Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 24-3-2020

Post date: 24/03/2020

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.                Khẩn trương, khẩn trương hơn nữa, quyết liệt ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng. 1

2.                Quốc hội sẽ đồng hành cùng Chính phủ chống dịch COVID-19. 2

3.                Thủ tướng: Phải làm tốt 3 vòng chống dịch. 3

CHÍNH SÁCH MỚI 4

4.                Nhiều điểm mới quản lý kinh doanh vận tải tại Nghị định 10. 4

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY.. 4

5.                Bầu trực tiếp Bí thư cấp ủy tại 100% Đại hội cấp cơ sở - cách làm hay ở Quảng Ninh  4

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 6

6.                Lương, việc làm của người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19. 6

7.                Hỗ trợ 1,5-3 triệu người lao động và 100.000-200.000 doanh nghiệp. 6

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 8

8.                Có khách quan, minh bạch?. 8

9.                Từ chức phải là chuyện bình thường. 9

QUẢN LÝ.. 10

10.             Sắp xếp bộ máy và đẩy mạnh tự chủ để cắt giảm chi thường xuyên. 10

11.             Chính phủ vẫn muốn cấm dịch vụ đòi nợ thuê. 12

12.             Chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp cho 378.178 người trong quý I/2020. 13

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 14

13.             Mới có 5 bộ, 5 tỉnh đạt chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 14

14.             Tại sao 51 UBND cấp xã ở Bình Định “chê” phần mềm một cửa điện tử?. 15

15.             Nghệ An: Đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng đạt 99,73%, cao nhất cả nước. 16

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 17

16.             Hai tháng, giải ngân được 8,3% vốn kế hoạch. 17

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 18

17.             Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Kiên Giang bị đề nghị kỷ luật 18

18.             Kiên Giang: Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện bị cách chức, xuống làm nhân viên. 19

THẾ GIỚI 20

19.             Tổng thống Mỹ phê chuẩn tuyên bố tình trạng thảm hoạ do COVID-19. 20

20.             Hy Lạp áp đặt lệnh giới nghiêm toàn quốc. 20

21.             Chính phủ Anh đảm bảo 80% lương cho người lao động phải nghỉ làm.. 21

 TIÊU ĐIỂM

Khẩn trương, khẩn trương hơn nữa, quyết liệt ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng

Ngày 23/3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (SARS-CoV-2) đã họp triển khai các biện pháp ứng phó. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

 Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã trao đổi, thống nhất một số nội dung về: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch bệnh; kiểm soát biên giới; chống lây nhiễm trong cơ sở y tế; đưa người nước ngoài đang được cách ly tập trung hoặc tại nhà chưa đủ 14 ngày về nước; tổ chức cách ly đối với những người điều khiển phương tiện vận chuyển và người hỗ trợ (tổ bay, tiếp viên, tài xế); trang bị máy đo thân nhiệt và bố trí nhân lực tại các cảng hàng không nội địa để kiểm tra thân nhiệt hành khách trước khi lên máy bay;…

 Đồng thời, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng thảo luận và thống nhất phải quyết liệt kiểm soát dịch bệnh cả từ hai nguồn (từ ngoài vào và từ trong nước).

 Theo đó, trước hết tiếp tục kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn dịch lây lan từ bên ngoài vào trong nước qua đường bộ, đường hàng không. Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ tổ chức các khu cách ly tập trung an toàn, không để lọt, không để lây nhiễm; đẩy nhanh tiến độ sàng lọc, xét nghiệm phát hiện người mắc bệnh.

 Đại diện Bộ Quốc phòng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để tiếp nhận người nhập cảnh, tổ chức cách ly theo quy định; đồng thời đề nghị các địa phương, lực lượng cùng phối hợp cùng quân đội để bố trí thêm các địa điểm cách ly, phương tiện vận chuyển và nhân lực phục vụ công tác cách ly tập trung.

 Trước những phản ánh về tình trạng tiếp tế nhu yếu phẩm của một số gia đình cho người thân trong khu cách ly tập trung, các ý kiến đã phân tích và nhấn mạnh yêu cầu và mục đích cao nhất của cách ly tập trung là bảo đảm an toàn cho người được cách ly và đặc biệt là cho cộng đồng, sau đó mới đến việc khắc phục các điều kiện sinh hoạt còn chưa thuận tiện. Chúng ta phải tạo điều kiện tối đa cho lực lượng làm nhiệm vụ, bảo đảm an toàn. Những người có điều kiện có thể đóng góp, hỗ trợ cho công tác cách ly thông qua hệ thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

 Ban Chỉ đạo cũng bàn giải pháp trước hết ưu tiên cơ sở lưu trú, khách sạn để cách ly có thu phí đối với người nước ngoài có hộ chiếu ngoại giao, công vụ, các chuyên gia làm việc tại các dự án quan trọng ở Việt Nam.

 Đối với trong nước, Ban Chỉ đạo yêu cầu địa phương phải quyết liệt ngăn chặn tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng. Cấp ủy, chính quyền cơ sở chỉ đạo sát sao với lực lượng nòng cốt là công an và y tế "đi từng ngõ, gõ từng nhà", xác định đầy đủ các trường hợp đã nhập cảnh từ nước ngoài vào, những người tiếp xúc gần, có biện pháp cách ly và theo dõi y tế phù hợp. Việc này phải hoàn thành trước 12h ngày 25/3.

 Các thành viên Ban Chỉ đạo cũng thảo luận một số nội dung liên quan đến việc bảo đảm trang thiết bị bảo hộ, thuốc men, test kit xét nghiệm, máy móc, vật tư y tế, kinh phí… để phục vụ công tác phòng chống dịch trong toàn quốc. 

Bộ Y tế phải khẩn trương hướng dẫn, tạo điều kiện cho các địa phương sử dụng các bộ kit xét nghiệm để đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm, sàng lọc.

 Các Bộ: Y tế, Tài chính, Công Thương thống nhất cơ chế mua sắm, cung cấp trang thiết bị y tế, vật tư phòng, chống dịch trên toàn quốc. (VTV.vn 23/3)Về đầu trang

Quốc hội sẽ đồng hành cùng Chính phủ chống dịch COVID-19

Sáng 23/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 Để đáp ứng yêu cầu trong phòng chống dịch COVID-19, Văn phòng Quốc hội đã cho lắp đặt 2 máy khử khuẩn trước sảnh tòa nhà Quốc hội. Tất cả các đại biểu tới dự phiên họp đều bước qua máy và dừng lại phía trong từ 10 - 20 giây để khử khuẩn, phòng dịch.

 Tại phiên họp, sau khi nghe Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Chính phủ báo cáo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá rất cao công tác phòng chống dịch. Chính phủ đã vào cuộc nhanh chóng và đã đề ra nhiều giải pháp kịp thời với kết quả được thế giới đánh giá cao.

 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá cao việc minh bạch thông tin, cập nhật tình hình để kiểm soát tình hình, giúp cho người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Chủ tịch Quốc hội cũng khẳng định Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn đồng hành sát cánh cùng Chính phủ, đề nghị các cơ quan của Quốc hội bám sát tình hình, hỗ trợ Chính phủ trong thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.

 Thảo luận về dự án luật doanh nghiệp sửa đổi, đối với vấn đề sửa đổi khái niệm doanh nghiệp Nhà nước, Ủy ban Thường vụ cho rằng, doanh nghiệp Nhà nước cần được coi là doanh nghiệp mà trong đó Nhà nước nắm cổ phần chiếm tỷ lệ chi phối và có quyền biểu quyết trong doanh nghiệp.

 Về vấn đề đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cần có luật để tạo cơ sở pháp lý, tuy nhiên vẫn còn có ý kiến khác nhau về việc sẽ quy định tại Luật Doanh nghiệp sửa đổi hay cần xây dựng một luật riêng.

