Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 26-5-2020

Post date: 26/05/2020

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.                Nghi án công ty Nhật ở Bắc Ninh hối lộ 5,4 tỉ đồng để trốn thuế. 1

2.                Bộ trưởng Tài chính: lập đoàn thanh tra vụ Tenma Việt Nam hối lộ để trốn thuế. 2

CHỈ THỊ MỚI 3

3.                Chuẩn bị thật tốt nhân sự Quân đội tham gia Trung ương khóa mới 3

TIN QUỐC HỘI 5

4.                Tiêu chuẩn chức danh hòa giải viên: ĐBQH đề xuất giảm thời gian kinh nghiệm.. 5

5.                Đại biểu Quốc hội lo trục lợi từ miễn thuế đất nông nghiệp. 5

6.                Đề xuất thêm điều kiện kiểm soát đầu tư nước ngoài 7

7.                Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng việc thành lập Bộ Thanh niên và thể thao. 8

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 9

8.                Đề xuất giảm 30% thuế thu nhập cho hơn 700.000 doanh nghiệp. 9

9.                Đón “sóng” FDI sau đại dịch: Làm sao biến cơ hội thành hiện thực?. 10

10.             Kon Tum hỗ trợ doanh nghiệp, quyết tâm xử lý cán bộ nhũng nhiễu. 11

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 12

11.             Thay đổi là tất yếu. 12

QUẢN LÝ.. 13

12.             Bộ Tài chính thông báo hỏa tốc về chính sách bảo hiểm xe máy. 13

13.             Muôn kiểu sai sót hỗ trợ COVID-19 ở Thanh Hóa: Trăm dâu đổ đầu... ông trưởng thôn  14

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 15

14.             TP Hồ Chí Minh tổ chức các đoàn kiểm tra cải cách hành chính tại cơ sở. 15

15.             Cà Mau: Cán bộ "vi hành" phát hiện nhiều vụ nhũng nhiễu người dân. 16

16.             Hơn 90% người dân ở Đồng Nai hưởng lợi từ hồ sơ sức khỏe điện tử. 16

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 17

17.             Luật sư yêu cầu truy cứu cựu giám đốc Sở Giáo dục trong vụ nâng điểm Sơn La. 17

18.             Thanh tra Công an TP.HCM xác minh vụ Cảnh sát giao thông Tân Sơn Nhất bị tố đòi tiền người vi phạm.. 18

THẾ GIỚI 19

19.             Dính bê bối "đội giá" máy thở, cựu Bộ trưởng Y tế Bolivia bị tạm giam.. 19

20.             Quốc đảo Singapore và câu chuyện làm việc từ xa. 19

 TIÊU ĐIỂM

Nghi án công ty Nhật ở Bắc Ninh hối lộ 5,4 tỉ đồng để trốn thuế

Công ty con tại tỉnh Bắc Ninh của Công ty Tenma (Nhật) đã khai chi hơn 5 tỉ đồng tiền mặt cho một số quan chức ở Cục Hải quan và Cục Thuế ở Việt Nam để trốn thuế, theo báo Asahi Shimbun của Nhật.

 Tờ Asahi Shimbun ngày 11-5 đưa tin công ty con tại Việt Nam của hãng sản xuất nhựa Tenma đã hối lộ khoảng 25 triệu yen (khoảng 5,4 tỉ đồng) cho các quan chức Hải quan.

 Asahi cho biết trụ sở của Tenma tại Tokyo (Nhật Bản) đã tự nguyện khai báo với Tòa án Tokyo về vụ việc.

 Theo Asahi, Tenma đã chủ động thành lập ủy ban bên thứ 3 để điều tra về vi phạm trên. Hối lộ chính quyền nước ngoài là hành vi bị cấm trong đạo luật Phòng chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật.

 Theo báo cáo từ hội đồng bên thứ 3, công ty con Tenma Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh, hồi tháng 6-2017, nhận được thông báo về khoản truy thu thuế giá trị giá tăng với vật liệu thô nhập khẩu lên tới khoảng 400 tỉ đồng (1,79 tỉ yen). Lãnh đạo Tenma Việt Nam đã đề xuất với trụ sở chính về việc hối lộ cơ quan hải quan địa phương để được miễn giảm khoản chi phí trên.

 Nhận được sự chấp thuận từ ông Kento Fujino, chủ tịch tại trụ sở chính, Tenma Việt Nam đã chi 2 tỉ đồng tiền mặt cho người lãnh đạo điều tra của Cục Hải quan để trốn thuế, cũng theo báo cáo trên.

 Ngoài ra, đợt kiểm tra thuế tại địa phương vào tháng 8-2019 đã phát hiện một số khoản thu của Tenma không được hưởng ưu đãi thuế. Vì vậy, cơ quan chức năng đã yêu cầu công ty nộp thêm 17,8 tỉ đồng tiền thuế doanh nghiệp. 

Vì phía điều tra yêu cầu tiền mặt, Tenma Việt Nam được cho là đã chi 3 tỉ đồng để giảm khoản phí này xuống còn khoảng 567 triệu đồng (2,62 triệu yen) bao gồm cả tiền phạt.

 Theo nguồn tin của Asahi, trụ sở Tenma đã tự nguyện giao nộp kết quả điều tra riêng lên Tòa án Tokyo hôm 1-4. Công ty này hiện vẫn từ chối trả lời phỏng vấn của báo Asahi.

 Ngoài ra, thông báo trên trang chính thức của công ty Tenma hôm 1-5 cho biết chủ tịch Fujino sẽ chịu trách nhiệm vụ việc và sẽ tuyên bố nghỉ việc tại cuộc họp cổ đông vào tháng 6 tới.

 Tenma được thành lập từ năm 1949. Theo Báo cáo chứng khoán thường niên của Nhật vào năm 2018, công ty này có 7.557 nhân viên và có doanh thu lên đến khoảng 84,4 tỉ yen (18.837 tỉ đồng). (Tuoitre.vn 25/5, Nguyên Hạnh)Về đầu trang

Bộ trưởng Tài chính: lập đoàn thanh tra vụ Tenma Việt Nam hối lộ để trốn thuế

Người đứng đầu Bộ Tài chính nêu rõ quan điểm trước thông tin báo chí Nhật Bản nêu chuyện Công ty Tenma hối lộ quan chức Việt Nam để trốn thuế.

 Chiều 25-5, trả lời nhanh báo chí tại hành lang phòng họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết đã yêu cầu Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan nắm bắt thông tin, báo cáo rõ tình hình.

 Đồng thời, Bộ Tài chính đã lập đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra công vụ tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh và các cá nhân, tổ chức liên quan để làm rõ, minh bạch thông tin liên quan đến vụ việc này. 

Cho rằng những vụ việc như thế này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn bởi liên quan tới môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng trong quản lý công tác cán bộ tại ngành thuế, hải quan, ông Dũng khẳng định là sau khi có kết quả cuối cùng sẽ công bố công khai.

 Theo báo chí Nhật Bản, tháng 6-2017, công ty con Tenma Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh đã nhận được thông báo về khoản truy thu thuế giá trị giá tăng với vật liệu thô nhập khẩu khoảng 400 tỉ đồng (1,79 tỉ yen).

 Lãnh đạo Tenma Việt Nam đã đề xuất với trụ sở chính về việc hối lộ cơ quan hải quan địa phương để được miễn giảm khoản chi phí này.

 Việc hối lộ đã được ông Kento Fujino, chủ tịch Tenma, đồng ý, sau đó Tenma Việt Nam đã chi 2 tỉ đồng tiền mặt cho người lãnh đạo điều tra của Cục Hải quan để trốn thuế.

