Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 21-9-2021

Post date: 21/09/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

  1. Thủ tướng: Nghiên cứu kiến nghị 2 phương pháp điều trị người mắc Covid-19. 1
  2. Chủ động tầm soát COVID-19 trong giai đoạn bình thường mới 2
  3. Xác nhận cho F0 tự điều trị tại nhà: Tránh thủ tục rườm rà, nhiêu khê. 3
  4. Doanh nghiệp băn khoăn chuyện “chịu trách nhiệm” khi xảy ra COVID-19. 4
  5. 10 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cao nhất và thấp nhất tính đến ngày 19/9  5
  6. Bình Dương đề nghị các tỉnh phối hợp đón công dân có nhu cầu về quê. 5
  7. Quảng Bình: Bí thư, Chủ tịch xã khiêng người quá cố do COVID-19 đi mai táng. 6

TIN QUỐC HỘI 7

  1. Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021. 7

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 7

  1. Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài: Việt Nam cần hành động ngay bây giờ! 7
  2. Đề xuất sửa Luật Đầu tư gỡ vướng cho bất động sản. 9
  3. Doanh nghiệp hiến kế xử lý các vấn đề sau kiểm soát dịch COVID-19. 9
  4. Mở cửa trở lại nền kinh tế: Cần thiết nhưng phải cẩn trọng, linh hoạt 10
  5. Kiến nghị xem xét lại “ba tại chỗ” vì chi phí vận hành quá cao. 12

QUẢN LÝ.. 14

  1. Đề xuất tăng mức xử phạt hành vi vi phạm giao thông đường bộ. 14
  2. Duyệt thêm khoảng 222 tỷ đồng cho vay trả lương ngừng việc. 14
  3. Quy định mới về lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi không trừ tỉ lệ hưởng. 15
  4. Cơ quan Nhà nước ở TP.HCM được bố trí tối đa 50% cán bộ đến trụ sở. 16

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 17

  1. Đăng ký phương tiện đường sắt trên cổng dịch vụ công từ ngày 1/10. 17
  2. Gộp thủ tục hành chính. 18

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 18

  1. Cách chức Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn. 18

 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Thủ tướng: Nghiên cứu kiến nghị 2 phương pháp điều trị người mắc Covid-19

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế nghiên cứu kiến nghị 2 phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương để có phương án tổ chức thực hiện cho phù hợp.

Theo Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, để góp phần giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân Covid-19, ông đề xuất 2 phương pháp điều trị mới mà thế giới đã áp dụng thành công.

Thứ nhất, truyền huyết tương có chứa kháng thể chống virus SARS-CoV-2 của những người mắc bệnh đã hồi phục cho các bệnh nhân có nguy cơ chuyển nặng. Đây là phương pháp không mới, đã được áp dụng cho nhiều vụ dịch trên thế giới.

Trong đại dịch Covid-19, nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng phương pháp này và góp phần giảm tỷ lệ tử vong. Nghiên cứu gần đây rất đáng chú ý của Libster và cộng sự đăng trên tạp chí y học có uy tín New England Journal of Medicine cho thấy, truyền plasma của người bệnh đã hồi phục làm giảm tỷ lệ bệnh nhân bị suy hô hấp và làm giảm tỷ lệ tử vong.

Hai điểm cần nhấn mạnh trong nghiên cứu này là họ đã truyền huyết tương cho bệnh nhân rất sớm trong vòng 72 giờ từ khi có triệu chứng và chỉ truyền huyết tương có hiệu giá kháng thể chống lại virus cao. Mặc dù đối tượng truyền là những người từ 65 tuổi trở lên, có bệnh nền, nhưng không có bệnh nhân nào có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thu huyết tương từ người cho tặng về nguyên tắc giống như thu nhận máu từ những người hiến máu. Phương pháp dễ thực hiện, chi phí thấp, Bộ Y tế nên chỉ đạo Bệnh viện Huyết học TPHCM và Viện Huyết học truyền máu Trung ương lập sớm ngân hàng huyết tương có kháng thể chống virus để sử dụng cho người bệnh có nguy cơ cao.

Thứ hai, truyền tế bào gốc trung mô từ dây rốn sớm cho các bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp để ngăn chặn cơn bão Cytokine - nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân suy hô hấp. Phương pháp này đã được sử dụng cho suy hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đối với các bệnh nhân Covid-19, một số nghiên cứu cho thấy, truyền tế bào gốc có thể làm tăng tỉ lệ sống gấp 2,5 lần so với nhóm không truyền. Hiện nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ sản xuất tế bào gốc trung mô với số lượng lớn, nếu được nghiên cứu triển khai sẽ là một phương pháp hứa hẹn góp phần giảm thấp tỷ lệ tử vong. (Baogiaothong.vn 20/9)Về đầu trang

Chủ động tầm soát COVID-19 trong giai đoạn bình thường mới

Theo Bộ Y tế, từ 19/7 đến nay, thành phố đã thực hiện 3 giai đoạn xét nghiệm với các chiến lược khác nhau. Kết quả cho thấy xét nghiệm với số lượng lớn, diện rộng sẽ phản ánh đúng thực trạng mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Trong giai đoạn bình thường mới, thành phố cần chủ động tầm soát lây nhiễm trong cộng đồng bằng cách khuyến khích người dân tự làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho bản thân và cho gia đình thường xuyên (tần suất khoảng 3 ngày/lần).

Bên cạnh đó, thành phố cần tầm soát ngay những trường hợp có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn và tầm soát tại các địa điểm thường xuyên có tụ tập đông người như chợ đầu mối, chợ dân sinh, trường học, bệnh viện, bến xe, các điểm kiểm soát ra vào giữa các địa phương.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, tính đến 6h ngày 19/9, có 337.065 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại thành phố được Bộ Y tế công bố, trong đó 336.587 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 478 trường hợp nhập cảnh.

Về xét nghiệm COVID-19, thành phố có 2.311.566 hộ dân, trong đó 401.234 hộ dân thuộc vùng đỏ, 181.213 hộ dân thuộc vùng cam. Tiến độ xét nghiệm test nhanh vòng 4 của vùng đỏ và vùng cam là 100%. Tỉ lệ kết quả xét nghiệm dương tính là 1,1%. Tiến độ xét nghiệm test nhanh vòng 5 của vùng đỏ và vùng cam là 49% (trong đó, vùng đỏ là 55%, vùng cam là 43%). Tỉ lệ kết quả xét nghiệm dương tính là 1,02%. (VTV.vn 20/9)Về đầu trang

Xác nhận cho F0 tự điều trị tại nhà: Tránh thủ tục rườm rà, nhiêu khê

Quy định xác nhận F0 khỏi bệnh do tự điều trị tại nhà của TPHCM vừa được nới rộng khi bệnh nhân nếu được các tổ chức thiện nguyện đảm trách xác nhận là đúng thì xem như đã hoàn thành thời gian cách ly tại nhà. Tuy vậy, có ý kiến cho rằng những thủ tục này còn rườm rà, mang nặng hành chính.

