Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 06-9-2019

Post date: 06/09/2019

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

CHỈ THỊ MỚI 1

1. Thủ tướng yêu cầu đề xuất thể chế điều phối vùng ngay trong 2019. 1

2.  Phó thủ tướng chỉ đạo VEC triển khai thu phí không dừng đúng tiến độ. 2

TIN QUỐC HỘI 3

3. "Đưa nguyên uỷ viên Trung ương vào trại giam không đơn giản". 3

4. Bố bảo đưa nhưng con gái nói không nhận, 3 triệu USD khó thu hồi?. 4

5.  Giám định để giải quyết án tham nhũng, kinh tế: Có vụ kéo dài... 5 năm.. 6

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 7

6. Tăng 4 bậc trong bảng xếp của WEF, Việt Nam là nước tiến nhanh nhất trong ASEAN   7

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 8

7.Mạnh mẽ, quyết liệt hơn! 8

8.  Lắng nghe ý kiến nhân dân. 9

QUẢN LÝ.. 9

9.Đại biểu đề xuất lập dữ liệu điện tử tài sản cán bộ. 9

10.Thứ trưởng Công an: Một ngày thanh tra xuống địa phương là kiếm mấy tỷ. 10

11. Góp ý báo cáo chuyên đề về phòng chống tham nhũng. 11

12. TP Hồ Chí Minh: Tinh giản biên chế từ nguồn… nghỉ hưu. 12

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 13

13.  Hà Nội phấn đấu duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến thực hiện mức độ 3, 4. 13

14. TP Hồ Chí Minh nỗ lực đơn giản hóa thủ tục cải cách hành chính. 14

15.Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính tại Thanh Hóa. 15

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 15

16.   47 Bộ ngành, địa phương giải ngân vốn đầu tư công dưới 40%.. 15

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 17

17. Hòa Bình yêu cầu kỷ luật 15 đảng viên có con được nâng điểm thi 17

THẾ GIỚI 17

18. Indonesia xây thủ đô mới theo mô hình Thung lũng Silicon. 17

19. Quan lớn Trung Quốc tham nhũng 64 triệu USD: "Con hổ" béo nhất sa lưới 17

 CHỈ THỊ MỚI

Thủ tướng yêu cầu đề xuất thể chế điều phối vùng ngay trong 2019

Theo tin từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa ký chỉ thị số 23/CT-TTg về đẩy mạnh thực hiện nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

 Chỉ thị nêu rõ, sau hai năm triển khai, việc thực hiện nghị quyết số 120 vẫn còn chậm do nhiều hạn chế, thách thức như: các cấp, các ngành, các địa phương trong phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của mình còn thiếu chủ động trong nghiên cứu, huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đáp ứng đòi hỏi phát triển bền vững kinh tế xã hội của địa phương; quy định về điều phối, liên kết hợp tác nội vùng và liên vùng còn thiếu và chưa hiệu quả...

 Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương trong vùng theo chức năng và nhiệm vụ được giao tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt nghị quyết số 120, trong đó khẩn trương xây dựng thể chế điều phối vùng, tạo cơ chế phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long; đẩy mạnh vai trò liên kết vùng trong việc hoạch định các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương khẩn trương nghiên cứu, đề xuất thể chế điều phối vùng (nhằm tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các chủ trương phát triển liên vùng, các dự án hạ tầng, phát triển kết nối nội vùng, liên vùng; tham gia góp ý về cơ chế chính sách đặc thù và nguồn lực thực hiện), trong đó thành lập Hội đồng điều phối vùng do một phó thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch, trình cấp có thẩm quyền xem xét trong năm 2019.

 Đồng thời hoàn thiện các cơ chế liên kết, hợp tác bao gồm liên kết các tiểu vùng, các địa phương trong vùng thông qua các mô hình liên kết hợp tác xã, hộ gia đình, doanh nghiệp, người dân...

 Tại chỉ thị, Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường nguồn lực và thu hút các nguồn vốn hợp pháp (gồm cả nguồn vốn xã hội hóa) trong đầu tư, đề xuất cơ chế tài chính phù hợp cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng khung và cơ chế tài chính thu hút nguồn lực cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các địa phương ưu tiên bố trí ngân sách cho các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ một phần phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách trung ương… (Vneconomy.vn 5/9, Hà Vũ)Về đầu trang

Phó thủ tướng chỉ đạo VEC triển khai thu phí không dừng đúng tiến độ

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa chỉ đạo triển khai thu phí điện tử tự động không dừng tại các dự án đường cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý.

 Theo ý kiến của Phó thủ tướng, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nghiên cứu ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải, chỉ đạo VEC có kế hoạch sớm chuyển các trạm thu phí trên các tuyến đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý sang thu theo hình thức điện tử tự động không dừng theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

 Trong thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai hệ thống thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng, đạt kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng còn rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

 Để sớm chuyển sang thực hiện thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và minh bạch trong hoạt động thu phí, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng theo quy định. 

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, chậm nhất đến 31/12/2019 tất cả các trạm thu phí trên cả nước phải thực hiện thu phí tự động không dừng. (Vneconomy.vn 5/9, Nguyên Vũ)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

"Đưa nguyên uỷ viên Trung ương vào trại giam không đơn giản"

Tiếp tục phiên họp toàn thể thứ 13 của Uỷ ban Tư pháp Quốc hội, sáng 4/9 Viện trưởng Lê Minh Trí hồi âm những băn khoăn của các thành viên Uỷ ban về án kinh tế, tham nhũng.

 Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận chiều 3/9, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng hình như báo cáo của Chính phủ chưa đánh giá đúng tình hình về tham nhũng.

 Theo ông Nghĩa, một số vụ rất to nhưng khi xét xử chỉ là tội cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ quyền hạn và vắng bóng tội tham nhũng, rất ít vụ án mà bị cáo bị kết tội tham nhũng.

 "Chỉ có vụ báo đài đăng và nhân dân đang chờ đợi là MobiFone mua cổ phần AVG thì thấy có dấu hiệu tham nhũng, còn nhiều vụ nằm trong diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo nhưng thấy rất ít hành vi tham nhũng. Kể cả vụ đánh bạc qua mạng cũng không có yếu tố tham nhũng. Thực sự là tình hình thực tế tham nhũng chỉ như vậy hay khó quá không điều tra ra?", ông Nghĩa băn khoăn.

 Nhận định chung, Viện trưởng nói, năm qua đúng là án tham nhũng có giảm hơn, về số vụ, số hoạt động điều tra nhưng đó là trên Trung ương thôi, còn dưới địa phương thì nhiều lắm.

 Hồi âm ý kiến đại biểu Nghĩa, Viện trưởng thông tin gần đây mới có những vụ lớn mà bị can khai nhận là đã nhận triệu đô la. "Đây là 1 cuộc đấu tranh ai giỏi thì thắng, ai kém thì thua và chúng ta không phải lúc nào cũng muốn là được, ông Trí nhấn mạnh.