 Về việc chào bán trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng không quy định trong luật này, bởi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường có quy mô nhỏ, rủi ro cao, khó quản lý. Ngoài kênh phát hành trái phiếu vẫn còn nhiều kênh huy động vốn khác. (VTV.vn 23/3)Về đầu trang

Thủ tướng: Phải làm tốt 3 vòng chống dịch

Chiều 23/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19 báo cáo tình hình và đưa ra các quyết sách.

 Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng cho rằng, trong giai đoạn tới, khả năng lây nhiễm ra cộng đồng rất cao. Hiện vẫn còn tình trạng tập trung ăn nhậu nhiều tại các quán ăn, sàn nhảy, điểm vui chơi, một số nhà thờ lớn vẫn làm lễ đông người.

 Thủ tướng nêu rõ, có 3 vòng phải làm tốt: Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ xuất nhập cảnh một cách quyết liệt, cả đường bộ, đường thủy, hàng không, đường sắt; tiếp tục cách ly tập trung đúng quy định quyết liệt dù tốn kém; có phương thức cách ly đặc biệt tại gia đình hoặc khu vực giám sát của ngành y tế với quy trình chặt chẽ, không để lây ra cộng đồng. Xã hội rất quan tâm đến các bác sĩ, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ cách ly và các đối tượng liên quan dễ lây nhiễm, Thủ tướng lưu ý, đề nghị tại phiên họp, các đại biểu đề xuất biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn hiệu quả đỉnh dịch.

 Theo báo cáo của Ban chỉ đạo (tính đến 12h hôm nay, 23/3), thế giới ghi nhận 338.727 trường hợp mắc COVID-19 (nCoV) tại 193 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 7 quốc gia có trên 10.000 ca mắc, 14.687 trường họp tử vong, trong đó Italy: 5.476, Trung Quốc: 3.270, Tây Ban Nha: 1.772, Iran: 1.685, Pháp: 674, Mỹ: 452, Anh: 281…

 Tại Việt Nam, ghi nhận 116 trường hợp mắc COVID-19 (17 trường hợp đã được điều trị khỏi và xuất viện), không ghi nhận tử vong.

 Tính đến hết ngày 22/3/2020, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 52.790 người (1.376 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 21.119 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 30.295 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú). Đến 75% số ca nhiễm mới là từ nước ngoài về.

 Hiện có 99 bệnh nhân (72 người Việt Nam và 27 người nước ngoài) đang được điều trị tại 13 cơ sở khám, chữa bệnh. Có 3 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, đang được điều trị tích cực; 8 bệnh nhân có tiến triển nặng hơn trước; các bệnh nhân khác sức khỏe ổn định. (Baochinhphu.vn 23/3, Đức Tuân)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Nhiều điểm mới quản lý kinh doanh vận tải tại Nghị định 10

Từ tháng 4 tới, Nghị định 10 thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô sẽ có hiệu lực. Có rất nhiều điểm mới quan trọng.

 Trong đó, Nghị định 10 phân định rõ khái niệm đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải. Các doanh nghiệp có thể tự lựa chọn và xác định hoạt động kinh doanh của mình chấm dứt tranh cãi trong công tác quản lý và nhận diện taxi truyền thống với taxi công nghệ.

 Nghị định 10 cũng bổ sung hoặc điều chỉnh một số nội dung để quản lý chặt chẽ hơn với xe hợp đồng, giảm tình trạng "xe dù, bến cóc". (VTV.vn 23/3)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

Bầu trực tiếp Bí thư cấp ủy tại 100% Đại hội cấp cơ sở - cách làm hay ở Quảng Ninh

Chủ trương này không chỉ giúp mở rộng dân chủ, củng cố sự đoàn kết, thống nhất mà còn giúp các Đảng bộ làm tốt công tác lựa chọn nhân sự chất lượng.

 Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: Thực hiện thí điểm bầu Bí thư cấp ủy tại Đại hội ở những nơi cấp ủy đoàn kết, thống nhất cao. Để nâng cao tinh thần dân chủ và lựa chọn được những cán bộ thực sự có năng lực, tâm huyết và tín nhiệm cao, Tỉnh ủy Quảng Ninh đặt mục tiêu thực hiện 100% bầu Bí thư cấp ủy tại Đại hội cấp cơ sở và cấp trên cơ sở.

 Tại Quảng Ninh, ngay từ nhiệm kỳ 2015-2020, địa phương đã thực hiện bầu trực tiếp Bí thư cấp ủy tại một số Đại hội chi bộ, Đảng bộ cấp cơ sở ở những nơi có đủ điều kiện, nhận được sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân. 

Là một trong hai Đảng bộ xã, phường đầu tiên trong toàn tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025, Đại hội Đảng bộ xã Tân Bình, huyện Đầm Hà đã tiến hành đầy đủ quy trình để bầu cử Ban Chấp hành Đảng bộ xã gồm 11 đồng chí, sau đó thực hiện thảo luận, đề cử, ứng cử để bầu trực tiếp chức danh Bí thư Đảng ủy xã khóa mới.

 Bà Phạm Thị Quý, đại biểu dự Đại hội cho rằng, cách làm này giúp mở rộng, phát huy vai trò dân chủ trực tiếp của các đảng viên trong Đại hội, thay vì thông qua Ban Chấp hành như trước.

 "Các đồng chí được bầu trực tiếp cũng phải là những cán bộ có uy tín rất cao trong nhân dân và đảng viên. Việc bầu Bí thư trực tiếp tại Đại hội thể hiện sự dân chủ rất cao ở cơ sở"- bà Phạm Thị Quý cho biết.

 Tái đắc cử chức danh Bí thư Đảng ủy xã nhiệm kỳ 2020-2025, ông Nguyễn Văn Trường, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tân Bình cho rằng, sự tín nhiệm của toàn Đảng bộ cũng đòi hỏi vai trò, trách nhiệm lớn hơn của người đứng đầu cấp ủy, mà trước hết là việc xây dựng dự thảo Nghị quyết Đại hội gắn với chương trình hành động cụ thể, phấn đấu đưa xã Tân Bình năm 2022 phải trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân.

 Ông cảm thấy rất tự tin, vinh dự và cảm thấy trọng trách của mình càng nặng nề hơn khi được các đảng viên trao gửi những nhiệm vụ, trách nhiệm. Đây là chủ trương rất đúng đắn, là cơ hội để thể hiện niềm tin cũng như kỳ vọng của tất cả đảng viên trong toàn Đảng bộ được quyền dân chủ trực tiếp để bầu ra Bí thư của Đảng bộ mình.

 Đến thời điểm này, nhiều địa phương ở Quảng Ninh như Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Đông Triều, Ba Chẽ, Tiên Yên,... đều đã tổ chức thành công Đại hội điểm cấp cơ sở và tiến hành bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội.

 Từ kết quả thực tiễn trong suốt quá trình thực hiện Nghị quyết, nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhiệm kỳ qua, các đại biểu đều sáng suốt lựa chọn, thể hiện tinh thần đoàn kết, tin tưởng bằng tỷ lệ số phiếu đồng thuận cao.

 Tại thành phố Cẩm Phả, phường Cẩm Đông được chọn tổ chức Đại hội điểm. Ông Vũ Đình Nhân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường nhiệm kỳ 2015-2020 tiếp tục được Đại hội giới thiệu và trúng cử Bí thư Đảng ủy phường nhiệm kỳ mới với tỷ lệ 100% phiếu bầu.

