Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 11-11-2020

Post date: 11/11/2020

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

TIN QUỐC HỘI 1

1.                Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Chúng ta đã tạo ra hơn 1.200 tỷ USD". 1

2.                Thủ tướng: Để có văn hóa từ chức, mỗi cán bộ, công chức phải nêu gương. 2

3.                Sẽ dành khoản kinh phí nhất định cho người nghỉ hưu trước năm 1993. 3

4.                Cán bộ công chức gây nhũng nhiễu nhiều nhất ở lĩnh vực nào?. 4

5.                Đấu giá biển số xe, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của người dân. 6

6.                Đề xuất lao động qua đào tạo thành tiêu chí bắt buộc ở nhiệm kỳ 2021-2026. 7

CHÍNH SÁCH MỚI 8

7.                Từ 15/11, phạt tới 500.000 đồng nếu hút thuốc lá tại nơi bị cấm.. 8

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 9

8.                ASEAN 2020: Báo Singapore nêu bật những thành công của Việt Nam.. 9

9.                Nikkei: Apple có thể chuyển thêm năng lực sản xuất sang Việt Nam.. 10

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN.. 11

10.             Giữ kỷ luật nghiêm minh trong Đảng. 11

QUẢN LÝ.. 12

11.             Doanh nghiệp vẫn ngại các gói hỗ trợ. 12

12.             Thành ủy Đà Nẵng họp về xây dựng thí điểm tổ chức chính quyền đô thị 13

13.             Hà Nội yêu cầu 7 quận, huyện xử lý cán bộ để vi phạm xây dựng, đất đai 14

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 15

14.             Chính phủ sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu lớn. 15

15.             Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu loạt giải pháp gỡ vướng về thủ tục hành chính. 16

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 17

16.             Ai sẽ khóc cho ngân khố quốc gia?. 17

17.             10 tháng, ngân sách Nhà nước tăng chi 9,7%.. 18

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 18

18.             Vụ “thổi” giá máy xét nghiệm Covid-19: Cựu Giám đốc CDC Hà Nội là chủ mưu. 18

19.             Tạm giam nguyên thư ký TAND Cấp cao tại TPHCM vì nhận tiền của đương sự. 20

THẾ GIỚI 20

20.             Sau bộ trưởng quốc phòng, nhiều quan chức Mỹ khác có thể bị sa thải 20

 TIN QUỐC HỘI

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Chúng ta đã tạo ra hơn 1.200 tỷ USD"

Sáng 10/11, sau phần trả lời chất vấn vấn của các tư lệnh ngành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. 

Với tinh thần trách nhiệm cao trước Quốc hội và nhân dân, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao nhất năm 2020 cũng như giai đoạn 2016 - 2020 và tạo nền tảng vững chắc thực hiện thành công kế hoạch 2021 - 2025 và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 "Không chỉ năm 2020, mà ngay từ bắt đầu nhiệm kỳ, chúng ta đã đối đầu với những thách thức lớn chưa từng thấy như: Hạn mặn kỷ lục 100 năm ở ĐBSCL, sự cố môi trường Formosa, thiên tai, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống… nhưng bằng quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp chúng ta đã cũng nhau tạo ra hơn 1.200 tỷ USD của tổng GDP trong 5 năm trên một nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định.

 "Vào tháng 8, tạp chí Economist đã xếp Việt Nam được coi là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.

 Còn theo Ngân hàng thế giới, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8%/năm, giai đoạn 2016 – 2019, Việt Nam nằm trong Top 10 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất nhất thế giới. Còn năm nay dưới tác động của đại dịch COVID-19, trong khi hầu hết các nền kinh tế rơi vào suy thoái thì Việt Nam vẫn kiên cường duy trì tăng trưởng ở mức khá", Thủ tướng cho biết.

 "Trong khó khăn bài học từ câu chuyện bó đũa, từ lịch sử ngàn năm giữ nước và dựng nước của dân tộc ta đã cho thấy sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Tinh thần đó lại một lần nữa được thể hiện ở trong giai đoạn vừa qua. Đặc biệt trong năm 2020 khi Việt Nam phòng chống, đẩy lùi đại dịch COVID19 được thế giới đánh giá cao", Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh. (VTV.vn 10/11)Về đầu trang

Thủ tướng: Để có văn hóa từ chức, mỗi cán bộ, công chức phải nêu gương

Để có văn hóa từ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng mỗi cán bộ, công chức cần phát huy vai trò, trách nhiệm và tinh thần nêu gương, gương mẫu trước nhân dân, trước Đảng và Nhà nước.

 Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long), Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) về thực hiện mục tiêu kép trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp,

 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, dịch bệnh hiện vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, như tại Nhật Bản, châu Âu dịch quay trở lại. Vì vậy, Việt Nam đặt mục tiêu ngăn chặn dịch bệnh không để lây lan ra cộng đồng và để giữ được đất nước không bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, giữ ổn định xã hội, giải quyết việc làm, có sự tăng trưởng cần thiết.

 Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần đề cao tự lực, tự cường, xây dựng nền kinh tế có tính tự chủ cao, bảo đảm an toàn cung ứng, chú trọng thị trường trong nước, đi đôi với khai thác hiệu quả thị trường quốc tế.

 “Chúng ta phải giữ vững sản xuất nông nghiệp, chỗ dựa trong dịch bệnh, song song với phát triển công nghiệp, dịch vụ kết hợp với kinh tế số, du lịch. Thay đổi phương thức làm việc, vận hành trong nhiều lĩnh vực, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tự động hóa... hướng đến phát triển nền kinh tế không tiếp xúc”, Thủ tướng nói.

 Liên quan đến việc thực hiện gói hỗ trợ doanh nghiệp người lao động trong dịch bệnh COVID-19 hiệu quả còn thấp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, thời gian tới sẽ điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, cho doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh.

 Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Anh Trí, (TP. Hà Nội) và đại biểu Lê Thanh Vân (tỉnh Cà Mau) về chọn được những người có đạo đức, có tài, có tầm, Thủ tướng cho biết Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng Đề án vị trí việc làm, trong đó xác định tiêu chí, điều kiện cụ thể về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn của từng vị trí làm cơ sở thực hiện tuyển dụng, đánh giá, sử dụng cán bộ, công chức.

 Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để quy định chi tiết chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng. Người có tài nhất phải được sử dụng, đề bạt.

 “Người tài không chỉ làm trong nhà nước mà có thẻ làm ở doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài, trong lĩnh vực kinh tế ngoài nhà nước… nhưng Nhà nước phải tìm cách thu hút nhiều người tài vào quản trị đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

 Về chất vấn của đại biểu Ksor H’Bơ Khắp (tỉnh Gia Lai) liên quan đến văn hóa từ chức, Thủ tướng cho biết, vấn đề này đã được quy định tại Luật Cán bộ, công chức. Theo đó, cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không đủ sức khỏe; không đủ năng lực, uy tín; theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc vì lý do khác thì được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Bên cạnh đó, Quyết định 1847 của Thủ tướng cũng nêu rõ, cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo chủ động xin thôi giữ chức vụ khi thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín.

 Song để có văn hóa từ chức, theo Thủ tướng mỗi cán bộ, công chức cần phát huy vai trò, trách nhiệm và tinh thần nêu gương, gương mẫu trước nhân dân, trước Đảng và Nhà nước. (Tienphong.vn 10/11, Văn Kiên – Luân Dũng)Về đầu trang

Sẽ dành khoản kinh phí nhất định cho người nghỉ hưu trước năm 1993

Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về vấn đề lương hưu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội vào ngày 9/11.

 Hiện có khoảng 1 triệu người nghỉ hưu có mức thu nhập từ lương khá thấp, thậm chí có người chỉ khoảng 1 triệu đồng/tháng. Đây là một trong nhiều vấn đề quan tâm của đại biểu quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội vào ngày 9/11. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tham gia giải trình về phương án hỗ trợ tới đây cho những người này.

 Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm về lương hưu cho những người nghỉ hưu trước năm 1993, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, vấn đề này cũng đã được nhiều đại biểu Quốc hội, nhân dân và các cụ lão thành nêu ra.

 Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nếu làm tròn số, Việt Nam có khoảng 600.000 người nghỉ hưu trước năm 1993, được hưởng lương hưu theo quy định. Nhưng bên cạnh đó, còn có 400.000 người nghỉ hưu vào các thời điểm khác nhau, có mức lương hưu rất thấp, dưới 3.000.000 đồng/tháng; trong đó có những trường hợp như công nhân cao su thậm chí chỉ khoảng 1.000.000 đồng/tháng.

 Do đó, phương án đưa ra là làm thế nào để có một khoản bù thêm. Khoản này theo quy định là do Ngân sách Nhà nước đảm bảo, chứ không phải do Bảo hiểm Xã hội chi trả. Với 400.000 đối tượng này, nếu mức bù là 500.000 đồng/người/tháng, tính ra sẽ phải bù khoảng 2.400 tỷ đồng/năm.

 Theo Phó Thủ tướng Vũ Dức Đam, dự kiến việc này sẽ được triển khai sớm nhưng do dịch COVID-19, ảnh hưởng đến nguồn thu nên các cơ quan có thẩm quyền đã quyết định lùi thời điểm thực hiện chính sách cải cách lương. Đi kèm với đó là bảo hiểm xã hội và chính sách người có công, cùng với việc áp dụng tiêu chuẩn nghèo mới đa chiều thay vì đầu năm 2021 sẽ lùi sang ngày 1/7/2022.

 "Riêng đối với những người nghỉ hưu trước năm 1993 có thu nhập thấp, tôi tin rằng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng sẽ báo cáo với Thủ tướng và Thủ tướng chắc chắn sẽ biết và sẽ bàn", Phó Thủ tướng cho biết.

 Sáng 10/11, Quốc hội sẽ tiếp tục chất vấn và các thành viên chính phủ sẽ trả lời chất vấn về các vấn đề được đại biểu quan tâm. Dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ tham gia báo cáo làm rõ thêm một số vấn đề và trả lời câu hỏi của các đại biểu.  (VTV.vn 10/11)Về đầu trang

Cán bộ công chức gây nhũng nhiễu nhiều nhất ở lĩnh vực nào?

Ngày 9-11, tiếp tục phiên chất vấn của Quốc hội, các đại biểu đã đặt hàng loạt câu hỏi với các Bộ trưởng, trưởng ngành về vấn đề ứng xử trên không gian mạng, về chuyển đổi số; giải ngân vốn đầu tư công; cơ cấu giống cây trồng vật nuôi; chính sách đối với cán bộ dân tộc thiểu số; quy hoạch treo; cấp giấy chứng nhận cho người dân chung cư; liên thông, cắt giảm thủ tục hành chính…

 Trả lời chất vấn của đại biểu Đinh Thị Kiều Trinh (Nghệ An) về quy tắc ứng xử trên không gian mạng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, trong tuần này, Bộ sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ về thẩm quyền ban hành và chắc chắn trong năm 2020, Bộ quy tắc này sẽ được ký.

 Về vấn đề bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ TT&TT đã quan tâm lồng ghép trong Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng. Cụ thể, nội dung của Bộ quy tắc ứng xử đề xuất người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ mạng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, trong đó có quyền trẻ em.

 Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng đã được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì xây dựng Đề án bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác, sáng tạo và lành mạnh trên môi trường mạng giai đoạn từ năm 2020 - 2025.

 Đề án đưa ra những giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề như là một đầu mối duy nhất trên không gian mạng để tiếp nhận các phản ánh về nội dung xâm hại trẻ, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để phát hiện sớm và chủ động ngăn chặn ngay, gỡ bỏ các nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

 Đồng thời trang bị bộ kỹ năng số cơ bản cho trẻ, bao gồm giáo dục nhận thức về môi trường mạng, kỹ năng để trẻ em có thể tự bảo vệ mình, tự nhận diện các nguy cơ trên môi trường mạng và có hành động. Hiện nay thì đề án này đã được trình Thủ tướng Chính phủ và chắc chắn cũng sẽ được ký trong năm 2020.

 Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng, người dân và DN được Hiến pháp trao quyền, được luật tạo điều kiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh, nhưng nhiều thủ tục hành chính trong Thông tư của các Bộ, thậm chí trong một số Nghị định của Chính phủ vẫn đặt ra không ít rào cản khiến người dân, DN khó khăn trong thực hiện quyền của mình.

 Mặc dù trong cải cách hành chính, các cơ quan đã gỡ bỏ nhiều rào cản nhưng gỡ bỏ chỗ này lại nảy sinh chỗ khác và gỡ rào cản cũ lại tự mọc ra rào cản mới. Đại biểu hỏi Bộ trưởng Lê Thành Long về trách nhiệm của Bộ Tư pháp và Bộ có giải pháp gì để khắc phục?

 Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nói, các thủ tục hành chính, các điều kiện kinh doanh quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đều có nguyên tắc. Ví dụ, những lĩnh vực liên quan đến quyền và lợi ích trực tiếp của người dân, DN thì phải quy định trong luật; các điều kiện kinh doanh và các thủ tục có liên quan thì tầm văn bản quy phạm pháp luật thấp nhất là Nghị định của Chính phủ.

 Quy trình để thực hiện xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện một văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Thông tư, Nghị định, Luật đều được quy định rất chặt chẽ.

 Thời gian qua, theo Bộ trưởng Lê Thành Long, chúng ta đã rất cố gắng nhưng trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng như đại biểu phản ánh. Việc bỏ sót các điều kiện kinh doanh, đặc biệt là các thủ tục trong một số văn bản quy phạm pháp luật là một thực tế và vẫn phải tiếp tục giải quyết.

 Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, có khá nhiều báo cáo khác nhau của Bộ Tư pháp trong đó có Báo cáo 442 rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến các thủ tục đầu tư, kinh doanh, xây dựng… đã nêu về các vấn đề này.

 Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp thì Bộ đã kiểm tra văn bản, tuy nhiên thẩm quyền được giao của Bộ Tư pháp chỉ dừng lại ở các Thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, ngành ban hành cũng như một số văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.

 “Khi chúng tôi phát hiện ra thì chỉ có thẩm quyền xem xét, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xử lý chứ Bộ Tư pháp thì không xử lý”, Bộ trưởng nói.

 Về giải pháp, Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay, tiếp tục thực hiện các giải pháp, trước hết là cơ chế tự thi hành. Các Bộ, ngành, các chủ thể xây dựng pháp luật nếu thực hiện với trình độ chuyên môn và trách nhiệm phù hợp, chúng ta sẽ hạn chế được tình trạng này.

 Thứ hai, tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về mặt nguyên tắc đã được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thứ ba, sự giám sát của công luận, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho biết, sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.

 Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (TP Hà Nội) đặt câu hỏi cho Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái: Cán bộ công chức gây nhũng nhiễu nhiều nhất ở lĩnh vực nào, trách nhiệm thuộc về ai, giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này? 

Trả lời đại biểu, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng, trách nhiệm để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà người dân, DN trực tiếp là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Còn lĩnh vực nào thì trong Chỉ thị 10 của Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, DN trong giải quyết công việc cũng đã nêu rất rõ lĩnh vực, nguyên nhân.

 “Có thể nói, những lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc với người dân, những lĩnh vực cán bộ, công chức thiếu rèn luyện thì dễ xảy ra tham nhũng, như khu vực dịch vụ công. Những nội dung chi tiết thì trong Chỉ thị 10, Thủ tướng nêu rất đầy đủ, nên tôi xin phép không nhắc lại”, Tổng Thanh tra Chính phủ nói. (Phapluatxahoi.vn 10/11, Phương Thảo)Về đầu trang

Đấu giá biển số xe, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của người dân

Một trong những điểm mới nổi bật, được nhiều chuyên gia đánh giá là tiến bộ trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 10, đó là quy định về đấu giá biển số xe.

 Theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, kho số của biển số xe do Bộ Công an đang sử dụng để đăng ký xe là tài sản công, nhưng Luật Giao thông đường bộ năm 2008 hiện hành quy định cấm mua, bán biển số xe, vì thế, những năm qua, việc mua, bán biển số xe chưa đủ cơ sở pháp lý để thực hiện. Tháo gỡ vướng mắc này, dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đã sửa đổi theo hướng chỉ cấm mua, bán trái phép biển số xe, còn trường hợp mua biển số thông qua đấu giá là hợp pháp. Đồng thời, dự thảo Luật quy định cấp biển số thông qua đấu giá là một trong các hình thức cấp biển số xe.

