Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 06-7-2021

Post date: 06/07/2021

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

1.                Bộ trưởng Y tế: “Có những lúng túng, bị động khi số ca mắc tăng nhanh”. 1

2.                Câu hỏi về giãn cách xã hội ở TP.HCM và bài học từ Bắc Giang. 3

3.                TPHCM phải kiểm soát chặt người ra vào, triển khai "cách ly 14 + 14". 5

4.                Loạt tỉnh miền Tây yêu cầu người đến phải có giấy xét nghiệm âm tính nCoV.. 6

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 7

5.                Trung ương xem xét, quyết định về nhân sự các chức danh lãnh đạo. 7

CHÍNH SÁCH MỚI 8

6.                4 chính sách mới hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19. 8

7.                Hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi Covid-19 không phải gửi đơn đề nghị ngừng, nghỉ, kinh doanh để được miễn giảm thuế. 9

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP. 10

8.                Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm: Vững vàng với “mục tiêu kép”. 10

9.                Doanh nghiệp nội trả lương thấp hơn đến 31% so với doanh nghiệp vốn nước ngoài 12

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH.. 13

10.             Tiền hỗ trợ không được chậm trễ! 13

QUẢN LÝ.. 14

11.             Đề xuất tăng 15% lương hưu từ 1/1/2022. 14

12.             Bộ Công an đề xuất thủ tục khai thác thông tin về dân cư. 15

13.             Nhiều kỳ vọng với mô hình chính quyền đô thị ở Hà Nội 16

14.             Quảng Nam chi gần 70 tỷ cho 370 người nghỉ hưu trước tuổi 18

15.             TPHCM: Lao động tự do sẽ nhận được tiền hỗ trợ 50.000 đồng/ngày. 18

16.             Thông tin “sắp có Giám đốc Công an tỉnh trẻ nhất cả nước” ở Sơn La là bịa đặt! 19

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 19

17.             Giảm thời gian cấp giấy phép bưu chính từ 30 ngày xuống 15 ngày. 19

18.             Thanh Hóa triển khai thử nghiệm Trung tâm điều hành thông minh. 20

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 21

19.             Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 60% kế hoạch. 21

20.             Xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực. 21

THẾ GIỚI 22

21.             Indonesia cấm nhập cảnh với người nước ngoài chưa tiêm vaccine COVID-19. 22

 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Bộ trưởng Y tế: “Có những lúng túng, bị động khi số ca mắc tăng nhanh”

Ông Nguyễn Thanh Long đánh giá việc triển khai biện pháp chống dịch ở một số nơi đã gặp khó khăn và có những lúng túng, bị động khi số ca nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn.

 Nhận định này được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đề cập trong cuộc họp sáng 4/7, khi Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc trực tuyến với TP.HCM và 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về công tác phòng chống dịch Covid-19.

 Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết dự báo dịch bệnh trên thế giới còn tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa có khả năng kiểm soát trong năm 2021. Đặc biệt, dịch có thể tiếp tục xuất hiện các biến chủng mới nguy hiểm hơn, lây lan nhanh hơn, mạnh hơn.

 “Nguy cơ bùng phát dịch là hiện hữu, kể cả tại các quốc gia đã đạt được độ bao phủ tiêm chủng cao”, người đứng đầu ngành y tế nói.

 Tại Việt Nam, ông Long đánh giá tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát về tổng thể, song tại TP.HCM và một số tỉnh miền Đông, dịch đang diễn biến nhanh và phức tạp. Ông dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới do mầm bệnh đã lưu hành trong một thời gian dài tại nhiều nơi, trong đó có các khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch như nhà máy, khu công nghiệp, chợ dân sinh...

 Bộ trưởng Y tế ghi nhận các địa phương đang nỗ lực, khẩn trương và đã kịp thời đưa ra các biện pháp giãn cách phù hợp để có thể sớm kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, việc triển khai biện pháp phòng, chống dịch đang gặp một số khó khăn, đã có những lúng túng, bị động khi số ca bệnh tăng nhanh trong thời gian ngắn.

 Với địa phương lớn như TP.HCM, ông Long cho rằng cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hơn sự chủ động của cấp quận, huyện và xã phường, phát huy vai trò của các tổ Covid-19 trong cộng đồng và các nhà máy.

 Đánh giá cao việc TP.HCM đã lập trung tâm điều hành, điều phối công tác xét nghiệm, nhưng Bộ trưởng Y tế lưu ý địa phương cần lập các tổ điều phối xét nghiệm tại cấp quận, huyện để xét nghiệm nhanh hơn nữa, bởi quy mô dân số thành phố rất lớn.

 Giải đáp các kiến nghị từ địa phương, trong đó nhiều địa phương kiến nghị hỗ trợ thêm máy xét nghiệm PCR, ông Long khẳng định Bộ Y tế sẽ nỗ lực để cung cấp máy cho địa phương nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế cũng khuyến cáo tăng cường sử dụng test kháng nguyên nhanh, khi phát hiện ca nghi nhiễm thì xét nghiệm khẳng định bằng máy PCR.

 Theo ông Long, việc sử dụng test kháng nguyên nhanh trong đợt dịch này rất hiệu quả vì với biến chủng mới, lượng virus có mật độ rất lớn trong mẫu của các ca nhiễm.

 Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và các bộ trưởng đã giải đáp những đề xuất của các địa phương, làm rõ thêm về áp dụng công nghệ trong phòng chống dịch; duy trì, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; hỗ trợ những người gặp khó khăn do đại dịch, bảo đảm đời sống người dân; cơ chế tài chính phòng chống dịch, mua sắm trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế.

 Ngoài ra, lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cũng cho ý kiến việc chuẩn bị tổ chức kỳ thi THPT quốc gia sắp diễn ra trong 2 ngày tới, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế như còn lúng túng khi dịch bùng phát mạnh; có nơi các lực lượng phòng, chống dịch phối hợp chưa tốt; năng lực xét nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu; một số người dân còn chưa thực hiện nghiêm phòng, chống dịch... (Zingnews.vn 04/7, Hoài Thu)Về đầu trang

Câu hỏi về giãn cách xã hội ở TP.HCM và bài học từ Bắc Giang

Là hai địa phương cùng có số ca nhiễm vượt mốc 5.000, Bắc Giang và TP.HCM đối mặt nhiều khó khăn giống nhau khi đứng trước làn sóng dịch chưa có tiền lệ.

 Hơn một năm trước, TP.HCM là hình mẫu chống dịch của cả nước với giải pháp tiên phong như đóng cửa quán bar, vũ trường, karaoke… hay sáng kiến xây dựng bộ tiêu chí an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19. Giờ đây, TP.HCM trở thành tâm dịch có số ca nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất cả nước với hơn 6.000 ca bệnh sau 40 ngày bùng dịch (tính từ 27/5).

 Trong khi đó, Bắc Giang - nơi từng là tâm dịch đáng lo ngại nhất - bắt đầu ghi nhận ngày đầu tiên không có ca nhiễm mới sau gần 2 tháng (ngày 3/7). Là nơi đầu tiên ghi nhận trên 5.000 ca nhiễm, địa phương này từng trải qua nhiều vấn đề mà TP.HCM đang gặp phải.

 Bắc Giang mất gần 2 tháng để nắm thế chủ động, kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh. Thời gian này, lãnh đạo tỉnh đã không ít lần phải đứng trước câu hỏi có nên cách ly xã hội toàn tỉnh để ngăn chặn dịch hay không.

