Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 29-6-2020

Post date: 29/06/2020

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

CHÍNH SÁCH MỚI 1

1.                Từ 1.7, chỉ còn 3 trường hợp viên chức được hưởng “biên chế suốt đời”. 1

2.                Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô nội 2

CHỈ THỊ MỚI 3

3.                Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-26/6. 3

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 5

4.                Đón "sóng" dịch chuyển đầu tư FDI: Các địa phương sẵn sàng dọn tổ đón... "đại bàng"  5

5.                Làm thế nào để tăng tỷ lệ nội địa những chiếc ô tô made in Vietnam?. 6

6.                Cơ chế một cửa Quốc gia đã thực sự thuận lợi cho doanh nghiệp?. 7

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 8

7.                Nên có lý do chính đáng, thuyết phục. 8

8.                Có lộ trình, làm chắc chắn. 9

QUẢN LÝ.. 10

9.                Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức. 10

10.             Xếp lương theo vị trí việc làm: Mức lương cao nhưng khó giáo viên nào đạt 11

11.             Bộ Tài chính đề xuất giảm 10-30% phí sử dụng đường bộ. 13

12.             Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam xin nghỉ hưu trước tuổi 13

13.             Hà Nội sẽ thanh lý gần 400 xe công. 14

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 15

14.             Ủy ban Dân tộc nói gì khi chỉ số cải cách hành chính thuộc nhóm thấp nhất 15

15.             TPHCM: Kiến nghị giảm số lượng thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. 16

16.             Bộ Quốc phòng tổng kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020. 17

17.             Quảng Ninh chọn cải cách hành chính là khâu đột phá. 17

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 18

18.             Đình chỉ công tác Phó Chi cục trưởng Hải quan say xỉn gây tai nạn giao thông bỏ chạy. 18

THẾ GIỚI 19

19.             Tổng thống Malawi cáo buộc bầu cử có dấu hiệu bất thường. 19

20.             Tấn công mạng nhằm vào ủy ban bầu cử Nga. 19

 CHÍNH SÁCH MỚI

Từ 1.7, chỉ còn 3 trường hợp viên chức được hưởng “biên chế suốt đời”

Kể từ 1.7.2020, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực, sẽ thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức. Điều này đồng nghĩa với việc không còn “biên chế suốt đời”.

 Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi sắp có hiệu lực, vẫn giữ nguyên hai loại hợp đồng làm việc là không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Tuy nhiên, hợp đồng không xác định thời hạn hay "chế độ biên chế suốt đời" chỉ còn được áp dụng với 3 trường hợp: 1. Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1.7.2020. 2. Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức. 3. Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đồng thời, đối với những viên chức mới trúng tuyển từ ngày 1.7.2020 đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

 Không chỉ tác động đến các đối tượng được áp dụng các loại hợp đồng mà Luật sửa đổi lần này còn nâng thời hạn thực hiện hợp đồng xác định thời hạn từ tối đa 36 tháng lên đến 60 tháng. Nếu trước đây, thời hạn thực hiện hợp đồng làm việc là từ 12 tháng đến 36 tháng thì từ ngày 1.7.2020, hợp đồng này sẽ có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Việc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng làm việc tạo nhiều thuận lợi cho viên chức trong việc làm quen với công việc của vị trí được tuyển dụng.

 Để góp phần bảo đảm quyền lợi của viên chức tuyển dụng mới, làm rõ hơn đối tượng được áp dụng, thời hạn của hợp đồng có thời hạn, trường hợp phải tiếp tục ký kết hợp đồng đối với viên chức đã hoàn thành hợp đồng xác định thời hạn, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức quy định:

 Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

 Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp, hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức.

 Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải tiếp tục ký kết hợp đồng làm việc với viên chức.

 Trường hợp không ký tiếp hợp đồng làm việc đối với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

 Cũng theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, đối với viên chức được tuyển dụng trước ngày luật có hiệu lực thi hành (1.7.2020), thì không có thay đổi về chế độ hợp đồng làm việc so với hiện hành. Nếu viên chức đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn rồi thì sẽ được giữ nguyên. (Laodong.vn 27/6, Bích Hà)Về đầu trang

Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô nội

Ngày 28/6, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp tại Việt Nam.

 Với mức thuế trước bạ hiện hành từ 10-12% tuỳ địa phương, kể từ ngày 28/6 cho tới cuối năm, mức phí này chỉ còn từ 5-6%. Cũng trong ngày 28/6, Tổng cục thuế đã có công điện chỉ đạo các chi cục thuế thực hiện ngay nghị định vừa ban hành. 

Như vậy, kể từ ngày 28/6 tới 31/12/2020, khi đi mua xe, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm thêm từ vài chục triệu đồng đối với dòng xe rẻ nhất, tới 200 - 300 triệu đồng đối với các dòng xe đắt nhất được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam. 

Đây là biện pháp kích cầu tiêu dùng của Chính phủ, cũng nhằm để gỡ khó cho ngành ô tô trong bối cảnh COVID-19. Bởi theo tính toán của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô VAMA, 5 tháng đầu năm  nay, sản lượng ô tô toàn ngành giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

 Ngoài ra, việc giảm phí trước bạ cũng là biện pháp hỗ trợ ngành ô tô trong nước trước áp lực từ xe nhập khẩu ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2019 cả nước đã nhập khẩu khoảng 140.301 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại và tăng 69,3% so với năm 2018. Điều này đã tạo sức ép vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

 Chưa kể, ô tô sản xuất trong nước hiện có giá thành sản xuất cao hơn từ 10-20% so với ô tô của các nước nhập khẩu trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng nội địa thấp, và công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, và cũng bởi phần đông người tiêu dùng Việt thường chuộng các sản phẩm nhập ngoại hơn là các sản phẩm sản xuất trong nước.

 Mới đây, Bộ Công Thương cũng đã đề xuất trình Chính phủ xem xét gia hạn, miễn giảm nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước để giúp các doanh nghiệp nội địa khắc phục được khó khăn về mặt tài chính.

 Tuy nhiên, có quan điểm từ Bộ Tài chính cho rằng, đề xuất trên sẽ dẫn tới tình trạng vi phạm cam kết về không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do đó, nội dung này hiện vẫn đang được Bộ Tài chính dự thảo 1 số phương án khác nhau để trình Chính phủ cân nhắc, quyết định. (VTV.vn 28/6)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-26/6

Tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; quy định mới về tổng chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết; tăng số lượng tối đa Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn loại II; phê duyệt chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-26/6/2020.

 Tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2020 (Kỳ thi). Chỉ thị nêu rõ, để Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2020 được triển khai nghiêm túc, trung thực, công bằng, an toàn, thiết thực, hiệu quả, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh trong điều kiện còn nguy cơ của dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) tập trung thực hiện những công việc trọng tâm.

 Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực: Chính phủ ban hành Nghị quyết 99/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Nghị quyết nêu rõ các ngành, lĩnh vực cần tập trung phân cấp quản lý nhà nước trong thời gian tới. Cụ thể, hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ đối với lĩnh vực nội vụ gồm: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập và tiền lương. Đồng thời, hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ với UBND cấp tỉnh đối với 10 ngành, lĩnh vực.

 Quy định mới về tổng chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: Chính phủ ban hành Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Theo đó, Nghị định quy định tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ (theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP, tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế).