 Hiện, các Luật chuyên ngành đã cụ thể hóa việc đấu giá biển số xe, đảm bảo biển số xe cơ giới sau đấu giá có đầy đủ các quyền về tài sản gồm: quyền sử dụng, quyền chiếm hữu, quyền định đoạt. Việc Bộ Công an thực hiện sớm đấu giá biển số xe không chỉ góp phần tăng thu cho ngân sách, tăng cường đầu tư cho lực lượng Cảnh sát giao thông, mà còn hạn chế tiêu cực phát sinh, tạo sự công khai, minh bạch, nhanh chóng, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu lựa chọn biển số xe cơ giới theo sở thích của người dân, đồng thời gắn trách nhiệm của người trúng đấu giá sử dụng biển số đó. Mọi người dân đều có quyền bình đẳng trong việc lựa chọn biển số xe ô tô thông qua đấu giá. 

Theo Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), việc đấu giá biển số xe sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Đấu giá tài sản. Để cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và tránh tiêu cực trong quá trình đấu giá, Bộ Công an sẽ báo cáo Chính phủ quy định tổ chức đấu giá biển số xe theo hình thức trực tuyến. Cụ thể là: Ký hợp đồng thuê tổ chức đấu giá tài sản có trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để tổ chức và giám sát quá trình tổ chức việc đấu giá, tham dự cuộc đấu giá, thực hiện các quyền khác theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản để đảm bảo việc tổ chức đấu giá công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Biển số sau đấu giá có đầy đủ thuộc tính về quyền tài sản theo quy định của pháp luật.

 Một điểm mới khác, đó là quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 sẽ được chuyển sang Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có nghĩa là chức năng, nhiệm vụ đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được chuyển giao từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an. Điều này sẽ góp phần quản lý được hành vi chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông một cách xuyên suốt và nhất quán, từ khâu đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và sau khi được cấp giấy phép lái xe.

 Quy định trên cũng giải quyết được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra hiện nay, đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng người lái xe về kỹ năng điều khiển, kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông, phòng ngừa, hạn chế các vụ tai nạn giao thông. Quy định như vậy phù hợp với Công ước Viên về Giao thông đường bộ năm 1968 và luật của nhiều nước trên thế giới, bảo đảm tính hợp lý, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, bảo vệ tính mạng, tài sản, bảo vệ quyền con người.

 Đại tá Đỗ Thanh Bình cho biết, các chính sách được quy định trong dự thảo Luật được xây dựng theo định hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, trong đó, người lái xe tiếp tục sử dụng giấy phép lái xe đã cấp cho đến khi hết thời hạn hoặc khi có nhu cầu đổi, cấp lại. Người dân được lựa chọn hình thức học, lựa chọn cơ sở đào tạo, giáo viên dạy lái, trung tâm sát hạch lái xe, cơ quan cấp, đổi giấy phép lái xe theo điều kiện, nhu cầu cá nhân, đảm bảo tiết kiệm về thời gian, kinh phí, nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. (TTXVN/Baotintuc.vn 10/11, Chu Thanh Vân)Về đầu trang

Đề xuất lao động qua đào tạo thành tiêu chí bắt buộc ở nhiệm kỳ 2021-2026

Bộ LĐTBXH sẽ đề xuất đưa chỉ tiêu chí lực lượng lao động qua đào tạo có chứng chỉ trở thành tiêu chí bắt buộc trong cả nhiệm kỳ 5 năm 2021-2026 và trong từng năm.

 Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời của Quốc hội vào sáng 10.11, vấn đề lao động việc làm, chất lượng nguồn nhân lực được nhiều đại biểu quan tâm, chất vấn.

 Đại biểu Mai Hồng Hải (Đoàn Hải Phòng) đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ LĐTBXH: "Phát triển nguồn nhân lực được xác định là 1 trong 3 khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng đến nay, lao động qua đào tạo đạt 64,5% nhưng có bằng cấp và chứng chỉ thì mới đạt là 24,5%. Trong khi đó, các trường nghề thì không tuyển sinh được, sinh viên đại học ra trường khó tìm việc, doanh nghiệp thì khó tuyển dụng lao động. Vậy xin Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân, giải pháp nào để giải quyết những vấn đề trên?".

 Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết, trong những năm qua, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực được Đảng, Nhà nước cũng như các địa phương, các cấp, các ngành quan tâm. Tuy nhiên, bức tranh thực trạng lực lượng lao động qua đào tạo đạt 64,5% nhưng có bằng cấp và chứng chỉ thì còn thấp.

 "Để khắc phục tình trạng này, hiện nay trong xu hướng các nước phát triển tập trung phát triển bao trùm, bền vững đều tập trung vào 3 việc: Bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng cho người lao động. Hai là tạo việc làm thỏa đáng. Ba là quan tâm đến an sinh bền vững trong đó có 2 trụ cột là BHXH và BHYT" Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

 Trên cơ sở đó, tháng 5.2020, Bộ LĐTBXH đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 24 về Đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

 Trong đó, tập trung làm sao để tranh thủ thời cơ dân số vàng, đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao nhằm nâng cao tầm kỹ năng lao động Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

 Để giải quyết được vấn đề đại biểu nêu, theo người đứng đầu Bộ LĐTBXH, hiện Bộ đang kiên trì tham mưu Chính phủ, Quốc hội đi theo hướng phát triển lực lượng lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ phù hợp với thông lệ quốc tế.

 Theo đó, Bộ LĐTBXH sẽ đề xuất theo hướng đưa chỉ tiêu lực lượng lao động qua đào tạo có chứng chỉ trở thành là tiêu chí bắt buộc trong cả nhiệm kỳ 5 năm 2021-2026 và trong từng năm.

 Phấn đấu mỗi năm tăng bình quân 4% và sau 5 năm, tỉ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ đạt tỉ lệ 40% đến 45% để phù hợp thông lệ quốc tế, tương đương mặt bằng chung các nước phát triển.

 Ngoài ra, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, sẽ tăng cường, làm tốt công tác dự báo cung-cầu về thị trường lao động để đào tạo theo nhu cầu. Đồng thời chỉ đạo rà soát, sắp xếp lại quy hoạch hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt mục tiêu theo hướng mở, chất lượng cao.

 Ông cũng cho rằng, cần tăng cường kết nối chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng và trả lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề. Tiến tới tuyển dụng, sử dụng người lao động đã qua đào tạo và có chứng chỉ trong các doanh nghiệp. (Laodong.vn 10/11)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Từ 15/11, phạt tới 500.000 đồng nếu hút thuốc lá tại nơi bị cấm

Theo quy định của Nghị định 117, mức phạt tiền với hành vi hút thuốc tại địa điểm quy định cấm sẽ tăng từ 200-500 nghìn đồng lên mức 100 -300 nghìn đồng như hiện nay.

 Đại diện Vụ Pháp chế , Bộ Y tế cho biết liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm thuốc lá hiện nay đang có trong rất nhiều quy định của nhiều văn bản khác nhau, nhiều Luật khác nhau.

 Đối với Nghị định 117, nội dung các xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá quy định từ Điều 25- Điều 29. Tại Điều 25 quy định về xử phạt vi phạm về địa điểm cấm hút thuốc lá, nếu như trước đây chỉ xử phạt từ 100-200 nghìn đồng thì hiện nay tăng lên từ 200-500 nghìn đồng.

 Cũng tại điều này quy định, tại địa điểm cấm hút thuốc nếu như không có biển "cấm hút thuốc lá", cơ quan chức năng nếu phát hiện sẽ xử phạt từ 3 triệu-5 triệu đồng.

 Đáng chú ý, tại Điều 26 Nghị định này quy định về mức phạt tiền đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi như sau:

 Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.

 Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

 Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà không bị xử phạt theo lĩnh vực y tế...

 Một trong những điểm đáng chú ý tiếp theo của Nghị định 117/2020 là đưa mức phạt đối với các hành vi vi phạm về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá cho người dưới 18 tuổi.

 Cụ thể, Nghị định 117 đã bổ sung thêm quy định về việc vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá và sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá.

