Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 25-6-2021

Post date: 25/06/2021

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

1.                Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tránh "Bên ngoài phong tỏa nghiêm ngặt, bên trong lùng nhùng do không đủ lực lượng quản lý". 1

2.                Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh kiểm soát chặt người về từ vùng dịch. 3

3.                Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu TPHCM và 9 địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19. 4

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 5

4.                GDP bình quân đầu người của Việt Nam đi sau bao nhiêu năm so với Thái Lan, Hàn Quốc...?. 5

5.                Kiểm soát tốt Covid-19, Việt Nam vẫn nằm trong "top" điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư. 6

6.                Hải quan sẽ sửa các quy định làm tăng chi phí của doanh nghiệp. 7

7.                Thu thuế hộ, cá nhân kinh doanh: Bộ Tài chính lên tiếng! 8

8.                Hà Nội xây dựng kế hoạch “hút vốn” từ các tập đoàn xuyên quốc gia. 9

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN.. 9

9.                Chuyện hai “ông lớn” giao thông đi vay. 9

QUẢN LÝ.. 10

10.             Bộ Nội vụ quy định công chức, viên chức không mặc quần bò đi làm.. 10

11.             Đề xuất bổ sung nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 11

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 12

12.             Phú Yên khai trương hệ thống phòng họp không giấy. 12

13.             Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang đưa vào hoạt động tài khoản Zalo Official 13

14.             Nghệ An tăng cường ứng dụng chuyển đổi số để kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp. 13

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 14

15.             Hà Nội yêu cầu cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội họp, công tác. 14

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 15

16.             CDC 30 tỉnh, thành xin giảm án cho cựu Giám đốc CDC Hà Nội 15

17.             Tây Ninh: Bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Y tế huyện kê khống kinh phí chống dịch  16

18.             Khởi tố nguyên Thượng uý công an phường ở Hải Phòng cướp tài sản. 16

THẾ GIỚI 16

19.             Nga: Thủ đô Moscow áp dụng mã QR để phòng dịch. 16

20.             Wales: Bộ trưởng vạ miệng khiến nông dân nuôi bò nổi giận. 17

 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tránh "Bên ngoài phong tỏa nghiêm ngặt, bên trong lùng nhùng do không đủ lực lượng quản lý"

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai vào sáng 24/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu các lực lượng bình tĩnh, chủ động ngăn chặn, không để dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn.

 Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ cho biết, đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 35 ca mắc COVID-19, trong đó có 4 ca mắc trong đợt 4 này (2 ca liên quan đến các ổ dịch ở TP Hồ Chí Minh, 1 ca liên quan đến Đà Nẵng, 1 ca liên quan đến Bình Dương). Hiện, các lực lượng phát hiện 500 trường hợp F1; 2.000 trường hợp F2.

 "Với đặc thu có mối liên hệ mật thiết với TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương - nơi có số lượng ca mắc COVID-19 lớn, nên khả năng dịch bệnh xâm nhập vào Đồng Nai rất lớn", Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai nhận định.

 Báo cáo hệ thống dự phòng điều trị, Đồng Nai có gần 20 khu cách ly, có khả năng tiếp nhận 3.000 - 5.000 người; chuyển đổi công năng Bệnh viện Phổi Đồng Nai thành bệnh viện chuyên điều trị COVID-19, trong trường hợp cần thiết sẽ tiếp tục chuyển đổi công năng Bệnh viện Da liễu Đồng Nai… Dưới dự hỗ trợ của Bộ Y tế, Đồng Nai có 3 đơn vị xét nghiệm khẳng định, năng lực đạt khoảng 5.000 mẫu đơn/ngày, tương đương 50.000 mẫu gộp/ngày. Trong thời gian tới, dưới sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, Đồng Nai có thể nâng công suất lên 12.000 mẫu đơn/ngày.

 "Với 1,2 triệu công nhân - số lượng đông nhất cả nước, tỉnh Đồng Nai tích cực triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong các khu công nghiệp. Đến nay, Đồng Nai tương đối ổn định. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát chặt chẽ, không hạn chế di chuyển giữa vùng có dịch về địa phương, chắc chắn Đồng Nai sẽ có nhiều ca mắc trong thời gian tới", ông Phan Huy Anh Vũ cho biết.

 Cùng với việc kiến nghị sớm có vaccine tiêm cho công nhân, người lao động, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đề xuất sớm có cuộc họp với TP Hồ Chí Minh, Bình Dương nhằm hạn chế luồng di chuyển giữa các vùng để hạn chế lây nhiễm dịch bệnh; chủ trương bố trí công nhân ở lại làm việc, phục vụ sản xuất...

 Kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại một số nhà máy sản xuất tại Đồng Nai sáng 24/6 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, khu nhà trọ phường Long Bình, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, số ca mắc COVID-19 tại địa phương chủ yếu là ca đơn lẻ có nguồn xâm nhập từ các tỉnh, thành phố lân cận. Với số lượng công nhân đông nhất cả nước, Đồng Nai cần đánh giá rõ nguy cơ, trên cơ sở đó xây dựng các kịch bản ứng phó phù hợp với từng mức độ dịch; kiểm tra chặt chẽ, giám sát kỹ lưỡng việc giao thương giữa các địa bàn, cơ sở sản xuất, nhà máy trong các khu công nghiệp, khu nhà trọ; quản lý từ khi đi làm về đến nơi lưu trú, không tụ tập nơi lưu trú, hạn chế ra ngoài…

 Thứ trưởng Bộ Y tế khuyến nghị, Đồng Nai nên có chiến lược xét nghiệm phù hợp, đặc biệt việc bảo vệ các bệnh viện, cơ sở y tế để phát hiện sớm, nhanh các trường hợp có dấu hiệu lâm sàng mắc COVID-19 khi đến khám, chữa trị; phối hợp nhuần nhuyễn chiến lược xét nghiệm test nhanh, mẫu đơn, mẫu gộp. Đồng Nai có thể triển khai cách ly F1 tại nhà, nơi lưu trú có điều kiện để theo dõi sức khỏe với sự giám sát của các cơ quan y tế. Bộ Y tế phân công Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh hướng dẫn Đồng Nai trong việc chuẩn bị cơ sở hồi sức, hỗ trợ cho tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu khi có trường hợp nặng, phải sử dụng các hệ thống hồi sức; điều 1 máy thở ECMO cho Đồng Nai để tỉnh sớm triển khai khu hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng với số lượng từ 10 - 20 giường và tăng lên 50 giường trong thời gian tới.

 Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá cao tinh thần cảnh giác, chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống dịch của Đồng Nai trong thời gian qua; đồng thời đề nghị tỉnh chủ động ngăn chặn, không để dịch xâm nhập vào địa bàn. Với đặc thù của tỉnh Bình Dương, nếu dịch bệnh xâm nhập sẽ "cực kỳ khó khăn", do đó phải kiểm soát chặt chẽ người từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương đến Đồng Nai và ngược lại.

 Phó Thủ tướng nhấn mạnh, kiểm soát chặt không có nghĩa "ngăn sông cấm chợ", cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để kiểm soát người qua lại trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh khai báo y tế, đặc biệt đối với công nhân, lái xe chở hàng, lái xe đường dài… Tương tự, Đồng Nai phải có giải pháp quản lý lịch trình cụ thể của công nhân từng phân xưởng, nhà máy, nhất là những người đang sinh sống ở nơi khác, làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Trong trường hợp dịch bệnh xuất hiện, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thống nhất khoanh gọn ngay từ đầu, làm nhanh, bảo đảm đầy đủ phương tiện, vật chất để lực lượng y tế yên tâm, tập trung công tác chuyên môn chống dịch.

 Nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo phân cấp, phân quyền rõ trách nhiệm người đứng đầu trong công tác phòng, chống dịch của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng cho biết, với chủng mới của virus SARS-CoV-2, Đồng Nai cần bàn kỹ lưỡng các tình huống, để bình tĩnh, chủ động, sẵn sàng phòng, chống dịch; căn cứ vào thực tiễn, quyết định khoanh vùng gọn, nghiêm ngặt, tập trung toàn lực để dập dịch. "Tuyệt đối tránh tình trạng bên ngoài phong tỏa nghiêm ngặt, bên trong lại 'lùng nhùng' do không có đủ lực lượng để quản lý", Phó Thủ tướng lưu ý. (VTV.vn 24/6)Về đầu trang

Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh kiểm soát chặt người về từ vùng dịch

Ngày 23/6, Bộ Y tế ban hành công văn số 5015/BYT-MT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cách ly y tế đối với người đến từ vùng đang có dịch.

 Công văn nêu rõ, thực hiện Công điện số 789/CĐ-TTg ngày 5/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế thực hiện "mục tiêu kép", Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện biện pháp kiểm soát người về từ các địa bàn có trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng theo đúng các quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.

 Theo đó, yêu cầu tất cả những người đến từ các tỉnh, thành phố ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng bắt buộc phải khai báo y tế trung thực, chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo để phân loại các đối tượng nguy cơ.

 Thực hiện cách ly y tế đối với những người tiếp xúc gần với trường hợp xác định mắc COVID-19 (F1) hoặc người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp mắc COVID-19 (F2).

 Thực hiện theo dõi sức khỏe và yêu cầu hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, không tham gia các hoạt động tập trung đông người trong vòng 14 ngày đối với những người từng đến các địa điểm có người mắc COVID-19 ở, lưu trú, khu vực phong toả (cách ly vùng) do có trường hợp mắc COVID-19 trong thời gian theo thông báo của UBND cấp tỉnh. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở hoặc có biểu hiện mất vị giác phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn quản lý sức khỏe kịp thời.

 Đối với những người không thuộc đối tượng nêu tại mục 2, mục 3 nêu trên, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh chung theo quy định. Bộ Y tế đề nghị UBND cấp tỉnh phối hợp thực hiện và thường xuyên rà soát, cập nhật đánh giá các mức độ nguy cơ COVID-19 theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban chỉ đạo Quốc gia. (VTV.vn 24/6)Về đầu trang

Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu TPHCM và 9 địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19

Ngày 23/6, Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc gửi UBND 9 tỉnh, thành phố gồm: Nam Định, Cao Bằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đăk Lăk, Tiền Giang, Lâm Đồng, Cần Thơ, Kiên Giang về việc khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19.

 Theo đó, công văn của Bộ Y tế cho biết ngày 20/5/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2499/QĐ-BYT về việc phân bổ vaccine phòng COVID-19 đợt 3.

 Ngày 14/6/2021, Bộ Y tế ban hành Công văn số 4718/BYT-DP gửi các địa phương, đơn vị, trong đó đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức tiêm ngay vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn hoàn thành trước ngày 18/6/2021 đảm bảo an toàn, không đợi tiêm mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 để tăng tỷ lệ tiêm chủng.

 Ngày 18/6/2021, Bộ Y tế tiếp tục có Công văn số 4925/BYT-DP gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

 Tuy nhiên, đến nay theo Báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 hàng ngày của Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của một số tỉnh, thành phố còn chậm (dưới 40%).

 Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ triển khai, tăng tỷ lệ tiêm chủng, tập trung nguồn lực để triển khai tiêm chủng các đợt tiếp theo, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai tiêm chủng ngay số vaccine được cấp.

 Nếu đơn vị nào không hoàn thành kế hoạch tiêm chủng vaccine theo chỉ đạo thì Lãnh đạo các đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ.

 Trước đó, ngày 22/6, Bộ Y tế cũng đã có công văn khẩn gửi UBND TP Hồ Chí Minh về việc khẩn trương hoàn thành tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

 Theo Bộ Y tế, ngày 20/5/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2499/QĐ-BYT về việc phân bổ vaccine phòng COVID-19 đợt 3, trong đó phân bổ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh 70.000 liều và Các viện, Bệnh viện, các đơn vị trên địa bàn thành phố 4.500 liều.

 Ngày 17/6/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2971/QĐ-BYT về việc phân bổ vaccine phòng COVID-19 đợt 5, ưu tiên phân bổ cho Trung tâm KSBT TP. Hồ Chí Minh 786.000 liều và các Viện, bệnh viện, đơn vị trên địa bàn thành phố 10.370 liều để triển khai phòng chống dịch. Tổng số liều vaccine được phân bổ hai đợt là 870.870 liều.