 Nhìn nhận rõ ràng trách nhiệm của mình trước Đại hội, ông Vũ Đình Nhân chia sẻ, Bí thư được bầu trực tiếp tại Đại hội thể hiện được sự tín nhiệm của các đảng viên đối với cá nhân mình. Trên tinh thần ấy, ông xác định trách nhiệm, thể hiện sự cố gắng, nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh. (Vov.vn 23/3, Trường Giang) Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Lương, việc làm của người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Câu chuyện lương, việc làm của người lao động trong thời điểm chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19 đang là chủ đề nóng trên hàng loạt các báo.

 Đặc biệt, ngành hàng không và du lịch là 2 lĩnh vực chịu tác động mạnh, đang phải tìm cách để giữ công ăn việc làm cho người động.

 Theo thống kê sơ bộ của các hãng hàng không, thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 là khoảng hơn 30.000 tỷ đồng. Điều đó khiến các hãng hàng không phải cắt giảm tất cả chi phí, trong đó có cắt giảm tiền lương.

 Báo Lao động trích ý kiến của đại diện Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cho biết, dù khó khăn nhưng phía không cắt giảm bất kỳ một lao động nào và tập trung sắp xếp lại nhân sự, bố trí làm việc luân phiên quay vòng và sẽ hưởng khoảng 50% mức lương. Các nhân sự cấp cao chỉ được hưởng mức lương từ 40% - 70% tùy thuộc vào từng vị trí chức danh được phân công.

 Còn trong mảng du lịch, bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho biết, cùng với việc "lên dây cót" tinh thần cho người lao động, nhiều công ty đang nỗ lực tìm một số công việc tạm thời cho nhân viên duy trì cuộc sống. Trong đó, có công ty hợp tác với đối tác bảo hiểm cho nhân viên bán dịch vụ; bán các combo sản phẩm khác để người lao động có tiền hoa hồng. Nhiều người đã chủ động đề nghị giảm lương, làm việc không lương để cùng cùng công ty vượt qua khó khăn. (VTV.vn 23/3)Về đầu trang

Hỗ trợ 1,5-3 triệu người lao động và 100.000-200.000 doanh nghiệp

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.

 Chỉ thị giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương tập trung xử lý, giải quyết các vướng mắc về lao động, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2020 về tình hình lao động, việc làm trong các doanh nghiệp; có biện pháp đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và các giải pháp để động viên tinh thần của người lao động; có phương án hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

 Cùng với đó là thực trạng và giải pháp quản lý lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam theo từng địa phương, nhất là lao động đến từ vùng dịch hoặc di chuyển qua vùng dịch; có phương án hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn lao động thay thế trong trường hợp thiếu hụt lao động, chuyên gia nước ngoài.

 Trong Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đến hết tháng 6/2020 hoặc tháng 12/2020 và không tính lãi phạt chậm nộp theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

 Trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã xây dựng một Đề án toàn diện, đồng bộ xung quanh vấn đề chăm lo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như người lao động ổn định sản xuất và đời sống, đồng thời cũng tạo điều kiện để phát triển thị trường lao động.

 Ngày 18/3, Bộ đã hoàn thiện Đề án tổng thể với 6 nội dung chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thảo luận trong Phiên họp thường kỳ tháng 3 năm nay.

 Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, Bộ cũng đã chủ động để triển khai hướng dẫn việc tạm dừng đóng BHXH, đặc biệt là bảo hiểm hưu trí và tử tuất, áp dụng với những doanh nghiệp có trên 50% người lao động bị ảnh hưởng do tác động của dịch bệnh và doanh nghiệp bị giảm thu 50% do ảnh hưởng của dịch.

 Bên cạnh đó, Bộ đã và đang trình Chính phủ và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo đó có thể nâng cao mức hỗ trợ và mở rộng hơn đối tượng, bao gồm tất cả những doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch thì đều được tạm dừng đóng BHXH. Tất cả những doanh nghiệp chỉ 10% người lao động bị ảnh hưởng cũng được tạm dừng đóng BHXH.

 Với quy mô trong đề xuất này, chúng ta hoàn toàn có thể hỗ trợ được từ 1,5-3 triệu người lao động và từ 100.000-200.000 doanh nghiệp, với số tiền tương ứng từ 25.000 - 49.000 tỷ trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2020.

 Về bảo hiểm thất nghiệp, sẽ tạm dừng đóng từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2020. Đồng thời, miễn đóng tất cả những người mất việc, ngừng việc và không có việc do ảnh hưởng của COVID-19. Cùng với đó, hỗ trợ trở lại cho doanh nghiệp để đào tạo nghề, chuyển đổi công việc và coi đây là một giải pháp để giữ chân người lao động.

 Bộ trưởng cho biết thêm, việc hỗ trợ thông qua việc tạm dừng đóng vào quỹ bảo hiểm hưu trí tử tuất và bảo hiểm thất nghiệp sẽ tương đương với số tiền 150.000 tỷ đồng.

 "Chúng tôi tin rằng với 150.000 tỷ đồng này và cách thức tác động như vậy chúng ta sẽ tạo ra sự ổn định rất lớn cho xã hội,  đó là điều quan trọng nhất", Bộ trưởng cho biết. Cùng với đó, việc hỗ trợ sẽ tạo điều kiện người lao động có khả năng thích ứng trong giai đoạn đầu, nhất là chuyển đổi công việc, giải quyết vấn đề tạm ngưng việc lúc ban đầu. Cuối cùng, hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua những khó khăn để tái tạo lại sản xuất kinh doanh.

 "Với quy mô hỗ trợ như vậy, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ Bảo hiểm hưu trí tử tuất hoàn toàn có khả năng đáp ứng được yêu cầu và đảm bảo được tính bền vững của quỹ", Bộ trưởng khẳng định.

 Trả lời câu hỏi nếu doanh nghiệp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội thì  quyền lợi của người lao động có bị ảnh hưởng, Bộ trưởng cho biết, việc sử dụng Quỹ bảo hiểm để hỗ trợ cho người lao động trong thời gian mất việc không ảnh hưởng gì đến tình hình việc làm hiện tại. Việc hỗ trợ của bảo hiểm nhằm hỗ trợ cho người lao động trong lúc khó khăn, trong lúc thời gian mất việc, tạm ngừng việc và có khả năng tái tạo việc làm mới.

 Với vấn đề về tạm dừng đóng kinh phí công đoàn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, theo Bộ trưởng, đây là một vấn đề rất lớn và thời gian vừa qua các hiệp hội, các doanh nghiệp cũng đã đề xuất rất nhiều. Bộ đã trao đổi trực tiếp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đã thống nhất, trước mắt thống nhất tạm ngừng đến tháng 6 việc đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp có 50% người lao động gặp khó khăn do tác động của COVID-19, sau đó sẽ tiếp tục xem xét cho tới tháng 12/2020.

 Còn nguyện vọng giảm hay dừng dài hơi hơn thì chúng ta phải có những đánh giá rất đầy đủ, sâu sắc và báo cáo các cấp có thẩm quyền cho ý kiến bởi, vì đây là những vấn đề đã được quy định trong Luật, Bộ trưởng cho biết. (Cafef.vn 23/3)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Có khách quan, minh bạch?

Con trai dự tuyển và vị giám đốc này cũng là chủ tịch hội đồng thi tuyển - khiến nhiều người băn khoăn kết quả liệu có khách quan, minh bạch?

 Đó là việc Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa làm Chủ tịch Hội đồng xét tuyển viên chức, còn ứng cử và chỉ có duy nhất một người được tuyển vào vị trí viên chức lại là con trai của Giám đốc. Vậy nên, có những băn khoăn, nghi hoặc là điều dễ hiểu. Dù vị Giám đốc này cho rằng, quy định về xét tuyển viên chức hiện nay không cấm việc bố làm chủ tịch hội đồng khi có con xét tuyển, nhưng dù pháp luật không quy định thì cũng nên có biện pháp ứng xử phù hợp hơn để tránh những xì xào, nghi kỵ rằng không minh bạch, hoặc đây chỉ là thủ tục, là hình thức bởi chắc chắn không thể trượt.

