Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 30-3-2021

Post date: 30/03/2021

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

TIN QUỐC HỘI 1

1.                Quốc hội thảo luận báo cáo nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và Chính phủ. 1

2.                Đại biểu Quốc hội kiến nghị sớm có vaccine chất lượng tốt cho người dân. 2

3.                Quan chức biến chất, tham nhũng làm xói mòn niềm tin của nhân dân. 3

4.                Khiếu kiện về đất đai còn nhiều, khi nào khắc phục?. 4

5.                Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai: Hơn 1,05 triệu tỉ đầu tư lấy từ đâu?. 5

6.                “Chúng ta đã 4 lần lỡ hẹn cải cách tiền lương với người lao động”. 6

7.                “Thành công của Chính phủ tạo nên sắc hồng của đất nước”. 8

8.                Đại biểu Quốc hội kêu gọi đầu tư hạ tầng cho miền Nam.. 9

CHÍNH SÁCH MỚI 10

9.                Một số chính sách quan trọng sẽ có hiệu lực từ tháng 4 năm 2021. 10

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 11

10.            WB: Việt Nam thuộc nhóm đứng đầu châu Á về hồi phục kinh tế. 11

11.            Số doanh nghiệp có vốn đăng ký quy mô trên 100 tỉ đồng tăng 36,8%.. 12

12.            FDI vào Việt Nam tăng mạnh. 12

13.            TPHCM tìm cách thuê tổng giám đốc cho doanh nghiệp nhà nước. 13

QUẢN LÝ.. 14

14.            Đắk Lắk: Nhiều cán bộ, công chức Văn phòng UBND tỉnh, Kiểm toán Nhà nước phải mua nhà ở xã hội 14

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 15

15.            Điểm tựa cho lòng tin. 15

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 16

16.            Phải cải tiến ngay từ khâu thủ tục. 16

17.            Quảng Bình: Cung cấp dịch vụ công theo tiêu chuẩn ISO 9001. 17

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 17

18.            Dân xin ra khỏi hộ nghèo, địa phương vẫn phải “dựa hơi” ngân sách. 17

19.            Hà Tĩnh: Huyện ủy nói gì sau lùm xùm đề xuất xây nhà vệ sinh 1 tỷ đồng?. 18

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 19

20.            Công an nói gì về vụ CSGT tát, đá hai thanh niên ở TPHCM?. 19

21.            Thừa Thiên - Huế: Cách chức 2 cán bộ xã dùng bằng giả. 20

THẾ GIỚI 20

22.            Vì sao báo cáo điều tra Covid-19 liên tục bị hoãn công bố?. 20

23.            Hai bộ trưởng Úc bị giáng chức sau hai vụ bê bối hiếp dâm chấn động. 21

 TIN QUỐC HỘI

Quốc hội thảo luận báo cáo nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và Chính phủ

Sáng 29/3, Quốc hội đã thảo luận phiên toàn thể về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ.

 Các đại biểu đã có sự thống nhất cao trong nhận định khi cho rằng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ đã có sự đồng lòng quyết tâm, kiến tạo hành động biến những điều không thể thành có thể, đồng thời kiến nghị nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết nhằm đưa đất nước ngày càng phát triển.

 Tại phiên khai mạc kỳ họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước.

 Báo cáo nêu rõ kết quả công tác nhiệm kỳ qua của Chủ tịch nước đã góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống yêu nước, ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới.

 Kết quả công tác nhiệm kỳ qua của Chủ tịch nước đã quan tâm giải quyết có hiệu quả những vấn đề quốc kế dân sinh và những vấn đề bức xúc trong xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng-an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; thúc đẩy quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

 Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ nêu rõ bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và tình hình thực tiễn, với phương châm "Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân," Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp.

 Chính phủ chú trọng xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo đột phá phát triển, huy động, giải phóng mọi nguồn lực, nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong ngắn hạn và trung hạn, vừa tạo nền tảng cho phát triển nhanh, bền vững trong dài hạn.

 Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, với tinh thần "chống dịch như chống giặc," toàn Đảng, toàn quân và dân đã đồng lòng nhất trí, quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép" là vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. (VTV.vn 29/3)Về đầu trang

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sớm có vaccine chất lượng tốt cho người dân

Tại phiên thảo luận của Quốc hội về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch Nước, Chính phủ, sáng 29.3, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP. Hà Nội) đặc biệt quan tâm đến vấn đề chống dịch COVID-19.

 Theo ông Trí, công thức 5K ("Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế"") mà chúng ta đã và đang áp dụng trong cuộc chiến chống COVID-19 là rất đúng, là một sáng tạo chống dịch của Việt Nam. Tuy nhiên, ông Trí đề nghị cần đẩy mạnh việc nghiên cứu và sử dụng vaccine để tạo miễn dịch cộng đồng, nhanh chóng ngăn chặn dịch bệnh.

 Theo đó, cần triển khai nhanh, mạnh hơn nữa việc tiêm vaccine dù vẫn cần thận trọng bởi chúng ta chưa biết hết những tác dụng phụ. Cần động viên cả xã hội, từ các bệnh viên công, bệnh viện tư, thậm chí các tập đoàn tư nhân trong công cuộc nghiên cứu và tiếp cận vaccine tốt nhất, an toàn nhất để đưa vào sử dụng.

 Tham gia thảo luận tại hội trường, đại biểu Ngô Trung Thành (Đoàn Đắk Lắk) đánh giá rất cao sự thành công trong nhiệm kỳ này của Chính phủ.

 Ông Thành cho rằng, thành công của Chính phủ rất nhiều, nhưng một thành công mang tính kỳ tích, kết tinh của một Chính phủ năng động, sáng tạo, quyết liệt, đó là kỳ tích chống dịch COVID-19. Khi dịch mới bắt đầu bùng phát trên thế giới, thế giới còn loay hoay thì Chính phủ đã nhận diện tình hình, đề ra các giải pháp hết sức kiên quyết với tinh thần "chống dịch như chống giặc", vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, huy động sự vào cuộc, đoàn kết của nhân dân.

 Theo ông Thành, để tiếp đà thành công, Chính phủ nhiệm kỳ tới có rất nhiều việc phải làm. Trước tiên, đại biểu kiến nghị về vấn đề vaccine. Hiện nay, các trước trên thế giới đang chạy đua để có vaccine tiêm chủng cho người dân; nếu nước nào sớm hoàn thành sẽ thực hiện được sự phát triển, kinh tế - xã hội sẽ trở lại bình thường.

 Ông đề nghị Chính phủ cần có giải pháp đẩy nhanh hơn nữa tiến độ đàm phán, mua và sản xuất vaccine chất lượng tốt. Điều này hướng tới việc sớm đủ vaccine cho đại bộ phận người dân Việt Nam. Đây là việc làm cấp thiết, không thể chần chừ, thậm chí chấp nhận mua với giá cao.

 Vấn đề thứ 2 mà đại biểu đề cập tới là cây công nghiệp ở Tây Nguyên, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” của nông sản Tây Nguyên, vấn đề sử dụng đất nông lâm trường chưa hiệu quả, lãng phí… Do đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ có giải pháp chiến lược để phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có của vùng Tây Nguyên. (Laodong.vn 29/3, Đông Chung Hà)Về đầu trang

Quan chức biến chất, tham nhũng làm xói mòn niềm tin của nhân dân

Sáng 29/3, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.

 Đánh giá cao những kết quả trong phát triển kinh tế mà Chính phủ đạt được trong thời gian qua, song ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) bày tỏ sự lo lắng trước sự xuống cấp của đạo đức, văn hóa. Theo bà Nga, sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua là rất sáng song văn hóa dường như lại chưa tương xứng.

 “Sự thật cho thấy xã hội ngày càng có nhiều biểu hiện xuống cấp về đạo đức, văn hóa. Sự xuống cấp này diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, ngay cả ở những lĩnh vực được coi là văn hóa nhất”, bà Nga phản ánh.

 Nhắc đến công tác phòng, chống tham nhũng, bà Nga nhấn mạnh, thời gian qua các cơ quan chức năng đã xét xử rất nhiều vụ án, trong đó có những đại án mà người vi phạm là những người giữ các chức vụ cao. Những người này, theo bà, vi phạm pháp luật không phải vì thiếu hiểu biết pháp luật mà ngược lại rất am hiểu luật pháp nhưng bị lợi ích làm mờ mắt, để rồi chà đạp lên pháp luật nhằm thu lời bất chính cho cá nhân.

 “Xã hội đồng tình với việc xử lý nghiêm minh với các trường hợp vi phạm, tham ô, tham nhũng nhưng cũng thật đau xót khi niềm tin của nhân dân bị một số quan chức biến chất làm xói mòn, lung lay. Hậu quả của sự xói mòn niềm tin này còn lớn hơn nhiều so với thiệt hại về kinh tế”, bà Nga bày tỏ.

 Bày tỏ sự ấn tượng về một Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt và phục vụ nhân dân, ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) khẳng định, việc này đã làm chuyển động bộ máy.

