Bản tin ngày 30-12-2021

Post date: 30/12/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

tt

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

 
 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

 

Ghi nhận thêm 36 F0 tại cộng đồng, trong đó Quảng Phú 14 ca. 4

Baoquangbinh.vn 30/12

 

Tăng cường công tác tiêm chủng, kiểm soát biến chủng Omicron. 5

Baoquangbinh.vn 29/12, D.H

 

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

 

Triển khai nhiệm vụ quốc phòng-an ninh năm 2022. 5

Baoquangbinh.vn 30/12, Ngọc Mai

 

Đoàn ĐBQH tỉnh: Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch. 8

Baoquangbinh.vn 29/12, Ngọc Mai

 

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Minh Hóa. 10

Baoquangbinh.vn 29/12, Phan Phương

 

Các cấp Hội phụ nữ chú trọng đổi mới, sáng tạo, linh hoạt tổ chức hoạt động phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19. 10

Hoilhpn.org.vn 30/12, Thanh Mẫn

 

KINH TẾ

 

Hơn 250 doanh nghiệp phải dừng hoạt động và giải thể. 12

Laodong.vn 29/12, Hữu Liều; Thuonghieucongluan.com.vn 30/12

 

Ra quân siêu dự án 6 sao quốc tế, cơ hội nào cho các nhà đầu tư?. 14

Baodautu.vn 30/12, Như Loan

 

Vụ Công ty bán giống lúa trái phép: Người dân loay hoay tìm lời giải 15

Bảo vệ pháp luật 30/12, tr10, Nguyễn Cường – Bùi Tiến

 

Cục QLTT Quảng Bình tổng kết đợt thi đua cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch năm 2021. 18

Dms.gov.vn 29/12, Hải Bằng

 

Quảng Ninh: Đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 19

Baoquangbinh.vn 30/12, Thanh Hải

 

Bố Trạch: Giảm chi phí đầu vào trong sản xuất vụ đông-xuân 2021-2022. 21

Baoquangbinh.vn 30/12, Hương Trà

 

Lệ Thủy: Có 87 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương. 23

Baoquangbinh.vn 30/12, X.V

 

XÃ HỘI

 

Nhiều giải pháp thu hút du khách đến với “Vương quốc hang động”. 24

Baochinhphu.vn 30/12, Lưu Hương; TTXVN/Baotintuc.vn 29/12; Nhandan.vn 29/12; Giaoducthoidai.vn 29/12; Laodong.vn 29/12; Baotainguyenmoitruong.vn 29/12; Baovanhoa.vn 29/12; Baotainguyenmoitruong.vn 29/12; Nguoilambao.vn 29/12; Baoxaydung.com.vn 30/12

 

Quảng Bình vẫn tổ chức đón khách và hoạt động đón năm mới 2022. 25

Vov.vn 29/12, Thanh Hiếu; Vietnamtourism.gov.vn 30/12; Congly.vn 30/12; Quân đội nhân dân 30/12, tr8

 

Rà soát để khắc phục tình trạng thiếu thiết bị học online. 26

Giaoducthoidai.vn 30/12, Tiến Việt; Giáo dục và Thời đại 30/12, tr8

 

Bảo vệ “lá phổi xanh” ven biển. 27

Baotainguyenmoitruong.vn 30/12, Hồng Thiệu; Tài nguyên và Môi trường 30/12, tr5

 

AN NINH – QUỐC PHÒNG

 

"Bỗng dưng" mất đất! 29

Baoquangbinh.vn 30/12

 

Án chung thân cho gã sát nhân cầm kéo đâm chết mẹ vợ. 31

Dantri.com.vn 30/12, Tiến Thành

 

Ra quân xử lý xe quá tải trọng, quá khổ khi tham gia giao thông. 32

Moitruongvadothi.vn 29/12, Quang Sáng – Đinh Hương

 

Vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo. 33

Giaoducthoidai.vn 29/12, Đặng Tài; Thuonghieuvaphapluat.vn 29/12; Baophapluat.vn 29/12

 

I. Thông tin liên quan đến dịch COVID-19

1. Ghi nhận thêm 36 F0 tại cộng đồng, trong đó Quảng Phú 14 ca

(Baoquangbinh.vn 30/12)

Trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 29-12 đến 6 giờ ngày 30-12), Quảng Bình ghi nhận thêm 36 ca nhiễm Covid-19 tại cộng đồng; trong ngày có 29 ca xuất viện, theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh.

