Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 03-9-2019

Post date: 03/09/2019

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

CHÍNH SÁCH MỚI 1

1.Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9. 1

2. Quân nhân xuất ngũ được tăng trợ cấp từ tháng 9/2019. 3

3. Tự ý cho thuê xe ô tô công có thể bị phạt đến 20 triệu đồng. 4

4.Hải quan “cởi trói” cho máy ghi âm, điện thoại di động nhập khẩu nguyên chiếc. 5

CHỈ THỊ MỚI 5

5. Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26-30/8. 5

TIN QUỐC HỘI 6

6.“Hộ kinh doanh đang nuôi cả bộ máy chính quyền địa phương”. 6

7.Sau nhiều tranh luận, vẫn chưa quyết bỏ "viên chức suốt đời". 8

8.Nhận kỷ luật khi đã về hưu sẽ bị cắt một số quyền lợi vật chất 9

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 11

9 Nghị quyết 50 về thu hút vốn FDI: "Cuộn chiếu hoa, lắp cửa từ". 11

10. Vượt Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam có tỉ lệ phụ nữ đi làm thuộc nhóm cao nhất thế giới 13

11.South China Morning Post: Dân số trẻ sẽ giúp Việt Nam nắm bắt kỷ nguyên số. 14

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 15

12.Dân chán nghe các cụm từ “kiểm điểm", "phê bình", "rút kinh nghiệm” lắm rồi! 15

QUẢN LÝ.. 16

13.Chủ tịch Cà Mau Nguyễn Tiến Hải: Đừng làm việc chỉ để đến tháng nhận lương. 16

14.Không nên nới rộng khung giờ làm thêm.. 17

1513 cán bộ bị xem xét kỷ luật vụ tiêu cực thi cử: Bộ Giáo dục nói gì?. 18

16.  Bộ Giáo dục yêu cầu gần 50 đơn vị dừng cấp chứng chỉ ngọai ngữ, tin học. 19

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 19

17.   Thấy gì khi "đầu tàu" TP. Hồ Chí Minh thu ngân sách top đầu cả nước nhưng mức chi vẫn còn hạn chế?. 19

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 21

18. Nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai bị đề nghị kỷ luật 21

THẾ GIỚI 21

19.Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ tiết lộ lý do từ chức. 21

 CHÍNH SÁCH MỚI

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9

Ai cố ý làm hỏng xe công sẽ bị phạt 20 triệu đồng; vũ trường được kéo dài thời gian hoạt động đến 2h sáng... là những quy định được áp dụng từ tháng 9.

 Vũ trường được hoạt động đến 2h sáng: Theo Nghị định 54/2019, từ ngày 1/9, vũ trường được kéo dài thời gian hoạt động đến 2h sáng thay vì 24h như hiện hành; từ 8h trở đi mới được mở cửa trở lại.

 Tại nghị định này, lần đầu tiên Chính phủ quy định vũ trường không được cung cấp dịch vụ cho người chưa đủ 18 tuổi. Phòng phải có diện tích sử dụng từ 80 m2 trở lên, không kể công trình phụ; không được đặt chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).

 Địa điểm kinh doanh vũ trường phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa từ 200 m trở lên; bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

 Cố ý làm hỏng xe công sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng: Nghị định 63/2019 có hiệu lực từ 1/9 lần đầu tiên đưa ra mức phạt hành chính với sai phạm trong giao, sử dụng tài sản công hoặc cố ý hủy hoại, làm hư hỏng tài sản.

 Mức phạt 1-5 triệu đồng áp dụng với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100.000.000 đồng một đơn vị tài sản. Nếu giá trị thiệt hại trên mức này, tiền phạt là 5-10 triệu đồng.

 Trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ôtô, mức phạt sẽ từ 10 đến 20 triệu đồng.

 Ngoài tiền phạt, người vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản, nếu không phải trả lại bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương.

 Nghị định cũng nâng mức xử phạt hành chính với các vi phạm về cho mượn tài sản công. Cụ thể, phạt tiền 50-60 triệu đồng nếu cho mượn tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ôtô (mức phạt hiện nay chỉ tối đa 20 triệu đồng).

 Bổ sung thêm ba loại bệnh truyền nhiễm phải cách ly: Có hiệu lực từ 1/9, Thông tư 17/2019 của Bộ Y tế có thay đổi danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế. Theo đó từ 6 bệnh theo quy định hiện hành Thông tư 13/2013, Bộ Y tế bổ sung thêm ba loại bệnh cần cách ly căn cứ theo thực tế mức độ nguy hiểm và lây lan. Cụ thể ba loại bệnh được bổ sung là thuỷ đậu, quai bị và Rubella.

 Quy định hiện hành có 6 bệnh là: bạch hầu; ho gà; bệnh sởi; bệnh than; viêm màng não do mô cầu và bệnh tay chân miệng.

 Thông tư quy định với bệnh truyền nhiễm nhóm B có từ 2 trường hợp tử vong trở lên nghi do cùng một bệnh hoặc cùng một tác nhân gây bệnh trên cùng địa bàn huyện trong vòng một tháng thì Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động và chịu trách nhiệm đề nghị Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức triển khai các hoạt động đáp ứng phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.

 9 môn thể thao mạo hiểm bắt buộc có người hướng dẫn: Thông tư 04/2019 của Bộ Văn hoá thể thao và Du Lịch có hiệu lực từ 1/9 ban hành Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn khu tập luyện thi đấu gồm 9 bộ môn: leo núi nhân tạo; trượt băng; đua ngựa; đấu kiếm thể thao; bắn súng; bắn cung; thể dục dụng cụ; thể dục nhào lộn và đua thuyền.

 Ngoài ra, tại Thông tư này, lần đầu tiên Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch cũng công bố Danh mục 10 hoạt động thể thao mạo hiểm, trong đó có: dù lượn, diều bay, leo núi tự nhiên, lặn biển thể thao giải trí, môtô nước trên biển, ôtô thể thao điạ hình; mô tô thể thao; xe đạp thể thao.

 Bổ sung 16 loài động vật vào Danh mục quý hiếm được ưu tiên bảo vệ: Có hiệu lực từ ngày 5/9, Nghị định 64/2019 của Chính phủ bổ sung 16 loài động, thực vật vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

 16 loài gồm: rùa đầu to, thằn lằn cá sấu, tắc kè đuôi vàng, trĩ sao, cầy giống đốm lớn, cầy vằn bắc, cầy gấm... Trâu rừng không còn nằm trong danh mục này.

 Định kỳ ba năm một lần hoặc khi thấy cần thiết, Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường. (VnExpress.net 1/9, Bá Đô)Về đầu trang

Quân nhân xuất ngũ được tăng trợ cấp từ tháng 9/2019

Các chính sách mới liên quan đến tiền lương như điều chỉnh mức trợ cấp cho quân nhân xuất ngũ, văn thư cơ quan, xác định nguồn kinh phí để tăng lương năm 2019… sẽ được áp dụng từ tháng 9/2019.

 Cùng với việc tăng lương cơ sở, việc điều chỉnh tăng mức trợ cấp hàng tháng thêm 7,19% so với mức tháng 6 năm 2019. Trên cơ sở đó, mức trợ cấp hàng tháng cho quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 01/7/2019 như sau:

 Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm: 1,891 triệu đồng/tháng; Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm: 1,977 triệu đồng/tháng; Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm: 2,064 triệu đồng/tháng; Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm: 2,150 triệu đồng/tháng; Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm: 2,235 triệu đồng/tháng.

 Đối với công chức đang làm công tác văn thư thì theo Thông tư 10/2019/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 20/9/2019 trong trường hợp chuyển xếp lương đối với công chức đang làm công tác văn thư từ các ngạch công chức chuyên ngành văn thư hiện giữ hoặc các ngạch công chức khác sang ngạch công chức chuyên ngành văn, được quy định như sau: Xếp lương ngạch văn thư chính (mã số 02.006) đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch chuyên viên chính văn thư và tương đương; Xếp lương ngạch văn thư (mã số 02.007) đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch chuyên viên văn thư và tương đương.

