Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 19-11-2020

Post date: 19/11/2020

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

TIN QUỐC HỘI 1

1.                Bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp vào ngày 23/5/2021. 1

2.                Đại biểu Quốc hội hiến kế chặn những đạo luật “bỗng dưng nhảy vào nghị trường”. 2

3.                Chỉ dự án Nhóm I mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường. 3

4.                Tiếng Dân ở Diên Hồng. 4

CHÍNH SÁCH MỚI 5

5.                Quy định thuế mới tận thu, bất hợp lý. 5

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY.. 6

6.                Tuyên Quang: Hiệu quả “giao việc theo ngày, kiểm việc theo tuần”. 6

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 7

7.                Việt Nam trở thành “miền đất hứa” thu hút các nhà đầu tư nước ngoài 7

8.                TPHCM: Chủ doanh nghiệp “nghĩ đến nhảy lầu” vì không được làm đúng pháp luật 8

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN.. 9

9.                Bộ trưởng Y tế và cuộc chiến với những “cái bắt tay gầm bàn”. 9

10.             100km đốt 50 lít xăng, chắc chỉ có ở Hà Nội, thưa Chủ tịch Chu Ngọc Anh. 10

QUẢN LÝ.. 11

11.             Rà soát, công bố công khai phương án chỉnh sửa cả 5 bộ sách giáo khoa. 11

12.             Cảnh báo hàng loạt dự án xin xén rừng tự nhiên. 12

13.             Ai sẽ giám sát chính quyền đô thị cấp quận, cấp phường?. 13

14.             An Giang: “Không có “vùng cấm” trong xử lý cán bộ nhà nước vi phạm nồng độ cồn”. 15

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 15

15.             Kiện toàn bộ máy hướng tới mô hình kho bạc 2 cấp. 15

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 16

16.             Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương. 16

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 17

17.             TP.HCM: Con bạc khai “được CSGT đưa bộ đàm để hỗ trợ tuần tra, bắn tốc độ”. 17

THẾ GIỚI 18

18.             Tổng thống Trump liên tiếp bổ nhiệm, sa thải các quan chức cấp cao. 18

19.             Thủ tướng Anh điều hành Chính phủ qua Zoom.. 18

 TIN QUỐC HỘI

Bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp vào ngày 23/5/2021

Chiều 17/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVvà đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

 Theo đó, Quốc hội quyết nghị: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021.

 Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tố quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

 Trước đó, báo cáo giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ: Căn cứ Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13, Thông báo Kết luận số 174-TB/TW ngày 08/6/2020 của Bộ Chính trị về Phưong hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

 Đồng thời, căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, tại Điều 4 quy định: “Quốc hội quyết định Ngày bầu cử toàn quốc đoi với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ” và Điều 5 quy định: “Ngày bầu cử phải là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất 115 ngày trước ngày bầu cử”.

 Căn cứ quy định của pháp luật về bầu cử, ủy ban Thường vụ Quốc hội kính trình Quốc hội xem xét, quyết định Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026, trong điều kiện bình thường, dự kiến là Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021. (Tiền phong 18/11)Về đầu trang

Đại biểu Quốc hội hiến kế chặn những đạo luật “bỗng dưng nhảy vào nghị trường”

“Với cách làm luật như hiện nay thì sẽ có tình trạng có những đạo luật bỗng dưng nhảy vào nghị trường”, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân tranh luận sau phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định.

 Sáng 17/11, phát biểu tranh luận về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, nếu chưa ra được luật, nên giao Chính phủ “ban hành ngay” văn bản trên cơ cở các nguyên tắc mà Quốc hội thống nhất trong nghị quyết kỳ họp.

 Một là tăng cường an ninh trật tự cơ sở trên cơ sở phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, trong đó cần củng cố lực lượng nòng cốt ở cơ sở.

 Thứ hai là trên cơ sở sắp xếp lại các tổ chức, phát huy tốt các lực lượng hiện có ở cơ sở một cách phù hợp nhưng không tăng biên chế.

 Thứ ba, không tăng chi phí, kinh phí quản lý hành chính ở Trung ương và địa phương.

 Thứ tư, không tăng thủ tục hành chính, không gây phiền hà cho nhân dân.

 “Nếu nhanh thì thực hiện vài tháng. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nếu thấy cần thiết thì hoàn chỉnh dự án luật trình Quốc hội ban hành vào thời điểm phù hợp”, ông Định đề nghị.

 Tranh luận lại ngay sau đó, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) “rất lo lắng” về quy trình lập pháp. “Với cách làm luật như hiện nay thì sẽ có tình trạng có những đạo luật bỗng dưng nhảy vào nghị trường. Quy trình này chưa cẩn trọng. Một vấn đề hệ trọng như đạo luật chúng ta bàn từ sáng tới giờ vẫn chưa đạt được sự thống nhất.

 Ý kiến đại biểu Nguyễn Khắc Định vừa nói, tôi càng lo lắng hơn. Một vấn đề không chế định được bằng luật thì không nên chế định bằng nghị định”, đại biểu Lê Thanh Vân cho hay.

 Trên cơ sở đó, ông đề nghị lấy ý kiến đại biểu Quốc hội như vừa làm với Luật Giao thông đường bộ, xem có cần thiết ban hành đạo luật này hay không? “Nếu Quốc hội không đồng tình thì chúng ta không làm nữa”, ông Vân nhấn mạnh. (Tiền phong 18/11)Về đầu trang

Chỉ dự án Nhóm I mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường

Chiều 17/11, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) với tỷ lệ gần 92%. Nhiều điểm mới cũng được Quốc hội thông qua với đa số đại biểu tán thành.

 Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 để Chính phủ có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng các văn bản quy định chi tiết. Riêng nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường, thực hiện sớm hơn và có hiệu lực từ ngày 1/2/2021. Trước đó ít phút, báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý

 Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Phan Xuân Dũng thông tin, trước khi trình Quốc hội thông qua, Ủy ban Thường vụ đã đưa ra xin ý kiến nhiều nội dung khác nhau.

 Về phân loại dự án theo mức độ tác động đến môi trường, Quốc hội đã quyết định phân thành 4 nhóm I, II, III và IV. Dự thảo Luật cũng định danh cụ thể tiêu chí của từng nhóm để làm căn cứ cho Chính phủ quy định chi tiết và ban hành danh mục dự án đầu tư thuộc nhóm I, II, III.

 Về đối tượng thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường, dự án luật vừa được thông qua quy định, chỉ các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (Nhóm I) mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường. 

Theo ông Dũng, phương án này giảm được thủ tục hành chính cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án thuộc đối tượng phải quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao.

 Đối với các dự án đầu tư công, dự án PPP hoặc dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân không có tác động xấu đến môi trường mức độ cao, nhà đầu tư sẽ không phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

 Theo cơ quan thẩm tra, phương án này không bỏ sót đối tượng là các dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng lại có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao. Thông qua đánh giá sơ bộ tác động môi trường, nhà đầu tư tránh được lãng phí về tài chính, thời gian trong trường hợp dự án không đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường ở ngay giai đoạn này.

 Quy định tại Điều 29 là thống nhất với quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), nhưng đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường có hẹp hơn so với quy định của Luật Đầu tư công.