Mời xem nội dung chi tiết trong đường link dưới đây:

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/ghi-nhan-them-36-f0-tai-cong-dong-trong-do-quang-phu-14-ca-2196754/

Về đầu trang

2. Tăng cường công tác tiêm chủng, kiểm soát biến chủng Omicron

(Baoquangbinh.vn 29/12, D.H)

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 2838/UBND-NCVX về việc tăng cường công tác tiêm chủng, kiểm soát biến chủng mới Omicron của vi rút SARS-CoV-2.

 

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 9406/CĐVPCP ngày 23-12-2021 của Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường công tác tiêm chủng, kiểm soát biến chủng mới Omicron của vi rút SARS-CoV-2, UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo và tổ chức thần tốc hơn nữa việc tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID-19 theo Công văn số 2737/UBND-NCVX ngày 13-12-2021 của UBND tỉnh về việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh; không để sót các trường hợp thuộc diện phải tiêm, nhất là người có bệnh nền, người trên 50 tuổi; hoàn thành tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi trong tháng 1-2022; hoàn thành tiêm mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong quý I năm 2022 theo Kế hoạch số 2828/KH-UBND tỉnh ngày 24-12-2021 của UBND tỉnh triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại năm 2022 tỉnh Quảng Bình.

 

Sở Y tế có trách nhiệm phân bổ kịp thời nguồn vắc xin cho các địa phương, các điểm tiêm triển khai tiêm ngay sau khi tiếp nhận nguồn vắc xin do Bộ Y tế phân bổ; hướng dẫn các điểm tiêm triển khai tiêm an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, chống mọi biểu hiện tiêu cực.

 

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về tiến độ tiêm vắc xin tại địa bàn khi đã được cung cấp vắc xin đầy đủ.

 

UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Y tế, Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Cục Hải quan Quảng Bình, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường kiểm soát người đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh nhiễm chủng mới Omicron nhập cảnh vào Quảng Bình qua đường bộ (cửa khẩu) để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng này. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/suc-khoe/202112/tang-cuong-cong-tac-tiem-chung-kiem-soat-bien-chung-omicron-2196734/

II. Thời sự - Chính trị

1. Triển khai nhiệm vụ quốc phòng-an ninh năm 2022

(Baoquangbinh.vn 30/12, Ngọc Mai)

Sáng 30-12, các đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tổng kết nhiệm vụ quốc phòng-an ninh (QP-AN) năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Về phía lãnh đạo Quân khu 4 có đồng chí đại tá Lê Văn Vỹ, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 4. Dự hội nghị có đồng chí Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các sở, ban, ngành, địa phương.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ QP-AN, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, dịch bệnh Covid-19 gây hậu quả nặng nề.

Đánh giá khái quát những kết quả tích cực của tỉnh trong năm vừa qua và những đóng góp của các lực lượng trong lĩnh vực QP-AN, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị đại biểu phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm, tích cực tham gia thảo luận, đề xuất các giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ QP-AN trong năm 2022.

Báo cáo tổng kết nhiệm vụ QP-AN nêu rõ: Năm 2021, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi cơ bản, Quảng Bình triển khai nhiệm vụ trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thách thức, đã tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế-xã hội (KT-XH) và ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả lãnh đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ QP-AN. Nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của các cấp, các ngành, Nhân dân và lực lượng vũ trang trong tỉnh, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững, ổn định.

Cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ về nhiệm vụ QP-AN. Các lực lượng công an, quân sự, biên phòng đã duy trì, thực hiện nghiêm túc việc phối hợp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng để kịp thời tham mưu đề xuất giải quyết tình hình, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Đặc biệt, đã tập trung giải quyết có hiệu quả các vụ việc liên quan đến an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn, đảm bảo an toàn cho đại hội Đảng các cấp, bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp, các sự kiện trọng đại của đất nước, địa phương; các dự án trọng điểm của tỉnh...

Việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận biên phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng được triển khai sâu rộng, có hiệu quả. Các lực lượng cũng đã phối hợp triển khai đồng bộ các biện pháp công tác, đấu tranh với các loại tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm ma tuý, tín dụng đen, tội phạm công nghệ cao, trộm cắp tài sản, tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ...

