Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 16-12-2019

Post date: 16/12/2019

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1. Đưa "người tài" du học là kiểu đầu tư tràn lan, không quan tâm thu hồi vốn. 1

2. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: Sáp nhập huyện, xã là cơ hội đánh giá lại cán bộ, công chức. 3

3. Hợp nhất đơn vị, sở, ngành: Phải tránh “giữ người nhà, đá người tài”. 5

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH.. 7

4.“Đừng sợ dân giàu”. 7

QUẢN LÝ.. 9

5. Chính phủ truy "nợ" 9 bộ. 9

6. Việt Nam sẽ có hộ chiếu gắn chip điện tử từ 7/2020?. 10

7.Đề xuất đấu giá biển số xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia. 10

8.  Việt Nam trở thành nước có dân số siêu già vào năm 2050. 11

9. Thưởng Tết Kỷ Hợi: Khối sản xuất nỗ lực duy trì bằng hoặc cao hơn năm trước. 11

10.Quảng Bình: Xử lý trách nhiệm người đứng đầu. 12

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 12

11.  Đề xuất rút ngắn việc cấp phép xây dựng. 12

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 13

12.Thủ tướng cách chức Chủ tịch tỉnh Khánh Hoà. 13

13.  Khánh Hoà: Làm việc cả Chủ nhật để rà soát, khắc phục sai phạm.. 14

14. Thanh Hóa: Đình chỉ công tác Bí thư và Phó Chủ tịch xã vì bị tố đánh bạc ở trụ sở. 15

15.  Long An: Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy không có bằng cấp 3. 15

16. TPHCM: Miễn nhiệm Phó Chủ tịch HĐND quận Thủ Đức vì xây nhà không phép. 16

THẾ GIỚI 17

17. Thưởng cuối năm của công chức Nhật Bản giảm 3,1%.. 17

18.  Singapore thử nghiệm robot tuần tra an ninh. 18

 TIÊU ĐIỂM

Đưa "người tài" du học là kiểu đầu tư tràn lan, không quan tâm thu hồi vốn

4 con lãnh đạo của tỉnh Quảng Ngãi đi du học bằng ngân sách, nhưng sau khi tốt nghiệp lại không về như cam kết và bị yêu cầu trả lại tiền. Từ câu chuyện này, Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền – đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia) chỉ ra những bất cập trong chính sách cấp học bổng, đưa cán bộ đi du học nước ngoài hiện nay và lý do “người tài chưa muốn trở về cống hiến".

 Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền cho biết: "Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách thu hút nhân tài, trong đó có việc cấp học bổng để tuyển chọn người có năng lực đi du học. Ví dụ, chính sách đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được Chính phủ ban hành đầu tiên theo Quyết định số 599 QĐ/TTg ngày 17.4.2013 với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cao trình độ thạc sĩ cho các cơ quan đơn vị nhà nước với số lượng đề ra là 1.650 người, và sau đó được thay bằng Quyết định 89/QĐ-TTg 2019.

 Tuy nhiên, đến nay đã có 6 năm đề án này được triển khai nhưng hiệu quả và tính khả thi của nó thì chưa một báo cáo nào công khai. Trong khi thực tế cho thấy không ít người được đưa đi đào tạo bằng ngân sách nhà nước, bằng tiền đóng góp của nhân dân, lại không trở về nước như cam kết mà tìm cách ở lại nước ngoài".

 Phải chăng chính sách quản lý đối tượng này bị buông lỏng, hay lý do nào khác khiến những người đã được đào tạo ở quốc gia phát triển không muốn quay về, thưa ông?

 - Kinh nghiệm cá nhân tôi, một người đang học ở nước ngoài, tôi đã chứng kiến khá nhiều trường hợp đi học theo ngân sách nhà nước dù họ có chức vị và có hướng phát triển tốt trong tương lai nếu quay trở về. Nhưng họ không lựa chọn con đường đó. Họ tìm cách chạy chọt, thậm chí trả lại chi phí được đào tạo cho nhà nước để tìm con đường ở lại.

 Lý do được đưa ra thì có muôn vàn, như cho tương lai của con, hay cuộc sống nước ngoài văn minh, lương thưởng xứng đáng với sức lao động, có điều kiện phát huy năng lực bản thân, chế độ an sinh tốt..., dù họ biết rằng để thành công và đạt được những thành tựu ở nước ngoài, cái giá phải trả không hề nhỏ. Và họ chấp nhận đánh đổi để ở lại.

 Vậy trong số bạn bè của ông, có ai đi du học bằng ngân sách, sau đó trở về nước làm việc và bây giờ họ đang ra sao?

 - Đương nhiên, trong số bạn bè của tôi, hoặc tôi quen biết, nhiều người ở lại và có không ít người đã trở về. Có người tốt nghiệp tiến sĩ ở trường top 10 của Úc, top 200 thế giới nhưng về Việt Nam họ cũng không khác gì với các tiến sĩ trong nước, dù các công trình nghiên cứu của họ được xuất bản ở những tạp chí khoa học danh tiếng và được thế giới công nhận.

 Tức là lương của họ cũng nhân theo hệ số, công việc thì sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về. Các quan điểm hay đề xuất đưa ra thường bị bác bỏ theo cách này hay cách kia, dẫn đến tập thể cho mình là khác người, rồi dần dần họ bị cô lập trong môi trường đó. Cạnh tranh học thuật không có.

 Những phàn nàn chung của họ là không có môi trường học thuật để phát triển, bè phái, dẫn đến mâu thuẫn trong chuyên môn. Nhiều bạn tôi đã phải cố ở lại làm việc cho đủ quy định rồi tìm cách xin bỏ cơ quan nhà nước để ra ngoài làm cho các tập đoàn tư nhân vì không bị mai một chuyên môn và được đối đãi trọng dụng tốt hơn.

 Theo ông điều gì là quan trọng nhất để giữ chân người tài ngoài việc đầu tư tiền tỉ để đưa họ ra nước ngoài học như hiện nay?

 - Chúng ta có cơ chế chính sách ở vĩ mô khá tốt, nhưng khi thực thi ở các đia phương thì có nhiều bất cập. Chúng ta mới tìm cách đưa đi nhưng lại chưa có giải pháp dụng họ khi trở về.

 Đây là một kiểu đầu tư mà không quan tâm đến thu hồi vốn. Cho đi tràn lan theo kiểu cho đủ chỉ tiêu không cần quan tâm đến việc khai thác và sử dụng họ thế nào để phát huy năng lực, để họ phục vụ lại cho đơn vị, tổ chức của mình. Vì vậy người được đưa đi đào tạo cũng không thấy phải có trách nhiệm với chính tổ chức hay đơn vị đã cử mình đi học.

 Tôi cho rằng quan trọng nhất là cho họ thấy trách nhiệm, giá trị của họ.

