Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 07-7-2021

Post date: 07/07/2021

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

1.                TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị di động và vòng đeo tay. 1

2.                Đồng Tháp xin thí điểm cách ly F1 tại nhà. 2

3.                Kiến nghị giấy xét nghiệm COVID-19 có hiệu lực 7 ngày. 3

4.                19 đơn vị "trao biển" nhưng chưa hoàn thành cam kết chuyển tiền vào Quỹ Vaccine. 4

CHÍNH SÁCH MỚI 4

5.                Tăng gấp đôi mức quà tặng cho người có công dịp 27/7. 4

TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY.. 5

6.                Hà Nam: Hiệu quả mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ”. 5

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP. 7

7.                VNDirect: Nửa cuối năm 2021, tăng trưởng GDP Việt Nam có thể đạt mức 7%.. 7

8.                Việt Nam lọt Top 10 nước giao dịch tiền mặt nhiều nhất thế giới 8

9.                Thu hút FDI 6 tháng đầu năm nhiều điểm sáng. 8

10.             Covid-19 làm thu nhập bình quân người dân giảm 1%.. 9

11.             Gần 57.000 lao động tại Bắc Giang đã đi làm trở lại 10

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH.. 10

12.             Rõ tiêu chí và minh bạch trong thực hiện. 10

13.             Đất đai ngổn ngang sai phạm.. 12

QUẢN LÝ.. 13

14.             Bộ máy còn quá cồng kềnh trong tổ chức đầu mối bên trong. 13

15.             Xử lý tiêu cực trong án tham nhũng còn rất ít, chưa tương xứng thực trạng. 15

16.             Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị sổ đỏ ghi tên cả 2 vợ chồng. 16

17.             Dịch COVID-19 khó kiểm soát, hàng triệu người thất nghiệp, thiếu việc làm.. 16

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 18

18.             Lộ diện top 10 địa phương đứng đầu về thu ngân sách 6 tháng đầu năm.. 18

19.             Đề xuất mới về quản lý và sử dụng vốn ODA.. 19

20.             Đắk Nông giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 20% trong 6 tháng. 19

THẾ GIỚI 20

21.             OECD thông qua mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15%.. 20

 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị di động và vòng đeo tay

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát cách ly tại nhà các ca nghi nhiễm COVID-19.

 Theo đó, Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM đề xuất 3 giải pháp áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giám sát cách ly tại nhà các ca nghi nhiễm COVID-19.

 Cụ thể, giải pháp thứ nhất là bằng hệ thống VHD (VietNam Health Declaration) do Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel cung cấp. Đây là giải pháp được Bộ Y tế chọn triển khai thí điểm cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh. Hệ thống này chỉ sử dụng điện thoại di động thông minh.

 Giải pháp thứ hai là STAYHOME do Hội Tin học TP.HCM đề xuất. Thiết bị sử dụng gồm điện thoại di động và vòng đeo tay. Vòng đeo tay sẽ có chức năng tăng cường giám sát và đo nhiệt độ. Với giải pháp này, Hội Tin học TP cũng đề nghị hỗ trợ miễn phí 1.000 vòng đeo tay.

 Giải pháp thứ ba là HCMCovidSafe do nhóm Tech4Covid (Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM) đề xuất. Thiết bị sử dụng là vòng đeo tay có tích hợp SIM điện thoại.

 Trong 3 giải pháp này, Sở Thông tin và truyền thông đề xuất chọn giải pháp 1 để thí điểm. Giải pháp này có ưu điểm là quản lý tổng thể, tích hợp nhiều chức năng khác như khai báo y tế, quản lý nhập cảnh, phản ánh y tế… Đồng thời, tăng cường 2 giải pháp của STAYHOME và HCMCovidSafe để nâng cao hiệu quả giám sát cách ly ở những địa phương phù hợp.

 Theo Sở Thông tin và truyền thông, thông qua việc thu thập thông tin từ thiết bị điện thoại thông minh và vòng đeo tay của ca nghi nhiễm, lực lượng chức năng có thể giám sát việc tuân thủ quy định phòng chống dịch của các ca nghi nhiễm để kịp thời cảnh báo, nhắc nhở.

 Việc triển khai thí điểm được chia làm 2 giai đoạn. Từ tháng 7-2021 sẽ áp dụng tại quận 7, 12, Gò Vấp, Tân Bình và Đại học Quốc gia TP.HCM. Trong tháng 8-2021 sẽ triển khai rộng tại tất cả quận huyện và TP Thủ Đức. (Tuoitre.vn 06/7, Thảo Lê)Về đầu trang

Đồng Tháp xin thí điểm cách ly F1 tại nhà

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đề xuất thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà để giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung. Tỉnh cũng sẽ rà soát tổng thể, dồn lực làm sạch ổ dịch…

 Tại cuộc họp trực tuyến với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, diễn ra chiều 5/7, Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu báo cáo tình hình dịch bệnh tại địa phương. Tính từ ngày 24/6 đến sáng 5/7, Đồng Tháp ghi nhận 259 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2; 1.093 trường hợp F1 và 1.673 trường hợp F2; đang điều trị 228 ca.

 Tại cuộc họp, đại diện Tổ Thông tin đáp ứng nhanh phục vụ phòng chống dịch bệnh của Ban Chỉ đạo nhận định ổ dịch tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc tiềm ẩn nguy cơ rất lớn. Ổ dịch này có dấu hiệu tương tự một số đợt bùng phát dịch lớn tại một số bệnh viện trước đây. Trong khi đó, Đồng Tháp lại chưa có dữ liệu để phân tích được ca nhiễm đầu tiên vào viện là ngày nào, đã di chuyển đến những đâu để có mốc truy vết “đuổi theo tốc độ lây lan rất nhanh của biến chủng”.

 Trước tình hình trên, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Quốc Phong yêu cầu Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp cung cấp ngay dữ liệu liên quan đến các trường hợp F0, F1 cho Tổ Thông tin để phân tích tình hình dịch bệnh, hỗ trợ tỉnh trong công tác truy vết, dự đoán những khu vực cần tập trung xét nghiệm tầm soát, khoanh vùng. Tỉnh cũng bố trí thêm máy xét nghiệm mới để nâng công suất từ 600 mẫu đơn/ngày lên 1.200 mẫu đơn/ngày.

 Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đề xuất thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà, giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung. Đồng thời, phát huy các tổ nhân dân tự quản của địa phương trong cung cấp thông tin và giám sát cộng đồng trên tinh thần “phát hiện F0 ở đâu, phong toả cục bộ ở đó, giữ cho chặt, không làm quá rộng”. Tỉnh cũng sẽ rà soát tổng thể, dồn lực làm sạch ổ dịch Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc.

 Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu lực lượng phòng chống dịch Đồng Tháp phải phấn đấu dứt khoát trả được kết quả xét nghiệm trong vòng 24 tiếng. Tỉnh cần kết hợp hài hoà giữa xét nghiệm nhanh kháng nguyên và xét nghiệm PCR phù hợp với từng đối tượng, nhanh chóng phát hiện F0, kịp thời ngăn chặn dịch lây ra cộng đồng. Khi có kết quả xét nghiệm, nhất thiết phải được cập nhật lên hệ thống với đầy đủ thông tin, kể cả nồng độ virus.

