Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 16-4-2020

Post date: 16/04/2020

Font size : A- A A+

 TIÊU ĐIỂM

1.             Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không lơi lỏng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch. 1

2.             Cách ly xã hội đến ngày 22/4 đối với TP HCM, Hà Nội và 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao. 3

3.             Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Tuần này là thời điểm quyết định dịch bệnh có bùng phát hay không. 3

4.             TP HCM đề xuất tăng mức phạt người không đeo khẩu trang. 4

CHÍNH SÁCH MỚI 5

5.             Trong tháng 4, lao động tự do sẽ nhận được hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng. 5

TIN QUỐC HỘI 6

6.             Dự kiến Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XIV: Sẽ kết hợp họp trực tuyến với họp tập trung. 6

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 7

7.             Doanh nghiệp gặp khó, không thể chấp nhận "virus trì trệ". 7

8.             IMF: Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,7% năm 2020 nhưng nhảy vọt lên 7% năm 2021. 9

9.             Hơn 50% DN không thể trụ lại trong 5 - 6 tháng tới nếu dịch COVID-19 vẫn phức tạp. 10

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 11

10.          Cứu trợ trong đại dịch. 11

QUẢN LÝ.. 12

11.          Bí thư Vương Đình Huệ: "Tham nhũng vặt" làm xói mòn lòng tin, rất nguy hiểm.. 12

12.          Bộ TT&TT khuyến cáo cơ quan Nhà nước không nên dùng Zoom để họp. 13

13.          BHXH đề xuất tạm dừng giải quyết hồ sơ ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội một lần. 14

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 15

14.          Hải quan phấn đấu kết nối 60 dịch vụ công trực tuyến. 15

15.          Đà Nẵng: Cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh. 16

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 18

16.          Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Đường “Nhuệ” tại Thái Bình. 18

17.          Vụ án Đường "Nhuệ": Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, nếu có tình trạng bảo kê, chống lưng sẽ xử lý ngay. 18

THẾ GIỚI 19

18.          Thủ tướng New Zealand và các Bộ trưởng tự cắt giảm lương do dịch COVID-19. 19

19.          SỐC: Nước Mỹ có thể phải giãn cách xã hội đến năm 2022. 20

 TIÊU ĐIỂM

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không lơi lỏng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo 155/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 ngày 13.4.2020.

 Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương đã thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các Chỉ thị số 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 và Chỉ thị 16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, được nhân dân cơ bản ủng hộ và đạt kết quả tốt.

 Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng, đòi hỏi cả nước tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Thủ tướng yêu cầu cần thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách trong thời gian ngắn để không phải áp dụng biện pháp phong tỏa trong thời gian dài; tiếp tục quán triệt, thực hiện đầy đủ phương châm chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế, ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

 Trong một vài ngày qua, tại một số nơi đã có hiện tượng lơi lỏng, tụ tập đông người tại nơi công cộng, mở cửa bán hàng… cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để tiếp tục tái diễn.

 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, không lơi lỏng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch theo Chỉ thị 16/CT-TTg, nhất là các biện pháp về hạn chế ra đường, không tập trung đông người, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu khi giao tiếp; tiếp tục khóa chặt không để nguồn lây xâm nhập qua đường nhập cảnh, thực hiện quyết liệt việc phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch trong nước. Các trường hợp nhập cảnh phải được cách ly ít nhất 14 ngày theo đúng quy định.

 Riêng về biện pháp cách ly toàn xã hội, Thủ tướng Chính phủ giao Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án về cách ly toàn xã hội sau ngày 15.4.2020.

 Thủ tướng Chính phủ giao Ban chỉ đạo quốc gia chỉ đạo cụ thể về thành lập, hoạt động của các Đội công tác tăng cường, thực hiện nhanh việc truy vết, khoanh vùng, dập dịch ở các địa phương.

 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu các ngành, các cấp chính quyền, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn và trong phạm vi quản lý. Các địa phương chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, công trường xây dựng, tăng cường việc bảo hộ an toàn đối với công nhân, người lao động; quan tâm đến đời sống các đối tượng yếu thế.

 Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trước khi trình Thủ tướng Chính phủ về phương án tổ chức học, thi của học sinh năm học 2019-2020.

 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, đặc biệt công an các địa phương tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho người dân; khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc gây rối trật tự công cộng, đua xe, chống người thi hành công vụ… trong thời gian phòng, chống dịch. (TTXVN 15/4)Về đầu trang

Cách ly xã hội đến ngày 22/4 đối với TP HCM, Hà Nội và 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao

Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia về việc thực hiện cách ly xã hội đến ngày 22/4 đối với TP HCM, Hà Nội và 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao.

 Chiều 15/4, Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp với Ban Chỉ đạo quốc gia và các bộ, ngành, địa phương dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc để đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị 16 và thảo luận các biện pháp thực hiện cách ly xã hội trong giai đoạn tiếp theo.

 Sau khi lắng nghE ý kiến Thường trực Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh tại các địa phương trên cơ sở các phân tích dịch tễ học, khả năng ứng phó với dịch bệnh… Do đó, đồng ý chia làm 3 nhóm tỉnh: có nguy cơ cao, có nguy cơ và có nguy cơ thấp và thống nhất, các nhóm này không phải là bất biến và sẽ được xem xét, đánh giá lại.

 Thủ tướng chấp thuận đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia, cách ly xã hội đến ngày 22/4 đối với 12 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao, gồm TP HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh. 

 "Nhóm tỉnh thành này không phải là bất biến, mà có thể thay đổi. Tuần sau Chính phủ sẽ họp, xem xét lại việc cách ly xã hội sẽ kéo dài đến 22/4, hay 30/4, tuỳ tình hình thực tế", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

 Trước đó, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề xuất Chính phủ chia các tỉnh thành làm 3 nhóm để có biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp. Ngoài 12 tỉnh, thành thuộc nhóm có nguy cơ cao, 15 tỉnh thành được xếp vào nhóm nguy cơ là: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước và Đồng Tháp. Các tỉnh còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp. (Baodauthau.vn 15/4, PV) Về đầu trang

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Tuần này là thời điểm quyết định dịch bệnh có bùng phát hay không

Chiều 15/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19.

 Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19 nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị và người dân. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn là địa phương nguy cơ cao dịch bệnh, có 2 ổ dịch lớn, diễn biến phức tạp tại khu vực Bệnh viện Bạch Mai và thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh. Chủ tịch UBND thành phố đề nghị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tự giác thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Nếu người dân thực hiện tốt Chỉ thị 16 thì mới có thể dập được dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới.

 Chủ tịch UBND thành phố nêu rõ, Hà Nội xác định khâu rà soát, phát hiện là quan trọng số 1; công tác xét nghiệm là đặc biệt quan trọng để phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Chính vì vậy tất cả những trường hợp nghi ngờ cần được phát hiện nhanh, lấy mẫu kịp thời. Tất cả người dân có dấu hiệu ho, sốt phải thông báo với cơ sở y tế để được lấy mẫu xét nghiệm.

 Để thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Công an thành phố phối hợp với Trung tâm y tế quận, huyện tiếp tục duy trì 30 chốt giám sát ra vào thành phố, phun khử khuẩn phương tiện, đo thân nhiệt cho người dân; xử phạt những trường hợp không đeo khẩu trang.