 Ngoài ra, đợt kiểm tra thuế tại địa phương vào tháng 8-2019 đã phát hiện một số khoản thu của Tenma không được hưởng ưu đãi thuế. Vì vậy, cơ quan chức năng đã yêu cầu công ty nộp thêm 17,8 tỉ đồng tiền thuế doanh nghiệp.

 Tenma Việt Nam được cho là đã chi 3 tỉ đồng để giảm khoản phí này xuống còn khoảng 567 triệu đồng (2,62 triệu yen) bao gồm cả tiền phạt.

 Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Tài chính giao Thanh tra Bộ Tài chính lập ngay đoàn thanh tra Cục Thuế Bắc Ninh, Cục Hải quan Bắc Ninh.

 Cụ thể, theo Bộ Tài chính, để làm rõ những nội dung báo chí nêu, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã giao Thanh tra bộ lập ngay đoàn thanh tra trong hôm nay 25-5 để thanh tra Cục Thuế Bắc Ninh, Cục Hải quan Bắc Ninh, các tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm theo quy định.

 Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng giao tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khẩn trương báo cáo lãnh đạo bộ nội dung báo chí nêu, báo cáo bộ trước ngày mai 26-5. (Tuoitre.vn 25/5, Lê Thanh)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Chuẩn bị thật tốt nhân sự Quân đội tham gia Trung ương khóa mới

Đây là yêu cầu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị cho ý kiến về dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng dự và chỉ đạo Hội nghị sáng 25/5, tại Hà Nội.

 Tại Hội nghị, các đại biểu đã cho ý kiến về Dự thảo Báo cáo chính trị và nhấn mạnh, 5 năm qua, khắc phục nhiều khó khăn, thách thức, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng luôn quán triệt, chấp hành nghiêm, thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng; chủ động nắm, đánh giá, dự báo đúng tình hình, xử lý kịp thời có hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ; chủ động nghiên cứu, xây dựng, đề xuất, ban hành các chiến lược, đề án, góp phần hoàn thiện đường lối, pháp luật về quân sự, quốc phòng; phát huy tốt vai trò nòng cốt của Quân đội và dân quân tự vệ trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân; cùng với toàn Đảng, toàn dân và hệ thống chính trị bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước...

 Cũng trong 5 năm qua, chất lượng tổng hợp, sức mạnh, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của toàn quân được nâng lên. Công tác huấn luyện, diễn tập có nhiều đổi mới; điều chỉnh tổ chức lực lượng theo hướng tinh, gọn, mạnh; xây dựng nền nếp chính quy có chuyển biến tiến bộ; kỷ luật, kỷ cương được tăng cường. Công tác đối ngoại quốc phòng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, nâng cao vị thế, uy tín của Quân đội và đất nước trên trường quốc tế.

 Đảng bộ Quân đội luôn trong sạch vững mạnh, quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đại đa số cán bộ đảng viên không suy thoái về tư tưởng chính trị, bản chất cách mạng, truyền thống vẻ vang của quân đội được giữ vững và phát huy; phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" tiếp tục tỏa sáng. Trước diễn biến phức tạp của tình hình, cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn đoàn kết, thống nhất cao, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân.

 Các đại biểu nhất cũng đã trí cao với nội dung, phương hướng cơ bản thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng Đảng bộ Quân đội nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tới. Đó là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội; tập trung xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng để xây dựng Quân đội tiến lên hiện đại; xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp; thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Toàn quân sẵn sàng chiến đấu cao và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.

 Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao dự thảo các văn kiện trình đại hội Đại biểu Quân đội lần thứ XI được chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc chặt chẽ và khoa học. Báo cáo chính trị là văn kiện trung tâm của đại hội, thể hiện tập trung nhất tầm nhìn, bản lĩnh, trí tuệ của Đảng bộ Quân đội, ý chí, sức mạnh đoàn kết của toàn quân.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, phần đánh giá kết quả không chỉ tập trung vào nhiệm kỳ vừa qua mà còn đánh giá việc thực hiện các chủ trương giải pháp được xác định từ nhiệm kỳ trước như xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội về chính trị; nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội trong tình hình mới.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng cho rằng, phần phương hướng đã tập trung xác định mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ 2020-2025, đồng thời xác định mục tiêu xây dựng quân đội những năm tiếp theo, các nhiệm vụ giải pháp trong nhiệm kỳ tới, trong đó, cần tiếp tục nghiên cứu dự báo đúng tình hình để chủ động chuẩn bị các tình huống ứng phó có hiệu quả; cần đặc biệt chú ý đến các thách thức an ninh phi truyền thống, nắm chắc đối tác, đối tượng, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng yêu cầu cùng với chuẩn bị tốt văn kiện phải đặc biệt quan tâm đến công tác nhân sự đại hội. Công tác nhân sự phải được chuẩn bị hết sức công phu, bài bản với trách nhiệm chính trị cao, dân chủ, khoa học, đúng quy trình, nguyên tắc; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của trung ương để chuẩn bị thật tốt nhân sự cán bộ quân đội tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương. (VTV.vn 25/5)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Tiêu chuẩn chức danh hòa giải viên: ĐBQH đề xuất giảm thời gian kinh nghiệm

Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.

 Điều kiện có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác mới được xem xét, bổ nhiệm làm hòa giải viên đối với nhóm đối tượng luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn là chưa phù hợp. Đó là quan điểm được một số Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh trong phiên Quốc hội thảo luận trực tuyến dự Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án sáng 25/5.

 Đại biểu Quốc hội cho rằng, nhóm đối tượng luật sư, chuyên gia là những người có chuyên môn về pháp luật, tham gia giải quyết nhiều vụ án lớn, phức tạp, vì vậy chỉ nên quy định thời gian kinh nghiệm phù hợp là 5 năm hoặc 7 năm là đảm bảo tính khả thi. Quy định giảm thời gian kinh nghiệm sẽ góp phần mở rộng, huy động nguồn lực trong xã hội tham gia công tác hòa giải.

 Bên cạnh đó, về quy định thu phí hòa giải đối thoại tại tòa án, đa số ý kiến nhất trí với chủ trương Nhà nước không thu phí đối với các đương sự mà chỉ thu phí hòa giải, đối thoại tại tòa án với 3 trường hợp. Tuy nhiên, một số ý kiến cũng đề nghị quy định rõ hơn chi phí nào do Nhà nước đảm bảo, chi phí nào do đương sự phải chi trả để đảm bảo bù đắp một phần Ngân sách Nhà nước cho công tác này. (VTV.vn 25/5)Về đầu trang

Đại biểu Quốc hội lo trục lợi từ miễn thuế đất nông nghiệp

Ngày 25/5 Quốc hội thảo luận trực tuyến dự thảo Nghị quyết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

 Trình bày dự thảo trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn đến hết năm 2020. Chính phủ đề nghị miễn tiếp thuế này đến cuối năm 2025.

 Theo ông, việc miễn thêm 5 năm thuế đất nông nghiệp sẽ không làm giảm thu ngân sách, do đây là chính sách đang thực hiện trên thực tế. Miễn thuế này cũng hỗ trợ trực tiếp nông dân, khu vực nông nghiệp, nông thôn.

 Ngoài ra, theo Bộ trưởng đây cũng là giải pháp khuyến công, kết nối chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu rộng cũng như Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại. Giai đoạn sau năm 2026, Chính phủ sẽ đánh giá tác động tổng thể các chính sách thuế liên quan bất động sản để đề xuất chính sách thuế chung, bảo đảm phù hợp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo tính khả thi.