 Đồng Tháp cũng cần quản lý chặt chẽ, không để xảy ra lây nhiễm chéo trong các khu cách ly tập trung; triển khai thí điểm tổ chức cách ly F1 tại nhà; bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ, thực hiện đúng quy trình, tránh lây nhiễm trong khi lấy mẫu xét nghiệm. Cùng với đó, thực hiện các giải pháp ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào các cơ sở điều trị, “không để thủng bệnh viện”. (Vneconomy.vn 06/7, Nhật Dương)Về đầu trang

Kiến nghị giấy xét nghiệm COVID-19 có hiệu lực 7 ngày

iệp hội vận tải hàng hoá TP.HCM kiến nghị Tổng cục Đường bộ thống nhất thời gian có hiệu lực của giấy chứng nhận xét nghiệm COVID-19 là 7 ngày.

 Hiện nay, nhiều tỉnh, TP yêu cầu các tài xế vận chuyển hàng hoá phải có xét nghiệm âm tính với COVID-19 mới cho xe đi vào hoặc đi ngang qua địa phận mình.

 Tuy nhiên quy định này của mỗi tỉnh, TP lại khác nhau, chưa thống nhất. Nơi cho phép giấy xét nghiệm có thời hạn 7 ngày, nơi thì 5 ngày, có tỉnh chỉ cho giấy xét nghiệm có hiệu lực trong vòng 3 ngày.

 Thậm chí, một số nhà máy còn ra yêu cầu riêng, quy định tài xế phải có giấy xét nghiệm giá trị trong vòng 3 ngày và phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin mới được vào lấy hàng. Các doanh nghiệp cho rằng điều này thật sự rất khó khăn cho doanh nghiệp nói chung.

 Trước tình hình đó, ngày 6-7, ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hàng hoá TP.HCM đã gửi kiến nghị đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam những giải pháp nhằm tằng cường quản lý phòng dịch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá.

 Cụ thể, Hiệp hội kiến nghị tổ chức thực hiện xét nghiệm (đối với người chưa xét nghiệm) tại các chốt kiểm soát người vào địa phương; kiến nghị chỉ tổ chức xét nghiệm người đến địa phương, không xét nghiệm người ra khỏi địa phương và đi qua.

 Đồng thời hiệp hội cũng kiến nghị thống nhất thời gian có hiệu lực của giấy chứng nhận xét nghiệm COVID-19 là 7 ngày.

 Ngoài ra, Hiệp hội cũng kiến nghị cùng Tổng cục các biện pháp nhằm tăng cường trách nhiệm phòng dịch của người điều khiển và chủ phương tiện vận tải như thực hiện biện pháp 5K, khai báo y tế, khử khuẩn… (Plo.vn 06/7, Thy Nhung)Về đầu trang

19 đơn vị "trao biển" nhưng chưa hoàn thành cam kết chuyển tiền vào Quỹ Vaccine

Cập nhật đến 11h00 ngày 6/7, Ban Quản lý Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19 cho biết số dư Quỹ đạt 8.049 tỷ đồng, đã bao gồm ngoại tệ quy đổi. Một số đơn vị cam kết nhưng vẫn chưa chuyển tiền...

 Theo số liệu cập nhật của Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng Covid-19, số huy động vào Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 tính đến 11h00 ngày 06/7/2021 là 8.049 tỷ đồng, đã bao gồm ngoại tệ quy đổi. Có 371.306 tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp vào quý.

 Đến nay còn 19 đơn vị, tổ chức cam kết chi ủng hộ Quỹ Vaccine phòng Covid-19 nhưng chưa chuyển tiền, chuyển một phần hoặc chưa chuyển hết đúng theo cam kết. Tổng số tiền chưa chuyển theo cam kết là 145,98 tỷ đồng.

 Trong danh sách này, tỉnh Quảng Ninh cam kết lớn nhất 100 tỷ đồng, Tập đoàn Quốc tế Bảo Thành Đài Loan cam kết 23 tỷ đồng, nhưng chưa chuyển tiền.

 Trong 61 triệu liều vaccine phòng Covid-19 Bộ Y tế dự kiến mua có 30 triệu liều vaccine AstraZeneca mua lại hợp đồng của Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam VNVC, và 31 triệu liều vaccine do Pfizer sản xuất.

 Với số tiền kết dư còn lại của Quỹ Vaccine phòng Covid-19, Ban quản lý quỹ cho hay, đã thực hiện đấu thầu gửi ngân hàng để lấy lãi bổ sung vào quỹ.

 Theo đó, đã có tổng cộng 5.600 tỷ đồng gửi tại 4 ngân hàng cổ phần nhà nước qua đấu thầu. Trong đó, có 1.600 tỷ đồng gửi kỳ hạn 1 tháng với lãi suất 3%/năm, 4.000 tỷ đồng gửi kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 3,3%/năm.

 Dự kiến, sắp tới Ban quản lý Quỹ tiếp tục đấu thầu để gửi ngân hàng thêm 1 kỳ hạn, căn cứ theo số dư Quỹ và nhu cầu sử dụng mua vaccine từ Bộ Y tế. Việc gửi ngân hàng này căn cứ theo quyết định thành lập Quỹ của Thủ tướng, khi số dư có thể được gửi ngân hàng để vừa đảm bảo an toàn vừa lấy lãi để thêm tiền cho Quỹ.

 Theo tính toán của Bộ Y tế, để đạt miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần mua 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để tiêm cho khoảng 75 triệu người, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng 25.200 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương dự kiến bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp từ cộng đồng khoảng 9.200 tỷ đồng. (Vneconomy.vn 06/7, Ánh Tuyết)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Tăng gấp đôi mức quà tặng cho người có công dịp 27/7

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Quyết định số 1142/QĐ-CTN về việc tặng quà cho đối tượng có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ.

 Theo quyết định của Chủ tịch nước, quà tặng cho người có công được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng. Cả hai mức quà tặng này đều đã được điều chỉnh tăng 50% so với trước đó, là 400.000 đồng và 200.000 đồng.

 Cụ thể, mức quà 600.000 đồng sẽ dành tặng các đối tượng: Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và những cá nhân đã có quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng trước ngày 28/7/2021 nhưng chưa hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. 

Mức này cũng dành tặng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

 Thân nhân liệt sỹ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng, thân nhân của hai liệt sỹ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cũng là đối tượng nhận mức quà 600.000 đồng.

 Mức quà 300.000 đồng dành tặng thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

 Ngoài ra, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; đại diện thân nhân liệt sỹ, người thờ cúng liệt sỹ cũng được nhận mức quà 300.000 đồng.

 Dự kiến, tổng kinh phí để tặng quà cho người có công dịp kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ là hơn 480 tỷ đồng. (Vneconomy.vn 06/7, Nhật Dương)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY

Hà Nam: Hiệu quả mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ”

Hướng đến nền hành chính minh bạch, hiệu quả nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền thân thiện, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Hà Nam đã triển khai thực hiện mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ” đạt hiệu quả thiết thực, được nhân dân ghi nhận và đánh giá cao.

 Năm 2019, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục là một trong những đơn vị đầu tiên của Hà Nam triển khai thực hiện mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ”. Để triển khai thực hiện mô hình có hiệu quả cao, mỗi cán bộ, công chức thị trấn luôn chú trọng thực hiện nghiêm chuẩn mực đạo đức công vụ, tạo sự gần gũi, thân thiện khi nhân dân đến liên hệ, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

 Việc thực hiện tốt mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ” cũng như đặt sự hài lòng của người dân thành mục tiêu phấn đấu là một trong những tiêu chí quan trọng được tập trung thực hiện tốt. Thời gian tới, Đảng ủy, UBND thị trấn tiếp tục tập trung rà soát, khắc phục những hạn chế và vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, quyết tâm giải quyết TTHC cho người dân đúng hẹn, không để xảy ra chậm trễ, thiếu sót. Đồng thời, nâng cao hơn chất lượng công tác đối thoại trực tiếp với người dân, giải quyết đúng lý, hợp tình những ý kiến phản ánh, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp.