 "Tuần này là tuần quyết định dịch bệnh COVID-19 có bùng phát trên địa bàn hay không nên các đơn vị phải trực 24/24 giờ/7 ngày để tiếp nhận tin báo từ người dân, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm để có biện pháp xử lý khi phát hiện bệnh nhân mới. Đồng thời giám sát việc thực hiện Chỉ thị 16 của người dân trên địa bàn", Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu.

 Báo cáo về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, đến 16h ngày 15/4, thành phố Hà Nội đã ghi nhận 114 ca mắc COVID-19, trong đó có 2 ca mắc mới. 66,6% các trường hợp lây nhiễm được phát hiện đều không có triệu chứng, chỉ phát hiện qua công tác xét nghiệm.

 Hai ca mắc mới là bệnh nhân Lê MInh Hoa, nữ, 36 tuổi có địa chỉ tại thôn Đông Cữu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, có tiền sử đến thăm mẹ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 10/3. Bệnh nhân thứ 2 là Đặng Quang Hà, nam, 46 tuổi ở xóm Hội, thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh, là bố của bệnh nhân 257 và là chồng của bệnh nhân 258, có tiếp xúc gần với bệnh nhân 243 tại nhà ngày 20/3/2020.

 Tình hình ổ dịch tại thôn Hạ Lôi được đánh giá rất phức tạp với 13 trường hợp mắc, nhiều trường hợp có liên quan, trong đó có các trường hợp là nhân viên y t ế, vì vậy sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao ra cộng đồng, dự báo thời gian tới sẽ có thêm những trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng. (VTV.vn 15/4)Về đầu trang

TP HCM đề xuất tăng mức phạt người không đeo khẩu trang

Chủ tịch UBND TP HCM kiến nghị Chính phủ cho tăng mức phạt hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng, gây nguy cơ lây nhiễm nCoV, thay vì chỉ phạt 300.000 đồng.

 "Những ngày gần hết lệnh cách ly, người dân bắt đầu lơ là thực hiện các quy định chống dịch. Tôi đề xuất Chính phủ nghiên cứu chiến lược bậc thang - càng về sau càng kiểm soát nghiêm ngặt, để có thể đi đến chiến thắng cuối cùng", ông Nguyễn Thành Phong nói tại cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng và các tỉnh thành về công tác phòng chống Covid-19, chiều 15/4.  

 Trước đó, ông Nguyễn Thành Phong cho biết TP HCM đang kiểm soát tốt tình hình. Đến chiều nay chỉ còn 8 ca đang điều trị, trong tổng số 54 ca nhiễm nCoV; 15 ngày qua ghi nhận có 5 ca nhiễm mới - giảm  88% so với 15 ngày trước. Kết quả này là do giãn cách xã hội, thành phố hành động sớm, quyết liệt ngăn vùng dịch và người dân tuân thủ nghiêm. 

 Ngoài ra, các cơ quan chức năng đã truy vết ca nhiễm rất kỹ, với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, kiểm tra từng đối tượng và không bỏ qua bất cứ nghi ngờ nào" nhằm xác định mầm bệnh, dập dịch kịp thời.

 Đánh giá kết quả phòng chống Covid-19 tại Việt Nam đang khả quan, song Chủ tịch UBND TP HCM cho rằng diễn biến dịch bệnh còn tiềm ẩn yếu tố khó lường; nhất là nhiều trường hợp sau 14 ngày mới phát bệnh; có ca đã điều trị âm tính, sau đó lại dương tính, đi khắp nơi, gây nguy cơ cho cộng đồng. 

 "Nếu chủ quan, lơi lỏng sẽ dẫn đến vỡ trận. Để kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ hơn, để có chiến thắng cuối cùng, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, một lần nữa TP HCM kiến nghị Thủ tướng cho tiếp tục thực hiện cách ly xã hội đến hết 30/4", ông Phong nói. (Vnexpress.net 15/4, Hữu Công)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Trong tháng 4, lao động tự do sẽ nhận được hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng

Liên quan đến việc chi trả an sinh xã hội thuộc gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang xây dựng dự thảo thông tư xác định tiêu chí hỗ trợ lao động tự do.

 Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc xác định hỗ trợ đối với lao động tự do là vấn đề rất khó bởi khó định lượng được tiêu chí, công việc của người lao động. Tuy nhiên, đây lại là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, tác động sâu nhất bởi đại dịch lần này.

 Để khắc phục được những khó khăn này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong dự thảo Thông tư của Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình Thủ tướng vào ngày 15/4 này, dự kiến gồm có 7 nhóm lao động tự do bao gồm: Những người bán hàng rong quà vặt, những người làm xe ôm, những người thu rác, bốc vác, bán vé số, những lao động trong lĩnh vực như nhà hàng, dịch vụ, ăn uống, chăm sóc sức khỏe…

 Trên cơ sở những đối tượng như vậy, sau khi có Quyết định của Thủ tướng, Bộ sẽ chi tiết hóa các quy định tại thông tư lên một bước nữa để cho các địa phương dựa vào đó khảo sát, đánh giá và lên danh sách cụ thể.

 "Trong quyết định và trong thông tư sẽ hướng dẫn rất kỹ. Ví dụ như đối tượng người có công, bảo trợ xã hội thì do ngành LĐ-TB&XH tiến hành kê khai và trực tiếp chi trả; đối tượng thuộc diện nghèo thì do UBND cấp xã trực tiếp quản lý kê khai và chi trả. Đối tượng thuộc diện tạm dừng đóng bảo hiểm thì do bảo hiểm xã hội cấp huyện chi trả"- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

 Đối với doanh nghiệp được vay ưu đãi để trả lương cho người lao động cũng có những ràng buộc nhất định để tránh trục lợi. Theo đó, doanh nghiệp chỉ được vay vốn ưu đãi khi doanh nghiệp đã trả 50% mức lương cho người lao động. Việc trả lương này không phải trả qua doanh nghiệp mà trả thẳng cho người lao động. Doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm lập danh sách, cơ quan chức năng sau khi đã kiểm tra toàn bộ danh sách trả lương sẽ chuyển thẳng cho người lao động. Do đó doanh nghiệp khó có thể trục lợi được.

 Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, điều quan tâm nhất hiện nay là phải minh bạch công khai, phải kiểm tra giám sát ngay từ khâu rà soát, lập danh sách, xét duyệt, chi trả.

 Ngành LĐ-TB&XH phấn đấu về cơ bản ở trong tháng 4 sẽ triển khai hỗ trợ đến người dân. Cụ thể, đối với một số đối tượng như người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo thì ngay trong tháng 4 được thụ hưởng chính sách này. Còn đối tượng thụ hưởng từ chính sách bảo hiểm xã hội thì tuần này cũng sẽ được triển khai.

 “Về cơ bản chính sách này sẽ được triển khai trong tháng 4 nhất là gói hỗ trợ thực hiện 1 lần và chi trọn gói. Còn những đối tượng có quan hệ lao động sẽ được triển khai thông qua hệ thống doanh nghiệp và xác nhận của hệ thống chính quyền địa phương. Thời điểm có hồ sơ, sau 5 ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải giải quyết", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin thêm. (Thoibaotaichinhvietnam.vn 14/4)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Dự kiến Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XIV: Sẽ kết hợp họp trực tuyến với họp tập trung

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa có văn bản gửi các đại biểu Quốc hội thông báo về Kỳ họp thứ Chín, trong đó nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ tổ chức Kỳ họp tới theo hình thức họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

 Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong thời gian qua, mặc dù có ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đã rất cố gắng trong chuẩn bị các nội dung cũng như các điều kiện bảo đảm của Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XIV. Tuy nhiên, việc chuẩn bị, tổ chức, tiến hành kỳ họp trong điều kiện hiện nay cần được cân nhắc kỹ.