Công tác chính sách xã hội, hậu phương quân đội luôn được quan tâm đúng mức. Nhiều mô hình như “Ánh sáng vùng biên”, “Nâng bước em tới tường”, “Nhà tạp hoá vì cộng đồng”, nhiều hoạt động như nhận đỡ đầu giúp đỡ các thôn, bản khó khăn, tham gia phát triển KT-XH, phòng, chống dịch bệnh được triển khai có hiệu quả. Các lực lượng đã phối hợp vận động ngư dân tham gia chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Đặc biệt, đã chung tay phòng chống dịch Covid-19, kiểm soát tốt tình hình, tạo điều kiện thuận lợi phát triển KT-XH.

Cấp ủy, chính quyền các cấp cũng đã thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh. Bên cạnh đó, tỉnh đã làm tốt chính sách đối ngoại và chương trình hợp tác hữu nghị, hỗ trợ 2 tỉnh Khăm Muộn, Sa Vẳn Na Khệt (Lào) đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước. Những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH của tỉnh, đảm bảo an toàn mọi hoạt động của xã hội, bình yên cho cuộc sống của nhân dân.

Các ý kiến thảo luận của đại biểu tại hội nghị đã tập trung đánh giá những việc đã làm được, những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả từ thực tiễn thực hiện nhiệm vụ QP-AN ở địa phương, đơn vị năm 2021, chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, phân tích nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm và đề xuất nhiều giải pháp để tổ chức thực hiện tốt hơn nhiệm vụ QP-AN năm 2022.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng ghi nhận và biểu dương những thành tích quan trọng của các lực lượng công an, quân sự, biên phòng trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chung tay phòng, chống dịch Covid-19. Đồng chí nhấn mạnh, những kết quả này đóng vai trò hết sức quan trọng, to lớn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phục hồi KT-XH, đời sống nhân dân trong trạng thái “bình thường mới”.

Về nhiệm vụ năm 2022, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu: Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ QP-AN, nhất là Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ QP-AN giai đoạn 2021 - 2025, Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ QP-AN và nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự năm 2022.

Trước mắt, nắm chắc tình hình, phối hợp chặt chẽ, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Giải quyết dứt điểm, hiệu quả đơn thư khiếu nại vượt cấp; xử lý nghiêm các đối tượng trục lợi về các chính sách của Đảng, Nhà nước, kích động nhân dân.

Các lực lượng triển khai chất lượng, kịp thời nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra trong năm 2022. Tiếp tục duy trì và tham mưu xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, nắm chắc tình hình, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, chủ động trước mọi tình huống thiên tai, dịch bệnh. Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng, địa phương, đơn vị thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tấn công trấn áp tội phạm.

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu lực lượng vũ trang và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý QP-AN, nhất là trong thẩm định các dự án, quản lý chặt chẽ các chương trình, dự án phát triển xã hội, khu vực đầu tư công trình QP-AN; chung tay phát triển KT-XH khu vực miền núi phía Tây theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và kế hoạch của tỉnh. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyển chọn công dân nhập ngũ, huấn luyện dân quân tự vệ… Với phương châm bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, “giúp bạn là giúp mình”, các lực lượng cần tăng cường hoạt động đối ngoại, ký kết và triển khai hiệu quả các nội dung hợp tác KT-XH, QP-AN với các tỉnh Khăm Muộn, Sa Vẳn Na Khệt cùng một số tỉnh của nước bạn Lào, duy trì và giữ vững biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển. 

Dịp này, UBND tỉnh đã trao Cờ thi đua cho 2 tập thể và Bằng khen của UBND tỉnh cho 10 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ QP-AN năm 2021. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/trien-khai-nhiem-vu-quoc-phong-an-ninh-nam-2022-2196756/

2. Đoàn ĐBQH tỉnh: Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch

(Baoquangbinh.vn 29/12, Ngọc Mai)

Chiều 29-12, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh triển khai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành do đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn ĐBQH chủ trì.

Về phía UBND tỉnh có đồng chí Phan Mạnh Hùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tham gia buổi giám sát có đồng chí Trần Quang Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh, ĐBQH tỉnh khóa XV; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Tại buổi làm việc, đoàn giám sát đã nghe báo cáo về kết quả thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch được ban hành. Theo đó, thời gian qua, UBND tỉnh đã lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch). Mặc dù Quy hoạch tỉnh Quảng Bình được bắt đầu lập trước khi Luật Quy hoạch có hiệu lực nhưng tỉnh đã bám sát các nội dung, yêu cầu quy định trong dự thảo của luật và nghị định để triển khai kịp thời, chặt chẽ đúng quy trình quy định Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Trong quá trình triển khai gặp một số khó khăn, vướng mắc, nhất là dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng với sự quan tâm, hỗ trợ của các bộ, ngành cùng tinh thần trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị tư vấn, việc lập Quy hoạch tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định.

