Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 17-6-2019

Post date: 17/06/2019

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.Thanh tra Bộ Xây dựng "nhúng chàm": Khi người chống tham nhũng lại đi vòi tiền, nhận hối lộ! 1

2.  Bị bắt quả tang nhận hối lộ, Thanh tra Bộ xây dựng đã cầm bao nhiêu tiền?. 2

3. Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM nói về khúc mắc quanh đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải 3

CHÍNH SÁCH MỚI 4

4. Từ 01/7/2019 lương giáo viên, giảng viên tăng đến 800.000 đồng/tháng. 4

CHỈ THỊ MỚI 5

5.Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 10-14/6. 5

6. Thủ tướng yêu cầu báo cáo tình trạng thiếu nhân lực hàng không. 6

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 7

7. Việt Nam đang ở đâu trên cuộc đua đón dòng FDI quốc tế?. 7

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 8

8.Có nên dừng hợp đồng BT?. 8

9.    Chưa có ngoại lệ. 9

QUẢN LÝ.. 10

10.Người dân khi đăng ký xe phải có tài khoản ngân hàng: Liệu có khả thi?. 10

11. Bộ Chính trị kiểm tra công tác tổ chức, cán bộ tại Hà Nội 11

12.Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ lợi dụng quyền lực để nhũng nhiễu. 12

13. Thủ tướng: “Sẽ dùng công nghệ xử lý cán bộ gây nhũng nhiễu”. 13

14.  19 tập đoàn, tổng công ty vào kế hoạch giám sát của “siêu” Ủy ban. 14

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 14

15.Thu ngân sách tăng hơn 14%.. 14

PHÁP LUẬT. 15

16. Vụ gian lận thi cử Sơn La, Hà Giang: Cách hành xử của hai vị giám đốc Sở. 15

17.Long An: Thiếu úy bắn thương tích 3 người, cố thủ trong Đồn Biên phòng Long An. 18

18. Cà Mau: Dân tố cáo đúng, Chủ tịch huyện và Chủ tịch thị trấn bị kiểm điểm.. 18

THẾ GIỚI 19

19. Trump gọi Thị trưởng London là “thảm họa”. 19

 TIÊU ĐIỂM

Thanh tra Bộ Xây dựng "nhúng chàm": Khi người chống tham nhũng lại đi vòi tiền, nhận hối lộ!

Tuần qua, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã lập biên bản và tạm giữ cán bộ của đoàn thanh tra Bộ Xây dựng về hành vi vòi tiền hàng tỉ đồng sau khi phát hiện nhiều sai phạm của một công ty đóng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường.

 Đáng chú ý, Trưởng đoàn thanh tra này là bà Nguyễn Thị Kim Anh, Phó trưởng phòng Phòng chống tham nhũng, thuộc Thanh tra Bộ Xây dựng - người vừa được bổ nhiệm chức vụ chưa được bao lâu.

 Theo tờ Pháp luật TP.HCM cho biết đến nay, 3/5 cán bộ thanh tra bị tạm giữ đã được tại ngoại. Hai người còn lại là bà Nguyễn Thị Kim Anh và ông Đặng Hải Anh vẫn bị tạm giữ vì đã có hành vi nhận hối lộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

 Trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng, sự việc này là điều rất đáng tiếc. Hiện nay, Bộ đang phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ thêm thông tin. Tờ Tiền Phong dẫn lời Bộ trưởng hạm Hồng Hà khẳng định sau khi có kết luận, Bộ sẽ kiên quyết xử lý nghiêm khắc, không bao che, dung túng cho bất kỳ cá nhân nào vi phạm pháp luật.

 Còn theo ông Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, sai phạm là của cá nhân, nhưng đây là cá nhân đi làm công vụ và công vụ này là do Bộ Xây dựng cử đi làm, giao nhiệm vụ. Như vậy, từ sai phạm của cá nhân làm ảnh hưởng rất lớn đến trách nhiệm của một ngành.

 Liên quan đến vụ việc của Thanh tra Bộ xây dựng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Vĩnh Phúc và các đơn vị chức năng khẩn trương xác minh, điều tra làm rõ để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/8. (Kênh VTV1 – Báo chí toàn cảnh lúc 7h ngày 16/6)Về đầu trang

Bị bắt quả tang nhận hối lộ, Thanh tra Bộ xây dựng đã cầm bao nhiêu tiền?

Bà Nguyễn Thị Kim Anh, Trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng, cùng một thành viên trong đoàn khi đang nhận hối lộ đã bị bắt quả tang. Số tiền hối lộ này đã được Công an tỉnh Vĩnh Phúc công bố.

 Ngày 15.6, liên quan tới vụ Thanh tra Bộ Xây dựng “vòi tiền” khi đang làm nhiệm vụ tại huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc), Cơ quan điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang tạm giữ bà Nguyễn Thị Kim Anh, trưởng đoàn thanh tra và ông Đặng Hải Anh, thành viên đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng, để điều tra làm rõ hành vi nhận hối lộ.

 Theo nguồn tin của Lao Động, từ đầu tháng 6.2019, trong thời gian Đoàn thanh tra làm việc tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, Công an tỉnh Vĩnh Phúc nhận được nhiều đơn tố cáo của một số doanh nghiệp, UBND xã, cá nhân đối với Đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng vì có hành vi lợi dụng nhiệm vụ thanh tra, ép các doanh nghiệp, UBND các xã trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc phải đưa tiền để được xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thanh tra.

 Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Công an tỉnh Vĩnh Phúc thành lập Tổ công tác để điều tra xác minh, làm rõ vụ việc.

 Theo đó, ngày 12.6, tại Ban Quản lý dự án huyện Vĩnh Tường, Tổ công tác của Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt quả tang Đặng Hải Anh nhận 90 triệu đồng của anh Đỗ Ngọc Y. (SN 1984, Phó Giám đốc Công ty Đ.T)

 Khi bị bắt, Đặng Hải Anh thừa nhận hành vi nhận tiền của anh Đỗ Ngọc Y. để không giảm trừ khối lượng giá trị của một số hạng mục công trình mà Công ty Đ.T. đã thi công trên địa bàn huyện Vĩnh Tường nghiệm thu, thanh toán.

 Cùng ngày, tại UBND huyện Vĩnh Tường, Tổ công tác của Công an tỉnh Vĩnh phúc bắt quả tang Nguyễn Thị Kim Anh về 2 hành vi: Nhận 68 triệu đồng của ông Trần H. (SN 1971, cán bộ UBND xã Tân Tiễn, huyện Vĩnh Tường) để không giảm trừ khối lượng giá trị của một số hạng mục công trình mà UBND xã Tân Tiến là chủ đầu tư.

 Kim Anh cũng  nhận 91,5 triệu đồng của ông Đỗ Mạnh C. (SN 1979, cán bộ UBND thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường).

 Sau khi bị bắt, các đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

 Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã khám xét khẩn cấp nơi làm việc của Đoàn thanh tra tại UBND huyện Vĩnh Tường, thu giữ nhiều hồ sơ của các đơn vị thi công công trình trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, 335 triệu đồng trong tủ do Nguyễn Thị Kim Anh quản lý, các máy tính, điện thoại và một số đồ vật liên quan khác.

 dựng gồm có 5 người: Nguyễn Thị Kim Anh, Phó Trưởng phòng phòng chống tham nhũng, làm trưởng đoàn; Lưu Vân Oanh, Phó Trưởng phòng giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, làm phó trưởng đoàn.

