Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 26-02-2020

Post date: 26/02/2020

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần nỗ lực để đạt thắng lợi kép. 1

2.  Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19. 2

3. UBND TPHCM chưa chốt phương án đề xuất cho học sinh đi học lại từ 16.3. 4

TIN QUỐC HỘI 4

4.  Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 3 Nghị quyết về nhân sự. 4

5. Cơ cấu thành viên Bộ Chính trị, Chính phủ trong Quốc hội sẽ giảm.. 4

6.  Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại 4 tỉnh. 5

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 6

7. Báo Trung Quốc tính toán thiệt hại kinh tế của coronavirus với Việt Nam.. 6

8. Chuyên gia ADB: Việt Nam cần 110 tỷ USD đầu tư hạ tầng. 7

9.   Nghị quyết 55: Cơ hội mới cho khu vực tư nhân đầu tư vào năng lượng. 9

10.   Doanh nghiệp vẫn gặp khó. 10

QUẢN LÝ.. 11

11.  Bỏ hộ khẩu giấy: Đề xuất được sự ủng hộ của nhiều người 11

12.  Đề xuất quy định về kinh nghiệm công tác để tránh bổ nhiệm "thần tốc". 12

13.  Đề xuất kỷ luật cán bộ nghỉ hưu có vi phạm trong thời gian công tác. 13

14.  Đề xuất bổ sung đối tượng, nâng mức trợ cấp xã hội 14

15.Hoàn thành hợp nhất các Chi cục Thuế khu vực. 15

16. Hải Phòng: Thực hiện hợp nhất 4 chi cục thuế. 15

17. Sở Nội vụ TPHCM yêu cầu khẩn trương kiểm tra vụ “bận họp, không tiếp dân”. 16

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 17

18.Việt Nam có thể học tập mô hình Chính phủ điện tử của Nhật Bản và Hàn Quốc. 17

19.  Hải quan Bình Dương: Thời gian thông quan hàng nhập khẩu chỉ còn hơn 14 giờ. 18

THẾ GIỚI 19

20.  Trung Quốc hoãn họp Quốc hội thường niên vì dịch COVID-19. 19

 TIÊU ĐIỂM

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần nỗ lực để đạt thắng lợi kép

Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia cần tìm ra "vaccine" để Việt Nam có thể ứng phó được với căn bệnh giảm sút kinh tế trên toàn cầu do tác động của dịch COVID-19. Đây là đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các thành viên của Hội đồng này tại buổi họp sáng 25/2.

 Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ tiền tệ Quốc tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu của năm 2020, từ 3,3% xuống còn 3,2%. Trung Quốc cũng đã hạ mức dự báo tăng trưởng thấp hơn 0,5% so với mục tiêu 5,8%. Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dự báo giảm từ 0,2%-1,8%.

 Đối với Việt Nam, dự báo lạm phát trong tháng 2 sẽ thấp hơn so với tháng 1/2020. Trong khi đó, xuất khẩu vẫn duy trì được mức tăng trưởng tốt, còn thu ngân sách nhà nước nhìn chung chưa bị tác động. Thị trường chứng khoán có giảm điểm nhưng không lớn, cung cầu ngoại tệ vẫn ở mức bình thường còn giá vàng sáng nay đã hạ nhiệt.

 Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát ở Hàn Quốc đã tác động xấu tới tâm lý của giới đầu tư và doanh nghiệp và đe dọa làm đứt gãy tiếp nguồn cung đối với các nhà sản xuất ở nhiều nước. Để ứng phó với diễn biến mới này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục khẳng định quyết tâm, Chính phủ chỉ bàn tiến, chứ không bàn lùi và chưa tính đến việc điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

 Các thành viên của Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia ủng hộ quyết tâm của Chính phủ chưa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế, dù trước mắt có khó khăn và tổn thất, thay vào đó, phải vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời phải tiếp tục kiểm soát tốt nhất được dịch bệnh. Lý do bởi mức độ thiệt hại của nền kinh tế hiện dựa chủ yếu vào việc kiểm soát được dịch bệnh này ở Việt Nam và trên thế giới. Hơn nữa, tổn thất do dịch nhiều khả năng chỉ là tạm thời, chứ không phá vỡ nền tảng tăng trưởng và kết cấu hạ tầng nên khả năng khắc phục là nhanh với chi phí thấp.

 Một số thành viên của Hội đồng cũng cho rằng, 90% tác động của dịch COVID-19 đối với các nền kinh tế là tâm lý lo sợ và các biện pháp phòng vệ quá mức. Vì thế, Chính phủ cần tiếp tục trấn an tâm lý cũng như củng cố lòng tin của người dân và doanh nghiệp, đi cùng với quyết tâm khắc phục những tác động tiêu cực của dịch bệnh để giữ được quỹ đạo tăng trưởng của nền kinh tế như 4 năm qua. (Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 12h ngày 25/02)Về đầu trang

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19

Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới, dịch COVID-19 vẫn có nhiều diễn biến mới phức tạp, khó lường, nhất là trong mấy ngày qua tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy, Iran và một số quốc gia khác.

 Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

 1. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần "chống dịch như chống giặc", đề cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan, thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch theo đúng Chỉ thị 05 và Chỉ thị 06 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người qua lại đường mòn, lối mở tại các tỉnh biên giới; thực hiện nghiêm các giải pháp về quản lý, kiểm soát phòng, chống dịch trong các hoạt động hàng không, du lịch, vận chuyển hàng hóa qua biên giới như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo.

 Bộ Ngoại giao tiếp tục trao đổi với phía Trung Quốc về việc công dân Việt Nam từ các tỉnh, thành phố có dịch của Trung Quốc chỉ được nhập cảnh vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.

 2. Đối với người nhập cảnh từ các vùng có dịch của Hàn Quốc và từ vùng có dịch của các nước, các vùng lãnh thổ khác:

 a) Bộ Ngoại giao:

 - Thông báo ngay cho phía Hàn Quốc và các nước, các vùng lãnh thổ có dịch COVID-19 về biện pháp phòng, chống dịch mà Việt Nam áp dụng, trong đó có việc tạm dừng nhập cảnh Việt Nam đối với người đến từ hoặc đi qua vùng có dịch, các đối tượng nhập cảnh vì mục đích công vụ trong trường hợp đặc biệt thì phải khai báo y tế và cách ly tập trung 14 ngày theo quy định.

 - Thông báo cho công dân Việt Nam không đến vùng có dịch ở các nước, trừ trường hợp cần thiết, nếu vẫn đi thì khi nhập cảnh Việt Nam sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày theo quy định.

 - Tuyên truyền vận động người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc (đặc biệt là tại Daegu và Gyeongsangbuk) tuân thủ hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của nước sở tại, không đến các khu vực đang có dịch và có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch mà cơ quan chức năng nước sở tại đã khuyến cáo.

 b) Bộ Y tế cần thực hiện việc cách ly tập trung tại cơ sở y tế đối với người nghi nhiễm bệnh và các đối tượng khác theo yêu cầu của cơ quan y tế.

 c) Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và nơi tiếp nhận, ăn nghỉ để cách ly tập trung những người nhập cảnh không thuộc trường hợp cách ly theo điểm b về Bộ Y tế. Bộ Quốc phòng cũng chỉ đạo áp dụng các biện pháp giảm mật độ cách ly tại các tỉnh khu vực biên giới, bảo đảm không để lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly.

 d) Bộ Công an cần thông báo cho Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố liên quan thông tin về hành khách từ vùng có dịch nhập cảnh Việt Nam để cách ly y tế theo điểm b, điểm c vừa nêu.

