Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 20-4-2020

Post date: 20/04/2020

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

1.             Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 tại 28 tỉnh thành tới 22/4: Không lơi lỏng, không chủ quan. 1

2.             Góp ý dự thảo Chỉ thị phòng chống COVID-19 trong tình hình mới 2

3.             Thủ tướng yêu cầu sửa Nghị định 20/2017, hồi tố gần 5.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp. 2

VỤ ÁN ĐƯỜNG NHUỆ TẠI THÁI BÌNH.. 4

4.             Thái Bình: Bắt tạm giam 4 cán bộ tỉnh Thái Bình tiếp tay xã hội đen Đường “Nhuệ”. 4

5.             Ai đã "ngậm kẹo", bảo kê cho Đường "Nhuệ"?. 5

6.             Băng nhóm Đường "Nhuệ" lộng hành: Chính quyền không thể đứng ngoài cuộc. 6

CHỈ THỊ MỚI 7

7.             Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 11-17/4. 7

TIN QUỐC HỘI 9

8.             Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự Luật Cư trú (sửa đổi) tại phiên họp 44. 9

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY.. 11

9.             An Giang: Chống dịch Covid-19 hiệu quả nhờ tiếng loa an ninh. 11

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 11

10.          Fitch dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 2,8% trong năm 2020. 11

11.          35.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động vì dịch COVID-19. 11

12.          Các doanh nghiệp FDI lạc quan về nền kinh tế Việt Nam.. 12

13.          Chủ tịch VCCI: Công thức phục hồi thành công nền kinh tế sau đại dịch là niềm tin và thể chế. 13

QUẢN LÝ.. 15

14.          Tướng Nguyễn Duy Ngọc: Bãi bỏ sổ hộ khẩu, quản lý bằng mã số định danh. 15

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 16

15.          Đề nghị truy tố cựu Phó Chủ tịch thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài 16

16.          Kỷ luật Phó Giám đốc Bệnh viện rình rang rước dâu cho con giữa đại dịch COVID-19. 17

17.          Triệu tập một số cán bộ CDC Hà Nội liên quan đến việc mua sắm máy thở. 17

18.          Đắk Lắk: Phó Bí thư huyện M'Đrắk buông lỏng quản lý để rừng tự nhiên bị lấn chiếm.. 18

THẾ GIỚI 19

19.          Nhật Bản đẩy nhanh hình thức làm việc từ xa tại các doanh nghiệp. 19

20.          Tổng thống Philippines cảnh báo thiết quân luật nếu người dân không tuân thủ giãn cách xã hội 20

 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 tại 28 tỉnh thành tới 22/4: Không lơi lỏng, không chủ quan

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang có những dấu hiệu khả quan, thì điều quan trọng là các địa phương không vì thế mà lơi lỏng, chủ quan, mất cảnh giác.

 Theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, số địa phương phải cách ly xã hội đến 22/4 là 28 tỉnh thành, không chỉ 12 tỉnh thành. Hai tuần cách ly vừa qua đã thực sự phát huy tác dụng. Bởi trong thời gian này, Việt Nam ghi nhận thêm 59 trường hợp mắc mới, chỉ bằng 40% so với 2 tuần trước đó. Tuy nhiên, đã có sự linh hoạt trong áp dụng cách ly xã hội khi Thủ tướng đồng ý về phân loại nguy cơ dịch bệnh tại các địa phương thành 3 nhóm.

 Tờ Đại đoàn kết nhận định, với quyết định này của Thủ tướng, cả nước càng tin tưởng hơn vào những biện pháp chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Không ngăn sông cấm chợ trên phạm vi cả nước nhưng cũng không chủ quan mà vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng chống quyết liệt ở cả những địa phương chưa từng có người nhiễm SARS-CoV-2. Điều đáng mừng là các biện pháp rắn ở một số địa phương đã và đang được dỡ bỏ, nhưng không vì thế mà lơi lỏng, chủ quan, mất cảnh giác.

 Tinh thần chung chống dịch là nới lỏng chứ không thả lỏng. Điều này cho thấy rõ việc bám sát mục tiêu phòng chống được dịch nhưng cũng phải chống được suy giảm kinh tế.

 Mặc dù theo dự báo mới nhất của Quỹ tiền tệ IMF thì tăng trưởng toàn cầu sẽ suy giảm -3% trong năm nay, nhưng với Việt Nam sẽ có được mức tăng 2,7%, mức tăng trưởng khả quan nhất trong khu vực. Có vẻ như sự quyết liệt trong phòng chống dịch ngay từ ban đầu đang giúp chúng ta có được sự bảo vệ tốt nhất cho nền kinh tế và sức khỏe của người dân. Ở thời điểm này, sự uyển chuyển trong thực hiện phòng dịch và phục hồi các hoạt động kinh doanh sẽ giúp các địa phương ổn định kinh tế. (Kênh VTV1 – Toàn cảnh báo chí lúc 7h sáng 19/4)Về đầu trang

Góp ý dự thảo Chỉ thị phòng chống COVID-19 trong tình hình mới

Theo các chuyên gia, dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến kéo dài vì vậy, cần tiếp tục triển khai các nguyên tắc phòng chống nhưng phải đảm bảo ổn định và phát triển.

 Chiều 17/4, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã tổ chức họp trực tuyến lấy ý kiến của 63 tỉnh thành phố và thành viên Ban chỉ đạo về dự thảo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

 Các ý kiến cơ bản thống nhất với dự thảo chỉ thị trong tình hình mới, song cho rằng có thể cần quy định chi tiết hơn về loại hình dịch vụ được và không được hoạt động; đề xuất có quy định với người đi đến từ vùng dịch, nguy cơ cao thì phải khai báo y tế bắt buộc, theo dõi sức khỏe. Khi phân các nhóm nguy cơ cần phải đi kèm với giải pháp để phối hợp giữa các địa phương được thuận lợi.

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận các ý kiến, đồng thời nhấn mạnh mục tiêu quan trọng là không để dịch bệnh lây lan rộng ra cộng đồng. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu người dân tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế, phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách, rửa tay, không tập trung đông người… Những giải pháp này vẫn là then chốt để chặn đứng sự lây lan dịch bệnh. (VTV.vn 18/4)Về đầu trang

Thủ tướng yêu cầu sửa Nghị định 20/2017, hồi tố gần 5.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

Ngày 17/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với Bộ Tài chính liên quan đến việc hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 3 điều 8 Nghị định số 20/2017 của Chính phủ về áp trần tỷ lệ lãi vay các doanh nghiệp có hoạt động liên kết.

 Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định đối với nội dung xử lý hồi tố cho năm 2017, 2018 theo phương án như ý kiến của đa số thành viên Chính phủ theo đúng quy chế làm việc của Chính phủ, bù trừ nghĩa vụ thuế của các kỳ tính thuế tiếp theo nhưng tối đa không quá 5 năm.

 Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính ký tắt Nghị định, trình Thủ tướng ký, ban hành ngay trong ngày 20/4. Đồng thời yêu cầu Bộ Tài chính có giải pháp quản lý chặt chẽ, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm khi xử lý hồi tố theo quy định của Nghị định.

 Ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), tổ chức đại diện cho hàng trăm doanh nghiệp liên tiếp có công văn kiến nghị sửa đổi Nghị định 20/2017 khẳng định: Chỉ đạo này đồng nghĩa với việc những doanh nghiệp đã bị tính thuế oan trong các năm 2017, 2018 sẽ được hoàn lại thuế.

 Theo ông Nam, việc cho hồi tố này không những bảo đảm sự công bằng, hợp tình hợp lý, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mà trong sự tác động của đại dịch toàn cầu COVID-19, đây còn là giải pháp hỗ trợ gián tiếp của Chính phủ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vượt qua đại dịch, phục hồi hoạt động.

 "Chắc chắn việc quy định hiệu lực "hồi tố" sẽ đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp, qua đó bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp và tối ưu hoá lợi ích của mô hình công ty mẹ - con theo Luật Doanh nghiệp" – Chủ tịch VNREA khẳng định.

 Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đề cập trong loạt bài viết trước đó, Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, ở khoản 3, Điều 8 quy định: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao của doanh nghiệp" (trước khi có Nghị định 20 mức khống chế là 30%).

 Mục tiêu của Nghị định 20 là để chống chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khi các công ty mẹ ở nước ngoài cho các công ty con ở Việt Nam vay với lãi suất thật cao để khấu trừ vào chi phí, làm thất thu thuế. Nhưng Nghị định lại áp dụng cho cả các doanh nghiệp trong nước.

 Do đó, đã gây khó và thiệt hại cho các doanh nghiệp trong nước làm ăn chân chính vì bị đánh thuế chồng thuế khi trung chuyển vốn vay, cho vay lại hay việc vay nợ giữa công ty con với công ty mẹ trong cùng một tập đoàn, tổng công ty… Đồng thời, mức áp trần chi phí phí lãi vay 20% đã bóp nghẹt sự phát triển của doanh nghiệp.

 Khi nhận thấy sự bất cập này, Thủ tướng Chính phủ đã cho ý kiến sửa đổi điều khoản trên để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh mức lãi vay từ 20% lên 30%, chỉ cho áp dụng đối với năm 2019, mà không cho hồi tố đối với số tiền thuế doanh nghiệp đã nộp oan năm 2017 và 2018.

 Trong khi đa số thành viên Chính phủ chọn quy định cho phép hồi tố xử lý đối với các năm 2017, 2018; cho phép chuyển chi phí lãi vay không được trừ sang các kỳ tính thuế tiếp theo nhưng không quá 5 năm.

 Trao đổi với PV, PGS.TS Doãn Hồng Nhung, Giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, việc hoàn thiện Nghị định 20/2017 nhằm mục đích khắc phục thiếu sót việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục những hậu quả mà quá trình thi hành đã gây ra cho doanh nghiệp, đảm bảo sự công bằng, minh bạch.

 Do đó, việc sửa đổi lần này phải có hiệu quả và phải thực sự sẽ trở thành biện pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp, không thể tiếp tục đẩy doanh nghiệp vào tình thế khốn cùng. Bởi với số tiền thuế đã nộp cho các năm trước được hoàn về hoặc bù trừ nếu áp dụng hồi tố, doanh nghiệp sẽ giảm bớt những gánh nặng về tài chính đang gặp phải. Đây là điều các doanh nghiệp bất động sản rất mong mỏi, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh như hiện tại.

 "Sự sống còn của doanh nghiệp đang phụ thuộc vào quyết định linh hoạt, quyết liệt và kịp thời của Bộ Tài chính để đẩy nhanh tiến độ thực thi pháp luật trong thực tiễn. Một khi đã sửa thì phải sửa triệt để, không thể nửa vời" - PGS.TS Doãn Hồng Nhung khẳng định. (Enternews.vn 19/4, Phương Uyên)Về đầu trang

VỤ ÁN ĐƯỜNG NHUỆ TẠI THÁI BÌNH

Thái Bình: Bắt tạm giam 4 cán bộ tỉnh Thái Bình tiếp tay xã hội đen Đường “Nhuệ”

Mở rộng điều tra vụ án băng nhóm xã hội đen Đường “Nhuệ”, Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 người là cán bộ liên quan đến vụ án.

 Chiều 16/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Bình căn cứ vào kết quả điều tra ban đầu đối với băng nhóm Đường “Nhuệ” đã ra quyết định khởi tố vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.

 Theo đó, Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 cán bộ thuộc Trung tâm đấu giá tài sản, Sở Tư pháp và Trung tâm phát triển quỹ đất Thái Bình, Sở Tài Nguyên môi trường tỉnh Thái Bình.

 4 người bị bắt tạm giam gồm: Phạm Văn Hiệp, Vũ Gia Thành lần lượt là Giám đốc và đấu giá viên của Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thái Bình, Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình; 2 người còn lại là Trịnh Minh Thúy, Hà Văn Dũng lần lượt là Trưởng phòng và nhân viên của Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật tài nguyên tỉnh Thái Bình.

 Theo nguồn tin riêng của phóng viên, những người này đã tiếp tay để giúp băng nhóm Đường “Nhuệ” trúng đấu giá một số dự án trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Ngoài việc sử dụng đàn em xăm trổ, bặm trợn để đe dọa người tham gia đấu giá, ép giá rẻ, Đường “Nhuệ” cũng bắt tay móc nối với các cán bộ thuộc các cơ quan liên quan để moi thông tin, dìm giá đấu… từ đó thâu tóm các lô đất đẹp với giá rẻ, gây thiệt hại cho Nhà nước. (VTV.vn 18/4)Về đầu trang

Ai đã "ngậm kẹo", bảo kê cho Đường "Nhuệ"?

Chỉ riêng việc tìm không ra đối tượng đánh người đến vỡ xương quai hàm, ngay tại trụ sở công an phường đã tự nó nói lên sự bất bình thường. Việc phục hồi điều tra vụ án, vì thế, không thể chỉ để tìm ra việc làm trái, tìm thấy cái sai mà còn phải trả lời cho dư luận câu hỏi: Ai đã bảo kê cho Đường “Nhuệ”.

 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình ngày 17.4 đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án hình sự “Cố ý gây thương tích” xảy ra ngày 18.11.2014 tại trụ sở Công an phường Trần Lãm (TP Thái Bình).

 Nạn nhân M.T.D kể lại: “Hôm đó khoảng 7h30, tôi đang ngồi trình báo thì Đường bước vào phòng. Anh công an phường ra ngoài, nói đi giao ban. Đường cho đàn em đóng cửa rồi đánh 2 mẹ con tôi. Đánh tới mức răng tôi lạo xạo ở quai hàm... Mẹ tôi chạy ra ngoài kêu cứu, nói sao công an để chúng nó đánh người, nhưng một công an bảo đánh đâu mà đánh.

 Anh D sau đó được đưa đi giám định với tỉ lệ tổn hại sức khỏe là 15%, vụ án cố ý gây thương tích được khởi tố. Tuy nhiên, sau đó bị đình chỉ với lý do: “Chưa xác minh được bị can trong vụ án; Hết thời hạn điều tra”.

 Cả hai quyết định này đều do thiếu tá Cao Giang Nam - Phó trưởng Công an TP Thái Bình ký.

