Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 25-10-2021

Post date: 25/10/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TIN QUỐC HỘI 1

  1. Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: Kỳ họp vì an sinh xã hội và phục hồi kinh tế. 1
  2. Rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để nhiều người hưởng lương hưu. 3
  3. Tỷ lệ thu BHXH cao quá, người dân, doanh nghiệp có thể không chịu nổi 4
  4. Cần có quy định của pháp luật để ngăn ngừa trục lợi tiền từ thiện. 6
  5. Vẫn còn tình trạng bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật 8
  6. Ngày 24/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về phòng chống tham nhũng. 9
  7. Tổ chức phiên tòa trực tuyến là phù hợp với yêu cầu thực tiễn. 10

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 11

  1. Việc đi lại vẫn còn "trên thông dưới tắc". 11
  2. Bộ Y tế quá kín tiếng! 12
  3. Cả nước có 22 tỉnh thành ở cấp độ dịch màu xanh, giảm 4 địa phương so với 2 ngày trước  13
  4. Tiền Giang: Một xã từ cấp độ 1 “đổi màu” lên thẳng cấp độ 4. 14
  5. Nhiều người tiêm 2 mũi vắc xin vẫn dương tính, Bình Phước cấp tốc siết quản lý người vào tỉnh. 15

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 16

  1. Thủ tướng yêu cầu xem xét giải pháp giảm chi phí điện, xăng dầu. 16
  2. Bộ GTVT lập tổ công tác đặc biệt hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. 16
  3. Bộ Công Thương hỏa tốc báo cáo Thủ tướng về nguy cơ thiếu điện từ năm 2022. 17
  4. Gần 4 triệu hộ và cá nhân kinh doanh được hỗ trợ thuế. 19

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN.. 20

  1. Chi nhầm tiền cho 22.000 người: Có nên "nặng nhẹ" với ông Chủ tịch?. 20

QUẢN LÝ.. 21

  1. Hơn 3,3 triệu người lao động đã nhận được hỗ trợ. 21
  2. Sẽ kiểm tra hoạt động vận tải trên toàn quốc từ 25/10. 22
  3. Bình Dương: Thông tin chi nhầm tiền hỗ trợ cho 23.000 trường hợp là thiếu chính xác  22

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 23

  1. Cách chức tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đối với Trung tướng Nguyễn Văn Sơn. 23
  2. ĐH Đông Đô chưa cấp Bằng cho Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Thái Bình. 24

THẾ GIỚI 25

  1. Trung Quốc thông qua luật mới nhằm giảm áp lực học tập cho học sinh. 25
  2. Trung Quốc thí điểm đánh thuế bất động sản. 25

 

TIN QUỐC HỘI

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: Kỳ họp vì an sinh xã hội và phục hồi kinh tế

Tuần qua, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã khai mạc, thu hút sự quan tâm của báo chí.

Kỳ họp diễn ra trong một thời điểm đặc biệt, bởi cả nước vừa bước qua 4 tháng chống chọi với đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ để trở lại trạng thái "bình thường mới". Do đó, kỳ vọng các giải pháp phục hồi kinh tế xã hội để trở lại nhịp sống bình thường là điều được cử tri, người dân và doanh nghiệp đặt nhiều vào kỳ họp lần này.

Tờ Đại biểu nhân dân nhấn mạnh, kỳ họp thứ 2 được cử tri hết sức mong đợi. Ngoài công tác lập pháp như thường lệ, Quốc hội sẽ thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, công tác phòng chống dịch, các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế và cơ cấu lại nền kinh tế... Đây đều là những vấn đề nóng bỏng, người dân quan tâm và kỳ vọng Quốc hội sẽ có những quyết sách trúng và đúng để góp phần đưa đất nước vào quỹ đạo phục hồi, không bị lỡ nhịp với kinh tế thế giới

Tờ Người lao động khẳng định, đại dịch COVID-19 đi qua đã để lại thiệt hại lớn cho kinh tế Việt Nam, trong đó kinh tế thành phố Hồ Chí Minh thiệt hại chưa từng có. Trước bối cảnh này, nhiều ý kiến mong muốn tại kỳ họp Quốc hội, Quốc hội sẽ thảo luận, đưa ra những quyết sách đặc biệt giải quyết tình huống đặc biệt này để giúp phục hồi nhanh kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế của cả nước - để trên cơ sở đó phục hồi kinh tế đất nước.

Theo dự kiến, Quốc hội chỉ có 17 ngày làm việc, nhưng khối lượng công việc là rất lớn. Ngoài 7 dự án luật, còn có 5 nghị quyết cùng hàng chục vấn đề kinh tế, xã hội, ngân sách và các vấn đề quan trọng khác.

Để chuẩn bị cho kỳ họp này, cả Quốc hội và Chính phủ đã phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng nhưng cũng rất khẩn trương. Rút ngắn thời gian nhưng không giảm đi chất lượng. Tờ Đầu tư bình luận, nhiều nội dung được chuẩn bị từ sớm, từ xa. Việc chuẩn bị cho kỳ họp chuyên đề chưa có tiền lệ cũng đã được tính đến.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trực tiếp yêu cầu các cơ quan của Quốc hội phải vào cuộc từ sớm, từ xa. Không chờ có hồ sơ đầy đủ của các dự án luật, các lãnh đạo Quốc hội đã chủ động làm việc với các cơ quan thẩm tra để xem xét những vấn đề lớn cần sửa đổi, những chính sách mới nào sẽ được đề xuất. Chủ trì tọa đàm, lắng nghe ý kiến chuyên gia về các vấn đề đang đặt ra cả trước mắt và lâu dài trong chống dịch, an dân, phục hồi kinh tế. Quốc hội họp cả trong ngày Chủ nhật, hoàn thành và ký văn bản ngay trong đêm. Quốc hội đã cho thấy tinh thần đồng hành cùng Chính phủ.

Thực ra thì từ trước kỳ họp, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng hành sát sao với Chính phủ, có những việc Chính phủ chưa trình nhưng xét thấy tính chất cấp bách Quốc hội đã chủ động đề xuất và quyết định ngay như Nghị quyết số 30 trao thêm thẩm quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ trong phòng, chống dịch COVID-19. Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết về một số giải pháp để trên cơ sở pháp lý này Chính phủ có thể triển khai ngay các biện pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Báo Đại biểu nhân dân cho rằng, các chính sách được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành tại Nghị quyết này là cố gắng lớn của Nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Cộng đồng doanh nghiệp, các hộ, cá nhân kinh doanh và người dân tin tưởng vào hiệu ứng tích cực, thiết thực, có tác dụng ngay của Nghị quyết, cùng với hiệu lực, hiệu quả của hệ thống các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp đã ban hành trước đó, nền kinh tế sẽ dần phục hồi, đem lại sinh khí mới.

Cùng với nỗ lực của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Chính phủ cũng đã đưa ra những thông điệp mạnh mẽ về phòng chống dịch tại kỳ họp lần này. Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, cùng với tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội với các giải pháp tổng thể kích thích nền kinh tế, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn. Chính phủ cũng đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 là từ 6%-6,5%.

Đó là những mục tiêu không hề dễ dàng khi mà diễn biến của dịch bệnh, rồi kinh tế thế giới vẫn còn ở phía trước, diễn biến khó lường, chưa thể đoán định. Thế nhưng, với tinh thần đồng hành của Quốc hội, quyết tâm của Chính phủ, và sự tích cực từ các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp, những mục tiêu đó sẽ đạt được.

Theo tờ Tuổi trẻ, kỳ họp sẽ giúp tái định hướng một cách rõ ràng, mạch lạc mô hình phòng chống dịch, trong đó, các phiên thảo luận, tranh luận của Quốc hội sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cho rằng, an sinh xã hội là nội dung quan trọng cần được kỳ họp đặc biệt quan tâm, tờ báo nhận định, Quốc hội sẽ phải có góc nhìn thấu đáo hơn về vấn đề an sinh xã hội, nhờ đó có thể xem xét, điều chỉnh các chính sách và các giải pháp được Chính phủ đề ra một cách sát thực tế hơn.

Báo Đại đoàn kết cho rằng cử tri và Nhân dân còn mong đợi ở các vị đại biểu của dân bằng trí tuệ của mỗi người, đóng góp những ý kiến xác đáng để tạo ra quyết sách đưa đất nước nhanh chóng vượt qua đại dịch, vượt lên khó khăn. Chống dịch cũng là vì Dân, khôi phục, phát triển sản xuất cũng là vì Dân. Kỳ vọng kỳ họp thứ 2 của Quốc hội sẽ đưa ra những quyết sách vì Dân. Đó cũng chính là một trong những điểm mới quan trọng của Văn kiện Đại hội 13 của Đảng: "Dân thụ hưởng". (Kênh VTV1 – Báo chí toàn cảnh lúc 7h sáng 24/10)Về đầu trang

Rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để nhiều người hưởng lương hưu

Chiều 22/10, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp 2, Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.

Cho ý kiến về quỹ bảo hiểm xã hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng) nhấn mạnh yêu cầu quan trọng nhất hiện nay là khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, kèm theo đó là Luật Việc làm. Nếu sửa được sớm sẽ quản lý tốt hơn những người được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Theo Chủ tịch Quốc hội, hiện nay chúng ta đang quy định 20 năm đóng BHXH mới được hưởng chế độ hưu trí. Do vậy, Nghị quyết 28 đã nêu rõ hướng cần rút ngắn thời gian này lại. Lộ trình có thể rút xuống còn 15 năm và tiến tới 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH.

Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu người lao động tham gia đóng BHXH mà chỉ chờ 10 năm hoặc 15 năm đã được rút hưởng thì người ta theo đuổi để người ta hưởng lương hưu về già. Đây là một nhu cầu chính đáng, thực tế khách quan của người lao động. Quy định rút ngắn thời gian và các điều kiện để được hưởng BHXH thì nhiều người lao động sẽ tham gia, ở lại trong hệ thống nhiều hơn.

“Cần thay đổi để người lao động tham gia, ở lại trong hệ thống bảo hiểm xã hội được nhiều hơn, tránh phát triển mới được 10 phần nhưng số rút ra lại 7-8 phần. Như vậy số lượng người tham gia BHXH không đáng kể”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Về các bảo hiểm ngắn hạn, Chủ tịch Quốc hội cho biết số kết dư khá lớn. Vừa qua số kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp từ 2020 chuyển sang trên 90.000 tỉ nên Chính Phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã bàn dành 1/3 số đó chi hỗ trợ cho người lao động trong dịp này với 6 mức.

Trong đó mức thấp nhất là 1,8 triệu, mức cao là hơn 3 triệu được chi cho khoảng 13 triệu lao động; ngoài ra cũng giảm đóng cho doanh nghiệp 8.000 tỉ. Đây là những hỗ trợ rất thiết thực và trực tiếp cho các doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà soát lại mức đóng, phạm vi chi trả đối với các quỹ ngắn hạn. Nếu kết dư nhiều thì có thể nhận thấy mức đóng còn cao, hoặc mức đóng phù hợp nhưng mức chi chưa tương xứng, đầy đủ. Mặc dù luật quy định các quỹ này có kết dư để phát triển dài hạn để đảm bảo tính an toàn.

Cũng trong nội dung làm việc thảo luận tại Tổ, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết những năm trước, khi nhắc đến BHXH, dư luận lo lắng vấn đề an toàn quỹ, nhiều người nói “vỡ quỹ”. Tuy nhiên, điều đáng mừng đến giờ này, kết dư tương đối tốt.

“Các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, bảo hiểm hưu trí, tử tuất, thai sản… đảm bảo chi đúng mục tiêu, mục đích, cơ bản triển khai tốt”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

Theo báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2020, Uỷ ban Xã hội cho biết đến hết năm 2020, tổng số kết dư của Quỹ bảo hiểm xã hội và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ước đạt gần 953.078 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Ốm đau, thai sản là 13.472 tỷ đồng; Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là 54.089 tỷ đồng; Quỹ hưu trí, tử tuất là 794.920 tỷ đồng và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 90.597 tỷ đồng. (VTV.vn 23/10)Về đầu trang

Tỷ lệ thu BHXH cao quá, người dân, doanh nghiệp có thể không chịu nổi

Chiều 22/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020; Việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đánh giá kết dư Quỹ bảo hiểm xã hội và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là quá lớn - gần 1 triệu tỷ đồng. Từ kết dư quá lớn này, đại biểu Trí đề nghị cần xem lại tỷ lệ chi, mức chi, nội dung chi cho các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, bắt buộc và thất nghiệp.

Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Hà Nội cũng đề nghị xem lại mức thu của BHXH. Ông Trí dẫn chứng việc tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc năm 2020 của người lao động là 5,68 triệu đồng/tháng, tăng 6,05% so với năm 2019. Đại biểu đoàn Hà Nội đánh giá mức lương chỉ sống được ở vùng nông thôn, nếu ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh thì rất khó khăn.

Ngoài ra theo báo cáo, năm 2020, tổng số thu bảo hiểm xã hội đạt kế hoạch đề ra với mức 265.692 tỷ đồng. Trong đó, số thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng 6,25%, cho dù tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng thu của năm 2019

Đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng cần đánh giá cụ thể vấn đề này bởi năm 2020, người dân và doanh nghiệp ảnh hưởng lớn bởi COVID-19. "Cần xem lại tỷ lệ thu, vì nếu cao quá người dân và doanh nghiệp có thể không chịu nổi", ông Trí cho biết.

Cũng tại buổi thảo luận tổ, đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn TP Hà Nội - Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội) nhấn mạnh tình trạng các doanh nghiệp tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH có chiều hướng tăng nhanh do tác động của dịch COVID-19, làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến quyền lợi của người lao động.

"Chúng ta đều biết rằng, khi doanh nghiệp nợ BHXH thì người lao động sẽ không được hưởng, giải quyết các trợ cấp như ốm đau, thai sản, tử tuất... Trong khi đó người lao động vẫn thực hiện đủ nghĩ vụ đóng từ 10-15%, tức là hoàn thành nghĩa vụ của mình. Điều này khiến rất nhiều vụ tranh chấp đã xảy ra, khiến đời sống của người lao động đã khó khăn lại càng khó khăn hơn", ông Thường cho biết.

Theo đại biểu đoàn Hà Nội, có trường hợp người lao động sinh con thứ hai rồi nhưng việc giải quyết chế độ thai sản lần thứ nhất vẫn chưa thực hiện được; có trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn chưa được cấp sổ do doanh nghiệp còn nợ đọng BHXH…. "Điều bất hợp lý là doanh nghiệp vi phạm nhưng người lao động lại phải gánh hậu quả", ông Thường đánh giá.

Cũng theo ông Thường, có tình trạng doanh nghiệp xây 2 bảng lương, 1 bảng lương để đóng bảo hiểm, 1 bảng lương để trả cho NLĐ, điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Liên quan đến tình trạng doanh nghiệp trốn, nợ đọng BHXH, theo ông Thường, Luật BHXH đã có hiệu lực từ năm 2016, trong đó tổ chức Công đoàn có quyền đại diện cho người lao động khởi kiện doanh nghiệp ra tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện quy định này vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, 6 năm qua chưa có doanh nghiệp vi phạm nào được tòa án đưa ra xét xử. Vướng mắc lớn nhất là sự bất cập, thiếu thống nhất trong các quy định của pháp luật.

"Thẩm quyền khởi kiện hiện nay được giao cho công đoàn cơ sở. Tuy nhiên chủ tịch công đoàn cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, ăn lương của doanh nghiệp, nên rất khó khởi kiện ông chủ của mình. Khi sửa đổi Luật BHXH, chúng tôi đề xuất nghiên cứu, giao quyền khởi kiện này cho công đoàn cấp trên thực hiện", đại biểu Thường đề xuất.

Theo báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2020, Uỷ ban Xã hội cho biết tổng số tiền nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội là 15.129 tỷ đồng; trong đó, nợ gốc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 12.113 tỷ đồng, tăng 2.013 tỷ đồng so với 2019; nợ lãi chậm đóng là 3.016 tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng số nợ.

"Số nợ, chậm đóng có thể tiếp tục gia tăng trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Cần tính toán về hệ quả pháp lý đối với chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi triển khai các gói hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng đóng bù khi hết thời hạn tạm dừng đóng", bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội cho biết. (VTV.vn 23/10)Về đầu trang

Cần có quy định của pháp luật để ngăn ngừa trục lợi tiền từ thiện

Chiều 23/10, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021.

Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác nắm, dự báo tình hình, xây dựng thể chế, hoàn thiện cơ chế, chính sách phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Tiếp tục coi trọng việc kết hợp giữa phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ và tấn công, trấn áp tội phạm. Đảm tuyệt đối an ninh, an toàn các sự kiện chính trị trọng đại của cả nước. Tỷ lệ điều tra khám phá các vụ án vượt chỉ tiêu Quốc hội giao; làm giảm nhiều loại tội phạm nghiêm trọng; khẩn trương điều tra làm rõ các vụ án gây bức xúc dư luận.

Đặc biệt, đã chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19. Việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm tiếp tục được quan tâm chỉ đạo; công tác xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Công an cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác phòng, chống tội phạm. Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn còn diễn biến phức tạp. Công tác tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm một số nơi còn hình thức. Tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; số vụ tạm đình chỉ điều tra còn tăng. Còn vi phạm trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, công tác tạm giữ, tạm giam. Vi phạm hành chính còn diễn ra phổ biến trên các lĩnh vực, nhưng việc xử lý chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe.

Đại tướng Tô Lâm cho biết, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên chủ yếu là do: tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; lực lượng phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật được tăng cường tối đa cho công tác phòng, chống dịch dẫn tới thiếu hụt nhân lực cho các công tác thường xuyên. Một số cán bộ thực thi pháp luật ý thức kỷ luật kém, thậm chí có sai phạm, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ... làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Trình bày Báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban Tư pháp cơ bản đồng tình với những nhận định, đánh giá của Chính phủ về kết quả cũng như hạn chế trong công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm và xin nhấn mạnh một số nội dung sau: Mặc dù về tổng thể chung, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm giảm, tuy nhiên một số loại tội phạm nghiêm trọng gia tăng, như: hiếp dâm trẻ em 637 vụ, tăng 9,26%; lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2.362 vụ, tăng 4,19%, gây rối trật tự công cộng 469 vụ tăng 18,73%.

Số vụ giết người tuy có giảm (1048 vụ, giảm 7,26%), tuy nhiên xảy ra một số vụ với tính chất, mức độ nguy hiểm, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm chống người thi hành công vụ tiếp tục gia tăng với 548 vụ, tăng 20,18% và diễn biến phức tạp, đặc biệt là hành vi chống lại lực lượng đang thi hành nhiệm vụ phòng, chống dịch và lực lượng Công an. Vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn ra ở nhiều nơi, phổ biến là các hành vi không tuân thủ quy định về phòng, chống dịch bệnh, làm lây lan dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng.

Tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về ma túy vẫn diễn biến rất phức tạp, nhất là các hành vi buôn bán, tổ chức sử dụng ma túy, gây mất an ninh trật tự, một số vụ việc do người sử dụng ma túy bị "ảo giác" thực hiện đã gây bức xúc trong dư luận. Việc lợi dụng mạng viễn thông, mạng internet, mạng xã hội để làm mất an ninh trật tự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc…vẫn diễn ra công khai. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu, chỉ định thầu, định giá, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn nhiều sơ hở, bất cập tạo điều kiện cho các đối tượng thông đồng để trục lợi, gây thất thoát lớn tài sản của nhà nước.

"Dư luận cử tri ghi nhận sự đóng góp tích cực của một số cá nhân hoạt động từ thiện khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, để ngăn ngừa khả năng xảy ra tình trạng trục lợi của một số cá nhân khi thực hiện hoạt động từ thiện có kêu gọi đóng góp từ nhân dân thì cần có quy định của pháp luật về vấn đề này" - bà Nga cho biết.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nhấn mạnh, theo báo cáo của Chính phủ, năm 2021, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và chính quyền các cấp, sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan chức năng, công tác phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm đã đạt được nhiều kết quả tích cực và đạt chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội.

Tuy nhiên, kết quả phát hiện vi phạm pháp luật và tội phạm trên một số lĩnh vực vẫn chưa tương xứng với tình hình trên thực tế, nhất là vi phạm pháp luật và tội phạm về lĩnh vực môi trường, an toàn thực phẩm vẫn diễn ra ở nhiều địa phương nhưng chủ yếu là xử lý hành chính. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tăng và xảy ra ở nhiều lĩnh vực, số tiền bị chiếm đoạt lên đến hàng trăm tỷ đồng với nhiều thủ đoạn tinh vi.

Tội phạm, vi phạm pháp luật về sản xuất buôn bán hàng giả, hàng nhái nhất là trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 được phát hiện xử lý chưa tương xứng với tình hình thực tế, số vụ phát hiện giảm so với cùng kỳ.

Năm 2021, công tác điều tra, xử lý tội phạm tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng công tác điều tra đã được nâng lên rõ rệt, hạn chế được nhiều vi phạm trong hoạt động điều tra so với cùng kỳ năm 2020, một số chỉ tiêu đạt và vượt yêu cầu của Quốc hội như: Tỷ lệ khám phá tội phạm xâm phạm trật tự xã hội đạt 87,05% (trong đó án rất nghiêm trọng đạt 95%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,6%).

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố chưa đạt yêu cầu của Quốc hội mới đạt mới đạt 88,81%, chưa đạt chỉ tiêu của Quốc hội giao (trên 90%). Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam còn nhiều vi phạm. Vẫn còn 12 trường hợp bị Cơ quan điều tra khởi tố oan. (VTV.vn 24/10)Về đầu trang

Vẫn còn tình trạng bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật

Chiều 23/10, Quốc hội đã nghe nhiều báo cáo liên quan đến công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án, công tác phòng chống tham nhũng năm 2021.

Trình bày báo cáo về công tác phòng chống tội phạm và phi phạm pháp luật năm 2021, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: Các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng về trật tự an toàn xã hội đều được khẩn trương kiểm tra làm rõ, vượt chỉ tiêu quốc hội giao, tội phạm về trật tự xã hội tiếp tục được kéo giảm hơn 8% so với kỳ báo cáo trước.

Tuy nhiên, tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu lại diễn ra phức tạp, nhất là các vi phạm trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, xã hội hóa y tế và chỉ định thầu mua trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, số vụ khởi tố mới liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông tăng 88%, chủ yếu về lừa đảo, mua bán dữ liệu cá nhân, đưa tin sai sự thật liên quan đến phòng chống COVID-19. Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội giám sát tối cao các chuyên đề về phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, nhất là những vấn đề dư luận xã hội quan tâm.

Báo cáo Quốc hội về công tác tòa án năm 2021, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết: Trong năm qua, các Tòa án đã xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng gây ra thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội quan tâm. Từ đầu tháng 10 năm ngoái đến hết tháng 9 năm nay, các Tòa án đã thụ lý gần 540.000 vụ việc, hơn 80% trong số này đã được giải quyết. Số vụ việc đã thụ lý và đã giải quyết có giảm do ảnh hưởng bởi COVID-19, một số vụ việc không thể mở phiên tòa. Thẩm tra báo cáo này, Ủy ban Tư pháp đánh giá cao kết quả hoạt động của ngành Tòa án, chất lượng xét xử các loại án và nhiều chỉ tiêu cong tác đạt và vượt yêu cầu Quốc hội giao, đặc biệt là không có án oan.

Theo báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm vừa qua , công tác điều tra, truy tố, xét xử nam vừa qua được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đúng theo quan điểm là không có vùng cấm, không có ngoại lệ và tạo bước đột phá trong công tác phòng chống tham nhũng. 51 người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó xử lý hình sự 16 người, kỷ luật 35 người.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cũng chỉ rõ, vẫn còn tình trạng bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật, móc ngoặc giữa người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước với doanh nghiệp. Hiện tượng người dân phải lót tay trong giải quyết công việc vẫn chưa khắc phục triệt để.

Cũng trong chiều nay, Quốc hội đã nghe báo cáo công tác năm 2021 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo về công tác thi hành án năm 2021 và Tờ trình dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Sau khi nghe các báo cáo, Quốc hội đã bắt đầu thảo luận trực tuyến và sẽ dành cả ngày mai để tiếp tục thảo luận về các báo cáo này. (VTV.vn 24/10)Về đầu trang

Ngày 24/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về phòng chống tham nhũng

Quốc hội dành trọn ngày 24/10 để thảo luận thêm về các báo cáo về công tác tư pháp; công tác phòng chống tham nhũng năm 2021; tổ chức phiên tòa trực tuyến...

Trong ngày Chủ nhật (24/10), Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về: các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Trước đó, chiều 23/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Trình bày báo cáo về công tác phòng chống tội phạm và phi phạm pháp luật năm 2021, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: Các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng về trật tự an toàn xã hội đều được khẩn trương kiểm tra làm rõ, vượt chỉ tiêu quốc hội giao, tội phạm về trật tự xã hội tiếp tục được kéo giảm hơn 8% so với kỳ báo cáo trước.

Tuy nhiên, tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu lại diễn ra phức tạp, nhất là các vi phạm trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, xã hội hóa y tế và chỉ định thầu mua trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Bên cạnh đó, số vụ khởi tố mới liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông tăng 88%, chủ yếu về lừa đảo, mua bán dữ liệu cá nhân, đưa tin sai sự thật liên quan đến phòng chống COVID-19. Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội giám sát tối cao các chuyên đề về phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, nhất là những vấn đề dư luận xã hội quan tâm.

Báo cáo Quốc hội về công tác tòa án năm 2021, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết: Trong năm qua, các Tòa án đã xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng gây ra thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội quan tâm. Từ đầu tháng 10 năm ngoái đến hết tháng 9 năm nay, các Tòa án đã thụ lý gần 540.000 vụ việc, hơn 80% trong số này đã được giải quyết. Số vụ việc đã thụ lý và đã giải quyết có giảm do ảnh hưởng bởi COVID-19, một số vụ việc không thể mở phiên tòa.

Thẩm tra báo cáo này, Ủy ban Tư pháp đánh giá cao kết quả hoạt động của ngành Tòa án, chất lượng xét xử các loại án và nhiều chỉ tiêu công tác đạt và vượt yêu cầu Quốc hội giao, đặc biệt là không có án oan.

Theo báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm vừa qua, công tác điều tra, truy tố, xét xử nam vừa qua được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đúng theo quan điểm là không có vùng cấm, không có ngoại lệ và tạo bước đột phá trong công tác phòng chống tham nhũng. 51 người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó xử lý hình sự 16 người, kỷ luật 35 người.

Báo cáo thẩm tra Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nhấn mạnh, trong năm 2021, tình hình tội phạm tiếp tục có những diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ "lợi ích nhóm", "sân sau", tập trung vào một số lĩnh vực như đấu thầu, đấu giá, cổ phần hoá, tín dụng, ngân hàng, y tế, giáo dục...

Đã phát sinh một số tội phạm tham nhũng liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tình trạng cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra trên nhiều lĩnh vực; tình hình tội phạm tham nhũng trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có nhiệm vụ PCTN vẫn còn.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cũng chỉ rõ, vẫn còn tình trạng bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật, móc ngoặc giữa người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước với doanh nghiệp. Hiện tượng người dân phải lót tay trong giải quyết công việc vẫn chưa khắc phục triệt để.

Về các báo cáo định kỳ hàng năm, các đại biểu cơ bản tán thành và đánh giá cao những kết quả đã đạt được của cùng kỳ năm nay so với cùng kỳ năm trước; về những tiến bộ, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong bối cảnh tình hình dịch bệnh của những tháng cuối năm.