 Xếp lương ngạch văn thư trung cấp (mã số 02.008) đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch cán sự văn thư và tương đương hoặc công chức hiện đang xếp lương ngạch nhân viên văn thư có trình độ từ trung cấp trở lên.

 Văn thư chính có hệ số lương từ 4.40 đến 6.78. Văn thư có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98. Văn thư trung cấp có hệ số lương từ 1.86 đến 4.06.

 Nếu công chức được tuyển dụng vào vị trí có yêu cầu ngạch công chức tương ứng là ngạch văn thư trung cấp nhưng có trình độ cao đẳng trở lên thì bổ nhiệm vào ngạch văn thư trung cấp và áp dụng bảng lương của công chức loại B.

 Trên cơ sở điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1.390.000 đồng lên 1,49 triệu đồng/tháng từ tháng 7/2019, Thông tư 46/2019/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/9/2019 đã quy định nguồn kinh phí tăng lương. (Petrotimes.vn 2/9, Tùng Dương)Về đầu trang

Tự ý cho thuê xe ô tô công có thể bị phạt đến 20 triệu đồng

Kể từ ngày 1/9/2019, các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ được áp dụng theo Nghị định 63/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

 Nghị định này nêu rõ, hành vi mua sắm tài sản công khi không được phép sẽ bị phạt từ 1 – 50 triệu đồng; đầu tư, mua sắm vượt định mức, tiêu chuẩn bị phạt từ 1 – 100 triệu đồng; đi thuê tài sản sai quy định bị phạt từ 1 – 10 triệu đồng…

 Trường hợp cho thuê trụ sở làm việc, ô tô công khi không có quyết định phê duyệt sẽ bị xử phạt từ 15 - 20 triệu đồng. Trường hợp tự ý bán thanh lý xe ô tô khi dự án kết thúc, chưa có quyết định phê duyệt cũng bị phạt 20 triệu đồng.

 Với hành vi sử dụng điện, xăng, dầu, điện thoại, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị…. bằng kinh phí Nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng.

 Trường hợp tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu thì phải trả bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu.

 Thêm vào đó, tổ chức vi phạm còn bị buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương ứng với số tiền thuê tài sản trong thời gian cho mượn.

 Đối với hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, sử dụng trụ ở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân; sử dụng xe ô tô vào mục đích đưa đón người có chức danh không có tiêu chuẩn từ nơi ở đến nơi làm việc, phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao, sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân, Nghị định 63 cũng quy định rõ, phạt tiền từ 1-20 triệu đồng, tùy từng trường hợp. Trong đó, nếu giao, sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân sẽ bị phạt từ 10-20 triệu đồng.

 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi này là 1 năm. Với các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản có kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 2 năm. (Báo điện tử Trí Thức Trẻ 1/9, Y Vân)Về đầu trang

Hải quan “cởi trói” cho máy ghi âm, điện thoại di động nhập khẩu nguyên chiếc

Tổng cục Hải quan vừa có thông báo về việc chấm dứt hiệu lực hai văn bản tăng cường kiểm tra đối với mặt hàng thiết bị ghi âm, ghi hình siêu nhỏ; điện thoại di động nguyên chiếc, thân máy điện thoại di động chưa lắp ráp.

 Theo đó, hai văn bản Tổng cục Hải quan thông báo chấm dứt hiệu lực là công văn 157/TCHQ-GSQL ngày 07/8/2014 về tăng cường kiểm tra đối với mặt hàng thiết bị ghi âm, ghi hình siêu nhỏ và Công văn 5855/TCHQ-GSQL ngày 17/11/2003 hướng dẫn thủ tục nhập khẩu máy điện thoại di động nguyên chiếc, thân máy điện thoại di động chưa lắp ráp.

 Theo Tổng cục Hải quan, hai văn bản này được ban hành trước đây nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hóa, ngăn chặn gian lận thương mại.

 Tuy nhiên qua thời gian thực hiện, Tổng cục Hải quan nhận thấy các văn bản trên không còn phù hợp với thực tế công tác quản lý hải quan hiện nay.

 Tổng cục Hải quan cũng cho biết, việc chấm dứt hiệu lực của hai văn bản này nhằm nâng cao xếp hạng chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. (VnEconomy.vn 31/8, Duyên Duyên)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26-30/8

Triển khai ứng phó bão số 4; Quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; Xử lý thông tin báo nêu phát hiện hồ sơ gian lận của du học sinh Việt Nam... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26-30/8.

 Công điện triển khai ứng phó bão số 4: Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện về việc triển khai ứng phó bão số 4. Phó Thủ tướng yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, chủ động triển khai các phương án ứng phó với bão và mưa lũ do bão.

 Quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân: Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Theo Nghị định, công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau:  Có lý lịch rõ ràng. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm...

 Thủ tướng chỉ thị tăng cường hỗ trợ, phát huy tốt vai trò Hội Luật gia: Ngày 30/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 21/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ, phát huy tốt vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy mạnh việc phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị số 56-CT/TW ngày 18/8/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam, Kết luận số 19-KL/TW ngày 23/5/2012 của Ban Bí thư khóa XI về tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW và Thông báo Kết luận số 50-TB/TW để nắm vững những quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội Luật gia củng cố, kiện toàn tổ chức và phát triển hội viên...

 Tổ chức lại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam: Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức lại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Cụ thể, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được tổ chức lại thành đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.

 Sớm kết thúc điều tra vụ án sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả: Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an Thành phố Hồ Chí Minh sớm kết thúc điều tra vụ án sản xuất, buôn bán thuốc tân dược và thực phẩm chức năng giả xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 19/6/2019.

 Xử lý thông tin báo nêu phát hiện hồ sơ gian lận của du học sinh Việt Nam: Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, xử lý thông tin báo nêu New Zealand phát hiện 47 hồ sơ gian lận của du học sinh Việt Nam. (Chinhphu.vn 31/8, Phương Nhi)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

“Hộ kinh doanh đang nuôi cả bộ máy chính quyền địa phương”

Sáng 30/8, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội họp phiên toàn thể thẩm tra dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Lần sửa đổi này, một nhóm vấn đề mới hoàn toàn được bổ sung là quy định về hộ kinh doanh.

 Điều hành phần thảo luận, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Ngọc Bảo nói, hiện cả nước có hơn 5,1 triệu hô kinh doanh, giải quyết việc làm cho khoảng 8 triệu lao động, đóng góp gần 30% GDP. Nhưng, ông Bảo nhấn mạnh, khu vực này đóng góp cho ngân sách còn hạn chế, chỉ khoảng 1,6%.

 Có ý kiến cho rằng cần cân nhắc có nên đưa quy định về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) hay không vì đây không phải loại hình doanh nghiệp, thực hiện thuế khoán, không có chuẩn mực kế toán, nếu quy định cứng thì không khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp, ông Bảo nói.

 Phát biểu đầu tiên, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng việc đưa hộ kinh doanh vào là bước đột phá của dự thảo "Luật Doanh nghiệp thế hệ mới" này.

 Đồng tình với trình bày của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lý do bổ sung một chương về hộ kinh doanh, ông Lộc nói khu vực hộ kinh doanh là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng vặt. Thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp thì các hộ kinh doanh có thể phải đóng góp nhiều hơn nhưng sẽ đỡ chi phí không chính thức, ông Lộc nhìn nhận.

 Nhiều ý kiến thành viên Uỷ ban Kinh tế và cả chuyên gia sau đó cũng đề cập đến quy định về hộ kinh doanh nhưng không được lạc quan như ý kiến ông Lộc.

 Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế, ông Phùng Văn Hùng cho rằng có một câu hỏi lớn đặt ra khi 5 triệu hộ kinh doanh đóng góp gần 30% GDP nhưng chỉ đóng góp 1,6% ngân sách.

 Ông Hùng khẳng định bản chất của hộ kinh doanh chính là doanh nghiệp. Nhưng về thuế thì hoàn toàn không bình đẳng với doanh nghiệp, doanh thu của hộ kinh doanh lên đến vài trăm triệu đồng cũng chỉ phải đóng thuế vài trăm ngàn một năm, trong khi doanh nghiệp siêu nhỏ cũng phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp từ 15% đến 20%.