Kế hoạch dự kiến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TPHCM, người đã tiêm vaccine COVID-19 hoặc người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh và hoàn thành thời gian cách ly là đủ điều kiện có “thẻ xanh COVID”.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), việc chứng nhận F0 khỏi bệnh là một trong các điều kiện để được cấp thẻ xanh, tuy nhiên, trên thực tế, tại thời điểm bùng phát dịch, nhiều trường hợp người dân tự làm xét nghiệm, tự cách ly theo dõi và chăm sóc sức khỏe tại nhà nhưng chưa được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, phường xã, thị trấn xác nhận vì nhiều lí do khác nhau. 

HCDC quy định: Đối với các trường hợp tự làm xét nghiệm, tự cách ly tại nhà và được trạm y tế phường, xã, thị trấn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, tổ nhân dân hoặc các tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà do các trường Đại học Y khoa hoặc các tổ chức thiện nguyện đảm trách xác nhận là đúng thì được xem như đã hoàn thành thời gian cách ly tại nhà.

Đối với các trường hợp khác (không được tổ chức hoặc cá nhân xác nhận) thì cần tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Như vậy, trong thời gian tới, những người nhiễm COVID-19 tự xét nghiệm, tự cách ly tại nhà nhưng chưa được cấp giấy xác nhận có thể thực hiện như hướng dẫn trên để được cấp giấy chứng nhận hoặc có hướng xử lý thích hợp để đủ điều kiện được cấp “Thẻ xanh COVID”.

Bác sĩ Phan Xuân Trung – một trong những thành viên sáng lập nhóm "Giúp nhau mùa dịch" đánh giá cao việc Sở Y tế TPHCM xác nhận cho F0 tự cách ly tại nhà để họ không phải tiếp tục chịu thiệt thòi bởi trước đó đã không tiếp cận được y tế nhà nước. Bác sĩ cho rằng đây là một thay đổi tốt, nhưng cần giảm bớt thủ tục, giấy tờ.

Cụ thể, bác sĩ Phan Xuân Trung phân tích: Chính quyền cấp thẻ xanh để bảo đảm những người lưu thông trên đường phố hoặc đi làm là những người an toàn, đó là người đã có miễn dịch do chính ngừa hoặc đã bị lây nhiễm rồi.

Trong số những người đã lây nhiễm rồi có những F0 tự điều trị tại nhà. Kể từ thời điểm bùng phát dịch bệnh rộng thì con số này rất đông với nhiều tình huống tự chữa trị như bác sĩ đến tận nhà bệnh nhân hướng dẫn hoặc là tư vấn qua mạng. Trong đó, nhóm “Giúp nhau mùa dịch” có hàng trăm bác sĩ, mỗi bác sĩ có từ vài chục đến vài trăm bệnh nhân. Cũng có trường hợp, tự tham khảo cẩm nang điều trị của các bác sĩ để điều trị. Như vậy, tất cả các trường hợp này đều có khả năng có miễn dịch rồi.

Theo bác sĩ Trung, hiện nay, HCDC yêu cầu cần chứng nhận thì phải có một giải pháp thuận lợi để người dân có thể khai báo cho chính quyền và cơ quan để biết người dân đã điều trị theo trường hợp nào. Nếu yêu cầu bác sĩ kí nhận cho từng người thì sẽ dẫn đến bất cập bởi F0 ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố.

“Thời đại công nghệ thông tin rồi mà làm theo kiểu in giấy ra, sau đó chạy đi xin chữ kí xác nhận, mang ra phường chứng nhận sau đó mới nhập liệu… Đây là cả khối lượng công việc không đáng có, thủ công, nhiêu khê. Vì vậy, tôi nghĩ nên ứng dụng công nghệ thông tin một cách gọn lẹ, đơn giản”.

Ông Trung đề xuất những bác sĩ đã điều trị cho bệnh nhân nào đó thì tập hợp 1 danh sách cho cơ quan quản lý hoặc bệnh nhân chủ động kê khai thông tin, tên bác sĩ đã tư vấn bởi khi tư vấn đều đã lưu lại các bằng chứng đã giao tiếp. (Laodong.vn 20/9, Huyên Nguyễn) Về đầu trang

Doanh nghiệp băn khoăn chuyện “chịu trách nhiệm” khi xảy ra COVID-19

Tỉnh Long An đang dần “mở cửa” để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại sau thời gian tạm dừng để phòng, chống dịch COVID-19. Các doanh nghiệp sản xuất trở lại phải đáp ứng nhiều quy định phòng, chống dịch, trong đó có việc phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra dịch bệnh.

Trước tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát, UBND tỉnh Long An đã ban hành Kế hoạch phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.

Trước mắt khôi phục lại sản xuất của doanh nghiệp hoạt động theo phương án “3 tại chỗ”; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa thiết yếu và doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Sau ngày 15.10, tùy theo tình hình dịch bệnh, tỉnh sẽ cố gắng mở rộng hơn đối tượng doanh nghiệp, nới lỏng các điều kiện hoạt động.

UBND tỉnh Long An yêu cầu các doanh nghiệp cần chú ý đến công tác y tế tại chỗ, tăng cường quản lý người lao động, chủ động xét nghiệm định kỳ và chủ động xử lý khi có phát sinh ca nhiễm. Chính quyền các cấp sẽ tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở bảo đảm an toàn, không để lây lan dịch bệnh.

Trong cuộc đối thoại trực tuyến mới đây với lãnh đạo tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Long An đã kiến nghị chính quyền tạo điều kiện cho nhân sự ở TP.HCM đến Long An làm việc; cần tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân đi lại làm việc. Một số doanh nghiệp đề nghị ngành chức năng hướng dẫn cụ thể việc tổ chức hoạt động trong giai đoạn hiện nay; hỗ trợ về công tác xét nghiệm... Có doanh nghiệp còn băn khoăn về nội dung doanh nghiệp phải "chịu trách nhiệm khi để xảy ra dịch”.

Giải thích về nội dung này, lãnh đạo tỉnh Long An cho rằng, các doanh nghiệp đang hoạt động phải đặc biệt quan tâm đến việc tự chủ y tế, kiểm soát được người lao động của mình và phối hợp với địa phương ngay khi xảy ra sự cố về dịch bệnh để không lây lan dịch. Riêng với băn khoăn của doanh nghiệp về việc "phải chịu trách nhiệm theo quy định khi xảy ra dịch bệnh", điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp cố tình giấu khi phát hiện F0, cố tình để F0 lây lan ra cộng đồng, không phối hợp với Nhà nước trong việc tầm soát dịch bệnh. (Laodong.vn 20/9, Kỳ Quan)Về đầu trang

10 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cao nhất và thấp nhất tính đến ngày 19/9

10 địa phương có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp nhất (số mũi tiêm/số vắc xin được cấp theo quyết định) cập nhật đến trưa 16/9 là Hà Tĩnh, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Hưng Yên, Bình Dương, Tây Ninh, Điện Biên và Lâm Đồng.

Cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, đến trưa ngày 19/9 cả nước đã thực hiện tiêm được gần 34,2 triệu liều vắc xin COVID-19. Đến thời điểm này, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 40,7 triệu liều vắc xin COVID-19 các loại khác nhau gồm vắc xin AstraZeneca, vắc xin Vero Cell, vắc xin Moderna, vắc xin Pfizer, vắc xin Sputnik…

10 địa phương có tỷ lệ tiêm vắc xin cao nhất (số mũi tiêm/số vắc xin được cấp theo quyết định) cập nhật đến trưa 19/9 là Bắc Ninh, Lào Cai, Đồng Tháp, Cao Bằng, Ninh Thuận, Kon Tum, Vĩnh Long, Cà Mau, Tuyên Quang và Bình Phước.

10 địa phương có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp nhất (số mũi tiêm/số vắc xin được cấp theo quyết định) cập nhật đến trưa 16/9 là Hà Tĩnh, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Hưng Yên, Bình Dương, Tây Ninh, Điện Biên và Lâm Đồng. (Tienphong.vn 19/9)Về đầu trang

Bình Dương đề nghị các tỉnh phối hợp đón công dân có nhu cầu về quê

Ngày 20-9, UBND tỉnh Bình Dương cho biết vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc phối hợp đón công dân từ Bình Dương về quê.

Văn bản của UBND tỉnh Bình Dương nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc "xem xét cho người ở khu vực đông dân cư không đảm bảo yêu cầu giãn cách, cách ly theo quy định được đăng ký về quê theo nguyện vọng, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, khoa học, đồng bộ giữa các địa phương, đảm bảo an toàn phòng chống dịch".

UBND tỉnh Bình Dương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có nhu cầu đón công dân về quê giao Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) chủ động liên hệ với Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương để thống nhất về danh sách, thời gian, địa điểm và cách đưa đón công dân.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, hiện nay người dân chưa được tự ý ra khỏi địa bàn tỉnh Bình Dương. Những người có nhu cầu, trong đó ưu tiên một số đối tượng được về quê nhưng phải có sự đồng ý và tổ chức, phối hợp của UBND tỉnh, thành nơi thường trú của người dân.

Các đối tượng được ưu tiên gồm: người có bệnh hiểm nghèo, ốm đau dài ngày; phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ; người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 16 tuổi; công dân từ các tỉnh đi thăm thân nhân, giải quyết công việc, khám bệnh nhưng bị "mắc kẹt" tại Bình Dương; người lao động tự do mất việc làm; các trường hợp đặc biệt khó khăn khác...

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương cho biết đã phối hợp với 10 tỉnh, thành đưa trên 2.600 người có hoàn cảnh khó khăn về quê.

Người lao động làm việc cho các nhà máy, xí nghiệp tạm ngưng việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19 được khuyến khích nên ở lại, sẵn sàng trở lại công việc khi các nhà máy mở cửa trở lại.

Để người lao động an tâm ở lại, tỉnh Bình Dương đã chi hỗ trợ của địa phương (được HĐND tỉnh Bình Dương thông qua) cho người khó khăn một phần tiền thuê nhà (300.000 đồng/trường hợp) và tiền lương thực thực phẩm (500.000 đồng/trường hợp) với số tiền trên 1.045 tỉ đồng.

Ngoài ra, cũng đã chi cho các đối tượng khó khăn theo nghị quyết số 68 của Chính phủ là trên 524.000 trường hợp, với số tiền trên 734 tỉ đồng. (Tuoitre.vn 20/9, Bá Sơn)Về đầu trang

Quảng Bình: Bí thư, Chủ tịch xã khiêng người quá cố do COVID-19 đi mai táng

 Quảng Bình ghi nhận 4 người chết vì COVID-19, nhưng việc mai táng những người quá cố gặp rất nhiều khó khăn do không đơn vị nào nhận làm dịch vụ mai táng.

Sáng 20/9, Ban phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình công bố có thêm 35 ca mắc COVID-19, trong đó có thêm 2 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại Quảng Bình từ trước đến nay lên 1.524 ca và 4 ca tử vong.

Điều đáng nói, việc mai táng những người quá cố tại tỉnh này gặp rất nhiều khó khăn do không đơn vị nào nhận làm dịch vụ mai táng, trong lúc gia đình người quá cố đang thực hiện cách li.

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Bí thư Đảng uỷ xã Bảo Ninh, cho biết: Trên địa bàn có BN 381637, 53 tuổi ở thôn Đồng Dương tử vong do COVID-19. Toàn bộ gia đình bệnh nhân này đang đi cách li tập trung. Liên hệ qua điện thoại gia đình mong muốn chính quyền địa phương giúp hoả táng người quá cố, tuy nhiên lò thiêu tỉnh Hà Tĩnh từ chối.

Chính quyền địa phương đã liên hệ các nhà đòn làm dịch vụ trên địa bàn nhưng cũng bị từ chối. Hàng xóm cũng không nhận mai táng giúp người quá cố vì sợ lây lan dịch bệnh.

Không thể để người chết nằm đó, không được mai táng, ông Hiếu đã tổ chức họp Thường vụ Đảng uỷ xã và thống nhất Bí thư, Chủ tịch xã và toàn bộ uỷ viên thường vụ phải khiêng người chết đi mai táng.

Tương tự, trong sáng 20/9, tại phường Hải Thành (TP. Đồng Hới), BN 412011, 82 tuổi bị chết do COVID-19 cũng bị các nhà đòn từ chối mai táng dịch vụ. Ông Phạm Ngọc Thắng, Chủ tịch UBND phường Hải Thành, cho biết: May mắn hơn xã Bảo Ninh, lãnh đạo phường Hải Thành đã vận động được 4 người trong gia đình người quá cố tham gia mai táng.

Phường Hải Thành không có đất nghĩa trang nên phải sang nhờ nghĩa trang xã Bảo Ninh. “Cũng may hai người chết chôn gần nhau nên anh em lãnh đạo hai địa phương xúm vào hỗ trợ nhau để làm thủ tục mai táng cho người quá cố" ông Thắng nói.

Ông Thắng lý giải, phường đã thành lập đội xung kích chôn người chết do COVID-19, nhưng các thành viên chưa được tiêm vắc xin nên không thể tham gia. Lãnh đạo phường là những người tiêm hai mũi nên đứng ra làm việc này. “Đây là trường hợp bất đăc dĩ, chứ thực ra như tôi đây đi mai táng về là phải cách li 14 ngày. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì không còn ai làm việc ở phường” – ông Thắng nói.