Về dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến, các đại biểu cơ bản tán thành sự cần thiết tổ chức phiên tòa trực tuyến nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của tòa án trong công tác xét xử, bảo đảm thời hạn xét xử do luật định, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh; đồng thời cụ thể hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xét xử, hướng tới xây dựng Tòa án điện tử ở nước ta.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về phạm vi, các nguyên tắc cơ bản của phiên tòa trực tuyến, một số yêu cầu khi tổ chức phiên tòa trực tuyến, đồng thời góp ý trực tiếp vào nội dung dự thảo Nghị quyết. (VTV.vn 24/10)Về đầu trang

Tổ chức phiên tòa trực tuyến là phù hợp với yêu cầu thực tiễn

Sáng 24/10, tiếp tục Kỳ họp thứ hai, Quốc hội thảo luận trực tuyến về các báo cáo công tác của các cơ quan tư pháp, trong đó đa số tập trung ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Đa số các đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết như trong Tờ trình như Báo cáo thẩm tra đã đưa ra, đồng thời nhận thấy đây là một giải pháp đột phá nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động tố tụng của tòa án, tạo đòn bẩy thúc đẩy quá trình giải quyết vụ việc, vụ án được nhanh chóng, thuận lợi hơn, đáp ứng đầy đủ quyền công dân, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại của người dân.

Các đại biểu cho rằng, giai đoạn dịch bệnh vừa qua khiến hoạt động xét xử hầu như ngưng trệ, có những vụ án đã phải hoãn lịch xét xử nhiều lần. Với diễn biến dịch bệnh vẫn còn phức tạp, việc hoãn xét xử nhiều vụ án có khả năng sẽ còn tiếp diễn, do đó, việc ban hành Nghị quyết tổ chức phiên tòa trực tuyến là cần thiết.

Thực tế, nhiều quốc gia cũng đã áp dụng hình thức xét xử này nhằm giúp giải quyết án tồn đọng do đại dịch. Các đại biểu cũng cho ý kiến về giới hạn phạm vi tổ chức phiên toà trực tuyến, tính chất các vụ án để tổ chức phiên toà theo hình thức này.

Cũng trong sáng 24/10, các đại biểu đã đóng góp ý kiến về công tác phòng chống tội và vi phạm pháp luật, công tác phòng chống tham nhũng năm 2021. (VTV.vn 24/10) Về đầu trang

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Việc đi lại vẫn còn "trên thông dưới tắc"

Theo báo cáo của Bộ Y tế có 26 tỉnh, thành phố đạt tiêu chí vùng xanh. Với các địa phương này, cần mở mọi cánh cửa để cho người dân làm ăn. Sở dĩ báo chí trong tuần nhắc đi nhắc lại nội dung này là bởi vì vẫn còn nhiều địa phương áp dụng các quy định cứng nhắc, cản trở hoạt động đi lại, làm ăn của người dân.

Cách đây gần nửa tháng, Nghị quyết 128 quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 có hiệu lực. Nghị quyết quy định rất rõ đối với việc đi lại của cá nhân từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau.Theo đó, sẽ không hạn chế đi lại với vùng xanh, vùng vàng. Bộ Y tế cũng đã ban hành thêm hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế cho Nghị quyết 128. Thế nhưng, "việc đi lại vẫn còn trên thông dưới tắc".

Tờ Thanh niên dẫn chứng, dù thành phố Hồ Chí Minh trong tuần này đã đạt cấp độ 2 (vùng vàng) nhưng vẫn có một số địa phương quy định người về từ thành phố Hồ Chí Minh phải xét nghiệm theo định kỳ.

Hay như tại các chốt kiểm soát dịch bệnh của tỉnh Ninh Bình ở cửa ngõ giáp ranh với các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Nam Định người dân muốn đi qua đều phải dừng lại khai báo y tế với lý do là nhằm kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, không "ngăn sông cấm chợ". Tương tự tại Lâm Đồng và Kon Tum, mỗi khi qua chốt phòng dịch vẫn phải khai báo y tế và xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính.

Cách mà một số địa phương đang "linh hoạt" với Nghị quyết 128 không chỉ trái tinh thần chỉ đạo của Chính phủ mà còn bất nhất với cả hướng dẫn chuyên môn của ngành y tế. Cứ thế, người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine từ thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam khi về đến các địa phương vẫn phải "cách ly tại nhà đủ 7 ngày".

Tất cả dường như phản ánh tình trạng nhiều lãnh đạo địa phương vẫn chưa từ bỏ tư duy chống dịch "zero COVID" - vốn đã không còn phù hợp tình hình chung.

Tờ Thanh niên bình luận, tình trạng chống dịch mỗi nơi một kiểu, vẫn ngăn sông cấm chợ, vẫn cát cứ cục bộ... với nhiều lý do đang diễn ra bất chấp những hệ lụy cho nền kinh tế. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thành phố Hồ Chí Minh mở cửa đã hơn nửa tháng nay nhưng chỉ có khoảng chục địa phương đồng ý kết nối giao thông liên tỉnh. Kết cục là Vùng kinh tế trọng điểm phía nam thiếu lao động trầm trọng trong khi nhiều công nhân thất nghiệp vẫn không thể trở lại nhà máy.

Đó cũng là một trong những lý do của câu chuyện giá thịt lợn xuống thấp, nông dân thua lỗ trong khi người tiêu dùng vẫn phải mua với giá cao. Nút thắt nằm ở khâu vận chuyển vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn (Tờ Nông nghiệp Việt Nam phản ánh).

Giao thông được coi là huyết mạch của nền kinh tế nhưng hệ thống huyết mạch đó đang bị cắt khúc, chặt gãy. Nghị quyết 128 đưa ra nhằm nỗ lực hồi phục kinh tế, song hành cùng việc phòng chống dịch. Thế nhưng, kinh tế làm sao có thể phục hồi khi mỗi tỉnh thành áp dụng một kiểu?

Chính vì thế mà câu hỏi bao nhiêu nỗ lực cùng hàng chục ngàn tỷ đồng bỏ ra để tiêm phủ vaccine cho người dân để làm gì khi mà các địa phương vẫn còn gây khó khăn cho lưu thông hàng hóa lẫn việc đi lại của người dân? Một câu hỏi vẫn chưa có một trả lời chung giữa các địa phương.

Vì thế, thực trạng này, cần phải được chấn chỉnh, không chỉ để đảm bảo kỷ luật hành chính, mà quan trọng hơn là sớm đưa kinh tế hồi phục sau những đứt gãy do tình hình dịch bệnh phức tạp. (VTV.vn 24/10)Về đầu trang

Bộ Y tế quá kín tiếng!

Trong câu chuyện giữa những phụ huynh có con dưới 18 tuổi vẫn là tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ. Khi nào tiêm? Tiêm vắc xin gì? Tiêm ở trường hay ở khu phố? Có tin nói sẽ tiêm nay mai nhưng đến nay cứ người này hỏi người kia, càng bàn càng rối…!

TP.HCM đã qua 5 tháng giãn cách. Nếu tính cả những tuần tháng 5 học sinh kết thúc chương trình sớm, đến nay trẻ phải "bó chân" trong nhà ngót nửa năm.

Thật khó tin. Một quãng thời gian tuổi thơ các em bị giam hãm trong nhà, chỉ giao tiếp với người thân và gắn với màn hình để học trực tuyến.

Rồi từ ngày 1-10, TP.HCM dần mở cửa. Ai cũng thở phào. Tuy nhiên dù không nói ra nhưng ai cũng chờn, bất đắc dĩ như phải đi kiếm sống mới ra đường. Bởi mầm bệnh còn đó trong khi trẻ em chưa được tiêm vắc xin.

Đành rằng các bác sĩ, chuyên gia, nhà khoa học có nói trẻ em nếu là F0 cũng ít bị nặng, nhưng thật lòng mà nói, lỡ con là F0, sốt vài ngày thôi cũng khiến cha mẹ mất ngủ. Thôi cứ tìm mọi cách tránh, phòng ngừa cho lành.

Là phụ huynh có hai con trong độ tuổi chờ được tiêm, chúng tôi theo dõi không sót thông tin nào về tiêm ngừa. Lúc đầu nghe rất phấn khởi. Hy vọng cứ lớn dần. Nhiều phường triển khai đăng ký tiêm.

Tổ dân phố, khu phố thông báo lập danh sách trẻ sẽ tiêm. Rồi ngày 6-10, trường yêu cầu phụ huynh cập nhật thông tin cá nhân để lập danh sách. Ngày 7-10, trường yêu cầu khai báo tình trạng học sinh béo phì, bệnh nền.

Ngày 22-10, phụ huynh được khảo sát để thống kê đồng thuận về tiêm vắc xin (phiếu đồng thuận tiêm chủng - theo công văn 8688 ngày 14-10 của Bộ Y tế - phụ huynh sẽ in, ký tên và học sinh nộp khi đi tiêm).

Nếu theo dòng sự kiện này, TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác sẽ có chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ. Phải vậy chứ. Bộ Y tế công bố đã ký hợp đồng mua vắc xin đủ tiêm cho trẻ. Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM cũng dự kiến tháng 1-2022 con trẻ mới đến trường.

Nhẩm tính, có tiêm chủng cho trẻ, khoảng cách giữa 2 mũi và mũi 2 đủ thời gian vắc xin hiệu lực, sở mới dự kiến lịch như thế. Nhìn con mà lòng thầm nghĩ, cuối cùng, con cũng được trang bị giáp bảo vệ. Không thể bắt con ở nhà mãi.

Đâu chỉ đến trường, nhu cầu giao tiếp, vận động, ra đường, hòa nhập vào tự nhiên… còn góp phần định hình tính cách, hình thành thể chất cho trẻ. Rồi các bậc phụ huynh hẹn nhau, việc gì cũng phải chờ thằng Bin, bé XuKa... tiêm vắc xin nhé...!