 Theo ông Hùng, quy định về thuế đang tạo cơ chế bất bình đẳng giữa hộ kinh doanh và và doanh nghiệp nên hộ kinh doanh không muốn lên doanh nghiệp.

 "Hộ kinh doanh đang nuôi cả bộ máy chính quyền địa phương, nuôi rất lớn các đồng chí ạ", nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông phát biểu.

 Chủ hộ kinh doanh karaoke gần nhà tôi đi xe Rolls - Royce và cứ một tuần thì xách cả valy tiền, ông Đông lấy một ví dụ sau khi đề nghị cần có sự bình đẳng về chính sách và công khai về thông tin của các hộ kinh doanh. 

Đồng tình quan điểm hoạt động của hộ kinh doanh hiện nay cũng không khác gì doanh nghiệp, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế, ông Đỗ Văn Sinh cho rằng cần phải điều chỉnh trong luật hoạt động của khu vực này.

 Khẳng định hiện nay các hộ kinh doanh phải chi phí rất nhiều thứ mà "ai cũng biết", ông Sinh giả định 5 triệu hộ mà mỗi hộ chi không chính thức triệu 1 tháng thì tổng chi phí một năm cũng lên đến gần 60 nghìn tỷ đồng. Và nếu thu được số tiền này dùng để hỗ trợ về mặt pháp luật, để nâng cao năng lực quản trị của hộ kinh doanh lên để họ chấp hành pháp luật tốt hơn thì đó là nền tảng để phát triển một cách minh bạch. "Nhưng, nếu luật hoá phải thêm chi phí mà chi phí bên ngoài vẫn có thì nếu là tôi tôi cũng không muốn lên doanh nghiệp", ông Sinh nói.

 Băn khoăn không rõ đưa quy định về hộ kinh doanh vào luật này để làm gì, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đặt vấn đề, nếu đưa vào để được hưởng lợi chính sách thì chính sách cho cả 5 triệu hộ liệu có dàn trải?. Theo đại biểu Thơ thì cần có tiêu chí để hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp để quản lý và có chính sách hỗ trợ.

 Một số ý kiến khác cũng cho rằng cần phải làm rõ việc đưa hộ kinh doanh vào luật này để làm gì, họ sẽ được hưởng lợi gì. Việc đặt cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh vào cùng môt luật thì có mâu thuẫn không, vì đây là hai đối tượng khác nhau hoàn toàn.

 Cho rằng khó có thể có phương án tối ưu luật hoá quy định về hộ kinh doanh trong bối cảnh hiện nay, song Trưởng ban Pháp chế VCCI, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh, hộ kinh doanh hiện nay đang đối mặt với nhiều trục trặc, không thể đứng tên để vay vốn, và nếu có tranh chấp gì thì cũng rất khó giải quyết.

 Nhu cầu phải luật hoá hộ kinh doanh rất lớn, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức phải được quy định trong luật, và quy định như dự thảo luật như cũng đã là tháo gỡ được một số khó khăn và cũng là bước tiến lớn, ông Tuấn nhận xét.

 Dự thảo luật 213 điều mà quy định về hộ kinh doanh chỉ có 3 điều chung chung như nghị quyết thì có đảm bảo yêu cầu mục tiêu xây dựng luật không?, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói khi kết luận phiên họp. 

Dự kiến sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm nay, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào phiên họp gần đây. (VnEconomy.vn 31/8, Nguyễn Lê)Về đầu trang

Sau nhiều tranh luận, vẫn chưa quyết bỏ "viên chức suốt đời"

Chính phủ trình hai phương án, ý kiến đại biểu tại kỳ họp thứ 7 khác nhau, đến nay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng vẫn chưa chốt phương án nào về việc thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức được tuyển dụng mới.

 Chuẩn bị cho việc thông qua dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vào kỳ họp tháng 10 tới của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa gửi đến đại biểu Quốc hội dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật.

Tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Chính phủ đã trình Quốc hội hai phương án.

 Phương án 1 là tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sau khi luật này có hiệu lực sẽ thực hiện ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn, không ký hợp đồng không xác định thời hạn (kể cả đối với trường hợp sau khi kết thúc hợp đồng xác định thời hạn lần 2), trừ viên chức được tuyển dụng mới vào đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

 Và Chính phủ ưu tiên lựa chọn phương án này.

 Phương án 2 là viên chức được tuyển dụng mới sau khi ký kết hợp đồng xác định thời hạn (tối đa 2 lần) sẽ ký hợp đồng không xác định thời hạn, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì khi tuyển dụng mới viên chức được ký ngay hợp đồng không xác định thời hạn.

 Qua thảo luận, ý kiến của đại biểu Quốc hội tập trung vào cả hai phương án với quan điểm rất khác nhau.

 Những người ủng hộ phương án 1 cho rằng như vậy sẽ tạo động lực cho viên chức làm việc, chấm dứt cảnh "sáng cắp ô đi tối cắp ô về" vốn đã được nêu nhiều lần tại nghị trường.

 Các vị nghiêng về phương án 2 thì lo viên chức sẽ không yên tâm làm việc.

 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đối với viên chức được tuyển dụng trước ngày luật có hiệu lực thi hành, thì cả hai phương án sẽ cơ bản không có thay đổi về chế độ, chính sách so với hiện hành.

 Cụ thể, đối với viên chức đã ký hợp đồng không xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn; trường hợp đã ký hợp đồng xác định thời hạn thì sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.

 Tuy nhiên, đối với viên chức được tuyển dụng mới sau ngày luật có hiệu lực, thì mỗi phương án có những ưu điểm, hạn chế riêng.

 Ưu điểm của phương án 1 là góp phần tạo thuận lợi để các đơn vị sự nghiệp công lập linh hoạt trong việc lựa chọn viên chức phù hợp với vị trí việc làm, đồng thời góp phần bảo đảm được cơ chế cạnh tranh, "thúc đẩy viên chức đã được tuyển dụng phải liên tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ".

 Về hạn chế, phương án này sẽ tạo ra sự không tương thích với quy định của Bộ luật Lao động hiện hành "không được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn quá 2 lần" và dự thảo Bộ luật Lao động đang trình Quốc hội xem xét cũng vẫn theo hướng này.

 Phương án này, theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng không bảo đảm tính thống nhất trong việc áp dụng chế độ, chính sách đối với cùng đối tượng viên chức (viên chức được tuyển dụng trước và sau ngày luật có hiệu lực) và ngay trong cùng viên chức được tuyển dụng mới (có loại có thời hạn và loại không có thời hạn).

 Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhìn nhận, phương án này "dễ phát sinh tiêu cực, tạo cơ chế "xin - cho" khi hết hạn của hợp đồng, tạo tâm lý không yên tâm cho số viên chức được tuyển dụng mới. Mặt khác làm giảm khả năng thu hút lao động có trình độ cao, chuyên môn nghiệp vụ giỏi vào làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập so với khối ngoài công lập.

 Với phương án 2, ưu điểm được nêu tại báo cáo giải trình là thống nhất với nguyên tắc bảo vệ người lao động đã được thể hiện trong Bộ luật Lao động "không được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn quá 2 lần". (VnEconomy.vn 2/9, Nguyễn Lê)Về đầu trang

Nhận kỷ luật khi đã về hưu sẽ bị cắt một số quyền lợi vật chất

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức.

 Dự án luật này đã được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 7, dự kiến sẽ được tiếp tục thảo luận và thông qua tại kỳ họp thứ 8 cuối năm nay.

 Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật.

 Liên quan đến xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, thảo luận tại kỳ họp thứ 7, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành bổ sung quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Nhưng, đề nghị quy định rõ trong luật hình thức kỷ luật phải đi kèm theo hệ quả pháp lý nhất định về vật chất, tinh thần mà người bị xử lý phải chịu.

 Một số ý kiến đề nghị trong luật chỉ quy định nguyên tắc và giao Chính phủ quy định cụ thể.

 Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc nghỉ hưu là một chủ trương lớn nên cần phải nghiên cứu thận trọng, có quy định hợp lý bảo đảm tính khả thi và thống nhất trong quá trình thực hiện.