 Thảo luận sau đó, các đại biểu Quốc hội lo ngại việc tiếp tục miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho tất cả sẽ dẫn tới tình trạng trục lợi chính sách nếu không siết chặt đối tượng thụ hưởng.

 Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội), đang là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân băn khoăn, nếu kéo dài việc miễn thuế đất nông nghiệp sẽ làm mất đi chức năng của loại thuế này. Số tiền miễn thuế khoảng 7.500 tỷ đồng mỗi năm "không ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách nhưng hiện cũng không có tác dụng thúc đẩy phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân".

 Với khoảng 11.000 hộ nông dân hiện nay, bình quân mỗi hộ được miễn gần 700.000 đồng, không có nhiều ý nghĩa trong thúc đẩy sản xuất. Điều này dẫn đến sự "bình quân hoá", nghĩa là chức năng phân phối lại nguồn lực của những người sử dụng đất không được thực hiện. Do đất không phải chịu thuế nên nhiều người dù không sử dụng vẫn cố gắng giữ đất nhiều, dẫn tới tình trạng đất hoang hóa. Trong khi đó, người khác cần đất thì lại không có để sản xuất. 

"Như vậy không chỉ lãng phí mà còn cản trở việc sử dụng đất đai cho những đối tượng muốn sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung hoá", ông Cường nhận xét.

 Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề nghị, không nên kéo dài quá lâu chính sách miễn thuế đất nông nghiệp, thay vào đó cần có chính sách thuế đất nông nghiệp để khoan sức dân.

 Ông Nguyễn Ngọc Phương - Phó trưởng đoàn đại biểu chuyên trách tỉnh Quảng Bình cũng cho rằng phải siết chặt hơn đối tượng được miễn thuế đất nông nghiệp, tránh tình trạng trục lợi chính sách. Theo ông, không miễn thuế với trường hợp diện tích nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức quản lý mà không trực tiếp sử dụng, sau đó giao thầu cho các đơn vị khác theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp. 

 Cũng nêu thực tế tình trạng thu mua đất nông nghiệp để chờ nhận giá đền bù, bỏ hoang không sản xuất, ông Phạm Văn Hoà - Phó trưởng đoàn đại biểu chuyên trách tỉnh Đồng Tháp lưu ý, việc quản lý đất nông nghiệp phải "chặt chẽ đến từng thửa ruộng, lập sổ sách theo dõi hàng năm".

 Thẩm tra trước đó, thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đánh giá, thực tế miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp vừa qua thiếu tích cực khi không tạo động lực để các tổ chức, cá nhân canh tác dẫn tới tình trạng hoang hoá, lãng phí nguồn lực. 

"Có tình trạng đất nông nghiệp được giao nhưng không canh tác hoặc canh tác không hiệu quả. Và cũng có tình trạng thu mua đất nông nghiệp để chờ nhận đền bù khi các địa phương triển khai dự án đầu tư (đối với đền bù theo thỏa thuận)", ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách nêu.

 Vì thế, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ bổ sung các quy định chặt chẽ để chính sách này có tác động tới hiệu quả sử dụng đất, hạn chế việc bỏ hoang, lãng phí đất đai.

 Giải trình sau đó, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, tình trạng đất hoang hoá do nhiều nguyên nhân chứ không riêng việc miễn, giảm thuế đất nông nghiệp. "Xử lý đất hoang hoá được thực hiện theo Luật Đất đai", ông Dũng thông tin.

 Bộ trưởng Tài chính nói thêm, cơ quan này đang đánh giá lại tất cả luật liên quan tới thuế, thời gian tới sẽ trình Quốc hội luật thuế mới, trong đó có thuế tài sản. "Chúng tôi đã báo cáo Chính phủ, và Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu luật thuế tài sản, trình Quốc hội thời điểm thích hợp, trong đó đề cập đưa đất nông nghiệp vào đối tượng để tính toán thuế tài sản", ông Dũng nói. (Vnexpress.net 25/5, Anh Minh)Về đầu trang

Đề xuất thêm điều kiện kiểm soát đầu tư nước ngoài

Luật Đầu tư được đề xuất sửa đổi theo hướng đưa ra một số điều kiện kiểm soát chặt chẽ hơn với đầu tư nước ngoài. Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết như trên khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, sáng 25/5.

 Theo ông Dũng, trong dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp lần này, Ban soạn thảo đã cụ thể hoá chủ trương đề ra trong nghị quyết 50 của Bộ Chính trị, trong đó có yêu cầu bổ sung quy định "điều kiện về quốc phòng, an ninh" khi xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

 "Ban soạn thảo đưa ra một số điều kiện để kiểm soát chặt chẽ theo hướng sẽ có những vấn đề thuộc diện cấm, số khác thì đưa vào quy trình thẩm định nghiêm ngặt", ông Dũng nói.

 Ngoài ra, ông Dũng cho biết Bộ Kế hoạch & Đầu tư sẽ nghiên cứu tình huống người nước ngoài "núp bóng" đầu tư, thâu tóm đất đai, doanh nghiệp để trình cấp có thẩm quyền ban hành chỉ thị riêng giải quyết vấn đề này.

 Cũng trong sáng nay, trả lời câu hỏi về thông tin nhiều doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc đã đầu tư, "núp bóng" sở hữu... đất vị trí trọng yếu ở Đà Nẵng, Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà nói "các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động tại Việt Nam phải thực hiện theo pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai". Trong đó Luật Đất đai đã nêu rõ "không cấp quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp nước ngoài".

 Ông Hà cho rằng, mới đây Sở Tài nguyên & Môi trường Đà Nẵng đã trả lời rõ về thực tế sở hữu đất đai của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tại địa phương này. Theo đó, thành phố này "không giao đất, cho thuê đất và cho phép nhận quyền sử dụng đất đối với các cá nhân là người nước ngoài".

 Trả lời kiến nghị cử tri TP Hải Phòng trước kỳ họp Quốc hội lần này, Bộ Quốc Phòng thông tin, đến cuối năm 2019, 149 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22 tỉnh, thành (trong số 44 tỉnh, thành có biên giới của Việt Nam); khu vực biên giới đất liền 24 doanh nghiệp, khu vực biên giới biển 125 doanh nghiệp.

 Tại Đà Nẵng, từ năm 2011 đến 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển của thành phố này có 134 lô, một thửa đất liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp người Trung Quốc. Hầu hết vị trí các lô đất này dọc khu đô thị ven biển, ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp... (Vnexpress.net 25/5)Về đầu trang

Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng việc thành lập Bộ Thanh niên và thể thao

Chiều 25-5, chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày trước Quốc hội báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật thanh niên (sửa đổi).

 Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị trong tương lai cần nghiên cứu thành lập Bộ Thanh niên và thể thao trên cơ sở hệ thống tổ chức, trụ sở, ngân sách của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và đưa công tác quản lý nhà nước về thanh niên, thể thao về bộ này.

 Ý kiến khác đề nghị giao công tác quản lý nhà nước về thanh niên cho một trong các bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Giáo dục - đào tạo hoặc Lao động - thương binh và xã hội trong điều kiện chưa thành lập được Bộ Thanh niên.

 Một số ý kiến đề nghị dự thảo luật chỉ giao Chính phủ thống nhất quản lý, không quy định bộ nào chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về thanh niên.

