Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 04-10-2019

Post date: 04/10/2019

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.  Phó Bí thư Tỉnh Sóc Trăng lên tiếng vụ lắp camera nhà riêng cán bộ. 1

2.Vụ lắp camera ở Sóc Trăng: Không thể chỉ rút kinh nghiệm.. 3

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 4

3.  Fitch Solutions nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2019. 4

4.  Vì sao doanh nghiệp Việt thường "rơi rụng" dần sau vài năm phát triển?. 4

5.  ABB: Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn nhất 5

6. Hơn 60% doanh nghiệp nhỏ khó khăn về vốn. 6

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 7

7.Nhìn thẳng để có quyết sách! 7

8.  Văn hóa ứng xử và trách nhiệm công vụ: Quy định nhiều, chế tài yếu?. 8

QUẢN LÝ.. 10

9.  Đại biểu đề nghị có cơ chế “giữ chân” bác sĩ giỏi ở bệnh viện công. 10

10. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra hoạt động công vụ tại Yên Bái 11

11. TPHCM: Giảm tải công việc tại xã, phường đông dân. 12

12. Hà Nội: Chuẩn bị khảo sát quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức. 13

13.Quảng Nam: Thi hành kỷ luật 2 tổ chức đảng và 239 đảng viên từ đầu năm 2019 đến nay  14

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 14

14.Hà Nội: Tăng sự tương tác của người dân. 14

15. Nam Định: Khai trương Trung tâm Phục vụ hành chính công. 16

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 16

16.Nâng điểm cho con, chỉ vợ ông Triệu Tài Vinh bị kiểm điểm thôi sao?. 16

17. Huế: Chủ tịch xã bị tố phá hoại cây trồng của người dân xin từ chức Bí thư. 17

THẾ GIỚI 18

18.Hàn Quốc tăng số ngày nghỉ cho người lao động. 18

 TIÊU ĐIỂM

Phó Bí thư Tỉnh Sóc Trăng lên tiếng vụ lắp camera nhà riêng cán bộ

Ông Huỳnh Văn Sum khẳng định việc lắp camera tại nhà riêng cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng là vì mục đích an ninh chứ không có tư lợi gì.

 Liên quan đến việc khắc phục "hậu quả" của việc lắp camera an ninh tại nhà riêng của 12 cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trưa 3-10, trả lời qua điện thoại với Báo Người Lao Động Online, ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết những cán bộ này đồng ý hoàn lại cho ngân sách số tiền đã lắp đặt camera.

 Riêng về trách nhiệm của người ký quyết định cấp kinh phí lắp đặt, ông Sum thừa nhận sẽ chịu trách nhiệm. "Lắp đặt camera là vì mục đích an ninh và theo địa chỉ phía công an đề nghị chứ không có tư lợi gì trong việc này", ông Sum xác nhận.

 Như đã thông tin, ngày 23-4, ông Huỳnh Văn Sum ký quyết định về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh tại nhà riêng của các cán bộ trong Ban Thường vụ theo tờ trình của Văn phòng Tỉnh ủy (có 16 người nhưng 4 người không đồng ý lắp là Bí thư Thành ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Quận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hiểu, Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Sáu và Giám đốc Công an tỉnh Lê Minh Quang). Quyết định giao dự toán kinh phí không tự chủ từ nguồn dự phòng ngân sách Đảng cho Văn phòng Tỉnh ủy và được bảo mật, với tổng kinh phí gần 982 triệu đồng.

 Nói về chất lượng cũng như giá thành camera, ông Sum cho biết dự toán kinh phí số tiền trên là vì ngoài camera còn có màn hình, đầu thu... đều được thẩm định giá.

 Trả lời với báo chí, đại tá Nguyễn Minh Ngọc, Phó Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, thừa nhận Công an tỉnh từng kiến nghị cấp trên lắp camera tại trụ sở các cơ quan Đảng, nhà nước và cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy vì mục đích bảo đảm công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là phòng chống khủng bố của cơ quan công an.

 Tuy nhiên, sau khi báo chí phản ánh vụ này, ngày 30-9, Tỉnh ủy Sóc Trăng ra thông cáo báo chí về việc xử lý việc lắp camera an ninh nhà riêng cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

 Theo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng, việc lắp đặt camera an ninh góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Việc giám sát có khu vực nhà riêng các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với giám sát an ninh lối xóm, cộng đồng. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện đã sai về nguyên tắc, số lượng, nguồn kinh phí.

 Vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng quyết định hủy quyết định về việc cấp kinh phí lắp camera an ninh nhà riêng cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Thu hồi số tiền đã chi lắp đặt camera nhà riêng của 12 cán bộ là trên 882 triệu đồng.

 Qua việc này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng sẽ họp kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và các cá nhân liên quan đã để xảy ra sai sót này; báo cáo đầy đủ sự việc và xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương.

 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng cũng lên tiếng cảm ơn các phóng viên và nhân dân kịp thời đóng góp thông tin giúp Ban Thường vụ phát hiện, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

 Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 2-10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định mọi khoản chi tiêu và chế độ chi tiêu phải tuân thủ quy định của Luật Ngân sách và các quy định liên quan. 

Theo bà Vũ Thị Mai, đối chiếu với Quyết định 09 ngày 22-9-2017 của Văn phòng Trung ương Đảng về một số hoạt động chi tiêu trong hoạt động của các ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương thì việc chi lắp đặt camera của Tỉnh ủy Sóc Trăng không thuộc nội dung chi trong quy định này.

 "Do đó, ngày 30-9, sau khi tiếp nhận phản ánh của báo chí, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã thống nhất thu hồi quyết định và hoàn trả tiền ngân sách, nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc này" - Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho hay.

 Trả lời thêm về việc này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh đây là việc mà dư luận cả nước quan tâm. Theo ông Mai Tiến Dũng, việc lắp camera tại nhà riêng hay khu công cộng như trường học, bệnh viện, bến xe… là giải pháp tích cực góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội. Tuy nhiên, việc dùng ngân sách nhà nước chi lắp đặt camera cho các vị trong ban thường vụ tỉnh ủy là không đúng.

 Do vậy, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh vụ việc vừa qua ở Sóc Trăng không thể chỉ rút kinh nghiệm mà phải kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan. Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ đánh giá cao vai trò của báo chí khi phát hiện ra vụ việc và có những phản ánh kịp thời. (Người Lao Động 3/10, Công Tuấn - Trường Huy) Về đầu trang

Vụ lắp camera ở Sóc Trăng: Không thể chỉ rút kinh nghiệm

Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ đánh giá cao vai trò của báo chí khi phát hiện vụ chi tiền tỉ để lắp camera tại nhà riêng cán bộ ở Sóc Trăng.

 Việc Tỉnh ủy Sóc Trăng chi gần 1 tỉ đồng để lắp đặt camera tại nhà riêng 16 cán bộ tiếp tục làm "nóng" cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 2-10. Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định mọi khoản chi tiêu và chế độ chi tiêu phải tuân thủ quy định của Luật Ngân sách và các quy định liên quan.

 Theo bà Vũ Thị Mai, đối chiếu với Quyết định 09 ngày 22-9-2017 của Văn phòng Trung ương Đảng về một số hoạt động chi tiêu trong hoạt động của các ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương thì việc chi lắp đặt camera của Tỉnh ủy Sóc Trăng không thuộc nội dung chi trong quy định này.