 Do đó, quan điểm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là quy định trong luật nguyên tắc chung trong xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu; quy định cụ thể về hình thức xử lý kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm) và giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, hệ quả của hình thức xử lý kỷ luật bảo đảm tính khả thi, linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện. 

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, trong dự thảo luật cũng đã bổ sung nguyên tắc gắn hình thức xử lý kỷ luật với hệ quả pháp lý tương ứng để làm cơ sở cho Chính phủ quy định chi tiết đối với từng hình thức xử lý kỷ luật "cảnh cáo", "kỷ luật", "xóa tư cách" thì cán bộ, công chức còn phải chịu kèm theo hệ quả nào (ví dụ như cắt một số quyền lợi về vật chất mà người đó được hưởng).

 Sau khi chỉnh lý, khoản 5 điều 16 quy định:

 "5. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:

 a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;

 b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

 Chính phủ quy định chi tiết khoản này".

 Một nội dung khác cũng đã được chỉnh lý tại dự thảo luật mới liên quan đến phân loại, đánh giá công chức.

 Thảo luận tại kỳ họp thứ 7, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị ngoài trường hợp xử lý đối với công chức có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì đối với công chức, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 2 trong 3 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ cũng phải xem xét có hình thức xử lý thích hợp, tránh trường hợp cứ một năm hoàn thành và một năm không hoàn thành nhiệm vụ mà không bị xử lý.

 Báo cáo giải trình cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và bảo đảm tương thích với quy định về đánh giá đảng viên, khoản 11 điều 1 của dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng: công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 2 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại.

 Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 2 năm không liên tiếp trong 3 năm không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.

 Về hình thức kỷ luật giáng chức, nội dung còn có ý kiến khác nhau trong thảo luận, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là quy định của luật hiện hành đã được áp dụng khi xử lý kỷ luật công chức trong thời gian qua.

 Thực tế cho thấy, trong lực lượng vũ trang, việc kỷ luật hạ cấp bậc quân hàm đối với người đang có chức vụ đều có gắn với giáng chức hoặc cách chức. Trong thời gian tới khi thực hiện chế độ tiền lương mới gắn với việc thực hiện trả lương theo vị trí việc làm thì việc áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức (có thể bị giáng chức xuống một hoặc nhiều bậc cùng với việc bị hạ lương) càng mang tính răn đe cao.

 Do đó, quan điểm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là  giữ quy định về hình thức kỷ luật "giáng chức" trong luật như đa số ý kiến đại biểu Quốc hội. (VnEconomy.vn 1/9, Nguyễn Lê)Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Nghị quyết 50 về thu hút vốn FDI: "Cuộn chiếu hoa, lắp cửa từ"

Nghị quyết 50 về FDI của Bộ Chính khẳng định việc thu hút đầu tư FDI phải đúng định hướng, kiên quyết không đánh đổi tất cả để thu hút đầu tư nước ngoài.

 Hơn 30 năm, 351 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam là con số ấn tượng từ dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI. Đó là kết quả từ những "chiếc chiếu hoa" được trải dài, mời gọi những người bạn đầu tư suốt nhiều năm. Nhưng bên cạnh đón nhận những người bạn chân chính, trên "chiếu hoa" cũng để lại dấu chân của những vị khách đang "núp bóng đầu tư".

 Đã đến lúc, ngôi nhà Việt Nam cần chủ động lắp thêm một "chiếc cửa từ" hiện đại để sàng lọc, hợp tác với một thế hệ những người bạn FDI mới. Đặt lên hàng đầu những tiêu chí: chất lượng, hiệu quả, công nghệ, thân thiện môi trường, đảm bảo an toàn, an ninh quốc gia.

 Lần đầu tiên sau 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 50 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, mở ra một kỷ nguyên mới trong thu hút vốn FDI của Việt Nam, kỷ nguyên của hợp tác: cuộn chiếu hoa - lắp cửa từ.

 Ngay từ tên gọi của Nghị quyết đã xác định rõ tâm thế chủ động của Việt Nam đối với dòng vốn FDI trong thời gian tới, đó không chỉ là "thu hút và sử dụng" mà đã trở thành "hợp tác đầu tư". Mang nội hàm mở rộng hơn, "hợp tác đầu tư nước ngoài" là hợp tác cả về quản lý, kết nối, đầu tư mua lại, sáp nhập lẫn nhau, đặc biệt hợp tác bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động.

 Khái niệm "hợp tác đầu tư" đã thay đổi vị thế "trải chiếu hoa", "trải thảm đỏ mời gọi" suốt nhiều năm của Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, không phải nhà đầu tư nước ngoài mang cái gì vào thì ta chấp nhận cái nấy và điều quan trọng là "chiếu hoa" chỉ trải dựa trên việc lựa chọn. Quyền lựa chọn nhà đầu tư với những tiêu chí rõ ràng thể hiện trong Nghị quyết 50 được rút ra từ những bài học kinh nghiệm lựa chọn nhà đầu tư trong quá khứ.

 Trong những vấn đề quan ngại của khu vực FDI hiện nay như trốn thuế, chuyển giá, lỗ giả, lãi thật... thì phổ biến nhất là hiện tượng chuyển giá. Bằng nhiều hình thức hết sức tinh vi, nhiều doanh nghiệp FDI báo lỗ triền miên gây thất thu lớn cho nhà nước, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp trong nước.

 Trong bài viết "Tạo động lực mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài trong thời kỳ mới" của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về Nghị quyết 50, Phó thủ tướng nêu bật vai trò của hoàn thiện thể chế, nghiên cứu, xây dựng quy định khắc phục tình trạng "vốn mỏng", chuyển giá, đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng". Đặc biệt, đối với chuyển giá, phải hoàn thiện pháp luật theo hướng nâng lên thành Luật vì hiện tượng lỗ triền miên nhưng vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh diễn ra ngày càng phổ biến.

 "Cuộn chiếu hoa" với những hiện tượng như vậy là cần thiết và cấp bách. Thế nhưng, với những doanh nghiệp FDI làm ăn chân chính, có đóng góp tại Việt Nam, nhưng hiện tại đã không còn đáp ứng những tiêu chí về FDI thế hệ mới, chẳng hạn về công nghệ, hay môi trường, sẽ có hướng giải quyết ra sao?

 Ngay từ những khổ đầu của Nghị quyết, Bộ Chính trị vẫn ưu tiên FDI, xác định FDI là bộ phận hợp thành của nền kinh tế Việt Nam và luôn bảo hộ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài. Với những dự án hiện hữu nhưng chưa đáp ứng được tiêu chí sẽ có biện pháp để vận động tự đổi mới công nghệ, còn nếu không sẽ phải có biện pháp không xem xét mở rộng hay gia hạn hoạt động với những dự án này. Sẽ xây dựng cụ thể danh mục hạn chế, không thu hút đầu tư nước ngoài

 Chiếu hoa sẽ trải, cửa từ sẽ chào đón những ai? Đó là những dự án công nghệ mới, những dự án sạch, trọng điểm quốc gia, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu,

 Có thể ví kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như 3 đội quân chủ lực của kinh tế Việt Nam. Tiếp nối Nghị quyết về kinh tế tư nhân, Nghị quyết 50 ra đời, khẳng định việc thu hút đầu tư FDI phải đúng định hướng, kiên quyết không đánh đổi tất cả để thu hút đầu tư nước ngoài. Đã qua rồi thời kỳ "trải chiếu hoa" thu hút FDI bằng mọi giá, thay vào đó, phải đón những người bạn lớn, cùng đồng lòng, cùng chí hướng để tạo thế kiềng ba chân vững chắc trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. (VTV.vn 31/8)Về đầu trang

Vượt Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam có tỉ lệ phụ nữ đi làm thuộc nhóm cao nhất thế giới

Khoảng 79% phụ nữ Việt Nam thuộc độ tuổi từ 15 - 64 đang nằm trong lực lượng lao động. Tỷ lệ này cao hơn tất cả các nước thành viên OECD ngoại trừ Iceland, Thụy Điển và Thụy Sĩ, và cao hơn 10% so với Trung Quốc, theo The Economist.