 đ) Bộ Giao thông Vận tải cần chỉ đạo chuyển hướng các chuyến bay từ vùng có dịch của Hàn Quốc sang hạ cánh tại sân bay Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Phù Cát (tỉnh Bình Định) và Cần Thơ (thành phố Cần Thơ).

 e) Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần khuyến cáo người dân hạn chế đi du lịch đến vùng có dịch khi không cần thiết; nếu vẫn đi thì khi nhập cảnh Việt Nam sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày theo quy định.

 3. Bộ Y tế tiếp tục triển khai việc khai báo y tế bắt buộc đối với các trường hợp nhập cảnh từ các nước, vùng lãnh thổ có dịch.

 4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện giám sát, theo dõi y tế và kịp thời cách ly y tế khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đối với người đến từ vùng có dịch đã nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 14 ngày qua; thực hiện giám sát, khai báo y tế, theo dõi về sức khỏe đối với công dân đến từ các vùng khác của Hàn Quốc.

 Bộ Công an thông báo cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố liên quan thông tin về hành khách từ Hàn Quốc đã nhập cảnh Việt Nam từ ngày 11/2/2020 cho các địa phương để thực hiện giám sát, theo dõi y tế và kịp thời cách ly khi cần thiết. (VTV.vn 25/02)Về đầu trang

UBND TPHCM chưa chốt phương án đề xuất cho học sinh đi học lại từ 16.3

Chiều tối 25.2, UBND TPHCM họp các thành viên Ban chỉ đạo và Tổ thư ký Ban chỉ đạo thành phố về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

 Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho hay, hôm nay thành phố vẫn chưa chốt thời gian đi học trở lại của học sinh thành phố.

 “Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 24.2, Chính phủ yêu cầu xem xét cụ thể tình hình dịch bệnh diễn biến như thế nào, đến cuối tuần này sẽ chốt phương án đi học lại của học sinh và thành phố cũng sẽ chấp hành theo quyết định đó.

 Những đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo là các phương án chuẩn bị. Nếu Chính phủ quyết định đi học lại vào đầu tháng 3 hay nghỉ đến hết tháng 3 thì chúng ta đều đã có những phương án chuẩn bị để không bị động” - ông Nguyễn Thành Phong nêu quan điểm. (Lao Động 25/02, An Nhàn) Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 3 Nghị quyết về nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội; bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 Cụ thể, tại Nghị quyết 891/NQ-UBTVQH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị ông Vương Đình Huệ chuyển sinh hoạt từ Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đến Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

 Tại Nghị quyết 909/NQ-UBTVQH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu ông Vương Đình Huệ giữ chức vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội.

 Tại Nghị quyết 899/NQ-UBTVQH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm ông Hoàng Anh Công, Vụ trưởng Vụ Dân nguyện, Văn phòng Quốc hội giữ chức Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, kể từ ngày 15.2.2020. (Lao Động 25/02, T.Vương)Về đầu trang

Cơ cấu thành viên Bộ Chính trị, Chính phủ trong Quốc hội sẽ giảm

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, quy định mới của Trung ương cho phép lãnh đạo địa phương chỉ tham gia 2 chức vụ, theo đó, cơ cấu của Ban Chấp hành Trung ương, thành viên Chính phủ và thành viên Bộ Chính trị trong Quốc hội sẽ giảm.

 Văn phòng Quốc hội vừa tổ chức tọa đàm lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Các đại biểu cho ý kiến về 9 nội dung dự kiến tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật và tập trung cho ý kiến về 5 nội dung còn ý kiến khác nhau về quy định về đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, quy định về Đoàn đại biểu Quốc hội...

 Theo Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, tại buổi toạ đàm cho ý kiến về việc tăng số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, đa số ý kiến đồng tình cho rằng nên tăng tỉ lệ này lên mức 37%, 40% tổng số đại biểu, nhưng vẫn có ý kiến cho rằng nên giữ nguyên cơ cấu như hiện nay.

 Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật tiếp thu ý kiến đề xuất về cơ chế, chính sách để thu hút đại biểu có năng lực, trình độ, tâm huyết về làm việc tại Quốc hội. Thêm vào đó, việc quy định về độ tuổi đối với cán bộ trong diện thu hút về làm việc tại các cơ quan Quốc hội cũng sẽ nghiên cứu thêm, làm sao để đồng bộ với quy định nghỉ hưu đối với đại biểu Quốc hội trong Luật Công chức, viên chức.

 Tổng Thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, đại biểu Quốc hội là nguồn quan trọng làm nên chất lượng của Quốc hội, do đó, đồng tình với ý kiến góp ý về cơ cấu của đại biểu Quốc hội. Cơ cấu đại biểu Quốc hội sẽ thể hiện trong phương án bầu cử, cụ thể là cơ quan hành pháp sẽ giảm đi. Quy định mới của Trung ương cho phép lãnh đạo địa phương chỉ tham gia 2 chức vụ, theo đó, cơ cấu của Ban Chấp hành Trung ương, thành viên Chính phủ và thành viên Bộ Chính trị trong Quốc hội sẽ giảm.

 Cùng với cơ cấu đại biểu Quốc hội, Tổng Thư ký – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng đồng tình với góp ý đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội, trong đó chú trọng nâng cao năng lực và điều kiện hoạt động của Quốc hội; đồng tình với phương án hạn chế bớt chức danh trong các Ủy ban của Quốc hội. (Lao Động 25/02, Ái Vân)Về đầu trang

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại 4 tỉnh

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành các Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Khánh Hòa, Thái Bình, Lào Cai, Cao Bằng.

 Cụ thể, tại Nghị quyết số 894/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Khánh Hòa, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Diên Khánh như sau: Thành lập xã Bình Lộc trên cơ sở nhập toàn bộ 4,56 km2 diện tích tự nhiên, 3.883 người của xã Diên Bình và toàn bộ 8,55 km2 diện tích tự nhiên, 3.235 người của xã Diên Lộc. Sau  khi thành lập, xã Bình Lộc có 13,11 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.118 người. Sau khi sắp xếp, huyện Diên Khánh có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gầm 17 xã và 1 thị trấn.

 Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Bình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc các huyện Tiền Hải, Đông Hưng, Thái Thụy, Kiến Xương, Quỳnh Phụ.

 Tại Nghị quyết số 896/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lào Cai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của huyện Bảo Thắng, Bát Xát và thành phố Lào Cai; đồng thời, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc các huyện thị này. Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc các huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Si Ma Cai, Bắc Hà.

 Nghị quyết số 897/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị thành lập huyện Quảng Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ 251,67 km2 diện tích tự nhiên, 23.625 người của huyện Phục Hòa; toàn bộ 385,73 km2 diện tích tự nhiên, 40.898 người của huyện Quảng Uyên và toàn bộ 31.55 km2 diện tích tự nhiên, 2.097 người của xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh. Sau khi thành lập, huyện Quảng Hòa có 668,95 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 66.620 người.

 Nhập toàn bộ 219,63 km2 diện tích tự nhiên, 20.257 người của huyện Trà Lĩnh sau khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính vào huyện Trùng Khánh. Sau khi nhập, huyện Trùng Khánh có 688,01 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 70.424 người.