 "Do đó, ngày 30-9, sau khi tiếp nhận phản ánh của báo chí, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã thống nhất thu hồi quyết định và hoàn trả tiền ngân sách, nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc này" - Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho hay. 

Trả lời thêm về việc này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Mai Tiến Dũng nhấn mạnh đây là việc mà dư luận cả nước quan tâm. Theo ông Mai Tiến Dũng, việc lắp camera tại nhà riêng hay khu công cộng như trường học, bệnh viện, bến xe… là giải pháp tích cực góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội. Tuy nhiên, việc dùng ngân sách nhà nước chi lắp đặt camera cho các vị trong ban thường vụ tỉnh ủy là không đúng.

 Ông Mai Tiến Dũng cho biết khi nhận được thông tin báo chí nêu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã họp rất khẩn trương, nghiêm túc, ban hành quyết định hủy Quyết định 1452 đã ban hành, họp yêu cầu kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan và sẽ báo cáo các cơ quan của trung ương. "Đây là bài học cần rút kinh nghiệm chung. Trong chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, nhà nước, Chính phủ, chúng ta luôn thắt chặt kỷ luật chi tiêu ngân sách, phải hiệu quả và đúng mục đích. Việc này được quán triệt thường xuyên đến các cơ quan của Đảng và các bộ, ngành, địa phương" - ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

 Trong bối cảnh đang thực hiện Quy định 08 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, ông Mai Tiến Dũng cho rằng cán bộ càng phải nêu cao tính gương mẫu. Do vậy, việc vừa qua ở Sóc Trăng không thể chỉ rút kinh nghiệm mà phải kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan. Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ đánh giá cao vai trò của báo chí khi phát hiện và phản ánh kịp thời. (Người Lao Động 3/10, Minh Chiến - Thế Dũng) Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Fitch Solutions nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2019

Fitch Solutions vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2019 của Việt Nam lên 6,9% thay vì 6,5% như dự báo trước đó.

 Fitch Solutions đánh giá, sự tăng tốc hơn 7,3% của kinh tế Việt Nam trong quý 3 năm nay một phần nhờ cú hích từ dòng dịch chuyển của doanh nghiệp và nhà đầu tư từ nước ngoài.

 Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, làn sóng dịch chuyển này có thể gia tăng sức ép về cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động cho Việt Nam. Nếu không được giải quyết thấu đáo, các sức ép đó có thể "cản đường" tăng trưởng kinh tế trong các quý tới. (VTV.vn 2/10)Về đầu trang

Vì sao doanh nghiệp Việt thường "rơi rụng" dần sau vài năm phát triển?

Tại hội thảo "Các trợ lực để doanh nghiệp vừa và nhỏ (DN SMEs) ngành sản xuất tăng tốc trong thời đại số" do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp cùng Công ty Kizuna tổ chức ngày 3-10 ở TP HCM, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng vốn tiếp tục là một trong những khó khăn hàng đầu.

 Việt Nam có khoảng 97% DN vừa và nhỏ. Số lượng DN từ quy mô nhỏ phát triển đến quy mô vừa vẫn rất ít, chưa kể nhiều DN đã rơi rụng sau vài năm phát triển. Trong số các DN vừa và nhỏ gặp khó phần lớn thuộc ngành sản xuất. Những rào cản về chính nội lực của họ như vốn, kinh nghiệm quản lý; môi trường, chính sách... khiến các DN vừa và nhỏ không thể phát triển mạnh thời gian qua.

 Báo cáo từ Công ty nghiên cứu thị trường InsightAsia, trong số các khó khăn lớn nhất của DN nhỏ và vừa ở Việt Nam, vốn được đặt lên cao nhất. Có 62% số DN được hỏi cho rằng họ gặp khó về nguồn vốn, chủ yếu để đầu tư nhà xưởng, máy móc…, trong khi khó khăn về nguồn khách hàng đứng thứ 2 với 60%, khó khăn về nhà xưởng cũng có 55% người được khảo sát chỉ ra.

 Ông Trần Ngọc Liêm, Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP HCM, dẫn kết quả điều tra từ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy tiếp cận vốn cũng là một trong những khó khăn của DN vừa và nhỏ. Cụ thể, trung bình chỉ có 40% DN siêu nhỏ tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, con số này ở DN nhỏ là 62% và lên tới 81% đối với các DN quy mô lớn.

 Đáng lưu ý, DN vừa và nhỏ chịu lãi suất vay đắt đỏ hơn và vốn ngắn hạn là chủ yếu. Khoảng 90% DN vừa và nhỏ cho biết phải có tài sản thế chấp khi vay vốn, cao đáng kể hơn so với tỉ lệ của DN lớn. Để giải quyết bài toán này, theo ông Trần Ngọc Liêm cần hình thành hệ thống cung cấp vốn thuận lợi và minh bạch hơn, bản thân DN cũng phải nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch kinh doanh…

 Dưới góc độ ngân hàng, ông Trần Khải Hoàn, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank), cho biết trong gần 20 năm làm việc liên quan đến thẩm định vốn vay cho DN, ông thấy có nhiều vấn đề tiếp cận vốn của DN, bao gồm nguyên nhân từ phía DN. Cụ thể, khi ngân hàng tới làm việc, nhiều DN chưa sẵn sàng hoặc chưa có chiến lược cụ thể về vốn vay, sử dụng vốn vay sao hiệu quả, phương án kinh doanh khả thi. 

"DN có chiến lược về sản phẩm, thị trường… nhưng phương án vay vốn, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích thì chưa có. Hỏi DN vay vốn để làm gì, họ nói thấy miếng đất bên cạnh đẹp tính vay mua để chờ tăng giá nhưng vay mua đất xong để đó nên không còn vốn cho sản xuất" - ông Trần Khải Hoàn kể.

 Đồng thời, không chỉ vốn vay mà để hoạt động hiệu quả, đi đường dài DN cần vốn tự có. Chẳng hạn, để triển khai dự án, DN cần khoảng 40% vốn tự có và 60% còn lại mới vay NH, trong khi thực tế hiện nhiều DN chỉ có 20% vốn tự có hoặc vay toàn bộ vốn NH nên rất rủi ro. Riêng về tài sản bảo đảm DN cũng cần quan tâm đến tính pháp lý.

 "Tôi từng gặp một DN có nhà xưởng rộng lớn, đầu tư khoảng 10 tỉ đồng vào xây dựng nhà xưởng rồi đến tìm ngân hàng vay vốn. Nhưng khi nhân viên tín dụng hỏi về pháp lý của miếng đất xây nhà xưởng này mới biết là đất nông nghiệp thuê dài hạn, nhà xưởng xây xong chưa hoàn công… sao chúng tôi dám nhận thế chấp. Hay DN chỉ quan tâm tới tài sản thế chấp là động sản, bất động sản, trong khi một số tài sản khác có thể thế chấp như hợp đồng cung ứng sản xuất hàng hóa cho các đối tác là DN lớn, uy tín… lại rất ít DN quan tâm" - ông Trần Khải Hoàn chia sẻ thêm. (Người Lao Động 3/10, Thái Phương)Về đầu trang

ABB: Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn nhất

ABB (ABBN: SIX Swiss Ex) là một trong những doanh nghiệp công nghệ tiên phong đang thúc đẩy sự chuyển đổi kỹ thuật số trong các ngành công nghiệp đã tham gia vào thị trường Việt Nam trong vài năm gần đây, với mức tăng trưởng liên tục ở mức khá.

