Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 15-9-2021

Post date: 15/09/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TỔNG HỢP THÔNG TIN DỊCH COVID-19. 1

  1. Nghe lãnh đạo tỉnh “trả bài”. 1
  2. Câu hỏi của Thủ tướng và cái tâm, tầm của cán bộ. 3
  3. Yêu cầu 8 tỉnh sẵn sàng hỗ trợ Tiền Giang và Kiên Giang chống dịch. 4
  4. Hà Nội: Cần mạnh dạn triển khai các phương án trở lại hoạt động bình thường sau 15/9. 5
  5. TPHCM chọn quận 7, Củ Chi, Cần Giờ thí điểm mở cửa trở lại có kiểm soát 6
  6. Đồng Nai lùi thời gian mở lại các hoạt động dịch vụ sau 20/9. 7
  7. Đà Nẵng có “quận xanh” đầu tiên, nới lỏng thêm một số hoạt động từ ngày 16/9. 7

KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG COVID-19. 9

  1. Ứng dụng công nghệ gộp đưa Bến Tre về trạng thái “bình thường mới”. 9
  2. Hà Nội thí điểm “đi chợ hộ” qua ứng dụng gọi xe. 9
  3. Kiên Giang dùng flycam để quản lý chặt người dân trong khu cách ly. 10

VI PHẠM CHỐNG DỊCH COVID-19. 11

  1. Tiêm vaccine sai quy định, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Trà Vinh bị cách chức. 11

TIN QUỐC HỘI 11

  1. Kiểm toán Nhà nước: Tại sao sai phạm thì nhiều, chuyển điều tra lại ít?. 11
  2. Chủ tịch Quốc hội: Cần xem điện ảnh như một ngành kinh tế mũi nhọn, có chính sách riêng. 13
  3. Kiến nghị xử lý 69 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung. 14

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 16

  1. HSBC: Mở cửa trở lại, Việt Nam cần thận trọng và bài bản. 16
  2. Thủ tướng: Việt Nam luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. 17
  3. Nghị quyết 105 hỗ trợ doanh nghiệp "vượt" dịch COVID-19. 18
  4. Trong tháng 10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ đề án phục hồi kinh tế. 20
  5. TP Hồ Chí Minh sẽ xây dựng bộ tiêu chí để khôi phục sản xuất 21

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 22

  1. Phú Thọ: Triển khai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bằng hình thức điện tử. 22

THẾ GIỚI 23

  1. Những vụ “tham nhũng Covid” nổi tiếng. 23
  2. Nepal: Tham nhũng tiếp tục hoành hành ở cấp địa phương. 25

         

TỔNG HỢP THÔNG TIN DỊCH COVID-19

Nghe lãnh đạo tỉnh “trả bài”

Ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã làm việc, kiểm tra trực tuyến công tác phòng chống dịch với các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang - nơi dịch có diễn biến đáng lo ngại.

Thủ tướng đã đặt nhiều câu hỏi kiểm tra việc nắm bắt tình hình của lãnh đạo các cấp ở 2 tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang.

Xin lược thuật đôi đoạn:

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang lúng túng:

- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ví dụ như là ngày hôm qua trong cộng đồng các anh xét nghiệm phát hiện ra bao nhiêu ca? Các đồng chí phải rất cụ thể đằng này cứ lơ ma lơ mơ làm sao mà chỉ huy được?

- Có tiếng ai nhắc.

- Thủ tướng: Không nắm được! Ông nào còn ngồi cứ nói trong phòng ra? Ông nào nắm được thì ra báo cáo, việc gì cứ phải nhắc.

- Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Thanh Bình: Hôm qua thì là tổng số 154 ca F0.

- Thủ tướng: Ở đâu?

- Bí thư Tỉnh ủy: Chờ tôi đã... Không nhớ nổi.

- Thủ tướng: Không nhớ? Tôi đã gọi điện nhiều lần rồi anh Bình. Tôi nói là anh phải kiểm soát hàng ngày để anh xem là tốc độ trong cộng đồng tăng hay giảm…

Chủ tịch tỉnh Tiền Giang trả lời chệch câu hỏi của Thủ tướng:

- Thủ tướng: Tiền Giang có 37 xã, phường, thị trấn nguy cơ cao và rất cao, tỉnh đã triển khai trạm y tế lưu động tại các địa bàn này chưa?

Chủ tịch Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh: Dạ, Tiền Giang đã có 2 xã triển khai điều trị F0 tại nhà.

Thủ tướng: Điều trị tại nhà và lập trạm y tế lưu động là 2 việc khác nhau.

Phó chủ tịch phường Vĩnh Hiệp, TP Rạch Giá, Kiên Giang “loay hoay tìm đọc tài liệu”, Thủ tướng nhắc nhở ngay: Nếu không biết thì cũng nói là không biết, mang sách ra đọc thì nói làm gì. Anh đừng nhìn vào sách đọc tôi xem nào.

Bí thư Đảng ủy phường 3, TP Mỹ Tho, Tiền Giang “tụi em đang họp bàn với ban chỉ đạo”, Thủ tướng phê ngay: Chủ trương thì cả tháng nay rồi, cho đến bây giờ vẫn chưa tìm được địa điểm triển khai trạm xá lưu động thế này. Nếu như nó xảy ra nữa thì coi như là bị động đây.

Có thể thấy rõ sự lúng túng trong cách trả lời của lãnh đạo các cấp ở hai địa phương trong cuộc “chất vấn” trực tuyến của Thủ tướng.

Đó là sự bất cập trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống dịch ở cấp tỉnh và cơ sở khiến người đứng đầu Chính phủ không hài lòng và lo lắng.

Nó cũng bộc lộ sự yếu kém trong tác phong lãnh đạo của một số cán bộ các cấp, đó là sự hời hợt, thiếu sâu sát, nắm bắt tình hình thì chung chung, đại khái, luôn lệ thuộc vào số liệu báo cáo trên giấy.

Không ít cán bộ lãnh đạo quen tác phong “đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị” nên một khi bị cấp trên “truy bài” là bộc lộ ngay sự bất cập. Không ít lãnh đạo, nếu thoát khỏi “bóng” thư ký hay trợ lý là lúng túng.

Xin nhắc lại đây lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng trên báo Sự thật số 103 ngày 30/11/1948, trong bài viết có tiêu đề Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hiện ngay: “Hiện nay, nhiều nơi cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện và gửi chỉ thị, sau đó, thì họ không biết gì đến những nghị quyết đó đã thực hành đến đâu, có những sự khó khǎn trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham gia hay không. Họ quên mất kiểm tra. Đó là một sai lầm rất to”. (Vietnamnet.vn 14/9, Nguyễn Duy Xuân) Về đầu trang

Câu hỏi của Thủ tướng và cái tâm, tầm của cán bộ

Những câu hỏi của Thủ tướng và phần trả lời của một số cán bộ phần nào cho thấy sự lơ là, hời hợt của một bộ phận cán bộ trong thời điểm nước sôi lửa bỏng.

Ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch theo hình thức trực tuyến ở các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang - nơi tình hình có nhiều diễn biến đáng lo ngại.

Tại cuộc họp, Thủ tướng đặt nhiều câu hỏi với lãnh đạo các tỉnh, trong đó có Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, lãnh đạo một số phường tại TP Rạch Giá (Kiên Giang) và Mỹ Tho (Tiền Giang): Số ca mắc trong cộng đồng tuần qua so với tuần trước, ngày hôm sau so với hôm trước thế nào, tăng hay giảm? Chu kỳ xét nghiệm là bao nhiêu ngày? Điều này rất quan trọng, vì tốc độ xét nghiệm mà chậm hơn tốc độ lây lan thì không ngăn chặn được dịch.

Thủ tướng còn chất vấn rằng, những nơi thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội đã triển khai trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn theo các công điện của Thủ tướng hay chưa.

Vị bí thư tỉnh uỷ lúng túng, không trả lời được câu hỏi của Thủ tướng và liên tục lật, tìm tài liệu trên bàn.

Khó mà thông cảm cho vị lãnh đạo này được. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, công việc chống dịch khẩn trương, gấp gáp đến từng phút, từng giờ mà lãnh đạo tỉnh không nắm được những thông tin cơ bản nhất.

Trong khi các lực lượng chức năng và nhân dân đang gồng mình chống dịch, hồi hộp theo dõi từng con số liên quan dịch bệnh hàng ngày, vậy mà một cuộc họp được cho biết trước về nội dung, một câu hỏi cũng rất sát với chủ đề họp mà vị bí thư không trả lời được. Người ta hoàn toàn có lý do để đặt ra vấn đề về trách nhiệm, về cái tâm, cái tầm đối với công việc, vị trí mà vị lãnh đạo nói trên đang gánh vác.