 Một vấn đề nữa mà dư luận quan tâm là phải chăng cả tỉnh không ai muốn dự tuyển vào làm việc tại Bảo tàng tỉnh nên chỉ có duy nhất một ứng viên? Những “khúc mắc” này có thể sẽ sớm được làm rõ, bởi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã giao Thanh tra Sở phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ của Sở thẩm định lại quy trình xét tuyển…

 Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Luật Hồi tỵ với nghĩa gốc là tránh đi hoặc né tránh quy định: Những người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học… thì không được làm quan cùng một chỗ. Nếu ai gặp những trường hợp nói trên thì phải tâu báo lên triều đình và các cơ quan chức năng để bố trí chuyển đi chỗ khác. Luật hồi tỵ cũng được áp dụng nghiêm ngặt trong các kỳ thi hương, thi hội, thi đình. Nguyên tắc nói trên nhằm ngăn chặn người có quyền lợi dụng chức vụ để nâng đỡ, bao che hoặc câu kết với người thân (quan hệ gia đình, dòng họ, thầy trò, địa phương) thực hiện các hành vi tiêu cực trong việc quản lý các cơ quan công quyền.

 Luật Hồi tỵ được ban hành đầu tiên dưới thời Vua Lê Thánh Tông. Đến thời Minh Mạng, Luật Hồi tỵ triệt để hơn và được mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng, bổ sung những quy định mới gồm quan lại ở các bộ, trong kinh và ở các tỉnh, huyện nếu có bố, con, anh em ruột, chú bác, cô dì cùng làm một chỗ đều phải đổi đi chỗ khác... Quan lại ai quê ở phủ, huyện nào thì không được làm việc tại nha môn của phủ, huyện ấy. Quan lại không được làm quan ở quê mình, quê vợ, thậm chí cả nơi đi học lúc còn trẻ. Người có quan hệ thông gia, thầy trò cũng không được làm quan cùng một chỗ. Quan lại không được coi thi, chấm thi ở nơi nào có những người ruột thịt, thân quen ứng thi…

 Những quy định cụ thể, đối tượng và phạm vị áp dụng luật rộng đã góp phần làm cho bộ máy nhà nước được củng cố, tránh được tình trạng cục bộ, bè phái, địa phương chủ nghĩa, các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả hơn… 

Trong việc xét tuyển ở Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, dẫu chưa thể khẳng định là “có gì đó”, nhưng cần thiết phải trả lời có khách quan, minh bạch không? (Daibieunhandan.vn 23/3, Khánh Ninh) Về đầu trang

Từ chức phải là chuyện bình thường

Quan niệm "một người làm quan cả họ được nhờ" còn tồn tại sâu trong nếp nghĩ của nhiều người. Điều này cũng tác động tiêu cực đến vấn đề tự giác từ chức của cán bộ ta. Ở nước ta, báo chí từng nói nhiều đến "văn hóa từ chức" và hành vi này được xem là chuyện "xưa nay hiếm" trong thực tiễn ở nước ta.

 Cần thấy trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đại bộ phận công chức, viên chức (CC-VC) đều hướng đến việc nỗ lực cống hiến, tích cực làm ra nhiều công trình, sản phẩm đem lại lợi ích cho quốc gia, chí ít cũng mang lại những điều cần thiết cho cuộc sống bản thân.

 Tuy nhiên, ở giai đoạn nào thì cũng có một bộ phận CC-VC được giao giữ các chức vụ nhưng buông lỏng sự lãnh đạo, quản lý; tắc trách trong quá trình thực thi công vụ, để cấp dưới lộng hành nhũng nhiễu dân, bao che nâng đỡ cho người làm sai một cách không trong sáng, "chữa cháy" có chủ đích cho những việc không nên hoặc không được làm, vụ lợi kinh tế gây thất thoát hoặc lãng phí ngân sách nhà nước... Cũng không hiếm trường hợp "đầu cơ chính trị" không trong sáng như o bế, nâng đỡ người thân, người có "dây mơ rễ má" vào các vị trí "béo bở" nhiều mặt.

 Rất nhiều vụ việc tiêu cực được phát hiện, chỉ đưa ra kiểm điểm người sai phạm rồi xử lý theo kiểu "giơ cao đánh khẽ", cảnh cáo, khiển trách, giáng cấp hoặc "nghiêm túc rút kinh nghiệm", chứ hiếm ai tự từ chức, kể cả khi đã có kết luận rõ ràng của cơ quan thanh - kiểm tra. Cùng lắm là chấp nhận luân chuyển để tránh tiếng, chức tước thậm chí có trường hợp chuyển sang cả vị trí cao hơn chức vụ cũ (!?).

 Có người suy rằng "văn hóa từ chức" chưa thẩm thấu vào trong nếp nghĩ của đội ngũ CC-VC chúng ta hiện nay. Điều này rất cần suy nghĩ.

 Hình như quan niệm "một người làm quan cả họ được nhờ" còn tồn tại sâu trong nếp nghĩ của nhiều người. Điều này cũng tác động tiêu cực đến vấn đề tự giác từ chức của cán bộ ta. Thế giới quanh ta, đặc biệt ở các nước phát triển, khi sai phạm xảy ra, quan chức thấy mình có lỗi, không còn xứng đáng với chức vụ mình đang làm thì đệ đơn từ chức và họ xem đó là việc đương nhiên. Điều này cũng đáng cho chúng ta suy ngẫm.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy chúng ta: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần - kiệm - liêm chính, chí công - vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Có nghĩa là ai không xứng đáng làm những điều như Bác Hồ đã dạy thì phải có cách tự hành xử cho phù hợp, kể cả việc từ chức.

 Trong cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ nhiều năm nay, đặc biệt là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, đã mang lại những kết quả đáng mừng, khôi phục lòng tin của nhân dân.

 Chuyện "Đảng nói dân tin, mặt trận vận động dân theo, chính quyền làm dân hưởng ứng" đang lan tỏa ngày càng sâu rộng vào các phong trào thi đua yêu nước ở khắp nơi. Tuy nhiên, cũng còn một số CC-VC ở một vài nơi còn tỏ ra chủ quan, thỏa mãn nên có thái độ dừng lại, thậm chí không muốn tiếp tục thực hiện việc chống tham nhũng, lãng phí...

 Trước tình trạng này, ngày 10-4-2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc bấy giờ đã cảnh tỉnh chung: "Xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm". (Nld.com.vn 23/3, Mặc Sinh) Về đầu trang

QUẢN LÝ

Sắp xếp bộ máy và đẩy mạnh tự chủ để cắt giảm chi thường xuyên

Năm 2020 là năm cuối thực hiện mục tiêu tài chính – ngân sách nhà nước 5 năm (2016 – 2020). Trong bối cảnh thu ngân sách còn nhiều khó khăn, nhất là khi dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa xác định được “điểm dừng”, việc tiếp tục quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm chi thường xuyên để dành cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội là hết sức quan trọng.

 Thời gian qua, việc quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, đặc biệt là triệt để tiết kiệm chi thường xuyên đã được Bộ Tài chính duy trì thực hiện trong nhiều năm. Riêng năm 2019, đã cắt giảm khoảng 10.000 tỷ đồng dự toán chi thường xuyên so với dự toán năm 2018 do thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tinh gọn bộ máy và đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công theo các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương. Chia sẻ trên nghị trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính từng nhiều lần nhấn mạnh, con số giảm trong 5 năm qua khoảng 27 - 28 nghìn tỷ đồng. Nguồn tiết kiệm trong chi thường xuyên dành chi tăng lương và chi cho an sinh xã hội.