 Khẳng định từ Viện trưởng là với án kinh tế tham nhũng thì đang cố gắng làm để chuyển biến tốt hơn so với trước kia, và chỉ làm những việc Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo cho đảm bảo tiến độ được cũng đã hết hơi hết sức rồi chứ không thể nói chuyện vượt được.

 Nêu ra không ít khó khăn, Viện trưởng khái quát, án kinh tế liên quan đến nội bộ hầu như để bị can bên ngoài là không ổn, chỉ có để trong vòng kiểm soát chặt chẽ, đưa vào trại giam thì mới có thể điều tra đạt được kết quả.

 "Thời gian qua, qua kinh nghiệm điều tra các vụ án kinh tế lớn thì thấy không vụ nào có thể để bên ngoài được. Tôi khẳng định như vậy. Để bên ngoài là kéo dài thời hạn điều tra mà thời hạn điều tra là có hạn", Viện trưởng nhấn mạnh.

 Hơn nữa, việc đưa và nhận hối lộ thì chỉ có hai người, đấu tranh để họ nhận là đã nhận tiền triệu (đô) không đơn giản đâu mà ngay từ đầu sờ vào là khó khăn rồi, việc để mấy ông nguyên là uỷ viên Trung ương vào trại cũng không đơn giản, Viện trưởng nói.

 Riêng chuyện giờ có những đối tượng đã nhận là nhận cả triệu đô la là khó lắm rồi, đó là cả một nỗ lực lớn. Án tham nhũng còn khó hơn cả án ma túy nữa vì nó dính trong nội bộ", ông Trí nói tiếp.

 Phát biểu trước ông Trí, cũng đề cập ý kiến đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an phân trần: "rất khó điều tra hành vi tham nhũng. Trong tham nhũng thì hành vi tham ô còn dễ phát hiện hơn, vì liên quan đến sổ sách, lấy tiền ra chia nhau. Còn chuyện đưa/nhận hối lộ là rất khó khăn. Báo chí đưa tin kết thúc điều tra vụ MobiFone mua AVG, lực lượng điều tra hết sức cố gắng mới tra ra được. Vì xung quanh chuyện đưa tiền nong này chỉ có người đưa, người nhận. Chỉ anh biết, tôi biết, trời biết ngoài ra không ai biết cả, nên rất khó.

 Ông Vương cũng nói thêm là các đối tượng rất thành khẩn chứ nếu không cũng khó. (Vneconomy.vn 4/9, Hà Vũ)Về đầu trang

Bố bảo đưa nhưng con gái nói không nhận, 3 triệu USD khó thu hồi?

Chiều 4/9, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2019 của Chính phủ.

 Chính phủ nhận định và nhóm nghiên cứu của Uỷ ban Tư pháp cũng đồng tình là "tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm".

 Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa thì có lẽ nên đánh giá là "có biểu hiện thuyên giảm". Bởi lẽ, theo đánh giá của ông thì có những ngành, địa phương chẳng thấy thuyên giảm gì, họ vẫn chẳng sợ gì, chẳng "ngán" gì cả. "Sự đòi hỏi trắng trợn không còn, ngã giá không còn nhưng có tình trạng "ngâm" việc, cứ để đấy từ đó mới nảy ra cái đút lót để được việc", ông Nghĩa nói.

 Liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng, theo nhóm nghiên cứu thì tỷ lệ đạt thấp. Trong số 37 vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, tính đến hết tháng 6/2019, cơ quan thi hành án dân sự mới thi hành xong 9.454 tỷ đồng/68.856 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 13,73% trên tổng số phải thu…

 Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, đây là vấn đề cần được Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đánh giá đúng thực trạng và có giải pháp khắc phục.

 Cũng băn khoăn với kết quả nói trên, đại biểu Mai Thị Phương Hoa đề nghị cần phân tích kỹ về tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng.

 Vì, lúc đầu thanh tra rất nhiều nhưng giảm dần qua điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án... Qua 37 vụ mà Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng chỉ đạo, đến giai đoạn thi hành án chỉ thu được hơn 13%, vì sao để xảy ra tình trạng như thế?, bà Hoa băn khoăn.

 Câu hỏi tiếp theo của đại biểu Hoa là các cơ quan tố tụng đã thực sự quyết liệt, thực hiện các biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu chưa, có làm động tác động viên, thuyết phục bị can, bị cáo nộp lại tài sản tham nhũng, tài sản chiếm đoạt của nhà nước?.

 Nhắc đến kết luận điều tra vụ AVG mới được công bố, bà Hoa đánh giá các cơ quan tiến hành tố tụng đã rất tích cực thuyết phục, động viên, thực hiện biện pháp nghiệp vụ để người đưa, người nhận hối lộ cùng khai báo và thừa nhận số tiền hối lộ là 3 triệu USD đối với bị can Nguyễn Bắc Son.

 "Nhưng tôi cảm nhận thấy rằng người đưa và người nhận nhận thế thôi nhưng thực sự thu hồi được bao nhiêu chưa rõ. Ngoài việc bị can Nguyễn Bắc Son nói sẽ nộp lại 500 triệu đồng trong tài khoản VCB, bị cáo Lê Nam Trà nộp lại 2,5 triệu USD, thì số tiền 3 triệu USD của bị cáo Nguyễn Bắc Son chưa thấy phương hướng gì cả vì bố thì bảo có đưa tiền nhưng con gái bảo không nhận". Việc thu hồi tài sản tham nhũng vẫn là vấn đề nan giải, đại biểu Hoa khẳng định.

 Hồi âm ý kiến đại biểu, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, thu hồi tài sản cũng tích cực, có tiến bộ rất lớn với dẫn là vụ Phan Văn Anh Vũ đã kê biên 37 bất động sản. "Đích đến của chúng ta là vừa ngăn ngừa, vừa thu hồi tài sản nên chúng ta phải truy tìm không những tài sản trong nước mà kể cả tài sản ở nước ngoài đã tẩu tán".

 Nhấn mạnh  như trên nhưng ông Tiến cũng thừa nhận việc thu hồi tài sản là cam go chứ không dễ dàng.

 Điểm lại hàng loạt vụ án tham nhũng, kinh tế lớn đã và đang trong quá trình xử lý, đại biểu Nguyễn Bá Sơn nhận xét, các đối tượng trong những vụ án này "đều là quan chức" ở những cấp khác nhau, loại hình cơ quan khác nhau, hành chính có, doanh nghiệp có.

 Ông Sơn cho rằng cần xem xét xem các vị giữ vai trò lãnh đạo các địa phương có sai phạm và bị khởi tố điều tra thì sai phạm của họ điểm chung nhất là gì, nguyên nhân từ đâu để chỉ ra khâu yếu trong điều hành. 

Theo đại biểu, không thể tự nhiên mà những vị ở các địa phương dám làm những chuyện như thế. Phải chăng có một thời kỳ kéo dài việc quản lý điều hành xã hội có vấn đề, nổi lên nạn lạm quyền

 Dẫn câu chuyện AVG, ông Sơn nói qua thông tin báo chí thì việc phê duyệt bán dự án bán AVG  khi Thủ tướng Chính phủ chưa có ý kiến. "Tôi không tin rằng câu chuyện chuyển 8.900 tỷ đổng như thế mà không ai biết gì", ông Sơn nói.