 Tuy vậy, theo nữ đại biểu đoàn Đồng Tháp, sự chuyển động chưa vững chắc, chưa đồng bộ, chưa khắc phục triệt để những bất cập, khi đâu đó vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, “trên bảo dưới không nghe”, “trên nóng dưới lạnh” và vẫn còn cơ chế "xin - cho", "tham nhũng quyền lực", tham nhũng chính sách. “Cỗ máy đang vận hành chỉ cần một chi tiết nhỏ thiếu đồng bộ hay một quy trình lỗi nhịp thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động của bộ máy”, bà Hoa nói. 

Theo bà Hoa, xây dựng Chính phủ liêm chính chính là quan điểm lấy dân làm gốc. Song trên thực tế chất lượng dịch vụ công vẫn còn hạn chế, còn bộ phận không nhỏ cán bộ công chức vì lợi ích cá nhân chi phối không phục vụ dân; một số cơ quan hành chính Nhà nước còn “hành dân là chính”, nạn “tham nhũng vặt” làm xấu hình ảnh công chức.

 Từ những phân tích trên, bà Hoa đề nghị tập trung xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển với thước đo là hoàn thiện thể chế, ban hành văn bản pháp luật đồng bộ; tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, bà Hoa đề nghị Chính phủ nhiệm kỳ mới phải tập trung xây dựng bộ máy công tâm, khách quan, có trách nhiệm giải trình cao, không bị chi phối bởi “lợi ích nhóm”.

 “Các thành viên Chính phủ cần tăng cường vi hành để gần gũi với người dân hơn. 570 cuộc lên rừng xuống biển mà các lãnh đạo Chính phủ đã làm trong thời gian qua là một minh chứng cho thấy tính hiệu quả”, bà Hoa nhấn mạnh. (Tienphong.vn 29/3, Văn Kiên)Về đầu trang

Khiếu kiện về đất đai còn nhiều, khi nào khắc phục?

Sáng 29/3, Quốc hội thảo luận tại hội trường về nhiệm kỳ của Chính phủ và Chủ tịch nước. Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) ghi nhận và ấn tượng về một Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt và phục vụ nhân dân; Chính phủ gần dân, sát dân, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc phát sinh liên quan đến đời sống của nhân dân.

 Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) cho rằng, để xây dựng một Chính phủ kiến tạo, phát triển không thể chỉ gói gọn trong nhiệm kỳ 5 năm mà sẽ cần thời gian nhiều hơn thế.

 “Chính phủ đã bắt rất đúng bệnh, việc tiếp theo là điều trị bệnh chứ không chỉ dừng lại ở thăm khám, kê đơn, chỉ điều trị triệu chứng mà không điều trị nguyên nhân”, đại biểu Hiền kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành dành nhiều thời gian để rà soát, đánh giá thực trạng chính sách thu hút, sử dụng nhân tài, đội ngũ chuyên gia trong bộ máy của mình có thực chất, hiệu quả hay không.

 “Chính phủ cần cương quyết xóa bỏ những lối mòn về tư duy hay tránh xa những vết xe đổ trong điều hành quản lý, muốn kiến tạo tương lai thì không thể ẩn mình an toàn trong các lỗ hổng chính sách đã cũ, đã hỏng và không còn phù hợp”, đại biểu đoàn Phú Yên cho hay.

 Đề cập đến lĩnh vực giáo dục, theo đại biểu, sự cố xã hội hóa về sách giáo khoa trong năm vừa qua là một câu chuyện cay đắng rất đáng phải quên đi, nhưng đó lại là bài học kinh nghiệm xương máu cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách. Thế nhưng, trong khi câu chuyện xử lý trách nhiệm, xử lý lỗi sai của các bộ sách vẫn chưa được rõ ràng, minh bạch thì đến những ngày gần đây dư luận lại có thêm những bức xúc mới, lo lắng mới liên quan đến chính sách nâng hạng dành cho giáo viên, về sự hợp nhất không rõ ràng của 2 bộ sách giáo khoa, về sự nhập nhằng trong giá sách.

 “Có không ít giáo viên, phụ huynh học sinh vẫn mang nhiều tâm tư trăn trở gởi đến tôi ở kỳ họp cuối cùng này, họ lo lắng rất nhiều, họ chờ đợi một phương hướng xử lý thật mạch lạc, một thái độ tôn trọng đối với những người đang chịu tác động về các quy định liên quan của ngành Giáo dục. Để có niềm tin, chúng ta có quyền đặt câu hỏi nghi vấn hướng đến sự minh bạch, Quốc hội chất vấn thì Bộ trưởng, Chính phủ trả lời. Trả lời nghĩa là nói, nói phải đi đôi với làm. Xin đừng để cử tri chờ quá lâu, chờ từ nhiệm kỳ này sang đến nhiệm kỳ khác”, bà Hiền nêu.

 Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cùng chung nhận định, Chính phủ đã có nhiều thành công quan trọng, thực hiện thành công các nhiệm vụ theo nghị quyết mới của Chính phủ, bắt tay vào khắc phục tồn tại khó khăn các nhiệm kỳ trước để lại; kịp thời ứng phó những tình huống bất ngờ thiên tai dịch bệnh không lường trước được; Chính phủ đã đặt nền móng tiếp theo cho nhiệm kỳ mới…

 Tuy nhiên, theo đại biểu, nhiệm kỳ qua vẫn còn những hạn chế, còn một số vụ việc nổi cộm, gây bức xúc dư luận, khiếu nại đất đai còn nhiều, dự án luật trình Quốc hội chưa đảm bảo chất lượng. Đại biểu đề nghị Chính phủ nhiệm kỳ mới quan tâm đến việc thanh kiểm tra, kịp thời uốn nắn, không để các sai phạm trượt dài, cắt giảm các thủ tục rườm rà, kìm hãm sự phát triển của đất nước. (Tienphong.vn 29/3, Luân Dũng)Về đầu trang

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai: Hơn 1,05 triệu tỉ đầu tư lấy từ đâu?

Sáng 29.3, phát biểu tại phiên thảo luận ở nghị trường Quốc hội về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) khi đề cập đến việc phân bổ ngân sách cho địa phương đã cho rằng, chất lượng xây dựng pháp luật yếu kém có thể là gánh nặng quốc gia.

 Theo bà Mai, Quốc hội đã có nhiều bộ luật nhằm nâng cao tính chủ động của địa phương nhưng từ khi đi vào hoạt động đã có bất cập. Luật đầu tư công sửa đổi năm 2019 giao thẩm quyền cho địa phương trong quyết định các dự án chi tiết đưa vào danh mục, nhưng từ khi đưa vào thực hiện, nhiều địa phương đã đưa vào rất nhiều danh mục không đủ tiêu chí, hàng loạt dự án được bổ sung, trong khi nguồn lực ngân sách có hạn, và còn bị ảnh hưởng của dịch bệnh và thiên tai. 

Bà Mai dẫn chứng: địa phương đưa thêm 1.200 dự án mới trên tổng số 4.000 dự án, chỉ tính riêng năm 2021, tạo gánh nặng rất lớn cho ngân sách, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế hoạch phát triển và các vấn đề chính trị khác.

 Thực tế, nguồn vốn có thể thu xếp là 2,75 triệu tỉ đồng nhưng ghi vốn đã lên đến 3,8 triệu tỉ đồng, nên bà Mai băn khoăn hơn 1,05 triệu tỉ đồng không biết lấy đâu? "Với tình trạng này, ngân sách quốc gia không thể nào gánh nổi", đại biểu lo ngại.

 Từ phân tích trên, bà Mai đề nghị báo cáo đánh giá cần nhìn vào kết quả và đặt câu hỏi 2 triệu tỉ đồng đầu tư vừa qua đã làm được gì? Đồng thời, đề nghị Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương báo cáo việc này theo quy định của việc quyết toán ngân sách. Bao nhiêu dự án làm được, bao nhiêu dự án dang dở?

 Bà Mai đề nghị, “nếu có thể, cần sửa đổi luật để Bộ KH-ĐT tiếp tục phân bổ chi tiết, vì thời gian qua, Bộ KH-ĐT đã làm rất tốt việc kiềm chế những dự án đầu tư dàn trải, manh mún”. Theo đó, Chính phủ chỉ đầu tư các dự án trung hạn từ ngân sách nhà nước trên cơ sở đủ tiêu chí, vì đây là tiền thuế của người dân. Người dân cần biết việc phân bố đúng hay không.

 Ngoài ra, bên cạnh việc đánh giá cao những gì Chính phủ nhiệm kỳ qua làm được, đặc biệt với chủ trương Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ nhân dân, Chính phủ có Nghị quyết 26 về kế hoạch trung hạn, huy động tiềm lực của mọi thành phần kinh tế, nhưng theo bà Mai, vấn đề huy động chưa như mong muốn. “Có lúc cao nhất, đầu tư của khối tư nhân chỉ đạt 45,6%, con số này rất thấp so với nhiều nước”, bà Mai so sánh.