 Theo đó, tại Điều 29 quy định: phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với các hành vi sau: Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá; Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá.

 Cũng theo đại diện Vụ Pháp chế, lâu nay đã có những ý kiến cho rằng chúng ta chưa chú trọng đến công tác kiểm tra và xử phạt vi phạm quy định về phòng chống tác hại thuốc lá, nhưng với những quy định của Nghị định 117 về tăng thẩm quyền, tăng hình thức xử phạt nguội đối với vi phạm về thuốc lá, hy vọng cơ quan chức năng liên quan tăng cường xử phạt. (VTV.vn 10/11)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

ASEAN 2020: Báo Singapore nêu bật những thành công của Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, nhật báo The Straits Times (Singapore) ngày 9/11 đăng bài viết tựa đề “Vietnam’s success story in spotlight ahead of ASEAN Summit” (tạm dịch là "Câu chuyện thành công của Việt Nam nổi bật trước Hội nghị cấp cao ASEAN").

 Tác giả bài viết nhấn mạnh trong bối cảnh Hội nghị cấp cao ASEAN sắp diễn ra tại Hà Nội, câu chuyện thành công về kinh tế của Việt Nam cũng là chủ đề được chú ý nhiều.

 Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam đã có "màn trình diễn" mạnh mẽ trong thập kỷ qua, với mức tăng trưởng từ 5-7%/năm.

 Các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt ấn tượng với tầng lớp trung lưu ngày càng lớn, khu vực tư nhân sôi động và dân số trẻ. Khoảng 70% trong số 95 triệu người của Việt Nam dưới 35 tuổi.

 Theo nữ Đại sứ đầu tiên của Singapore tại Việt Nam, bà Catherine Wong, đối với Singapore, quan hệ kinh tế là trụ cột trong mối quan hệ giữa hai nước.

 Singapore hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 3 tại Việt Nam. Điều này rất có ý nghĩa vì hai nhà đầu tư hàng đầu Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những nền kinh tế lớn hơn Singapore rất nhiều.

 Các biểu tượng hợp tác lâu đời giữa Singapore và Việt Nam gồm có liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore 24 năm tuổi, cùng với thỏa thuận khung kết nối từ năm 2006 nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như tài chính, công nghệ thông tin và vận tải.

 Đại sứ Catherine Wong nhấn mạnh hai nước có những cơ hội mới để hợp tác khi hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng cùng với các giải pháp đô thị, đổi mới và khởi nghiệp cũng như thương mại điện tử.

 Về lĩnh vực nông sản, một lĩnh vực tăng trưởng khác của Việt Nam, bà bày tỏ hy vọng sẽ đa dạng hóa nguồn cung cấp thực phẩm bằng cách đưa nhiều nông sản và thủy sản Việt Nam vào Singapore.

 Đánh giá về cách xử lý đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Việt Nam, Đại sứ Catherine Wong nhận định Chính phủ Việt Nam đã hành động quyết liệt, phản ứng nhanh và chuẩn bị sớm cho các ca nhiễm mới có thể xuất hiện trong nước sau những ca bệnh đầu tiên ở Trung Quốc.

 Việt Nam cũng phát triển bộ xét nghiệm và máy thở của riêng mình, và đang nghiên cứu phát triển vaccine phòng COVID-19. Theo bà, Việt Nam đã trải qua hai đợt bùng phát dịch COVID-19, một đợt vào tháng 3-4, và một đợt bùng phát cục bộ ở thành phố Đà Nẵng vào tháng 7-8.

 Tuy nhiên, phản ứng nhanh chóng của giới chức sở tại và các biện pháp phong toả toàn diện đã hạn chế được lây nhiễm trong cộng đồng.

 Đại sứ Catherine Wong nhấn mạnh đây là những lý do khiến Singapore đơn phương dỡ bỏ các hạn chế đi lại đối với du khách Việt Nam từ ngày 8/10.

 Tuy nhiên, do Việt Nam vẫn đóng cửa đường biên giới nên bà cho rằng bước tiếp theo là cần xem xét việc đi lại hai chiều có thể được nới lỏng như thế nào kèm theo các biện pháp phòng ngừa bảo đảm an toàn. (TTXVN/VietnamPlus.vn 10/11)Về đầu trang

Nikkei: Apple có thể chuyển thêm năng lực sản xuất sang Việt Nam

Theo Nikkei Asia, Apple đang có kế hoạch chuyển thêm năng lực sản xuất sang Ấn Độ và Việt Nam.

 Những nguồn tin thận cận với Apple cho biết, công ty này sẽ chuyển thêm năng lực sản xuất sang Ấn Độ và Việt Nam, bất kể ai là Tổng thống Mỹ.

 Một nguồn tin chia sẻ với Nikkei Asia rằng: "Đa dạng hóa rủi ro là mục tiêu chính trong dài hạn. Dự án Ấn Độ của Apple sẽ tiếp tục. Nó sẽ không bị thay đổi vì kết quả bầu cử Mỹ".

 Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden chuẩn bị chuyển đến Nhà Trắng vào đầu năm 2021 và thế giới công nghệ đang thở phào nhẹ nhõm. Họ hy vọng Đảng Dân chủ sẽ xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và mang lại sự ổn định cần thiết cho hoạt động kinh doanh.

 Tuy nhiên, cũng có những câu hỏi đặt ra cho ông Joe Biden, bao gồm cả việc ông định kiềm chế Big Tech (các ông lớn công nghệ) ở Mỹ như thế nào và phạm vi ông sẽ thực hiện các chính sách của mình nếu đảng Dân chủ không giành được quyền kiểm soát Thượng viện?

 Một trong những hy vọng lớn nhất mà thế giới công nghệ đặt cho ông Biden là chấm dứt, hoặc ít nhất là làm chậm lại quá trình phân tách chuỗi cung ứng của Mỹ và Trung Quốc.

 Kể từ khi Mỹ thêm Huawei Technologies vào "danh sách đen" về thương mại vào năm ngoái, các nhà cung cấp từ Mỹ của Huawei đã thiệt hại hàng tỷ USD doanh thu.

 Năm nay, cuộc kiểm soát rộng hơn của chính quyền ông Trump đối với các công ty công nghệ Trung Quốc - bao gồm cả TikTok - đe dọa sẽ gây thiệt hại lớn hơn cho ngành công nghệ Mỹ. Thung lũng Silicon lo ngại, căng thẳng ngày càng trầm trọng sẽ dẫn đến sự trả đũa từ Trung Quốc và tạo thêm khó khăn cho các công ty đa quốc gia.

 Những người trong ngành cho rằng ông Biden ít có khả năng thúc đẩy việc phân tách chuỗi cung ứng ra như vậy. Họ cho rằng ông sẽ đưa ra nhiều chiến lược mới hơn.

 Tuy nhiên, ngay cả dưới thời ông Biden, sự cạnh tranh về công nghệ giữa hai siêu cường chắc chắn vẫn sẽ căng thẳng. Apple, HP, Dell và Google đều yêu cầu các nhà cung cấp của họ chuẩn bị các phương án chuyển sản xuất ra "ngoài Trung Quốc", trong khi nhiều công ty điện tử chủ chốt đã mở rộng cơ sở sản xuất tại các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ.

 Simon Lin, Chủ tịch Wistron - một nhà lắp ráp và cung cấp iPhone cho Apple và cung cấp thiết bị cho Acer, HP và Dell - tin rằng: "Xu hướng đa dạng hóa này sẽ không thay đổi trong dài hạn". (VTC.vn 10/11, Bằng Lăng)Về đầu trang

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

Giữ kỷ luật nghiêm minh trong Đảng

Việc xử lý cán bộ vi phạm lâu nay luôn được Đảng ta thực hiện một cách thận trọng, nghiêm minh, công tâm và rất khách quan.

 Trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, công tác này càng được quan tâm đặc biệt, một mặt nhằm giữ nghiêm kỷ cương của Đảng, mặt khác nhằm lựa chọn cán bộ xứng đáng vào cấp uỷ khoá mới. Đây là một đòi hỏi tất yếu trong tiến trình đổi mới, phát triển của đất nước.

 Nghiên cứu dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nhiều cán bộ đảng viên rất tâm đắc với nội dung về công tác cán bộ, nhất là trong bối cảnh Đảng ta đang kiên trì, kiên quyết đấu tranh với những vi phạm của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

 Những suy nghĩ của người dân là cơ cơ sở nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã có trên 100 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật.

 Mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì hội nghị Bộ Chính trị để xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Theo thông báo này, xét bối cảnh tình hình, nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm và quá trình công tác, đóng góp của đồng chí Nguyễn Văn Bình ở nhiệm kỳ trước với vai trò nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; căn cứ quy định, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Bình bằng hình thức cảnh cáo.

 Quyết định này ở thời điểm này càng khẳng định công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, đúng các quy định của Đảng, quy định của Nhà nước, liên tục, kịp thời theo tinh thần chung làm quyết liệt, không có ngoại lệ, không có vùng cấm, quy trình đảm bảo công bằng, minh bạch.

 Xử lý kỷ luật cán bộ vi phạm luôn được Đảng ta thực hiện công khai, thận trọng và khách quan. Đồng thời việc tiến hành kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật những cán bộ, Đảng viên vi phạm là một công tác thường xuyên, liên tục và là một hoạt động bình thường của Đảng. Việc xử lý, xác minh đơn thư, phản ánh cũng là một nguyên tắc của công tác kiểm tra đảng

 Nhắc đến kỷ luật cán bộ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nói: "Thật đau xót nhưng không thể không làm, không có cách nào khác. Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân. Kỷ luật một vài người để cứu muôn người". (VTV.vn 10/11)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Doanh nghiệp vẫn ngại các gói hỗ trợ

Ngân hàng Chính sách xã hội vừa sửa đổi, đưa vào áp dụng những điều kiện cho vay gói 16.000 tỉ đồng để hỗ trợ trả lương cho người lao động theo hướng nới lỏng hơn so với quy định cũ để doanh nghiệp (DN) dễ dàng tiếp cận. Mặc dù vậy, nhiều DN vẫn không "mặn" với gói hỗ trợ này.

 Giám đốc một DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa cho biết sau nhiều ngày cân nhắc, anh đã ngưng làm thủ tục vay vốn để trả lương cho công nhân. "Công ty tôi đáp ứng các điều kiện để vay gói 16.000 tỉ đồng vì doanh thu quý I/2020 giảm đến hơn 30%, có người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc hơn 1 tháng, cũng không có nợ xấu tại thời điểm ngày 31-12-2019 nhưng hiện nay sản xuất đang trên đà phục hồi, thay vì phải theo đuổi hồ sơ xin vay vốn hỗ trợ mất thời gian, mức hỗ trợ không đáng kể thì dành ưu tiên cho các khoản vay ngắn hạn phục vụ sản xuất cho kịp khai thác thị trường cuối năm" - giám đốc này nói.

 Trong khi đó, giám đốc một công ty lữ hành chuyên đón khách quốc tế ở TP HCM cho hay từ khi xảy ra dịch Covid-19 đến nay, đã 3 đợt cho nhân viên nghỉ việc nhưng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nào. "Sau khi tìm hiểu gói vay ưu đãi trả lương cho nhân viên, chúng tôi thấy vẫn quá ít so với nhu cầu của DN vì chỉ được khoảng 1,5 tháng lương tối thiểu/nhân viên. Công sức làm hồ sơ, chờ kết quả tốn nhiều thời gian… nên sau khi xem xét, công ty quyết định tiếp tục cho nhân viên nghỉ thêm" - vị giám đốc này bộc bạch.

 Thông tin về tình hình hoạt động của các DN trong 10 tháng đầu năm 2020, Ban Quản lý các KCX-KCN TP HCM (Hepza) nêu thực trạng chung của các DN là họ "coi như không có" các gói hỗ trợ vay vốn để khắc phục hậu quả của Covid-19 và vay vốn để trả lương cho người lao động. "Không ít trường hợp DN có ý định vay, tìm hiểu thủ tục và được ngân hàng tư vấn không nên vay vốn hỗ trợ. Lý do là nếu tham gia gói hỗ trợ DN sẽ phải chứng minh bị thiệt hại, doanh thu, dòng tiền giảm và sẽ rơi vào nhóm khách hàng rủi ro cao, sẽ khó vay vốn trong các lần tiếp theo. DN sau khi cân nhắc đã chọn rút lui, không tham gia vào các gói vay vốn hỗ trợ vì ngại được ít, mất nhiều" - đại diện Hepza cho hay.

 Tính đến giữa tháng 10, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM cho biết đã tiếp nhận 746 trường hợp DN được gửi về từ các sở ngành, UBND 24 quận, huyện và từ đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước. Đáng lưu ý, có tới 108 trường hợp DN chưa có hoặc không còn nhu cầu hỗ trợ, 51 trường hợp không đủ điều kiện vay vốn hoặc không thuộc khách hàng mục tiêu của ngân hàng, 90 trường hợp DN được hỗ trợ giảm lãi từ 0,2-2 điểm % so với lãi suất đang áp dụng… 

Thống kê sơ bộ của Sở Du lịch TP HCM đến thời điểm này cho thấy chỉ có khoảng 20 DN lữ hành được hưởng chính sách vay ưu đãi theo Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi vay. Có 453 cơ sở lưu trú du lịch được giảm 10% giá bán điện trong 3 tháng. Với chính sách giảm phí và lệ phí, có khoảng 21 DN và 436 hướng dẫn viên du lịch được giảm phí và lệ phí theo chính sách hỗ trợ…

 Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP, một trong những nhu cầu được hỗ trợ nhất hiện nay của DN là vay trả lương để giữ chân người lao động nhưng hệ thống ngân hàng thời gian qua chưa mang tính linh động, thủ tục khá phức tạp, phải chứng minh mức độ thiệt hại nên DN khó tiếp cận chính sách hỗ trợ DN khắc phục hậu quả dịch Covid-19. (Nld.com.vn 10/11)Về đầu trang

Thành ủy Đà Nẵng họp về xây dựng thí điểm tổ chức chính quyền đô thị

Sáng 10/11, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị về thực hiện thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị do Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng chủ trì.

 Các đại biểu đã bàn luận nhiều vấn đề như: Số lượng phòng chuyên môn của UBND cấp quận, số lượng công chức phường, thẩm quyền tuyển dụng công chức tại phường...

 Theo báo cáo, từ ngày 7 - 15/10, UBND thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận 55 văn bản góp ý từ các cơ quan, địa phương trong thành phố, với 135 ý kiến tham gia góp ý về Dự thảo Nghị định thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

 Theo đó, đa số ý kiến đều thống nhất với chủ trương, phạm vi, đối tượng áp dụng của dự thảo. Nội dung dự thảo cơ bản đáp ứng các vấn đề cần được thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 119/2020/QH14.

 Bên cạnh đó, có một số nội dung nhận được sự quan tâm góp ý, thể hiện sự băn khoăn về tính khả thi, phù hợp với thực tiễn quản lý, cũng như khó khăn, vướng mắc khi triển khai áp dụng trên thực tế.

 Cụ thể, về cơ cấu tổ chức của UBND quận, Điều 4 của Dự thảo quy định số lượng các cơ quan chuyên môn gồm 8 phòng sẽ gây khó khăn cho thành phố Đà Nẵng trong quá trình thực hiện, Ban cán sự Đảng UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị có 11 phòng chuyên môn.

 Về Điều 24 Dự thảo quy định số lượng công chức làm việc ở phường không quá 12 người, Ban cán sự Đảng UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị ít nhất 16 người.

 Đồng thời, Ban cán sự Đảng UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị trước mắt tiếp tục thực hiện quy định hiện nay về tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức phường cho đến khi Trung ương ban hành quy định chung mang tính tổng thể, thống nhất giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị.

 Kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đánh giá cao, ghi nhận những ý kiến phát biểu đóng góp, xây dựng của các đại biểu; đồng thời cho rằng, mỗi đề xuất cần nêu cụ thể điều khoản nào, sửa như thế nào, căn cứ vào đâu? Cần nêu rõ các căn cứ pháp luật hiện hành và căn cứ theo thực tiễn triển khai thời gian qua.

 Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giao lại cho Ban cán sự Đảng UBND thành phố Đà Nẵng dựa trên các nội dung tại hội nghị để làm tờ trình mới gửi Thành ủy phê duyệt trước khi gửi ra Bộ Nội Vụ.