 Căn cứ các quy định của pháp luật, tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến tổ chức Kỳ họp thứ Chín theo hình thức họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Kỳ họp dự kiến khai mạc trong khoảng ngày 20 - 25.5.2020 và chia thành hai đợt.

 Cụ thể, đợt 1 sẽ họp trực tuyến (dự kiến họp trong khoảng 5 - 7 ngày) qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu Quốc hội ở địa phương nào sẽ tham dự ở điểm cầu tại địa phương đó. Đại biểu công tác tại Hà Nội (dự kiến khoảng 165 người) sẽ tham dự họp tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với việc bố trí khoảng cách ngồi phù hợp, bảo đảm yêu cầu của công tác phòng, chống dịch. Việc thực hiện họp trực tuyến vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về kỳ họp Quốc hội.

 Thực tế cũng cho thấy, đã có nhiều hội nghị trực tuyến được tổ chức từ trụ sở Nhà Quốc hội đến 63 tỉnh, thành phố với chất lượng truyền hình ảnh, âm thanh khá tốt, có thể đáp ứng được yêu cầu phục vụ họp Quốc hội. Văn phòng Quốc hội đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan rà soát, tiếp tục nghiên cứu nâng cao chất lượng hệ thống trực tuyến, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và nâng cấp phần mềm biểu quyết được cài đặt trên thiết bị di động của đại biểu Quốc hội.

 Nội dung của đợt 1 là họp trù bị, khai mạc kỳ họp; những nội dung không mật đã được chuẩn bị kỹ lưỡng (như các dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám...); xem xét, quyết định một số vấn đề cấp thiết, như Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) hoặc một số chính sách, giải pháp liên quan đến phòng, chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh…

 Thời gian phát biểu, tranh luận của đại biểu theo quy định hiện hành. Đại biểu tại 63 điểm cầu ở địa phương đăng ký phát biểu qua đường dây nóng, bảo đảm các cuộc gọi đăng ký được thông suốt, không bị nghẽn mạng, kịp thời chuyển đến Chủ tọa điều hành. Việc biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp tại phiên trù bị được thực hiện bằng hệ thống điện tử (qua ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động). Trường hợp có những nội dung cấp thiết cần Quốc hội sớm quyết định có thể áp dụng một trong hai hình thức biểu quyết theo quy định: bằng hệ thống điện tử (qua ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động); bỏ phiếu kín (ghi phiếu và gửi về Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

 Trong đợt 2, sau khi công bố kết thúc dịch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ mời đại biểu Quốc hội về họp tập trung trong khoảng 7 - 10 ngày để xem xét các nội dung mật, biểu quyết thông qua luật, nghị quyết; bế mạc kỳ họp…

 Tổng Thư ký Quốc hội cũng cho biết, tại phiên họp thứ 44 (dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20.4 tới), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét tổng thể công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ họp để quyết định triệu tập kỳ họp và gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ Chín.

 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp, có cách thức phù hợp để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, vừa bảo đảm yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng ý kiến, kiến nghị của cử tri và tình hình thực tế ở địa phương; kiến nghị, đề xuất phương án để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Daibieunhandan.vn 15/4, Nguyễn Vũ)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Doanh nghiệp gặp khó, không thể chấp nhận "virus trì trệ"

Lắng nghe các ý kiến trước thềm Hội nghị toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sắp được tổ chức, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhắc lại ý kiến của Thủ tướng yêu cầu "không thể chấp nhận con virus trì trệ".

 Tham dự buổi làm việc sáng 15.4 tại Văn phòng Chính phủ có đại diện các hiệp hội doanh nghiệp theo ngành hàng như lương thực, gỗ và lâm sản…, các hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ, châu Âu, Hàn Quốc…, lãnh đạo các doanh nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, hàng không, du lịch… Trước đó, ngày 26.3, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đã làm việc với các hiệp hội doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác.

 Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng, Hội nghị toàn quốc Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp dự kiến được tổ chức cuối tháng 4 này, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã gây những thiệt hại lớn cho cộng đồng kinh doanh. Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân, đồng thời  tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người dân, bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội ứng phó dịch COVID-19.

 Bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp tin tưởng, đồng lòng cùng Chính phủ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, cuộc làm việc nhằm lắng nghe các ý kiến về tình hình đi vào cuộc sống của các chính sách hỗ trợ đã được Chính phủ, các bộ ngành triển khai, những bất cập, tồn tại, vướng mắc trong thực tế.

 “Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ lắng nghe, tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp. Trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh thời gian qua, niềm tin của người dân và doanh nghiệp rất lớn, chúng ta lấy niềm tin đó là cơ sở vươn lên mạnh mẽ. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đặt vấn đề sẽ phải tái cơ cấu lại như thế nào thời gian tới”, Bộ trưởng phát biểu.

 Tại buổi làm việc, các ý kiến cộng đồng doanh nghiệp đều đánh giá cao các giải pháp vừa qua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh dịch bệnh. Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu, ở thời điểm tháng 1, tháng 2, khi dịch bệnh vừa xâm nhập vào Việt Nam, có những ý kiến từ các doanh nghiệp châu Âu chưa đồng tình, quan ngại với các giải pháp của Chính phủ Việt Nam mà họ cho là quá chặt chẽ. Tuy nhiên, cho đến cuối tháng 2, tất cả đều thừa nhận các giải pháp này là cần thiết và đúng đắn để ngăn chặn dịch bệnh. Vấn đề các doanh nghiệp băn khoăn hiện nay là khi hết dịch, các chính sách sẽ thế nào cho phù hợp?

 Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu và Hội đồng Kinh doanh ASEAN-Hoa Kỳ cũng đánh giá cao các nỗ lực từ phía Chính phủ Việt Nam trong việc kịp thời xử lý các vướng mắc trong thời gian thực hiện cách ly xã hội vừa qua, như việc một số địa phương ngăn các phương tiện chuyên chở hàng hóa hay yêu cầu phải có giấy đi đường… “Chúng tôi biết rằng việc hướng dẫn, trao đổi với các địa phương từ Văn phòng Chính phủ không chỉ bằng các công văn mà còn bằng các cuộc điện thoại trực tiếp nữa”, đại diện doanh nghiệp Hoa Kỳ nói.

 Các đại biểu cũng nêu nhiều kiến nghị, đề xuất cụ thể liên quan tới việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trước mắt liên quan tới các quy định về thuế, tiền thuê đất, lãi suất, cơ chế quản lý đầu tư, cùng các các vấn đề dài hạn hơn như chống gian lận thương mại, buôn lậu, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực…, cũng như vướng mắc trong một số tình huống cụ thể mà doanh nghiệp đang gặp phải.

 “Việc cải cách hành chính, thời gian qua, Chính phủ đã làm tốt nhưng nhân dịp này cần làm tốt hơn nữa, như với việc làm thủ tục qua mạng”, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu phát biểu.

