháng đầu năm 2021, cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp thành phố đã thi hành kỷ luật 724 đảng viên, bao gồm 100 cấp ủy viên các cấp; trong đó, khiển trách 625 trường hợp, cảnh cáo 55 trường hợp, cách chức 6 trường hợp và khai trừ 38 trường hợp.

 Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng biểu dương những kết quả công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp thành phố đã đạt được.

 Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, đối với các tổ chức Đảng và đảng viên, kể cả cấp ủy cùng cấp, khi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật đều được tiến hành theo quy trình nghiêm minh và đúng quy định, không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ” trên tinh thần nhân văn.

 Tuy nhiên, ông Đinh Tiến Dũng cho rằng, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi trong tình hình hiện nay.

 Việc phát hiện dấu hiệu vi phạm từ công tác nắm tình hình của Ủy ban Kiểm tra một số địa phương chưa kịp thời. Một số nơi còn có biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm.

 "Hiện nay, vị trí, vai trò, uy tín của Ủy ban Kiểm tra các cấp đang được đề cao; quyền hạn, trách nhiệm đã được mở rộng. Đó là cơ sở, tiền đề quan trọng để ra quân mạnh mẽ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao hơn nữa", Bí thư Thành ủy Hà Nội nói. (Laodong.vn 13/7, Tùng Giang)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Đề xuất quản lý hồ sơ điện tử cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định quản lý hồ sơ điện tử cán bộ, công chức, viên chức.

 Theo dự thảo, hồ sơ điện tử cán bộ, công chức, viên chức được xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác và bảo quản vĩnh viễn theo chế độ tài liệu mật do Nhà nước quy định. Người được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức đồng ý bằng văn bản mới được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật. Thông tin trong hồ sơ điện tử phải thống nhất với hồ sơ giấy và có giá trị tương đương hồ sơ giấy.

 

Dự thảo nêu rõ trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ giấy của cán bộ, công chức, viên chức được xác nhận theo quy định, đơn vị quản lý hồ sơ điện tử cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm tạo lập, cập nhật thông tin trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức vào phần mềm quản lý hồ sơ. Việc tạo lập, cập nhật hồ sơ điện tử bao gồm điền đầy đủ thông tin vào các trường dữ liệu của phần mềm quản lý hồ sơ và số hóa thành phần hồ sơ đảm bảo thống nhất định dạng kỹ thuật trên cơ sở bố cục của tài liệu gốc; sắp xếp theo trình tự khoa học; phản ánh đầy đủ, chính xác thông tin của hồ sơ giấy; bảo mật; có khả năng truy cập, khai thác cùng các trường thông tin khác của hồ sơ điện tử.

 Đối với thông tin thay đổi trên cơ sở giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước CHXHCN Việt Nam hoặc nước ngoài ban hành như các quyết định về: Đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, nâng lương, nhận xét đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, kết luận về những vấn đề liên quan đến cá nhân và gia đình cán bộ, công chức, viên chức thì cơ quan quản lý hồ sơ điện tử có trách nhiệm cập nhật thông tin vào hồ sơ điện tử của người đó trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài liệu.

 Trường hợp phát hiện thông tin trong hồ sơ điện tử không thống nhất với hồ sơ giấy thì cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức phải đăng cảnh báo lên phần mềm quản lý hồ sơ, đồng thời rà soát, kiểm tra và không phê duyệt bất cứ sự cập nhật, bổ sung hoặc sửa chữa nào theo hồ sơ giấy. Cơ quan quản lý hồ sơ có trách nhiệm cập nhật phần mềm quản lý hồ sơ với thông tin chính xác nhất trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi thông tin ấy được xác minh và phê duyệt.