 Một "vấn nạn" trong phòng chống tham nhũng được nhóm nghiên cứu nhắc đến là những bất cập trong công tác cán bộ với tình trạng không đủ tiêu chuẩn mà vẫn đưa vào, thậm chí còn rất non, chưa đạt yêu cầu nhưng vẫn được "ấn" vào.

 "Nhân dân người ta than phiền lắm, con em của người lao động khó lòng vào những chỗ đó lắm. Ở đâu đó tồn tại những chi nhánh, đơn vị, tổ chức ở các địa phương, ngồi bếp ăn thấy hết nửa là con em trong gia đình một vài vị lãnh đạo của đơn vị", đại biểu Sơn phát biểu.

 Đồng tình với phân tích của đại biểu Sơn, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng qua các vụ án lớn cần phải rút ra cái gì. "Chúng ta chống hiện nay khá tốt nhưng từ đó đề ra giải pháp phòng thì hạn chế, đặc biệt nghiên cứu từ đó để chỉ ra chính sách vĩ mô thì chưa làm được", Chủ nhiệm Nga nhận xét. (Vneconomy.vn 5/9, Hà Vũ)Về đầu trang

Giám định để giải quyết án tham nhũng, kinh tế: Có vụ kéo dài... 5 năm

Đó là thực tế được nêu tại báo cáo kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, được xem xét tại phiên họp sáng 5/9 của Uỷ ban Tư pháp Quốc hội.

 Thực hiện giám sát này, Uỷ ban Tư pháp nhận định, số lượng các vụ giám định tư pháp được thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng  nhiều.

 Lĩnh vực kỹ thuật hình sự trong công an nhân dân trung bình mỗi năm tiến hành giám định gần 75.000 vụ. Lực lượng pháp y công an tiến hành giám định trung bình mỗi năm 12.811 vụ việc.

 Liên quan đến giám định vụ việc, nêu những hạn chế, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Pha nhấn mạnh, một số vụ việc giám định trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai... để phục vụ giải quyết án tham nhũng, kinh tế còn bị kéo dài. 

Ông Pha cho biết, theo báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thì ngoài những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định được thực hiện đúng theo thời hạn tại điều 208 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì các trường hợp khác, việc thực hiện giám định thường bị kéo dài, không đáp ứng yêu cầu theo quyết định của cơ quan tố tụng. Cá biệt có vụ án thời gian giám định kéo dài tới 5 năm, ông Pha nhấn mạnh.

 Báo cáo giám sát cho biết, kéo dài tới 5 năm chính là vụ Nguyễn Anh Tuấn và đồng phạm phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ thuộc Agribank Việt Nam. Vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Á châu cũng được nhận xét chậm định giá giá trị cổ phần, cổ phiếu, bất động sản.

 Báo cáo giám sát cũng nêu rõ, việc cử người giám định ở các bộ, ngành thường không kịp thời, làm chậm quá trình giải quyết vụ án. Thủ tục tiếp nhận trưng cầu giám định và cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định còn chậm trễ, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai, xây dựng.

 Cơ quan giám sát cũng nhấn mạnh, nhiều bộ ngành có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, từ chối không thực hiện quyết định trưng cầu giám định của cơ quan điều tra, có vụ việc thì bộ, ngành từ chối giám định khi chưa có quyết định khởi tố vụ án.

 Phó chủ nhiệm Pha dẫn nhận định rất đáng chú ý tại báo cáo của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu của Bộ Công an. Cơ quan này cho rằng, đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, các cơ quan giám định tài chính kế toán thường yêu cầu phải có giám định chất lượng công trình trước hoặc công trình phải quyết toán thì mới có cơ sở kết luận về tài chính kế toán, kể cả công trình đã qua kiểm toán. 

Trong khi đó, các công trình xây dựng cơ bản phải thi công trong nhiều năm và không biết khi nào mới quyết toán được. Nếu chưa quyết toán, thì mặc dù có việc lập chứng từ giả mạo, tiền đã xuất ra khỏi quỹ, bị chiếm đoạt vào túi cá nhân thì giám định tài chính vẫn có thể có quan điểm cho rằng đó là khoản tiền tạm ứng (vì công trình chưa quyết toán), nên chưa cấu thành tội phạm. Đây là một thực tế diễn ra tương đối phổ biến trong công tác điều tra các vụ án tham nhũng, kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

 Đoàn giám sát đề nghị các cơ quan tư pháp trung ương phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác giám định theo vụ việc để có giải pháp xử lý cụ thể, nếu không sẽ không thể đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng. 

Báo cáo giám sát cũng nêu khó khăn nữa là kinh phí phục vụ cho công tác giám định trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ trọng cao, việc cấp kinh phí chậm trễ trong khi thời hạn điều tra vụ án bị giới hạn, dẫn đến quá trình xử lý vụ án bị kéo dài hoặc không thể xử lý được. 

 Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương cũng nói thêm, việc giám định tư pháp các vụ án loại này liên quan đến rất nhiều bộ ngành, từ Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Khoa học Công nghệ, Tài chính… nên đòi hỏi tính phối hợp rất cao, giám định viên phải có trình độ, hiểu biết đa ngành.

 Theo Thứ trưởng thì các bộ ngành cần có kế hoạch xây dựng tổ chức giám định vụ việc của mình để cơ quan tư pháp có thể gửi yêu cầu giám định đúng người, đúng việc. (Vneconomy.vn 5/9, Nguyên Vũ)Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Tăng 4 bậc trong bảng xếp của WEF, Việt Nam là nước tiến nhanh nhất trong ASEAN

Hội đồng tư vấn du lịch TAB vừa đưa ra một tin mừng đối với ngành du lịch Việt Nam thông qua ghi nhận trên bảng xếp hạng của WEF.

 Cụ thể, với Báo cáo năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch  2019, Việt Nam đã tăng 4 bậc, từ 67/136 lên 63/140.

 So với các nước ASEAN khác, Việt Nam đã tăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên, nếu xếp về vị thứ, Việt Nam vẫn thấp hơn các nước như Singapore (vị thứ 17, giảm 4 bậc), Malaysia (vị thứ 29, giảm 3 bậc), Thái Lan (vị thứ 31, tăng 3 bậc), Indonesia (vị thứ 40, tăng 2 bậc). 

Việt Nam hiện xếp cao hơn các nước như Brunei (vị thứ 72), Philippines (vị thứ 75, tăng 4 bậc), Lào (vị thứ 97, giảm 3 bậc) và Campuchia (vị thứ 98, tăng 3 bậc).

 Sự tăng bậc chủ yếu nhờ cải thiện của độ mở quốc tế (tăng 15 bậc, từ 73/136 lên 58/140). Trong đó, tăng mạnh nhất là chỉ số yêu cầu visa (tăng 63 bậc, từ 116/137 lên 53/140), tương đương với Brunei (vị thứ 53) và kém hơn các nước ASEAN khác như Singapore – 50, Philippines – 47, Thái Lan – 29, Lào – 26, Malaysia – 18 và Campuchia.