 Những ngày giữa tháng 5, số ca nhiễm tại Bắc Giang bất ngờ giảm khiến nhiều người hy vọng tình hình được cải thiện. Khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương thẳng thắn thừa nhận số lượng F0 ở Bắc Giang chưa giảm, mà tốc độ xét nghiệm đang “tắc”. Nguyên nhân là tốc độ lấy mẫu không tương ứng với công suất xét nghiệm.

 Đây cũng là vấn đề TP.HCM đang gặp phải. Một số khu vực tại TP.HCM bị kéo dài thời gian phong tỏa hơn 21 ngày do người dân chưa có kết quả xét nghiệm lần cuối. Nhiều khu cách ly tập trung cũng báo cáo tình trạng trả kết quả xét nghiệm trễ dẫn đến phát hiện ca bệnh chậm, gây nguy cơ lây nhiễm chéo cho người cách ly chung phòng.

 Kể từ khi bùng dịch hôm 27/5, TP.HCM liên tục nâng công suất xét nghiệm. Từ 100.000 mẫu xét nghiệm/ngày, TP.HCM đặt mục tiêu mỗi ngày lấy 500.000 mẫu và thậm chí là một triệu mẫu – theo chỉ tiêu mà UBND TP.HCM đặt ra trong Kế hoạch cao điểm kiểm soát dịch trước 10/7.

 Thế nhưng, số liệu báo cáo của HCDC cho thấy một bức tranh khác. Từ 26/5 đến hết 3/7, TP.HCM lấy gần 1,6 triệu mẫu xét nghiệm, bao gồm cả F1, F2 và mở rộng tầm soát. Đây là con số rất cao so với năng lực trước đó của thành phố. Tổng mẫu tích lũy từ đợt dịch đầu tiên đến ngày 26/5 cũng chỉ hơn 851.000 mẫu. 

Tuy nhiên, con số 1,6 triệu vẫn còn rất xa so với mục tiêu 5 triệu mẫu mà thành phố đặt ra. Thực tế cho thấy các mẫu xét nghiệm liên tục trong tình trạng phải chờ. Từ biểu đồ trên có thể thấy giai đoạn giữa tháng 6, số mẫu chờ có xu hướng giảm. Tuy nhiên, từ tuần thứ 3 của tháng 6 đến nay, số mẫu chờ ngày càng tăng, tỷ lệ thuận với số mẫu mà ngành y tế lấy được (riêng ngày 25, 28, 27/6 không có số liệu mẫu chờ).

 Giải thích vấn đề dồn đọng mẫu của Bắc Giang, ông Mai Sơn, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết khi đó, vấn đề của tỉnh là công suất lấy mẫu mỗi ngày quá nhanh, có thể lên đến 60.000-70.000 mẫu. Tuy nhiên, công suất phòng xét nghiệm của CDC Bắc Giang chỉ 1.500-2.000 mẫu.

 Để giải quyết vấn đề này, Bắc Giang đã kêu gọi mọi chi viện, gửi mẫu đi khắp nơi. 10 phòng xét nghiệm tại Bắc Giang và các tỉnh lân cận được huy động để hỗ trợ. Tỉnh cũng vận động doanh nghiệp tài trợ thêm máy PCR để nâng công suất xét nghiệm. Xét nghiệm nhanh cũng được vận dụng tối đa ngay từ đầu dịch để tăng khả năng tầm soát diện rộng.

 Là hai địa phương cùng có số bệnh nhân Covid-19 vượt mốc 5.000, Bắc Giang và TP.HCM có điểm chung là hầu hết ca nhiễm được phát hiện trong khu cách ly, phong tỏa.

 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho rằng phần lớn các ca dương tính tại khu cách ly có quá trình “ủ bệnh” từ trước. Trong đó, nhiều trường hợp phải xét nghiệm đến lần 4, 5 mới phát hiện dương tính với SARS-CoV-2. HCDC khẳng định qua điều tra tại các khu cách ly cho thấy không có sự lây nhiễm chéo.

 Còn tại Bắc Giang, Phó chủ tịch Mai Sơn thừa nhận ngành y tế từng phải đối mặt với tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly. “Giải pháp rất quan trọng là giảm tải các khu cách ly và đưa nhóm y tế có kinh nghiệm vào để hướng dẫn việc phòng dịch”, ông Mai Sơn nói.

 Để chấm dứt tình trạng lây nhiễm chéo, Bắc Giang chia các khu cách ly tập trung có ca nhiễm mới theo nhóm nguy cơ cao (1 người/phòng), nguy cơ trung bình (2-3 người/phòng), nguy cơ thấp (4 người/phòng). Bắc Giang cũng phân loại các khu cách ly tập trung theo màu đỏ (có ca nhiễm mới liên tục 2 ngày hoặc một ngày có nhiều ca nhiễm), màu vàng (từng có ca nhiễm), màu xanh (chưa có ca nhiễm), để tập trung kiểm tra, giám sát trọng điểm nhằm hạn chế lây nhiễm chéo.

 Vị phó chủ tịch giải thích giai đoạn đầu, người cách ly cùng nhau đi ra khu vệ sinh để tắm, giặt; hoặc cùng ra ngoài lấy cơm mang vào phòng ăn. Ông cho biết đây là các điều kiện để người cách ly tiếp xúc, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo. Sau khi phát hiện điểm yếu này, tỉnh đã thay đổi phương án. Người cách ly phải sử dụng khu vệ sinh theo giờ; cơm được nhân viên y tế đặt tại hành lang trước cửa phòng thay vì để người cách ly ra ngoài lấy.

 “Nhân viên y tế có kinh nghiệm mới có thể quản tốt, biết trường hợp nào có thể lây nhiễm chéo và thay đổi cách làm”, ông Sơn chia sẻ bài học.

 Một trong những câu hỏi cân não nhất với lãnh đạo Bắc Giang trong 2 tháng kiểm soát dịch là có nên áp dụng Chỉ thị 16 hay không, áp dụng với khu vực nào. “Liên tục có ý kiến dư luận là sao không áp dụng cách ly cả tỉnh mà chỉ làm lẻ tẻ. Mình phải có kiến thức, phương tiện, và đặc biệt là có bản lĩnh để ra quyết định”, Phó chủ tịch Mai Sơn chia sẻ về giai đoạn cao điểm dịch của Bắc Giang.

 Giống như TP.HCM, Bắc Giang kiên định với giải pháp khoanh vùng rộng, phong tỏa hẹp. Địa phương này chọn áp dụng Chỉ thị 16 tại huyện Lục Nam, Yên Thế, Yên Dũng, Việt Yên. Các huyện còn lại tùy tình hình áp dụng Chỉ thị 15, 19 hoặc giữ trạng thái bình thường.

 Vị phó chủ tịch tỉnh chia sẻ qua đánh giá tình hình, tỉnh nhận thấy dịch chỉ khu trú trong những khu vực cụ thể, đặc biệt tập trung ở các khu công nghiệp. Do đó, không cần thiết phải đóng cả tỉnh, đặc biệt khi Bắc Giang là vùng nông sản lớn với đặc sản vải thiều. Nếu đóng cửa sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ nông sản của nông dân. Do đó, thay vì áp dụng Chỉ thị 16 toàn tỉnh, Chủ tịch tỉnh Bắc Giang đã đặt bút ký quyết định tạm ngưng hoạt động 4 khu công nghiệp.