 Ba thành viên còn lại gồm: Đặng Hải Anh, chuyên viên phòng thanh tra xây dựng 2; Nguyễn Thị Kim Liên, cán bộ phòng thanh tra xây dựng 3; Nguyễn Thùy Linh, cán bộ phòng giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra. (Lao Động 15/6, Thông Chí – Trần Vương)Về đầu trang

Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM nói về khúc mắc quanh đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải

Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn xin từ chức khi được điều chuyển từ Phó Chủ tịch UBND quận 1 sang làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Sài Gòn khiến dư luận cho rằng ẩn sau vụ việc này có những “khúc mắc” cần được làm rõ.

 Trong lá đơn từ chức lần hai, ông Đoàn Ngọc Hải thẳng thắn nói rằng, bản thân ông không có bằng cấp liên quan đến ngành xây dựng, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng… không có trình độ chuyên môn về ngành xây dựng, không phù hợp với năng lực sở trường, chuyên môn được đào tạo thì sẽ không thể làm tốt khi đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Sài Gòn.

 Trả lời vấn đề này, mới đây, Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM Trương Văn Lắm cho biết, ông Đoàn Ngọc Hải trình độ cử nhân kinh tế, cử nhân Luật kinh doanh, kinh nghiệm công tác tại phòng Kinh tế và Chi cục thuế quận 1, đương nhiệm Phó Chủ tịch UBND quận 1 phụ trách quản lý đô thị, xây dựng nên việc điều động, phân công công tác đối với ông Hải làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Sài Gòn là phù hợp.

 Ông Trương Văn Lắm còn cho biết thêm, đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải đến nay chưa được xem xét, theo nguyên tắc, đơn xin nghỉ việc phải được sự chấp thuận của tổ chức mới được nghỉ, vì vậy ông Hải vẫn phải tiếp tục làm việc đến khi có quyết định của tổ chức.

 Tuy nhiên, theo thông tin Sở Nội vụ nắm được, ông Hải sau khi lên gặp lãnh đạo Tổng Công ty xây dựng Sài Gòn để trao đổi thì sau đó không đi làm.

 Đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải còn viết rằng trong lần tổ chức trao đổi với ông về vị trí làm việc trước đó còn dự kiến điều chuyển ông về làm Tổng giám đốc Tổng Công ty Vàng bạc đá quý TPHCM (SJC) rồi Phó trưởng Ban An toàn thực phẩm, mặc dù ông Hải không được đào tạo ngành y, sinh hóa… Ông Đoàn Ngọc Hải cho rằng đây là sự tùy tiện trong công tác điều động cán bộ, điều này đã làm ông tổn thương.

 Theo Sở Nội vụ TPHCM, chức danh Phó Chủ tịch UBND quận, huyện là chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, do đó việc điều động ông Đoàn Ngọc Hải đã được Ban Thường vụ Thành ủy thảo luận, cân nhắc kỹ qua nhiều cuộc họp. Trước khi trình cấp thẩm quyền quyết định, các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ đều có trao đổi, lắng nghe ý kiến của cán bộ để báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy quyết định. Tuy nhiên, ông Đoàn Ngọc Hải 3 lần đồng ý rồi lại đổi ý về công việc.

 “Quy trình điều động, phân công công tác đối với ông Đoàn Ngọc Hải đã được Ban Thường vụ Thành ủy thảo luận nghiêm túc, xem xét trong một thời gian dài và thận trọng từng bước. Trên cơ sở nhu cầu công tác và khả năng đáp ứng của cán bộ, toàn thể Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất điều động công tác đối với đồng chí Đoàn Ngọc Hải” – ông Lắm nói.

 Trong đơn từ chức, ông Đoàn Ngọc Hải đặt vấn đề phải chăng việc ông chỉ huy đi dọn dẹp vỉa hè đã đụng chạm tới lợi ích của nhiều người có “máu mặt” nên ông phải nhận kết quả như bây giờ.

 Về việc này, Chủ tịch UBND Quận 1 Nguyễn Văn Dũng đã khẳng định, trong quá trình triển khai quận 1 chưa có phản ánh về việc này. Ông Dũng cho rằng, quá trình triển khai công việc chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới nhiều người nhưng vì lợi ích chung tất cả mọi cá nhân đều phải chấp nhận.

 Về việc xử lý đối với các sai phạm về cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận 1 (là lĩnh vực ông Hải quản lý) liệu đã xem xét hết trách nhiệm của ông Hải hay chưa?

 Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, thanh tra quận 1 trong việc cấp phép xây dựng từ đầu năm 2016 đến cuối tháng 10.2017 phát hiện một số cá nhân sai phạm khi thực thi nhiệm vụ như: chiều cao công trình không phù hợp, cấp phép sai diện tích...

 Sau khi có kết luận thanh tra, quận 1 đã kỷ luật Trưởng phòng quản lý đô thị, điều chuyển công tác 7 cán bộ liên quan đến cấp phép xây dựng. Ông Đoàn Ngọc Hải là người phụ trách lĩnh vực này, trong kiểm điểm đảng viên đã kiểm điểm trách nhiệm cá nhân về điều hành, lãnh đạo và rút kinh nghiệm. (Lao Động 16/6, M.Q)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Từ 01/7/2019 lương giáo viên, giảng viên tăng đến 800.000 đồng/tháng

Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ tiền lương của giáo viên, giảng viên từ tháng 7/2019 tăng thêm từ 165.000 đồng/tháng đến 800.000 đồng/tháng tùy vào từng đối tượng.

 Từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng thêm 100.000 đồng/tháng nên tiền lương của giáo viên, giảng viên cũng được điều chỉnh tăng theo cho phù hợp với Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ. 

Căn cứ theo văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNV ngày 17/10/2016 hợp nhất Nghị định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang do Bộ Nội vụ ban hành và Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Bảng lương giảng viên, giáo viên được xây dựng.

 Theo đó, tiền lương của giáo viên, giảng viên từ tháng 7/2019 tăng thêm từ 165.000 đồng/tháng đến 800.000 đồng/tháng tùy vào từng đối tượng.

 Bảng lương giảng viên, giáo viên tăng thêm từ 01/7/2019 theo hệ số lương (từ bậc 1 đến bậc 12), mức lương của các bậc, số tiền lương tăng thêm hàng tháng từ tháng 7/2019 so với tháng 6/2019 của 12 đối tượng gồm: Giáo viên trung học cao cấp; Giáo viên trung học; Giáo viên tiểu học cao cấp; Giáo viên mầm non cao cấp; Giáo viên trung học cơ sở chính; Giáo viên trung học cơ sở (cấp 2); Giáo viên tiểu học; Giáo viên mầm non; Giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn; Giảng viên; Giáo sư - Giảng viên cao cấp; Phó Giáo sư - Giảng viên chính. (Báo điện tử Trí Thức Trẻ 16/6, PV)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 10-14/6

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2019; xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng đa phương thức; điều tra làm rõ việc báo chí phản ánh Thanh tra Bộ Xây dựng "vòi tiền" ... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 10-14/6/2019.

  Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2019: Nghị quyết số 39/NQ-CP của Chính phủ nêu rõ, Chính phủ kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi tất cả các chỉ tiêu của kế hoạch năm 2019.

 Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học – công nghệ: Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ. Nghị định quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.

 Quy định cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh trong Quân đội: Chính phủ ban hành Nghị định 50/2019/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám khám bệnh, chữa bệnh trong Quân đội. Trong đó, Nghị định quy định cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong Quân đội.

 Điều tra làm rõ việc báo chí phản ánh Thanh tra Bộ Xây dựng "vòi tiền": Báo chí phản ánh về vụ việc Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản, tạm giữ về hành vi “vòi tiền” trong quá trình thanh tra tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Vĩnh Phúc và các đơn vị chức năng khẩn trương xác minh, điều tra làm rõ vụ việc để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 1/8/2019.

 Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng đa phương thức: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp".

 Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo cán bộ: Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030. Đề án được thực hiện từ nay đến năm 2030 với mục tiêu sắp xếp, tổ chức lại hệ thống tổ chức và tổ chức bộ máy của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn về tổ chức, bộ máy, cơ cấu hợp lý; có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả; không ngừng nâng cao chất lượng bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, hiệu quả.

 Thủ tướng yêu cầu báo cáo tình hình thu phí tự động không dừng: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/6/2019 về tình hình triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng. Thủ tướng yêu cầu, báo cáo phải nêu rõ tiến độ hoàn thành đối với từng trạm, khó khăn vướng mắc và trách nhiệm của các đơn vị có liên quan; biện pháp xử lý đối với các trường hợp không thực hiện đúng lộ trình chuyển sang thu tự động không dừng...

 Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 20/2019/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (Báo Chính Phủ Điện Tử 15/6, Minh Hiển)Về đầu trang

Thủ tướng yêu cầu báo cáo tình trạng thiếu nhân lực hàng không

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải báo cáo tổng thể về nhân lực ngành hàng không.

 Chỉ đạo này của Thủ tướng được đưa ra trước tình trạng thiếu nhân lực cản trở phát triển của hàng không, nhất là phi công, kỹ thuật viên tàu bay...

 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải báo cáo tổng thể về nhân lực ngành hàng không, gửi Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2019.

 10 năm qua, hàng không Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm. Từ chỉ 1 hãng hàng không tới nay đã có 5 hãng gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco, Bamboo Airways. Cùng đó, số lượng tàu bay mua và thuê mới liên tục nhận về, giai đoạn 2008-2018, số tàu bay tăng từ 60 chiếc lên 192 chiếc hiện nay.

 Tuy nhiên, cùng với tăng trưởng là áp lực hạ tầng và nhân lực dồn lên các hàng không. Điều này khiến mỗi khi có một hãng hàng không mới ra đời hay ký mua thêm tàu bay lại xảy ra cuộc chiến tuyển dụng, níu kéo nhân lực hàng không diễn ra gay gắt.

 Trước đó, tại phiên chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cũng phải thừa nhận ngành hàng không hiện nảy sinh vấn đề khi hãng hàng không mới xuất hiện.

 Cụ thể, khi mua về nhiều tàu bay, đáng lẽ các hãng mới phải thu hút nhân lực nước ngoài hoặc tự đào tạo nguồn nhân lực nhưng hiện đang có tình trạng những hãng mới bỏ kinh phí ra để lôi kéo nhân lực của các hãng khác, trong đó có hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines. (Vneconomy.vn 16/6, An Nhiên)Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Việt Nam đang ở đâu trên cuộc đua đón dòng FDI quốc tế?

Theo báo cáo đầu tư quốc tế World Investment Report 2019, tổng số các dự án FDI toàn cầu được công bố trong ngành dịch vụ đã tăng 43% lên 473 tỷ USD. Có sự gia tăng lớn trong cả ngành xây dựng và sản xuất điện. Vốn FDI trong ngành xây dựng đã tăng 84% lên 113 tỷ USD.

 Báo cáo cho biết, các dự án xây dựng công nghiệp đã suy giảm sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhưng đã có sự phục hồi kể từ giữa những năm 2010 đến nay. Một số dự án này có liên quan đến việc xây dựng các SEZ. Chẳng hạn, năm 2015, Tập đoàn công nghiệp Rojana (Thái Lan), một công ty con của Nippon Steel và Sumikin Bussan (Nhật Bản), đã công bố dự án phát triển Đặc khu kinh tế Dawei tại Myanmar.

 Năm 2016, Wei Yu Engineering (Đài Loan) đã công bố kế hoạch đầu tư 2,5 tỷ USD vào Khu kinh tế Vũng Áng tại Việt Nam để xây dựng bến cảng với khu vực hậu cần và khu vực nông nghiệp. Năm 2018, nhà sản xuất hàng dệt may Shandong Ruyi Technology (Trung Quốc) đã công bố dự án đầu tư 830 triệu USD để thành lập khu công nghiệp dệt may tại Khu kinh tế kênh đào Suez ở Ai Cập.

 Dòng vốn FDI vào Đông Nam Á đã tăng 3% lên mức cao nhất mọi thời đại là 149 tỷ USD vào năm 2018. Do đó, tỷ lệ vốn FDI của khu vực trong dòng chảy toàn cầu đã tăng từ 10% trong năm 2017 lên 11% vào năm 2018.

 Sự tăng trưởng trong FDI chủ yếu được thúc đẩy bởi sự gia tăng đầu tư vào Việt Nam, Singapore, Indonesia, và Thái Lan. Các nhóm ngành sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là tài chính, bán lẻ và thương mại bán buôn, bao gồm cả nền kinh tế kỹ thuật số, tiếp tục củng cố dòng vốn tăng lên cho tiểu vùng này.

 Đầu tư nội khối cũng có xu hướng tăng mạnh mẽ. Dòng vốn từ các nền kinh tế châu Á khác cũng góp phần vào xu hướng này. Tuy nhiên, dòng vốn chảy vào một số quốc gia khác (Malaysia và Philippines) đã giảm.

 Việt Nam hiện đang đứng thứ 21 về lượng vốn FDI trên toàn thế giới, xét riêng trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 3 sau Singapore (đứng thứ 5 toàn cầu) và Indonesia (đứng thứ 18 toàn cầu).

 Cụ thể trong khu vực lân cận Việt Nam, đầu tư vào hai nước Việt Nam, Campuchia vẫn mạnh, tuy nhiên, vốn FDI đến Lào và Myanmar đã giảm. Việt Nam tiếp tục thu hút dòng đầu tư tích cực từ các nguồn trong nội bộ ASEAN và các nền kinh tế châu Á khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).

 Việc di dời các chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc trong các ngành thâm dụng lao động, như sản xuất hàng may mặc và giày dép, đang nâng cao đầu tư vào Việt Nam. Sự tham gia của Trung Quốc các công ty trong phát triển cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng của Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng đang ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư.

 Chi tiết báo cáo cho biết, Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn để thiết lập các sàn giao dịch hàng hóa điện tử, không vượt quá 49% vốn điều lệ của họ. Các nhà đầu tư nước ngoài hiện cũng được phép giao dịch hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa với tư cách là khách hàng và có thể trở thành thành viên của sàn giao dịch (nhà môi giới hoặc thương nhân) mà không bị hạn chế quyền sở hữu.

 Đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN ngày càng có ý lớn: FDI từ Trung Quốc tăng gần gấp đôi, lên 14 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017. Năm 2018, M&A cho các công ty xuyên quốc gia (MNE) của Trung Quốc tăng gấp ba lần, và giá trị của các dự án thân thiện môi trường ở ASEAN do MNE Trung Quốc công bố tăng gấp 5 lần . Đầu tư từ Hoa Kỳ đã có xu hướng giảm, giảm 33% từ năm 2013 đến 2017, xuống còn 15 tỷ USD. (Báo điện tử Trí Thức Trẻ 16/6, Hoàng An)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Có nên dừng hợp đồng BT?

Nên hay không nên tiếp tục thực hiện dự án BT (xây dựng - chuyển giao) là một trong những vấn đề khiến Ban soạn thảo dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) “nhức đầu” nhất. Cho đến khi dự thảo lần thứ nhất Luật PPP đã hoàn thành, câu hỏi này vẫn chưa có lời đáp.