 Về thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM được tiếp thu, chỉnh lý theo phương án 2 như ý kiến đa số các ĐBQH giao UBND cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan thẩm định, trừ các dự án thuộc trách nhiệm của Bộ TN&MT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Nội dung này được thể hiện tại Điều 35 của Dự thảo Luật.

 Có ý kiến ĐBQH đề nghị cần quy định rõ, chặt chẽ trong Luật về cơ chế phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT với cơ quan quản lý, khai thác công trình thủy lợi trong quá trình thẩm định, quyết định cấp GPMT.

 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và quy định rõ việc phối hợp này phải được tiến hành ngay từ giai đoạn thực hiện ĐTM; quy định rõ trình tự, thủ tục thẩm định báo cáo ĐTM, cấp giấy phép môi trường trong trường hợp dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, thì cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM, cấp GPMT phải lấy ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước. (Tiền phong 18/11)Về đầu trang

Tiếng Dân ở Diên Hồng

Trong nhiệm kỳ Quốc hội này, có lẽ chưa khi nào hơi thở của cuộc sống lại tràn ngập phòng họp Diên Hồng như kỳ họp thứ 10. Tất cả những gì đang diễn ra ở ngoài nghị trường, là tâm tư, lo lắng và nguyện vọng, ý chí của nhân dân đều đã được các đại biểu đặt lên trên bàn nghị sự.

 Từ chuyện kinh tế vĩ mô; chuyện thủy điện, mưa lũ, sạt lở, đất đến chuyện miếng cơm manh áo, học hành, phòng chống đại dịch COVID-19… Điều đặc biệt nữa, dù là kỳ họp diễn ra “trước thềm” Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Quốc hội khóa XIV cũng chuẩn bị kết thúc, song các đại biểu vẫn thể hiện tinh thần “nóng bỏng”, không nể nang, né tránh trước những vấn đề mang tính nhạy cảm. Đó chính là mong muốn của cử tri - những người đã bỏ lá phiếu bầu chọn ra người đại diện cho quyền lợi và ý chí, nguyện vọng của mình tại Quốc hội cách đây 4 năm trước.

 Hình ảnh và phát biểu của các nữ đại biểu Ksor H’bơ Khắp (Gia Lai), Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên), Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định), Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau), Trương Trọng Nghĩa (TPHCM), Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội), Lê Thanh Vân (Cà Mau) … luôn được cử tri, nhân dân ghi nhận và đánh giá cao.

 Ở chiều ngược lại, các bộ trưởng, trưởng ngành những người ngồi trên “ghế nóng” cũng đã thể hiện được sự thẳng thắn, trách nhiệm trong các phát biểu và trả lời những nội dung mà đại biểu đề ra.

 Tiếng dân trong nghị trường còn thể hiện rõ hơn qua việc xây dựng pháp luật. Ví như câu chuyện 1 Luật Giao thông Đường bộ, nay đề xuất tách ra thành 2 luật là Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Đường bộ và Luật Giao thông Đường bộ; rồi có cần thiết xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở không, vốn được coi là vấn đề kỹ thuật, khô khan, song cũng đầy ắp “tiếng dân” trong các phiên thảo luận.

 Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) khi thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giao thông Đường bộ nói rằng: “Tôi cũng đi taxi nhiều, tôi hỏi mấy ông tài xế taxi thì không thấy người nào đồng ý chuyện chuyển cấp giấy phép lái xe qua cho Bộ Công an”. Điều đó cho thấy sợi dây gắn kết, lắng nghe của đại biểu với cử tri trước những chính sách quan trọng, tác động trực tiếp đến nhiều người.

 Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, trước tình trạng tai nạn giao thông diễn ra nghiêm trọng, Bộ Công an cũng đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc tìm ra một giải pháp để hạn chế thiệt hại về nhân mạng. Song mục đích đó có phù hợp với thực tiễn, có giúp giảm tai nạn, có ngăn chặn được giấy phép lái xe giả hay không… cũng được các đại biểu đưa ra phân tích, đánh giá, bình luận, với những góc nhìn đa chiều qua lắng nghe ý kiến của cử tri và nghiên cứu học tập kinh nghiệm ở các nước.

 Và với tinh thần dân chủ, khách quan, lắng nghe ý chí và nguyện vọng của cử tri, Quốc hội cũng đã tiến hành lấy phiếu thăm dò về những dự án luật trên, kết quả đa số đại biểu đã không đồng ý với việc tách 1 luật thành 2, cũng như sự chưa cần thiết để xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở... Điều này cho thấy, sinh hoạt nghị trường đã hòa mình vào đời sống, các quyết định và tiếng nói từ phòng họp Diên Hồng đã phần nào thể hiện được ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân. (Tienphong.vn 18/11, Văn Kiên)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Quy định thuế mới tận thu, bất hợp lý

Nghị định 126/2020 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế đưa ra một số quy định mà doanh nghiệp không cẩn thận rất dễ bị đóng tiền chậm nộp.

 Tại khoản 6, Điều 8, Nghị định số 126/2020 hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế (quy định “Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 3 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước”.

 Với quy định “ngặt” như vậy, trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thu nhập quý 1, 2, 3 thấp nhưng quý 4 tăng, đặc biệt tăng đột biến rất dễ dẫn đến tỷ lệ nộp thuế 3 quý đầu năm thấp hơn 75%, kéo theo là phải nộp tiền chậm nộp.

 Một ví dụ minh chứng, quý 1 doanh nghiệp có thu nhập 100 tỉ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp 20 tỉ đồng; quý 2 có thu nhập 100 tỉ đồng, tạm nộp 20 tỉ đồng; quý 3 thu nhập 100 tỉ đồng, tạm nộp 20 tỉ đồng; thế nhưng qua quý 4 có thu nhập tăng lên 200 tỉ đồng, thuế tạm nộp 40 tỉ đồng. Cộng lại cả năm, thu nhập của doanh nghiệp là 500 tỉ đồng, có số thuế phải nộp là 100 tỉ đồng. Như vậy số thuế tạm nộp của 3 quý chỉ đạt 60/100 tỉ đồng, tương ứng 60%, tức thấp hơn quy định 75% số thuế phải nộp là 75 tỉ đồng. Nếu áp theo quy định trên, doanh nghiệp này phải đóng thêm tiền chậm nộp 679,5 triệu đồng (75 – 60 = 15 tỉ đồng; 15 tỉ đồng x 0,03%/ngày x 151 ngày).

 Quy định này hết sức vô lý, trong khi 3 quý đầu năm doanh nghiệp đã nộp đúng quy định của pháp luật thuế hiện hành, nhưng cuối năm nếu thu nhập quý 4 lớn hơn bình quân 3 quý đầu năm thì năm nào cũng bị tính tiền chậm nộp tiền thuế trong 5 tháng. Thông thường, thời điểm cuối năm các doanh nghiệp thường tăng tốc các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong trường hợp thu nhập của doanh nghiệp tăng đột biến trong quý này sẽ càng khốn khổ với quy định trên. Chẳng hạn ví dụ trên, thu nhập của doanh nghiệp quý 4 mà tăng lên 500 tỉ đồng, số tiền chậm nộp sẽ lên đến 2,718 tỉ đồng. Như vậy, doanh nghiệp càng nỗ lực sản xuất kinh doanh vào thời điểm cuối năm, càng dễ dính vi phạm quy định này.