 Hơn tất thảy phải đặt họ đúng vị trí để có thể phát huy được năng lực của mình. Không gì quý giá hơn được phụng sự cho đất nước nhưng điều quan trọng hơn là ai thật sự cần họ? Môi trường làm việc có giúp họ phát huy khả năng? Chế độ lương thưởng và chính sách đãi ngộ có tương xứng? Tất cả những câu hỏi đó là điều trăn trở không phải của riêng ai.  (Laodong.vn 15/12)Về đầu trang

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: Sáp nhập huyện, xã là cơ hội đánh giá lại cán bộ, công chức

Ai làm được việc thì bố trí vào bộ máy mới. Còn ai không làm được việc thì đây cũng là dịp để phân loại đánh giá để thực hiện các chính sách đã ban hành như tinh giản biên chế, thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi, không đủ điều kiện tái cử thì chờ đến tuổi nghỉ hưu.

 Dự kiến giai đoạn 2019-2021 sẽ có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thực hiện đề án sắp xếp các huyện, xã. Theo đó, kết thúc đợt sáp nhập này sẽ giảm được khoảng 10.000 cán bộ, công chức và khoảng 6.000 người hoạt động không chuyên trách. Trao đổi với Lao Động, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết: Việc sáp nhập huyện, xã cũng là cơ hội để đánh giá lại đội ngũ cán bộ công chức.

 Thưa Thứ trưởng, cho đến cuối tháng 12.2019 là hết hạn thẩm định, phê duyệt các đề án sáp nhập của địa phương. Là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện chủ trương này, theo ông đâu là những khó khăn vướng mắc nhất trong quá trình thực hiện sáp nhập huyện, xã?

 - Trước tiên phải khẳng định, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, qua đó sẽ thực hiện được việc tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần giảm tải được gánh nặng của Ngân sách nhà nước.

 Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã là việc giải quyết vấn đề cán bộ, công chức dôi dư. Bây giờ người ta đang làm việc, mỗi cán bộ, công chức đều đang giữ một vị trí công tác, khi tiến hành sáp nhập phải sắp xếp lại, sẽ có nhiều người phải thay đổi vị trí công tác, được điều động, tuyển dụng làm việc tại các cơ quan đơn vị khác. Nhưng cũng có những trường hợp phải giải quyết cho nghỉ, cho thôi việc hoặc tinh giản biên chế. Vì vậy, cần phải tiến hành và giải quyết thỏa đáng, có tình có lý, được cả cái chung và cái riêng. Đó là cái khó nhất trong việc thực hiện chủ trương này, để bảo đảm ổn định.

 Dự báo kết thúc đợt sáp nhập này sẽ tinh giản được bao nhiêu cán bộ, thưa ông?

 - Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê duyệt Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh là Thanh Hóa, Hải Dương, Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Phú Yên, Bình Thuận, Lạng Sơn. Qua đó, đã giảm được 209 đơn vị hành chính cấp xã. Chính phủ sẽ tiếp tục trình Đề án của các tỉnh còn lại trong thời gian tới.

 Đợt sắp xếp này (2019-2021), có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc sắp xếp, qua đó sẽ giảm 6 đơn vị hành chính cấp huyện, 564 đơn vị hành chính cấp xã. Bộ Nội vụ đã thẩm định được 39 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để báo cáo trình Chính phủ xem xét trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Dự kiến qua đợt sắp xếp này sẽ giảm được 564 đơn vị hành chính cấp xã và 6 đơn vị hành chính cấp huyện. Một số địa phương đã làm rất tốt công tác này như Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Dương, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ…

 Kết thúc đợt sáp nhập này, đến hết năm 2021 sẽ giảm được khoảng 10.000 cán bộ, công chức và khoảng 6.000 người hoạt động không chuyên trách.

 Vậy hướng giải quyết đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư khi sáp nhập thực hiện  thế nào thưa ông?

 - Một là tinh giản biên chế, hai là bố trí sang những đơn vị hành chính còn đang thiếu mà chưa lấy đủ biên chế, hoặc là xem xét xét tuyển vào làm công chức cấp huyện hoặc các sở, ngành. Các địa phương có thể dành một phần biên chế được giao hằng năm để xem xét tuyển chọn những trường hợp này. Ngoài ra, những người có nguyện vọng thôi việc thì giải quyết cho thôi việc, người không đủ điều kiện tái cử thì thực hiện chính sách chờ đủ tuổi nghỉ hưu.

 Đề án tổng thể của bất kỳ địa phương nào cũng đều phải có phương án sắp xếp, giải quyết cán bộ, công chức dôi dư với các giải pháp cụ thể, rõ ràng, không ghi chung chung, không chỉ dừng lại ở nguyên tắc. Mặc dù cấp có thẩm quyền cho phép trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến 5 năm, nhưng Bộ Nội vụ đã cùng các địa phương xác định trong Đề án, việc giải quyết cán bộ, công chức dôi dư quyết tâm thực hiện hết năm 2021 là xong, để không kéo dài việc này sang nhiệm kỳ mới.

 Việc sáp nhập huyện, xã cũng là cơ hội để đánh giá lại đội ngũ cán bộ công chức. Ai làm được việc thì bố trí vào bộ máy mới; ai làm việc được mà không bố trí được vào bộ máy mới thì có cơ hội vào cơ quan cấp huyện, sở ngành.

 Còn ai không làm được việc thì đây cũng là dịp để phân loại đánh giá để thực hiện các chính sách đã ban hành như tinh giản biên chế, thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi, không đủ điều kiện tái cử thì chờ đến tuổi nghỉ hưu.

 Về việc sáp nhập các địa phương, nhiều người lo lắng bị “mất ghế”, chế độ tiền lương bị ảnh hưởng, ông có đánh giá như thế nào về việc này?

 - Thực tế cho thấy ở nhiều địa phương, cán bộ, công chức ở các huyện, xã sáp nhập đều có tâm tư. Tâm lý có những người lo lắng vì có thể gây xáo trộn về công việc, về chế độ tiền lương, thậm chí nhiều người vẫn còn suy nghĩ về việc “mất ghế”, đang làm cán bộ quản lý lại xuống làm nhân viên.

 Tuy nhiên, chế độ chính sách tiền lương của cán bộ, công chức thì vẫn phải thực hiện theo quy định nhà nước.

 Còn về “ghế” thì không ai bị mất cả. Tư duy “mất ghế” bây giờ đã cũ và cổ quá rồi, vì chúng ta không làm ở chỗ này thì sẽ làm ở chỗ khác.