 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc thành lập Bộ Thanh niên và thể thao trong thời gian tới cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo và trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

 Theo đó, thực tiễn thi hành Luật thanh niên những năm qua cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên là do luật không quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ, ngành.

 Vì vậy, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép quy định trong dự thảo luật việc "Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thanh niên, Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh niên". 

Thảo luận về việc này, đại biểu Trần Thị Vĩnh Nghi (Cần Thơ) cho rằng việc thành lập Bộ Thanh niên và thể thao là rất cần thiết, Quốc hội cần nhanh chóng nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo việc này.

 Theo bà Nghi, nghiên cứu tại một số nước, công tác thanh niên thường gắn với một bộ nào đó, ví dụ Bộ Thanh niên và thể thao. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, bà Nghi đề xuất gắn công tác thanh niên với một bộ cụ thể hiện có.

 Về độ tuổi thanh niên, đa số ý kiến thống nhất quy định độ tuổi thanh niên từ đủ 16 cho đến 30 tuổi. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị quy định độ tuổi thanh niên từ đủ 16 cho đến 35 tuổi cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của các cơ quan, tổ chức. 

Đồng thời, tạo điều kiện cho công tác cán bộ Đoàn, góp phần tập hợp thanh niên và phù hợp với tuổi thọ bình quân, sức khỏe thể chất của người dân.

 Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy quy định về độ tuổi thanh niên không giống nhau ở các nước nhưng thường tập trung trong khoảng 15-30 tuổi.

 Cụ thể, Philippines quy định từ 15-30, Serbia từ 15-30, Thái Lan từ 18-25, Indonesia từ 16-30, Lào từ 15-30...

 Mặt khác, tổng kết 10 năm thi hành Luật thanh niên 2005 cho thấy độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến 30 phù hợp với giai đoạn phát triển tâm, sinh lý của thanh niên, với vai trò của tầng lớp thanh niên trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

 Đây cũng là độ tuổi phù hợp trong mối tương quan với độ tuổi của trẻ em theo Luật trẻ em. Mặt khác, qua rà soát cho thấy quy định của dự thảo luật không trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

 Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị giữ quy định "Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi". (Tuoitre.vn 25/5, Tiến Long)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Đề xuất giảm 30% thuế thu nhập cho hơn 700.000 doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Chính phủ để trình Quốc hội giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Ước tính có khoảng 93% số doanh nghiệp của cả nước sẽ được hưởng chính sách này.

 Hôm 25-5, Bộ Tài chính cho biết vừa có tờ trình số 93/TTr-BTC trình Chính phủ về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

 Giải trình về đề xuất xin giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, Bộ Tài chính cho biết: theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2019 Việt Nam có khoảng 760.000 doanh nghiệp đang hoạt động.

 Trong đó, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tới hơn 93% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam và các doanh nghiệp này có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội.

 Đối tượng được thụ hưởng chính sách này là doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 3 tỉ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 10 người (thuộc nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ).

 Ngoài ra, doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 50 tỉ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 100 người (thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ) cũng được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm nay.

 Bộ Tài chính đánh giá đây là cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vượt qua khó khăn, thách thức do tác động của bệnh dịch COVID-19 và góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tích tụ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

 Do đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Quốc hội ban hành nghị quyết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, áp dụng ngay trong năm 2020.

 Bộ Tài chính đánh giá chính sách này nếu được thông qua, số thu ngân sách năm nay ước giảm khoảng 15.840 tỉ đồng.

 Tuy nhiên, số giảm thu do hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ sẽ được bù đắp từ các loại thuế gián thu và các nguồn thu ngân sách khác. Số tiền thuế được giảm sẽ được sử dụng cho tiêu dùng và đầu tư, qua đó sẽ góp phần tăng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp vào giai đoạn tiếp theo do doanh nghiệp có điều kiện để tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. (Tuoitre.vn 25/5, L.Thanh)Về đầu trang

Đón “sóng” FDI sau đại dịch: Làm sao biến cơ hội thành hiện thực?

Việt Nam đang nổi lên là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn sau đại dịch và dự báo sẽ đón làn sóng đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài hay còn gọi là làn sóng FDI.

 Tuy nhiên, nếu không có những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ về chính sách thu hút cũng như đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư thì nguy cơ đánh mất cơ hội như đã từng diễn ra là điều khó tránh khỏi. Thực tế cho thấy, nhiều cơn sóng lớn về dịch chuyển FDI trên thế giới trước đây do những yếu kém, rào cản nội tại của nền kinh tế cũng như sự thiếu chuẩn bị của các địa phương đã khiến chúng ta lỡ nhịp, chỉ đón được các cơn sóng nhỏ khi vào Việt Nam. Cơ hội đang có nhưng làm sao biến cơ hội trở thành hiện thực đang chờ lời giải từ chính các địa phương.

 Tại khu vực phía Nam, TP.HCM vẫn là nơi dẫn đầu trong thu hút dòng vốn từ các nhà đầu tư ngoại với 369 dự án trong 4 tháng đầu năm. Tỷ lệ tăng vốn nhẹ hoặc duy trì ổn định sản xuất tại các nhà máy của doanh nghiệp FDI như thế này cho thấy TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đang trở thành điểm đến và dừng chân của khối đầu tư ngoại từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore.

 Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút được hơn 12 tỷ USD vốn đầu tư ngoại. Kết quả có thấp hơn so với cùng kỳ 2019 nhưng con số này vẫn cho thấy rằng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng ảm đạm, thậm chí nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm trong quý đầu năm 2020, thì với mức tăng trưởng này, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sức chống chịu trước khủng hoảng là khá tốt. 

Các chuyên gia nhận định, điều mà khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như các tỉnh thành khác cần làm để có thể sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới đó chính là cải thiện môi trường đầu tư minh bạch, phát triển hệ thống logistic, cắt bỏ giấy phép con, chọn lựa lĩnh vực ưu tiên thu hút như công nghệ cao, điện tử, năng lượng, tiêu dùng, để vừa tạo an tâm cho nhà đầu tư ngoại vừa đảm bảo được chất lượng thu hút vốn FDI vào Việt Nam.

 Thực tế cũng cho thấy, hiện có nhiều thông tin các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới lên kế hoạch dịch chuyển chuỗi sản xuất đến Việt Nam.

 Mới đây, Nikkei dẫn nguồn tin cho biết, trong quý II này, Apple sẽ sản xuất 3 - 4 triệu chiếc tai nghe AirPods tại Việt Nam, tương đương gần 1/3 tổng sản lượng AirPods trên toàn thế giới. Foxconn - nhà cung ứng linh kiện cho Apple - đã làm nhà máy tại Bắc Giang. Còn đại diện Panasonic Việt Nam cũng cho biết, đang chuẩn bị vào đầu tháng 9 năm nay sẽ từng bươc tiếp nhận để sản xuất tủ lạnh và máy giặt cửa đứng công suất lớn từ Thái Lan.

 Trước đó những cái tên như Samsung, Intel, LG, Canon cũng đã bày tỏ những kế hoạch mở rộng sản xuất tại Việt Nam do nhận thấy sự hấp dẫn về môi trường đầu tư cũng như hiệu quả từ chính các dự án đã có của họ.

 Xu hướng đã rõ ràng nhưng nếu chỉ ngồi chờ thì rất có thể cái mà chúng ta nhận được chỉ là những rơi vãi của xu hướng. Nhất là trong thời gian dài vừa qua, các doanh nghiệp FDI chỉ chú trọng tận dụng nguồn lao động giá rẻ nên làm chậm quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam. 