 Các trụ cột khác có tăng trưởng là: Khả năng cạnh tranh về giá cả (tăng 13 bậc, từ 35/137 lên 22/140); Hạ tầng vận tải hàng không (tăng 11 bậc, từ 61/137 lên 50/140); Hạ tầng dịch vụ du lịch (tăng 7 bậc, từ 113/137 lên 106/140)...

 Tuy nhiên, một số điểm rất quan trọng lại giảm, ví dụ như xếp hạng về nhân lực và thị trường lao động giảm từ hạng 37 hồi năm 2017 xuống 47, ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch giảm từ hạng 80 năm 2017 xuống 83. (Trí Thức Trẻ 5/9, Hà Thư)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Mạnh mẽ, quyết liệt hơn!

Những ngày tháng 9 lịch sử này, lòng dân cả nước dậy lên niềm tin về sự đi lên của đất nước với những đổi thay kỳ diệu. Đó chính là nền móng vững chắc khẳng định sự nhất quán trong tư duy và chiến lược để hướng đến một quốc gia thịnh vượng, hùng cường! Nền móng ấy chính là điểm tựa vững vàng làm bệ phóng cho những bứt phá mới của kinh tế - xã hội!

 Những gì đã làm tốt phải làm tốt hơn. Những gì chưa làm được tiếp tục làm. Nhìn thẳng và nói thẳng chính là tư duy hành động mà Đảng ta đang quyết tâm chỉ đạo. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước đã thẳng thắn: Có những vụ tham nhũng, hối lộ tới vài triệu USD. Chỉ hơn 3 năm của nhiệm kỳ này, Đảng đã xử lý kỷ luật hơn 70 cán bộ cấp chiến lược, đủ thấy quyết tâm lập lại kỷ cương, phép nước quyết liệt thế nào. Như cựu lãnh đạo chủ chốt của Đà Nẵng với đại gia Vũ “nhôm” mà khuynh đảo rất lớn, gây thất thoát tài sản nhà nước tới gần 20.000 tỷ đồng. Là vụ mua bán AVG mà cả hai cựu Bộ trưởng Bộ TT - TT và cả loạt lãnh đạo Mobifone đều vướng vòng lao lý. Khi những vụ tham nhũng lớn phơi bày ra ánh sáng, thêm hay cuộc chiến chống tham nhũng và thao túng quyền lực càng phải thực thi quyết liệt hơn.

Nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đã cận kề càng thấy việc chỉnh đốn làm trong sạch đội ngũ của Đảng phải thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt hơn.

 Dứt khoát không để lọt những người cơ hội vào quy hoạch đội ngũ cán bộ cấp chiến lược. Dứt khoát tình trạng chạy chức, chạy ghế, chạy luân chuyển, chạy quy hoạch, chạy phiếu tín nhiệm, chạy phiếu bầu sẽ không có“đất” để “diễn”. Minh bạch, dân chủ và khách quan trong giới thiệu, thẩm định các ứng viên cho Ban Chấp hành Trung ương khóa mới đang được Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm rất khoa học, công phu, thận trọng và chặt chẽ.

 Thực tế với nhiều vấn đề nóng bỏng càng cần những giải pháp và cách làm khoa học, sáng tạo. Trí tuệ không đâu khác nằm ở trong dân. Sáng tạo đâu khác đều ở trong dân. Càng thấy thông điệp nhất quán của Đảng: Gần dân, thấu lòng dân, biết lắng nghe dân, chính là quyết sách sáng láng trong điều hành một quốc gia. Nhìn thẳng và nói thẳng, Đảng ta không chỉ nhìn nhận thành công, thành tựu, mà đã nhìn ra cả những yếu kém. Để những cán bộ được trao trọng trách lớn, nay phải xử lý kỷ luật không thể không suy nghĩ. Rõ ràng công tác tổ chức chọn người còn khe hở. Rõ ràng việc kiểm tra, giám sát quyền lực nơi này, chỗ kia còn lỏng.

 Mổ xẻ từ những vụ đại án đã xét xử và tới đây sẽ đưa ra xét xử, càng thấy Đảng không bao giờ chùn tay, cuộc chiến chống tham nhũng và thao túng quyền lực không bao giờ chùng xuống. Đó chính là quyết tâm chỉ đạo không có “vùng cấm”, không trừ bất cứ một ai dù ở vị trí nào. Hơn hết phải tuyên chiến chống tham nhũng ngay cả trong đội quân và các cơ quan phòng, chống tham nhũng, thanh tra, kiểm tra của các bộ, ngành.

 Khát vọng của người dân cả nước là lò lửa chống tham nhũng quyền uy sẽ càng rực cháy. Đội ngũ cán bộ cấp chiến lược cho Đại hội XIII của Đảng phải chọn cho được những “công bộc” thật sự trong sạch, liêm chính và tài năng để gánh vác việc dân, việc nước! (Daibieunhandan.vn 5/9, Đăng Quang)Về đầu trang

Lắng nghe ý kiến nhân dân

Ngày 3/9, Thành ủy TP HCM cho biết, đã ban hành kế hoạch về khảo sát, tiếp nhận ý kiến của nhân dân góp phần xây dựng thành phố sáng tạo đi đầu, cùng cả nước, vì cả nước.

 Theo Thành ủy TP HCM, việc triển khai Kế hoạch 305 không chỉ thể hiện tinh thần cầu thị, tôn trọng người dân thành phố, mà còn phát huy tính dân chủ, thể hiện sự cầu thị, muốn lắng nghe các góp ý, hiến kế trong phát triển thành phố. Qua việc lấy ý kiến người dân, Đảng bộ và chính quyền TP HCM muốn phát huy hơn nữa tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm, đóng góp trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, đồng bào các giới, kiều bào vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển thành phố về mọi mặt.

 Theo Kế hoạch 305, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM sẽ tham gia cùng các cơ quan, ban, ngành trong chủ trì lấy ý kiến của người dân về các giải pháp tiếp tục thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển nhanh, bền vững, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế và phát triển hệ thống doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trên địa bàn. Kế hoạch cũng hướng đến giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân TP HCM hiện nay, như ngập nước, kẹt xe, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, cải tạo kênh rạch, xử lý rác thải, xây dựng đô thị thông minh,…

 Từ nay đến cuối năm 2019, lãnh đạo TP HCM dự kiến có các buổi tiếp xúc trực tiếp với các tầng lớp nhân dân thành phố (5 - 8 đại biểu/3 giờ tiếp xúc). Việc lấy ý kiến đại biểu sẽ thực hiện theo chuyên đề, lĩnh vực, các giới. Trong đó, Ban Dân vận Thành ủy TP HCM và Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM sẽ tham mưu tổ chức gặp gỡ các vị chức sắc tôn giáo, đại biểu đồng bào dân tộc, ngoài ra Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP cũng sẽ gặp gỡ đại biểu kiều bào để lắng nghe hiến kế phát triển thành phố. (Daidoanket.vn 5/9, Thành Luân)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Đại biểu đề xuất lập dữ liệu điện tử tài sản cán bộ

Góp ý Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng 2019 của Chính phủ, chiều 4/9, đại biểu Nguyễn Bá Sơn cho rằng, kê khai tài sản là câu chuyện nói nhiều nhất trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do "kê khai không để làm gì" nên đối tượng phải kê khai "không dại gì liệt kê đầy đủ".