Trao đổi sự việc này với một số lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình, tất cả đều nói vấn đề này là tối mật nên không thể thông tin. Trong lúc đó, Trưởng ban Phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Quảng Bình thì nói, tất cả đều có phương án nhưng yêu cầu PV sang UBND tỉnh hỏi. (Tienphong.vn 20/9, Hoàng Nam)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021

Trong ngày làm việc ngày 20.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến về nhiều nội dung, trong đó có công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021.

 

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 3, sáng 20.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2021 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình bày báo cáo công tác; Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày báo cáo về công tác thi hành án.

Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án. Tổng Thanh tra Chính phủ trình bày báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra về công tác phòng, chống tham nhũng.

Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2021. (Laodong.vn 20/9, Phạm Đông) Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài: Việt Nam cần hành động ngay bây giờ!

Các hiệp hội doanh nghiệp gồm AmCham Việt Nam, Acean USABC, EuroCham và KoCham đồng quan điểm "chậm mở cửa, cơ hội đầu tư sẽ không quay lại Việt Nam".

Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam gồm Amcham, EuroCham, KoCham, Acean USABC (Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Asean) vừa đồng ký tên trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất chiến lược "Phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực" nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trong trạng thái chống dịch mới.

Trong thư, các hiệp hội cho rằng “điều quan trọng là Việt Nam phải hành động ngay bây giờ để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đồng thời không bị tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế”.

Các hiệp hội cam kết hỗ trợ các mục tiêu kép Covid-19 của Chính phủ là bảo vệ cuộc sống và sinh kế, bảo đảm sức khỏe và sự an toàn của người dân, thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế. Đồng thời, ủng hộ định hướng chính sách chiến lược của Chính phủ là thích ứng để "sống chung với virus một cách an toàn".

Đại diện các doanh nghiệp nước ngoài cũng mong muốn chung tay cùng với Chính phủ và chính quyền các tỉnh, thành khắp cả nước, đặc biệt là TP HCM, vùng kinh tế phía Nam và Đà Nẵng tái mở cửa nền kinh tế một cách an toàn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và thiết lập trạng thái "bình thường mới".

Theo các hiệp hội, doanh nghiệp cần có lộ trình rõ ràng cho việc mở cửa trở lại ngay từ bây giờ. "Khảo sát gần đây của các hiệp hội cho thấy ít nhất 20% thành viên sản xuất của chúng tôi đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang một quốc gia khác, với nhiều cuộc thảo luận hơn đang được tiến hành" - các hiệp hội nêu thực tế và nhận định Việt Nam đang bỏ lỡ những cơ hội đầu tư có thể không quay trở lại.

Đầu tư sẽ không tăng nếu không có kế hoạch rõ ràng để tái mở cửa và phục hồi khi mà các kế hoạch đầu tư đang bị trì hoãn do những bất ổn hiện tại. Các nhà đầu tư tiềm năng mới không thể đến nếu không có các chính sách hợp lý cho việc nhập cảnh của người nước ngoài.

Các nhà đầu tư quốc tế cũng cảnh báo Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội lớn để tận dụng đa dạng hóa chuỗi cung ứng đi từ Trung Quốc nếu không thể chứng minh đây là một sự thay thế đáng tin cậy.

"Để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, kể cả so với Malaysia, Indonesia và Thái Lan, Việt Nam phải hành động ngay từ bây giờ" – các hiệp hội nhận định.

Cũng theo các hiệp hội, vắc-xin là yếu tố then chốt và là chìa khoá để cho phép tái mở cửa an toàn và phục hồi kinh tế. Các hiệp hội cũng thống nhất cần phải có một ứng dụng hoặc hệ thống theo dõi được điều phối giữa các bộ/ngành và các tỉnh để cho phép việc nhận dạng, tiếp cận, đi lại một cách nhất quán khi áp dụng hệ thống vắc-xin điện tử.

Song song đó, hệ thống quản lý hành chính cần chấp nhận nhiều hơn các tài liệu kỹ thuật số của doanh nghiệp, vừa tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong thời gian dịch bệnh, vừa cho phép đổi mới và tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số.

Sản xuất cần phải tái mở cửa thiết lập trạng thái "bình thường mới" ngay bây giờ. Các doanh nghiệp có hồ sơ theo dõi đã được chứng minh và kế hoạch rõ ràng cần được kích hoạt để đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn đối với hoạt động và an toàn của người lao động và mở cửa trở lại khi họ có thể, với sự giám sát sau khi thực hiện. (Nld.com.vn 20/9)Về đầu trang

Đề xuất sửa Luật Đầu tư gỡ vướng cho bất động sản

Cuối tuần qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành công văn số 6278 gửi Bộ Tư pháp về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư.

Đáng chú ý, theo nội dung sửa đổi trong đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ách tắc lớn nhất hiện nay trên thị trường bất động sản về thủ tục lựa chọn chủ đầu tư sẽ được tháo gỡ.

Theo Điều 75 Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020, để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà đầu tư phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở. Như vậy, tất cả các dự án không phải là đất ở hoặc không có một phần diện tích đất ở không được chấp thuận là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.

Trong khi đó hiện nay, phần lớn quỹ đất phát triển nhà ở hầu hết đều là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh… Quy định này khiến các dự án nhà ở thương mại trên cả nước không được công nhận chủ đầu tư, làm giảm nguồn cung, đẩy giá nhà tăng cao.

Từ thực tế trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định này theo hướng các doanh nghiệp chỉ cần sở hữu quỹ đất “phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” sẽ được công nhận là chủ đầu tư.

Nếu được thông qua, đây là một sửa đổi quan trọng, có thể tháo gỡ nút thắt lớn cho dự án nhà ở thương mại khi các doanh nghiệp chỉ cần sở hữu quỹ đất “phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” sẽ được công nhận chủ đầu tư, chứ không cần phải có nguồn gốc đất ở hoặc một phần đất ở.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá việc sửa đổi quy định theo hướng trên sẽ góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản, tạo lập nguồn cung dồi dào các dự án nhà ở thương mại, sản phẩm nhà ở, góp phần giảm giá nhà, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. (VTV.vn 20/9)Về đầu trang

Doanh nghiệp hiến kế xử lý các vấn đề sau kiểm soát dịch COVID-19

Đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp tái cấu trúc quản trị kinh doanh và quay lại sản xuất an toàn, hiệu quả, một số Hiệp hội doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đang tăng cường cập nhật thông tin thị trường và đưa ra những giải pháp phù hợp với môi trường đầu tư, kinh doanh mới. Đặc biệt, nhiều chuyên gia, lãnh đạo đầu ngành cũng phát huy vai trò dẫn đầu, chia sẻ bài học kinh doanh xử lý các vấn đề sau kiểm soát dịch COVID-19.

