Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 27-3-2020

Post date: 27/03/2020

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.                Thủ tướng yêu cầu dừng mọi hoạt động tập trung trên 20 người 1

2.                Bộ Nội vụ cấm cán bộ mang đồ dùng cá nhân đến phòng làm việc để phòng Covid-19  3

3.                Chủ tịch Hà Nội giải thích về “20 ca nhiễm nCoV ở ngoài cộng đồng”. 3

4.                Cán bộ TP.HCM không đi công tác nước ngoài để tập trung chống dịch. 4

5.                Phòng chống Covid-19: Cần tính toán chiến lược. 5

TIN QUỐC HỘI 7

6.                Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn nhân sự mới 7

7.                Chủ tịch Quốc hội: “Không vì dịch mà bộ máy đình trệ”. 7

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 8

8.                Dịch COVID-19: Mong chính sách kịp thời đến doanh nghiệp. 8

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 10

9.                Không thể “chín ép”. 10

QUẢN LÝ.. 11

10.             Dừng xuất khẩu gạo: Bộ Công Thương phải rút kinh nghiệm.. 11

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 12

11.             Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử năm 2020. 12

12.             Ngành Thuế sẽ đơn giản hoá 140 thủ tục hành chính thuế. 13

13.             Sở Giao thông Hà Nội chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, từ 1-4. 14

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 15

14.             Giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương cho 4 tỉnh. 15

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 15

15.             Quảng Ninh: Loạt lãnh đạo phường, Công an bị điều chuyển, hạ cấp vì liên quan than lậu  15

16.             Đắk Nông: Phó giám đốc sở giáo dục thăng tiến “thần tốc” bất ngờ xuống làm hiệu phó  15

THẾ GIỚI 16

17.             Trung Quốc cảnh báo quan chức địa phương không giấu các ca nhiễm bệnh mới 16

18.             Ấn Độ phạt ngồi xổm, đánh roi người vi phạm phong toả. 17

 TIÊU ĐIỂM

Thủ tướng yêu cầu dừng mọi hoạt động tập trung trên 20 người

Chính quyền các cấp tạm dừng tất cả hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong "ít nhất hai tuần tới". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu như trên tại cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng 26/3.

 Ông nói các cơ quan cần thay đổi thói quen làm việc để phù hợp với tình hình dịch bệnh. Với người dân, lúc này nên ít di chuyển để đảm bảo an toàn, đồng thời chuyển phương thức làm việc, từ trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức phù hợp khác để tránh lây nhiễm dịch bệnh.

 Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương trên toàn quốc đóng cửa "trong ít nhất hai tuần", với các dịch vụ như massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống... Các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu trên toàn quốc cũng tạm thời đóng cửa. Các địa phương dừng triệt để nghi lễ tôn giáo; xử lý nghiêm nơi nào để xảy ra việc tập trung trên 20 người.

 Đối với Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thủ tướng nói cần đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ, trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh với tinh thần "bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân".

 Giải thích thêm về nội dung trên, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói, để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, những dịch vụ tập trung đông người mà không cung cấp nhu yếu phẩm, đồ dùng phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt thiết yếu của người dân phải đóng cửa. Các chợ dân sinh hoặc những nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân chưa bị đóng cửa, nhưng Chính phủ khuyến cáo người dân không nên tập trung đông người ở đây. "Sắp tới, Văn phòng Chính phủ sẽ ban hành thông báo cụ thể hơn", ông Mai Tiến Dũng nói.

 Tại cuộc họp, Thủ tướng nhắc nhở UBND quận Tây Hồ trong ngày 24/3 đã để quá đông người dân đi lễ dịp đầu tháng âm lịch.

 Bộ Y tế được giao hướng dẫn cụ thể, không để bệnh viện thành nơi tập trung đông người dễ lây lan dịch bệnh; có biện pháp cách ly, xét nghiệm bác sĩ, nhân viên y tế làm tại các cơ sở chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV. "Chăm sóc tốt hơn, bảo toàn đội ngũ y tế để có sức chiến đấu lâu dài trong mùa dịch", Thủ tướng nói.

 Bộ Giao thông Vận tải hạn chế bay từ 2 thành phố lớn đến các thành phố khác. Người dân được yêu cầu ở nhà, trừ trường hợp thực sự cần thiết mới ra ngoài. Các địa phương tạm dừng hoặc tổ chức rất ít chuyến giao thông công cộng. Việc đi lại của người dân từ các thành phố, khu vực đang có dịch được quản lý như đi từ vùng dịch. Thời gian thực hiện biện pháp này từ 0h ngày 28/3, "trong một tuần hoặc vài tuần và sẽ xem xét cụ thể sau". 

Các bộ ngành liên quan và địa phương quản lý nghiêm biên giới đường bộ, đường hàng không, đường thủy. Bộ Quốc phòng, Tư lệnh các quân khu tiếp tục thực hiện tốt việc cách ly tập trung; người dân không được đến thăm, mang đồ ăn uống tới nơi cách ly và giám sát việc cách ly chuyên biệt; mở rộng các cơ sở cách ly ở miền Trung và khu vực biên giới Tây Nam.

 Các ngành chức năng xử lý nghiêm, kể cả hình sự, đối với những người vi phạm, không khai báo y tế và không thực hiện cách ly theo đúng quy định.

 Tất cả các tỉnh, thành tập trung đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm trên diện rộng. Đối với Hà Nội và TP HCM, Chính phủ yêu cầu tăng thêm cơ sở xét nghiệm, nâng công suất, bảo đảm sàng lọc được toàn bộ trường hợp nghi nhiễm nCoV.

 Ngành y tế mua ngay trang thiết bị cần thiết; phối hợp với ngành công thương có hợp đồng cụ thể để sản xuất khẩu trang y tế cũng như các khẩu trang đạt tiêu chuẩn khác để phục vụ trong nước... Chính phủ nghiêm cấm đầu cơ tích trữ những nhu yếu phẩm cũng như vật tư y tế; xử lý nghiêm nạn đầu cơ và buôn lậu vật tư y tế. Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế bàn xây dựng một số bệnh viện dã chiến khi thấy cần thiết.

 Việt Nam hiện ghi nhận 148 người nhiễm nCoV; trong đó 17 người đã bình phục; 26 người xét nghiệm âm tính lần đầu; 7 người âm tính lần hai. Cả nước có gần 47.000 người đang được theo dõi sức khoẻ. (Vnexpress.net 26/3)Về đầu trang

Bộ Nội vụ cấm cán bộ mang đồ dùng cá nhân đến phòng làm việc để phòng Covid-19

Bộ Nội vụ vừa ban hành kế hoạch ứng phó với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 nhằm phát hiện sớm trường hợp nhiễm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc và tử vong.