 Tuy nhiên đến nay, theo Báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 hàng ngày của Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), TP. Hồ Chí Minh mới triển khai tiêm được hơn 50.000 liều (khoảng 69% số vaccine được phân bổ đợt 3 và 6% số vaccine được phân bổ của cả 2 đợt).

 Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ triển khai, tăng tỷ lệ tiêm chủng, tập trung nguồn lực để triển khai tiêm chủng các đợt tiếp theo, Bộ Y tế đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai tiêm chủng ngay số vaccine được cấp. (VTV.vn 23/6)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đi sau bao nhiêu năm so với Thái Lan, Hàn Quốc...?

GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn không đạt so với mục tiêu 3.200-3.500 USD đặt ra vào năm 2020. Tốc độ tăng GDP bình quân hằng năm trong giai đoạn 2016-2020 xấp xỉ 6%, không đạt được mục tiêu Kế hoạch đề ra là tăng 6,5-7%/năm.

 Nền tảng kinh tế vĩ mô, khả năng chống chịu của nền kinh tế có thời điểm chưa thực sự vững chắc. Cùng với đó, tăng trưởng kinh tế của nước ta vẫn chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động với mức đóng góp bình quân giai đoạn 2016- 2020 là 54,28%, trong đó đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này cao hơn đóng góp của nhân tố TFP.

 Mức đóng góp của vốn và TFP vào tăng trưởng các năm 2016-2020 lần lượt là: 50,86% và 44,87%; 47,91% và 46,09%; 46,18% và 44,76%; 46,35% và 47,71%; 104,21% và 44,43%. Mặc dù Việt Nam có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhưng mức năng suất lao động của nước ta hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực.

 Tính theo PPP 2017, năng suất lao động của Việt Nam năm 2019 đạt 13,8 nghìn USD, chỉ bằng 8,4% mức năng suất của Singapore; 23,1% của Malaysia; 41,5% của Thái Lan; 55,5% của Indonesia và 62,8% của Philippines; chỉ cao hơn NSLĐ của Campuchia (gấp 1,8 lần).

 Đáng chú ý là chênh lệch về mức năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.

 Theo ấn phẩm “Động thái và thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam 5 năm 2016-2020” của Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn không đạt so với mục tiêu 3.200-3.500 USD đặt ra vào năm 2020. Hiện nay Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, năm 2019 GDP bình quân đầu người xếp thứ 120/187 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1993; Thái Lan năm 2003; Indonesia năm 2010; Trung Quốc năm 2009 và Hàn Quốc thập niên 90 của thế kỷ trước.

 Tính đến năm 2019, GDP bình quân đầu người của Thái Lan gấp 2,3 lần Việt Nam; Malaysia gấp 3,5 lần; Indonesia và Philippines cũng là những quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp nhưng gấp Việt Nam lần lượt là 1,5 lần và 1,1 lần; riêng Hàn Quốc thuộc nhóm nước có thu nhập cao với GDP bình quân đầu người gấp Việt Nam 5,7 lần.

 Cơ cấu kinh tế tuy có thay đổi theo hướng tích cực nhưng còn chậm, các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ “mũi nhọn” như tài chính, tín dụng, du lịch còn chiếm tỷ trọng thấp. So với các nước trong khu vực, trừ những nước có khu vực kinh tế công nghiệp phát triển mạnh như Singapore và Hàn Quốc, các nước có cùng xuất phát điểm là sản xuất nông nghiệp giống Việt Nam, như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Ấn Độ đã có cơ cấu kinh tế khá tốt.

 Đến cuối năm 2019, cơ cấu 3 khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ của Thái Lan đạt lần lượt là 8%, 33% và 36 58,6%; Philippines là 9%, 30% và 61%. So với các nước trong khu vực, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP của Việt Nam vẫn còn cao. Tỷ trọng khu vực này năm 2019 của Malaysia là 7%; Philippines 9%; Thái Lan 8%; Indonesia 13%; Trung Quốc 7%; Hàn Quốc 2%. Trong khi đó, các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ mang tính chất “động lực” hay “huyết mạch” của nền kinh tế như tài chính, tín dụng còn chiếm tỷ trọng thấp. (Cafef.vn 24/6)Về đầu trang

Kiểm soát tốt Covid-19, Việt Nam vẫn nằm trong "top" điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư

Mới đây, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã tiếp Tân Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Alain Cany cùng Ban Lãnh đạo EuroCham để trao đổi về kế hoạch, phương hướng tăng cường hợp tác trong thời gian tới.

 Phát biểu tại buổi tiếp, Chủ tịch EuroCham Alain Cany khẳng định, đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam và Liên minh châu Âu triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). EuroCham cho rằng đây là hiệp định sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên, khi các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam có thể thu hút thêm các nguồn vốn nước ngoài của các công ty khác đầu tư vào Việt Nam, còn các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận thị trường châu Âu và thị trường toàn cầu.

 Chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, Chủ tịch EuroCham Alain Cany cũng tin tưởng với những kết quả đạt này, Việt Nam vẫn nằm trong "top" các quốc gia là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong thời gian tới.

 Tuy nhiên, ông cho rằng, hiện nay đại dịch vẫn chưa kết thúc, Việt Nam đã kiểm soát được tốt dịch bệnh nhưng triển khai vắc xin còn chậm hơn so với các quốc gia khác. EuroCham đã phối hợp với Chính phủ để tìm ra cách thức đưa vaccine về Việt Nam nhanh nhất, cũng như triển khai tiêm phòng vắc-xin cho người dân.

 EuroCham hi vọng, quá trình triển khai tiêm vaccine trên diện rộng của Việt Nam sẽ diễn ra công bằng và phù hợp. Đồng thời mong muốn rút ngắn thời gian cách ly đối với các chuyên gia đã tiêm đủ vắc-xin và có đủ thời gian để vaccine phát huy hiệu quả. Để có thể thúc đẩy hơn nữa đầu tư vào Việt Nam, EuroCham mong muốn sẽ có một Hội nghị trực tuyến với các điểm cầu là các doanh nghiệp của châu Âu trên thế giới mong muốn đầu tư vào Việt Nam.

 Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải cách mạnh mẽ hơn nữa về thể chế, thủ tục hành chính, môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực,… kiểm soát sớm dịch bệnh, phục hồi nền kinh tế để không bị đứt gãy các chuỗi cung ứng, chuỗi lao động. Đồng thời, hỗ trợ các các doanh nghiệp chống đỡ, vượt qua đại dịch để đứng vững, vượt qua đại dịch và phát triển.

 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn, EuroCham xây dựng một chương trình hành động của nhiệm kỳ mới cụ thể, thiết thực và hiệu quả hơn. Ví dụ như xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực, sức cạnh tranh để tiêu chuẩn hợp tác với doanh nghiệp châu Âu, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn EuroCham sẽ tiếp tục là cầu nối quan trọng góp phần hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp châu Âu đến tìm hiểu môi trường đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thông qua các hoạt động đối thoại thường niên giữa EuroCham và Chính phủ. Đồng thời khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp châu Âu thông qua EuroCham trao đổi, phản ánh những khó khăn, vướng mắc. (Cafef.vn 24/6)Về đầu trang

Hải quan sẽ sửa các quy định làm tăng chi phí của doanh nghiệp

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1) năm 2021.

 Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trực tiếp quản lý thu khoản phí, lệ phí rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về phí, lệ phí chưa phù hợp, tạo gánh nặng, làm tăng chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp (nếu có) để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền ban hành.

 Cùng với đó, tiếp tục rà soát, lập danh mục các quy định còn phát sinh vướng mắc để báo cáo cấp có thẩm quyền có phương án sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ; tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hải quan đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật.

 Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo các đơn vị tiếp tục duy trì, đẩy mạnh các mô hình hoạt động trong thực tiễn (nếu có) nhằm thu thập, cập nhật thông tin, tiếp nhận ý kiến phản ánh của các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ, đối thoại với đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị.

 Đặc biệt đẩy mạnh hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ, đối thoại với đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị; thực hiện nghiêm túc Quy chế Tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan, đảm bảo điều kiện vật chất để người dân, doanh nghiệp đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan Hải quan lịch tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn về công tác tiếp dân.

 Tổng cục Hải quan nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng theo Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan đảm bảo đường dây nóng hoạt động thông suốt, liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Thông tin tiếp nhận phải được xử lý nhanh chóng, chính xác, đảm bảo giữ bí mật thông tin về tổ chức, cá nhân báo tin.

 Đồng thời, các đơn vị chủ động tổ chức tự kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cá nhân, doanh nghiệp nhằm phòng ngừa, phát hiện hành vi vi phạm; kiên quyết, kịp thời xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm kỷ cương, kỷ luật; đảm bảo công chức Hải quan có tác phong, thái độ làm việc chính quy, hiện đại, văn minh lịch sự trong giao tiếp và ứng xử, nâng cao tinh thần trách nhiệm, hình ảnh và uy tín của cơ quan Hải quan.

 Ngoài ra, các đơn vị cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các giải pháp xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, tạo gánh nặng không đáng có cho doanh nghiệp. (Thoibaotaichinhvietnam.vn 24/6)Về đầu trang

Thu thuế hộ, cá nhân kinh doanh: Bộ Tài chính lên tiếng!

Theo Bộ Tài chính, thời gian vừa qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng phản ánh một số nội dung được quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vừa được Bộ Tài chính ban hành. Bộ Tài chính đã có phản hồi chính thức liên quan đến Thông tư này.

 Bộ Tài chính cho biết việc thực hiện Thông tư 40 trong đó có các nội dung về chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh của cá nhân (GTGT, TNCN) phải được đảm bảo theo đúng quy định của các Luật thuế có liên quan.

 Theo đó, cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm không phải nộp thuế. Trường hợp trong năm cá nhân đã khai, nộp thuế và đến cuối năm tự xác định doanh thu trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì cá nhân được đề nghị xử lý hoàn trả hoặc bù trừ vào số phải nộp phát sinh của kỳ sau theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

 Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế tiếp tục tăng cường các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế; giải đáp kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế, đặc biệt là việc cung cấp các dịch vụ Thuế điện tử để cá nhân, hộ kinh doanh có thể khai, nộp và hoàn thuế điện tử thuận lợi.

 Ngoài ra, để giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế do tác động của đại dịch COVID-19, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP. Theo đó, cá nhân cho thuê tài sản phát sinh thuế TNCN phải nộp trong năm 2021 sẽ chưa phải nộp thuế cho đến ngày 31/12/2021.

 Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế sớm có văn bản hướng dẫn cơ quan thuế địa phương triển khai Thông tư số 40 theo đúng quy định của pháp luật. (VTV.vn 24/6)Về đầu trang

Hà Nội xây dựng kế hoạch “hút vốn” từ các tập đoàn xuyên quốc gia

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 Theo đó, giai đoạn từ nay đến năm 2030, thành phố sẽ xây dựng bộ tiêu chí để sàng lọc, thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phù hợp với đặc thù Thủ đô về khả năng kinh tế, cơ sở hạ tầng hiện tại; tập trung thu hút các lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao, đồng thời sàng lọc để bảo vệ an ninh, quốc phòng và tiềm lực kinh tế quốc gia.

 Thành phố cũng chuẩn bị yếu tố đầu vào để đón đầu dòng vốn dịch chuyển; chuẩn bị đội ngũ lao động có tay nghề, mặt bằng sản xuất và các điều kiện về năng lượng (đặc biệt là điện) để đón nhận các dòng vốn dịch chuyển sản xuất; tăng cường năng lực của doanh nghiệp trong nước để sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu.

 Về quan điểm thu hút đầu tư, thành phố Hà Nội sẽ hợp tác đầu tư có chọn lọc để góp phần tái cơ cấu nền kinh tế; ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, sử dụng và tạo năng lượng sạch, thân thiện môi trường; tập trung kêu gọi các dự án có quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó, nhận chuyển giao công nghệ, xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ của thành phố.

 Đặc biệt là tạo ra thêm các kênh cạnh tranh, kênh chuyển giao công nghệ thông qua liên kết sản xuất, tạo động lực cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường ứng dụng công nghệ mới và nâng cao chất lượng nhân sự. Xây dựng giải pháp mang tính chiến lược, tận dụng thời cơ để hợp tác đầu tư nước ngoài phù hợp với mục tiêu của thành phố...