 Theo ông Sơn, những trường hợp thuộc phạm vi cất nhắc, bổ nhiệm cần có sự xác minh tài sản từ cơ quan chức năng và lập cơ sở dữ liệu điện tử để khi "có ý kiến" chỉ cần truy cập vào hệ thống và so sánh chênh lệch giữa thực tiễn và kê khai, không cần mất nhiều ngày đi xác minh. Ông đặt câu hỏi: "Chính phủ đã ban hành đề án Chính phủ điện tử, vậy đề án này có vai trò như thế nào đối với đấu tranh phòng chống tham nhũng?".

  Kê khai tài sản cũng là nội dung mà Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga rất băn khoăn. Bà cho biết, quá trình thẩm tra Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, bản thân bà, Tổng Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chuyên môn đã rất cố gắng để đưa chế tài mạnh vào trong luật.

 "Lúc đó, Chính phủ trình là tài sản tăng thêm mà giải trình không hợp lý thì có 2 phương án xử lý là đánh thuế hoặc đưa ra tòa. Gần một năm tôi vật vã với quy định này và xu hướng của Uỷ ban Tư pháp là kiên quyết đưa ra toà, nhưng cuối cùng xin ý kiến đại biểu quốc hội thì cả 2 phương án đều không quá bán, nội dung này không được đưa vào luật", bà Nga nói.

 Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp, trong suốt cuộc đời làm công tác thẩm tra phòng, chống tham nhũng thì "băn khoăn lớn nhất là không đạt được việc xử lý tài sản tăng thêm không giải trình được", mặc dù hiện nay vẫn có biện pháp xử lý nhưng vẫn ở mức độ nhẹ hơn.

 Trước đó, Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết, trong năm 2019, có gần 1,1 triệu người kê khai tài sản, thu nhập (đạt 99,9%). Có 46 người thuộc diện phải xác minh, trong đó Bộ Xây dựng 21 người, Bộ Công an 3, Thanh tra Chính phủ 1, Đà Nẵng 1, Đắc Lắk 10, Khánh Hòa 2, Lào Cai 3, Tây Ninh 2, Thanh Hóa 1 người và Tiền Giang 2 người. 10 trường hợp bị phát hiện vi phạm (tăng 4 trường hợp so với cùng kỳ năm trước), 8 người đã bị xử lý kỷ luật, còn 2 người đang xem xét xử lý.

 Đại diện nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp - ông Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng, kết quả nêu trên mang tính hình thức; hiệu quả thực chất của việc kê khai chưa cao, không có ý nghĩa nhiều trong phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng.

 Theo ông Hà, các cơ quan mới chủ yếu quan tâm tới số lượng bản kê khai đã đủ và đúng về đối tượng, đúng về thời hạn, quy trình thực hiện, chưa kiểm soát được bản kê khai có trung thực không; tài sản có biến động bất thường, có dấu hiệu bất minh không. "Theo phản ánh của báo chí, cử tri thì nhiều trường hợp cán bộ kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm chưa hợp lý nhưng không được kịp thời phát hiện, xử lý", ông Hà nói.

 Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, việc thực hiện quy định về tặng quà, nộp lại quà tặng tiếp tục được Chính phủ chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Năm 2019 có 3 trường hợp nộp lại quà tặng với tổng giá trị là 103 triệu đồng. Trong đó, tỉnh Trà Vinh có 1 người nộp 3 triệu đồng; Thái Bình có 2 người nộp 100 triệu đồng.

 Năm 2019, có 21 người đứng đầu đã bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng và 2 người đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý. (Vnexpress.net 5/9, Hoàng Thùy)Về đầu trang

Thứ trưởng Công an: Một ngày thanh tra xuống địa phương là kiếm mấy tỷ

Giải trình về công tác đấu tranh với tội phạm tham nhũng tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp sáng 4/9, Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương cho biết một trong những yêu cầu điều tra hiện nay mà Trung ương chỉ đạo là ngoài xử lý tội phạm thì đặt yêu cầu rất cao là phải thu hồi tài sản, phát hiện các hành vi tham nhũng gắn liền với các vi phạm.

 "Tham nhũng hay lẩn vào các vụ án kinh tế, có vi phạm về kinh tế mới ra tham nhũng được. Tội phạm kinh tế và tham nhũng thường gắn với nhau", Thượng tướng Lê Quý Vương nhấn mạnh.

 Thứ trưởng Công an đồng ý với ý kiến của đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu là rất khó điều tra hành vi tham nhũng. "Trong tham nhũng thì hành vi tham ô còn dễ phát hiện hơn, vì liên quan đến sổ sách, lấy tiền ra chia nhau. Còn chuyện đưa, nhận hối lộ là rất khó khăn", tướng Vương phân tích.

 Nhắc đến việc báo chí đưa tin kết thúc điều tra vụ Mobifone-AVG, Thứ trưởng Công an cho biết, lực lượng điều tra hết sức cố gắng mới điều tra ra được.

 "Vì xung quanh chuyện đưa tiền nong này chỉ có người đưa, người nhận. Chỉ anh biết, tôi biết, trời biết ngoài ra không ai biết cả nên rất khó. Nhưng cũng phải nói là các đối tượng rất thành khẩn chứ nếu không cũng khó", Thứ trưởng Công an cho rằng đây là yêu cầu mà tới đây trong công tác điều tra sẽ cố gắng.

 Theo ông Vương, vấn đề đấu tranh chống tội phạm tham nhũng đã có chỉ đạo của Ban Chỉ đạo TƯ thì sẽ tập trung, nhất là hành vi tham nhũng vặt nhưng như chúng ta nói là không vặt.

 "Chị Nga kết luận đúng, không vặt đâu. Vụ mấy cán bộ thanh tra, một ngày xuống (địa phương) là kiếm mấy tỷ rồi. Một ngày hẹn 40 xã và công ty đến, nhận phong bì cứ thế cho vào tủ thôi. Rất đơn giản", ông nói.

 Vào chiều qua, đại biểu Trương Trọng Nghĩa có đặt vấn đề về việc nhiều vụ án nằm trong diện Trung ương chỉ đạo nhưng khi xét xử lại không phát hiện hành vi tham nhũng. Ông cũng băn khoăn về việc một số vụ tham nhũng gọi là vặt nhưng thực chất không vặt.

 Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Bá Sơn xung quanh các vi phạm của Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") liên quan đến một số cán bộ Đà Nẵng, Thứ trưởng Công an cho biết đã kết thúc điều tra, chuẩn bị thời gian tới đưa ra xét xử.

 "Còn lại 181 ha đất của Đa Phước, vừa rồi Thanh tra Chính phủ mới có kết luận xong. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã chỉ đạo họp các ngành nội chính cùng Thanh tra Chính phủ họp bàn giải quyết nốt vấn đề này", ông Vương cho hay.