 Để có bản lĩnh đưa ra quyết định này, Phó chủ tịch Mai Sơn chia sẻ xét nghiệm chính là phương tiện giúp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh đánh giá tình hình dịch sát thực tế nhất.

 Qua truy vết, ngành y tế nhận thấy ca bệnh ở các huyện đều có mối liên quan đến khu công nghiệp. Trong khi đó, xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên ngoài cộng đồng, tại các khu vực dễ lây nhiễm như chợ, bến xe, nơi giao lưu nhiều thì không phát hiện ca bệnh. Trên cơ sở đó, tỉnh đánh giá dịch khu trú trong khu công nghiệp. Địa phương này yêu cầu công nhân không ra khỏi tỉnh, không giao lưu giữa các huyện để cắt đứt nguồn lây nhiễm.

 Khác với Bắc Giang, từ sau khi kiểm soát chuỗi lây nhiễm điểm nhóm truyền giáo, TP.HCM liên tục phát hiện những chuỗi lây nhiễm mới tại khu dân cư, chợ, bệnh viện, khu công nghiệp… Các chùm ca bệnh này đều không có điểm chung nào mà được phát hiện ngẫu nhiên.

 Phó chủ tịch tỉnh Bắc Giang nhận định TP.HCM đang rơi vào tình thế khó khăn. Ông chia sẻ nếu giai đoạn cao điểm, Bắc Giang phát hiện nhiều F0 qua lấy mẫu xét nghiệm tầm soát ngoài cộng đồng, có thể tỉnh sẽ phải áp dụng Chỉ thị 16. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh mỗi tỉnh có đặc điểm khác nhau nên rất khó để áp dụng một phương pháp chung.

 40 ngày kể từ khi bùng dịch, chu kỳ 1.000 ca nhiễm của TP.HCM ngày càng ngắn lại. Ngày 1/7, TP.HCM vượt mốc 4.000 ca nhiễm. Ngày 3/7, thành phố ghi nhận hơn 5.000 ca nhiễm. Ngay hôm sau, 4/7, thành phố cán mốc 6.000 ca. Truy vết thần tốc, khoanh vùng rộng, phong tỏa hẹp vẫn là giải pháp xuyên suốt được TP.HCM áp dụng. Trên tinh thần phân cấp, phân quyền tối đa, TP.HCM ngày càng trao quyền nhiều hơn cho các địa phương để chỉ đạo sát với tình hình. Đây cũng là nguyên tắc được Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt nhiều lần.

 Trong cuộc họp với TP.HCM ngày 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương chi viện các lực lượng thiện chiến nhất cho TP.HCM. Ông cũng yêu cầu phong tỏa, giãn cách không phụ thuộc cứng nhắc vào địa giới hành chính; lấy hệ thống chính trị cơ sở là nền tảng, là pháo đài chống dịch để “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, với sự vào cuộc của lực lượng công an, sự hỗ trợ của quân đội. “Lãnh đạo phải chọn việc khó khăn hơn để thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp và xã hội”, Thủ tướng quán triệt tinh thần. (Zingnews.vn 05/7, Thu Hằng) Về đầu trang

TPHCM phải kiểm soát chặt người ra vào, triển khai "cách ly 14 + 14"

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 với TP Hồ Chí Mih và 22 điểm cầu của thành phố.

 Báo cáo của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cho biết: trong 12 giờ qua đã ghi nhận 711 ca mắc mới, trong đó 169 trường hợp được tầm soát trong các cơ sở y tế và chỉ có 12 trường hợp phát hiện tại cộng đồng. Hiện TP Hồ Chí Minh đã cải thiện việc truy vết, xét nghiệm, truy tìm F1: đặt mục tiêu trong vòng 1 giờ sau khi phát hiện được F0 sẽ truy vết được hết F1. Các bộ phận truy vết tại quận huyện, phường xã được đề nghị phải tập trung cho công tác này và không tham gia vào những công việc khác.

 Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế đề xuất để giảm bớt gánh nặng cho các khu cách ly của thành phố, đối với F1, TP Hồ Chí Minh nên sớm triển khai phương án cách ly tại nhà và cách ly 14 +14 ngày (nghĩa là 14 ngày cách ly tập trung và 14 ngày tại nơi cư trú).

 Sau khi nghe báo cáo và trao đổi với các chuyên gia, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu TP Hồ Chí Minh phải thực hiện nghiêm việc giãn cách và kiểm soát người ra vào. Theo đó, người ra vào thành phố phải có giấy xét nghiệm hoặc giấy chứng nhận đã tiêm chủng. Tất cả những thông tin này sẽ được cập nhật trên hệ thống của thành phố và mỗi người sẽ có một mã QR.

 Liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp diễn ra, TP Hồ Chí Minh cho biết đã phát hiện 18 mẫu gộp dương tính với SARS-CoV-2 và đang chuẩn bị các khâu cần thiết đảm bảo cho kỳ thi. (VTV.vn 05/7)Về đầu trang

Loạt tỉnh miền Tây yêu cầu người đến phải có giấy xét nghiệm âm tính nCoV

Ngày 5/7, có 10/13 tỉnh, thành miền Tây gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu đã có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Riêng TP Cần Thơ ca nhiễm được phát hiện trong khu cách ly, là người đàn ông về từ Bắc Giang. Số ca nhiễm ở khu vực này đã lên hàng trăm, đặc biệt đã có các bệnh nhân Covid-19 tử vong.

 Sau khi ghi nhận các ca dương tính nCoV, tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre yêu cầu người từ nơi khác đến địa phương phải có xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2.

 Tại Vĩnh Long, tính đến sáng 5/7, tỉnh đã phát hiện 15 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở cộng đồng, trong đó có 1 ca xuất hiện trong khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ. Theo ngành y tế Vĩnh Long, hầu hết các ca bệnh ở địa phương được phát hiện đều có yếu tố dịch tễ về từ các tỉnh, thành có ca mắc Covid-19.UBND tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch phải kiểm soát y tế đối với người vào tỉnh.

 Trong đó, kiểm tra tính pháp lý, giá trị sử dụng của giấy xét nghiệm Realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên âm tính với SARS-CoV-2 đối với người có thân nhiệt cao hơn quy định và người từ các địa phương có ghi nhận ca bệnh đến Vĩnh Long (còn trong thời hạn 72 giờ). Khai thác các dấu hiệu nguy cơ, xác định lịch trình, khai báo y tế đối với người ngoài tỉnh vào Vĩnh Long. UBND Vĩnh Long chỉ đạo khi cần thiết, các chốt có thể thực hiện test nhanh và thu chi phí theo quy định.

 Còn tại Tiền Giang, kể từ ngày 5/6, khi có trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng đến nay, tỉnh đã có 224 ca dương tính SARS-CoV-2. Ca dương tính xuất hiện tại 8/11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, với nhiều ổ dịch. Toàn tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15; riêng huyện Cái Bè, thị xã Cai Lậy và TP Mỹ Tho, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16.