 Tăng số lượng tối đa Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn loại II: Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/1/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND. Cụ thể, Nghị định số 69/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 7 về số lượng tối đa Phó Chủ tịch UBND ở các đơn vị hành chính của Nghị định số 08/2016/NĐ-CP. Theo đó, số lượng Phó Chủ tịch UBND ở đơn vị hành chính cấp xã được quy định như sau: - Đối với đơn vị hành chính ở nông thôn: Xã loại I, loại II có không quá 02 Phó Chủ tịch UBND (hiện quy định xã loại II chỉ được có 01 Phó Chủ tịch UBND); xã loại III có 1 Phó Chủ tịch UBND; - Đối với đơn vị hành chính ở đô thị: Phường, thị trấn loại I, loại II có không quá 02 Phó Chủ tịch UBND (hiện hành quy định phường, thị trấn loại II chỉ được có 01 Phó Chủ tịch UBND); phường, thị trấn loại III có 01 Phó Chủ tịch UBND.

 Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 (Chương trình). Mục tiêu tổng quát của Chương trình nhằm thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

 Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030. Mục tiêu nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới. Mục tiêu đến năm 2025, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5 - 2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 1% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực như: lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, chè, hồ tiêu, cà phê, điều, dừa...

 Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ: Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia giao Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tiếp tục siết chặt kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ, đặc biệt là trên các tuyến quốc lộ trọng điểm có lưu lượng phương tiện vận tải lớn như Quốc lộ 14, Quốc lộ 18, Quốc lộ 5, Quốc lộ 1 và Quốc lộ 51. (Chinhphu.vn 27/6, Minh Hiển)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Đón "sóng" dịch chuyển đầu tư FDI: Các địa phương sẵn sàng dọn tổ đón... "đại bàng"

Hậu COVID-19, các địa phương đang nỗ lực chủ động thu hút nguồn vốn đầu tư chuyển dịch nước ngoài FDI.

 Do tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 nên giới đầu tư quốc tế đang đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, phân bố lại mạng lưới cơ sở sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, Việt Nam được xác định là ứng viên sáng giá khi nằm ở khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Đây là cơ hội để hình thành các chuỗi giá trị, liên kết mới phát triển bứt phá.

 Tại nhiều tỉnh thành, những định hướng phát triển liên kết vùng, lĩnh vực được thúc đẩy mạnh hơn bao hết, tiêu biểu trong số đó phải kể đến các cảng nước sâu hạng 1 cấp quốc gia, các khu công nghiệp lớn.

 Tại Hà Tĩnh, 4 cầu cảng đang được gấp rút xây dựng để đón mời các nhà đầu tư. Kỳ vọng khi những cầu cảng này hoàn thiện sẽ dễ dàng tiếp nhận các tàu trọng tải lớn. Hà Tĩnh đang tập trung chủ lực cho việc xây dựng và phát triển cảng với năng lực nhận tàu chở hàng tải trọng đến 50.000 DWR hay trọng tải đến 300.000 tấn và các dịch vụ cảng, vận tải biển.

 Tỉnh Nghệ An, với thế mạnh có sân bay quốc tế Vinh với nhiều đường bay đa dạng, nhiều tuyến đường đến các địa phương cũng như với Lào, Đông Bắc Thái Lan và cảng xăng dầu chuyên dụng với quy mô 60.000 tấn, tỉnh đang kêu gọi, thu hút đầu tư tập trung vào một số lĩnh vực: Công nghệ cao; Hạ tầng, dịch vụ - du lịch - thương mại và Cảng biển.

 Tỉnh Long An đã không bỏ lỡ "cơ hội vàng" khi tiếp tục đầu tư thêm 3 khu công nghiệp mới. Mới nhất dự án khu công nghiệp Hựu Thạnh với quy mô lên tới hơn 500 ha. Đến nay, Long An đã có 16/32 khu đi vào hoạt động, với tỉ lệ lấp đầy gần 90%. Trong đó, có gần 800 nhà đầu tư nước ngoài, với số vốn đầu tư hơn 4 tỷ USD.

 Khi đầu tư vào các dự án tại các tỉnh, nhà đầu tư cũng sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ về thuế thu nhập, thuế nhập khẩu, thuế đất, sử dụng đất cũng như được hỗ trợ trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng, đào tạo nhân lực cũng như quảng cáo trên các phương tiện thuộc tỉnh quản lý.

 Hà Nội cũng đang "trải thảm đỏ" đón các nhà đầu tư thông qua Hội nghị "Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và phát triển. Hội nghị diễn ra ngày 27/6 với sự tham gia của khoảng 1.800 đại biểu. 116 dự án có tổng vốn đầu tư trên 339.000 tỷ đồng sẽ được UBND thành phố Hà Nội trao cho các nhà đầu tư tại hội nghị. 116 dự án này được phân bổ theo các lĩnh vực: Nhà ở đô thị, trụ sở văn phòng, du lịch - dịch vụ, công nghiệp, văn xã, hạ tầng kỹ thuật (các cụm, khu công nghiệp, làng nghề), tài chính - ngân hàng. (VTV.vn 27/6)Về đầu trang

Làm thế nào để tăng tỷ lệ nội địa những chiếc ô tô made in Vietnam?

Nếu tiếp tục xu hướng nhập khẩu như hiện nay, doanh nghiệp Việt vẫn chỉ đứng ở một chỗ rất nhỏ trên những chiếc xe ô tô made in Vietnam.

 Một chiếc ô tô made in Vietnam, cụ thể là dòng xe dưới 9 chỗ ngồi, theo Bộ Công Thương, hiện mới chỉ có khoảng 10% là thực sự do Việt Nam sản xuất. 10% đó thường là săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy hay 1 số chi tiết nhựa, còn những cấu phần mang công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hay hệ thống truyền động, thì hầu như chưa thể làm được.

 Nếu so với tỷ lệ nội địa hóa trung bình các nước trong khu vực lên tới gần 70%, thậm chí Thái Lan là 80%, con số 10% của Việt Nam còn quá khiêm tốn.

 Cần rất nhiều tiền là thách thức với doanh nghiệp Việt khi đầu tư vào lĩnh vực ô tô. Khu tổ hợp sản xuất đã tiêu tốn của Vinfast 3,5 tỷ USD và vẫn còn tiếp tục tăng lên. Tại đây, có tới 30% quỹ đất, tương đương 70ha, dành riêng cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với mục tiêu thúc đẩy tỷ lệ nội địa hóa tới 60%.

 Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Phó Tổng Giám đốc VinFast, cho biết: "Để đạt tỷ lệ đó, Vinfast phải chủ động, tự thành lập ra các nhà máy, tự sản xuất, nỗ lực mời gọi đối tác. Nhiều khi họ cũng muốn mình cam kết liên doanh. Câu chuyện là đầu tư của Vinfast vẫn cực kỳ lớn".

 Theo Toyota, giá thành linh kiện sản xuất tại Việt Nam cao hơn 2-3 lần so với khu vực. Do đó, ngay cả khi chi phí nhân công tại Việt Nam được đánh giá ở mức cạnh tranh hơn, chiếc xe sản xuất nội địa vẫn có chi phí sản xuất cao hơn 10-20% so với Thái Lan hay Indonesia.