Thủ tướng đã phải lên tiếng nhắc nhở lãnh đạo các địa phương, rằng phải nắm rất chắc các số liệu để chỉ huy phòng chống dịch hiệu quả. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một đồng phòng dịch hiệu quả thì không phải chi hàng triệu đồng chống dịch, chưa kể mất mát về con người và nhiều thứ khác nữa”, Thủ tướng lưu ý.  

Bác Hồ từng nói: Bệnh quan liêu là nguy cơ lớn nhất của đảng cầm quyền, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác. Đến nay, vẫn có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên quan liêu xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.

Quan liêu sẽ dẫn đến vô cảm, đó là sự thờ ơ với nhân dân, với chức trách của mình, với khó khăn do dịch bệnh gây ra mà cả nước đang gồng mình chống đỡ. Không nắm chắc tình hình thì không thể chỉ đạo, hoặc sẽ chỉ đạo qua loa, đại khái và làm hỏng việc chung.

Căn bệnh “quan liêu, vô cảm” của một bộ phận cán bộ, thời nào cũng có, nhưng có lẽ dịch bệnh - lúc cần nhất để cán bộ các cấp tỏ rõ sự lăn xả, cái tâm, cái tầm - đã bộc lộ rõ hơn căn bệnh này và hơn lúc nào hết phải được “chữa trị”. (VTC.vn 14/9, Luật sư Nguyễn Kiều Hưng)Về đầu trang

Yêu cầu 8 tỉnh sẵn sàng hỗ trợ Tiền Giang và Kiên Giang chống dịch

Ngày 14/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã ký văn bản hỏa tốc gửi Bộ Y tế và lãnh đạo 10 tỉnh tại ĐBSCL về việc chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện để hỗ trợ hai địa phương Tiền Giang và Kiên Giang phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, để chủ động phòng chống dịch trên địa bàn các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Trà Vinh khẩn trương chuẩn bị về nhân lực, phương tiện cần thiết để sẵn sàng hỗ trợ cho Tiền Giang, Kiên Giang khi có yêu cầu trong việc xét nghiệm thần tốc, phát hiện F0 nhằm phân loại, chăm sóc, điều trị hợp lý; truy vết, quản lý F1 hiệu quả, tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Các địa phương vừa nêu phải gửi báo cáo công tác chuẩn bị về Bộ Y tế và Văn phòng Chính phủ trước 17h ngày 14/9. Ngoài ra, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND hai tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang chuẩn bị phương án sắp xếp, bố trí các lực lượng được hỗ trợ để tăng cường ngay các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. (Tienphong.vn 14/9)Về đầu trang

Hà Nội: Cần mạnh dạn triển khai các phương án trở lại hoạt động bình thường sau 15/9

Chiều 14/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố chủ trì giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy thành phố với Sở chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Tại buổi giao ban, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả việc xây dựng kịch bản, phương án trở lại hoạt động bình thường sau ngày 15/9, khi thành phố nới lỏng một số hoạt động. Đối với các quận, huyện ở vùng 2, vùng 3 không nằm trong khu vực phong tỏa, áp dụng Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị cần mạnh dạn triển khai các phương án để các cơ sở sản xuất kinh doanh, người dân có cơ hội được thực hiện theo đúng tinh thần chỉ thị này.

Đối với các khu vực phát sinh các trường hợp F0, các quận, huyện "vùng đỏ" cần rà soát đánh giá dịch tễ sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, lấy mẫu xét nghiệm, từ đó thu hẹp vùng đỏ nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

"Đây là công việc quan trọng, căn cứ vào đó đánh giá để tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai nới lỏng ở các khu vực này. Các địa phương cần triển khai rà soát ngay trong ngày 15/9", Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng đề nghị.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng đề nghị các quận, huyện đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho người dân, với phương châm "vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm nhanh nhất" để hoàn thành tiêm chủng đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn, kỷ cương, không để xảy ra tập trung đông người, mất kiểm soát an toàn dịch bệnh; các sở, ngành phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, duy trì an sinh xã hội, kiểm soát giấy đi đường, kiểm soát chặt chẽ tại 23 chốt tiếp giáp với các tỉnh bạn…

Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cho biết, thành phố đang xem xét nới lỏng một số hoạt động dịch vụ căn cứ trên tình hình thực tế kiểm soát dịch bệnh. "Vì thế, ngày mai, các quận, huyện, thị xã phải rà soát về số lượng và quy mô các "vùng xanh", "vùng đỏ" của địa phương và báo cáo thành phố", Phó Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh. (VTV.vn 14/9)Về đầu trang

TPHCM chọn quận 7, Củ Chi, Cần Giờ thí điểm mở cửa trở lại có kiểm soát

Tối ngày 14.9, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 (mở rộng) đã bế mạc.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu trong thời gian tới tiếp tục tăng cường các nhiệm vụ, biện pháp phòng chống dịch theo Nghị quyết 86 của Chính phủ và các công điện của Thủ tướng Chính phủ. TPHCM tiếp tục giãn cách xã hội vì đây là yếu tố quyết định để ngăn chặn, kiểm soát nguồn lây ra cộng đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Nên, hội nghị cũng thống nhất một số quan điểm, phương châm chỉ đạo. Đó là trong quá trình phòng chống dịch, mục tiêu tối thượng của TPHCM là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân. Vì thế, khi tình thế buộc phải áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt, luôn luôn phải tính đến các yếu tố làm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và “sức khỏe” nền kinh tế.

Tuy nhiên, khi tình hình dịch đã cơ bản kiểm soát được có nghĩa là nguy cơ đã giảm dần, TPHCM thực hiện kế hoạch, chiến lược phục hồi kinh tế. Trong đó, TPHCM từng bước mở cửa nền kinh tế, đó là yêu cầu cấp thiết.

Bí thư Thành ủy TPHCM yêu cầu, phương châm của TPHCM là không quá chậm so với yêu cầu của thực tiễn đặt ra khi có cơ hội nhưng không được chủ quan, nôn nóng, thực hiện từng bước thận trọng, chắc chắn, không mở cửa nếu chưa an toàn.

Hội nghị đã thống nhất chọn quận 7, huyện Cần Giờ, Củ Chi và một số khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp FDI đủ điều kiện thí điểm mở cửa, hoạt động lại có kiểm soát.

Ông Nguyễn Văn Nên đánh giá cao lãnh đạo 3 quận huyện trên đã cam kết đảm bảo phòng chống dịch trên địa bàn, đồng thời xúc tiến ngay các hoạt động mở cửa đón khách du lịch trong thời gian tới. Riêng quận 7 có điều kiện không giống như 2 huyện Cần Giờ và Củ Chi nên thận trọng hơn và cần có thời gian chuẩn bị chắc chắn hơn.

Bí thư Thành ủy TPHCM lưu ý về việc đánh giá , rà soát lại hệ thống y tế cơ sở tính từ trạm y tế phường, xã đến trung tâm y tế các quận huyện, các bệnh viện tuyến quận, huyện đến cấp Thành phố, Trung ương để sắp xếp lại. Thực tế, trong phòng chống dịch đã bộc lộ ra những điểm yếu mà TPHCM cần khắc phục sớm đối với hệ thống y tế.

Trước mắt, ông Nguyễn Văn Nên đề nghị mở một cơ chế cho tất cả người dân đều có thể tiếp cận hệ thống y tế thuận tiện, công bằng. Hiện nay, những bệnh nhân mắc các loại bệnh khác, không phải mắc COVID-19 đang gặp khó khăn khi tiếp cận y tế, thuốc men khi TPHCM thực hiện giãn cách xã hội. Các bệnh viện, trạm xá, phòng khám tư phải mở cửa để hoạt động nhanh nhất có thể.

Bí thư Thành ủy TPHCM đặc biệt lưu ý việc cấp bách thứ hai trong chiến lược y tế những ngày tới là hạn chế tử vong và củng cố nhân lực của ngành.

Ông Nguyễn Văn Nên cũng yêu cầu việc triển khai gói an sinh thứ 3 phải định ra tiêu chí cho phù hợp, lên danh sách cụ thể và có hội đồng xét duyệt đảm bảo tính pháp lý và công bằng. Việc chi hỗ trợ phải công khai, minh bạch cho người dân và đây cũng chính là cách để bảo vệ cán bộ cơ sở. (Laodong.vn 14/9, Minh Quân)Về đầu trang

Đồng Nai lùi thời gian mở lại các hoạt động dịch vụ sau 20/9

Tỉnh Đồng Nai đã quyết định điều chỉnh thời gian mở lại các hoạt động kinh tế từ 0h ngày 20/9, thay vì sau ngày 15/9 như dự kiến ban đầu. Thông tin đáng chú ý được đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 vào sáng 14/9.

