Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 23-5-2019

Post date: 24/05/2019

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

TIN QUỐC HỘI 1

1. Cần xem xét trách nhiệm địa phương trong gian lận thi cử. 1

2.Phó Thủ tướng: “Nợ công 58,4% vẫn còn cao”. 2

3.  Quản lý vốn đầu tư và chống chuyển giá với các doanh nghiệp FDI 3

4.Phó thủ tướng: "Chẳng Chính phủ nào dự báo được hoa sữa nở tháng 5". 3

5.ĐBQH tranh luận về việc cho phép phạm nhân lao động ngoài trại giam.. 4

6.  Bí thư Hà Giang: "Tôi thì dư luận phán xét xong rồi". 6

CHÍNH SÁCH MỚI 7

7. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội 7

8.Phạt nặng vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. 8

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 9

9. Việt Nam là 1 trong 4 thị trường đầu tư tư nhân sôi động nhất Đông Nam Á.. 9

10. Doanh nghiệp kêu cứu trước ma trận thủ tục hành chính. 9

11.  Đà Nẵng: Đừng để thủ tục hành chính làm nản lòng nhà đầu tư. 10

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 11

12.  Không thể “phóng tay”. 11

13.Chậm vì thiếu vắng trách nhiệm.. 12

QUẢN LÝ.. 13

14. Bộ máy bộ, ngành biến động thế nào khi rà soát, sắp xếp?. 13

15. Rà soát, sàng lọc đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng. 14

16. Có thể giảm một nửa lượng xe công vào năm 2020. 15

17. Hà Nội thực hiện nghiêm việc ưu tiên dùng hàng Việt trong mua sắm công. 15

18.  Bưu điện Kiên Giang ưu tiên tuyển con, cháu Giám đốc vào làm việc. 16

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 17

19.Rút ngắn thời gian chờ cấp cứu tại bệnh viện. 17

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 18

20.   Bội chi và nợ công vẫn là gánh nặng của tài chính quốc gia. 18

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 19

21. Làm rõ thông tin “Công an cho xã hội đen đánh dân“ ở Cà Mau. 19

THẾ GIỚI 20

22. New York, Mỹ đề xuất cấm hành vi vừa đi bộ vừa nhắn tin. 20

23. Trung Quốc: Giải quyết thủ tục hành chính qua mạng 24/24h. 20

 TIN QUỐC HỘI

Cần xem xét trách nhiệm địa phương trong gian lận thi cử

Sáng 21/5, Quốc hội thảo luận về Luật Giáo dục sửa đổi. Tại hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đã đề cập đến vấn đề trách nhiệm địa phương trong gian lận thi cử.

 Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng trong vụ việc gian lận thi cử tại kỳ thi THPT quốc gia 2018, cùng với trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, phụ huynh và học sinh thì trách nhiệm của địa phương, trong đó có người đứng đầu địa phương và lãnh đạo các Sở, ban ngành là yếu tố cần xem xét.

 Mời xem chi tiết trong video tại đường link dưới đây:

https://vtv.vn/trong-nuoc/can-xem-xet-trach-nhiem-dia-phuong-trong-gian-lan-thi-cu-20190522013034086.htm

(Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 23h ngày 21/5)Về đầu trang

Phó Thủ tướng: “Nợ công 58,4% vẫn còn cao”

 Nợ công vào cuối năm 2018 là 58,4%, rời xa mức trần 65% so với cuối năm 2015 nhưng Chính phủ chưa vay nợ thêm để đầu tư phát triển vì áp lực trả nợ vẫn còn rất lớn.  Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết thông tin này tại phiên họp tổ của Quốc hội diễn ra sáng nay 22/5.

 Trước đó, Bộ Tài chính đã gửi tới các vị đại biểu Quốc hội báo cáo đánh giá tình hình nợ công năm 2018. Bộ Tài chính đánh giá tình hình nợ công đã được quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn, các mức dư nợ đều thấp hơn quy định trong kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.

 Cụ thể, tỷ lệ nợ công Việt Nam đã giảm xuống dưới 60% GDP, ở mức 58,4% GDP và cũng là mức thấp nhất 3 năm qua. Theo tính toán, với quy mô kinh tế năm 2018 khoảng 5,5 triệu tỷ đồng, nợ công ở ngưỡng 3,2 triệu tỷ đồng thì bình quân mỗi người dân Việt Nam gánh hơn 32 triệu đồng nợ công, tính tới hết năm 2018.

 Báo cáo thêm với các vị đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết tốc độ tăng nợ công số tuyệt đối đang giảm đi đáng kể vì Chính phủ siết chặt bảo lãnh vay nợ. Cả năm 2018, Chính phủ chỉ bảo lãnh duy nhất cho một dự án nhiệt điện, còn năm 2019 này không bảo lãnh cho bất kỳ một dự án nào.

 Trước đây, trong cơ cấu nợ công, nợ nước ngoài chiếm 60% còn nợ trong nước là 40% thì nay ngược lại, nợ trong nước chiếm tới 60%, nợ nước ngoài chỉ chiếm 40%, góp phần đỡ sức ép về chênh lệnh tỷ giá. Bình quân thời gian trả nợ nước ngoài là 7 năm và lãi suất thấp, so với những năm trước chỉ 2, 3 năm và chịu lãi suất cao. Trong năm 2018, các khoản nợ nước ngoài còn có thời gian trả nợ lên tới 15 năm.

 Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho biết: “Nợ công giảm nhưng ta không huy động thêm vì phải dành chi phí trả nợ. Năm 2015 chi phí trả nợ cả gốc, lãi là 27,6% thu ngân sách, tới năm 2018, tỷ lệ này được kéo giảm còn 18,3%, dưới mức an toàn rồi nhưng áp lực vẫn lớn”.

 Ngoài ra, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương không thể vượt quá khung khổ đầu tư công 2 triệu tỷ đồng của giai đoạn 2016-2020, thậm chí còn chưa dùng hết khung này. Có một số địa phương muốn vay ODA nhưng Chính phủ xét thấy vay trong nước tốt hơn nên đã chuyển hướng vay trong nước.

 “Do vậy, dư địa về nợ công để phục vụ cho các công trình đầu tư lớn của quốc gia chúng ta có thể để cho khóa sau sử dụng. Nhưng tôi cho rằng tỷ lệ nợ công 58,4% hiện nay vẫn còn cao chứ không thấp đâu”, Phó Thủ tướng nói.

  Tại Tổ đại biểu Quốc hội của đoàn Ninh Bình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng chưa thể nói nợ công đã thực sự an toàn, bền vững khi chúng ta mới bố trí trả được lãi, chưa trả được gốc. Đặc biệt là khi đầu vào là tiền vay đã quản lý chặt chẽ, song đầu ra là các dự án đầu tư, xây dựng từ ngân sách, trái phiếu, ODA có thực sự hiệu quả chưa thì vẫn là điều còn “băn khoăn”.

 Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho rằng cần xem xét lại một số chính sách vay khi chúng ta vay ưu đãi nước ngoài có lãi suất 2 – 3%/năm. Song nếu tính cả trượt giá ngoại tệ thì mức lãi suất thực có thể lên đến 6 – 7%, cao hơn cả vay trong nước, chưa kể còn nhiều yếu tố phụ thuộc khi vay nước ngoài. Do đó, cần xử lý hợp lý để có cơ cấu nợ công hiệu quả. (Báo Chính Phủ Điện Tử 22/5, Thành Chung)Về đầu trang

Quản lý vốn đầu tư và chống chuyển giá với các doanh nghiệp FDI

Sáng 22/5, Quốc hội thảo luận tại tổ để đánh giá, bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2018, tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2019 và quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2017.

 Toàn diện, đầy đủ, đây là ý kiến của đa số các đại biểu khi nhận định về báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Năm ngoái, GDP đạt 7.08%, cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây, là dấu hiệu đáng phấn khởi. Tuy nhiên, các đại biểu cũng nhận định, sự tăng trưởng này chủ yếu vẫn dựa trên vốn, tài nguyên và lao động, chưa có nhiều đóng góp của khoa học công nghệ. Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam dù tăng 2 bậc so với năm 2016 nhưng chúng ta vẫn đứng top cuối so với các nước lân cận. Cơ cấu chi ngân sách thể hiện sự mất cân đối lớn, khi chi thường xuyên chiếm tỷ trọng tới 83%, chi trả nợ 12%, còn chi đầu tư phát triển ở mức dưới 5%.