 Ông Hiroyuki Ueda, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi cho rằng sẽ cần một nhóm các chính sách toàn diện, đồng bộ, trước tiên là duy trì thị trường tăng trưởng ổn định. Thứ 2 là có chính sách bù đắp cho phần 10-20% chi phí chênh lệch so với khu vực. Cuối cùng, cần có chính sách đẩy nhanh nội địa hóa với các linh kiện thép và nhựa cỡ trung bình".

 Còn ông Keisuke Tsuruzono, Tổng giám đốc Honda Việt Nam, chia sẻ: "Để tăng cường nội địa hóa, chúng tôi vẫn gặp phải khó khăn về công nghệ, điển hình như việc lắp ráp động cơ tại Việt Nam. Nếu có chính sách hỗ trợ các phụ tùng sản xuất trong nước, dù có giá trị thấp, đây sẽ là điểm khởi đầu để thúc đẩy sự lớn mạnh của ngành công nghiệp ô tô trong tương lai".

 Đặc biệt, trong bối cảnh COVID-19 vừa qua, không ít hãng xe có những tháng sụt giảm doanh số trên dưới 50%. Ngành công nghiệp hỗ trợ, đòi hỏi sản lượng lớn, trong bối cảnh dung lượng thị trường Việt Nam vốn đã khiêm tốn, chính là ngành dễ chịu tổn thương nhất trong chuỗi cung ứng này.

 Nếu Việt Nam hiện mới có khoảng 200 doanh nghiệp cung ứng linh, phụ kiện, con số này ở Thái Lan cao gấp 10 lần. Thiếu và yếu chính là lý do dẫn tới khoảng cách về chi phí sản xuất cao hơn 10-20% của một chiếc ô tô made in Việt Nam so với với ô tô cùng loại trong khu vực. 

Bản thân nội tại mỗi doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô phải tự vững đã đành, nhưng kèm với đó vẫn phải là sự hỗ trợ từ những chính sách kịp thời từ cơ quan quản lý. Bên cạnh mức giảm 50% phí trước bạ đã được Chính phủ quyết nghị mới đây, kiến nghị miễn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành ô tô cũng đang được đặc biệt quan tâm.

 Làm thế nào để tăng tỷ lệ nội địa của những chiếc xe made in Vietnam từ 10 lên đến 30%, thậm chí là 60% như mục tiêu đề ra của doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt? Câu hỏi không chỉ dành riêng cho từng doanh nghiệp Việt, cho cả ngành công nghiệp ôto trong nước mà còn phụ thuộc cả vào những chính sách hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý.

 Lượng xe nhập khẩu vẫn tăng liên tục trong những năm qua, gây áp lực với xe sản xuất nội địa. Riêng năm ngoái đạt hơn 140.000 chiếc, tăng tới gần 70% so với năm trước. Trong khi đó, 70% số doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam lại dựa vào nguồn linh kiện nhập.

 Nếu tiếp tục xu hướng nhập khẩu như hiện nay, doanh nghiệp Việt vẫn chỉ đứng ở một chỗ rất nhỏ trên những chiếc xe ô tô made in Vietnam và người Việt vẫn tiếp tục phải đi xe đắt đỏ hơn so với người dân các nước trong khu vực. (VTV.vn 27/6)Về đầu trang

Cơ chế một cửa Quốc gia đã thực sự thuận lợi cho doanh nghiệp?

Sau thời gian triển khai Cơ chế một cửa Quốc gia đã có thay đổi tích cực về thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tình trạng doanh nghiệp cùng lúc phải nộp nhiều bộ hồ sơ cho các cơ quan ban ngành khác nhau để được giải quyết công việc; tình trạng về hệ thống xử lý thủ tục của bộ quản lý chuyên ngành chưa “điện tử” hoàn toàn cũng đang gây ra những khó khăn, cản trở cho các doanh nghiệp…

 Đánh giá về mức độ hài lòng của doanh nghiệp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa Quốc gia với tổng hợp và phản ánh ý kiến của gần 3.100 doanh nghiệp cho thấy, đa số các chức năng cơ bản trên Cổng hiện hoạt động tốt. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá dễ, tương đối dễ thực hiện đối với các tính năng cơ bản như: tạo tài khoản và đăng nhập, xem và in hồ sơ lần lượt là 95% và 93%. Dù vậy, vẫn nhiều bộ, ngành chưa đảm bảo tiến độ triển khai thủ tục hành chính trên Cổng một cửa quốc gia.

 Bà Nguyễn Kim Dung, Giám đốc pháp chế và đối ngoại Hệ thống trường Anh quốc tại Việt Nam nêu thực tế, các doanh nghiệp thường xuyên gặp phải vấn đề khi nộp hồ sơ tại cơ quan “một cửa” phải xin ý kiến bộ ngành khác nhau với lý là đặc thù địa phương. Mặc dù thực tế trong quy định của văn bản không quy định yêu cầu này. Điều này đang là cản trở, gây phiền hà cho doanh nghiệp.

 Những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải từ thực tế là nội dung những hồ sơ nào cần phải nộp, bởi vì thông thường trong quy định văn bản pháp luật thì bao giờ cũng quy định kể từ ngày đủ hồ sơ hợp lệ, vậy như thế nào là đủ hồ sơ hợp lệ?-  Đây cũng là một vấn đề đối với doanh nghiệp.

 “Cổng thông tin quốc gia cần phải quy định rõ thủ tục hồ sơ, những danh mục hồ sơ nào cần phải nộp và thời gian hoàn thành những thủ tục đấy là bao nhiêu. Khi đó thủ tục rõ ràng cho doanh nghiệp và cũng vừa rõ ràng cho cán bộ công chức tại một cửa Quốc gia”, bà Dung nêu ý kiến. 

Cùng chung tình trạng này, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, doanh nghiệp khó thực hiện trơn tru do văn bản của các cơ quan bộ, ngành vẫn thiếu sự thống nhất. Đồng thời đề xuất để vận hành tốt Cổng một cửa quốc gia được hiệu quả trong thời gian tới, phải đồng bộ về thiết bị, công nghệ cho cả hệ thống.

 Để thực hiện trơn tru thì văn bản ban hành ra cần tương thích với nhau để quy định đó có thể đưa ngay vào khai báo trong cơ chế một cửa quốc gia hoặc dịch vụ công quốc gia.

 Tình trạng các văn bản, quy định thiếu thống nhất giữa các bộ, ngành cần được khắc phục triệt để trong thời gian tới. Đồng thời, rất cần sự vào cuộc giữa các bên để cơ chế một cửa quốc gia mới vận hành một cách có hiệu quả thông suốt được.

 Với mong muốn tạo thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp Bộ Tài chính-trực tiếp là Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc phối hợp, hợp tác với các bộ, ngành liên quan. Qua đó, để đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính và hiện đại hóa các khâu thực hiện thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. (Vov.vn 28/6, Nguyễn Hằng)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Nên có lý do chính đáng, thuyết phục

Cách đây khoảng 6 năm, Chủ tịch một tỉnh đã nhận trách nhiệm và xin từ chức. Lý do là bởi tai nạn giao thông trong tỉnh gia tăng ở cả ba tiêu chí. Khi đó, việc này đã không được chấp thuận, bởi đây là lỗi khách quan. Cũng tại tỉnh này, mới đây, Bí thư Tỉnh ủy đã có đơn xin thôi giữ chức vụ này vì không bảo đảm sức khỏe, đang điều trị bệnh hiểm nghèo. Vậy nhưng theo Thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì vị Bí thư phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Các vi phạm đã đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật...