Nhưng bàn, hẹn mãi chưa thấy đâu. Thông tin về tiêm vắc xin cho trẻ đá nhau, tin sau khác tin trước, giờ chẳng biết khi nào. Chờ mãi, lại sinh chuyện.

Có ý kiến nói không nên bắt buộc tiêm vì con trẻ ít bị COVID-19. Rồi khảo sát đồng ý tiêm hay không để làm gì, vì con trẻ tiêm vắc xin, người lớn phải ký tên đồng ý đó là bình thường (cũng như người lớn cũng phải ký tên đồng ý khi chính mình đi tiêm).

Sốt ruột, ai cũng chờ tin chính thức từ Bộ Y tế vì chỉ nơi này mới biết đã mua vắc xin gì, lịch giao hàng của nhà sản xuất, loại vắc xin đủ điều kiện tiêm cho trẻ…

Bộ Y tế còn kín tiếng, các sở y tế cũng chịu thua, có đưa ra kế hoạch A hay B gì đó càng thêm rối. Phụ huynh nghe thông tin từ sở, bàn qua tán lại, sốt ruột rồi đành chịu đựng… Không biết Bộ Y tế còn kín tiếng đến bao giờ!? (Tuoitre.vn 24/10, Thanh Thúy)Về đầu trang

Cả nước có 22 tỉnh thành ở cấp độ dịch màu xanh, giảm 4 địa phương so với 2 ngày trước

Theo tổng hợp của Bộ Y tế cập nhật đến 22 giờ ngày 23/10, cả nước có 22 tỉnh, thành đang ở cấp độ dịch 1 (màu xanh, bình thường mới). Như vậy đã giảm 4 địa phương so với trước đó vài ngày.

Cụ thể 22 tỉnh, thành gồm: Bà Rịa Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Yên, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.

Còn lại 41 tỉnh thành mức vàng, không có tỉnh thành nào ở mức cam hay đỏ. Đáng chú ý, có những địa phương toàn tỉnh màu vàng, không có xã, phường nào màu đỏ.

Ví dụ tỉnh Long An (do tỷ lệ người trên 65 tuổi tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 đạt 51,59%), Đồng Nai,Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Định, Bình Dương, Cà Mau, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Khánh Hoà, Kiên Giang, Nghệ An, Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Trị, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Thừa Thiên Huế…

Như vậy, trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, có 2 địa phương thuộc cấp độ 1 là Hà Nội và Hải Phòng. Ba thành phố còn lại gồm TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ là vùng vàng, thuộc cấp độ 2.

Cả nước có 143 huyện, xã phường, ấp/ thôn ở mức cam - mức nguy cơ cao (trong đó có 16 huyện) và 59 xã phường mức đỏ - nguy cơ rất cao. Các chỉ số này đều tăng so với những ngày trước đó.

Bộ Y tế cho biết hiện dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, số người mắc và số người tử vong trong thời gian qua liên tục giảm. 63 tỉnh, thành đã thực hiện việc đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế. Phạm vi đánh giá ở cấp tỉnh, huyện và phường/xã.

Theo Nghị quyết 128/NQ-CP, có 4 cấp dịch gồm: Cấp 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình) tương ứng với màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao) tương ứng với màu cam; cấp 4 (nguy cơ rất cao) tương ứng với màu đỏ.

Trong Hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế có ba tiêu chí đánh giá cấp độ dịch bệnh gồm: số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 dân/tuần; tỷ lệ tiêm vắc xin; năng lực y tế. (VTV.vn 24/10)Về đầu trang

Tiền Giang: Một xã từ cấp độ 1 “đổi màu” lên thẳng cấp độ 4

Do bùng phát 2 ổ dịch trong 2 doanh nghiệp trên địa bàn, xã Bình Đức (huyện Châu Thành, Tiền Giang) đã được chuyển từ “cấp độ 1” (vùng xanh) lên “cấp độ 4” (vùng đỏ) với nguy cơ dịch bệnh rất cao.

 

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang - Bác sĩ Trần Thanh Thảo - đã ký Quyết định công bố bổ sung cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, xã Bình Đức, huyện Châu Thành được nâng từ “cấp độ 1” (vùng xanh) lên “cấp độ 4” (vùng đỏ) với nguy cơ rất cao.

Quyết định chuyển xã Bình Đức từ “cấp độ 1” lên “cấp độ 4” liên quan tới việc bùng phát ổ dịch COVID-19 xảy ra tại 2 doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã.

Từ 2 ổ dịch nói trên, đến nay đã phát hiện hơn 80 F0 và trên 100 F1, hầu hết các ấp trong xã đều có ca dương tính.

Cùng với việc chuyển từ “cấp độ 1” lên “cấp độ 4”, từ 19 giờ ngày 23.10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 địa phương phối hợp với các ngành chức năng huyện Châu Thành tiến hành phong tỏa toàn bộ địa bàn xã Bình Đức với hơn 2 ngàn hộ dân, thời gian phong tỏa 7 ngày.

Trước đó, căn cứ các quy định hiện hành, tỉnh Tiền Giang xếp ở “cấp độ 2”. Đối với cấp huyện, có 4 huyện ở “cấp độ 1” và 7 huyện ở “cấp độ 2”. Đối với cấp xã, có 134 xã ở “cấp độ 1”, 33 xã ở “cấp độ 2”, 1 xã ở “cấp độ 3” và 4 xã ở “cấp độ 4”. (VTV.vn 24/10)Về đầu trang

Nhiều người tiêm 2 mũi vắc xin vẫn dương tính, Bình Phước cấp tốc siết quản lý người vào tỉnh

Ngày 24-10, thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho hay chủ tịch UBND tỉnh vừa ký công văn hỏa tốc quy định mới về quản lý, giám sát phòng chống COVID-19.

Theo UBND tỉnh Bình Phước, kết quả giám sát hơn 2.700 người đến, về từ các tỉnh, thành phố trong khu vực từ ngày 12-10 đến 22-10, Bình Phước đã ghi nhận 63 ca dương tính, trong đó có 37 người đã được tiêm 2 mũi vắc xin (chiếm 58,7%), 19 người đã tiêm 1 mũi.

Tỉ lệ tiêm vắc xin của tỉnh hiện nay vẫn còn thấp. Tính đến hết ngày 22-10, toàn tỉnh có 62,4% dân số từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi 1 và 12,2% dân số từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi 2.

Thời gian qua Bình Phước cũng đã ghi nhận 21 nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19, các nhân viên y tế hầu hết đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin.

Từ thực tế trên, chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước quy định việc quản lý, giám sát phòng, chống dịch COVID-19 kể từ 7h ngày 24-10.

Đối với người đến, về từ địa bàn có dịch cấp độ 1: người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 luôn thực hiện thông điệp 5K; người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 liều vắc xin: tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày, kể từ ngày đến, về Bình Phước.

Đối với người đến, về từ địa bàn có dịch cấp độ 2, cấp độ 3: Người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 không quá 6 tháng thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày; thực hiện xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày đến, về Bình Phước.

Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 liều vắc xin: cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú (nếu đủ điều kiện) hoặc cách ly y tế tập trung trong 7 ngày; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày tiếp theo; thực hiện xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày đến, về Bình Phước.

Đối với người đến, về từ địa bàn có dịch cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng phong tỏa, người tiếp xúc gần (F1):

Người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 không quá 6 tháng: cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú (nếu đủ điều kiện) hoặc cách ly y tế tập trung trong 7 ngày; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày tiếp theo; thực hiện xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày đến, về Bình Phước.

Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 liều vắc xin: cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú (nếu đủ điều kiện) hoặc cách ly y tế tập trung trong 14 ngày; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày tiếp theo; thực hiện xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày đến, về Bình Phước.

Đối với nhân viên y tế: chấp hành nghiêm việc đảm bảo phòng hộ cá nhân, kiểm soát nguy cơ lây nhiễm và thực hiện xét nghiệm theo quy định. Đối với nhóm nhân viên y tế có nguy cơ cao (khu điều trị bệnh nhân COVID-19): thực hiện xét nghiệm định kỳ 5 ngày/lần; đối với các nhân viên y tế còn lại: tiếp tục thực hiện xét nghiệm định kỳ 7 ngày/lần. (Tuoitre.vn 24/10, Bùi Liêm)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Thủ tướng yêu cầu xem xét giải pháp giảm chi phí điện, xăng dầu

Trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi, đánh giá và nghiên cứu xem xét các giải pháp giảm chi phí các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu.

Ngoài theo dõi, đánh giá và nghiên cứu các giải pháp giảm giá điên, xăng dầu, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương có chương trình hành động cụ thể nhằm nâng cao khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan của các Hiệp định thương mại tự do để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa và xử lý các vướng mắc về chính sách liên quan tới quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra việc nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá, trang thiết bị tạm nhập tái xuất đảm bảo đúng quy định pháp luật, góp phần tăng xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.

Yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, rà soát các bất cập đối với vấn đề nhà ở cho công nhân, các dự án, công trình chưa hoàn thành chịu tác động trực tiếp từ các biện pháp chống dịch COVID-19, trình Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật có liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đẩy mạnh, tạo mọi điều kiện cho việc duy trì và phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh, không để đứt gãy nguồn cung ứng; xây dựng kế hoạch khôi phục thị trường lao động cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu. (VTV.vn 23/10)Về đầu trang

Bộ GTVT lập tổ công tác đặc biệt hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Chiều 22/10, Bộ GTVT ban hành quyết định thành lập tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Theo quyết định, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trực tiếp làm tổ trưởng tổ công tác. Các tổ phó gồm các Thứ trưởng: Nguyễn Ngọc Đông, Lê Đình Thọ, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Duy Lâm, Nguyễn Xuân Sang và Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn quốc gia Khuất Việt Hùng.