 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Vĩnh chỉ đạo từ 17h ngày 1/7 cho đến khi có thông báo mới, người từ các địa phương khác đến Tiền Giang phải có giấy xét nghiệm Realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên âm tính với SARS-CoV-2 trong thời hạn không quá 3 ngày. Người đứng đầu chính quyền Tiền Giangcũng  yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo các chốt, trạm soát dịch phải kiểm soát chặt giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, trong đó lưu ý phải đối chiếu giấy xét nghiệm với giấy tờ tùy thân, không để bỏ sót đối tượng. Kiên quyết không cho người không có giấy xét nghiệm âm tính, có dấu hiệu nghi nhiễm đi vào Tiền Giang.

 Sau khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên là bé trai 7 tuổi, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bến Tre đã họp khẩn, trong đó Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất việc yêu cầu người vào Bến Tre phải có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 7 ngày, bắt đầu từ 0h ngày 7/7.

 Bạc Liêu ghi nhận 3 ca nhiễm đều là người từ TP.HCM về địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo cách ly 21 ngày đối với người về từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang. Người bị cách ly phải chịu chi phí lấy mẫu xét nghiệm, ăn uống, hậu cần. (Vietnamnet.vn 05/7, Thiện Chí)Về đầu trang

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Trung ương xem xét, quyết định về nhân sự các chức danh lãnh đạo

Sáng 5/7, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.

 Việc giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Hội nghị Trung ương 3 lần này xem xét, quyết định.

 Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 3 khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là công việc rất hệ trọng. Tại Hội nghị Trung ương 2 khóa XIII (tháng 3/2021), Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao là cần sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước ngay sau Đại hội để đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

 Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, quyết định giới thiệu nhân sự các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và cho ý kiến giới thiệu nhân sự đảm nhiệm 24 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan Nhà nước.

 Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV (tháng 3 - 4/2021), Quốc hội đã bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và bầu hoặc phê chuẩn đối với 24 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan Nhà nước.

 Đến nay, sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021 - 2026), Ban Chấp hành Trung ương có trách nhiệm chuẩn bị và tiếp tục giới thiệu nhân sự để Quốc hội khóa XV bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ nhất sắp tới theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tại Hội nghị này, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét, giới thiệu nhân sự theo hướng: Đối với các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và 24 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan Nhà nước đã được Hội nghị Trung ương 2 khóa XIII bỏ phiếu giới thiệu hoặc cho ý kiến thông qua với số phiếu tín nhiệm cao thì Ban Chấp hành Trung ương không tiến hành bỏ phiếu giới thiệu hoặc lấy ý kiến lại.

 Đối với 23 chức danh còn lại chưa lấy phiếu giới thiệu tại Hội nghị Trung ương 2 và các chức danh có dự kiến thay đổi so với lần trước, Bộ Chính trị sẽ xin ý kiến Trung ương bằng phiếu trước khi chính thức giới thiệu để Quốc hội xem xét bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. (Baogiaothong.vn 05/7, Phùng Đô)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

4 chính sách mới hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19, bên cạnh hỗ trợ người lao động gặp khó khăn vì Covid-19, Chính phủ cũng ban hành một số chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động.

 1. Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

 Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước).  Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống đại dịch Covid-19.

 2. Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

 Người sử dụng lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 4/2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 15% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 4/2021 (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị. Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện thì vẫn được giải quyết nhưng tổng thời gian tạm dừng đóng không quá 12 tháng.

 3. Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động

 Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp khi đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ; thay đổi cơ cấu công nghệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động; có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020; có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định. Mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được nộp trong thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.

 4. Chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất

 a) Cho vay trả lương ngừng việc:

 Người sử dụng lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động, trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022. Người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.

 b) Cho vay trả lương phục hồi sản xuất:

 Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022 khi quay trở lại sản xuất kinh doanh và người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022 được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

 Người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động theo thời gian trả lương thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng. (Cafef.vn 05/7)Về đầu trang

Hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi Covid-19 không phải gửi đơn đề nghị ngừng, nghỉ, kinh doanh để được miễn giảm thuế

Cơ quan thuế sẽ căn cứ văn bản và danh sách các hộ, cá nhân kinh doanh đề nghị ngừng hoặc tạm ngừng/nghỉ kinh doanh do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thực hiện miễn, giảm thuế.

 Theo Tổng cục Thuế, thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh tại một số địa bàn bị phong tỏa, cách ly, các hộ và cá nhân kinh doanh phải gửi đơn cho cơ quan thuế để đề nghị ngừng nghỉ, giảm thuế.

 Các cơ quan báo chí nhận định, trong điều kiện Covid-19 như hiện nay thì hộ kinh doanh rất khó làm điều này do bị hạn chế đi lại. Vì vậy, đề nghị Tổng cục Thuế nên có văn bản cho phép miễn giảm theo danh sách do ban quản lý chợ hoặc phường lập và gửi sang cơ quan thuế thay cho việc xét từng đơn riêng lẻ, từ đó giúp giảm bớt thủ tục cho cả hộ kinh doanh lẫn cơ quan thuế.

 Về vấn đề này, Tổng cục Thuế thông tin chính thức như sau:

 Để tạo điều kiện cho các hộ và cá nhân kinh doanh này, ngày 29/7/2020, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 5310/BTC-TCT chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế là hộ, cá nhân kinh doanh trong giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cụ thể:

 1. Các cơ quan Thuế chủ động tuyên truyền, thực hiện tiếp nhận và giải quyết cho tất cả các thông báo ngừng/nghỉ của cá nhân kinh doanh không phụ thuộc vào thời gian gửi thông báo ngừng/nghỉ kinh doanh đến cơ quan Thuế.

 2. Trường hợp có thông báo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc tạm ngừng/nghỉ do dịch bệnh mà có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân kinh doanh thì cơ quan thuế kiểm tra và xem xét giải quyết việc ngừng/nghỉ của cá nhân kinh doanh theo quy định kể từ ngày thông báo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 Mặt khác, bắt đầu từ ngày 01/8/2021, Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chính thức có hiệu lực. Trong đó, tại tiết b.5 điểm b khoản 4 Điều 13 hướng dẫn cụ thể những trường hợp các hộ và cá nhân kinh doanh phải tạm ngừng/nghỉ kinh doanh. Cụ thể:

 b.5) Hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan thuế căn cứ văn bản yêu cầu ngừng hoặc tạm ngừng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh mức thuế khoán theo thực tế cho thời gian yêu cầu ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh.

 Như vậy, hộ, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh phải ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không phải gửi đơn cho cơ quan thuế để đề nghị ngừng/nghỉ kinh doanh. Theo đó, cơ quan thuế căn cứ văn bản yêu cầu ngừng hoặc tạm ngừng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết cho người nộp thuế theo đúng quy định. (Cafef.vn 05/7)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm: Vững vàng với “mục tiêu kép”

Dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng với sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, mức tăng trưởng GDP nửa đầu năm của Việt Nam vẫn đạt mức tích cực 5,64%.

 Nhìn lại bức tranh tăng trưởng quý I đầu năm nay ở khu vực Đông Nam Á, trong khi đa phần tốc độ tăng trưởng GDP các quốc gia đều ở mức tăng trưởng âm như: Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia…, Việt Nam đạt được mức tăng trưởng dương 4,48%.

 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP tiếp tục ghi dấu ấn với mức tăng 5,64% dù trong bối cảnh đợt dịch lần thứ 4 chưa chấm dứt.