 Chuyện từ chức lâu nay hiếm khi xảy ra. Nay có vẻ như việc này không còn là cá biệt. Nhìn ở khía cạnh tích cực, đây là điều đáng hoan nghênh. Bởi khi nhận thấy mình không đủ năng lực, trình độ, uy tín hoặc tạo điều kiện cho lớp trẻ "có chỗ" thì đây là việc làm cần thiết. Đáng tiếc, hầu hết các trường hợp từ chức trong thời gian gần đây đều thuộc diện "có vấn đề". Ví dụ như những trường hợp nêu trên và mới đây nhất là trường hợp của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi. 

Trả lời báo chí về vấn đề này, nguyên Vụ trưởng Vụ I, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, hiện tượng lãnh đạo thôi chức, từ chức ở nước ta rất hiếm, hầu như chưa có vị nào thấy mình không còn đảm đương được nhiệm vụ, không còn đủ uy tín để tiếp tục làm việc nên xin thôi chức, từ chức. Với kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với 2 cán bộ này, nguyên Vụ trưởng Vụ I cho rằng, quyết định kỷ luật là nhẹ, mặc dù sai phạm không hề nhẹ... Điều đáng nói là sau đó, cả hai vị lãnh đạo này đều có đơn gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư xin thôi giữ chức vụ với lý do “tạo điều kiện để kiện toàn công tác nhân sự cho Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2020 - 2025 sắp tới. 

Nguyên Vụ trưởng Vụ I, Ủy ban Kiểm tra Trung ương bình luận, không hiểu sau khi nhận quyết định kỷ luật, vì tự ái cá nhân hay động cơ gì mà lại phản ứng như vậy. Theo tôi đó là kiểu “hờn dỗi”. Nếu thực tâm muốn sửa chữa, muốn tạo điều kiện cho tổ chức thì còn đảm đương nhiệm vụ ngày nào, phải có trách nhiệm với công việc đó. Như thế mới là người đảng viên đứng đắn, nhận thức được sai lầm, khuyết điểm của mình để sửa chữa... Việc xin thôi giữ chức không mang ý nghĩa về mặt hành chính, bởi trong hành chính chỉ có từ chức hoặc cách chức. Chưa nói đến vai trò là lãnh đạo cao nhất của tỉnh, mà với tư cách là đảng viên, cách làm đó là không chuẩn, làm khó cho tổ chức...

  Chúng ta thường nói văn hóa. Vậy nên, có thể cách phân tích của nguyên Vụ trưởng Vụ I đã phần nào làm rõ bản chất của sự việc: Nếu "anh" thấy không xứng đáng, không đủ uy tín thì làm đơn xin từ chức để Trung ương chỉ định người thay thế, chứ đằng này xin thôi chức để nhường lại cơ hội cho người khác - cảm giác như cách làm đó không phù hợp với người bị kỷ luật. Cũng có thể, động cơ chính là muốn giữ lại một chút danh dự, lòng tự trọng, khi đã không đủ uy tín thì dừng lại, nhưng dù là như thế thì vẫn "không ổn".

 Cần có lý do chính đáng, thuyết phục khi từ chức. (Daibieunhandan.vn 28/6, Linh Trang)Về đầu trang

Có lộ trình, làm chắc chắn

Với xu hướng phát triển của thế giới cũng như nước ta thì việc sửa đổi Luật Cư trú theo hướng cải cách hành chính, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư đáp ứng được yêu cầu của người dân trong việc ngày càng giảm sử dụng giấy tờ, tăng cường khoa học công nghệ để quản lý, vừa linh hoạt vừa hiệu quả, giảm công đi lại của người dân, đáp ứng các yêu cầu thực tế quản lý nhà nước về an ninh trật tự cũng như phát triển kinh tế - xã hội.

  Tôi thống nhất bãi bỏ quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, bằng sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong quản lý cư trú. Chúng ta đi các nước thấy họ quản lý rất hay, rất nhẹ nhàng nhưng chặt chẽ. Chúng ta cũng mơ ước một ngày nào đó nước ta cũng  được như thế thì đây là một bước chuyển tiếp. Tuy nhiên, cần phải có một lộ trình và thận trọng trong bước chuyển đổi này.

 Phải tính toán vừa tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu và sổ tạm trú song song với việc ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý cư trú bằng mã số định danh bằng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bằng kỹ thuật số cho đến khi nào hệ thống này “chạy” một cách thông suốt, hiệu quả và đảm bảo hoàn toàn thay thế được sổ hộ khẩu và tạm trú thì lúc đó mới chấm dứt được vai trò của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Nếu vẫn còn một điểm sơ hở mà chuyển đổi, giống như chưa xây dựng xong nhà mới đã đập nhà cũ thì chúng ta sẽ gặp khó khăn và đó sẽ là điều kiện tốt cho tội phạm ẩn náu để thực hiện các hành vi phạm tội. Nếu chúng ta quản lý về dân cư, về cư trú kém thì sẽ là nơi ẩn nấp, trốn tránh cho tội phạm. Do đó, phải có một lộ trình, làm một cách chắc chắn để đem lại hiệu quả tốt nhất, đảm bảo an ninh quốc gia cũng như trật tự an toàn xã hội vì tất cả loại tội phạm đều nhằm vào đây, nhất là các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm công nghệ cao, tội phạm có tổ chức luôn tìm kẽ hở về quản lý cư trú để ẩn náu, lẩn trốn.

 Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) bỏ quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại các tỉnh, thành phố. Về chủ trương này tôi thống nhất, tuy nhiên cần có lộ trình đối với 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là hai siêu đô thị và cũng là nơi đang thu hút người dân nhập cư từ các tỉnh, thành phố khác. Riêng TP Hồ Chí Minh mỗi năm tăng thêm 20 vạn dân, 5 năm tăng thêm 1 triệu dân, nếu nói về dân số thì tương đương tăng thêm một tỉnh. Trong khi đó, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở văn hóa, giáo dục và các nhu cầu khác phục vụ đời sống xã hội không tăng theo kịp. Nếu tiếp tục như thế này thì áp lực tăng dân số sẽ đè nặng lên và kéo TP Hồ Chí Minh phát triển chậm lại. Nếu sửa đổi Luật cư trú theo hướng tháo bỏ hết, không có điều kiện gì cho 2 thành phố này thì áp lực dân số không dừng lại ở chỗ 20 vạn dân một năm nữa mà có thể lên 25 - 30 vạn. Sức ép này vốn đã nặng nề lại càng nặng nề hơn nữa thì rất khó.