 Bà Đông Thị Vinh hăng hái sải bước qua mảnh vườn tại nông trại của bà về phía nam Hà Nội. Thi thoảng bà lại dừng chân để nhổ cỏ và tỉa lá cây bưởi nhà mình. Cùng với một người bạn, bà đã mở một công ty kinh doanh rau củ quả hữu cơ 7 năm về trước. Từ đó đến nay, lượng thành phẩm bán ra hàng năm đã tăng gấp 10 lần, một phần nhờ vào các hợp đồng cung cấp thực phẩm cho các trường học khu vực lân cận mà cơ sở này đã thắng thầu.

 Phụ nữ là "trụ cột gia đình" về mặt tài chính, bà Đông kể lại. Bà tuyển dụng 19 công nhân toàn thời gian, tất cả đều là nữ. Con gái bà Đông đã bỏ công việc hành chính nhà nước để về làm cùng doanh nghiệp gia đình.

 Việt Nam có tỉ lệ nữ tham gia lực lượng lao động (tỉ lệ phụ nữ được làm trả công hoặc đang kiếm việc) thuộc nhóm cao nhất thế giới. Khoảng 79% phụ nữ thuộc độ tuổi từ 15 -  64 đang nằm trong lực lượng lao động, so với con số 86% ở nhóm nam. Con số còn cao hơn tất cả các nước thành viên OECD ngoại trừ Iceland, Thụy Điển và Thụy Sĩ, và cao hơn 10% so với Trung Quốc, người hàng xóm của Việt Nam.

 The Economist cho biết nhiều học giả tin rằng Việt Nam từng là một xã hội mẫu hệ trước khi bước vào thời kỳ Bắc thuộc vào năm 111 trước Công nguyên. Một trang sử dài của những cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử đất nước đã đã kéo phụ nữ vào lực lượng lao động khi ngày càng nhiều đàn ông bị thương tật và chết.

 Trong năm 1960, trong độ tuổi từ 25 – 54, tỷ lệ đàn ông trên số phụ nữ là 97/100. Sau năm 1975, con số này là 93. Bà Đông kể rằng chồng bà đã bị suy giảm sức khỏe và không còn lao động chân tay được trong thời gian dài. Có hàng trăm người như ông ở làng của họ.

 Tư tưởng Nho giáo cũng góp phần tăng lượng phụ nữ đi làm. Tư tưởng này đã giúp tạo nên một cảm thức rằng phụ nữ có nghĩa vụ đạo đức phải kiếm tiền.

 Những chính sách hỗ trợ của chính phủ cũng hỗ trợ điều này. Kì nghỉ sinh đẻ đã được tăng lên 6 tháng vào năm 2013, cao sao với tiêu chuẩn khu vực.

 Các giới khác nhau nhắm đến các lĩnh vực công việc khác nhau. Đàn ông thường nhận những việc làm trong tập đoàn hoặc tổ chức mang lại địa vị xã hội, trong khi phụ nữ thường hướng đến kinh doanh hơn. Tổ chức Theo dõi kinh doanh toàn cầu (Global Entrepreneurship Monitor) điều tra vấn đề giới trong cộng đồng sở hữu doanh nghiệp mới nổi trên khắp 54 nước. Việt Nam có tỉ lệ phụ nữ trên đàn ông cao nhất: 1,14/1. Đây một phần là do các bà mẹ vẫn còn phải chăm con, nên họ phải làm những công việc giờ giấc linh hoạt.

 Những cơ sở kinh doanh do phụ nữ sở hữu thường không chính thức. Phụ nữ chiếm đến 55% số người tự kinh doanh. Họ thường bắt đầu một cơ ngơi buôn bán để trang trải cuộc sống.

 Chị Nguyễn Thị Hồng mỗi ngày làm việc 10 tiếng tại sạp hàng bán thịt gà trong một khu chợ đông đúc tại Hà Nội. Cùng với chồng, cô chăm lo cho 3 người con, cha mẹ chồng và anh trai chồng. "chúng tôi sống kiểu gì nếu tôi không làm việc", cô nói với The Economist.

 Ngay trong khu vực chính thức, công việc cũng không hề suôn sẻ. Phụ nữ thường xuyên đối mặt với vấn đề kỳ thị giới tính. Nhiều phụ nữ phàn nàn về những rào cản vô hình, mặc dù phụ nữ trẻ Việt Nam giờ đã được giáo dục tốt hơn đàn ông. Các bà vợ cũng vẫn phải làm cả tá việc nhà.

 Dù vậy, với nền kinh tế đang chuyển dần từ canh tác sang gia công sản xuất, phụ nữ lao động đang dần trở nên độc lập. Một báo cáo gần đây do Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong phát hiện ra rằng những tuyến đường mới tại đồng bằng Mekong trong hơn một thập kỉ nay đã khiến việc phụ nữ đi làm tại các nhà máy dệt và đóng gói lân cận trở dễ dàng hơn, trong khi chồng của họ ở nhà và thường tham gia việc đồng áng.

 Phụ nữ giờ đã kiếm được nhiều tiền hơn đàn ông, và cán cân quyền lực giữa họ cũng dần chuyển đổi. Những vụ li hôn trở nên phổ biến hơn và tỉ lệ bạo lực gia đình được ghi nhận đã giảm. Sức lao động của phụ nữ Việt có lẽ cuối cùng cũng mang lại lợi ích cho họ. (Báo điện tử Trí Thức Trẻ 1/9, Hoàng Hải)Về đầu trang

South China Morning Post: Dân số trẻ sẽ giúp Việt Nam nắm bắt kỷ nguyên số

Theo South China Morning Post, về bản chất, Việt Nam nhận thức được rằng các ngành công nghiệp của mình có thể bị ảnh hưởng rất lớn vào biến động thế giới nếu như chỉ dựa vào khu vực nước ngoài.

 Với 600 triệu dân và GDP hơn 2,5 nghìn tỷ USD, các nền kinh tế ASEAN tạo nên một trong những khu vực trẻ và tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.

 Lý do khiến ông Andrew Sheng - nhà báo của South China Morning Post lạc quan về nền kinh tế kỹ thuật số ở các quốc gia ASEAN chính là các nước ASEAN có dân số trẻ, sự đa dạng về văn hóa và tiếp cận với kiến thức tầm cỡ thế giới, cũng như vị trí địa lý chiến lược.

 "Việt Nam, Indonesia, và Philippines có quy mô dân số của họ tương đối lớn, nhưng sức mạnh thực sự của họ là tuổi trẻ của dân số - những người có hiểu biết về kỹ thuật số, có tiềm năng vươn lên mức thu nhập trung bình và cao hơn".

 Trong không gian kỹ thuật số, sự đổi mới và khả năng nắm bắt thị trường chính là lợi thế. Trung Quốc đã có thể cạnh tranh nhanh chóng với Mỹ về công nghệ số một phần lớn nhờ và quy mô của thị trường nội địa (800 triệu người dùng Internet), cơ sở hạ tầng băng thông rộng tốc độ cao, và phạm vi dịch vụ trải khắ trên nhiều lĩnh vực (Alibaba và WeChat).

 Ông nói: " Trong tương lai, các quốc gia Đông Nam Á sẽ có một tương lai kỹ thuật số tiên tiến".

 Nhà báo Andrew Sheng viết: "Tại sự kiện Sáng kiến Học giả trẻ (Hà Nội), tôi đã bị ấn tượng bởi cách Việt Nam đã lên kế hoạch cho một nền kinh tế kỹ thuật số vào năm 2030 và 2045. Việt Nam đã trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới với xu thế đa phương hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo nghiên cứu của DBS, Việt Nam có thể vượt qua nền kinh tế của Singapore vào năm 2029".

 Để duy trì đà tăng trưởng và cung cấp việc làm cho lực lượng lao động trẻ, Việt Nam đã dự tính bốn kịch bản tương lai kỹ thuật số:  Kịch bản truyền thống, xuất khẩu số, tiêu dùng số và chuyển đổi số.