 Theo Bộ trưởng, dịch bệnh như hiện nay là chưa có tiền lệ, do đó, nhiều giải pháp ứng phó cũng là chưa có tiền lệ, nên việc các địa phương nếu có cách hiểu khác nhau cũng là bình thường. Vấn đề là phải theo dõi, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

 “Văn phòng Chính phủ rất sát sao, liên tục theo dõi công luận, các ý kiến phản hồi để trả lời, giải thích, tham mưu xử lý. Mục tiêu là làm sao để chính sách đi vào cuộc sống. Như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, không thể chấp nhận được “con virus trì trệ”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh. Văn phòng Chính phủ sẽ tổng hợp đầy đủ, phản ánh trung thực, đề xuất xử lý cụ thể với các kiến nghị và tiếp tục theo dõi việc thực hiện các chính sách trong thời gian tới. (Daibieunhandan.vn 15/4)Về đầu trang

IMF: Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,7% năm 2020 nhưng nhảy vọt lên 7% năm 2021

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới được công bố hôm 14/4, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã công bố các dự báo kinh tế ảm đạm trong năm nay: GDP của Hoa Kỳ giảm 5,9% và kinh tế chỉ tăng trưởng 1,2% ở Trung Quốc. Nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ giảm 3% vào năm 2020, đập tan thành quả là mức tăng trưởng 2,9% của năm ngoái.

 "Rất có khả năng năm nay kinh tế toàn cầu sẽ trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930", Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath nói trước báo cáo về Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất ", các tác động của nó sẽ còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ trước."

 "Cuộc khủng hoảng này là chưa từng có", Gita Gopinath viết, chỉ ra quy mô cực lớn của cú sốc, sự bất ổn liên tục, và sự bất lực của các biện pháp kích cầu truyền thống. Bởi lẽ, cuộc khủng hoảng "phần lớn là hệ quả của các biện pháp ngăn chặn cần thiết cho Covid-19".

 Trong năm khó khăn này, IMF coi châu Á mới nổi là một khu vực hiếm hoi có tốc độ tăng trưởng dương trong năm 2020, ở mức 1%. "Thị trường châu Á mới nổi sẽ chứng kiến tăng trưởng trong năm 2020 tương đối nghiệt ngã", IMF nói.

 Cùng lúc, GDP của sẽ Mỹ giảm 5,9% trong khi Nhật Bản giảm 5,2% giữa cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái. IMF cũng dự báo tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc giảm xuống 1,2% trong năm nay.

 Khác với Trung Quốc, Ấn Độ được nhìn dự báo tăng 1,9%, mặc dù con số này đã suy giảm mạnh từ mức 4,2% của năm ngoái.

 Tại Đông Nam Á, Việt Nam, Philippines và Indonesia dự kiến sẽ duy trì trạng thái tích cực, tăng trưởng lần lượt 2,7%, 0,6% và 0,5%. Thái Lan, trong khi đó, dự kiến sẽ suy giảm 6,7% và tăng trưởng của Malaysia được cho là giảm xuống âm 1,7%. 

IMF dự báo suy giảm mạnh cho tất cả các nền kinh tế tiên tiến lớn: giảm 6,5% cho Anh và giảm 7,5% cho khu vực đồng EUR. Ý - nơi bị ảnh hưởng nặng nề được dự báo sẽ giảm 9,1%. Hàn Quốc dự kiến sẽ đánh dấu mức giảm 1,2%, trong khi Singapore sẽ giảm 3,5%, IMF cho biết. 

Giả định cơ bản là đại dịch sẽ suy yếu dần trong nửa sau của năm 2020. Theo kịch bản đó, nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng 5,8% vào năm 2021 khi hoạt động kinh tế bình thường trở lại, được hỗ trợ bởi chính sách của chính phủ, báo cáo chỉ ra.

 Châu Á cũng dự kiến sẽ dẫn đầu thế giới khi hồi phục vào năm 2021, với Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 9,2%, trong khi Ấn Độ sẽ quay trở lại mức tăng trưởng 7,4%, báo cáo dự báo.

 ASEAN-5 - Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam - được dự đoán sẽ tăng trưởng trung bình 7,8% trong năm tới. Cụ thể, Việt Nam tăng trưởng 7%, Indonesia 8,2%, Malaysia 9%, Thái Lan 6,1% và Philippines 7,6%.

 Nhưng những yếu tố khó lường vẫn còn đó. "Những nỗ lực ngăn chặn, làm chậm sự lây lan của virus có thể cần phải thực hiện lâu hơn nửa đầu năm 2020, nếu đại dịch kéo dài dai dẳng hơn so với báo cáo ban đầu. Một khi các nỗ lực ngăn chặn được dỡ bỏ và mọi người bắt đầu di chuyển tự do hơn, virus lại có thể lây lan nhanh chóng từ các cụm dịch còn sót lại".

 Chuyên gia kinh tế trưởng Gopinath cho biết: "Sự phục hồi một phần dự kiến sẽ xảy ra vào năm 2021, với tốc độ tăng trưởng theo xu hướng trên, nhưng mức GDP sẽ vẫn nằm dưới xu hướng "tiền Covid-19", không quá chắc chắn về sức mạnh của sự phục hồi. Kết quả tăng trưởng tồi tệ hơn nhiều vẫn có khả năng xảy ra" - bà Gopinath lưu ý. (Cafef.vn 15/4)Về đầu trang

Hơn 50% DN không thể trụ lại trong 5 - 6 tháng tới nếu dịch COVID-19 vẫn phức tạp

Nếu dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, hơn 50% doanh nghiệp không thể trụ lại trong 5 - 6 tháng tới, 80% DN khó trụ vững sau 12 tháng.

 Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đã đưa ra chia sẻ trên trong báo Đầu tư số ra sáng nay (15/4). Nhiều doanh nghiệp đang cảm thấy lo lắng do ứng xử khác nhau của nhiều bộ, ngành, chính quyền địa phương.

 Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - cũng đang cảm thấy sốt ruột vì nhiều "cơ trong nguy" có thể bị vuột đi nếu quá trình ra quyết định, tư duy chính sách không theo kịp tình hình.

 Dự kiến Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp cả nước vào cuối tháng này, với chủ đề: "Tái khởi động nền kinh tế để vượt qua dịch bệnh". Hôm nay , VCCI sẽ làm việc với các DN để tiếp tục tập hợp ý kiến phục vụ hội nghị.

 Hầu hết DN đều đang gặp khó, nhưng hỗ trợ DN nào vào lúc này cũng là một bài toán đau đầu cho các cơ quan quản lý vì tiền có hạn. Theo TS. Lee Chang-hee - Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam: "Hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ, các cơ sở kinh doanh nhỏ sẽ giúp tăng khả năng chống chọi xã hội trước đại dịch".

 TS Lee Chang-hee cho hay, cùng với khu vực quốc doanh, các DN siêu nhỏ, cơ sở kinh doanh gia đình và nông hộ chính là loại hình kinh tế đã hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Họ có thể cung cấp chỗ dừng chân tạm thời cho những người lao động bị mất việc, phải trở về quê nhà. Họ là nguồn lực truyền thống giúp xã hội có khả năng chống chịu và họ sẽ lại một lần nữa thể hiện vai trò truyền thống này trong thời điểm đại dịch.

 TS. Lee Chang-hee cũng cho rằng: "Về lâu dài, vấn đề quan trọng mang tính chiến lược là cần chính thức hóa các DN phi chính thức để mở rộng cơ sở tiêu dùng trong nước và hỗ trợ lĩnh vực dịch vụ. Một đất nước với gần 100 triệu dân cần xây dựng thị trường nội địa thực chất do các DN trong nước dẫn dắt, đây là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để giúp nền kinh tế Việt Nam có khả năng chống chịu với những cú sốc bên ngoài". (Kênh VTV1 – Bản tin Tài chính Kinh doanh lúc 7h sáng 15/4)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Cứu trợ trong đại dịch

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết các nước trên thế giới. Chính phủ các nước đã tung ra các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tùy mức độ “giàu - nghèo” và đặc tính của từng nền kinh tế. Hầu hết các quốc gia đều sử dụng các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ và hỗ trợ xã hội với những đặc điểm như: quyết định rất nhanh kể cả ở cấp cao nhất; quy mô chính sách là rất lớn; phương pháp và cách thức triển khai chưa từng có tiền lệ; chấp nhận vượt quy định thông thường về kỷ luật tài chính, ngân sách...