 Phải có lộ trình và cần giữ lại một số điều kiện về kỹ thuật để làm sao phát triển cơ sở hạ tầng về văn hóa, giáo dục cho phù hợp với mức tăng dân số nhập cư để đảm bảo hai yếu tố này tăng song song, nếu không rơi vào tình trạng áp lực dân số trước và cơ sở hạ tầng chạy theo sau, lúc nào cũng chạy theo một cách bị động. Vì lẽ đó, tôi đề nghị giữ lại các điều kiện kỹ thuật cho 2 thành phố lớn này để đảm bảo phát triển toàn quốc và có trọng điểm cho 2 thành phố này. Chúng ta thấy chủ trương của Đảng, Nhà nước muốn xây dựng tất cả tỉnh thành có một điều kiện sống tốt nhất, gọi là điều kiện đáng sống, đặc biệt là 2 thành phố lớn. Yếu tố về dân cư cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, là một tiền đề quan trọng để xây dựng 2 thành phố là nơi đáng sống. (Daibieunhandan.vn 27/6, ĐBQH Ngô Minh Châu)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước.

 Mục tiêu chung của Đề án nhằm thực hiện việc xây dựng, quản lý, cập nhật dữ liệu thường xuyên, tổ chức khai thác, sử dụng và lưu trữ cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn quốc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước theo hướng hiện đại, là một trong những cấu phần quan trọng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số.

 Theo đó, về yêu cầu thiết kế hệ thống, cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức viên chức trong các cơ quan nhà nước là hệ thống thông tin được thu thập, tích hợp, chia sẻ dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy, biên chế phục vụ tổng hợp, phân tích dữ liệu nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan nhà nước các cấp;

 Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước được thiết kế theo kiến trúc thống nhất, phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; kế thừa nguồn dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu sẵn có;

 Bảo đảm tính bảo mật, an toàn thông tin trên cơ sở: Cung cấp giải pháp xác thực người dùng ở mức độ cao; mã hóa và ký số với các giao dịch dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy biên chế, giữa hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức đặt tại Bộ Nội vụ với cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành, địa phương qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu;

 Thông tin, dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan nhà nước được chuẩn hóa, chuyển đổi đồng bộ, được đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật tối đa trước khi tích hợp về cơ sở dữ liệu quốc gia đặt tại Bộ Nội vụ.

 Về cơ chế hoạt động, cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức đặt tại Bộ Nội vụ được hình thành (qua tích hợp, đồng bộ) từ các nguồn dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương; các cơ quan: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; dữ liệu được chia sẻ từ cơ sở dữ liệu dân cư, cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội Việt Nam…;

 Sử dụng hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng để kết nối, giao tiếp, trao đổi dữ liệu, đồng thời sử dụng giải pháp an toàn bảo mật của Ban Cơ yếu Chính phủ để đảm bảo tuyệt đối an toàn bảo mật thông tin dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức.

 Bộ Nội vụ xây dựng và ban hành các quy định về chuẩn thông tin, quy định kỹ thuật về dữ liệu, quy định về trao đổi và bảo mật thống nhất chung, làm cơ sở để các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện. (Laodong.vn 27/6, Vương Trần – Kim Anh)Về đầu trang

Xếp lương theo vị trí việc làm: Mức lương cao nhưng khó giáo viên nào đạt

Bộ GDĐT đang xin ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương cho giáo viên công lập ở các cấp học. Theo đó, bậc lương mới của giáo viên sẽ gắn với trình độ đào tạo theo hệ thống thang bậc lương chung dành cho viên chức nhưng có phụ cấp ưu đãi nghề.

 Hiện nay, lương giáo viên tại các trường phổ thông được trả theo chức danh nghề nghiệp như sau: Giáo viên tiểu học, mầm non hạng IV (từ 1,86 đến 4,06), hạng III (từ 2,1 đến 4,98), hạng II (từ 2,34 đến 4,98); Giáo viên THCS hạng III (từ 2,1 đến 4,98), hạng II (từ 2,34 đến 4,98), hạng I (từ 4,0 đến 6,38); Giáo viên THPT hạng III (từ 2,34 đến 4,98), hạng II (từ 4,0 đến 6,38), hạng I (từ 4,4 đến 6,78).

 Việc trả lương này bộc lộ nhiều bất cập như giáo viên có bằng đại học hoặc cao hơn nhưng dạy ở mầm non, tiểu học… thì chỉ được xếp lương ở hạng thấp nên mức lương khởi điểm rất thấp, hay việc chuyển xếp thăng hạng giáo viên cũng gặp nhiều bất cập về điều kiện, tiêu chuẩn, chỉ tiêu... 

Thế nhưng, theo Luật Giáo dục mới có hiệu lực, cộng với việc xếp lương theo vị trí việc làm thì xếp lương giáo viên từ 1.7 sẽ được trả về theo chuẩn, vị trí việc làm.

 Cũng từ 1.7, chuẩn trình độ giáo viên sẽ được nâng lên phù hợp như giáo viên mầm non thì trình độ chuẩn đào tạo sẽ là cao đẳng sư phạm, giáo viên tiểu học đến THPT đều là đại học sư phạm hoặc tương đương nên nếu giáo viên trên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 sẽ có thể được xếp cùng mức lương khởi điểm là như nhau, cùng ngạch, bậc lương. Điều này cũng sẽ công bằng cho giáo viên đã được đào tạo đúng chuẩn, vị trí việc làm.

 Trước đây, 1 giáo viên tiểu học khởi đầu nếu trình độ trung cấp thì hệ số cơ bản là 1,86 thì với chuẩn trình độ đào tạo mới được nâng lên thành 2,34. Như vậy, ngay hệ số cơ bản, nếu so với hiện nay cũng đã gấp rưỡi. Theo cách tính lương mới đang được dự thảo, lương giáo viên tiểu học cao nhất có thể lên tới gần 11 triệu đồng/tháng (chưa tính phụ cấp ưu đãi).

 Với cách tính này, lương của đội ngũ giáo viên mới vào nghề được nâng lên so với hiện nay. Những giáo viên lâu năm sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên nữa, vì thế, thu nhập có thể bị giảm. Thu nhập giáo viên được hưởng sẽ đúng theo tính chất phức tạp và đặc thù nghề nghiệp và khi đó chênh lệch giữa lương của giáo viên mới ra trường và giáo viên lâu năm sẽ thu hẹp.

 Để được xếp ở hạng I và được xếp hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78 thì có lẽ giáo viên nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, so sánh bảng điều kiện trong dự thảo thì có lẽ đây cũng là điều kiện đang ở mức rất cao. Để trở thành giáo viên hạng I, giáo viên phải đáp ứng các điều kiện theo dự thảo Thông tư Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên công lập.

 Ví dụ ở bậc tiểu học, giáo viên được xếp ở hạng I ngoài những nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ khác như: Tham gia biên tập, biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, học sinh tiểu học hoặc tham gia Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa khi được lựa chọn.

 Giáo viên phải chủ trì các hoạt động bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của nhà trường hoặc tham gia đánh giá, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp huyện trở lên. Cùng với đó, giáo viên phải tham gia đoàn đánh giá ngoài, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên tiểu học từ cấp huyện trở lên; tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm hoặc tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện trở lên.

 Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên tiểu học hạng I còn quy định: Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành giáo dục tiểu học hoặc chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy; có trình độ ngoại ngữ bậc 3; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I.