 Có một tình tiết đáng chú ý: Chính ông Nam cũng là người bị anh Nguyễn Văn Hà,  sĩ quan công an một phường ở TP Thái Bình tố cáo đã bao che cho Đường “Nhuệ” trong vụ băng nhóm của Đường chiếm giữ, đập phá, cướp máy móc tài sản.. ép bố mẹ anh phải bán lại nhà xưởng Công ty Lâm Quyết để siết nợ.

 Mở ngoặc thêm, trên VTC News, nguyên Trưởng Công an phường Trần Lãm nói khi việc đánh người xảy ra, công an phường “đang họp ở tầng trên nên không nắm được gì”.

 Không chỉ người dân, đến công an cũng kêu cứu. Công an phường thì không biết, dù vụ án xảy ra ngay tại phòng tiếp dân. Cơ quan điều tra thì không tìm ra hung thủ, dù bị hại bị đánh đến vỡ xương quai hàm, có đơn tố cáo đích danh Đường “Nhuệ” đánh mình. 

Không có gì lạ khi người dân Thái Bình nói riêng và dư luận nói chung nhiệt thành ủng hộ quyết định phục hồi điều tra vụ án này. Bởi điều đó, không chỉ trả lại công bằng cho những nạn nhân, mà còn trả lời cho dân câu hỏi về những kẻ thoái hóa biến chất đã bao che, bảo kê cho băng nhóm Đường Nhuệ.

 Chuyên gia tội phạm học, trung tá Đào Trung Hiếu hôm qua có nói đến một thủ đoạn của tội phạm có tổ chức là “đầu tư vào những suất có chiều hướng đi lên”! Nhưng tiền của giang hồ không có đồng nào rơi ra mà không có đích ngắm. Tiền giang hồ là đạn, chứ chẳng phải kẹo. Ngậm rồi đến lúc trở thành “tù binh” cho tội phạm. Rồi đến lúc phải trả giá.

 4 cán bộ bị bắt ngày 17.4, vì thế, chưa phải là con số cuối. (Laodong.vn 18/4, Anh Đào)Về đầu trang

Băng nhóm Đường "Nhuệ" lộng hành: Chính quyền không thể đứng ngoài cuộc

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng, trong vụ án Đường Nhuệ này, song song với việc điều tra truy vết tội phạm thì cũng cần xác định rõ trách nhiệm của chính quyền liên quan trong việc để băng nhóm này tồn tại trong nhiều năm qua.

 Mới đây, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình khởi tố vụ án “cố ý gây thương tích” khởi tố bị can, bắt tạm giam vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (Đường "Nhuệ") cùng 4 bị can khác.

 Ngay sau khi băng nhóm này bị bắt giữ, dư luận và báo chí phản ánh ổ nhóm này đã thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm, như hoạt động tín dụng đen cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng… Đặc biệt là những hành vi sai phạm về đấu giá đất đai.

 Cũng liên quan tới vụ việc này, mới đây, 4 cán bộ trung tâm bán đấu giá bị khởi tố, có dấu hiệu về sự “tiếp tay” cho Đường “Nhuệ” trong hoạt động đấu giá đất, gây thiệt hại cho nhà nước.

 Trao đổi với phóng viên Lao Động, đại biểu Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho hay, qua thông tin báo chí và dư luận phản ánh có thể thấy vụ án Đường “Nhuệ” này cho thấy có dấu hiệu của hoạt động “xã hội đen” núp bóng dưới dạng doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh. Sau đó, những kẻ này tiến hành hàng loạt hoạt động như bảo kê, cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng… gây bức xúc xã hội.

 Theo ông Vân, dư luận đặt câu hỏi, sự tồn tại và lộng hành của băng nhóm tội phạm trong thời gian khá dài và lâu như vậy thì có hay không sự bảo kê, thậm chí bảo vệ cho sự tồn tại của băng nhóm xã hội đen. Nếu chính quyền các cấp hoạt động đúng chức năng, trong đó có việc duy trì, bảo đảm an ninh trật tự thì sẽ khó có thể để cho hoạt động của một băng nhóm mang dáng dấp xã hội đen, núp bóng doanh nghiệp lộng hành, công khai nhiều năm như vậy.

 Vị Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho rằng, trong vụ án Đường "Nhuệ" này, song song với việc điều tra truy vết tội phạm thì cũng cần xác định trách nhiệm của chính quyền liên quan trong sự việc này với sự tồn tại của băng nhóm này trong những năm qua.

 “Chính quyền ở đây không thể đứng ngoài cuộc được. Sứ mệnh của chính quyền là bảo vệ nhà nước, bảo vệ nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Phải làm rõ xem những ai có dấu hiệu tiếp tay, bảo kê, chống lưng cho tội phạm hay dấu hiệu doanh nghiệp sân sau ở đây không” – ông Vân nói và nhấn mạnh phải xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm, nếu không làm trong sạch bộ máy thì sẽ không đủ sức trấn áp tội phạm.

 Từ vụ việc này, đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị Bộ Công an nên có chiến dịch điều tra, trấn áp tội phạm xã hội đen ở tất cả các địa phương, làm triệt để để tránh việc những băng nhóm lộng hành gây bức xúc cho người dân.

 Cùng trao đổi về việc này, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) cũng cho hay, dư luận quan tâm tới việc nhà này đã tung hoành ở thành phố Thái Bình không phải chỉ mới một tháng, chỉ mới một năm mà đã nhiều năm.

 “Việc tung hoành đến nỗi nhiều người dân phải sợ băng nhóm này. Vậy tại sao lại có thể có chuyện vợ chồng Dương, Đường này tung hoành như vậy được” – ông Cương đặt câu hỏi.

 Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) đề nghị các cơ quan Trung ương như Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an cần tổ chức kiểm tra, đánh giá vụ việc tại Thái Bình, đồng thời yêu cầu Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình phải chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của địa phương.

 “Các cơ quan Trung ương cần vào cuộc để xem có thế lực nào bao che, bảo kê, chống lưng cho băng nhóm này có thể tung hoành nhiều năm như vậy mà không bị xử lý không. Nếu có vi phạm phải xử lý nghiêm minh” – ông Cương nói. (Laodong.vn 18/4, Vương Trần) Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 11-17/4

Tuần qua, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có nhiều chỉ đạo quan trọng về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; trong đó có việc phân loại nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương thành 3 nhóm (nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp) để áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.

 Theo Thông báo 158/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 15/4/2020 về phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương để áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.

 Bên cạnh các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, tại Thông báo số 154/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng các kịch bản, phương án, kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau dịch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2020.

 Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg trong đó yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 đồng thời tiến hành xây dựng Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 để phê duyệt, triển khai thực hiện ngay khi kế hoạch 5 năm được cấp có thẩm quyền thông qua.

 Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo: Tại văn bản số 3083/VPCP-KTTH ngày 17/4/2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo và việc cho phép xuất khẩu gạo nếp, báo cáo Thủ tướng và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

 Trước đó, tại văn bản số 2969/VPCP-KTTH ngày 15/4/2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Tài chính phải báo cáo về trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu tháng 4/2020, trong đó nêu cụ thể về quy trình, cách làm, danh sách các doanh nghiệp, thời gian mở tờ khai hải quan và số lượng gạo xuất khẩu của từng doanh nghiệp đã đăng ký thành công trên hệ thống; công tác phối hợp với Bộ Công Thương về việc này. Đồng thời, Bộ Tài chính báo cáo việc mua tạm trữ lương thực theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

 Xây dựng chuỗi đảm bảo cung ứng thịt lợn trong mùa dịch: Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp với các doanh nghiệp chăn nuôi lợn. Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các thành phần liên quan đến chuỗi sản xuất thịt lợn thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát và giảm giá thịt lợn hơi xuất chuồng xuống 70.000 đ/kg kể từ ngày 01/4/2020; tiến tới giảm dưới 65.000 đ/kg đến 60.000 đ/kg lợn hơi và thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát giá thịt lợn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 132/TB-VPCP ngày 29/3/2020. Đồng thời, đẩy mạnh vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; xây dựng các chuỗi đảm bảo cung ứng thịt lợn trong mùa dịch và ổn định thị trường.

 Triển khai nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý II/2020: Chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý II năm 2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; triển khai thực hiện Năm an toàn giao thông 2020 với chủ đề “Đã uống rượu, bia không lái xe”; theo dõi, nắm bắt tình hình, kịp thời tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chỉ đạo thực hiện các giải pháp hiệu quả để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

 Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trong tình hình mới: Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị 17/CT-TTg yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm; tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả về hình sự các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các qui định về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo phát triển các vùng sản xuất thực phẩm an toàn; thúc đẩy việc áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, các mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; tăng cường quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các làng nghề thực phẩm, chợ thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm.

 11 loại công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn: Chính phủ ban hành Nghị định 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thuỷ văn, trong đó nêu rõ 11 loại công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật khí tượng thủy văn.

 Giải quyết vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc – Nam: Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 442/CĐ-TTg về việc giải quyết vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020. Để đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện Dự án, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương xây dựng tiến độ chi tiết để thực hiện hoàn thành khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại (khoảng 30%), cơ bản bàn giao toàn bộ mặt bằng phục vụ thi công Dự án trong quý II/2020.

 Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Đường “Nhuệ”: Tại công văn 2941/VPCP-NC, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ 138/CP) yêu cầu làm rõ những vi phạm pháp luật của Đường “Nhuệ”, tức Nguyễn Xuân Đường. Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm tỉnh Thái Bình chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ hành vi phạm tội “cố ý gây thương tích” của các đối tượng. Bên cạnh đó, cần mở rộng điều tra đối với các hành vi có dấu hiệu phạm tội hoạt động có tổ chức, mang tính chất “xã hội đen” của nhóm đối tượng này, đã được các cơ quan báo chí thông tin trong những ngày qua, xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

 Xử lý nghiêm hành vi mua gom sổ bảo hiểm xã hội: Báo tin tức (Thông tấn xã Việt Nam phát hành) ngày 08/4/2020 đưa tin: “Lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 công nhân mất việc làm, nhiều đối tượng thu gom, mua bán sổ bảo hiểm xã hội nhằm trục lợi của công nhân. Mới đây, một số đối tượng đã lập trang Facebook mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội Bình Dương để rao mua bán”. Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình giao các Bộ, cơ quan: Công an, Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời cảnh báo, xử lý nghiêm các hành vi mua gom sổ bảo hiểm xã hội, siết chặt quy trình chi trả để ngăn chặn các đối tượng trục lợi.

 Gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải biển: Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến chỉ đạo về giải pháp khắc phục khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển. Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ vận tải biển. Tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển đội tàu; đôn đốc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài để đa dạng hóa nguồn vốn, tăng hiệu quả đầu tư phát triển vận tải biển của Việt Nam. (Baochinhphu.vn 18/4, Minh Hiển) Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự Luật Cư trú (sửa đổi) tại phiên họp 44

Dự kiến tại phiên họp 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, cho ý kiến về Dự án Luật Cư trú (sửa đổi) và 5 dự án Luật khác.

 Theo kế hoạch, ngày 20.4, phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự, phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung phiên họp.

 Theo đó, từ ngày 20-28.4.2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, cho ý kiến về nội dung sau đây:

 Các dự án luật, gồm: Dự án luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (cho ý kiến lần 2); Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; Dự án Luật Cư trú (sửa đổi); Một số vấn đề lớn của dự án Luật Thanh niên (sửa đổi).

 Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội gồm:  Phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2019; Điều chỉnh tỷ lệ khoán kinh phí bảo đảm hoạt động đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020;

 Điều chuyển một phần nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của Tổng cục Thuế sang Tổng cục Dự trữ nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước và Học viện Tài chính; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019; Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”.

 Việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức.

 Dự kiến, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ báo cáo chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV;  Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

 Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.

 Việc thực hiện Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kiến nghị sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 còn lại đã chuyển nguồn sang giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 để thực hiện hạng mục bổ sung một số dự án.

 Việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và hằng năm từ Bộ Giao thông vận tải sang Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho Dự án nút giao thông khác mức tại nút giao thông Ngã ba Huế, Tp. Đà Nẵng.

 Xem xét, quyết định việc thành lập 03 thị xã thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định. (Laodong.vn 18/4, Vương Trần)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

An Giang: Chống dịch Covid-19 hiệu quả nhờ tiếng loa an ninh

Loa an ninh phòng chống dịch bệnh COVID-19 là một trong những mô hình hay đang được nhiều địa phương ở tỉnh An Giang áp dụng.

 Để chủ động phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra, Bộ Y tế khuyến cáo người dân như sau: giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang nơi công cộng. Thay vì chỉ tuyên truyền tình hình an ninh, trật tự ở địa phương, tiếng loa an ninh giờ có thêm nhiệm vụ mới đó là phát những bài tuyên truyền về dịch bệnh COVID-19.

 Cách làm này được Công an xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang triển khai từ tháng 3. Cấu tạo gọn nhẹ, hệ thống loa này có thể đi vào từng ngõ, đến từng nhà. Đây là kênh thông tin hữu ích giúp người dân nắm được cách thức phòng chống dịch bệnh.

 Ngày 2 lần, tiếng loa an ninh lần lượt xuất hiện nhiều nơi ở xã Tân Trung. Kèm theo việc phát loa, cán bộ chiến sỹ còn tặng khẩu trang, phát tờ rơi hướng dẫn cách phòng ngừa trộm cắp, vừa giúp nâng cao nhận thức phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo an ninh trật tự địa phương.

 Mời xem chi tiết trong video tại đường link dưới đây:

https://vtv.vn/trong-nuoc/tieng-loa-an-ninh-phong-chong-dich-covid-19-2020041908542625.htm

(Kênh VTV1 – Chào buổi sáng lúc 5h34 ngày 19/4)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Fitch dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 2,8% trong năm 2020

Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings vừa đưa ra dự báo: GDP năm 2020 của Việt Nam sẽ chỉ đạt 2,8%, thấp hơn nhiều con số 6,1% Bloomberg đưa ra trước đó.