 Ngay khi triển khai mô hình, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch và quán triệt đến tất cả CBCC xã, phường, thị trấn; trưởng các ngành MTTQ, đoàn thể; tổ chức cho CBCC xã ký bản cam kết thực hiện và làm theo các nội dung khẩu hiệu “5 biết” (biết nghe dân nói, biết nói dân hiểu, biết làm dân tin, biết xin lỗi, biết cảm ơn) và “3 thể hiện” (tôn trọng: trong quan hệ giao tiếp; văn minh: lịch sự, văn hóa trong giao tiếp, giải quyết công việc; gần gũi: trong quan hệ, giải quyết công việc nhanh chóng).

 Riêng thị trấn Bình Mỹ và xã An Đổ (huyện Bình Lục) bổ sung thêm nội dung (biết chia sẻ) thành “6 biết” và “5 không” (không hách dịch, cửa quyền; không quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà nhân dân; không tham ô, lãng phí; không né tránh trách nhiệm; không chậm trễ giải quyết hồ sơ, công việc).

 Thực hiện mô hình, tất cả 16 xã, thị trấn huyện Thanh Liêm cũng đã quán triệt tới tất cả CBCC, ký cam kết làm theo nội dung khẩu hiệu “5 biết”, “3 thể hiện”; bố trí bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở vị trí thuận lợi, cơ sở vật chất bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết TTHC của tổ chức, công dân, lắp đặt camera giám sát và hòm thư góp ý. Đáng chú ý, việc gửi thư chúc mừng và thư chia buồn đến các gia đình tạo được sự gần gũi thân thiện giữa chính quyền và nhân dân.

 Đồng chí Trần Xuân Thành, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Liêm đánh giá, qua thực hiện nội dung khẩu hiệu “5 biết” và “3 thể hiện”, phần lớn cán bộ, công chức, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong giao tiếp, ứng xử với người dân đều có thái độ lịch sự đúng mực, gần gũi, thân thiện với người dân.

 Được biết, thông qua thực hiện mô hình, người đứng đầu các xã, phường, thị trấn tỉnh Hà Nam đã gửi hàng nghìn lá thư chúc mừng các gia đình có thêm thành viên mới; thư chúc mừng cho các đôi nam nữ đến đăng ký kết hôn; thư chia buồn; thư cảm ơn và thư xin lỗi đến người dân. 

Việc gửi thư chúc mừng kết hôn được các xã, thị trấn tổ chức rất long trọng, ý nghĩa khi nhiều đơn vị bố trí hội trường, phòng họp riêng để tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và trao thư chúc mừng cho các cặp đôi có sự chứng kiến của hai bên gia đình và lãnh đạo, CBCC chuyên môn, cũng như đại diện đoàn thể liên quan để chung vui và chụp ảnh lưu niệm. Đối với thư chia buồn, các đơn vị đã bổ sung đầy đủ thông tin liên quan người qua đời vào thư để trang trọng hơn và thành lập đoàn của xã đến phúng viếng, chia buồn với gia đình có người thân qua đời…

 Đồng chí Đinh Văn An, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Nam đánh giá: Thực tế cho thấy, việc thực hiện xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ” của cấp ủy, chính quyền cơ sở ở Hà Nam đã có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, chỉnh đốn Đảng của địa phương; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức chính quyền nhà nước ở cơ sở thân thiện, gần gũi. (Nhandan.com.vn 06/7, Đào Phương)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

VNDirect: Nửa cuối năm 2021, tăng trưởng GDP Việt Nam có thể đạt mức 7%

Việc mở rộng sản xuất nhờ nhu cầu phục hồi tại Hoa Kỳ và EU, ngành dịch vụ phục hồi hậu Covid-19, hay chương trình tiêm vaccine được triển khai mạnh mẽ hơn tại Việt Nam được đánh giá là những động lực có thể giúp GDP tăng trưởng mức 7% nửa cuối năm.

 Bất chấp tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, GDP Việt Nam quý 2/2021 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý 2/2020. Tính chung GDP 6 tháng đầu năm tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020. 

Nhìn chung, GDP quý 2 năm nay và 6 tháng đầu năm dù tăng so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn còn thấp so với mức cùng kỳ của năm 2018 và 2019 nhưng vẫn được đánh giá là đáng khích lệ dưới tác động của hai đợt dịch Covid-19 tái bùng phát tương đối nghiêm trọng trong nửa đầu năm. 

Theo báo cáo chiến lược của CTCP Chứng khoán VNDirect, dự báo nửa cuối năm, GDP của Việt Nam có thể đạt mức tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020 (2,6%), qua đó kéo mức tăng trưởng cả năm nay lên 6,5%.

 Các yếu tố hỗ trợ cho mức tăng trưởng GDP cao hơn cho nửa cuối năm 2021 bao gồm việc mở rộng sản xuất nhờ nhu cầu phục hồi tại Hoa Kỳ và EU, kỳ vọng ngành dịch vụ sẽ phục hồi hậu Covid-19 cùng với việc tiêm vaccine được triển khai mạnh mẽ hơn tại Việt Nam.

 VNDirect nhận định lạm phát Việt Nam có thể được kiểm soát trong nửa cuối năm 2021 nhờ chỉ số CPI lương thực giảm trong bối cảnh giá thịt lợn giảm và Chính phủ áp dụng các biện pháp kiểm soát lạm phát hiệu quả như giảm giá điện, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. VNDirect giữ nguyên dự báo CPI bình quân năm 2021 tăng 2,9% so với năm trước.

 Đối với tình hình xuất khẩu, một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đang thực hiện các bước tiếp theo để mở cửa lại nền kinh tế, bao gồm Mỹ và Anh. VNDirect kỳ vọng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao hơn trong nửa cuối năm 2021 nhờ nhu cầu toàn cầu phục hồi, đặc biệt là các máy móc thiết bị, đồ gỗ, dệt may và thủy sản.

 Đối với tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, VNDirect cho rằng giai đoạn 2021-2022 khó có thể duy trì mức tăng trưởng đột biến như năm 2020 (tăng 34,5%). Song vẫn sẽ duy trì mức tăng trưởng dương khoảng 8-12% trong giai đoạn 2021-2022.

 Theo TCTK, vốn đăng ký của các dự án FDI trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm 2,6% so với cùng kỳ, xuống còn 15,3 tỷ USD, cải thiện từ mức giảm 15,2% trong 6 tháng đầu năm. Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 9,2 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái (so với mức giảm 4,9% của năm 2020). (Cafef.vn 06/7)Về đầu trang

Việt Nam lọt Top 10 nước giao dịch tiền mặt nhiều nhất thế giới

Theo thống kê trên trang merchantmachine.co.uk, Việt Nam nằm trong Top 10 các nước sử dụng tiền mặt nhiều nhất thế giới. Có tới 69% dân số Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng.

 Tỉ lệ sử dụng tiền mặt ở Việt Nam hiện ở mức 26%, có tới 60% dân số sử dụng Internet, trung bình có 29 máy ATM cho 100.000 người trưởng thành.

 Nếu so sánh với một quốc gia đứng Top đầu trên thế giới là Na Uy, nước này chỉ có 3% giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt. Tỉ lệ trung bình có 31,6 máy ATM trên 1.000 người trưởng thành, nghiên cứu cho thấy 100% dân số được tiếp cận với dịch vụ sở hữu tài khoản ngân hàng.