 Trong hơn 20 năm qua, quy định pháp lý đối với loại hợp đồng BT đã có 4 lần thay đổi lớn về hình thức thanh toán - bằng tiền, quỹ đất, tài sản công và quyền kinh doanh khai thác công trình. Theo cơ chế hiện hành, nguồn lực công đối ứng được xác định ngang giá với giá trị công trình BT. Chính vấn đề “ngang giá” này được xem là kẽ hở lớn để các nhóm lợi ích và quan chức địa phương bắt tay trục lợi. Khâu xác định giá đất thường được “làm xiếc” để trở thành giá nhà đầu tư mong muốn thay vì theo giá thị trường. Việc áp dụng chỉ định thầu tràn lan là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy tình trạng xin - cho trong triển khai dự án BT. Gây bức xúc nữa là chênh lệch địa tô do quỹ đất thực hiện dự án BT được chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thương mại dịch vụ, hoặc do thay đổi quy hoạch của Nhà nước - chủ yếu rơi vào tay nhà đầu tư, Nhà nước không được hưởng.

 Vì thế có ý kiến cho rằng, loại hình BT được “ưa chuộng” thời gian qua là đổi đất lấy hạ tầng - chẳng khác gì Nhà nước bán rẻ đất công cho doanh nghiệp để mua lại các công trình hạ tầng với giá đắt từ chính các doanh nghiệp này. Nhìn ra thế giới, hầu hết các quốc gia đều có hình thức khai thác nguồn lực đất đai để phát triển cơ sở hạ tầng nhưng rất ít nước triển khai loại hợp đồng BT. Đặc biệt, không có quốc gia nào thanh toán dự án BT hoàn toàn bằng quỹ đất hoặc tài sản công như Việt Nam. Một số nước có thực hiện dự án BT nhưng theo phương thức thanh toán dần bằng tiền, ví dụ như Philippines.

 Ở nước ta, số lượng dự án BT hiện chiếm hơn 1/2 tổng số các dự án PPP. Nếu dừng triển khai BT chắc chắn sẽ “gây sốc” cho hệ thống. Tuy nhiên, nếu việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 (trong năm 2020) không đưa ra được cơ chế định giá đất chính xác, hoàn thiện hơn cũng như có cơ chế điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất thì việc tiếp tục thực hiện đầu tư theo hình thức BT có thể dẫn đến thất thoát lớn.

 Trước thế lưỡng nan này, Ban soạn thảo đề xuất trong trường hợp tiếp tục áp dụng hợp đồng BT thì phải hoàn thiện cơ chế “ngang giá” với 2 lựa chọn. Một là, đấu thầu dự án BT, nhà đầu tư ứng trước tiền giải phóng mặt bằng; sau khi thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, thực hiện đấu giá khu đất để thanh toán dự án BT. Hai là, thực hiện kết hợp đồng thời đấu giá đất và đấu thầu công trình BT. Nhà đầu tư chào đồng thời giá trị quỹ đất thanh toán và giá trị công trình BT. Giá trị quỹ đất được xác định trong hợp đồng. Tại thời điểm giao đất, cho thuê đất, không phải xác định lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà đầu tư phải nộp. Cả hai lựa chọn này đều đòi hỏi phải sửa các luật có liên quan.

 Trong dự thảo Tờ trình dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư mới nhất, (bản tháng 5.2019), Ban soạn thảo đề xuất một phương án nữa, đó là sửa đổi toàn diện phương thức đầu tư BT. Phương án này hướng tới việc nghiên cứu mô hình dự án phù hợp với điều kiện triển khai tại Việt Nam.

 Vài ba năm trở lại đây, những vấn đề của hình thức đầu tư BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đã được mổ xẻ rất nhiều, tuy nhiên, những vấn đề của phương thức BT có khi còn khủng khiếp hơn. Nếu quá trình xây dựng Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư không tìm ra giải pháp bịt được mọi lỗ hổng gây thất thoát tài sản công thì việc xem xét dừng hẳn hình thức đổi đất lấy hạ tầng là điều sớm muộn cũng phải làm dù gây sốc cho hệ thống. (Đại Biểu Nhân Dân 16/6, Hà Lan)Về đầu trang

Chưa có ngoại lệ

Năm nào cũng vậy, việc quyết định có tăng lương tối thiểu vùng hay không và mức tăng như thế nào chưa bao giờ có thể nhanh chóng tìm được “tiếng nói chung” giữa đại điện người lao động và đại diện doanh nghiệp. Phía đại diện người lao động đề xuất một mức, phía doanh nghiệp đề xuất một mức, thậm chí đề nghị không tăng. Và năm nay cũng không có ngoại lệ.

 Trước thềm phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia diễn ra sáng qua, 14.6, trên cơ sở đề xuất tính tỷ lệ mức lương thực thực phẩm khoảng 47%, tương đương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị mức lương tối thiểu năm 2020 từ 160.000 - 330.000 đồng, tức khoảng 7,06%. Phương án khác là nếu tỷ lệ lương thực thực phẩm giảm còn 46,5%, mức tăng lương tối thiểu sẽ từ 180.000 - 380.000 đồng, tương đương tăng 8,18%. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, nếu thực hiện theo 2 phương án, mức lương tối thiểu mới có thể đáp ứng được đời sống tối thiểu của người lao động.

 Thế nhưng, phía đại diện doanh nghiệp thì cho rằng, việc chi trả lương thực tế của các doanh nghiệp nhiều năm qua cao hơn mức lương tối thiểu. Ví dụ, năm 2019 mức tăng lương tối thiểu là 5,3% nhưng thực tế có tới 72,5% doanh nghiệp điều chỉnh tăng trên 6%; 2,1% doanh nghiệp tăng 5,9%. Trong khi đó, tăng lương tối thiểu làm tăng chí phí của doanh nghiệp... Bởi vậy, các hiệp hội doanh nghiệp đề nghị không nên điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng mà nên thực hiện thương lượng tập thể. Hoặc nếu có tăng thì nên căn cứ vào khả năng để doanh nghiệp phát triển, bởi thực tế hiện nay, cứ 3 doanh nghiệp thành lập mới thì 2 doanh nghiệp không thể tồn tại...

 Bên nào cũng lý lẽ riêng, bởi vậy, mục tiêu tăng lương để bảo đảm đời sống cho người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn. Như vào năm 2015, dù mất tới 4 tiếng để tranh luận nhưng phiên họp ngày 25.8.2015 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia nhằm thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 đã không đạt kết quả. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đại diện cho người lao động đã yêu cầu dừng phiên họp. Còn ở phiên họp trước đó vào ngày 4.8.2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đại diện cho doanh nghiệp cũng đã yêu cầu kết thúc họp để bày tỏ thái độ không thỏa hiệp. Nguyên nhân cũng là bởi các bên không thống nhất được mức tăng.

 Thực tế, mức lương hiện nay chưa thể đáp ứng đời sống tối thiểu của người lao động. Bởi vậy, việc tăng lương là đòi hỏi chính đáng, thế nhưng có tăng lương hay không và nếu tăng thì mức tăng như thế nào còn tùy thuộc vào cách nhìn của các bên. Cũng không thể yêu cầu tăng lương nếu doanh nghiệp thực sự khó khăn. Nhưng cũng không thể không tăng lương khi đời sống của người lao động chưa được bảo đảm, dù ở mức tối thiểu. Cái chính ở đây là đưa ra một mức tăng hợp lý hoặc có giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động. Bởi xét cho cùng, doanh nghiệp sẽ không tồn tại, không phát triển nếu không tuyển dụng được lao động. Về phía người lao động, sẽ không thể kiếm được việc làm, không có thu nhập nếu không có doanh nghiệp.

 Đàm phán về mức tăng lương tối thiểu năm nay có “thông đồng, bén giọt”, có thể “quyết” được nhanh chóng hay không phụ thuộc vào cách nhìn nhận của các bên, với mục đích chính là phải bảo đảm đời sống cho người lao động, đồng thời không tạo sức ép với doanh nghiệp. (Đại Biểu Nhân Dân 15/6, Khánh Ninh)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Người dân khi đăng ký xe phải có tài khoản ngân hàng: Liệu có khả thi?