 Đồng thời, tập trung chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch, quyết tâm không để xảy ra trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ mắc dịch bệnh Covid-19.

 Theo đó, Bộ Nội vụ yêu cầu các cơ quan, đơn vị phân công, bố trí cán bộ làm nhiệm vụ trực đo thân nhiệt thường xuyên tại các khu vực quy định của trụ sở cơ quan; tăng cường giám sát đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi vào trụ sở làm việc; thường xuyên thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt toàn bộ khu vực trụ sở làm việc và xung quanh.

 Nghiêm cấm tất cả các cá nhân, đơn vị vận chuyển hàng hóa (đồ dùng cá nhân...) trực tiếp đến các phòng làm việc, kể cả tầng hầm của trụ sở (ngoại trừ các cá nhân thuộc các đơn vị bưu chính chuyển, nhận văn bản). 

Bộ cũng yêu cầu tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, hạn chế sử dụng phương tiện công cộng... cho đến khi có thông báo mới; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hạn chế việc ăn uống và đi lại xung quanh các khu vực đã có thông báo cách ly; hạn chế giao tiếp trong thang máy, bắt tay... trong các cuộc họp, hội nghị tại cơ quan, đơn vị.

 Bên cạnh đó, tăng cường ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường làm việc. Thường xuyên làm sạch, lau chùi thang máy, hành lang, khu công cộng và khu vệ sinh bằng dung dịch khử khuẩn; chủ động khai báo kịp thời theo quy định đối với các trường hợp khách đến liên hệ công tác, cán bộ, công chức, viên chức hoặc người nhà đi/về từ các vùng/quốc gia… đang có dịch và gửi thông tin về Bộ phận Y tế của cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn.

 Đáng lưu ý, trong thời điểm hiện nay, các cơ quan, đơn vị hạn chế đến mức thấp nhất việc tổ chức các đoàn công tác, họp, hội nghị đông người, tiếp khách quốc tế... có thể chuyển sang hình thức khác như họp trực tuyến, báo cáo bằng văn bản (trường hợp đặc biệt cần thiết phải có báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng).

 Bộ Nội vụ cũng phân loại 3 tình huống: Khi chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh trong cơ quan, đơn vị; Nghi ngờ có cán bộ, công chức, người lao động mắc bệnh dịch và khi phát hiện bệnh dịch trong cơ quan, đơn vị để đưa ra cách xử lý đối với từng tình huống. (VTC.vn 26/3, Xuân Trường)Về đầu trang

Chủ tịch Hà Nội giải thích về “20 ca nhiễm nCoV ở ngoài cộng đồng”

Ông Nguyễn Đức Chung nói phát biểu của ông về "20 ca dương tính với nCoV có thể đang ở ngoài cộng đồng" là dự báo trên cơ sở khoa học.

 Sáng 26/3, làm việc tại quận Cầu Giấy và Tây Hồ, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói ông đưa ra dự báo trên (tại cuộc làm việc chiều 25/3) mang tính cảnh báo dưới góc nhìn dịch tễ, để người dân nhận thức rõ nguy cơ, tự có biện pháp phòng, chống Covid-19.

 Giải thích thêm, ông Chung dẫn lại trường hợp công dân Đan Mạch đến Hà Nội từ ngày 8/3 - lúc chưa có yêu cầu người đến từ châu Âu phải cách ly; đến ngày 24/3 trường hợp này bị phát hiện dương tính với nCoV. Sau đó, khi thực hiện chỉ đạo của Chính phủ là rà soát du khách đến từ châu Âu trước ngày 14/3, thành phố phát hiện hai trường hợp dương tính, gồm du khách Pháp đến Hà Nội từ 11/3, và du khách Mỹ đến Hà Nội ngày 13/3. 

Đến nay Hà Nội đã rà soát trên 3.000 người nhập cảnh từ châu Âu, lấy 1.600 mẫu bệnh phẩm và xét nghiệm 938 mẫu, phát hiện 4 trường hợp dương tính.

 "Xét nghiệm trên 900 trường hợp, phát hiện 4 ca dương tính. Vậy còn 2.200 mẫu, có thể phát hiện thêm 8 ca dương tính. Với tỷ lệ lây nhiễm trung bình trên thế giới, con số 20 ca dương tính chưa được phát hiện trên địa bàn thành phố là cảnh báo về dịch tễ học", ông Chung nói.

 Lãnh đạo Hà Nội cho rằng "dự báo nêu trên mang xác suất khoa học, không phải con số vu vơ. Thành phố đang chờ kết quả xét nghiệm của 2.200 người và "nếu không có ai dương tính là tốt nhất".

 Theo ông Chung, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát người nhập cảnh, lấy mẫu xét nghiệm để thu hẹp dần nguy cơ lây nhiễm. "Tôi tin dịch bệnh không cho phép mọi người nói dối, phải nghiêm túc nếu không sẽ phải chịu hậu quả. Mọi biện pháp đều để thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng nhất là người dân phải an toàn", ông nói.

 Trước đó tại phiên họp thường kỳ của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố Hà Nội chiều 25/3, ông Nguyễn Đức Chung cho hay, nếu tính theo tỷ lệ rà soát và phát hiện số ca bệnh trên, còn ít nhất hàng chục trường hợp dương tính mà chưa kịp phát hiện và "đang lang thang ở thành phố". Do vậy không loại trừ trong những ngày tới, thành phố sẽ tiếp tục có thêm ca bệnh mới từ những nguồn lây nhiễm khác.

 Việt Nam hiện ghi nhận 148 người nhiễm nCoV, riêng Hà Nội 52 ca. Đến nay 17 trong tổng số 148 bệnh nhân đã bình phục; 26 người xét nghiệm âm tính lần đầu; 7 người âm tính lần hai. Cả nước có gần 47.000 người đang được theo dõi sức khoẻ. (Vnexpress.net 26/3, Võ Hải)Về đầu trang

Cán bộ TP.HCM không đi công tác nước ngoài để tập trung chống dịch

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, UBND TP.HCM vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát tất cả chương trình, kế hoạch đi công tác nước ngoài.

 "Các đơn vị cân nhắc và tạm hoãn các chuyến đi công tác nước ngoài trong thời điểm này, nhất là tới những nước và vùng lãnh thổ có dịch, để tập trung chỉ đạo, điều hành tốt công tác phòng chống dịch bệnh và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội", UBND TP.HCM yêu cầu.

 Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu cách ly y tế trong thời gian tới, UBND TP.HCM kiến nghị Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chấp thuận việc trưng dụng khu ký túc xá của Học viện Chính trị khu vực II (số 99 đường Man Thiện, phường Hiệp Phú, Quận 9) làm khu cách ly.

 Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, đến 7h00 ngày 26/3, thành phố có 37 trường hợp nhiễm virus corona (3 người được chữa khỏi).