 Đặt lên bàn cân so sánh với các quốc gia láng giềng trong khu vực ASEAN thì hiện tại Việt Nam thua khá xa Singapore khi chỉ có 2% dân số nước này chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt tại Singapore hiện chỉ là 4%. Có tới 74% các giao dịch thanh toán tại đảo quốc Sư tử thực hiện qua thẻ, ví điện tử…

 Tại Malaysia, có 15% dân số nước này chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt là 11%. Có 32% các giao dịch thanh toán thực hiện qua thẻ, ví điện tử.

 Tại Thái Lan, có 18% dân số nước này chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt ở xứ Chùa Vàng là 16%. Có 26% các giao dịch thanh toán thực hiện qua thẻ, ví điện tử.

 Mặc dù trong nhiều năm nay, chủ trương đúng đắn của Chính phủ là đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, tuy nhiên, cho đến nay mục tiêu của Chính phủ đề chưa đạt được.

 Theo báo cáo mới nhất Ngân hàng nhà nước, kể từ năm 2019 đến hết tháng 4.2021, tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn ở mức trên 11%.

 Trong Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, chỉ tiêu quan trọng nhất là đến cuối năm 2020, tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Như vậy, đến nay chỉ tiêu này đã không đạt được như Đề án đề ra, và tỉ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn còn cao. (Laodong.vn 06/7, Lan Hương)Về đầu trang

Thu hút FDI 6 tháng đầu năm nhiều điểm sáng

Trong bức tranh FDI những tháng đầu năm, vốn đăng ký mới và tăng thêm của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh.

 Theo Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (Tổng cục Thống kê), chỉ có vốn góp, mua cổ phần trong 6 tháng đầu năm giảm, còn vốn đăng ký mới và tăng thêm của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước với mức tăng lần lượt 13,2% và 10,6%.

 Đáng chú ý, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh. Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 6,98 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây là mức tăng rất ấn tượng trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và được coi là điểm sáng trong bức tranh FDI những tháng đầu năm.

 Nhận định về cơ hội thu hút FDI những tháng cuối năm, ông Phạm Đình Thúy - Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng cho rằng, với những lợi thế về chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao trong nhiều năm liền, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và thành công trong kiểm soát dịch bệnh COVID-19, môi trường đầu tư Việt Nam đang được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về độ an toàn. Đây là yếu tố thuận lợi để Việt Nam có thêm cơ hội thu hút FDI vào những tháng cuối năm.

 Các chuyên gia kinh tế đánh giá rất tích cực khi làn sóng FDI lần thứ 4 đang diễn ra và Việt Nam là điểm đến của sự dịch chuyển này. Song trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI ngày càng khốc liệt Việt Nam phải thích ứng, chủ động, sáng tạo hơn nữa trong thu hút đầu tư, có như vậy mới tận dụng được cơ hội từ làn sóng FDI thứ 4. (VTV.vn 06/7)Về đầu trang

Covid-19 làm thu nhập bình quân người dân giảm 1%

Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 được Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/7 cho thấy, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2019.

 Theo đó, trong thời kỳ 2016-2020, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng tăng bình quân 8,2%. Tuy nhiên, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2020 ở khu vực thành thị vẫn cao hơn so với khu vực nông thôn 1,6 lần.

 Trong tổng thu nhập năm 2020, tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công chiếm 55,4%, thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 11,2%, thu từ hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 22,9%, thu khác chiếm 10,5%.

 “Cơ cấu thu nhập qua các năm đã có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ hơn, trong đó tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công ngày càng tăng, ngược lại tỷ trọng thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng giảm, kết quả này phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu trong việc làm”, ông Tiến nhận định. 

Mặc dù thu nhập giảm nhẹ trong năm 2020 nhưng chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước vẫn tăng 13% so với 2018 (l2,89 triệu đồng/người/tháng). Tuy nhiên, do năm 2020 là một năm người dân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nên chi tiêu năm này tăng chậm hơn so với thời kỳ trước (chi tiêu bình quân năm 2018 tăng 18% so với 2016).

 Các hộ gia đình thành thị có mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng xấp xỉ 3,8 triệu đồng trong khi các hộ nông thôn chỉ ở mức 2,4 triệu đồng, chênh lệch giữa hai khu vực là 1,6 lần.

 Cũng theo khảo sát, tiêu dùng lương thực, thực phẩm qua số liệu cho thấy một xu hướng rõ ràng là các hộ gia đình có xu hướng giảm dần việc tiêu thụ tinh bột, như việc lượng gạo tiêu thụ bình quân một người một tháng giảm dần qua các năm, từ 9,7 kg/người/tháng năm 2010 xuống còn 8,1 kg/người/tháng năm 2018 và chỉ còn 7,6 kg/người/tháng năm 2020.

 Thói quen ăn uống cho thấy các hộ gia đình sống ở vùng nông thôn thường tiêu thụ nhiều gạo hơn so với các hộ gia đình thành thị (8,5 so với 6,1 kg/người/tháng). Những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo nhất có lượng gạo tiêu thụ cao hơn so với những hộ gia đình thuộc nhóm khá giả nhất (9,1 so với 6,6 kg/người/tháng).

 Lượng tiêu thụ thịt các loại có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, từ 1,8 kg/người/tháng năm 2010 lên 2,3 kg/người/tháng năm 2020. “Đáng chú ý, tiêu thụ trứng tăng trong năm 2020, chủ yếu do năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và các đợt giãn cách xã hội, trứng là mặt hàng các hộ gia đình ưa chuộng sử dụng để bổ sung dinh dưỡng thay vì các loại khác”, khảo sát nhận định.

 Ngoài ra, lượng tiêu thụ rượu bia có dấu hiệu tăng nhẹ trong năm 2020, từ 0,9 lít/người/tháng năm 2010 lên 1,3 lít/người/tháng năm 2020. Lượng tiêu thụ mặt hàng này của nhóm hộ gia đình khá giả nhất cũng cao hơn so với nhóm hộ gia đình nghèo nhất (2,2 so với 1,0 lít/người/tháng). (Vneconomy.vn 06/7, Khánh Vy)Về đầu trang

Gần 57.000 lao động tại Bắc Giang đã đi làm trở lại

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, để khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn, tính đến hết ngày 5/7, toàn tỉnh đã có 254 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, trong đó có 153 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động.

 Hiện còn 87/341 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp chưa hoạt động trở lại. Nguyên nhân là do những doanh nghiệp này có quy mô nhỏ chưa bố trí được nơi lưu trú tập trung, phần lớn lao động đã về quê, phải thực hiện cách ly…

 Đã có gần 57.000 lao động thực tế đã đi làm trở lại/tổng số gần 82.000 lao động đăng ký đi làm. Ngoài ra, các ngành, địa phương của tỉnh tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuyển dụng mới lao động. Đến nay, đã tiếp nhận nhu cầu tuyển mới trên 16.200 lao động của 6 doanh nghiệp. 

Cùng với việc thực hiện phương án vừa sản xuất vừa phòng, chống dịch, tỉnh Bắc Giang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tổ chức lại nhà trọ cho công nhân đảm bảo an toàn. Tổ công tác của tỉnh đã tổ chức thẩm định, cấp phép nhà trọ, nơi lưu trú đủ điều kiện hoạt động đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Đến nay, đã rà soát được 896 nhà trọ đủ điều kiện (gồm 16.027 phòng), đáp ứng chỗ ở cho trên 32.000 công nhân.