Trước mắt, các vùng xanh được mở cửa từ từ, vùng đỏ vẫn giữ như cũ. Do đó các xã, phường phải tổ chức quản lý lại theo hướng thông thoáng cho vùng xanh nhưng chặt chẽ giữa những điểm giao xanh với đỏ, xanh với vàng, cam.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, trong quá trình thực hiện sẽ vừa đánh giá, vừa rút kinh nghiệm, đề ra các nhiệm vụ tiếp theo trên cơ sở kết quả thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 của ngành y tế, tiến tới khôi phục hoàn toàn.

Cũng theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, khi vùng xanh không bị khóa như vùng đỏ thì sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, nguồn lực, vật lực để tập trung lo cho công tác điều trị.

2 giải pháp quan trọng hiện nay được Đồng Nai quan tâm thực hiện là tăng tốc tiêm chủng vaccine với mục tiêu đến ngày 20/9, toàn tỉnh cơ bản phủ 100% vaccine mũi 1 cho khoảng 2,2 triệu dân trên 18 tuổi. Giải pháp thứ hai là tầm soát, quét xét nghiệm để tiếp tục phát hiện F0, kịp thời có biện pháp dập dịch. (VTV.vn 14/9)Về đầu trang

Đà Nẵng có “quận xanh” đầu tiên, nới lỏng thêm một số hoạt động từ ngày 16/9

Chiều 14/9, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã biểu dương quận Ngũ Hành Sơn đã hoàn thành mục tiêu đạt "quận xanh" đầu tiên của thành phố.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, bên cạnh quận Ngũ Hành Sơn, nhiều quận huyện khác cũng đã nỗ lực, phấn đấu đạt "vùng xanh" tại các phường, xã, khu dân cư, tổ dân phố... Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy công tác phòng, chống dịch tại thành phố Đà Nẵng đang đạt được kết quả tốt. UBND thành phố biểu dương, ghi nhận nỗ lực của các địa phương, sở ngành trong thời gian qua và sẽ khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch.

Cũng theo ông Lê Trung Chinh, UBND thành phố đã nghiên cứu, ban hành quyết định nới lỏng một số hoạt động cho nhân dân, bắt đầu từ ngày 16/9. Sau khi có quyết định mới, các quận, huyện, xã, phường chủ động triển khai việc cấp giấy cho mở lại các hoạt động kinh doanh, buôn bán trên địa bàn; đồng thời yêu cầu các cửa hàng thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, các quận, huyện tổng rà soát các lực lượng tham gia phòng, chống dịch để UBND thành phố tính toán, đề xuất các chính sách hỗ trợ phù hợp.

Chiều 14/9, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 2985/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Quyết định nêu rõ, từ 8h ngày 16/9 người dân "vùng vàng" và "vùng xanh" sẽ được ra khỏi nhà để tham gia thêm một số hoạt động.

Cụ thể, đối với "vùng vàng": Mỗi hộ gia đình được cử 1 người đi mua hàng nhu yếu phẩm, với tần suất 5 ngày/lần và có giấy đi mua hàng QRcode. Người dân cũng được đi mua hàng trong phạm vi cùng thôn/tổ dân phố với các mặt hàng như vật liệu xây dựng; sửa chữa điện, nước; văn phòng phẩm; cửa hàng máy vi tính; cửa hàng thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, vật tư nông nghiệp. Các cửa hàng trên chỉ được bố trí 50% số lượng nhân viên. Một số hoạt động được bố trí tối đa số người làm việc: hoạt động bưu chính, viễn thông, báo chí, sửa chữa, bảo dưỡng xe gắn máy, xe ô tô.

Trong khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng: Đối với nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có dưới 100 lao động thì được bố trí tối đa số người làm việc. Đối với nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có từ 100 lao động trở lên thì được bố trí tối đa 70% số người làm việc (nếu 70% số người làm việc này chưa đến 100 người thì được bố trí tối đa 100 người). Trường hợp đủ điều kiện thực hiện phương án "3 tại chỗ" (làm việc, ăn, uống, nghỉ ngơi tại chỗ) thì được bố trí số người làm việc theo phương án.

Hoạt động của cơ quan, công sở nhà nước: Được bố trí tối đa 70% số người làm việc (trừ lực lượng trực tiếp phòng, chống dịch như công an, quân đội, y tế, ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp); trường hợp cơ quan, công sở có 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 thì được bố trí tối đa số người làm việc… (VTV.vn 14/9)Về đầu trang

KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG COVID-19

Ứng dụng công nghệ gộp đưa Bến Tre về trạng thái “bình thường mới

Từ 0h00 ngày 10/9/2021, 7/9 huyện, thành phố tỉnh Bến Tre bắt đầu trạng thái “bình thường mới” theo Chỉ thị 15 với “Giấy thông hành” là QR code xét nghiệm âm tính mẫu gộp và mẫu đại diện nhóm cư dân, hộ gia đình.

Đến 10/9/2021, trên toàn bộ tỉnh Bến Tre đã thực hiện xét nghiệm đồng loạt qua nhiều vòng, cách nhau mỗi 72h cho 273.636 mẫu đại diện cho 1.094.544 nhân khẩu trên toàn tỉnh với ghi nhận 7 “vùng xanh an toàn”. Hàng triệu người dân bắt đầu giai đoạn bình thường mới với ứng dụng giải pháp công nghệ không tốn kém, trong khi chưa có đủ vắc xin.

Hơn 142 phường, xã tại tỉnh Bến Tre đã trở thành những “Pháo đài xanh”. Chiến dịch “những pháo đài xanh” hiện đang hỗ trợ các doanh nghiệp trở lại sản xuất an toàn tại 2 khu công nghiệp lớn Giao Long, An Hiệp và gần 2.000 hộ sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Châu Thành.

Trước đó, tại TP.Bến Tre cũng đã triển khai chiến dịch “Những pháo đài xanh” với sự hỗ trợ của đoàn công tác Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế và sự đồng hành của Tập đoàn Sovico, nhằm xây dựng những "pháo đài xanh" giúp kiểm soát dịch bệnh, sớm đưa sản xuất, dịch vụ và đời sống người dân trở lại trạng thái bình thường mới.

Chương trình ứng dụng công nghệ tổ chức xét nghiệm, theo dõi kết quả. Mỗi tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có chứng nhận kết quả "Xét nghiệm Covid-19 âm tính" sẽ có QR code xác thực. QR code này sử dụng như "giấy thông hành" để di chuyển, vận tải hàng hóa, tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thiết yếu theo quy định. (Ictnews.vietnamnet.vn 13/9, Xuân Thạch)Về đầu trang

Hà Nội thí điểm “đi chợ hộ” qua ứng dụng gọi xe

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa thí điểm mô hình "đi chợ hộ" giúp người dân thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Mô hình này được cho là sẽ góp phần đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của người dân trên địa bàn quận.

Để sử dụng dịch vụ “đi chợ hộ”, người dân trên địa bàn quận chỉ cần tải ứng dụng Be về điện thoại, đăng ký, sau đó vào mục đi chợ trên ứng dụng, lựa chọn địa điểm mua hàng, chọn sản phẩm được liệt kê. Hàng hóa sẽ được shipper (lực lượng giao hàng) giao đến tận nhà hoặc đến chốt kiểm soát tùy theo khu vực trên địa bàn.

Đại diện ứng dụng gọi xe cho biết, khách hàng có thể lựa chọn thanh toán tiền mặt qua người giao hàng hoặc thanh toán điện tử thông qua liên kết thẻ/tài khoản ngân hàng với ứng dụng.

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể thanh toán trực tiếp qua tài khoản của đơn vị cung ứng. Cũng theo đại diện ứng dụng này, lực lượng giao hàng sẽ bao gồm nhân viên các đơn vị cung ứng, tình nguyện viên và nhân viên của hãng xe thường trú trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, mô hình hiện chỉ áp dụng cho người dân sinh sống trên địa bàn quận và có thể được nhân rộng toàn thành phố Hà Nội nếu ghi nhận những hiệu quả nhất định.

Nhằm đảm bảo các quy định về phòng chống dịch, người dân chỉ có thể chọn danh sách cửa hàng thiết yếu trên địa bàn quận.

"Trước khi thực hiện giãn cách xã hội, quận Hoàn Kiếm có 243 điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu. Tuy nhiên, sau khi thực hiện giãn cách, một số cửa hàng đóng cửa do nằm trong khu vực cách ly, phong tỏa, nên hiện chỉ còn 187 cửa hàng", ông Nguyễn Tùng Lâm, Trưởng Phòng Kinh tế, UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết.