 Theo Fitch, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ là 3 ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Việc hạn chế di chuyển gây tổn thất lớn cho ngành dịch vụ khách sạn, vận tải và bán lẻ. Bên cạnh đó, giá dầu giảm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp khai khoáng trong quý I/2020.

 Yếu tố chính dẫn đến sụt giảm tăng trưởng là do gián đoạn chuỗi cung ứng từ lệnh phong tỏa của Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước giảm. Đồng thời, Fitch cũng dư báo GDP toàn cầu sẽ giảm 1% trong năm 2020. (VTV.vn 18/4)Về đầu trang

35.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động vì dịch COVID-19

35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, phải ngừng hoạt động và giải thể. Đây là con số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể cao nhất từ trước đến nay.

 Lần đầu tiên trong hàng thập kỷ qua, số lượng doanh nghiệp thành lập mới thấp hơn so với số lượng doanh nghiệp buộc phải rút khỏi thị trường. Theo khảo sát mới đây của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có tới 80% doanh nghiệp cho rằng, doanh thu của họ sẽ giảm sút so với năm 2019. Đây có thể nói là giai đoạn khó khăn nhất từ trước đến nay của nhiều doanh nghiệp.

 Lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của COVID-19 và cũng sớm lộ rõ thiệt hại, chính là du lịch. Như ở tỉnh Khánh Hòa, ngay trong mùa hè, tất cả các doanh nghiệp du lịch lại phải "ngủ đông". Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, kéo theo hàng loạt lao động bị cắt giảm, bị mất việc.

 Tiếp đến là ngành hàng không. Hơn 200 máy bay của các hãng hàng không Việt Nam đang được đỗ tại các Cảng hàng không vì không thể đưa được vào khai thác. Báo cáo của Cục hàng không gửi Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện lượng vận tải hành khách vận chuyển bằng đường hàng không chỉ còn từ 1-2% so với trước khi có dịch COVID-19. Từ cuối tháng 1 các hãng trong nước đã liên tục phải cắt giảm các đường bay cả trong nước và Quốc tế.

 Vào cuối tuần trước, Chính phủ đã tổ chức một Hội nghị trực tuyến toàn quốc với lãnh đạo tất cả các bộ ngành và tỉnh thành trong cả nước.... để thảo luận về các giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Hội nghị này là bước chuẩn bị để cả nước chuyển trạng thái của nền kinh tế và cả xã hội từ phòng chống dịch bệnh sang thích ứng với những thách thức mới, để có thể bật dậy được ngay, sau khi đại dịch COVID-19 qua đi.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ngoài gói hỗ trợ cho 98% các doanh nghiệp bằng chính sách tài khóa có quy mô 185 nghìn tỷ đồng và gói hỗ trợ bằng chính sách tiền tệ được mở rộng lên 300 nghìn tỷ đồng, Chính phủ cũng đang chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng gói chính sách miễn, giảm phí, lệ phí với dự kiến ban đầu khoảng 40.000 tỷ đồng.

 Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu qua hội nghị này, các bộ, ngành và địa phương phải thay đổi cách làm và phải quyết liệt hơn, nhất là trong cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi theo tinh thần là càng khó khăn, thì càng phải tập trung cải cách, hoàn thiện các quy định pháp luật, cắt giảm thủ tục hành chính để tạo mọi thuận lợi, góp phần tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. (Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 9h15 ngày 18/4)Về đầu trang

Các doanh nghiệp FDI lạc quan về nền kinh tế Việt Nam

Theo khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, gần 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát không có ý định giảm đầu tư tại Việt Nam.

 Đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay từ một số tổ chức kinh tế thế giới như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được đánh giá sẽ tăng trưởng tốt nhất trong khu vực. Các doanh nghiệp FDI cũng thể hiện sự lạc quan về nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.

 Theo khảo sát mới nhất của Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 như sụt giảm doanh thu và đơn hàng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, buộc phải cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, gần 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát không có ý định giảm đầu tư tại Việt Nam, thậm chí khoảng một nửa số doanh nghiệp còn dự định mở rộng đầu tư tại thị trường này.

 Một số tổ chức kinh tế thế giới như Ngân hàng phát triển Châu Á và Quỹ tiền tệ thế giới dự báo rằng cuộc khủng hoảng y tế COVID-19 sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng về kinh tế, cụ thể là trong lĩnh vực tài chính và nợ công.

 Theo Ngân hàng phát triển Châu Á, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, tăng trưởng tiêu dùng nội địa, giải ngân vốn ODA hiệu quả, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ vẫn tiếp tục là động lực giúp Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch và tăng trưởng trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, Việt Nam cần đảm bảo linh hoạt để đáp ứng sự phục hồi không đồng đều của các thị trường thương mại lớn của mình để phục hồi kinh tế tốt hơn, sau khi đại dịch COVID-19 đi qua. (VTV.vn 19/4)Về đầu trang

Chủ tịch VCCI: Công thức phục hồi thành công nền kinh tế sau đại dịch là niềm tin và thể chế

 Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), công thức giúp phục hồi thành công nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch nằm ở niềm tin và thế chế.

 Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi Thủ tướng Chính phủ về tác động của dịch COVID-19 tới doanh nghiệp trong quý I/2020, có gần 35.000 doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường. Đây là con số kỷ lục chưa từng có, lần đầu tiên số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lớn hơn số lượng doanh nghiệp mới thành lập.

 Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp thì chỉ 30% doanh nghiệp duy trì được hoạt động không quá 3 tháng, 50% doanh nghiệp chỉ trụ được nửa năm. Những con số này cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trước "cơn bão" đại dịch.

 Chia sẻ trên đường băng của chương trình Cất cánh, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa ra góc nhìn chung nhất về những gì kinh tế Việt Nam đã trải qua trong cơn bão mang tên COVID-19, đồng thời tìm ra từ khóa thành công cho kinh tế Việt Nam sau đại dịch.

 "Từ khi đổi mới cho tới nay, chưa bao giờ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đứng trước thách thức lớn như thế này. Trong những ngày qua, chúng ta sống trong trận chiến với COVID-19, trong trận chiến để duy trì tăng trưởng nhằm đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động", ông Vũ Tiến Lộc nhận định.

 "COVID-19 đã tạo ra sự lây nhiễm cho 268 người nhưng "COVID về kinh tế" lại gây tác động đến hơn 700.000 doanh nghiệp. Đó là sự tác động rộng khắp, bao phủ ở mức độ khác nhau. Các doanh nghiệp gặp khó khăn tứ bề bởi dịch COVID-19. Trước hết là đứt cung, sau đó là gãy thị trường và mất nguồn thanh khoản, không có tiền trả lương cho người lao động...".

 "Có thể nói, COVID-19 và tác động của nó đã đi vào giấc ngủ của mỗi doanh nhân, sáng thức dậy sẽ là bài toán tiền đâu để trả lương, trả lãi ngân hàng? Tất nhiên, đó là bài toán muôn thuở của doanh nhân nhưng trong thời COVID-19, nó trở thành phép tính vô cùng nặng nề với nhiều doanh nhân. Nhiều người đã không có khả năng chống trả, nhiều doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường. Chúng ta chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp đó".