 Trong ngày 25/3, thành phố xác định thêm 2 trường hợp nhiễm mới là bệnh nhân 142: nam, 26 tuổi ở huyện Bình Chánh, du học sinh tại Hoa Kỳ, từ Mỹ về Việt Nam ngày 10/3, trên chuyến bay có số hiệu BR395 và bệnh nhân 143: nữ, 58 tuổi, thường trú quận Tân Phú, từ Mỹ về Việt Nam ngày 21/3 trên chuyến bay số hiệu BR395. Ngoài ra, thành phố hiện còn 7 ca đang chờ kết quả xét nghiệm.

 Đối với việc xử lý ổ dịch tại quán bar Buddha (Quận 2, TP.HCM), hiện xác minh được 155 người có tham dự buổi tiệc "Patrick day" tại đây ngày 14/3. 98 người được lấy mẫu trong đó 59 trường hợp âm tính, 31 trường hợp đợi kết quả xét nghiệm, 8 trường hợp dương tính.

 Hiện cơ quan chức năng TP.HCM đang tiếp tục điều tra, xác minh những người đã tham dự buổi tiệc tại Buddha bar và các trường hợp liên quan. (VTC.vn 26/3, Nhật Linh)Về đầu trang

Phòng chống Covid-19: Cần tính toán chiến lược

Dịch Covid-19 đang gây ra xáo trộn nhất định cho đời sống kinh tế - xã hội, thậm chí Chính phủ còn dự kiến phức tạp sẽ lên tới đỉnh điểm trong tuần này. Tuy nhiên, sự chủ động của Trung ương, sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, lực lượng vũ trang đã giúp Đảng bộ, chính quyền các cấp ở các địa phương tự tin, từng bước xử lý những phát sinh hàng ngày…

 Ở một diễn biến khác, sau hơn gần 100 ngày từ khi dịch bùng phát ở Trung Quốc, không nói ra thì cộng đồng cũng hiểu doanh nghiệp đã thấm mệt. Biên mậu chậm thông thương, nguyên liệu đầu vào khó khăn và đặc biệt là tâm lý của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến sản xuất kinh doanh đình đốn. Nhiều doanh nghiệp chia sẻ, họ đang thật sự bất lực; và cái động viên lúc này là sự thấu hiểu và vào cuộc thật sự của chính quyền các địa phương.

 Trước nhiệm vụ vừa phòng chống dịch, vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội mà Thủ tướng kêu gọi, tỉnh, thành phố nào cũng “ngầm” phân ra hai mũi giáp công. Mũi mạnh, tập trung nhiều nhân sự chủ chốt cho nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất - phòng, chống dịch Covid-19. Mũi còn lại lặng lẽ hơn, nhưng cũng không hề ít việc, đó là chuẩn bị cho quãng thời gian tăng trưởng trở lại sau khi dịch bệnh kết thúc.

 Là địa bàn trọng điểm về công nghiệp, lại có nhiều doanh nghiệp FDI như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… chính quyền các cấp đều bận rộn hơn thường lệ. Mới đây lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc vừa tổ chức 2 buổi đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản tại Khu công nghiệp Thăng Long III và với các doanh nghiệp trong nước. Khá may mắn là khu công nghiệp này không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19. Hầu hết các doanh nghiệp đều ở giai đoạn bắt đầu hoạt động, hoặc đang ở chu kỳ cuối của đầu tư, hay trong quá trình chạy thử nên ảnh hưởng của dịch bệnh chưa thật rõ rệt.

 Không riêng Vĩnh Phúc, lãnh đạo các tỉnh đều có chung nhận xét, doanh nghiệp FDI không khó khăn về vốn bởi họ đều có bề dày trước khi sang Việt Nam. Bù lại, họ cần một môi trường, theo hai nghĩa - môi trường đầu tư và môi trường tự nhiên - thật trong lành, khỏe mạnh. Vĩnh Phúc khá linh hoạt trong việc cách ly đối với các trường hợp lãnh đạo, công nhân của doanh nghiệp từ nước ngoài vào tỉnh đã có xét nghiệm âm tính; đồng thời quyết liệt tập trung cao độ cho công tác chỉ đạo đồng hành, tạo điều kiện cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cũng được các ngành chức năng cử cán bộ đồng hành với doanh nghiệp để kiến nghị với Chính phủ cũng như bộ, ngành liên quan.

 Nhưng với doanh nghiệp trong nước thì khác. Bắc Ninh đã sớm tiếp cận từng nhóm doanh nghiệp khác nhau, tổng hợp tất cả khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo các sở, ngành chức năng hỗ trợ ngay trong lúc phòng, chống dịch. Cụ thể, UBND tỉnh chỉ dạo các ngành đồng ý giãn nợ ngay các khoản vay ngân hàng, giảm lãi suất vay, giảm tiền thuê đất, gia hạn thời gian nộp thuế, nộp tiền bảo hiểm xã hội; chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho lao động tạm thời nghỉ việc. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang chia sẻ, có những chi tiết nhỏ như kết nối giúp doanh nghiệp chuẩn bị đủ khẩu trang, thiết bị y tế phục vụ công nhân, người lao động sản xuất, kinh doanh bỗng trở thành… không nhỏ trong thời điểm này. Bảo toàn người lao động chính là bảo vệ doanh nghiệp.

 Bắc Ninh cũng đã hoàn tất cơ chế tạo thuận lợi cụ thể về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại và thanh toán điện tử; đồng thời rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh có biện pháp thúc đẩy xuất, nhập khẩu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh; tập trung xử lý vướng mắc về lao động, tìm nguồn lao động thay thế trong trường hợp thiếu hụt lao động, chuyên gia nước ngoài; hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19…

 Với ý kiến đề xuất được hỗ trợ để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, UBND các tỉnh khẳng định đây là chủ trương lớn và kiên định của Chính phủ. Cả Vĩnh Phúc lẫn Bắc Ninh đều đã có công văn gửi Chính phủ đề xuất hỗ trợ các khoản cho vay lãi suất thấp, giãn, hoãn, miễn giảm thuế… cho một số trường hợp. Ngay khi nhận được văn bản đồng ý, tỉnh sẽ triển khai trong thời gian sớm nhất để tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Tỉnh cũng cam kết sẽ tiếp tục mở rộng và khơi thông các kênh thông tin để những vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp được gửi đến các cơ quan chức năng của các địa phương trong thời gian sớm nhất.

 Rõ ràng, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Mọi người dân đều đặt niềm tin vào Chính phủ và ngành y tế. Khó khăn rồi sẽ qua đi. Cộng đồng doanh nghiệp đang chờ các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ từ chính quyền ở mỗi địa phương, vì sự phát triển của các doanh nghiệp, vì sự thịnh vượng chung của đất nước, của địa phương. (Vnexpress.net 26/3, Nam Anh)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn nhân sự mới

Thực hiện quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 25/3, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã công bố các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ. 