 Dẫn thực tế trong khi có các chính sách về hợp tác công tư (PPP) nhưng sự hợp tác này vẫn có rất nhiều vấn đề, như dự án cao tốc Bắc - Nam, một số dự án đường ven biển và một số dự án BOT ở nhiều địa phương đã chuyển từ tư nhân sang nhà nước, bà Mai cho rằng Chính phủ cần đưa ra chính sách để chỉ đầu tư cho các dự án từ ngân sách nhà nước mà tư nhân không thể làm được. (Thanh niên 29/3, Sơn Thủy)Về đầu trang

“Chúng ta đã 4 lần lỡ hẹn cải cách tiền lương với người lao động”

Phát biểu sáng 29.3, góp ý vào báo cáo nhiệm kỳ của Chính phủ, đại biểu Bùi Sỹ Lợi nêu “2 vấn đề còn băn khoăn, trăn trở” cần kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội.

 Thứ nhất, dù nhiệm kỳ 14 của Chính phủ đã tập trung quan tâm, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, thể hiện ở mức đầu tư cho an sinh xã hội chiếm đến 21% chi trong GDP - là cao nhất trong các nước ASEAN, tuy nhiên, chênh lệch giàu nghèo chưa được thu hẹp mà lại có xu hướng giãn ra.

 Phân hóa giàu nghèo tăng lên thể hiện qua mức chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất của dân số và 20% nghèo nhất vào năm 2014 là 9,7 lần, đến năm 2018 thì đã lên đến 10 lần.

 Để thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo và bảo đảm an sinh xã hội, công bằng xã hội, ông Lợi kiến nghị Chính phủ, Quốc hội nên nghiên cứu xây dựng một sàn an sinh xã hội để làm căn cứ xây dựng chính sách bảo vệ cho người dân không rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

 Theo ông Lợi, với các căn cứ mức lương tối thiểu, chuẩn nghèo đa chiều hiện nay, không thể phân biệt được ai sẽ đứng dưới sàn an sinh xã hội và ai sẽ bị bỏ lại phía sau. Do đó, rất cần có một thước đo cơ bản xác định một mặt bằng ngang để thấy rằng ai đang cần nhà nước bảo hộ.

 Vấn đề thứ hai ông Lợi nêu ra, là mong muốn “hồi sinh” điều 60 luật Bảo hiểm xã hội, quy định điều kiện hưởng bảo hiểm một lần, với mục tiêu hạn chế người lao động rút quỹ bảo hiểm hưu trí khi đang có khả năng tham gia bảo hiểm xã hội.

 Đây là điều khoản mà Quốc hội khoá 13 đã phải ra một nghị quyết bất thường cho tạm dừng hiệu lực ngay sau khi luật ban hành - “một tiền lệ chưa từng có trong lịch sử lập pháp”, vì bị công nhân nhiều nơi đình công, phản đối.

 Theo ông Lợi, người lao động phản đối là do “không hiểu rõ”, dù đây là điều khoản “rất nhân văn”, nhằm bảo vệ cho người lao động tham gia bảo hiểm đến khi về già được hưởng lương hưu, được hưởng bảo hiểm y tế và được hưởng trợ cấp tử tuất, nhằm bảo đảm an sinh xã hội.

 Ông Lợi cho biết, sau khi Nghị quyết số 93 của Quốc hội (về tạm dừng hiệu lực điều 60) có hiệu lực, năm 2016 đã có hơn 600.000 người có quyết định hưởng bảo hiểm xã hội một lần, sau đó tiếp tục cứ tăng lên, năm 2018 là 880.000 người.

 “Năm 2020, chúng ta chỉ có khoảng hơn 1 triệu người tham gia vào hệ thống; có nghĩa là số người vào hệ thống bảo hiểm xã hội và số người ra khỏi hệ thống là gần như bằng nhau. Điều này rất đáng suy nghĩ cho hệ thống an sinh xã hội lâu dài của đất nước và rõ ràng nó dẫn đến một hệ lụy là chúng ta sẽ không thực hiện được bảo hiểm xã hội toàn dân”, ông Lợi nói, và cho biết thêm, ông đã nghe nhiều người hưởng bảo hiểm xã hội một lần kêu rằng cuộc sống rất khó khăn, không còn đường thoát, đề nghị Nhà nước có hướng xử lý.

 Do đó, ông Lợi kiến nghị Chính phủ đánh giá thật đầy đủ tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội một lần theo tinh thần Nghị quyết số 93 của Quốc hội và đề nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi Nghị quyết số 93, “để tiếp tục cho điều 60 sống lại” theo đúng tinh thần của luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

 Kiến nghị cuối cùng của ông Lợi là cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội. “Nghị quyết T.Ư số 27 đã khẳng định là chúng ta phải cải cách chính sách tiền lương, lẽ ra là trong nhiệm kỳ Quốc hội này, nhưng chúng ta chưa làm được, vì chúng ta chưa có ngân sách và cũng chưa cải tiến được bảo hiểm xã hội”, ông Lợi nêu vấn đề.

 Theo ông, những người về hưu trước năm 1993 lương rất thấp (đại biểu TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng đã kiến nghị về vấn đề này). Nếu cải cách được chính sách tiền lương thì sẽ giải quyết được cho cả những người đang làm việc và cả những người nghỉ hưu.

 “Đây là một tinh thần rất đổi mới của Nghị quyết số 27 của T.Ư, nhưng rất tiếc, chúng ta đã 4 lần lỡ hẹn với công nhân, viên chức và người lao động, chưa cải cách được chính sách tiền lương. Tôi đề nghị Chính phủ, Quốc hội khóa 14 tập trung nguồn lực để cải cách chính sách tiền lương, để đảm bảo tiền lương là điều kiện để thúc đẩy tăng năng suất lao động, và tiền lương thể hiện giá trị của sức lao động, được thể hiện bằng giá cả trên thị trường lao động”, ông Lợi đề nghị. (Thanhnien.vn 29/3, Vũ Hân)Về đầu trang

“Thành công của Chính phủ tạo nên sắc hồng của đất nước”

Chiều 29.3, góp ý vào báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ tại kỳ họp 11 của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Bắc Việt (đoàn Ninh Thuận) khẳng định nhiệm kỳ qua là nhiệm kỳ thành công của Chính phủ.

 "Thành công đó tạo nên sắc hồng của đất nước trên con đường phát triển", đại biểu Việt nhận xét, và cho biết, tăng trưởng kinh tế, chăm lo an sinh xã hội... là những "sắc hồng" của đất nước trong nhiệm kỳ qua.

 "Sắc hồng đó làm sáng lên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ và Đảng đã lựa chọn. Dân mong các cấp, các ngành từ T.Ư đến địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, để nhân dân thấy được bản chất tốt đẹp của chế độ, tin vào con đường đã lựa chọn", ông Việt nói.

 Tuy vậy, bên cạnh "sắc hồng" đó, theo đại biểu Việt, "vẫn còn những điểm không sáng" mà ông mong Chính phủ nhiệm kỳ tới sẽ quan tâm, đó là tình trạng phân biệt giàu nghèo ngày càng rõ nét, đặc biệt là tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp.

 "Cơ đồ đất nước sẽ ra sao nếu đạo đức xã hội có chiều hướng xấu đi. Việc này là nét không sáng tí nào", đại biểu tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh.

 Dẫn câu nói của Bác Hồ: Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người, đại biểu Việt cho rằng, tới đây, Chính phủ cần có giải pháp thực sự căn cơ, không để tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp.

 Về công tác xây dựng pháp luật, ông Việt cũng kiến nghị Chính phủ nhiệm kỳ tới quan tâm xây dựng 2 dự án luật, gồm: luật Thực hành dân chủ cơ sở; và luật Tự phê bình và phê bình. 

 Theo ông, cả 2 luật này đều có đầy đủ cơ sở. Luật Thực hành dân chủ cơ sở ta đã có pháp lệnh và các nghị định. Còn luật Tự phê bình và phê bình thì đã có tác phẩm Tự chỉ trích đồng chí Nguyễn Văn Cừ, có bài báo của Bác Hồ khi viết về tự phê bình và phê bình...

 "Theo tôi, đó là những cơ sở để xây dựng các dự án luật này. Chỉ có 2 luật này thì Chính phủ mới thực sự của dân do dân và vì dân", ông Việt nêu quan điểm.

 Cũng dành phần lớn thời gian để đề đạt các kiến nghị với Chính phủ nhiệm kỳ mới, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đoàn đại biểu An Giang) đề nghị Chính phủ cần có cách làm khác, quy trình minh bạch hơn để đảm bảo tiến độ, đặc biệt là chất lượng của đạo luật.

 "Đừng để nhiều dự thảo luật đưa ra còn quá nhiều thiếu sót, gây bức xúc cho xã hội, có luật vừa ban hành đã phải dừng lại để sửa đổi. Thời gian gửi dự thảo đến các đại biểu cần đúng theo quy định, các luật sửa đổi cần nhấn mạnh điểm mới, so sánh với luật cũ, đánh giá tác động rõ ràng, tường minh, tránh tư duy địa phương, cục bộ", ông Hiếu nói.