 Việc suy nghĩ lo ngại mất vị trí, người đang làm lãnh đạo, quản lý lại xuống chuyên viên cũng không có. Bởi khi sáp nhập, mỗi Đề án đều có phương án bố trí số lượng cấp trưởng, cấp phó trong từng đơn vị hành chính theo đúng quy định; còn số dôi dư (kể cả lãnh đạo) đều được tính toán để bố trí, sắp xếp, giải quyết phù hợp. (Laodong.vn 14/12, Vương Trần)Về đầu trang

Hợp nhất đơn vị, sở, ngành: Phải tránh “giữ người nhà, đá người tài”

Đã có nhiều ý kiến lo ngại khi các địa phương tiến hành sáp nhập, hợp nhất nhiều đơn vị, sở, ngành sẽ diễn ra tình trạng “giữ người nhà, đá người tài”. Tuy nhiên qua thực tế tìm hiểu của Lao Động ở các địa phương thí điểm như Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh… thì bước đầu cho thấy những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt trong việc lựa chọn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Mặc dù vậy, tình trạng dôi dư cán bộ, viên chức cần phải có chính sách hợp lý, công tâm để giải quyết.

 Theo lãnh đạo tỉnh Lào Cai, ngay sau Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tỉnh uỷ Lào Cai đã quyết định ra chủ trương thí điểm hợp nhất 2 cơ quan chuyên môn cấp sở thuộc tỉnh. Sở GTVT và Sở Xây dựng có nhiều nhiệm vụ chung, tương đồng, thuận lợi cho việc hợp nhất nên đã lựa chọn để thực hiện thí điểm.

 Để tránh việc hợp nhất mang tính cơ học, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở: Nội vụ, Xây dựng và GTVT tạm dừng bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng đến cấp sở để tập trung xây dựng đề án hợp nhất hai sở này thành Sở GTVT - Xây dựng. Ngoài ra, việc xây dựng vị trí việc làm cũng đặc biệt được trú trọng, sao cho phù hợp, gắn với việc tinh giản đội ngũ công chức, viên chức và người lao động, đến năm 2020 đảm bảo giảm được 10% tổng biên chế.

 Tỉnh ủy Lào Cai chủ động tiến hành rà soát nguồn nhân lực, tránh bổ nhiệm chức danh bằng “quan hệ - tiền tệ”, tổ chức thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm chức danh lãnh đạo cấp phòng, đơn vị thuộc sở. Theo đó, với vị trí lãnh đạo sở, sau khi hợp nhất 2 sở, số lượng lãnh đạo gồm Giám đốc và 5 Phó Giám đốc. Tuy nhiên, theo cơ cấu khung số lượng thì chức danh phó giám đốc không quá 3 người, do vậy thời điểm khi thực hiện hợp nhất sẽ dôi dư 2 phó giám đốc. Đây cũng là bài toán quan trọng cần phải giải quyết trong quá trình hợp nhất, do vậy năm 2018, Lào Cai đã điều động, bổ nhiệm một phó giám đốc sở về làm Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên và tháng 1.2019, thêm một phó giám đốc nghỉ chế độ theo quy định. Tính đến thời điểm hiện tại, về số lượng lãnh đạo sở theo cơ cấu đảm bảo, gồm 3 phó giám đốc, không dôi dư, không vượt quá số lượng quy định.

 Đối với công chức lãnh đạo, quản lý là trưởng, phó phòng, tỉnh Lào Cai chỉ đạo dừng bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý là phó trưởng phòng và sẽ thực hiện việc sắp xếp lãnh đạo dôi dư theo lộ trình đến năm 2020, đảm bảo số lượng tiêu chuẩn theo quy định. Trong đó, phó trưởng phòng được nghỉ hưu giai đoạn từ tháng 8.2018 đến hết năm 2020, không được bổ nhiệm thêm mới; trưởng phòng nghỉ hưu, phải lựa chọn phó trưởng phòng có chuyên môn, có năng lực bổ nhiệm làm trưởng phòng; những trưởng phòng, phó trưởng phòng còn lại được điều động, tăng cường, giúp đỡ cho các huyện, thành phố có nhu cầu.

 Riêng với công chức và người lao động dôi dư do hợp nhất, chủ yếu là lái xe, văn thư, kế toán, hành chính tổng hợp, tạp vụ, thủ quỹ… tỉnh đã tập trung xây dựng theo vị trí, việc làm phù hợp, đồng thời tinh giản các đối tượng dôi dư này theo lộ trình đến 2020 phải đảm bảo ít nhất giảm 10% tổng biên chế theo quy định.

 Cũng là một trong những tỉnh sớm triển khai hợp nhất các đơn vị, sở ngành, nhằm tinh giản bộ máy, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tỉnh Hà Giang với những đặc thù riêng đã thí điểm Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND hợp nhất thành Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh.

 Theo ông Lương Văn Đoàn, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh Hà Giang: Trước khi hợp nhất, 3 văn phòng trên có tổng số 17 phòng, ban, đơn vị. Sau khi hợp nhất, số lượng phòng, ban, đơn vị được giảm xuống còn 13, nhưng vẫn vượt 2 phòng theo quy định.

 Để việc sắp xếp bộ máy được tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cũng như tinh gọn tối đa bộ máy, tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định 155 về việc điều chuyển, điều động biên chế công chức, số lượng người làm việc, hợp đồng… do vậy đã giảm được 5 người so với trước khi hợp nhất. Tổng số người trong Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh sau hợp nhất là 177 người, trong đó có 108 biên chế công chức, 42 người làm sự nghiệp khác và 27 người hợp đồng.

 Đối với việc sắp xếp chánh văn phòng và cấp phó, trước khi hợp nhất, 3 văn phòng có 4 cán bộ làm phó văn phòng, 3 cán bộ làm chánh văn phòng, sau khi hợp nhất có 1 chánh văn phòng và 6 phó chánh văn phòng. Theo lộ trình đến năm 2020, số lượng phó chánh văn phòng sẽ tiếp tục giảm theo quy định. Và thực tế, tháng 7.2019, một đồng chí phó chánh văn phòng tỉnh Hà Giang đã được điều động, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông.

 Riêng lãnh đạo cấp phó phòng và tương đương sau khi hợp nhất tăng từ 25 lên 33 người, do sắp xếp 2 cán bộ trưởng phòng làm phó phòng và bổ nhiệm mới 6 người. Như vậy, sau quá trình sắp xếp, số lượng cấp trưởng cơ quan tỉnh giảm 2 người, số lượng cấp phó tăng 2 người, văn phòng tỉnh Hà Giang tiếp tục thực hiện tinh giảm biên chế theo chỉ tiêu, lộ trình.

 Trao đổi với Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Nhung - Chánh Văn phòng Sở GTVT - Xây dựng - cho biết: Sau hơn một năm hợp nhất, tình hình hoạt động của sở đã đi vào ổn định, thuận lợi và có hiệu quả. Chất lượng và tiến độ công việc của các phòng chuyên môn vẫn được đảm bảo tốt, không có sự chồng chéo nhiệm vụ giữa các phòng, không gặp khó khăn, vướng mắc gì trong công tác chỉ đạo điều hành. Công tác phối hợp giữa các phòng chuyên môn được rút ngắn thời gian rất nhiều so với khi chưa hợp nhất.

