Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 21-02-2020

Post date: 21/02/2020

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1. TP HCM tiếp tục đề xuất để học sinh cả nước nghỉ hết tháng 3. 1

CHÍNH SÁCH MỚI 2

2. Từ 1/7/2020, công chức bắt buộc phải được kiểm định chất lượng đầu vào. 2

CHỈ THỊ MỚI 3

3. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. 3

4. Bộ Tài chính nghiên cứu sàn giao dịch vốn cho startup. 4

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 4

5. Báo Nhật: Phụ thuộc vào Trung Quốc, doanh nghiệp Việt khốn khổ vì coronavirus. 4

6.Reuters: Nhờ sản xuất ở Việt Nam, Samsung gặt hái thành quả sau 10 năm, còn đối thủ gặp hạn vì dịch bệnh ở Trung Quốc. 5

QUẢN LÝ.. 7

7.Đề xuất hợp nhất Bộ, giảm Phó Thủ tướng. 7

8.Kê khai tài sản thiếu trung thực, cán bộ có thể bị cách chức. 8

9. Đề xuất sửa Luật Cư trú để bỏ sổ hộ khẩu giấy. 10

10.Phải kiểm soát việc cài cắm lợi ích nhóm khi làm luật 10

11.TP HCM nêu lý do khó hợp nhất sở - ngành. 12

12.Hà Nội sẽ xem xét thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị 13

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 14

13.Đã có hơn 50.000 tài khoản đăng ký trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. 14

14. Khẩn trương chuẩn bị thí điểm nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng. 15

15.Bãi bỏ hàng loạt quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng từ đầu tháng 4. 15

16. Dân Huế được giảm 50% cước chuyển phát khi dùng dịch vụ công trực tuyến. 16

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 17

17.Thanh Hóa: Cách chức Giám đốc Điện lực Thiệu Hóa vì mắc nhiều sai phạm.. 17

18.Hà Nội: Truy tố hai cựu cán bộ Công an huyện Thanh Trì nhận hối lộ. 18

THẾ GIỚI 19

19.Singapore công bố khoản ngân sách 4 tỷ SGD đối phó với dịch COVID-19. 19

20. Ông Trump yêu cầu thứ trưởng Quốc phòng từ chức vì vụ Ukraine. 20

 TIÊU ĐIỂM

TP HCM tiếp tục đề xuất để học sinh cả nước nghỉ hết tháng 3

Kiến nghị được Chủ tịch TP HCM ký văn bản gửi Chính phủ ngày 20/02, trong bối cảnh cả nước chỉ còn một bệnh nhân nhiễm nCoV.

 Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong kiến nghị Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống nhất kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên đến hết tháng 3.

 Kế hoạch năm học 2019-2020 được điều chỉnh tương ứng. Học kỳ II bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7, lùi kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7, tức chậm hơn một tháng so với năm ngoái.

 Hiện Việt Nam còn một bệnh nhân nam ở Vĩnh Phúc nhiễm nCoV, 15 người khác đã xuất viện, song UBND TP HCM vẫn đánh giá "dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chưa có dấu hiệu ổn định trong thời gian ngắn sắp tới". Việc thay đổi thời gian học nhằm "đảm bảo sự an toàn cho học sinh, giúp các địa phương, đơn vị, cơ sở giáo dục chủ động trong việc xây dựng triển khai đồng bộ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học".

 Văn bản trên thể hiện tinh thần cuộc họp bàn phương án phòng chống nCoV trong ngành giáo dục chiều 14/2. Thành ủy, UBND TP HCM thống nhất kiến nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 3, học kỳ II từ tháng 4 đến hết tháng 7. 

Hiện hầu hết địa phương cho học sinh nghỉ học hết tháng 2, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và kiến nghị của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ngày 14/2. Riêng Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Tuyên Quang vẫn giữ lịch học từ tuần tới, ngày 24/2.

 Năm học 2019-2020, cả nước có hơn 24 triệu học sinh, sinh viên. Hà Nội và TP HCM có số học sinh đông nhất, khoảng 2 triệu học sinh. Những năm gần đây, có khoảng 800.000-900.000 học sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia mỗi năm. (Vnexpress.net 20/02, Mạnh Tùng)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Từ 1/7/2020, công chức bắt buộc phải được kiểm định chất lượng đầu vào

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020. Theo đó, sẽ có nhiều chính sách mới tác động trực tiếp đến mọi cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2020.

 Cụ thể, tại Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ: "Thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ; đồng thời, nghiên cứu phân cấp kiểm định theo lĩnh vực đặc thù và theo vùng, khu vực".

 Thể chế hóa chủ trương trên, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có hiệu lực từ 1/7/2020 đã bổ sung quy định về thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết việc kiểm định chất lượng đầu vào.

 Việc thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào không làm ảnh hưởng đến thẩm quyền tuyển dụng của bộ, ngành, địa phương. Các bộ, ngành, địa phương vẫn có thẩm quyền quyết định trong tuyển dụng công chức phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm và điều kiện đặc thù của bộ, ngành, địa phương mình.

 Việc giao Chính phủ quy định chi tiết và thực hiện theo lộ trình cũng nhằm bảo đảm thực hiện từng bước, tránh những xáo trộn không cần thiết, ảnh hưởng đến việc tuyển dụng công chức trên phạm vi cả nước.

 Khi xây dựng các văn bản trình Chính phủ quy định chi tiết, Bộ Nội vụ sẽ đặc biệt chú trọng tới yếu tố này, đồng thời bảo đảm giảm thiểu thủ tục hành chính, không quy định phát sinh "chứng chỉ kiểm định đầu vào", đồng thời bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm theo đúng chủ trương của Đảng.

 Căn cứ vào đặc thù công việc, yêu cầu quản lý của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ban hành Quy chế quy định các nội dung đánh giá công chức phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

 Ngoài ra, chính sách đối với người có tài năng được đề xuất sửa đổi như sau:

 - Nhà nước có chính sách phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng.

 - Chính phủ quy định chi tiết khung cơ chế, chính sách thu hút và chế độ đãi ngộ đối với người có tài năng.

 - Căn cứ vào quy định của Chính phủ, người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức quy định chế độ sử dụng, đãi ngộ người có tài năng áp dụng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

 Bên cạnh đó, Luật cũng tập trung sửa đổi những quy định còn vướng mắc từ thực tiễn thực hiện, trong đó có công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

 Cụ thể, Luật đã bổ sung quy định đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

 Tuy nhiên, đội ngũ công chức ở nước ta công tác trong các lĩnh vực rất rộng với những đặc thù khác nhau phụ thuộc vào từng công việc, vùng miền.

 Vì vậy, Luật cũng quy định giao người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quy định phù hợp với địa phương, bộ, ngành mình, bảo đảm đúng tiêu chí được đề ra. (Nguoiduatin.vn 20/2, Hoàng Mai) Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg yêu cầu tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

 Thủ tướng đã giao việc cụ thể cho các Bộ trưởng và lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương trong đó, đáng chú ý Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc, yêu cầu các cơ quan đăng ký kinh doanh tại các địa phương hướng dẫn chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. 

 Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020 - 2021. (VTV.vn 20/02)Về đầu trang

Bộ Tài chính nghiên cứu sàn giao dịch vốn cho startup

Thủ tướng giao Bộ Tài chính báo cáo về đề án sàn giao dịch vốn trong năm 2020-2021. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước đang tồn tại nhiều rào cản, kém sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân đến từ việc môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi, quy định về điều kinh doanh chưa phù hợp, thiếu hỗ trợ về cơ sở vật chất và tài chính, chưa có hành lang pháp lý cho các sản phẩm mới...

 Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp phát huy năng lực. Cụ thể, Bộ Tài chính sẽ chủ trì xây dựng đề án thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp và hướng dẫn hạch toán kế toán. Bộ Kế hoạch – Đầu tư được giao đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư theo hướng giúp nhà đầu tư nước ngoài thuận lợi trong việc thành lập, góp vốn, mua cổ phần của quỹ đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam.

 Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng thể chế cho các ngành, lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng công nghệ mới, đã xuất hiện hoặc tiềm năng xuất hiện. Đối với các ngành tiềm năng nhưng mức độ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế như tài chính, ngân hàng..., ông yêu cầu xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm cho doanh nghiệp có thể phát triển và thí điểm sản phẩm mới. (Vnexpress.net 20/02)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Báo Nhật: Phụ thuộc vào Trung Quốc, doanh nghiệp Việt khốn khổ vì coronavirus

"Sự bùng phát coronavirus đã tác động mạnh đến ngành du lịch. Tôi đã ghé thăm một điểm nổi tiếng ở trung tâm thành phố Hà Nội ngày hôm qua. Bạn có thể thấy sự khác biệt: không có khách du lịch Trung Quốc xung quanh, không đông đúc lắm" - phóng viên NHK World nói.

 NHK World - cổng thông tin quốc tế của Đài Phát thanh-Truyền hình NHK Nhật Bản cho rằng: Các doanh nghiệp ở Việt Nam đang lo lắng về việc sẽ bị coronavirus giáng một đòn nặng nề, xuất phát từ sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

 Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất - là thị trường nhập khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước năm 2019 đạt 116,87 tỷ USD; trong đó, Việt Nam nhập khẩu 75,45 tỷ USD (chiếm 27,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam), xuất khẩu 41,41 tỷ USD (chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó giá trị của hàng sản xuất trong nước chiếm 55,5%) và nhập siêu từ Trung Quốc ở mức 34,04 tỷ USD.

Tuy nhiên, thương mại hai nước Việt - Trung quý 1, quý 2 và cả năm 2020 sẽ bị ảnh hưởng khi từ 29/01/2020, Trung Quốc thực hiện tạm dừng thông quan, tăng cường quản lý và siết chặt các cửa khẩu như một biện pháp ngăn chặn sự lan rộng của dịch nCoV.

 Theo đánh giá sơ bộ của Ngân hàng ANZ, Việt Nam là một trong những nước khu vực châu Á chịu nhiều tác động tiêu cực về xuất khẩu sang Trung Quốc (chỉ sau Đài Loan), với mức thiệt hại ước tính khoảng 0,44 điểm %GDP khi xuất khẩu sang Trung Quốc, giảm 20% trong 3 tháng tới.

 Theo chiều ngược lại, trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc, rất nhiều hàng hóa là nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho một số ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

 Một công ty may mặc gần Hà Nội phục vụ thị trường Mỹ và châu Âu, đang vô cùng hoang mang vì việc giao nguyên liệu đã bị tạm dừng. Lãnh đạo của công ty cho biết dự trữ nguyên liệu của họ sẽ chỉ cầm cự được đến tháng ba. Nếu tình hình tiếp tục, tổn thất có thể kéo dài hàng chục triệu USD.

 Chủ tịch công ty Nguyễn Xuân Dương nói: "Điều này không chỉ gây thiệt hại cho công ty chúng tôi, mà cho toàn bộ ngành may mặc Việt Nam".

 Bên cạnh đó, phóng viên NHK World cũng đánh giá: nông nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề. Đầu tháng này, biên giới với Trung Quốc đã bị đóng cửa và nhiều xe tải chở nông sản bị kẹt. Sản xuất cho thị trường Trung Quốc không thể đạt mục tiêu và giá đã giảm. Tại Hà Nội, dưa hấu vốn được dành để xuất khẩu sang Trung Quốc đã được bán với giá chỉ bằng một nửa.

 "Sự bùng phát cũng đã tác động mạnh đến ngành du lịch. Tôi đã ghé thăm một điểm nổi tiếng ở trung tâm thành phố Hà Nội ngày hôm qua. Bạn có thể thấy sự khác biệt: không có khách du lịch Trung Quốc xung quanh, không đông đúc lắm" - phóng viên này nói.

 Một tài xế cho biết ông đón trung bình 10 khách hàng mỗi ngày vào thời điểm này năm ngoái, nhưng hiện tại chỉ có 3 khách hàng một ngày. Ông nói rằng các tài xế đã bị giảm thu nhập và nhiều người đã bỏ việc.

 Nikkei Asian Review cũng ước tính rằng ngành du lịch có thể phải đối mặt với thiệt hại lên tới 5 tỷ USD. Chính phủ dự kiến rằng nếu dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 3, GDP của Việt Nam sẽ tăng khoảng 6,25%. Nhưng các lãnh đạo cho biết nếu dịch bệnh kéo dài đến tận tháng 6, mức tăng trưởng dự kiến đó sẽ giảm xuống dưới 6%.

 Chính phủ có kế hoạch đưa ra các biện pháp hỗ trợ để giảm tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhưng hiệu quả của các bước đi này cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ lây nhiễm. (Cafef.vn 20/02)Về đầu trang

Reuters: Nhờ sản xuất ở Việt Nam, Samsung gặt hái thành quả sau 10 năm, còn đối thủ gặp hạn vì dịch bệnh ở Trung Quốc

Samsung vẫn đang hoạt động bình thường, trong khi các đối thủ như Apple, Huawei đang bị gián đoạn sản xuất.

 Tập đoàn Samsung có vẻ đang hưởng lợi từ những rắc rối trong sản xuất của đối thủ tại Trung Quốc. Đây là "phần thưởng" của tập đoàn này sau 10 năm đầu tư sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam.

 Một nửa số smartphone Samsung được sản xuất tại Việt Nam, nơi dịch Covid-19 tác động rất hạn chế. Trong khi đó, những đối thủ của hãng này, đơn cử như Apple, đang tê liệt hoạt động tại Trung Quốc.

 Thứ hai tuần này, Apple cho biết họ sẽ không đạt mục tiêu doanh thu trong quý III do ảnh hưởng của Covid – 19 vì cả lý do sản xuất lẫn tiêu thụ tại Trung Quốc, nơi hầu hết những chiếc iPhone được xuất xưởng. Xiaomi, nhà sản suất smartphone Trung Quốc cũng cảnh báo doanh số quý III của hãng cũng sẽ bị tác động không nhỏ vì Covid – 19.

 Huawei, một đối thủ lớn khác của Samsung, dù không công bố thông tin nào về tình hình sản xuất, nhưng các nhà nghiên cứu cũng cho rằng hãng cũng sẽ bị tác động năng nề do phụ thuộc quá vào hoạt động sản xuất, cung ứng tại Trung Quốc.

 Nhiều công ty Trung Quốc và cả nước ngoài đã bắt đầu đi vào hoạt động trở lại sau nhiều tuần đóng cửa. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với tình trạng thiếu công nhân và các vấn đề khác khiến sản lượng chỉ đạt ở mức tối thiểu.

 Samsung đã nhường lại phần lớn thị trường tại Trung Quốc cho các đối thủ trong những năm gần đây. Nó có nghĩa rằng Samsung sẽ không bị tác động nhiều từ việc đóng cửa và suy giảm nhu cầu, hai yếu tố đang tấn công Apple cũng như nhiều hãng điện thoại thông minh khác.

 Samsung đang có vị trí tốt hơn để vượt qua tình hình dịch bệnh do Covid-19 mang đến, một nhà quan sát nói với Reuters. Virus corona phơi bày rủi ro từ Trung Quốc. Chúng tôi cảm thấy khá may khi có thể thoát khỏi rủi ro đó". 

Một nguồn tin thân cận với Samsung thì cho biết: "Samsung không công khai nhưng họ thực sự cảm thấy nhẹ nhõm".

 Tuy nhiên, hai nguồn tin thân cận với các hoạt động của Samsung từ Việt Nam cảnh báo rằng nếu dịch virus bùng phát kéo dài, Samsung sẽ cảm nhận được tác động, vì công ty cũng nhập khẩu nhiều linh kiện từ Trung Quốc.