 Ở nước ta, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ nền kinh tế chống chọi với dịch bệnh. Tổng giá trị quy đổi của các gói giải pháp tiền tệ, tài khóa theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào khoảng 330 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 14 tỷ USD và hiện Thủ tướng đã chỉ đạo nâng lên mức 22 tỷ USD.

 Cần nhìn vào một thực tế là ngân sách nhà nước rất căng thẳng do tác động kép của dịch Covid-19, giá dầu xuống thấp và hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo tính toán Bộ Tài chính, trong kịch bản tích cực nhất - dịch kết thúc trong quý II, thu ngân sách năm nay sẽ giảm 140 - 150 nghìn tỷ đồng. Về phần chi ngân sách cũng đang phải chịu một gánh nặng chi thường xuyên khổng lồ (chiếm khoảng 71% tổng chi). Ngoài ra, ngân sách còn phải chi trả lãi và gốc mặc dù thủ thuật kế toán đưa khoản chi trả nợ gốc ra khỏi bảng cân đối ngân sách.

 Trong bối cảnh nguồn lực có hạn như vậy, gói hỗ trợ của Chính phủ cho người dân và doanh nghiệp cần có những ưu tiên và định hướng cụ thể. Muốn xác định được ưu tiên, cần phải nhìn nhận khách quan về nền kinh tế thực của nước ta.

 Theo đó, ngoài nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp và các ngành dịch vụ thì nền công nghiệp chế biến nước ta là nền công nghiệp gia công, thực chất là dịch vụ công nghiệp, việc tăng tổng cầu để kích thích phía cung đối với trường hợp này không mang lại nhiều ý nghĩa. Các nhóm ngành khác như vận tải, khách sạn nhà hàng, vui chơi giải trí… cũng phụ thuộc cơ bản vào du khách, tức là phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh của thế giới.

 Trong những lúc khó khăn đã cho thấy nhóm ngành nông nghiệp luôn là trụ đỡ của nền kinh tế. Trong cơn hoang mang vì dịch bệnh, giữa sự sống và cái chết người dân đua nhau đi mua các sản phẩm nông nghiệp như gạo và các loại thực phẩm khác mà không mấy người đi mua nhà, hàng hiệu… Từ ngàn xưa “dĩ nông vi bản” là tâm huyết của người dân Việt. Mong rằng, sau cơn đại dịch, Chính phủ có cái nhìn khác về nhóm ngành này, không còn cho rằng tỷ trọng nông nghiệp trong GDP càng nhỏ thì đó là thành tích.

 Cùng với đó, gói hỗ trợ của Chính phủ cần hướng đến ưu tiên hơn đối với những doanh nghiệp thuộc các ngành có chỉ số lan tỏa và độ nhạy đến giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cao nhưng đang gặp khó khăn.

 Hiện trạng nền kinh tế cũng cho thấy khu vực kinh tế cá thể đang đóng góp nhiều nhất vào GDP (trên 30%), lệnh giãn cách xã hội là rất đúng đắn nhưng cũng gây ảnh hưởng cực lớn đến khu vực này, như vậy họ cũng cần được hỗ trợ từ Chính phủ.

 Giá điện và giá xăng dầu giảm sẽ có tác động rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, sự giảm giá các sản phẩm thiết yếu cho cả sản xuất và tiêu dùng này thực ra có hiệu quả hơn cả các gói cứu trợ. Giá xăng dầu đã giảm sâu là tín hiệu rất tích cực và hợp lý. Nhưng giá điện giảm 10% của 300 kW đầu tiên trong 3 tháng (4, 5, 6) tức là giảm từ 9 - 62 nghìn đồng/hộ/tháng là không hợp lý, có cảm giác ngành điện chia sẽ gánh nặng với Chính phủ và người dân một cách đầy miễn cưỡng và hời hợt.

 Cuối cùng và cũng vô cùng quan trọng, đó là Chính phủ cần có những giải pháp để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận gói hỗ trợ với thủ tục đơn giản nhất, tinh gọn nhất, đồng thời tránh được rủi ro đạo đức đối với những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này. Có như vậy, các chính sách hỗ trợ mới có ý nghĩa và đạt hiệu quả cao nhất. (Daibieunhandan.vn 15/4, TS. Bùi Trinh)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Bí thư Vương Đình Huệ: "Tham nhũng vặt" làm xói mòn lòng tin, rất nguy hiểm

Ngày 14-4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Nội chính Thành ủy và các cơ quan khối nội chính TP Hà Nội về kết quả thực hiện nhiệm vụ thời gian qua; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

 Tại cuộc làm việc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Thế Toàn cho biết thời gian qua, Ban Nội chính Thành ủy đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nội chính TP, chủ động tham mưu cho Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác nội chính, cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn.

 Thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy về "Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020", Ban Nội chính Thành ủy đã phối hợp, đề xuất đưa 15 vụ việc, vụ án vào diện Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy tập trung chỉ đạo giải quyết.

 Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội không chỉ tổng hợp mà còn tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết đơn, thư. Đã theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết 36 vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng và các vụ án, vụ việc khác nghiêm trọng, phức tạp được dư luận quan tâm. Trong năm 2019 và quý I-2020, có 13 vụ việc, vụ án đã được giải quyết xong. Ban đang tiếp tục theo dõi, đôn đốc giải quyết 23 vụ việc, vụ án còn lại.

 Tuy nhiên, công tác nội chính còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Trong đó, việc thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, tính chủ động trong tự kiểm tra, phát hiện sai phạm còn hạn chế.

 Một số lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng cao chưa có biện pháp hữu hiệu để phát hiện và xử lý triệt để. Nạn sách nhiễu, "tham nhũng vặt" còn diễn ra... Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp, tỷ lệ thi hành án chưa đạt yêu cầu.

 Kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định công tác nội chính đạt được nhiều kết quả nổi bật, nhất là sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đối với việc giải quyết các vụ việc, vụ án nghiêm trọng; các vụ án lớn được Trung ương giao; không để tội phạm có tổ chức tồn tại trên địa bàn...

 Theo Bí thư Vương Đình Huệ, Ban Nội chính Thành ủy đã tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng tập trung những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm dễ nảy sinh... Đặc biệt, Ban Nội chính Thành ủy đã tham mưu để Ban chỉ đạo cải cách tư pháp của TP ban hành Đề án số 56-ĐA/BCĐ ngày 25-11-2019 về "Đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý tình trạng tiêu cực, gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn thành phố". Đây là nội dung rất có ý nghĩa, bởi "tham nhũng vặt" làm xói mòn lòng tin, rất nguy hiểm… nên phải có biện pháp ngăn chặn.

 Nhấn mạnh công tác nội chính còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chỉ đạo cần tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, ý thức của Ban Nội chính Thành ủy và các cơ quan khối nội chính về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác nội chính; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng gắn với xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị; bảo đảm tuyệt đối an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cho Thủ đô phát triển.

 Tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong phòng, chống tham nhũng; tăng cường công tác điều tra, xét xử các vụ án; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân.