 "Với các doanh nghiệp còn tồn tại, họ cũng rất gian nan để tiếp tục trụ vững, duy trì tăng trưởng và bảo vệ công ăn việc làm cho người lao động. Đằng sau các doanh nhân là việc làm của hàng triệu lao động, là nguồn thu ngân sách Nhà nước, là nguồn lực bảo đảm cho an sinh xã hội. Do đó, doanh nhân không chỉ lo cho doanh nghiệp mà còn lo cho người lao động, đất nước. Tôi nghĩ rằng cuộc đấu tranh bảo vệ sinh mạng người dân và cuộc đấu tranh kinh tế để bảo vệ sinh kế của người dân đều rất quan trọng", Chủ tịch VCCI phân tích tiếp.

 "Chúng ta đang có những ngày tháng không thể nào quên về người Việt Nam, về tình yêu nước, về sự đồng thuận, về sự gắn kết và vươn lên. Cảm ơn Đảng và Nhà nước đã có quyết sách kịp thời để dẵn dắt chúng ta kiềm chế thành công đại dịch. Hiện nay, trên thế giới chúng ta là một trong số ít nền kinh tế có thể làm được điều này và trước mắt chúng ta là cơ hội cho việc có thể nới lỏng các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội, để bắt đầu giai đoạn tái khởi động nền kinh tế, phục hồi sinh kế cho hàng chục triệu con người. Chúng ta có thể đi sớm hơn, tận dụng cơ hội phía trước".

 Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chính phủ đã rất kịp thời đưa ra gói hỗ trợ cho những đối tượng bị tác động từ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, gói hỗ trợ kinh tế chưa phải là điều quan trọng nhất.

 "Tôi nghĩ điều quan trọng không nằm ở gói hỗ trợ vật chất. Gói hỗ trợ vật chất chỉ mang tính hỗ trợ còn gói hỗ trợ có tính chất quyết định là niềm tin, là thể chế. Tạo được niềm tin của doanh nhân, xã hội và người dân, xây dựng được thể chế để giải phóng ràng buộc, phát huy sức mạnh của nhân dân chính là công thức thành công. Đó là công thức để chúng ta vượt qua đại dịch và cả trong phục hồi nền kinh tế. Chúng tôi mong rằng lửa của cuộc chiến thắng đại dịch cũng sẽ trở thành ngọn lửa để chúng ta thành công trong phát triển.

 Đối với các doanh nhân, chúng ta đã rất dũng cảm và kiên trì trong cuộc chiến này. Đất nước này đã có những anh hùng trong cuộc chiến chống đại dịch và duy trì tăng trưởng. Giờ là thời khắc chúng ta phải tiếp tục trụ vững và vươn lên. Điều quan trọng của các doanh nghiệp là giữ vững niềm tin", ông Vũ Tiến Lộc khẳng định.

 "Thế giới sau đại dịch không còn là thế giới của hôm nay. Một thế giới sẽ thay đổi và để thích ứng với điều đó thì các doanh nghiệp cũng phải thay đổi, định vị lại mình, tái cấu trúc về chiến lược, quản trị và phát triển chăm sóc nguồn nhân lực vì chính họ là mấu chốt để thành công. Chính nguồn lao động sẽ là sức mạnh của chúng ta trong thời gian tới.

 Các doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn đều phải bắt đầu quá trình chuyển đổi số. Cuộc di dân vĩ đại của chúng ta lên không gian số trong điều kiện đại dịch sẽ vẫn là không gian kinh tế của chúng ta ở giai đoạn tới. Doanh nghiệp chậm chân trong chuyển đổi số sẽ thất bại", ông Vũ Tiến Lộc nói tiếp.

 "Người Việt Nam có năng lực rất cao trong lĩnh vực này, cơ sở hạ tầng khá tốt trong lĩnh vực công nghệ thông tin ngay cả so với những nước trong khu vực và thế giới, đó là nền tảng tốt để chúng ta đi nhanh trong nền tảng số". (VTV.vn 19/4)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Tướng Nguyễn Duy Ngọc: Bãi bỏ sổ hộ khẩu, quản lý bằng mã số định danh

Ngày 17/4, Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc khẳng định, tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú.

 Dự thảo luật đã thể chế hóa hai nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua: Một là bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân, cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cở sở dữ liệu về cư trú.

  Hai là, thay thế quản lý cư trú (thường trú, tạm trú) từ phương thức thủ công bằng sổ giấy sang quản lý bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân. Điều này sẽ giúp bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú của công dân.

 Tại phiên họp thẩm tra, các đại biểu đều bày tỏ tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Cư trú, ủng hộ các chính sách lớn của dự án Luật nhất là việc bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cở sở dữ liệu về cư trú

 Các đại biểu cho rằng phương thức quản lý này sẽ giúp không chỉ đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ, tiết kiệm chi phí hành chính cho công dân mà còn góp phần bảo đảm quản lý công dân chặt chẽ, thực chất, khắc phục nhiều bất cập trong quản lý dân cư ở nước ta hiện nay. Đây là phương thức quản lý cư trú hiện đại dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với xu thế phát triển được một số quốc gia trên thế giới áp dụng.

 Đồng tình với các giải pháp trên, tuy nhiên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Thị Dung còn băn khoăn về tính khả thi, bởi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và đã chậm tiến độ so với yêu cầu của Luật Căn cước công dân. Tờ trình của Chính phủ cũng đã nêu, đến nay mới có 16 triệu công dân được cấp số định danh cá nhân. Như vậy, việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi luật này có hiệu lực (năm 2021) trong khi còn một khối lượng lớn công việc cần phải thực hiện, đây là vấn đề cần cân nhắc thận trọng.

 Cùng quan điểm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Bùi Văn Xuyền cho rằng, việc triển khai thi hành luật phụ thuộc vào tiến độ hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng như việc cấp số định danh cá nhân cho tất cả công dân Việt Nam. Ông Bùi Văn Xuyền đề nghị cân nhắc thời điểm trình dự án luật này, có thể lùi thời gian trình sang kỳ họp thứ 10 để xem xét kỹ các nội dung, hoàn thiện hồ sơ. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, việc lấy ý kiến, khảo sát thực tiễn bị hạn chế nên khó có thể đánh giá được một cách đầy đủ. (Tienphong.vn 19/4, Luân Dũng)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Đề nghị truy tố cựu Phó Chủ tịch thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài

Theo Cơ quan điều tra, đủ cơ sở để kết luận cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài cùng các đồng phạm phạm tội, đề nghị Viện KSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố các bị can.

 Ngày 18/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT) bổ sung, gửi Viện KSND Tối cao, truy tố ông Nguyễn Thành Tài (cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM), ông Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở TN&MT TPHCM), ông Nguyễn Hoài Nam (cựu Bí thư Quận ủy quận 2), bà Lê Thị Thanh Thúy (cựu Chủ tịch Cty Hoa Tháng Năm và Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư Lavenue) và ông Trương Văn Út (cựu Phó trưởng Phòng Quản lý đất thuộc Sở TN&MT TPHCM) – cùng tội “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”.