Đối với những đơn hàng đã đặt nhưng không nhận hàng, đơn vị sẽ phối hợp với quận ngừng cung cấp dịch vụ với người dùng trong vòng 24 giờ sau khi nhận được thông tin và xác minh tính chính xác. (VTV.vn 14/9)Về đầu trang

Kiên Giang dùng flycam để quản lý chặt người dân trong khu cách ly

Chiều 14/9, UBND TP. Rạch Giá (Kiên Giang) đã thành lập đội flycam trên tinh thần kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng góp sức để tăng cường giám sát các khu cách ly, phong toả trên địa bàn thành phố.

Ngay sau khi tiếp thu những ý kiến chỉ đạo, phê bình của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến ngày 13/9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Kiên Giang đã tổ chức họp khẩn đề ra những việc cần làm ngay để chấn chỉnh những chậm trễ, hạn chế trong công tác phòng chống dịch bệnh trong thời gian qua.

Ban chỉ đạo đưa ra 11 giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tiếp tục chấn chỉnh và đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm sàng lọc cộng đồng để nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, cách ly triệt để F1 nhằm cắt đứt chuỗi lây nhiễm, thành lập Trạm y tế lưu động theo chỉ đạo của Thủ tướng để người dân được tiếp cận y tế sớm nhất từ cơ sở... Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang quyết tâm bằng mọi cách đến ngày 20/9, chuyển vùng nguy cơ cao thành vùng bình thường mới.

Ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trên cơ sở quán triệt vận dụng chỉ đạo của Thủ tướng, Kiên Giang “khẩn trương, thần tốc, quyết liệt” triển khai các giải pháp đáp ứng với tình hình mới. Trong đó nổi bật là quan điểm lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ”, là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch.

Trước hết là điều chỉnh công tác sàng lọc trong cộng đồng. Theo đó, tỉnh huy động, tập trung nhân, vật lực để đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng. Cụ thể, thực hiện xét nghiệm tăng cường ở các vùng nguy cơ cao và rất cao với “tốc độ thần tốc” để nhanh chóng phát hiện và bóc tách kịp thời các trường hợp F0 ra khỏi địa bàn.

Kiên Giang cũng quyết liệt thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội; triển khai các tổ an sinh xã hội đến từng địa bàn có người dân bị phong tỏa để hỗ trợ, chăm lo đời sống cho nhân dân; đặc biệt là thành lập Trạm y tế lưu động theo chỉ đạo của Thủ tướng để người dân được tiếp cận y tế sớm nhất từ cơ sở.

Trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Kiên Giang quyết định kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16 (từ 0h ngày 14/9 đến ngày 20/9) với 6 địa bàn: Rạch Giá, Hà Tiên, các huyện Châu Thành, Hòn Đất, Giang Thành, Kiên Lương; 9 địa phương còn lại thực hiện Chỉ thị 15. (Tienphong.vn 14/9)Về đầu trang

VI PHẠM CHỐNG DỊCH COVID-19

Tiêm vaccine sai quy định, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Trà Vinh bị cách chức

Tối 14.9, trao đổi với PV Lao Động, ông Kiến Sóc Kha, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh, xác nhận, trong hôm nay, vừa ký Quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với bác sĩ Lê Hoàng Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Trà Vinh.

Ông Kha cho biết: Trước đó, Thành ủy thành phố Trà Vinh đã tiến hành các bước có liên quan, và ra quyết định kỷ luật cách chức Bí thư chi bộ Trung tâm Y tế thành phố Trà Vinh, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đối với bác sĩ Lê Hoàng Dũng. Sau đó, Thành ủy thành phố Trà Vinh gửi kết quả kỷ luật sang Sở Y tế và đề nghị đơn vị này tiếp tục xử lý ông Dũng về mặt chính quyền.

“Ông Dũng được xác định có liên quan đến những sai phạm khi triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho các đối tượng sai quy định. Tuy nhiên, Sở tiến hành kỷ luật ông Dũng dựa trên văn bản cũng như kết quả xử lý của Thành ủy Trà Vinh gửi sang. Do đó, những sai phạm cụ thể của ông Dũng như thế nào thì do Thành ủy Trà Vinh nắm”, ông Kha nói. (Laodong.vn 14/9, Trần Lưu)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Kiểm toán Nhà nước: Tại sao sai phạm thì nhiều, chuyển điều tra lại ít?

Sáng 14/9, tại kỳ họp thứ 3 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước - Trần Sỹ Thanh đã báo cáo về công tác kiểm toán Nhà nước năm 2021.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết theo kế hoạch năm 2021, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện 188 cuộc và dự kiến tổ chức thành 211 đoàn. Đến 31/8, đã triển khai 144/211 đoàn, kết thúc 108 đoàn (đạt 51% kế hoạch), phát hành 83 báo cáo kiểm toán, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Về kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, tổng hợp sơ bộ đến 31/8, đã thực hiện 30.834 tỷ đồng, đạt 49,9% số kiến nghị, thấp hơn cùng kỳ năm trước (55,9%).

“Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhiều đơn vị Kiểm toán Nhà nước không kiểm tra trực tiếp theo dự kiến. Trong 4 tháng còn lại của năm 2021, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi, đôn đốc để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp đầu năm 2022 theo Luật”, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh cho biết.

Cũng theo báo cáo, trong 8 tháng đầu năm 2021, Kiểm toán Nhà nước đã chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định 01 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện qua hoạt động kiểm toán, cung cấp 151 Báo cáo kiểm toán và các tài liệu có liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát và xây dựng chương tình công tác.

Góp ý về báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - Hoàng Thanh Tùng, tính đến hết 31/8 tức hết 2/3 thời gian của năm, ngành Kiểm toán đã thực hiện 144/211, kết thúc được 108 đoàn đạt 51% kế hoạch. Khối lượng công việc còn lại (49%) trong 4 tháng cuối năm là rất lớn. Ông Tùng đề nghị Kiểm toán Nhà nước đánh giá thêm về khả năng hoàn thành kế hoạch công việc đã đề ra.

Trong khi đó, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội - Lê Thị Nga đề xuất cần công khai những đơn vị không thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước.

Bên cạnh đó, bà Nga nhấn mạnh về việc Kiểm toán Nhà nước chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định 01 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong khi trong báo cáo thẩm tra lại là chuyên cơ quan điều tra 05 vụ việc.

"Cho dù 01 vụ hay 05 vụ, tôi thấy rằng vụ việc chuyển cho cơ quan điều tra ít, có biểu hiện thiên về xử lý hành chính, cũng như biểu hiện nương nhẹ. Tại sao sai phạm thì nhiều mà chuyển cơ quan điều tra lại ít?”, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đặt câu hỏi.

Về kế hoạch kiểm toán 2022, bà Nga đề nghị việc tránh chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm toán. “Tôi theo dõi có những đơn vị vừa kiểm toán đến làm việc, vừa thanh tra làm việc… trong thời gian gần sát nhau”, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội thông tin.

Cho ý kiến công tác kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá Kiểm toán Nhà nước cần toàn diện hơn, trọng tâm trọng điểm hơn, sắc sảo hơn, quyết liệt hơn…

“Có những vấn đề phát hiện trong quá trình kiểm toán, cần mạnh dạn đề xuất chấn chỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị công khai, minh bạch hơn hoạt động kiểm toán. Theo Chủ tịch Quốc hội, công khai, minh bạch là “vũ khí” quan trọng của kiểm toán. Một mặt nó là sức ép công luận lớn để siết chặt, kỷ luật kỷ cương ngân sách. Mặt khác việc công khai, minh bạch cũng có thể giám sát lại hoạt động kiểm toán.

Về kế hoạch kiểm toán năm 2022, Chủ tịch Quốc hội cho rằng trong mục tiêu chung vẫn phải lấy tăng cường củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô lên hàng đầu: Đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách; thực hiện chính sách tài khoá, tiền tệ; đảm bảo an toàn bền vững của nợ công; cơ cấu lại tổ chức tín dụng, trích lập dự phòng, xử lý nợ xấu…

“Cần tập trung làm rõ tổng mức cơ cấu và chất lượng của tín dụng. Cơ cấu các lĩnh vực tín dụng như thế nào? Trong cơ cấu tín dụng còn có cơ cấu theo khách hàng. Chỉ cần một khách hàng nào đó, một tập đoàn, doanh nghiệp nào đó nợ quá nhiều đi đến lâm vào tình trạng đổ vỡ thì có thể gây ra tác động dây chuyền. Tránh việc “quá lớn để sụp đổ” (Too big to fail), vay nhiều quá, nợ nhiều quá, dòng tiền ách tắc gây nguy hiểm cho nền kinh tế”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý kiểm toán việc sử dụng quỹ tiền lương cho đầu tư xây dựng cơ bản trong khi nguồn thực hiện cải cách tiền lương chưa bảo đảm. (VTV.vn 14/9)Về đầu trang

Chủ tịch Quốc hội: Cần xem điện ảnh như một ngành kinh tế mũi nhọn, có chính sách riêng

Tiếp tục phiên họp thứ 3, sáng ngày 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận, đa số các ý kiến tán thành cao việc sửa đổi toàn diện Luật Điện ảnh. Sau 15 năm thi hành, nhiều quy định trong Luật Điện ảnh năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) không còn phù hợp với thực tiễn, không tương thích với hệ thống pháp luật liên quan; việc áp dụng một số quy định còn khó khăn, vướng mắc.