 Với đà tăng trưởng này, Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam và Malaysia là động lực tăng trưởng của khu vực khi dự báo đạt mức tăng trưởng của Việt Nam là 6,6%, Malaysia là 6% cho cả năm nay.

 Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín, bao gồm: S&P, Moody's và Fitch Ratings nâng mức từ triển vọng lên tích cực.

 Đạt được kết quả tích cực này là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự ủng hộ của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cùng sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước.

 Đặc biệt trong công tác điều hành mục tiêu kép, ở từng thời điểm khác nhau, địa phương khác nhau, căn cứ tình hình thực tế đã có những bài giải khác nhau. Ví dụ tại 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang - 2 địa phương là điểm nóng của dịch bệnh trong suốt 2 tháng qua, đợt dịch thứ 4 có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng, tấn công vào những khu công nghiệp lớn, đông công nhân. Trong bối cảnh đó, chính quyền và người dân 2 địa phương này đã có những cách làm chủ động và linh hoạt, vừa chống dịch vừa duy trì hoạt động kinh tế.

 Tỉnh Bắc Giang - tâm điểm của đợt dịch bùng phát lần thứ 4, vải thiều đã thắng sớm. Dịch bệnh bùng phát đúng vào vụ thu hoạch vải, cây chủ lực của tỉnh này. Thế nhưng đến nay, 58.000 tấn vải chín sớm đã tiêu thụ gần hết.

 Tỉnh đã chủ động lên 3 kịch bản tiêu thụ vải. Khi dịch bệnh bùng phát kéo dài, kịch bản thứ 2 (tiêu thụ trong nước là chủ yếu) đã được kích hoạt, đặc biệt qua kênh thương mại điện tử.

 Linh hoạt là phương câm hành động được phát huy rất rõ ở Bắc Ninh. Dịch bệnh dần được kiểm soát trong các khu công nghiệp. Để không bị đứt gãy chuỗi sản xuất, tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra những quyết định linh hoạt, sáng tạo. Tỉnh này bố trí 50% người lao động có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 làm việc giãn cách và lưu trú tập trung.

 "Có nơi, có lúc phải ưu tiên chống dịch, có nơi, có lúc phải ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội và có nơi, có lúc phải cân bằng cả hai mục tiêu, nhiệm vụ này. Đó là lựa chọn đúng đắn. Thực hiện mục tiêu kép một cách linh hoạt va duy trì trong một thời gian dài đã cho thấy kết quả rõ ràng ngay tại những địa phương bùng dịch mạnh nhất. 

"Rõ ràng những kết quả chống dịch của Việt Nam đang tạo dựng niềm tin rất lớn cho doanh nghiệp châu Âu. Nhờ những chính sách linh hoạt, không cực đoan, hoạt động sản xuất, các khu công nghiệp được duy trì, hạn chế người lao động bị mất việc, chuỗi cung ứng được đảm bảo", Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Torben Minko nhận định. (VTV.vn 05/7) Về đầu trang

Doanh nghiệp nội trả lương thấp hơn đến 31% so với doanh nghiệp vốn nước ngoài

Tại hội thảo "Humanized HR for the New Now" (Quản trị nhân sự giữa hiện thực mới) vừa qua, bà Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc Talentnet - công ty chuyên cung cấp dịch vụ nhân sự toàn diện thông tin, sau mỗi đợt dịch bùng phát rồi lắng dịu, doanh nghiệp lại có nhu cầu tuyển dụng để mở rộng hoạt động kinh doanh.

 Đặc biệt, theo kết quả khảo sát của Talentnet-Mercer, chỉ 20% doanh nghiệp dự định tuyển thêm nhân viên trong năm nay. Trong khi đó, 10% đơn vị có ý định cắt giảm lượng nhân sự hiện tại, chủ yếu ở các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch như nhà hàng, khách hàng, vận tải...

 Ngoài ra, hầu hết số doanh nghiệp còn lại cho biết sẽ không thay đổi số lượng nhân viên mà tập trung vào chiến lược tái đào tạo và nâng cao các kĩ năng mới để giúp nhân viên bắt kịp với các đòi hỏi của thời đại.

 Đáng chú ý, sự chênh lệch lương đối với cấp bậc càng cao thì càng đáng kể giữa các loại hình doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp nội trả lương thấp hơn công ty vốn nước ngoài khoảng 23%. Trong đó, chênh lệnh lương của lao động phổ thông ở hai nhóm công ty này là 7%, cấp chuyên viên tăng lên 21%, quản lý đến 31%.

 Phân theo ngành nghề, 5 ngành nghề được trả lương cao nhất tại khu vực phía bắc là truyền thông và quan hệ báo chí; marketing và quản lý sản phẩm; quản lý dự án; quản lý, phát triển bất động sản và kỹ sư, chuyên gia. Các lĩnh vực điều phối cung ứng, hóa chất, công nghệ cao và thương mại có sự chênh lệch mức lương khá lớn so với bình quân cả nước, chứng tỏ đây là những ngành có sự cạnh tranh rất cao tại miền bắc.

 Talentnet dự báo, trong năm nay, 5 lĩnh vực có tỷ lệ thiếu hụt lao động cao nhất tại Việt Nam sẽ là bất động sản; tài chính ngân hàng; sản xuất; kinh doanh; công nghệ thông tin và những lĩnh vực liên quan đến công nghệ (thương mại điện tử, công nghệ tài chính, công nghệ bất động sản...).

 Đại diện Talentnet nhấn mạnh, điều chỉnh hay trả lương thế nào cho người lao động trong mùa dịch là bài toán hóc búa. Các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm thay đổi chiến lược trả lương để thu hút và giữ chân nhân tài tốt hơn.

 Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần ứng biến nhanh trong mùa dịch bằng cách chuyển đổi mô hình vận hành từ hình tam giác sang hình tròn. Thay vì quản trị từ trên xuống dưới, qua nhiều cấp quản lý khác nhau khiến quy trình xử lý kéo dài, đại dịch đã giúp các doanh nghiệp trao quyền nhiều hơn cho cấp dưới. (Cafef.vn 05/7)Về đầu trang

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH

Tiền hỗ trợ không được chậm trễ!

Yêu cầu “chống dịch như chống giặc” cũng đòi hỏi phải triển khai hiệu quả nhất các gói hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc thủ tục để rút ngắn tối đa độ trễ chính sách. Tiền phải đến đối tượng cần hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất.

 Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng được thiết kế với nhiều nỗ lực cải tiến so với trước đây, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ tiếp sức và trợ lực cho doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn.

 Điểm sáng của gói hỗ trợ hướng vào 7 nhóm chính sách liên quan người lao động, bao gồm đối tượng làm việc tại khu vực công bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; bị chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động theo chế độ hợp đồng bị ngừng việc.

 Ngoài ra, lao động yếu thế (đang mang thai, phải chăm sóc người khó khăn) và trẻ em bị ảnh hưởng dịch bệnh; lao động đặc thù như đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ, hướng dẫn viên du lịch còn được xem xét hỗ trợ một lần.

 Hạn chế của gói hỗ trợ lần trước là tiêu chí và mức hỗ trợ nhóm lao động không có hợp đồng (lao động tự do) và một số nhóm đặc thù khác chưa được xem xét, thì nay đã được tháo gỡ, bổ sung.

 5 nhóm chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động, bao gồm giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất và hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động.