 Ông Trần Xoa – Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang cho rằng doanh nghiệp nộp thuế theo thu nhập phát sinh thực tế chứ không nên đưa điều khoản áp dụng tỷ lệ 75% trong 3 quý đầu năm để tính tiền chậm nộp của doanh nghiệp một cách tận thu bất hợp lý. Điều mà ông Trần Xoa lo lắng là Nghị định 126 có hiệu lực từ ngày 5.12 nên chưa rõ cơ quan thuế có áp dụng quy định này cho toàn bộ năm 2020 hay không. Ngày 30.10, doanh nghiệp đã nộp xong thuế 3 quý đầu năm 2020, lúc này Nghị định chưa có hiệu lực thi hành, nếu tính tiền chậm nộp năm 2020 là đã hồi tố không đúng pháp luật. Trường hợp áp dụng quy định này, doanh nghiệp rất dễ bị tính tiền chậm nộp bởi các quý 1, 2, 3 gần như hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng nên trường hợp thu nhập thấp hoặc âm mà quý 4 tăng vọt sẽ bị tính tiền chậm nộp ngay. (Thanhnien.vn 18/11, Thanh Xuân)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

Tuyên Quang: Hiệu quả “giao việc theo ngày, kiểm việc theo tuần”

Không còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, mối liên hệ giữa cán bộ, công chức với nhân dân khăng khít và gắn bó hơn. Công việc được giải quyết kịp thời trong ngày, hạn chế được việc tồn đọng-đó là hiệu quả từ “giao việc theo ngày, kiểm việc theo tuần” ở nhiều xã trên địa bàn huyện Yên Sơn.

 Đồng chí Phạm Kiên Cường, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Yên Sơn cho biết, nổi bật nhất trong phương thức lãnh đạo của Đảng bộ huyện thời gian qua đó là lãnh đạo cấp ủy cấp xã giao việc cho cán bộ, công chức theo ngày, kiểm việc theo tuần. Cấp xã là cấp trực tiếp làm việc, triển khai mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân. Do đó, Đảng bộ huyện xác định cần phải lãnh đạo đổi mới tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Qua đó cũng chấn chỉnh được việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức cấp xã.

 Thường trực Đảng ủy xã Mỹ Bằng lâu nay đã duy trì hiệu quả việc họp giao ban sáng thứ 2 hàng tuần để kiểm điểm công việc từ tuần trước và giao việc cho các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ủy viên BCH, UBND, trưởng các tổ chức đoàn thể và công chức. Đồng chí Bùi Hải Khánh, công chức Văn phòng - Thống kê xã cho biết, anh được phân công tiếp nhận, tổng hợp, tham mưu với lãnh đạo UBND xã phân công xử lý việc giải quyết đơn thư, kiến nghị của công dân, tiếp công dân, xử lý số liệu thống kê, lập các báo cáo, tờ trình. Giao việc theo ngày và kiểm việc theo tuần đã giúp cho những công chức như anh Khánh làm việc theo một “guồng” thống nhất, công việc của các bộ phận được rõ ràng hơn, không còn giao việc chung chung như trước.

 Với cách giao việc như vậy, anh Khánh phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho mình theo ngày. Do đó, những việc anh được phân công thực hiện cũng được anh giải quyết theo ngày, không để tồn đọng, điển hình như việc thụ lý giải quyết đơn thư, xử lý báo cáo, tờ trình. Anh Khánh cũng chia sẻ thêm, giao việc theo ngày và kiểm việc theo tuần thời gian qua đã tránh được việc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau do cán bộ, công chức được phân công cụ thể. Những hạn chế, thiếu sót khi thực hiện nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền nhắc nhở ngay.

 Đồng chí Nguyễn Trung Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kim Quan được phân công phụ trách thôn Kim Thu Ngà cùng với 2 đồng chí khác. Khi được giao việc theo ngày, anh Đoàn cũng được phân công lĩnh vực cụ thể ở thôn được phụ trách. Từ khi phương thức giao việc cho cán bộ, công chức theo ngày, kiểm tra theo tuần được Đảng ủy, UBND xã đẩy mạnh và đưa vào nền nếp, anh Đoàn thường xuyên xuống thôn, đến từng hộ vận động nhân dân làm cây vụ 3, chỉnh trang khuôn viên nhà cửa, kiểm tra dự án hỗ trợ nuôi trâu nhốt, nuôi gà đen…

 Anh bảo: “Giao việc theo ngày và được Đảng ủy kiểm tra theo tuần, mình thường xuyên phải xuống tận hộ gia đình để vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Mối liên hệ với nhân dân được thường xuyên và mật thiết hơn. Có những việc khó, mình phải đặt ra câu hỏi, tự mình trả lời rồi mới xuống trả lời cho dân hiểu”.

 Theo đồng chí Trọng Văn Vĩnh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Kim Quan, cùng với phương thức giao việc theo ngày, nhắc việc và kiểm tra tiến độ theo tuần, UBND xã còn ban hành quyết định phân công phụ trách các lĩnh vực công tác của lãnh đạo, ủy viên UBND, công chức, cán bộ không chuyên trách UBND đến tận cả nhân viên khuyến nông, lâm nghiệp, thú y, phó chủ nhiệm nhà văn hóa xã. Hiệu quả của “giao việc theo ngày, kiểm việc theo tuần” đó là khắc phục được tình trạng một số cán bộ, công chức ngại đi cơ sở.

 Trước đây, khi chưa giao việc theo ngày, một số cán bộ, công chức còn ngại xuống cơ sở đôn đốc công việc, dùng cách liên hệ qua điện thoại. Nhưng nay với cách làm này đòi hỏi cán bộ, công chức phải thực sự  “xắn tay” vào việc. Có thôn, UBND xã phân công từ 2 đến 3 cán bộ, công chức cùng phụ trách, lĩnh vực phân công chưa cụ thể nên dẫn tới tình trạng “dẫm chân” lên nhau. Nhưng từ khi giao việc theo ngày và kiểm tra theo tuần thì tình trạng chồng chéo về nhiệm vụ không còn. Ý thức thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức được nâng lên. Mối quan hệ giữa cán bộ, công chức với nhân dân được tăng cường. Tiến độ giải quyết công việc nhanh hơn, không còn việc liên quan đến lợi ích, nguyện vọng của nhân dân giải quyết chậm trễ. (Yenson.gov.vn 17/11)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Việt Nam trở thành “miền đất hứa” thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Chuyên gia thuộc Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow đã đưa ra nhận định trên sau khi nghiên cứu các dữ liệu chính thức của Việt Nam và những phân tích của các ấn phẩm quốc tế.

 Theo Sputnik, sau khi nghiên cứu các dữ liệu chính thức của Việt Nam và những phân tích của các ấn phẩm quốc tế, chuyên gia Sergey Sinitsyn thuộc Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO) nhận định Việt Nam đã trở thành "miền đất hứa" thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, vươn lên đứng thứ 3 trong số các nước ASEAN về tốc độ tăng trưởng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

 Báo cáo của Quỹ đầu tư ESP Capital và Cento Ventures cho thấy lượng vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam đã tăng từ 5% (năm 2018) lên 17% (năm 2019) trong tổng vốn đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp (startup) ở khu vực.

 Vị chuyên gia này đánh giá, trong 4 năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đã phát triển từ giai đoạn sơ khai đến một cấp độ có ý nghĩa đối với toàn khu vực, trở thành một trong những trung tâm phát triển nhanh nhất về đổi mới sáng tạo ở châu Á - Thái Bình Dương. Các lĩnh vực hấp dẫn nhất để đầu tư vào Việt Nam bao gồm: tài chính, giáo dục, trí tuệ nhân tạo, công nghệ blockchain.