 Trong kịch bản đầu tiên, kịch bản truyền thống, Việt Nam sử dụng các động cơ tăng trưởng truyền thống với chuyển đổi kỹ thuật số thấp, mức tăng trưởng cải thiện là thấp nhất. Kịch bản thứ hai là xuất khẩu số, các công ty nước ngoài thuê công nhân Việt Nam để xuất khẩu, dự báo chỉ cho thấy lợi ích không đáng kể.

 Kịch bản thứ ba là tiêu dùng số, sẽ thúc đẩy thị trường tiêu dùng lớn của Việt Nam, nhưng các công việc hiện tại có nguy cơ bị thay thế cao hơn. Kịch bản thứ tư, chuyển đổi số trên toàn bộ các ngành công nghiệp và dịch vụ chính phủ, sẽ mang lại thêm 1,1% tăng trưởng GDP hàng năm, nhưng 38,1% công việc hiện tại sẽ có nguy cơ bị chuyển đổi hoặc gián đoạn.

 Ông Andrew Sheng đánh giá: Về bản chất, Việt Nam nhận thức được rằng các ngành công nghiệp của mình có thể bị ảnh hưởng rất lớn vào biến động thế giới nếu như chỉ dựa vào khu vực nước ngoài. Việt Nam cần phải có một sự chuyển đổi số toàn diện để bắt kịp với phần còn lại của thế giới. Cần có lộ trình ưu tiên cho cơ sở hạ tầng, an ninh mạng, tăng kỹ năng và khả năng kỹ thuật số, hiện đại hóa chính phủ, kế hoạch đổi mới công nghiệp 4.0 và cải cách thuế. (Báo điện tử Trí Thức Trẻ 2/9, Hoàng An)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Dân chán nghe các cụm từ “kiểm điểm", "phê bình", "rút kinh nghiệm” lắm rồi!

Với các cương vị chủ chốt, có lẽ không nên “ca” mãi “bài ca” phê bình, kiểm điểm và… rút mãi sợi dây kinh nghiệm bởi dân đã chán nghe những câu đó lắm rồi. Thật lòng, nếu mà “điệp khúc” đó lại cất lên, thì thà… đừng kỉ luật cho dân đỡ bức xúc!

Thông tin từ báo Dân trí cho biết, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An vừa ký thông báo xem xét kỉ luật 13 cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018 tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình dẫn đến tâm lý lo ngại trong học sinh và bức xúc trong dư luận xã hội.

 Trong danh sách này có 4 vụ trưởng, 2 cục trưởng, 1 chánh thanh tra, 1 phó thanh ttra, 1 phó cục trưởng và nhiều cán bộ liên quan khác. Đây bước đầu được coi là thái độ nghiêm túc của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo trong xử lý cán bộ vi phạm.

 Nhìn lại từ đầu vụ việc, đành rằng để xảy ra tiêu cực có một phần lỗi không nhỏ thuộc về phía Bộ. Song công bằng, ngay sau khi phát hiện tiêu cực, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẩn trương, nghiêm túc và kiên quyết trong việc tổ chức kiểm tra, rà soát, xác minh ở các địa phương có nghi vấn đồng thời tổ chức chấm thẩm định bài thi tại một số địa phương khác theo quy định của quy chế; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý vụ việc.

 Ban Chỉ đạo đã tổ chức họp để rà soát, đánh giá công tác tổ chức kỳ thi nhằm xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan trong công tác tổ chức.

 Sau đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ còn yêu cầu các địa phương đưa ra khỏi ngành các cán bộ, giáo viên vi phạm.

 Có một điều rất quan trọng, đó là rút kinh nghiệm từ những vi phạm của kỳ thi 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương tổ chức kỳ thi năm 2019 và cho đến nay, có thể khẳng định Kỳ thi 2019 đã thành công tốt đẹp. Đây là kỳ thi được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc và ít nhất là cho đến thời điểm này, không phát hiện thấy sai phạm đáng kể nào.

 Việc mới đây Bộ công bố danh sách trong đó có 11/13 là lãnh đạo cục, vụ, phòng bị xem xét kỉ luật tiếp tục cho thấy sự nghiêm túc và kiên quyết này.

 Tuy bản danh sách trên mới chỉ là một bước trong quy trình xem xét kỷ luật công chức theo quy định, tức là hình thức kiểm điểm cho mỗi cá nhân chưa cụ thể, song chắc chắn là sẽ không hề nhẹ bởi tính nghiêm trọng của vụ việc, thái độ kiên quyết của lãnh đạo Bộ đồng thời tại các địa phương, đã có những hình thức xử lý kỉ luật khá nghiêm khắc như tại Sơn La, Bí thư Tỉnh ủy bị kiểm điểm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách bị cảnh cáo. Tại Hòa Bình, cảnh cáo Phó Chủ tịch tỉnh, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo bị đề nghị cách chức và hiện ông này đang xin nghỉ chữa bệnh…

 Mong rằng rồi đây, Bộ sẽ có những hình thức kỉ luật đúng với trách nhiệm của mỗi cá nhân, không nặng quá nhưng cũng không nhẹ quá. Nhất là với các cương vị chủ chốt, có lẽ không nên “ca” mãi “bài ca” phê bình, kiểm điểm và… rút mãi sợi dây kinh nghiệm bởi dân đã chán nghe những câu đó lắm rồi.

 Thật lòng, nếu mà “điệp khúc” đó lại cất lên, thì thà… đừng kỉ luật cho dân đỡ bức xúc! (Dantri.com.vn 1/9, Bùi Hoàng Tám)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Chủ tịch Cà Mau Nguyễn Tiến Hải: Đừng làm việc chỉ để đến tháng nhận lương

Chiều 30.8, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, phát động phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”.

 Tại buổi phát động, ông Nguyễn Tiến Hải thông tin thời gian qua việc thực hiện văn hóa công sở của công chức, viên chức của tỉnh Cà Mau có nhiều tiến bộ, văn minh, chuyên nghiệp; phong cách ứng xử chuẩn mực, năng lực làm việc năng động, hiệu quả; kỷ cương, phong cách giao tiếp ứng xử đã có những tiến bộ rõ rệt.

 Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Hải cũng nhìn nhận rằng, vẫn còn những tồn tại trong việc thực hiện văn hóa công sở như: một số nơi chưa thực hiện tiếp công dân thường xuyên, theo quy định; còn tình trạng cán bộ tiếp dân cơ sở chưa tận tình lắng nghe ý kiến của người dân; thờ ơ vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bức xúc của người dân, doanh nghiệp.

 Cán bộ, công chức một số nơi không nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế cơ quan, đơn vị; còn tình trạng đi muộn về sớm, hoặc ngồi trong cơ quan nhưng làm việc cá nhân. Vẫn còn còn tình trạng đi công tác một buổi, nhưng vắng luôn cả ngày; ý thức thức trách nhiệm công việc chưa sâu…

 Theo ông Nguyễn Tiến Hải, cần tạo môi trường làm việc thân thiện, quan tâm đến đời sống cán bộ công chức, viên chức, người lao động khi ốm đau lẫn hiếu hỷ; tạo động lực và môi trường cho những nét đẹp về ứng xử văn hóa được nhân rộng trong cơ quan, đơn vị.

 “Không thể là văn hóa công sở nếu cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc chỉ để đến tháng nhận lương”, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nói. (Thanh niên 31/8, Gia Bách)Về đầu trang

Không nên nới rộng khung giờ làm thêm

Theo các chuyên gia lao động, việc đề xuất tăng giờ làm thêm cần phải được xem xét trên nhiều khía cạnh. Khung giờ làm thêm phải được tính toán để vừa giải quyết được những khó khăn doanh nghiệp, vừa bảo đảm được quyền lợi, sức khỏe của người lao động.

 Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) đang được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) lấy ý kiến. Hai vấn đề liên quan đến thời gian lao động là nâng tuổi nghỉ hưu và mở rộng khung thời gian làm thêm giờ (400 giờ/năm) đang nhận được rất nhiều ý kiến từ phía người sử dụng lao động và người lao động (NLĐ).