Cụ thể, tại Nghị quyết số 910/NQ-UBTVQH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn kết quả miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nguyễn Tấn Tuân, kể từ ngày 21/02/2020. 

Tại Nghị quyết số 911 /NQ-UBTVQH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn kết quả bầu ông Phạm Văn Tuân giữ chức vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XIV tỉnh Thái Bình. Trong thời gian giữ chức vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, ông Phạm Văn Tuân được hưởng phụ cấp chức vụ hệ số 1,25. Thời gian hưởng kể từ ngày 15/3/2020.

 Tại Nghị quyết số 912/NQ-UBTVQH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị về việc bổ nhiệm lại ông Vũ Văn Họa, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước tiếp tục giữ chức vụ Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, kể từ ngày 1/4/2020 đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo luật định. Trong thời gian giữ chức vụ Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, ông Vũ Văn Họa được hưởng phụ cấp chức vụ hệ số 1,30.

 Tại Nghị quyết số 915/NQ-UBTVQH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với bà Cao Xuân Thu Vân, kể từ ngày 6/3/2020. (Baochinhphu.vn 26/3)Về đầu trang

Chủ tịch Quốc hội: “Không vì dịch mà bộ máy đình trệ”

Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 25-3, Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân cho hay nếu tới đầu tháng 4, dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, Ủy ban Thường vụ QH sẽ xem xét, thảo luận, quyết định thời gian tổ chức kỳ họp QH.

 Theo chủ tịch QH, hiện số người nhiễm dịch đã lên tới con số 9, 10, 11 người mỗi ngày, đồng thời đã có biểu hiện lây lan ra cộng đồng ở trong nước. “Tôi rất hoan nghênh Chính phủ đã chỉ đạo địa phương hết ngày 25-5 rà soát hết người nước ngoài, người Việt Nam từ nước ngoài về đang lưu trú, sinh sống trên địa bàn, nắm chắc từng trường hợp để ngăn chặn lây lan cộng đồng” - bà Ngân nói.

 Tuy nhiên, chủ tịch QH nhấn mạnh đến sáng 25-3 đã có 134 người nhiễm và “còn bao người ủ bệnh chưa phát hiện được thì ta chưa biết”. Do đó, mọi người cần tuân thủ tốt quy định của pháp luật, theo dõi chấp hành đúng chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19 và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng, khuyến cáo y tế.

 “Cần hạn chế ra đường, hạn chế tụ tập đông người, đeo khẩu trang nơi công cộng. Đây là những vấn đề phải chấp hành nghiêm” - bà Ngân nêu rõ.

 Cạnh đó, chủ tịch QH cũng yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước. “Nói như thế không có nghĩa là bộ máy nhà nước đình trệ. Tất cả công việc phải tiến hành trôi chảy theo kế hoạch, có điều chỉnh nhưng thay đổi phương thức làm việc” - bà Ngân nói và đề nghị các cơ quan của QH quán triệt tinh thần trên để tổ chức công việc. “Đừng nghĩ tới tháng 5 có họp được hay không, mà phải nghĩ tháng 5 họp được. Những công việc từ đây tới tháng 5 vẫn thực hiện công việc theo kế hoạch đề ra” - bà nói thêm.

 Chủ tịch QH cũng đề nghị cần có giải pháp ổn định kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân đầu tư công, giải quyết vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất của ĐBSCL, đảm bảo đời sống cho dân.

 “Chúng ta chưa bao giờ thấy tình hình khó khăn như hiện nay, dịch bệnh như thế, dân thì thiếu nước ngọt sinh hoạt, không có nước tưới cây trồng…” - bà Ngân nói và cho rằng chính lúc này, sự đồng lòng, đoàn kết toàn dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị rất quan trọng. “Chúng ta sẽ tiếp tục vượt khó để đảm bảo đất nước ổn định trong tình hình khó khăn này và nhất là phải chăm lo đời sống nhân dân” - Chủ tịch QH khẳng định. 

Bà Ngân cũng cho biết do diễn biến của dịch COVID-19, Ủy ban Thường vụ QH quyết định hội nghị đại biểu chuyên trách diễn ra vào đầu tháng 4 tới sẽ tổ chức theo hình thức họp trực tuyến chứ không tổ chức tập trung. Bà cũng đề nghị các ủy ban QH họp phiên toàn thể theo hình thức này.

 Riêng bộ phận tiếp xúc giải quyết đơn thư của dân, chủ tịch QH yêu cầu vẫn tiếp tục thực hiện, “không vì bất cứ lý do gì đình trệ, để bức xúc của dân không được giải quyết kịp thời”. “Thông tin, đơn thư gửi tới phải được kịp thời xử lý theo đúng quy định. Việc chuyển đơn, thông báo trả lời, giải quyết theo thẩm quyền vẫn làm thường xuyên, không ách tắc” - bà Ngân nói. (Pháp luật TPHCM 26/3, Đức Minh)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Dịch COVID-19: Mong chính sách kịp thời đến doanh nghiệp

Thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch.

 Theo dự thảo Nghị định, các đối tượng thuộc diện bị ảnh hưởng bởi dịch sẽ được gia hạn 5 tháng tiền thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất. Giải pháp này được kỳ vọng sẽ phần nào hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong nước, các nhóm cá nhân, hộ gia đình vượt qua khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch chưa được khống chế và đang tác động bất lợi đến nền kinh tế toàn cầu nói chung, trong nước nói riêng.

 Cụ thể, các đối tượng được Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất gồm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép; sản xuất sản phẩm từ cao su; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, lắp ráp ô tô (trừ sản xuất, lắp ráp ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống).

 Bên cạnh đó là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động kinh doanh trong các ngành vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy, hàng không; kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải); dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.

 Thuộc đối tượng hưởng lợi từ dự thảo nghị định này, bà Đan Thúy Hồng, đại diện Công ty cổ phần Du lịch thương mại Tây Hồ cho biết, đây là một chính sách tốt, sẽ được ban hành kịp thời để hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19 chưa được khống chế.

 Tuy nhiên, chính sách này liệu có đem lại hiệu quả thiết thực gắn với sự sống còn của doanh nghiệp hay không lại là chuyện khác. Bởi lẽ, đối với nhiều doanh nghiệp, tình trạng buộc phải đóng cửa hay tạm thời ngừng hoạt động kinh doanh như hiện nay theo chỉ đạo của chính quyền địa phương hay do quan ngại về nguy cơ lây lan dịch bệnh đều đồng nghĩa với việc không có doanh thu. Nếu không có doanh thu thì không thể phát sinh thuế, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng lẫn thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, bà Thúy, cho rằng việc giảm thuế, giãn thời gian nộp thuế không có ý nghĩa nhiều với những trường hợp trên.