 Dự thảo cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Sử dụng thông tin hồ sơ điện tử cán bộ, công chức, viên chức vào mục đích vụ lợi cá nhân, xuyên tạc sự thật, bôi xấu cán bộ, công chức, viên chức làm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân hoặc chống phá Nhà nước; mua bán dữ liệu, hồ sơ điện tử cán bộ, công chức, viên chức dưới mọi hình thức; cung cấp hoặc để lộ hồ sơ, tài khoản người dùng cho cá nhân, tổ chức khi không được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cho phép. (Baochinhphu.vn 13/7)Về đầu trang

Kéo dài thời gian công nhận doanh nghiệp ưu tiên về hải quan từ 3 lên 5 năm

Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

 Bộ Tài chính cho biết, Nghị định 08/2015/NĐ-CP hiện có những vướng mắc, bất cập phát sinh đối với nhóm vấn đề về chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp. Cụ thể, có một số điều kiện để công nhận doanh nghiệp ưu tiên đã được quy định tại Luật Hải quan, nhưng Nghị định chưa hướng dẫn thực hiện: Điều kiện về thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu và điều kiện về kết nối, chia sẻ hệ thống của doanh nghiệp với cơ quan hải quan.

 Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp thương mại điện tử… đang phát triển khá mạnh mẽ tại Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có quy định mở để áp dụng chế độ ưu tiên đối với các loại doanh nghiệp này. Thực tế hiện nay, có một số trường hợp doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận là doanh nghiệp ưu tiên nhưng không thuộc các trường hợp đã quy định trong văn bản pháp luật.

 Thời gian áp dụng chế độ ưu tiên là 3 năm. Cứ 3 năm lại tiến hành kiểm tra sau thông quan để gia hạn, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp ưu tiên bị kiểm tra nhiều hơn doanh nghiệp thường. Nghị định 08/2015/NĐ-CP cũng chưa quy định rõ về thủ tục thực hiện gia hạn chế độ ưu tiên, cần được quy định rõ hơn, minh bạch hơn về thủ tục hành chính.

 Để giải quyết những vướng mắc, bất cập trên, dự thảo Nghị định đề xuất những điểm mới sau: Bổ sung thêm Khoản 5 Điều 9 về chế độ ưu tiên đối với đại lý làm thủ tục hải quan, bổ sung thêm về điều kiện công nhận ưu tiên đối với đại lý.

 Bổ sung thêm một điều kiện mở (Điểm đ, Khoản 4, Điều 10) là: Không áp dụng điều kiện về kim ngạch đối với những nhóm doanh nghiệp được Bộ Tài chính xem xét trong từng thời kỳ để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

 Ngoài ra, cũng bổ sung thêm 1 số quy định chi tiết để đảm bảo các quy định về điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam cũng tương đồng với điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên của Tổ chức Hải quan Thế giới.

 Dự thảo đề xuất kéo dài thời gian công nhận doanh nghiệp từ 3 năm lên 5 năm để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời cũng quy định thêm trách nhiệm của doanh nghiệp ưu tiên. Làm rõ thẩm quyền cũng như thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ doanh nghiệp ưu tiên. (Baoxaydung.com.vn 12/7, Hạ Nhiên)Về đầu trang

Hà Nội: Đơn giản 22 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực LĐ-TB&XH

UBND thành phố Hà Nội vừa thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội.

 Theo quyết định 3033, UBND thành phố Hà Nội thông qua phương án đơn giản 22 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội.

 Trong đó, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Sở LĐ-TB&XH giảm 1 ngày làm việc so với quy định (từ 5 ngày xuống còn 4 ngày làm việc); cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở LĐ-TB&XH, giảm 1 ngày làm việc so với quy định (từ 14 ngày xuống còn 13 ngày làm việc)...