Mới đây, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an vừa đề xuất sửa đổi bốn điểm khi người dân đăng ký xe, trong đó có quy định phải có tài khoản ngân hàng khi đăng ký xe.

 Đề xuất sửa đổi bốn điểm khi người dân đăng ký xe của Cục Cảnh sát giao thông gồm: phải có tài khoản ngân hàng; quy định thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký xe; quy định phải nộp lại biển số và đăng ký xe trước khi chuyển nhượng; đăng ký xe đã mua bán qua nhiều chủ nhưng không có chứng từ chuyển nhượng được giải quyết đăng ký sang tên.

 Đề xuất nhận được sự quan tâm nhiều nhất là quy định phải có tài khoản ngân hàng khi đăng ký xe. Cơ quan này cho biết, thông qua đăng ký tài khoản ngân hàng, việc đăng ký xe sẽ thuận tiện hơn trong xử phạt vi phạm, đồng thời đảm bảo được tính khách quan, chính xác.

 Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng quy định này khó khả thi vì không phải ai cũng có tài khoản ngân hàng, hoặc số dư không đủ, thậm chí có người còn lo lắng về độ bảo mật. Cũng cần chú ý đến những đề xuất sửa đổi khác của Cục Cảnh sát giao thông lần này, theo đó quy định bắt buộc nộp lại đăng ký, biển số trước khi chuyển nhượng sẽ là nền móng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát xe cơ giới. 

Các cơ quan quản lý cần nhìn nhận những đề xuất của Cục Cảnh sát giao thông trong tổng thể, quy định đăng ký tài khoản ngân hàng có thể được coi là công đoạn cuối cùng. Nguyên nhân là do điều này sẽ không thể thực hiện nếu thiếu những điều kiện hạ tầng khác. (VTV.vn 15/6)Về đầu trang

Bộ Chính trị kiểm tra công tác tổ chức, cán bộ tại Hà Nội

Sáng 15/6, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

 Mục đích làm việc nhằm kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TƯ, ngày 19/5/2018, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về "Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" gắn với kết quả thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ, ngày 25/10/2017, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

 Theo đó, trong thời gian từ nay đến cuối tháng 6/2019, Đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra, làm việc với Ban Cán sự đảng UBND thành phố, một số ban Đảng, sở, ngành và địa phương của thành phố  về việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TƯ gắn với kết quả thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ. Sau đó, Đoàn kiểm tra sẽ thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra tại hội nghị với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

 Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đã báo cáo toàn diện với Đoàn kiểm tra về kết quả của thành phố Hà Nội trong việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TƯ gắn với kết quả thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ.

 Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, triển khai việc học tập và thực hiện các nghị quyết của Trung ương trong từng lĩnh vực cụ thể, từ công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng quy định, quy chế trong công tác cán bộ; chống chạy chức, chạy quyền đến các kết quả cụ thể, việc thực hiện một số chủ trương thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TƯ... Thành phố cũng đề xuất, kiến nghị Trung ương một số vấn đề về cơ chế để triển khai các nghị quyết được thuận lợi, hiệu quả hơn.

 Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, đồng chí Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy cho biết, Hà Nội sẽ nghiêm túc tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Trung ương, phối hợp tốt với Đoàn kiểm tra trong chương trình công tác; coi đây là dịp tốt để toàn thành phố nhìn nhận, kiểm điểm lại về công tác cán bộ, tổ chức bộ máy.

 Ngay sau hội nghị này, Thành ủy Hà Nội sẽ chỉ đạo, triển khai để các tổ chức Đảng, các cơ quan trực thuộc tự kiểm tra theo kế hoạch của Đoàn kiểm tra và phối hợp chặt chẽ với Đoàn để kiểm tra trực tiếp, bảo đảm chất lượng, tiến độ thời gian... (Báo Chính Phủ Điện Tử 15/6)Về đầu trang

Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ lợi dụng quyền lực để nhũng nhiễu

Sáng 16/6, tiếp xúc cử tri tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời nhiều vấn đề mà cử tri quan tâm như ban hành văn bản hướng dẫn luật, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực như vụ việc cán bộ thanh tra của Bộ Xây dựng vừa qua, về một số dự án cụ thể của địa phương.

 Là cử tri trẻ tuổi, đại diện cho thanh niên, chị Nguyễn Thị Mai bày tỏ, hơn hai năm qua, các nghị quyết đầu tiên của Chính phủ được ban hành trong năm đều nhằm thúc đẩy cải cách môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và xử lý vi phạm trong bộ máy hành chính.

 “Tuy nhiên, như Thủ tướng đã thẳng thắn chỉ ra về những bất cập, hạn chế trong công tác cải cách hành chính là có tình trạng triển khai nhiều nội dung cải cách chưa quyết liệt, chưa đồng bộ; còn xảy ra tình trạng trục trặc, đùn đẩy sợ trách nhiệm. Một bộ phận cán bộ thái độ phục vụ, nhất là cán bộ tiếp xúc với dân, còn bất cập, chưa tận tụy và thuyết phục. Thủ tục hành chính còn rườm rà trong một số lĩnh vực, gây nhũng nhiễu và tham nhũng vặt”, chị Nguyễn Thị Mai nói và cho biết, “thế hệ trẻ mong muốn được Thủ tướng thông tin rõ hơn về những chỉ đạo và hành động của Chính phủ về những nội dung phát triển công nghệ 4.0 gắn với thực hiện cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế”.

 Thủ tướng nêu rõ, cải cách hành chính phải gắn với mục tiêu phát triển và “anh phát triển, cải cách, đổi mới nhưng để làm gì, là để phục vụ người dân”. Đổi mới cách tiếp xúc với nhân dân cũng rất cần thiết. “Tôi từng nói không được xuất hiện lớp lý trưởng mới ở nông thôn, cán bộ phải sát dân hơn, hiểu dân hơn, lắng nghe dân hơn”. Cần tăng cường đối thoại với nhân dân để giải quyết, giải đáp, hướng dẫn cho người dân.

 Về chống tham nhũng vặt, Thủ tướng cho biết đã có chỉ thị, đã tổ chức hội nghị toàn quốc về vấn đề này. “Vừa rồi, khi một số cán bộ của Bộ Xây dựng xuống làm việc tại Vĩnh Phúc có vi phạm, chúng tôi yêu cầu phải xử lý nghiêm”, Thủ tướng lấy ví dụ. Thủ tướng cho biết, sẽ tiếp tục ban hành văn bản yêu cầu tất cả cán bộ thanh tra, điều tra, kiểm tra, kiểm toán, những cán bộ có quyền lực trong vấn đề phòng chống tham nhũng phải thực hiện nghiêm quy định, phải công khai hóa, có sự giám sát của nhân dân, áp dụng công nghệ để chống hành vi lợi dụng quyền lực nhằm nhũng nhiễu, tiêu cực.

  Cử tri cũng phản ánh tình trạng thông tin không đúng trên mạng xã hội, chứa đựng nhiều nội dung xấu, thậm chí phản động… gây ảnh hưởng tiêu cực. Đây là vấn đề bức xúc, lo lắng trong nhân dân. Cử tri đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để ngăn chặn có hiệu quả, tạo niềm tin trong nhân dân.

 Trả lời vấn đề này, Thủ tướng cho rằng, trên mạng xã hội đưa nhiều thông tin sai lệch, bôi nhọ, vu khống, tin giả. Chính phủ có một số chủ trương, biện pháp để ngăn ngừa tác hại, mặt trái của mạng xã hội, những mặt trái này khiến một bộ phận nhân nhân, nhất là lớp trẻ, mất niềm tin. Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh giáo dục trong gia đình, xã hội, trong thanh niên để có nhận thức tốt hơn, phân biệt được đúng sai, phản bác tin xấu độc. (Báo Chính Phủ Điện Tử 16/6, Đức Tuân)Về đầu trang

Thủ tướng: “Sẽ dùng công nghệ xử lý cán bộ gây nhũng nhiễu”

 Sáng 16/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu TP Hải Phòng tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 14.