 ABB nhận định, Việt Nam đang là một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn nhất trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0. Chỉ số đổi mới toàn cầu của Việt Nam tăng trưởng liên tục và hiện dẫn đầu nhóm các nước đang phát triển trung bình.

 Theo Đề án chuyển đổi số quốc gia, đến năm 2025, 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ chuyển sang nền tảng kỹ thuật số và sẽ có ít nhất 80.000 doanh nghiệp công nghệ số phát triển.

 Diễn đàn Cấp cao về Công nghiệp Việt Nam 4.0 là một trong những sự kiện có uy tín nhất được tổ chức bởi Ủy ban Kinh tế Trung ương và các Bộ ngành tập trung vào việc triển khai và phát triển Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.

 Với chủ đề “Chủ trương và chương trình hành động của Việt Nam để chủ động tham gia Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”, sự kiện năm nay đóng vai trò là nền tảng chất lượng cao không chỉ để chia sẻ kiến thức, thảo luận và kết nối mà còn để giới thiệu, trưng bày các công nghệ và giải pháp tiên tiến nhất về chuyển đổi kỹ thuật số.

 Tại sự kiện này, ABB giới thiệu 4 công nghệ kỹ thuật số tiên phong góp phần thúc đẩy phát triển Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, bao gồm cảm biến thông minh ABB Ability™ Smart Sensor, bộ truyền động kỹ thuật số ABB Ability™ Digital Powertrain, nền tảng kết nối ABB Ability™ Connected Services và bộ sạc xe điện Terra54.

 Đáng chú ý là lần đầu tiên tại Việt Nam, ABB giới thiệu Bộ sạc xe điện Terra54 được phát triển dựa trên một thập kỷ kinh nghiệm về sạc nhanh cho xe điện. Terra 54 giúp tăng khả dụng và độ tin cậy bằng cách cho phép sạc liên tục 50 kW lên 500V trong 15 đến 30 phút.

 Theo “Báo cáo Môi trường 2016” của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giao thông vận tải là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại các đô thị ở Việt Nam. Do đó, ABB mong muốn sớm đưa các giải pháp sạc vào trong nước để hỗ trợ ngành giao thông bền vững trong đô thị.

 Ông Brian Hull, Tổng Giám đốc của ABB tại Việt Nam đánh giá "Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển thú vị với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, cũng như sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu".

 "Dù là trong lĩnh vực số hóa, cải tiến, sản xuất nâng cao hay cơ sở hạ tầng đô thị, các công nghệ của ABB sẽ hỗ trợ đắc lực cho lộ trình phát triển của Việt Nam trong tương lai. ABB mong muốn thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số xuyên suốt các ngành công nghiệp của Việt Nam và đồng hành cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hướng tới một tầm cao mới và bền vững", ông Brian Hull nhấn mạnh. (VOV.vn 3/10, Lê Hạnh)Về đầu trang

Hơn 60% doanh nghiệp nhỏ khó khăn về vốn

Hãng nghiên cứu thị trường InsightAsia vừa công bố báo cáo nhu cầu và mối quan tâm của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bốn lĩnh vực gồm công nghiệp hỗ trợ, may mặc, hóa mỹ phẩm và thực phẩm.

 InsightAsia nhận định phần lớn doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tự lập nghiệp, trong khi đó hầu hết doanh nghiệp vừa kế thừa hoạt động kinh doanh của gia đình nên có nhiều khác biệt về mối bận tâm. Theo đó, một nhóm chú trọng ổn định sản xuất và giảm thiểu tối đa rủi ro, nhóm còn lại tập trung duy trì và cải thiện hiệu quả hoạt động.

 Tuy nhiên, điểm chung của hầu hết doanh nghiệp là gặp khó khăn lớn nhất về nguồn vốn. 62% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đang kẹt vốn để đầu tư nhà xưởng và máy móc. Khó khăn này dẫn đến những mối bận tâm khác, ví dụ như hơn 60% doanh nghiệp lo lắng về nguồn khách hàng để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm, nhanh chóng thu hồi vốn.

 Vấn đề tiếp theo được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đề cập là mua hoặc thuê nhà xưởng. 90% doanh nghiệp có nhu cầu thuê nhà xưởng ít nhất 3 năm để ổn định sản xuất, đồng thời vị trí gần cảng hoặc sân bay để tiết kiệm chi phí logistics. Diện tích nhà xưởng được các doanh nghiệp vừa và nhỏ kỳ vọng dao động từ 200 đến 6.000 m2.

 Pháp lý được liệt kê vào trong những mối bận tâm nhưng không phải khó khăn hàng đầu bởi hầu hết doanh nghiệp cho biết đã hoặc đang thuê dịch vụ pháp lý từ 3-5 triệu đồng một lần để giải quyết các vấn đề phát sinh. Đây được đánh giá là cách giải quyết tốt nhất trong thời gian đầu hoạt động, vừa ít tốn kém vừa tiết kiệm thời gian.

 Bà Trần Liên Phương, Giám đốc nghiên cứu InsightAsia cho rằng, những điểm yếu về vốn, mở rộng thị trường... cùng sự thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế thế giới sẽ khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước tiếp tục đối diện khó khăn. (Vnexpress.net 3/10, Phương Đông)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Nhìn thẳng để có quyết sách!

Chính phủ họp phiên tháng 9 với nhiều điểm sáng: Kinh tế đất nước vẫn trên đà tăng trưởng cho dù kinh tế thế giới đang giảm tốc; thu ngân sách, sản xuất lưu thông, xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư đã chọn lọc và đi vào thực chất; nợ công dưới 57% GDP. Tất cả đều sáng lên những mốc son mới: GDP 9 tháng tăng trưởng 6,98%, cao nhất 9 năm qua; 12 chỉ tiêu QH giao đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Lạm phát được kiềm chế. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng 10,3%.

 Đó chính là công sức, thành quả của cả hệ thống chính trị và người dân, doanh nghiệp. Nhưng người đứng đầu Chính phủ vẫn chỉ thẳng những mặt còn yếu kém như giải ngân vốn đầu tư công quá chậm, tình trạng ô nhiễm môi trường mà dư luận đang lo lắng.

  Nhìn thẳng: Tình trạng sạt sông, lở biển, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố khác đang là tâm điểm của dư luận những ngày qua. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thông báo chính thức để định hướng dư luận. Đó là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, lũ nơi đồng bằng sông Cửu Long đã thấp hơn mực nước nhiều năm lại về muộn. Đó còn là ô nhiễm do công nghiệp, do chính con người ý thức với thiên nhiên chưa tốt gây ra.

 Cho dù nguyên nhân gì thì thực trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải, rác thải, từ bụi lớn bụi nhỏ trong không khí là thực tế. Các cơ quan chức năng cũng chỉ khuyến cáo người dân khi ra cần đường đeo khẩu trang, kính chống bụi. Nhưng đã đến lúc phải nhìn sự ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí với một tư duy, chiến lược mới. Có gì quý hơn là sự sống của mỗi con người? Nhưng sự sống như đang đe dọa từng ngày thì kế sách gì, giải pháp, quyết sách gì để chặn lại tình trạng ô nhiễm môi trường khó lường trước này?