 Các khoản hỗ trợ trực tiếp bằng tiền một lần được thực hiện cho hộ kinh doanh bị ảnh hưởng dịch COVID-19 và người sử dụng lao động được hưởng chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.

 Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ vừa qua vẫn còn nhiều vướng mắc, giải ngân thấp. Đó cũng là "căn bệnh" lâu nay của bộ máy thực thi. Chính sách luôn bị kéo trễ qua nhiều tầng nấc, chậm đến hoặc không đến đúng địa chỉ các đối tượng thụ hưởng đã làm giảm hiệu lực và mất đi ý nghĩa nhân văn. 

Yêu cầu "chống dịch như chống giặc" cũng đòi hỏi phải triển khai hiệu quả nhất các gói hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc thủ tục để rút ngắn tối đa độ trễ chính sách. Tiền phải đến đối tượng cần hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất.

 Truy vết, khoanh vùng, khẩn trương điều tra dịch tễ để đảm bảo các yêu cầu cách ly, phát hiện mầm bệnh là cần thiết, nhưng việc hỗ trợ để người lao động, người sử dụng lao động phục hồi "sức khỏe" cũng quan trọng không kém. Đó cũng là cách thức đảm bảo "mục tiêu kép" - vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

 Khi thực thi chính sách hỗ trợ cũng phải được cụ thể hóa bằng nội dung, yêu cầu, tiêu chuẩn xem xét trong thực hiện và phải được người dân giám sát rộng rãi. Mỗi cơ quan, đơn vị, cấp quản lý cần rà soát tổng thể, quy trách nhiệm rõ ràng từ người đứng đầu đến cán bộ phụ trách.

 Cần cá biệt hóa trách nhiệm cá nhân và áp dụng một cơ chế giám sát thực thi chính sách hỗ trợ để phát hiện người làm chậm, làm sai như cách thức truy vết, khoanh vùng đối tượng lây nhiễm COVID-19.

 Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cam kết 26.000 tỉ đồng trong gói hỗ trợ lần này sẽ được cắt giảm 60% các thủ tục rườm rà và áp dụng các điều kiện đơn giản, thông thoáng nhất. So với gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng trước đây bị cho là giải ngân chậm, hồ sơ lần này sẽ được tiếp nhận và giải quyết chỉ 1 - 2 ngày.

 Người dân đang mong chờ cam kết đó phải thành hiện thực. Tiền hỗ trợ dịch bệnh không được chậm trễ! (Tuoitre.vn 05/7, Trần Hữu Hiệp)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Đề xuất tăng 15% lương hưu từ 1/1/2022

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Trong đó Bộ đề xuất điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng cho 8 nhóm đối tượng từ ngày 1/1/2022.

 Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức điều chỉnh 15% nhằm đảm bảo bù đắp trượt giá để duy trì giá trị của khoản lương hưu, trợ cấp hiện hưởng của người thụ hưởng do tác động bởi yếu tố lạm phát.

 Đồng thời, chia sẻ một phần thành quả từ phát triển kinh tế của 3 năm 2019, 2020 và năm 2021, do trong năm 2020 và năm 2021 không thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

 Theo dự thảo, 8 nhóm đối tượng được đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội gồm:

 - Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.

 - Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92, Nghị định số 34, Nghị định số 121, Nghị định số 09.

 - Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật, người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91, Quyết định số 613; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu buộc phải thôi việc.

 - Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định số 111-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường.

 - Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142, Quyết định số 38 của Thủ tướng Chính phủ.

 - Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53 của Thủ tướng Chính phủ.

 - Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62.

 - Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

 Đáng chú ý cũng theo dự thảo, trường hợp 8 đối tượng quy định này nếu nghỉ trước ngày 1/1/1995 sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định dự thảo Nghị định này mà có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng vẫn thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng thì mức điều chỉnh cụ thể:

 - Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng trở xuống.

 - Tăng lên bằng 2,5 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng đến dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng.

 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tính toán, thực hiện theo phương án này thì số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn ngân sách nhà nước chi trả ước là 878.156 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 6.319 tỉ đồng.

 Số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội chi trả ước là 2.179.897 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 20.591 tỉ đồng. (VTV.vn 05/7)Về đầu trang

Bộ Công an đề xuất thủ tục khai thác thông tin về dân cư

Vừa qua, Bộ Công an đã trình lên Chính Phủ dự thảo về thông tư quy định dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 Theo dự thảo, công dân được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác thông tin của mình bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

 Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý được giao được khai thác qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh hoặc bằng văn bản yêu cầu được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 Tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, định danh điện tử, tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát và các tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Công dịch vụ công Bộ Công an, bằng văn bản yêu cầu cung cấp các dịch vụ hoặc theo phương thức khác do Bộ Công an hướng dẫn.

 Ngoài 3 nhóm đối tượng nêu trên, tổ chức, cá nhân khác được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp dịch vụ.

 Khoản 2 Điều 7 dự thảo quy định,  người dân sử dụng số điện thoại đã được Bộ Thông tin và truyền thông xác thực, soạn và gửi tin nhắn SMS theo cú pháp được Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội về Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hướng dẫn. Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành kiểm tra số điện thoại của người dân và trả kết quả qua tin nhắn điện tử.

 Nếu số điện thoại đúng, đã được đăng ký tại Bộ Thông tin và truyền thông, hệ thống sẽ gửi trả thông tin công dân. Trường hợp, số điện thoại không đúng, không đăng ký tại Bộ Thông tin và truyền thông, hệ thống sẽ thông báo số điện thoại hoặc công dân không tồn.

 Người có yêu cầu khai thác, sử dụng thông tin đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh (gọi tắt là Cổng dịch vụ công) qua tài khoản đã được xác thực của Cổng dịch vụ công.

 Hệ thống các Cổng dịch vụ công kết nối đến hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để gửi các yêu cầu cung cấp thông tin công dân.

 Người dân sử dụng chức năng cung cấp thông tin công dân đã được kết nối đến hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật lại thông tin của chính mình được lưu trong Cổng dịch vụ công. Cá nhân, tổ chức gửi văn bản đề nghị cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (gọi tắt là bên cung cấp).

 Bên cung cấp tiếp nhận và xử lý văn bản đề nghị. Trường hợp văn bản đề nghị đúng quy định,cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư  hướng dẫn tổ chức, cá nhân đề nghị thực hiện việc khai thác, chọn lựa sản phẩm và dịch vụ chi tiết.

 Trường hợp đề nghị cung cấp dịch vụ của tổ chức, cá nhân hợp lệ, bên cung cấp thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Nếu từ chối,  Bên cung cấp có văn bản trả lời, nêu rõ lý do. (Plo.vn 05/7, Trúc Phương)Về đầu trang

Nhiều kỳ vọng với mô hình chính quyền đô thị ở Hà Nội

Với con số 175 phường ở 12 quận và 1 thị xã không tổ chức HĐND phường nữa, chắc chắn sẽ tiết kiệm được số tiền không nhỏ.

 Ngày 1/7, tại một số quận của Hà Nội đã tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường; ban hành các quyết định về cán bộ, công chức các phường… Đây là những công việc đầu tiên để vận hành một mô hình quản lý mới. Từ nay, cấp phường chỉ có UBND, không còn HĐND. 