 Bên cạnh đó, đổi tên thị trấn Hùng Quốc, huyện Trung Khánh thành thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh. Thị trấn Trà Lĩnh có 14,9 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.356 người.

 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết nghị thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng; giải thể Tòa án nhân dân huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng để nhập vào Tòa án nhân dân huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng có trách nhiệm thừa kế nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng theo quy định của pháp luật. (Baochinhphu.vn 24/2, Tuệ Văn) Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Báo Trung Quốc tính toán thiệt hại kinh tế của coronavirus với Việt Nam

"Việt Nam đang chịu thiệt hại về kinh tế, nhưng ít hơn Trung Quốc", ông Adam McCarty, chuyên gia kinh tế trưởng tại Mekong Economics cho biết. "Các trường học vẫn đóng cửa, khách du lịch quá ít và 20% công nhân có thể rơi vào tình trạng thiếu việc làm".

 Cho dù Việt Nam đã điều trị khỏi cả 16 trường hợp nhiễm COVID-19 trong số 16 ca mắc bệnh, dịch này vẫn đang có tác động đáng kể đến nền kinh tế, khi các nhà máy đang chật vật để bảo đảm nguồn nguyên liệu thô cần thiết từ nước láng giềng Trung Quốc.

 "Việt Nam đang chịu thiệt hại về kinh tế, nhưng ít hơn Trung Quốc", ông Adam McCarty, chuyên gia kinh tế trưởng tại Mekong Economics cho biết. "Các trường học vẫn đóng cửa, khách du lịch quá ít và 20% công nhân có thể rơi vào tình trạng thiếu việc làm".

 Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vào cuối năm ngoái, Việt Nam đã đưa ra một số biện pháp rất tích cực giúp ngăn chặn sự lây lan, bao gồm kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở hàng chục thành phố và tạm dừng giao thương với Trung Quốc tại nhiều cửa khẩu biên giới phía bắc.

 Một số trạm kiểm soát đã mở cửa trở lại, song tất cả các tài xế xe tải vào Việt Nam từ Trung Quốc hiện đều phải đeo găng tay và khẩu trang, không phải lúc nào cũng có thể tùy tiện rời khỏi xe.

 Tổng công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo, doanh thu của họ trong 19 ngày đầu tháng 2 đã giảm khoảng 2,8 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, một phần là do hoàn tiền cho gần 40.000 vé chưa sử dụng.

 Hàng chục ngàn công nhân có mặt ở Trung Quốc đã bị cách ly khi trở về Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, bao gồm khoảng 10.000 người ở xã Sơn Lôi sát biên giới Trung Quốc. Mặc dù các trạm kiểm soát đã mở cửa trở lại, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn.

 Tại một nhà máy giày ở tỉnh Thanh Hóa, gần 12.000 công nhân được cho nghỉ phép 2 ngày vào tuần trước vì công ty không có nguyên liệu thô để họ có thể làm việc.

 Ngoài ra, hàng ngàn công nhân tại các nhà máy may mặc trên khắp Việt Nam đã đình công vì lo ngại các đồng nghiệp Trung Quốc của họ mang mầm bệnh Covid-19 về Việt Nam sau kỳ nghỉ.

 Joe Buckley, một chuyên gia về các vấn đề lao động và phát triển Đông Nam Á tại Đại học SOAS London, cho biết nhiều nhà sản xuất quần áo và giày dép đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch coronavirus.

 "Một trong số các tác động của coronavieus đến sản xuất là các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu", ông nói. Một số người, chẳng hạn như Samsung, đang chuyển linh kiện qua đường hàng không để khắc phục những hạn chế, các công ty khác thì chẳng có cách nào khác nên cạn kiệt nguyên liệu.

 Coronavirus đã có tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài phàn nàn về sự thiếu hụt nguồn cung do gián đoạn sản xuất trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết vào đầu tháng 2 rằng tăng trưởng kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2020 có thể thấp hơn một phần trăm so với mục tiêu 6,8% của chính phủ trong giai đoạn này. (Cafef.vn 24/02)Về đầu trang

Chuyên gia ADB: Việt Nam cần 110 tỷ USD đầu tư hạ tầng

Donald Lambert, Chuyên gia Phát triển khu vực Tư nhân (ADB) cho rằng Việt Nam cần 110 tỷ USD đầu tư hạ tầng giai đoạn 2021-2025.

 Trong bài phân tích vừa phát hành, ông Donald Lambert đã đưa ra ba chiến lược mấu chốt để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển đầy tham vọng trong những năm tới.

 Liên quan tới nguồn vốn đầu tư, ADB ước tính Đông Nam Á sẽ cần đầu tư trung bình 210 tỷ đô la mỗi năm cho đến năm 2030. Riêng Việt Nam sẽ cần đầu tư 110 tỷ USD từ năm 2021 đến 2025 cho cơ sở hạ tầng và để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững.

 Dựa trên những xu hướng trong quá khứ, ADB ước tính nguồn vốn thiếu hụt dự kiến khoảng 22 tỷ USD. 22 tỷ USD trong vòng 5 năm là một con số lớn. Tuy nhiên ADB cho rằng không phải là không thể đạt được vì Việt Nam đang ở vị thế tốt hơn so với nhiều nước. Bên cạnh đó, khu vực tư nhân từ trước tới nay mới chỉ tài trợ 10% cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

 "Điều này có nghĩa là còn rất nhiều dư địa thu hút thêm đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho Việt Nam và phục vụ câu chuyện tăng trường ngoạn mục", ông Donald Lambert cho hay.

 Để thu hút được vốn, chuyên gia Donald Lambert đưa ra ba ba khuyến nghị chiến lược mà Việt Nam nên theo đuổi.

 Chiến lược đầu tiên là sử dụng xúc tác nhiều hơn cho hỗ trợ phát triển. Điều này đòi hỏi một tư duy khác khi Việt Nam không còn là một quốc gia thu nhập thấp nữa, nhưng cũng chưa sẵn sàng tự tài trợ thông qua đầu tư tư nhân và thị trường vốn trong nước.

 Do đó, ADB cho rằng trong giai đoạn chuyển tiếp này Việt Nam nên sử dụng trợ giúp của các nhà tài trợ để làm xúc tác cho đầu tư tư nhân. “Nếu không có xúc tác này, đầu tư tư nhân sẽ không tự đến”, ông Lambert nói.

 Chiến lược thứ 2 để thu hút tài trợ là phát hành các khoản bảo lãnh đối ứng cho ADB và các đối tác phát triển khác để họ có thể sử dụng xếp hạng tín nhiệm quốc tế cao của mình nhằm giảm rủi ro cho các dự án.

 Việc sử dụng hỗ trợ phát triển mang tính xúc tác để thu hút đầu tư tư nhân có mối quan hệ chặt chẽ với ưu tiên chiến lược thứ hai là thông qua đạo luật mạnh về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Quốc hội đã xem xét dự thảo lần thứ nhất của luật và hy vọng có thể thông qua dự thảo lần thứ hai trong tháng 5 này. Do đó, các hoạt động tham vấn cần tập trung vào những nội dung chính còn thiếu những phần hấp dẫn, vốn cần thiết để thu hút đầu tư quốc tế.