 Theo đại biểu An Giang, báo cáo các vấn đề đạo đức xã hội, phạm pháp càng ngày càng tăng khiến cử tri lo lắng với câu hỏi xã hội ngày nay có bất ổn hay không dù tất cả chúng ta khẳng định là chúng ta chưa bao giờ có cơ đồ đẹp như ngày hôm nay?

 Đại biểu Hiếu cho rằng, lý do chủ yếu là chúng ta quá tập trung vào phát triển kinh tế mà chưa chú trọng đúng mức đến giáo dục đạo đức, đặc biệt là giáo viên trẻ.

 Giáo dục là lĩnh vực mà chúng ta luôn nói là hàng đầu nhưng kết quả giáo dục lại là điểm kém sáng nhất trong bức tranh của Chính phủ 2016 - 2021. Nhìn vào thực tế này, rất mong Chính phủ nhiệm kỳ mới tập trung hơn nữa cho giáo dục nhiệm kỳ mới, tập trung an sinh xã hội để đất nước có thể phát triển bền vững, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và mạnh khỏe. (Thanhnien.vn 29/3, Lê Hiệp)Về đầu trang

Đại biểu Quốc hội kêu gọi đầu tư hạ tầng cho miền Nam

Chiều 29.3, phát biểu tại phiên thảo luận tại nghị trường Quốc hội về các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ, đại biểu Tô Thị Bích Châu (đoàn TP.HCM) kêu gọi đầu tư hạ tầng cho miền Nam, đồng bằng sông Cửu Long, và đưa TP.HCM trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

 “Mong Chính phủ và Quốc hội đầu tư cho giao thông miền Nam như với giao thông miền Bắc, đặc biệt là giao thông đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất nước, nơi sản xuất và lưu thông hàng hóa lớn nhất nước”, bà Châu nói, và đề xuất thêm: “Mong Chính phủ và Quốc hội đầu tư cho miền Nam như tình cảm mà Bác Hồ đã trao gởi: miền Nam trong trái tim tôi”.

 Về những hạn chế tồn tại của Chính phủ nhiệm kỳ qua, bà Châu cho rằng, “có sự cải cách nhưng cải cách lưng chừng, có chuyển động về phía trước nhưng kết quả còn hạn chế, cho đến giờ vẫn chưa thấy dấu hiệu ngừng nghỉ”. 

Đại biểu này cũng nhận xét cải cách trong lĩnh vực giáo dục và văn hóa vẫn chưa có sự bứt phá, nếu không nói là có sự thụt lùi.

 Bên cạnh đó, các cải cách về thể chế hiện nay vẫn chưa tạo được cho thành phố lớn, những nền kinh tế trọng điểm của Việt Nam như TP.HCM có khung chính sách đủ để tự chủ, để có thể phát huy hết tiềm lực của mình, không chỉ giới hạn về số thu ngân sách, phân chia lại của T.Ư, mà còn giới hạn về khung chính sách khác, khiến cho TP.HCM vẫn loay hoay trong thời gian vừa qua.

 Từ nhận định trên, bà Châu kêu gọi thúc đẩy cải cách mạnh mẽ hơn nữa từ địa phương, trong đó nhấn mạnh đến vai trò đầu tàu kinh tế của TP.HCM.

 “Đó chính là xu hướng phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, phát triển thành phố thành trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế của cả nước và của khu vực. Đây là điểm rất quan trọng tạo nên sự đột phá mạnh mẽ không chỉ riêng cho thành phố, mà cho đất nước trong thời gian tới”, bà Châu nói.

 Ngoài ra, bên cạnh việc kêu gọi tiếp tục giữ vững và phát huy những gì Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã làm được, đặc biệt là ổn định tình hình kinh tế vĩ mô và giữ mục tiêu phát triển kép, bà Châu cho rằng, cần tận dụng cơ hội từ tình hình dịch Covid-19 trên toàn cầu để thúc đẩy nhanh hơn nữa những kết nối, những ngành nghề phục vụ cho con người, như giáo dục, y tế, công nghệ, tài chính.

 Đáng chú ý, theo bà Châu, đã là chính phủ điện tử thì phải có quy định về thời gian trả lời cho những công văn do địa phương gửi đến và có chế tài, có thư xin lỗi nếu chậm, hoặc không trả lời. (Thanhnien.vn 29/3, Sơn Thủy)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Một số chính sách quan trọng sẽ có hiệu lực từ tháng 4 năm 2021

Từ tháng 4 tới đây, nhiều chính sách quan trọng sẽ chính thức có hiệu lực.

 1. Áp dụng thẻ bảo hiểm mẫu mới: Từ ngày 1.4.2021, Quyết định 1666/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam chính thức có hiệu lực. Theo đó, thẻ bảo hiểm y tế mẫu mới sẽ chính thức được áp dụng thay thế cho mẫu thẻ cũ.

 Thẻ mới, mã số thẻ chỉ còn 10 chữ số; thẻ có kích thước nhỏ gọn như một thẻ ATM; thẻ được ép plastic sau khi in. Mặt sau của thẻ có các thông tin về nơi cấp, đổi thẻ; hướng dẫn kiểm tra chi phí khám, chữa bệnh - những thông tin mà mẫu thẻ trước đây không hề có.

 Những trường hợp sẽ được cấp thẻ bảo hiểm mẫu mới gồm: Người mới tham gia bảo hiểm y tế. Người cần cấp lại thẻ do thẻ cũ bị mất. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do bị rách, hỏng, thay đổi thông tin trên thẻ.

 2. Thêm một loại phí hải quan mới: Từ ngày 5.4.2021, Thông tư 14/2021/TT-BTC chính thức có hiệu lực. Thông tư này bổ sung thêm một loại phí hải quan mới là phí cấp, cấp lại sổ tạm quản (sổ ATA) đối với hàng hóa tạm xuất, tái nhập theo Nghị định 64/2020/NĐ-CP.

 Mức thu phí hải quan cấp sổ ATA là 1.000.000 đồng/sổ và phí cấp lại sổ ATA là 500.000 đồng/sổ. Ngoài bổ sung loại phí nêu trên, mức thu các loại phí khác vẫn được giữ nguyên như trước đây.

 Cũng theo Thông tư này, phí hải quan sẽ được miễn đối với các trường hợp như: Hàng viện trợ nhận đạo, viện trợ không hoàn lại; Hàng xuất, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới 100.000 đồng…

 3. Sửa đổi quy định giá điện đối với dự án điện sinh khối: Ngày 5.3.2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 08/2020/QĐ-TTgsửa đổi, bổ sung Quyết định 24/2014/QĐ-TTg ngày 24.3.2014 về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện sinh khối tại Việt Nam. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 25.4.2021.

 Theo đó, đối với các dự án đồng phát nhiệt - điện, biểu giá mua điện tại điểm giao nhận là 1.634 đồng/kWh tương đương 7,03 UScents/kWh (quy định cũ 1.220 đồng/kWh tương đương 5,8 UScents/kWh), theo tỷ giá tính theo tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 21.2.2020.

 Đối với các dự án không phải là dự án đồng phát nhiệt - điện, biểu giá mua điện tại điểm giao nhận là 1.968 đồng/kWh tương đương 8,47 UScents/kWh, theo tỷ giá tính theo tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 21.2.2020.

 Giá mua điện quy định nêu trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của đồng đô la Mỹ (tính tương đương UScents/kWh), tỷ giá áp dụng là tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày Bên bán điện xuất hóa đơn thanh toán. 

Các dự án điện sinh khối đã vận hành phát điện trước thời điểm 5.3.2020 được áp dụng mức giá mua điện nêu trên kể từ ngày 25.4.2020 cho thời gian còn lại của Hợp đồng mua bán điện đã ký. (Laodong.vn 29/3, Trần Kiều)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

WB: Việt Nam thuộc nhóm đứng đầu châu Á về hồi phục kinh tế

Ngân hàng Thế giới (WB) cuối tuần qua công bố báo cáo nhận định Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước khi bùng phát đại dịch COVID-19.

 Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước khi bùng phát đại dịch COVID-19, trong khi các nước khác ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ mất nhiều năm hơn mới hồi phục kinh tế. Khu vực này sẽ có 3 tốc độ phục hồi khác nhau.

 WB cho rằng Việt Nam có hoạt động kinh tế nổi trội hơn so với các nước khác, với mức tăng trưởng năm nay dự báo lên đến 6,6%, tăng từ mức 2,9% của năm ngoái. Việt Nam thuộc số ít các nước bị ảnh hưởng không đáng kể do đại dịch COVID-19 và không bị suy thoái trong năm 2020.

 Theo WB, các nước đang phát triển trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, dự kiến có mức tăng trưởng chung là 4,4% sau khi tăng trưởng âm 3,7% trong năm 2020.