 Không chỉ trong chi tiêu hàng năm, việc xây dựng dự toán chi thường xuyên cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng đã được xây dựng trên cơ sở yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm biên chế, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp, qua đó, cơ cấu lại nguồn để ưu tiên bố trí cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội.

 Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cũng nhận định, Chính phủ đã nỗ lực để giảm chi thường xuyên, chú trọng công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Điều đáng chú ý là, Chính phủ, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài chính - ngân sách hiệu quả. Mặc dù chi thường xuyên giảm dần nhưng vẫn bảo đảm nguồn thực hiện cải cách tiền lương (tăng khoảng 7%/năm) và các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, chính sách an sinh xã hội cấp thiết khác.

 Trong Báo cáo cho ý kiến về tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2020, Kiểm toán Nhà nước cho biết, dự toán chi thường xuyên năm 2020 là 1.056,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 60,5% tổng chi NSNN. Kiểm toán Nhà nước thống nhất với dự toán của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan này đề nghị Chính phủ khi phân bổ dự toán cần xem xét lộ trình tăng học phí tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; mức độ tự chủ thực tế đã đạt được của các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc kinh phí tiền lương; các khoản trích theo lương đã kết cấu trong giá dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định để giảm kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên. Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ xem xét sớm ban hành đầy đủ các cơ chế, chính sách về tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập để tiếp tục giảm chi thường xuyên.

 Trong Thông tư hướng dẫn thực hiện dự toán NSNN năm 2020 mới được ban hành gần đây, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, ngân sách cấp dưới. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN theo đúng dự toán được giao; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán, các trường hợp ứng thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính cũng yêu cầu tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chống lãng phí, giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm.

 Đặc biệt, để đảm bảo nguồn để chi cho con người, cho an sinh xã hội, Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương chủ động sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng và các nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2020, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương, không để xảy ra tình trạng nợ lương cán bộ, công chức, viên chức, các khoản chi cho con người và chính sách theo chế độ. Trường hợp phát hiện các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách tổ chức thanh toán, chi trả không đúng chính sách, chế độ, nhất là liên quan đến mục tiêu an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo,... cần có biện pháp xử lý kịp thời để chính sách, chế độ được thực hiện đúng và có hiệu quả.

 Bình luận về vấn đề này, TS. Hà Huy Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng: Chi tiêu ngân sách phải hiệu quả hơn nữa, không chỉ trong lĩnh vực chi đầu tư mà cả trong chi thường xuyên. Bởi vì trong chi tiêu thường xuyên, hiện vẫn còn dư địa để cải cách hiệu quả hơn, tiết giảm hơn. Ngoài ra, việc giám sát nguồn thu; nhiệm vụ chi cũng cần được tăng cường hơn nữa. Cần giám sát chặt việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ ngoài ngân sách; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay về cho vay lại…

 Khuyến nghị về giải pháp, ông Trần Quang Chiểu - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng, một trong những giải pháp cơ bản nhất để cơ cấu lại NSNN, giảm tỷ trọng chi thường xuyên là tinh giản biên chế, sắp xếp, cắt giảm bộ máy. Thời gian tới, cả hệ thống chính trị phải tiếp tục tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh đổi mới, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần các nghị quyết của Trung ương. Như vậy, mới giảm mạnh chi tiêu thường xuyên, từ đó có nguồn để tăng chi cho đầu tư phát triển và các mục tiêu ưu tiên khác. (Haiquanonline.com.vn 23/3, Hồng Vân) Về đầu trang

Chính phủ vẫn muốn cấm dịch vụ đòi nợ thuê

Tham gia cuộc họp sáng 23/3 sau một thời gian tự cách ly, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ vẫn muốn cấm dịch vụ đòi nợ thuê.

 Sáng 23/3, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư thay mặt Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội nội dung sửa đổi Luật Đầu tư sửa đổi. Ông đã đi làm trở lại từ tuần trước sau khi hết thời hạn cách ly và các kết quả xét nghiệm âm tính.

 Trước khi nói về Luật này, ông thông tin thêm, các thành viên của Bộ Kế hoạch & Đầu tư trong đoàn công tác không ai dương tính với nCoV. "Tôi đang tâp trung nghiên cứu các nhóm giải pháp ứng phó với dịch bệnh trình Chính phủ", ông Dũng nói. 

Về Luật Đầu tư sửa đổi, tại lần trình này, ông Dũng cho biết, Chính phủ vẫn đề nghị cấm dịch vụ kinh doanh đòi nợ thuê. Hiện có 217 doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này, chủ yếu tại Hà Nội và TP HCM, nhưng thực chất hoạt động theo kiểu xã hội đen, cho vay nặng lãi, khiến an ninh trật tự rất phức tạp. Trong khi đó, đóng góp của lĩnh vực này với nền kinh tế ít hơn nhiều so với chi phí khắc phục hệ quả gây ra với trật tự xã hội.

 Mặt khác, nếu thiết kế chế tài quản lý chặt chẽ hơn loại hình kinh doanh này "cũng rất khó, là thách thức lớn cho cơ quan soạn thảo".

 Phó chủ tịch Uông Chu Lưu cũng đồng ý nên cấm. Ông cho rằng, hợp đồng vay nợ là hợp đồng dân sự, pháp luật đã quy định nhiều thiết chế xử lý khi có tranh chấp như hoà giải, trọng tài, toà án... Nhưng thực tế người dân rất ít sử dụng các thiết chế này, thay vào đó lại thông qua các tổ chức đòi nợ thuê để đòi quyền lợi cho mình. Thói quen này, theo ông, khiến dịch vụ kinh doanh đòi nợ bị biến tướng, gây mất trật tự an ninh xã hội. "Không nên tiếp tục duy trì hình thức đòi nợ thuê", ông Lưu nhấn mạnh.

 Với các công ty, hợp đồng kinh doanh đòi nợ đang có hiệu lực, dự thảo Luật sửa đổi sẽ có các quy định chuyển tiếp. Chẳng hạn, cho phép công ty đòi nợ thuê hoạt động thêm một năm, sau thời hạn này buộc phải chấm dứt hoạt động...

 Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại cho rằng, không nên vì "không quản được thì cấm" kinh doanh.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhìn nhận, dịch vụ đòi nợ đang là nhu cầu thực tế, dù không ít trường hợp lợi dụng, biến tướng nhưng một phần do cơ quan quản lý chưa "quản" tốt loại hình kinh doanh này mới để xảy ra như vậy. 

Bà Ngân đồng ý với nhiều ý kiến, không nên cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, thay vào đó đưa ra các quy định, thiết chế quản lý chặt chẽ, và nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước. "Không phải không quản được là cấm", bà Ngân nói.

 Ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng thư ký Quốc hội cũng cho rằng, kinh doanh đòi nợ thuê được mở ra do đòi hỏi của kinh tế thị trường. Ông đề nghị giữ lại loại hình này, và tăng chế tài quản lý để hạn chế mặt xấu. "Nghiên cứu chế tài tốt hơn là thấy cái gì khó thì cấm kinh doanh", ông Phúc nói.

 Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục đánh giá tác động của từng phương án, báo cáo Quốc hội, cần thiết sẽ lấy phiếu thăm dò các đại biểu Quốc hội.

 Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp diễn ra vào tháng 5 tới. (Vnexpress.net 23/3)Về đầu trang

Chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp cho 378.178 người trong quý I/2020

Trong quý I/2020, số người được chi trả chế độ trợ cấp thấp nghiệp tăng khoảng 9.11% so với cùng kỳ năm 2019 với số tiền chi trả ước thực hiện là 2.119 tỷ đồng.

 Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, làm tăng tỷ lệ người lao động thất nghiệp. Trong quý I năm 2020, số người được chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp ước thực hiện là 378.178 người, tăng khoảng 9,11% so với cùng kỳ năm 2019. Số tiền được chi trả ước thực hiện là 2.119 tỷ đồng.

 Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành Bảo hiểm xã hội đã thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó.

 Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã khẩn trương triển khai nhiều giải pháp trong lĩnh vực khám chữa bệnh BHYT; hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp trong khai báo y tế điện tử, đóng nộp bảo hiểm xã hội, BHYT; hỗ trợ doanh nghiệp, đơn vị giảm gánh nặng khi thực hiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; thực hiện bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động bị thất nghiệp do dịch bệnh gây ra.

 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong thời gian chưa tìm được việc làm mới, người lao động thất nghiệp sẽ được hưởng các chế độ gồm:

 Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc (có khống chế mức hưởng tối đa), thời gian hưởng phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng;

 Được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; Được hỗ trợ học nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 6 tháng.

 Đơn vị sử dụng lao động do dịch bệnh nếu buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 01 triệu đồng/người/tháng.

 Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.

 Đặc biệt, đối với các trường hợp người lao động bị thất nghiệp đang chờ nhận trợ cấp thất nghiệp phải đi cách ly y tế hoặc bị nhiễm COVID-19 không thể đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp theo thời hạn quy định (chỉ ảnh hưởng đối với những trường hợp không đến nhận tiền nhưng gần quá thời hạn 3 tháng kể từ ngày hết hạn hưởng ghi trên quyết định), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang đề xuất cơ quan chức năng cho phép lùi thêm thời gian nhận tiền trợ cấp thất nghiệp bằng thời gian cách ly y tế hoặc điều trị do nhiễm COVID-19 để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. (VTV.vn 23/3)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Mới có 5 bộ, 5 tỉnh đạt chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử khi lấy người dân là trung tâm, là đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước. Dịch vụ công trực tuyến phải được cung cấp đến mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được minh bạch, hiệu quả, góp phần phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính toàn diện.

 Tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7.3.2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, Chính phủ đã đặt ra chỉ tiêu đến năm 2020, cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

 Hiện nay, mới có 5 bộ, 5 tỉnh đã đạt chỉ tiêu này. Cụ thể, theo số liệu tổng hợp từ các báo cáo ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ năm 2019 trên Hệ thống báo cáo của Bộ TT-TT, hiện có 5 bộ đạt được chỉ tiêu, gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư (75%), Bộ Nội vụ (35,83%), Bộ Tài chính (33,59%), Bộ TT-TT (30%), Bảo hiểm xã hội Việt Nam (44,44%).

 Cũng theo thống kê của Bộ TT-TT, 5 tỉnh đạt chỉ tiêu gồm An Giang (34,15%), Đà Nẵng (31,40%), Lạng Sơn (33,28%), Lào Cai (30%), Thừa Thiên – Huế (30,03%). Trong khi đó, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội chỉ đạt được lần lượt là 10,41% và 13,42%.

 Nhìn chung, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp tại các bộ, ngành, địa phương nói chung còn rất thấp, trung bình cả nước chỉ đạt 11,13%, trong đó 5 bộ, 14 tỉnh đạt tỷ lệ dưới 5%.

 Tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ kết luận, giao các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu về Chính phủ điện tử đặt ra tại Nghị quyết số 17/NQ-CP, đặc biệt là chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

 Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu này và trực tiếp chỉ đạo, triển khai, sử dụng các ứng dụng Chính phủ điện tử, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính. (Motthegioi.vn 22/3, Thu Anh) Về đầu trang

Tại sao 51 UBND cấp xã ở Bình Định “chê” phần mềm một cửa điện tử?

Ngày 23.3, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh chấn chỉnh việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn, trong đó có việc sử dụng hệ thống phần mềm một cửa điện tử.

 Theo UBND tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến nay, qua công tác theo dõi, thống kê số liệu trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử, số lượng hồ sơ thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được tiếp nhận và trả kết quả giải quyết đúng hạn tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đạt tỷ lệ khá cao (99,98%).

 Tuy nhiên, số lượng hồ sơ giải quyết trễ hạn tại cấp huyện, cấp xã còn tồn đọng rất nhiều, chiếm tỷ lệ rất cao (3988 hồ sơ/24390 hồ sơ, tỷ lệ bình quân 16%). Trong đó, nhiều địa phương có tỷ lệ hồ sơ giải quyết trễ cao như: H.Phù Cát 54%, H.Tây Sơn 38%, H.Tuy Phước 30%, H.Vân Canh 29%...

 Tỉnh Bình Định còn có 51 UBND cấp xã mặc dù đã được đầu tư xây dựng, hoàn thành phần mềm một cửa điện tử nhưng không sử dụng để thực hiện quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy định. Trong đó, H.Phù Mỹ có 12 xã không sử dụng phần mềm này, các huyện Phù Cát, Tây Sơn đều có 9 xã, TX.An Nhơn và H.Hoài Ân có 6 xã…

 Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng, kết quả này dẫn đến số liệu hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết đúng hạn được công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh thấp dưới mức tối thiểu do Bộ Nội vụ quy định (dưới 95%), ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng cải cách hành chính của tỉnh. Ngoài ra, kết quả này còn tác động tiêu cực đến những nỗ lực chung của cả tỉnh đối với công tác cải cách hành chính.Do cán bộ xã yếu công nghệ thông tin?

 Theo ông Nguyễn Tấn Đức, Chủ tịch UBND xã Nhơn An (TX.An Nhơn), dù đã có phần mềm một cửa điện tử, cán bộ được tổ chức tập huấn 2 đợt nhưng vẫn sử dụng chưa quen do trình độ tin học hạn chế. Thời điểm UBND tỉnh Bình Định kiểm tra, cán bộ xã Nhơn An vẫn còn đang trong giai đoạn tập sử dụng, nhập thử dữ liệu lên phần mềm một cửa điện tử nhưng chưa được.

 “Chúng tôi mới tiếp cận phần mềm một cửa điện tử nên sử dụng còn khó, nhìn qua thì việc xử lý còn rắc rối, phải quen mới làm được. Chúng tôi đề nghị cấp trên tổ chức tập huấn thêm về việc sử dụng phần mềm này cho cán bộ”, một cán bộ Văn phòng UBND xã Nhơn An đề nghị.

 Chủ tịch UBND xã Mỹ Quang (H.Phù Mỹ) Lại Thị Lệ Hà cũng cho biết xã này đã triển khai sử dụng phần mềm một cửa điện tử nhưng đi vào hiệu quả thì chưa vì trình độ công nghệ thông tin cán bộ cấp xã còn nhiều bất cập.

 Chủ tịch UBND H.Tuy Phước Nguyễn Đình Thuận cũng vừa có văn bản yêu cầu UBND các xã, trị trấn trong huyện tăng cường sử dụng phần mềm một cửa điện tử trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sở thủ tục hành chính. Theo ông Thuận, việc triển khai phần mềm này tại H.Tuy Phước còn nhiều hạn chế như: một số cán bộ, công chức thực hành trên mầm còn lúng túng, việc chuyển, giao hồ sơ trên phần mềm chưa đúng yêu cầu, một số đơn vị còn chưa áp dụng phần mềm…

 Trong khi đó, Chủ tịch UBND H.Hoài Ân Hoàng Phi Long cho biết trong quá trình sử dụng, phần mềm một cửa điện tử tại địa phương bị trục trặc, đường truyền bị hư, cán bộ chưa nắm kỹ thuật nên không cập nhật được thông tin lên hệ thống. Vì vậy, cán bộ xã đã xử lý thủ công để trả hồ sơ thủ tục hành chính cho dân đúng hẹn.