Nhìn vào con số thống kê về chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp FDI hiện nay có thể thấy, tới 37% lao động được tuyển dụng chưa đáp ứng được công việc, gần 40% doanh nghiệp đang thiếu hụt lao động. Nhiều công ty phải mất 1-2 năm đào tạo lại lực lượng lao động.

 Trong bối cảnh hậu COVID-19, các nhà đầu tư quốc tế đang có hoạt động tái cơ cấu, định vị lại chuỗi cung ứng thì việc hiện thực hóa những sản phẩm công nghệ cao "Made in Vietnam" đang là cơ hội gần hơn bao giờ hết. Do vậy, những rào cản về chất lượng tay nghề cần phải được đẩy nhanh tháo gỡ nếu chúng ta muốn đón được dòng vốn FDI chất lượng cao trong thời gian tới.

 Theo các chuyên gia kinh tế, để đạt được mục tiêu thu hút nguồn FDI chất lượng cao trong tình hình mới, đã đến lúc Việt Nam cần lập một danh sách các doanh nghiệp công nghệ lớn hàng đầu trên thế giới. Có như vậy, những dòng vốn FDI chất lượng mới thực sự mang lại hiệu quả, giúp chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong nước cũng như nâng cao cao chất lượng lao động tay nghề cao. (VTV.vn 25/5)Về đầu trang

Kon Tum hỗ trợ doanh nghiệp, quyết tâm xử lý cán bộ nhũng nhiễu

UBND tỉnh Kon Tum cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Văn bản số 1759/UBND-KTTH về việc Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp với chủ đề “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế" diễn ra vừa qua.

 Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum đề nghị Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc UBND tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tiếp tục xem xét, xử lý các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan liên quan và các nội dung kiến nghị đột xuất khác theo thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ được giao với tinh thần quyết liệt, triệt để tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

 Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục pháp lý đầu tư của các dự án theo quy định của pháp luật để nhanh chóng đưa các dự án đi vào thực hiện, phục vụ tăng trưởng kinh tế của tỉnh và của quốc gia; tạo môi trường hết sức thuận lợi, thông thoáng, kịp thời cho doanh nghiệp phát triển.

 Khắc phục triệt để tình trạng cố tình gây khó khăn, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp của một số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, sự trì trệ, thiếu trách nhiệm tại một số Sở, ban ngành, đơn vị và địa phương trong thời gian qua, loại bỏ những cán bộ nhũng nhiễu tiếp cận gây khó dễ với doanh nghiệp.

 Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, tổng hợp khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp đầu tư trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã có hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Codvid-19; kịp thời phối hợp với các ngành chức năng xem xét, tháo gỡ hoặc tham mưu UBND tỉnh giải quyết hoặc báo cáo Bộ, ngành trung ương để tìm hướng giải quyết, hỗ trợ phù hợp. 

UBND tỉnh Kon Tum cũng đề nghị các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục nêu cao tinh thần dân tộc, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản trị, nguồn nhân lực, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, biến thách thức thành cơ hội, tạo giá trị mới, quan tâm đến phục vụ nhu cầu trong nước, mở rộng thị trường, tạo đà phát triển bền vững, bứt phá. (Baodautu.vn 24/5, Ngọc Tân)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Thay đổi là tất yếu

Thông tin trên một tờ báo điện tử dẫn kết quả khảo sát do Ngân hàng Thế giới và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam thực hiện tại 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương và Đắk Nông cách đây vài năm cho thấy, ít nhất 5,6 triệu người không có hộ khẩu thường trú ở nơi cư trú. Tại TP Hồ Chí Minh, 36% dân cư không có hộ khẩu; ở Hà Nội, tỷ lệ này là 18%.

 70% người dân được khảo sát cho rằng, sổ hộ khẩu làm hạn chế quyền lợi, khiến họ không bình đẳng với người có hộ khẩu thường trú. Người dân không có hộ khẩu phải chi trả nhiều hơn cho các dịch vụ hành chính và dịch vụ xã hội so với người dân sở tại…

 Kết quả khảo sát này phần nào đã cho thấy sự "cơ khổ" của người dân và "tầm quan trọng" của sổ hộ khẩu. Không chỉ thời bao cấp mà cho đến nay, vấn đề "sổ hộ khẩu" vẫn còn nguyên tính thời sự, vẫn "trăm dâu đổ đầu sổ hộ khẩu". Người dân kêu, cơ quan quản lý thì có muốn cũng không thể cấm, không thể cản và đương nhiên là cũng không thể quản lý được. Vậy nhưng muốn bỏ cũng không phải là chuyện dễ, phải "nâng lên, đặt xuống" hết sức thận trọng... Dù rằng khi phát biểu tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra cuối tháng 4 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã nhắc lại rằng Hiến pháp 2013 quy định công dân Việt Nam có quyền cư trú ở bất cứ đâu nếu có chỗ ở hợp pháp. Khung chung của Luật Cư trú phải bảo đảm đúng theo Hiến pháp, không thể có biện pháp gì ngăn cấm người dân cư trú ở địa bàn này, địa bàn khác.

 Thực tế, hàng triệu người chưa đăng ký thường trú vẫn tạm trú ở Hà Nội. Nếu họ không đăng ký thì cũng không quản lý được. TP Hồ Chí Minh không có luật riêng nhưng cũng muốn có những yêu cầu thế này. Nếu muốn hạn chế thì phải bằng biện pháp khác. Còn coi đây là biện pháp để hạn chế thì không hợp lý, không phù hợp với Hiến pháp cũng như thực tiễn - Bộ trưởng thừa nhận.

 Quả thực, đã đến lúc cần bãi bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân, thông qua việc cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Và tại phiên họp diễn ra ngày 23.5 vừa qua, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình về dự án Luật Cư trú sửa đổi. Một trong những nội dung cơ bản của dự luật là bãi bỏ quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú…

 Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật cũng tán thành với việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân thông qua số định danh cá nhân. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi, không gây xáo trộn lớn đối với cuộc sống, sinh hoạt của người dân và hoạt động của các cơ quan nhà nước khi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, Ủy ban Pháp luật đề nghị làm rõ một số vấn đề như giải pháp cụ thể để khắc phục khó khăn, bảo đảm hoàn thành việc cấp số định danh cá nhân cho gần 80 triệu công dân còn lại theo tiến độ đề ra; chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm đủ vốn cho việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…

 Quyền cư trú của công dân đã được pháp luật bảo hộ. Bởi vậy, việc thay đổi phương thức quản lý là tất yếu. Cần tạo điều kiện cho người dân cư trú hợp pháp, vì có cấm cũng không được. (Daibieunhandan.vn 25/5, Khánh Ninh)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Bộ Tài chính thông báo hỏa tốc về chính sách bảo hiểm xe máy

Ngày 25-5, Bộ Tài chính vừa ra thông báo hỏa tốc truyền đạt chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng về việc hoàn thiện chính sách, tăng cường quản lý, giám sát nhằm nâng cao chất lượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 Theo đó, trong thông báo hỏa tốc số 349/TB-BTC, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng yêu cầu Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Nghị định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP) trong tháng 5-2020 để Bộ Tài chính trình Chính phủ.

 Theo thông báo này, dự thảo mới cần theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi trả cho đối tượng được bồi thường bảo hiểm, tăng cường giám sát hậu kiểm để tránh trục lợi bảo hiểm.

 Đồng thời, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phải khẩn trương thành lập các đoàn kiểm tra chuyên đề trong tháng 5-2020, chú trọng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe môtô, xe gắn máy, thời kỳ 2018-2019 đối với các doanh nghiệp bảo hiểm có thị phần lớn.