 Các vấn đề về chuyển hàng xuyên biên giới cũng xuất hiện rõ trong giai đoạn đầu của sự bùng phát virus, khi Việt Nam áp biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn, ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Phòng Doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam nhận định.

 Theo ông, các vấn đề đã được giải quyết, nhưng rủi ro vẫn còn đó nếu các nhà cung ứng linh kiện Trung Quốc không thể trở lại sản xuất.

 Samsung cũng phụ thuộc vào các nhà sản xuất theo hợp đồng của Trung Quốc đối với một số dòng điện thoại cấp thấp.

 Trong một tuyên bố với Reuters, Samsung cho biết: "Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để giảm thiểu mọi tác động đến hoạt động của mình".

 TrendForce gần đây giảm dự báo sản lượng quý I của Huawei bớt 15% và Apple bị giảm 10%. Trong khi đó, TrendForce chỉ giảm dự báo của Samsung khoảng 3%. (Cafef.vn 20/02)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Đề xuất hợp nhất Bộ, giảm Phó Thủ tướng

Viện Khoa học tổ chức nhà nước đề xuất hợp nhất Bộ Tài chính và Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải và Xây dựng, giảm một Phó Thủ tướng.

 Chiều 19/2, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) đã nêu đề xuất trên tại Hội thảo góp ý "Báo cáo đề xuất, kiến nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026".

 Theo ông Tuấn, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 nên rút gọn số bộ, cơ quan ngang bộ từ 22 xuống 20 bằng việc hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư thành Bộ Tài chính - Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng thành Bộ Giao thông và Xây dựng.

 Viện cũng đề xuất điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ một số bộ, cơ quan ngang bộ, như thành lập lại Bộ Giáo dục và chuyển nhiệm vụ đào tạo về Bộ Khoa học và Công nghệ, đổi tên thành Bộ Khoa học Công nghệ và Đào tạo; điều chuyển việc đào tạo nghề từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về Bộ Khoa học Công nghệ và Đào tạo; thành lập Bộ Công Thương và Du lịch; Bộ Văn hóa, Thể thao và Thanh niên.

 Viện Khoa học tổ chức nhà nước đề xuất cơ cấu nhân sự của Chính phủ gồm Thủ tướng, 4 Phó Thủ tướng (hiện tại 5 Phó Thủ tướng) và 20 bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Ông Tuấn cho rằng, mô hình giả định về cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 nếu được hiện thực sẽ là một bước đổi mới quan trọng để thực hiện các quan điểm của Đảng về xây dựng một Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

 Giải thích về đề xuất trên, Tiến sĩ Tuấn cho biết, nhiều quốc gia có quy mô dân số, kinh tế lớn hơn Việt Nam nhiều lần, nhưng số bộ, cơ quan ngang bộ thường dao động dưới 20. Ví dụ Trung Quốc và Malaysia có 25 bộ, Indonesia 24, Nga 21, Pháp 18, Singapore 16, Mỹ 15, Đức 14 bộ...

 Trong khi đó, tại Việt Nam, cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XIII (2011-2016), XIV (2016-2021) được giữ nguyên như khóa XII, gồm 22 bộ, cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ.

 "Điều dễ nhận thấy là ở các nước phát triển, cơ cấu Chính phủ thường gọn nhẹ hơn so với các nước khác. Số bộ ít hơn, nghĩa là các đầu mối quản lý tinh giản hơn, số siêu bộ nhiều hơn", ông Tuấn nói và cho rằng việc bố trí nhiều Phó Thủ tướng thực chất là một cấp trung gian, lẫn giữa quyền và trách nhiệm của bộ trưởng với tư cách là người đứng đầu ngành, lĩnh vực; đồng thời không phù hợp với nguyên tắc đảm bảo quyền và trách nhiệm của Thủ tướng.

 Thứ trưởng Nội vụ Triệu Văn Cường đề nghị Viện Khoa học tổ chức nhà nước lắng nghe, tiếp thu ý kiến chuyên gia để tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo.

 Trước đó, tại cuộc phỏng vấn cuối năm 2019, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, thực hiện chủ trương của cấp trên, phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ sẽ được nghiên cứu để đề ra giải pháp thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới, như ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo...

 "Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các bộ, ngành tổng kết và đề xuất xây dựng cơ cấu Chính phủ khóa tới bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả", ông Tân nói. (Vnexpress.net 20/02, Hoàng Thùy)Về đầu trang

Kê khai tài sản thiếu trung thực, cán bộ có thể bị cách chức

Dự thảo Nghị định về kiểm soát tài sản thu nhập sẽ khiến người kê khai không thể giấu giếm, bởi nguy cơ bị phát hiện là rất lớn.

 Trong Dự thảo Nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn do Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố để lấy ý kiến, có một biện pháp đáng chú ý. Đó là quy định TTCP là một trong những cơ quan tiếp nhận và quản lý các bản kê khai tài sản, thu nhập của chức danh lãnh đạo từ giám đốc Sở và tương đương trở lên. Đồng thời, một cơ quan chuyên trách về kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập sẽ được thành lập, có đặc quyền trong việc xác minh ngẫu nhiên khi nghi ngờ về tính trung thực của bản kê khai.

 Điểm mới này được dư luận đánh giá là một khâu then chốt trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập, sẽ khiến cho việc kê khai không còn mang tính hình thức. Phóng viên VOV.VN đã có trao đổi với TS Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) xung quanh điểm mới này.

 Đại diện cơ quan soạn thảo, TS Đinh Văn Minh thừa nhận, qua tổng kết, việc kê khai tài sản từ trước đến nay còn mang tính hình thức. Việc kê khai được làm rất nghiêm túc, đầy đủ, số lượng người kê khai luôn đạt hơn 99%, kê khai đúng thời kỳ, đúng thời hạn nộp, sổ báo cáo rất tròn trịa. Nhưng tính hiệu quả của việc kê khai, để phát hiện những bất thường, thậm chí tài sản tham nhũng, để xử lý, thu hồi vẫn còn thấp.

 Để tránh việc kê khai hình thức, trốn tránh, không trung thực, thậm chí cả chuyện tẩu tán tài sản, Dự thảo Nghị định đưa ra biện pháp về hình thành cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập. Cùng với Thanh tra Chính phủ, một số cơ quan nữa sẽ được giao việc này, và cơ quan đó sẽ phải cơ cấu lại tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, bố trí nguồn nhân lực, các điều kiện cần thiết để thực hiện việc kiểm soát tài sản thu nhập.

 “Một số cơ quan có thể được giao làm đầu mối, như Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh. Các ban, ngành cũng có cơ quan kiểm soát riêng như Tòa án, Kiểm sát, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước. Quy mô các cơ quan có thể không giống nhau, bởi số lượng người cần kiểm soát chủ yếu tập trung ở cơ quan Thanh tra. Ví dụ như Văn phòng Quốc hội, số lượng người phải kiểm soát tài sản, thu nhập rất ít. Trong mấy trăm đại biểu, nhiều người lại thuộc cơ quan khác, còn bản thân Văn phòng Quốc hội chỉ vài chục người; Văn phòng Chủ tịch nước cũng vậy”, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, TTCP cho biết.