 Kết quả đó là do việc tuyên truyền và ổn định tư tưởng cho cán bộ công chức, người lao động trước khi hợp nhất và việc bố trí nhân sự, sắp xếp các phòng chuyên môn hợp lý, sắp xếp vị trí việc làm cho từng cán bộ công chức phù hợp với năng lực, trình độ chuyên, nên tư tưởng của cán bộ công chức trong cơ quan luôn thoải mái, không bị gò bó, đều phát huy được hết khả năng, năng lực sở trường, đem lại sự đoàn kết và hiệu quả cao. (Laodong.vn 14/12, Tiến Nguyễn)Về đầu trang

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH

“Đừng sợ dân giàu”

Có tới 8 nhóm khuyến nghị chính sách đã được các đối tác phát triển của Việt Nam gửi tới Tổ Biên tập Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Tất cả các khuyến nghị đều quan trọng và có ý nghĩa. Tuy nhiên, điều đáng nói là những khuyến nghị này đều không mới.

 Phải chăng, những bất cập cơ bản của nền kinh tế chưa được xử lý triệt để cho dù nó đã được đưa ra từ lâu. Đây có phải việc lắng nghe khuyến nghị rồi để đấy, hay những vấn đề nội tại này không thể giải quyết, đặc biệt vấn để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển?

 Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang tạo ra khoảng 42% GDP, 30% ngân sách Nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước.

 Có thể nói, chưa bao giờ kinh tế tư nhân lại được Đảng, Nhà nước quan tâm như hiện nay. Việc lần đầu tiên có một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành là dấu ấn lớn, song chắc chắn là kết quả của quá trình thay đổi nhận thức, đột phá tư duy qua các thời kỳ.

 Từ Đại hội VI, Đảng đã khởi xướng công cuộc Đổi mới và đề ra chính sách kinh tế nhiều thành phần. Đến Đại hội VII, đặc biệt từ Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (1992) kinh tế tư nhân đã được coi trọng và khuyến khích phát triển “không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm”.

 Kể từ đó qua các Đại hội IX, X, XI, XII, vấn đề phát triển kinh tế tư nhân nhiều lần được đưa ra thảo luận. Chủ trương “Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế” được chỉ rõ.

 Thật ra thì dù được công nhận hay không thì kinh tế tư nhân vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Bởi dù thế nào đi nữa thì chính người dân mới là chủ thể của xã hội. Nơi đó, đời sống của họ gắn chặt với cuộc sống và chính người dân vẫn là nền tảng chủ yếu của “tồn tại xã hội”.

 Bối cảnh chiến tranh và sự lựa chọn mô hình phát triển, mô hình thể chế trong quá khứ một thời gian đã vô tình đặt kinh tế tư nhân ra khỏi đời sống xã hội. Nhưng dù vậy, thì kinh tế tư nhân, vốn là phần tất yếu của bất kể một đời sống xã hội nào, vẫn âm thầm vận động theo quy luật của nó. Có thể, ở mỗi thời kỳ, vai trò của kinh tế tư nhân có bước thăng, trầm do ý chí của nhà cầm quyền, thì sự tồn tại của nó vẫn khó có thể phủ nhận. 

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng năm 2016 nêu: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”.

 Kể ra, đây là một trong những định hướng quan trọng và cụ thể của Đảng về kinh tế tư nhân. Và lẽ ra nó phải được vận dụng một cách tốt nhất để tạo ra một môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh hoàn thiện để kinh tế tư nhân bật dậy. Ấy vậy nhưng, phải đến khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một lần phát biểu nói rằng: “Đừng có kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công bằng, tôi đề nghị sắp tới nơi nào làm tốt phải biểu dương, khen thưởng, thậm chí phong danh hiệu anh hùng...”, thì khi đó dường như một sự “an tâm” cần thiết mới được thiết lập.

 “Đừng sợ dân giàu” phát biểu điều này Thủ tướng đã thấy rõ vấn đề phải cải cách thể chế, trong Diễn đàn Kinh tế mới đây thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự thì một số chuyên gia nước ngoài đã nói rất rõ rằng yêu cầu cải cách thể chế là rất lớn nhưng quan trọng không kém là phải thực thi, hành động có thứ tư ưu tiên và tập trung giải quyết các vấn đề. Thủ tướng cũng tán thành những cách như vậy, nghĩa là luật pháp, chính sách và cơ chế thi hành thật tốt và phải có hành động thực tế. Thủ tướng tuyên bố thẳng quan điểm thị trường đừng sợ dân giàu, rằng quyền sở hữu, quyền tài sản được bảo vệ theo Hiến pháp, nếu thủ tục thuận lợi và mang tính thị trường thì nước lên thuyền lên.

 Đại hội XIII của Đảng đang ngày càng gần. Cần đột phá vào đâu vẫn làm đau đầu những người tâm huyết và cơ quan soạn thảo văn kiện. Các ý kiến đóng góp vẫn đang được thu thập và cập nhật.

 “Tăng trưởng của khu vực tư nhân sẽ thúc đẩy tiến độ của Việt Nam trên con đường trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao. Chính phủ sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này thông qua môi trường kinh doanh, kết cấu hạ tầng và thể chế thị trường”, ông Osmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàngThế giới tại Việt Nam nói.

 Đây chỉ là một trong 8 nhóm khuyến nghị chính sách đã được các đối tác phát triển của Việt Nam gửi tới Tổ Biên tập Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Xem ra, động lực quan trọng của nền kinh tế, tức kinh tế tư nhân, vẫn cần có những bước đột phá quan trọng khác.

 Mà đột phá quan trọng nhất có lẽ vẫn là tư duy về kinh tế tư nhân, bắt đầu từ những góp ý quan trọng để hình thành nên văn kiện của Đại hội XIII. Nếu không, chắc sẽ phải mất ¼ thế kỷ nữa để đưa kinh tế tư nhân về với bản chất vốn có của nó.

 Dường như doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa tìm được vị trí xứng đáng với cách đối xử tương xứng, như nhận định của chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: “Nghịch lý của chúng ta là ở chỗ, chúng ta vẫn coi DNNN, khu vực tiêu tốn nhiều nguồn lực nhất của nền kinh tế, là chủ đạo. Trong khi, các doanh nghiệp tư nhân, với nhiều tỷ phú mới xuất hiện, chỉ được coi là lực lượng quan trọng sau 30 năm Đổi mới”. (Enternews.vn 14/12)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Chính phủ truy "nợ" 9 bộ

Ngày 13-12, Tổ Công tác của Thủ tướng đã làm việc với 9 bộ gồm: Công an, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông (TT-TT), Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa - Thể thao và Du lịch để đôn đốc, kiểm tra tình hình xây dựng, trình đề án trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2019.

 Dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, đại diện 9 bộ đã lần lượt báo cáo công tác xây dựng, trình đề án và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi quản lý ngành. Theo thống kê, đến nửa tháng 12-2019, các bộ, cơ quan còn thiếu, trễ 41 chương trình, đề án. Tổ công tác của Thủ tướng đánh giá có những đề án, văn bản chưa đến hạn nhưng thực tế chỉ còn 15 ngày nữa là hết năm 2019, nếu không nhanh số văn bản này cũng sẽ trở thành quá hạn.

 Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính được giao số lượng đề án lớn nhưng tỉ lệ "nợ" thấp, trong khi có những bộ được giao rất ít nhưng tỉ lệ "nợ" rất cao, như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có 20 chương trình, đề án nhưng nợ 5 đề án, chiếm 25%. Bộ TT-TT được giao 35 đề án, hiện còn nợ đọng 18, chiếm 51%. Bộ ăn hóa - Thể thao và Du lịch được giao 13, còn nợ 4, chiếm 30,7%.

 Giải trình về việc có 18 văn bản, đề án nợ đọng và phải xin lùi sang năm 2020, ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ TT-TT, cho biết những đề án trên có nội dung gắn với thực tế như hoạt động đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền internet, tần số vô tuyến điện. "Nội dung này đang chờ phê duyệt c ủa Thủ tướng hoặc có đề án cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện, không kịp hoàn thành trong năm 2019" - Thứ trưởng Bộ TT-TT lý giải.

 Bộ trưởng Mai Tiến Dũng tiếp tục chất vấn đại diện Bộ TT-TT về đề án liên quan đến vấn đề cơ chế tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay vẫn còn "nợ". Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Đài Truyền hình Việt Nam là đơn vị đã thực hiện tự chủ hoàn toàn về tài chính từ lâu nên vấn đề quyết định bộ máy, tổ chức, nhân sự cũng có thể tự quyết. "Tôi biết đề xuất về vấn đề này đã được nêu ra lâu rồi, đơn vị thực hiện tự chủ tài chính thì muốn có cơ chế mở để được tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Vậy có vấn đề gì khiến văn bản trình vẫn chậm. Sai thì nhận lỗi, đừng đổ lỗi cho văn thư, đánh máy" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truy trách nhiệm. Ngay sau đó, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải trần tình việc chậm tiến độ là do quy trình, thủ tục.

 Theo Tổ Công tác của Thủ tướng, hiện chỉ còn 17 ngày nữa là kết thúc năm 2019, các bộ nêu trên còn nợ 1.233 nhiệm vụ trong tổng số 2.412 nhiệm vụ được Chính phủ giao. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh những nhiệm vụ đã được giao phải hoàn thành, không để sót một nhiệm vụ nào, trừ các văn bản nợ đọng có lý do.

 Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thành viên Tổ Công tác của Thủ tướng, băn khoăn khi đề án đấu giá biển số xe đẹp của Bộ Công an hiện nay vẫn chưa được thực hiện. Theo ông Tuấn, nên giao 30%-50% nguồn thu từ việc này cho lực lượng CSGT mua sắm thêm trang thiết bị kiểm soát an toàn giao thông. Số nguồn thu còn lại đề xuất đưa vào quỹ vì người nghèo.

 Về vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết đã làm việc với lãnh đạo Bộ Công an và thống nhất sẽ đẩy nhanh tiến độ, đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Ông Dũng nhấn mạnh việc này sẽ giúp tăng ngân sách, thêm nguồn chi cho CSGT.

 Đại tá Vũ Hữu Tài, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, ghi nhận những góp ý của tổ công tác để sớm hoàn thiện các đề án đấu giá biển số xe đẹp. Về công tác của bộ, năm 2019 Bộ Công an được giao chủ trì xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 26 đề án, dự án. Đến ngày 12-12, bộ đã trình 12/26 đề án, dự án và dự kiến đến hết năm 2019 sẽ trình 7 đề án, dự án. (Nld.com.vn 14/12, Minh Chiến)Về đầu trang

Việt Nam sẽ có hộ chiếu gắn chip điện tử từ 7/2020?

Các công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên có thể lựa chọn hộ chiếu gắn chip điện tử.  Đây là thông tin đáng chú ý trong Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam chính thức có hiệu lực từ 1/7 năm sau.

 Hộ chiếu có gắn chip điện tử là hộ chiếu có gắn các thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của cá nhân người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp.

 Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, người từ đủ14 tuổi trở lên cũng có quyền chọn hộ chiếu không gắn chip điện tử. Còn với những người dưới 14 tuổi, hộ chiếu sẽ không gắn chip điện tử.

 Bộ Công an sẽ là cơ quan chủ trì quản lý hệ thống tiếp nhận thông tin, hộ chiếu có gắn chip điện tử. Hệ thống này sẽ được kết nối với tổ chức hàng không dân dụng quốc tế để xác thực, kiểm soát loại hộ chiếu này. (VTV.vn 15/12) Về đầu trang

Đề xuất đấu giá biển số xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Tại cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng với các Bộ ngành sáng 13/12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói "đề án đấu giá biển số xe là vấn đề rất quan trọng".

 Theo ông, Văn phòng Chính phủ đã làm việc với Bộ Công an và thống nhất sẽ đẩy nhanh tiến độ, đưa việc đấu giá lên Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn). "Việc này sẽ góp phần tăng ngân sách và tăng đầu tư cho lực lượng cảnh sát giao thông", ông Dũng nhấn mạnh.

 Theo Thứ trưởng Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, đề án cấp biển số ôtô, xe máy thông qua đấu giá đã được đề ra từ nhiều năm trước song đến nay chưa làm được, do vậy, các cấp có thẩm quyền cần quan tâm đẩy sớm việc này.  Ông đề xuất, sau khi tổ chức đấu giá sẽ trích 30 đến 50% để lực lượng cảnh sát giao thông mua sắm thêm trang thiết bị, còn lại bổ sung vào Quỹ vì người nghèo.

 Việc đấu giá biển số xe đẹp được Cục Cảnh sát giao thông đề xuất từ năm 1993, tuy nhiên gặp bế tắc vì Luật đấu giá tài sản không đưa biển số xe vào danh mục tài sản đấu giá, khiến các Bộ liên quan không có căn cứ pháp lý để triển khai.

 Hải Phòng, Bình Thuận, Nghệ An từng "vượt rào" tổ chức đấu giá biển số xe, thu hàng tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo và đã bị Bộ Tài chính, Bộ Công an "tuýt còi" vì vướng thủ tục pháp lý.

 Năm 2008, Cục Cảnh sát giao thông tiếp tục đề xuất đấu giá biển số xe, Thủ tướng đã chấp thuận chủ trương và giao các Bộ nghiên cứu triển khai. Hai Bộ Công an và Tài chính đã xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn nhưng thông tư sau đó không được thông qua vì vướng Luật đấu giá tài sản. Năm 2017, Bộ Công an họp với bộ Tài chính, Tư pháp để lấy ý kiến, tiếp tục xây dựng dự thảo đề án đấu giá biển số xe. Tuy nhiên đến nay, đề án vẫn chưa hoàn thiện. (Vnexpress.net 14/12, Viết Tuân)Về đầu trang

Việt Nam trở thành nước có dân số siêu già vào năm 2050

Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo do Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tổ chức.