 Bí thư Vương Đình Huệ yêu cầu Ban Nội chính Thành ủy phối hợp với Ban Cán sự đảng UBND thành phố giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài trên tinh thần thượng tôn pháp luật; tăng cường công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo gắn với sàng lọc cán bộ cho nhiệm kỳ mới; nắm chắc tình hình liên quan đến chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, kịp thời tham mưu, đề xuất phòng ngừa, giải quyết các vấn đề phức tạp mới, không để phát sinh "điểm nóng". (Nld.com.vn 14/4, B.H.Thanh) Về đầu trang

Bộ TT&TT khuyến cáo cơ quan Nhà nước không nên dùng Zoom để họp

Ngày 14/4, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&T)  đã phát cảnh báo các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân về nguy cơ mất an toàn thông tin từ phần mềm họp trực tuyến Zoom.

 Trong văn bản cảnh báo, Cục An toàn Thông tin cho biết nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin trong cơ quan hành chính Nhà nước và cảnh báo các nguy cơ mất an toàn thông tin cho các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân, Cục An toàn thông tin cảnh báo về các nguy cơ khi sử dụng phần mềm họp trực tuyến Zoom.

 Cụ thể, ngày 14/4, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin ghi nhận có hơn 500.000 tài khoản Zoom bị lộ lọt thông tin cá nhân của người sử dụng, trong đó bao gồm: email, mật khẩu, đường dẫn URL các cuộc họp và mật khẩu kèm theo.

 Theo Cục An toàn thông tin, hiện nay, Zoom đang là phần mềm phổ biến cho học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa. Tuy nhiên, phần mềm này tồn tại một số lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng như: mã hóa dữ liệu đầu cuối kém, dễ dàng bị dò quét ID cuộc họp, lỗ hổng liên quan đến đường dẫn UNC (Universal Naming Convention).

 Từ đầu năm 2020, nhiều lỗ hổng bảo mật của Zoom đã được công bố mã lỗ hổng (trong đó có lỗ hổng chưa được nhà cung cấp xử lý triệt để) như: CVE-2020-11500, CVE-2020-11469, CVE-2020-11470… với nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau.

 Thông qua những lỗ hổng trên, tin tặc có thể truy cập bất hợp pháp vào các phòng họp, theo dõi, truyền bá các thông tin xấu độc, đánh cắp thông tin hoặc cài đặt mã độc trực tiếp trên máy tính người dùng.

 Cục An toàn thông tin khuyến cáo các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước không nên sử dụng phần mềm Zoom để phục vụ các buổi họp trực tuyến tại đơn vị mình nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, đặc biệt là bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác cân nhắc cẩn thận khi sử dụng phần mềm họp trực tuyến Zoom cho các hoạt động học trực tuyến, trao đổi trực tuyến hoặc các tổ chức hội họp khác.

 Cục An toàn thông tin cho rằng nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm phần mềm học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa do doanh nghiệp uy tín sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm do doanh nghiệp uy tín trong nước cung cấp như Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, VNG, CMC, Nhân Hòa… (VTV.vn 15/4)Về đầu trang

BHXH đề xuất tạm dừng giải quyết hồ sơ ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội một lần

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TBXH về tình trạng lạm dụng chính sách bảo hiểm xã hội của người lao động.

 Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) cho phép cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp tạm thời không nhận hồ sơ của người lao động ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận hộ tiền hưởng trợ cấp, trừ trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn lao động không thể đến cơ quan BHXH (có Giấy xác nhận của cơ sở y tế về tình trạng sức khỏe của người ủy quyền) để tránh lạm dụng và việc mua bán lừa đảo đang diễn ra.

 Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, sổ bảo hiểm xã hội được cấp và giao cho từng người lao động giữ để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

 Việc mua bán, chuyển nhượng hoặc cầm cố, thế chấp sổ bảo hiểm xã hội là các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua, tại một số tỉnh, thành phố có tình trạng đối tượng mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội lập ra các trang Facebook, công khai số điện thoại để rao thu mua, thanh lý sổ bảo hiểm xã hội trước thời hạn của người lao động nhằm trục lợi.

 Trước thực trạng trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, Công an, lao động, Công đoàn… cơ quan thông tấn báo chí tại địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến đông đảo người lao động và nhân dân về các quy định của của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

 Đồng thời, khuyến cáo người lao động không thực hiện mua bán sổ bảo hiểm xã hội, ký hợp đồng ủy quyền giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người khác nếu không có lý do chính đáng; phối hợp với cơ quan công an điều tra hành vi mạo danh tài khoản Facebook mang tên cơ quan bảo hiểm xã hội của các đối tượng xấu để xử lý theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành. (VTV.vn 15/4)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Hải quan phấn đấu kết nối 60 dịch vụ công trực tuyến

"Thực hiện Quyết định 274/QĐ-TTg triển khai đề án Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG), Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan thực hiện việc triển khai kế hoạch tích hợp phấn đấu kết nối 60 dịch vụ công (DVC) trực tuyến mức độ 3, 4 tích hợp, cung cấp trên Cổng DVCQG trong năm 2020".

 Đây là chia sẻ của ông Lê Đức Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) với PV TBTCO. Theo ông Đức Thành, việc tích hợp DVC trực tuyến của ngành Hải quan lên Cổng DVCQG sẽ giúp người dân, doanh nghiệp (DN) có thêm phương án thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực hải quan qua đó giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh.

 Ông Đức Thành cho biết, thưc hiện chủ trương Chính phủ điện tử và các chương trình cải cách hiện đại hóa hải quan theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, đến nay, ngành Hải quan đã xây dựng và triển khai được hệ thống DVC trực tuyến đủ mạnh, là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu tích hợp DVCQG…

 "Thống kê đến hết quý I/2020, ngành Hải quan đã cung cấp 171/192 DVC trực tuyến mức độ 3 và 4, chiếm 89% tổng số TTHC của ngành Hải quan. Trong đó, có 162 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đã được cung cấp DVCTT trực tuyến ở mức độ 4 (đạt tỷ lệ 84,4%), đáp ứng chỉ đạo của Bộ Tài chính và mục tiêu Chính phủ đề ra”, ông Lê Đức Thành cho hay.

 Liên quan đến DVCQG, theo ông Lê Đức Thành, tính đến tháng 4/2020, ngành Hải quan đã lựa chọn và chính thức kết nối 2 DVC trực tuyến là “hủy tờ khai hải quan” và “khai bổ sung tờ khai hải quan” tích hợp DVCQG.

  Sau gần 4 tháng đi vào hoạt động (từ ngày 9/12/2019), đến nay, Cổng DVCQG đã cung cấp 228 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, trong đó cơ quan hải quan đóng góp 2 dịch vụ. Cổng DVCQG đã có hơn 104.000 tài khoản đăng ký; 27,7 triệu lượt truy cập; có trên 23.000 hồ sơ xử lý thành công.

 Lý do lựa chọn 2 dịch vụ nêu trên để tích hợp DVCQG đầu tiên, ông Lê Đức Thành cho hay, đây là DVC trực tuyến hải quan có nhiều người dân, DN thực hiện và đã được ngành Hải quan triển khai cung cấp theo hình thức trực tuyến 24/7 trên phạm vi toàn quốc từ 1/3/2017.