Tại hội nghị trực tuyến do Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC), Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao vừa tổ chức, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch công ty Tư vấn kinh doanh - Hội nhập toàn cầu (GIBC) chia sẻ, gần đây có những quan ngại về đơn hàng cho những thị trường khó tính vì không có lao động đạt yêu cầu và có thể dẫn đến nguy cơ mất thị trường. Vì vậy, trong chiến lược sắp tới, doanh nghiệp cần tận dụng năng lực quản lý của Nhà nước và quản trị công ty để giảm bớt thiệt hại cũng như rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu...

Ông Phạm Phú Ngọc Trai cũng cho rằng, các Chỉ thị của Nhà nước trong giai đoạn này nên có sự tham vấn và lấy ý kiến của doanh nghiệp trước khi ban hành nhằm tránh những bất cập gây cản trở môi trường đầu tư, kinh doanh trong và ngoài nước. Điển hình, đẩy mạnh những giải pháp cụ thể trong hỗ trợ từ ngân sách, quỹ bảo hiểm xã hội, công đoàn… chi đến từng doanh nghiệp phục vụ chi trả ngay cho người lao động đang sản xuất, người lao động bị ngừng việc… để doanh nghiệp giữ chân được người lao động khi chuẩn bị quay lại sản xuất, kinh doanh.

Còn việc đi lại của người lao động, nếu đáp ứng các tiêu chí của chính quyền địa phương thì có thể nới lỏng cho doanh nghiệp chủ động khai báo sẽ thuận lợi hơn. Hoặc, trao thêm sự linh hoạt cho doanh nghiệp và hỗ trợ thiết thực thay vì kiểm soát, can thiệp theo quy định chung toàn xã hội. Đồng thời, khẩn trương thúc đẩy tiến độ liên thông dữ liệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự khai báo lộ trình di chuyển, tiếp cận vaccine, tổ chức y tế tại chỗ, kết hợp với y tế tư nhân...

Còn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty RYNAN Technologies, Chủ tịch Câu lạc bộ LBC đề xuất, phương thức lấy mẫu xét nghiệm CNOK có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí xét nghiệm, hiện đang là vấn đề tốn nhiều chi phí trong vận hành sản xuất, kinh doanh. CNOX là phương thức lấy mẫu xét nghiệm dựa trên toán học xác suất thống kê, trong đó C là chính xác, N là nhanh chóng, O là ổn định tâm lý người lao động và K là kinh tế, giúp phát hiện nhanh chóng và tương đối chính xác người bị nhiễm COVID-19.

Phân tích cụ thể, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ chỉ ra rằng, Công ty RYNAN Technologies hiện có 350 nhân viên đang thực hiện "3 tại chỗ". Mỗi lần xét nghiệm mất hơn nửa ngày, tốn 60 triệu đồng/lần và 240 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, với phương thức lấy mẫu xét nghiệm CNOK, mỗi tháng Công ty RYNAN Technologies chỉ tốn khoảng 72,8 triệu đồng. Nếu thực hiện xét nghiệm dùng mẫu gộp hai (một kit test cho hai người) thì chi phí xét nghiệm mỗi tháng còn lại là 36,4 triệu đồng.

Đây là giải pháp giúp doanh nghiệp đang hoạt động theo phương án "3 tại chỗ" và "1 cung đường, 2 điểm đến" phát hiện nhanh dịch COVID-19 với độ chính xác tương đối cao cũng như không phải dừng sản xuất để thực hiện.

Ngoài ra, doanh nghiệp có số lượng lớn người lao động có thể chia thành những phân tổ để quản lý, giám sát và kiểm soát; trong đó, mỗi ngày nhân viên đại diện phân tổ sẽ được xét nghiệm, cứ thế xoay vòng lần lượt từng người. Như vậy, sẽ tiết kiệm được chi phí xét nghiệm cho doanh nghiệp. Còn với doanh nghiệp nhỏ với 15 lao động thì chỉ cần xét nghiệm một người/ngày.

Theo ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc đầu tư, Trưởng phòng nghiên cứu Dragon Capital, doanh nghiệp hoàn toàn có cơ sở để lạc quan, bởi nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy sự bền bỉ và năng động. Việt Nam là một trong những quốc gia duy nhất trên thế giới vào năm 2020 đã có mức tăng trưởng dương; trong đó, tất cả các nước khác trong khu vực, ngoại trừ Trung Quốc đều có nền kinh tế bị tăng trưởng âm. (VTV.vn 20/9)Về đầu trang

Mở cửa trở lại nền kinh tế: Cần thiết nhưng phải cẩn trọng, linh hoạt

Chính phủ và nhiều địa phương đang xây dựng kế hoạch từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, mở cửa trở lại trong trạng thái bình thường mới.

Theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, sau đợt giãn cách lần thứ tư này, doanh thu của nhiều doanh nghiệp (DN) đã giảm 50% và giảm mạnh trên diện rộng. Nhu cầu các ngành hàng cũng giảm mạnh. Trong khi đó, chi phí đầu vào, vận chuyển ngày càng tăng, nguyên vật liệu bị thiếu hụt, dẫn đến hậu quả là DN bị ảnh hưởng nặng nề.

Ông Nam cho rằng, sự thiệt hại đối với nền kinh tế đã rất rõ ràng, thể hiện qua một loạt các chỉ số như: phát triển công nghiệp, bán lẻ hàng hoá, hàng tiêu dùng... đều suy giảm. Ngoài ra, còn nhiều thiệt hại trong trung và dài hạn như: áp đặt biện pháp hành chính chưa hợp lý, còn quá nhiêu khê, cồng kềnh, phức tạp làm xói mòn lòng tin của các doanh nghiệp. Niềm tin bạn hàng nước ngoài cũng suy giảm do đổ vỡ chuỗi cung ứng, không đảm bảo tiến độ giao hàng, làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

"Càng kéo dài các biện pháp giãn cách thì sự ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất càng lớn", ông Nam khẳng định.

Đồng quan điểm, ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ–ASEAN (USABC) cho rằng, mục đích của các biện pháp giãn cách, phong tỏa mạnh chưa từng có tiền lệ như ở TP.HCM và một số tỉnh phía Nam là để "làm phẳng" đỉnh dịch, giảm thiểu thiệt hại về người. Trong thời gian đó, đương nhiên phải cắt giảm các hoạt động sản xuất kinh doanh để hạn chế sự di chuyển và tụ tập số đông người lao động. Tuy nhiên, việc tạm dừng hoặc cắt giảm công suất, sản lượng này không thể kéo dài quá lâu vì khi quá ngưỡng, DN sẽ không thể phục hồi, sẽ mất thị trường và hàng vạn lao động cũng sẽ mất việc, dẫn đến đổ vỡ về kinh tế.