 Thành phố sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, tận dụng hết cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do nước ta đã ký kết. Bên cạnh đó, xác định thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần đặt trong bối cảnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 phù hợp với tổng thể quy hoạch của thành phố; phù hợp với lợi thế, điều kiện, trình độ phát triển, bảo đảm hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội - môi trường… (Tienphong.vn 24/6, Trần Hoàng)Về đầu trang

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

Chuyện hai “ông lớn” giao thông đi vay

Cùng lúc, hai “ông lớn” ngành giao thông là Tổng Công ty Hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) xin vay những khoản tiền cực lớn, với lãi suất ưu đãi để “vượt khó”.

 Nói rõ là “vay” chứ không phải là “xin”. VNA đề xuất Chính phủ thực hiện gói hỗ trợ khoản vay tối thiểu 4.000 tỉ đồng, tối đa 12.000 tỉ đồng để phát triển sau dịch COVID-19, không xin ngân sách. Lãnh đạo VNA cũng cho rằng, kiến nghị hỗ trợ trên cũng là trách nhiệm của chủ sở hữu khi Chính phủ nắm 86% cổ phần của VNA. Và, “VNA đề xuất vay và hỗ trợ chứ không xin ngân sách, hãng sẽ trả trong 3 năm”.

 Trong khi đó Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cũng trình và kiến nghị Chính phủ gói hỗ trợ khẩn cấp bao gồm cấp hạn mức tín dụng 800 tỉ đồng vay ưu đãi không tính lãi để bổ sung cho nguồn vốn lưu động và đề nghị có chính sách hỗ trợ cho 13.000 lao động đang bị mất và thiếu việc làm.

 Chi tiết hơn, VNR thông tin 5 tháng qua, tổng doanh thu toàn ngành đạt 1.114 tỉ đồng, bằng 81% so với cùng kỳ 2020 và chỉ bằng 60% cùng kỳ 2019 khi chưa bùng dịch. Số hành khách lên tàu chỉ bằng 64% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu đạt 400,6 tỉ đồng, bằng một nửa cùng kỳ. Điểm sáng là mảng vận tải hàng hóa tăng 26% so với cùng kỳ khi đạt 2,4 triệu tấn; doanh thu cũng tăng 21% với 713 tỉ đồng. Năm 2020, VNR đã lỗ hơn 1.324 tỉ đồng.

 Lý do của các gói hỗ trợ là như nhau “do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19” khiến lượng hành khách giảm. Nếu không có khoản tiền hỗ trợ khẩn cấp, nguy cơ phá sản là thấy rõ. Trong kinh doanh việc đi vay để tái cơ cấu, mở rộng sản xuất là chuyện rất bình thường nhưng đối với hai “ông lớn” ngành Giao thông liệu có phải là “con xin bố mẹ” để rồi tiếng là đi vay nhưng thực tế là xin.

 Hàng không và đường sắt là hai lĩnh vực tối quan trọng trong giao thông, được ví như những “động mạch chủ”, cùng đường bộ, đường thuỷ của kinh tế đất nước. Chỉ một mạch máu có vấn đề là cơ thể suy giảm. Chủ trương của Chính phủ là đảm bảo mục tiêu kép và không để đứt gãy chuỗi cung ứng cũng là nhiệm vụ quan trọng như chống dịch.

 Câu chuyện là khi cả VNA và VNR là vay chứ không xin dù với lãi suất 0% thì ngay lúc này phải tính họ - những ông lớn sẽ trả nợ gốc như thế nào? Sẽ phải thay đổi, sẽ phải có những tính toán nhằm tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động và nhanh chóng sinh lãi chứ không thể vin vào cớ dịch bệnh để biến những khoản vay khổng lồ kia trở thành nợ xấu.

 VNA cam kết 3 năm trả được nợ, VNR thì không cam kết gì nhưng khoản vay ấy phải là động lực để hệ thống đường sắt chuyển mình, thay đổi. Chỉ có như thế, mỗi một đồng hỗ trợ mới phát huy tối đa được hiệu quả và cả hai “ông lớn” thể hiện trách nhiệm của mình với kinh tế quốc gia. (Laodong.vn 24/6, Hoàng Lâm)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Bộ Nội vụ quy định công chức, viên chức không mặc quần bò đi làm

Bộ Nội vụ vừa ký ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ, trong đó có khá nhiều quy định về những điều "không được làm".

 Về trang phục của công chức, viên chức, người lao động khi đi làm, Bộ Nội vụ yêu cầu phải lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Với quần, áo phải kín đáo, váy dài quá đầu gối, không xẻ tà quá cao, không được mặc quần bò, áo phông không có ve cổ.

 Bộ Nội vụ lưu ý, cán bộ, công chức không làm việc riêng, gây mất trật tự. Ngoài ra cũng quy định không được đeo tai nghe, mở nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc; không hút thuốc lá tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa; không thắp hương, không được lưu trữ các hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống Đảng, Nhà nước.

 Ngoài các quy định nêu trên, Bộ Nội vụ cũng quy định công chức, viên chức, người lao động của Bộ không được làm nhiều việc khác.

 Cụ thể là không được sa vào các tệ nạn xã hội dưới mọi hình thức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn của cá nhân, danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để giải quyết công việc nhằm trục lợi cá nhân, gia đình hoặc người thân (như vay, mượn, hứa hẹn, chạy việc, chạy dự án, đề án...) để chiếm dụng tiền hoặc tài sản của người khác làm ảnh hưởng đến uy tín của Bộ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân.

 Không được có thái độ hoặc hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, hạch sách người dân, gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân; không gợi ý đưa tiền, nhận tiền, quà biếu hoặc nhận giải quyết công việc bên ngoài cơ quan, ngoài giờ làm việc để trục lợi cá nhân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, vướng mắc của tổ chức và công dân.

 Không làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của tổ chức và công dân khi được giao nhiệm vụ giải quyết; phải tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ.

 Không làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật nội dung cùng họ tên người viết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Không được làm các việc khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 Với những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, Bộ Nội vụ quy định phải đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu; không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín thấp.