 Thống kê từ 1/3/2017 đến đầu tháng 3/2020, có tổng cộng gần 230.000 hồ sơ của người dân, DN gửi đến liên quan đến 2 DVC trực tuyến kể trên được cơ quan hải quan tiếp nhận, giải quyết. Trong đó, có 95.201 hồ sơ “hủy tờ khai hải quan” và 134.507 hồ sơ “khai bổ sung tờ khai hải quan”.

 Đề cập đến mục tiêu tích hợp DVCQG trong năm 2020, cũng theo ông Lê Đức Thành, đây nhiệm vụ rất thách thức trong khi hiện nay cơ quan hải quan mới tích hợp được 2 dịch vụ.

 Về lợi tích của DVCQG, ông Lê Đức Thành đánh giá, việc kết nối DVC trực tuyến hải quan lên Cổng DVCGQ giúp người dân, DN có thêm phương án thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, ngoài việc thực hiện qua Hệ thống DVC trực tuyến của ngành Hải quan như hiện nay.

 Đặc biệt, việc tích hợp DVC trực tuyến của ngành Hải quan lên Cổng DVCQG sẽ giúp người dân thực hiện được đồng thời nhiều thủ tục chỉ thông qua một đầu mối. Trong khi trước đây, DN thực hiện DVCTT của ngành Hải quan sẽ vào hệ thống của cơ quan Hải quan, sau đó muốn thực hiện tiếp DVCTT ở lĩnh vực khác lại phải đăng nhập vào từng hệ thống của cơ quan quản lý đó…

 Hiện nay, ngành Hải quan đang rà soát, đánh giá tổng thể hoạt động DVC trực tuyến hải quan, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, doanh nghiệp công nghệ thông tin xây dựng kế hoạch triển khai… Trên cơ sở kế hoạch, Tổng cục Hải quan sẽ đánh giá, báo cáo Bộ Tài chính phương án triển khai để từng bước tích hợp DVCGQ theo đúng kế hoạch.

 “Trước mắt, Tổng cục Hải quan đã đăng ký thực hiện kết nối thêm 60 DVC trực tuyến lên Cổng DVCQG. Trong đó sẽ ưu tiên tích hợp một số thủ tục được người dân, DN quan tâm: thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển, thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu, thủ tục thành lập địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất…”, ông Lê Đức Thành cho biết thêm. (Thoibaotaichinhvietnam.vn 14/4, Ngọc Linh) Về đầu trang

Đà Nẵng: Cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh

Thời gian qua, Đà Nẵng đã có nỗ lực vượt bậc về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là trong cung ứng dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân công dân. Hoạt động này đã góp phần thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính; tạo điều kiện, nền tảng cho công tác xây dựng Chính quyền điện tử; hướng đến xây dựng Đà Nẵng thành đô thị thông minh, hiện đại.

 Cổng dịch vụ công trực tuyến TP Đà Nẵng từ khi đưa vào hoạt động cho đến nay đã tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân công dân trên địa bàn thành phố; góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; giúp Đà Nẵng 11 năm liền (2009 - 2019) giữ vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ICT Index).

 Hiện nay, tổng số thủ tục hành chính trên địa bàn Đà Nẵng là 1.273 thủ tục hành chính (TTHC); trong đó có 847 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, chiếm hơn 66,5%. Cụ thể: các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố đã triển khai 788 TTHC cung ứng mức độ 3; 59 TTHC cung ứng mức 4 (Sở Nội vụ, Báo cáo cải cách hành chính quý I-2020). Tất cả các sở ngành, UBND các quận, huyện, phường, xã có giải quyết TTHC cho công dân, tổ chức đã đưa vào ứng dụng phần mềm một cửa điện tử, hỗ trợ quá trình tiếp nhận, luân chuyển, xử lý hồ sơ thủ tục nhanh chóng và thuận tiện.

 Bên cạnh đó, 100% cơ quan trên địa bàn thành phố (trừ UBND huyện Hoàng Sa) đã có mạng số liệu chuyên dùng riêng của chính quyền thành phố và kết nối Internet tốc độ cao; 100% hộp thư điện tử đơn vị được sử dụng hằng ngày; 100% lãnh đạo đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thường xuyên... Như vậy, có thể khẳng định rằng hạ tầng tương đối đầy đủ, hiện đại, sẵn sàng cho xây dựng Chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng.

 Hiện nay, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân công dân không cần phải trực tiếp đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính để yêu cầu giải quyết công việc mà có thể thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến (https://dichvucong.danang.gov.vn) để thực hiện TTHC. Cổng dịch vụ trực tuyến này đã tích hợp đầy đủ các dịch vụ công của các sở, ban, ngành; quận, huyện, phường xã và các cơ quan trung ương đóng chân trên địa bàn Đà Nẵng. Thông qua Cổng dịch vụ trực tuyến này, người dân có thể tìm hiểu TTHC liên quan đến nhu cầu, công việc của mình; tải biểu mẫu, tờ khai để điền thông tin, hoàn thiện hồ sơ và nộp qua môi trường mạng đối với dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3. Và đối với dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4, có thể thanh toán trực tuyến, tích hợp phiếu thu điện tử và nhận kết quả trực tuyến hoặc trực tiếp tại nhà thông qua bưu điện.

 Như vậy, có thể khẳng định rằng việc xây dựng Chính quyền điện tử nói chung và cung ứng dịch vụ công trực tuyến nói riêng đem lại rất nhiều tiện ích. Trong đó, lợi ích lớn nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân công dân, giảm thời gian giải quyết thủ tục, tránh phiền hà, tránh đi lại nhiều lần, giảm chi phí tuân thủ TTHC. Điều này không những mang lại thuận tiện cho nhân dân và doanh nghiệp mà còn giảm áp lực giấy tờ công việc lên các cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt trong thời điểm dịch Covid- 19 bùng phát như hiện nay, để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân, hạn chế tập trung đông người, thực hiện tốt việc kiểm soát hiệu quả sự lây lan dịch bệnh, TP Đà Nẵng đã có chủ trương tạm dừng việc tiếp nhận trực tiếp hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp kể từ ngày 2-4 đến hết ngày 15-4. Việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến không những là phương án lý tưởng trong hoạt động của cơ quan hành chính và xử lý yêu cầu của tổ chức, cá nhân công dân trên địa bàn TP Đà Nẵng mà còn là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay. (Cadn.com.vn 14/4, Trương Thị Điệp) Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Đường “Nhuệ” tại Thái Bình

Chiều tối 14/4, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm của Chính phủ yêu cầu làm rõ những vi phạm pháp luật của Đường “Nhuệ”, tức Nguyễn Xuân Đường.

 Thông báo nêu rõ: Theo phản ánh của các cơ quan báo chí, đối tượng Đường “Nhuệ”, tức Nguyễn Xuân Đường, trú tại thành phố Thái Bình cùng đồng phạm có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật trong thời gian qua, làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

 Do đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Phòng chống tội phạm của Chính phủ nêu rõ: Đây là vụ án được dư luận xã hội rất quan tâm và hoan nghênh Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã kịp thời khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam các đối tượng để điều tra đối với hành vi “cố ý gây thương tích” của Nguyễn Xuân Đường và đồng phạm.