 Tăng trưởng kinh tế ai cũng mừng, vì kinh tế không tăng trưởng nhanh sao có thể lo được bao việc khác? Nhưng có chuyện phát triển công nghiệp quá nóng hay không rất cần phải nhìn lại. Có chuyện quá tải ở các khu du lịch cũng gây nên ô nhiễm không? Có chuyện khai thác cát loạn xạ, là căn nguyên gây ra biển sạt, sông lở không? Quốc lộ 91 ở đồng bằng sông Cửu Long là tâm điểm của dư luận về tình trạng sạt lở không thể không lo. Hà Nội độ ô nhiễm không khí tăng lên, TP Hồ Chí Minh cũng mù mịt như chưa bao giờ có, thì cách nhìn môi trường khí hậu thế nào? Các chuyên gia khí tượng, môi trường lý giải ra sao về những hiện tượng như khác lạ đang diễn ra. Quan trắc mưa nắng, quan trắc về những bất ưng của thời tiết liệu đã đi vào thực chất từ những dữ liệu để có thể có giải pháp tầm soát được ô nhiễm môi trường chưa?

 Một nghịch lý cần phải nói đến chính là cách nhìn về ô nhiễm môi trường nói nhiều, nói mạnh, nhưng làm chưa được nhiều. Giám sát kiểm tra tình trạng môi trường ô nhiễm từ chính các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố đã thật coi trọng chưa? Có nhiều không những nhà máy, những cơ sở công nghiệp xả thải không qua xử lý? Nếu các cơ quan chức năng khi kiểm tra cũng chỉ rút kinh nghiệm và còn cách phạt cho tồn tại thì nước thải công nghiệp chính là căn nguyên của ô nhiễm nguồn nước rất nặng hiện nay. Nói nhiều làm ít còn từ sự đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường chưa xứng. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang… cứ loay hoay mãi với chuyện chôn lấp rác nay dân kêu, mai dân trách mà chưa xây dựng những nhà máy đốt rác, phân loại rác hiện đại như các nước thì cái sự chậm ấy từ đâu? TP Hồ Chí Minh gần đây đang quyết liệt đầu tư những nhà máy đốt rác tiên tiến là việc làm đáng ghi nhận. Nhưng tình trạng nước ngập, sông hồ, kênh rạch còn ô nhiễm nặng, thì bài toán xử lý ô nhiễm môi trường cho một thành phố đông dân nhất nước rất cần những kế sách, cách làm bài bản hơn.

 Hãy nhìn từ Hà Nội, khi các cơ quan trung ương chuyển ra bên ngoài thì những khu đất “vàng ngọc” ấy có nên xây chung cư không? Tại sao không tính đến làm công viên cây xanh mà cứ tính đến dự án này dự án kia? Nên nhớ nhiều khi bạc tiền thu về không đủ để xử lý ô nhiễm môi trường. Tình trạng các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm trong nội đô ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cứ nói quy hoạch phải chuyển ra bên ngoài, nhưng xem ra việc di dời rất ỳ ạch.

  Nhìn thẳng để thấy sự quan tâm đến tình trạng ô nhiễm môi trường nơi này, nơi kia còn đặt chưa đến tầm đến độ. Nói thẳng để thấy bài toán giữa tăng trưởng và việc giữ gìn môi trường sinh thái cho con người nhiều nơi còn buông lỏng. Cháy rừng bất cẩn là nỗi lo, nhưng chủ tâm con người phá rừng còn lo hơn nhiều. Hãy nhìn xem rừng Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai Hà Nội còn bao nhiêu khi quy hoạch bị băm nát và cả loạt cán bộ huyện bị kỷ luật vì buông lỏng quản lý đất đai kia. Hãy nhìn rừng Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Quảng Nam… đang được quản lý thế nào? Đừng đổ cho mục tiêu chính còn lo tăng trưởng, lo kinh tế mà lơi lỏng, coi nhẹ việc xử lý, quản lý môi trường.

 Ô nhiễm môi trường đang là thực trạng cần gióng lên tiếng chuông cảnh báo. Hãy bắt đầu tư duy mới trong cách nhìn về ô nhiễm môi trường để có quyết sách mạnh tay hơn. Chỉ có thế mới mong bầu không khí trong lành, mới mong có được khoảng không sinh thái vì con người, lo cho con người với chất lượng sống ngày càng một tốt hơn như mục tiêu mà đất nước đang hướng tới! (Đại Biểu Nhân Dân 3/10, Đăng Quang)Về đầu trang

Văn hóa ứng xử và trách nhiệm công vụ: Quy định nhiều, chế tài yếu?

“Văn hóa ứng xử và trách nhiệm công vụ: Quy định nhiều, chế tài yếu?”, đây là chủ đề buổi Tọa đàm do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 3/10, với khách mời là các nhà quản lý, nhà nghiên cứu.

 Nhằm nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân, xã hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ và Quyết định số 733/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019 – 2025.

 Với những quyết định, phong trào được hưởng ứng, phát triển rộng rãi, trong thời gian qua, đội ngũ công chức, viên chức đã ngày càng hướng đến sự chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong thực hiện văn hóa công sở, một số nơi còn tồn tại như công tác tiếp công dân chưa thường xuyên, chưa đi vào thực chất. Một bộ phận cán bộ công chức mang nặng tư duy cửa quyền, thiếu trách nhiệm với dân, có lời nói, hành xử chưa chuẩn mực gây bức xúc trong nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.

 Về xử lý cán bộ, công chức vi phạm văn hóa nơi công sở và công cộng, nhiều bộ, ngành đã có quy định, song, chế tài chưa có, hoặc chưa đủ mạnh, dẫn tới việc nhiều cán bộ, công chức có những hành vi, lối sống chưa chuẩn mực tại cộng đồng, công sở. Thời gian gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến văn hóa ứng xử của người cán bộ với cộng đồng đã xảy ra. Dường như khi bước chân ra khỏi cửa cơ quan, họ quên mất rằng mình vẫn đang được xã hội nhìn nhận dưới tư cách là người của Nhà nước, từ đó có những hành động thiếu chuẩn mực, gây nhiều bức xúc trong dư luận.

 Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho rằng, Quyết định 1847 đã quy định rõ chuẩn mực ứng xử của công chức với người dân khi giải quyết công việc. Đó là khi giao tiếp với người dân phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình và giải thích cặn kẽ với người dân. Thực hiện quy định này, công chức khi tiếp xúc và giao dịch với người dân phải “4 xin” và “4 luôn”, đó là xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi, xin phép và luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ. Tuy nhiên, một số công chức không thực hiện đúng, tạo bức xúc cho người dân.

 Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Thành Can, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, mặc dù đã có nhiều quy định, quy tắc ứng xử công vụ dành cho người cán bộ, nhưng vừa qua vẫn xảy ra một loạt hiện tượng khiến người dân không hài lòng, vi phạm lối sống văn hóa, những hành vi phản cảm như báo chí đã đưa tin về cán bộ, công chức hành xử không đúng, gây náo loạn ở sân bay, cãi nhau ở đường phố… Vấn đề cần lưu ý ở đây là chế tài chưa đủ mạnh, tính nghiêm minh còn hạn chế.

 “Chúng ta có những yêu cầu về văn hóa và thực thi văn hóa, yêu cầu thực thi giá trị của nền văn hóa và cao hơn là đạo đức công vụ. Nhưng ở đâu đó, các vi phạm vẫn xử lý nhẹ nhàng, xuề xòa, ở đâu đó bao che, muốn giấu đi xử lý trong nội bộ....Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn, do đó, các quy định cần có chế tài xử lý để người ta thấy là có thể ảnh hưởng đến lòng tự tôn, tự trọng, thậm chí ảnh hưởng đến kinh tế”, ông Ngô Thành Can nói.