 Theo Dự thảo Nghị định, Thanh tra Chính phủ sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ từ Giám đốc Sở trở lên (tương đương hệ số phụ cấp từ 0,9 trở lên). Đây là con số khá lớn. Cơ quan này không chỉ làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập, mà còn có trách nhiệm đánh giá, phân tích bản kê khai, phát hiện bất thường; từ những thông tin, phản ánh của báo chí về dấu hiệu không trung thực, kê khai không hết thì cơ quan này có trách nhiệm xác minh, thẩm tra ban đầu. Các cơ quan này phải có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với các cơ quan có liên quan đến kiểm soát tài sản, như ngân hàng, để cần một thông tin gì đều có thể trao đổi. Quá trình theo dõi nếu phát hiện có biến động lớn, cần thiết thì phải tiến hành thẩm tra sớm. Đặc biệt, cơ quan này có quyền yêu cầu các cơ quan khác cung cấp thông tin. Quyền này rất quan trọng, nếu không, Ngân hàng sẽ không dễ dàng cung cấp thông tin về khách hàng của họ. Để hạn chế việc tẩu tán tài sản, nếu thấy dấu hiệu nghi ngờ, cơ quan này có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức đình chỉ giao dịch, phong tỏa tài khoản…

 “Đương nhiên, cùng các biện pháp như vậy cũng phải kết hợp các biện pháp khác, để có thể quản lý tốt mới làm chặt được việc chuyển dịch chỗ nọ, chỗ kia, theo dõi được các giao dịch lớn. Ở nước ngoài, giao dịch ở một mức nào đó được đặt vào tầm kiểm soát; giao dịch bằng tiền mặt nhiều sẽ khó kiểm soát. Quy định giao dịch từ bao nhiêu phải qua tài khoản, khi đó sẽ dễ kiểm soát”, ông Minh nhấn mạnh.

 “Một điểm mới nữa trong Dự thảo Nghị định cho phép mở rộng khả năng thu hồi tài sản. Đó là trước đây quy định tài sản tham nhũng là tài sản của người có hành vi tham nhũng. Nhưng thực tế họ chuyển tài sản cho người khác đứng tên. Do vậy, tài sản tham nhũng phải được hiểu là tài sản có nguồn gốc tham nhũng, nghĩa là vốn nó có nguồn gốc từ tham nhũng nhưng nó được chuyển dịch”, ông Minh thông tin thêm.

 Một trong những biện pháp để kiểm soát hiệu quả tài sản, thu nhập của cán bộ công chức cũng đã được quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng, đó là quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản thu nhập.

 Theo TS Đinh Văn Minh, trong Dự thảo Nghị định có đề cập về cách thức xây dựng, giao trách nhiệm cho cơ quan nào, hình thành thông tin đó ra sao, cơ quan nào có trách nhiệm nhập thông tin vào, bởi có nhiều cơ quan kiểm soát tài sản, các cơ quan này phải có sự liên thông khi nhập thông tin và cơ sở dữ liệu. Khi cơ sở dữ liệu được hình thành, việc kiểm soát, thẩm tra, xác minh sẽ rất thuận tiện. Tài sản, thu nhập có thể ở nhiều chỗ, bằng công cụ tin học có thể giám sát được.

 Tuy nhiên, Vụ trưởng Pháp chế vẫn cho rằng, đây là công việc rất phức tạp, rất nhiều thông tin, cần phải lựa chọn đưa vào những thông tin cần thiết; quá trình tiếp cận, sử dụng, khai thác thông tin đó phải có một cơ chế chặt chẽ để đảm bảo thuận tiện cho việc tra cứu nhưng cũng phải đảm bảo an toàn bởi đây là loại thông tin cần có sự bảo mật cao nếu không sẽ gây nhiễu.

 Hiện Thanh tra Chính phủ đang xây dựng đề án cho cơ sở dữ liệu đó, có rất nhiều việc cần phải làm để đảm bảo cơ sở dữ liệu đó thực sự có hiệu quả cho việc kiểm soát tài sản thu nhập của công chức.

 Để tăng tính tự giác, trung thực của người kê khai cũng có nhiều biện pháp. Theo Vụ trưởng Thanh tra Chính phủ, ngoài viêc các quy định về kê khai phải rõ ràng, không thể hiểu sai được; rồi có cơ quan chuyên trách theo dõi, giám sát, để phát hiện ra những chỗ không trung thực, thì Dự thảo Nghị định còn nhấn mạnh đến quyền kiểm tra, xác minh, thậm chí xác minh ngẫu nhiên của cơ quan chuyên trách. Quy định này sẽ khiến người kê khai phải thấy rằng, nếu họ không trung thực, nguy cơ bị phát hiện là rất lớn, khi đó ý định che giấu cũng sẽ giảm đi.

 “Một khi sự thiếu trung thực bị phát hiện, hình thức xử phạt với người thiếu trung thực rất nặng. Đối với cán bộ công chức có thể bị buộc thôi việc. Lãnh đạo có thể bị bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức”, ông Minh cho biết.

 Bởi “hình thức nghiêm khắc như thế có tính chất răn đe rất lớn, cũng giống như Nghị định 100 vừa rồi, không chỉ căn cứ vào đó để xử phạt, mà quan trọng là những hình thức xử lý được đưa ra mang tính chất răn đe rất lớn để khi anh đặt bút xuống kê khai phải thấy rằng, một trong những hậu quả là anh rất có thể bị phát hiện và đã bị phát hiện rồi sẽ bị xử lý rất nặng”, TS Minh phân tích thêm. (VOV.vn 20/02, Uyển Thanh)Về đầu trang

Đề xuất sửa Luật Cư trú để bỏ sổ hộ khẩu giấy

Ngày 20/2, Bộ Công an bắt đầu lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Luật Cư trú. Theo đó, Bộ này đề xuất bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần các thủ tục hành chính có nội dung liên quan sổ hộ khẩu như: tách sổ hộ khẩu; cấp đổi sổ hộ khẩu; cấp lại sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu... Thời gian cấp sổ hộ khẩu còn 7 ngày, thay vì 15 ngày hiện nay.

 Việc quản lý dân cư bằng sổ tạm trú cũng được đề xuất bãi bỏ và thay thế thông qua hình thức mã số định danh cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

 Khi chuyển sang quản lý hộ khẩu điện tử, công dân sẽ có quyền được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình; được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan việc thực hiện quyền cư trú của bản thân theo yêu cầu...

 Theo lãnh đạo Bộ Công an, việc sửa Luật Cư trú nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc biệt giúp việc quản lý cư trú theo hướng quy định công khai, minh bạch, đơn giản hóa giấy tờ, từng bước thực hiện Chính phủ điện tử; xóa bỏ các thủ tục hành chính còn rườm rà, dễ bị lợi dụng để gây phiền hà... (Vnexpress.net 20/02, Bá Đô)Về đầu trang

Phải kiểm soát việc cài cắm lợi ích nhóm khi làm luật

Ngày 19-2, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị Phản biện xã hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Đây là lần thứ tư Luật Ban hành VBQPPL được sửa đổi.

 Theo TS Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (QH), nguyên Viện trưởng Viện Lập pháp, Luật Ban hành VBQPPL hiện hành chưa phát huy được trong cuộc sống. “Nguyên nhân luật này chưa vào cuộc sống nằm ở mấy khâu chưa tốt sau: Thẩm định chưa tốt, thẩm tra chưa tốt, đánh giá tác động chưa tốt, lấy ý kiến nhân dân còn hình thức…!” - ông Quyền khái quát.

 Theo ông Quyền, để Luật Ban hành VBQPPL nói riêng và các văn bản luật khác đi vào sống được trong đời sống thì MTTQ không phải là chỉ “tham gia” mà phải “tiến hành” phản biện ở tất cả giai đoạn: Xây dựng - ban hành - thực hiện. “Tôi cho rằng MTTQ tiến hành phản biện là điều bắt buộc. Đây là cơ sở rất tốt để MTTQ thể chế hóa quy định tại Hiến pháp 2013 về chức năng phản biện xã hội!” - TS Quyền nói và nhấn mạnh MTTQ Việt Nam tiến hành phản biện theo hiến định sẽ bảo đảm tính khách quan, khả thi, phù hợp của văn bản luật với ý chí và nguyện vọng của nhân dân, tránh lợi ích nhóm, xa rời thực tiễn, tránh được những VBQPPL ban hành kiểu… “trên giời”.

 GS Nguyễn Đăng Dung, Khoa luật - ĐHQG Hà Nội, thì cho rằng ý kiến nhân dân phải được chuyển thành thể chế thông qua cơ quan tập hợp là MTTQ. “Do đó trong dự thảo Luật Ban hành VBQPPL phải quy định tất cả dự thảo luật trước khi đưa ra QH phải có ý kiến của MTTQ” - ông Dung nêu đề xuất.