 Quản lý vốn đầu tư và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI cũng là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra. Khi các doanh nghiệp này vốn đăng ký luôn tăng hàng năm, nhưng vốn giải ngân thấp, chỉ khoảng hơn 50%. Đi cùng với đó là không ít doanh nghiệp có tình trạng chuyển giá, né thuế.

 Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước quý I năm nay tuy thấp hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn cao hơn quý I của nhiều năm gần đây. Dự kiến, 5 tháng đầu năm sẽ đạt khoảng 43% dự toán. (Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 12h10 ngày 22/5)Về đầu trang

Phó thủ tướng: "Chẳng Chính phủ nào dự báo được hoa sữa nở tháng 5"

Sáng 22/5, thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế, xã hội, nhiều vị đại biểu Quốc hội đã lên tiếng về báo cáo điều hành giá điện được Chính phủ gửi đến Quốc hội trước đó. Một số ý kiến cho rằng lý giải về thời điểm tăng giá tại báo cáo chưa thực sự thuyết phục.

 "20/3 đâu phải mùa hè? Trước 20/3 còn chưa đến rét nàng Bân. Còn có bài thơ "Tháng 3 đột ngột mưa rào/Để cho em trộm bước vào đời anh", chưa có năm nào thời tiết lại trái như năm nay",  Phó thủ tướng nói.

 Lý giải tiếp theo từ Phó thủ tướng là tháng 3, theo quy luật, CPI tăng cao vào tháng 2 là tháng tết, thì tháng 3 giảm rất mạnh. Tháng 3 tăng giá điện rồi mà CPI vẫn âm. Như vậy đỡ được chuyện lạm phát kỳ vọng do tác động tâm lý. Cho nên, Chính phủ chọn tăng vào tháng 3.

 Mặt khác, Phó thủ tướng cũng trình bày, Chính phủ không dự báo được việc tháng 4 nắng như đổ lửa. Trước đây, đến các bãi biển tháng 4 nhiều nơi còn rét chưa tắm được. Nhưng năm nay, trước 30/4 khoảng 10  ngày còn nắng như đổ lửa, nhưng đầu tháng 5 thì lại như mùa đông.

 Năm nay hoa sữa lại nở vào tháng 5. Cái này dự báo không được. Chẳng có Chính phủ nào dự báo được hoa sữa sẽ nở vào tháng 5. Cái này phải thông cảm cho Chính phủ", Phó thủ tướng phát biểu.

 Nói thêm về lợi nhuận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Huệ cho biết Chính phủ chỉ cho phép tập đoàn này có mức lợi nhuận là 3% thôi.

 "Tổng khoản chi phí đầu vào tăng thêm là 20.000 ngàn tỷ, tính toán ra thì giá thành tăng lên khoảng 8,36%. Thường trực Chính phủ đã họp đi họp lại nhiều lần. Tuy tăng giá dưới 10% là quyền của Bộ Công Thương, nhưng xét thấy Luật Điện lực cũng nói, Luật Giá nói là ảnh hưởng kinh tế vĩ mô thì Thủ tướng quyết, nên Chính phủ đã họp đi họp lại với các tập đoàn, tổng công ty và đã lựa chọn tăng 8,36% thay cho 9,26% như đề nghị của các bộ", Phó thủ tướng thông tin thêm.

 Cũng liên quan đến giá điện, ở tổ thảo luận khác, đại biểu Mai Sĩ Diến (Thanh Hóa) đề nghị Quốc hội giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề việc đầu tư, quản lý, xây dựng định mức giá bán và điều chỉnh giá bán, có nghị quyết giao Chính phủ điều hành giá điện để đảm bảo tính công khai, minh bạch, vì ảnh hưởng phát triển kinh tế, liên quan đến đời sống người dân.

 Cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn của ngành Công Thương trong báo cáo rất đầy đủ, báo cáo cũng khẳng định việc điều hành giá điện theo quy định của pháp luật, đảm bảo chỉ đạo sát sao của Thủ tướng. Tôi đồng tình với quan điểm này. Nhưng điều hành để dư luận bức xúc trong cử tri và nhân dân thì cần xem xét lại, ông Diến nói.

 Một số vị đại biểu khác cũng cho rằng việc xây dựng bảng giá điện hiện có 6 bậc chưa phù hợp, vì người nghèo, người sử dụng ít thì Đảng, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ tiền điện. Nhưng quan điểm của ngành điện trong sử dụng giá bậc 3, 4, 5 để điều tiết, hỗ trợ cho bậc 1, 2, tức là ngành điện đã thò túi của người này để bỏ vào túi người kia, mà không được người bị lấy cắp trong túi đồng tình.

 Những người sử dụng điện bậc 3, 4, 5 là bị "lấy cắp", họ không đồng tình nhưng ngành điện điều hành theo cách này, là bất hợp lý. Thực tiễn này gây bức xúc cho người dân, cử tri, đại biểu Diến bình luận. (Vneconomy.vn 22/5, Hà Vũ)Về đầu trang

ĐBQH tranh luận về việc cho phép phạm nhân lao động ngoài trại giam

Chiều 22/5, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Quy định cho phép trại giam phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để tổ chức cho phạm nhân lao động và có thể tổ chức khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam nhận được nhiều ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội.

 Ủng hộ quy định như dự thảo, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp phân tích, việc tổ chức lao động không chỉ cải tạo mà còn rất cần thiết cho mục tiêu phạm nhân tái hoà nhập cộng đồng sau này. Bởi người đi tù nhiều năm, khi mãn hạn tù ra xã hội khó tìm việc, mặc cảm, tự ti và nguy cơ tái phạm cao.

 Thời gian qua phương án tổ chức cho phạm nhân lao động đã được đặt ra nhưng mới chỉ thực hiện được ở một số trại bởi trong 54 trại trên cả nước có tới 34 trại đóng ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, chi phí sản xuất rất cao cao nên doanh nghiệp không đầu tư.

 “Thực tế việc lao động ở nhiều trại chỉ dừng ở việc trồng rau, chăn nuôi tự cấp, tự túc vì không có nhiều việc để làm” – bà Thuỷ nói.

 Cũng theo nữ đại biểu, thời gian qua Bộ Công an thí điểm tổ chức lao động ngoài trại và các điểm lao động đều thiết kế theo mẫu của trại, có tường rào, cách biệt khu dân cư. Kết quả thí điểm giúp đa dạng hoá ngành nghề, việc làm, học nghề, chuyển nghề. Theo Bộ Công an, trong gần 7.000 phạm nhân lao động ngoài trại chỉ có 1 phạm nhân bỏ trốn.

 Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ cũng nhấn mạnh, bản chất và mục tiêu tổ chức cho lao động ngoài trại không phải vì kinh tế. Bởi càng có nhiều cơ hội lao động thì cơ hội cải tạo hoàn lương, giúp phạm nhân trở thành người có ích càng lớn. Và thực tế các nước tiên tiến cũng quy định cho phép phạm nhân lao động ngoài trại giam.

 Tranh luận với một số đại biểu bày tỏ băn khoăn, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng - An ninh nói rằng Hiến pháp đã có sự thay đổi chính sách về quyền con người, quyền công dân nên chính sách hình sự, thi hành án hình sự cũng có sự thay đổi, biểu hiện rõ nhất là tha tù trước thời hạn có điều kiện.

 Ủng hộ quy định tổ chức lao động ngoài trại giam, ông Nguyễn Thanh Hồng nhấn mạnh lao động là quyền của phạm nhân và chính việc phạm nhân đồng ý hay không chính là thực hiện quyền đó.

 Theo vị đại biểu này, thực tế một số trại tổ chức lao động bên ngoài bờ rào trại hay có trại sở hữu hàng trăm ha cao su thì phải đưa phạm nhân ra sản xuất. “Nghiên cứu báo cáo của Bộ Công an, của Chính phủ, của VKSND tối cao thì thấy rằng không có vấn đề gì lớn, nên giao Chính phủ quy định chi tiết là hợp lý” – ông Hồng nêu ý kiến.

