Đề án "Nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật của Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh"

Post date: 15/02/2024

Font size : A- A A+

Ngày 11/7/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1901/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án "Nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật của Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh", với các nội dung chủ yếu sau:

Ngày 11/7/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1901/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án "Nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật của Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh", với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

- Nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật của Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống, bảo đảm tiện ích phần mềm để đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP, Quyết định số 468/QĐ-TTg và Quyết định số 06/QĐ-TTg.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cấp Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh trên nền tảng công nghệ hiện đại, phổ biến hiện nay trên cơ sở kế thừa hệ thống quy trình, nghiệp vụ, dữ liệu đã được chuẩn hóa, khai thác trong thời gian qua, nhằm phục vụ hiệu quả công tác giải quyết DVCTT, TTHC trên môi trường điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương. Tập trung vào các nội dung: Giảm thiểu thao tác không cần thiết và nâng cao hiệu năng xử lý của hệ thống; nâng cấp mở rộng, cấu hình luồng quy trình, biểu mẫu, báo cáo linh hoạt, để đáp ứng được nhu cầu nghiệp vụ riêng của từng đơn vị tham gia giải quyết TTHC; đồng nhất giao diện Cổng dịch vụ công tỉnh Quảng Bình với giao diện Cổng dịch vụ công Quốc gia.

- Khắc phục tình trạng hệ thống chậm, lỗi hồ sơ và những hạn chế hiện có về chức năng, tính năng, an toàn bảo mật của Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh do nền tảng công nghệ, kỹ thuật; đồng thời bổ sung các chức năng, tính năng, tiện ích hỗ trợ cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quá trình giải quyết TTHC/DVCTT trên cơ sở kế thừa chức năng, tính năng, tiện ích, ứng dụng hiện có; góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân/tổ chức/doanh nghiệp, cải thiện chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.

- Hoàn thiện Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh đáp ứng tất cả các điều kiện kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh.

- Cung cấp các tiện ích trên Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân/tổ chức/doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng TTHC/DVCTT; góp phần nâng cao số lượng và chất lượng giải quyết hồ sơ TTHC/DVCTT, bảo đảm đáp ứng các tiêu chí về cải cách hành chính và Chuyển đổi số cấp tỉnh do Chính phủ quy định.

3. Yêu cầu

- Cơ sở dữ liệu trên Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh sau khi được nâng cấp phải bảo đảm tính kế thừa từ hệ thống hiện có, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo vệ thông tin người dân/tổ chức/doanh nghiệp, giao dịch điện tử và các quy định pháp luật có liên quan khác; đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin.

- Cơ sở dữ liệu phải được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn thông tin, lưu trữ lâu dài. Thông tin, dữ liệu được thu thập, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng đảm bảo đầy đủ, chính xác.

- Việc xây dựng và đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh phải được thực hiện đúng yêu cầu và tiến độ thời gian đề ra tại Quyết định số 468/QĐ-TTg để bảo đảm cho việc triển khai đồng bộ, thống nhất các quy định về cung cấp DVCTT, thực hiện TTHC trên môi trường điện tử theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP Nghị định số 107/2021/NĐ-CP. Các cơ quan, tổ chức có liên quan cần xác định rõ nội dung công việc cần thiết, quan trọng trước mắt và những công việc có tính chất cơ bản lâu dài; chú trọng bảo đảm các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện làm việc hiện đại đáp ứng được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ Đề án.

II. PHẠM VI, QUY MÔ CỦA ĐỀ ÁN

- Triển khai nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật của Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh.

- Chuyển đổi dữ liệu, quy trình giải quyết TTHC, DVCTT bảo đảm tương thích với nền tảng mới.

- Triển khai đào tạo, tập huấn phần mềm cho các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

- Kết nối, chia sẻ dữ liệu của Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh với Cổng dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

- Tuyên truyền, phổ biến, đưa Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật mới vào ứng dụng.

III. TÊN HẠNG MỤC PHẦN MỀM, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tên hạng mục phần mềm: Nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật của Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Quảng Bình.

2. Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Bình.

3. Đơn vị phối hợp thực hiện:

- Văn phòng UBND tỉnh;

- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;

- UBND cấp huyện;

- UBND cấp xã;

- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn có tham gia liên thông giải quyết TTHC với các cơ quan, đơn vị địa phương thuộc tỉnh.

IV. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nội dung phương án nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật

1.1. Nghiên cứu, lựa chọn và xây dựng phương án nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh

- Tổ chức nghiên cứu, tham vấn các giải pháp Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử đang triển khai hiệu quả trong toàn quốc.

- Triển khai trải nghiệm, thử nghiệm các Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử có nền tảng công nghệ, kỹ thuật mới, hiện đại, có chức năng, tính năng linh hoạt.

- Đánh giá, lựa chọn, xây dựng phương án nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh.

1.2. Nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh

- Nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật và hoàn thiện các chức năng, tính năng của Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh nhằm đáp ứng quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP, Quyết định số 468/QĐ-TTg và Quyết định số 06/QĐ-TTg theo phương án nâng cấp đề xuất kèm theo Tờ trình số 995/TTr-STTTT ngày 30/6/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc trình phê duyệt Đề án, tập trung vào các nội dung: Hoàn thiện mô hình kiến trúc của Hệ thống; cải thiện về hiệu năng và khả năng đáp ứng của Hệ thống; nâng cấp Hệ thống với ngôn ngữ lập trình hiện đại, cơ sở dữ liệu đáp ứng cho Hệ thống với quy mô lớn, trên cơ sở kế thừa hệ thống quy trình, nghiệp vụ, dữ liệu đã được chuẩn hóa, khai thác trong thời gian qua, kế thừa, hoàn thiện các phân hệ chức năng, tính năng, tiện ích, ứng dụng của Hệ thống; xây dựng Hệ thống có khả năng mở rộng và tích hợp linh hoạt nhiều dịch vụ, các hệ thống thông tin khác của tỉnh và của các bộ, ngành Trung ương, giao diện hệ thống đồng nhất với giao diện Cổng dịch vụ công Quốc gia, thân thiện với người sử dụng…

- Chuyển đổi dữ liệu, quy trình điện tử trên hệ thống hiện có sang Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh trên nền tảng mới.

- Tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu trên Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh với Cổng dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành Trung ương và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

- Tổ chức kiểm thử, vận hành thử, hiệu chỉnh Hệ thống.

2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn và triển khai ứng dụng

2.1. Tổ chức tập huấn, ứng dụng Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật mới

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ phần mềm cho các sở, ban, ngành, địa phương trên toàn tỉnh.

- Dự kiến số lượng lớp đào tạo: 20 lớp đào tạo cho các sở, ban, ngành, Trung tâm Hành chính công tỉnh; 16 lớp đào tạo cho UBND cấp huyện và UBND cấp xã.

2.2. Tuyên truyền, phổ biến đưa Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật mới vào ứng dụng

- Tổ chức phổ biến và yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương đưa Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật mới vào tiếp nhận và xử lý hồ sơ TTHC/DVCTT.

- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân/doanh nghiệp/tổ chức ứng dụng, khai thác các tiện ích của Hệ thống sau khi được nâng cấp.

3. Tiến độ triển khai

- Tháng 8 - 10 năm 2022: Nghiên cứu, lựa chọn, xây dựng phương án nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh.

- Tháng 11 năm 2022: Trình phương án điều chỉnh Dự án Chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025, trong đó bổ sung hạng mục “Nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật của Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh”.

- Tháng 12 năm 2022 - Tháng 01 năm 2023: Lập hồ sơ thiết kế chi tiết và trình phê duyệt, tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng hạng mục “Nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật của Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh”.

- Tháng 02 - 4 năm 2023: Triển khai nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh.

- Tháng 4 - 5 năm 2023: Tổ chức chạy thử, vận hành thử, tập huấn và đào tạo chuyển giao.

- Tháng 6 năm 2023: Chuyển đổi dữ liệu, quy trình điện tử trên hệ thống hiện có sang Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh trên nền tảng mới.

- Từ tháng 7 năm 2023: Triển khai ứng dụng chính thức Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật mới; đẩy mạnh giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp DVCTT.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được cân đối, bố trí từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn Ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 (trích từ điều chỉnh Dự án Chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025 được thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 30/6/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công trung hạn để thực hiện theo Thông báo Kết luận số 1244/TB-VPUBND ngày 18/4/2022 của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh).

2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ theo nội dung Đề án được phê duyệt tại Quyết định này và phương án nâng cấp, hạng mục đề xuất kèm theo Tờ trình số 995/TTr-STTTT ngày 30/6/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc trình phê duyệt Đề án, chủ trì tổ chức lập, hoàn thiện, trình thẩm định bổ sung hạng mục “Nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật của Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh” và điều chỉnh Dự án Chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025.

3. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định điều chỉnh Dự án.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ quản chủ trì thực hiện Đề án, có các nhiệm vụ sau:

- Sau khi Đề án được phê duyệt, chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lập, trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Dự án Chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025, trong đó bổ sung hạng mục “Nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật của Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh” đảm bảo tuân thủ đúng các quy định quản lý hiện hành của Nhà nước; xác định cụ thể các phân hệ chức năng, tính năng, tiện ích, ứng dụng của Hệ thống cần được kế thừa, hoàn thiện và các nội dung cần nâng cấp, phát triển; báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh trước ngày 15/10/2022.

- Quản trị hệ thống và đảm bảo hạ tầng CNTT phục vụ ứng dụng được hoạt động ổn định, hiệu quả. Làm đầu mối để tiếp nhận các ý kiến của các đơn vị tham gia và phối hợp với nhà thầu thực hiện hoàn thiện chức năng, tính năng đảm bảo Hệ thống hoạt động ổn định và đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP, Quyết định số 468/QĐ-TTg và Quyết định số 06/QĐ-TTg.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương triển khai kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh với Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành Trung ương.

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương trong việc quản lý, cập nhật và khai thác các dữ liệu trên Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh.

- Tổ chức đào tạo tập huấn, hướng dẫn và triển khai ứng dụng cho các sở, ban, ngành, địa phương.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định điều chỉnh Dự án Chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025, trong đó bổ sung hạng mục “Nâng cấp nền tảng công nghệ, kỹ thuật của Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh”, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Dự án đúng tiến độ.

3. Sở Tài chính chủ trì, tham mưu UBND tỉnh cân đối nguồn kinh phí, thẩm định các hạng mục dự trù kinh phí để cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện duy trì, vận hành Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh; cấp cho các sở, ban, ngành địa phương liên quan trong quản lý, cập nhật và khai thác các dữ liệu trên Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh sau hoàn thành việc nâng cấp đưa vào khai thác, sử dụng.

4. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án, bao gồm các công việc chủ yếu sau:

- Cử cán bộ đầu mối phối hợp thực hiện; cử cán bộ tham gia công tác chạy thử, vận hành thử phần mềm, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm.

- Tổ chức đẩy mạnh cung cấp DVCTT, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử theo đúng quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP, Quyết định số 468/QĐ-TTg, Quyết định số 06/QĐ-TTg và tiến độ nhiệm vụ của UBND tỉnh giao.

- Thực hiện thanh, quyết toán theo đúng quy định của pháp luật.

5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Bình, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác truyền thông, thông tin để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng DVCTT trên Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh.

More