 Đồng thời, giao Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh và Ban cán sự Đảng UBND thành phố tiếp tục bám sát quá trình xây dựng Nghị định của Bộ Nội vụ để kịp thời nắm thông tin và góp ý trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nghị định. (TTXVN/Bnews.vn 10/11, Quốc Dũng)Về đầu trang

Hà Nội yêu cầu 7 quận, huyện xử lý cán bộ để vi phạm xây dựng, đất đai

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các Sở: Xây dựng, Quy hoạch – Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND các quận, huyện thị xã về việc tăng cường công tác kiểm tra, xác minh, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, đất đai theo nội dung phản ánh của báo chí.

 Theo đó, UBND TP đồng ý với đề xuất của Sở Xây dựng, giao UBND 7 quận, huyện gồm: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì tập trung xử lý, dứt điểm các vi phạm trật tự xây dựng, đất đai, khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, đất đai. Xem xét, xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức có liên quan theo quy định. Đồng thời, báo cáo UBND TP kết quả thực hiện, gửi các sở chuyên ngành để tổng hợp theo lĩnh vực ngành…

 UBND TP cũng giao UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để các vi phạm phát sinh. Chủ động tổ chức kiểm tra, xác minh khi có báo chí phản ánh, kịp thời xử lý theo thẩm quyền đối với các vụ việc trên địa bàn quản lý, trả lời báo chí theo quy định.

 Trước đó, báo Tiền Phong phản ánh việc tại nhiều dự án nhà ở, khu đô thị ở Hà Nội thời gian qua xuất hiện nhiều công trình khủng được xây dựng kiểu "cung điện, lâu đài" tự hợp khối từ những lô đất quy hoạch, phân lô biệt thự, nhà liền kề vi phạm trật tự xây dựng, phá vỡ quy hoạch.

 Tại dự án nhà ở thấp tầng ở Long Biên xuất hiện công trình tiến hành xây dựng như một “cung điện, lâu đài” có dấu hiệu vi phạm gộp từ các thửa đất vào nhau. Theo ghi nhận của PV, tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại Khu biệt thự nhà vườn Minh Tâm (phường Long Biên, quận Long Biên) do liên danh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Minh Tâm và Công ty CP tư vấn HANDIC làm chủ đầu tư.

 Hay tại 7 căn nhà liền kề thấp tầng ô đất ký hiệu TT1 thuộc Dự án khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại, nhà ở thấp tầng và nhà trẻ (tên thương mại là TSG Lotus Sài Đồng) tại phố Sài Đồng, phường Việt Hưng đã được sửa chữa cải tạo và đục thông các phòng, hợp khối lại với nhau, hô biến từ nhà ở thành văn phòng làm việc và văn phòng cho thuê. (Tienphong.vn 10/11, Đình Phong)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Chính phủ sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu lớn

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội chiều 9/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông (TTTT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Chính phủ sẽ đầu tư trung tâm dữ liệu lớn để lưu trữ những cơ sở dữ liệu quan trọng và phục vụ dùng chung. 

Liên quan đến sự chồng chéo dữ liệu, gây lãng phí, Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng trả lời: Bộ ngành nào có dữ liệu của bộ ngành đó và dữ liệu không giống nhau. Dữ liệu không có sự chồng chéo nhưng có vấn đề về chất lượng dữ liệu và khả năng kế thừa. Nghị định 47 về kết nối và chia sẻ dữ liệu đã đề cập vấn đề này. Theo đó, vấn đề về trường thông tin dùng chung sẽ được giải quyết thông qua 6 cơ sở dữ liệu quốc gia. Những dữ liệu quốc gia có nhiều trường thông tin có thể dùng chung.

 “Một vấn đề nữa là về hạ tầng chứa dữ liệu, đó là data center (trung tâm dữ liệu). Hiện nay nhiều đơn vị xây dựng data center của riêng mình nhưng vốn thì ít và nhiều đơn vị không đạt chuẩn, gây lãng phí. Hướng xử lý với bất cập này là Chính phủ đầu tư trung tâm dữ liệu lớn để lưu trữ những cơ sở dữ liệu quan trọng và phục vụ dùng chung. Các đơn vị có nhu cầu về data center thì thuê thay vì tự đầu tư (vì một data center đạt chuẩn khá tốn kém về đầu tư và khai thác). Chiến lược dữ liệu quốc gia sắp được Thủ tướng phê duyệt có đề cập toàn diện về cả dữ liệu lẫn data center”, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

 Trả lời về vấn đề kết nối dữ liệu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Về dữ liệu, việc thực hiện Chính phủ điện tử có thể thực hiện xử lý song song, vừa tập trung vừa phân tán. Ví dụ, về cơ sở dữ liệu đất đai đang nằm ở các địa phương. Các dữ liệu này không cần phải đi đâu cả mà chỉ cần kết nối với các địa phương, các bộ chuyên ngành để xử lý. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 47 về vấn đề kết nối chia sẻ, Nghị định 45 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và vấn đề này đã đầy đủ vấn đề pháp lý.

 “Nhờ đó, chúng ta có thể tận dụng những dữ liệu đã có, không phải đầu tư mới. Việc cải cách ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp thay đổi rất nhiều về lề lối làm việc, có sự giám sát chặt chẽ của người dân, cơ quan báo chí. Nếu ở bộ phận nào, cán bộ nào không xử lý theo thời gian quy định thì đều có sự công khai và đánh giá, xem xét”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết. (TTXVN/Baotintuc.vn 09/11)Về đầu trang

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu loạt giải pháp gỡ vướng về thủ tục hành chính

Tại phiên chất vấn sáng 9/11, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (TP Đà Nẵng) nêu vấn đề: Người dân và doanh nghiệp được Hiến pháp trao quyền, được luật tạo điều kiện để thực hiện quyền của mình. Nhưng nhiều thủ tục hành chính trong thông tư của các bộ, thậm chí trong một số nghị định của Chính phủ vẫn còn đặt ra không ít rào cản khiến cho người dân và doanh nghiệp khó khăn trong việc thực hiện quyền của mình.

 Mặc dù trong cải cách hành chính, các cơ quan nhà nước cũng đã dỡ bỏ nhiều rào cản nhưng mà dỡ chỗ này thì lại nảy sinh ở những chỗ khác và dỡ rào cản cũ thì lại tự động mọc ra rào cản mới. Đại biểu Thúy đề nghị Bộ trưởng Tư pháp cho biết trách nhiệm của Bộ Tư pháp, giải pháp để khắc phục và Bộ trưởng có cam kết trước Quốc hội và cử tri cả nước.

 Trả lời, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho hay, các thủ tục hành chính và các điều kiện kinh doanh được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật đều có nguyên tắc. Ví dụ, chúng ta đang cố gắng thực hiện nguyên tắc đối với những lĩnh vực liên quan đến quyền và lợi ích trực tiếp của người dân, doanh nghiệp thì phải quy định trong luật. Các điều kiện kinh doanh và các thủ tục có liên quan thì tầm văn bản quy phạm pháp luật thấp nhất là nghị định của Chính phủ.

 Quy trình để thực hiện xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện một văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có thông tư, nghị định, luật đều được quy định rất chặt chẽ. Trong thời gian qua, chúng ta đã rất cố gắng, nhưng trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng như đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nói. Việc bỏ sót các điều kiện kinh doanh, đặc biệt là thủ tục trong một số văn bản quy phạm pháp luật là một thực tế chúng ta vẫn phải tiếp tục để giải quyết.

 Về các số liệu cụ thể, có khá nhiều báo cáo khác nhau của Bộ Tư pháp. Trong Báo cáo 442 về rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến các thủ tục đầu tư, kinh doanh, xây dựng... thì Bộ Tư pháp đã nêu.

 Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, Bộ cũng thực hiện nhiệm vụ được giao là kiểm tra văn bản. Nhưng trong công tác kiểm tra văn bản, thẩm quyền được giao của Bộ Tư pháp chỉ dừng lại ở các thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật của bộ, ngành cũng như một số văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.

 “Khi chúng tôi phát hiện ra thì chỉ có thẩm quyền xem xét, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xử lý, Bộ Tư pháp không xử lý”, người đứng đầu Bộ Tư pháp nhấn mạnh.