 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ  yêu cầu Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm tỉnh Thái Bình chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ hành vi phạm tội “cố ý gây thương tích” của các đối tượng. Bên cạnh đó, cần mở rộng điều tra đối với các hành vi có dấu hiệu phạm tội hoạt động có tổ chức, mang tính chất “xã hội đen” của nhóm đối tượng này, đã được các cơ quan báo chí thông tin trong những ngày qua, xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

 Báo cáo kết quả điều tra bước đầu lên Ban Chỉ đạo 138/CP của Chính phủ (qua Thường trực Ban chỉ đạo) trước ngày 30/4/2020 để tập hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. (Baochinhphu.vn 14/4, Lê Sơn) Về đầu trang

Vụ án Đường "Nhuệ": Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, nếu có tình trạng bảo kê, chống lưng sẽ xử lý ngay

Trả lời Báo điện tử Tổ Quốc chiều tối 14/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết, "Kể từ hôm xảy ra vụ việc, Bộ Công an đã có chỉ đạo liên tục đối với Công an tỉnh Thái Bình".

 Những ngày này, thông tin Công an tỉnh Thái Bình khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 vợ chồng Giám đốc Công ty TNHH Đường Dương (Nguyễn Thị Dương và Nguyễn Xuân Đường (Đường "Nhuệ"), ở 366 Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, Thái Bình) và 4 đồng phạm về tội "cố ý gây thương tích" đang được dư luận quan tâm, đánh giá rất cao, ghi nhận những chiến công bước đầu của lực lượng Công an nhân dân, Công an Thái Bình.

 Điều đáng nói là từ vụ việc này, dư luận đang mong chờ cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ hàng loạt các hành vi có dấu hiệu phạm pháp khác của cặp vợ chồng đại gia này như: cho vay nặng lãi, bảo kê, mua bán bất động sản không minh bạch... vốn gây nhiều bức xúc cho người dân tỉnh Thái Bình nhiều năm qua.

 Chia sẻ nhanh với Báo Điện tử Tổ Quốc về những chỉ đạo của Bộ Công an đối với vụ án trên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết, đấu tranh với tội phạm là công việc của ngành Công an nên ngay khi vụ án xảy ra lãnh đạo Bộ Công an đã có chỉ đạo ngay và liên tục đối với Công an tỉnh Thái Bình. Hiện vụ án đang trong quá trình điều tra. Lực lượng Công an đang tập trung khẩn trương điều tra theo quy định của pháp luật.

 Về câu hỏi phóng viên đặt ra là liệu có vấn đề bảo kê, chống lưng cho băng nhóm Đường "Nhuệ" hay không, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết: "Sự việc đang được điều tra, nếu có tình trạng này sẽ phải xử lý ngay. Người dân có thể đặt ra rất nhiều tình huống nhưng tất cả đều phải làm việc, điều tra theo quy định của pháp luật".

 Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, lực lượng Công an đang trực tiếp điều tra các vụ án cần phải chấp hành các quy định trong quá trình điều tra để ngăn chặn tội phạm, giữ gìn cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho người dân để làm sao giảm được tội phạm trong xã hội.

 "Đối với vụ việc đã xảy ra rồi thì phải khẩn trương đấu tranh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật", Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu.

 Trước đó, trao đổi với Báo Điện tử Tổ Quốc về vụ việc này, một lãnh đạo Công an Tỉnh Thái Bình cũng cho biết, vụ án đang trong quá trình điều tra. Đặc biệt, hai đối tượng trong băng nhóm này rất cộm cán, đàn em của chúng ở bên ngoài còn rất nhiều nên lực lượng Công an phải sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ phức tạp.

 Lực lượng Công an tỉnh đang tập trung củng cố các chứng cứ liên quan đến vụ việc gây thương tích, bắt tất cả những trường hợp có liên quan đến vụ việc, còn những vấn đề, vụ việc khác thì sẽ tiếp tục nghiên cứu sau.

 "Vụ việc được phát hiện qua đơn thư tố giác của người bị hại, nhưng thực tế chúng tôi đã có chủ trương, sự chủ động xử lý từ trước", lãnh đạo này nói.

 Còn về việc liệu có cán bộ chống lưng, bảo kê cho băng nhóm này hoạt động hay không, lãnh đạo Công an cho hay, hiện lực lượng Công an  anh em đang tiến hành điều tra tích cực với tinh thần là làm kiên quyết, đúng pháp luật, tội đến đâu sẽ bị xử đến đấy và chắc chắn sẽ không có ai can thiệp được việc này. (Toquoc.vn 15/4, Hà Giang)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Thủ tướng New Zealand và các Bộ trưởng tự cắt giảm lương do dịch COVID-19

 Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 15/4 tuyên bố nội các của bà sẽ cắt giảm 20% lương trong vòng 6 tháng do đất nước đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19.

 Thủ tướng Ardern cho biết việc cắt giảm lương không giúp thay đổi được tình trạng tài chính của Chính phủ nhưng là thể hiện trách nhiệm của lãnh đạo và là sự ghi nhận những khó khăn nhiều người dân New Zealand đang phải đối mặt. Việc cắt giảm lương 20% cũng sẽ được áp dụng đối với các công chức lãnh đạo.

 Bên cạnh các chương trình hỗ trợ trị giá 20 tỷ NZD (12 tỷ USD) để giúp người dân vượt qua các khó khăn trong mùa dịch COVID-19, Chính phủ New Zealand công bố một gói hỗ trợ mới trị giá 3,2 tỷ Dollar New Zealand (1,8 tỷ USD) dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm ưu đãi thuế, tư vấn kinh doanh, và hỗ trợ người cho thuê và thuê nhà.

 Tính đến sáng 15/4, New Zealand ghi nhận thêm 20 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 1.386 ca, với 9 ca tử vong. (VTV.vn 15/4)Về đầu trang

SỐC: Nước Mỹ có thể phải giãn cách xã hội đến năm 2022

Nếu trở thành hiện thực, đây sẽ cú sốc với Tổng thống Trump khi ông tuyên bố: "Nước Mỹ sinh ra không phải là để đóng cửa".

 Nước Mỹ có thể phải chấp nhận các biện pháp giãn cách xã hội, ví dụ như quy định ở trong nhà và đóng cửa trường học, cho tới năm 2022. Đây là một kịch bản vừa được một số nhà nghiên cứu tại Mỹ đưa ra.

 Đây là thông tin rất đáng chú ý vừa được các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng T.H. Chan thuộc Đại học Harvard công bố trên tạp chí Science hôm thứ Ba vừa qua. Theo CNN, điều này hoàn toàn trái ngược với nghiên cứu được Nhà Trắng đưa ra rằng có thể chấm dứt đại dịch COVID-19 vào mùa Hè năm nay.

 Để đưa ra kịch bản nói trên, nhóm nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard đã sử dụng những thông tin liên quan đến COVID-19 cũng như các chủng virus Corona khác.

 "Giãn cách xã hội theo từng đợt có thể sẽ được áp dụng đến năm 2022. Điều này sẽ xảy ra trừ khi năng lực chăm sóc đặc biệt được gia tăng đáng kể, hay tìm ra một loại vaccince điều trị. Kể cả trong trường hợp đã dập được dịch, vẫn cần có sự duy trì giám sát SARS-CoV-2 vì lây lan dịch bệnh có thể xuất hiện trở lại vào cuối năm 2024", nghiên cứu nêu rõ.

 Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh việc SARS-CoV-2 sẽ quay trở lại nhanh sau khi lệnh giãn cách xã hội được gỡ bỏ. "Nếu việc giãn cách xã hội được thực hiện theo từng đợt, thì điều này có thể phải thực hiện trong vài năm. Rõ ràng đây là một khoảng thời gian dài", tiến sỹ Marc Lipsitch, một tác giả của nghiên cứu trên và cũng là Giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng của Harvard nói với báo chí. (VTV.vn 15/4)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More