Quảng Bình là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện trình thẩm định Quy hoạch tỉnh. Việc thực hiện trình tự, thủ tục trong hoạt động xây dựng quy hoạch, lựa chọn tư vấn lập quy hoạch, việc phối hợp với bộ, ngành, Trung ương và giữa các sở ngành, địa phương được thực hiện đảm bảo quy định.

Đoàn giám sát cũng đã được nghe báo cáo về việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật về xây dựng trên địa bàn tỉnh; công tác phối hợp lập, thẩm định quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch thời kỳ 2021-2030; việc rà soát, ban hành danh mục quy hoạch tích hợp vào các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2011-2020; lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo quy định của pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh…

Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cũng đã thảo luận, chỉ rõ những khó khăn, tồn tại, đồng thời có các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch…

Phát biểu tại buổi giám sát, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Mạnh Hùng khẳng định, việc ban hành Luật Quy hoạch là rất cần thiết, phù hợp, tuy nhiên sau 2 năm triển khai vẫn còn những khó khăn, bất cập. Là một trong những tỉnh đi đầu trong thực hiện trình thẩm định Quy hoạch tỉnh, qua thực hiện cho thấy, quá trình triển khai cần có các cơ chế để tháo gỡ vướng mắc. Bên cạnh việc tránh đi vào chi tiết trong xây dựng quy hoạch, cần có đơn vị theo sát việc lập và điều chỉnh quy hoạch để bảo đảm sự thông suốt, đồng bộ…

Các ý kiến của đại biểu và thành viên đoàn giám sát cũng đã chỉ rõ những bất cập, hạn chế như việc tích hợp quy hoạch, công tác rà soát danh mục, tham gia ý kiến vào các quy hoạch cấp trên, các văn bản hướng dẫn thi hành thực hiện quy hoạch còn chậm, mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định…

Phát biểu tại buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Minh Tâm đánh giá cao công tác chuẩn bị của các sở, ngành và những câu hỏi, các ý kiến kiến nghị, đề xuất để tỉnh làm tốt hơn công tác quy hoạch, đồng thời kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương xem xét bổ sung các quy định, hướng dẫn để tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện Luật Quy hoạch hiện hành.

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, đồng chí đề nghị các sở, ban, ngành cụ thể hóa các kiến nghị, đề xuất, những vướng mắc cùng các giải pháp sửa đổi nhằm tạo thuận lợi trong quá trình xây dựng quy hoạch. Các thành viên đoàn giám sát tiếp tục nghiên cứu tham gia ý kiến, đề xuất các nội dung kiến nghị lên Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về quy hoạch. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/doan-dbqh-tinh-giam-sat-viec-thuc-hien-chinh-sach-phap-luat-ve-cong-tac-quy-hoach-2196737/

3. Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Minh Hóa

(Baoquangbinh.vn 29/12, Phan Phương)

Chiều 29-12, tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Nguyễn Lương Bình, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; Bùi Anh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Minh Hóa; Dương Văn Hùng; Đinh Thị Chuẩn đã có buổi tiếp xúc với cử tri huyện Minh Hóa.

Tại buổi tiếp xúc, đại diện tổ đại biểu HĐND tỉnh đã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh năm 2021; phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và kết quả kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII.

 

Theo đó, kỳ họp thứ 4 đã thông qua 21 nghị quyết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Cử tri cũng đã được nghe thông báo kết quả giải quyết một số kiến nghị mà cử tri huyện Minh Hóa nêu trước kỳ họp.

Cử tri huyện Minh Hóa bày tỏ sự phấn khởi trước những kết quả mà tỉnh đã đạt được trên các lĩnh vực; đồng thời đóng góp ý kiến, kiến nghị về một số vấn đề, như: Đề nghị sớm đầu tư hoàn thiện tuyến đường từ thị trấn Quy Đạt đi xã Xuân Hóa; hệ thống điện mặt trời ở 5 bản của xã Trọng Hóa bị hư hỏng, không sử dụng được, đề nghị quan tâm tu sửa lại; 2 trạm y tế trên địa bàn và trụ sở làm việc của xã Trọng Hóa bị xuống cấp, đề nghị tu sửa, đầu tư xây mới…