 Hiện các khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh còn quản lý 5.036 người, lũy kế đến nay đã có 35.230 người đủ điều kiện được ra khỏi khu cách ly tập trung. (Vneconomy.vn 06/7, Phúc Minh)Về đầu trang

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH

Rõ tiêu chí và minh bạch trong thực hiện

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP với mục tiêu hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm đời sống và an toàn cho người lao động... 

Theo đó, việc hỗ trợ ngân sách nhà nước thực hiện như sau: Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương trên 60% tự bảo đảm kinh phí thực hiện. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc 80% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên.

 60% mức thực chi đối với các tỉnh chưa tự cân đối ngân sách còn lại. 40% mức thực chi đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương còn lại. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết.

 Đặc biệt, Nghị quyết nêu rõ, nguyên tắc là phải bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền, trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm 7, điểm 8 Mục II của Nghị quyết chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia. Phải phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai, bảo đảm mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời các chính sách hỗ trợ.

 Có thể thấy mục tiêu mà nghị quyết hướng tới tập trung chủ yếu vào người lao động và người sử dụng lao động. Nguyên tắc thực hiện cũng rõ ràng là phải bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, thiết kế chính sách đơn giản nhất dễ tiếp cận, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính. Đây là những tiền đề quan trọng để gói hỗ trợ thực sự phát huy hiệu quả, vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện như thế nào vì việc triển khai gói hỗ trợ lần 1 trị giá 62.000 tỷ đồng đã không đạt kết quả như mong đợi khi sau hơn một năm triển khai mới chỉ giải ngân được trên 13.100 tỷ đồng là "minh chứng" rõ nhất. 

Nguyên nhân dẫn đến việc này, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là do thời gian nghiên cứu, ban hành chính sách quá ngắn khiến quá trình đánh giá tác động, lấy ý kiến góp ý chưa thực sự đầy đủ, chưa sát thực tiễn khiến người lao động, doanh nghiệp khó tiếp cận. Cụ thể, khi nghiên cứu chính sách vào thời điểm cuối tháng 3.2020 - khi dịch chưa được kiểm soát nên dự báo số người bị ảnh hưởng tương đối lớn, thời gian hỗ trợ dài. Tuy nhiên nước ta đã sớm kiểm soát được dịch bệnh vào cuối tháng 5.2020. Việc giãn cách, cách ly kết thúc sớm và các hoạt động sản xuất, kinh doanh dần khôi phục; hầu hết nhóm lao động, hộ kinh doanh chỉ được hỗ trợ trong tháng 4, mức hỗ trợ thấp nên nhiều hộ không mặn mà...

 Ngoài ra còn có nguyên nhân khác như việc lập danh sách lao động tự do gặp khó khăn; nhiều địa phương lúng túng trong triển khai; một số nơi thận trọng, cầu toàn, sợ sai sót nên thủ tục phê duyệt chậm. Cá biệt có cơ sở yêu cầu các thủ tục hành chính phát sinh gây phiền hà...

 Như vậy có thể thấy, những hạn chế trong quá trình thiết kế cơ chế giải ngân gói hỗ trợ lần 1 chưa đạt hiệu quả như mong muốn chủ yếu là từ khách quan. Do vậy trong lần hỗ trợ này, phải khắc phục cho được. Đó là các thủ tục phải đơn giản để gói hỗ trợ có thể đến với người lao động, doanh nghiệp nhanh và trong lúc cần nhất. Đặc biệt, phải rõ ràng về tiêu chí, minh bạch trong quá trình thực hiện. Phải gắn với trách nhiệm của các bộ, ngành, các địa phương và người đứng đầu trong thực hiện giải ngân. (Đại biểu nhân dân 06/7, Ninh Hà)Về đầu trang

Đất đai ngổn ngang sai phạm

Đất đai là lĩnh vực hội tụ nhiều cái nhất: phức tạp nhất, nhiều khiếu nại, tố cáo nhất và tham nhũng lớn nhất. Mặc dù có giảm nhưng từ năm 2013 đến nay, đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai vẫn chiếm trên 60% trong tổng số các đơn thư...

 Cũng trong khoảng thời gian này, số lượng thụ lý, giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại liên quan đến đất đai chiếm 75% tổng số các vụ án Toà án Nhân dân Tối cao thụ lý, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

 Các vụ án hình sự liên quan đến đất đai diễn ra rất đa dạng, động cơ, mục đích phạm tội rất phức tạp. Có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều tổ chức, nhiều người, trong đó có cả cán bộ có chức vụ cao, gây thiệt hại lớn đối với tài sản của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức và niềm tin của xã hội đối với Đảng và Nhà nước. 

Trên đây là những thông tin được đưa ra tại hội thảo “Thực trạng vi phạm pháp luật về đất đai và kiến nghị sửa đổi chính sách, pháp luật về đất đai” vừa diễn ra tại Hà Nội. Tại hội thảo, các đại biểu cho biết, tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai xảy ra phổ biến trong các hoạt động giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất như: không đúng mục đích, không qua đấu giá quyền sử dụng đất, không theo quy hoạch đã được phê duyệt… Thu hồi, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, người sử dụng đất có đất bị thu hồi, nhà đầu tư; chậm chễ trong trả tiền đền bù…

 Quản lý đất đai trước và sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, gồm: vi phạm trong việc xác định giá trị đất đai trước khi cổ phần hoá; chuyển mục đích sử dụng đất sau khi cổ phần hoá; cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng trình tự thủ tục, không đúng thẩm quyền; Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất không tương thích với các quy hoạch khác; thường xuyên bị điều chỉnh… Gần đây thực tế này đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ trong các kết luận thanh tra về sử dụng đất tại nhiều địa phương, bao gồm: Tp.HCM, Huế, Bến Tre…

 Nói về nguyên nhân của tình trạng trên, nhiều chuyên gia cho rằng một phần không nhỏ là do những hạn chế, bất cập trong chính sách, pháp luật về đất đai cũng như sự chồng chéo, chưa thống nhất trong một số quy định giữa Luật Đất đai 2013 với các hướng dẫn thi hành luật và với một số luật khác (Bộ Luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở…). Từ đó, dẫn đến sự lúng túng trong quản lý và tạo ra những khe hở của luật pháp để một số cá nhân và tổ chức lợi dụng để tham nhũng và trục lợi, gây lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước. Thêm vào đó là năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về đất đai còn chưa cao, nhất là chất lượng nguồn nhân lực. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai còn sơ sài, thiếu thống nhất…

 Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) cho biết: Để đảm bảo tính khả thi của Luật Quy hoạch 2017, Quốc hội đã ban hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan về quy hoạch năm 2018, bao gồm cả Luật Đất đai 2013, trong đó đã điều chỉnh một phần, nhưng vẫn chưa thực sự đảm bảo được tính đồng bộ, liên kết giữa các văn bản luật.

 Quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 chưa thể hiện đầy đủ các không gian quy hoạch, mới tập trung chủ yếu vào việc quy hoạch sử dụng đất đối với không gian bề mặt của đất đai, chưa quy định quy hoạch sử dụng đất đối với không gian bên trên mặt đất; chưa quy định quy hoạch sử dụng đất đối với không gian ngầm (Điều 178 Luật Đất đai 2013 chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được thuê đất để xây dựng công trình ngầm); chưa quy định quy hoạch sử dụng đất theo tuyến, ví như quy hoạch sử dụng đất các tuyến đường giao thông qua nhiều đơn vị hành chính, nhất là đường giao thông liên tỉnh.