"Việt Nam bắt buộc phải tính đến tái mở cửa, tái hoạt động, không phải là sắp tới, mà ngay từ bây giờ và có kế hoạch rõ ràng", ông Vũ Tú Thành nêu quan điểm.

Rõ ràng, việc mở cửa trở lại nền kinh tế là cần thiết nhưng mở thế nào để người dân được an toàn và DN hoạt động ổn định là điều mà ai cũng quan tâm. TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần lên kịch bản sống chung với dịch thay vì đóng cửa, giãn cách như hiện nay. Các nước trên thế giới cũng đã đi theo hướng này. Tuy nhiên, nới lỏng nhưng vẫn phải an toàn, linh hoạt, thích ứng hơn với điều kiện mới. Đặc biệt, phải đẩy nhanh tiêm vaccine, tuân thủ nghiêm 5K, chủ động tích cực hơn ứng dụng công nghệ thông tin và dữ liệu trong phòng chống dịch.

"Phải có kế hoạch, kịch bản chi tiết. Ví dụ, nếu xảy ra F0 thì phải xử lý như thế nào từ người dân đến DN, chính quyền chứ không phải thấy F0 là đóng cửa ngay nhà máy. Chấp nhận mở cửa thì không thể không có F0 nhưng phải làm gì để DN vẫn duy trì được hoạt động. Sống chung với dịch trong tình hình mới tức là người nhiễm bệnh thì được đi chữa, người khỏe thì phải được đi làm", TS. Cấn Văn Lực nêu ý kiến.

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế nhìn nhận, mở cửa và nối lại các hoạt động kinh tế đang là vấn đề sống còn đối với DN hiện nay. Tuy vậy, để mở cửa trở lại kinh tế ưu tiên trước hết vẫn phải đảm bảo an toàn để giữ được những thành quả chống dịch trong thời gian qua. Cần đưa ra các điều kiện an toàn và lộ trình phù hợp để mở cửa trở lại nền kinh tế.

Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, đã đến lúc nên thí điểm mở cửa dần theo địa bàn. Đầu tiên, cho phép các khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại các vùng an toàn (vùng xanh) không có F0 trong cộng đồng trong 2, 3 tuần được trở lại sản xuất bình thường cùng với việc thực hiện 5K.

"Khi nhiều DN trở lại hoạt động bình thường, đặc biệt là những DN lớn có hàng chục nghìn công nhân thì lực lượng lao động này không phải đến từ một vùng, mà có thể đến từ vùng xanh, vàng, đỏ nên phải phân loại cẩn trọng, có thể cho những người đến từng vùng nguy cơ cao tạm nghỉ hoặc thực hiện "3 tại chỗ". Khi vùng xanh tổ chức tốt thì dần dần triển khai đến vùng vàng, còn vùng đỏ phải làm rất chặt, bóc tách F0 và điều trị", PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nêu rõ.

Cũng theo ông Thịnh, kịch bản mở cửa trở lại nền kinh tế cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, thực hiện cẩn trọng từng bước, hài hòa với các điều kiện an toàn về phòng chống dịch. Khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và hạn chế được vùng đỏ sẽ cho áp dụng các biện pháp bình thường mới.

"Việc mở cửa tuy nói là dần dần vì chúng ta phải lựa chọn ngành nghề mở cửa lần lượt nhưng rõ ràng rất nhiều ngành nghề bây giờ phải mở cửa ngay và luôn vì có ý nghĩa về kinh tế vừa có ý nghĩa về dân sinh. Bởi nếu không sớm mở cửa lại nền kinh tế trong tháng 9 sẽ rất nguy hiểm bởi các hợp đồng hàng hoá nếu không triển khai ngay sẽ bị mất thị trường, mất bạn hàng mà về lâu dài còn ảnh hưởng đến dân sinh. Chính vì vậy, ban đầu chúng ta sẽ lựa chọn ngành nghề đủ an toàn để mở cửa trước", PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh đề xuất.

Đồng thời, PGS. TS. Thịnh cho rằng, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thống nhất các thủ tục, giấy tờ, hóa đơn, chứng từ để giảm bớt thủ tục hành chính, thời gian, chi phí vận chuyển, logistics, bến bãi, kho tàng… để cùng với các chính sách hỗ trợ về lãi suất, vay nợ, miễn giảm thuế, phí, lệ phí… của Chính phủ, giúp DN nhanh chóng hồi phục và phát triển sau khi mở cửa lại hoạt động sản xuất kinh doanh sau giãn cách. (VTV.vn 20/9)Về đầu trang

Kiến nghị xem xét lại “ba tại chỗ” vì chi phí vận hành quá cao

Cho phép doanh nghiệp chủ động triển khai các phương án tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp; xem xét lại mô hình "ba tại chỗ" do chi phí vận hành quá cao.

Thông tin được nêu ra trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư (Bộ KH&ĐT) tại hội nghị trực tuyến với một số địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp (KCN) do Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì ngày 20-9.

Theo bộ này, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có những phương án kịp thời để hạn chế ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới hoạt động của doanh nghiệp.

Các mô hình sản xuất được áp dụng như "ba tại chỗ", "một cung đường, hai điểm đến", test nhanh cho người lao động để sản xuất đáp ứng thời hạn các đơn hàng, chủ động tìm nguồn cung nguyên vật liệu, cắt giảm chi phí hoạt động…

Tuy vậy, Bộ KH&ĐT cho hay ngoài việc thu hút đầu tư vào KCN bị ảnh hưởng thì các doanh nghiệp trong các KCN phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đứt gãy, gây thiếu nguồn cung đầu vào và thị trường đầu ra.

Tình hình dịch cũng khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng phải trì hoãn hoặc hủy đơn hàng, nên nếu đợt dịch bùng phát kéo dài có thể bị mất thị trường do bạn hàng thay đổi chuỗi cung ứng. Trong khi đây đều là các ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực theo mô hình chuỗi cung ứng như điện thoại, điện tử, máy tính, dệt may…

Thực tế, chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, đội chi phí giá thành sản xuất. Dòng tiền vào bị thiếu hụt nghiêm trọng dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn để có thể trang trải các khoản chi phí duy trì hoạt động.

Ngoài ra, hướng dẫn phòng, chống dịch chưa hợp lý, hiệu quả hoặc áp dụng cứng nhắc tại một số địa phương đã khiến chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu bị gián đoạn nghiêm trọng; vướng mắc khi vừa triển khai chống dịch vừa sản xuất…

Bộ KH&ĐT cho rằng, ngoài tác động của dịch COVID-19, việc hướng dẫn các chính sách phòng, chống COVID-19 tại các địa phương chưa thống nhất dẫn đến tình trạng ách tắc trong lưu thông hàng hóa và di chuyển của người lao động.