 Trước đó, đại biểu Nguyễn Bá Sơn đặt câu hỏi với tư cách là đại biểu Quốc hội của Đà Nẵng: "Vụ Phan Văn Anh Vũ phần liên quan đến dự án Đa Phước đến lúc nào thì chúng ta mới xử lý được? Tôi nhận uỷ thác của Bí thư Thành uỷ, đề nghị các đồng chí quan tâm đến vụ này, sớm giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho Đà Nẵng trong việc phát triển kinh tế xã hội của TP trong thời gian sắp tới?". (Vietnamnet.vn 5/9, Thu Hằng)Về đầu trang

Góp ý báo cáo chuyên đề về phòng chống tham nhũng

Chiều 5/9, Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến đối với Dự thảo Báo cáo chuyên đề công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng phục vụ xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

 Tại hội thảo, các đại biểu nhất trí cho rằng công tác phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt và là tâm điểm được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân chú ý, mong đợi. Đây cũng là nội dung được Trung ương Đảng đặc biệt quan tâm lãnh đạo, toàn hệ thống chính trị vào cuộc và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

 Hội thảo là dịp để tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các cấp ủy giúp Ban Nội chính Trung ương đưa ra những đánh giá chính xác, toàn diện về kết quả công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian vừa qua. (VTV.vn 5/9)Về đầu trang

TP Hồ Chí Minh: Tinh giản biên chế từ nguồn… nghỉ hưu

Trong khi mục tiêu đến năm 2021, TPHCM phải giảm được 10% biên chế so với năm 2015, thì những năm qua, số lượng biên chế thực tế tại thành phố lại luôn cao hơn biên chế được giao. Do vậy, để đạt chỉ tiêu, các quận huyện phải nỗ lực bằng nhiều giải pháp.

 Tại quận 1, từ tháng 4-2015 đến nay đã giải quyết nghỉ hưu 294 trường hợp, nghỉ việc 807 trường hợp và tinh giản được 22 biên chế. Để giảm được như vậy, Bí thư Quận ủy quận 1 Trần Kim Yến cho biết, quận đã giải thể Trường Vừa học vừa làm 15-5; sáp nhập 3 trung tâm (Dạy nghề, Kỹ thuật - Tổng hợp Hướng nghiệp, Giáo dục thường xuyên) thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận 1; sáp nhập Câu lạc bộ Văn hóa - Thể dục Thể thao Nguyễn Du vào Trung tâm Thể dục thể thao quận 1. Việc giảm 3 đơn vị sự nghiệp và 1 câu lạc bộ đã giảm được 3 biên chế lãnh đạo, 5 viên chức và 7 hợp đồng.

 Ngoài ra, ở các phường cũng thực hiện điều chỉnh vị trí làm việc như thực hiện mô hình Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND và nhiều vị trí kiêm nhiệm khác. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2021, quận 1 sẽ tính toán giảm vượt kế hoạch 10% biên chế so với năm 2015 nhưng chủ yếu là đối tượng nghỉ hưu.

 Quận 3 cũng giảm được 13 trường hợp diện Nghị định 108 và sáp nhập đơn vị sự nghiệp. Bà Võ Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Nội vụ quận 3, cho biết từ nay đến năm 2021, theo lộ trình, quận tiếp tục sắp xếp, sáp nhập trường mầm non, sáp nhập 2 phường trên địa bàn quận.

 Qua đó, số lượng cán bộ, công chức dôi dư được bố trí vào các vị trí đang thiếu nên công tác tinh giản biên chế tương đối khả quan, việc bố trí, sắp xếp công tác cho các cán bộ, công chức cũng không gặp khó khăn. Ngoài ra, quận tiếp tục bố trí các vị trí kiêm nhiệm tại các phòng, ban và 16 phường trên địa bàn để không phát sinh thêm viên chức.

 Riêng quận Tân Bình, thực hiện giải quyết theo diện Nghị định 108 và sáp nhập giảm 5 đơn vị sự nghiệp đã giảm được 59 biên chế. Theo ông Nguyễn Tùng Khương, Trưởng phòng Nội vụ quận Tân Bình, lộ trình từ nay đến năm 2021, quận sẽ tiếp tục sáp nhập một số cơ sở y tế, thực hiện chủ trương sắp xếp tại khu phố, tổ dân phố… để đạt chỉ tiêu về tinh giản biên chế.

 Huyện Củ Chi giảm được 25 biên chế theo Nghị định 108, trong khi quận 8 chỉ mới giảm được 3 biên chế theo nghị định này. Ông Huỳnh Việt Hùng, Trưởng phòng Nội vụ quận 8, cho biết năm 2015 biên chế của quận là 3.640 biên chế, theo chỉ tiêu là phải giảm 364 biên chế. Để đạt được chỉ tiêu, quận chủ yếu phụ thuộc vào số biên chế thành phố giao xuống hàng năm giảm. Từ năm 2016 đến nay quận đã giảm được 254 biên chế, như vậy đến 2021 sẽ phải giảm thêm 110 biên chế.

 Mục tiêu chính của tinh giản biên chế là sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và cải cách chế độ tiền lương. (Sài Gòn Giải Phóng 5/9, Quang Huy - Thu Hường) Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Hà Nội phấn đấu duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến thực hiện mức độ 3, 4

Kế hoạch của UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cấp, ngành TP tập trung triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử nêu rõ, giai đoạn 2019-2020 Hà Nội phấn đấu duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến thực hiện mức độ 3, 4.

 Theo đó, nhằm hoàn thiện nền tảng chính quyền điện tử TP Hà Nội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, DN; phát triển chính quyền điện tử TP Hà Nội dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới chính quyền số, Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng, tại Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 27-8-2019, UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cấp, ngành TP tập trung triển khai “Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025” của TP Hà Nội với các nhiệm vụ trọng tâm.

 Cụ thể, hoàn thiện cơ sở pháp lý, tổ chức bộ máy triển khai xây dựng, phát triển chính quyền điện tử; Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển chính quyền điện tử phù hợp với xu thế phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam và trên thế giới; Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và DN, thực hiện chuyển đổi số quốc gia hướng tới chính quyền số, Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số…

 UBND TP cũng đặt ra một số mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu cho từng giai đoạn. Giai đoạn 2019-2020 UBND TP đặt mục tiêu tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC của từng Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đạt từ 20% trở lên; tích hợp 30% các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% hồ sơ giải quyết TTHC được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử dùng chung 3 cấp của TP.

 Từng bước phấn đấu hoàn thiện, duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến thực hiện mức độ 3, 4, tối thiểu 35% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; Cổng Dịch vụ công TP cung cấp giao diện cho các thiết bị di động; 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, DN; 50% cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng DVCTT; 100% Cổng Thông tin điện tử các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã công khai thông tin đầy đủ theo quy định; 20% DVCTT sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện TTHC; 50% DVCTT xử lý bằng hồ sơ điện tử; 20% thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến; 50% DVCTT sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký DN.