 Bà Thúy cho rằng, vấn đề quan trọng với các doanh nghiệp hiện nay là các khoản vay, lãi suất vay và thời gian trả nợ vay. Nếu Chính phủ và các tổ chức tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp như giảm lãi suất, khoanh nợ vay đến hạn trả, không chuyển nhóm nợ của doanh nghiệp... thì mới có thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước đại dịch COVID-19.  

 Hơn nữa, thông tin này trên phương tiện truyền thông đã thấy nhiều, tuy nhiên đại diện ngành thuế và chính quyền địa phương chưa thấy tiến hành việc rà soát, ghi nhận ý kiến doanh nghiệp. Do đó, bà Thúy đề nghị, chính sách nào khi ban hành, các cấp thực thi cần đẩy nhanh tiến độ triển khai mới giúp các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước nhanh chóng phát huy hiệu lực, hiệu quả và mang lại ý nghĩa cho doanh nghiệp.

 Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật rất rộng, đang phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm từ trồng rừng, khai thác gỗ, chế biến và thương mại gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ và đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước, đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu. Do đó, dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cần bổ sung thêm ngành nghề chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ (tre, nứa, song mây…).

 Về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính xem xét gia hạn thuế giá trị gia tăng phải nộp từ tháng 3 gia hạn đến hết tháng 12/2020 và thuế đất phải nộp gia hạn đến hết tháng 12/2020. Bởi dịch COVID-19 gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp chế biến và xuất/nhập khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Trong giai đoạn này các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các đơn hàng đã ký năm 2019. Thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới.

 Hơn nữa, do chuỗi cung phụ kiện bị gián đoạn nên doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng hoặc phải nâng giá mua các loại phụ kiện làm chi phí sản xuất tăng cao. Ngoài ra, doanh nghiệp ngành gỗ vốn sử dụng nhiều lao động nên đang gặp rủi ro cao do dễ bị phong tỏa và cách ly khi có dấu hiệu công nhân nhiễm bệnh COVID-19. (TTXVN/Tin Tức 26/3)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Không thể “chín ép”

 “Trong các dự án luật thì tôi lo nhất là dự án luật này”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chia sẻ khi bắt đầu phiên thảo luận về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 24.3. Đây cũng là cảm nhận chung của nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi đến thời điểm này, dù đã qua rất nhiều bước hoàn thiện nhưng dự luật PPP vẫn còn ngổn ngang quá nhiều vấn đề. 

Một trong số đó là sự thống nhất của dự luật với hệ thống pháp luật. Kể từ sau Kỳ họp thứ Tám, Chính phủ đã phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội tiếp tục rà soát sự đồng bộ, thống nhất giữa dự luật PPP với các luật hiện hành, đặc biệt là với các nội dung đang được xem xét sửa đổi, bổ sung của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đất đai... Tuy nhiên, báo cáo của Ủy ban Pháp luật lại cho thấy chưa thể yên tâm về vấn đề này, mà trước hết là, nguyên tắc “ưu tiên áp dụng luật”.

 Việc ưu tiên áp dụng Luật PPP trong một số trường hợp để có một hệ thống pháp luật ổn định sẽ làm cho nhà đầu tư yên tâm vì “vòng đời” của dự án PPP là rất dài, có khi tới vài chục năm. Đây là mong muốn chính đáng. Nhưng dự luật PPP lại quy định một nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật để bằng luật này có thể thực hiện tập trung mà bỏ qua các quy định của các luật khác theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng sẽ tạo rủi ro rất lớn về sự chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật.

 Khác với dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) cũng có nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật là vì phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư rất rộng, chồng lấn với rất nhiều quy định của các luật chuyên ngành khác. Còn Luật PPP có phạm vi điều chỉnh rất cụ thể, chỉ liên quan đến dự án hợp tác công - tư thôi và cũng không chồng lấn với phạm vi điều chỉnh của các luật khác.

 Như vậy, việc cần có một nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật PPP giống như Luật Đầu tư phải hết sức cân nhắc. “Nếu quy định theo tinh thần dự luật, chúng tôi thấy Luật PPP sẽ vô hiệu hóa rất nhiều quy định mà chúng ta đã ban hành với mong muốn bảo đảm tính chặt chẽ, hiệu quả trong các Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công...”, ông Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.

 Nhiều quy định cụ thể đã được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật dẫn ra để minh chứng cho nhận định trên. Đơn cử như Điều 70 về sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP chỉ quy định rất đơn giản về mục đích sử dụng vốn Nhà nước, sau đó giao cho Chính phủ hướng dẫn chi tiết việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP. Vậy nghị định mà Chính phủ ban hành liệu có quy định khác với Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý nợ công được hay không? Đây cũng là vấn đề mà tính khả thi và nguy cơ sau này có mâu thuẫn, chồng chéo là rất lớn.

 Hay Điều 40 của Luật Đầu tư công đang quy định nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo phương thức đối tác công - tư thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công - tư trừ dự án quan trọng quốc gia. Điều này có nghĩa là nếu đã là dự án quan trọng quốc gia thì cho dù là dự án PPP cũng vẫn phải thực hiện theo Luật Đầu tư công. Nhưng trong dự luật PPP thì các quy định từ Điều 20 đến Điều 24 liên quan đến trình tự, thủ tục, thẩm quyền, nội dung phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án PPP lại áp dụng chung cho tất cả các loại dự án bao gồm cả dự án quan trọng quốc gia.

 Như vậy, dự luật PPP đã có sự mâu thuẫn ngay với Luật Đầu tư công. Nếu cứ ban hành thì sau này, các doanh nghiệp PPP sẽ lại vướng mắc, không biết áp dụng theo Luật Đầu tư công hay Luật PPP khi thực hiện dự án quan trọng quốc gia. Tương tự là quy định liên quan đến việc thanh toán hợp đồng BT, hợp đồng xây dựng chuyển giao. Dự luật PPP chỉ quy định hình thức thanh toán bằng bán đấu giá tài sản công nhưng không quy định cơ chế thực hiện. Nếu nhà nước bán đấu giá tài sản công, thanh toán trực tiếp cho nhà đầu tư thì sẽ mâu thuẫn ngay với quy định của Luật Ngân sách nhà nước, thậm chí là Hiến pháp. Bởi lẽ, Hiến pháp quy định mọi khoản thu chi ngân sách đều phải được dự toán còn Luật Ngân sách Nhà nước quy định tất cả mọi khoản thu từ bán tài sản công đều phải nộp vào ngân sách.