 Cũng tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu bày tỏ chưa đồng tình với quy định như dự thảo. Đại biểu Nguyễn Mai Bộ - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng – An ninh đặt vấn đề về tính pháp lý, rằng các quy định này có vượt quá phạm vi của Bộ Luật Hình sự hay không.

 “Bộ luật Hình sự quy định buộc phạm nhân phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Doanh nghiệp không phải là cơ sở giam giữ nên thiết kế lao động ngoài trại là vượt quá quy định của Bộ luật Hình sự. Quy định ở đây là cơ chế thi hành những quy định của Bộ luật Hình sự nên cần thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật” – ông Nguyễn Mai Bộ nói.

 Tranh luận với ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ và Nguyễn Thanh Hồng, đại biểu Nguyễn Bá Sơn – Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách thành phố Đà Nẵng cũng nhấn mạnh nguyên tắc khi xây dựng pháp luật là phải căn cứ vào luật cao hơn.

 “Tôi không nói phản đối đưa vào trong luật nội dung này nhưng vấn đề phải giải quyết hàng loạt vấn đề mang tính pháp lý” – ông Sơn đặt vấn đề và dẫn chứng nhiều quy định trong Bộ Luật Hình sự như quy định buộc phạm nhân chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ thì thi hành án phải đạt được mục tiêu này.

 “Dự thảo trao cho trại quyền đưa phạm nhân ra khỏi cơ sở giam giữ thì căn cứ vào đâu? Báo cáo của Bộ Công an là doanh nghiệp tổ chức nơi lao động theo mẫu thiết kế của trại giam, có đầy đủ công trình đảm bảo yêu cầu an ninh thì tôi băn khoăn thiết kế này là cái gì, là trại giam hay công trường xí nghiệp? Giải quyết quyết mối quan hệ giữa người lao động với chủ lao động như thế nào? Chúng ta không thể thông qua thiết chế mà chưa có quy định” – vị đại biểu đoàn Đà Nẵng nêu quan điểm. (VOV.vn 22/5, Ngọc Thành)Về đầu trang

Bí thư Hà Giang: "Tôi thì dư luận phán xét xong rồi"

Sáng 22/5, bên lề phiên thảo luận tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh nhận được câu hỏi từ báo chí, liên quan đến vụ gian lận điểm thi 2018 tại Hà Giang.

 Ông Triệu Tài Vinh cho biết, vụ việc đang được xử lý. "Tôi vừa gọi điện về, nói phải khẩn trương kiểm điểm đi".

 Tuy nhiên vấn đề mà công luận và nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm là, vụ việc đã xảy ra gần một năm, cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc từ lâu, nhưng đến bây giờ vẫn chưa có kết quả?

 Ông Vinh đáp: "cái gì cũng có quy trình của nó. Khởi tố vụ án liên quan đến con người thế nào, trách nhiệm ra sao? Vụ việc đang trong quá trình xử lý".

 Bí thư Hà Giang cũng nói thêm rằng, có thể một tháng nữa sẽ có kết quả. "Thậm chí tôi còn muốn làm nhanh hơn anh", ông Triệu Tài Vinh khẳng định với người nêu câu hỏi.

 Liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu địa phương trong vụ việc này, ông Triệu Tài Vinh trả lời "tôi biết anh quan tâm tới gì. Tôi còn nóng hơn anh. Vấn đề là xử lý những người có tên liên quan, ví dụ như cá nhân tôi đúng không? Tôi thì dư luận phán xét xong rồi".

 Dù xảy ra từ 2018 nhưng gian lận thi cử và xử lý hệ luỵ của nó vẫn khiến nhiều vị đại biểu quan tâm, lo lắng trong phiên thảo luận tổ.

 Đại biểu Chu Lê Chinh (Lai Châu) băn khoăn, dù các cơ quan đã rất tích cực nhưng quá lâu vẫn chưa nắm được những điểm "đầu mút" trong vụ việc để xử lý trách nhiệm cá nhân cụ thể. "Sao gần cả năm rồi các cơ quan vẫn loay hoay? Vậy nên người dân băn khoăn không biết vụ này mối quan hệ ở đâu mà "to" vậy, khi nhiều vụ phạm pháp lớn hơn, phức tạp hơn nhiều vẫn phanh phui ra được". (Vneconomy.vn 22/5, Mỹ An)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2019/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Theo đó, tăng thêm 7,19% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2019 đối với 8 nhóm đối tượng, áp dụng từ ngày 1/7/2019.

  8 nhóm đối tượng được điều chỉnh gồm:

 1- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

 2- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định số 9/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.

 3- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000, Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

 4- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

 5- Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

 6- Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

 7- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ. 

8- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng. (Báo Chính Phủ Điện Tử 22/5, Minh Hiển)Về đầu trang

Phạt nặng vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2019/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

 Nghị định quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo; phạt tiền.

 Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng; tịch thu tang vật vi phạm hành chính như Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả; thẻ hướng dẫn viên du lịch giả; biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch giả.

 Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt trên còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau: 1- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính; 2- Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch; 3- Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; 4- Buộc nộp đủ số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp theo quy định.

 Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

 Nghị định này quy định mức phạt tiền cụ thể đối với mỗi hành vi vi phạm. Cụ thể, Nghị định quy định nếu tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ; phân biệt đối xử với khách du lịch; không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch; phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng biện pháp bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch. (Báo Chính Phủ Điện Tử 22/5, Phương Nhi)Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Việt Nam là 1 trong 4 thị trường đầu tư tư nhân sôi động nhất Đông Nam Á

Đây là thông tin được Công ty Kiểm toán Grant Thornton Việt Nam đưa ra trong báo cáo về Triển vọng đầu tư tư nhân 2019.

 Theo báo cáo này, việc FED tăng lãi suất và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trong năm 2018 đã làm dịch chuyển một nguồn vốn lớn khỏi các thị trường mới nổi tại châu Á. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam cũng được đẩy mạnh trong năm 2018, trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn và sôi động bậc nhất Đông Nam Á chỉ sau Singapore.

 Nhận định về triển vọng năm 2019, Grant Thornton Việt Nam cho rằng, kinh tế tư nhân được dự báo sẽ trở thành 1 trong 4 trụ cột thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là khối các công ty khởi nghiệp. (VTV.vn 22/5)Về đầu trang

Doanh nghiệp kêu cứu trước ma trận thủ tục hành chính

Bất chấp những nỗ lực cải cách mạnh mẽ của Chính phủ, thủ tục hành chính tại cấp cơ sở vẫn phức tạp, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai và cấp phép xây dựng, khiến doanh nghiệp chết mòn.

Đây là lời kêu cứu của Công ty TNHH Sơn Trường, một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất của Hải Phòng, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và bê tông đúc sẵn.

 Tại bức tâm thư gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng văn bản gửi tới Văn phòng Chính phủ, doanh nhân Tạ Quyết Thắng, người sáng lập và đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Sơn Trường cho biết, dù nỗ lực mở rộng hoạt động đầu tư sản xuất - kinh doanh, nhưng cơ hội với doanh nghiệp dường như ngày càng khép lại do những đoạn trường trong thực hiện thủ tục hành chính.

 Tại cuộc làm việc với báo chí mới đây, ông Thắng chia sẻ cụ thể về câu chuyện này. Cụ thể, điểm nghẽn mấu chốt hiện nay là thủ tục giao dịch tài sản đảm bảo yêu cầu doanh nghiệp phải có đăng ký tài sản trên đất, tức là có sổ hồng thế chấp ngân hàng mới được vay vốn.

 “Trước đây, chỉ cần có sổ đỏ là chúng tôi có thể thế chấp vay vốn ngân hàng, song từ khi quy định phải có sổ hồng khiến doanh nghiệp hết sức khó khăn. Cấp sổ hồng là khâu đang rất vướng hiện nay. Giấy phép xây dựng là thủ tục bắt buộc phải có để được cấp sổ hồng, song khâu xin cấp phép xây dựng hầu như đang bế tắc vì sự bất cập, mâu thuẫn chính trong các quy định thủ tục”, ông Thắng nói.