 Theo Tổng cục Dân số: Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với tỷ lệ người hơn 65 tuổi chiếm 7% dân số. Đến nay, số người hơn 65 tuổi đã chiếm 8,3% dân số, tức là chúng ta đang có khoảng 8 triệu người cao tuổi. Dự báo năm 2049 sẽ có khoảng 10 triệu người cao tuổi có nhu cầu hỗ trợ, chăm sóc.

 Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Điều này đã đặt ra những thách thức lớn cho Việt Nam trong việc thích ứng với già hóa dân số, trong đó có bao gồm việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. (VTV.vn 14/12)Về đầu trang

Thưởng Tết Kỷ Hợi: Khối sản xuất nỗ lực duy trì bằng hoặc cao hơn năm trước

Theo yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp cần thông tin cho người lao động biết kế hoạch trả lương, trả thưởng trước ngày 31/12.

 Một số doanh nghiệp trong khối sản xuất đã bắt đầu công bố mức thưởng Tết của mình. Thưởng Tết bằng 1,5 tháng lương là mức thưởng mà Công ty Cổ phần May xuất khẩu Ninh Bình vừa thông báo tới người lao động. Năm nay, dù công ty khó khăn nhưng mức lương, thưởng vẫn tăng so với năm 2018.

 Hiện nay, mức lương bình quân của một công nhân ngành dệt may vào khoảng 7 - 9 triệu đồng/tháng. Như vậy, với mức thưởng bình quân từ 1,5 - 3 tháng lương, mỗi người lao động sẽ có trên 10 triệu đồng tiền thưởng Tết. Tính cả lương và các loại tiền khác, mỗi lao động có từ 20 - 30 triệu đồng.

 Theo thống kê sơ bộ, năm 2019, mức thưởng Tết của các ngành nghề trong khu công nghiệp phổ biến từ 1 - 3 tháng thu nhập. Một số ngành nghề có mức thưởng Tết cao hơn thuộc khối tài chính, ngân hàng, viễn thông và nhìn chung đều tăng ở các ngành. Do chưa có văn bản pháp luật chính thức nào quy định về việc thưởng Tết cho người lao động nên vẫn còn có sự chênh lệch đáng kể về mức thưởng Tết giữa các doanh nghiệp. (VTV.vn 14/12)Về đầu trang

Quảng Bình: Xử lý trách nhiệm người đứng đầu

Gần 4 năm qua, Quảng Bình có hơn 1.300 cán bộ, đảng viên phải thi hành kỷ luật, trong đó có 92 trường hợp là người đứng đầu và cấp phó trong đơn vị.

 Ngay từ đầu nhiệm kỳ này, tỉnh Quảng Bình đã triển khai thực hiện Quy định 01 về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, để khắc phục tình trạng một số cán bộ bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, chưa hoàn thành chức trách và nhiệm vụ, nói không đi đôi với làm, xem thường kỷ luật, kỷ cương…

 Gần 4 năm qua, hơn 1.300 cán bộ, đảng viên tại địa phương đã bị thi hành kỷ luật. Việc thực hiện Quy định 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. (Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 19h ngày 14/12)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Đề xuất rút ngắn việc cấp phép xây dựng

Theo Dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi, bổ sung), thời gian cấp phép xây dựng đã được đề xuất giảm xuống đáng kể, tùy từng loại công trình.

 Dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi, bổ sung) nêu rõ, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 89.

 Theo đó, có 8 loại công trình không yêu cầu phải có giấy phép xây dựng. Đó là nhóm công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng khẩn cấp, công trình cấp bách không yêu cầu cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Chính phủ.

 Nhóm thứ hai là công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính. Bên cạnh đó, công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc, công trình có nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn của kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn phòng chống cháy nổ... cũng là loại công trình không phải có giấy phép xây dựng.

 Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo. Còn công trình xây dựng trên địa bàn hai tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cũng không yêu cầu phải có giấy phép xây dựng.

 Một nhóm khác là công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định của Luật này.

 Một loại công trình khác không yêu cầu giấy phép xây dựng là nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 Ngoài ra, công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch để phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt và nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cũng là nhóm công trình không yêu cầu giấy phép xây dựng.

 Tuy nhiên, chủ đầu tư xây dựng một số nhóm công trình nêu trên có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng, gửi kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, quản lý trật tự xây dựng.

 Luật Xây dựng hiện hành quy định, đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 Tuy nhiên, thời gian cấp phép đang được Dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) đề xuất rút ngắn. Cụ thể, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. 

Như vậy, thời gian cấp giấy phép xây dựng được đề xuất rút ngắn từ 30 ngày như hiện nay xuống còn 20 ngày. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này. Riêng thời gian cấp giấy phép công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

 Theo Bộ Xây dựng, những đề xuất này nhằm cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. (Baophapluat.vn 15/12, Bách Nguyễn)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Thủ tướng cách chức Chủ tịch tỉnh Khánh Hoà

Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa ký các quyết định thi hành kỷ luật lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa.

 Cụ thể, Thủ tướng  quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2016-2021 và xóa tư cách Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Lê Đức Vinh, do đã có những vi phạm, khuyến điểm rất nghiêm trọng trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.

 Thủ tướng cũng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Đào Công Thiên, do đã có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng. 

Tại quyết định khác, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Nguyễn Chiến Thắng, do đã có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.

 Ông Trần Sơn Hải, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2011-2016 và nhiệm kỳ 2016-2021 nhận quyết định kỷ luật cảnh cáo do đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng. 

Trước đó, đầu tháng 11, Ban Bí thư đã họp xem xét, thi hành kỷ luật: Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà và một số cán bộ ở của tỉnh này.

 Xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy, đối với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Khánh Hoà nhiệm kỳ 2010 - 2015, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà nhiệm kỳ 2011 - 2016, nhiệm kỳ 2016 - 2021, đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra rất nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thất thoát, lãng phí rất lớn tài nguyên đất đai, tài sản và ngân sách nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh, tác động xấu đến kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng.

 Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với các ông Nguyễn Chiến Thắng, Lê Đức Vinh, Đào Công Thiên. (Vneconomy.vn 14/12, Hà Vũ)Về đầu trang

Khánh Hoà: Làm việc cả Chủ nhật để rà soát, khắc phục sai phạm

"Có thời điểm, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ có 1 phó chủ tịch phụ trách toàn bộ công việc" - ông Nguyễn Đắc Tài - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết.

 Đó là thời điểm sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa các nhiệm kỳ 2010 - 2015, 2015 - 2020, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Khánh Hòa các nhiệm kỳ 2011 - 2016, 2016 - 2021 và ông Nguyễn Chiến Thắng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Đức Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh và ông Đào Công Thiên - Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.

 Ông Tài là người phụ trách tạm thời toàn bộ công việc của UBND tỉnh Khánh Hòa. Nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành trên các lĩnh vực khác nhau đều do ông Tài ký. "Một khối lượng công việc rất lớn phải giải quyết, xử lý. Không dám nói làm đêm, nhưng phải họp hành suốt ngày" - ông Tài cho hay.