 Đối với thủ tục đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Phòng LĐ-TB&XH, giảm 1 ngày làm việc so với quy định (từ 5 ngày còn 4 ngày làm việc); cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền cấp phép của Phòng LĐ-TB&XH, giảm 2 ngày làm việc so với quy định (từ 15 ngày xuống còn 13 ngày làm việc)…

 UBND thành phố giao giao Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan triển khai kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật. (Anninhthudo.vn 13/7, An Nhiên) Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Ðề nghị truy tố nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TPHCM

Ngày 12/7, Cơ quan CSÐT Công an TPHCM đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Lê Thị Thanh Tuyền, nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TPHCM; Lê Vũ Hồng Hạnh, Giám đốc Cty TNHH Ðông Phương cùng 3 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

 Tháng 7/2016, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi ban hành quyết định thanh tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định năm 2016 của 7 trường học trên địa bàn huyện. Sau đó, kết luận xác định có dấu hiệu sai phạm nên hồ sơ đã được chuyển sang cơ quan công an để điều tra làm rõ. 

Cơ quan CSĐT xác định, một số cá nhân có hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng, từ khâu lập danh mục, kế hoạch sửa chữa, trình duyệt dự toán, giao dự toán (Phòng Giáo dục, Phòng Tài chính huyện Củ Chi) đến thi công, nghiệm thu, quyết toán…(Cty TNHH Đông Phương - nhà thầu thi công sửa chữa các hạng mục công trình tại 7 trường học; Công ty TNHH Tâm Phú Tài và Hiệu trưởng các trường học). Việc làm trái quy định nêu trên đã gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước số tiền trên 17,7 tỷ đồng.

 Tại thời điểm 2016, bà Lê Thị Thanh Tuyền lúc ấy là Trưởng phòng Tài chính huyện Củ Chi, đã trực tiếp đi khảo sát các trường học để duyệt các hạng mục cần sửa chữa. Mặc dù bà Tuyền nắm rõ các quy định về tài chính nhưng không yêu cầu các trường thực hiện các thủ tục đúng quy định; duyệt danh mục trong đó hầu hết các hạng mục đều được chia nhỏ để có dự toán giá trị dưới 500 triệu đồng để không phải đấu thầu.

 Sau khi vào cuộc điều tra, từ tháng 3 - 7/2021, Cơ quan CSĐT đã lần lượt ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Vũ Hồng Hạnh, Giám đốc và Phan Văn Duyệt, Phó Giám đốc Cty TNHH Đông Phương; Phan Văn Bình Tâm, Giám đốc Cty TNHH Tâm Phú Tài (đơn vị ký hợp thức hồ sơ thiết kế theo yêu cầu của Phan Văn Duyệt) và Nguyễn Thị Loan, nguyên Trưởng phòng GD&ĐT huyện Củ Chi, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT An Nhơn Tây và Lê Thị Thanh Tuyền, nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TPHCM. (Tienphong.vn 13/7, Tân Châu)Về đầu trang

Truy tố nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai vì nâng khống giá thiết bị y tế

Ngày 13/7, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án nâng khống giá thiết bị y tế xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai.

 Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh và 7 bị can khác về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". 7 bị can gồm: Nguyễn Ngọc Hiền (nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện); Trịnh Thị Thuận (nguyên Kế toán trưởng Bệnh viện); Lý Thị Ngọc Thủy (nguyên Phó Trưởng phòng Tài chính Kế toán Bệnh viện); Phạm Đức Tuấn (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty BMS) và Ngô Thị Thu Huyền (Phó Giám đốc Công ty BMS); Phan Minh Dung (nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần VFS); Trần Lê Hoàng (Thẩm định viên Công ty cổ phần VFS). 

Viện Kiểm sát xác định, trong vụ án này, bị can Nguyễn Quốc Anh giữ vai trò chính, là người quyết định để Bệnh viện Bạch Mai và Công ty BMS ký hợp đồng liên danh, liên kết. Bị can Phạm Đức Tuấn giữ vai trò giúp sức tích cực, tạo điều kiện để cho Bệnh viện Bạch Mai ký được hợp đồng.