Một số chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp chưa được triển khai và kịp thời điều chỉnh phù hợp với diễn biến của dịch bệnh, thời gian áp dụng chính sách hỗ trợ ngắn nên chưa đem lại tác động cho một số doanh nghiệp như: chính sách giãn, giảm thuế; chính sách hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí.

Do đó, trong kiến nghị bộ này nêu ra các giải pháp như thực hiện các quy định phòng, chống dịch COVID-19 thống nhất, không gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch với các chính sách mạnh mẽ hơn như miễn, giảm, hoãn, khoanh thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT; nguồn vốn.

Bộ KH&ĐT nêu ra nhóm kiến nghị về cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp để giảm chi phí kinh doanh, tiếp cận nguồn lực. Trong đó, xem xét ban hành các phương án, hình thức tổ chức sản xuất khả thi để doanh nghiệp được lựa chọn phù hợp với từng điều kiện cụ thể.

Cho phép doanh nghiệp chủ động triển khai các phương án tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp; xem xét lại mô hình "ba tại chỗ" do chi phí vận hành quá cao.

Tiếp tục cắt giảm chi phí đầu vào; đồng bộ chính sách như nhà ở công nhân, mặt bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, xem xét cho doanh nghiệp chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp... (Tuoitre.vn 20/9, N.An)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Đề xuất tăng mức xử phạt hành vi vi phạm giao thông đường bộ

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ xem xét dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt nhằm đồng bộ với Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1/1/2022.

Nội dung sửa đổi của Nghị định 100 tập trung vào việc tăng mức phạt đối với một số vi phạm đồng thời bổ sung các quy định cụ thể, tạo cơ sở pháp lý và quy trình cho lực lượng thực thi công vụ.

Cụ thể, Bộ GTVT đề xuất tăng mức xử phạt từ 7-8 triệu đồng hiện hành lên 10-15 triệu đồng đối với người đua mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép; tăng từ 8-10 triệu đồng lên 20-25 triệu đồng đối với trường hợp đua ô tô trái phép.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đề xuất tăng mức xử phạt từ 3-4 triệu đồng lên mức 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy có dung tích xi lanh trên 175cm3 không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép hết hạn; tăng mức xử phạt từ 4-6 triệu đồng lên mức 10-12 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy không do cơ quan thẩm quyền cấp, giấy hết hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên.

Bộ GTVT đề xuất tăng mức xử phạt đối với chủ xe và lái xe có hành vi chở hàng quá tải trọng cho phép, trong đó, phạt tiền 4- 6 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe quá tải từ 10%-20%; phạt tiền 13-15 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe quá tải từ 20%-50%; phạt tiền 40-50 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe quá tải trên 50%. Đồng thời, Bộ GTVT cũng bổ sung xử phạt đối với hành vi trốn tránh, không trả tiền qua trạm thu phí, với mức phạt 4-6 triệu đồng. (PhapluatPlus.vn 20/9, Vương Gia)Về đầu trang

Duyệt thêm khoảng 222 tỷ đồng cho vay trả lương ngừng việc

Ngân hàng Chính sách xã hội đã phê duyệt thêm khoảng 222 tỷ đồng để hỗ trợ người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong 1 tháng qua.

Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, tính đến ngày 17/9, hệ thống đã phê duyệt 746 hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động với số tiền hơn 392 tỷ đồng để trả lương cho 112.397 lượt người lao động.

Đây là kết quả sau hơn 2 tháng triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân được 382 tỷ đồng cho 730 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 109.373 lượt người lao động tại 63 tỉnh, thành phố.

63/63 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tại các tỉnh, thành phố đã chủ động tiếp cận và hướng dẫn người sử dụng lao động hoàn thiện việc lập hồ sơ vay vốn.

Như vậy so với thống kê tại ngày 17/8, trong 1 tháng qua, Ngân hàng Chính sách xã hội đã phê duyệt thêm khoảng 222 tỷ đồng để hỗ trợ người sử dụng lao động trả lương cho người lao động, nhằm phục hồi sản xuất.

Các tỉnh, thành phố đang trong khu vực thực hiện theo nguyên tắc Chị thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, bưu điện để tiếp nhận, hướng dẫn người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ.

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động, người lao động đủ điều kiện được thụ hưởng gói cho vay trả lương lãi suất 0% theo Quyết định số 23, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện miễn phí chuyển tiền giải ngân cho vay người sử dụng lao động trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất. (VTV.vn 20/9)Về đầu trang

Quy định mới về lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi không trừ tỉ lệ hưởng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo đó, đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21.4.1998 hoặc trước ngày 26.4.2002, dự thảo quy định chính sách về hưu trước tuổi không phải trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.

Nhà nước đóng bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu để giải quyết chế độ hưu trí đối với lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng; chế độ trợ cấp, hỗ trợ thêm theo số năm tham gia bảo hiểm xã hội, số năm làm việc tại công ty.

Đồng thời sửa đổi tuổi nghỉ hưởng lương hưu từ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ lên 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi đối với nữ theo lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.

Sửa đổi cách tính tiền hỗ trợ thêm cho người lao động dôi dư từ hệ số so với mức lương cơ sở sang hệ số so với mức lương tối thiểu vùng bình quân.

Theo đó, đối với người lao động dôi dư được nghỉ hưu trước tuổi thì được hỗ trợ thêm 0,4 hoặc 0,2 tháng lương tối thiểu vùng bình quân cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với người lao động dôi dư không đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưởng lương hưu trước tuổi trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo hình thức cổ phần hóa, bán, chuyển thành trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp thì được hỗ trợ 0,05 tháng lương tối thiểu vùng bình quân cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp.

Trường hợp người lao động dôi dư không đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưởng lương hưu trước tuổi trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo hình thức giải thể phá sản thì được hỗ trợ 0,2 tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp.

Đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21.4.1998 hoặc từ ngày 26.4.2002 trở về sau: người lao động dôi dư thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Bộ luật Lao động.

Chính sách đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp được hưởng như người lao động dôi dư.

Về thời gian và tiền lương làm căn cứ tính chế độ đối với người lao động dôi dư, dự thảo sửa đổi quy định về thời gian làm việc làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Sửa đổi cách tính thời gian làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại để tính khoản tiền hỗ trợ để đảm bảo tính thống nhất.

Đồng thời, sửa đổi tiền lương làm căn cứ tính các khoản hỗ trợ cho người lao động dôi dư là mức lương tối thiểu vùng bình quân do Chính phủ công bố tại thời điểm người lao động nghỉ việc. (Laodong.vn 20/9, Anh Thư)Về đầu trang

Cơ quan Nhà nước ở TP.HCM được bố trí tối đa 50% cán bộ đến trụ sở

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa có chỉ đạo khẩn về việc thay đổi phương thức làm việc của đơn vị, cơ quan Nhà nước trên địa bàn theo 3 giai đoạn cụ thể.