 Sau phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan trình và cơ quan chủ trì giải trình tiếp thu, chỉnh lý sẽ phải tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi và minh bạch của dự luật PPP. Cần nói thêm rằng, tính thống nhất với hệ thống pháp luật mới chỉ là 1 trong 11 vấn đề lớn, cốt lõi còn ý kiến khác nhau của dự luật này. Chúng ta mong muốn có một đạo luật thật mạnh mẽ, thật hấp dẫn để kích hoạt được nguồn lực tư nhân cùng tham gia đầu tư, phát triển đất nước. Nhưng cũng chính vì thế mà dự luật PPP không thể “chín ép” được. Phải xử lý thỏa đáng các vấn đề lớn đã được chỉ ra bởi nếu không, như Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã cảnh báo, “có thể sẽ dẫn đến những hệ lụy mà chúng ta không lường được”. (Đại biểu nhân dân 26/3, Lam Anh)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Dừng xuất khẩu gạo: Bộ Công Thương phải rút kinh nghiệm

Ngày 25/3, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi các Bộ Công Thương, Tài chính, NN&PTNT truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo.

 Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ nói trên và các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt, rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung thóc gạo, tình hình xuất khẩu gạo và thực hiện dự trữ lưu thông, tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo.

 Trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 107 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và các quy định pháp luật khác có liên quan, trước ngày 28/3.

 “Bộ Công Thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua”, Thủ tướng lưu ý. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng gạo cho nhân dân trong nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh hiện nay.

 Trước đó, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận cuộc họp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong đó nêu rõ, đồng ý với đề xuất của Bộ trưởng Công Thương tạm dừng việc xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước. Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn để cụ thể hóa việc tạm dừng xuất khẩu gạo theo trình tự thủ tục rút gọn (có hiệu lực từ ngày ký).

 Thực hiện kết luận trên, Tổng cục Hải quan đã có văn bản yêu cầu Cục hải quan các tỉnh, thành phố tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng gạo các loại xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24/3. Tuy nhiên, ngay trong ngày, Bộ Công Thương đã đề nghị Thủ tướng cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp. (Tiền phong 26/3, Văn Kiên)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử năm 2020

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử vừa ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban này năm 2020.

 Theo đó, về xây dựng, hoàn thiện thể chế, quý I-2020, các thành viên Ủy ban hoàn thành việc cho ý kiến về đề án Giải pháp kết nối, chia sẻ dữ liệu, tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin tại các bộ, ngành, địa phương và danh sách các nền tảng dùng chung của chính phủ điện tử. Quý II-2020, các thành viên Ủy ban hoàn thành cho ý kiến dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; quý III-2020, hoàn thành cho ý kiến về Chiến lược phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

 Về xây dựng nền tảng công nghệ phát triển chính phủ điện tử và các hệ thống thông tin đổi mới phương thức làm việc, phục vụ người dân, doanh nghiệp, năm 2020, các thành viên Ủy ban hoàn thành cho ý kiến về việc: Triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; nâng cấp cơ sở dữ liệu về phương tiện giao thông phục vụ hoạch định chính sách, quy hoạch đô thị; xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc. Quý III-2020, các thành viên hoàn thành cho ý kiến về việc xây dựng Hệ thống tham vấn chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.

 Năm 2020, các thành viên Ủy ban hoàn thành cho ý kiến về việc: Xây dựng, triển khai hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch; xây dựng, triển khai hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án đầu tư; tiếp tục triển khai, hoàn thiện các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đầu tư công, giám sát đánh giá đầu tư; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội; triển khai cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia. 

Về chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ quá hạn theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ (Nghị quyết số 17/NQ-CP), quý II-2020, các thành viên Ủy ban hoàn thành cho ý kiến về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc sử dụng các thiết bị, máy móc đối với các hệ thống thông tin chính phủ điện tử để bảo đảm an toàn thông tin mạng; quý III-2020, hoàn thành cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; năm 2020, hoàn thành cho ý kiến về Đề án bảo đảm an ninh mạng trong xây dựng và phát triển chính phủ điện tử.

 Ngoài ra, Kế hoạch cũng phân công cơ quan thực hiện, thời gian hoàn thành kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP tại một số bộ, địa phương. (Hanoimoi.com.vn 25/3) Về đầu trang

Ngành Thuế sẽ đơn giản hoá 140 thủ tục hành chính thuế

Tổng cục Thuế vừa yêu cầu các cục thuế trên cả nước tiếp tục nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính thuế.   

 Theo đó, các cục thuế tỉnh, TP đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính theo phương thức trực tuyến (đối với những thủ tục hành chính đã đáp ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4), các thủ tục hành chính tiếp nhận, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

 Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế bố trí đầy đủ cán bộ tại bộ phận một cửa của cơ quan thuế đảm bảo tiếp nhận, trả kết quả nhanh chóng. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ, thực hiện nghiêm quy định về thời hạn, hồ sơ, trình tự giải quyết đối với các thủ tục về hoá đơn, trong đó có thủ tục “Mua hoá đơn do cơ quan thuế đặt in” (giải quyết trong ngày nếu đúng, đủ thời gian theo quy định).

 Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức triển khai, có hình thức tuyên truyền phù hợp để người nộp thuế biết các thủ tục hành chính đã đáp ứng dịch vụ công trực tuyến 3,4; các thủ tục hành chính được gửi, nhận kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích khi có yêu cầu của người nộp thuế.

 Tổng cục thuế cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm việc niêm yết thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan thuế, kịp thời rà soát cập nhật thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ theo quy định. Thường xuyên kiểm tra việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính; chấn chỉnh kịp thời những trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hạn, xử lý nghiêm những trường hợp gây phiền hà cho người nộp thuế. Định kỳ báo cáo tình hình triển khai kết quả tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế tại báo cáo kiểm soát thủ tục hành chính quý, năm của cục thuế theo quy định.

 Tổng cục Thuế yêu cầu các vụ/đơn vị chức năng phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh, phấn đấu hoàn thành việc triển khai thực thi các phương án đơn giản hoá 140 thủ tục hành chính thuế đáp ứng dịch vụ công ở mức độ 3, 4. Thực thi các phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế, đơn giản hoá, điện tử hoá chế độ báo cáo định kỳ theo chỉ đạo của Bộ Tài chính.

 Thực hiện niêm yết, công khai và cập nhật các thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế và website của ngành thuế, trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định tại quy trình của ngành và quy định của Bộ Tài chính, Chính phủ và hướng dẫn các cục thuế thống nhất thực hiện.

 Nghiên cứu, triển khai Quyết định số 1720/QĐ-BTC thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. (Haiquanonline.com.vn 25/3, Thùy Linh) Về đầu trang

Sở Giao thông Hà Nội chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, từ 1-4

Từ ngày 1/4/2020, Sở GTVT Hà Nội chỉ thực hiện tiếp nhận đối với hồ sơ nộp trực tuyến, không tiếp nhận hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa.

 Sở GTVT Hà Nội cho biết, đến hiện tại, Sở đã hoàn thành phần mềm thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đối với 89/93 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở GTVT (đạt tỷ lệ 95,7%).