 Ngoài ra, lãnh đạo H.Hoài Ân cũng cho rằng việc sử dụng phần mềm một cửa điện tử còn hạn chế là do công tác chỉ đạo, điều hành của một số lãnh đạo còn trì trệ, chậm đổi mới, trách nhiệm của người đứng đầu chưa cao, công chức chuyên môn chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm… Tại UBND các xã, việc bố trí nhân lực, trang thiết bị cơ sở vật chất tại Bộ phận một cửa chưa đảm bảo theo quy định, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính tại một số đơn vị, địa phương chưa nghiêm… (Thanhnien.vn 23/3, Hoàng Trọng) Về đầu trang

Nghệ An: Đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng đạt 99,73%, cao nhất cả nước.

Theo báo cáo nhiệm kỳ qua, đến nay, Nghệ An có tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập là 21.539, vượt mục tiêu Nghị quyết (20.000 doanh nghiệp), trong đó có 12.399 doanh nghiệp đang hoạt động chiếm 57,6% tổng số doanh nghiệp đăng ký. Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký qua mạng cao nhất cả nước.

 Giai đoạn 2016 - 2019, doanh nghiệp Nghệ An phát triển nhanh về số lượng, hoạt động đa dạng ở các ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn; đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt 6.969 doanh nghiệp (tăng bình quân 9,1%/ năm) với tổng vốn đăng ký đạt 43.219 tỷ đồng (tăng bình quân 30,45%/năm).

 Đến nay, tại Nghệ An, tổng số doanh nghiệp đăng ký là 21.539, vượt mục tiêu Nghị quyết (20.000 doanh nghiệp), trong đó có 12.399 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 57,6% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập), đóng góp khoảng 48% - 50% tổng thu ngân sách toàn tỉnh.

Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường và hoạt động hiệu quả.

 Nghệ An đang khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và minh bạch hóa.

 Hiện nay, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ thành lập mới là 1,71 ngày, hồ sơ thay đổi là 1,87 ngày. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng đến nay đạt 99,73%, cao nhất cả nước. (Baonghean.vn 22/3, Trân Châu) Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Hai tháng, giải ngân được 8,3% vốn kế hoạch

Dịch bệnh sẽ khiến tăng trưởng kinh tế năm 2020 suy giảm mạnh. Trong tình cảnh này, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công được xem là một trong những “cứu cánh”. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân 2 tháng đầu năm chỉ đạt 8,3%, khiến những bộ, ngành có trách nhiệm đều “sốt ruột”.

 Vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao trước ngày 29/11/2019. Đây là lần đầu tiên 100% số vốn kế hoạch được giao hết trong một lần. Cùng với đó, đến hết năm 2019, các bộ ngành, cơ quan trung ương và địa phương ra quyết định giao chi tiết đầu tư 457.107 tỷ đồng cho các dự án đủ thủ tục đầu tư và đủ điều kiện giải ngân.

 “Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã chủ động giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách năm năm 2020 kịp thời, đáp ứng yêu cầu giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước ngay từ đầu năm. Chỉ còn một số ít dự án chưa đủ thủ tục đầu tư nên chưa giao được kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020”, Bộ KH&ĐT đánh giá.

 Dù đã được giao nhưng số vốn đầu tư công giải ngân trong 2 tháng đầu năm rất thấp. Theo Tổng cục Thống kê, 2 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 36,9 nghìn tỷ đồng, bằng 8,3% kế hoạch năm 2020.

 “Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên một số nhà thầu chậm triển khai thi công. Đồng thời trong các tháng đầu năm, hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu vào thi công các công trình chuyển tiếp từ năm trước khiến tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm đạt thấp so với kế hoạch năm 2020”, Tổng cục Thống kê đánh giá.

 Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Tổng cục Thống kê) cho biết, vốn đầu tư công tăng 1% sẽ giúp GDP tăng 0,6%. Tổng cục Thống kê đã nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng tập trung xử lý điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính, thể chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2019.

 Theo Bộ KH&ĐT, với những quy định mới tại Luật Đầu tư công có hiệu lực từ 1/1/2020, nhiều thủ tục được đơn giản hơn, tháo gỡ nhiều vướng mắc, kỳ vọng tiến độ giải ngân sẽ tốt hơn.

 Theo các chuyên gia, chậm giải ngân vốn đầu tư công đã tồn tại trong nhiều năm. Lãnh đạo Bộ KH&ĐT từng chia sẻ, một trong những nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công chậm trễ là do lãnh đạo địa phương “sợ trách nhiệm”, rà soát thủ tục hồ sơ nhiều lần, tốn nhiều thời gian.

 “Một chủ tịch UBND tỉnh từng nói với tôi, trước đây, hồ sơ chỉ cần duyệt 1 lần nhưng 2 năm gần đây, tôi cho rà soát 2-3 lần. Nếu còn vướng mắc trong hồ sơ, tôi sẽ tiếp tục yêu cầu rà soát tiếp, tránh nguy cơ bị kỷ luật về sau. Tiền đầu tư công chậm còn hơn giải ngân khi thiếu sót hồ sơ”, một lãnh đạo Bộ KH&ĐT cho biết. (Tiền phong 23/3)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Kiên Giang bị đề nghị kỷ luật

Ngày 23/3, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Kiên Giang vừa thông báo Kết luận đề nghị kỷ luật đối với Đại tá Hồ Tú Điền, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cùng với một số cán bộ chủ chốt của đơn vị này.

 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Kiên Giang vừa có Thông báo Kết luận khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đại tá Hồ Tú Điền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Đại tá Đặng Văn Thống, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng uỷ, Chính ủy Bộ đội Biên phòng và Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.

 Với vai trò là Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, ông Hồ Tú Điền chưa thực hiện nghiêm quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm tổ chức sinh hoạt đảng, thiếu gương mẫu trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.

 Cụ thể: Việc đề xuất xét chuyển quân nhân chuyên nghiệp không đủ điều kiện, không xử lý nhân viên chiếm đoạt tiền mà lại quyết định điều động đi nơi khác công tác để có thu nhập trả nợ là không đúng quy định. Đưa con ruột của mình đi học lớp dự nguồn chỉ huy cấp tỉnh không đủ điều kiện.

 Chưa thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí đơn vị để xảy ra sai phạm với tổng số tiền trên 7 tỷ đồng. Phê duyệt hồ sơ, lựa chọn nhà thầu không đúng quy định dẫn đến sai phạm thanh toán thừa khối lượng thi công với tổng số tiền trên 260 triệu đồng…

 Ông Hồ Tú Điền còn thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng và đất được giao quản lý dẫn đến vi phạm, sai phạm nghiêm trọng như; đất chưa làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 50/83 điểm đất trong đó có 8 điểm đất không báo cáo, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng.

 Ngoài ra, cá nhân ông Hồ Tú Điền đã sử dụng 85m2 nhà tạm giữ tại Đồn Xẻo Nhàu làm nhà nuôi yến, cho thuê Nhà nghiệp vụ đối ngoại Biên phòng tại Tiểu khu 55 cũ, Trạm Rạch Giá (Đồn Lình Huỳnh), cho mượn đất phía trước Đồn An Thới để xây 7 ki-ốt cho thuê lại trong đó có con dâu của ông để kinh doanh. Đặc biệt, ông Điền đã chuyển nhượng 599,4m2 đất Trạm Cây Dương thuộc Đồn Tây Yên là có dấu hiệu vi phạm pháp luật về luật đất đai.