 Trong quá trình kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, các điều kiện kinh doanh và việc vi phạm những quy định của pháp luật, như quy định điều kiện kinh doanh, đưa ra các thủ tục trong thông tư cũng là một trong những vấn đề mà Bộ Tư pháp tập trung. Hiên, vẫn tồn tại tình trạng thực tế này và chúng ta đang cố gắng làm sao để hạn chế tình hình.

 Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị, tiếp tục thực hiện các giải pháp, trước hết là cơ chế tự thi hành. Các chủ thể xây dựng pháp luật với trình độ chuyên môn và trách nhiệm công vụ nếu thực hiện phù hợp thì sẽ hạn chế được tình trạng này. Đồng thời, chúng ta cần tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về mặt nguyên tắc đã quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

 “Dưới sự giám sát của công luận, của các cơ quan, đại biểu Quốc hội, tôi sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới”, Bộ trưởng Long cam kết. (Baophapluat.vn 09/11, T.Quyên)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Ai sẽ khóc cho ngân khố quốc gia?

Ai sẽ khóc cho ngân khố quốc gia, cho những đồng tiền đóng thuế chắt chiu nhiều năm tháng của từng người dân khi danh sách các dự án đầu tư công chậm tiến độ, đội vốn ngày càng dày, càng nhiều lên? Câu hỏi nghe chừng vu vơ, không mấy liên quan nhưng thực tế rất sát với diễn biến với việc sử dụng vốn công ở Việt Nam trong nhiều năm qua?

 Như với ngành giao thông vận tải, báo cáo hồi giữa năm 2020 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho thấy, cả nước hiện có 48 công trình, dự án trọng điểm, song mới chỉ có 24 công trình được đưa vào khai thác; 6 dự án đang thi công rơi vào tình trạng chậm tiến độ, thậm chí đội vốn cao. Dù các dự án liên tiếp được điểm mặt, chỉ tên về đội vốn, chậm tiến độ nhiều năm, nhưng đến nay, chưa có quan chức nào dũng cảm từ chức để thể hiện trách nhiệm với dân, với đất nước về những quyết định của mình.

 Ngay như 6 dự án đường sắt đô thị đang được triển khai chỉ sau ít năm, đến nay tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh tăng so với được duyệt lần đầu cho 6 tuyến đường sắt này đã lên tới trên 243.400 tỷ đồng, nhiều gấp đôi số vốn để làm 11 đoạn cao tốc kết nối Bắc - Nam hiện nay. Đáng nói, các dự án này đều sử dụng vốn vay ODA và đối ứng từ ngân sách nhà nước.

 Đến khi nào các “siêu dự án” đầu tư hàng nghìn, hàng chục nghìn tỷ đồng/dự án của ngành giao thông nói riêng và các ngành khác nói chung khắc phục được vấn đề tiến độ, mang lại hiệu quả đích thực cho xã hội và người dân là câu hỏi luôn bỏ ngỏ. Hết nhiệm kỳ này đến nhiệm kỳ khác trôi qua, nhiều dự án, chủ đầu tư hoặc bộ chủ quản cũng chỉ hứa trước người dân: Xin rút kinh nghiệm. Có chăng trách nhiệm hơn thì: “Cố gắng hoàn thành sớm”. Nhưng rốt cuộc, các dự án không mấy tiến triển trong khi nhiều quan chức lần lượt “hạ cánh an toàn”, để nhiệm kỳ sau giải quyết. Cũng chưa có một lãnh đạo ngành nào bị đưa ra xử lý vì những trách nhiệm liên quan đến những dự án mà họ đã đặt bút ký trình Chính phủ.

 Ở rất nhiều nước trên thế giới, việc những dự án trọng điểm của ngành, của quốc gia mỗi khi xảy chuyện, gặp vấn đề tương tự, người đứng đầu ngành, thậm chí quan chức cấp cao hơn trong Chính phủ cũng sẽ phải đối mặt với áp lực dư luận và tự động từ chức. Đối với các quan chức này, việc từ nhiệm vì không hoàn thành nhiệm vụ được giao là hành động thể hiện trách nhiệm cao nhất với đất nước, với người dân. Văn hóa từ chức là động thái thường thấy của lòng tự trọng.

 Thực tế cho thấy, chừng nào kỷ cương, phép nước chưa nghiêm, chừng đó sẽ vẫn còn một bộ phận lãnh đạo các đơn vị, tổ chức sẽ coi việc lãng phí tiền đầu tư của đất nước là chuyện bình thường. Có mạnh tay cắt chức, truy cứu trách nhiệm những người đứng đầu các bộ, ngành, các chủ đầu tư sử dụng lãng phí vốn Nhà nước, trật tự mới được thiết lập. Ai sẽ khóc nếu coi vốn nhà nước, thuế của dân là... cha chung? (Tienphong.vn 10/11, Phạm Tuyên)Về đầu trang

10 tháng, ngân sách Nhà nước tăng chi 9,7%

Ngày 9/11, Bộ Tài chính phát đi thông cáo công bố tổng chi ngân sách nhà nước 10 tháng đạt 1.260,2 nghìn tỷ đồng, bằng 72,1% dự toán, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2019.

 Trong đó giải ngân vốn đầu tư phát triển đạt 321,5 nghìn tỷ đồng, bằng 68,3% dự toán, tính cả kế hoạch vốn năm 2019 được kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2020 và số vốn kế hoạch giao bổ sung trong năm, thì số vốn giải ngân đạt 379,5 nghìn tỷ đồng, bằng 60,37% kế hoạch được giải ngân năm 2020; chi trả nợ  đạt 89,1 nghìn tỷ đồng, bằng 75,4% dự toán, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2019; chi tthường xuyên đạt 841,3 nghìn tỷ đồng, bằng 79,6% dự toán, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019.

 Đến ngày 26/10, ngân sách nhà nước đã chi khoảng 17,77 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. (Daidoanket.vn 10/11, T.Hằng)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Vụ “thổi” giá máy xét nghiệm Covid-19: Cựu Giám đốc CDC Hà Nội là chủ mưu

Viện KSND xác định hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR sau khi nhập khẩu về Việt Nam có giá theo thị trường hơn 4 tỉ đồng nhưng bị các doanh nghiệp "thổi" giá rồi bán cho CDC Hà Nội với giá hơn 9,5 tỉ đồng là do định hướng của lãnh đạo CDC Hà Nội.

 Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 10 bị can trong vụ án "thổi" giá máy xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội (CDC Hà Nội) và một số đơn vị liên quan về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 điều 222 bộ luật Hình sự 2015.

 Trong vụ án này, có 6 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ CDC Hà Nội, gồm: Nguyễn Nhật Cảm, nguyên Giám đốc; Nguyễn Vũ Hà Thanh, nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán; Hoàng Kim Thư, nguyên Kế toán trưởng; Lê Xuân Tuấn, nguyên cán bộ thuộc Phòng Tài chính kế toán; Nguyễn Thị Kim Dung, nguyên Trưởng phòng Tổ chức hành chính và Nguyễn Ngọc Quỳnh, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ.

 4 bị can còn lại là: Đào Thế Vinh, Giám đốc MST; Nguyễn Trần Duy, Tổng giám đốc Công ty CP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành; Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH phát triển khoa học Vitech và Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông.

 Theo cáo trạng, đầu tháng 2.2020, trước tình hình dịch bệnh Covid-19, Sở Y tế TP.Hà Nội đã giao nguồn kinh phí bổ sung hơn 31 tỉ đồng cho CDC Hà Nội và giao đơn vị này làm chủ đầu tư gói thầu số 15 mua sắm thiết bị, vật tư y tế phục vụ chống dịch, trong đó có hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR. Qua hình thức chỉ định thầu, CDC Hà Nội sau đó đã chỉ định thầu cho Công ty MST trúng thầu với giá 9,54 tỉ đồng. Tuy nhiên, qua điều tra xác định, hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR hiệu Qiagen có giá trên thị trường hơn 4 tỉ đồng, nhưng đã được các bị can trong vụ án câu kết mua bán lòng vòng rồi nâng giá lên đúng với mức giá CDC Hà Nội mua vào.