 100% phần mềm quản lý văn bản và điều hành của các Sở, ban, ngành, UBND các quận huyện, thị xã được gửi, nhận văn bản điện tử với bộ, ngành, cơ quan trung ương thông qua Hệ thống gửi, nhận văn bản điện tử TP (nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của TP); tối thiểu 90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử; tối thiểu 80% hồ sơ công việc của Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và 30% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

 Tối thiểu 30% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; rút ngắn từ 30%-50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử. Ứng dụng họp trực tuyến từng bước thay thế họp truyền thống tại các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và cấp xã. (Pháp Luật Xã Hội 5/9, Vân Hà) Về đầu trang

TP Hồ Chí Minh nỗ lực đơn giản hóa thủ tục cải cách hành chính

UBND Quận 1 thực hiện thí điểm tiếp nhận đăng ký giải quyết thủ tục hành chính không giấy nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tiết kiệm được chi phí giấy, in ấn.

 Đi công tác dài ngày nên chỉ với điện thoại kết nối mạng và giấy tờ nhà đất đã được sao chụp từ trước, anh Nguyễn Tấn Đức, ngụ Phước Long B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh vào Cổng dịch vụ công trực tuyến của thành phố để đăng ký giấy phép xây dựng nhà.

 Hồ sơ của anh hợp lệ, sau 15 ngày có kết quả và tiến hành xây dựng theo quy định, tiết kiệm được thời gian đi lại mà vẫn đảm bảo công việc của cơ quan.

 Trường hợp của anh Đức chỉ là câu chuyện nhỏ của một người dân được phục vụ nhanh gọn nhờ vào nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các cấp Thành phố Hồ Chí Minh.

 Vừa qua, Ủy ban Nhân dân Quận 1 thực hiện thí điểm tiếp nhận đăng ký giải quyết thủ tục hành chính không giấy. Cách làm này sẽ tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tiết kiệm được chi phí giấy, in ấn.

 Theo ông Lâm Ngô Hoàng Anh, Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân Quận 1, người dân chỉ thao tác 5 bước đơn giản trên trang tin điện tử Quận 1, các thủ tục còn lại sẽ do cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban Nhân dân các phường hoặc Ủy ban Nhân dân Quận 1 xử lý và thông tin lại cho người dân. Thời gian giải quyết trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 Mô hình “Tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ sao y tại nhà dân” của Ủy ban Nhân dân Phường 3, Quận 11 cũng được dư luận đánh giá cao.

 Theo bà Nguyễn Thị Mai Khanh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Phường 3 (Quận 11), Ủy ban Nhân dân phường tiếp nhận yêu cầu sao y của người dân qua số điện thoại, phường cử cán bộ phụ trách xuống tận nhà người dân nhận hồ sơ. Sau đó, phường sẽ gửi trả kết quả hồ sơ sao y tại nhà dân trong 1 giờ (kể từ khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ).

 Ủy ban Nhân dân phường xuất biên lai gồm lệ phí sao y, người dân nộp lệ phí sao y theo đúng quy định. Người dân rất hài lòng với thái độ phục vụ của cán bộ, công chức phường.

 Tại huyện Hóc Môn, ứng dụng “Hóc Môn trực tuyến” đã mang lại nhiều tiện ích cho cán bộ và người dân trên địa bàn. Ông Dương Hồng Thắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hóc Môn, cho biết huyện đã chuẩn hóa 202 quy trình, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của huyện và đưa lên app “Hóc Môn trực tuyến."

 Người dân có thể nộp hồ sơ qua điện thoại thông minh, không cần máy tính, không cần scan giấy tờ. Trình tự giải quyết hồ sơ cũng thể hiện công khai, người dân dễ dàng nắm bắt hồ sơ của mình đang ở khâu nào.

 Ngoài ra thông qua app, người dân có thể đánh giá mức độ hài lòng, “chấm điểm” công chức phục vụ và phản ánh các thông tin về trật tự đô thị, hạ tầng, an ninh trật tự… (VietnamPlus.vn 5/9, Trần Xuân Tình) Về đầu trang

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính tại Thanh Hóa

Chiều 5/9, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thanh Hoá về phát triển kinh tế xã hội và công tác cải cách hành chính.

 Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ghi nhận những nỗ lực của địa phương này trong công tác cải cách thể chế, công khai thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, tạo sự chuyển biến rõ nét chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đối với người dân và doanh nghiệp.

 Cùng với ghi nhận kết quả làm được, Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, bất cập, đồng thời đề nghị Thanh Hoá cần tiếp tục rà soát, phát hiện, sửa đổi, bổ sung kịp thời những văn bản pháp luật ban hành chưa đúng thẩm quyền, có dấu hiệu trái pháp luật; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là tiếp tục kịp thời tháo gỡ các rào cản để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng có hiệu quả nguồn lực và tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

 Cùng ngày, tại Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã đến thăm đồng bào giáo dân giáo xứ Phúc Lãng, huyện Quảng Xương. Tại đây, nói chuyện thân mật với các Linh mục Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết công giáo Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết công giáo tỉnh Thanh Hoá, Chính xứ giáo xứ Phúc Lãng và đồng bào công giáo, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôn giáo hoạt động và phát triển; đồng thời mong nuốn linh mục và bà con Công giáo Việt Nam tiếp tục hoạt động theo đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tốt đời đẹp đạo, người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt. (VTV.vn 5/9)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

47 Bộ ngành, địa phương giải ngân vốn đầu tư công dưới 40%

Bộ Tài chính vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ 8 tháng năm 2019.

 Báo cáo cho thấy, ước thanh toán vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách 8 tháng là hơn 161.286 tỷ đồng, đạt 37,92% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 41,39% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. 

Như vậy, kết quả giải ngân này thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018, bởi cùng kỳ năm 2018, giải ngân 8 tháng đạt 44,24% kế hoạch Quốc hội giao và 45,57% kế hoạch Thủ tướng giao.

 Một số Bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70% là Bộ Quốc phòng, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tập đoàn Điện lực, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Hội Nhà văn, tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Phú Yên.

 Đáng chú ý, vẫn còn 29 Bộ, ngành và 18 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 40% như Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước, tỉnh Cao Bằng, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Hà Nội, Tp.HCM…

 Cũng theo Bộ Tài chính, nguyên nhân chính dẫn tới việc chậm giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công là do một số chủ đầu tư chưa lường trước được các yếu tố tác động nên xây dựng kế hoạch vốn chưa sát với khả năng thực hiện của các dự án, dẫn đến nhiều dự án được giao kế hoạch vốn lớn hơn nhiều so với khả năng thực hiện.

 Vì vậy, kết thúc năm dự án không giải ngân hết kế hoạch được giao, phải cắt giảm hoặc chuyển nguồn sang năm sau. Một số dự án không có khả năng thực hiện vẫn được đăng ký và giao kế hoạch vốn nên không thể giải ngân.

