Kế hoạch tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HV/AIDS năm 2022

Post date: 17/11/2022

Font size : A- A A+

Ngày 10 tháng 11 năm 2022 Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, AIDS, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh (BCĐ 138 tỉnh) ban hành Kế hoạch số 223/KH-BCĐ  Kế hoạch tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HV/AIDS năm 2022 (từ ngày 10/11 – 10/12/2022).

Thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, AIDS, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh (BCĐ 138 tỉnh) xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các ban, ngành, địa phương tổ chức Tháng Hành động quốc gia phòng, HIV/AIDS như là một trong các hoạt động trọng tâm trong phòng, chống HIV/AIDS ở tất cả các cấp, các ngành từ cấp tỉnh đến địa phương.

Chủ đề Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022, Việt Nam chọn chủ đề “Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng!”.

Các hoạt động chủ yếu trong tháng hành động:

1. Ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo

Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, AIDS, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 phù hợp với điều kiện, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng địa phương, đơn vị và tình hình diễn biến của dịch COVID-19.

2. Tổ chức các hội nghị, hội thảo 

Tùy điều kiện cụ thể từng đơn vị, địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo với số người tham gia và hình thức tổ chức phù hợp.

3. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

a. Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2022

b. Tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12

c. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12 trên kênh truyền thông đại chúng

4. Triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác

- Giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV nhất là xét nghiệm HIV tại cộng đồng và tự xét nghiệm; dự phòng, dịch vụ PrEP; chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

- Mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; điểm cấp phát thuốc Methadone; điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã cũng như cung cấp các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV.

- Truyền thông vận động chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV nhất là với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV.

- Vận động các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động; căn cứ tình hình thực tế để nghiên cứu, xem xét việc nhận người lao động là người nhiễm HIV, người sau cai, người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; thực hiện các biện pháp truyền thông, phòng, chống lây nhiễm HIV theo hướng dẫn của các cơ quan y tế nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động.

- Tổ chức các chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ủng hộ gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV, mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV và tổ chức thăm hỏi người nhiễm hoặc nhóm người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại địa phương.

- Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Kiện toàn, củng cố hệ thống chuyển tiếp, chuyển tuyến, đặc biệt là dịch vụ cung cấp các phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm sạch cho mọi người dân có nhu cầu tại cộng đồng.

- Rà soát, chấn chỉnh, giám sát hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn có, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đặc biệt là các dịch vụ can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cũng như việc cung cấp các dịch vụ điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế.

- Vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo, dòng họ (trưởng bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc...) tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong đồng bào vùng dân tộc và miền núi.

- Vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

- Tổ chức cho các nhà lãnh đạo các cấp tham gia các hội nghị, hội thảo gồm cả đánh giá và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, các cá nhân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các cuộc họp, hội nghị.

- Tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị.

Xem nội dung kế hoạch tại đây!

Nguyễn Liên

More