 Ví dụ, luật này cần giảm thiểu rủi ro tốt hơn khi nhu cầu đối với một dự án cơ sở hạ tầng thấp hơn so với dự báo. Thực tế là Việt Nam đã thực hiện điều này với biểu giá điện hỗ trợ cho các dự án sản xuất điện năng. Luật PPP cần có khả năng đảm bảo tương tự cho các lĩnh vực khác, nhất là giao thông.

 Điều này có thể đạt được thông qua bảo lãnh doanh thu tối thiểu hoặc bảo đảm rằng các khoản thanh toán khả dụng sẽ được tự động gia hạn vượt quá mức trần hiện thời là 5 năm.

 Tuy nhiên, quan ngại trong PPP là luật áp dụng. Nghị định hiện hành về PPP cho phép phạm vi sử dụng luật pháp nước ngoài trong giải quyết tranh chấp các hợp đồng PPP rộng hơn so với dự thảo luật.

 “Điều này là rất quan trọng. Các khoản đầu tư theo hình thức đối tác công tư đòi hỏi những hợp đồng pháp lý phức tạp, và các nhà đầu tư thường dựa vào những hệ thống pháp lý có bề dày án lệ để diễn giải chúng”, ông Lambert phân tích.

 Hay rủi ro chấm dứt hợp đồng cũng cần phải được tính đến. Một khi dự án được xây dựng, các nhà đầu tư cần sự bảo đảm rằng họ sẽ được trả tiền ngay cả khi chính phủ chấm dứt hợp đồng. Nếu không có những thay đổi này, thành công của luật PPP mới là không chắc chắn, và các dự án đấu thầu trong lĩnh vực đường bộ và các lĩnh vực khác nhiều khả năng sẽ chỉ nhận được sự quan tâm hạn chế từ các nhà đầu tư nước ngoài.

 Đối với ưu tiên chiến lược cuối cùng mà chuyên gia ADB đề cập là huy động tốt hơn các thị trường vốn trong nước. Việc thông qua Luật Chứng khoán mới vào tháng 11/2019 được đánh giá là “một bước đi hữu ích”, cũng như những thay đổi pháp lý gần đây khuyến khích các công ty tìm đến thị trường trái phiếu thay vì ngân hàng để tài trợ cho các khoản nợ dài hạn.

 Tuy nhiên, chuyên gia này khuyến nghị Việt Nam vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa. Ví dụ các quỹ hưu trí tư nhân, quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm, tất cả đều cần lớn mạnh để tạo ra nền tảng vững chắc cho nhu cầu trái phiếu doanh nghiệp.

 “Riêng quỹ hưu trí nhà nước, Cơ quan Bảo hiểm xã hội, trước hết phải có khả năng quản lý thận trọng và thứ hai là bắt đầu đầu tư vào nợ doanh nghiệp", ông này khuyến cáo.

 Ngoài ra, Việt Nam cần thành lập một cơ quan xếp hạng tín dụng và Chính phủ nên chủ động tiếp thị cơ hội đầu tư này tới những tổ chức xếp hạng quốc tế.

 Những bước đi này sẽ giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, tạo ra cơ hội cho trái phiếu dự án, đặc biệt nếu có sẵn các cơ chế nâng hạng tín nhiệm cho những công cụ này.

 “Việc Việt Nam tốt nghiệp các nguồn tài trợ ưu đãi hiển nhiên là tích cực. Đó là kết quả trực tiếp từ sự năng động và tiềm năng của nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ này. Vấn đề giờ đây là quản lý thành công này bằng việc xây dựng chiến lược tài trợ cho kế hoạch 5 năm tiếp theo. Một mặt, không thể tiếp tục con đường cũ. Hy vọng rằng Việt Nam sẽ không bao giờ quay lại là một trong những quốc gia nhận viện trợ lớn nhất của thế giới”, chuyên gia Phát triển khu vực Tư nhân (ADB) nói. (Giao thông 25/02)Về đầu trang

Nghị quyết 55: Cơ hội mới cho khu vực tư nhân đầu tư vào năng lượng

Nghị quyết số 55 là bước đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia và là "chìa khóa" mở ra sự thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực điện năng.

 Nghị quyết số 55 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Bộ Chính trị ký ban hành. Nghị quyết nêu rõ phải phát triển cân đối hài hòa các nguồn điện, một mặt khai thác những nguồn năng lượng sơ cấp, hóa thạch trong nước, đồng thời tập trung ưu tiên năng lượng tái tạo, năng lượng điện khí.

 Hiện nay, 28% tổng công suất phát điện đến từ khu vực tư nhân dưới các hình thức đầu tư đa dạng, hiệu quả như: hợp đồng BOT, IPP. Trong thời gian tới, những trung tâm năng lượng tái tạo sẽ được hình thành. Những trung tâm này phải dựa trên nền tảng, lợi thế của công nghệ, vị trí địa lý, tiềm năng cân đối trong tổng sơ đồ yêu cầu năng lượng quốc gia.

 Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng xác định rõ, riêng với điện tái tạo, năng lượng tái tạo yêu cầu tiếp tục rà soát và có được những cơ chế chính sách mới, mang tính đột phá. Về khung khổ luật pháp, không chỉ Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả mà cả những luật mới như Luật về năng lượng tái tạo cũng được dự trù theo tinh thần của Nghị quyết 55, nhất là tinh thần tiếp tục giải phóng các nguồn lực, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân tham gia sâu vào thị trường năng lượng quốc gia. (VTV.vn 25/02)Về đầu trang

Doanh nghiệp vẫn gặp khó

Chỉ có chuyện trao đổi chỉ tiêu quy hoạch mà kéo dài gần 1 năm. Doanh nghiệp rất khó khăn bởi phải vay ngân hàng làm dự án mà thủ tục kéo dài như thế càng khó khăn hơn. Đây là ý kiến của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong tại hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền thành phố với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cuối tuần qua. Điều này cho thấy, dù Chính phủ đã rất quyết liệt với những cải cách nhưng không ít trường hợp doanh nghiệp vẫn bị “trói” bởi những quy định và cả rào cản vô hình.

 Theo phản ánh, doanh nghiệp đang gặp khó bởi liên quan đến dự án thực hiện nhà ở xã hội tại huyện Bình Chánh. Từ bất hợp lý giữa các thông số kỹ thuật trong đồ án quy hoạch như: Hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình, mật độ xây dựng… dẫn đến gần một năm trời doanh nghiệp không xin được quyết định chủ trương đầu tư để triển khai dự án. Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành phố cho biết, vấn đề liên quan là chỉ tiêu dân số rất khó giải quyết. Song Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho rằng, vấn đề ở đây là sự phối hợp của các sở, ngành để hướng dẫn, giải quyết cho doanh nghiệp. Chỉ là sự phối hợp không đồng bộ mà cái giá phải trả là 11 tháng chờ đợi của doanh nghiệp, thử hỏi có bức xúc không?

 Thực trạng trên chỉ là một lát cắt rất nhỏ trong vô vàn rào cản mà doanh nghiệp cả nước đang phải đối diện. Có chủ doanh nghiệp bất động sản từng rất bức xúc, khi doanh nghiệp của ông thực hiện dự án, chỉ riêng thủ tục pháp lý đã bị “chuyền đi chuyền lại” nhiều sở, ngành, kéo dài thời gian đến 2 năm.