 Theo phản ánh của ông Thắng, Nhà máy Bê tông Gia Minh của Công ty Sơn Trường tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng có tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng đã được đưa vào hoạt động vận hành từ tháng 11/2016, doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng tiền thuê đất 1 lần cho 50 năm, nhưng đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ, sổ hồng. Vì vậy, doanh nghiệp không thể thế chấp để vay vốn ngân hàng.

 Dự án thứ hai là Xí nghiệp tư nhân Trung Hải còn bi đát hơn. Dự án này đang thi công xây dựng nhà máy thì bị dừng do chưa có giấy phép xây dựng.

 Ông Thắng cho biết, doanh nghiệp đã chạy đôn đáo gõ cửa các sở ban ngành địa phương, cũng như các bộ có liên quan, thậm chí đã có văn bản đề nghị UBND TP.Hải Phòng chỉ đạo giải quyết theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, song các cơ quan vẫn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến doanh nghiệp không biết bị tắc ở khâu nào, thủ tục bị vướng ở đâu. 

Ước tính mỗi năm, vì sự ngừng trệ này, doanh nghiệp thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng chi phí bảo trì nhà xưởng, thiết bị, đồng thời ảnh hưởng đến việc làm của hơn 300 lao động của Xí nghiệp.

 Ngoài hai dự án bị đình trệ này, tại đơn thư gửi tới lãnh đạo Đảng và Chính phủ vào cuối năm 2018, Công ty Sơn Trường còn nêu 10 vụ việc khó khăn bế tắc của doanh nghiệp khi đầu tư các dự án trị giá lên tới hàng trăm tỷ đồng tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Bình trong thời gian qua cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.

 Trong đó có những dự án 11 năm mới được cấp sổ đỏ nhưng không được sử dụng vì quy hoạch đã bị thay đổi, có dự án chuyển đổi quyền sử dụng đất từ tên cũ sang tên mới hơn 10 năm vẫn chưa xong, dự án 3 năm không xin được cấp phép xây dựng khai thác mỏ đá phải đóng cửa nhà máy… Thậm chí, dự án xây trường học tặng cho địa phương, nhưng có tới 23 thủ tục mới được đưa vào sử dụng. (Đầu Tư Chứng Khoán 22/5, Hiếu Minh)Về đầu trang

Đà Nẵng: Đừng để thủ tục hành chính làm nản lòng nhà đầu tư

Thủ tục về đất đai, xây dựng và cấp phép đầu tư vẫn là “nỗi ám ảnh” làm nản lòng nhiều nhà đầu tư hiện nay. Nếu cải thiện tốt ba lĩnh vực này, Đà Nẵng có cơ hội lớn níu chân những nhà đầu tư tiềm năng.

 Thống kê tại Đà Nẵng, tỷ lệ doanh nghiệp (DN) có mặt bằng kinh doanh và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 33,3%, thấp hơn 13% so với mặt bằng chung cả nước. DN nhỏ than trời vì thiếu mặt bằng kinh doanh tại các KCN, trong khi tình trạng đất ngoài KCN có diện tích từ 5ha trở lên với các nhà đầu tư cũng cực kỳ khó khăn. Tiếp cận đất đai đã khó, vậy nhưng những “hệ lụy” về đất đai mà Đà Nẵng đang phải giải quyết từ thời kỳ phát triển trước đây để lại cũng khá phức tạp.

 Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cho biết, hiện nay công tác quản lý đất đai đang phải vừa làm cái mới, vừa phải nghiên cứu xử lý những hệ lụy, tồn tại trong quá trình phát triển, đô thị hóa và những hạn chế về quản lý, sử dụng đất đai trong thu hút đầu tư để lại trong hơn 15 năm qua. Việc thực hiện Kết luận Thanh tra số 2852 của Thanh tra Chính phủ thời gian qua là hết sức khó khăn, làm ảnh hưởng môi trường kinh doanh của DN. Việc truy thu tiền do thất thu hoặc được giảm 5%, 10% tiền sử dụng đất mà nhà đầu tư sơ cấp đã chuyển quyền dự án cho nhà đầu tư thứ cấp cũng hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, việc xác định lại giá đất do chưa đúng tại thời điểm giao đất cũng rất phức tạp.

 Ngoài ra, Sở TN&MT cũng thừa nhận vẫn còn tồn tại tình trạng trễ hẹn hồ sơ giải quyết thủ tục lĩnh vực đất đai. Nguyên nhân do nhiều hồ sơ có tính lịch sử phức tạp, các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đồng bộ nên trong quá trình giải quyết hồ sơ phải lấy ý kiến của nhiều ngành, nhiều cấp. Trong thực tế, việc chấp hành chưa nghiêm quy định về tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ theo cơ chế một cửa; trách nhiệm phối hợp giải quyết giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan chưa tốt. Thậm chí đội ngũ công chức vẫn còn biểu hiện gây phiền hà, thiếu trách niệm trong giải quyết công việc cho người dân, DN.

 Để cải thiện tình trạng này, ông Hùng cho biết, trong thời gian tới Sở sẽ hoàn thành xây dựng Cổng thông tin đất đai thành phố để minh bạch thông tin đất đai đến tổ chức, DN; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công khai danh mục quỹ đất đấu giá hằng năm. Đặc biệt, Sở công khai thông tin về quỹ đất sạch, quỹ đất chưa sử dụng, đất chưa cho thuê tại các khu, cụm công nghiệp, các dự án được nhà nước giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho các DN nhất là DN vừa và nhỏ tiếp cận đất đai.

 Theo chỉ đạo của TP, từ nay tới tháng 7-2019, Sở sẽ chọn 500 lô đất và công khai về vị trí, diện tích, quy hoạch xây dựng, tầng cao... để đưa ra đấu giá, phục vụ nhà đầu tư. Ngoài ra, Sở sẽ thực hiện đổi mới hình thức công khai thủ tục hành chính, sơ đồ hóa quy trình các bước thực hiện để tổ chức, công dân dễ tiếp cận đối với các thủ tục về lĩnh vực đất đai, môi trường. (Công An Đà Nẵng Online 22/5)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Không thể “phóng tay”

Dư luận đang ồn ã về những đoàn đi nước ngoài của tỉnh này tỉnh kia. Hết chuyện cán bộ của Công ty Tân Thuận đi nước ngoài như đi chợ, ông Tổng giám đốc Tề Trí Dũng một năm công tác nước ngoài tới 106 ngày, lại nghe đến cả đoàn công tác của tỉnh Kiên Giang đi học kinh nghiệm làm xổ số mà thành phần đoàn có vị đi về là nghỉ hưu và có cả bác sĩ để chăm lo sức khỏe.

 Cả nước có hàng trăm, hàng nghìn đoàn cán bộ ra nước ngoài mỗi năm đi học kinh nghiệm, không biết ngành tài chính đã thống kê tổng hợp xem ngân sách phải bỏ ra bao nhiêu bạc tiền chưa? Đất nước mở cửa hội nhập, không thể không đi học cái tiên tiến, hiện đại của bạn bè. Không chỉ đoàn nọ đoàn kia đi học mươi ngày, nửa tháng, mà nhiều tỉnh thành còn không tiếc bạc tiền cho cán bộ đi học thạc sĩ, tiến sĩ. Nhưng trớ trêu có người học xong không về. Có người về lại không bố trí công tác để cho người học được cống hiến. Không ít người quay ra làm cho các doanh nghiệp tư nhân, đầu quân cho các doanh nghiệp nước ngoài.

 Mới thấy bạc tiền ngân sách chi cho nhiều việc có tên và cả không tên mà hiệu quả chẳng thấy đâu, hỏi sao người dân nghe không xót? Chỉ một việc cán bộ đi nước ngoài đã nổi lên bao chuyện không thể không suy nghĩ. Còn nhiều việc khác trong quản lý sử dụng vốn vay ODA, vốn đầu tư công cũng đang bộc lộ ra những lỗ hổng quá to. Không thể cứ đi vay vốn về mở dự án, nhưng giải ngân quá chậm vẫn phải trả lãi không nhỏ cho đối tác cho vay? Không thể cứ diễn tình trạng dự án nào cũng “đội vốn” vài ba lần mà thi công vẫn ì ạch đến khó tin.