Đặc biệt, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, mạng xã hội đã và đang tác động mạnh đến ngành điện ảnh, làm thay đổi về quy trình, phương thức sản xuất, phát hành, phổ biến phim và cách tiếp cận, thụ hưởng tác phẩm điện ảnh của người dân.

Tham gia thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết hiện còn nhiều ý kiến khác nhau về chính sách phát triển điện ảnh, quản lý Nhà nước về điện ảnh, nhất là 3 vấn đề.

Thứ nhất, hình thức sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước có đấu thầu hoặc không đấu thầu. Chính phủ đề xuất không áp dụng phương thức đấu thầu, còn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng phải có hình thức đấu thầu bên cạnh hình thức đặt hàng và giao nhiệm vụ.

Thứ hai, việc quản lý phố biến trên không gian mạng. Chính phủ đưa ra hai phương án, lực chọn hậu kiểm hoặc tiền kiểm. Trong khi đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề xuất thêm phương án hậu kiểm kết hợp với tiền kiểm.

Thứ ba, việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh. Dự thảo Luật đưa ra quy định về việc thành lập Quỹ, mục đích và nguyên tắc hoạt động của Quỹ.

Về chính sách của Nhà nước phát triển điện ảnh, một số ý kiến đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục là các chính sách trong Dự thảo Luật còn phân tán, có nội dung diễn đạt chưa rõ; đề tài phim sản xuất theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị còn khá rộng. Đề nghị lưu ý không giao Chính phủ quy định chi tiết những nội dung ưu đãi về tín dụng, thuế và phí vì thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.

Một số ý kiến khác  đề nghị các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển điện ảnh cần được lượng hóa cụ thể hơn để bảo đảm minh bạch, khả thi. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, chính sách về đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển điện ảnh phải có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, đưa vào luật một số chính sách về xã hội hóa; huy động các thành phần kinh tế, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh; hỗ trợ sản xuất phim như một loại đầu tư rủi ro. (Vneconomy.vn 14/9)Về đầu trang

Kiến nghị xử lý 69 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung

Chiều 13.9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Trình bày dự thảo báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, công tác xây dựng luật, pháp lệnh để triển khai thi hành Hiến pháp tiếp tục Chính phủ được quan tâm thực hiện. Tính từ ngày 1.10.2020 đến ngày 26.8.2021, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ có nhiệm vụ xây dựng, ban hành 99 văn bản quy định chi tiết. Đến nay, đã ban hành 91/99 văn bản.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ còn có nhiệm vụ xây dựng, ban hành 55 văn bản quy định chi tiết 5 luật có hiệu lực từ ngày 1.1.2022.

Từ tháng 10.2020 đến tháng 7.2021, Bộ Tư pháp đã kiểm tra theo thẩm quyền 3.393 văn bản, phát hiện và có kết luận, kiến nghị xử lý đối với 69 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung; 5 văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật. Trong số văn bản trái pháp luật đã phát hiện, không có văn bản quy định chi tiết.

Về hạn chế, bất cập, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, việc ban hành văn bản quy định chi tiết để có hiệu lực đồng thời với văn bản được quy định chi tiết vẫn chưa được thực hiện triệt để, vẫn còn tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết. Bên cạnh đó, công tác phối hợp trong xây dựng văn bản pháp luật giữa các bộ, ngành chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả…

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhận thấy, trong số những văn bản quy định chi tiết đã ban hành, có 36 văn bản được ban hành đúng thời hạn (chiếm 39,56%) và 55 văn bản ban hành chậm (chiếm 60,44%); trong đó, văn bản chậm ban hành lâu nhất là 1 năm 5 tháng, văn bản chậm ban hành ít nhất là 4 ngày, số văn bản chậm nhiều nhất là Nghị định (35/55 văn bản); cơ quan chậm ban hành thông tư nhiều nhất là Bộ Tài chính (7 văn bản).

“Trong số những văn bản nợ, có những luật được ban hành và có hiệu lực từ năm 2019 nhưng đến nay vẫn nợ ban hành văn bản quy định chi tiết”, ông Tùng nói.

Cho ý kiến về báo cáo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần thống nhất giữa báo cáo và thẩm tra báo cáo để tránh nhắc lại nội dung của báo cáo những năm trước. Cần tập trung nội dung chi tiết vào năm báo cáo có liên quan đến các luật, nghị quyết. Cần đi thẳng vào tổ chức thực hiện, triển khai văn bản hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng yêu cầu làm rõ việc 69 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung; 5 văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật là những văn bản nào, cơ quan nào xây dựng, ban hành; đánh giá tác hại của việc ban hành sai. Đồng thời phải nêu rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan; đánh giá được tác hại, hậu quả của việc ban hành sai; xử lý trách nhiệm cơ quan ban hành văn bản….

“Cơ quan công quyền mà ban hành văn bản pháp luật sai thì rất nguy hiểm. Tôi thấy cần phải cụ thể, đi sâu hơn, Chính phủ phải báo cáo kỹ hơn vấn đề này, cơ quan thẩm tra phải bám vào đây mà truy”, Chủ tịch Quốc hội nói. (Laodong.vn 13/9, Phạm Đông) Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

HSBC: Mở cửa trở lại, Việt Nam cần thận trọng và bài bản

HSBC vừa đưa ra một số nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021. Tại đây, theo Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam Tim Evans, viễn cảnh kinh tế đến cuối năm phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả triển khai tiêm vaccine cho người dân kết hợp mở cửa lại nền kinh tế đúng thời điểm. Và HSBC đã đặt ra hai viễn cảnh cho nền kinh tế Việt Nam cho đến cuối năm.

- Viễn cảnh 1: Tăng trưởng GDP nằm trong ngưỡng 5-5,5%, phụ thuộc vào tiến độ và mức hiệu quả của chương trình tiêm vaccine, việc mở cửa lại nền kinh tế cùng với khả năng phục hồi và khởi động lại các thị trường xuất khẩu lớn trong bối cảnh nhiều thách thức do biến chủng Delta.

- Viễn cảnh 2: Nếu chương trình tiêm vaccine triển khai không đủ nhanh trong khi giãn cách còn kéo dài, nền kinh tế sẽ chịu thêm nhiều tác động nặng nề và thêm áp lực lên chuỗi cung ứng, GDP sẽ có khả năng tăng trưởng ở mức 3,5-4%.

"Dù trong viễn cảnh nào, nền kinh tế cũng cần được mở cửa trở lại và triển khai một cách thận trọng và bài bản theo lộ trình", ông Tim Evans nhận định.

Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam đánh giá, hoạt động tiêu dùng sẽ khôi phục rất mạnh mẽ ngay khi đợt bùng dịch này dần lắng xuống.

Cơ sở để HSBC đưa ra nhận định này, theo ông Tim Evans, hiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai một số giải pháp cải cách nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã gia tăng hạn mức tín dụng cho một số ngân hàng thương mại từ 10-12% lên 14-15% trong năm nay, hy vọng hạn mức có thể được xem xét nới rộng thêm nhằm tạo khả năng hỗ trợ cho khối doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh.

Ngoài ra, cũng theo HSBC, khi nền kinh tế mở cửa trở lại, các khó khăn của chuỗi cung ứng sẽ sớm được giải quyết, đơn hàng sẽ lại đổ về và FDI cũng phục hồi phong độ với bối cảnh chính phủ ổn định với các chính sách nhất quán, nguồn nhân lực chất lượng/bền bỉ, một loạt Hiệp định Tự do Thương mại và cam kết của chính phủ đầu tư 7% GDP vào phát triển cơ sở hạ tầng.

Bấp chấp tình cảnh hiện tại, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong trung hạn. Các điều kiện nền tảng vững mạnh của Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư gạt bỏ những biến động ngắn hạn do COVID-19.