 Câu chuyện “rừng” thủ tục không còn là chuyện hiếm gặp, trên nhiều diễn đàn, nhiều chủ doanh nghiệp kêu cứu về tình trạng này. Chủ tịch GP.Invest Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng, doanh nghiệp bất động sản gặp khó vì bị chi phối bởi 10 luật và thủ tục hành chính như ma trận bủa vây doanh nghiệp. Ông cũng chỉ ra thực tế rằng, doanh nghiệp phải rất khổ sở vì trải qua thủ tục pháp lý về đất đai. Có những dự án phải trải qua 5 sở và nhiều bộ, ngành, thậm chí có dự án qua 5 “đời” chủ tịch đến nay vẫn chưa triển khai được.

 Cũng có doanh nghiệp phản ánh, dự án bị mắc bởi liên quan đến thủ tục cấp phép xây dựng. Đối với một dự án có nhiều hạng mục, mặc dù đã có phê duyệt quy hoạch 1/500, cũng như đã có thẩm định thiết kế thi công, nhưng vẫn phải xin cấp phép đến từng hạng mục, thậm chí đến hạng mục đơn giản nhất như cổng chào cũng phải xin giấy phép xây dựng.

 Rõ ràng, những nút thắt này đang thực sự là rào cản, khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản bị “bó chân, bó tay” không triển khai dự án được. Điều này đồng nghĩa với nguồn lực của doanh nghiệp đang bị đổ ra một cách lãng phí. Dòng vốn mà doanh nghiệp đầu tư bị chậm lại, dự án cứ đủng đỉnh không biết ngày nào xong. Hậu quả, doanh nghiệp rơi vào tình trạng “sống dở, chết dở”, “bỏ thì thương, vương thì tội”, bởi trong số đó, không ít doanh nghiệp đang đánh cược dự án với nguồn tín dụng ngân hàng. Câu hỏi đặt ra là, những tổn thất cho doanh nghiệp trong trường hợp này ai sẽ chịu trách nhiệm?

 Không ít cán bộ, công chức, khi thi hành công vụ đã cố tình lợi dụng những thủ tục hành chính nhiêu khê, kẽ hở của pháp luật, để làm khó nếu như doanh nghiệp không biết cách “bôi trơn”. Đây chính là rào cản vô hình mà doanh nghiệp đang phải gánh chịu.

 Trong tình hình khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Đây là lúc phải thu hút nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội. Muốn vậy, phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo hành hang pháp lý thông thoáng bởi các thủ tục hành chính đơn giản thực chất, tránh tình trạng thủ tục thông chỗ này, nhưng lại tắc chỗ kia như đánh đố doanh nghiệp. (Đại biểu nhân dân 25/02)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Bỏ hộ khẩu giấy: Đề xuất được sự ủng hộ của nhiều người

Từ ngày 19/2/2020, Bộ Công an bắt đầu lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo lần 2 Luật Cư trú (sửa đổi); trong đó Bộ Công an đề xuất bỏ quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng sổ hộ khẩu và thay thế bằng mã số định danh cá nhân.

 Theo Bộ Công an, hiện các quy định của Luật Cư trú về điều kiện, thủ tục đăng ký cư trú đã cụ thể, rõ ràng, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú, lựa chọn nơi cư trú. Tuy nhiên, về trình tự, thủ tục đăng ký cư trú còn mang tính thủ công, rườm rà, chưa đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

 Nhất là sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết về bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC) thì việc thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký cư trú cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với hình thức quản lý mới cũng như yêu cầu quản lý dân cư trong tình hình mới.

 Bộ Công an đề xuất bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên CSDLQGVDC, CSDL về cư trú. Trên cơ sở đó, bãi bỏ hình thức quản lý dân cư tạm trú bằng sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. 

Bộ này cũng đề xuất bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần các thủ tục hành chính có nội dung liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú như: Tách; cấp đổi; cấp lại; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; xóa đăng ký thường trú (ĐKTT); xác nhận việc trước đây đã ĐKTT; hủy bỏ kết quả ĐKTT trái pháp luật; cấp giấy chuyển hộ khẩu; cấp đổi sổ tạm trú…

 Theo Bộ Công an, CSDLVDC gồm 19 thông tin cơ bản như: Họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân...

 Bộ Công an đánh giá sau khi chuyển sang quản lý hộ khẩu điện tử, công dân có quyền được bảo đảm bí mật thông tin. Cùng với đó, công dân sẽ có quyền tra cứu thông tin về đăng ký cư trú của bản thân và cấp giấy tờ xác nhận về cư trú, được yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ quyền cư trú của mình.

 Đánh giá về đề xuất này, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, đây là điều nhiều người dân đã mong muốn từ lâu.

 “Trong thời điểm hiện nay, Việt Nam đang hội nhập rất sâu rộng với các nước trên thế giới cho nên Luật Cư trú (sửa đổi) sắp tới được Quốc hội cho ý kiến và thông qua sẽ rất tốt cho công dân. Chúng ta không nên khư khư cho rằng cứ có tấm giấy hộ khẩu là quản lý được con người mà hiện nay đã là thời đại 4.0, việc quản lý con người thì cần quản lý bằng dữ liệu điện tử, bằng mã số định danh cá nhân”, ông Hòa nói.

 “Nhiều quốc gia trên thế giới có quản lý người dân bằng hộ khẩu đâu? Thế nên cần thiết bỏ sổ hộ khẩu giấy, tránh “đẻ” ra nhiều thủ tục phiền hà cho người dân”, ông Hòa nói. (Baophapluat.vn 25/2, Phạm Diệu) Về đầu trang

Đề xuất quy định về kinh nghiệm công tác để tránh bổ nhiệm "thần tốc"

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính Nhà nước với tiêu chí cụ thể về kinh nghiệm công tác để tránh việc bổ nhiệm “thần tốc”.

 Đối tượng điều chỉnh của dự thảo Nghị định này là công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước ở bộ, cơ quan ngang bộ; ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 11 nhóm chức vụ (từ thứ trưởng đến trưởng, phó phòng thuộc huyện).

 Dự thảo nghị định đề xuất tiêu chuẩn áp dụng chung đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý gồm: Tiêu chuẩn chung về chính trị tư tưởng; tiêu chuẩn chung về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và tiêu chuẩn chung về sức khỏe, độ tuổi. Những nội dung này được xây dựng trên cơ sở khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý tại Quy định số 89-QĐ/TW.

 Dự thảo cũng đã nêu rõ những tiêu chuẩn đối với từng chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước gồm 19 chức danh: Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Tổng cục trưởng và tương đương thuộc bộ; Phó Tổng cục trưởng và tương đương thuộc bộ; Vụ trưởng và tương đương thuộc bộ; Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc bộ; Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục; Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục; Cục trưởng và tương đương thuộc bộ; Phó Cục trưởng và tương đương thuộc bộ; Cục trưởng và tương đương thuộc bộ; Phó Cục trưởng và tương đương thuộc bộ; Cục trưởng và tương đương thuộc Tổng cục; Phó Cục trưởng và tương đương thuộc Tổng cục; Giám đốc sở và tương đương thuộc tỉnh; Phó Giám đốc sở và tương đương thuộc tỉnh; Trưởng phòng và tương đương của tổ chức thuộc bộ; Phó Trưởng phòng và tương đương của tổ chức thuộc bộ; Trưởng phòng và tương đương thuộc Tổng cục; Phó Trưởng phòng và tương đương của tổ chức thuộc Tổng cục; Trưởng phòng và tương đương thuộc sở; Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc sở; Trưởng phòng và tương đương thuộc huyện; Phó trưởng phòng và tương đương thuộc huyện.