 Công tác phân bổ kế hoạch vốn còn chậm, giao nhiều lần chưa phù hợp với yêu cầu tiến độ các dự án; việc điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án còn chưa kịp thời gây khó khăn cho công tác giải ngân… Bên cạnh đó giải ngân vốn đầu tư công chậm còn do các vướng mắc liên quan đến giai đoạn triển khai và thực hiện kế hoạch.

 Chẳng hạn, một số chủ đầu tư chưa chú trọng đến công tác lựa chọn tư vấn lập hồ sơ cũng như công tác rà soát, kiểm tra hồ sơ, dẫn đến chất lượng hồ sơ có nhiều nội dung phải sửa đổi, hiệu chỉnh…

 Điều này làm kéo dài thời gian thẩm định, trình phê duyệt và triển khai thủ tục tiếp theo. Nhiều dự án chưa có kế hoạch chuẩn bị trước nên khi triển khai thực hiện còn vướng về quy hoạch, đền bù, giải tỏa dẫn đến kéo dài thời gian lập dự án. Vướng mắc trong công tác đấu thầu cũng là nguyên nhân gây chậm giải ngân vốn đầu tư công.

 Hiện nay để có đủ thủ tục có thể giải ngân được vốn cho một dự án khởi công mới phải mất khoảng 4 đến 6 tháng mới có thể ký kết hợp đồng và khởi công xây dựng. Do vậy, các dự án, gói thầu mới thường chưa có khối lượng thực hiện trong nửa đầu năm kế hoạch, gây ảnh hưởng tới tiến độ triển khai kế hoạch vốn trong năm.

 Ngoài ra, một "nút thắt" lớn đối với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công phải nhắc tới là các vướng mắc, tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng. Ở các tỉnh, thành phố, công tác giải phóng mặt bằng đều gặp nhiều khó khăn và chậm do các vấn đề liên quan tới việc xác định giá đền bù. (VnEconomy.vn 5/9)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Hòa Bình yêu cầu kỷ luật 15 đảng viên có con được nâng điểm thi

Ủy ban kiểm tra (UBKT) Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình vừa thông tin về kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với các cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh có con được nâng điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình.

 Theo đó, có 15 đảng viên thuộc Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh có con được nâng điểm thi và dùng điểm được nâng trái pháp luật để xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng hệ chính quy là vi phạm khoản 8, Điều 3, Quy định 08-QĐ/TƯ ngày 25-10-2018 của ban Chấp hành Trung ương Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên...

 UBKT Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các Đảng ủy cơ sở hướng dẫn các chi bộ trực thuộc nơi có 15 đảng viên có con được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 thực hiện thi hành kỷ luật theo thẩm quyền vào báo cáo kết quả thi hành kỷ luật về UBKT Đảng ủy khối trước ngày 7.9.2019.

 Ngoài ra, UBKT Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình còn kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với chi bộ Trung tâm Công tác xã hội thuộc Đảng bộ Sở Lao động - Thương binh và xã hội; Chi bộ Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi trực thuộc Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về một số khuyết điểm, hạn chế và yêu cầu phải báo cáo kết quả về UBKT Đảng ủy khối trước ngày 20.9.2019. (Daibieunhandan.vn 5/9)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Indonesia xây thủ đô mới theo mô hình Thung lũng Silicon

Mới đây, Tổng thống Indonesia Joko Widodo vừa đưa ra tuyên bố, Thủ đô mới của Indonesia sẽ được xây dựng theo mô hình Thung lũng Silicon.

 Theo Tổng thống Indonesia, thủ đô mới đặt tại tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo sẽ sở hữu một hệ thống đô thị hiệu quả và là cứ địa cho các công ty công nghệ, đổi mới sáng tạo, bên cạnh trụ sở các cơ quan chính phủ.

 Ngoài ra, thủ đô mới cũng sẽ có nhiều cơ sở giáo dục đẳng cấp thế giới, bệnh viện hiện đại, công viên và hệ thống giao thông xanh bằng xe điện.

 Lý do Indonesia chuyển thủ đô vì Jakarta đang bị đe dọa bởi tình trạng sụt lún đất và ách tắc giao thông nghiêm trọng.

 Kế hoạch di dời thủ đô dự kiến sẽ tiêu tốn hơn 32 tỷ USD. (VTV.vn 5/9)Về đầu trang

Quan lớn Trung Quốc tham nhũng 64 triệu USD: "Con hổ" béo nhất sa lưới

Xing Yun, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị Nội Mông là "con hổ béo nhất" bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo Sixthtone. 

Xing Yun đã nhận hối lộ với tổng số tiền khủng lên tới 449 triệu nhân dân tệ (64 triệu USD). Theo đó, ông Xing đã trở thành quan chức cấp cao tham nhũng số tiền lớn nhất bị sa lưới trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho tới thời điểm hiện tại.

 Hồi tháng 8 mới đây, Xing đã bị đưa ra xét xử. Theo cáo trạng tại tòa, Xing đã lợi dụng các chức vụ ông ta nắm giữ từ năm 1996 đến năm 2016 để giúp những người khác "mua chức bán quyền" và gian lận các hợp đồng của chính phủ để thu về số tiền bất chính vô cùng lớn. Xing nhận hối hội bằng 2 cách cả trực tiếp lẫn thông qua người thân.

 Khi phát biểu lời cuối, Xing đã nhận tội và tỏ ra ăn năn hối hận. Mặc dù phiên tòa đã kết thúc, nhưng bản án dành cho Xing vẫn chưa được công bố.

 Trước đó, trong thông báo kỷ luật khai trừ đảng đối với Xing, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cho biết ông này đã “cấu kết thông đồng với các chủ doanh nghiệp tư nhân, lợi dụng chức quyền và ảnh hưởng chức vụ để mưu cầu lợi ích cho các ông chủ tư nhân và trắng trợn thực hiện các giao dịch mua bán chức quyền". Thông báo này nghiêm khắc hơn các trường hợp quan tham bị "ngã ngựa" vì nhận hối lộ khác.

 Xing, sinh năm 1952, đã phục vụ ở Nội Mông trong một thời gian dài và đã giữ một số vị trí quan trọng.Từ một bí thư khu ủy, ông ta trở thành Ủy viên thường vụ, Bí thư Ủy ban Chính Pháp khu ủy Nội Mông. Năm 2012, ông ta được chuyển sang làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị Nội Mông và nghỉ hưu vào đầu năm 2016.

 Tháng 10/2018, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương công bố tiến hành điều tra Xing. Ngày 29/4/2019, Xing bị khai trừ đảng, bãi bỏ mọi chế độ đãi ngộ hưu trí và chuyển sang cơ quan kiểm sát để khởi tố.

 Trước Xing, quan "lớn" được mệnh danh là tham nhũng số tiền "khủng" nhất của Trung Quốc là Wu Changshun , cựu cảnh sát trưởng Thiên Tân, miền bắc Trung Quốc.

 Wu đã tích lũy được khối tài sản phi pháp ước tính trị giá khoảng 426 triệu nhân dân tệ. Vào tháng 5/2017, Wu đã bị kết án tử hình  nhưng sau đó được giảm án và hiện đang thụ án chung thân. (Danviet.vn 5/9, Minh Nhật)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More