Nguyên nhân trẻ em dễ bị xâm hại trên không gian mạng và cách phòng tránh

Post date: 14/08/2024

Font size : A- A A+

Trẻ em dễ bị xâm hại trên không gian mạng do các nguyên nhân sau

1. Chia sẻ hình ảnh, thông tin công khai
Với tâm lý chủ quan, không lường trước được hậu quả của việc chia sẻ những hình ảnh cá nhân, thông tin riêng tư (tên tuổi, địa chỉ, thông tin liên hệ…) một cách công khai, tràn lan trên môi trường mạng, khiến kẻ xấu lợi dụng để khai thác, sử dụng thông tin riêng tư với mục đích xâm hại trẻ em.
2. Đặt mật khẩu dễ đoán
Đặt mật khẩu dễ đoán là nguyên nhân thường gặp nhưng lại ít được mọi người quan tâm, để ý và chú trọng bảo mật. Trẻ em thường đặt mật khẩu sát với tên tuổi và ngày sinh của mình hoặc những mật khẩu chứa ít ký tự. Đây chính là chìa khóa để kẻ xấu có thể lợi truy cập vào tài khoản cá nhân.
Ngoài ra, việc bất cẩn để lộ mật khẩu hay lưu lại mật khẩu tại những thiết bị công cộng cũng sẽ khiến thông tin của trẻ dễ dàng bị kẻ xấu lấy cắp để thực hiện các hành vi xâm hại trên mạng.
3. Kết bạn lạ
      Kết bạn là một hành động tốt giúp trẻ em có thể mở rộng mối quan hệ và giao lưu để có thể phát triển bản thân hơn. Tuy nhiên việc kết bạn với những người không hề quen biết, không rõ đối phương có lai lịch ra sao thì đây là một hành động cần phải cẩn trọng. Vì chính những người không quen biết đó, rất có thể sẽ là một kẻ xấu với ý đồ muốn lừa gạt và có mục đích xấu đối với trẻ em.
4. Bị lấy cắp, tấn công
Thiết bị của trẻ bị lấy cắp có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị xâm hại bởi hầu hết những thông tin quan trọng đều được lưu giữ trên thiết bị cá nhân. Do đó, cẩn phải lưu ý tới việc bảo quản thiết bị một cách an toàn tránh bị kẻ xấu lấy cắp.
Ngoài ra, kẻ xấu cũng có thể thực hiện hành vi tấn công (hack) vào thiết bị của trẻ để thực hiện các hành động với ý đồ xấu nhằm tấn công chủ yếu vào việc khai thác thông tin lưu trữ trên thiết bị.
2. Kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng
Từ những nguyên nhân nêu trên, trẻ em cần trang bị các kỹ năng hữu ích để bảo vệ thông tin cá nhân, phòng tránh các rủi ro, xâm hại trên môi trường mạng.
Quy tắc 5 không
1. Không công khai
- Không nên chia sẻ, đăng tải trạng thái có liên quan đến những thông tin cá nhân như: số điện thoại, địa chỉ thư điện tử công vụ, địa chỉ thư điện tử cá nhân, địa chỉ nhà, những thông tin về tài chính cá nhân...
- Không nên đăng tải, chia sẻ thông tin khi trạng thái tinh thẩn không ổn định như: đang tức giận, đang hưng phẩn, đang quá khích...
- Không nên chia sẻ các thông tin liên lạc như sổ điện thoại, địa chỉ email một cách quá đễ dàng để nhận các chương trình khuyển mại, các chương trình chia sẻ thông tin...
- Không nên chia sẻ về những vị tri cụ thề mà mình đang đến hoặc có dự định đến với thời gian cụ thể nếu không cần thiết.
- Hạn chế chia sẻ hình ảnh về cuộc sông cá nhân nếu nhận thấy những hình ảnh đó có thể bị lợi dụng để làm ảnh hưởng đển cuộc sống riêng tư.