 Tiêu chuẩn cho mỗi chức danh được thiết kế gồm 4 nhóm tiêu chuẩn về: 1.Vị trí chức trách; 2. Năng lực; 3. Kinh nghiệm công tác; 4. Trình độ.

 Về kinh nghiệm công tác, Bộ Nội vụ cho biết theo Quy định số 214-QĐ/TW và Quy định số 89-QĐ/TW của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn chung đối với chức danh thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp đều có yêu cầu cán bộ, công chức phải đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp.

 Tuy nhiên, Bộ Chính trị chưa quy định cụ thể thời gian đảm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp là bao nhiêu.

 Do vậy, để tránh việc bổ nhiệm “thần tốc” và bảo đảm nguyên tắc đánh giá cán bộ, công chức trong 3 năm gần nhất khi xem xét bổ nhiệm, Bộ Nội vụ đề xuất thời gian đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp phải từ 03 năm trở lên.

 Về tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ, Bộ Nội vụ nêu rõ tại Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII có xác định mục tiêu: Đến năm 2030, đối với cán bộ cấp chiến lược từ 40-50% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế; đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Tổng cục, cục, vụ, phòng và tương đương ở Trung ương từ 50-60% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế; đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương từ 25-35% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

 Tuy nhiên, theo Bộ Nội vụ, tại Quy định số 214-QĐ/TW và Quy định số 89-QĐ/TW của Bộ Chính trị chỉ yêu cầu trình độ tin học và ngoại ngữ cần thiết và phù hợp. Do vậy, để phù hợp với thực tiễn công tác cán bộ hiện nay, Bộ Nội vụ đề xuất không quy định cụ thể yêu cầu về trình độ tin học, ngoại ngữ tại dự thảo Nghị định này mà sẽ thực hiện theo quy định của từng bộ, ngành, địa phương (kể cả trường hợp quy định sử dụng tiếng dân tộc thay cho tiêu chuẩn ngoại ngữ) cho phù hợp.

 Việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp triển khai kế hoạch riêng theo yêu cầu của Nghị quyết số 26-NQ/TW và Quyết định số 1659/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sẽ được triển khai theo kế hoạch riêng. (Baochinhphu.vn 25/02, LP)Về đầu trang

Đề xuất kỷ luật cán bộ nghỉ hưu có vi phạm trong thời gian công tác

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, trong đó bổ sung nội dung xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác.

 Bộ Nội vụ cho biết ngày 25/11/2019, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (Luật số 52/2019/QH14), trong đó tập trung vào một số vấn đề lớn có liên quan đến việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể: sửa đổi, bổ sung thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật; bổ sung nội dung xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đã dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

 Theo đó, dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định áp dụng xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại điểm c Khoản 2 Điều 1 (đối tượng áp dụng); bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật hành chính đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của người đã nghỉ việc, nghỉ hưu được thực hiện sau khi có quyết định xử lý kỷ luật về đảng (Khoản 10 Điều 2 - Nguyên tắc xử lý kỷ luật); quy định đối với trường hợp này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại; đồng thời, bổ sung quy định về thẩm quyền tại Khoản 5 Điều 20.

 Bộ Nội vụ nhận thấy, quy định như dự thảo là bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và bảo đảm thực hiện đúng quy định được giao. Thực tế cho thấy, để bảo đảm nguyên tắc công tác cán bộ là công tác của đảng thì hầu hết các vị trí lãnh đạo trong hệ thống đảng, đoàn thể, chính quyền các cấp hiện nay đều là đảng viên (một số ít chưa là đảng viên giữ vị trí lãnh đạo trong các đơn vị sự nghiệp công lập). Những sai phạm nghiêm trọng hầu hết đều ở những người đã từng giữ vị trí lãnh đạo và vì vậy, việc giới hạn kỷ luật hành chính sau khi kỷ luật đảng đối với đối tượng này là cần thiết, bảo đảm tính răn đe và phù hợp với quy định của Đảng. Hơn nữa, quy định như dự thảo sẽ tránh phức tạp về trình tự, thủ tục, thẩm quyền do đã có kết luận về sai phạm, hình thức xử lý kỷ luật cũng đã được xác định rõ và do đó không phải thực hiện các quy định về thành lập Hội đồng kỷ luật, triệu tập họp… rất khó khả thi.

 Ngoài ra, có ý kiến cho rằng quy định xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thực hiện sau khi xử lý kỷ luật đảng là giới hạn đối tượng bị xử lý kỷ luật so với Luật, theo đó những người là cán bộ, công chức, viên chức nhưng không phải là đảng viên nay đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác sẽ không xử lý kỷ luật hành chính. (Baochinhphu.vn 25/02, LP)Về đầu trang

Đề xuất bổ sung đối tượng, nâng mức trợ cấp xã hội

Theo đề xuất, Bộ LĐ-TBXH sẽ bổ sung 4 nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp và nâng mức chuẩn trợ cấp lên 360.000 đồng/tháng.

 Bộ LĐ-TBXH đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định chính sách trợ giúp xã hội trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ LĐ-TBXH cũng đề xuất từ năm 2021 nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội từ 270.000 đồng lên 360.000 đồng/tháng và bổ sung 4 nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội.

 Hiện cả nước có hơn 3 triệu người thuộc 6 nhóm đối tượng: trẻ em dưới 16 tuổi bị mất nguồn nuôi dưỡng; người bị mất nguồn nuôi dưỡng đã đủ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học văn hóa, học nghề, cao đẳng, đại học; trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo; trẻ em, người khuyết tật nặng; người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt; người đơn thân thuộc hộ nghèo nuôi con dưới 16 tuổi... được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. 

Trong hơn 6 năm triển khai, chính sách trợ giúp xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP có nhiều điểm không còn phù hợp. Việc mở rộng đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội sẽ nâng tổng số đối tượng được hưởng chính sách năm 2021 theo quy định mới lên khoảng 3,69 triệu đối tượng.

 Theo tính toán, nếu thực hiện mức chuẩn trợ cấp 360.000 đồng (tăng 33% so với mức chuẩn cũ) thì kinh phí dự kiến chi cho đối tượng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP khoảng 22.941 tỷ đồng/năm. Kinh phí chi cho đối tượng tăng thêm theo Nghị định mới khoảng: 2.734 tỷ đồng/năm.

 Như vậy, ngân sách dự kiến chi trợ cấp xã hội hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế, mai táng phí cho đối tượng khoảng 25.675 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, hiện nay đã có 11 tỉnh, thành phố chủ động tăng mức chuẩn trợ cấp, tính bình quân khoảng 360.000 đồng/tháng, cho gần 700.000 đối tượng với kinh phí 3.514 tỷ đồng/năm. (VTV.vn 25/02)Về đầu trang

Hoàn thành hợp nhất các Chi cục Thuế khu vực

Theo kế hoạch, đến hết năm nay, Tổng cục Thuế phải hợp nhất 700 Chi cục Thuế thành 420 Chi cục Thuế khu vực trên toàn quốc.

 Sau 2 năm đổi mới và sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, ngành thuế không chỉ hoàn thành về số lượng mà còn vượt trước 10 tháng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ và Bộ tài chính đã đề ra.