  Tình trạng phê duyệt dự án, điều chỉnh mức đầu tư loạn xạ cần nhìn lại. Kỳ họp QH trước, có ĐBQH đã làm “nóng” nghị trường với “phi vụ” nạo vét sông Sào Khê, Ninh Bình đội vốn tới 36 lần, từ 72 tỷ đồng dự toán ban đầu vút lên thành 2.595 tỷ đồng ai cũng giật mình! Ai hay ngay Kỳ họp thứ Bảy này, Kiểm toán Nhà nước lại tiếp tục chỉ ra một dự án đội vốn “cực khủng” hơn thế, thậm chí có dự án đội vốn tới 39 lần so với dự toán ban đầu. Đó là dự án Trung tâm đào tạo cán bộ Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại Nha Trang từ 7 tỷ đội vốn lên tới 275 tỷ đồng? Phải chăng đó là một cách biến báo để cho dự án dễ được phê duyệt, sau đó tìm cách “đôn” cho to hơn để xài tiền ngân sách?

 Trong khi ngân sách quốc gia còn hạn hẹp, mà cứ phải “mở két” cho những dự án “nở ra” như bột nở thế này chịu sao cho đặng? Trong khi bao nhiêu công trình cần đầu tư, vốn cứ kêu khó thu xếp, nhưng lại chả thiếu những dự án tiền có sẵn mà lại khó giải ngân vì thủ tục này, quy định kia, ai tháo gỡ?

  Đất nước còn nhiều thách thức khó khăn phía trước. Nhìn từ cơ cấu nguồn thu tổng thể chưa ổn định, bội chi vẫn còn cao thì bài toán cân đối thu - chi đâu đã hết nóng. Đã đến lúc phải siết chặt lại kỷ cương tài chính ở các bộ ngành, các tỉnh thành trong mua sắm công. Một đồng chi không hiệu quả cũng không chi. Đó mới là cách thật sự nâng niu từng đồng tiền ngân sách. Còn cứ để diễn tình trạng, đáng chi một “phóng lên” chi thành hai, thành ba cho xứng với sự hoành tráng phô trương sao đất nước, người dân có thể chấp nhận?

 Dứt khoát chi tiêu bạc tiền phải đi vào kỷ luật, kỷ cương. Không thể để tình trạng đoàn nọ, ngành kia kéo nhau đi học tập nước ngoài nhưng thực chất là đi du lịch. Càng không thể cứ diễn mãi những dự án đội vốn quá khủng, rồi ngân sách è vai ra gánh, dứt khoát phải chặn lại những chi tiêu phóng tay, rồi quyết toán khoản nọ đập sang khoản kia mà Thanh tra, Kiểm toán đã chỉ ra? Ngay cả việc vay vốn nước ngoài cho các dự án lớn, trọng điểm quốc gia càng cần phải cân nhắc và tỉnh táo để không bị lụy trong “cái vai” của người đi vay! Càng không thể bị hớ, phải ôm “quả đắng, quả chát” khi bê về những thiết bị lạc hậu, lỗi thời! (Đại Biểu Nhân Dân 22/5, tr5, Hà Phương)Về đầu trang

Chậm vì thiếu vắng trách nhiệm

Chậm giải ngân vốn đầu tư công hẳn sẽ là một chủ đề được các đại biểu Quốc hội mổ xẻ trong phiên thảo luận tổ sáng nay về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, khi mà căn bệnh kinh niên này hầu như không thuyên giảm trong những năm qua.

 “Rất chậm”, đó là nhận xét của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2018. Tính đến hết 31.1.2019 mới chỉ giải ngân được 75,8%, trong đó, nguồn vốn trong nước đạt 79,8%, vốn trái phiếu Chính phủ đạt 48,1%, vốn ngoài nước đạt 53,6%. Tốc độ giải ngân như thế này thậm chí còn thấp hơn năm 2017. Và vì thế, số chuyển nguồn vốn đầu tư công cũng khá lớn. Chỉ tính riêng số vốn đầu tư trong kế hoạch năm 2018 chưa giải ngân đã là 93,6 nghìn tỷ đồng. Nếu tính cả số chi chuyển nguồn qua các năm chưa chi được và số tăng thu từ đất và xổ số kiến thiết phải chuyển nguồn thì con số này còn lớn hơn rất nhiều.

 Sang đến năm nay tình hình cũng không khả quan hơn. Theo số liệu của Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công qua hệ thống kho bạc từ tháng 1 tới hết tháng 4 chỉ đạt 16,45% so với kế hoạch Quốc hội giao. Có 39 bộ, ngành và địa phương có số giải ngân đạt dưới 10%, trong đó nơi gần như chưa giải ngân được kế hoạch vốn (tỷ lệ giải ngân chỉ trên dưới 1%).

 Giải ngân vốn đầu tư công chậm ngày nào là làm giảm hiệu quả các dự án đầu tư và gây lãng phí nguồn vốn bị ứ đọng ngày đó. Đã vậy, ngân sách nhà nước phải gánh chịu thêm một khoản lãi suất phát sinh, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Những thiệt hại của việc “có tiền mà không tiêu được” ai cũng thấy rõ, nhưng tình trạng này đã diễn ra khá nhiều năm, bất chấp Thủ tướng, Phó Thủ tướng thay nhau thúc giục và thậm chí tuyên bố sẽ kỷ luật lãnh đạo các địa phương và cơ quan liên đới nếu giải ngân đầu tư công chậm.

 Vậy thì có lẽ đã đến lúc tuyên bố của lãnh đạo Chính phủ cần được hiện thực hóa với những ví dụ rõ ràng để làm gương. Giải ngân đầu tư công chậm có nhiều nguyên nhân nhưng vướng mắc chủ yếu là về tổ chức thực hiện phân bổ, giao vốn chậm, giải phóng mặt bằng kéo dài, năng lực thi công của nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu...

 Phải làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong những khâu này với thái độ không cả nể, không dung thứ mới mong vốn đầu tư công giải ngân nhanh hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Bởi nếu nhìn sâu xa, nguyên nhân gốc rễ dẫn đến giải ngân đầu tư công chậm vẫn là sự thiếu vắng trách nhiệm và điều quan trọng là sự thiếu vắng trách nhiệm này rất ít khi bị xử lý.

 Bên cạnh đó, Chính phủ cần có cơ chế sử dụng hiệu quả số vốn nhàn rỗi tại Kho bạc Nhà nước. Bộ Tài chính phải phối hợp tốt với các bộ, ngành và địa phương có dự án đầu tư công để đánh giá tình hình triển khai và xác định được tiến độ phát hành cũng như số vốn trái phiếu cần thiết tương ứng, tránh tình trạng lượng trái phiếu phát hành thường xuyên lớn hơn tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công để rồi tiền thừa lại phải đem gửi ngân hàng.

 Quốc hội cũng không nên vì áp lực giải ngân mà “châm chước”, “nương tay” với những dự án lớn hay những đề xuất mà rất có thể đằng sau đó là lợi ích nhóm, gây bất lợi cho ngân sách và hiệu quả kinh tế - xã hội về sau. Ví dụ, dự án này dự án kia phải chỉ định thầu vì thời gian gấp rút, tính chất phức tạp của dự án, vì để cho dự án kịp thời và hiệu quả! Bộ, ngành nào giải ngân chậm thì các ĐBQH hãy nhớ kỹ để còn “dùng đến” khi bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ. (Đại Biểu Nhân Dân 22/5, tr1+2, Hà Lan)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Bộ máy bộ, ngành biến động thế nào khi rà soát, sắp xếp?

Báo cáo triển khai Nghị quyết số 113/2015/QH13 và Nghị quyết số 33/2016/QH14 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn phục vụ kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV của Bộ Nội vụ cho biết, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

 Số lượng vụ, cục, tổng cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ (không tính Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) đã có biến động. Theo đó, Vụ và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ là 248 tổ chức, giảm 12 tổ chức. Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ là 125 tổ chức, tăng 7 tổ chức.

 Với Tổng cục và tổ chức tương đương là 29 tổ chức, tăng 2 tổ chức, trong khi đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ là 102 đơn vị, giảm 8 đơn vị.

 Chính phủ cũng đã ban hành 8 Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ (trong đó chuyển Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về Ban Bí thư và thành lập mới Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp).

 Kết quả Ban (Vụ) thuộc cơ quan thuộc Chính phủ là 52 tổ chức, giảm 1 tổ chức. Đơn vị sự nghiệp thuộc các cơ quan thuộc Chính phủ là 154 tổ chức, giảm 37 tổ chức.