 WB nhận định, việc Mỹ mới đây thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD sẽ có tác động lan tỏa đến cả các nền kinh tế ở Đông Á-Thái Bình Dương.

 Theo ước tính của ngân hàng này, gói cứu trợ của Mỹ sẽ giúp các nước trong khu vực nâng tốc độ tăng trưởng thêm trung bình 1%, chủ yếu thông qua thương mại và đầu tư.

 Các nền kinh tế có định hướng xuất khẩu ở châu Á, nhất là Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Thái Lan sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. (Vnbusiness.vn 29/3)Về đầu trang

Số doanh nghiệp có vốn đăng ký quy mô trên 100 tỉ đồng tăng 36,8%

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2021 cả nước có 29,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 447,8 nghìn tỉ đồng, giảm 1,4% về số doanh nghiệp nhưng tăng 27,5% về vốn đăng ký. 

Lý giải nguyên nhân số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm nhưng tổng số vốn đăng ký tăng trong 3 tháng vừa qua, bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, do số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỉ đồng đã tăng 36,8% trong quý vừa qua; đồng thời số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỉ đồng giảm 3,3%.

 Lý giải về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, số doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm trước, bà Nguyễn Thị Hương cho biết, phần lớn là doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ, dễ bị chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài, đặc biệt là tình hình dịch bệnh COVID-19 là “phép thử” để thanh lọc những doanh nghiệp có khả năng chống chọi kém.

 Đến hết quý I/2021, có 40,3 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020.

 Theo Tổng cục Thống kê, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2021 cho thấy: Có 29,6% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2021 tốt hơn quý IV/2020; 39% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 31,4% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

 So với quý I/2021, dự kiến quý II/2021 có 51% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 14,9% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 34,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định. (Laodong.vn 29/3, Vũ Long)Về đầu trang

FDI vào Việt Nam tăng mạnh

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/3, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng khá mạnh, sau hai tháng đầu năm liên tiếp sụt giảm.

 Trong số này, vốn đăng ký mới đạt 7,2 tỷ USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ; vốn điều chỉnh đạt 2,1 tỷ USD, tăng 97,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tổng giá trị đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt 908 triệu USD, giảm 58,5% so với cùng kỳ.

 Quy mô bình quân của các dự án cấp mới và các dự án điều chỉnh vốn đều tăng mạnh so với cùng kỳ là nguyên nhân chính khiến vốn FDI tăng mạnh. Trong quý đầu năm, Singapore dẫn đầu về tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tiếp sau đó là Nhật Bản. 

Một điểm tích cực trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong quý đầu năm, đó là vốn giải ngân ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2020.

 Tình hình sản xuất - kinh doanh tích cực hơn sau ảnh hưởng của COVID-19, cộng thêm việc đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam, đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài đẩy nhanh hơn việc triển khai xây dựng các nhà máy ở Việt Nam à do đó, vốn giải ngân đã tăng lên.

 Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. (VTV.vn 29/3)Về đầu trang

TPHCM tìm cách thuê tổng giám đốc cho doanh nghiệp nhà nước

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở TPHCM có biến động nhân sự cấp cao, nhưng việc tìm nhân sự thay thế gặp khó khăn. Thế nên, nhiều lãnh đạo sở ngành, quận huyện, viện nghiên cứu được điều động tới chèo lái các DN. Trước thực tế này, TPHCM đang nghiên cứu, đề xuất cơ chế thuê người làm tổng giám đốc (CEO) các DNNN.

 Những năm qua, hầu hết CEO và nhiều lãnh đạo cấp cao các DNNN của TPHCM đều được bổ nhiệm từ vị trí quản lý ở các đơn vị khác hoặc lãnh đạo cơ quan hành chính. Các DN này có tổng tài sản lên tới cả ngàn, chục ngàn tỷ đồng và doanh thu mỗi năm đạt từ hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng. Dù vậy, nhiều nơi lại trống CEO trong thời gian dài...

 Biến động về nhân sự, nhất là vị trí cấp cao ở các DNNN nêu trên, chứng tỏ có những khó khăn nhất định. Điều này cũng gây nhiều trở ngại trong hoạt động của DN.

 Lãnh đạo một tổng công ty từng trải qua thời gian “trống” CEO cho biết, hầu hết các CEO là người đại diện theo pháp luật của DN. Nếu thiếu CEO, DN không thể ký các hợp đồng lớn, ký các quyết định về nhân sự và nhiều công việc khác. Trong khi đó, người phụ trách thường chỉ giải quyết các sự vụ, không thể đưa ra các quyết sách mang tính định hướng hoặc điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh kịp thời. Ngoài ra, việc thiếu nhân sự chủ chốt cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa DNNN.

 Về giải pháp thuê CEO cho DNNN để góp phần khắc phục bất cập đã nêu, TS Huỳnh Thanh Điền (Đại học Nguyễn Tất Thành) cho rằng việc này TPHCM nên làm từ lâu. Theo TS Huỳnh Thanh Điền, điều hành DN đòi hỏi kiến thức và kỹ năng khác rất nhiều so với điều hành một đơn vị sự nghiệp hành chính thuộc khối chính quyền và khối Đảng. Trong đó, DNNN được giao vốn để kinh doanh trong lĩnh vực cụ thể, nhiệm vụ xuyên suốt của CEO là bảo toàn và phát triển phần vốn được giao. Hoạt động hàng ngày của CEO là quản trị toàn bộ các hoạt động từ cung ứng đầu vào, tổ chức sản xuất, xúc tiến giới thiệu sản phẩm, bán hàng, quản lý tài chính, nhân sự… sao cho phát triển tốt nguồn thu, kiểm soát chi phí để có hiệu quả. Do vậy, CEO phải được trưởng thành trong môi trường kinh doanh mới có thể điều hành DN được trôi chảy.

 Do đó, nếu phân công cán bộ công tác lâu năm thuộc khối chính quyền sang điều hành DN sẽ rất rủi ro cho người được giao và rủi ro mất vốn của nhà nước đầu tư vào DN. “CEO là một nghề rất rõ ràng. Việc tìm kiếm người phù hợp để mời làm CEO cho DN là rất quan trọng nhằm đảm bảo phần vốn sử dụng có hiệu quả”, TS Huỳnh Thanh Điền nhấn mạnh.

 Trước lo lắng về việc kiểm soát CEO, TS Huỳnh Thanh Điền cho rằng: “Việc kiểm soát hành vi của CEO không nằm ở chỗ họ đến từ đâu, mà thuộc về cơ chế và cách thức kiểm soát. Mọi DNNN đều có quy chế hoạt động và có kiểm soát viên, ban kiểm soát thực hiện chức năng kiểm soát hành vi của CEO. Do vậy, nếu CEO có hành vi gây tổn hại đến tài sản Nhà nước thì có ban kiểm soát/kiểm soát viên can thiệp và báo cáo về cơ quan chủ quản kịp thời xử lý. CEO càng độc lập thì việc kiểm soát càng khách quan hơn. Vì thế, thuê CEO luôn có lợi hơn cử người của chính quyền, của cơ quan Đảng qua quản lý. (Sài Gòn giải phóng 29/3, Mai Hoa – Mạnh Hòa)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Đắk Lắk: Nhiều cán bộ, công chức Văn phòng UBND tỉnh, Kiểm toán Nhà nước phải mua nhà ở xã hội

Hàng chục cán bộ, công chức đang công tác ở Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk và Kiểm toán Nhà nước khu vực XII không có nhà, phải mua nhà ở xã hội.

 Liên quan đến bài viết "Nhà ở xã hội dành cho cán bộ được rao bán công khai" mà Báo Người Lao Động đã phản ánh, theo tìm hiểu của phóng viên có rất nhiều cán bộ, công chức Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk, Kiểm toán Nhà nước khu vực XII… được mua, thuê nhà ở nhà ở xã hội.

 Theo Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Đắk Lắk, sau 3 đợt mở bán, hiện đã ký hợp đồng mua bán 139/140 căn và 24/40 căn cho thuê tại khu nhà ở xã hội độc lập cho cán bộ, công chức, viên chức tại Khu dân cư Km4-5, phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

 Theo danh sách được mua, thuê nhà ở xã hội 3 đợt thì Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk có 6 cán bộ, công chức chưa có nhà ở, được mua, thuê nhà.

 Trong khi đó, Kiểm toán Nhà nước khu vực XII (đóng trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột) cũng có cán bộ, công chức mua, thuê nhà ở xã hội nói trên với số lượng 7 người.

 Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk (cơ quan có vai trò quan trọng trong việc phê duyệt hồ sơ) dẫn đầu danh sách các đơn vị với 8 cán bộ, công chức mua, thuê nhà ở xã hội.

 Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, dự án trên dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác ở các cơ quan, đơn vị chưa có đất thổ cư, chưa có nhà ở hoặc có nhà nhưng diện tích bình quân dưới 10 m2/người. Ngoài ra còn có tiêu chí là nguồn thu nhập. 