 Chuyên gia Sinitsyn lưu ý Việt Nam có nguồn nhân lực với khả năng sản xuất các dự án sáng tạo chất lượng cao. Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhiều trường đại học và học viện, cũng như các cơ quan thúc đẩy kinh doanh, các vườn ươm doanh nghiệp và các trung tâm kết nối kinh doanh trong việc đào tạo nhân sự. Ông cũng lưu ý rằng giáo dục ở Việt Nam không phải là một ngành dịch vụ, mà là một nhiệm vụ xã hội của nhà nước.

 Chuyên gia Sinitsyn kết luận Chính phủ Việt Nam đóng vai trò kiến tạo trong việc khuyến khích, hỗ trợ phát triển nền kinh tế hiện đại. Một dấu mốc quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống kinh tế đổi mới của Việt Nam là nỗ lực của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Techfest Việt Nam - sự kiện thường niên tìm kiếm và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo cơ hội cho những startup tiếp cận thị trường quốc tế, như: Mỹ, Hàn Quốc, Singapore và Nga. (VTV.vn 18/11, PV)Về đầu trang

TPHCM: Chủ doanh nghiệp “nghĩ đến nhảy lầu” vì không được làm đúng pháp luật

“Tôi làm đơn gửi lên UBND TP.HCM và các sở ngành xin cho doanh nghiệp được làm đúng theo quy định pháp luật nhưng hết lần này đến lần khác bị từ chối. Giờ tiền đã đổ hết vào dự án nhưng không thể tiếp tục, tôi đã nghĩ đến việc nhảy lầu".

 Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm - giám đốc Công ty TNHH An Hạ - bức xúc phát biểu tại cuộc họp với Sở NN&PTNT TP.HCM về tiến độ thực hiện nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp trên địa bàn thành phố ngày 18-11.

 Bà Thắm cho hay, dự án Nhà máy giết mổ gia súc Xuyên Á (Củ Chi, TP.HCM) do Công ty An Hạ triển khai 5 năm qua theo chủ trương kêu gọi đầu tư của UBND TP.HCM. Thế nhưng vì chỉ vướng một con mương bên trong dự án với diện tích chưa đến 390m2 trong tổng số gần 30.000m2 (3ha) mà suốt từ năm 2018 đến giữa năm 2020 công ty không thể nhận được quyết định bàn giao đất để xây dựng.

 Sau nhiều đơn từ kêu cứu, ngày 14-9-2020, Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM (Sở TNMT) có văn bản số 8185/STNMT-QLĐ trình UBND TPHCM xem xét, quyết định cho công ty thuê đất để xây dựng Nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm An Hạ. 

Tuy nhiên, Sở TNMT lại đưa nội dung "hình thức sử dụng đất: thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm". Ngày 14-10-2020, UBND TP.HCM có Quyết định số 3845/QĐ-UBND cho công ty thuê đất với hình thức sử dụng đất là đóng tiền thuê đất hằng năm.

 Theo bà Thắm, quyết định này giống như một đòn "kết liễu" đối với Công ty An Hạ. Bởi nếu trả tiền thuê đất hằng năm tức là doanh nghiệp không thể đem dự án thế chấp ngân hàng lấy vốn để xây dựng hoàn thiện nhà máy. Trong khi để làm cơ sở hạ tầng và nhập khẩu máy móc, An Hạ đã phải bỏ ra hơn 100 tỉ đồng từ năm 2018.

 Công ty An Hạ liên tiếp có các công văn gửi Sở TNMT, UBND TP.HCM xin được điều chỉnh hình thức sử dụng đất là thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

 Tuy nhiên phía UBND thành phố chuyển đơn về Sở TNMT. Bà Thắm cũng nhiều lần gặp Sở TNMT để chỉ ra quy định của luật đất đai cho phép dự án của công ty được thuê đất trả tiền một lần, nhưng người đại diện của Sở TNMT nói rằng "luật quy định vậy nhưng UBND TP.HCM có quy định khác" nên sở này không thể đề xuất cho trả tiền một lần.

 "Chúng tôi đã kiệt sức vì mỗi tháng trả lãi cả tỉ đồng từ năm 2018 đến nay. Nếu không được thế chấp dự án để vay vốn hoàn thiện nhà máy và đưa vào hoạt động thì chúng tôi buộc phải phá sản. Tại sao tôi cầu xin được làm đúng theo quy định của pháp luật mà khó khăn đến như vậy", bà Thắm bức xúc.

 Trước ý kiến của bà Thắm, ông Đinh Minh Hiệp, giám đốc Sở NN&PTNT đề nghị đại diện Sở TNMT giải đáp.

 Tuy nhiên, người đại diện cho biết chỉ là người đi thay, không có thẩm quyền quyết định. Và khi nghe phản ánh của bà Thắm thì vị đại diện này đã gọi điện về sở thì nhận được thông tin Sở TNMT sẽ có cuộc họp về vấn đề này. (Tuoitre.vn 18/11, Trần Mạnh)Về đầu trang

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

Bộ trưởng Y tế và cuộc chiến với những “cái bắt tay gầm bàn”

Đại diện Kiểm toán Nhà nước có lần nhìn nhận: Trang thiết bị y tế mà công khai minh bạch được như giá ôtô thì giá mới giảm, mới có lợi cho dân. Bình luận, không phải là chuẩn mà là quá chuẩn. Ngay lúc này, với chỉ 1 cú nhấn chuột, các loại ôtô, xe máy, cấu hình, giá cả, khuyến mãi, quà tặng... tất tật ngay trước mắt bạn.

 Không chỉ ôtô, gạo, thịt, ximăng, sắt thép, cho đến cây kim, sợi chỉ, chiếc tăm, thậm chí cả thuốc chữa bệnh nữa, đều đã có "giá thị trường", đều được niêm yết công khai và “thượng đế tha hồ dìm hàng ép giá”.

 Vậy thì tại sao thiết bị, vật tư y tế lại “năm cha ba mẹ”, tại sao lại có chuyện cái máy xét nghiệm chênh đến 5-7 tỉ bạc. Tại sao giá thuốc công khai, trong khi thiết bị vật tư y tế thì tù mù đến chẳng biết đâu mà lần? Hỏi, thật ra cũng đã là trả lời rồi.

 Năm 2015, Kiểm toán Nhà nước đưa ra một ví dụ gây sốc trong việc loạn giá: 1 hộp hoá chất Series Retic Pak reagen kit, 1x380ml+1.900ml được Viện Huyết học Truyền máu TƯ mua với giá 16.718.000 đồng, Bệnh viện Thống Nhất mua với giá 2.874.375 đồng… 

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan hồi đó trả lời bằng một câu hỏi ngược: Vậy tại sao chúng ta không công khai mua bán, một khoản tiền rõ ràng...? Bà cho rằng các bệnh viện có thể tìm hiểu thông tin của nhau, Vụ trang thiết bị có thể đưa các giá đã trúng thầu lên, nếu như ở nơi đâu có tiêu cực, họ thấy thì cũng phải chùn tay.

 Giải pháp cho sự loạn giá chung quy cũng chỉ nằm ở mấy chữ “công khai, minh bạch”. Bởi nếu không thì “Năm nay kiểm toán như thế này, nhưng không gì đảm bảo sang năm, năm nữa việc này không lặp lại”- nhìn nhận của bà Lan.