Các thành viên của tổ công tác là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị như: Vụ Vận tải, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ An toàn giao thông, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Cục Y tế Giao thông vận tải.

Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT có nhiệm vụ triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan; đồng thời tích cực nắm bắt, trao đổi, tiếp cận thông tin và kịp thời có các biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân về lĩnh vực giao thông vận tải.

Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT cũng có nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xử lý, giải quyết ngay những nhiệm vụ, vấn đề cấp bách, phát sinh trong hoạt động vận tải; chỉ đạo, hướng dẫn, đồng hành cùng doanh nghiệp trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm thực hiện phương châm "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch COVID-19".

Cùng với đó, Tổ công tác đặc biệt này tập trung rà soát, cắt bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không tạo ra "giấy phép con" làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống, sinh hoạt của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

"Đề xuất xử lý hoặc xử lý những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người dân thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Kịp thời khen thưởng, đề xuất khen thưởng, kỷ luật các tổ chức, cá nhân liên quan", quyết định của Bộ GTVT tải nêu.

Ngoài ra, Tổ công tác cũng thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

"Định kỳ hàng tháng hoặc khi cần thiết, tổ công tác kịp thời tổng hợp tình hình giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, đề xuất phương án giải quyết vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền (nếu có), báo cáo Thủ tướng Chính phủ", quyết định của Bộ GTVT yêu cầu. (VTV.vn 23/10)Về đầu trang

Bộ Công Thương hỏa tốc báo cáo Thủ tướng về nguy cơ thiếu điện từ năm 2022

Trước tình hình thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng nhiên liệu, nguy cơ thiếu điện không chỉ ở Trung Quốc, Anh, Ấn Độ… mà kéo sang nhiều quốc gia.

Sau khi làm việc với các đơn vị, tập đoàn, tổng công ty liên quan về vấn đề này, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình cung ứng điện các năm 2022-2023 cũng như giải pháp trong thời gian tới nhằm đáp ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, cũng như đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của người dân thời gian tới.

Trong báo cáo do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xác định 3 nguyên tắc chính đối với việc đảm bảo cung cấp điện trong năm 2022 và các năm tiếp theo, bao gồm: tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sinh hoạt của nhân dân, trong mọi tình huống không để xảy ra thiếu điện; bám sát tăng trưởng nhu cầu điện, tình hình khôi phục và phát triển kinh tế để cập nhật dự báo phụ tải theo các kịch bản phụ tải cơ sở, kịch bản phụ tải phát triển cao trong điều kiện bình thường và điều kiện bất lợi nhất của năm 2022 và các năm tiếp theo để chỉ đạo, điều hành; Tập đoàn Điện lực Việt Nam giữ vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm chính trong đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và các nhu cầu xã hội.

Căn cứ trên đánh giá về tình hình cung cấp điện trong thời gian tới, Bộ Công Thương và EVN đã đưa ra 05 giải pháp chính nhằm đảm bảo cung cấp điện:

Thứ nhất, thực hiện rà soát các dự án điện đang xây dựng và đưa vào vận hành trong giai đoạn 2021-2025, đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ đã đề ra, chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng và vận hành các công trình nguồn và lưới điện. Bộ Công Thương dự kiến tổng công suất nguồn mới bổ sung năm 2022 đạt 3164 MW, bao gồm 1930 MW nhiệt điện, 1244 MW thủy điện, trong đó 1132 MW thủy điện nhỏ. Bộ cũng đang chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tập trung toàn lực, thúc đẩy dự án nhiệt điện Thái Bình 2 (1200 MW) phấn đấu hòa lưới điện tổ máy số 1 vào tháng 5 năm 2022.

Thứ hai, rà soát các dự án có khả năng đẩy sớm tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành để bổ sung khả năng cấp điện sớm trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Theo đó, Bộ Công Thương sẽ giao đơn vị chuyên môn rà soát các công trình nguồn và lưới điện đã có trong quy hoạch, kế hoạch, có giải pháp để đẩy sớm tiến độ thực hiện. Đồng thời chỉ đạo EVN nghiên cứu thêm các giải pháp nhằm vận hành an toàn hệ thống điện, nhất là trong điều kiện tỷ lệ nguồn điện năng lượng tái tạo ở mức cao. Trước mắt sẽ rà soát trước các công trình thuộc khu vực miền Bắc để chống thiếu nguồn.

Thứ ba, khẩn trương triển khai xây dựng các đường dây, trạm biến áp giải tỏa công suất các dự án hiện hữu, nhất là các công trình năng lượng tái tạo. Theo đó, Bộ Công Thương sẽ tổ chức rà soát, chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ tất cả các công trình lưới điện đảm bảo việc giải tỏa công suất các nguồn điện đã xây dựng, trong đó có các nguồn điện từ năng lượng tái tạo. Mục tiêu yêu cầu không để các nguồn điện đã xây dựng bị hạn chế công suất do quá tải. Trong khi chờ Luật Điện lực sửa đổi quy định về độc quyền truyền tải, cần tăng cường thu hút đầu tư của các chủ đầu tư nhà máy điện vào các công trình đấu nối.

Thứ tư, chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các Hợp đồng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào.

Thứ năm, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo EVN triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn vận hành, bao gồm việc chỉ đạo các chủ đầu tư các nhà máy điện đảm bảo công tác quản lý, bảo dưỡng các tổ máy phát điện vận hành an toàn, ổn định; Chỉ đạo EVN vận hành an toàn hệ thống lưới điện, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc-Nam và hệ thống truyền tải điện; Chỉ đạo EVN và các đơn vị thành viên làm việc với các khách hàng có nguồn điện dự phòng chuẩn bị sẵn sàng vận hành để bổ sung nguồn cung cấp điện trong trường hợp bất lợi không nhận được điện từ hệ thống. Đồng thời xây dựng và đề xuất cơ chế cho chương trình điều chỉnh phụ tải điện (Demand Response), bố trí lịch sửa chữa nguồn điện phù hợp, sử dụng tiết kiệm nguồn nước thủy điện, nâng cao khả dụng các nguồn điện nhất là vào cao điểm mùa khô ở miền Bắc…

Trên cơ sở các nguyên tắc và giải pháp nêu trên Bộ Công Thương sẽ tập trung chỉ đạo ngành điện thực hiện nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sinh hoạt của nhân dân, phấn đấu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào. (VTV.vn 23/10)Về đầu trang

Gần 4 triệu hộ và cá nhân kinh doanh được hỗ trợ thuế

Để được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện là doanh thu không quá 200 tỉ đồng và giảm so với năm 2019.

Trao đổi với Tuổi Trẻ vào hôm 22-10, ông Nguyễn Thành Hưng, phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), cho biết đã trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành nghị quyết 406 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Để được giảm 30% số thuế thu nhập DN phải nộp của năm 2021, DN phải đáp ứng điều kiện là doanh thu không quá 200 tỉ đồng và giảm so với năm 2019.

Với việc áp dụng chính sách này, DN dự kiến số thuế tạm nộp quý 4 bằng 70% số thuế thu nhập DN phải nộp của quý. Đến kỳ tính thuế thu nhập DN năm 2021, DN kê khai giảm 30% số thuế thu nhập DN phải nộp của năm nay khi quyết toán thuế vào hạn cuối là ngày 31-3 năm sau.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, có tới hơn 97% DN của cả nước được giảm 30% thuế thu nhập DN trong năm nay. Đây hầu hết là các DN có quy mô vừa và nhỏ, chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 vừa qua.

"Chính sách hướng dẫn sẽ rõ ràng, thủ tục đơn giản, dễ thực hiện nhằm tạo thuận lợi tốt nhất cho người nộp thuế", ông Hưng khẳng định.

Ngoài ra DN sản xuất kinh doanh một số ngành nghề như vận tải, du lịch, lưu trú, ăn uống... được giảm 30% thuế giá trị gia tăng từ ngày 1-11 đến 31-12 năm nay.

Theo ông Hưng, khi thanh toán hóa đơn mua hàng hay sử dụng dịch vụ, người tiêu dùng sẽ được giảm 30% thuế giá trị gia tăng trên hóa đơn, tức là số tiền phải thanh toán sẽ được giảm.

Một trong những điểm mới trong chính sách lần này là miễn thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng phát sinh trong quý 3 và 4 đối với hộ và cá nhân kinh doanh. Ước tính có gần 4 triệu hộ và cá nhân kinh doanh cả nước được hưởng chính sách này.

Theo Bộ Tài chính, các giải pháp miễn, giảm thuế theo nghị quyết 406 sẽ hỗ trợ DN và người dân khoảng 20.000 tỉ đồng. Nếu tính chung các chính sách gia hạn tiền thuế, giảm phí, lệ phí và tiền thuê đất... chia sẻ với người nộp thuế từ đầu năm đến nay, tổng số tiền khoảng 138.000 tỉ đồng. (Tuoitre.vn 23/10, L.Thanh)Về đầu trang

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

Chi nhầm tiền cho 22.000 người: Có nên "nặng nhẹ" với ông Chủ tịch?

"Bò dê đi lạc vào hộ nhà… quan”, “hộ cận nghèo là ở gần hộ nghèo” - những thành ngữ thời @ này vừa được nhắc lại trước một chuyện không thể tưởng tượng nổi: chi nhầm tiền hỗ trợ cho hơn 22.000 người.