 Trước đó, ngày 30/12/2019, CSĐT, Bộ Công an, đã hoàn tất KLĐT. Theo đó, khu đất tại số 8-12 Lê Duẩn, phường Bến Nghe, quân 1, TPHCM có tổng diện tích 4896,3 m2, gồm 2 khu đất tại số 8 và 12 Lê Duẩn.

 Khu đất này là sở hữu Nhà nước, từ năm 1994 giao cho Cty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà quản lý, ký hợp đồng cho nhóm 4 công ty thuê đất, trả tiền thuê hàng năm.

 Do muốn đẩy nhanh tiến độ triển khai khu đất 8-12 Lê Duẩn thành khách sạn cao cấp và bị tác động mối quan hệ tình cảm với bị can Lê Thị Thanh Thúy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài đã ký ban hành quyết định giao đất và cho thuê đất chỉ định tại 8-12  Lê Duẩn cho Cty Lavenue (công ty không phải là đối tượng được mua tài sản trên đất, chuyển quyền sử dụng bằng hình thức chỉ định) không đúng đối tượng, trái với Quyết định 09/2007/QĐ-TTg và  Quyết định 140/2008/QĐ của Thủ tướng Chính phủ.

 Sai phạm của các bị can trong vụ 8-12 Lê Duẩn, theo cơ quan điều tra là Nhà nước bị thất thu ngân sách gần 248 tỷ đồng. Tại thời điểm Cơ quan CSĐT, Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án (tháng 12/2018), hậu quả, thiệt hại và thất thoát, lãng phí do hành vi phạm tội của các bị can gây ra là trên 2.000 tỷ đồng.

 Ngoài 5 bị can trên, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an cũng truy nã bị đối tượng Nguyễn Thị Thu Thủy (nguyên Giám đốc Cty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà), kiến nghị xem xét xử lý, kỷ luật cá nhân liên quan tại UBND TPHCM, Ban 09 TPHCM.

 Nhận được KLĐT, Viện KSND Tối cao đã không ban hành cáo trạng mà trả hồ sơ lại cho Cơ quan CSĐT Bộ Công an, để tiếp tục điều tra.

 Bản KLĐT bổ sung lần này, Cơ quan điều tra đã làm rõ các yêu cầu của Viện KSND Tối cao. Cụ thể là, về yêu cầu trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với bị can Lê Thị Thanh Thúy. Cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương. Kết quả là bị can Thúy không mắc bệnh tâm thần, không mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi nên phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình.

 Về yêu cầu của Viện KSND Tối cáo là điều tra làm rõ hành vi có dấu hiệu đồng phạm với bị can Nguyễn Thành Tài của khách ông Lưu Văn Thăng (Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần xăng dầu Vitaco), Nguyễn Bình Xuân (Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần kim khí TPHCM), Nguyễn Khắc Thám (Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần hóa chất vật liệu xây dựng TPHCM), Nguyễn Đình Hiền (Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn),  Cơ quan CSĐT Bộ Công an giữ nguyên quan điểm không có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân này.

 Về yêu cầu điều tra xác minh làm rõ tài sản các bị can để xem xét đảm bảo thu hồi tài sản cho nhà nước, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã kê biên 11 bất động sản thuộc sở hữu của các bị can.

 Đối với yêu cầu xác định hậu quả thiệt hại và thất thoát tài sản nhà nước do hành vi phạm tội của các bị can gây ra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đã làm rõ. (Tienphong.vn 19/4, Tân Châu)Về đầu trang

Kỷ luật Phó Giám đốc Bệnh viện rình rang rước dâu cho con giữa đại dịch COVID-19

hó Giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vừa bị kỷ luật bằng hình thức khiển do tổ chức rước dâu rình rang cho con trai giữa đại dịch.

 Trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Ngọc Châu – Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, Sở này đã quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Lê Anh Hùng, Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).

 Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh, Sở này thi hành kỷ luật ông Hùng theo đúng quy trình trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng từ báo cáo xác minh vụ việc của các cơ quan chức năng, phía bệnh viện và cá nhân ông Hùng. Ngoài ra, lãnh đạo Sở Y tế cũng khẳng định, qua xác minh việc tụ tập tại nhà ông Hùng là không có cơ sở.

 “Chúng tôi đã kỷ luật khiển trách vì gia đình ông Hùng tổ chức lễ gia tiên, có đoàn xe (rước dâu-PV) nối đuôi nhau giữa mùa dịch COVID-19 khiến dư luận bất bình”, Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh - Lê Ngọc Châu thông tin.

 Trước đó vào ngày 31/3, người dân trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) ngỡ ngàng khi chứng kiến một đoàn xe khoảng 20 chiếc ô tô rước dâu nối đuôi nhau của gia đình ông Lê Anh Hùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê. Việc này khiến người dân địa phương bất bình vì cho rằng vị lãnh đạo bệnh viện không thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan chức năng trong đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19.

 Liên quan đến sự việc này, trước đó ông Hùng khẳng định, gia đình không tổ chức đám cưới cho con trai mà chỉ làm lễ nhập gia tiên, 800 thiệp mời đã in nhưng chưa phát. Tuy nhiên việc để xảy ra đoàn xe rước dâu linh đình trên đường, ông Hùng thừa nhận “rất nhạy cảm vào thời điểm này”. (Tienphong.vn 19/4, Hoài Nam)Về đầu trang

Triệu tập một số cán bộ CDC Hà Nội liên quan đến việc mua sắm máy thở

Tại hội nghị của Ban Chỉ đạo phòng dịch Covid-19 Hà Nội sáng 17.4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu-C03 (Bộ Công an) đã làm việc và triệu tập một số cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội để làm rõ vụ việc mua sắm máy xét nghiệm và tinh thần của TP là kiến nghị xử lý nghiêm minh các trường hợp này.

 Tại hội nghị của Ban Chỉ đạo phòng dịch Covid-19 Hà Nội sáng 17.4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu-C03 (Bộ Công an) đã làm việc và triệu tập một số cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội để làm rõ vụ việc mua sắm máy xét nghiệm và tinh thần của TP là kiến nghị xử lý nghiêm minh các trường hợp này.

 Chủ tịch UBND TP khẳng định, ngay từ những ngày đầu chống dịch Covid -19, Thành ủy, đồng chí Bí thư Thành ủy và UBND TP Hà Nội đã nhiều lần nhắc nhở, yêu cầu các đơn vị phải công khai, minh bạch, thực hiện đúng các quy định trong mua sắm vật tư phòng dịch. UBND Thành phố cũng đã yêu cầu thanh tra thành phố vào cuộc từ sớm. "Tất cả các trường hợp sai phạm phải xử lý nghiêm", Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

 Theo Chủ tịch UBND thành phố, trong quá trình chống dịch, Ban Chỉ đạo Thành phố đã rất sát sao trong mọi công tác. Để đảm bảo kịp thời công tác, Sở Y tế được giao toàn quyền trong việc mua sắm vật tư phòng dịch. Thành phố đã chỉ đạo lực lượng công an, Sở Công thương thường xuyên kiểm tra, xử lý những đơn vị cung cấp trang thiết bị tăng giá.

 Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu tăng giá vẫn diễn ra và không loại trừ có sai sót của các đơn vị mua sắm, của CDC Hà Nội. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an đã triệu tập số cán bộ của CDC để làm rõ việc mua sắm máy xét nghiệm; trong đó có cả nội dung liên quan đến các tỉnh thành khác.