 Theo Viện KSND tối cao, Nguyễn Nhật Cảm với vai trò Giám đốc CDC Hà Nội, có trách nhiệm chính trong việc mua sắm hàng hóa, thực hiện đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu thông thường đối với gói thầu số 15 theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đã lợi dụng tình trạng dịch bệnh, vì động cơ vụ lợi, trực tiếp thỏa thuận, thống nhất giá mua sắm các máy, thiết bị y tế gói thầu số 15 với các bị can Nguyễn Ngọc Nhất, Nguyễn Thanh Tuyền, Đào Thế Vinh, ẩn định mức giá gói thầu số 15 là 9,54 tỉ đồng.

 Trước khi thực hiện quy trình chỉ định thầu thông thường, bị can Nguyễn Nhật Cảm là người trực tiếp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá với Nguyễn Trần Duy, Tổng giám đốc Công ty thẩm định giá Nhân Thành, để Duy giả mạo hồ sơ, ký ban hành chứng thư thẩm định giá theo mức giá do CDC Hà Nội yêu cầu, ghi lùi ngày để hợp thức các thủ tục chỉ định thầu. Ông Cảm cũng là người chỉ đạo các cán bộ cấp dưới hợp thức hồ sơ đấu thầu gói thầu số 15 để chỉ định Công ty MST trúng thầu trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 5,4 tỉ đồng.

 Các bị can Nguyễn Ngọc Nhất và Nguyễn Thanh Tuyền đều khai nhận có sự bàn bạc thống nhất về việc sẽ chi 10% giá trị hóa đơn hệ thống máy Realtime PCR tự động cho Nguyễn Nhật Cảm trước khi gặp ông này thỏa thuận giá mua bán. Quá trình điều tra, bị can Nguyễn Nhật Cảm cũng khai khi gặp gỡ trao đổi về giá thiết bị, Nguyễn Ngọc Nhất có nói sẽ chi phần trăm giá trị gói thầu cho CDC Hà Nội, nhưng Nguyễn Nhật Cảm không nhớ rõ là bao nhiêu phần trăm.

 “Mặc dù giữa các bị can chưa thực hiện việc chia lại số tiền theo thỏa thuận trên, nhưng có căn cứ xác định Nguyễn Nhật Cảm có động cơ vụ lợi trong việc cố ý làm trái các quy định về chỉ định thầu gói thầu số 15 nêu trên”, cáo trạng của Viện KSND nêu rõ, đồng thời khẳng định, trong vụ án này, Nguyễn Nhật Cảm phạm tội với vai trò chủ mưu. Quá trình điều tra, Cảm thừa nhận hành vi phạm tội. Quá trình công tác, bị can có nhiều thành tích nên Viện KSND tối cao cho rằng đây là tình tiết giảm nhẹ được xem xét khi xét xử.

 Trong vụ án này, CDC Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các bị can trong vụ án bồi thường số tiền 5,4 tỉ đồng, đến nay Nguyễn Ngọc Nhật và gia đình các bị can trong vụ án đã xin nộp đủ số tiền để khắc phục thiệt hại trong vụ án. (Thanhnien.vn 10/11)Về đầu trang

Tạm giam nguyên thư ký TAND Cấp cao tại TPHCM vì nhận tiền của đương sự

Ngày 10.11, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao cho biết, đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam bốn tháng đối với ông Huỳnh Tấn Đạt (38 tuổi, nguyên thư ký TAND Cấp cao tại TPHCM) về tội "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản". Tổng số tiền ông Huỳnh Tấn Đạt đã nhận của 4 bị cáo và 1 đương sự là hơn 900 triệu đồng.

 Sáng 10.11, lãnh đạo TAND Cấp cao tại TPHCM xác nhận việc ông Huỳnh Tấn Đạt đã bị cho thôi việc trước khi bị khởi tố, hiện ông Đạt không còn là Thư ký tòa.

 Theo thông tin điều tra ban đầu, TAND tỉnh Đắk Nông đã xử sơ thẩm và tuyên Võ Minh Hải 2 năm tù về tội tổ chức đánh bạc. Cùng xử với Hải còn có 1 số bị cáo bị tuyên phạt từ 6 tháng tù đến 1 năm. Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, các bị cáo đã kháng cáo lên TAND Cấp cao tại TPHCM xin giảm án.

 Sau khi nhận đơn, Đạt đã chủ động liên hệ bị cáo Vũ Doãn Cương đặt vấn đề hứa giúp cho hưởng án treo với điều kiện mỗi người phải "bồi dưỡng" 150 triệu đồng. Bốn bị cáo đã chuyển tiền cho Đạt vào tài khoản với tổng số tiền 400 triệu đồng. Trong vụ án đánh bạc này, Đạt đã nhận từ 8 người số tiền 731 triệu đồng.

 Ngày 24.7.2020, TAND Cấp cao tại TPHCM xử phúc thẩm nhưng không có người nào được hưởng án treo như lời hứa của Đạt. Sau đó, những người này đã làm đơn tố cáo thư ký Huỳnh Tấn Đạt.

 Mở rộng điều tra, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao còn phát hiện Huỳnh Tấn Đạt đã nhận 200 triệu đồng của đương sự N.V.N. (ngụ Đắk Nông) với cách thức tương tự.

 Hiện Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao tiếp tục mở rộng điều tra đối với hành vi phạm tội của bị cáo Huỳnh Tấn Đạt theo đơn tố cáo của một số đương sự khác. (Laodong.vn 10/11, Huân Tú)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Sau bộ trưởng quốc phòng, nhiều quan chức Mỹ khác có thể bị sa thải

Ngày 9/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, bằng một thông báo trên Twitter.

 Điều này không gây ngạc nhiên lắm. Ông Esper đã nằm trong danh sách không ưa của tổng thống từ lúc ông phản đối dùng quân đội để đàn áp làn sóng biểu tình trên khắp các thành phố Mỹ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd hồi tháng 5. Vài tuần trước khi ngày bầu cử, ông Esper đã viết trước thư từ chức. Ông biết ngày này rồi sẽ đến.

 Tuy việc sa thải ông Esper không gây ngạc nhiên, nhưng việc này diễn ra khi Tổng thống Trump dự kiến sẽ chỉ còn tại vị 72 ngày.

  Ông Trump chưa thừa nhận thua đối thủ Joe biden, và các trợ lý chiến dịch của ông khẳng định trong cuộc họp ngày 9/11 rằng ông vẫn rất tích cực với cuộc đua. Nhưng thực tế là ông khó có cơ hội thay đổi tình thế, điều này giống như một viên thuốc khó nuốt.

  “Chiến thắng rất dễ dàng. Thất bại không bao giờ dễ dàng. Đối với tôi thì không”, ông Trump nói với nhóm hỗ trợ trong ngày bầu cử. Thế nên thất bại chắc chắn sẽ khiến ông rất giận dữ, bực tức và muốn xả giận.

 CNN nói rằng việc sa thải ông Esper là một trong hàng loạt hành động báo thù mà ông Trump sẽ làm trong thời gian từ nay đến 20/1, ngày tổng thống mới tuyên thệ nhậm chức.

  Trong thời gian vận động tranh cử, ông Trump nhiều lần chỉ trích Giám đốc FBI Christopher Wray vì đã thất bại trong cuộc điều tra tình trạng tham nhũng trong cơ quan này.

  Báo Washington đưa tin từ cuối tháng 10 rằng ông Trump tính chuyện sa thải ông Wray trước ngày bầu cử, bước đi có thể đe dọa cả Bộ trưởng Tư pháp William Barr, một người trung thành với ông Trump nhưng bị mất điểm với tổng thống vì trì hoãn điều tra khả năng làm sai trong cuộc điều tra phản gián của FBI năm 2016. Axios đưa tin từ cuối tháng 10 rằng ông Trump có thể sa thải cả Giám đốc CIA Gina Haspel.

 Việc sa thải người đứng đầu Bộ Quốc phòng, CIA và FBI, khả năng cả Bộ Tư pháp, có thể chỉ là khởi đầu trong chiến dịch loại bỏ những người không đủ tận tâm với ông Trump. Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nói với CNN: “John McEntee, giám đốc phòng nhân sự Nhà Trắng, đang rao tin rằng nếu ông nghe tin bất kỳ ai đang tìm việc khác, họ sẽ bị sa thải”. (Tienphong.vn 10/11, Bình Giang)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More