 Ngoài ra còn rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe khác về phẩm chất, đạo đức, bằng khen, danh hiệu khác nữa. “Mặc dù đã có bằng thạc sĩ nhưng nhìn bảng tiêu chuẩn giáo viên hạng I thì tôi cũng khó lòng có thể đạt được bởi không phải giáo viên nào cũng sẽ có cơ hội được tham gia đầy đủ các tiêu chuẩn trên” - cô giáo Nguyễn Loan - một giáo viên tại Thái Bình chia sẻ.

 Là một giáo viên có kinh nghiệm lâu năm, thạc sĩ Nguyễn Quang Thi - Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng góp ý rằng, cần có những đặc cách trong xét thăng hạng cho giáo viên hiện đã làm việc từ 20 năm trở lên bởi những tiêu chuẩn thi và xét thăng hạng hiện tại rất khó để giáo viên công tác lâu năm có thể đạt được. (Laodong.vn 27/6, Huyên Nguyễn)Về đầu trang

Bộ Tài chính đề xuất giảm 10-30% phí sử dụng đường bộ

Theo đề xuất của Bộ Tài chính, xe ô tô của doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh vận tải có thể được giảm 10-30% phí sử dụng đường bộ đến hết 2020.

 Theo dự thảo Thông tư Quy định mức thu, nộp phí sử dụng đường bộ, xe ô tô chở người, các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng chỉ nộp mức phí bằng 70% mức thu hiện hành. Còn xe tải, xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo sẽ nộp phí bằng 90%.

 Với biểu phí sử dụng đường bộ từ 130.000 đồng đến 1,43 triệu đồng mỗi tháng, chủ sở hữu phương tiện sẽ được tiết kiệm từ vài chục nghìn tới hàng trăm nghìn đồng mỗi tháng sau khi thông tư này có hiệu lực.

 Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải gặp nhiều khó khăn. Doanh thu từ hoạt động vận tải đường bộ trong tháng 4 giảm 40-80% so với cùng kỳ 2019. Số lượng xe xuất bến cũng giảm 30-50%, theo Vụ Vận tải thuộc Bộ Giao thông vận tải. (VTV.vn 27/6)Về đầu trang

Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam xin nghỉ hưu trước tuổi

Chiều 26.6, ông Nguyễn Chín - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam - xác nhận, ông Phan Văn Chín (59 tuổi, Giám đốc Sở Tài chính Quảng Nam) vừa gửi đơn xin nghỉ việc đến Ban tổ chức Tỉnh ủy.

 Theo ông Nguyễn Chín, ông Phan Văn Chín cũng như một số cán bộ không đủ tuổi tái cử vào Tỉnh ủy, có đơn xin nghỉ. Đơn của ông Chín là xin nghỉ việc sau đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa 22, nhiệm kỳ 2020-2025 (dự kiến tổ chức vào tháng 10.2020).

 Ông Phan Văn Chín - Giám đốc Sở Tài chính cho hay: "việc nghỉ hưu là theo quy định vì Ban Tổ chức Tỉnh ủy yêu cầu có đơn nghỉ hưu hoặc chuyển công tác nhưng tôi chỉ còn vài tháng nữa là đến tuổi nghỉ hưu nên không được tái cử. Việc nghỉ hưu là theo đúng quy định và hoàn toàn phục vụ công tác Đại hội".

 Được biết, ông Phan Văn Chín là một trong số hai Giám đốc sở bị Thanh tra Quảng Nam đề nghị kiểm điểm vì liên quan tới vi phạm trong quá trình xây dựng giá, thẩm định giá gói thầu mua sắm máy xét nghiệm COVID-19 của Sở Y tế tỉnh này.

 Cụ thể, ngày 24.6, Thanh tra Quảng Nam có báo cáo về kết quả thanh tra đột xuất việc thực hiện gói thầu mua sắm hệ thống xét nghiệm Real – time PCR tự động theo Quyết định của UBND tỉnh tại Sở Y tế và Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam. 

Theo nội dung báo cáo, đến nay máy xét nghiệm COVID-19 giá 7,23 tỷ đồng chưa được các bên bàn giao, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng nên chưa thực hiện việc chuyển tiền cho bên bán máy.

 Tuy nhiên, qua thanh tra cho thấy có vi phạm trong quá trình xây dựng giá, thẩm định giá gói thầu tại Sở Y tế và Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam dẫn đến việc tổ chức thực hiện gói thầu mua sắm hệ thống xét nghiệm Real – time PCR tự động chưa đúng các thủ tục theo quy định pháp luật. 

Cụ thể, trong 3 bảng báo giá của 3 công ty để Sở Y tế đề xuất và Sở Tài chính thẩm định làm căn cứ xác định dự toán giá gói thầu thì có 2 bảng báo giá không đúng quy định.

 Với vi phạm trên, Thanh tra tỉnh kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh hủy thầu đối với gói thầu mua sắm hệ thống xét nghiệm Real - time PCR tự động.

 Ngoài ra, Thanh tra tỉnh đề nghị UBND tỉnh tổ chức kiểm điểm trách nhiệm theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức đối với Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài chính, Phó Giám đốc Sở Tài chính có liên quan theo quy định. (Laodong.vn 27/6, Thanh Chung)Về đầu trang

Hà Nội sẽ thanh lý gần 400 xe công

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến đơn vị liên quan về phương án xử lý ôtô phục vụ công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố.

 Theo Sở Tài chính Hà Nội, kết quả rà soát cho thấy tổng số ôtô phục vụ công tác chung và các chức danh (không bao gồm xe chuyên dụng như y tế, cứu hộ, đê điều, lực lượng vũ trang...) của các đơn vị là 577, trong đó 19 xe phục vụ các chức danh và 558 xe phục vụ công tác chung.

 Từ việc rà soát và căn cứ quy định hiện hành, thành phố sẽ ban hành quyết định đấu giá 17 ôtô 9-16 vẫn còn thời gian sử dụng, nhưng dôi dư sau quá khi rà soát và sắp xếp. 391 xe đã quá thời gian sử dụng (trên 15 năm hoặc sử dụng dưới 15 năm nhưng hư hại không sử dụng được) thành phố sẽ tổ chức thanh lý. 

Ngoài ra, 61 xe sẽ được điều chuyển từ đơn vị thừa sang đơn vị thiếu so với tiêu chuẩn, định mức.

 Trong khi chưa hoàn tất thủ tục xử lý (điều chuyển/bán đấu giá/thanh lý), thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị bảo quản không được sử dụng vượt định mức. Các đơn vị có tiêu chuẩn nhưng không được sắm ôtô phục vụ công tác chung thì thuê dịch vụ hoặc khoán kinh phí sử dụng ôtô khi đi công tác.

 Việc khoán kinh phí sử dụng xe được thành phố thí điểm từ 1/3/2017 tại 8 đơn vị gồm các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Lao động, Thương binh và Xã hội; hai quận Long Biên, Hà Đông và hai huyện Gia Lâm, Thanh Trì.

 Sau gần ba năm khoán xe, tổng số tiền tiết kiệm của tám đơn vị gần 300 mỗi tháng so với thời điểm chưa khoán. Việc này cũng giúp các đơn vị giảm biên chế, tiết kiệm kinh phí mua sắm xe mới và giảm tải công việc cho khối văn phòng. (Vnexpress.net 28/6, Võ Hải)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Ủy ban Dân tộc nói gì khi chỉ số cải cách hành chính thuộc nhóm thấp nhất

Ủy ban Dân tộc cho rằng công tác cải cách hành chính (CCHC) đã được đơn vị chỉ đạo quyết liệt. Chỉ số CCHC của đơn vị thấp là do chịu nhiều yếu tố khó khăn.