 Còn đối với các tổng cục và tổ chức tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, so với Chính phủ nhiệm kỳ Khóa XIII có tăng 2 tổng cục (không tính các tổng cục thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng).

 Vụ và tương đương thuộc tổng cục là 219, tăng 6 tổ chức. Cục thuộc tổng cục là 102, tăng 2 tổ chức. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục là 128 tổ chức, tăng 5 đơn vị.

 Về sắp xếp quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thì đã có 4 tỉnh thực hiện sắp xếp (Bạc Liêu, Bắc Ninh, Hà Giang, Lào Cai), giảm 5 cơ quan chuyên môn.

 Cùng với đó có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện sắp xếp cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và giảm 185 phòng chuyên môn. (VOV.vn 22/5, Ngọc Thành)Về đầu trang

Rà soát, sàng lọc đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng

Việc nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên; rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng được cho là việc làm hết sức quan trọng lúc này.

 Trong các năm từ 2011 đến năm 2017, toàn Đảng có gần 51.000 trường hợp bị đưa ra khỏi Đảng bằng hình thức khai trừ và xóa tên. Với gần 5 triệu đảng viên, đội ngũ của Đảng được cho là đông nhưng chất lượng chưa tương xứng.

 Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Phú Thọ đang quản lý hơn 4.000 đảng viên, trên tổng số 5.000 cán bộ công chức và người lao động. Năm nay, Đảng bộ này phấn đấu kết nạp 150 đảng viên, ít hơn năm 2018. Thế nhưng mục tiêu này khó có thể hoàn thành, nếu các điều kiện được siết chặt.

 Mỗi năm, tỉnh Phú Thọ kết nạp gần 3.000 đảng viên mới. Hầu hết các đảng viên này đã phát huy được vai trò. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận sai phạm, phai nhạt về lý tưởng và sa sút ý chí phấn đấu. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 52 đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ và 165 đảng viên bị xóa tên. Hiện địa phương này đang rà soát, lập danh sách những đảng viên bị kỷ luật, không sinh hoạt Đảng đúng quy định, thiếu gương mẫu để sàng lọc, kiên quyết đưa những người không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.

 Cả nước hiện có hơn 5 triệu đảng viên. Bình quân mỗi năm, hơn 200.000 đảng viên mới được kết nạp. Đông nhưng chất lượng chưa tương xứng, do đó, nâng cao chất lượng kết nạp đầu vào và sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng là nhiệm vụ quan trọng lúc này.

 Mời xem video chi tiết tại đường link dưới đây:

https://vtv.vn/trong-nuoc/ra-soat-sang-loc-dua-nhung-nguoi-khong-du-tu-cach-ra-khoi-dang-20190521180058071.htm 

(Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 19h ngày 21/5)Về đầu trang

Có thể giảm một nửa lượng xe công vào năm 2020

Sẽ giảm 30 - 50% số lượng ôtô công vào năm 2020 nếu thực hiện nghiêm quy định về khoán xe cho các Bộ, ngành. Đây là một thông tin đáng chú ý trong báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm và chống lãng phí của Chính phủ gửi Quốc hội.

 Năm 2018, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành và địa phương thực hiện dự toán chi ngân sách Nhà nước tiết kiệm triệt để. Hạn chế mua sắm ô tô công và trang thiết bị đắt tiền; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, công tác nước ngoài... Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước nhờ đó chuyển dịch tích cực theo hướng giảm chi thường xuyên còn dưới 62% và tăng chi đầu tư phát triển lên xấp xỉ 29%.

 Năm nay, Chính phủ đề ra 8 chỉ tiêu tiết kiệm trong các lĩnh vực. Trong đó, thực hiện nghiêm quy định về khoán xe công, tổ chức sắp xếp lại, xử lý xe, để đến năm sau, giảm từ 30 - 50% số lượng ô tô công, trang bị cho các bộ ngành và địa phương.

 Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ chỉ đạo thu hồi 100% nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích. Xác định cụ thể đối tượng và công năng tài sản để bố trí dùng chung, tránh lãng phí. (VTV.vn 22/5)Về đầu trang

Hà Nội thực hiện nghiêm việc ưu tiên dùng hàng Việt trong mua sắm công

Thông tin với báo chí chiều 21/5, ông Nguyễn Anh Tuấn- Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho biết, Hà Nội là một trong những địa phương tiên phong trong cả nước thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

 10 năm qua TP Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp để triển khai thực hiện Cuộc vận động đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Cuộc vận động đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và hành động của người tiêu dùng trong mua sắm và sử dụng hàng Việt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt phát triển, góp phần ổn định và phát triển kinh tế thành phố.

 Hà Nội đã triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, phát triển các sản phẩm hàng Việt có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đến năm 2018, 100% các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố có thủ tục hành chính giao dịch với tổ chức và công dân đã xây dựng và ban hành quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đơn giản hóa 61 thủ tục hành chính.

 Bên cạnh đó, Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình, giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Tổng số sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố được công nhận đến hết năm 2018 là 120 sản phẩm của 82 doanh nghiệp. Có 700 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trong đó có khoảng 550 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chế tạo, 128 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ dệt may, 3 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ da giày. Số lượng doanh nghiệp tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ đạt trên 60.000 tỷ đồng với tăng trưởng bình quân 8,5%.

 Đáng chú ý, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các cơ quan đơn vị khi sử dụng kinh phí để mua sắm tài sản, trang thiết bị, đầu tư xây dựng phải ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước.

 Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố thực hiện nghiêm túc việc ưu tiên dùng hàng Việt trong mua sắm công từ nguồn ngân sách Nhà nước. (Vietq.vn 22/5, Lê Kim Liên)Về đầu trang

Bưu điện Kiên Giang ưu tiên tuyển con, cháu Giám đốc vào làm việc

Ông Nguyễn Hoài Phong, Giám đốc Bưu điện Kiên Giang đã ký duyệt danh sách cho 5 người đi thi, trong đó có con gái ruột và 1 người cháu của ông Phong.

 Năm 2018, Bưu điện tỉnh Kiên Giang được Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam(TCTBĐVN) đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, nhân viên trong ngành không có thưởng cuối năm.  Nhân sự vượt nhiều so với định biên lao động của Tổng Công ty giao.

 Mặc dù có chỉ tiêu định biên lao động của TCTBĐVN nhưng Bưu điện tỉnh Kiên Giang vẫn tuyển dụng vượt quy định. Chưa tính cấp huyện, riêng 4 phòng chuyên môn cấp tỉnh đã vượt gần 20 người, dư 4 phó phòng so với định biên được giao, trong đó có những phó phòng mới được bổ nhiệm. Đặc biệt phòng kinh doanh vượt gần gấp đôi từ 13 người lên đến 22 người.

 Ông Nguyễn Hoài Phong, Giám đốc Bưu điện tỉnh Kiên Giang thừa nhận, có vượt  định biên lao động được giao nhưng chủ yếu là lao động khoán việc, còn lao động biên chế thì vẫn thiếu.

 “Chúng tôi vượt định biên lao động là do Bưu điện Việt Nam không cho tuyển mới biên chế mà lại khoán lao động ngắn hạn, lao động mùa vụ. Nhưng so với định biên biên chế chính thống thì còn thiếu nhiều. Biên chế lao động khoán một số chỗ do đặc thù công việc nên phải tuyển thêm cho đủ. Ví dụ Trung ương giao thu bảo hiểm xã hội tự nguyện. Lúc Trung ương giao định biên thì chưa có dịch vụ này. Nay có thì không có người làm” - ông Phong cho biết. 

Do Bưu điện tỉnh Kiên Giang không hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, nhân viên không có tiền thưởng cuối năm nên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã phải hỗ trợ cho quỹ tiền lương năm 2018 của đơn vị này 4,26 tỉ đồng. Tuy nhiên Quỹ tiền lương đã chi năm 2018 của đơn vị vẫn vượt quá quỹ tiền lương sau khi được Tổng công ty hỗ trợ.