 Ông Quyền cho rằng: “Soạn thảo luật hiện nay người ta cài lợi ích nhóm rất kín, chỉ chuyên gia pháp luật mới phát hiện được. Nếu không phát hiện thì gây hậu quả không nhỏ về sau”.

 Theo ông Quyền, trước năm 2003, các dự án luật sau khi đại biểu QH có ý kiến thì cơ quan soạn thảo phải về chỉnh lý. “Nhưng QH xi nhan bên phải thì về ông (soạn thảo dự luật) lại rẽ trái. Tức là QH, đại biểu QH cho ý kiến một đằng thì về sửa một nẻo” - ông Quyền nói. Thậm chí còn có tình trạng, theo ông Quyền, ra QH bảo chưa được, lại đưa về sửa tiếp, cứ thế… Điều đó làm cho QH thấy rất mệt mỏi. “Đấy là khi tôi phục vụ QH khóa VIII tôi thấy buồn cười lắm. Mà thời đó còn ít lợi ích nhóm” - ông Quyền nói.

 Từ đó, ông Quyền lập luận QH phải là nơi làm luật, từ soạn thảo cho đến các khâu khác. Điều này không phải quy trình mà là quyền lập pháp của QH. “Không thể nói giao cho ai cũng được hay ai tốt hơn thì giao cho người ấy. Không phải!” - ông Quyền nói và cho rằng QH phải nắm trọn quyền lập pháp của mình, bao gồm quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, phân công soạn thảo, phân công thẩm tra cho ý kiến dự án luật, chỉnh lý…

 Tuy thế, GS Nguyễn Đăng Dung lại cho rằng: “Người ta nói QH lập pháp là QH làm mọi thứ. Không phải vậy đâu!”. GS Dung cho rằng không phải cái gì cũng làm luật, chỉ cái gì cần thiết mới làm. Luật phải do cuộc sống hình thành và người dân chấp nhận chứ không phải “ép” từ trên xuống.

 “Quan điểm của tôi không phải là QH làm luật. QH chỉ làm một số căn bản thôi chứ không phải cái gì cũng làm luật” - GS Dung nói. Ông ví việc làm luật như “vá xăm xe đạp”: “Khi xe đi được vẫn cứ đi, đừng có chọc ra để vá”.

 Từ đó, GS Dung đề nghị chỉ cần “chỉ ra ông nào làm luật tốt nhất như thông lệ “Chính phủ trình dự án luật và theo đuổi đến cùng”. Bởi GS Dung lý giải: “Chính sách thì xuất phát từ thực tiễn, người dân đồng ý với các dự thảo chính sách và Chính phủ phải trình dự án luật đó ra QH”. (Plo.vn 20/02, Chân Luận)Về đầu trang

TP HCM nêu lý do khó hợp nhất sở - ngành

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký văn bản, chính thức kiến nghị lên Bộ Nội vụ không thí điểm hợp nhất cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện. Trước đó, Bộ Nội vụ đã có Công văn 5898 ngày 27-11-2019 và Công văn 6670 ngày 31-12-2019 về báo cáo và đăng ký thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

 Theo ông Nguyễn Thành Phong, lý do TP HCM đưa ra là xuất phát từ vị trí, vai trò và quy mô, TP cần ổn định tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn.

 Cụ thể, TP HCM là một trung tâm lớn về kinh tế - văn hóa - giáo dục - khoa học công nghệ, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế và là đầu tàu, động lực có sức thu hút, sức lan tỏa mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với quy mô dân số lớn nhất nước, đóng góp cho ngân sách nhiều nhất nước. Hiện TP đang chịu sức ép của gần 9 triệu dân cư trú thực tế, đông gần 1/2 tổng số dân các tỉnh trong một vùng đông dân của cả nước là các tỉnh đồng bằng sông Hồng với 22,5 triệu dân, gần gấp 2 lần tổng số dân của một vùng ít dân nhất là các tỉnh Tây Nguyên với khoảng 5,8 triệu dân. Nếu so sánh theo từng tỉnh, dân số TP gấp 10 lần bình quân dân số của mỗi tỉnh, thành. Trừ TP với Hà Nội thì trung bình một tỉnh, thành chỉ khoảng 1,2 triệu dân.

 Về thu ngân sách nhà nước, bình quân tổng thu ngân sách trên địa bàn TP chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách cả nước, trong đó chỉ tiêu thu ngân sách được giao hằng năm cao gấp 10-20 lần so với các tỉnh, thành khác. 

Từ thực tế trên, UBND TP cho rằng với tính chất đặc thù về phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí, vai trò, đặc điểm của đô thị đặc biệt thì khối lượng công việc giải quyết ngày càng nhiều và có xu hướng ngày càng tăng. Mức độ phức tạp của công việc càng cao đòi hỏi việc tuân thủ quy trình, quy chuẩn, các kế hoạch, pháp luật phải triệt để và chính xác đang tạo nên áp lực lớn đối với tổ chức bộ máy cũng như đội ngũ cán bộ, công chức của TP. 

Tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT), chỉ riêng lĩnh vực đào tạo, cấp giấy phép lái xe, hằng năm sở này cấp khoảng 550.000 giấy phép lái xe, đồng nghĩa với việc giải quyết 550.000 hồ sơ thủ tục có liên quan. Trung bình mỗi ngày có gần 1.500 hồ sơ thủ tục, chiếm khoảng 22% cả nước. Thống kê đến tháng 12-2019, TP đang quản lý hơn 8 triệu phương tiện gồm ôtô, môtô. Riêng phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải chiếm 1/4 cả nước với hơn 83.000 đơn vị và hơn 770.000 ôtô kinh doanh vận tải với nhiều loại hình như xe buýt, xe hợp đồng, xe du lịch, taxi, xe tải… kéo theo khối lượng công việc dịch vụ công giải quyết nhu cầu của người dân rất lớn. Còn Sở Xây dựng trong năm 2019 đã nhận hơn 19.500 hồ sơ hành chính, trong đó giải quyết gần 18.000 hồ sơ. Trong 10 tháng của năm 2019, ngành tài nguyên - môi trường TP tiếp nhận hơn 570.000 hồ sơ các loại. Riêng lĩnh vực đất đai giải quyết hơn 500.000 hồ sơ cấp giấy chủ quyền, bình quân hơn 50.000 hồ sơ/tháng.

 Một lý do thuyết phục khác mà UBND TP đưa ra là hiện nay về mô hình tổ chức bộ máy, TP đang được Thủ tướng Chính phủ cho thí điểm lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm. Ngoài ra, TP đã có văn bản xin Thủ tướng Chính phủ cho lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND các quận - huyện và tổ chức lại Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc chính quyền cấp quận - huyện thành Trung tâm Phát triển quỹ đất. TP cũng đang xin chủ trương trung ương cho xây dựng Đề án mô hình chính quyền đô thị. Vì vậy, TP cần ổn định tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn nên không thí điểm hợp nhất các sở - ngành cho phù hợp với tình hình hiện nay.

 Hiện TP có 20 cơ quan chuyên môn sở - ngành trực thuộc UBND TP; 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp quận - huyện. Trong khi đó, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, ở cấp tỉnh sẽ giảm còn 4 và ở cấp huyện giảm còn 3 đầu mối cơ quan chuyên môn. Cụ thể, ở cấp tỉnh, thí điểm hợp nhất Sở Tài chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành Sở Tài chính và Kế hoạch; Sở GTVT hợp nhất với Sở Xây dựng thành Sở GTVT và Xây dựng; Sở Nội vụ hợp nhất với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy thành cơ quan Tổ chức - Nội vụ; Thanh tra cấp tỉnh với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Thành ủy thành cơ quan Thanh tra - Kiểm tra.