 Vụ thổi giá, nâng khống thiết bị ở CDC Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai... cho thấy nữ đại biểu Quốc hội đã đúng. Và nó cũng cho thấy công khai minh bạch giá vật tư y tế vẫn chỉ ở đâu đó trên giấy, trong những chém gió hô hào mà thôi.

 Hôm 9.9, Bộ Y tế của quyền Bộ trưởng Nguyễn Thành Long lần đầu tiên ra mắt cổng thông tin công khai giá trang thiết bị y tế.

 Hôm qua, chỉ vài chục tiếng sau khi chính thức nhậm chức, Bộ trưởng Long tuyên bố: “60.000 loại thuốc, tất cả trang thiết bị y tế, 28.000 loại thực phẩm chức năng sẽ được công khai về quảng cáo, tiến tới công khai giá bán..., không để người dân mù mờ về chi phí khám chữa bệnh”.

 Giọt nước CDC Hà Nội và sự bức xúc phẫn nộ của dư luận là nguyên nhân trực tiếp cho lời “tuyên chiến” của tân bộ trưởng. Cho nên, dù không hề khó khăn gì về mặt kỹ thuật, nhưng cuộc chiến lại không đơn giản khi đối thủ của nó là sự tù mù tồn tại suốt bao năm, là hoa hồng lót tay, là những cái bắt tay dưới gầm bàn, là chia chác... của một “bộ phận con sâu” mà ngay những y bác sĩ chân chính cũng căm ghét. (Laodong.vn 18/11, Anh Đào)Về đầu trang

100km đốt 50 lít xăng, chắc chỉ có ở Hà Nội, thưa Chủ tịch Chu Ngọc Anh

Kẹt xe là căn bệnh kinh niên của Hà Nội, càng nhiều giải pháp được đưa ra thì kẹt xe càng trầm trọng hơn. Không biết với cương vị mới, Chủ tịch Chu Ngọc Anh có cách gì giải cứu?

 Cơn mưa đầu tuần đã ngâm chân hàng vạn người Hà Nội trên các tuyến đường, đặc biệt là khu vực như Ngã Tư Sở, các tuyến nối lên đường vành đai 3 trên cao, tuyến Nguyễn Trãi, Xã Đàn, Trần Duy Hưng, Giảng Võ...

 Giao thông hỗn loạn, công việc của bao nhiêu con người bị xáo trộn, có những việc quan trọng bị ảnh hưởng do kẹt xe. Ngồi trên ôtô 3 - 4 giờ đồng hồ cho đoạn đường trên dưới 15 km quả là một sự hành hạ tra tấn, nhất là đối với người có việc gấp.

 Ngồi ôtô quá dư thời giờ, nên nhiều người Hà Nội xem đồng hồ để tính toán mức tiêu thụ xăng, có người đốt ở mức hơn 50 lít xăng cho 100km.

 Con số này không chỉ nói lên chuyện tiêu thụ xăng quá vô lý, mà cho thấy hàng vạn người bị mất thời gian, một thứ còn quý giá hơn xăng rất nhiều.

 Còn nữa, một người tốn kém thêm một ít tiền xăng có thể không đáng quan tâm, nhưng hàng vạn người bị đốt xăng như vậy không phải chuyện nhỏ. Tốn kém chung cho toàn xã hội vào chuyện kẹt xe thường xuyên cả năm không chỉ là chuyện tiêu hao nhiên liệu, phải nhập xăng dầu nhiều hơn, tăng nhập siêu, mà chuyện lớn hơn là ô nhiễm môi trường.

 Hà Nội là thành phố ô nhiễm môi trường vào hạng bậc nhất thế giới. Rác thải khắp nơi, bụi mịn dày đặc, khí thải từ động cơ ôtô, xe máy, tất cả đều là những thứ tấn công vào sức khỏe của con người.

 Bệnh tật cũng là một loại thiệt hại, một sự thiệt hại không thể tính bằng tiền mà tính bằng sinh mạng. Hãy nhìn vào các bệnh viện ung bướu với những chiếc giường bệnh nằm ghép, những bệnh nhi nằm sàn, sẽ hiểu rằng hậu quả của kẹt xe không đơn giản như ta tưởng. Cho nên, vấn đề của 100 km đốt hơn 50 lít xăng phải được nhìn rộng hơn là vậy.

 Đã có bao nhiêu giải pháp để chống kẹt xe, có bao nhiêu cuộc thi và bao nhiêu tuyên bố về tổ chức giao thông hiện đại cho Hà Nội, xin thưa rằng không thể nhớ hết. Mỗi đời của một ông chủ tịch luôn kèm theo những tuyên bố và lời hứa mới, có điều tình trạng kẹt xe vẫn như cũ và tệ hơn.

 Chủ tịch Chu Ngọc Anh từng là Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, hy vọng ông sẽ có giải pháp mới, thông minh, ứng dụng công nghệ cao cho thảm họa kẹt xe của Hà Nội. (Laodong.vn 18/11, Lê Thanh Phong)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Rà soát, công bố công khai phương án chỉnh sửa cả 5 bộ sách giáo khoa

Đơn vị biên soạn, phát hành sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều vừa công khai tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu để xin ý kiến góp ý của nhân dân. Để đảm bảo công bằng, minh bạch giữa các bộ SGK, theo các chuyên gia, đại biểu Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần yêu cầu rà soát và công bố phương án chỉnh sửa của những bộ sách còn lại, vì mục tiêu học sinh được học những bộ sách có chất lượng tốt nhất. 

Dự thảo tài liệu “Điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu SGK tiếng Việt lớp 1” bộ sách Cánh Diều đã được đăng tải công khai để lấy ý kiến của giáo viên, nhà khoa học, xã hội. Tài liệu gồm 2 phần. Phần 1 giới thiệu một số ngữ liệu để giáo viên có thể sử dụng thay thế các bài đọc chưa phù hợp; phần 2 hướng dẫn điều chỉnh một số từ ngữ trong bài.

 Trong lời nói đầu của tài liệu này, theo đơn biên soạn sách, kết quả triển khai bước đầu ở các trường dạy theo sách Tiếng Việt Cánh diều cho thấy học sinh hào hứng, đọc, viết tốt; giáo viên chủ động kế hoạch dạy học thuận lợi. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều ý kiến phản ánh một số ngữ liệu trong sách không phù hợp. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Nhà xuất bản Đại học (ĐH) Sư phạm TPHCM và các tác giả đã nghiên cứu, tiếp thu ý kiến với tinh thần cầu thị, biên soạn tài liệu để bổ sung, điều chỉnh ngữ liệu.

 Theo đó, ở phần ngữ liệu, tài liệu này bổ sung 11 bài đọc cho 11 bài bị cho là không phù hợp để thầy cô có thể sử dụng thay thế, cùng nhiều điều chỉnh liên quan từ ngữ trong các bài học. Ví dụ, bài tập đọc “Cua, cò và đàn cá” (1) và (2) được Bộ GDĐT yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu, nhóm biên soạn sách đã thêm hai bài đọc khác để bổ sung là “Kết bạn” và “Hồ sen”. Phần 1 và 2 của bài “Hai con ngựa” thay bằng 2 bài “Mẹ thật là ấm” và “Nắng sớm trên biển”. 