“Các nhà đầu tư Hàn Quốc vốn hiểu rất rõ Việt Nam đang tiếp tục hoạt động đầu tư vào thị trường này. Samsung dự kiến chuẩn bị mở rộng nhà máy điện thoại trong 6 tháng cuối năm nay nhằm tăng sản lượng điện thoại màn hình gập 47% lên 25 triệu chiếc. Trong khi đó, LG Display cũng vừa được duyệt một khoản đầu tư bổ sung 1,4 tỷ USD cho nhà máy ở Hải Phòng”, HSBC thông tin.

Dài hạn hơn, với lượng dự trữ ngoại hối tăng cao cộng thêm tiền tệ ổn định, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, dòng vốn FDI tiếp tục tăng mạnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, HSBC nhấn mạnh Việt Nam có tâm thế hoàn toàn sẵn sàng đón nhận tương lai. Vì vậy, HSBC dự báo tăng trưởng GDP sẽ đạt 6,8% trong năm 2022.

“Khách hàng của chúng tôi được khuyến cáo nên gạt bỏ những “niềm đau” trước mắt và bắt đầu lên kế hoạch cho tương lai khi chúng ta vượt qua dịch bệnh tồi tệ này. Cơ hội sẽ mở ra, kinh tế sẽ phát triển, Việt Nam sẽ phục hồi”, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam Tim Evans cho biết. (VTV.vn 13/9)Về đầu trang

Thủ tướng: Việt Nam luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Lợi ích thì hài hòa, rủi ro thì chia sẻ, Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe với tinh thần cầu thị và tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, đáp ứng trong điều kiện cho phép. Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc làm việc với Đại sứ Hàn Quốc và Hiệp hội doanh nghiệp, kết nối trực tuyến với hàng chục doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam vào chiều 14/9.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Chính phủ, nhân dân và các doanh nghiệp Hàn Quốc với Việt Nam trong phòng chống dịch, nhất là đã ủng hộ trực tiếp vào Quỹ vaccine, viện trợ vaccine và trang thiết bị, vật tư y tế.

Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện và đồng hành để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Chia sẻ và đồng cảm với những khó khăn của các doanh nghiệp tại Việt Nam trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Thủ tướng khẳng định, thành công của các nhà đầu tư nước ngoài là thành công của Việt Nam, mất mát, thiệt thòi của các nhà đầu tư nước ngoài cũng là mất mát, thiệt thòi của Việt Nam.

Nhắc lại câu tục ngữ "Lửa thử vàng, gian nan thử sức", Thủ tướng nhấn mạnh đây chỉ là những khó khăn nhất thời, còn thuận lợi vẫn là cơ bản. Chính phủ Việt Nam đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh; đã thành lập Tổ công tác đặc biệt để xử lý vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp và cách đây 5 ngày, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Đại sứ và đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao việc Chính phủ tổ chức cuộc đối thoại quan trọng hôm nay. Chia sẻ với những khó khăn về dịch bệnh mà Việt Nam đang phải trải qua, nhiều doanh nghiệp đồng tình với nhận định việc phòng chống dịch COVID-19 là chưa có tiền lệ, vừa làm vừa điều chỉnh và phải có những biện pháp phù hợp với tình hình; tin tưởng các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa của Chính phủ Việt Nam đang thực hiện là phù hợp và đúng hướng, như đã thực hiện thành công tại một số địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang như thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đề nghị việc tổ chức thực hiện tại các địa phương cần thống nhất, linh hoạt, hiệu quả và thông suốt hơn, đồng thời nêu một số khó khăn, vướng mắc trong duy trì chuỗi cung ứng, vận chuyển và lưu thông hàng hóa, sản xuất an toàn; cấp phép lao động và nhập cảnh cho các chuyên gia; tiêm vaccine; các chính sách ưu đãi về thuế, phí…

Trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, trách nhiệm, hiệu quả và không né tránh, Thủ tướng và lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương đã trực tiếp giải đáp, làm rõ nhiều kiến nghị, đề xuất cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, một số nội dung đã được đề cập trong Nghị quyết 105 mới được Chính phủ ban hành, hiện các bộ, ngành, địa phương đang khẩn trương cụ thể hóa để chủ động thực hiện hiệu quả hơn.

Thủ tướng tiếp tục yêu cầu chấn chỉnh ngay những bất cập; xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc. Vừa qua, một số địa phương đã đưa ra những chính sách chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, chưa nghiên cứu kỹ, chưa chuẩn bị truyền thông đầy đủ, gây bức xúc cho nhân dân và các doanh nghiệp, Thủ tướng cho biết đã chỉ đạo các địa phương này rút kinh nghiệm và điều chỉnh ngay. Đồng thời, yêu cầu tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tuyệt đối không ban hành các giấy phép con cản trở lưu thông hàng hóa; tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh khi có nhu cầu trên tinh thần sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, muốn có an toàn thì phải có sự cộng tác chung tay, phối hợp của tất cả các bên, gồm chính quyền, doanh nghiệp, người lao động và người dân.

Trước đề xuất của một số doanh nghiệp về vaccine, Thủ tướng khẳng định lại việc tiêm miễn phí vaccine cho toàn dân, trong đó đã có chỉ đạo cụ thể về thiết lập đầu mối liên lạc và tiêm vaccine cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. Thủ tướng cũng đề nghị đại sứ và các doanh nghiệp tiếp tục có tiếng nói với Chính phủ Hàn Quốc và các đối tác hỗ trợ vaccine cho Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau, nhất là trong tháng 9, tháng 10 này và hợp tác chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế. (VTV.vn 14/9)Về đầu trang

Nghị quyết 105 hỗ trợ doanh nghiệp "vượt" dịch COVID-19

Ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền… những giải pháp của Nghị quyết 105 được kỳ vọng sẽ kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vực dậy sản xuất.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Mục tiêu của Nghị quyết là tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng thời hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, sớm đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới. Để đạt được mục tiêu trên Chính phủ quyết định triển khai 4 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính.

Giải pháp thứ 1 là tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn chống dịch, với các nội dung chính như ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động, hướng dẫn doanh nghiệp tự xét nghiệm COVID-19…

Giải pháp thứ 2 liên quan đến lưu thông hàng hóa, Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn các địa phương thực hiện "luồng xanh" cho vận tải đường bộ, đường thủy… không quy định thêm các giấy phép cản trở lưu thông.

Giải pháp thứ 3 là tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, với các nội dung như giảm mức đóng bảo hiểm xã hội, miễn giảm thuế, phí.

Giải pháp thứ 4 là tạo điều kiện thuận lợi về lao động, cho phép chuyên gia nước ngoài sang làm việc, phù hợp với bối cảnh mới.

4 nhóm giải pháp nêu trên của Chính phủ, được các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá là cân bằng giữa việc phòng chống dịch và phát triển kinh tế, phù hợp với tình hình hiện nay.

Trong đó, nhóm giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong an toàn với dịch bệnh được cho là cấp bách, cần phải làm ngay, với phương châm "An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn".

Để duy trì sản xuất 3 tại chỗ, ngoài chi phí ăn ở cho công nhân, chi phí xét nghiệm cũng là bài toán đau đầu đối với doanh nghiệp. Vì vậy, khi Nghị quyết 105 gỡ khó khâu xét nghiệm, để doanh nghiệp chủ động kế hoạch và chịu trách nhiệm nhận được nhiều ý kiến đồng tình từ các doanh nghiệp.

Việc doanh nghiệp tự chủ trong test COVID-19 cũng sẽ giúp người lao động tránh được các rủi ro lây lan dịch bệnh, khi thường xuyên phải xếp hàng dài để đăng ký xét nghiệm và chờ lấy kết quả.

Tuy nhiên, để doanh nghiệp thực hiện được tốt, các chuyên gia cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể từ các đơn vị y tế và việc test nhanh trong một môi trường làm việc thì chỉ nên test thí điểm, tránh test trên diện rộng sẽ làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. (VTV.vn 14/9)Về đầu trang

Trong tháng 10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ đề án phục hồi kinh tế

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19 có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp thiết.

"Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp thiết, cần đảm bảo có thể triển khai ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát; trong đó, tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của địa phương và vùng", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Theo đó, trong tháng 10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ đề án phục hồi kinh tế. Dự kiến hai năm 2022 và 2023 được xác định là thời gian phục hồi kinh tế của cả nước.

Tại Hội nghị trực tuyến "Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng", tổ chức ngày 14/9, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, mặc dù, trong điều kiện còn rất khó khăn, đặc biệt diễn biến của dịch bệnh còn phức tạp nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội 8 tháng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du - miền núi Bắc Bộ đã đạt được những kết quả khả quan.