 Trường hợp các đoàn kiểm tra phát hiện hoặc qua công tác rà soát phát hiện doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi vi phạm hành chính, thì đề nghị lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

 Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng yêu cầu các bên liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới giúp người dân hiểu đúng, hiểu rõ về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia loại hình bảo hiểm này. 

Trước đó, báo Tuổi Trẻ phản ảnh hàng loạt bất cập, nhiều người dân mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ để đối phó khi lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra.

 Điều này xuất phát từ quy trình hoàn thành hồ sơ bồi thường quá rườm rà, phức tạp, dẫn đến việc người dân nản chí, bỏ cuộc, không thể hưởng quyền lợi chính đáng của bảo hiểm mang lại.

 Tại cuộc họp báo diễn ra ngày 22-5, ông Phùng Ngọc Khánh (cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính) cũng thừa nhận thủ tục làm bồi thường đối với bảo hiểm xe máy đúng là có vấn đề và cần sửa đổi. (Tuoitre.vn 25/5, Bông Mai)Về đầu trang

Muôn kiểu sai sót hỗ trợ COVID-19 ở Thanh Hóa: Trăm dâu đổ đầu... ông trưởng thôn

Trên đe, dưới búa, ở giữa là... ông trưởng thôn. Văn bản thay cho lời chỉ đạo của huyện đã được ban hành, nhưng bao sai sót khi thực hiện, người trưởng thôn lại phải gánh.

 Sau hơn 1 tháng triển khai, tới nay các địa phương về cơ bản đã chi trả tiền hỗ trợ cho một số nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Với số tiền kinh phí đã giải ngân là hơn 17 tỷ đồng. Trong đó hộ nghèo, hộ cận nghèo đáng lẽ ra phải là nhóm đối tượng được nhận hỗ trợ một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất vì danh sách đã có đủ. Thế nhưng, việc chi trả tiền hỗ trợ cho các nhóm đối tượng này, lại đang xảy ra những vấn đề sai sót, thiếu minh bạch.

 Đối tượng đang thụ án tù nhưng vẫn nằm trong danh sách hộ cận nghèo, khi đại diện hộ gia đình đi nhận tiền hỗ trợ dịch COVID-19 cho tất cả các thành viên, cán bộ chính sách đã sơ suất không loại trừ người này.

 Khi phát hiện sự việc, trưởng thôn đã phải cất công xuống gia đình đối tượng để giải thích. Sự sai sót của chính quyền vô tình khiến người dân bị tố là trục lợi tiền từ chính sách.

 Thừa thì trả lại, thiếu sẽ cấp bù, tuy nhiên có huyện con số sai sót và trùng lắp đối tượng thụ hưởng chính sách đã lên đến hàng nghìn. Vì gấp rút để sớm triển khai chính sách đến với bà con nên cán bộ chuyên môn đã thống kê … nhầm.

 Mong muốn địa phương hoàn thành kết quả sớm nhất được giao, những quy tắc rà soát đã bị bỏ qua. Không chỉ vậy, tại nhiều địa phương, vì chạy theo thành tích, nhiều trưởng thôn đã thông báo trên loa truyền thanh và đến từng hộ trên địa bàn vận động ký đơn không nhận hỗ trợ tiền từ ngân sách Nhà nước.

 Trên đe dưới búa, trưởng thôn chỉ còn biết làm theo chỉ đạo. Bởi thực tế trước đó, UBND huyện đã có công văn gửi Chủ tịch các xã, thị trấn. Nội dung công văn nêu rõ: Đối với hộ có tên trong danh sách nhưng không đủ điều kiện hưởng, đề nghị gia đình làm đơn không nhận chính sách hỗ trợ của Nhà nước có xác nhận của Ủy ban xã". Văn bản thay cho lời chỉ đạo nhưng bao sai sót người trưởng thôn lại phải gánh lấy. (VTV.vn 25/5)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

TP Hồ Chí Minh tổ chức các đoàn kiểm tra cải cách hành chính tại cơ sở

Từ tháng 6 đến tháng 12/2020, UBND TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức các đoàn đi kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2020 tại các cơ quan, đơn vị và các quận, huyện.

 Đại diện Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh cho biết, các đoàn sẽ kiểm tra, khảo sát định kỳ với các nội dung như: Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện Kế hoạch công tác cải cách hành chính của thành phố, cơ quan, đơn vị, địa phương; công tác phối hợp thực hiện 72 nhóm thủ tục hành chính liên thông giữa Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh với các sở,  ban ngành, UBND quận, huyện và các hoạt động công vụ liên quan đến lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng tại UBND quận, huyện và các sở, ban ngành có liên quan.

 Ngoài ra, đoàn kiểm tra cũng sẽ kiểm tra công tác triển khai các nhiệm vụ được giao của các địa phương đơn vị; công tác khắc phục các nội dung bị trừ điểm chỉ số; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, thực hiện văn hóa công sở, văn hóa công vụ, ý thức thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp…

 Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, năm 2020, Thành phố tập trung triển khai kế hoạch cải cách hành chính theo hướng xây dựng hình ảnh chính quyền Thành phố phục vụ nhân dân, thân thiện, nhanh chóng, hiện đại, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác điều hành hoạt động cải cách hành chính các cấp. Đồng thời, kết hợp thực hiện chủ đề năm 2020 là năm đẩy mạnh các hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

 Ông Nguyễn Thành Phong cũng yêu cầu các sở ngành, quận huyện có những giải pháp cụ thể đẩy mạnh khâu đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp cũng như thực hiện thanh tra, giám sát, tiếp nhận ý kiến khiếu nại về cải cách hành chính. Thành phố cũng sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và thực hiện quy tắc ứng xử của công chức, viên chức. Đặc biệt, Thành phố sẽ xử nghiêm những cá nhân, cơ quan, đơn vị có hành vi, thái độ gây khó khăn, nhũng nhiễu cho doanh nghiệp, tổ chức và người dân. (TTXVN/Baotintuc.vn 24/5, Hoàng Tuyết)Về đầu trang

Cà Mau: Cán bộ "vi hành" phát hiện nhiều vụ nhũng nhiễu người dân

Nhờ "vi hành", đội kiểm tra tại Cà Mau đã phát hiện nhiều trường hợp có thái độ giao tiếp chưa tốt với dân, thậm chí có trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà.

 "Khi mình vào hỏi thì họ giải đáp và giải quyết thủ tục hành chính nhanh, tuy nhiên sự niềm nở, hòa nhã, gần gũi với người dân chưa ổn lắm" - Một cán bộ trong đội "vi hành" cho biết.

 Dù mới áp dụng, nhưng đội "vi hành" đã kiểm tra được 10 đơn vị, qua đó phát hiện nhiều trường hợp chưa có thái độ giao tiếp tốt, thiếu thân thiện với người dân. Thậm chí có trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân. Tất cả đều được đội ghi nhận lại, lập biên bản tại chỗ và báo cáo với lãnh đạo tỉnh xử lý. Nhẹ bị nhắc nhở, nặng bị kiểm điểm, kỷ luật, khai trừ Đảng.

 Thành viên trong nhóm kiểm tra cho hay: "Thái độ của cán bộ thay đổi rõ rệt và họ nhìn nhận đúng hơn về vai trò của mình là phải phục vụ người dân chứ không phải là dân đến đến để cầu cạnh".