Dự án được UBND tỉnh Đắk Lắk miễn tiền thuê đất và đầu tư 108 tỉ đồng từ nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách để xây dựng. Dự án mới khánh thành từ tháng 12-2020 nhưng thời gian qua, các căn hộ ở đây được rao bán công khai trên mạng với giá cao hơn giá mua thực tế.

 Theo Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Đắk Lắk đến nay đã có gần 10 trường hợp thanh lý hợp đồng mua, thuê nhà với Quỹ. (Nld.com.vn 29/3, Cao Nguyên) Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Điểm tựa cho lòng tin

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam liên tiếp nhận tin vui về sự cải thiện thứ hạng trong các bảng xếp hạng quốc tế. Những tin vui này đều có nguyên do của nó…

 Tin vui mới nhất là vào ngày 18/3, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (Moody’s) thông báo giữ nguyên xếp hạng "Tín nhiệm quốc gia" của Việt Nam ở mức Ba3 và nâng 2 bậc triển vọng lên “Tích cực”. Việc Moody’s nâng 2 bậc triển vọng đối với Việt Nam là chưa từng có tiền lệ trong xếp hạng tín nhiệm của Tổ chức này trên toàn cầu kể từ đại dịch COVID -19 bùng phát. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận đối với Việt Nam.

 Trong Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2021 (World Happinesss Report), báo cáo xếp hạng thường niên do Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc dựa 6 tiêu chí (GDP trên đầu người, tuổi thọ, quyền tự do, sự hào phóng, phúc lợi xã hội, tình trạng tham nhũng) công bố:  Việt Nam tăng 4 bậc, từ 83 lên 79.

 Về "Chỉ số tự do kinh tế" năm 2021 (Index of Economic Freedom 2021), Việt Nam tăng 15 bậc so với năm 2020 và đây là năm đầu tiên kinh tế Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế có "tự do trung bình" (Moderately Free).

 Trong Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu (Brand Finance Global Soft Power Index Report) năm 2021 do Brand Finance - công ty tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới- có trụ sở tại London (Anh) công bố tại “Hội nghị thượng đỉnh 2021 về quyền lực mềm toàn cầu” ngày 25/2/2021, Việt Nam tăng 3 bậc.

 Trước đó, Việt Nam cũng nhận được những đánh giá tích cực và cải thiện vị trí trong các xếp hạng quốc tế, như xếp thứ 8 trong TOP 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019, tăng từ vị trí 23 của năm 2018; TOP 10 quốc gia đáng sống nhất thế giới v.v…

 Cơ sở để các tổ chức uy tín quốc tế nâng điểm và thứ hạng trong các bảng đánh giá và tổng sắp toàn cầu cho Việt Nam là sự ghi nhận thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam vượt xa các quốc gia có xếp hạng tín nhiệm tương đồng trong bối cảnh đại dịch COVD-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới.

 Những cải cách chính sách kinh tế đã giúp Việt Nam đang ngày càng trở thành một quốc gia cạnh tranh, hiện đại hơn, hội nhập hơn.

 Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trung hạn đầy hứa hẹn, được bảo đảm bằng những thành quả cải thiện vị thế tài khóa và quản lý nợ đầy thuyết phục và vững chắc, sức mạnh thể chế của Việt Nam đã được tăng cường rõ rệt trong việc Chính phủ quản lý ngân sách, quản lý nợ. Đồng thời, nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng hưởng lợi từ xu thế dịch chuyển toàn cầu về sản xuất, thương mại và tiêu dùng sau đại dịch với sức cạnh tranh của ngành chế biến chế tạo và khu vực kinh tế đối ngoại đầy năng động.

 Đặc biệt, những chính sách nghiêm ngặt và linh hoạt của Chính phủ không chỉ giúp kiểm soát hiệu quả COVID-19, duy trì động lực tăng trưởng kinh tế  mà còn ngăn chặn tác động tiêu cực của dịch bệnh này lên cảm giác hạnh phúc của người dân.

 Lòng tin và sự nhiệm quốc tế dành cho Việt Nam còn được củng cố từ kết quả tăng trưởng kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2021, với những điểm nhấn nổi bật. (Baochinhphu.vn 29/3, TS. Nguyễn Minh Phong)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Phải cải tiến ngay từ khâu thủ tục

Phải khẳng định, việc Bộ Công an quyết định cấp căn cước công dân (CCCD) mới tích hợp chíp điện tử chính là một bước đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam. CCCD mới lần này tích hợp tới 22 tiện ích, loại bỏ rất nhiều giấy tờ thủ tục hành chính. Bộ Công an khẳng định sẽ phấn đấu hoàn thành cơ bản cấp CCCD cho ít nhất 50 triệu người trước ngày 1/7/2021.

 Theo đó, mọi người từ 14 tuổi trở lên chỉ cần mang giấy tờ như giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu đến điểm quy định tại địa phương, công an sẽ làm đến 23 giờ, không ít quận của Hà Nội còn làm xuyên đêm, bao giờ hết dân thì mới tắt đèn. Điều người dân ghi nhận đó là lực lượng công an đã kết hợp với chính quyền các địa phương cũng đã căng hết sức mình, làm việc quên ăn, quên ngủ để hoàn thành tiến độ. Ngoài loa đài tuyên truyền, nhiều tổ dân phố đã lập nhóm zalo, facebook để thông báo các thủ tục cần thiết cho người dân.

 Nhưng có lẽ thời gian chuẩn bị quá gấp, nên chúng ta chưa thể có một phương án thực hiện tốt nhất. Tại bất cứ điểm làm thủ tục khai báo nào người ta cũng thấy hàng trăm người phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ. Bộ phận làm CCCD tích hợp chíp điện tử chưa xây dựng được hết kịch bản các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện. Đơn giản như trong chứng minh thư nhân dân chỉ yêu cầu điền năm sinh mà không yêu cầu người cao tuổi điền chi tiết ngày, tháng. Nay muốn có làm CCCD tích hợp chíp điện tử thì các cụ phải vòng đi, vòng lại không biết bao nhiêu lần mà chưa chắc đã xong.

 Điều đáng nói nhất là thời gian gấp, nên dù công an các quận đã mở thêm các điểm lưu động nhưng cảnh chờ chực, xếp hàng là điều không tránh khỏi. Đơn cử như phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội, tuy không lớn lắm cũng có tới hơn 19.000 công dân phải thực hiện làm thủ tục cấp CCCD trong đợt này. Để đảm bảo tiến độ như quy định, trung bình mỗi ngày công an quận Hà Đông phải tiến hành làm thủ tục cho hơn 3.000 người, một con số quá lớn.

 Điều mà người dân TP Hồ Chí Minh thắc mắc là cách đây chưa lâu, khi cấp căn cước công dân 12 số, công an đã thực hiện thủ tục online hết sức đơn giản. Người dân chỉ cần vào mạng thông tin của công an thành phố, nhập đầy đủ thông tin theo hướng dẫn, sau đó nhận lịch hẹn thời gian đến cơ quan công an chụp ảnh, lăn dấu vân tay, hoàn thiện hồ sơ thế là xong. Sau đó tấm CCCD mới sẽ được công an thanh phố gửi đến tận nhà, nghĩa là chỉ cần 1 lần đi lại, khoảng 30 phút làm thủ tục đã hoàn tất công việc đang tốn hàng giờ như hiện nay.

 Có người còn cho rằng, ngay cả các địa phương miền núi, hải đảo nơi mà đường truyền internet chưa phổ biến thì nếu công an hướng dẫn rồi phát tờ khai về đến từng hộ gia đình trước thì cũng bớt đi thời gian chờ đợi rất nhiều. Khi đó người dân sẽ tự khai ở nhà, công an chỉ cần thông báo thời gian cho từng tổ dân phố đến nơi chụp ảnh, lăn dấu vân tay, hoàn thiện hồ sơ chắc chắn sẽ tiết kiệm được hàng chục triệu giờ công.

 Rõ ràng cả hai phương án trên đều giúp cho người dân không phải mất công đi lại, chờ đợi gây bức xúc không đáng có như hiện nay. Người dân sẽ thấy lực lượng công an trong quá trình quản lý công dân số đã biết ứng dụng ngay công nghệ thông tin để cải cách thủ tục hành chính, giúp cho người dân bớt phiền hà. (Kinhtedothi.vn 28/3, Nguyễn Thành An)Về đầu trang

Quảng Bình: Cung cấp dịch vụ công theo tiêu chuẩn ISO 9001

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 443/KH-UBND về việc kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001 tại các cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Quảng Bình năm 2021.

 Mục đích là nhằm đảm bảo việc thực hiện xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001 tại các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh Quảng Bình, theo đúng các quy định. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Kế hoạch cũng nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề vướng mắc, những bất cập trong quá trình thực hiện xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng.