Theo đó, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn được duy trì trong bối cảnh chịu tác động mạnh từ dịch bệnh, các vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo. Tốc độ tăng trưởng bình quân 6 tháng của 2 vùng đều cao hơn mức bình quân chung cả nước; trong đó, một số địa phương có tốc độ tăng trưởng nằm ở nhóm cao nhất cả nước (như Hòa Bình 16,1%, Vĩnh Phúc 14,21%, Hải Phòng 13,52%, Sơn La 10,67%, Hà Nam 10,41%, Bắc Giang 10,2%, Lai Châu 10,08%...

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng của 2 vùng đạt 406,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,25% số thu cả nước; kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đạt 108,62 tỷ USD, chiếm trên 50% cả nước. Tổng vốn FDI đăng ký trong 8 tháng đạt 6,9 tỷ USD, chiếm 36,1% cả nước. Số doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng đạt 30.360 doanh nghiệp, chiếm 37,2% cả nước.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2021, hầu hết địa phương miền Bắc đều chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, khiến nhiều chỉ tiêu kinh tế có thể không đạt được như đề ra.

Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, Hà Nội dự kiến chỉ tăng trưởng khoảng 4,54%, thấp hơn nhiều kế hoạch đề ra trong khoảng 7,5-8%. Hiện, thành phố đang xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng cho nửa cuối năm. Theo đó, kịch bản một, dự báo GRDP quý III có thể là -0,8%, sau đó quý IV phục hồi dần và tăng 6,98%. Kịch bản 2 thấp hơn, dự kiến quý III có thể -0,98%, trong khi quý IV phục hồi dần và đạt 5,15%.

Hải Phòng ước tăng 12,82%, vẫn là mức cao nhưng thấp hơn so với kế hoạch 13,5%. Dự kiến một số địa phương khác cũng tăng khoảng 6-7% như: Hưng Yên ước tăng 6,32%, Vĩnh Phúc 6,88%, Thái Bình 5,75%...

Tuy nhiên, một số địa phương như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang... đã kiểm soát tốt dịch bệnh, góp phần khôi phục đời sống của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.

Ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, 8 tháng qua, cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tỉnh Yên Bái đều đảm bảo tiến độ, chất lượng: tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đạt 5,68%; một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng tiếp tục có mức tăng trưởng so với cùng kỳ.

"Dự kiến tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2021 đạt khoảng 7%, hoàn thành 28/32 chỉ tiêu", ông Trần Huy Tuấn cho biết.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán tốc độ tăng trưởng của miền Bắc (gồm trung du, miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng) ước đạt 7,04%. (VTV.vn 14/9)Về đầu trang

TP Hồ Chí Minh sẽ xây dựng bộ tiêu chí để khôi phục sản xuất

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cho biết, sẽ xây dựng bộ 8 tiêu chí của 8 ngành là công thương, du lịch, y tế, giáo dục, xây dựng, lao động, thương binh, xã hội.

Bộ tiêu chí này sẽ hoàn thành trước 16/9. Nếu các doanh nghiệp đảm bảo các tiêu chí đó sẽ được đánh giá là sản xuất an toàn.

Bộ tiêu chí sẽ triển khai thí điểm đến ngày 30/9 ở địa phương đã công bố kiểm soát dịch, có thể mở rộng thêm ở khu chế xuất Tân Thuận và khu công nghệ cao. Trong thời gian thí điểm, nơi nào đảm bảo an toàn sẽ tạo điều kiện mở cửa.

Một trong những thành phần trong bộ tiêu chí, TP Hồ Chí Minh đang nghiên cứu, thiết kế "Thẻ xanh COVID-19", dựa vào điều kiện tiêm chủng, xét nghiệm tại thời điểm, kết hợp với các quy định an toàn khác như 5K, 5T… Bên cạnh đó, thành phố sẽ có các gói kích cầu để phục hồi sản xuất.

Mới đây, trình bày kế hoạch phòng chống COVID-19 và phục hồi kinh tế, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, TP Hồ Chí Minh đưa ra 5 quan điểm, nguyên tắc mở cửa nền kinh tế.

- Thứ nhất, việc mở cửa phải bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người dân.

- Thứ 2, TP kiên trì, quyết liệt phòng chống dịch COVID-19, đảm bảo hài hoà với các hoạt động kinh tế trên tinh thần "Lợi ích hài hoà - Tự do chia sẻ", "An toàn tới đâu thì mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn".

- Thứ 3, dịch luôn tồn tại, luôn có giải pháp thích nghi để sống khoẻ và sống an toàn.

- Thứ 4, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội phù hợp với tình hình kiểm soát dịch tại từng địa bàn/khu vực. Tuỳ tình hình từng địa bàn/khu vực mà mở cửa lại nền kinh tế tương ứng, sao cho đảm bảo tính linh hoạt, bám sát diễn biến thức tế tại từng thời điểm.

- Thứ 5, đảm bảo an sinh xã hội, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc.

Theo đó, TP sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, triển khai thí điểm "Thẻ xanh COVID", "Thẻ vàng COVID", thí điểm ưu tiên mở cửa một số lĩnh vực theo lộ trình tại quận 7, Củ Chi, Cần Giờ. (VTV.vn 14/9)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Phú Thọ: Triển khai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bằng hình thức điện tử

Để khắc phục các hạn chế trong quá trình sử dụng biên lai đặt in, đặc biệt là khâu in biên lai…, giúp tiết kiệm kinh phí so với phương pháp truyền thống, Cục Thuế Phú Thọ triển khai kế hoạch sử dụng biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bằng hình thức điện tử.

Đại diện Cục Thuế Phú Thọ cho hay, trong thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế nhằm tiết giảm thời gian thu, nộp ngân sách nhà nước luôn được Cục Thuế Phú Thọ đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Để khắc phục các hạn chế trong quá trình sử dụng biên lai đặt in, đặc biệt là khâu in biên lai, khâu kiểm soát, chấm bộ, báo soát và đối chiếu thông tin, tiết kiệm kinh phí in biên lai so với phương pháp truyền thống…, Cục Thuế Phú Thọ triển khai kế hoạch sử dụng biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bằng hình thức điện tử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Theo lãnh đạo Cục Thuế Phú Thọ, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp như hiện nay, việc triển khai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bằng hình thức điện tử là hết sức cần thiết, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được nhanh chóng, đúng quy định.

Về thời gian triển khai Cục Thuế Phú Thọ cho biết, các chi cục thuế lập, duyệt sổ bộ thuế và thu thập, cập nhật số điện thoại của người nộp thuế hoàn thành trong tháng 8/2021. Cục Thuế Phú Thọ lựa chọn 3 xã, phường để triển khai thí điểm trong tháng 9/2021. Sau khi kết thúc quá trình triển khai thí điểm, cục thuế sẽ tổ chức triển khai chính thức cho các địa bàn còn lại trong tháng 10/2021. (Thoibaotaichinhvietnam.vn 13/9, Văn Tuấn - Văn Học) Về đầu trang

THẾ GIỚI

Những vụ “tham nhũng Covid” nổi tiếng

Mỹ, Phi, Á - đủ “anh tài” góp mặt. Có vụ dính líu đến Tổng thống, có vụ liên quan mua sắm thiết bị y tế, có vụ nhận lại quả hàng triệu USD.

Tai tiếng giữa đỉnh dịch ở Indonesia: Sự vụ gần đây nhất là cựu Bộ trưởng Bộ Các vấn đề xã hội Juliari Batubara bị kết án 12 năm tù vì vụ bê bối trị giá hàng triệu USD.

Một thẩm phán Tòa án Tham nhũng Jakarta cho biết cựu chính trị gia bị kết luận “phạm tội tham nhũng một cách tâm phục khẩu phục”, sau khi ông này không biện giải được cho hành vi nhận 32,4 tỷ rupiah (2,25 triệu USD) tiền lại quả liên quan đến việc mua sắm hàng hóa dành cho gói trợ cấp xã hội Covid-19.

Ông này được chứng minh đã dùng quyền lực trực tiếp can thiệp vào quá trình đấu thầu. “Gậy ông đập lưng ông”, Batubara sẽ bị cấm làm việc cho bất cứ một cơ quan nhà nước nào trong vòng 4 năm sau khi mãn hạn tù.

Bên cạnh đó là một án phạt 500 triệu rupiah (khoảng 34.700 USD) và yêu cầu trả lại 14,5 tỷ rupiah biển thủ từ quỹ để sử dụng cho các chi phí cá nhân. Không nộp được khoản tiền phạt này, Juliari sẽ ngồi tù thêm 6 tháng.

Batubara đã phủ nhận việc làm sai thông qua luật sư bào chữa. Luật sư Maqdir Ismail cho rằng có những điểm mờ trong quá trình điều tra và cho biết họ đang cân nhắc khả năng kháng cáo.