Biên chế công chức làm việc tại UBND phường thuộc biên chế công chức của UBND quận, thị xã và do UBND quận, thị xã quản lý, sử dụng. Việc này đã thống nhất được về chế độ công vụ, công chức giữa UBND quận và UBND phường.

 Không còn HĐND phường cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt đội ngũ biên chế, không còn cồng kềnh như trước. Từ đó có thể tiết kiệm được ngân sách, dành khoản tiền đó để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ an sinh xã hội.

 Với con số 175 phường ở 12 quận và 1 thị xã không tổ chức HĐND phường nữa, chắc chắn sẽ tiết kiệm được số tiền không nhỏ từ việc không còn các kỳ họp HĐND, chế độ tiền lương, phụ cấp cho cán bộ trong HĐND, chi phí in ấn tài liệu... cũng sẽ được giảm bớt.

 Quan trọng hơn, việc không còn HĐND cấp phường giúp cho hiệu lực, hiệu quả, độ nhanh nhạy trong hoạt động tổ chức chính quyền sẽ được nâng cao. Độ trễ trong quyết định hành chính ở các vụ việc cụ thể sẽ được giảm xuống.

 Đặc biệt, người dân sẽ chính là những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc tổ chức chính quyền đô thị này. Theo đó, khi người dân làm những công việc liên quan tới giấy tờ, hồ sơ sổ sách và các thủ tục hành chính sẽ không phải đi lại nhiều lần, đến nhiều nơi, từ phường tới quận như trước kia, giảm bớt thời gian và chi phí đi lại. 

Việc tổ chức chính quyền đô thị để hướng đến mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực hiệu quả chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm đô thị ở Hà Nội. Khi tổ chức mô hình này, chúng ta tạo được nền tảng để phục vụ cho cải cách công vụ trong thời gian tới. Đây là chủ trương cải cách hành chính rất quan trọng theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

 Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần triển khai ở cấp phường, chúng ta cũng đã nhận thấy những lợi ích của mô hình chính quyền đô thị đem lại. Thủ tục chứng thực hồ sơ của người dân được thực hiện một các nhanh chóng khi công chức tư pháp - hộ tịch có thể làm được việc này thay cho chủ tịch hay phó chủ tịch phường như trước kia.

 Tất nhiên, tất cả mới chỉ ở buổi ban đầu nên chưa thể đánh giá gì nhiều về mô hình chính quyền đô thị mà Hà Nội đang thí điểm. Trong quá trình thực hiện, tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác từ người đứng đầu, nhất là đội ngũ công chức rất cần tư duy đổi mới, tác phong làm việc nhanh nhẹn, không ngừng trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần thái độ phục vụ...

 Đặc biệt, khi không còn HĐND thì việc lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời tháo gỡ, giải quyết cũng rất quan trọng. (Baogiaothong.vn 05/7, Nguyễn Tiến Dĩnh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ) Về đầu trang

Quảng Nam chi gần 70 tỷ cho 370 người nghỉ hưu trước tuổi

Sáng 5/7, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh này đã phê duyệt danh sách tinh giản biên chế đợt 2 năm 2021 gồm 391 người.

 Theo đó, có 370 người được tinh giản biên chế thuộc diện nghỉ hưu trước tuổi với tổng số tiền hơn 67,35 tỷ đồng. Ngoài ra, có 21 người được tinh giản biên chế theo dạng thôi việc ngay với tổng kinh phí hơn 3,53 tỷ đồng.

 UBND tỉnh giao Sở Nội vụ kiểm tra, rà soát và chịu trách nhiệm về điều kiện, tiêu chuẩn của 391 trường hợp xét tinh giản biên chế đợt 2 năm 2021.

 Sở Nội vụ cũng được giao thông báo và hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện thủ tục về nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc ngay đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đảm bảo đúng quy định hiện hành.

 Bà Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Nam cho biết, Sở đang hướng dẫn các địa phương, đơn vị căn cứ vào quyết định của UBND tỉnh để triển khai việc thực hiện thủ tục về nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc ngay đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đảm bảo đúng quy định.

 Theo bà Hoa, trong danh sách tinh giản biên chế đợt 2 năm 2021, có 21 người thôi việc ngay vì nhiều lý do như: Không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế; Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí. 

Dôi dư do sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự; Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức có 1 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ. (Vietnamnet.vn 05/7, Lê Bằng)Về đầu trang

TPHCM: Lao động tự do sẽ nhận được tiền hỗ trợ 50.000 đồng/ngày

Khoảng 3 tuần nữa, 230.000 lao động tự do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ nhận được tiền hỗ trợ.

 Đây là khẳng định của ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh về tiến độ thực hiện gói 886 tỷ đồng hỗ trợ người dân TP Hồ Chí Minh gặp khó khăn do COVID-19.

 Với lao động tự do, tổ dân phố, tổ trưởng sẽ lập danh sách gửi lên phường, xã. Sau 3 ngày kể từ khi nhận danh sách, chính quyền sẽ chi tiền hỗ trợ cho người dân qua chuyển khoản hoặc trao trực tiếp.

 Đối với lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, chủ doanh nghiệp lập danh sách theo mẫu, gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội để đối chiếu, xác nhận đã đóng bảo hiểm đến thời điểm được hỗ trợ.

 Những lao động bị chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cần làm tờ khai, phô tô sổ bảo hiểm xã hội, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình thường trú.

 Cơ quan bảo hiểm xác nhận rồi chuyển danh sách về Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội. Đơn vị này tập hợp danh sách của cả hai nhóm trên, trình cho chủ tịch quận, huyện, TP Thủ Đức ra quyết định chi trả.

 Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Lê Minh Tấn cũng nhấn mạnh, khoảng ba tuần nữa 230.000 lao động tự do ảnh hưởng bởi dịch sẽ nhận được tiền hỗ trợ. (VTV.vn 05/7)Về đầu trang

Thông tin “sắp có Giám đốc Công an tỉnh trẻ nhất cả nước” ở Sơn La là bịa đặt!

Ngày 5/7, Công an tỉnh Sơn La cho biết, thông tin "Sơn La sắp có Giám đốc Công an tỉnh mới, trẻ nhất cả nước" lan truyền trên mạng xã hội trong ngày 3/7 là hoàn toàn sai sự thật.

 Công tác tổ chức cán bộ, nhất là đối với các cá nhân thuộc thẩm quyền điều động, bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an phải phải thực hiện theo đúng quy trình, quy định của Đảng, Nhà nước, của Ngành, không thể tùy tiện thông tin trên các trang mạng xã hội.

 Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin "Theo một số nguồn tin thì tới đây, Bộ Công an sẽ thực hiện quy trình điều động, bổ nhiệm đại tá Mai Hoàng - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Sơn La thay cho Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Vân (sẽ được điều động về Bộ Công an). 

Đại tá, Tiến sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Hoàng (sinh năm 1979) - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an (nguyên Trưởng Công an huyện Mộc Châu, Công an tỉnh Sơn La).

 Đại tá Mai Hoàng một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, thanh niên Công an tiêu biểu, được tặng Huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm"; đồng thời 10 năm liên tục là "Chiến sĩ thi đua cơ sở", được tặng thưởng Huân chương Chiến công các hạng, Huân chương Quân công hạng Ba năm 2020, được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng LLVTND".

 Sau khi được đăng tải, thông tin này thu hút được hàng ngàn lượt chia sẻ và bình luận.