Hầu hết phần ngữ liệu gây bức xúc trong dư luận thời gian qua đều được NXB ĐH Sư Phạm TPHCM bổ sung ngữ liệu mới. Ở phần điều chỉnh từ ngữ, nhiều từ bị đánh giá không phù hợp được loại bỏ, thay thế. Ví dụ, từ “cuỗm” được thay bằng từ “tha” trong câu “Có kẻ đã cuỗm gà nhép”. Các từ “thở hí hóp”, “bê be be”... được loại bỏ. Thay “dưa đỏ” bằng “quả dưa”, thay “Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa, lơ mơ ngủ” bằng “Nó la cà chỗ nọ, chỗ kia, lơ mơ ngủ”... 

Theo ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT), nội dung chỉnh sửa, bổ sung nói trên sẽ xin góp ý của giáo viên sử dụng SGK, các nhà khoa học và xã hội đến ngày 20.11.2020. Theo kế hoạch dự kiến, Hội đồng thẩm định sẽ làm việc ngày 21.11 để thẩm định lần cuối sau khi có ý kiến góp ý về dự thảo tài liệu chỉnh sửa, bổ sung. Trước ngày 30.11, nhà xuất bản có trách nhiệm hoàn thiện và gửi về địa phương để bổ sung miễn phí tài liệu này cho học sinh.

 Theo Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn Phú Yên), cả 5 bộ SGK có vấn đề khác nhau, như về ngữ liệu, bản quyền, nếu chỉ rà soát với 1 bộ sách là không công bằng. “Tôi thấy rằng, cả 5 bộ đều có lỗi, không ít thì nhiều, có những lỗi cơ bản, lỗi về ngữ liệu. Để có cái nhìn khách quan, tránh phiến diện, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các bộ sách thì nên rà soát tất cả, không nên chỉ tập trung vào một bộ”- đại biểu Hiền nêu quan điểm.

 Đại biểu cũng cho rằng, trong vụ việc này phải đặt người học làm trọng tâm, phải có sự công tâm, khách quan. Muốn như vậy thì phải rà soát toàn bộ và công bố công khai phương án chỉnh sửa phù hợp.

 Cũng nêu quan điểm về việc này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) - Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho biết, bà đã gửi chất vất Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc bên cạnh yêu cầu SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều chỉnh sửa, Bộ GDĐT đã có văn bản yêu cầu rà soát, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong 4 Bộ SGK lớp 1 còn lại hay không? Theo bà tìm hiểu, cả 4 bộ còn lại đều được dư luận, báo chí chỉ ra nhiều lỗi, trong đó có lỗi rất nghiêm trọng về Luật sở hữu trí tuệ.

 Cũng theo đại biểu Kim Thúy, hiện bà vẫn đang chờ phản hồi chính thức của Bộ GDĐT. Quan điểm của đại biểu là Bộ GDĐT cần có văn bản chỉ đạo rà soát tất cả bộ SGK lớp 1, đồng thời yêu cầu đơn vị biên soạn, phát hành những bộ sách này phải công khai phương án chỉnh sửa để nhân dân, phụ huynh cho ý kiến, đảm bảo có những bộ sách hoàn chỉnh, tốt nhất cho học sinh học tập. (Laodong.vn 18/11, Thiên Hà)Về đầu trang

Cảnh báo hàng loạt dự án xin xén rừng tự nhiên

Bộ NN&PTNT vừa cảnh báo, bác một số đề nghị của các địa phương về việc xin chuyển đổi đất rừng, trong đó cả rừng tự nhiên để triển khai dự án.

 Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai diễn ra thường xuyên hơn, gây ra lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng ở một số địa phương, cướp đi sinh mạng của nhiều người. Dù chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân, nhưng dư luận, các chuyên gia đang đặt vấn đề có ảnh hưởng của việc giảm diện tích rừng tự nhiên, do chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện các dự án, đã làm thay đổi đặc tính tự nhiên, tính bền vững của tự nhiên.

 Do đó, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh cân nhắc khi đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên để thực hiện dự án cả ở miền núi lẫn ven biển. Đặc biệt lưu ý dự án khu vực miền núi như tỉnh Quảng Nam, nơi có nền địa chất yếu, nằm trong đứt gãy địa chất, đứt gãy phong hóa tạo ra độ gắn kết rất thấp, địa hình đồi núi có độ dốc lớn, chia cắt phức tạp. Còn với Bình Thuận, cần lưu ý với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, cũng như các hoạt động tác động vào làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên khu vực ven biển.

 Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp nói rằng, từ năm 2017 (năm có Chỉ thị 13 của Ban Bí thư) đến nay, các bộ, ngành T.Ư và địa phương rà soát chặt chẽ, 3.630 dự án đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng với tổng diện tích đề nghị là 183.740 ha. Trong đó đề nghị chuyển đổi rừng tự nhiên trên 39.130 ha, rừng trồng hơn 74.240 ha, đất chưa có rừng 13.816 ha, diện tích ngoài quy hoạch 3 loại rừng 56.550 ha.

 Tuy nhiên, đến nay, Thủ tướng Chính phủ mới chỉ xem xét chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với dự án theo  đúng quy định pháp luật, thực sự cấp thiết đảm bảo hiệu quả kinh tế- xã hội, môi trường và dự án quốc phòng, an ninh đối với 133 dự án (chiếm 3,66% dự án đề xuất), với diện tích 3.325 ha (chiếm 1,81% diện tích đề xuất). Trong đó, diện tích rừng tự nhiên bị chuyển đổi là 1.581 ha, rừng trồng 1.582 ha, đất chưa có rừng 164 ha. Trong các dự án này, không có dự án mở mới xây dựng công trình thủy điện.

 Theo Bộ NN&PTNT, từ năm 2017 đến nay, có 3.630 dự án đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng với tổng diện tích đề nghị là 183.740 ha, trong đó có 39.130 ha rừng tự nhiên. Tuy nhiên, đến nay, Thủ tướng Chính  phủ mới chỉ xem xét chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng với 133 dự án, với diện tích 3.325 ha, trong đó có 1.581 ha rừng tự nhiên. (Tiền phong 18/11, Nam Khánh)Về đầu trang

Ai sẽ giám sát chính quyền đô thị cấp quận, cấp phường?

Hiện có ý kiến lo ngại về ‘lỗ hổng’ giám sát các cơ quan hành chính cấp quận, cấp phường khi không tổ chức HĐND cùng cấp. Song, theo nhiều chuyên gia, không thiếu cơ chế để giám sát, kiểm soát, vấn đề cần thiết lập cơ chế giám sát phù hợp.

 Quốc hội đã ban hành các nghị quyết thí điểm tổ chức chính quyền đô thị tại Hà Nội, Đà Nẵng, và thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM từ 1-7-2021. Hiện có nhiều lo ngại về ‘lỗ hổng’ giám sát các cơ quan hành chính cấp quận, cấp phường khi không tổ chức HĐND cùng cấp.

 Không có HĐND cùng cấp, nhiều chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều công cụ giám sát khác với chính quyền đô thị cấp quận, cấp phường. Đó là đảng ủy các cấp, mặt trận tổ quốc, người dân, báo chí, cần thiết lập cơ chế giám sát phù hợp.

 Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Thang Văn Phúc, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, khẳng định Đảng lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội, vì thế toàn bộ hoạt động nhà nước thuộc trách nhiệm giám sát của Đảng. Cơ quan Đảng phải đề cao vai trò giám sát, chịu trách nhiệm trước các hoạt động của nhà nước, điều này đã được ghi trong hiến pháp.