 Đại diện cho thanh niên, cử tri Nguyễn Thị Mai cho rằng cải cách hành chính chưa quyết liệt, một bộ phận cán bộ khi tiếp xúc với dân còn có thái độ, chưa tận tuỵ. Thủ tục hành chính rườm rà, gây nhũng nhiễu và tham nhũng vặt. Chị Mai mong muốn Thủ tướng nói rõ hơn về hành động của Chính phủ gắn với công nghệ 4.0 để giải quyết vấn đề này.

  Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định mục tiêu của cải cách hành chính là phục vụ người dân, cán bộ phải đổi mới cách tiếp xúc với dân. "Tôi từng nói không được xuất hiện lớp lý trưởng mới ở nông thôn, cán bộ phải sát dân hơn, hiểu dân hơn, lắng nghe dân hơn. Cần tăng cường đối thoại với nhân dân để giải đáp, hướng dẫn cho người dân", Thủ tướng nói.

 Về chống tham nhũng vặt, Thủ tướng nêu ví dụ: "Vừa rồi, khi một số cán bộ của Bộ Xây dựng xuống làm việc tại Vĩnh Phúc có vi phạm, chúng tôi yêu cầu phải xử lý nghiêm". Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục ban hành văn bản yêu cầu cán bộ thanh tra, điều tra, kiểm tra, kiểm toán phải thực hiện nghiêm quy định phòng chống tham nhũng, có sự giám sát của nhân dân. Đặc biệt, Chính phủ sẽ áp dụng công nghệ để chống hành vi lợi dụng quyền lực nhằm nhũng nhiễu, tiêu cực.

 Thủ tướng cũng nhất trí với quan điểm của cử tri cho rằng một số luật được Quốc hội ban hành, nhưng văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm, trong đó có Luật Công an nhân dân. Chính phủ sẽ thúc đẩy các đơn vị sớm ban hành văn bản hướng dẫn luật. Bởi đất nước có phát triển hay không thì cần tháo gỡ các nút thắt, trong đó có thể chế, chính sách, pháp luật.

  Đề cập Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, Thủ tướng cho biết Quốc hội đã thảo luận dân chủ, trách nhiệm và thống nhất cao quy định đã uống rượu bia thì không được lái xe, để bảo vệ tính mạng nhân dân.

 Về băn khoăn của cử tri trước thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, Thủ tướng nói Chính phủ đã có một số biện pháp để ngăn ngừa. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh giáo dục từ gia đình, xã hội để thanh niên có nhận thức tốt hơn, phân biệt được đúng, sai và phản bác thông tin xấu, độc.

 Tại cuộc tiếp xúc, cử tri Hải Phòng gửi đến Thủ tướng nhiều kiến nghị như mở rộng cảng hàng không quốc tế Cát Bi; xây dựng đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; đường sắt Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình; mở rộng khu công nghiệp Tràng Duệ... (Vnexpress.net 16/6, Viết Tuân)Về đầu trang

19 tập đoàn, tổng công ty vào kế hoạch giám sát của “siêu” Ủy ban

Ngày 16/5/2019, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã có Quyết định số 151/QĐ-UBQLV phê duyệt kế hoạch giám sát tài chính năm 2019 đối với 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu vốn.

 Nội dung giám sát gồm: (1), giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn; (2), giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tai doanh nghiệp, gồm hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư (nguồn vốn huy động, tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân); hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu; tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

 (3) Giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghệp, gồm giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch; giám sát kết quả hoạt động kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, ROE, ROA); việc thực hiện nghĩa vụ với nhân sách nhà nước; việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; việc chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ban hành và thực hiện các quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp; việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết; và giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn.

 Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, việc phê duyệt kế hoạch giám sát tài chính nhằm đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả hoạt động, kịp thời giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

 Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản của nhà nước; phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời; công khai, minh bạch hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước. (Vneconomy.vn 16/6, M.Chung)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Thu ngân sách tăng hơn 14%

Đây là thông tin tại buổi họp báo tình hình thực hiện công tác 5 tháng đầu năm 2019 do Tổng cục Thuế tổ chức chiều ngày 14/6 tại Hà Nội.

 Ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính cho biết, để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, ngành thuế đã tích cực thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính. Trong 5 tháng đầu năm 2019, tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là  13.536,21  tỷ đồng, bằng 113,13% so với cùng kỳ năm 2018.

 Trong đó, tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 4.045,27 tỷ đồng; giảm khấu trừ là 670,48 tỷ đồng; giảm lỗ là 8.820,45 tỷ đồng. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 2.122,58 tỷ đồng, đạt 52,47% số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra, tăng 6,37% so với cùng kỳ năm 2018.

 Ngành thuế đã thanh tra, kiểm tra được 80 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết; truy thu, truy hoàn và phạt 491,92 tỷ đồng; giảm lỗ 947,24 tỷ đồng; giảm khấu trừ 4,87 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 2.131,06 tỷ đồng.

 Thực hiện thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 1.875 quyết định, tương ứng với số tiền hoàn là: 8.061 tỷ đồng. Tổng số tiền truy hoàn và phạt là: 55,5 tỷ đồng (trong đó: truy hoàn: 40,1 tỷ đồng, phạt: 15,5 tỷ đồng).

 Với những giải pháp hiệu quả, Tổng cục Thuế cho biết, lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) 5 tháng đầu năm 2019 ước đạt 508.608 tỷ đồng, đạt 43,5% so với dự toán pháp lệnh, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2018.

 Theo ông Cao Anh Tuấn, trong 5 tháng đầu năm 2019, các ngành sản xuất và dịch vụ tăng trưởng khá; lạm phát được kiểm soát; cán cân thương mại tiếp tục duy trì; thu hút vốn đầu tư nước ngoài; thị trường tài chính - tiền tệ ổn định; cầu tiêu dùng hồi phục ở mức cao là những yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

 Cụ thể,  thu từ dầu thô ước đạt 23.371 tỷ đồng, bằng 52,4% so với dự toán, bằng 97,5% so với cùng kỳ năm 2018 trên cơ sở giá dầu thô bình quân 5 tháng năm 2019 ước đạt 66,9 USD/thùng, bằng 103% so với giá dự toán, bằng 95,6% so với cùng kỳ năm 2018 và sản lượng ước đạt 4,9 triệu tấn, bằng 47% dự toán, bằng 98% cùng kỳ.

 Thu nội địa ước đạt 485.236 tỷ đồng, bằng 43,2% so với dự toán pháp lệnh, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018… So với dự toán, có 11/18 khoản thu, sắc thuế đạt khá (trên 43%). Hầu hết các khoản thu, sắc thuế đều có mức tăng trưởng thu khá như: Khu vực sản xuất kinh tăng 14,5%; thuế thu nhập cá nhân tăng 18,5%; lệ phí trước bạ tăng 20,8%; thu từ xổ số tăng 12,6%, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước tăng 18,3%...

Trong đó, số thu ngân sách trung ương  lũy kế 5 tháng năm 2019 ước đạt 235.000 tỷ đồng, bằng 41,5% dự toán, tăng 20,5% so với cùng kỳ. Thu ngân sách địa phương ước đạt 273.608 tỷ đồng, bằng 45,5% dự toán, tăng 9,1% so với cùng kỳ. (Cafef.vn 15/6, Anh Minh)Về đầu trang

PHÁP LUẬT

Vụ gian lận thi cử Sơn La, Hà Giang: Cách hành xử của hai vị giám đốc Sở

Vụ bê bối gian lận thi cử THPT quốc gia 2018 ở Hòa Bình, Sơn La được phát hiện từ tháng 7/2018, đến nay đã cho những kết quả ngoài sức tưởng tượng.