Giai đoạn 1 (từ 1/10 đến 31/10), các cơ quan, đơn vị Nhà nước bố trí tối đa 1/2 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thẻ xanh làm việc trực tiếp tại trụ sở; số cán bộ còn lại làm việc trực tuyến tại nhà. Các đơn vị có nhu cầu hoặc đơn vị đặc thù bố trí hơn 1/2 tổng số cán bộ phải được UBND TP chấp thuận bằng văn bản.

Riêng lực lượng vũ trang, ngành y tế đảm bảo 100% quân số phù hợp thực hiện công tác phòng, chống dịch. Đơn vị nào đang tạm ngừng hoạt động do dịch Covid-19 bố trí bảo vệ trực phòng cháy chữa cháy, xử lý công việc đột xuất.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm nếu để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động lây nhiễm bệnh do không chấp hành quy định phòng dịch tại công sở. Riêng cán bộ cư trú tại vùng phong tỏa hoặc vùng nguy cơ rất cao (vùng đỏ) phải được bố trí làm việc tại nhà theo thời hạn quy định.

Giai đoạn 2 (từ 1/11/2021 đến 15/1/2022), các cơ quan đơn vị chỉ bố trí tối đa 2/3 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thẻ xanh làm việc trực tiếp tại trụ sở. Lực lượng vũ trang, ngành y tế đảm bảo quân số phù hợp thực hiện công tác phòng chống dịch.

UBND TP khuyến khích các tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

Giai đoạn 3, sau ngày 15/1/2022, các cơ quan được bố trí toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thẻ xanh làm việc trực tiếp tại trụ sở; người có thẻ vàng phải có thêm kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2.

Thành phố khuyến khích, ưu tiên tổ chức, cá nhân dùng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

UBND TP.HCM giao Thanh tra thành phố chủ trì, phối hợp các cơ quan kiểm tra việc triển khai các biện pháp cấp bách trong phòng chống dịch trên địa bàn phù hợp theo từng giai đoạn.

Cơ quan, đơn vị thường xuyên kiểm tra việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc bằng hình thức phù hợp; thực hiện nghiệm việc đánh giá Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch tại các cơ quan. (Zingnews.vn 20/9)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Đăng ký phương tiện đường sắt trên cổng dịch vụ công từ ngày 1/10

Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 13/2021/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/10/2021, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2018 quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt.

Theo Thông tư này, từ ngày 1/10, chủ sở hữu có thể nộp hồ sơ thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi, xóa giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trên cổng dịch vụ công.

Thực tế đến nay, thực hiện Thông tư 21/2018 cho thấy, sau khi Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận đăng ký, vẫn có nhiều trường hợp chủ sở hữu phương tiện chậm trễ trong việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định. Do vậy, thủ tục hành chính vẫn phải chờ hoàn thành nghĩa vụ tài chính của chủ sở hữu. Để khắc phục tình trạng này, cần có quy định trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi Cục Đường sắt Việt Nam trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Việc ban hành Thông tư sửa đổi này, nhằm bổ sung các quy định phù hợp với hình thức cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính trên mạng; đồng thời, thực hiện mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021 của Bộ GTVT.

Thông tư 13 đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tại các điều: 3, 5, 6, 7, 8 và 17. Về trình tự, thời gian thực hiện thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi, xóa giấy chứng nhận đăng ký được quy định tại Điều 8, Thông tư 13 quy định các hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, qua môi trường mạng, qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.

Trường hợp hồ sơ nộp qua môi trường mạng tại Cổng dịch vụ công của Bộ GTVT địa chỉ website https://dichvucong.mt.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia về đăng ký: Chủ sở hữu phương tiện tiếp nhận thông tin về tiến trình xử lý hồ sơ đã gửi Cục Đường sắt Việt Nam qua email, tin nhắn điện thoại, tài khoản của chủ sở hữu phương tiện trên Cổng dịch vụ công của Bộ GTVT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. (TTXVN/Baotintuc.vn 20/9, Vân Sơn) Về đầu trang

Gộp thủ tục hành chính

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng liên quan về xây dựng Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước (Phương án). Trong đó, có hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Những quy định không hợp lý chính là rào cản đối với hoạt động kinh doanh của trường nghề. Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, trao quyền tự chủ, gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyển từ cơ chế "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" là yêu cầu thiết thực. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia pháp lý, các đề xuất tại Dự thảo Phương án, về cơ bản sẽ góp phần cắt giảm chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp. Song, để bảo đảm tinh thần cải cách, cần phải xem xét thêm một số nội dung để đưa vào Phương án cải cách.

Đơn cử, về cơ chế thành lập và đăng ký hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP quy định thủ tục để thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm thủ tục cho phép thành lập và thủ tục đăng ký hoạt động sau khi đã được phép thành lập. Theo đó, tại thời điểm thực hiện thủ tục cho phép thành lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về đăng ký hoạt động, trong Đề án phải nêu các dự kiến về việc đáp ứng các điều kiện này, đồng thời phải chứng minh điều kiện về vốn, địa điểm xây dựng trường.

Liên quan đến thẩm quyền, Điều 7, Nghị định số 143/2016/NĐ-CP quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập, tư thục trực thuộc tỉnh; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập trung tâm giáo dục dạy nghề trực thuộc cơ quan, tổ chức mình; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, tư thục.

Có thể thấy, Nhà nước quản lý lĩnh vực này theo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và xác định các điều kiện để cơ sở giáo dục có thể vận hành bảo đảm chất lượng đào tạo nghề. Tuy nhiên, thực tế việc thiết kế cơ chế quản lý hoạt động cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hai thủ tục như trên đang tạo ra gánh nặng về thủ tục, chi phí tuân thủ cho các nhà đầu tư. Để giảm gánh nặng về thủ tục hành chính cần xem xét theo hướng gộp thủ tục cho phép thành lập và đăng ký hoạt động thành một thủ tục đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp. (Daibieunhandan.vn 19/9, Nguyễn Ngân)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Cách chức Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu vừa ký quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Đình Duyệt - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn.

Theo Quyết định số 1862 ngày 17/9/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Nguyễn Đình Duyệt - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trước đó, vào tháng 4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Lạng Sơn ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đình Duyệt để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Với vai trò là Phó Giám đốc Sở, kiêm Trưởng ban Quản lý các dự án do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn làm chủ đầu tư, ông Duyệt đã móc nối với nhà thầu, cố tình làm trái để trục lợi cá nhân, gây thất thoát hàng tỷ đồng ngân sách Nhà nước. (VOV.vn 19/9, Duy Thái) Về đầu trang ./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More