 

“Thanh Hóa chúng ta xuất hiện một khái niệm: hộ cận nghèo là ở gần hộ nghèo” - câu này là từ ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hoá khi bày tỏ “rất là buồn chuyện này”.

Đó là khi Thanh Hoá thực hiện chi trả gói hỗ trợ 62.000 tỉ. Và thực tế xuất hiện song song hai việc: Không ít hộ nghèo phải ký vào đơn xin không nhận tiền hỗ trợ. Trong khi, cũng không ít- những hộ “cận nghèo” nhận hỗ trợ thì nhà cao cửa rộng xe hơi.

Sai sót, nhầm lẫn, hay “đi lạc” từ con bò, con dê hay đồng tiền hỗ trợ là một thực tế rất phổ biến. Nhưng “nhầm” đến hàng ngàn, hàng chục ngàn đối tượng thì đúng là không thể tưởng tượng nổi.

Phải mở ngoặc phát biểu của ông Đoàn Hồng Tươi, Chủ tịch UBND Thị xã Tân Uyên (Bình Dương), rằng: Trong quá trình nhập liệu, cập nhật số liệu đã phát hiện 23.029 trường hợp trùng lắp tên trong danh sách nhận. Kiểm tra, đối chiếu đã phát hiện ra 2.044 trường hợp chi nhầm với số tiền trên 1,6 tỉ đồng. Những sự nhầm lẫn rất lớn nếu tính trên tỉ lệ % thực hiện (538.000 lượt người).

Bởi sai, nhầm thì 1 trường hợp cũng là nhiều, khi mà sự nhầm lẫn ấy tước đi cơ hội của những người đang đói khát khó khăn cùng đường vì dịch bệnh. Cái sai, cái nhầm ấy phần nào thể hiện chất lượng hành chính công. Và cả trình độ, năng lực, trách nhiệm của những người đang thực hiện sứ mệnh an sinh rất quan trọng.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, trong vụ “nhầm” kỷ lục này cũng có những điều rất đáng để chia sẻ. Nói như ông Chủ tịch Tân Uyên, thời điểm chi trả diễn ra trong thời kỳ “đông cứng, khoá chặt”. Diễn ra trong thời điểm lockdown dân rất khó khăn phải làm nhanh, làm kịp thời.

Và điều quan trọng nhất, sự nhầm lẫn, cái sai được chính Tân Uyên tự phát hiện, tự khắc phục ngay khi đó.

Trong đợt dịch lần thứ 4, trước sự chậm trễ trong việc thực hiện các chính sách an sinh- đặc biệt là các gói hỗ trợ- đã có ý kiến đại ý: Việc hỗ trợ nên được thực hiện theo phương châm “thà phát nhầm hơn bỏ sót”. Điều đó nhằm để tiền chính sách đến đúng thời điểm, đúng lúc người dân khó khăn nhất.

Mà xét ra, những sai sót- dù không thể tưởng tượng nổi- có thể chấp nhận được nếu nó không có yếu tố trục lợi, chia chác kiểu “bò dê đi lạc”.

Có một chi tiết rất hay và đáng quý trong vụ nhầm lẫn này: Sự vụ được chính đương sự công khai. Vậy thì có nên lời qua tiếng lại "nặng nhẹ" với những vị chủ tịch- rất đàng hoàng, minh bạch- nói thẳng ra những sai sót thuộc trách nhiệm của chính mình?! (Laodong.vn 24/10, Đào Tuấn)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Hơn 3,3 triệu người lao động đã nhận được hỗ trợ

Hơn 3,3 triệu người lao động đã được nhận hỗ trợ với tổng số tiền được giải ngân là hơn 8 nghìn tỷ đồng. Thông tin trên là kết quả sau gần 1 tháng thực hiện gói hỗ trợ 38 nghìn tỷ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp của Chính phủ.

Đến nay, đã có trên 360 nghìn đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống còn 0% với số tiền giảm gần 7.600 tỷ đồng. Chính những sự hỗ trợ kịp thời này đã giúp cho người lao động và doanh nghiệp yên tâm hơn khi các địa phương đã cho hoạt động sản xuất được tổ chức trở lại.

Với thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp 45 tháng, ngay sau khi Chính phủ triển khai gói hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, chị Diên đã nhận được tiền được chi trả qua tài khoản.

"Em được nhận món tiền hỗ trợ là 3,3 triệu đồng. Trong khoảng thời gian khó khăn này số tiền là nguồn động viên vô cùng to lớn", chị Trần Khánh Diên - nhân viên Công ty Cổ phần Sabre Việt Nam cho hay.

Đến thời điểm nay, vẫn còn khoảng gần 10 triệu người lao động tiếp tục đang làm các thủ tục để nhận tiền hỗ trợ. Dự kiến đến cuối tháng 11 những người lao động này sẽ được nhận tiền hỗ trợ theo quy định, kể cả những người lao động đã về quê thời gian vừa qua.

Ông Dương Văn Hào - Trưởng ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho hay: "Theo quy định và văn bản hướng dẫn của ngành thì người lao động có thể đến, liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội nới cư trú gần nhất cấp tỉnh, huyện để cung cấp thông tin và để nhận được gói hỗ trợ".

Không chỉ người lao động, gói hỗ trợ gần 8 nghìn tỷ đồng để giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với các doanh nghiệp sử dụng người lao động bước đầu đã hoàn thành.

Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nói: "Chúng tôi đã giải ngân, áp sát được tất cả số liệu 363 nghìn doanh nghiệp và đến nay các doanh nghiệp xong. Còn các đối tượng lao động đang rà soát lại toàn bộ, ai có tài khoản thì chuyển tiền luôn, ai chưa có cho mở tài khoản. Trường hợp không có nữa sẽ thông qua doanh nghiệp hoặc tiếp nhận trực tiếp từ bảo hiểm".

Cùng với gói hỗ trợ 38.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Chính phủ cũng đang khẩn trương triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68 để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do COVID-19 sớm ổn định cuộc sống, bước vào sản xuất trong tình hình mới. (VTV.vn 23/10)Về đầu trang

Sẽ kiểm tra hoạt động vận tải trên toàn quốc từ 25/10

Từ ngày 25/10, hai đoàn kiểm tra của Bộ GTVT sẽ kiểm tra việc mở lại vận tải khách của 5 lĩnh vực gồm đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không.

Đoàn kiểm tra số 1 do ông Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải - làm trưởng đoàn và ông Nguyễn Xuân Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải - làm Phó Trưởng đoàn. Các thành viên còn lại thuộc Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Ủy ban Giao thông vận tải Quốc gia, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục quản lý chuyên ngành.

Đoàn kiểm tra số 2 do ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia - làm trưởng đoàn và ông Nguyễn Công Bằng - Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải - làm Phó Trưởng đoàn. Các thành viên còn lại thuộc Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục quản lý chuyên ngành. Đoàn sẽ kiểm tra công tác tổ chức hoạt động vận tải tại Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố từ Ninh Bình trở ra phía Bắc.

Thời gian kiểm tra sẽ kéo dài trong quý IV. Hai đoàn này sẽ kiểm tra tại Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố, các cảng hàng không, ga đường sắt, bến xe, đơn vị vận tải, trạm dừng nghỉ trên đường bộ, cảng, cảng bến thủy nội địa, nơi xếp dỡ hàng hóa.

Đợt kiểm tra lần này để đánh giá lại và tìm giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 của lĩnh vực vận tải trên phạm vi cả nước. (VTV.vn 24/10)Về đầu trang

Bình Dương: Thông tin chi nhầm tiền hỗ trợ cho 23.000 trường hợp là thiếu chính xác

Chiều 23/10, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin về các gói hỗ trợ an sinh xã hội cứu trợ người dân trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Trao đổi với các cơ quan báo chí, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương Lê Minh Quốc Cường cho biết, tính đến 23/10, tỉnh đã chi 3 gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân, gồm: Thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ, Nghị quyết số 04 của HĐND tỉnh và Quyết định 12 của UBND tỉnh, với tổng số tiền là 2.596 tỷ đồng.

Trong đó, hai gói an sinh xã hội của tỉnh gồm: Nghị quyết 04 của HĐND tỉnh hỗ trợ cho người ở trọ (300.000 đồng/trường hợp) đến nay đã chi cho 1.423.300 lượt người, với số tiền hơn 427 tỷ đồng; Quyết định 12 của UBND tỉnh về hỗ trợ lương thực (500.000 đồng/trường hợp cho người ở trọ) đến nay đã chi cho 1.394.830 lượt trường hợp, với số tiền là 697 tỷ đồng.

Ông Lê Minh Quốc Cường khẳng định thông tin về việc chi nhầm hơn 23.000 trường hợp với số tiền hàng trăm tỷ đồng là thông tin thiếu chính xác, gây hiểu lầm. Cụ thể, qua rà soát danh sách do địa bàn thị xã Tân Uyên gửi Sở thẩm định để chi hỗ trợ 300.000 đồng tiền ở trọ và 500.000 đồng tiền lương thực, khi đưa vào phần mềm lập danh sách đã phát hiện 23.000 trường hợp trùng lặp trong danh sách nên báo cho địa phương dừng chi hỗ trợ cho những trường này. Đến nay, 23.000 trường hợp trên không được hỗ trợ nên không có việc chị nhầm số tiền này.