 Tại  công văn số 1838/BĐVN-TCLĐ  ngày 7/5/2019, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam yêu cầu Bưu điện Kiên Giang phải có phương án xử lý phần tiền lương chi vượt này và báo cáo về Tổng công ty trước ngày 15/5/2019.

 Ngày 28/3/2019, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức kỳ thi tuyển lao động tại tỉnh Vĩnh Long. Ông Nguyễn Hoài Phong, Giám đốc Bưu điện Kiên Giang ký duyệt danh sách cho 5 người đi thi, vừa đủ với 5 chỉ tiêu được tuyển. Đặc biệt trong số 3 người ở phòng kinh doanh được đi thi có con gái ruột và 1 người cháu của ông Phong. Điều này khiến không ít người bức xúc vì cho rằng có nhiều người đủ điều kiện lại không được dự tuyển. 

Làm việc với phóng viên VOV, ông Nguyễn Hoài Phong cho biết: 5 người được thi là những người đủ điều kiện. “Con gái tôi đã làm hợp đồng chính thức ở cơ sở, tốt nghiệp thạc sỹ, được tuyển tạm. Kỳ thi này chỉ giải quyết cho những đối tượng tuyển tạm. Phòng Kinh doanh hiện nay đã biên chế hết rồi, chỉ còn một số người mới tuyển theo dạng hợp đồng khoán việc. Dạng này thì không đủ điều kiện để đi thi” - ông Phong trần tình.

 Theo giải thích của ông Phong, "tuyển tạm" tức là "trước đây đã làm việc ở bưu điện huyện, thành phố, sau đó được rút về tỉnh làm việc tạm thời. Sau khi thi đậu kỳ thi này mới được làm việc chính thức ở bưu điện tỉnh. Nếu thi không đạt thì đưa về làm việc lại ở cơ sở".

 Nhưng một cán bộ thuộc Ban Tổ chức-Lao động, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam lại cho rằng, giải thích như vậy là chưa chuẩn. “Căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng của mỗi đơn vị, Tổng công ty thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về số lượng, tiêu chí yêu cầu và thu nhận hồ sơ. Các ứng viên có thể nộp hồ sơ theo tiêu chuẩn và dự thi, không giới hạn về đối tượng".

 Vẫn theo vị cán bộ này, kỳ thi có 2 vòng gồm kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và phỏng vấn trực tiếp. Ai qua 2 vòng đó thì trúng tuyển. Nếu trúng tuyển thì sẽ thử việc 2 tháng, sau đó sẽ đánh giá kết quả của ứng viên vào công việc thực tế, nếu đáp ứng được thì sẽ chuyển sang ký hợp đồng có thể có thời hạn từ 1-3 năm hoặc có thể ký chính thức ngay.

 Được biết, Tổng Công ty bưu điện Việt Nam đã cử một đoàn công tác đến kiểm tra làm rõ việc quản lý tài chính kế toán, tổ chức, lao động  tiền lương và việc giao kế hoạch, dịch vụ tài chính bưu chính tại Bưu điện tỉnh Kiên Giang. (VOV.vn 22/5, Lam Hiếu)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Rút ngắn thời gian chờ cấp cứu tại bệnh viện

 Mô hình quản lý tinh gọn Lean đang được áp dụng tại một số bệnh viện đã đem lại nhiều tín hiệu tích cực. Mô hình đã rút ngắn rất nhiều thời gian từ khi bệnh nhân vào khoa cấp cứu đến lúc nhập viện và đi mổ.

 Tại Hội thảo khoa học quản lý chất lượng bệnh viện năm 2019 tổ chức ngày 22/5, các đại biểu đánh giá cao mô hình quản lý tinh gọn Lean được áp dụng tại bệnh viện Trung ương quân đội 108. Mô hình này đang được áp dụng tại một số ít bệnh viện luôn trong tình trạng tiếp nhận đông bệnh nhân mỗi ngày như bệnh viện Nhi đồng I TPHCM, bệnh viện Trung ương quân đội 108.

 Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, mô hình này rất phù hợp với điều kiện của các bệnh viện ở nước ta hiện nay. Mô hình tập trung cải tiến quy trình khám chữa bệnh thông qua giảm thời gian chờ đợi của người bệnh.

 Báo cáo về đánh giá kết quả bước đầu áp dụng mô hình quản lý tinh gọn Lean rút ngắn thời gian chờ tại khoa Cấp cứu tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 trong thời gian từ tháng 10/2018-4/2019 cho thấy, thời gian từ khi bệnh nhân vào khoa Cấp cứu đến lúc nhập viện khoa lâm sàng đã giảm từ 118,3 phút xuống còn 69,8 phút; thời gian bệnh nhân vào khoa Cấp cứu đến lúc đi mổ giảm từ 134,4 phút xuống còn 87,6 phút; thời gian bệnh nhân vào khoa Cấp cứu đến lúc đi can thiệp mạch não cấp cứu từ 55,2 phút xuống còn 49 phút.

 Như vậy, sau khi áp dụng mô hình quản lý tinh gọn Lean, thời gian chờ tại khoa Cấp cứu của bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã giảm 41%, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. (Báo Chính Phủ Điện Tử 22/5, Hiền Minh)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Bội chi và nợ công vẫn là gánh nặng của tài chính quốc gia

Phát biểu tại hội nghị toàn thể lần thứ 8 của Mạng lưới quản lý chi tiêu công tại châu Á (PEMNA) do Bộ Tài chính Việt Nam đăng cai tổ chức khai mạc sáng 22/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công để đảm bảo an toàn tài chính quốc gia góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững, bao trùm, không bỏ lại ai ở phía sau là chủ đề bao trùm, chiến lược hướng tới nền tảng quốc gia Việt Nam.

 Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008, đa số nền tài chính các quốc gia đều tăng bội chi, từ mức trung bình 2,2% lên 5,5%, tuy gần đây có giảm xuống 3,5% nhưng vẫn là mức cao. Để bù đắp bội chi và đề có nguồn lực giải quyết khủng hoảng, giải pháp là tăng vay nợ và vì thế nợ công toàn thế giới đã tăng. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này. Bội chi liên tục tăng, dẫn đến nợ công trong vòng 10 năm tăng từ 32% (2005) lên 63,8% (2015) GDP là thách thức rất lớn.

 Trước thách thức đó, mục tiêu quyết tâm và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Việt Nam là tái cơ cấu ngân sách và nợ công để đảm bảo nền ngân sách phục vụ sự phát triển nhanh và bền vững.

 Qua 3 năm thực hiện tái cơ cấu, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả như: phục hồi tỷ lệ động viên vào ngân sách, thay vì 21 - 22% GDP đã đạt mức bình quân gần 24% GDP. Cơ cấu thu chuyển dịch quan trọng, từ sản xuất, kinh doanh, thuế phí đã đạt 83% tổng thu ngân sách. Thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam không còn phụ thuộc vào hoạt động khai thác khoáng sản, tài nguyên (10 năm trước, số thu từ nguồn này chiếm 23% tổng thu; hiện chỉ còn dưới 3,5% tổng thu ngân sách).

 Tổng chi ngân sách đạt 28,9%. Trong đó, chi đầu tư phát triển chiếm 28%, chi thường xuyên đạt 62,5%. Bội chi ngân sách được kiểm soát, giảm so với dự toán, đạt 3,7% GDP. Tỷ lệ nợ công giảm từ 63,8% GDP năm 2015 xuống 58,4% GDP năm 2018. Cơ cấu vay trong nước – ngoài nước thay đổi. Trái phiếu Chính phủ đã kéo dài kỳ hạn và giảm về mức lãi suất.

 Tại hội nghị, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam là một điển hình về phục hồi sau khủng hoảng và tiến hành tái cơ cấu ngân sách và quản lý hiệu quả nợ công, đã sớm có kết quả nhất định.

 Ông Ousman Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định, Việt Nam là quốc gia chuyển mình với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đúng hướng. Trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 6,5%, tỷ lệ nghèo Việt Nam đã giảm từ 21% năm 2010 xuống còn 9,8% trong năm 2016.

 Bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam đã có năm rơi vào kinh tế suy giảm, vĩ mô bất ổn, lạm phát tăng cao lên mức hai con số, bội chi và nợ công tăng lên, cân đối ngân sách khó khăn. Nhưng đến nay, sau khi thực hiện các giải pháp để phục hồi kinh tế, ổn định vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngân sách và nợ công, thì lạm phát, bội chi và nợ công đã được kiềm chế ở mức thấp hơn mức Quốc hội Việt Nam cho phép, tăng trưởng đạt ở mức cao so với khu vực, kinh tế vĩ mô ổn định.