 Việc liên doanh, liên kết lắp đặt Robot Rosa với giá trị 39 tỷ đồng không đúng thực tế đã mang lại lợi nhuận cho tập thể và cá nhân bị can Nguyễn Quốc Anh số tiền hơn 331 triệu đồng; Nguyễn Ngọc Hiền số tiền 150 triệu đồng; Trịnh Thị Thuận số tiền 50 triệu đồng và gây thiệt hại cho người bệnh hơn 10 tỉ đồng. 

Theo cáo trạng, Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trực thuộc Bộ Y tế. Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai thực hiện nhiều đề án xã hội hóa liên danh, liên kết, trong đó có việc lắp đặt các hệ thống robot hỗ trợ phẫu thuật giữa Bệnh viện và Công ty Cổ phần Công nghệ y tế BMS.

 Biết việc Bệnh viện Bạch Mai có chủ trương phát triển ngoại khoa nên khoảng tháng 5/2016, Phạm Đức Tuấn (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty BMS) đến gặp ông Quốc Anh để bàn việc hợp tác cung cấp các hệ thống robot hỗ trợ phẫu thuật cho bệnh viện.

 Phạm Đức Tuấn giới thiệu về Công ty BMS là đơn vị phân phối hệ thống Robot Rosa hỗ trợ phẫu thuật thần kinh sọ não và Robot Mako hỗ trợ phẫu thuật khớp gối và đề nghị được cung cấp, bán hai hệ thống này với giá 39 tỉ đồng và 44 tỉ đồng cho Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên, ông Quốc Anh không đồng ý mua mà đề nghị Phạm Đức Tuấn làm đề án liên danh, liên kết để đặt máy tại Bệnh viện Bạch Mai.

 Tuy nhiên, sau khi đồng ý cho Công ty BMS là đối tác tham gia đề án, ông Quốc Anh đã không thông qua Đảng ủy, Ban Giám đốc và Công đoàn Bệnh viện Bạch Mai để thống nhất chủ trương làm đề án liên danh, liên kết, lựa chọn đổi tác, chủng loại thiết bị. Quá trình thực hiện đề án không có văn bản đề xuất lắp đặt máy của Khoa Phẫu thuật thần kinh đối với Robot Rosa, của Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống đối với Robot Mako.

 Sau đó, ông Nguyễn Quốc Anh chỉ đạo Phó Giám đốc Nguyễn Ngọc Hiền cùng Phòng Tài chính - Kế toán Bệnh viện Bạch Mai hoàn thiện các thủ tục để liên doanh với Công ty BMS. Phạm Đức Tuấn đã liên hệ với Trần Lê Hoàng (Thẩm định viên Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Hà Nội - VFS) để thỏa thuận việc cấp chứng thư thẩm định giá Robot Rosa 39 tỉ đồng, Robot Mako 44 tỉ đồng cho Bệnh viện Bạch Mai, nhằm hợp thức hóa giá thiết bị đưa vào liên doanh, liên kết với bệnh viện.

 Tuy nhiên, cơ quan tố tụng xác định, Công ty BMS nhập khẩu Robot Rosa từ Pháp về sân bay Nội Bài, hàng mới 100% và nguyên giá chỉ hơn 7,4 tỉ đồng. Bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng robot này thực hiện phẫu thuật sọ não cho 637 ca bệnh, làm tăng chi phí và gây thiệt hại cho người bệnh hơn 10 tỉ đồng.

 Theo cáo trạng, nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật, hưởng lợi không chính đáng, các bị can Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Ngọc Hiền, Trịnh Thị Thuận, Phan Minh Dung đã tự nguyện phối hợp cùng gia đình nộp khắc phục hết số tiền hưởng lợi không chính đáng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra. Bị can Phạm Đức Tuấn nhận cũng có đơn đề nghị được phối hợp cùng gia đình nộp lại số tiền 10 tỉ đồng. Ngoài ra, bị can Tuấn đã ủy quyền cho Công ty BMS hoàn tất thủ tục tặng cho Bệnh viện Bạch Mai 2 Robot Rosa và Robot Mako để điều trị miễn phí cho người bệnh. (VTV.vn 13/7)Về đầu trang

Trà Vinh: Tạm đình chỉ công tác một Phó Giám đốc Trung tâm y tế

Ngày 13.7, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Trà Vinh cho biết, Giám đốc Sở này, ông Kiên Sóc Kha vừa ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Thạch Ân, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Cầu Kè.