 Riêng đối với Đại tá Đặng Văn Thống với vai trò là Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng nhưng chưa chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng. Trong công tác cán bộ có nhiều vi phạm như; bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, bổ nhiệm 208 trường hợp chưa đủ điều kiện. Xét chuyển quân nhân chuyên nghiệp không đủ điều kiện. Cán bộ sai phạm nghiêm trọng về tài chính nhưng không xử lý kịp thời. Quản lý sử dụng tài chính đảng để cấp dưới thanh toán khống số tiền trên 54 triệu đồng.

 Ngoài ra, ông Đặng Văn Thống cùng với gia đình thuê 2 điểm đất do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh quản lý để kinh doanh là thiếu gương mẫu, gây dư luận không tốt.  (Conglyxahoi.net.vn 23/3, Thành Nhớ)Về đầu trang

Kiên Giang: Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện bị cách chức, xuống làm nhân viên

Ngày 23/3, ông Võ Minh Lễ, Bí thư Huyện uỷ An Minh, tỉnh Kiên Giang cho biết, Huyện uỷ An Minh vừa ký Quyết định kỷ luật ông Phan Hải Triều, Phó Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm Văn hoá – Thể thao huyện bằng hình thức cách chức vụ trong Đảng, cách chức về mặt chính quyền do sai phạm trong công tác tài chính.

 Cụ thể ông Phan Hải Triều bị cách chức Phó Bí thư chi bộ, cách chức Giám đốc trung tâm, xuống làm nhân viên.

 Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra huyện uỷ An Minh, với vai trò là Giám đốc Trung tâm Văn hoá – Thể thao, nhưng ông Triều không thực hiện đúng nguyên tắc thu chi tài chính, không ra phiếu thu, không mở sổ quỹ tiền mặt, để xảy ra sai phạm với tổng số tiền gần 1,4 tỷ đồng.

 Trong số này không đủ cơ sở chứng minh có chi số tiền hơn 629 triệu đồng bao gồm: lập chứng từ quyết toán khống hơn 339 triệu đồng, mạo chữ ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng thuê mướn, chữ ký danh sách nhận tiền, danh sách không người ký nhận hơn 54 triệu đồng; kê chênh lệch chứng từ quyết toán hơn 126 triệu đồng; mạo chữ ký kê chênh lệch chứng từ quyết toán hơn 76 triệu đồng, tổng số tiền chi không có chứng từ gốc hơn 152 triệu đồng… 

Ủy ban Kiểm tra Huyện uỷ kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 420 triệu đồng, trong đó cá nhân ông Triều phải nộp hơn 278 triệu đồng, và 7 cán bộ khác gồm Phó giám đốc trung tâm, kế toán, thủ quỹ… cùng chịu trách nhiệm thu hồi số còn lại.

 Ủy ban Kiểm tra huyện uỷ đề nghị có hình thức kỷ luật đối với ông Phan Hải Triều, Giám đốc Trung tâm; Huỳnh Thị Muội, kế toán và bà Nguyễn Thị Kim Bia, kế toán trung tâm. (VOV.vn 23/3, Lam Hiếu)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Tổng thống Mỹ phê chuẩn tuyên bố tình trạng thảm hoạ do COVID-19

Sáng 23/3 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn tuyên bố thảm hoạ do dịch bệnh COVID-19 tại 3 bang của nước này.

 Phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố phê chuẩn tình trạng thảm hoạ do dịch bệnh COVID-19 tại ba bang New York, Washington và California. Đây là những bang đang có số lượng người nhiễm và tử vong cao nhất tại Mỹ và đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn lực để đối phó với bệnh dịch. Phê chuẩn tình trạng thảm họa sẽ cho phép chính phủ sử dụng ngân sách liên bang hỗ trợ các bang đang gặp khó khăn. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: "Ngoài việc hỗ trợ số lượng lớn các thiết bị y tế, tôi đã chỉ đạo cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang cung cấp 4 trung tâm y tế di động lớn của liên bang với 1.000 giường bệnh cho bang New York; 8 trung tâm y tế di động lớn với 2.000 giường bệnh cho bang California và 3 trung tâm y tế di động lớn, 4 trung tâm nhỏ với 1.000 giường bệnh cho bang Washington".

 Cùng với đó, Tổng thống Donald Trump cũng quyết định sử dụng ngân sách liên bang triển khai lực lượng Phòng vệ Quốc gia hỗ trợ 3 bang này đối phó với dịch bệnh COVID-19. Lực lượng Phòng vệ Quốc gia này sẽ nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của thống đốc các bang liên quan.

 Tổng thống Donald Trump cũng cho biết sẽ cử thêm 2 tàu bệnh viện hải quân, một ứng trực tại bờ biển phía Đông, một ở bờ biển phía Tây gần Los Angeles của California để cung cấp thêm năng lực đối phó khẩn cấp khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. (VTV.vn 23/3)Về đầu trang

Hy Lạp áp đặt lệnh giới nghiêm toàn quốc

Ngày 22/3, Chính phủ Hy Lạp đã công bố lệnh giới nghiêm, theo đó cấm người dân đi lại trừ những trường hợp đặc biệt.

 Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis cho biết lệnh giới nghiêm sẽ có hiệu lực từ 6h sáng 23/3 (giờ địa phương).

 Chỉ trong ngày 22/3, Hy Lạp đã xác nhận thêm 94 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm lên 624 người, trong đó có 15 trường hợp tử vong. (VTV.vn 23/3)Về đầu trang

Chính phủ Anh đảm bảo 80% lương cho người lao động phải nghỉ làm

Chính phủ Anh khẳng định sẽ trả 80% lương cho tất cả những người lao động buộc phải nghỉ làm do đại dịch COVID-19, bất kể trong lĩnh vực nhà nước hay tư nhân.

 Mặc dù Chính phủ Anh mới chỉ yêu cầu các cửa hàng ăn, quán bar và quán pub ở nước này đóng cửa nhằm ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lan rộng, nhưng nhiều cửa hàng thời trang và công viên tại Anh cũng đã tuyên bố tạm ngừng hoạt động nhằm giảm thiểu các rủi ro do dịch bệnh này.

 Tại London, thương hiệu thời trang bình dân Primark ngày 22/3 đã thông báo đóng cửa 189 cửa hàng trên toàn nước Anh. Chuỗi cửa hàng bách hóa tổng hợp John Lewis cũng tuyên bố đình chỉ hoạt động tại tất cả 50 cửa hàng tại Anh - đây là lần đóng cửa đầu tiên trong lịch sử 155 năm của hãng. Hãng thời trang New Look đóng cửa 500 cửa hàng trên toàn quốc. Toàn bộ 55 cửa hàng bán giày Kurt Geiger và tất cả các cửa hàng quần áo thời trang của River Island đưa ra quyết định tương tự.

 Trong khi đó, chuỗi 338 siêu thị bán thực phẩm của Waitrose khẳng định vẫn duy trì mở cửa để phục vụ nhu cầu mua thực phẩm rất cao hiện nay của người dân. Hơn 2.000 nhân viên của John Lewis đã chuyển sang làm cho chuỗi siêu thị bán thực phẩm Waitrose. Một số cửa hàng bán lẻ như cửa hàng bán sách và đồ văn phòng phẩm WH Smith, hãng thời trang Next and B&Q, cửa hàng sách Waterstones cũng sẽ duy trì mở cửa. 

Chính phủ Anh khẳng định sẽ trả 80% lương cho tất cả những người lao động buộc phải nghỉ làm do đại dịch COVID-19, bất kể trong lĩnh vực nhà nước hay tư nhân. Quyết định trên được đưa ra nhằm bảo vệ người lao động không bị mất việc làm, trong bối cảnh nhiều chủ cửa hàng bán lẻ và khách sạn tại Anh lo ngại về nguy cơ phá sản, khiến hàng nghìn người lao động bị rơi vào tình trạng mất việc làm. (VTV.vn 23/3)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More