 Nêu quan điểm Thứ trưởng Triệu Văn Cường cho rằng, chế tài xử lý chưa đủ mạnh, đủ tính răn đe và chưa kịp thời cũng góp phần để xảy ra tình trạng này. Cũng phải xác định rõ ràng rằng, có khi những công chức vi phạm quy định đó không hề có người bao che, nhưng tự bản thân họ muốn tạo cho mình cái thế để cho người khác nghĩ rằng có thế lực bao che. Bản thân lãnh đạo luôn quán triệt, nhắc nhở cán bộ thực thi đúng chức trách công vụ. (TTXVN/Baotintuc.vn 3/10, Chu Thanh Vân)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Đại biểu đề nghị có cơ chế “giữ chân” bác sĩ giỏi ở bệnh viện công

 Sáng 3/10, Uỷ ban về các vấn đề Xã hội tổ chức phiên giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập. Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (phó đoàn Đại biểu Quốc hội Bình Thuận) cho rằng đây là chủ trương đúng, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường làm chênh lệch lớn thu nhập giữa bác sĩ bệnh viện công và tư. Điều này khiến một bộ phận bác sĩ xin nghỉ việc ở bệnh viện công để ra làm bên ngoài.

 "Đề nghị Bộ Nội vụ cho biết sắp tới Bộ có chính sách gì để giữ chân đội ngũ y bác sĩ giỏi ở lại bệnh viện công lập?", bà Phúc chất vấn.

 Chung ý kiến, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (phó đoàn Đại biểu Quốc hội Cần Thơ) nêu thực trạng Cần Thơ có 13 bệnh viện tự chủ, trong đó 2 đơn vị trung ương, 11 địa phương. Tồn tại lớn nhất trong quá trình thực hiện ngoài giá trần dịch vụ là vấn đề nhân sự. "Giao quyền tự chủ nhưng các bệnh viện không được tự quyết, mọi chuyện đều phải xin ý kiến", ông Xuân nói.

  Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội) cũng cho hay, việc giảm biên chế, tự chủ tài chính khiến nhân viên y tế không còn trong biên chế nhà nước mà do bệnh viện mà tự trả lương. Mặc dù vậy, theo luật hiện hành, bệnh viện không thể bổ nhiệm cán bộ nếu đó không phải là công chức, viên chức. "Giải pháp các Bộ đưa ra để giải quyết là gì?", ông đặt câu hỏi.

 Trả lời chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận tình trạng do vướng nhiều quy định, có bác sĩ giỏi nhưng không được bổ nhiệm vị trí cao hơn, dẫn đến chán nản, chuyển sang làm tư nhân.

 Bà Tiến cho hay, Bộ Y tế đã phân cấp, giao cho đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư được quyết định đề án vị trí việc làm, quyết định số lượng người làm việc, tuyển dụng. Tuy nhiên, một số nơi, Ủy ban nhân dân hoặc Sở Y tế vẫn là nơi quyết định việc bổ nhiệm các chức danh trưởng, phó khoa, phòng của bệnh viện. "Chúng tôi mong muốn các địa phương hãy để bệnh viện tự chủ hoàn toàn được quyền tuyển chọn, bổ nhiệm nhân sự", bà Tiến nói.

 Ngoài ra, việc bác sĩ ra ngoài làm vì lương cao hơn là thực trạng đáng buồn mà ngành y tế phải chấp nhận. Nguyên nhân chính là chính sách đãi ngộ, thu hút cán bộ y tế, nhất là người có chuyên môn, tay nghề cao làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế ở vùng khó khăn chưa tốt. Nhiều người được đào tạo nhưng do thu nhập chủ yếu chỉ có tiền lương, thu nhập tăng thêm thấp hoặc không có dẫn đến có tình trạng chuyển dịch cán bộ y tế về các đô thị, thành phố lớn, bệnh viện tư...

 Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết, Bộ sắp trình Chính phủ quy định đãi ngộ, trọng dụng nhân tài. Khi đó, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp các bộ ngành quy định các đơn vị tự chủ được phép trả lương trên cơ sở hiệu quả công việc, đồng thời có đãi ngộ tốt để giữ chân cán bộ y tế.

  Việc tinh giản biên chế nhân lực ngành y cũng là bức xúc một số đại biểu yêu cầu giải trình. Đại biểu Nguyễn Anh Trí (nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương) không đồng tình việc tinh giản biên chế nhân viên y tế ở một số địa phương. Theo ông, giảm biên chế 10% là giảm số người ăn lương nhà nước, còn người làm việc phải tăng.

 "Khi Viện Huyết học Truyền máu trung ương tách khỏi bệnh viện Bạch Mai chỉ có 86 người đi cùng tôi, lúc tôi về hưu tổng số y bác sĩ là gần 1.000 người. Tôi xin cơ chế tự chủ, không lấy tiền lương từ Bộ Y tế", ông nói và đề nghị Bộ Nội vụ chỉ đạo các địa phương không "nhăm nhăm tinh giản cán bộ y tế" vì công việc nhiều, bệnh nhân ngày càng đông.

 Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nêu thực trạng các đơn vị thuộc nhóm 3 - tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, nhiều đơn vị đã bảo đảm 80-90%, ngân sách nhà nước cấp chỉ 10-20%, tức là ngân sách không chi tiền lương cho toàn bộ số lượng người làm việc của đơn vị.

 Tuy nhiên nhiều địa phương coi toàn bộ số lượng người làm việc tại các đơn vị này là số biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên yêu cầu các đơn vị phải giảm số lượng người làm việc theo Nghị quyết số 19 (cứ 5 năm giảm 10%) là chưa phù hợp. Điều này dẫn đến nhiều bệnh viện, trung tâm y tế có nhu cầu tăng thêm số lượng người làm việc để phát triển dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, có nguồn thu để trả lương mà vẫn không được tuyển dụng thêm.

 Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa nói, Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ quy định những nơi có áp lực y tế lớn có thể tăng nhân sự.

 Chủ toạ phiên giải trình, Phó chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Hoàng Mai cũng đề nghị Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa lưu ý, theo quy định, tinh giản biên chế 10% nhưng trừ các đơn vị đã tự chủ tài chính. (Vnexpress.net 3/10, Hoàng Thùy)Về đầu trang

Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra hoạt động công vụ tại Yên Bái

 Ngày 3/10, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do đồng chí Lê Vĩnh Tân - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổ trưởng Tổ công tác làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc kiểm tra hoạt động công vụ tại Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. 

Những năm qua, UBND tỉnh Yên Bái đã xây dựng và kịp thời, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm cụ thể hóa các nghị quyết, kế hoạch, các chương trình hành động của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

 UBND tỉnh Yên Bái cũng tích cực tuyên truyền, quán triệt, kiểm tra về kỷ luật, kỷ cương hành chính. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh tình hình thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính văn hóa, đạo đức công sở, tình hình thực thi công vụ tại các cơ quan, đơn vị. Các nhiệm vụ phòng, chống tiêu cực, tham nhũng được thực hiện thông qua công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị.

 Quá trình thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tinh giản biên chế được thực hiện đồng bộ, công khai, dân chủ, minh bạch, thận trọng, nhân văn, không cầu toàn, nóng vội trên nguyên tắc “dễ làm trước, khó làm sau”, “làm thí điểm trước, nhân rộng sau”.

 Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái đã giảm được 362 trong tổng số 1.319 cơ quan, đơn vị, phòng, ban; giảm 430 biên chế so với năm 2015 (đạt 17,36%), giảm 1.879 người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015 (đạt 8,45%). Sau khi sắp xếp thôn, bản, tổ dân phố, toàn tỉnh giảm 985 thôn, bản, tổ dân phố (còn 1.364 thôn, bản, tổ dân phố).

 Ngoài ra, thực hiện chủ trương chung của Đảng, Nhà nước trong công tác bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai đảm bảo các mục tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn và trình tự theo quy định hiện hành. Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư đã kịp thời tổng hợp, chỉ đạo xử lý các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật.

 Tại buổi làm việc, Tổ công tác đã trao đổi và đề nghị tỉnh Yên Bái làm rõ hơn về công tác quản lý biên chế công chức, về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; về sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, vấn đề xét tuyển đặc biệt đối với khối sự nghiệp tỉnh…

 Kết luận buổi làm việc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổ trưởng Tổ công tác Lê Vĩnh Tân đánh giá cao kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái trong việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động công vụ.

 Đồng chí Lê Vĩnh Tân đề nghị thời gian tới, tỉnh Yên Bái cần quán triệt, thực hiện nghiêm các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận nói chung, dân vận chính quyền nói riêng; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới; làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ, công chức và người dân trong điều kiện hiện nay; quan tâm xây dựng chính quyền cấp cơ sở. (Baotintuc.vn 3/10, Việt Dũng)Về đầu trang

TPHCM: Giảm tải công việc tại xã, phường đông dân

Thành phố Hồ Chí Minh đang kiến nghị Trung ương cho phép áp dụng chính sách đặc thù về biên chế hành chính đối với một số phường, xã có quy mô số dân đông nhằm giảm trong công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu công việc, phù hợp đặc thù và tình hình phát triển của thành phố.

 Hiện nay, nhiều phường, xã ở TP Hồ Chí Minh không chỉ quá tải về giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân mà còn kéo theo nhiều bất cập khác như công tác quản lý, điều hành bị hạn chế, thiếu tính chủ động trong giải quyết các sự việc phát sinh và quan trọng hơn là kìm hãm sự phát triển của chính địa phương.

 Ở những phường, xã đông dân như: Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân với hơn 123 nghìn nhân khẩu); Hiệp Bình Chánh (Thủ Ðức: 110 nhân khẩu); Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, đều có hơn 120 nhân khẩu), các cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) đang phải gánh một khối lượng công việc rất lớn. Bình quân, mỗi CB,CC,VC mảng tư pháp - hộ tịch phải làm khoảng 20 đầu việc. Hay các CB, CC, VC ở các lĩnh vực khác như đất đai, sao y chứng thực đều rơi vào tình trạng mặc dù có tăng ca, làm thêm giờ cũng không hết việc.

 Tại xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh) có tất cả 65 biên chế, trong đó có 10 cán bộ chủ chốt, 13 công chức, 42 cán bộ không chuyên trách. Ðối chiếu theo quy định hiện hành thì số lượng nhân sự phân bổ như nêu trên là đủ. Tuy nhiên, xét trên thực tế, số CB,CC,VC hiện có chỉ tương ứng một phần ba khối lượng công việc ở địa phương. CB,CC,VC gặp rất nhiều áp lực, khó khăn trong công việc, nhất là ở một số lĩnh vực "nóng" như đất đai - xây dựng, an ninh - trật tự, văn hóa - xã hội… Minh chứng rõ nhất cho những bất cập này là ở mảng an ninh - trật tự. Theo quy định, mỗi cảnh sát khu vực quản lý, giám sát từ 300 đến 350 hộ dân, ở Bình Hưng có hơn 24 nghìn hộ dân, nhưng chỉ được phân bổ 19 cảnh sát khu vực (trung bình mỗi cảnh sát khu vực phải quản lý hơn 1.200 hộ). Ðể bù lại số cảnh sát khu vực bị thiếu, xã đã tăng cường thêm mỗi ấp từ một đến hai công an viên. Dù vậy, công tác bảo đảm an ninh trật tự vẫn gặp nhiều khó khăn do số dân tăng nhanh, trong khi phần lớn diện tích đất trên địa bàn là dự án "treo", tệ nạn, tội phạm có cơ hội ẩn náu, hoạt động.

 TP Hồ Chí Minh kiến nghị Trung ương nghiên cứu, giao biên chế theo quy mô dân số và tính chất đa dạng, phức tạp của thành phố. Bởi, thành phố là đô thị với tính chất đặc thù về phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí, vai trò, đặc điểm của đô thị đặc biệt cùng với khối lượng công việc giải quyết hằng ngày rất lớn và có xu hướng gia tăng, mức độ phức tạp của công việc càng cao. Mặt khác, thành phố cũng kiến nghị điều chỉnh khung biên chế giao cho các quận, huyện phù hợp đặc thù và tình hình phát triển của thành phố.

 Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, những lĩnh vực mà cán bộ,công chức, viên chức bị quá tải công việc chủ yếu liên quan đến đất đai, xây dựng, môi trường. Những vụ việc, hồ sơ phát sinh ở các lĩnh vực này đều xuất phát từ những bất cập trong công tác quy hoạch. Do đó, để giảm tình trạng này, giải pháp cần thiết trước mắt mà thành phố cần làm là điều chỉnh trong quy hoạch, nâng diện tích đất ở, đồng thời xóa bỏ các dự án "treo" quá lâu… (Nhân Dân 3/10, Trang TPHCM)Về đầu trang

Hà Nội: Chuẩn bị khảo sát quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch khảo sát việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thủ đô.

 Đối tượng khảo sát là Sở Văn hóa và Thể thao cùng một số sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã… và một số điểm sinh hoạt công cộng như quảng trường, công viên, bến xe, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cơ sở tín ngưỡng tôn giáo… trên địa bàn thành phố.

 Dự kiến, thời gian khảo sát, từ ngày 15 - 31.10. (Đại Biểu Nhân Dân 3/10, N.Khôi)Về đầu trang

Quảng Nam: Thi hành kỷ luật 2 tổ chức đảng và 239 đảng viên từ đầu năm 2019 đến nay

Từ đầu năm 2019 đến nay, cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp tỉnh Quảng Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện toàn diện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng theo quy định của Điều lệ Đảng.

 Cấp ủy các cấp tỉnh kiểm tra 567 tổ chức đảng, 1.163 đảng viên; giám sát 414 tổ chức đảng, 781 đảng viên; giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng 3 đảng viên.

 Ủy ban Kiểm tra các cấp kiểm tra 68 tổ chức đảng, 250 đảng viên (có 131 cấp ủy viên) khi có dấu hiệu vi phạm, kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật 2 tổ chức đảng và 59 đảng viên. Kiểm tra 1.020 tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Giám sát 443 tổ chức đảng, 522 đảng viên (có 341 cấp ủy viên).

 Giải quyết tố cáo 10 đảng viên và khiếu nại kỷ luật đảng 1 trường hợp. Kiểm tra 71 tổ chức đảng về thu, chi ngân sách và 521 tổ chức đảng trong việc thu nộp, sử dụng đảng phí, phát hiện số tiền sai phạm hơn 16 triệu đồng.