 Dưới góc độ cải cách hành chính, ông Diệp Văn Sơn, nguyên Phó Vụ trưởng Cơ quan Thường trực phía Nam Bộ Nội vụ, cho rằng việc hợp nhất các cơ quan chuyên môn sẽ làm gọn, tránh cồng kềnh bộ máy. Tuy nhiên, việc sắp xếp phải xuất phát từ thực tế địa phương, không thể đại trà khi quy mô, vị trí giữa các địa phương có sự chênh lệch lớn. "Với một TP có khối lượng công việc quá lớn như TP HCM thì việc hợp nhất có khi không mang lại hiệu quả tinh gọn bộ máy như mong muốn, trong khi đó giải quyết việc cho dân và doanh nghiệp có thể bị đình trệ" - ông Sơn nêu quan điểm. (Nld.com.vn 20/2, Phan Anh) Về đầu trang

Hà Nội sẽ xem xét thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị

Ngày 21/2 tới, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XV (nhiệm kỳ 2016-2021) sẽ tổ chức kỳ họp thứ 13 (kỳ họp không thường kỳ) để xem xét, quyết định vấn đề thuộc thẩm quyền.

 Tại kỳ họp, HĐND thành phố sẽ xem xét, quyết nghị về việc sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố năm 2020. Tiếp đó, các đại biểu HĐND thành phố sẽ nghe phổ biến về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;

 Đáng chú ý, tại kỳ họp lần này, HĐND thành phố sẽ xem xét thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị.

 Trước đó, cuối tháng 12, Văn phòng Quốc hội vừa công bố 16 Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV vừa qua, trong đó có Nghị quyết số 97/2019/QH14 thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.

 Theo đó, thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội được tổ chức như sau: Chính quyền địa phương ở TP Hà Nội, huyện, quận, thị xã, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND; ở các phường thuộc quận, thị xã tại TP Hà Nội là UBND phường.

 UBND phường là cơ quan hành chính Nhà nước ở phường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; UBND, Chủ tịch UBND quận, thị xã. Việc thí điểm thực hiện từ ngày 1/7/2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm.

 Cơ cấu tổ chức của UBND phường cũng được quy định gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các công chức khác của phường. UBND phường loại I và loại II có không quá hai Phó Chủ tịch; phường loại III có một Phó Chủ tịch. Đồng thời cũng quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ của các chức danh này. (Baodautu.vn 19/2, Thu Trang) Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Đã có hơn 50.000 tài khoản đăng ký trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Ngày 20/2, theo thống kê của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), từ thời điểm chính thức khai trương đến ngày 13/2/2020, trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã có 9/22 bộ, cơ quan ngang bộ, 63/63 tỉnh, thành phố kết nối, tích hợp trên hệ thống. Hơn 50.000 tài khoản đã đăng ký với trên 11,4 triệu lượt truy cập.

 Ngày 9/12/2019, Cổng Dịch vụ công Quốc gia (có địa chỉ trên mạng là dichvucong.gov.vn) đã chính thức khai trương. Việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp do có thể tái sử dụng các thông tin đã có, tiết kiệm thời gian chuẩn bị hồ sơ, từ đó giảm đáng kể chi phí xã hội trong thực hiện thủ tục hành chính, đặc biệt là những thủ tục hành chính có liên quan đến nhiều cơ quan.

 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Cổng Dịch vụ công Quốc gia là dấu ấn quan trọng trong chủ trương của Chính phủ lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ trong quá trình cải cách thủ tục hành chính.

 Cổng Dịch vụ công Quốc gia là đầu mối giúp công khai, minh bạch các thông tin liên quan về thủ tục hành chính và cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng, phù hợp với từng đối tượng.

 Cổng Dịch vụ công Quốc gia lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, cơ quan thẩm quyền trong cung cấp dịch vụ công, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính, nhất là cắt giảm thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.

 Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến năm 2019 mức 4 tăng hơn hai lần (từ 4,55% năm 2018 lên 10,76% năm 2019).

 Dịch vụ công trực tuyến của một số lĩnh vực có hiệu quả cao như các dịch vụ thuế (99,8% doanh nghiệp khai thuế điện tử), hải quan (99,7% doanh nghiệp thực hiện hải quan điện tử), kho bạc (80% đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch tại kho bạc nhà nước tỉnh, quận, thị xã), đăng ký kinh doanh (75% đăng ký doanh nghiệp qua mạng), lĩnh vực công thương (dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 tương ứng 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ Công Thương).

 Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 mới đạt 10,76% như hiện nay là chưa cao. Nguyên nhân chính là do người đứng đầu các đơn vị, bộ, ngành chưa quyết liệt trong việc triển khai dịch vụ công trực truyến.

 Hướng đến mục tiêu năm 2020, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 đạt 30%, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh rằng cần giao trách nhiệm cho người đứng đầu các đơn vị.

 Ngoài ra, hiện nay, tỷ lệ hồ sơ về thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến ở mức thấp, các bộ, ngành đạt trung bình 38,6%, các địa phương đạt trung bình 12,5%. (TTXVN/VietnamPlus.vn 20/02, Ngọc Bích)Về đầu trang

Khẩn trương chuẩn bị thí điểm nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng

Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Thuận sẽ thí điểm nộp phạt vi phạm giao thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia kể từ 13/3.

 Điều này có nghĩa là người dân hoàn toàn có thể ngồi một chỗ nộp phạt trực tuyến thay vì phải di chuyển đến những điểm nộp.

 Hiện nay, công tác chuẩn bị đang được Cục Cảnh sát giao thông và Bộ Công an tích cực triển khai để phục vụ cho việc thanh toán trực tuyến tiền xử phạt vi phạm giao thông.

 "Người dân có thể lựa chọn nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia. Người dân có thể ngồi tại nhà, tra cứu trên cổng thông tin và nhập các trường thông tin như: số biên bản vi phạm hành chính, ngày tháng năm xảy ra vi phạm, họ tên người vi phạm và biển số xe vi phạm, sau đó quyết định xử phạt sẽ hiện ra. Trên cổng thông tin, người dân sẽ được quyền lựa chọn nộp tiền phạt ở ngân hàng nào, đến nơi nộp phạt để nhận giấy tờ hay qua bưu điện" - Thiếu tướng Lê Xuân Đức (Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông) cho biết.

 Sau khi thí điểm, quy định này sẽ được áp dụng trên toàn quốc trong tháng 6. Ngoài việc nộp phạt, các dịch vụ trực tuyến như cấp, đổi giấy phép lái xe, thu lệ phí trước bạ đăng ký phương tiện giao thông đường bộ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia cũng sẽ sẵn sàng để triển khai sớm nhất. (Vtv.vn 20/02)Về đầu trang

Bãi bỏ hàng loạt quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng từ đầu tháng 4

Từ 01/4/2020, bãi bỏ hàng loạt quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản…

 Ngày 17/02/2020,Chính phủ ban hành Nghị định 21/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/4/2020.

 - Bỏ quy định xử phạt với hành vi lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện tham gia hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng; Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng (trước đây bị phạt 30 - 40 triệu đồng);

 - Bỏ quy định xử phạt đối với tổ chức hoạt động xây dựng Không có hợp đồng lao động với những cá nhân đảm nhận những chức danh chủ chốt; Những chức danh chủ chốt không có chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án theo quy định (trước đây bị phạt 20 - 30 triệu đồng);

 - Bỏ quy định xử phạt nhà thầu nước ngoài không công bố thông tin trên trang thông tin điện tử theo quy định khi tham gia các hoạt động xây dựng (trước đây bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng).

 - Bỏ quy định xử phạt với tổ chức lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng hoặc quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng không đảm bảo điều kiện năng lực quy định (trước đây bị phạt 20 - 40 triệu đồng);

 - Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 60 (vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản). Cụ thể, bãi bỏ quy định phạt tiền từ 2-5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng giảng viên không đủ tiêu chuẩn quy định.