 Trong giai đoạn 2011 - 2020, Ủy ban Dân tộc đã đẩy mạnh công tác CCHC, tham mưu kịp thời cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc; xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật; kiện toàn tổ chức các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả và gắn kết chặt chẽ với các chính sách tinh giản biên chế… 

Ủy ban Dân tộc đã tập trung triển khai các nhóm 22 nhiệm vụ về xây dựng phát triển Chính phủ điện tử, xây dựng và sử dụng có hiệu quả các phần mềm quản lý, điều hành tác nghiệp, cơ sở dữ liệu theo hướng thống nhất, đồng bộ kết nối thông suốt từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, trong những năm qua, kết quả chấm điểm, xác định chỉ số CCHC (Par index) của Ủy ban Dân tộc luôn ở nhóm thấp nhất khối các bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ. 

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn cho biết, nguyên nhân cơ bản là do 4 khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, Ủy ban Dân tộc chủ yếu thực hiện công tác tổng hợp, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong việc tham mưu, xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo, chăm lo đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hiện nay Ủy ban Dân tộc không có nội dung công việc phân cấp cho địa phương.

 Tiếp đó, về tiêu chí, tiêu chí thành phần tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg, Ủy ban Dân tộc không thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành, không có máy móc, thiết bị chuyên dùng. 

Thứ nữa, về thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Thực hiện Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, từ khi triển khai công tác này đến nay, Ủy ban Dân tộc chưa nhận được hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân nào qua dịch vụ bưu chính công ích.

 Và cuối cùng, về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, hiện nay do đặc thù đối tượng áp dụng, tính chất của thủ tục hành chính và tần suất phát sinh giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban Dân tộc chưa phù hợp để triển khai. Các thủ tục hành chính được 23 thực hiện chủ yếu là xét khen thưởng và xét tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển các dân tộc.

 Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn cho biết, với những cố gắng và kết quả nêu trên, cùng với những điểm chưa hợp lý trong khâu chấm điểm, xác định chỉ số CCHC, Ủy ban Dân tộc đã báo cáoThường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ Nội vụ xem xét điều chỉnh việc chấm điểm, xác định chỉ số cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc.

 Theo đó, Ủy ban Dân tộc đề xuất theo một trong hai hướng: Có thể do đặc thù riêng cho nên không chấm điểm, công bố chỉ số cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc cùng với khối các bộ, ngành. Hoặc hướng thứ 2 là: Nếu chấm điểm và công bố cùng với các bộ, ngành thì những nhiệm vụ Ủy ban dân tộc không có chức năng thực hiện phải chấm điểm tối đa. (Kinhtedothi.vn 28/6, Lâm Nguyễn)Về đầu trang

TPHCM: Kiến nghị giảm số lượng thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích

Việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính (TTHC) thông qua dịch vụ bưu chính công ích không hiệu quả, thậm chí kéo dài thêm thời gian nộp và nhận kết quả hành chính, Cục Hải quan TPHCM đề xuất giảm giảm số lượng TTHC tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ này. 

Theo Cục Hải quan TPHCM, trong 6 tháng đầu năm 2020, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và duy trì thông suốt các dòng chảy thương mại trên địa bàn quản lý.

 Trong đó, nhờ việc cung cấp dịch vụ công cấp 4 tại hầu hết các TTHC trọng yếu của ngành Hải quan đã giúp cơ quan Hải quan nói chung và Cục Hải quan TPHCM nói riêng hoạt động thông suốt, hiệu lực và hiệu quả xuyên suốt thời gian cao điểm phòng chống dịch bệnh Covid-19. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Hải quan TPHCM, số lượng TTHC của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành và các cơ quan hữu quan trên địa bàn thành phố đạt mức dịch vụ công rất thấp, chủ yếu là dịch vụ công cấp 1 và 2, 3 trong khi số lượng TTHC đạt mức dịch vụ công cấp 4 tại cơ quan Hải quan là 83%.

 Việc này gây ra sự không đồng bộ trong trao đổi thông tin và thực hiện các quy trình trong TTHC. Đó là, cơ quan Hải quan nộp hồ sơ điện tử, cơ quan kiểm tra chuyên ngành nộp, trả hồ sơ giấy trực tiếp tại các quầy tiếp nhận…

 Hiện nay, 90% TTHC trong lĩnh vực hải quan cung cấp tại dịch vụ công cấp 3,4 thông qua hệ thống hải quan điện tử và cơ chế một cửa quốc gia. Thời gian tiếp nhận, xử lý trả kết quả của CBCC tại Cục trong các năm gần đây đã giảm 70% theo quy định.

 Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Hải quan TPHCM, việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả TTHC thông qua dịch vụ bưu chính công ích không hiệu quả, thậm chí kéo dài thêm thời gian nộp và nhận kết quả hành chính, chỉ phù hợp với các đơn vị có số lượng lớn TTHC dịch vụ công chỉ đạt cấp 1 và 2.

 Từ thực tế trên, Cục Hải quan TPHCM đề xuất Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giảm số lượng TTHC tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. (Haiquanonline.com.vn 28/6, Lê Thu)Về đầu trang

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020

Tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng vừa tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2011-2020; phương hướng, nhiệm vụ CCHC giai đoạn 2021 - 2030.

 Hội nghị thống nhất đánh giá: Giai đoạn 2011 - 2020, công tác CCHC luôn được Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; nhận thức về CCHC có chuyển biến rõ rệt; chất lượng, hiệu quả các nội dung công tác CCHC không ngừng được nâng cao. Các mục tiêu, yêu cầu của công tác CCHC cơ bản hoàn thành, nhiều nội dung hoàn thành tốt (cải cách thể chế, cải cách bộ máy)…

 Hội nghị đã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu CCHC trong Bộ Quốc phòng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, tập trung quán triệt và thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quân ủy T.Ư về CCHC. Trên cơ sở các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, chương trình của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về CCHC nhà nước; xây dựng chương trình, kế hoạch CCHC phù hợp đặc điểm nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng và yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn mới. (Nhandan.com.vn 28/6, PV)Về đầu trang

Quảng Ninh chọn cải cách hành chính là khâu đột phá

Ngày 27/6, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2011- 2020 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021 – 2030.

 Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh xác định công tác CCHC là một trong 3 khâu đột phá chiến lược của tỉnh, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, có tính quyết định trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã quyết liệt thực hiện thành công nhiều giải pháp về CCHC, nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ, mang đến sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp, qua đó tạo những đột phá mới trong phát triển. 

Với những nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền tỉnh trong công tác CCHC, 10 năm qua, trên cơ sở các kế hoạch, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai các nội dung của CCHC và đạt nhiều kết quả nổi bật trên tất cả các nội dung: Từ cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, VC; cải cách tài chính công đến hiện đại hóa hành chính.

 Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết: CCHC là một trong 3 khâu đột phá quan trọng mà tỉnh Quảng Ninh tập trung thực hiện nhiều năm qua. Với những nỗ lực vượt bậc, bộ máy chính quyền hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tiết kiệm ngân sách, người dân, doanh nghiệp được phục vụ ngày càng tốt hơn.