 Lãnh đạo, quản lý phải tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”. Đồng thời phải công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; không được duy ý chí, áp đặt, bảo thủ; phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới… (Vietnamnet.vn 24/6, Thu Hằng)Về đầu trang

Đề xuất bổ sung nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất bổ sung các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như chủ hộ kinh doanh cá thể; người quản lý doanh nghiệp...

 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, hiện mới chỉ có gần 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, vẫn còn gần 32 triệu người trong lực lượng lao động (khoảng 66,5%) chưa tham gia bảo hiểm xã hội. Trong khi đó theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW, mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội.

 Bộ LĐ-TB&XH cho biết, bảo hiểm xã hội bắt buộc còn bỏ sót một số nhóm đối tượng có nhu cầu và có khả năng nhưng chưa được luật hóa để tham gia như chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.

 Để đạt được mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW về diện bao phủ đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa đổi theo hướng bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

 Cụ thể, bổ sung tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm đối tượng có điều kiện và khả năng như: chủ hộ kinh doanh cá thể; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương. Đồng thời, quy định cụ thể việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc không trọn thời gian.

 Theo thống kê, cả nước có hơn 5,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, gấp 8 lần số lượng doanh nghiệp và theo số liệu cơ quan thuế quản lý thì cả nước có hơn 1,7 triệu lượt hộ nộp thuế. Tuy nhiên hiện nay nhóm này chưa thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, chỉ có rất ít chủ hộ kinh doanh cá thể hiện đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

 Cả nước cũng có khoảng 23.000 hợp tác xã hoạt động, thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia; trong đó có 1,2 triệu người lao động làm việc trong khu vực hợp tác xã. Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan bảo hiểm xã hội thì hiện nay mới có gần 7.000 hợp tác xã đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho khoảng 41.000 người lao động. Qua khảo sát tại một số địa phương, nhiều người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương có nguyện vọng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. (VTV.vn 23/6)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Phú Yên khai trương hệ thống phòng họp không giấy

Ngày 23-6, Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên tổ chức lễ khai trương hệ thống phòng họp không giấy e-Cabinet - nền tảng phần mềm điện tử của VNPT.

 Hiện tại, tỉnh Phú Yên đã thí điểm và đưa vào vận hành sử dụng hệ thống này với 308 tài khoản, phục vụ 5 phiên họp hội nghị cấp tỉnh, 12 phiên họp chuyên đề với 407 lượt đại biểu tham dự. Bước đầu, ứng dụng cho thấy khá hiệu quả, các tài liệu trong cuộc họp đều được cập nhật, tích hợp lên hệ thống điện tử nên tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh công việc.

 Cụ thể, e-Cabinet giúp UBND tỉnh Phú Yên quản lý tốt việc gửi phiếu lấy ý kiến thành viên cuộc họp, nhắn tin điện thoại thông minh, gửi email thông báo đến các đại biểu, các thành phần dự họp và tự động cảnh báo, nhắc quá hạn tới các thành viên. E-Cabinet sẽ góp phần giảm 30% thời gian các phiên họp so với trung bình các năm trước; giảm tối đa việc sử dụng văn bản giấy…

 Chánh Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên Võ Cao Phi cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh phối hợp với các bên liên quan để nâng cao tỷ lệ sử dụng phần mềm e-Cabinet nhằm tạo lập được nền tảng cho những bước phát triển mới của chính quyền điện tử, hướng tới nền hành chính hiện đại, không giấy; đồng thời góp phần bảo vệ môi trường “xanh - sạch - đẹp” trong các cuộc họp. (Sài Gòn giải phóng 24/6, tr6, Ngọc Oai)Về đầu trang

Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang đưa vào hoạt động tài khoản Zalo Official

Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang vừa chính thức đưa vào hoạt động tài khoản Zalo Official với tên tài khoản: Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang (đường dẫn truy cập tài khoản: https//zalo.me/vpubndtinhkiengiang).

 Việc đưa tài khoản Zalo của Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang đi vào hoạt động là nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cải cách hành chính, tuyên truyền, tương tác giữa Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang và các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đồng thời hỗ trợ công dân thực hiện việc khai báo y tế điện tử, giảm bớt thao tác so với cách khai báo y tế truyền thống, góp phần tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

 Các chức năng của tài khoản gồm: Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước; truy cập đến số hotline của Sở Y tế tỉnh Kiên Giang; khai báo y tế điện tử, mã tờ khai được quản lý và gửi tự động về cho người dùng qua tin nhắn Zalo, giúp giảm thao tác chụp màn hình so với cách khai báo y tế truyền thống; xem các tin tức, hoạt động trên Cổng thông tin điện tử Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang; trao đổi thông tin giữa Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang và các tổ chức, cá nhân trên tài khoản. (Baodautu.vn 23/6, Trúc Giang)Về đầu trang

Nghệ An tăng cường ứng dụng chuyển đổi số để kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp

Nghệ An sẽ xây dựng App hỗ trợ doanh nghiệp để tăng cường kết nối, tương tác nhằm kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.

 Đó là thông tin được ông Hoàng Vĩnh Trường, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An (NAPC) đưa ra tại Hội thảo trực tuyến trên nền tảng zoom.us với chủ đề "Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trong giai đoạn bình thường mới" vừa mới diễn ra.

 Theo ông Hoàng Vĩnh Trường, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An cho biết, trong thời gian tới, cùng với việc tham mưu xây dựng Đề án hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp Nghệ An giai đoạn 2021-2025 trình UBND tỉnh thông qua, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An sẽ thuê tư vấn xây dựng App hỗ trợ doanh nghiệp.

 “Đây sẽ là nơi cập nhật, cung cấp các thông tin, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường tính kết nối, tương tác giữa Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An  và doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất”, ông Hoàng Vĩnh Trường cho biết.

 Được biết, Hội thảo trực tuyến lần này là buổi hội thảo đầu tiên cung cấp các thông tin cơ bản, tổng quan về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp. Hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc (Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư); đông đảo đại diện của các doanh nghiệp và các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh.

 “Trong thời gian tới, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Nghệ An sẽ tổ chức loạt chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp theo hướng chuyên sâu trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đối tượng cụ thể, sẽ “cầm tay chỉ việc” cho từng nhóm hàng, nhóm sản xuất...", ông Hoàng Vĩnh Trường thông tin thêm. (Baodautu.vn 23/6, Ngọc Tân)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Hà Nội yêu cầu cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội họp, công tác

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn về việc cắt giảm, tiết kiệm thêm chi thường xuyên năm 2021 và điều hành ngân sách các tháng cuối năm.

 Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8-6-2021 của Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021; Công văn số 6299/BTC-NSNN ngày 11/6/2021 của Bộ Tài chính về việc tiết kiệm chi thường xuyên năm 2021 theo Nghị quyết số 58/NQ-CP; UBND thành phố yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể thành phố, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã triển khai việc cắt giảm, tiết kiệm thêm kinh phí chi thường xuyên.

 Đối tượng thực hiện gồm: Các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị; UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị đã được cấp có thẩm quyền giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2021 hoặc sử dụng số thu phí được để lại, thu nghiệp vụ được để lại theo quy định để chi hoạt động thường xuyên.

 Cụ thể, cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại (trừ các hoạt động quan trọng, cấp bách và phục vụ công tác phòng, chống dịch của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội) tính đến ngày 15/6/2021; thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên còn lại (kể cả chi các hoạt động kinh tế và sự nghiệp bảo vệ môi trường) của năm 2021.

 Căn cứ hướng dẫn xác định số cắt giảm và số tiết kiệm thêm nêu trên, các sở, ngành, đoàn thể, đơn vị (dự toán cấp I) đề xuất về các khoản kinh phí cắt giảm theo lĩnh vực chi (kể cả các cơ quan, đơn vị hành chính đã được giao cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; các cơ quan, đơn vị chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí được để lại, nguồn thu nghiệp vụ được để lại) gửi Sở Tài chính Hà Nội trước ngày 25/6/2021 để rà soát, tổng hợp trình UBND thành phố, báo cáo Thường trực HĐND thành phố xem xét, quyết định.

 UBND các quận, huyện, thị xã quyết định số kinh phí thực hiện cắt giảm và tiết kiệm thêm cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, chi tiết theo từng lĩnh vực chi và gửi Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi theo phương án cắt giảm và tiết kiệm thêm đã được duyệt; báo cáo UBND thành phố, Sở Tài chính về kinh phí cắt giảm và số tiết kiệm thêm trước ngày 30/6/2021. (Tienphong.vn 24/6, Hiểu Minh)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

CDC 30 tỉnh, thành xin giảm án cho cựu Giám đốc CDC Hà Nội

Sáng 24/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Nhật Cảm, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội và 5 bị cáo liên quan vụ nâng khống giá thiết bị y tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại đơn vị này.

 Tất cả các bị cáo trong vụ án đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt gồm Nguyễn Nhật Cảm – nguyên Giám đốc CDC Hà Nội; Nguyễn Vũ Hà Thanh – nguyên Trưởng phòng Tài chính CDC Hà Nội; Nguyễn Thị Kim Dung - Trưởng phòng Tổ chức CDC Hà Nội; Đào Thế Vinh – Giám đốc Công ty MST; Nguyễn Trần Duy - Tổng Giám đốc Công ty định giá và bán đấu giá Nhân Thành và Nguyễn Ngọc Quỳnh - Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ CDC Hà Nội.

 Trong phần thủ tục, HĐXX cho biết đã nhận được đơn của CDC thuộc 30 tỉnh, thành phố xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Cảm và các bị cáo là cựu cán bộ CDC Hà Nội.

 Ngoài ra, luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Nhật Cảm cũng cung cấp danh sách hơn 430 bác sĩ ở nhiều bệnh viện, 42 phó giáo sư và tiến sĩ bày tỏ mong muốn HĐXX cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Cảm và các cựu cán bộ CDC Hà Nội.

 Trước đó, tháng 12/2020, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Nhật Cảm 10 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng tội danh trên, tòa tuyên phạt chín bị cáo còn lại từ 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến sáu năm sáu tháng tù giam. 

Nội dung vụ án cho thấy để phục vụ công tác phòng chống dịch, CDC Hà Nội được giao làm chủ đầu tư mua sắm gói thầu số 15, gồm một hệ thống Realtime PCR tự động, một máy tách chiết DNA/RNA tự động cùng một số tủ lạnh và tủ mát.

 Tuy nhiên, với vai trò giám đốc CDC, chủ tịch hội đồng tư vấn mua sắm, chọn giá hàng hóa/dịch vụ, Nguyễn Nhật Cảm đã không thực hiện đúng các quy định về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu.

 Kết quả, các bị cáo móc nối với nhau, ký hợp đồng giữa CDC Hà Nội với công ty để mua bán các trang thiết bị với tổng giá trị 9,54 tỉ đồng, trong đó riêng hệ thống Realtime PCR tự động có giá 7 tỉ đồng, máy tách chiết DNA/RNA tự động có giá 1,2 tỉ đồng.

 Trong khi đó, theo kết luận của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự cấp trung ương xác định tổng giá trị của gói thầu số 15 chỉ là hơn 4,14 tỉ đồng. Trong đó, hệ thống Realtime PCR tự động có giá gần 3,12 tỉ đồng, máy tách chiết DNA/RNA tự động có giá 450 triệu đồng.

 Hành vi của cựu giám đốc CDC Hà Nội cùng các đồng phạm gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 5,4 tỉ đồng. Số tiền do CDC Hà Nội quản lý, vì vậy cơ quan này được xác định có tư cách là bị hại. (Taichinhdoanhnghiep.net.vn 24/6, Bích Thảo)Về đầu trang

Tây Ninh: Bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Y tế huyện kê khống kinh phí chống dịch

Lợi dụng chức vụ Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, Nguyễn Văn Tuấn đã chỉ đạo Hải lập khống hồ sơ, chứng từ thanh, quyết toán kinh phí phòng dịch COVID-19.

 Đại tá Lý Hồng Sinh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh, cho biết, ngày 21/6 Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh) đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1966), Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, cùng Nguyễn Hoàng Hải (sinh năm 1984), Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế hoạch của Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, để điều tra làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

 Các quyết định này đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

 Theo thông tin ban đầu, lợi dụng chức vụ Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, Tuấn đã chỉ đạo Hải lập khống hồ sơ, chứng từ thanh, quyết toán kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 năm 2020 để chi bồi dưỡng chế độ đặc thù không đúng quy định, gây thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 500 triệu đồng. (VTV.vn 24/6)Về đầu trang

Khởi tố nguyên Thượng uý công an phường ở Hải Phòng cướp tài sản

Chiều 24.6, Công an TP.Hải Phòng thông tin, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố nguyên cán bộ Công an phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng liên quan tới vụ cướp tài sản.