 Trong khi nhiều phó giám đốc Sở “nhúng chàm” thì những giám đốc sở, người đứng đầu, chịu trách nhiệm chính về kỳ thi đến thời điểm này vẫn chưa rõ trách nhiệm liên quan. Khi sự việc xảy ra đến nay, mỗi người có những cách hành xử không giống nhau.

 Trong khi ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La bị nghi vấn liên quan đến việc “chỉ đạo cấp dưới nâng điểm cho 8 trường hợp”, thì mới đây Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang có văn bản yêu cầu kiểm tra, xem xét trách nhiệm của ông Vũ Văn Sử, Nguyên giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang.

 Ngày 11/7, Bộ GD&ĐT công bố kết quả thi THPT Quốc gia 2018, trong đó nhiều người nhận ra sự bất thường khi cả nước có 76 thí sinh có điểm khối A1 trên 27 điểm thì riêng Hà Giang đã có 37 thí sinh (chiếm 48%).

 Qua điện thoại, PV Tiền Phong liên hệ với ông Vũ Văn Sử khi đó là Giám đốc Sở GD&ĐT. Ông Sử bắt máy và trả lời ngắn gọn: “Chúng tôi mới chỉ biết được thông tin điểm thi bất thường qua báo chí. Chúng tôi sẽ rà soát lại quy trình”.

 Ngày 12/7, trước sự phản ánh rầm rộ của báo chí về sự bất thường trong điểm thi ở Hà Giang, Bộ GD&ĐT đã có văn bản yêu cầu Sở GD&ĐT Hà Giang xác minh, làm rõ thông tin. Nghi vấn có sự bất thường, nhóm PV chúng tôi gấp rút lên đường, trong tay chỉ có một manh mối thông tin là có phụ huynh tố, nhiều học sinh học lực trung bình thậm chí kém nhưng điểm thi cao chót vót.

 17 giờ 30 chiều ngày 13/7, nhóm PV báo có mặt ở trụ sở Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, đúng lúc ông Vũ Văn Sử chuẩn bị lên xe ra ngoài. Khác với dự đoán, khi mọi việc chưa rõ ràng, thường người có trách nhiệm sẽ “né” báo chí, nhưng ông Sử đã cho tôi một cuộc hẹn 6 giờ sáng hôm sau sẽ trả lời mọi việc.

 Cuộc gặp kéo dài khoảng 40 phút, ông Sử đã cởi mở chia sẻ thông tin về cách giải quyết sự việc trước mắt, sẽ rà soát lại các quy trình. Khi đó, ông cũng cho rằng, làm thi, phải đặt niềm tin vào cán bộ, nếu không tin tưởng, không giao nhiệm vụ. Ông cũng tự tin, “những gì cần làm chúng tôi đã làm” để tổ chức kỳ thi tốt nhất. Còn việc thí sinh thi thử điểm thấp, thi thật điểm cao đó là việc bình thường. Có một điều, ở thời điểm này, khi Bộ GD&ĐT cử đoàn công tác do ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng về làm việc, vị giám đốc Sở đã linh cảm hay hiểu phần nào vấn đề, nên ông úp mở trả lời PV rằng: “Con người làm cụ thể còn có một góc khuất nào đó, còn gì đó mà chúng ta có thể khó biết vì khi làm những việc không minh bạch bao giờ cũng phải rất tinh vi. Con người có đủ các mối quan hệ xã hội đan xen giằng xé. Ở nhà anh có thể là người bố, người anh trong gia đình nhưng ra ngoài xã hội thì đầy đủ các mối quan hệ phức tạp”.

 Những ngày tiếp theo ở Hà Giang, nhóm PV tiếp cận nhiều phụ huynh, thí sinh, trong đó có những em học giỏi, điểm thi chỉ dừng lại ở mức 24, cũng có những thí sinh được cho là năng lực “thường thường” có điểm thi lên trên con số 27. Sau đó, cơ quan điều tra công bố kết quả có 114 thí sinh được nâng điểm ở 330 bài thi, trong đó có thí sinh được nâng tới 29,95 điểm, gây chấn động dư luận.

 Lúc này, trả lời báo chí, ông Sử một lần nữa khẳng định, bản thân rất “sốc” trước sự việc và ban giám đốc vô can. Ông phân trần: “Ban giám đốc sở có 4 người gồm ông và 2 phó giám đốc nằm trong hội đồng. Còn 1 người có con thi nên không tham gia làm thi. Chuyện tiêu cực, tôi và 2 phó giám đốc sở trong hội đồng thi tuyệt nhiên không”. Thời điểm đó, cơ quan chức năng mới chỉ khởi tố, bắt tạm giam ông Vũ Trọng Lương, Phó phòng Khảo thí và quản lý chất lượng.

 Tháng 6/2019, Lãnh đạo Công an tỉnh Hà Giang thông tin, cơ quan An ninh điều tra đã chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, đề nghị truy tố 5 bị can liên quan vụ nâng điểm thi THPT quốc gia ở địa phương, trong đó có 2 Phó giám đốc Sở GD&ĐT. Cụ thể, gồm bà Triệu Thị Chính bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Theo điều tra, bà Chính với vai trò Phó chủ tịch Hội đồng thi kiêm Trưởng ban chấm thi đã đưa danh sách 13 thí sinh cho Nguyễn Thanh Hoài (Trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng để nâng điểm môn Ngữ văn); Bị can Phạm Văn Khuông cũng bị truy tố Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Ông Khuông được cho là đã nhờ nâng điểm cho con trai với mức điểm 13,3 điểm.

 Sự việc ngày càng rõ ràng, những người sai phạm liên quan đến vụ việc dần dần đưa ra ánh sáng. Dù đã nghỉ hưu sau bê bối thi cử, tuy nhiên cùng với việc Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang có văn bản yêu cầu kiểm tra, xem xét trách nhiệm của ông Vũ Văn Sử, Nguyên giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang cho thấy, người đứng đầu kỳ thi, khi xảy ra sự việc, trách nhiệm đến đâu chưa rõ nhưng không thể “hoàn toàn vô can” như lời ông trả lời trước đó.

 Sau khi gian lận thi ở Hà Giang bị phanh phui, dư luận hướng sự quan tâm tới Sơn La, nơi có những thí sinh có điểm thi bất thường. Ví dụ, học sinh chuyên Sử nhưng có điểm 9,10 môn Toán.

 Khi đó, trả lời báo chí, ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La khẳng định: “Đơn vị tổ chức thi chặt chẽ, đúng quy trình. Thí sinh đạt điểm cao là sự nỗ lực của giáo viên, học sinh”.

 Sơn La những ngày cuối tháng 7 “nóng” hơn bất kỳ mùa hè nào ở Hà Nội với những tòa nhà bê tông cốt thép. Hàng chục tờ báo cử PV “nằm vùng” để trực thông tin từ đoàn công tác của Bộ GD&ĐT về đây để làm rõ thông tin dư luận đang quan tâm. Đi đến đâu, những câu chuyện, con ông A, ông B, ông C…lãnh đạo nơi này, đơn vị nọ điểm rất cao, “họ không phục”… được bàn tán xôn xao.