Sau khi lắng nghe các ý kiến của cử tri, thay mặt tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu Bùi Anh Tuấn đã ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cử tri; đồng thời tiếp thu và giải trình một số vấn đề cử tri quan tâm và có liên quan thuộc thẩm quyền. Đối với những ý kiến, kiến nghị còn lại, sẽ được tổng hợp báo cáo HĐND tỉnh trình các cấp, ngành có thẩm quyền giải quyết trong thời gian tới. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/dai-bieu-hdnd-tinh-tiep-xuc-cu-tri-huyen-minh-hoa-2196731/

4. Các cấp Hội phụ nữ chú trọng đổi mới, sáng tạo, linh hoạt tổ chức hoạt động phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19

(Hoilhpn.org.vn 30/12, Thanh Mẫn)

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Diệp Thị Minh Quyết trao Bằng khen của Hội LHPN tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua và hoạt động Hội năm 2021

Vừa qua, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào phụ nữ và hoạt động Hội năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Dự hội nghị có đồng chí Lê Văn Bảo - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan và các đồng chí trong Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh.

Năm 2021, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chú trọng phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi cách thức tổ chức hoạt động Hội thích ứng với yêu cầu phòng, chống dịch; ưu tiên đầu tư các nguồn lực để thực hiện những chỉ tiêu khó, những vấn đề cấp thiết đặt ra; thực hiện có hiệu quả cao các phong trào thi đua, cuộc vận động và nhiệm vụ trọng tâm của Hội.

Các cấp Hội đã triển khai tuyên truyền, học tập, quán triệt và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp với nhiều sáng tạo; thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong tham gia công tác bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả cao với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả như: cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân ứng phó với dịch bệnh; huy động trên 22 tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch; thành lập 1.123 đội/4.790 phụ nữ xung kích tình nguyện phục vụ tuyến đầu chống dịch; xây dựng 126 mô hình “Bếp ăn 0 đồng”, “Cửa hàng 0 đồng”, “Tổ, nhóm đi chợ/mua hàng hộ”; hỗ trợ người thân, gia đình hội viên phụ nữ gặp khó khăn; hưởng ứng hiệu quả Chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”…

Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp, chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII; tập trung nghiên cứu, tham mưu và triển khai thực hiện các đề án, đề tài, sáng kiến nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Hội, tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tiếp tục chung tay xây dựng nông thôn mới với gần 400 hoạt động, công trình, phần việc... trị giá trên 17 tỷ đồng cùng hàng trăm mô hình hiệu quả khác; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ vùng biên, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ có đạo; huy động, khai thác nguồn lực đẩy mạnh các hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, hỗ trợ trên 2 tỷ đồng cho 139 mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ.

Trong năm 2022, các cấp Hội sẽ tập trung thực hiện chủ đề: “Đổi mới, sáng tạo trong triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI” gắn với phong trào thi đua yêu nước, các CVĐ và nhiệm vụ trọng tâm của Hội; tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ thực hiện “mục tiêu kép”; hỗ trợ phụ nữ phát triển, hội nhập và vun đắp giá trị gia đình Việt Nam; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Văn Bảo – Uỷ viên BTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy đã biểu dương, ghi nhận những nỗ lực và thành quả mà các cấp Hội phụ nữ toàn tỉnh đã đạt được trong năm 2021, đặc biệt là vai trò của phụ nữ trong công tác phòng, chống dịch Covid - 19; đồng thời nhấn mạnh: các cấp Hội cần quán triệt tinh thần Nghị quyết 128 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid - 19” trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác phòng, chống dịch bệnh và thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra.

Tại hội nghị, thừa ủy quyền của Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển của Phụ nữ Việt Nam” cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ; trao tặng Bằng khen của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh cho 23 tập thể và 21 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phong trào phụ nữ và hoạt động Hội năm 2021; 8 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; khen thưởng 5 tập thể về hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác năm 2021. Về đầu trang

http://hoilhpn.org.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/quang-binh-cac-cap-hoi-phu-nu-chu-trong-%C4%91oi-moi-sang-tao-linh-hoat-to-chuc-hoat-%C4%91ong-phu-hop-voi-tinh-hinh-dich-benh-covid-19-43214-2.html

III. Kinh tế   

1. Hơn 250 doanh nghiệp phải dừng hoạt động và giải thể

(Laodong.vn 29/12, Hữu Liều; Thuonghieucongluan.com.vn 30/12)

Trong năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, đặc biệt là dịch COVID-19, nhưng tỉnh Quảng Bình nhiều ngành, lĩnh vực và đời sống nhân dân vẫn đạt được nhiều chỉ tiêu đề ra, các chỉ số kinh tế cũng tăng so với năm 2020.