 Hiện tại, các đơn vị chức năng đang tiến hành xác minh, làm rõ thông tin trên và đề xuất xử lý nghiêm các trường hợp cá nhân, tổ chức đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật nói trên theo quy định của pháp luật. (PhapluatPlus.vn 05/7, Phương Nhi)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Giảm thời gian cấp giấy phép bưu chính từ 30 ngày xuống 15 ngày

Đây là đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 47/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính.

 Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung trình tự, thủ tục cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính theo hướng cắt giảm thời gian cấp giấy phép bưu chính từ 30 ngày xuống 15 ngày làm việc.

 Dự thảo bổ sung quy định chi tiết về thông báo giá cước, niêm yết giá cước dịch vụ bưu chính; khuyến mại, giảm giá trong cung ứng dịch vụ bưu chính; kiểm tra yếu tố hình thành giá; cung cấp thông tin về phương án bảo đảm an toàn đối với con người, bưu gửi và mạng bưu chính trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính, hồ sơ đề nghị xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.

 Bổ sung quy định chi tiết việc nộp hồ sơ, trả kết quả qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục hành chính trong lĩnh vực bưu chính; thẩm quyền, trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép bưu chính; thủ tục sửa đổi, bổ sung văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.

 Bổ sung quy định chi tiết về báo cáo trong lĩnh vực bưu chính; bồi thường thiệt hại trên cơ sở thiệt hại thực tế, quy đổi tỷ giá hối đoái, văn bản xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại đối với dịch vụ bưu chính quốc tế.

 Bên cạnh đó, dự thảo bãi bỏ quy định về việc dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bưu chính có mức vốn từ 15 tỷ đồng trở lên phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. (Baochinhphu.vn 05/7, Lan Phương)Về đầu trang

Thanh Hóa triển khai thử nghiệm Trung tâm điều hành thông minh

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch về việc triển khai thử nghiệm Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Thanh Hóa. Thời gian thử nghiệm Trung tâm IOC từ tháng 7-2021 đến hết tháng 2-2022.

 Mục đích nhằm thu thập và xử lý dữ liệu từ các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đã được thiết lập trong từng lĩnh vực một cách tập trung, phục vụ công tác phân tích, xử lý dữ liệu, hiển thị trực quan (dashboard); Triển khai thử nghiệm một số dịch vụ công nghệ thông tin mới nhằm cung cấp dữ liệu cho các lĩnh vực cần giám sát, điều hành và đáp ứng nhu cầu quản lý của các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đảm bảo khai thác hiệu quả Trung tâm IOC;

 Thực hiện giám sát và quản lý một cách tổng thể, phân tích dữ liệu lớn, dự báo, hỗ trợ ra quyết định nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền tỉnh; Chuẩn hóa, tích hợp các cơ sở dữ liệu hiện có của tỉnh đáp ứng tiêu chuẩn tích hợp vào Trung tâm IOC nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác, tổng hợp thông tin, dữ liệu một cách hệ thống, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính quyền các cấp; Phát triển các ứng dụng tương tác giữa chính quyền với người dân nhằm nắm bắt, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, góp ý trên các lĩnh vực đời sống, xã hội, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. (Baothanhhoa.vn 05/7) Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 60% kế hoạch

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo Nghị quyết 63 mới được Chính phủ ban hành, mục tiêu phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm nay đạt 95 - 100% kế hoạch được Thủ tướng giao từ đầu năm; trong đó, đến hết quý III giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch.

 Tổng cục Thống kê cho biết, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt 1.169,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng 3% của năm 2020.

 Trong đó, vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước đạt 295,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,3% tổng vốn và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 660,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 56,4% tổng vốn và tăng 7,4%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 214,4 nghìn tỷ đồng, bằng 18,3% tổng vốn và tăng 6,7%.

 Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư đến hết quý III/2021 đạt tối thiểu 60% kế hoạch, tại nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài.

 Cùng với đó, Chính phủ yêu cầu tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn.

 Chính phủ cũng chỉ đạo thành lập tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn trong từng bộ, cơ quan, địa phương để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công; kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra; kiên quyết chống trì trệ, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong đầu tư công.

 Nghị quyết cũng nêu rõ cần thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực; xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ hợp đồng. (VTV.vn 05/7)Về đầu trang

Xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) 3 năm 2022-2024.

 Theo đó quy định, trên cơ sở các quy định có liên quan, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực chi, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, nhất là các chính sách chi cho con người, chi an sinh xã hội.

 Ngoài ra, chú trọng các chính sách cho người dân trong bối cảnh còn nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; chú trọng cải cách hành chính theo hướng hiện đại, đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiết giảm chi phí; đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

 Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công hiện hành; kinh phí sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất theo quy định.

 Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn, kinh phí thanh tra, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm cần chú ý xây dựng kinh phí đảm bảo cho các hoạt động này và kinh phí khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý, tham gia đảm bảo an toàn thực phẩm. (Thoibaotaichinhvietnam.vn 05/7, Minh Anh)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Indonesia cấm nhập cảnh với người nước ngoài chưa tiêm vaccine COVID-19

Indonesia sẽ cấm khách nước ngoài chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhập cảnh vào nước này, trong một nỗ lực nhằm kiểm soát, ngăn chặn biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao.

 Tờ Nikkei Review ngày 5/7 dẫn nguồn tin từ lực lượng đặc trách chống COVID-19 của Indonesia cho biết người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Indonesia phải có chứng nhận tiêm chủng kèm theo xét nghiệm PCR âm tính. Đáp ứng đủ điều kiện này, du khách ngoại quốc sẽ phải trải qua 8 ngày cách ly, tăng so với quy định 5 ngày cách ly trước đó và trong 8 ngày này phải hai lần xét nghiệm PCR âm tính.

 Lý giải cho quyết định trên đây, ông Ganip Warsito, người đứng đầu Lực lượng đặc trách chống COVID-19 của Indonesia nói rằng chính quyền hiểu rõ biến những chủng mới sẽ tiếp tục lây lan nhanh ở nhiều nước, kéo theo số ca nhiễm tăng nhanh. Vì thế, Indonesia cần thêm các điều khoản bổ sung đặc biệt để bảo vệ an toàn cho người dân trước các ca lây nhiễm nhập khẩu. 

Quy định mới cũng có một số miễn trừ nhất định. Theo đó, quan chức chính phủ, ngoại giao cũng như du khách đến từ các nước ký thỏa thuận hành lang đi lại với Indonesia sẽ được miễn. Tính đến thời điểm hiện tại, Indonesia đã ký thỏa thuận hành lang đi lại song phương với bốn nước là Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất (UAE), Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore. Công dân Indonesia từ nước ngoài về nước sẽ được chích ngừa vaccine trị COVID-19 sau thời gian cách ly 8 ngày và có hai lần xét nghiệm PCR âm tính.

 Nhóm đặc trách chống COVID-19 của Chính phủ Indonesia không cho biết khung thời gian thực hiện quy định mới này. Nhưng theo một quan chức tại Bộ Điều phối Hàng hải và Đầu tư – đầu mối đảm trách việc giám các biện pháp hạn chế tăng cường ở đảo Java và Bail, biện pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 6/7. (TTXVN/Baotintuc.vn 05/7, Hoài Thanh)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

More