 Ghi nhận sự thay đổi tích cực trong thái độ của cán bộ trong công tác tiếp dân, người dân Cà Mau cho biết: "So với lúc trước phải qua nhiều khâu trung gian thì giờ việc giải quyết thủ tục hành chính rất nhanh".

 Việc kiểm tra được thực hiện ngẫu nhiên, người dân nếu bị gây khó dễ khi đi làm thủ tục hành chính cũng có thể thông tin về đường dây nóng của tỉnh để cùng phối hợp nâng cao chất lượng cho bộ máy hành chính. (VTV.vn 25/5)Về đầu trang

Hơn 90% người dân ở Đồng Nai hưởng lợi từ hồ sơ sức khỏe điện tử

Chỉ với mã số bảo hiểm y tế, người dân đã có thể biết đầy đủ thông tin sức khỏe cùng các chỉ dẫn khám chữa bệnh của chính mình thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử.

 Hiện đã có 22 tỉnh thành phố đã triển khai ứng dụng khai báo sức khỏe của từng người dân, từ y tế tuyến xã, phường đến tận tuyến tỉnh, thành phố.

 Khi người dân khám, chữa bệnh ở bất kỳ đâu trên cả nước, chỉ cần click chuột, máy tính sẽ hiện ra đầy đủ thông tin về hiện trạng sức khỏe của người đó. Hồ sơ sức khỏe điện tử còn hỗ trợ các cơ sở y tế phát hiện được các mô hình bệnh tật và chủ động dự phòng.

 Trên 90% người dân Đồng Nai đã có hồ sơ điện tử, nhờ đó, họ được quản lý và chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay từ cơ sở.

 Khi hồ sơ quản lý sức khỏe được kết nối và liên thông trên toàn quốc sẽ giảm được những chi phí không cần thiết cho người dân, giảm tải cho tuyến trên, giúp ngành y tế xây dựng chiến lược chăm sóc sức khỏe và chủ động trong việc phòng, chống dịch bệnh. (VTV.vn 25/5)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Luật sư yêu cầu truy cứu cựu giám đốc Sở Giáo dục trong vụ nâng điểm Sơn La

Luật sư Nguyễn Thị Kim Thanh đề nghị HĐXX làm rõ ông Hoàng Tiến Đức, cựu giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La, chuyển thông tin 8 thí sinh cho bị cáo Yến để nhờ xem điểm hay nhờ nâng điểm và cho rằng không truy cứu ông Đức là không công bằng.

 Theo luật sư Thanh, quá trình điều tra chưa đấu tranh đến cùng vai trò này của ông Hoàng Tiến Đức, không triệu tập được ông Đức đến tòa để đối chất với bị cáo Trần Xuân Yến về động cơ, mục đích đưa danh sách thông tin 8 thí sinh.

 "Truy cứu bị cáo Yến về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ mà không truy cứu ông Hoàng Tiến Đức là không công bằng", luật sư Thanh nêu quan điểm.

 Trước đó, ngày 21-5, thời điểm mở phiên tòa sơ thẩm, ông Hoàng Tiến Đức, cựu giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La, được triệu tập tới tòa với tư cách người làm chứng. Tuy nhiên, giống với phiên tòa trước, ông Đức tiếp tục có đơn xin xét xử vắng mặt với lý do đang phải điều trị bệnh.

 Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, trong quá trình điều tra vụ án gian lận thi cử tại Sơn La, cấp phó của ông Đức là ông Trần Xuân Yến đã khai báo về 8 trường hợp nâng điểm do chính giám đốc sở "nhờ vả".

 Thoạt đầu, khi làm việc với cơ quan công an về việc này, ông Đức thừa nhận trước khi chấm thi một số người đã gặp ông, chuyển thông tin cá nhân (họ tên thí sinh, số báo danh, các môn trong tổ hợp xét tuyển đại học) để "nhờ xem trước kết quả thi" cho các thí sinh.

 Trong số này, ông Nguyễn Quang Việt (cục trưởng Cục Thuế tỉnh Sơn La) và ông Đỗ Kim Quang (giám đốc VNPT Sơn La) nhờ ngay tại cuộc họp giao ban UBND tỉnh cuối tháng 6-2018.

 Ông Dương Đức Toàn (giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Sơn La) và ông Nguyễn Ngọc Hà (trưởng phòng giáo dục trung học, Sở Giáo dục và đào tạo) trực tiếp đến phòng làm việc của ông Đức nhờ.

 Ngoài ra, nhân một lần ông Đức đến tiếp khách tại nhà hàng Sơn Hồng Phúc (TP Sơn La), chủ nhà hàng và cũng là bạn ông Đức có nhờ giúp cho một thí sinh...

 Sau khi nhận lời giúp 8 trường hợp này, ông Đức gọi phó giám đốc Yến đến phòng làm việc và đưa cho ông Yến hai tờ danh sách có nội dung thông tin cá nhân của 8 thí sinh trên.

 Tuy nhiên đến ngày 23-1-2019, ông Đức bất ngờ thay đổi lời khai tại cơ quan điều tra, khẳng định không ai nhờ vả và cũng không chuyển thông tin 8 thí sinh cho ông Yến như đã khai trước đây.

 Cùng với việc thay đổi lời khai của ông Đức, hàng loạt người liên quan trong vụ án (gồm các đối tượng trung gian và các phụ huynh có con em trong danh sách được nâng điểm) đồng loạt khai với công an "chỉ nhờ xem điểm" chứ không "nhờ nâng điểm", có trường hợp phủ nhận cả việc "nhờ xem điểm".

 Liên quan tới những sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Sơn La, ông Hoàng Tiến Đức đã bị Ban Bí thư thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng (ủy viên ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2015 - 2020; ủy viên ban chấp hành Đảng bộ, bí thư Đảng ủy Sở GD-ĐT Sơn La nhiệm kỳ 2015 - 2020). UBND tỉnh Sơn La sau đó cũng cách chức giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo đối với ông này. (Tuoitre.vn 25/5, Danh Trọng – N.V.Hải)Về đầu trang

Thanh tra Công an TP.HCM xác minh vụ Cảnh sát giao thông Tân Sơn Nhất bị tố đòi tiền người vi phạm

Sau khi Tuổi Trẻ Online thông tin việc cảnh sát giao thông Tân Sơn Nhất bị tố đòi tiền người vi phạm, giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Thanh tra Công an TP khẩn trương kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm.

 Giám đốc Công an TP.HCM vừa chỉ đạo Thanh tra Công an TP khẩn trương kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm việc cảnh sát giao thông (CSGT) Tân Sơn Nhất bị tố đòi tiền người vi phạm mà Tuổi Trẻ Online đã nêu.

 Như đã thông tin, theo nội dung tố giác của anh T.Đ.P. (tạm trú Bình Dương) vào ngày 12-5, khoảng 9h cùng ngày, anh đi xe Exciter 150 mới mua từ cửa hàng (chờ gắn biển số) theo hướng về quận Tân Bình.

 Khi đến công viên Hoàng Văn Thụ thì gặp tổ CSGT kiểm tra giấy tờ, anh T.Đ.P. trình giấy phép lái xe (GPLX) và biên nhận giao xe của cửa hàng bán xe.

 Cán bộ CSGT tên M. (sau khi xác minh là trung úy H.T.M.) thông báo lỗi vi phạm của T.Đ.P. sẽ bị phạt 6,2 triệu đồng và yêu cầu đưa tiền sẽ trả bằng lái ngay lập tức nhưng anh P. không đồng ý.