 "Quan điểm của Thường trực Thành ủy, Bí thư Thành ủy và Ban Chỉ đạo phòng dịch Covid -19 thành phố là các trường hợp vi phạm phải được điều tra xử lý và xử lý nghiêm; không nương nhẹ với trường hợp nào. Trong dịch bệnh mà có các trường hợp này sẽ là những tình tiết tăng nặng", Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.

 Về trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh, thành phố có 8 máy xét nghiệm RT-PCR; 30.000 test nhanh, hiện đã sử dụng hơn 13.000 test. Sở Y tế đã thực hiện mua bổ sung 145 máy thở; tổ chức rà soát công tác cung ứng thuốc, các trang thiết bị y tế, phục vụ công tác phòng, chống dịch. (Daibieunhandan.vn 18/4)Về đầu trang

Đắk Lắk: Phó Bí thư huyện M'Đrắk buông lỏng quản lý để rừng tự nhiên bị lấn chiếm

Ngày 19.4, Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa có thông cáo báo chí về cuộc họp kỳ 80. Kỳ họp này, đơn vị đã xem xét kiểm tra dấu hiệu vi phạm của một số đảng viên để xảy ra sai phạm trong quá trình công tác.

 Kỳ họp này đã có kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy M’Đrắk, nguyên Bí thư chi bộ, nguyên Giám đốc Công ty Lâm nghiệp M’Đrắk.

 Cụ thể, ông Nguyễn Ngọc Bình với chức trách, nhiệm vụ là Bí thư Chi bộ, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp M’Đrắk từ năm 2002 đến tháng 7.2011, thiếu kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, để diện tích rừng tự nhiên bị giảm do người dân lấn chiếm làm nhà ở và sản xuất nông nghiệp; không kịp thời phát hiện và lập hồ sơ ban đầu, báo cáo cấp có thẩm quyền chỉ đạo xử lý, giải quyết. Sai phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Ngọc Bình đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

 Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, xét nguyên nhân chủ quan, khách quan, đơn vị thống nhất không thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Ngọc Bình.

 Trong đợt này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy cũng kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Phan Văn Châu, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch kiêm phụ trách, điều hành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M’Đrắk; nguyên Kế toán trưởng Công ty.

 Ông Phan Văn Châu với trách nhiệm là đảng viên, Kế toán trưởng Công ty, chi ủy viên chi bộ nhiệm kỳ 2015-2020 chưa kịp thời cập nhật các văn bản của Nhà nước về lĩnh vực thuế dẫn đến kê khai không đúng và chậm nộp tiền thuế sử dụng đất, tiền thuê đất của Công ty vào ngân sách Nhà nước.

 Vi phạm, khuyết điểm của ông Phan Văn Châu chưa đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thống nhất không thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Phan Văn Châu. (Laodong.vn 19/4, Hữu Long)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Nhật Bản đẩy nhanh hình thức làm việc từ xa tại các doanh nghiệp

Tại Nhật Bản, Thủ tướng Abe Shinzo đã yêu cầu các doanh nghiệp nước này đẩy nhanh hình thức làm việc từ xa, để giảm được 70% nhân viên tại các văn phòng.

 Các cuộc điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ các công ty áp dụng chế độ làm việc từ xa mặc dù đã tăng nhanh kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Nhật Bản nhưng vẫn còn xa so với mục tiêu của Chính phủ là phải giảm 70% số lượng nhân viên làm việc tại các văn phòng, nhất là tại các khu vực ban bố tình trạng khẩn cấp.

 Báo Jiji đã trích dẫn số liệu điều tra đối với 1.333 công ty trong giai đoạn giữa cuối tháng 3 của Phòng Công nghiệp và Thương mại Tokyo về tình trạng làm việc từ xa cho thấy, trong số các doanh nghiệp lớn trên 300 nhân viên thì có đến 57,1% áp dụng chế độ làm việc từ xa, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nhỏ quy mô dưới 50 người, thì chỉ có 14,4% áp dụng chế độ làm này. Nếu tính theo lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và thông tin liên lạc có tỷ lệ áp dụng chế chế độ làm việc từ xa cao nhất lần lượng là 60% và 53,8%. Ngược lại các lĩnh vực có tỷ lệ thấp là lĩnh vực giao thông vận tải, phân phối hàng hóa, xây dựng, bất động sản chỉ đạt tỷ lệ khoảng 16%.

 Báo Kyodo đã chỉ ra 4 thách thức lớn đối với mục tiêu làm việc từ xa của các doanh nghiệp Nhật Bản. Thứ nhất là tùy lĩnh vực kinh doanh mà lợi thế của làm việc từ xa là khác nhau, như các lĩnh vực xây dựng, lưu thông hàng hóa cần phải hoạt động tại hiện trường. Thứ hai, các thủ tục thương mại liên quan đến hợp đồng, tài liệu, hóa đơn, con dấu đang gây khó khăn cho cơ chế làm việc từ xa. Thứ ba, các công ty vừa và nhỏ gặp khó khăn với các biện pháp an ninh thông tin, bảo mật và phân phối máy tính cho nhân viên. Thứ tư là các nhân viên phải ghi rõ nơi làm việc.

 Nhiều tờ báo nhận định, chống dịch COVID-19 là cơ hội để Nhật Bản thiết lập bền vững cơ chế làm việc từ xa. Nhưng nếu không nhanh chóng thay đổi các tập quán, thói quen thương mại phù hợp, có thể cơ hội này sẽ trôi qua khi mọi thứ trở lại bình thường. (VTV.vn 19/4)Về đầu trang

Tổng thống Philippines cảnh báo thiết quân luật nếu người dân không tuân thủ giãn cách xã hội

 Lời cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh nhiều người dân vẫn đổ ra đường phố bất chấp lệnh phong tỏa của chính quyền nhằm khống chế sự lây lan của COVID-19.

 Trong bài phát biểu được phát trên truyền hình, Tổng thống Duterte khẳng định ông mới chỉ đang yêu cầu tuân thủ kỷ luật ở mức thấp. Nếu yêu cầu này không được tuân thủ, quân đội và cảnh sát sẽ vào cuộc. Khi đó, cảnh sát và quân đội sẽ giám sát thực thi giãn cách xã hội vào giờ giới nghiêm như tình trạng thiết quân luật.

 Khi số ca mắc COVID-19 bắt đầu tăng cao vào tháng 3, Tổng thống Durterte đã ra lệnh phong tỏa toàn bộ đảo Luzon, bao gồm thủ đô Manila, với 12 triệu dân. Theo biện pháp này, chỉ có những người làm trong các lĩnh vực thiết yếu, người dân đi mua thực phẩm hoặc thuốc men mới được phép ra khỏi nhà. Tuy nhiên, nhiều người đã không tuân thủ lệnh phong tỏa.

 Tính đến nay, Philippines đã trở thành quốc gia có số ca mắc bệnh COVID-19 nhiều nhất Đông Nam Á với tổng cộng 5.660 ca mắc và 362 trường hợp tử vong. (VTV.vn 18/4)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

More