 Bên cạnh đó, khoản 5 điều 40 Luật Đất đai 2013 quy định đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đã giới hạn phạm vi quy hoạch sử dụng đất cấp huyện làm cho hệ thống quy hoạch sử dụng đất không còn là một chỉnh thể. Quy định này chưa thật chuẩn xác, mà lẽ ra với quan điểm tích hợp, liên kết các loại quy hoạch, tất cả các thông tin quy hoạch trên được tích hợp trong một bản đồ quy hoạch thống nhất. Như vậy, sẽ tiết kiệm được nguồn lực và không trùng lắp trong hoạt động lập quy hoạch của ngành đất đai và ngành xây dựng, ông Châu nhận định.

 Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư cán sự đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cũng nhìn nhận, về thực thi, thực hiện Luật Đất đai, có nơi, có lúc chưa nghiêm, có tiêu cực, tham nhũng, sai phạm, lãng phí nguồn lực. Hệ thống pháp luật không đồng bộ, không thống nhất, chưa rõ ràng, có khoảng trống, mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau.

 Do vậy, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao kiến nghị: phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, chủ đạo là Luật Đất đai và hệ thống pháp luật liên quan theo hướng đơn giản, tiện ích, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực thi; đồng bộ, thống nhất với Hiến pháp, với các đạo luật, khắc phục xung đột, chồng chéo; bổ sung những khoảng trống chưa được điều chỉnh. (Vneconomy.vn 06/7, Phan Dương)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Bộ máy còn quá cồng kềnh trong tổ chức đầu mối bên trong

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu thực trạng trên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2021 của ngành Nội vụ.

 Báo cáo của Bộ Nội vụ cho biết, ngay từ những ngày đầu năm, Bộ Nội vụ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên nguồn lực để tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các Nghị quyết của Chính phủ đối với các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Nội vụ. Bước đầu đã khắc phục được một số bất cập trong công tác quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), chính quyền địa phương và địa giới hành chính. Toàn ngành Nội vụ đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được cấp thẩm quyền giao, đặc biệt là làm tốt nhiệm vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; chủ động rà soát, cắt giảm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và chứng chỉ bồi dưỡng khác đối với CCVC, được dư luận đồng tình ủng hộ và đánh giá cao…

 Bên cạnh những kết quả trên, ngành Nội vụ vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Điển hình là một số bộ quản lý CCVC chuyên ngành chưa kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về tiêu chuẩn chức danh công chức chuyên ngành, chức danh nghề nghiệp viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra, việc sử dụng biên chế được giao chưa hiệu quả; đánh giá, phân loại CBCCVC để đưa ra khỏi bộ máy những người có năng lực hạn chế, tinh thần, thái độ làm yếu kém chưa được các bộ, ngành và địa phương nghiêm túc thực hiện nên chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu theo các Nghị quyết của Đảng đã đề ra. Tinh giản biên chế tuy vượt chỉ tiêu giảm 10%, song chưa gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC…

 Khắc phục những tồn tại trên, Bộ Nội vụ đã đề ra một loạt nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm. Trong đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức. Xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ và các bộ, ngành với chính quyền địa phương; khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… Thực hiện đầy đủ các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, đặc biệt là công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác quản lý CCVC, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính; đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành còn bất cập so với yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn.

 Tại Hội nghị, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhận định, bộ máy của chúng ta hiện nay còn quá cồng kềnh trong tổ chức đầu mối bên trong. Các bộ và cơ quan ngang bộ cũng rất chồng chéo, tầng nấc. Nếu không giảm được đầu mối thì không thể tinh giản biên chế, bởi vậy việc giảm đầu mối gắn với giảm biên chế là một nguyên tắc, phải tập trung đột phá vấn đề này.

 Trước mắt, vừa tập trung tinh gọn đầu mối bên trong của các bộ, ngành, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; vừa thay đổi mô hình quản lý, đẩy mạnh tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp. Bà cũng thẳng thắn chỉ ra thực tế đang tồn tại của một số địa phương là việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa tạo được sự nhận thức thống nhất, đồng bộ và quyết tâm, quyết liệt.

 Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, tới đây, chúng ta “sẽ phải đột phá rất mạnh vào vấn đề sắp xếp tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị hành chính”. Theo đó, cũng đột phá rất mạnh vào việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã. Tuy nhiên, sẽ phải có đề xuất sửa đổi, bổ sung để đáp ứng được yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gắn với giảm biên chế để đáp ứng được yêu cầu phát triển.

 Toàn ngành cần lưu ý bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ, Bộ Nội vụ và địa phương để tập trung đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, điều hành, bám sát thực tiễn địa phương, cơ sở. Nếu chúng ta không dám nghĩ, dám làm, không dám đột phá thì sẽ không giải quyết được những vấn đề rất lớn mà Đảng, Nhà nước và xã hội đang mong đợi. (Baophapluat.vn 06/7, Vân Thanh)Về đầu trang

Xử lý tiêu cực trong án tham nhũng còn rất ít, chưa tương xứng thực trạng

Sáng 6.7, Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức hội thảo khoa học “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực – Vấn đề lý luận và thực tiễn”.

 Ông Nguyễn Thái Học – Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, thời gian qua, với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo quyết liệt, tập trung, thống nhất của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, rõ nét, là một điểm sáng, dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng.

 Tuy nhiên, nhìn thẳng vào sự thật, tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp, vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.

 Theo ông Học, nguyên nhân cơ bản là do một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện dẫn đến tiêu cực, tham nhũng. Trong khi đó, công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực mặc dù đã có được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhưng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.

 Theo báo cáo của các cấp ủy, tổ chức Đảng, 5 năm qua có trên 87.000 đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có trên 46.000 đảng viên bị xử lý kỷ luật do liên quan đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

 Ông Nguyễn Thái Học cho biết, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế nêu trên. Trong đó có nguyên nhân công tác phòng, chống tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn phân tán ở nhiều cơ quan, chưa đặt dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của một đầu mối; chưa gắn kết chặt chẽ giữa phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực.

 Làm rõ về nội hàm tiêu cực, ông Nguyễn Viết Thông – Tổng Thư ký Hội đồng lý luận Trung ương cho biết, tiêu cực là khái niệm rất rộng, đối lập với những gì tích cực.

 Tham nhũng, lãng phí, quan liêu đều nằm trong khái niệm tiêu cực. Căn cứ vào các Nghị quyết của Đảng, tiêu cực được hiểu là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, suy thoái về đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", "lợi ích nhóm".

 Cùng chung quan điểm, ông Đặng Bá Cường – Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hải Phòng cho rằng, giữa tiêu cực và tham nhũng có mối quan hệ chuyển hóa với nhau. Thực tế trong các vụ án tham nhũng đều có yếu tố tiêu cực. Tuy nhiên, kết quả phát hiện và xử lý tiêu cực còn rất ít, chưa tương xứng với thực trạng đang diễn ra trong Đảng và trong đời sống xã hội. 

“Phòng chống tiêu cực là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Nếu giao việc này cho một bộ, ngành Trung ương nào thì cũng đều khó khăn. Bởi vậy, việc bổ sung chức năng phòng chống tiêu cực cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là rất cần thiết, để có thể chỉ đạo một cách căn cơ và đồng bộ” – ông Đặng Bá Cường nói. (Laodong.vn 06/7, Vương Trần)Về đầu trang

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị sổ đỏ ghi tên cả 2 vợ chồng

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp mới hoặc cấp đổi sổ đỏ là tài sản chung của vợ và chồng, ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng.

 Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân vừa ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xung quanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ) mang tên cả vợ và chồng.

 Công văn nêu rõ, thực hiện nhiệm vụ được Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng giao tại Công văn số 1606/VPCP-NN ngày 12.3.2021 của Văn phòng Chính phủ, nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ, tránh các khiếu nại, khiếu kiện khi giải quyết các tranh chấp về đất đai, từng bước tạo điều kiện để người phụ nữ được chủ động tham gia các hoạt động về kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan một số nội dung sau:

 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, về quyền của người phụ nữ đối với tài sản của chung vợ và chồng, trong đó có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất giúp người dân hiểu được tầm quan trọng và nâng cao tính tự tin, thúc đẩy sự sáng tạo để nâng cao vị thế, vai trò của người phụ nữ, tạo sự bình đẳng trong xã hội. 

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp mới hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận đã chứng nhận về quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu theo quy định của pháp luật về đất đai (khoản 4 Điều 98 của Luật Đất đai, Điều 76 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15.5.2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai). (Laodong.vn 06/7, Nguyễn Hà)Về đầu trang

Dịch COVID-19 khó kiểm soát, hàng triệu người thất nghiệp, thiếu việc làm

Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của dịch COVID-19 lần thứ 4 làm cho tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm quý 2 năm nay tăng mạnh, trong đó số người thất nghiệp gần 1,2 triệu, người thiếu việc làm khoảng 1,1 triệu.

 Nhận định được ông Phạm Hoài Nam, vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê, đưa ra trong cuộc họp báo tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021 và kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020, do tổng cục tổ chức ngày 6-7 tại Hà Nội.

 Cụ thể, trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021, thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 3 và thứ 4. Thị trường lao động chưa có dấu hiệu khả quan với số người có việc làm quý 2 giảm, tỉ lệ người thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động làm việc trong khu vực phi chính thức tăng lên. 

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý 2 là 51,1 triệu người, tăng 44.700 người so với quý trước, tăng 1,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, so với cùng kỳ năm 2019 khi chưa có dịch bệnh, lực lượng lao động thấp hơn 304.000 người.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, số người có việc làm trong quý 2 năm nay là 49,9 triệu người, giảm 65.000 người so với quý trước, tăng 1,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

 Trong khi số lao động thiếu việc làm được ghi nhận là 1,1 triệu người, tăng 173.500 người so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 2,6%, tăng 0,38% so với cùng kỳ năm trước.

 Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của dịch COVID-19 lần thứ 4 đã làm tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi của khu vực thành thị tăng 2,8%, cao hơn so với khu vực nông thôn tăng khoảng 2,49%.

 Đây là xu hướng khác biệt khi thông thường các năm trước tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường cao hơn thành thị.

 Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong quý 2 theo Tổng cục Thống kê gần 1,2 triệu người, tăng 87,1 ngàn người so với quý trước. Trong đó, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 2 là 2,62%, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,36%.

 Đáng lưu ý, số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp trong quý 2 năm nay là 389,8 ngàn người, chiếm 31,8% tổng số người thất nghiệp. Thu nhập bình quân của người lao động trong quý 2 đạt 6,1 triệu đồng/tháng, giảm 226.000 đồng/tháng so với quý trước và tăng 547.000 đồng/tháng so với cùng kỳ năm 2020.

 Xét theo giới tính, thu nhập bình quân tháng của lao động nam đạt 7,1 triệu đồng/tháng, trong khi lao động nữ đạt khoảng 4,9 triệu đồng/tháng. Lao động tại khu vực thành thị có thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/tháng, trong khi khu vực nông thôn chỉ đạt 5,3 triệu đồng/tháng.

 Do tác động của dịch bệnh, trong quý 2 năm nay thu nhập của người lao động làm việc trong hầu hết các ngành kinh tế đều giảm so với quý trước.

 Trong đó lao động làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng bị ảnh hưởng lớn nhất, mức thu nhập bình quân chỉ đạt 6,7 triệu đồng/tháng, giảm 464.000 đồng so với quý trước. Lao động trong ngành dịch vụ đạt 7,2 triệu đồng/tháng, giảm 291.000 đồng, lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,7 triệu đồng/tháng, tăng 80.000 đồng.

 Bên cạnh đó, số lao động tự sản tự tiêu trong nền kinh tế quý 2 khoảng 4,2 triệu người, tăng 0,6 triệu người so với quý trước, trong số này có 2,5 triệu người trong độ tuổi lao động. (Tuoitre.vn 06/7, Bảo Ngọc)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Lộ diện top 10 địa phương đứng đầu về thu ngân sách 6 tháng đầu năm

TP. HCM và Hà Nội tiếp tục dẫn đầu danh sách, có khoảng cách lớn với các địa phương còn lại trong top 10.

 TP. Hồ Chí Minh: Theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố trong 6 tháng đầu năm 2021 là 198.566 tỷ đồng, đạt 55,7% dự toán và tăng 20,7% so cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, nếu so với cùng kỳ 2019 (thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát), thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đã phục hồi đáng kể khi tăng 2,7%. 

Hà Nội: Theo báo cáo của Hà Nội, mặc dù chịu ảnh hưởng do tác động của đại dịch Covid-19 nhưng kinh tế Hà Nội vẫn duy trì tăng trưởng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước đạt trên 124.854 tỷ đồng, đạt 53% dự toán Trung ương giao (đạt 49,7% dự toán Thành phố giao), bằng 107,1% so với cùng kỳ. 

Hải Phòng: 6 tháng đầu năm 2021, Hải Phòng tiếp tục duy trì trong nhóm các tỉnh, thành phố có tăng trưởng thu cao nhất cả nước. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố 6 tháng/2021 ước đạt 45.010,45 tỷ đồng, bằng 124,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: thu nội địa ước đạt 15.916,82 tỷ đồng, bằng 133,4%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 28.099,96 tỷ đồng, bằng 120,8%.

 Bình Dương: Tổng thu mới ngân sách 6 tháng đầu năm 2021 của Bình Dương ước thực hiện 36.600 tỷ đồng, đạt 62% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và dự toán Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua, tăng 22,6% so với cùng kỳ, trong đó: thu nội địa 26.600 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ; thu từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu 10.000 tỷ đồng, tăng 40,9%.

 Bà Rịa - Vũng Tàu: Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 của tỉnh đạt gần 30.948 tỷ đồng, đạt hơn 64% dự toán pháp lệnh và bằng 96,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu từ dầu thô hơn 10 ngàn tỷ đồng, thu nội địa (ngoài dầu) gần 20.948 tỷ đồng.

 Đồng Nai: Tổng thu ngân sách nhà nước tới trên địa bàn Đồng Nai thời điểm 20/6 đạt hơn 29.700 tỷ đồng (đã hoàn thuế giá trị gia tăng), đạt 62,87% dự toán cả năm, tăng hơn 44% so với cùng kỳ. Riêng số thu nội địa là gần 27.500 tỷ đồng, tăng 34,55% so cùng kỳ.

 Quảng Ninh: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 6 tháng đầu năm 2021 đạt 22.868 tỷ đồng, bằng 45% dự toán. Tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là 18.200, với số vốn đăng ký 190.000 tỷ đồng.