 - Bãi bỏ điểm a, điểm b khoản 1 Điều 61 (vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư). Cụ thể, bãi bỏ quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện đào tạo không đúng địa điểm đào tạo theo quy định; sử dụng giảng viên không đủ tiêu chuẩn theo quy định. (Cafef.vn 20/02, Y Vân)Về đầu trang

Dân Huế được giảm 50% cước chuyển phát khi dùng dịch vụ công trực tuyến

ngày 20/2/2020, trên cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế (thuathienhue.gov.vn), UBND tỉnh này đã thông tin về quyết định giảm 50% cước chuyển phát từ ngày 17/2/2020 đến 31/3/2020 khi các công dân, tổ chức tham gia giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.

 Việc giảm 50% cước dịch vụ bưu chính công ích cho người dân tham gia giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến từ nay đến hết tháng 3/2020 đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất với Bưu điện tỉnh nhằm khuyến khích các tổ chức, công dân đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến và tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, đề phòng lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

 Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Phan Ngọc Thọ, đã giao UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, Văn phòng UBND tỉnh chỉ đạo các Trung tâm hành chính công, bộ phận một cửa hiện đại cấp xã phối hợp với các chi nhánh Bưu điện cùng cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin đến người dân.

 Trước đó, ngày 7/2/2020, Cục Tin học hóa thuộc Bộ TT&TT đã có văn bản đề nghị các Sở TT&TT trên toàn quốc tuyên truyền, khuyến nghị người dân tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến để hạn chế việc tiếp xúc nơi đông người, phòng dịch Covid-19.

 Trên thực tế, đến nay một số địa phương như Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc… đã khuyến nghị người dân, doanh nghiệp tăng cường sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để hạn chế việc tiếp xúc nơi đông người, từ đó góp phần phòng, chống dịch Covid-19.

 Giai đoạn phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã được các chuyên gia nhận định là cơ hội đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và các dịch vụ online, góp phần gia tăng tỷ lệ dịch vụ công có phát sinh hồ sơ trực tuyến.

 Một trong những tồn tại, hạn chế trong xây dựng Chính phủ điện tử thời gian qua, theo đánh giá của cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, chính là việc số hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến còn thấp. Bên cạnh lý do dịch vụ chưa thuận tiện cho truy cập, nguyên nhân chính của tình trạng này còn bởi nhiều người dân chưa có thói quen, kỹ năng sử dụng.

 Tại cuộc họp Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ TT&TT hồi cuối năm ngoái, đại diện Cục Tin học hóa đã cho biết, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến phát sinh thấp là tình trạng chung mà nhiều bộ, tỉnh gặp phải. Vấn đề quan trọng là các cơ quan cung cấp dịch vụ cần có giải pháp khắc phục.

 Cũng theo đại diện Cục Tin học hóa, để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, một số bộ, tỉnh đã cử cán bộ Đoàn Thanh niên ra bộ phận một cửa để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp làm thủ tục hành chính theo phương thức trực tuyến; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính thực hiện theo phương thức trực tuyến, ví dụ thời gian quy định đang là 5 ngày thì để khuyến khích có thể rút ngắn còn 2 ngày với những người dân, tổ chức chọn dùng thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến. (Ictvietnam.vn 20/02, Vân Anh)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Thanh Hóa: Cách chức Giám đốc Điện lực Thiệu Hóa vì mắc nhiều sai phạm

Ông Tào Văn Minh, Giám đốc Điện lực huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cùng thuộc cấp là bà Lê Thị Hoa, kế toán bị tố mắc nhiều sai phạm. Sự việc đã được Giám đốc Điện lực Thanh Hóa chỉ đạo, làm rõ, xử lý kỷ luật nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

 Thời gian qua, ông Tào Văn Minh, Giám đốc Điện lực huyện Thiệu Hóa cùng bà Lê Thị Hoa là kế toán bị tố cáo mắc nhiều sai phạm. Sau khi nhận được đơn thư, ông Hoàng Thanh Sơn, Giám đốc Điện lực Thanh Hóa đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh.

 Kết quả, nội dung tố cáo Giám đốc Điện lực Thiệu Hóa Tào Văn Minh và kế toán Lê Thị Hoa đã lập bảng kê chi khống, đội hóa đơn giao thu cho các tổ dịch vụ bán lẻ điện năng trong 4 tháng cuối năm là có cơ sở.

 Theo bảng tổng hợp quyết toán tiền công chi trả cho các tổ cho thấy, trong 4 tháng cuối năm 2018, Điện lực Thiệu Hóa thống kê khối lượng công tơ và số hóa đơn thanh toán cho các tổ dịch vụ cao hơn thực tế làm giá trị thanh toán tăng hơn 48 triệu đồng.

 Nội dung tố cáo Giám đốc Điện lực Thiệu Hóa cùng kế toán chưa chi trả hết tiền xăng xe máy cho cán bộ, công nhân viên cũng được Giám đốc Điện lực Thanh Hóa yêu cầu hai người này phải kiểm điểm trách nhiệm, giải trình lý do chưa chi trả hết trước chi bộ Điện lực và tập thể đơn vị. Đồng thời phải chi trả ngay hơn 19 triệu đồng tiền xăng xe cho cán bộ, công nhân viên theo đúng chứng từ đã quyết toán.

 Việc tố cáo khi làm lương cho anh Nguyễn Văn Đoàn, Nguyễn Chí Tuân (đã chuyển sang đơn vị khác) rồi chuyển vào tài khoản cá nhân của bà Lê Thị Hoa là việc làm không đúng. Giám đốc và Kế toán Điện lực Thiệu Hóa đã nhận thiếu sót và phải khắc phục nộp lại số tiền trong tháng 10/2019.

 Cũng theo nội dung đơn tố cáo, qua kiểm tra chứng từ, sổ sách được lưu lại của Điện lực Thanh Hóa ở 4 tháng cuối năm 2018 cho thấy, Điện lực Thiệu Hóa đã lập thêm chứng từ thanh toán cho các tổ dịch vụ bán lẻ điện năng với số tiền nhiều hơn với số chứng từ đã quyết toán và nộp tại Điện lực Thanh Hóa. Cụ thể, tháng 9 là 2.853. 812 đồng, tháng 10 cộng 9.834.000 đồng, tháng 11 cộng hơn 30.853.000 đồng, tháng 12 công hơn 30.156.843 đồng. Việc làm này đã vi phạm nguyên tắc tài chính kế toán.

 Việc các đội trưởng của Điện lực Thiệu Hóa nhận tiền dịch vụ để chi trả cho các dịch vụ điện cũng là không đúng quy định, Giám đốc Điện lực Thanh Hóa yêu cầu Điện lực Thiệu Hóa phải ký lại toàn bộ hợp đồng thuê dịch vụ bán lẻ điện năng chưa có khối lượng công việc và giá trị nhân công thuê theo đơn giá quy định. Lập biên bản nghiệm thu kèm bảng kê theo khối lượng hoàn thành có khối lượng cụ thể về đường dây 0,4KW và khối lượng công tác kinh doanh thực hiện và lập bảng quyết toán nhân công khối lượng công việc hoàn thành theo đơn giá đã ban hành. Đồng thời, phải thu lại số tiền mà Đội trưởng đã nhận để thanh toán trực tiếp cho các dịch vụ bán lẻ theo các hợp đồng đã rà soát lại và bằng quyết toán nhân công theo khối lượng công việc hoàn thành theo đơn giá quy định. (Thanhtra.com.vn 19/02, Văn Thanh)Về đầu trang

Hà Nội: Truy tố hai cựu cán bộ Công an huyện Thanh Trì nhận hối lộ

Ngày 19/2, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố hai cựu cán bộ Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) về hành vi Nhận hối lộ, đồng thời phân công Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án này.