2. Không sử dụng mật khẩu dễ đoán
- Tạo mật khẩu dài (cụm hoặc câu) bao gồm cả chữ cái in hoa, chữ thường, số và ký tự. 
- Tránh dùng cùng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản. Vì nếu mật khẩu bị đánh cắp thì tất cả các tài khoản khác sẽ bị rò rỉ thông tin. 
- Có thể lưu mật khẩu bằng cách viết ra giấy và lưu trữ cẩn thận, không chia sẻ mật khẩu với bất kỳ ai.
- Thiết lập cảnh báo đăng nhập và bật bảo vệ 2 lớp cho tài khoản của trẻ để tăng cường tính bảo mật hơn.
- Hạn chế đăng  nhập vào tài khoản cá nhân ở các thiết bị công cộng, nếu đăng nhập không nên ấn “lưu mật khẩu”, nếu mật khẩu được lưu tại thiết bị công cộng rất có thể người sử dụng kế tiếp sẽ truy cập được vào tài khoản và sử dụng những thông tin trên đó với mục đích xấu.
3. Không kết bạn lạ
Tập thói quen kết nối có chọn lọc. Nếu ai đó kết bạn với trẻ mà không rõ người đó là ai hoặc nghi ngờ là người chưa từng quen biết, hãy hỏi ý kiến bố mẹ hoặc xác minh chính xác đó không phải là người lạ kết bạn với mục đích xấu. Nếu đó là một người không đáng tin cậy, hãy từ chối họ.
4. Không sử dụng phần mềm không có bản quyền
Hãy nhớ rằng một phần mềm không có bản quyền (phần mềm lậu) sẽ không được cập nhật kịp thời những bản vá bảo mật, khi gặp lỗi không được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ và hầu hết những phần mềm không có bản quyền được ai đó đưa lên môi trường mạng sẽ kèm theo mục đích không trong sáng. Thay vì việc sử dụng những phần mềm không có bản quyền, hãy sử dụng các phần mềm có bản quyền để đảm bảo an toàn và tăng cường tính bảo mật.
5. Không lơ là, mất cảnh giác
- Luôn đảm bảo sự an toàn đối với các thiết bị cá nhân, bảo vệ chúng không bị lấy cắp từ những kẻ xấu cũng chính là bảo vệ chính bản thân.
-  Luôn cần đặt ra những câu hỏi: 
+ Ai có thể truy cập những thông tin của mình khi mình đăng tải chúng? 
+ Ai điều khiển và sở hữu những thông tin trên mạng xã hội của mình?
+ Những thông tin nào của tôi sẽ được chuyển cho người khác, nhằm mục đích gì?
+ Liệu bạn bè trên mạng xã hội của mình có chia sẻ thông tin của mình và của họ cho những người khác không?
+ Liệu có thể tin tưởng những người được kết nối với mình trên mạng xã hội hay không?
+ Nên đọc kỹ những điều khoản về sự riêng tư cá nhân, những điều khoản về sự chia sẻ thông tin của các mạng xã hội trước khi quyết định tham gia những trang mạng xã hội này.
6. Bảo mật tài khoản, nhận diện tài khoản giả mạo
•    Luôn sử dụng các mật khẩu khác nhau với các trang mạng xã hội, dịch vụ trực tuyến khác nhau.
•    Tạo thói quen thay đổi mật khẩu thường xuyên và định kỳ, luôn sử dụng các mật khẩu mới khi thay đổi, tuyệt đối không dùng lại hoàn toàn một mật khẩu đã tùng được sử dụng trước đó.
•    Ưu tiên sử dụng tính năng bảo mật đa nhân tố của các trang mạng xã hội và dịch vụ trực tuyến với những trang hay tài khoản có thông tin đặc biệt.
•    Khi sử dụng thông tin, phải biết nhận diện các thông tin, tài khoản giả mạo:
 

TL