 Văn bản số 221 ngày 6.12 của UBND tỉnh Khánh Hòa thể hiện, để triển khai Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa, UBND tỉnh Khánh Hòa đã họp, chỉ đạo ngay các sở, ngành liên quan tập trung rà soát các nội dung theo yêu cầu của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đề xuất giải pháp khắc phục những thiếu sót, tồn tại. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập Tổ công tác và nhóm giúp việc thực hiện Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

 "Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa đang tập trung chỉ đạo quyết liệt Tổ công tác và nhóm giúp việc tích cực làm việc (kể cả thứ 7, Chủ nhật) để rà soát, đề xuất khắc phục những vi phạm, khuyết điểm cũng như khắc phục hậu quả tại các dự án theo yêu cầu của Ủy ban Kiểm tra Trung ương" - văn bản số 221 thể hiện.

 Ông Tài cho biết, chính quyền tỉnh Khánh Hòa đang khẩn trương, nghiêm túc khắc phục các sai phạm theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, mà sắp tới là kết luận của Thanh tra Chính phủ. (Laodong.vn 14/12, N.P.T)Về đầu trang

Thanh Hóa: Đình chỉ công tác Bí thư và Phó Chủ tịch xã vì bị tố đánh bạc ở trụ sở

Sau khi xuất hiện một clip quay lại cảnh đánh bạc được cho xảy ra ngay tại trụ sở xã, hai cán bộ xã Hợp Thành, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đã bị đình chỉ công tác để làm rõ sự việc. 

 Ngày 15.12, thông tin từ Huyện uỷ Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết, huyện đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Đình Sơn - Bí thư Đảng ủy xã Hợp Thành và ông Nguyễn Đình Pho - Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thành (huyện Triệu Sơn), để làm rõ những thông tin về vụ đánh bài ăn tiền ngay tại công sở xã.

 Cụ thể, vào sáng ngày 14.12, Ban Tổ chức Huyện ủy Triệu Sơn, Phòng Nội vụ huyện đã công bố quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Đình Sơn và ông Nguyễn Đình Pho.

 Ông Sơn và ông Pho bị đình chỉ công tác 15 ngày (tính từ ngày 14.12) để viết giải trình, kiểm điểm và làm việc với đoàn công tác của Huyện ủy, UBND huyện để làm rõ những thông tin liên quan đến vụ đánh bài ăn tiền ngay tại công sở xã Hợp Thành, trong đó tố ông Sơn và ông Pho có tham gia. 

 Trước đó, một người dân địa phương đã gửi đoạn clip tố cáo tới cơ quan chức năng về việc một số cán bộ xã Hợp Thành tham gia đánh bạc ngay tại trụ sở xã.

 Ngay sau khi tiếp nhận sự việc, cơ quan chức năng huyện Triệu Sơn đã khẩn trương vào cuộc xác minh. Cùng với đó, huyện này đã tiến hành đình chỉ 2 cán bộ có liên quan đến đoạn video tố đánh bạc. (Laodong.vn 15/12, Quách Du)Về đầu trang

Long An: Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy không có bằng cấp 3

Chiều 14/12, ông Lê Thanh Nghiêm, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Long An cho biết, kết quả xác minh cho thấy ông Trần Văn Đon, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TP Tân An không có bằng tốt nghiệp THPT (bằng cấp 3). Như vậy, đơn tố cáo của một số cán bộ hưu trí và người dân tố ông Đon không có bằng cấp 3 là có cơ sở.

 Tuy nhiên, trước đây ông Đon đã đi học Trung học chuyên nghiệp, trong đó có 1 năm học văn hóa đủ các môn học, theo chương trình bổ túc, nên đủ điều kiện học tiếp lên đại học. “Căn cứ vào kết quả xác minh, tới đây Thành ủy Tân An sẽ họp công khai vấn đề này trong BCH để cán bộ nắm rõ thông tin” ông Nghiêm cho biết.

 Ông Trần Kim Lân, Bí thư Thành ủy TP Tân An cũng xác nhận, ông Đon chưa có bằng tốt nghiệp THPT, trong hồ sơ lưu chỉ có bằng Trung học chuyên nghiệp và bằng Đại học chuyên ngành Xã hội học.

 Trước đó, ngày 5/10, một số cán bộ hưu trí tại TP. Tân An có đơn phản ánh, ông Đon, Phó chủ nhiệm UBKT Thành ủy Tân An (trước đó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường 3) trong lý lịch khai văn hóa 12/12 hệ phổ thông và tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Xã hội học. Về trình độ văn hóa, vị Phó chủ nhiệm này chưa đủ chuẩn do không có bằng cấp phổ thông.

 Trao đổi một số giáo viên về vấn đề này được biết, những năm trước rất nhiều trường hợp cán bộ đã tốt nghiệp trung học cơ sở (lớp 9/12), sau đó được tuyển vào các trường trung học chuyên nghiệp đào tạo thời gian 2-3 năm về chuyên ngành. Sau này, bất cứ cá nhân nào muốn lên đại học phải tốt nghiệp THPT hoặc hệ bổ túc.  (Baogiaothong.vn 15/12, Hải Đường)Về đầu trang

TPHCM: Miễn nhiệm Phó Chủ tịch HĐND quận Thủ Đức vì xây nhà không phép

Tối 12/12, nguồn tin riêng của Tiền Phong cho biết chiều cùng ngày, các đại biểu HĐND quận Thủ Đức vừa biểu quyết thông qua việc miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch thường trực HĐND quận đối với ông Lê Hữu Thành với tỷ lệ 100% đại biểu đồng ý. Kết quả này sẽ được HĐND quận Thủ Đức báo cáo với HĐND TPHCM sau khi kỳ họp kết thúc.

 Đối với việc xử lý kỷ luật về mặt đảng, nguồn tin của Tiền Phong cho hay sẽ do Thành ủy TPHCM quyết định vì ông Lê Hữu Thành là ủy viên Ban thường vụ quận ủy, thuộc diện Thành ủy quản lý.

 Trước đó, Sở Nội vụ TPHCM đã yêu cầu UBND quận Thủ Đức cung cấp toàn bộ hồ sơ và báo cáo giải trình của UBND quận làm căn cứ để Sở Nội vụ có cơ sở tham mưu UBND TPHCM báo cáo Thường trực Thành ủy và HĐND TPHCM về nội dung vụ việc, quá trình xử lý, lý do “bỏ lọt” công trình vi phạm của ông Lê Hữu Thành và gia đình, không xử lý dứt điểm.

 Như Tiền Phong đã thông tin, ông Lê Hữu Thành, Phó Chủ tịch thường trực HĐND quận Thủ Đức  và người thân trong gia đình đã xây dựng 7 công trình không phép. Vụ việc được phát hiện từ năm 2012, các cơ quan chức năng đã xử lý, nhưng đến tháng 10/2019, những công trình trên vẫn tồn tại. 