 Hai bị can trong vụ án này gồm: Nguyễn Tiến Dũng (sinh năm 1991, cựu Trung úy, Cán bộ điều tra, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an huyện Thanh Trì, Hà Nội); Phạm Xuân Tiến (sinh năm 1978, cựu Trung tá, Điều tra viên trung cấp, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an huyện Thanh Trì, Hà Nội) bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354, khoản 2, điểm c, g-Bộ luật Hình sự năm 2015. Cả hai bị can này đều đã bị tước danh hiệu Công an nhân dân.

 Theo cáo trạng, khoảng 13 giờ 40 ngày 27/4/2016, Tổ công tác Y3/141 của Công an thành phố Hà Nội làm nhiệm vụ trên đường Nghiêm Xuân Yêm, thuộc địa bàn xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã kiểm tra xe ôtô taxi biển kiểm soát 30E-001.40 do Vũ Quốc Bình (ở xã Nghĩa Hưng, huyện Quốc Oai, Hà Nội) điều khiển. Trên xe có chở Tạ Duy Thanh (ở thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Hà Nội) ngồi ở ghế phụ.

 Qua kiểm tra, lực lượng công an thu giữ trên người Tạ Duy Thanh 2 gói ma túy (trọng lượng 0,440 gam Methamphetamine), dưới gầm ghế phụ chỗ Tạ Duy Thanh ngồi có 1 vỏ bao thuốc lá 555 bên trong có 1 túi nylon đựng ma túy (trọng lượng 1,881gam Kentamine) và 1 túi nylon bên trong có tờ tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng dính bột ma túy.

 Tổ công tác đã bàn giao hồ sơ vụ việc cùng với Vũ Quốc Bình, Tạ Duy Thanh cho Đồn công an Cầu Bươu, huyện Thanh Trì, Hà Nội để làm rõ hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

 Nguyễn Tiến Dũng và Phạm Xuân Tiến là cán bộ, điều tra viên Công an huyện Thanh Trì được phân công giải quyết vụ việc Tạ Duy Thanh có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

 Trong quá trình giải quyết, Nguyễn Tiến Dũng và Phạm Xuân Tiến đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, yêu cầu chị Đôn Thị Ly (người sống chung với Tạ Duy Thanh như vợ chồng) phải đưa số tiền 150 triệu đồng để cho đối tượng Tạ Duy Thanh được về nhà.

 Phạm Xuân Tiến là người trực chỉ huy đội, chịu trách nhiệm phân công, chỉ đạo, quản lý cán bộ và duyệt đề xuất trước khi báo cáo lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì, nhưng Tiến đã chỉ đạo Nguyễn Tiến Dũng là cán bộ cấp dưới yêu cầu chị Đôn Thị Ly phải đưa số tiền 150 triệu đồng.

 Nguyễn Tiến Dũng khi được Phạm Xuân Tiến chỉ đạo đòi tiền trái quy định pháp luật đã không báo cáo lãnh đạo cấp trên mà còn tích cực thực hiện. (TTXVN 19/02, Kim Anh)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Singapore công bố khoản ngân sách 4 tỷ SGD đối phó với dịch COVID-19

Chiều 18/2, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Vương Thụy Kiệt đã công bố ngân sách quốc gia Singapore 2020 với rất nhiều khoản chi khổng lồ.

 Khoản ngân sách 4 tỷ SGD là gói bình ổn và hỗ trợ do Chính phủ Singapore đưa ra sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính tạo việc làm cho người lao động, bổ sung thêm dòng tiền cho các doanh nghiệp để giữ chân và đào tạo lại người lao động; hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc các ngành bao gồm du lịch, hàng không, bán lẻ, dịch vụ thực phẩm và dịch vụ vận chuyển đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh do COVID-19 gây ra.

 Theo đó, để giúp người lao động có việc làm, chính phủ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hai chương trình, thứ nhất là Chương trình hỗ trợ việc làm mới trị giá khoảng 1,3 tỷ SGD, tương đương khoảng 22,1 nghìn tỷ VNĐ, sẽ giúp các doanh nghiệp giữ chân người lao động Singapore bằng cách bù đắp 8% tiền lương cho mỗi lao động địa phương làm việc, trong vòng ba tháng, với giới hạn hàng tháng là $ 3,600 và khoản thanh toán sẽ được gửi tới các doanh nghiệp vào cuối tháng 7 năm nay, thứ hai là chương trình hỗ trợ tăng lương với mức trần được nâng từ 4000 lên 5000 SGD. Với mức tăng này, khoản ngân sách 1,1 tỷ SGD sẽ được cấp tời các doanh nghiệp để mang lại lợi ích cho khoảng 700.000 người lao động.

 Bên cạnh đó, tất cả các doanh nghiệp sẽ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với mức 25% thuế phải nộp cho năm 2020. Khoản giảm thuế này sẽ được giới hạn ở mức 15.000 SGD một công ty và tổng chi phí ước tính khoảng 400 triệu SGD. Số tiền còn lại nằm trong chương trình hỗ trợ vay vốn với việc nâng hạn mức vay, hạ mức trần lãi suất và tăng tỷ lệ rủi ro của chính phủ trong các khoản vay này.

 Tác động tiêu cực của đại dịch do COVID-19 gây ra có thể khiến tăng trưởng GDP của Singapore giảm từ 0,5-1% trong năm 2020. Do vậy, khoản ngân sách khổng lồ để đối phó COVID-19 cho thấy sự cấp bách của Chính phủ Singapore trong việc hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp cũng như giúp nền kinh tế tránh rơi vào suy thoái. (VTV.vn 20/02)Về đầu trang

Ông Trump yêu cầu thứ trưởng Quốc phòng từ chức vì vụ Ukraine

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ John Rood ngày 19-2 đã từ chức theo yêu cầu của Tổng thống Donald Trump, do gián tiếp liên quan đến vụ bê bối Ukraine khiến chủ nhân Nhà Trắng bị đưa ra luận tội.

 Theo hãng tin AFP, trong bức thư gửi tổng thống Mỹ, Thứ trưởng Rood cho hay ông đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper thông báo “rằng ngài đã yêu cầu tôi rời khỏi chức vụ thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách”.

 “Các quan chức chính quyền cấp cao được tổng thống bổ nhiệm luôn phục vụ theo ý muốn của tổng thống, và vì vậy, như ngài đã yêu cầu, quyết định từ chức của tôi sẽ có hiệu lực từ ngày 28-2-2020” - bức thư viết.

 Thứ trưởng Rood trước đó xác nhận Ukraine đã tiến hành những cải cách cần thiết để có đủ tư cách nhận khoản viện trợ quân sự trị giá 250 triệu USD từ Mỹ.

 Tuy nhiên, phía đảng Dân chủ cho rằng tuyên bố này đã đi ngược với lập luận của Tổng thống Trump rằng các khoản tài chính đã bị găm lại do lo ngại về vấn đề tham nhũng, thay vì gây sức ép buộc Kiev nhằm điều tra các đối thủ của ông, mà cụ thể ở đây là cha con nhà cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

 Mặc dù không đưa ra bất cứ lý do nào giải thích cho yêu cầu từ chức của Tổng thống Trump đối với ông Rood, nhưng động thái này của Nhà Trắng tương tự những hành động trước đó đối với các quan chức an ninh quốc gia từng đứng ra làm chứng về vấn đề Ukraine trong các phiên điều trần luận tội.

 Tuy nhiên, trong những tháng gần đây đã xuất hiện những thông tin nói rằng tính cách cục cằn của ông Rood đã biến nhân vật này thành kẻ thù tại Lầu Năm Góc và Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng.

 Ông Rood từng giữ chức phó chủ tịch tại Công ty Raytheon và Tập đoàn Lockheed Martom trước khi được ông Trump đề cử vào vị trí thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách vào tháng 10-2017 và được Thượng viện chuẩn thuận vào tháng 1-2018. Hiện chưa rõ ông Rood sẽ làm gì sau khi rời Lầu Năm Góc và ai sẽ là người được chọn thay ông. (Plo.vn 20/02, Trùng Quang)Về đầu trang./. 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

More