 Để trả lời câu hỏi về sự bất thường đó, khi chưa có kết quả từ đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, PV đã nhiều lần liên hệ, gõ cửa Sở GD&ĐT địa phương cũng như lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La nhưng tất cả các cá nhân, tổ chức ở đây đều “đóng cửa”, không tiếp bất kỳ PV nào. Sau này, PV kể vui, ông Hoàng Tiến Đức phải cháy máy vì có không dưới 100 cuộc điện thoại, tin nhắn của vài chục tờ báo liên hệ làm việc mỗi ngày. Đương nhiên, ông Đức không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của PV. Điều lấy làm lạ là khi có kết quả gian lận thi chấn động được xác minh (44 thí sinh với 97 bài thi được sửa điểm, trong đó có thí sinh được nâng 26,55 điểm), lãnh đạo Bộ GD&ĐT trả lời báo chí ngay tại phòng họp của Sở GD&ĐT Sơn La nhưng ông giám đốc Sở cũng không xuất hiện.

 Đến thời điểm này, cùng hàng loạt cán bộ Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La bị  truy tố, mới đây, Uỷ ban kiểm tra T.Ư đã đề nghị Ban bí thư xem xét kỷ luật ông Hoàng Tiến Đức, người chịu trách nhiệm liên quan đến gian lận điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Điều đáng nói, trong quá trình điều tra, ông Trần Xuân Yến, nguyên Phó giám đốc Sở GD&ĐT đã khai báo về việc, ông được ông Đức gọi vào phòng chỉ đạo nâng điểm cho 8 trường hợp. Sự việc chưa đi đến kết luận chính thức, tuy nhiên, ông Đức với vai trò là Phó trưởng ban thường trực chỉ đạo thi, Chủ tịch hội đồng thi,Trưởng ban coi thi, trưởng ban chấm thi THPT quốc gia 2018 tại Sơn La thì ông là người chịu trách nhiệm chính về những gì xảy ra xung quanh kỳ thi năm trước ở địa phương. (Tiền Phong 16/6, Nguyễn Hà)Về đầu trang

Long An: Thiếu úy bắn thương tích 3 người, cố thủ trong Đồn Biên phòng Long An

Thông tin từ chính quyền địa phương thị xã Kiên Tường chiều 15.6 cho biết, vừa xảy ra một vụ Thiếu úy biên phòng Đồn Biên phòng Bình Hiệp (xã Bình Hiệp, Thị xã Kiến Tường) nổ súng làm bị thương 3 người.

 Thông tin ban đầu cho biết, Thiếu úy nổ súng là Tạ Quang Đạt, cán bộ Tham mưu Đồn biên phòng Bình Hiệp.

 Vào khoảng 14h30 phút chiều 15.6, Thiếu úy Đạt đã nổ súng, làm 3 người bị thương. Các nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Trong số nạn nhân, có 2 người là đồng đội của thiếu uý Đạt và một người dân.

 Sau khi bắn thương tích 3 người, Thiếu úy Đạt cố thủ tại đồn. Lực lượng chức năng đang vận động Thiếu úy Đạt buông súng. Hiện trong đồn không còn ai ngoài Thiếu úy Đạt.

 Sau khi xảy ra vụ việc, nhiều người hiếu kỳ tại địa phương đã tập trung theo dõi ngoài QL62 trước đồn Bình Hiệp. Tuy nhiên, sau khi được giải thích có thể nguy hiểm, đã không còn ai tập trung phía trước đồn.

 Theo các đồng đội, Thiếu úy Đạt có tiền sử bệnh trầm cảm, từng đi Bệnh viện điều trị. (Lao Động 16/6, Phấn Đấu – L.T)Về đầu trang

Cà Mau: Dân tố cáo đúng, Chủ tịch huyện và Chủ tịch thị trấn bị kiểm điểm

UBND tỉnh Cà Mau vừa có kết luận nội dung tố cáo đối với ông Đặng Văn My, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Nước (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau). Theo đó, UBND thị trấn Cái Nước đã có nhiều vi phạm trong việc xây dựng, thu phí và cho thuê mặt bằng tại Chợ trung tâm thị trấn.

 Trong những vi phạm được chỉ ra, có việc UBND thị trấn Cái Nước lập phương án, trình UBND huyện Cái Nước phê duyệt và tổ chức thu tiền dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại Chợ trung tâm thị trấn (giai đoạn 3) vượt quy định hơn 9,6 tỷ đồng. Đơn vị này cũng tổ chức thu phí chợ, thu tiền đóng góp của các tiểu thương với số tiền hơn 9,6 tỷ đồng nhưng không lập biên lai theo quy định.

 Trách nhiệm chính đối với các vi phạm là của ông Đặng Văn My, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Nước và một số cán bộ khác của thị trấn.

 Từ các vi phạm đã được kết luận, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với ngành chức năng kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Phạm Phúc Giang, Chủ tịch và ông Huỳnh Hùng Em, Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Nước. Ngoài ra, Chủ tịch UBND huyện Cái Nước phải kiểm điểm trách nhiệm và xử lý nghiêm Chủ tịch UBND thị trấn Cái Nước và các cán bộ có liên quan.

 Về số tiền thu vượt hơn 9,6 tỷ đồng của tiểu thương từ dịch vụ sử dụng diện tích (do nhận thức văn bản chưa đúng dẫn đến thu sai), chủ tịch UBND huyện Cái Nước phải rà soát, thỏa thuận với các tiểu thương theo hướng kéo dài thời gian hợp đồng để trừ dần. Phải lập phương án cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 Trước đó, một số tiểu thương đã có đơn tố cáo ông Đặng Văn My, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Nước (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) về những vi phạm tại Chợ trung tâm thị trấn Cái Nước. Vào tháng 11/2018, Chủ tịch UBND huyện Cái Nước đã có kết luận nội dung tố cáo nhưng các tiểu thương không đồng tình và tố cáo lên Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. (VOV.vn 16/6, Trần Hiếu)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Trump gọi Thị trưởng London là “thảm họa”

"London cần một thị trưởng mới càng sớm càng tốt. Khan là một thảm họa và sẽ chỉ ngày càng tồi tệ hơn", Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng Twitter hôm 15/6, đề cập đến Thị trưởng London Sadiq Khan. "Ông ta là nỗi hổ thẹn của quốc gia và đang hủy hoại London".

 Tổng thống Mỹ cũng chia sẻ bài đăng của nhà bình luận cánh hữu Katie Hopkins, người gọi London là "thành phố đâm chém" và nói "đây là Londonistan của Khan", cụm từ được sử dụng để mô tả sự thất bại của thành phố trong việc đối phó với những phần tử Hồi giáo cực đoan.

 Bình luận của Trump được đưa ra sau 5 vụ tấn công khiến ba người đàn ông thiệt mạng và ba người khác bị thương ở London trong vòng chưa đầy 20 giờ. Văn phòng của Khan đáp trả rằng thị trưởng sẽ không lãng phí thời gian để phản hồi bình luận của Trump vì ông đang bận rộn hỗ trợ các dịch vụ khẩn cấp bị quá tải sau loạt vụ tấn công.

 Trump và Khan từng có những ấn tượng không tốt đẹp về nhau. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Trump tuyên bố Khan là người Hồi giáo nên sẽ bị cấm tới Mỹ theo lệnh cấm nhập  ()cư dưới thời ông, thậm chí còn gọi thị trưởng London là người "thô lỗ" và "dốt nát". Trước chuyến thăm Anh hồi đầu tháng, Trump nói Khan là kẻ thất bại và đã "làm việc rất tồi tệ trong vai trò thị trưởng London".

 Thị trưởng London hồi giữa tháng 5 nói Anh từng đón hai tổng thống Mỹ là Barack Obama và George Bush đến thăm, nhưng cho rằng Trump "không cùng đẳng cấp với hai người đó" và không đáng được trải thảm đỏ đón tiếp hay tiệc chiêu đãi cấp nhà nước. Ông cũng cho thả bóng bay khổng lồ hình đứa trẻ giống Trump và kêu gọi biểu tình phản đối Tổng thống Mỹ trong hai lần Trump thăm Anh. (Vnexpress.net 16/6, Huyền Lê)Về đầu trang./. 

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More