 “Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế bình quân 6,5%/năm, kinh tế vĩ mô ổn định, nợ công giảm, bội chi giảm… Tất cả những điều này đã phản ánh các cải thiện về mặt thể chế của Chính phủ cũng như những triển vọng về tăng trưởng kinh tế trong dài hạn”, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam nhấn mạnh.

 Tuy nhiên, ông Ousman Dione cũng chia sẻ, nghiên cứu mới đây của WB cho thấy huy động thu của các nước Đông Á đang thấp so với khu vực khác, nguồn thu dựa chủ yếu vào thuế gián thu như: thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt; trong khi đó, các loại thuế thực thu như thuế thu nhập cá nhân lại đang chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế. Do đó, đang có những thách thức mới trong huy động nguồn thu.

 “Hệ thống thuế cần phải thích ứng để giải quyết rủi ro mới nổi về chuyển giá và chuyển lợi nhuận giữa các nước cũng như là sự bùng nổ của dịch vụ số hóa xuyên biên giới thì mới duy trì được môi trường thuế hiệu quả thân thiện đối với tăng trưởng”, ông Ousman Dione khuyến nghị.

 Để cơ cấu lại ngân sách nhà nước đảm bảo nền tài chính an toàn, ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách, Bộ Tài chính cho rằng, yếu tố cần thiết là hoàn thiện chính sách thu minh bạch hiệu quả, mở rộng cơ sở thu, điều chỉnh ưu đãi. Cùng với đó, ngành tài chính cần nâng hiệu quả quản lý thu, hiện đại hóa cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ bội chi xuống mức bền vững theo thông lệ quốc tế, tăng cường quản lý nợ công theo nguyên tắc thị trường. (VOV.vn 22/5, Diệp Diệp)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Làm rõ thông tin “Công an cho xã hội đen đánh dân“ ở Cà Mau

Ngày 5/5, một trang facebook cá nhân có tên “Bố Bảo An” đã đăng tải clip kèm nội dung "Công an Cà Mau cho xã hội đen ra đánh người". Sau khi tiếp nhận thông tin, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo làm rõ vụ việc trên.

 Kết quả xác minh cho thấy, vào ngày 5/5, Tổ công tác Tuần tra Kiểm soát, Công an huyện Cái Nước kết hợp cùng Công an xã Thạnh Phú đang thực hiện nhiệm vụ thì phát hiện Nguyễn Văn Nam (SN 1993, ngụ xã Minh Lăng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) vi phạm. Cụ thể, trong khi điều khiển xe môtô BKS 18E1- 044.04, Nam đã sử dụng điện thoại và được xác định vi phạm lỗi trực tiếp: “Sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện giao thông”.

 Dù được lực lượng chức năng giải thích nhưng Nam không chấp hành đồng thời bỏ ra ngoài và có những lời lẽ thô tục. Tại chỗ đậu xe, Nam nói chuyện với 1 thanh niên thì bị người này xô ngã, rồi bỏ chạy về hướng TP. Cà Mau.

 Tổ công tác Tuần tra Kiểm soát của Công an huyện Cái Nước đã tiến hành truy tìm người thanh niên bỏ chạy đồng thời yêu cầu Công an xã Thạnh Phú lập biên bản về việc Nam bị xô ngã. Tuy nhiên, Nam không đồng ý với lý do không yêu cầu xử lý người đã xô ngã mình. Đồng thời, Nam dùng điện thoại quay clip trực tiếp vu khống tổ công tác cho xã hội đen đánh mình và bỏ đi.

 Hiện Công an huyện Cái Nước đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Văn Nam về lỗi “Sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện giao thông” và mời Nguyễn Văn Nam đến làm việc. Đến nay Nam vẫn chưa đến Công an huyện Cái Nước làm việc. (VOV.vn 22/5, Trần Hiếu)Về đầu trang

THẾ GIỚI

New York, Mỹ đề xuất cấm hành vi vừa đi bộ vừa nhắn tin

Một số thành phố tại Mỹ, trong đó có New York, đang cân nhắc thông qua dự luật cấm hành vi nhắn tin khi đi bộ.

 Nhắn tin trong lúc lái xe là hành vi vi phạm luật giao thông và đã bị cấm tại hầu hết quốc gia. Trong khi đó, nhắn tin khi đi bộ thường được xem là an toàn hơn nhưng thực tế cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Việc đi bộ sang đường có thể là một thách thức tại một thành phố có mật độ giao thông cao như New York. Nguy cơ va chạm giao thông luôn thường trực nếu người đi đường mất tập trung, vừa đi bộ vừa dán mắt vào điện thoại.

 Bà Kit Bruce, người dân New York, nói: "Việc làm đó có thể gây tắc nghẽn giao thông. Khi vừa đi vừa nhắn tin, người ta có thể dừng lại đột ngột và không để ý tới những người tham gia giao thông khác".

 Ông Tom Mccrum, người dân New York, chia sẻ: "Hành vi này rất nguy hiểm bởi với tư cách là một người lái xe, đồng thời cũng là một người đi bộ, tôi biết rõ là nếu vừa đi vừa nhắn tin, người đi đường sẽ không bao giờ tập trung hoàn toàn được".

 Trong thời gian tới, hành vi vừa sang đường vừa nhắn tin có thể bị xem là vi phạm pháp luật. New York đang đề xuất dự luật cấm người đi bộ sử dụng các thiết bị di động khi sang đường. Các hành vi bị cấm bao gồm: nhắn tin, kiểm tra email và lướt mạng Internet. Người vi phạm có thể bị phạt từ 25 - 250 USD.

 Hiện nay, Honolulu là thành phố đầu tiên của Mỹ cấm hành vi vừa đi đường vừa nhắn tin. Sắp tới, New York, Stamford và New Jersey có thể là những thành phố tiếp theo thông qua luật cấm hành vi này. (VTV.vn 22/5)Về đầu trang

Trung Quốc: Giải quyết thủ tục hành chính qua mạng 24/24h

Ngay cả nửa đêm, người dân Trung Quốc cũng có thể đến đây để làm các thủ tục giấy tờ trên các máy một cách nhanh chóng, dễ dàng.

 Thành phố Thượng Hải đang đi đầu Trung Quốc trong cải cách thủ tục hành chính nhằm mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Mô hình giải quyết các loại thủ tục hành chính công trên mạng tại quận Từ Hối là một kinh nghiệm tốt để các địa phương ở Trung Quốc nhân rộng.

 Nền tảng dịch vụ quản lý online một cửa tại quận Từ Hối được đưa vào hoạt động 1 năm nay. Người dân và doanh nghiệp ngày càng thích thú với mô hình này. Trung tâm dịch vụ hành chính công quận Từ Hối mở cửa 24/24h để cung cấp các loại dịch vụ cho người dân.

 Điều này có nghĩa người dân tự sắp xếp thời gian của mình và có thể đến bất cứ lúc nào để tự làm các loại thủ tục.

 Lúc đầu, những trung tâm dịch vụ công trên mạng này có cán bộ hướng dẫn các thao tác trên máy nhưng dần dần, người dân quen với việc tự làm. Nền tảng trực tuyến này giúp đơn giản hóa và giải quyết nhanh chóng mọi thủ tục.

 Thực tế cho thấy nền tảng trực tuyến chỉ hoạt động hiệu quả khi không thể tách rời hệ thống dữ liệu trung tâm lớn (Big data).

 Năm 2019, Trung Quốc đầu tư mạnh kinh phí cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh để tạo môi trường tốt hơn cho các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Trong đó, nổi bật nhất là các cơ quan công quyền đang hướng đến giải quyết rất nhiều loại thủ tục hành chính qua mạng.

 Gần đây, nhờ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và đi sâu cải cách thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh ở Trung Quốc đã được cải thiện rõ rệt. Theo xếp hạng mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc nhảy hàng chục bậc lên vị trí 46 trong 190 nền kinh tế toàn cầu. (Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 22h13 ngày 21/5)Về đầu trang./. 

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More