 Vĩnh Phúc: Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước tính đến 15/6/2021, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 17.172,12 tỷ đồng, tăng 29,94% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 14.477,93 tỷ đồng, tăng 24,96%, chủ yếu tăng thu từ khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (đạt 10.938,48 tỷ đồng, chiếm 75,55% thu nội địa) tăng 35,03% so với cùng kỳ năm trước. 

Bắc Ninh: Hết quý 2, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ước đạt 16.011 tỷ đồng, đạt 57,5% dự toán năm, tăng 7,5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nội địa ước đạt 12.511 tỷ đồng, bằng 56,1%, tăng 4,8%; thu hải quan ước đạt 3.500 tỷ đồng, bằng 63,4%, tăng 18,6%. Một số khoản thu nội địa có số thu đạt trên 50% dự toán và tăng cao so cùng kỳ năm trước là: Thu từ doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất…

 Thanh Hóa: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 6 tháng đầu năm ước đạt 15.878 tỷ đồng, bằng 60% dự toán năm, tăng 5% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa ước đạt 10.342 tỷ đồng, bằng 63% dự toán, tăng 16,1%. (Cafef.vn 06/7)Về đầu trang

Đề xuất mới về quản lý và sử dụng vốn ODA

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 56/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, qua thực tế triển khai, Nghị định số 56/2020/NĐ-CP đã bộc lộ những bất cập, hạn chế như: Việc hoàn thành quy trình, thủ tục từ bước đề xuất dự án đến khi ký hiệp định mất nhiều thời gian. Cụ thể, việc tiếp nhận vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải thực hiện qua nhiều bước (xây dựng và phê duyệt đề xuất, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đàm phán, ký hiệp định, phê chuẩn hiệp định...).

 Tại mỗi bước, phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và chính sách của nhà tài trợ, trong khi đó, hệ thống pháp luật liên quan đến nguồn vốn này không đồng bộ, nhiều cơ quan, nhiều cấp tham gia trong quá trình ra quyết định dẫn đến việc hoàn thành quy trình, thủ tục ở từng bước mất nhiều thời gian. Thông thường, để có thể thực hiện một dự án phải mất từ 2-3 năm để hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư.

 Về điều ước quốc tế, thỏa thuận cụ thể về vốn ODA: Theo Nghị định số 56/2020/NĐ-CP, quy trình gia hạn, điều chỉnh, bổ sung đối với các điều ước quốc tế, thỏa thuận cụ thể về vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện sau khi chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Những thay đổi như gia hạn thời gian thực hiện dự án, tương ứng với đó là gia hạn giải ngân các hiệp định phải thực hiện thành 2 quy trình nối tiếp nhưng đều do Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, dẫn tới kéo dài thời gian thực hiện, chồng chéo về thủ tục.

 Do vậy, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 56/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài là cần thiết để khắc phục các hạn chế, bất cập nêu trên và nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. (VTV.vn 06/7)Về đầu trang

Đắk Nông giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 20% trong 6 tháng

Đã 6 tháng trôi qua, thế nhưng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang rất chậm, chỉ mới đạt hơn 20%. Tỷ lệ giải ngân này đang thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của cả nước.

 Trong năm 2021, nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước tại Đắk Nông là 2.086 tỉ đồng. Trong đó, lĩnh vực đầu tư phát triển được chi trực tiếp là 1.943 tỉ đồng.

 Thế nhưng, đến ngày 15.6, toàn tỉnh Đắk Nông mới chỉ giải ngân được 405 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 20,9%. Kết quả này giảm 2% so với cùng kỳ năm 2020 và thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước.

 Tiến độ giải ngân vốn chậm là tình trạng chung tại 8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đơn cử tại huyện Đắk Mil, từ đầu năm tới nay, tình hình giải ngân vốn gặp khá nhiều khó khăn.

 Hiện nay, Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất Đắk Mil đang triển khai tổng cộng 62 công trình, với tổng vốn đầu tư 232 tỉ đồng. Từ đầu năm đến nay, tiến độ giải ngân mới được gần 37 tỉ đồng, đạt 17% kế hoạch.

 Việc các địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công đã kéo theo tỷ lệ thấp trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Nông. Đến ngày 15.6.2021, toàn tỉnh Đắk Nông đã giải ngân được 405 tỉ đồng, đạt 20,9%. Trong đó, nguồn ngân sách địa phương giải ngân 257 tỉ đồng, đạt 31,4%; nguồn ngân sách Trung ương thực hiện 117 tỉ đồng, đạt 14,9%; nguồn ODA thực hiện 30,4 tỉ đồng, đạt 9%.

 Theo các chức năng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư thấp. Trong đó, giá vật liệu tăng cao đột biến, nhất là mặt hàng thép xây dựng đã ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực. (Laodong.vn 06/7, Bảo Lâm)Về đầu trang

THẾ GIỚI

OECD thông qua mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15%

Tiếp nối thỏa thuận đạt được của Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7), 130 nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) mới đây đã nhất trí về quy định áp thuế doanh nghiệp tối thiểu ở mức 15%. Với việc “đoàn tàu cuối cùng đã rời ga”, tiến trình cải cách thuế toàn cầu đang dần hướng tới sự công bằng về thuế doanh nghiệp. 

Thỏa thuận của OECD sẽ góp phần tạo bình đẳng về thuế doanh nghiệp giữa các nước, chấm dứt tình trạng trốn thuế, nhất là của các công ty đa quốc gia có doanh thu cao như các “đại gia” công nghệ. Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann (M.Cô-man) ca ngợi thỏa thuận đạt được sau những nỗ lực đàm phán kéo dài nhiều năm qua; cho biết, thỏa thuận này sẽ đem lại lợi ích cho các nền kinh tế đang phát triển.

 Thỏa thuận của OECD bao gồm hai phần. Phần một quy định áp mức thuế tối thiểu 15% với các doanh nghiệp có doanh thu hơn 750 triệu euro. Theo đó, nếu một tập đoàn và các công ty con nộp thuế ở nước ngoài dưới mức tối thiểu thì sẽ phải nộp khoản chênh lệch so mức tối thiểu tại nước đặt trụ sở. Bởi vậy, việc chuyển lợi nhuận sang các nước khác có mức thuế thấp hơn mức tối thiểu sẽ không còn hấp dẫn với các tập đoàn nữa.

 Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu nộp thuế tại nước đặt trụ sở. Do đó, phần hai của thỏa thuận nhằm bảo đảm phân phối lợi nhuận và quyền thu thuế công bằng hơn giữa các nước với các tập đoàn đa quốc gia, bao gồm cả các công ty công nghệ. Theo đó, việc thu thuế sẽ được thực hiện tại cả nơi doanh nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh và tạo ra doanh thu. Với quy định này, Tập đoàn Volkswagen của Đức sẽ phải đóng thuế nhiều hơn ở các nước nơi hãng này sản xuất, lắp ráp ô-tô. Các tập đoàn công nghệ như Apple hay Google sẽ phải đóng thuế nhiều hơn ở các nước châu Âu.

 Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz (Ô.Sôn) nhận định, thỏa thuận của OECD là bước tiến mạnh mẽ hướng tới sự công bằng về thuế doanh nghiệp; nhấn mạnh, nhiệm vụ hiện tại là thúc đẩy triển khai những cam kết đạt được. Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva (C.Gioóc-giê-va) hoan nghênh thỏa thuận đạt được; song cho rằng, các bên tham gia thỏa thuận cần thực hiện bước tiếp theo là thuyết phục các nước khác sớm tham gia vào tiến trình này. (Nhandan.com.vn 06/7, Mai Anh)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More