Ủy ban chống tham nhũng của Indonesia (KPK) cho hay, khi xác định chính xác Juliari là nghi phạm trong vụ án vào tháng 12 năm ngoái cùng với 4 người khác, các nhà điều tra chống tham nhũng đã phát hiện ra hơn 1,3 triệu USD tiền mặt được nhét trong 7 vali và balô. Một ngày sau, cựu bộ trưởng tự ra đầu thú cơ quan tư pháp.

Các chi tiết cho thấy, cựu chính trị gia 49 tuổi đã thông qua 2 đại diện của cá nhân mình “nằm vùng” ngay trong chương trình cứu trợ xã hội của chính phủ, yêu cầu các nhà thầu tách ra từ mỗi combo thực phẩm cơ bản 0,7 USD. Nhờ đó, trong giai đoạn chỉ vỏn vẹn 8 tháng cuối năm 2020, các cộng sự đã gom được về cho Batubara 32,4 tỷ rupiah tiền “phế” từ 63 doanh nghiệp được duyệt tham dự chương trình cứu trợ xã hội trị có số tiền ngân sách cấp là 5.900 tỷ rupiah.

Vụ án được xét xử vào đúng thời điểm dịch Covid-19 ở Indonesia hoành hành dữ dội đã thu hút sự chú ý của dư luận. Trước đó, ông Batubara bị bắt chỉ sau 2 tuần Bộ trưởng Thủy sản và Các vấn đề biển Edhy Prabowo cũng xộ khám vì nhận hối lộ trong một vụ nhập khẩu ấu trùng tôm hùm và tiêu tiền bẩn vào những chuyên đi mua sắm hàng xa xỉ tận bên Mỹ. Prabowo đã nhận án tù 5 năm.

Nam Phi: Bán cả thực phẩm quyên góp: Các vụ bê bối tham nhũng liên quan đến Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Tổng thống Cyril Ramaphosa và hình ảnh của đất nước ở nước ngoài, nhưng mặt tốt là nó đã thúc đẩy những nỗ lực chưa từng có để tăng cường tính minh bạch.

Sự phản đối kịch liệt bắt đầu với các báo cáo rằng các quan chức chính quyền địa phương đang tích trữ và bán thực phẩm quyên góp dành cho các gia đình không có thu nhập trong thời gian đóng cửa. Sau đó, một số bệnh viện nhận thấy rằng việc mua khẩu trang, áo choàng và các thiết bị bảo hộ (PPE) của nhà nước không đến được với nhân viên.

Sự tức giận lên đến đỉnh điểm khi nhiều khoản tiền từ gói cứu trợ trị giá 29 tỷ USD bốc hơi, dù nhiều người thất nghiệp phải xếp hàng hàng giờ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt để được nhận trợ cấp.

Tình trạng tham nhũng len lỏi đến thượng tầng khi chồng của phát ngôn viên Tổng thống Khusela Diko bị buộc tội đứng ra dàn xếp một hợp đồng cung cấp đồ bảo hộ chống dịch trị giá hàng triệu USD. Từ manh mối đó, điều tra sâu hơn cơ quan chức năng đã lật tẩy nhiều cuộc đầu thầu thiết bị phòng chống dịch đã được bảo kê ngay từ đầu để đổi lấy các khoản lại quả béo bở.

Bị lôi ra “ánh đèn sân khấu” còn có Tổng thư ký đảng cầm quyền Đại hội Dân tộc Phi (ANC) Ace Magashule và quan chức y tế cấp cao Bandile Masuku. Bực tức vì có cả những người thân cận tranh thủ làm giàu ngay cả khi xã hội cần lòng tin, Tổng thống Ramaphosa ví von đó là “bầy linh cẩu vây quanh con mồi bị thương”.

Đơn vị Điều tra Đặc biệt của Nam Phi đang điều tra hơn 160 công ty để kiểm tra tính hợp pháp của các hợp đồng mua sắm thiết bị và dịch vụ phòng chống dịch Covid-19. Bộ trưởng Tài chính Tito Mboweni khẳng định sẽ có giải pháp buộc công khai tất cả các hợp đồng đấu thầu ở mọi cấp.

Brazil: Tổng thống bị cáo buộc “dính chàm” thương vụ vacxin: Tòa án Tối cao của Brazil đã chính thức chấp thuận điều tra tham nhũng nhằm vào Tổng thống Jair Bolsonaro liên quan đến một thương vụ vacxin Covid-19. Ông bị nghi ngờ có dấu ấn trực tiếp trong thỏa thuận mua 20 triệu liều vacxin Covaxin của Công ty Công nghệ sinh học Bharat (Ấn Độ).

Thông tin từ Thẩm phán Rosa Weber của Tòa án Tối cao cho biết, vào ngày 25/6, Luis Ricardo Miranda, giám đốc bộ phận nhập khẩu của Bộ Y tế Brazil cùng anh trai vốn là một nghị sĩ trong liên minh với Tổng thống Bolsonaro, đã làm chứng trước một ủy ban Thượng viện. Tại đây, Miranda khai rằng anh ta đã phải chịu “áp lực từ cấp cao” để ký hợp đồng với Bharat Biotech International Limited của Ấn Độ để mua 20 triệu liều vacxin Covaxin. Ông này thừa nhận có những “bất thường” trong bộ hóa đơn, đặc biệt liên quan đến khoản trả trước 45 triệu USD cho một công ty trung gian có trụ sở tại Singapore.

Bharat Biotech bác bỏ đã nhận bất kỳ khoản thanh toán tạm ứng nào từ chính phủ Brazil. Covaxin hiện đã có tên trong danh sách vacxin được cấp phép sử dụng khẩn cấp của Brazil. Anh em Miranda úp mở họ đã nhận được sự đảm bảo nào đấy từ Tổng thống Bolsonaro trước khi xúc tiến thương vụ Covaxin. (Nongnghiep.vn 14/9, Thục An)Về đầu trang

Nepal: Tham nhũng tiếp tục hoành hành ở cấp địa phương

Ủy ban Điều tra lạm dụng quyền lực Nepal (CIAA) vừa bắt giữ một đại diện dân cử của khu vực 14, Thủ đô Kathmandu vì tội nhận hối lộ từ một người tiếp cận dịch vụ công.

Người phát ngôn CIAA Narayan Prasad Risal cho biết, Basanta Maharjan đã bị bắt giữ tại Kalanki (khu vực ngoại thành) khi nhận hối lộ 200.000 Rs. Người tiếp cận dịch vụ công đã đến gặp Maharjan đề nghị một giấy xác nhận để gửi cho Văn phòng Quản lý đất đai, làm thủ tục chuyển nhượng quyền thuê đất... Tuy nhiên, người này không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa hối lộ, sau khi bị từ chối phục vụ mà không có tiền "chè thuốc".

Tháng trước, cơ quan chống tham nhũng đã bắt giữ kỹ sư Binod Kumar Paydal công tác tại ngoại ô Budhanilkantha vì nhận 72.000 Rs để thanh toán hợp đồng xây dựng đường. Paydal đã tìm cách vòi vĩnh hối lộ từ người tìm dịch vụ ngay cả sau khi hoàn thành công việc xây dựng theo các điều kiện quy định trong hợp đồng.

Cách đây 5 tháng, Bharat Kumar Pokharel, Thư ký tại số 30 khu KMC, bị bắt vì khoản hối lộ 400.000 Rs, từ một người tìm dịch vụ để thanh toán các hóa đơn sau khi hoàn thành một công trình xây dựng.

Theo CIAA, ở cấp địa phương ghi nhận tình trạng cán bộ, nhân viên văn phòng hiếm khi cung cấp dịch vụ cho công dân mà không hối lộ. Số tiền hối lộ nhiều hay ít phụ thuộc vào sự cần thiết của dịch vụ. Những người tìm kiếm dịch vụ thường được yêu cầu hối lộ để được cấp giấy giới thiệu và đăng ký các vấn đề cá nhân. Quan chức cấp địa phương tham nhũng từ khâu xây dựng đến thực hiện các kế hoạch và chương trình.

CIAA đã đệ trình lên Tòa án Đặc biệt 441 bản cáo buộc chống lại 1.212 người, chủ yếu là những người giữ chức vụ công, với  khoảng 2,53 tỷ Rs sai phạm trong năm tài khóa 2019 - 2020. Cơ quan chống tham nhũng cho biết, đây là số vụ tham nhũng trong 1 năm cao nhất trong lịch sử 30 năm của CIAA. Trong số 1.212 bị cáo, có 3 bộ trưởng, 9 quan chức hạng đặc biệt, 355 nhân viên cấp sĩ quan, 440 nhân viên cấp trợ lý, 70 người được bầu cử/đề cử và 335 đồng phạm/trung gian. (Thanhtra.com.vn 14/9, Ngọc Anh)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More