 UBND tỉnh yêu cầu việc thực hiện kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, khoa học và hiệu quả nhằm đánh giá, phản ánh đúng thực tế về việc áp dụng duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng; qua kiểm tra rút ra được những vấn đề cần quan tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành cũng như những vấn đề nảy sinh, bất cập trong quá trình áp dụng, duy trì Hệ thống quản lý chất lượng và những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của việc áp dụng Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001. (Doanhnghiepvn.vn 29/3, Thanh Loan)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Dân xin ra khỏi hộ nghèo, địa phương vẫn phải “dựa hơi” ngân sách

Trong khi nhiều người dân đã tự nguyện làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo thì vẫn còn đến gần 50 địa phương vẫn chưa cân đối được thu-chi và phải trông chờ vào sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước.

 Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi nói về khát vọng vươn lên đã nhắc lại câu chuyện về tấm gương của cụ Đỗ Thị Mơ ở Thanh Hoá, hơn 80 tuổi, người liên tục 2 năm liền đạp xe lên UBND xã để nộp đơn “xin thoát nghèo”.

 Cũng cần nhắc lại là bảng dự toán thu chi ngân sách nhà nước của Thanh Hoá - quê cụ Mơ - năm 2021 thì tổng thu là 26,5 nghìn tỉ đồng nhưng tổng chi là 32,5 nghìn tỉ đồng. Thậm chí Thanh Hoá đã phải đi vay hàng trăm tỉ đồng để bù đắp bội chi.

 Về vấn đề này, Thủ tướng cho rằng, “tinh thần là các địa phương không cam chịu đói nghèo”. Hiện mới có 14-15 tỉnh tự cân đối ngân sách, “các địa phương phải phấn đấu tự trang trải, nộp ngân sách Trung ương”. Đây cũng là khát vọng vươn lên.

 Trên thực tế bức tranh ngân sách địa phương cũng có nhiều chuyển biến tích cực trong 5 năm trở lại đây.

 Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến năm 2020, đã có 30/63 địa phương có quy mô thu ngân sách nhà nước trên 10 nghìn tỉ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2016 (15 địa phương). Đồng thời, số địa phương có quy mô thu dưới 5 nghìn tỉ đồng giảm hơn 1 nửa, từ 37 địa phương năm 2016 xuống còn 16 địa phương năm 2020.

 Nỗ lực cải thiện ấy chưa đủ, bởi nhu cầu đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội trong những lĩnh vực nhà nước phải gánh đòi hỏi những khoản tiền lớn từ ngân sách. Luôn có những thách thức lớn từ thiên tai, môi trường, dịch bệnh cần sự ra tay của nhà nước. Khi ví von về những thách thức nhiệm kỳ vừa qua, Thủ tướng nói: “Đầu nhiệm kỳ là Formosa và cuối nhiệm kỳ là Corona”.

 Các địa phương phải chung khát vọng vươn lên, không những tự trang trải mà còn phải điều tiết về ngân sách để giảm gánh nặng cho nhà nước, để nhà nước có thêm nguồn lực để phát triển.

 Đã đến lúc cần có những “lá đơn xin thoát nghèo” từ các địa phương. Nó là câu chuyện phát triển doanh nghiệp, kêu gọi đầu tư hay chuyển hướng chiến lược kinh tế địa phương.

 Câu chuyện Quảng Ninh, Đà Nẵng… đang tìm cách chuyển hướng để không còn quá phụ thuộc vào du lịch mà tạo cơ chế đón sóng công nghệ cao, phát triển chế biến, chế tạo là những ví dụ tích cực về sự chuyển đổi để vượt qua khó khăn từ dịch COVID-19.

 Không lẽ địa phương cứ mãi “dựa hơi”, trông chờ để “xin” những khoản hỗ trợ từ ngân sách, trong khi đã có rất nhiều người dân như cụ Mơ sẵn sàng làm đơn xin thoát nghèo! (Lao động 29/3, Hoàng Lâm)Về đầu trang

Hà Tĩnh: Huyện ủy nói gì sau lùm xùm đề xuất xây nhà vệ sinh 1 tỷ đồng?

Ngày 11/3, Huyện ủy Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã có tờ trình gửi UBND Hà Tỉnh, Sở Tài chính về việc xin kinh phí sữa chữa nhà xe, nhà vệ sinh và phòng khách của cơ quan Huyện ủy.

 Theo đó, Huyện ủy xin kinh phí sửa chữa các hạng mục gồm: Nâng cấp nhà xe công vụ với nguồn vốn 700 triệu đồng; Nhà xe của cán bộ công nhân viên cơ quan Huyện ủy là 600 triệu đồng; Tu sửa tường rào của cơ quan là 500 triệu đồng; Sửa chữa nâng cấp nhà vệ sinh cơ quan là 1 tỷ đồng; Sửa chữa nâng cấp phòng khách phục vụ công tác đón tiếp khách là 400 triệu đồng. Dự toán sơ bộ nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng các hạng mục trên là 3,2 tỷ đồng.

 Trước những đề xuất tu sửa và xây dựng các hạng mục trên đã khiến nhiều người xôn xao. Trong đó có nhiều ý kiến cho rằng việc đề xuất xin hỗ trợ kinh phí 1 tỷ đồng để xây dựng nhà vệ sinh là quá lớn.

 Ngày 29/3, PV có mặt tại Huyện ủy Hương Sơn, qua quan sát, dãy bờ tường bên phải có nhiều mảng bê tông đã bị bong tróc, xuống cấp. Khu để xe công vụ đã được xây dựng từ lâu, một số mảng trần đã bị gãy, còn nhà vệ sinh chung phía sau nhà làm việc Huyện ủy có 2 phòng khóa cửa do bị hư hỏng.

 Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Tiền Phong, ông Bùi Nhân Sâm – Bí thư Huyện ủy Hương Sơn cho biết, những đề xuất của Huyện ủy là hợp lý, nhằm phục vụ nhu cầu chung của mọi người.

 Ông Sâm lý giải, với nguồn vốn 1 tỷ đồng sẽ xây dựng lại nhà vệ sinh mới, bởi hiện tại nhà vệ sinh cũ xây dựng từ khoảng 15 năm trước đã bong tróc, nứt và có hai bồn cầu hỏng không thể sử dụng.

 Trong khi đó Huyện ủy có hội trường lớn, mọi cuộc họp, hội nghị đều tổ chức ở tại đây, ngoài ra còn có lớp học chính trị phía sau nên nhu cầu xây dựng đây là rất cấp thiết. Đặc biệt, có những thời điểm cuộc họp ở huyện có 300-400 người tham gia, nhưng nhà vệ sinh không đủ phục vụ vì đã hư hỏng.

 “Tôi khẳng định việc đề xuất xin đây là xây nhà vệ sinh cho hội trường, phục vụ nhu cầu chung cho hoạt động của toàn huyện với số người 150-400 người. Vì giờ nhà vệ sinh đó đã hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Còn nhà vệ sinh ở dãy nhà làm việc của Huyện ủy thì còn mới, nhưng xa với hội trường”, ông Sâm lý giải.

 Trước thắc mắc về chi phí xây dựng nhà vệ sinh, lãnh đạo Huyện ủy giải thích, nguồn vốn đề xuất 1 tỷ đồng là cả về chi phí tư vấn, thiết kế, xây dựng, thẩm định, nghiệm thu…Theo quy định sau khi đề xuất, tỉnh sẽ chỉ đạo về kiểm tra, thẩm định lại sau đó mới có quyết định phân bổ nguồn vốn. Còn hiện tại tỉnh chưa có ý kiến phản hồi.

 “Tỉnh phân bổ cho như thế nào chúng tôi dựa vào đó mới xây nhà vệ sinh. Còn việc xây nhà để xe, tường rào thì do hư hỏng, xuống cấp mới đề xuất xin kinh phí tu sửa vì năm nay Huyện đăng ký về đích Nông thôn mới. Đây là cấp thiết và phục vụ nhu cầu chung”, ông Sâm nhấn mạnh. (Tienphong.vn 29/3, Hoài Nam)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Công an nói gì về vụ CSGT tát, đá hai thanh niên ở TPHCM?

Công an huyện Bình Chánh (TP HCM) cho biết, đã có báo cáo sơ bộ vụ việc liên quan đến hai người mặc sắc phục Cảnh sát giao thông tát, đánh hai thanh niên xảy ra trên địa bàn.

 Theo đó, khoảng 17h30 chiều 27/3, Công an huyện Bình Chánh nhận được tin báo nên cử Tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an huyện Bình Chánh gồm 10 cán bộ chiến sĩ xuống khu vực ấp 3, xã Tân Nhựt xác minh việc một nhóm thanh thiếu niên tụ tập đua xe.

 Khi đến hiện trường, tổ công tác phát hiện hàng chục thanh niên tụ tập nẹt pô gây mất an ninh trật tự nên đến kiểm tra. Tuy nhiên, một số người chống đối, lái xe bỏ chạy theo nhiều hướng; lao xuống ruộng, bỏ xe; dùng đất, đá ném trả tổ công tác; dùng nhiều lời lẽ lăng mạ lực lượng làm nhiệm vụ.