 Bên cạnh đó, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng, bố trí nhân sự đáp ứng yêu cầu tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

 Nhằm phát huy hiệu quả các phần mềm dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh cải cách hành chính; để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, tiết kiệm chi phí và giảm thời gian đi lại; đặc biệt trong giai đoạn tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 diễn biến phức tạp, đối với những thủ tục hành chính đã được cung cấp phần mềm nộp hồ sơ trực tuyến (theo danh mục gửi kèm), Sở GTVT Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính thực hiện việc khai báo, nộp hồ sơ trực tuyến.

 Trước mắt từ nay đến 31/3/2020, Sở GTVT Hà Nội vẫn tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính bằng một trong hai hình thức là nộp trực tiếp tại bộ phận Một cửa hoặc nộp trực tuyến.

 Từ ngày 1/4/2020, Sở GTVT Hà Nội chỉ thực hiện tiếp nhận đối với hồ sơ nộp trực tuyến (không tiếp nhận hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận Một cửa).

 Cụ thể, địa chỉ đăng ký, nộp hồ sơ trực tuyến: https://sogtvt.hanoi.gov.vn (chuyên mục Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4).

 Trong quá trình khai thác, sử dụng các phần mềm dịch vụ công trực tuyến, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở GTVT Hà Nội làm cơ sở để tổng hợp, báo cáo Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội.

 Theo danh mục của Sở GTVT Hà Nội ban hành, hiện lĩnh vực đường bộ có 59 thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4 như cấp phù hiệu cho xe vận tải khách, taxi, container; đổi bằng lái xe; cấp bằng lái xe…

 Đối với lĩnh vực đường thủy nội địa hiện có  29 dịch vụ được áp dụng và lĩnh vực đăng kiểm có 1 dịch vụ là cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo. (Anninhthudo.vn 25/3, Ngân Tuyền) Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương cho 4 tỉnh

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư trung hạn và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2018 cho các địa phương: Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên.

 Cụ thể, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2018 cho tỉnh Hòa Bình 86,322 tỷ đồng, tỉnh Sơn La 322,247 tỷ đồng, tỉnh Tuyên Quang 500 tỷ đồng, tỉnh Điện Biên 200 tỷ đồng. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra và các cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, danh mục và mức vốn bổ sung của từng dự án, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

 Căn cứ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, danh mục và mức vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2020 được giao, các địa phương: Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên thông báo cho các đơn vị danh mục dự án và mức vốn từng dự án theo quy định và gửi báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 15/4/2020; thực hiện giải ngân số vốn được giao bổ sung theo quy định của Luật Đầu tư công và các Nghị định hướng dẫn. (Baochinhphu.vn 26/3, Chí Kiên)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Quảng Ninh: Loạt lãnh đạo phường, Công an bị điều chuyển, hạ cấp vì liên quan than lậu

Để xảy ra tình trạng tập kết, vận chuyển than trái phép , Bí thư, Chủ tịch UBND phường, trưởng Công an, Cảnh sát khu vực phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả bị điều chuyển và hạ cấp bậc.

 Liên quan đến việc để xảy ra hoạt động tập kết, vận chuyển than trái phép tại khu vực Km6, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả và trên một số tuyến đường giao thông, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan, lực lượng chức năng liên quan giải trình, kiểm điểm, điều tra làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân.

 Ngày 26/3, trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Mạnh Cường, Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả cho biết: "Liên quan đến việc tập kết, vận chuyển than trái phép trên địa bàn, chúng tôi đã ra soát và xử lý điều chuyển công tác đối với Bí thư, Chủ tịch UBND phường Quang Hanh làm Phó thủ trưởng cơ quan Tổ chức - Nội vụ thành phố; Chỉ đạo Công an TP Cẩm Phả hạ cấp phân loại và đề nghị Công an tỉnh điều chuyển công tác đối với Trưởng Công an và Cảnh sát khu vực phường Quang Hanh". (Tiền phong 26/3, Hoàng Dương)Về đầu trang

Đắk Nông: Phó giám đốc sở giáo dục thăng tiến “thần tốc” bất ngờ xuống làm hiệu phó

UBND tỉnh Đắk Nông vừa thu hồi quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh này đối với bà Đỗ Thị Việt Hà (SN 1977). Nguyên nhân thu hồi do bà Hà không đủ tiêu chuẩn quy định đối với chức vụ nêu trên. 

Theo đó, năm 2011, bà Hà đang giữ chức vụ Phó hiệu trưởng trường PTTH Chu Văn An (thị xã Gia Nghĩa), được UBND tỉnh Đắk Nông điều động “siêu” thần tốc lên giữ chức vụ Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh này. Đến năm 2016, UBND tỉnh Đắk Nông tiếp tục ra Quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó giám đốc Sở GD&ĐT cho bà Hà. Lý giải về nguyên nhân bà Hà có “bước nhảy vọt thần tốc” từ Phó hiệu trưởng trường PTTH Chu Văn An lên Phó giám đốc Sở GD&ĐT, cơ quan chức năng cho biết, do thời điểm đó nhu cầu cán bộ nữ còn thiếu.

 Năm 2019, bà Hà tiếp tục dự thi Chuyên viên chính, nhưng không đậu. Sau khi không còn giữ chức vụ lãnh đạo Sở GD&ĐT, bà Hà được điều về làm Phó hiệu trưởng Trường PTTH Dân tộc Nội trú N’Trang Lơng (TP Gia Nghĩa).

 Theo tìm hiểu của PV, UBND tỉnh Đắk Nông là nơi có thẩm quyền ban hành quyết định đối với chức vụ của bà Hà, cơ quan tham mưu là Sở Nội vụ. Bà cũng là đối tượng của Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Sở GD&ĐT làm quy trình để giới thiệu nhân sự. Việc ban hành Quyết định thu hồi Quyết định bổ nhiệm chức danh đối với bà Hà, còn có nguyên nhân, do trước đó đã có ý kiến của cấp trung ương.

 Mới đây, ông Nguyễn Bốn – Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết định số 84 để cử 4 cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh này ra Hải Phòng để tham dự kỳ thi chuyên viên chính.

 Kinh phí dự thi được thực hiện theo quy định hiện hành. Đáng chú ý, trong danh sách được cử đi thi này có bà Đỗ Thị Việt Hà. Một trường hợp có đơn không tham gia. Vị này nói: “Tôi đã có đơn xin không tham gia, vì xa xôi cách trở và đau (sức khỏe yếu)”.

PV đã nhiều lần điện thoại cho ông Nguyễn Bốn – Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông để làm rõ về vấn nêu trên, nhưng không liên lạc được. (Tiền phong 26/3, Vũ Long)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Trung Quốc cảnh báo quan chức địa phương không giấu các ca nhiễm bệnh mới

Ngày 24/3 vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thúc giục các chính quyền địa phương hãy tìm kiếm sự thật và hãy cởi mở, minh bạch trong việc công bố các thông tin về đại dịch COVID-19.