 Ông Ân được xác định thiếu ý thức trách nhiệm, không chấp hành nghiêm các quy định phòng chống dịch COVID-19. Sau khi đình chỉ công tác, Sở Y tế sẽ xem xét và có hình thức xử lý phù hợp với mức độ vi phạm của ông Ân.

 Trước đó, tỉnh Trà Vinh cũng đã tạm đình chỉ công tác Giám đốc Trung tâm y tế huyện Cầu Ngang, Trưởng Trạm y tế xã Mỹ Hòa và nhân viên y tế của trạm này.

 Những người nêu trên đã chủ quan, lơ là thiếu trách nhiệm trong phòng dịch. Khi có nhiều trường hợp từ TP.HCM, Bình Dương di chuyển về Trà Vinh, nhưng nhân viên y tế lại không xử lý test nhanh; có trường hợp người dân xin test nhanh, nhưng cán bộ y tế không thực hiện hoặc không hướng dẫn cụ thể. Đến khi phát hiện ca nghi nhiễm hoặc nhiễm đã để lại hậu quả nặng nề.

 Hiện, tình hình dịch bệnh ở Trà Vinh đang diễn biến rất phức tạp, tỉnh này đã ghi nhận ít nhất 21 ca nhiễm COVID-19 với nguồn lây nhiễm chủ yếu từ những người về từ TP.HCM, Bình Dương... Đến nay, Trà Vinh đã thiết lập tổng cộng 7 khu vực cách ly y tế tại TP.Trà Vinh và các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Tiểu Cần… (Laodong.vn 13/7)Về đầu trang

Cấp hàng loạt sổ đỏ trái phép, lãnh đạo Sở TN&MT Gia Lai và thuộc cấp bị xử lý

Cấp hàng chục sổ đỏ sai quy định, ông Huỳnh Minh Sở, Phó Giám đốc Sở TN&MT Gia Lai bị đề nghị kỷ luật khiển trách. Ngoài ra, dàn lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai cũng phải nhận án kỷ luật.

 Ngày 13/7, nguồn tin của Tiền Phong, Sở TN&MT Gia Lai vừa báo cáo UBND tỉnh này xử lý trách nhiệm cán bộ vi phạm trong việc cấp sổ đỏ, cho tách thửa trái quy định để ông Trần Xuân Hùng, nguyên Phó giám đốc sở phân lô, bán nền tại huyện Đak Đoa.

 Theo đó, Sở TN&MT Gia Lai đã họp kiểm điểm đối với ông Huỳnh Minh Sở, Phó giám đốc sở, qua đó thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý kỷ luật đối với ông này bằng hình thức khiển trách. Nguyên nhân bởi ông Sở chưa kịp thời phát hiện những sai sót, để Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) tỉnh tham mưu, trình ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy CNQSDĐ) sai quy định.

 Trong thẩm quyền, ngày 13/7, Sở này đã kỷ luật khiển trách các ông Đặng Thành Tài, Phó giám đốc Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh; ông Nguyễn Cao Bằng, Phó Trưởng phòng Đăng ký cấp giấy chứng nhận (Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh) và cảnh cáo ông Phạm Ngọc Huấn, nguyên Giám đốc Văn phòng ĐKĐĐ chi nhánh huyện Đak Đoa. Ông Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Gia Lai bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

 Lý do kỷ luật đối với ông Tài do ông này chưa phát hiện sai sót thẩm định hồ sơ tách thửa, ký nháy vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy CNQSDĐ) để trình Sở TN&MT ký cấp giấy CNQSDĐ không đúng quy định pháp luật; ông Bằng sai sót trong kiểm tra, thẩm định hồ sơ đất đai chưa đúng quy định; ông Huấn trình hồ sơ tách thửa không đúng quy định, gây dư luận không tốt, giảm uy tín của ngành.