 Lúc này, hai cán bộ chiến sĩ Cảnh sát giao thông đuổi theo và khống chế nhiều người, yêu cầu ngồi xuống đất nhưng nhóm đối tượng văng tục, lăng mạ, thách thức. Do không kiềm chế nên hai chiến sĩ Cảnh sát giao thông đã có hành vi đánh, tát hai thanh niên.

 Sau đó, tổ công tác đưa 14 thanh thiếu niên, 11 xe máy về trụ sở và bàn giao Công an xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh tiếp tục xử lý. Qua kiểm tra, Công an xã Tân Nhựt đã trả 6 xe, tạm giữ 5 xe do không có giấy tờ, một xe lắp ráp, không có biển số, không có số khung, số máy.

 Theo Công an huyện Bình Chánh, nhóm thanh thiếu niên này thường xuyên tụ tập tổ chức đua xe trái phép, sử dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin, hình ảnh, nhằm kích động đua xe trái phép. Công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc theo quy định.

 Về hành động thiếu kiềm chế của hai cán bộ Cảnh sát giao thông, Công an huyện Bình Chánh cũng đang làm rõ để xử lý. (Tienphong.vn 29/3, Ngô Bình)Về đầu trang

Thừa Thiên - Huế: Cách chức 2 cán bộ xã dùng bằng giả

Ngày 29.3, ông Nguyễn Đình Đức - Bí thư Huyện ủy Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) cho biết, vừa có 2 cán bộ ở một xã trên địa bàn huyện bị xử lý kỷ luật vì hành vi dùng bằng giả.

 Đó là các trường hợp ông Đào Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thành và ông Ngô Hợp - Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Thành.

 Trước đó, sau khi nhận thông tin phản ánh về việc 2 cán bộ này dùng bằng giả, Huyện ủy Quảng Điền đã chỉ đạo lực lượng chức năng vào cuộc xác minh làm rõ. Kết quả xác minh cho thấy, các cán bộ này đã dùng bằng trung học phổ thông được làm giả.

 Sau khi có kết quả xác minh, 2 cán bộ này đã bị cách hết các chức vụ về mặt Đảng và mặt chính quyền.

 Theo ông Nguyễn Đình Đức, sau khi bị cách hết các chức vụ, 2 cán bộ này đã bị cho thôi việc. (Laodong.vn 29/3, Phúc Đạt) Về đầu trang

THẾ GIỚI

Vì sao báo cáo điều tra Covid-19 liên tục bị hoãn công bố?

Một nghiên cứu chung giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung Quốc về nguồn gốc Covid-19 cho biết việc virus truyền từ dơi sang người thông qua một động vật khác là trường hợp có khả năng xảy ra cao nhất.

 Theo một bản sao chép do hãng tin AP đăng tải, việc virus thoát ra ngoài từ phòng thí nghiệm là điều "cực kỳ khó xảy ra". Phần lớn những phát hiện này đều đúng như dự đoán và chưa trả lời được nhiều câu hỏi. Tuy nhiên, báo cáo cung cấp những chi tiết chuyên sâu về kết luận của nhóm chuyên gia. Các nhà nghiên cứu đề xuất tìm hiểu sâu hơn về mọi lĩnh vực ngoại trừ giải thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

 Việc công bố bản báo cáo liên tục bị trì hoãn, làm dấy lên câu hỏi liệu phía Trung Quốc có đang cố gắng làm sai lệch kết luận để tránh bị đổ lỗi hay không. Cuối tuần trước, một quan chức WHO nói bản báo cáo dự kiến được công bố "trong vài ngày tới".

 Hãng AP nhận được 1 bản sao chép của phiên bản gần cuối cùng hôm 29-3 từ 1 nhà ngoại giao giấu tên của nước thành viên WHO.

 Các nhà nghiên cứu liệt kê 4 kịch bản sắp xếp theo thứ tự khả năng từ cao xuống thấp về sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2. Đứng đầu danh sách là giả thuyết lây truyền qua 1 động vật trung gian. Giả thuyết virus lây trực tiếp từ dơi sang người được đánh giá là có khả năng. Trong khi đó, khả năng lây nhiễm qua dây chuyền thực phẩm "đông lạnh" là khả thi nhưng không thể xảy ra.

 Tuy nhiên, bản nháp trên không đưa ra kết luận về việc trận đại dịch có bắt đầu từ 1 chợ hải sản ở Vũ Hán hay không. Việc phát hiện các ca nhiễm khác trước khi chợ Hoa Nam bùng dịch cho thấy Covid-19 có thể đã bắt đầu ở nơi khác. Báo cáo lưu ý có thể 1 số ca bệnh nhẹ đã không bị phát hiện và đó có thể là mối liên hệ giữa chợ Hoa Nam và các trường hợp trước đó.

 Khi đại dịch lan ra toàn cầu, Trung Quốc tìm thấy các mẫu virus trên bao bì thực phẩm đông lạnh được đưa vào nước này. Trong 1 số trường hợp, nước này còn phát hiện những ca lây nhiễm trong cộng đồng vì sản phẩm đông lạnh. 

Báo cáo nói rằng dây chuyền lạnh có thể là động cơ lây lan virus theo đường dài nhưng nghi ngờ khả năng gây bùng dịch của nó. Theo bản sao chép, nguy cơ lây bệnh từ thực phẩm đông lạnh thấp hơn so với từ người sang người và hầu hết các chuyên gia đồng ý với điều này. 

Ngày 28-3, các quan chức hàng đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ lo ngại về cách thực hiện báo cáo nguồn gốc Covid-19, bao gồm khả năng chính phủ Trung Quốc đã góp phần viết ra nó.

 Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với đài CNN rằng: "Mỹ có những lo ngại thật sự về phương pháp luận và quy trình của báo cáo. Rõ ràng là Trung Quốc đã tham gia viết ra nó".

 Trong khi đó, bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, bày tỏ ông không biết báo cáo có phải là sự "minh oan" hay không và sẽ sớm phán xét các kết luận. (Nld.com.vn 29/3, Bảo Hạnh)Về đầu trang

Hai bộ trưởng Úc bị giáng chức sau hai vụ bê bối hiếp dâm chấn động

Hai bộ trưởng Úc đã bị giáng chức vào ngày 29.3 sau hai vụ bê bối hiếp dâm làm rung chuyển chính trường nước này.

 Bà Linda Reynolds bị loại khỏi vị trí Bộ trưởng quốc phòng và ông Christian Porter bị loại khỏi vị trí Bộ trưởng Tư pháp trong bối cảnh Thủ tướng Úc Scott Morrison đối mặt áp lực từ dư luận vì các vụ bê bối hiếp dâm.

 Cả hai vị bộ trưởng bị giáng chức đã nghỉ phép trong nhiều tuần qua và trước đó Thủ tướng Morrison từng khẳng định họ sẽ quay trở lại làm việc bình thường. Tuy nhiên, giờ đây cả hai bị giáng chức, vẫn tiếp tục làm việc trong chính phủ nhưng được giao nhiệm vụ quản lý các danh mục đầu tư, dịch vụ công và phụ trách vấn đề về công nghiệp, khoa học, công nghệ.

 Trước đó, ông Porter bị cáo buộc cưỡng hiếp một nữ sinh viên 16 tuổi (bạn học cùng lớp) hồi năm 1988. Tuy nhiên, ông bác bỏ mọi cáo buộc. Người phụ nữ này qua đời hồi tháng 6.2020, được cho là do tự tử.

 Trong khi đó, bà Reynolds bị cáo buộc xử lý không phù hợp cuộc điều tra về vụ nữ nhân viên Brittany Higgins (26 tuổi) cáo buộc một đồng nghiệp đã hiếp dâm cô trong văn phòng tại quốc hội của bà Reynolds, còn là một thượng nghị sĩ, hồi tháng 3.2019. Bà Reynolds đã bị kiện và dư luận lên án bà gay gắt vì bà gọi cô Higgins là “con bò cái nói dối”.

 Những vụ bê bối hiếp dâm kích ngòi làn sóng biểu tình khắp nước Úc với hàng chục ngàn phụ nữ xuống đường, kêu gọi chính phủ đảm bảo bình đẳng giới và chấm dứt tình trạng lạm dục tình dục.

 Trong những tuần gần đây, chính trường Úc rúng động trước những vụ bê bối tình dục khác: từ một nhân viên chính phủ thủ dâm ngay trên bàn của một nghị sĩ cho đến một nghị sĩ bang bị buộc tội cưỡng hiếp gái mại dâm và một nghị sĩ khác xin lỗi vì đã quấy rối phụ nữ trên mạng.

 Đây là năm cuối của nhiệm kỳ Thủ tướng Morrison và kết quả khảo sát dân ý do hãng Newspaperoll công bố ngày 28.3 cho thấy mức tín nhiệm của ông Morrison đang rơi xuống mức thấp nhất.

 Về vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, bà Reynolds sẽ được thay thế bằng Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton, vốn là người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Ông Dutton nhiều lần lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh tấn công mạng nhằm vào Úc và đánh cắp tài sản trí tuệ, đồng thời phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. (Thanhnien.vn 29/3, Phúc Duy)Về đầu trang./.\

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

More