 Bên cạnh đó, Mặt trận tổ quốc các cấp cũng có chức năng giám sát, phản biện xã hội với toàn bộ hoạt động của nhà nước, của cán bộ, công chức. Chúng ta cũng có kênh giám sát trực tiếp từ nhân dân, cần phát huy vai trò giám sát trực tiếp của người dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương. Cuối cùng là sự giám sát của các cơ quan báo chí, truyền thông.

 Để thực hiện tốt chức năng giám sát hoạt động của cơ quan hành chính cấp quận, cấp phường, cần có những thể chế, quy định cho phù hợp với quyết định mới để nâng cao hiệu quả giám sát.

 Theo ông Phúc, trong hệ thống thể chế hiện nay không thiếu các cơ quan để kiểm soát, giám sát. Trong Đảng có cơ quan kiểm tra của Đảng các cấp, trong Chính phủ có cơ quan thanh tra các cấp, rồi Quốc hội có cơ quan kiểm toán. Các cơ quan này có trong hệ thống chính quyền từ trung ương đến cấp huyện.

 Ngày 18-11, ông Hoàng Thanh Tùng, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho biết ba nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức chính quyền đô thị tại Hà Nội, Đà Nẵng và thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM đều quy định về cơ chế giám sát.

 Bình thường cơ quan hành pháp chịu sự giám sát của HĐND, phải báo cáo trước HĐND, chịu sự chất vấn, bỏ phiếu tín nhiệm của đại biểu HĐND ngang cấp. Với mô hình chính quyền đô thị, khi không còn HĐND ngang cấp ở quận, ở phường thì HĐND TP.HCM trực tiếp giám sát UBND cấp quận.

 Chủ tịch UBND cấp quận ngoài báo cáo với chủ tịch UBND TP.HCM, phải báo cáo trước HĐND TP.HCM, các đại biểu hội đồng sẽ chất vấn trực tiếp với lãnh đạo UBND cấp quận.

 Theo định kỳ lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo thành phố, HĐND TP.HCM cũng sẽ lấy phiếu tín nhiệm với chủ tịch UBND quận như các chức danh khác được HĐND bầu ra.

 Đây là điểm mới trong giám sát hoạt động của chính quyền đô thị, nhưng điều này không áp dụng với TP Thủ Đức sẽ được lập ra trong thời gian tới. TP Thủ Đức cũng là đô thị trực thuộc TP.HCM nhưng sẽ chịu sự giám sát của cơ quan dân cử cùng cấp. 

Về cơ chế kiểm tra, lãnh đạo UBND các quận do lãnh đạo thành phố bổ nhiệm nên chịu sự kiểm tra của UBND TP.HCM, trường hợp cần sẽ đưa ra các hình thức xử lý phù hợp.

 Hiện TP.HCM cũng có cơ chế đối thoại, khi hoạt động cơ quan hành chính cấp quận có vấn đề, người dân kiến nghị về các bất cập trong hoạt động của các cơ quan hành chính thì HĐND sẽ yêu cầu lãnh đạo quận giải trình, các ban trực thuộc HĐND cũng có quyền yêu cầu chủ tịch quận giải trình về các vấn đề đại biểu hội đồng, người dân, dư luận quan tâm.

 Hơn nữa, sau 3 năm tổ chức chính quyền đô thị, theo nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ sẽ báo cáo kết quả thực hiện, để tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị. (Tuổi trẻ 18/11, X.Long – B.Ngọc)Về đầu trang

An Giang: “Không có “vùng cấm” trong xử lý cán bộ nhà nước vi phạm nồng độ cồn”

Đó là yêu cầu của ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, đối với lực lượng Công an tỉnh An Giang trong xử lý cán bộ, công chức nhà nước vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

 Sáng 18.11, Công an tỉnh An Giang phối hợp Sở Y tế, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh An Giang tổ chức lễ ra mắt 12 Tổ Công tác bảo đảm trật tự ATGT, an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh nhằm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

 Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban ATGT tỉnh An Giang, đề nghị lực lượng Công an tỉnh An Giang phải làm hết trách nhiệm trong quá trình thực hiện công tác đảm bảo trật tự ATGT. Đối với lãnh đạo, cán bộ công chức nhà nước sử dụng rượu bia không làm gương, xin bỏ qua lỗi vi phạm thì điện thoại cho Ban ATGT tỉnh xử lý. Cần thiết thì gọi điện trực tiếp Chủ tịch UBND tỉnh để kiên quyết xử lý, không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm. Đối với các cơ sở y tế, khi tiếp nhận cán bộ, công chức điều trị liên quan tai nạn giao thông thì báo về cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý, đồng thời báo cho Ban ATGT tỉnh nắm để xử lý.

 Theo ông Nguyễn Thanh Bình, đã có tình trạng người dân vi phạm thì lực lượng chức năng xử lý nghiêm, nhưng đối với cán bộ, công chức vi phạm thì xử lý nhẹ tay, gây mất niềm tin trong nhân dân, không công bằng trong xử lý vi phạm. “Người dân vi phạm thì chúng ta xử lý một, còn cán bộ công chức vi phạm thì chúng ta phải xử lý hai vì đây thuộc đối tượng phải gương mẫu chấp hành các Nghị định mà Chính phủ đã quy định để răn đe, làm gương cho nhân dân. Nhân dân nhìn vào như vậy mới tin mình”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh. (Thanhnien.vn 18/11, Trần Ngọc)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Kiện toàn bộ máy hướng tới mô hình kho bạc 2 cấp

Từ nhiều năm nay Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tích cực thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng. Để tiến tới mô hình kho bạc 2 cấp, công tác này càng được Kho bạc Nhà nước chú trọng.

 Theo đó, KBNN sẽ tổ chức bộ máy theo khu vực (liên huyện) theo lộ trình phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, phân cấp quản lý tại các đơn vị và việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp, đảm bảo hoạt động của KBNN và việc giao dịch của các tổ chức, cá nhân với KBNN được thuận lợi; từng bước bỏ cấp trung gian, hướng tới mô hình tổ chức 2 cấp: Tại trung ương là cấp xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức điều hành; tại các đơn vị kho bạc trực thuộc là cấp thực hiện.

 Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động KBNN có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, kỹ năng, có năng lực sáng tạo đáp ứng yêu cầu công vụ và các định hướng cải cách trong giao đoạn 2021- 2030 và phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước.

 Phát triển đội ngũ lãnh đạo KBNN các cấp, đội ngũ công chức nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách tại trung ương có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa của hệ thống KBNN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, người lao động KBNN tại từng cấp, từng đơn vị, phù hợp với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ và đổi mới phương thức quản lý. Tăng cường sử dụng các nguồn lực bên ngoài và thực hiện tinh giản bên chế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ.

 Xây dựng và triển khai cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của từng đơn vị và từng công chức, viên chức, người lao động KBNN theo tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm; sử dụng, đánh giá và trả lương đối với công chức, viên chức, người lao động theo chất lượng và hiệu quả công việc.

 Cải thiện môi trường làm việc và chủ động triển khai thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện và thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. (Thời báo tài chính Việt Nam 18/11, Vân Hà)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, danh mục và mức vốn điều chỉnh, bổ sung.

 Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2016-2020; điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2017, 2018, 2019 đã được kéo dài sang năm 2020 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

 Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020, năm 2017, 2018, 2019 đã được kéo dài sang năm 2020 như sau:

 Điều chỉnh giảm 2.918,407 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 của các dự án đã được giao kế hoạch đầu tư trung hạn, đồng thời điều chỉnh tăng 2.918,407 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 cho các dự án trong nội bộ của các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng.

 Bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương trong nước giai đoạn 2016-2020 là 2.155,597 tỷ đồng cho Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và tỉnh Quảng Ngãi từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 và từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 theo quy định tại Nghị quyết số 797/NQ-UBTVQH14 ngày 24/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 Điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2017, 2018, 2019 đã được kéo dài sang năm 2020 là 239.897,14 triệu đồng cho các dự án của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Đài truyền hình Việt Nam và tỉnh Khánh Hòa.

 Bổ sung 2.469,189 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020 cho Bộ Tài chính để thực hiện dự án từ nguồn điều chỉnh chi thường xuyên sang chi đầu tư.

 Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, danh mục và mức vốn điều chỉnh, bổ sung của từng dự án, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

 Căn cứ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương, danh mục và mức vốn ngân sách Trung ương được giao, điều chỉnh, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thông báo cho các đơn vị danh mục và mức vốn từng dự án theo quy định; chịu trách nhiệm điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020 cho các dự án đảm bảo thủ tục theo đúng quy định, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án này để hoàn thành đúng tiến độ trong giai đoạn 2021-2025. (VTV.vn 17/11)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

TP.HCM: Con bạc khai “được CSGT đưa bộ đàm để hỗ trợ tuần tra, bắn tốc độ”

Công an bắt quả tang một nhóm người đang đánh bạc, thu giữ 2 bộ đàm, tai nghe. Tại cơ quan công an, ban đầu những người này khai “bộ đàm được Cảnh sát giao thông (CSGT) giao để hỗ trợ tuần tra, bắn tốc độ”.

 Ngày 18.11, nguồn tin PV Thanh Niên cho biết  Công an Q.9 (TP.HCM) đang xác minh, làm rõ vụ 5 người bị bắt quả tang đánh bạc ăn tiền, có mang theo người bộ đàm được cho là của CSGT. Công an thu giữ hơn 30 triệu đồng, 2 bộ đàm, tai nghe, nhiều điện thoại và xe máy.

 Theo thông tin ban đầu, lúc 10 giờ ngày 16.11, nhóm 5 người gồm T.Q.N (quê Bạc Liêu), H.Q.Đ, N.L.Q (cùng ngụ Q.9), N.A.H (quê Bình Dương), T.T.K (quê Vĩnh Long) đang tụ tập đánh bạc ăn tiền với hình thức lắc bầu cua trên điện thoại di động tại một quán nước trên QL1 (đoạn thuộc địa bàn Q.9) thì bị công an bắt giữ.

 Ngoài tiền đánh bạc, công an thu giữ trong người T.Q.N 1 bộ đàm hiệu BaoFeng và hai tai nghe, 1 đèn pin đã qua sử dụng; thu giữ trong người của H.Q.Đ 1 bộ đàm hiệu BaoFeng.

 Tại cơ quan công an, 5 người này khai nhận việc tụ tập tại quán nước nói trên để lắc bầu cua trên điện thoại, ăn tiền, mỗi lần đặt từ 20.000 - 50.000 đồng. T.Q.N được xác định là người cầm cái.

 T.Q.N khai bộ đàm và tai nghe là của một CSGT đưa để hỗ trợ tuần tra, kiểm soát. H.Q.Đ cũng khai bộ đàm mình đang giữ là do một CSGT đưa cho để sạc pin và hỗ trợ bắn tốc độ trên đường. Hiện Công an Q.9 vẫn đang tiến hành làm rõ, xác minh lời khai ban đầu này. (Thanhnien.vn 18/11, Mã Phong)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Tổng thống Trump liên tiếp bổ nhiệm, sa thải các quan chức cấp cao

Đài CNN ngày 18.11 đưa tin Nhà Trắng vừa thông báo hàng loạt quyết định bổ nhiệm, đề cử các quan chức theo dự định của Tổng thống Trump.

 Ông chủ Nhà Trắng đề cử ông Brian Brooks, quyền kiểm soát viên tiền tệ chính thức giữ chức vụ này trong thời hạn 5 năm. Văn phòng kiểm soát viên tiền tệ là cơ quan độc lập trực thuộc Bộ Tài chính phụ trách về giám sát các ngân hàng nhà nước và chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Mỹ.

 Bên cạnh đó, Tổng thống Trump dự định đề cử ông Scott Francis O’Grady làm trợ lý bộ trưởng quốc phòng phụ trách về công tác an ninh quốc tế. Ông O’Grady là một nhân vật thành đạt trong lĩnh vực viết sách, diễn thuyết, phát ngôn, đầu tư và kinh doanh. Ông từng là sĩ quan Không quân Mỹ trong 12 năm.

 Một nhân vật khác được cân nhắc là vận động viên bóng bầu dục Jack Brewer, người từng phát biểu ủng hộ ông Trump tại Đại hội đảng Cộng hòa. Tổng thống Trump dự định bổ nhiệm ông Brewer làm thành viên một ủy ban về người da màu.

 Trong khi đó, ông vừa quyết định cho thôi việc đối với quan chức Chris Krebs, giám đốc Cơ quan An ninh mạng và Hạ tầng thuộc Bộ An ninh nội địa. Ông Krebs được Tổng thống Trump đề cử vào năm 2018, và là một trong những người phụ trách về an ninh trong kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.

 Thông báo trên Twitter, ông Trump cho biết quyết định trên liên quan đến viện ông Krebs phát ngôn rằng “không có chứng cứ về bất cứ hệ thống bầu cử nào bị xóa hay phiếu bầu bị mất, thay đổi hay bị phá hoại”. “Phát ngôn gần đây của ông Chris Krebs về an ninh của bầu cử năm 2020 là rất không chính xác”, Tổng thống Trump cho biết. (Thanhnien.vn 18/11, Khánh An)Về đầu trang

Thủ tướng Anh điều hành Chính phủ qua Zoom

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, ông hoàn toàn khỏe mạnh sau khi tiếp xúc với một người mắc COVID-19 và sẽ điều hành Chính phủ qua Zoom.

 Hiện nay, Thủ tướng Anh Boris Johnson đang tự cách ly trong thời gian 2 tuần ở phố Downing và khẳng định sẽ không để bất cứ công việc nào bị gián đoạn. Toàn bộ cuộc họp sẽ được tiến hành trực tuyến qua Zoom từ số 10 phố Downing, kể cả họp nội bộ, đàm phán nước rút với quan chức EU về thỏa thuận thương mại.

 Như vậy, ông Johnson sẽ phải chỉ đạo nước Anh vượt qua đợt bùng phát COVID-19 mới nguy hiểm tại châu Âu cũng như thực hiện các biện pháp ngoại giao cần thiết để đạt được thỏa thuận thương mại Brexit qua Zoom.

 Trấn an các nhân viên tại văn phòng số 10 phố Downing của mình, Thủ tướng Anh nhắc lại thông điệp qua Zoom rằng, ông sẵn sàng giải quyết các ưu tiên của Chính phủ gồm dịch COVID và chương trình nghị sự nâng cấp. (VTV.vn 18/11)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More