 Trung úy M. đưa xe và người về trụ sở đội CSGT Tân Sơn Nhất. Tại đây, trung úy M. đưa anh P. vào một phòng làm việc... Theo đơn tố cáo, sau khi lấy một số tiền, anh P. được phép lái xe về, còn bằng lái vẫn bị trung úy M. giữ lại.

 Sau đó, anh P. liên tục nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0394.956... xưng là M. hối thúc đưa thêm tiền. Quá bức xúc, anh P. tìm đến Công an TP.HCM để tố giác.

 Chiều 14-5, anh T.Đ.P. đến Thanh tra Công an TP.HCM tố giác, nhờ mật phục bắt quả tang việc trung úy M. o ép lấy thêm tiền.

 Ngay sau đó, anh P. được hướng dẫn về Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC08) trình báo. Cán bộ phụ trách thanh tra của phòng làm việc với anh P., ghi biên bản tiếp nhận.

 "Từ lúc đó, số điện thoại liên tục gọi tôi đòi tiền không liên lạc được nữa…" - anh P. nói.

 Theo người tố giác, đến khoảng 18h30 ngày 14-5, cán bộ phụ trách thanh tra đi ôtô xuống đội CSGT Tân Sơn Nhất và gọi anh T.Đ.P. qua để xác minh, làm việc.

 Tại đây, một cán bộ xưng là phó đội trưởng tên Hồng (qua xác minh là trung tá Trương Thị Hồng, phó đội trưởng) tiếp nhận thông tin. Lúc này, anh P. đề nghị kêu trung úy M. ra nói chuyện, xin lỗi.

 

Trung úy M. sau đó đã ra gặp và xin lỗi, mong được bỏ qua. Tuy nhiên, anh P. không đồng ý và ra về. Anh P. đã gửi đơn tố giác đến các cơ quan chức năng kèm các cuộc ghi âm trao đổi, làm việc với cán bộ bị tố giác và cơ quan Cảnh sát giao thông. (Tuoitre.vn 25/5, Nhóm phóng viên)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Dính bê bối "đội giá" máy thở, cựu Bộ trưởng Y tế Bolivia bị tạm giam

Tòa án Bolivia ngày 24/5 ra lệnh tạm giam cựu Bộ trưởng Y tế nước này Marcelo Navajas vì liên quan đến vụ đội giá mua máy trợ thở.

 Ông Navajas bị cách chức sau khi bị cảnh sát bắt giữ ngày 20/5 vừa qua để phục vụ công tác điều tra vụ mua 179 máy thở của một công ty Tây Ban Nha với giá 5 triệu USD, cao gấp 2,5 lần so với giá chào bán.

 Phát biểu với báo giới, Tổng chưởng lý Ruddy Terrazas cho biết, sau một phiên tòa kéo dài 12 tiếng kết thúc vào sáng sớm 24/5, tòa án Bolivia đã quyết định tạm giam ông Navajas 3 tháng và tạm giam 6 tháng đối với một số quan chức khác thuộc Bộ Y tế. Ngoài ra, 2 quan chức khác thuộc bộ trên cũng bị quản thúc tại gia. Tuy nhiên, luật sư của ông Navajas cho rằng, vị cựu Bộ trưởng này đang bị bệnh tim nặng và có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu bị tạm giam.

 Vụ việc được phát giác hồi cuối tuần qua, sau khi các bác sĩ chỉ trích rằng các máy thở được mua về không phù hợp cho các khoa hồi sức cấp cứu ở các trung tâm y tế Bolivia. Sau đó, xuất hiện các tài liệu cho thấy số thiết bị trên bị đội giá quá cao trong một vụ mua bán do một công ty Tây Ban Nha làm trung gian. Tổng chưởng lý Terrazas cho biết, các bức thư trao đổi giữa cựu Bộ trưởng và doanh nghiệp trên cho thấy ông Navajas đã "bật đèn xanh" cho vụ việc.

 Theo số liệu trên trang worldometers.info, Bolivia hiện ghi nhận 6.263 ca nhiễm COVID-19, trong đó 250 người đã tử vong. (TTXVN 25/5)Về đầu trang

Quốc đảo Singapore và câu chuyện làm việc từ xa

Khái niệm làm việc từ xa (Telecommuting) không còn xa lạ khi thế giới bước sang năm 2020 và cùng lúc đối mặt đại dịch COVID-19.

 Các công ty Singapore đang đẩy mạnh áp dụng Telecommuting. Thậm chí Chính phủ nước này mới đây còn đưa ra điều khoản bổ sung cho Đạo luật về Bệnh truyền nhiễm, rằng các chủ lao động không cho nhân viên làm việc tại nhà khi cần thiết có thể chịu mức phạt nghiêm khắc, buộc dừng mọi hoạt động kinh doanh, hoặc thậm chí là bỏ tù.

 Theo đó, việc triển khai Telecommuting sẽ được "theo sát" bởi Bộ Nhân lực tại quốc đảo có mật độ dân số đông nhất thế giới này.

 Xu hướng cho phép nhân viên làm việc tại nhà, làm việc từ xa tại Singapore ngày càng trở nên phổ biến, khi các gã khổng lồ Facebook, Google hay Twitter đi tiên phong trong làn sóng chuyển đổi vĩnh viễn môi trường làm việc này, ngay cả khi đại dịch COVID-19 đã "hạ nhiệt".

 Liệu thời kỳ suy thoái của hạ tầng văn phòng có đang thực sự diễn ra? Bộ trưởng Bộ Phát triển Singapore, Lawrence Wong, đồng tình với bài toán "môi trường số" đồng thời khuyến khích người lao động coi đây như là một thời kỳ "bình thường mới" của mình. 

Giám đốc tập đoàn đa quốc gia Manpowergroup của Mỹ tại Singapore cũng cho biết, việc các doanh nghiệp phải mở rộng diện tích văn phòng để tuân thủ các biện pháp cách ly an toàn, có thể là "chất xúc tác" đẩy xu hướng làm việc tại nhà "lên ngôi". Điển hình như hãng công nghệ toàn cầu HP với hơn 3.000 nhân lực là người Singapore mới đây cũng cho biết, họ không hề hy vọng sự "tái trở lại" của môi trường văn phòng truyền thống.

 Tuy nhiên, làn sóng này có thể không phải giải pháp an toàn và tối ưu nhất cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bán lẻ, thực phẩm hay vận chuyển. Đại dịch có thể tạo ra "cánh cửa cơ hội" cho khái niệm làm việc từ xa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có "chìa khóa" phù hợp.

 Một cuộc thăm dò được thực hiện bởi Forrester đã chỉ ra rằng, số người lao động "sốt ruột" chờ đến ngày được đi làm đã tăng từ 34% lên 50%. Theo đó, tiến sĩ Yam thuộc Trường đại học Quốc gia Singapore NUS cũng khẳng định, công nghệ sẽ không thể thay thế sự tương tác trực diện. 

Các doanh nghiệp Singapore vẫn đang giải bài toán mang tên "sự cân bằng". Viễn cảnh về nền kinh tế mang mô hình "lai", mô hình kết hợp giữa làm việc ở văn phòng và ở nhà, có thể sẽ xảy ra, buộc các doanh nghiệp phải phân chia thời gian và không gian làm việc phù hợp. Mô hình "Cốt lõi và Linh hoạt" (Core-and-flex) cũng có thể là lựa chọn hoàn hảo. Những nhóm nhân lực "đầu não" sẽ làm việc tại văn phòng, trong khi "làm việc chung" (Coworking) sẽ là lời giải thích đáng cho những nhóm nhân lực linh động hơn về mặt thời gian và địa điểm làm việc. (VTV.vn 25/5)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

More