 Qua kiểm tra, giám sát, cấp có thẩm quyền đã thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 2 tổ chức đảng và thi hành kỷ luật 239 đảng viên (có 69 cấp ủy viên), bằng các hình thức: Khiển trách 189, cảnh cáo 32, cách chức 3, khai trừ ra khỏi Đảng 15 trường hợp. (Daidoanket.vn 3/10)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Hà Nội: Tăng sự tương tác của người dân

Qua đợt kiểm tra việc thực hiện Chương trình 08-CTr/TU “về đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020” của Thành ủy vừa qua cho thấy, công tác CCHC đã được các đơn vị tập trung thực hiện quyết liệt.

 Theo kết quả kiểm tra Chương trình 08-CTr/TU cho thấy, các đơn vị đã rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC) vượt 30% chỉ tiêu; triển khai mạnh mẽ chương trình công nghệ thông tin phục vụ CCHC với tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, mức độ 4 đạt cao (Hà Nội đã có 1.055 DVCTT được cung cấp ở mức độ 3, mức độ 4, chiếm 55% số TTHC của TP). Trên địa bàn TP xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt, việc tốt trong cán bộ, công chức, viên chức; tỷ lệ hài lòng của người dân, DN được nâng cao.

 Tại quận Nam Từ Liêm, đơn vị liên tục dẫn đầu trong 30 quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội về chỉ số CCHC, ngoài sự đầu tư về cơ sở vật chất, quận cũng là đơn vị đầu tiên của TP xây dựng, triển khai kế hoạch "Chính quyền, công sở thân thiện và trách nhiệm" và kế hoạch "Xây dựng hình ảnh cán bộ, công chức thân thiện, trách nhiệm".

 Từ tháng 3/2016 đến nay, quận đã gửi hơn 30.000 thư chúc mừng, hơn 1.400 thư chia buồn, 67 thư xin lỗi tới tổ chức, công dân, 90 thư cảm ơn tới các cá nhân, tập thể có đóng góp xây dựng địa phương. Quận cũng đã thành lập tổ công tác giải quyết nhanh các TTHC giải quyết 24/24 giờ kể cả ngày lễ và Chủ nhật đối với các TTHC cấp bách, chính đáng của Nhân dân như cấp giấy chứng tử...

 Công dân là người già yếu, bệnh tật được thành viên Tổ công tác đến tận nhà để thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký. Với kết quả hơn 99,97% số hồ sơ được giải quyết trước hạn và đúng hạn đã thật sự tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, tăng cường thu hút đầu tư, giúp cho quận thường xuyên nằm trong nhóm dẫn đầu các địa bàn có số thu ngân sách cao nhất của TP.

 Trong khối sở, ngành, Sở Y tế cũng là một trong những đơn vị làm tốt CCHC. Với tiêu chí "lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ", các đơn vị trong toàn ngành đã duy trì trực đường dây nóng, xây dựng thái độ, phong cách văn minh, thân thiện; niêm yết công khai giờ làm việc, phân công các tổ luân phiên đến sớm và về muộn hơn thời gian khám bệnh ít nhất 30 phút để tiếp đón người bệnh, giải quyết hết người bệnh trong ngày.

 Từ năm 2016 đến nay, ngành đã bãi bỏ 122 TTHC; giảm 50% thời gian cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng chung của ngành đạt tổng điểm trung bình 4,41 và tỷ lệ người bệnh nội trú đánh giá hài lòng chung đạt 95,18%.

 Để tăng cường sự tương tác của người dân với chính quyền, góp thêm các sáng kiến CCHC có tính khả thi và ứng dụng cao trong đời sống, Hà Nội đã triển khai hai cuộc thi lớn "Tìm hiểu DVCTT" và "Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình về cải cách TTHC và thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa" liên thông". Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhiều cơ quan, đơn vị và đông đảo người dân Thủ đô.

 Thống kê bước đầu của Sở Tư pháp cho thấy, tính đến ngày 6/9, TP đã có hơn 300.000 bài dự thi “Tìm hiểu DVCTT”. Qua đó, cán bộ, công chức, viên chức và người dân Thủ đô thấy được lợi ích, hiệu quả của DVCTT mang lại, cũng như chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng CCHC; phản ánh, đề xuất, kiến nghị về những bất cập trong giải quyết TTHC, để có hướng điều chỉnh, tạo thuận lợi nhất cho người dân.

 Với những cách làm rất cụ thể như vậy, chất lượng CCHC tại các đơn vị của Hà Nội tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như chất lượng xử lý hồ sơ qua "một cửa liên thông" còn chưa triệt để, lòng vòng, kéo dài; việc đề xuất đơn giản hóa TTHC vẫn dừng lại ở mức cắt giảm thời gian xử lý, số lượng hồ sơ thành phần chưa được cắt giảm nhiều...

 Tại đợt kiểm tra mới đây về kết quả thực hiện Chương trình 08, lãnh đạo TP đã yêu cầu các đơn vị, địa phương cần khắc phục ngay hạn chế trong xử lý hồ sơ qua "một cửa liên thông", phấn đấu 100% số hồ sơ đúng hạn, bảo đảm chất lượng.

 Tiếp tục chú trọng cắt giảm thủ tục ngay trong nội bộ, để đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc, như việc giải ngân đầu tư, tiết giảm chi thường xuyên, tạo môi trường công khai, minh bạch, tăng cường thu hút đầu tư, tạo thêm những nguồn lực để phát triển TP… (Kinhtedothi.vn 3/10, Hà Bình) Về đầu trang

Nam Định: Khai trương Trung tâm Phục vụ hành chính công

UBND tỉnh Nam Định đã công bố quyết định thành lập và khai trương Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh.

 Trung tâm là đơn vị hành chính đặc thù, có con dấu, trụ sở riêng; chịu sự chỉ đạo, điều hành và quản lý trực tiếp của Văn phòng UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. 

Trung tâm có chức năng hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Trung tâm có Giám đốc là một Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh kiêm nhiệm và không quá 2 phó giám đốc. (Daidoanket.vn 3/10, Duy Hưng) Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Nâng điểm cho con, chỉ vợ ông Triệu Tài Vinh bị kiểm điểm thôi sao?

151 cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong trong vụ nâng điểm thi ở Hà Giang, hình thức xử lý, kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang mới đây thông báo kết quả kiểm tra, xử lý đối với cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và xác định có 151 cán bộ, đảng viên có liên quan.

 Tỉnh kiểm tra, xem xét, xử lý đối với 137 trường hợp, trong số này có bà Phạm Thị Hà, Phó giám đốc Sở NN&PTNT (vợ nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ Triệu Tài Vinh), em chồng bà Hà đã tác động nâng điểm thi cho con bà.

 Nhiều độc giả gửi ý kiến tới VietNamNet cho rằng kết quả xử lý còn quá nhẹ, chưa thuyết phục. Ban đọc Bảo An cho rằng, hình thức kỷ luật quá nhẹ, chỉ kiểm điểm và kiểm điểm sâu sắc liệu có răn đe nổi không?

Bạn đọc Nguyễn Văn Miện nhắc lại lời ông Triệu Tài Vinh hồi năm 2018 khi có nghi vấn con ông được nâng điểm: “Nếu cháu nó học kém, hoặc tôi phải chạy vào trường chuyên, tôi chịu trách nhiệm. Con gái tôi nằm trong danh sách bị nâng điểm thì tôi không biết thế nào. Có thể họ lợi dụng việc đó để đưa con lãnh đạo vào tròng thì sao?”.