 Theo một tuyên bố của chính phủ đăng trên báo mạng Trung Quốc ngày 25/3, tại phiên họp chỉ đạo, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói với các quan chức cấp cao phụ trách việc chống dịch COVID-19: “Cởi mở và minh bạch có nghĩa là các trường hợp mới phải được báo cáo một khi nó được phát hiện. Không được che giấu hoặc báo cáo thấp đi”.

 Thủ tướng Lý Khắc Cường đã được bổ nhệm là trưởng ban chỉ đạo của chính phủ trong cuộc chiến chống lại COVID-19 từ hồi tháng 1 năm nay. Ông đã tới thăm thành phố Vũ Hán, ổ dịch bùng phát dịch bệnh này, ngay từ cuối tháng 1, trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình một tháng.

 Cảnh báo của Thủ tướng Lý Khắc Cường dường như là một phần trong nỗ lực phối hợp nhằm xây dựng lại niềm tin của công chúng trong bối cảnh có những cáo buộc cho rằng các quan chức địa phương cố tình hạ thấp thực tế của tình hình trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát.

Lời cảnh báo này cũng được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc phải đối mặt với sự giám sát ngày càng gia tăng từ nước ngoài về những nỗ lực ban đầu của Trung Quốc nhằm ngăn chặn virus lây lan ra ngoài biên giới sau khi ca bệnh đầu tiên được xác định ở Vũ Hán hồi tháng 12 năm ngoái.

 Kể từ đó đến nay, chủng virus mới này đã cướp đi 3.281 sinh mạng và làm hơn 81.000 người mắc bệnh tại Trung Quốc. Bệnh dịch này đã khiến hàng trăm triệu người Trung Quốc đang ở trong tình trạng phong tỏa khác nhau và  nền kinh tế bị đình trệ.

 Tuy nhiên, ba tháng sau, Trung Quốc dường như đã xoay chuyển được cuộc chiến để ngăn chặn sự bùng phát của dịch COVID-19. Thứ Năm tuần trước, nước này báo cáo không có ca nhiễm bệnh mới nào trong nước. 

 Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế đi lại ở Hồ Bắc và lệnh phong tỏa ở Vũ Hán cũng sẽ được dỡ bỏ vào ngày 8/ 4.

 Tại cuộc họp ban chỉ đạo ngày 24/3, Thủ tướng Lý Khắc Cương cho biết, trong khi công chúng đã mong chờ tin tốt như tin không có ca nhiễm mới nào trong nước, thì số liệu thống kê về dịch bệnh phải "trung thực và chính xác".

 Thủ tướng  thúc giục chính quyền địa phương không che giấu hoặc cố giữ cho số ca nhiễm mới về con số 0.

 Ông cho biết thêm, minh bạch cũng có nghĩa là công chúng ít có khả năng buông lỏng cảnh giác. Điều này có thể giúp thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và ngăn chặn quay trở lại các ca nhiễm mới. (Tiền phong 26/3, Hà Thu)Về đầu trang

Ấn Độ phạt ngồi xổm, đánh roi người vi phạm phong toả

Cảnh sát Ấn Độ trừng phạt nghiêm khắc những người vi phạm lệnh phong toả khi 1,3 tỷ dân được yêu cầu ở nhà để ngăn chặn Covid-19.

 Theo lệnh của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, toàn bộ đất nước 1,3 tỷ dân sẽ bị phong tỏa trong 21 ngày nhằm ngăn mọi người ra khỏi nhà. "Để cứu lấy Ấn Độ và mọi công dân, cứu lấy các bạn và gia đình, tất cả con đường cũng như khu dân cư sẽ được đặt trong vòng phong tỏa", ông Modi cho hay trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia tối 24/3.

 Tại Cổng Ấn Độ, một đài tưởng niệm chiến tranh nằm trên đường Rajpath ở New Delhi, nhiều rào chắn được dựng lên sau lệnh phong toả. Thủ tướng Modi nhấn mạnh rằng cách biệt cộng đồng là con đường duy nhất giúp ngăn chặn những ca nhiễm nCoV mới và kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.

 Chỉ những dịch vụ thiết yếu như điện, nước, chăm sóc sức khoẻ, cứu hoả, các cửa hàng tạp hoá được phép duy trì. Tuy nhiên, tất cả cửa hiệu, cơ sở kinh doanh, nhà máy, phân xưởng, văn phòng, chợ, các điểm thờ phụng đều bị đóng cửa. Các tuyến xe buýt và tàu điện ngầm liên bang bị dừng.

 Cảnh sát Ấn Độ đang áp dụng nhiều hình phạt nghiêm khắc với những người vi phạm lệnh phong toả. Trên mạng đăng hình ảnh một cảnh sát mặc thường phục dùng gậy đánh vào chân một người phạm luật ở Kolkata. Một nhóm người khác bị phạt ngồi xổm và véo tai nhau ngay trên đường phố.

 Cảnh sát ở thành phố phía bắc Meerut thì yêu cầu những người ra đường giữa lệnh phong toả cầm tấm bảng viết "Tôi là bạn của nCoV", "Tôi là kẻ thù của xã hội" và chụp ảnh họ đăng lên Twitter. Một hình ảnh khác, hàng loạt người bị phạt cúi đầu vì vi phạm lệnh phong toả trên con đường ở thành phố Kanpur, bang Uttar Pradesh.

 Người dân vẫn được phép đến siêu thị mua nhu yếu phẩm nhưng phải giữ khoảng cách để phòng lây nhiễm virus. Trong ảnh là quang cảnh một siêu thị ở thành phố Bangalore. Trước đó, khi vừa có thông tin về lệnh phong toả, người dân ở các thành phố lớn như Delhi, Mumbai và Bengaluru đã đổ xô tích trữ thực phẩm.

 Dù Ấn Độ chỉ ghi nhận hơn 650 ca nhiễm và 12 ca tử vong vì nCoV, tương đối thấp so với Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia châu Âu, có lo ngại rằng điều kiện sinh hoạt, vệ sinh lạc hậu cùng hệ thống y tế yếu kém ở nước này có thể khiến dịch bệnh vượt ngoài tầm kiểm soát.

 Thủ tướng Modi đã tuyên bố cấp 150 tỷ rupee (gần 2 tỷ USD) để hỗ trợ xét nghiệm, cung cấp giường cách ly, máy thở và các vật tư thiết yếu khác. Ông cũng thành lập nhóm chuyên trách dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Tài chính, nhằm xử lý những tác động của cuộc khủng hoảng này với nền kinh tế. (Vnexpress.net 26/3)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

More