 Cục Thuế TP Hồ Chí Minh sẽ hợp nhất 4 Chi cục Thuế để thành lập 2 Chi cục Thuế khu vực trong tháng tới. Đây là đơn vị cuối cùng của ngành thuế thực hiện công việc sáp nhập.

 Một số đội chức năng sẽ chuyển về trụ sở mới của 2 Chi cục Thuế Khu vực. Bộ phận một cửa giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân vẫn ở nguyên các chi cục cũ.

 Từ 711 chi cục, đến hết tháng 2 năm nay, cả nước chỉ còn 415 Chi cục Thuế, đạt 102% kế hoạch và vượt thời gian trước 10 tháng so với mục tiêu đã đề ra.

 Tuy tổ máy tổ chức của các Cục thuế có thay đổi chút ít nhưng trong năm qua, tất cả các Cục Thuế và Chi cục Thuế khu vực đều thu ngân sách vượt dự toán được giao.

 Do làm tốt công tác chuẩn bị trước nên về cơ bản các Chi cục Thuế khu vực hoạt động ổn định và không gây khó khăn cho người nộp thuế. Kinh phí duy trì bộ máy giảm đã góp phần điều chuyển 735 tỷ đồng dự toán kinh phí hoạt động của Tổng cục Thuế cho Tổng cục Hải quan.

 Được sự hỗ trợ của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, đến nay, bộ máy tổ chức của ngành thuế được tinh giản, hiệu quả hoạt động được nâng cao đã góp phần quan trọng để ngành tiếp tục vượt thu Ngân sách Nhà nước trong 2 năm vừa qua. (VTV.vn 25/02)Về đầu trang

Hải Phòng: Thực hiện hợp nhất 4 chi cục thuế

Thực hiện Quyết định số 2801/QĐ-BTC ngày 31.12.2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hợp nhất 4 chi cục thuế quận, huyện thuộc Cục Thuế thành phố Hải Phòng, Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Văn Trường cho biết, từ ngày 28.2, cơ quan thuế sẽ đóng băng dữ liệu trên các hệ thống ứng dụng để các chi cục thuế được hợp nhất thực hiện bàn giao.

 Theo đó, từ ngày 2.3.2020, Hải Phòng có 4 chi cục thuế thực hiện hợp nhất gồm: Chi cục Thuế quận Lê Chân và Chi cục Thuế quận Dương Kinh thành Chi cục Thuế khu vực Lê Chân - Dương Kinh; Chi cục Thuế quận Ngô Quyền và Chi cục Thuế quận Hải An thành Chi cục Thuế khu vực Ngô Quyền - Hải An.

 Cơ quan thuế sẽ đóng băng dữ liệu (khóa quyền cập nhật, xử lý dữ liệu) trên các hệ thống ứng dụng để các chi cục thuế được hợp nhất thực hiện bàn giao. Người nộp thuế thuộc 4 chi cục thuế nêu trên sẽ tạm thời không gửi hồ sơ thuế, văn bản, hoàn thuế, nộp thuế… trong thời gian từ 17 giờ ngày 28.2.2020 đến 8 giờ ngày 2.3.2020. Kể từ sau 8 giờ ngày 2.3.2020, người nộp thuế thực hiện gửi hồ sơ thuế, kê khai, nộp thuế như bình thường.

 Để tạo thuận lợi cho người nộp thuế và không gây xáo trộn khi thực hiện hợp nhất các chi cục thuế, cơ quan thuế vẫn bố trí bộ phận “một cửa” để tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách và nội dung cho người nộp thuế trên địa bàn cấp huyện nơi không có trụ sở chính.

 Về kê khai thuế, người nộp thuế vẫn sử dụng các ứng dụng hiện tại trong việc kê khai, nộp thuế nhưng lưu ý việc thay đổi tên cơ quan quản lý thuế đối với doanh nghiệp thuộc 4 chi cục thuế hợp nhất là chi cục thuế khu vực như đã nêu trên. Về nộp thuế, người nộp khi lập chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước ghi rõ thông tin cơ quan quản lý thu và thông tin tài khoản Kho bạc Nhà nước… (Đại biểu nhân dân 25/02, Bùi Linh) Về đầu trang

Sở Nội vụ TPHCM yêu cầu khẩn trương kiểm tra vụ “bận họp, không tiếp dân”

Sở Nội vụ TPHCM yêu cầu khẩn trương kiểm tra sự việc người dân đến làm thủ tục hành chính nhưng cán bộ, công chức bận họp, người dân bị mời về ngay từ khi gửi xe vào làm thủ tục.

 Liên quan đến bài viết Cải thiện cung cách ứng xử của cán bộ, công chức (Báo SGGP đăng ngày 13-2), Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM Trương Văn Lắm vừa có công văn gửi UBND quận 8, UBND huyện Nhà Bè đề nghị khẩn trương rà soát, kiểm tra sự việc cán bộ bận họp, không tiếp dân.

 Theo đó, khoảng 9 giờ ngày 30-1, người dân mang giấy tờ đến sao y chứng thực tại UBND thị trấn Nhà Bè (huyện Nhà Bè), công chức đã đóng dấu vào bản sao nhưng rồi phải trả lại giấy tờ vì không có lãnh đạo ký. Công chức thị trấn giải thích: Toàn bộ lãnh đạo UBND thị trấn đã lên huyện họp hết, người dân muốn sao y chứng thực cần đợi đến cuối giờ sáng, hoặc đầu giờ chiều quay lại làm thủ tục. Không chờ đợi được, người dân đành ra về.

 Trong khi đó, lúc 10 giờ sáng 30-1, tại UBND phường 8, quận 8, tất cả lãnh đạo, công chức, viên chức đều vắng mặt và được giải thích là... “bận họp hết rồi";  khu vực giải quyết hồ sơ của phường 8 là một không gian trống không, đóng hết các cửa. Nhiều người dân đến làm thủ tục nhưng đều bị mời về ngay từ khi chuẩn bị gửi xe vào phường. Vì thế, nhiều người dân đã ra về trong bực dọc vì giờ giấc làm việc không nghiêm túc của UBND phường. Riêng chị L.B.T. (ngụ quận 8), do cần làm gấp giấy tờ vì đầu giờ chiều đi nước ngoài, nên khi được mời đã không chịu về mà tự mở cửa (trụ sở UBND phường 8 là mặt tiền đường Hưng Phú, không có cổng), đi thẳng vào trong trụ sở ngồi đợi. Chị L.B.T. rất bức xúc, kiên quyết ngồi đợi đến khi có cán bộ ra tiếp!

 Về hai sự việc này, Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM Trương Văn Lắm đề nghị UBND quận 8, UBND huyện Nhà Bè khẩn trương rà soát, kiểm tra; trường hợp sự việc đúng như Báo SGGP nêu, đề nghị chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định, đồng thời có giải pháp chấn chỉnh không để trường hợp tương tự xảy ra như những nội dung phản ánh của Báo SGGP. UBND quận 8, UBND huyện Nhà Bè cần gửi văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát về Sở Nội vụ TPHCM trước ngày 29-2. (Sggp.org.vn 24/2, Mai Hoa - Mạnh Hòa) Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Việt Nam có thể học tập mô hình Chính phủ điện tử của Nhật Bản và Hàn Quốc

Theo Báo cáo đánh giá độc lập về Chính phủ điện tử Việt Nam, ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC cho rằng Việt Nam có thể học tập mô hình Chính phủ điện tử của Nhật Bản và Hàn Quốc.

 Triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7.3.2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, theo ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC, thành viên Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử), việc xây dựng Chính phủ điện tử, quản trị công, chính phủ số lấy người dân làm trung tâm là một quá trình lâu dài và tập trung.

 Vì vậy trong Báo cáo đánh giá độc lập về Chính phủ điện tử Việt Nam, ông Chính đã đưa ra một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hơn nữa và đóng góp và quá trình chung này.

 Thứ nhất, Chính phủ điện tử là sự cải tiến/nâng cao song song của cả quản trị công và công nghệ nhằm tiến tới một chính phủ số, kinh tế số và xã hội số toàn diện mà kết quả mà người dân được thụ hưởng chính là các dịch vụ công được tập trung/trực tuyến/số hóa.

 Giai đoạn vừa qua, Chính phủ đã lần lượt áp dụng cả công nghệ và các cải cách trong quản trị công để xây dựng Chính phủ điện tử, thời gian tới đây, đề xuất đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng công nghệ nhằm hỗ trợ tối đa cho quản trị công và người dân. 

Thứ hai, mở rộng việc giao cho doanh nghiệp tham gia cùng nhà nước trong quá trình cải cách và đẩy mạnh áp dụng hình thức PPP (đối tác công tư), giảm bớt, tiến tới bỏ việc nhà nước tổ chức thực hiện dịch vụ công, nên đấu thầu giao cho doanh nghiệp làm.

 Thứ ba, đề xuất hoàn thiện bộ chỉ số đánh giá về Chính phủ điện tử cho các bộ ngành, địa phương, đô thị và tổ chức đánh giá định kỳ hằng tháng để báo cáo Bộ TT-TT và Chính phủ. Có phần mềm đánh giá online hằng tháng nhằm thúc đẩy việc phấn đấu xây dựng Chính phủ điện tử của các đơn vị.

 Thứ tư, Bộ TT-TT nhanh chóng xây dựng và khai trương cổng dữ liệu mở quốc gia nhằm hình thành dữ liệu mở, công khai dữ liệu hành chính thuộc sở hữu của Chính phủ và thúc đẩy thiết kế vận hành hệ thống, nghiệp vụ dựa trên các kết quả đã đạt được như iTrithuc, trục liên thông… nhằm mở rộng các phạm vi mở theo đúng chỉ đạo về các cơ sở dữ liệu quốc gia còn đang thiếu, đặc biệt là cơ sở dữ liệu dân cư và cơ sở dữ liệu đất đai.

 Thứ năm, Việt Nam có thể học tập mô hình Chính phủ điện tử của Nhật Bản và Hàn Quốc bởi có sự gần gũi về văn hóa.

 Trong Báo cáo đánh giá độc lập về Chính phủ điện tử Việt Nam, Chủ tịch HĐQT CMC cũng trích dẫn kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc khi xây dựng Chính phủ điện tử.

 Cụ thể, trong quá trình triển khai Chính phủ điện tử của Nhật Bản trải qua 5 giai đoạn và hiện nay đang trong quá trình xây dựng xã hội 5.0 với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng kinh tế và Chiến lược quốc gia về đổi mới, song hành với Chiến lược số và Chiến lược dữ liệu. Cấu trúc về xã hội 5.0 của Nhật Bản dựa trên nền tảng trao đổi dữ liệu và khuôn khổ khả năng tương tác của Chính phủ.

 Hàn Quốc luôn đứng đầu trong các đánh giá về Chính phủ điện tử trên thế giới và đang trong quá trình xây dựng Chính phủ số với sự đồng hành của các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, SK… Cơ sở nền tảng của Chính phủ điện tử của Hàn Quốc chính là hệ thống hạ tầng, cơ sở dữ liệu, nền tảng tập trung của toàn thể các bộ ngành, địa phương.

 Với xu thế công nghệ 4.0 hiện nay, ông Chính cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể học tập để xây dựng cơ chế sử dụng một nền tảng V-Cloud nhằm tận dụng các nguồn lực đã được đầu tư tại các bộ ngành, địa phương và tái sử dụng tại các bộ ngành, địa phương chưa đầu tư. Nền tảng này có thể thực hiện thông qua các chương trình phối - kết hợp công tư (PPP) hoặc do Bộ TT-TT chủ trì. (Motthegioi.vn 24/2, Thu Anh) Về đầu trang

Hải quan Bình Dương: Thời gian thông quan hàng nhập khẩu chỉ còn hơn 14 giờ

Cục Hải quan Bình Dương đã công bố kết quả đo thời gian thông quan năm 2019. Kết quả cho thấy đã giảm còn hơn 14 giờ đối với hàng nhập khẩu, đạt mục tiêu Bộ Tài chính đề ra...

 Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Cục Hải quan Bình Dương đã tiến hành đo thời gian thông quan/giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) năm 2019 và đạt kết quả khả quan, thể hiện sự nỗ lực cải cách hành chính của đơn vị.

 Để triển khai thực hiện, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), giám sát quá trình đo thời gian thông quan/giải phóng hàng hóa XNK tại các chi cục hải quan trực thuộc nhằm đảm bảo tính khách quan của dữ liệu thu thập được.

 Cụ thể, từ ngày 7/10/2019 đến hết ngày 12/10/2019, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương thực hiện đo thời gian thông quan/giải phóng hàng hóa trên tất cả loại hình tờ khai tại các chi cục. Kết quả, đối với tờ khai xuất khẩu thời gian trung bình là 01:17:00 và tờ khai nhập khẩu là 14: 40:45 giờ.

 Kết quả nêu trên so với chỉ tiêu về thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới được đề ra tại Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1614/QĐ-BTC ngày 19/7/2016 của Bộ Tài chính thì thời gian thông quan đối với hàng xuất khẩu là dưới 36 giờ và dưới 41 giờ đối với hàng nhập khẩu.

 Năm 2020, để tiếp tục rút ngắn thời gian thông quan/giải phóng hàng hóa, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, Cục Hải quan Bình Dương vẫn sẽ liên tục theo dõi, phân tích, đánh giá thời gian trung bình làm thủ tục hải quan tại các khâu nghiệp vụ để kịp thời có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục ngay đảm bảo việc thông quan/giải phóng hàng được nhanh chóng hơn, góp phần cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa trong lĩnh vực hải quan. (Thoibaotaichinhvietnam.vn 24/2, Ngọc Linh) Về đầu trang

THẾ GIỚI

Trung Quốc hoãn họp Quốc hội thường niên vì dịch COVID-19

Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Trung Quốc quyết định hoãn kỳ họp Quốc hội thường niên, dự kiến diễn ra vào tháng sau, trước diễn biến của dịch COVID-19.

 Trung Quốc quyết định hoãn kỳ họp Quốc hội thường niên do nhiều đại biểu Quốc hội giữ vị trí quan trọng đang phải xử lý dịch COVID-19 tại địa bàn mình phụ trách.

 Trong khi đó, thủ đô Bắc Kinh đang áp đặt nhiều biện pháp kiểm dịch đối với những người từ nơi khác đến. Đây là thách thức lớn để có thể tập hợp gần 3.000 đại biểu.

 Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc sẽ quyết định thời gian kỳ họp mới sau thời điểm này. (VTV.vn 25/02)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More