 Cuối tháng 10 vừa qua, Quận ủy quận Thủ Đức cho biết ông Lê Hữu Thành đã nhận trách nhiệm và xin thôi giữ chức vụ. Hiện nay, ông Thành đã tháo dỡ công trình vi phạm. Ban Thường vụ Quận ủy quận Thủ Đức cũng đã có công văn đôn đốc ông Thành và gia đình tháo dỡ các công trình vi phạm theo cam kết.

 Trước đó, đoàn công tác của Thành ủy TPHCM do Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã trực tiếp thị sát hiện trường và có làm việc với Ban Thường vụ Quận ủy quận Thủ Đức với sự có mặt của ông Lê Hữu Thành.

 Tại buổi làm việc, Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhắc: Thành ủy đã có Nghị quyết 23 về chấn chỉnh xây dựng trái phép, không phép. Anh Lê Hữu Thành là ủy viên Ban thường vụ Quận ủy, chắc chắn đã quán triệt Nghị quyết rồi nhưng vẫn không gương mẫu, không hành động.

 Ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Quận ủy có triển khai nghị quyết nhưng cán bộ trong Ban thường vụ thì lại không tự giác gì cả. 7 công trình này sai phạm đầu tiên là từ năm 2012 và đã có quyết định cưỡng chế rồi nhưng 7 năm qua chưa xử lý thì rõ ràng chưa nghiêm túc. Cán bộ, đảng viên không nghiêm túc thì nói làm sao dân nghe, dân tin.

 Bí thư Thành ủy TPHCM phê bình: Tập thể Ban thường vụ có biết hay biết mà cho qua luôn. Không xử lý vi phạm của Phó Chủ tịch HĐND quận phải chăng Chủ tịch UBND quận nể nang. Sắp tới phải nhận thức rõ người có trách nhiệm càng cao thì càng phải gương mẫu. Nếu không gương mẫu thì không nên làm.

 Người đứng đầu Đảng bộ TPHCM nói thẳng: Cuối năm, anh Thành xác định xem vi phạm như vậy, có căn nhà xây không phép lớn như vậy thì có còn xứng đáng và đủ uy tín làm phó chủ tịch HĐND quận hay không. 

Ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định quan điểm của lãnh đạo TPHCM là cán bộ sai phạm thì phải xử lý, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Ông yêu cầu: Qua vụ việc này, Ban Thường vụ quận ủy phải kiểm điểm trách nhiệm và chậm nhất đến sáng thứ 2 tuần tới phải có báo cáo cụ thể cho Ban Thường vụ Thành ủy và thường trực UBND TPHCM.

 Theo Giám đốc Sở Xây dựng Lê Hòa Bình, qua kiểm tra hồ sơ 7 công trình không phép của gia đình ông Thành thì thẩm quyền kiểm tra xử lý vi phạm là của Chủ tịch UBND phường, chủ tịch UBND quận. Chính quyền địa phương đã tổ chức kiểm tra, có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế tháo dỡ … nhưng xử lý không kiên quyết, triệt để. (Tienphong.vn 14/12, Huy Thịnh) Về đầu trang

THẾ GIỚI

Thưởng cuối năm của công chức Nhật Bản giảm 3,1%

Theo số liệu của phòng Nhân sự thuộc Nội các Nhật Bản, trung bình mức thưởng cuối năm 2019 của công chức là 690.000 Yen, giảm 3,1% so với năm 2018.

 Tuy nhiên, nếu tính cả khoản thưởng giữa năm thì tổng mức thưởng trung bình cả năm 2019 của công chức lại không thay đổi so với năm trước. Năm 2019, tại những tỉnh hứng chịu nặng nề do cơn bão Faxai và Hagibis, mức thưởng cuối năm cho công chức ghi nhận giảm mạnh như tỉnh Chiba giảm tới 5,4%, tỉnh Saitama giảm 3,4% so với năm 2018.

 Theo điều tra của thời báo kinh tế lớn nhất Nhật Bản Nikkei đối với 526 doanh nghiệp, mức thưởng cuối năm 2019 trung bình của nhân viên là hơn 840.000 Yen, tương đương 176 triệu đồng, giảm 0,99% so với năm trước. Đây là lần đầu tiên sau 7 năm, mức thưởng giảm.

 Nguyên nhân được chỉ ra là do tác động của cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ khiến ngành điện cơ và hóa chất sụt giảm. Trước đó, cuộc điều tra tương tự của báo Nikkei đối với mức thưởng giữa năm cũng cho kết quả giảm nhẹ. Điều này mang lại những lo ngại nhất định trong tiêu dùng dịp cuối năm tại Nhật Bản.

 Điểm khác so với năm trước là mức tiêu dùng đang chịu tác động từ đợt tăng thuế 8% lên 10%. Tuy nhiên đúng thời điểm này, chính phủ đã tung ra gói kích cầu lần thứ 5 và các nhà kinh tế kỳ vọng, gói kích cầu lần này sẽ mang lại sự cân bằng trong chi tiêu cuối năm của người dân so với các năm trước.

 Mức tiêu dùng cuối năm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực phi sản xuất trong giai đoạn từ tháng 10/2019 đến 3/2020. Các nhà kinh tế đang kỳ vọng vào gói kích cầu thứ 5 cũng như Olympic Tokyo để thúc đẩy tiêu dùng và kinh tế Nhật Bản trong năm 2020. (VTV.vn 14/12)Về đầu trang

Singapore thử nghiệm robot tuần tra an ninh

Nhiều khách đi tàu điện ngầm ở ga Ang Mo Kio (Singapore) đã rất ngạc nhiên với hai chú robot an ninh mới.

 Hai robot này làm nhiệm vụ giám sát và phát hiện người hoặc vật có dấu hiệu khả nghi ra vào ga tàu. Hai robot mới có tên là OB1FORC3 và K3NOBI, do công ty chuyên cung cấp thiết bị an ninh Oneberry Technologies phát triển, được trang bị camera giám sát thông minh, bộ phận cảm biến cũng như khả năng phân tích video có độ phân giải cao.

 K3NOBI có chiều cao 1,9m với khả năng quan sát 360 độ. Trong khi đó, OB1FORC3 nhỏ hơn nhưng lại có thể phóng đại hình ảnh ở khoảng cách 200m. Cả hai đều được cài đặt công nghệ nhận diện khuôn mặt và có thể đảm đương nhiệm vụ thông báo khi cần thiết. Ngoài đặt hai chú robot thông minh, ga tàu điện ngầm Ang Mo Kio yêu cầu hành khách phải quét an ninh và kiểm tra qua máy dò kim loại.

 Chương trình nhằm thắt chặt an ninh và nâng cao nhận thức của người dân Singapore về những mối đe dọa khi tham gia hệ thống giao thông công cộng. (VTV.vn 14/12, Bích Thảo)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

More