Trao đổi thêm phóng viên về vấn đề trên, Chủ tịch UBND thị xã Tân Uyên Đoàn Hồng Tươi cho biết, đến nay, thị xã Tân Uyên đã chi 2 gói hỗ trợ của tỉnh đạt 95%. Trong danh sách hơn 500.000 lượt người ở địa phương được hỗ trợ; qua rà soát, đối chiếu thì có 2.044 trường hợp chi nhầm, nhưng đã thu hồi lại được toàn bộ số tiền chi nhầm.

Ông Tươi cho biết thêm, riêng việc phát sinh thêm hơn 100.000 đối tượng đến nay chưa nhận hỗ trợ đang được thị xã Tân Uyên khẩn trương chi tiếp cho người dân với tổng số tiền được tỉnh cấp là 39 tỷ đồng.

Đại diện UBND tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Tầm Dương, Chánh văn phòng UNND tỉnh cho biết, với 3 gói hỗ trợ của Chính phủ và của tỉnh, đến này đã có hơn 4 triệu lượt người ở Bình Dương được hỗ trợ trong giai đoạn phòng, chống dịch khó khăn nhất, đặc biệt là người dân trong vùng "khóa chặt, đông cứng".

Ông Nguyễn Tầm Dương khẳng định đến giờ này tỉnh đã trở lại bình thường mới, giai đoạn khó khăn nhất đã vượt qua. Tuy nhiên, về các gói hỗ trợ tỉnh vẫn đang tiếp tục giải ngân đối với những người dân trong danh sách chưa được nhận thì đăng ký tại địa phương đề rà soát và sẽ chi trả trong thời gian tới.

Ông Dương cho biết thêm, số tiền chi cho công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến nay chưa có con số thống kê cụ thể, trong đó bao gồm chi các gói hỗ trợ an sinh xã hội, ước tổng số tiền đã chi của tỉnh không dưới 6.000 tỷ đồng. (VTV.vn 24/10)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Cách chức tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đối với Trung tướng Nguyễn Văn Sơn

Tối 23/10, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nhân sự Cảnh sát biển Việt Nam.

Theo Quyết định 1784/QĐ-TTg ngày 22/10/2021, thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đối với Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, do đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Theo Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 22/10/2021, thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam đối với Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, do đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Theo Quyết định 1782/QĐ-TTg ngày 22/10/2021, thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam đối với Thiếu tướng Trần Văn Nam, do đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Theo Quyết định 1783/QĐ-TTg ngày 22/10/2021, thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đối với Đại tá Nguyễn Văn Hưng, do đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Theo Quyết định 1778/QĐ-TTg ngày 22/10/2021, thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Cảnh sát biển Việt Nam đối với Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, do đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Theo Quyết định 1780/QĐ-TTg ngày 22/10/2021, thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam đối với Trung tướng Hoàng Văn Đồng, do đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Theo Quyết định 1781/QĐ-TTg ngày 22/10/2021, thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đối với Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, do đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng. (Cafef.vn 24/10, Hồng Vân)Về đầu trang

ĐH Đông Đô chưa cấp Bằng cho Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Thái Bình

Liên quan đến nghi vấn ông Phùng Văn Chiến, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Thái Bình, sử dụng bằng giả để được tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, Trường ĐH Đô đã có văn bản khẳng định, chưa từng cấp bằng Đại học cho ông này.

Trước đó, ngày 21-10, Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình đã có quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Phùng Văn Chiến, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Thái Bình.

Thời gian tạm đình chỉ công tác đối với ông Phùng Văn Chiến là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định. Lý do của quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Chiến là để xem xét, xử lý kỷ luật đối với vi phạm của cá nhân ông Phùng Văn Chiến trong sử dụng văn bằng để được tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ.

Trước đó, dư luận xôn xao cho rằng ông Phùng Văn Chiến sử dụng bằng tốt nghiệp đại học giả của Trường Đại học Dân lập Đông Đô. Chi tiết gây nghi vấn là thời điểm năm 2003, PGS-TS Nguyễn Niên, người ký bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên Trường Đại học Dân lập Đông Đô, vẫn đang là quyền hiệu trưởng.

Trong khi văn bằng tốt nghiệp đại học ông Chiến nộp để được tuyển dụng, bổ nhiệm là bằng tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Đông Đô (Hà Nội) đề Trường Đại học Đông Đô chính thức có văn bản gửi Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình khẳng định, chưa từng cấp bằng tốt nghiệp Đại học cho ông Phùng Văn Chiến, Viện trưởng Viện Quy hoạch tỉnh Thái Bình. Trong văn bằng tố nghiệp Trường Đại học Dân lập Đông Đô của ông Chiến vào năm 2002, có ghi tốt nghiệp hệ chính quy, ngành kiến trúc, hạng trung bình do PGS-TS Nguyễn Niên ký nhưng chức danh trong văn bằng tốt nghiệp lại đề hiệu trưởng, không có chữ "quyền".

Ngày 18-10, Sở Xây dựng Thái Bình có văn bản đề nghị Trường Đại học Đông Đô kiểm tra, xác minh thông tin đối với người được cấp bằng tốt nghiệp đại học là Phùng Văn Chiến, sinh ngày 4-2-1979, quê thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Đến ngày 22-10, trong văn bản về việc "hỗ trợ đính chính thông tin sự việc sử dụng văn bằng giả của ông Phùng Văn Chiến" (PGS.TS Lê Ngọc Tòng, Hiệu trưởng ký) gửi Sở Xây dựng Thái Bình, Trường Đại học Đông Đô (trước đây là Trường Đại học Dân lập Đông Đô) cho biết qua kiểm tra, xác minh, trường khẳng định ông Phùng Văn Chiến không có tên trong sổ cấp phát bằng gốc lưu tại trường.

"Cụ thể, ông Phùng Văn Chiến nguyên là sinh viên của Trường nhưng chưa hoàn thành chương trình đào tạo nên chưa được cấp bằng theo đúng quy định. Nhà trường không công nhận danh hiệu Kiến trúc sư và chưa từng cấp bằng tốt nghiệp đại học cho ông Phùng Văn Chiến" - văn bản nêu rõ. (Nld.com.vn 24/10, Tr.Đức)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Trung Quốc thông qua luật mới nhằm giảm áp lực học tập cho học sinh

Tình trạng học quá tải dẫn đến cận thị, thiếu ngủ và thể lực kém đang gia tăng trong học sinh Trung Quốc. Chính vì vậy, ngày 23/10, Trung Quốc đã thông qua luật mới về giáo dục nhằm giảm áp lực học tập đối với học sinh, trong bối cảnh nước này đang thúc đẩy cải tổ hệ thống giáo dục.

Luật trên được thông qua tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, theo đó quy định các chính quyền địa phương tăng cường giám sát nhằm giảm gánh nặng bài tập về nhà và học thêm ngoài giờ đối với học sinh, đồng thời các bậc phụ huynh, người giám hộ phải sắp xếp thời gian cho con học tập, nghỉ ngơi, vui chơi và tập thể dục một cách hợp lý, tránh tình trạng trẻ nghiện Internet. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Theo Tân Hoa xã, tại Trung Quốc, nhiều bậc cha mẹ đặt kỳ vọng lớn vào con của họ và mong muốn con thành công trong học tập, theo đó, họ sẵn sàng chi tới 200 Nhân dân tệ (khoảng 31 USD) hoặc hơn thế cho một buổi học thêm 45 phút để con đạt điểm cao trong các bài kiểm tra. Do học quá tải, tình trạng cận thị, thiếu ngủ và thể lực kém đang gia tăng trong học sinh.

Để giải quyết những lo ngại ngày càng tăng về sự phát triển của trẻ em, Trung Quốc đã thúc đẩy cải cách giáo dục trên cả nước. Tháng 7 vừa qua, nước này đưa ra các hướng dẫn các trường giảm giao bài tập về nhà, cải thiện chất lượng giải dạy trên lớp và tăng hoạt động ngoại khóa cho học sinh. (VTV.vn 24/10)Về đầu trang

Trung Quốc thí điểm đánh thuế bất động sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ngày 23/10 đã thông qua quyết định này, cho phép Quốc vụ Viện thực hiện thí điểm cải cách thuế bất động sản tại 1 số khu vực.

Theo Tân Hoa xã, các quan chức Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế của Trung Quốc ngày 23/10 cho biết hai cơ quan nhà nước này sẽ soạn thảo các biện pháp để áp dụng thí điểm thuế bất động sản, phù hợp với quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc.

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc sẽ chọn các khu vực đầu tiên và thời điểm thực hiện thuế quan đối với đất đai cũng như các chủ sở hữu bất động sản nhà ở và thương mại.

Theo hãng nghiên cứu Stansberry Churchouse Research, trong gần 4 thập kỷ qua, kể từ khi Trung Quốc chuyển nhà ở sang sở hữu tư nhân, nước này đã trở thành thị trường bất động sản lớn nhất thế giới, với 1.700 tỷ USD doanh số bán nhà mới vào năm 2017, lớn gấp 7 lần Mỹ.

Ý tưởng đánh thuế chủ sở hữu bất động sản không phải bây giờ mới có mà trong nhiều năm qua, chính phủ Trung Quốc đã muốn áp dụng biện pháp này để kiềm chế giá nhà tăng mạnh, phân phối lại của cải và tăng cường ngân sách nhà nước.

Các chuyên gia cho rằng việc đánh thuế bất động sản sẽ là một trong những thay đổi sâu sắc trong các chính sách bất động sản của Trung Quốc, trong bối cảnh giá nhà ở tại nước này đã tăng hơn 2.000% kể từ khi Trung Quốc thực hiện tư nhân hóa thị trường nhà ở từ những năm 1990. (VTV.vn 24/10)Về đầu trang

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More