 "Để đạt hiệu quả trong CCHC, Quảng Ninh quyết tâm thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tỉnh hiện là địa phương duy nhất trong nước đề xuất và triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện khuyến khích (sáp nhập huyện Hoành Bồ vào TP Hạ Long); sắp xếp 16 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 5 đơn vị hành chính cấp huyện (9 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp và 7 đơn vị hành chính cấp xã liên quan)", ông Ký nói thêm.

 Từ hiệu quả của CCHC, trong giai đoạn 2016 - 2019, Quảng Ninh tiếp tục đạt được những bước phát triển toàn diện. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 10,9%, cao hơn so với bình quân chung cả nước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 6.135 USD, cao gấp đôi bình quân chung cả nước.

 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững; năm 2019, tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 45,88 điểm %; công nghiệp chiếm 48,1 điểm %; nông nghiệp chiếm 6,02 điểm %. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh luôn nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; giai đoạn 2016 - 2019, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 163.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa chiếm hơn 72%. (Nongnghiep.vn 27/6, Anh Thắng)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Đình chỉ công tác Phó Chi cục trưởng Hải quan say xỉn gây tai nạn giao thông bỏ chạy

hó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoàng Diệu, thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Phước - bị tạm đình chỉ công tác để điều tra việc gây tai nạn giao thông.

 Vị Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan bị tạm đình chỉ công tác là ông Mai Như Vệ (54 tuổi). Theo ông Nguyễn Văn Ngàn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Hải quan tỉnh Bình Phước, ông Mai Như Vệ bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ công tác điều tra sau khi gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy. Toàn bộ vụ tai nạn được camera an ninh của người dân và người tham gia giao thông truy đuổi vị cán bộ gây tai nạn giao thông bỏ chạy ghi lại. Ông Vệ sau đó bị người dân bắt được, giao cho công an.

 Theo lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Bình Phước, ông Vệ cũng đã làm việc với lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Bình Phước giải trình diễn biến vụ việc ông gây tai nạn rồi bỏ chạy. Sau khi nắm thông tin ban đầu về vụ việc, Cục Hải quan tỉnh đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Vệ để phục vụ công tác điều tra theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Cục Hải quan tỉnh Bình Phước cũng đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Bình Phước, Tổng cục Hải quan vụ việc liên quan đến ông Vệ để các cơ quan này nắm bắt và có hướng chỉ đạo tiếp theo.

 Hiện tại, vụ việc đang trong quá trình điều tra, phải chờ kết luận của cơ quan điều tra về sai phạm của ông Vệ. Theo ông Nguyễn Văn Ngàn, quan điểm của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước là sai đến đâu sẽ xử lý nghiêm đến đó, không bao che.

 Trước đó, chiều 26/6, ông Mai Như Vệ điều khiển xe ô tô BKS 93A-160.78 lưu thông trên đường ĐT.759, hướng từ huyện Bù Đốp (Bình Phước) đi Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đến đoạn thôn Bình Tân, xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước thì bất ngờ tông trực diện vào xe máy mang biển số 93H1-202.42, do bà Phạm Thị Năm (36 tuổi, ngụ xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập) điều khiển lưu thông theo hướng ngược lại.

 Cú tông mạnh đã khiến bà Năm ngã văng ra đường, bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước. Xe máy của bà Năm bị hư hỏng nặng, xe ô tô của ông Vệ cũng bị hư hỏng phần đầu. Sau khi gây tai nạn, ông Vệ không dừng xe mà tiếp tục lái xe bỏ chạy khoảng 5km thì bị người dân đuổi theo chặn lại.

 Qua xác minh của công an huyện Bù Gia Mập, thời điểm gây tai nạn, ông Vệ vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện. Ông Vệ cùng phương tiện gây tai nạn sau đó được bàn giao cho công an huyện Bù Gia Mập lập biên bản xử lý. (VTV.vn 28/6)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Tổng thống Malawi cáo buộc bầu cử có dấu hiệu bất thường

Ngày 27/6, Tổng thống Malawi Peter Mutharika cho rằng cuộc bỏ phiếu lại của cuộc tổng tuyển cử diễn ra trong tuần qua đã thất bại do có nhiều dấu hiệu bất thường.

 Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 27/6, Tổng thống Malawi Peter Mutharika cho rằng cuộc bỏ phiếu lại của cuộc tổng tuyển cử diễn ra trong tuần qua đã thất bại do có nhiều dấu hiệu bất thường.

 Những thông tin không chính thức về kết quả kiểm phiếu cho thấy thủ lĩnh phe đối lập đang vượt trên tổng thống.

 Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) của Tổng thống Mutharika đã kêu gọi Uỷ ban bầu cử Malawi(MEC) huỷ bỏ kết quả cuộc bỏ phiếu lại và tổ chức lần bỏ phiếu thứ 3. Các giám sát viên DPP đã bị đe doạ, bắt cóc nên không thể thực hiện tốt nhiệm vụ tại nhiều điểm bỏ phiếu. Ông Mutharika nhận định đây là cuộc bỏ phiếu “tồi tệ nhất trong lịch sử bầu cử” của nước này khi hầu hết các kết quả được gửi đến MEC không phải sự “phản ánh chân thực ý chí của người dân.” 

Theo kết quả không chính thức được tập hợp bởi kênh truyền hình công MBC, lãnh đạo phe đối lập Lazarus Chakwera đã tạm dẫn đầu cuộc tổng tuyển cử khi đạt 60% số phiếu bầu, trong khi Tổng thống đương nhiệm Mutharika chỉ có được 39% sự ủng hộ. Các cử tri ở quốc gia miền Nam châu Phi này đã tham gia cuộc bỏ phiếu lại của tổng tuyển cử, tổ chức ngày 23/6, sau khi Toà án Hiến pháp huỷ bỏ kết quả của cuộc bầu cử tổng thống diễn ra hồi tháng 5/2019 do phát hiện gian lận hàng loạt. (TTXVN 28/6)Về đầu trang

Tấn công mạng nhằm vào ủy ban bầu cử Nga

Ngày 26/6, Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga đã ghi nhận một vụ tấn công từ chối dịch vụ nhằm vào trang mạng của cơ quan này.

 Trước đó, Phó Chủ tịch CEC Nikolay Bulaev đã nhận được cảnh báo về nguy cơ tấn công mạng. Ông cho rằng, ai đó muốn kiểm tra sức mạnh của hệ thống máy tính của Ủy ban này. Vụ tấn công xảy ra trước thềm cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp Nga. 

Tổng thống Vladimir Putin đề xuất sửa đổi Hiến pháp của nước Nga trong Thông điệp liên bang ngày 15/1. Ông đưa ra gói các sửa đổi xã hội gồm bảo đảm tiền lương tối thiểu không thấp hơn mức đủ sống, xác định mức lương hưu và phúc lợi xã hội đồng thời hỗ trợ tài chính cho các gia đình có con nhỏ.

 Cuộc bỏ phiếu ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 22/4, song đã phải lùi lại do đại dịch COVID-19. Ngày bỏ phiếu được ấn định lại là ngày 1/7.

 Theo cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga, 67% số người Nga cho biết sẽ đi bỏ phiếu. (VTV.vn 27/6)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More