 Bạn đọc Miện lập luận, như vậy suy nghĩ của ông là đúng nhưng có điều người nhằm hạ uy tín chính là người nhà ông. “Vợ lén chồng để yêu cầu nâng điểm cho con, vậy rõ là vợ lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình mà trục lợi. Mà để vợ, người thân lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để trục lợi thì cán bộ đó phải thể nào?”, bạn đọc Hai lúa đặt vấn đề.

 Một số độc giả thắc mắc vì sao con được nâng điểm mà chỉ có vợ ông bị kiểm điểm, yêu cầu rút kinh nghiệm, chưa thấy ông Triệu Tài Vinh phải chịu trách nhiệm. Theo bạn đọc Phong Anh: “Để vợ con làm điều sai trái thì ông Triệu Tài Vinh phải bị liên đới”.

 Cùng đặt nghi vấn về hình thức kỷ luật đối với vợ ông Vinh, bạn đọc Linh Võ ý kiến “Sao em chồng tác động nâng điểm cho con, mà chồng không bị kiểm điểm, vợ lại bị?”. Bạn đọc Hữu Phú đề nghị "Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải vào cuộc thì mới ra nhẽ được”.

 Trong danh sách 151 cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm, có nhiều cái tên lần đầu tiên được nhắc đến. Bạn đọc nêu thực tế: Những người có tên trong danh sách là những người có chức, có quyền, là giáo viên, công an, bác sĩ... Nhưng sau những cái tên chính được nêu ra thì là để vợ, để chồng, để em họ tác động vào người khác giúp con....

 Bạn đọc Như Hoa bình luận: Sao danh sách toàn thấy con em quan chức và người nổi tiếng thôi, không có trường hợp nào nhầm vào con em nông dân và con nhà nghèo cả...?. “Toàn con cháu cán bộ, con dân chẳng có ai” - bạn đọc Võ Hoàng Minh có chung ý kiến.

 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang yêu cầu rút kinh nghiệm lần này cho những cán bộ mắc sai phạm, theo độc giả là chưa đủ sức răn đe, làm gương. Bạn đọc Nguyễn Chiến e ngại rằng: “Những lần sau những kẻ khác sẽ làm tinh vi hơn, không để người ta biết”.

 Bạn đọc Nguyễn Anh Đức bày tỏ quan điểm: “Chỉ khiển trách cảnh cáo. Cuối cùng chỉ một số người nhận là chồng, vợ, em chồng tác động xem hoặc xin nâng điểm. Những người này chỉ bị kỷ luật xong vẫn tại vị chức vụ, vẫn đi rao giảng cho cấp dưới là phải liêm chính, phải chống tham nhũng, phải đấu tranh cho công bằng, vậy người dân có tin không?”.

 Bạn đọc Nông dân chia sẻ: Học sinh nếu có quay cóp trong kỳ thi thôi sẽ bị 0 điểm, điểm liệt hay đuổi học. Vậy mà nâng điểm lừa dối có hệ thống mà chỉ cảnh cáo. Vậy có công bằng không? Nhìn nhận một cách lạc quan, bạn đọc Bùi Hữu Lộc ý kiến: “Hàng loạt cán bộ từ lớn tới nhỏ của tỉnh nâng điểm cho con rất may là bị phát hiện và xử lý nếu không phát hiện thì một ngày nào đó thế hệ tương lai sẽ ra sao”...

 Bạn đọc Lê Hoài Nam hoan nghênh Đảng bộ Hà Giang rất nghiêm túc, xử lý nghiêm khắc nhưng có tình có lý. "Rất mong các đồng chi có vi phạm kiểm điểm sâu sắc và phấn đấu lập thành tích để được xóa kỷ luật trong thời gian quy định", bạn đọc Nam viết. (Vietnamnet.vn 3/10, T.Nam)Về đầu trang

Huế: Chủ tịch xã bị tố phá hoại cây trồng của người dân xin từ chức Bí thư

Sau khi xem xét đơn của ông Trần Văn Cân, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ra quyết định cho thôi chức Bí thư Đảng ủy xã đối với ông này.

 Tối 3/10, trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Huyện ủy Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, cơ quan này vừa cho thôi chức Bí thư đối với ông Trần Văn Cân, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Phong Xuân, liên quan đến vụ chỉ đạo người làm thuê gọt vỏ cây keo của người dân trên địa bàn.

 Theo đó, ông Cân đã chủ động viết đơn xin thôi chức Bí thư Đảng ủy xã với lý do vì sức khỏe không đảm bảo để công tác. Tuy nhiên, mặc dù đã có đơn xin thôi chức vụ kể trên, nhưng ông Cân vẫn giữ chức Chủ tịch UBND xã Phong Xuân. 

Được biết, sau khi xem xét đơn của vị Chủ tịch xã này, lãnh đạo Huyện ủy Phong Điền đã quyết định cho thôi chức Bí thư Đảng ủy xã Phong Xuân đối với ông Cân và bổ nhiệm ông Lê Hoàng Linh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện giữ chức Bí thư Đảng ủy xã này.

 Ngoài ra, nhằm làm rõ thêm một số thông tin liên quan đến vụ việc kể trên, PV đã nhiều lần liên hệ qua điện thoại của ông Cân nhưng không nhận được phản hồi.

 Trước đó, như tin đã đưa, ông Nguyễn Đông (54 tuổi), trú thôn Xuân Điền Lộc cho biết, nhiều cây tràm của gia đình ông vừa bị ông Trần Văn Cân, Chủ tịch UBND xã Phong Xuân ngang nhiên dùng dao, rựa gọt vỏ ở gốc cây nhằm mục đích khiến cho những cây này chết đứng.

 "Sau khi xảy ra vụ việc, vào sáng 9/6, ông Cân đã trực tiếp đến nhà tôi để nói lời xin lỗi, đồng thời, ông này cũng ngỏ ý xin bồi thường. Tuy nhiên, tôi đã nói với ông Cân rằng: "Tôi tiếc cho anh về những hành động như vậy, bây giờ, anh có đền tôi cũng không nhận"", ông Đông chia sẻ thêm.

 Đồng thời, qua quá trình vào cuộc xác minh, làm rõ, cơ quan chức năng đã có kết luận về vụ việc liên quan đến ông Cân. Qua đó, sau khi xem xét các tình tiết, hành vi vi phạm của ông Cân, đồng thời, có đơn trình bày của người bị hại mong muốn giảm nhẹ cho ông Cân, nên chúng tôi yêu cầu kiểm điểm ông Cân trong tổ chức Đảng, nghiêm túc rút kinh nghiệm. (Người Lao Động 3/10, Công Định)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Hàn Quốc tăng số ngày nghỉ cho người lao động

Từ ngày 1/10, lao động tại Hàn Quốc có con nhỏ dưới 8 tuổi sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép cũng như giảm giờ làm dài hơn.

 Theo quyết định mới, lao động nữ tại xứ sở kim chi có con dưới 8 tuổi sẽ được nghỉ phép hoặc giảm giờ lao động tối đa 2 năm thay vì 1 năm như trước đây. Lao động nam có vợ sinh con cũng sẽ được hưởng chế độ nghỉ thai sản tăng từ 3 - 10 ngày, hưởng 100% lương.

 Số ngày phép cũng được chia ra sử dụng trong vòng 90 ngày thay vì 30 ngày như trước đây. Để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ trả 50% lương, tương đương với 5 ngày nghỉ. (VTV.vn 3/10)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

More