 Theo đó, ngày 17.7.2020, đã xảy ra vụ cướp tài sản tại quán The Coffee House 1102 số 1+3 đường Hai Bà Trưng, phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Qua quá trình điều tra, ngày 20.11.2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Lê Chân đã ra quyết định khởi tố vụ án Cướp tài sản, quy định tại điều 168 Bộ Luật hình sự để làm rõ hành vi của các đối tượng.

 Tiếp đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Lê Chân đã khởi tố bị can đối với 3 đối tượng về hành vi Cướp tài sản, gồm: Trần Ngọc Hùng (SN 1982, trú tại số 201 Nguyễn Văn Linh, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng); Nguyễn Văn Vinh (SN 1983, trú tại số 61/143 Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng) và Trương Trọng Linh (SN 1988, trú tại số 30 Kha Lâm 4, Nam Sơn, Kiến An, TP.Hải Phòng).

 Tiếp tục điều tra mở rộng, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 23.6.2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Lê Chân ra quyết định khởi tố bị can đối với Phan Ánh Dương (SN 1988, nguyên cán bộ Công an phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng) về hành vi Cướp tài sản quy định tại điều 168 Bộ Luật hình sự.

 Trước đó, ngày 18.6.2021, Giám đốc Công an TP. Hải Phòng đã ra quyết định tước quân tịch đối với Thượng úy Phan Ánh Dương. (Laodong.vn 24/6, Mai Dung)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Nga: Thủ đô Moscow áp dụng mã QR để phòng dịch

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thủ đô Moscow sẽ áp dụng mã QR hỗ trợ phòng dịch từ 28/6 tới.

 Theo đó, chỉ những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh trong 6 tháng qua hoặc có xét nghiệm PCR âm tính trong 3 ngày, mới được đến các cơ sở dịch vụ ăn uống.

 Tình trạng này của người dân sẽ được xác nhận qua 1 mã QR đặc biệt. Mã sẽ được cung cấp tại các phòng khám đa khoa đã được đăng ký hoặc qua các cổng thông tin điện tử nhà nước, tương tự như việc sử dụng thẻ y tế điện tử.

 Đến nay, đã có hơn 100 cơ sở dịch vụ ăn uống ở thủ đô Moscow đã đăng ký tham gia thử nghiệm thiết lập không gian dành cho người đã tiêm chủng.

 Hoạt động tiêm chủng quy mô lớn ngừa COVID-19 đã diễn ra ở Nga từ ngày 18/1. Tất cả người dân đều được tiêm phòng miễn phí. Hiện tại, người dân Nga có thể chọn 4 loại vaccine đã được đăng ký trong nước là Sputnik V, Sputnik Light, EpiVacCorona và KoviVak.

Đến nay, Nga ghi nhận tổng cộng trên 5,35 người nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 130.347 người tử vong và hơn 4,88 triệu người được chữa khỏi bệnh. (VTV.vn 24/6)Về đầu trang

Wales: Bộ trưởng vạ miệng khiến nông dân nuôi bò nổi giận

Chính phủ xứ Wales đã được yêu cầu phải xin lỗi nông dân sau "tuyên bố sai sự thật" của Bộ trưởng Thứ nhất về sự lây lan của dịch bệnh lao bò.

 Mặc dù sự cố buột miệng gây tai hại của vị Bộ trưởng Thứ nhất Mark Drakeford từ tuần trước nhưng hiện người chăn nuôi bò xứ Wales vẫn chưa nguôi tức giận. Cụ thể là ông Drakeford bất thình lình đưa ra bình luận, bệnh lao trên gia súc đang lan rộng ở xứ Wales bắt nguồn từ "việc nhập khẩu gia súc bị nhiễm bệnh của nông dân".

 Ngay sau đó, Hiệp hội Thịt bò quốc gia (NBA) đã lên tiếng cho rằng, những bình luận của ông Drakefork là "xúc phạm nông dân". Một bộ trưởng giấu tên cho biết đây là một trong những "câu từ khiếm nhã nhất mà tôi từng không may được nghe thấy".

 Hôm thứ Tư (23/6), thành viên đảng Bảo thủ Senedd (MS) Sam Kurtz đã chất vấn Bộ trưởng Các vấn đề Nông thôn Lesley Griffiths rằng: “Bà cảm thấy thế nào về bình luận của Bộ trưởng Thứ nhất đưa ra vào tuần trước và liệu bà có ‘đưa ra lời xin lỗi’ với nông dân xứ Wales hay không?”.

 Theo ông Kurtz, bình luận sai sự thật của Bộ trưởng Drakeford "đã gây ra sự phẫn nộ trong nông dân chăn nuôi gia súc ở xứ Wales, những người đang làm tất cả những gì theo yêu cầu của chính phủ để chống lại dịch bệnh lao bò. “Tất cả chúng ta đều thừa hiểu rằng, bất cứ một sự di chuyển bầy đàn gia súc nào đều cần phải thông qua các cuộc kiểm tra theo đúng quy định”, ông Kurtz nói.

 Ông Drakeford đã có những phát biểu bất cẩn trên hồi tuần trước tại khu vực bầu cử vùng Senedd sau khi có ý kiến bày tỏ lo ngại về tình hình bệnh lao bò đang có chiều hướng gia tăng trong khu vực.

 Theo giám đốc điều hành NBA Neil Shand, những bình luận của ông Drakeford không những "phi thực tế, xúc phạm nông dân mà còn rất vô trách nhiệm, nhất là trong bối cảnh nông dân nuôi bò đang phải nỗ lực rất nhiều vì căn bệnh này”.

 "Chúng tôi đề nghị ngài bộ trưởng và chính phủ cần xem xét các dữ liệu khoa học và thực tế đã được chứng minh xung quanh dịch bệnh lao bò", người đứng đầu NBA kêu gọi. (Nongnghiep.vn 24/6, Hà Dương)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

More