 Về biện pháp khắc phục, Sở TN&MT Gia Lai báo cáo tỉnh, thời gian tới sẽ điều chuyển công tác đối với một số vị trí cán bộ để nâng cao hiệu quả trong chuyên môn, nghiệp vụ.

 Trước đó, theo Kết luận của Thanh tra tỉnh Gia Lai về việc phân lô, tách thửa tại huyện Đak Đoa (giai đoạn thanh tra từ đầu 2020 đến nay), ông Trần Xuân Hùng, nguyên Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh này có 3 thửa đất với diện tích hơn 53.400m2. Từ 3 thửa lớn này, ông Hùng chia thành thành 94 thửa nhỏ. Trong đó có 77 thửa đã được Sở TN&MT cấp giấy CNQSDĐ.

 Trong số này, có 28 thửa tiếp giáp diện tích đất nông nhiệp, nhưng ông Phạm Ngọc Huấn - Giám đốc Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đak Đoa, vẽ sơ đồ thành tiếp giáp đường, để Sở TN&MT cấp 28 sổ đỏ trái quy định.

 Tiếp đó, 4 thửa đất không đủ 1.000m2 để tách thửa (theo quy định của UBND tỉnh Gia Lai, diện tích tách thửa nông nghiệp ở xã tối thiểu phải 1.000m2), nhưng ông Huấn vẫn đồng ý làm hồ sơ cấp bìa, trình lên Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh phê duyệt để Sở TN&MT cấp sổ đỏ cho ông Hùng. Từ các hồ sơ ông Huấn trình lên, các ông Bằng, Tài đã thiếu kiểm tra, thẩm định mà trình Sở TN&MT ký cấp sổ đỏ trái quy định của UBND tỉnh và Luật đất đai 2013. (Tienphong.vn 13/7, Đình Văn)Về đầu trang

Gia Lai: Chỉ huy trưởng quân sự xã dùng bằng giả để thăng tiến

Ngày 13/7, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Krông Pa (Gia Lai) đã kiểm tra, xử lý ông Phạm Văn Tuấn - Đảng ủy viên, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Chư Gu vì sử dụng văn bằng không hợp pháp.

 Theo đó, ông Tuấn đã sử dụng bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hệ bổ túc không hợp pháp có số hiệu 488711, ghi ngày 22/11/2006 và nơi cấp Sở GD&ĐT Gia Lai để đi học Trung cấp Quân sự cơ sở (năm 2007-2009), học lớp hoàn thiện Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở (năm 2014) tại Trường Quân sự địa phương tỉnh Gia Lai.

 Sau đó, ông Tuấn được cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp Quân sự cơ sở (số hiệu PX 0014323 cấp ngày 29/4/2009) và bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở (số hiệu B106212 cấp ngày 26/6/2014).

 Cùng với đó, ông Tuấn còn sử dụng bằng không hợp pháp để được học lớp Trung cấp lý luận chính trị (khóa 14, năm học 2008-2009) tại Trường Chính trị tỉnh Gia Lai, rồi được cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị (số hiệu 120595 cấp ngày 27/4/2009).

Từ sai phạm trên, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Krông Pa đã gửi thông báo đến các đơn vị trường biết, đồng thời xử lý các văn bằng đã cấp cho ông Tuấn theo quy định của pháp luật. (Tienphong.vn 13/7, Tiền Lê)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Nhiều bộ trưởng Malaysia bị phạt do vi phạm quy định giãn cách

Ngày 13/7, Bộ trưởng Lãnh thổ liên bang Malaysia Annuar Musa đã bị phạt 2.000 ringgit (khoảng gần 12 triệu đồng) do không tuân thủ Quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) được áp đặt trong thời gian thực thi Lệnh kiểm soát dịch chuyển (MCO) ngằm ngăn chặn dịch COVID-19 tại nước này khi đến thăm nhà riêng của cựu Thủ tướng Abdullah Badawi.