 Tại các buổi hội thảo góp ý cho dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) được đại diện các hiệp hội, ngành nghề tổ chức, khi đề cập đến vấn nới rộng khung giờ làm thêm của người lao động (NLĐ) lên tối đa 400 giờ/năm, rất nhiều doanh nghiệp (DN) đều tán thành bởi điều này sẽ vừa giúp DN bảo đảm được mục tiêu sản xuất kinh doanh, vừa giúp nâng cao thu nhập cho NLĐ. Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng việc mở rộng khung giờ làm thêm cùng với bỏ giới hạn trong tháng bảo đảm sự linh hoạt cho người sử dụng lao động (NSDLĐ), tăng khả năng cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực.

 Nhiều DN cũng đề nghị dự thảo nên xét tăng thời gian làm thêm tối đa hằng năm tăng từ 200 giờ lên 300 giờ đối với các ngành nghề bình thường. Riêng đối với một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có thể tăng số giờ làm thêm lên đến 400 giờ, 500 giờ.  Trong một phát biểu, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, so với các quốc gia trong khu vực, số giờ làm thêm tối đa của NLĐ Việt Nam hiện ở mức thấp. Do vậy, đề xuất tăng thời gian làm thêm giờ của Việt Nam là phù hợp với xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới.

 Tuy nhiên, lập luận này của NSDLĐ không nhận được sự đồng thuận từ tổ chức Công đoàn, đại diện cho NLĐ. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, tăng giờ làm thêm phải xem xét nhiều yếu tố. Đầu tiên là chính sách việc làm. Hiện số người trong độ tuổi lao động đang rất lớn, nếu cho phép thời gian làm thêm giờ tăng cao, DN có tâm lý không chịu tuyển dụng lao động mới mà ép NLĐ tăng ca tối đa, dẫn đến tình trạng số lao động đang thất nghiệp vẫn hoàn thất nghiệp. "Tăng thời gian làm thêm giờ không phải là một giải pháp dài hạn để tăng cường sản xuất. Làm thêm giờ qúa nhiều sẽ dẫn đến hệ lụy như tai nạn lao động rình rập"- ông Quảng, bày tỏ.

 Đồng quan điểm, Luật sư Đặng Anh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đặng và cộng sự cho rằng mấu chốt vấn đề không phải là việc tìm mọi cách tăng thời gian làm thêm giờ mà các DN, các cơ quan quản lý cần có biện pháp cải thiện tiền lương tối thiểu sao cho NLĐ có thể sống được. "Bộ luật hiện hành quy định rõ nguyên tắc thỏa thuận khi làm thêm giờ, nhưng việc thực hiện rất khó khăn, hạn chế, tình trạng vi phạm về giờ làm thêm khá phổ biến. Cho nên, để tăng tính thuyết phục của đề xuất nới rộng khung làm thêm giờ, cơ quan soạn thảo cần tính toán theo hướng đảm bảo chặt chẽ, giới hạn trong một số trường hợp đối với một số ngành, nghề, công việc nhất định"- ông Đức góp ý. (Người lao động 2/9, Trực Ngôn)Về đầu trang

13 cán bộ bị xem xét kỷ luật vụ tiêu cực thi cử: Bộ Giáo dục nói gì?

Tối 30/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát đi ý kiến của Thứ trưởng Lê Hải An liên quan đến việc xem xét thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của cá nhân liên quan đến kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018.

 Theo Thứ trưởng Lê Hải An, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 đã được tổ chức đúng kế hoạch, cơ bản đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, việc tổ chức chấm thi còn để xảy ra tiêu cực và gian lận tại Hội đồng thi tỉnh Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình.

 Ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu tiêu cực, sai phạm ở Hội đồng thi các tỉnh nói trên, Ban Chỉ đạo thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị tham gia xử lý quyết liệt, tổ chức kiểm tra, rà soát, xác minh ở các địa phương có nghi vấn.

 Đồng thời, tổ chức chấm thẩm định bài thi tại một số địa phương khác theo quy định của quy chế; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý vụ việc trên tinh thần nghiêm túc, kiên quyết, kịp thời, xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm theo đúng quy chế thi và các quy định pháp luật hiện hành.

 Ban Chỉ đạo thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018 cũng đã tổ chức họp để rà soát, đánh giá công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 nhằm xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan trong công tác tổ chức kỳ thi.

 Từ kết quả rà soát, đánh giá này, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức họp kiểm điểm và báo cáo kết quả. Căn cứ kết quả kiểm điểm của các đơn vị, có 13 cá nhân có trách nhiệm về mặt quản lý nhà nước liên quan đến tổ chức kỳ thi.

 "Đây chưa phải là các công chức bị kỷ luật, mà chỉ là một bước trong quy trình xem xét kỷ luật công chức theo quy định. Hội đồng kỷ luật của Bộ sẽ xem xét, đánh giá công tâm, khách quan để tư vấn cho Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định thấu tình, đạt lý", Thứ trưởng Lê Hải An nêu rõ.

 Trước đó, tại danh sách đi kèm văn bản do Thứ trưởng Lê Hải An ký ban hành về việc xem xét kỷ luật công chức liên quan đến những tiêu cực, gian lận thi cử trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018, xuất hiện nhiều người giữ chức vụ cục trưởng, phó cục trưởng, chánh thanh tra, vụ trưởng… (VnEconomy.vn 31/8, Thu Hằng)Về đầu trang

Bộ Giáo dục yêu cầu gần 50 đơn vị dừng cấp chứng chỉ ngọai ngữ, tin học

Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết vừa có văn bản yêu cầu 50 cơ sở phải dừng cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

 Theo đó, Cục Quản lý chất lượng đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác tổ chức sát hạch và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học tại các cơ sở giáo dục đại học, các sở giáo dục và đào tạo.

 Căn cứ kết quả kiểm tra, Cục Quản lý chất lượng đã công bố danh sách những đơn vị phải dừng việc tổ chức kiểm tra, sát hạch, cấp chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin với tổng số gần 50 đơn vị.

 Trong đó, có 42 đơn vị phải dừng kiểm tra, sát hạch, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên (chứng chỉ A, B, C). Trong số này có 4 trường đại học là Đại học Bắc Hà, Đại học Nguyễn Trãi, Đại học Kinh Bắc, Đại học Hải Phòng, 1 trường cao đẳng là Cao đẳng Thương mại và Du lịch thuộc Bộ Công thương quản lý.

 Số còn lại là các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trực thuộc các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương.

 Có tới 14 trung tâm ở các huyện do Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang quản lý; 19 đơn vị gồm 11 trung tâm ở các huyện, 7 trường cao đẳng nghề do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa quản lý.

 Ngoài ra, 7 đơn vị khác phải dừng kiểm tra, sát hạch, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin theo thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông. (VnEconomy.vn 31/8, Nhật Dương)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Thấy gì khi "đầu tàu" TP. Hồ Chí Minh thu ngân sách top đầu cả nước nhưng mức chi vẫn còn hạn chế?

Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh đánh giá kinh tế thành phố trong 8 tháng đầu năm có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh toàn cầu đang chịu tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung.

 "Trong nước, tỷ giá USD tăng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp nhất trong nhiều năm qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi lan rộng khắp các tỉnh thành và thời tiết diễn ra không thuận lợi", đơn vị này chỉ rõ.

 Tuy nhiên, đối với phần thu ngân sách nhà nước, trong 8 tháng đầu năm, TP. Hồ Chí Minh vẫn tăng được 5,8% so với cùng kỳ.

 Cụ thể, mức thu ước thực hiện được là 258.629 tỷ đồng, đạt 64,8% dự toán. Trong đó, thu nội địa 164.703 tỷ đồng, đạt 60,5% dự toán, tăng 2,1% so cùng kỳ; thu từ dầu thô 15.927 tỷ đồng, đạt 88,5% dự toán, tăng 1,2% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 78.000 tỷ đồng, đạt 71,7% dự toán, tăng 15,6% so cùng kỳ.

 Cục Thống kê thành phố cho biết thu cân đối ngân sách địa phương 8 tháng năm 2019 ước thực hiện 44.818 tỷ đồng, đạt 60,4% dự toán, giảm 13,4% so cùng kỳ năm 2018.

 Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) 8 tháng năm 2019 ước thực hiện 35.249 tỷ đồng, đạt 39,7% dự toán, tăng 0,6% so cùng kỳ. Chi đầu tư phát triển 10.087 tỷ đồng, đạt 31,9% dự toán, giảm 28% so cùng kỳ. Chi thường xuyên 22.849 tỷ đồng, đạt 48,2% dự toán, tăng 19,4% so cùng kỳ.

 Phần thu và chi của TP. Hồ Chí Minh vốn là vấn đề được các chuyên gia kinh tế bàn đến khi là đầu tàu cả nước, đóng góp mạnh cho ngân sách, nhưng TP. Hồ Chí Minh đang gặp nhiều vấn đề về nguồn lực được giữ lại.

 TS. Huỳnh Thế Du từng nhiều lần nhắc đến việc TP. Hồ Chí Minh phải san sẻ nguồn thu ngân sách cho cả nước. Chiếm 9,5% dân số và đóng góp khoảng 27,5% tổng thu ngân sách, lẽ ra thành phố phải được sử dụng 9,5% ngân sách nhưng thực tế tỷ lệ sử dụng chỉ là 5,2% cho duy trì và phát triển. Điều này khiến cho thành phố không còn nguồn lực tài chính công để đầu tư cho hạ tầng.

 Trong một bài phân tích đăng tải trên báo chí hồi đầu năm, ông Du cho biết bình quân mỗi người dân TP. HCM đóng góp vào ngân sách cả nước cao gần gấp 3 lần bình quân của cả nước (27,5 %/9,5% = 2,9), chi ngân sách chỉ bằng 53% bình quân của cả nước.

 "Nếu tính dân số trên thực tế khoảng 14% thì con số còn thấp hơn rất nhiều. Khi tính toán theo số chi tại các địa phương và dân số thực tế thì TPHCM bằng chưa đến 80% bình quân của cả nước", ông viết.

 Theo ông, giai đoạn đầu thập niên 1980, TP. Hồ Chí Minh được giữ lại hơn 40% nguồn thu ngân sách, nhưng tỷ lệ này giảm xuống quanh mốc 30% vào đầu thập niên 1990. Đến nay thì chỉ còn hơn 20%. Chi ngân sách của thành phố trong những năm gần đây vào khoảng 7 - 8% GRDP, tức chỉ bằng 1/3 Thượng Hải, Bắc Kinh và bằng một nửa so với Hà Nội hay Singapore.

 Những điều này được ông nhận định là có sự mất cân đối tài chính nghiêm trọng. Từ đó dẫn đến việc thành phố khó có cơ sở để phát triển bền vững, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và cơ hội phát triển thịnh vượng của thành phố nói riêng, cả đất nước nói chung. (Báo điện tử Trí Thức Trẻ 2/9, Bình An)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai bị đề nghị kỷ luật

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai vừa kiến nghị Tỉnh ủy xem xét, kỷ luật nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Văn Sáng vì có nhiều sai phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiều dự án khi đương chức, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng. Ông Sáng nghỉ hưu năm 2018.

 Theo kết luận thanh tra, kiểm tra, trong thời gian làm lãnh đạo sở, ông Sáng đã điều hành công tác thẩm định triển khai thực hiện các dự án: Xây dựng trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, thực nghiệm và chuyển giao các loại giống rau, quả ứng dụng công nghệ cao; Nhân rộng mô hình sản xuất rau, quả trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP và Nhà màng nông nghiệp sai quy định, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước.

 Ngoài ra, ông Sáng còn vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống; công tác bổ nhiệm cán bộ và việc quản lý sử dụng trang thiết bị máy móc, đất đai của Nhà nước.

 Một số người khác nguyên lãnh đạo và lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai cũng bị xác định có sai phạm. Trong đó, ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, bị kỷ luật khiển trách; ông Nguyễn Văn Liệt, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (nguyên Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ), bị xem xét kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm.

 Trả lời VnExpress trưa 31/8, ông Sáng cho biết chưa nhận được kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. "Tôi đã về hưu rồi nhưng vẫn còn sinh hoạt có tổ chức. Những kết luận sai phạm nếu bản thân thấy không chấp nhận thì tôi sẽ có giải trình phản hồi với tổ chức", ông Sáng nói.

 Trước đó, qua thanh tra Nhà nước, tỉnh Đồng Nai cũng phát hiện hàng loạt sai phạm của ông Sáng. Trong đó nghiêm trọng nhất là các dự án ở Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học tại huyện Cẩm Mỹ gây thất thoát 28 tỷ đồng ngân sách. Công an tỉnh đã vào cuộc điều tra về những sai phạm này. (VnEconomy.vn 31/8, Phước Tuấn)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ tiết lộ lý do từ chức

James Mattis cho biết ông xin từ chức bộ trưởng quốc phòng sau khi Tổng thống Trump quyết định rút quân khỏi Syria cuối năm ngoái.

 Mattis lần đầu tiên tiết lộ trên truyền hình rằng ông định phục vụ đủ 4 năm nhiệm kỳ Bộ trưởng Quốc phòng, nhưng quyết định từ chức sau khi "chạm ngưỡng bất đồng" với Tổng thống Donald Trump liên quan đến việc rút lực lượng quân sự Mỹ khỏi Syria.

 Mattis nói trong cuộc phỏng vấn với CBS được phát sóng ngày 1/9 rằng ông không đồng ý với quyết định rút quân của Trump vì "Mỹ cần duy trì ảnh hưởng ở Syria để không phải chứng kiến điều tương tự khi rút khỏi Iraq. Rút quân khỏi Syria khiến chiến dịch chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị suy yếu và phản bội lại đồng minh từng chiến đấu cạnh người Mỹ".

 Mattis từng nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh giữa Mỹ với các đồng minh trong lá thư từ chức gửi Tổng thống Trump và trong cuốn hồi ký sắp xuất bản. "Đó là cách tôi nhìn nhận về sức mạnh nước Mỹ. Chúng tôi tập hợp các liên minh lại và giữ cho chúng chặt chẽ", Mattis nói.

 Mattis đệ đơn từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào tháng 12/2018 do những bất đồng không thể hòa giải với Trump. Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ từng được coi là "trụ cột ổn định trong chính quyền hỗn loạn" và việc ông từ chức lúc đó khiến nhiều người ngạc nhiên.

 Mattis cho biết ông đã "trung thực và thẳng thắn" với Trump về lý do rời khỏi chính quyền và ông đã không nói chuyện với Trump từ khi từ chức. Cựu bộ trưởng quốc phòng khẳng định sẽ "không nói xấu" về tổng thống đương nhiệm, song nhận định Trump là "một Tổng thống khác thường".

 Trump từng phớt lờ lời khuyên từ các quan chức và đồng minh về kế hoạch rút quân khỏi Syria. Quốc hội Mỹ phản đối kế hoạch rút quân, nhiều quan chức thuộc đảng Cộng hòa cũng cảnh báo quyết định của Trump là "sai lầm nghiêm trọng".

 Các nguồn tin thân cận cho biết Mattis, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton là những người phản đối kế hoạch rút quân khỏi Syria của Trump. Cựu bộ trưởng Mattis trong cuộc phỏng vấn với CNN hồi tháng 2 nói rằng ông không đồng ý với quyết định rút quân của Trump và cảnh báo IS còn lâu mới bị đánh bại.

 Mỹ rút quân khỏi Syria hồi đầu năm nay và chỉ để lại 200 binh sĩ hỗ trợ các đồng minh châu Âu triển khai lực lượng giám sát. Trump tuyên bố IS bị đánh bại hoàn toàn hồi tháng 3 sau khi các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn giải phóng khu vực cuối cùng mà tổ chức này chiếm đóng ở Syria.

 Mỹ vẫn thực hiện các chiến dịch quân sự tại Syria sau khi rút quân. Quân đội Mỹ không kích trại huấn luyện của phiến quân Hồi giáo Hurras al-Deen, Ansar al-Tawhid và một số tổ chức liên minh hôm 31/8 khiến 40 người chết. (VnExpress.net 2/9, Nguyễn Tiến)Về đầu trang./. 

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

More