 Cảnh sát trưởng đồn Dang Wangi, Mohamad Zainal Abdullah ngày 13/7 đã xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết cảnh sát đang điều tra theo Điều 17 trong Quy định về Phòng chống và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm năm 2021.

 Cùng ngày, Văn phòng Bộ trưởng Lãnh thổ Liên bang cho biết Bộ trưởng Annuar đã nhận được giấy phạt từ đồn cảnh sát.

 Trước đó, cộng đồng mạng ở Malaysia đã dấy lên làn sóng phản đối sau khi Bộ trưởng Annuar chia sẻ trên mạng xã hội rằng vợ chồng ông đã đến thăm nhà riêng của cựu Thủ tướng Abdullah và hai gia đình đã cùng ăn trưa trong 2 giờ. Bài viết sau đó đã bị gỡ bỏ.

Liên quan việc vi phạm SOP, ngày 11/5 vừa qua, cựu Thủ tương Malaysia Najib Razak đã bị phạt 3.000 ringgit (gần 18 triệu đồng) do không tuân thủ việc kiểm tra nhiệt độ và quét mã truy vết khi đến một nhà hàng.

 Cũng trong tháng Năm, Bộ trưởng Zulkifli Mohamad phụ trách vấn đề tôn giáo thuộc Văn phòng thủ tướng bị phạt 2.000 ringgit khi đến dự một sự kiện tại nhà riêng của một người bạn. (TTXVN/VietnamPlus.vn 13/7, Hằng Linh)Về đầu trang

Thủ tướng Hà Lan xin lỗi vì nới lỏng biện pháp hạn chế COVID-19 quá vội

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 12/7 đã thừa nhận chính phủ sai lầm khi vội nới lỏng các biện pháp ngừa COVID-19 hồi cuối tháng 6 trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 vẫn gia tăng.

 “Chúng tôi đã sai khi đánh giá tình hình… và xin lỗi vì điều đó. Những gì mà chúng tôi nghĩ có thể thực hiện cuối cùng đều không có kết quả tốt đẹp”, tờ Politico dẫn lời phát biểu của nhà lãnh đạo Hà Làn trước các phóng viên.

 Thủ tướng Rutte cũng xin lỗi về “cuộc họp báo tồi tệ” vào ngày 9/7, khi đó ông và Bộ trưởng Y tế Hà Lan Hugo de Jonge phủ nhận những lời chỉ trích rằng chính phủ đã nới lỏng các biện pháp hạn chế quá sớm.

 Thủ tướng Rutte cho rằng do quá mải suy nghĩ về các biện pháp phòng dịch mới nên ông và Bộ trưởng Hugo đã không chuẩn bị tốt cho cuộc họp báo.

 Cuối tuần qua, Hà Lan đã tái áp dụng một số biện pháp ngăn chặn sự gia tăng đột biến của các ca mắc COVID-19 trong hai tuần trở lại đây. Ngày 10/7, một lần nữa các câu lạc bộ đêm bắt buộc phải đóng cửa, trong khi các quán rượu và nhà hàng chỉ có thể mở cửa theo quy định giới hạn về sức chứa và sắp xếp chỗ ngồi đảm bảo giãn cách xã hội. 

Cùng ngày, Hà Lan đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao nhất trong 24 giờ kể từ tháng 12 năm ngoái. Số ca mắc trong ngày đã lên tới con số 10.000 ca, trong khi chỉ vài tuần trước, con số này chỉ gần 1.000. Phần lớn các ca mắc mới bị nhiễm biến thể Delta. (TTXVN/Baotintuc.vn 13/7, Bảo Hà)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More