Ngày 29.12, Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình tổ chức họp báo, công bố các số liệu về tình hình kinh tế và xã hội trong năm 2021.

Theo báo cáo, đa số các ngành, lĩnh vực đều có sự tăng trưởng so với năm 2020, nhưng do những tác động của dịch bệnh nên nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong năm 2021 vẫn đạt thấp so với năm trước và so với kế hoạch năm.

Trong năm 2021, kinh tế tăng trưởng cao hơn so với cả nước, ước tính tổng số sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 25.677,3 tỉ đồng, tăng 4,83% so với năm 2020. Quy mô GRDP đạt 44.775,4 tỉ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 49,3 triệu đồng.

Cụ thể, về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, nhưng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn đạt mức tăng trưởng khá so với năm 2020. Ước tính giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 đạt 9.549,6 tỉ đồng, tăng 3,41% so với năm trước.

Trong đó, ngành chăn nuôi và thủy sản gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19, giá cả đầu ra giảm sút, tuy nhiên đã có sự chuyển biến mạnh trong những tháng cuối năm.

Chịu nhiều ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục gặp khó khăn, nhiều cơ sở sản xuất phải dừng hoạt động hoặc cắt giảm số lượng lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có nhiều dự án mới được đi vào hoạt động như: sản xuất điện mặt trời, điện gió… đã góp phần vào mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2021 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 13.865 tỉ đồng, tăng 6,49% so với năm 2020.

Các hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng nhiều do dịch COVID-19,  khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong năm 2021, có 569 doanh nghiệp mới được thành lập, với tổng số vốn đăng ký là 10.538,6 tỉ đồng. Có 192 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, hơn 250 doanh nghiệp phải dừng hoạt động và giải thể.

Về đầu tư và xây dựng, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hoạt động xây dựng có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Vốn đầu tư trong năm 2021 ước tính đạt 23.610 tỉ đồng, tăng 7,8% so với năm trước.

Ông Trần Quốc Lợi - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình - khẳng định, năm 2021 đầy biến động nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình nhìn chung vẫn giữ được sự ổn định, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Về đầu trang

https://laodong.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/quang-binh-hon-250-doanh-nghiep-phai-dung-hoat-dong-va-giai-the-989584.ldo

2. Ra quân siêu dự án 6 sao quốc tế, cơ hội nào cho các nhà đầu tư?

(Baodautu.vn 30/12, Như Loan)

Vừa qua, "Dự án căn hộ nghỉ dưỡng bên bờ biển tốt nhất Việt Nam 2021 - Best Beachfront Resort Apartment Vietnam 2021" khởi động chiến dịch ra quân tại thị trường Quảng Bình trong không khí sôi động.

Sức nóng của thị trường bất động sản sau đợt dịch lần thứ 4 chưa có dấu hiệu dừng lại khi lượng giao dịch vẫn tiếp diễn sôi động và giá một số khu vực không ngừng tăng. "Thị trường bất động sản đang sốt" là đánh giá của rất nhiều nhà đầu tư trước diễn biến của kênh đầu tư hấp dẫn này. Trước bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội hấp dẫn tại các vùng đất tiềm năng. Quảng Bình là một trong số đó, thủ phủ nghỉ dưỡng nổi lên với các dự án sáng giá, trong đó có Dolce Penisola Quảng Bình.

Tọa lạc tại vị trí vàng bên bờ biển Nhật Lệ và 2 sân golf 18 hố rộng 150 ha, Dolce Penisola Quảng Bình thỏa mãn tiêu chí về vị trí, tầm view đối của một khách sạn 6 sao. Dự án được vinh danh "Dự án căn hộ nghỉ dưỡng hướng biển tốt nhất Việt Nam - Best Beachfront Resort Apartment Vietnam 2021" tại Dot Property Vietnam Awards 2021.

Với diện tích hơn 8.000 m2, dự án được xây dựng với hai tòa tháp 27 tầng định hướng kiến trúc sang trọng với điểm nhấn sảnh dát vàng, cùng hệ thống hơn 50 tiện ích nghỉ dưỡng đẳng cấp: cầu kính trong suốt 100 m, bể bơi panorama, bể bơi kính trong suốt, trung tâm hội nghị quốc tế, casino, sky bar... Dolce Penisola tạo nên một không gian nghỉ dưỡng sang trọng đến từng chi tiết, được kỳ vọng trở thành biểu tượng mới, niềm tự hào mới của Quảng Bình.

Cũng tại Dot Property Vietnam Awards 2021, Chủ đầu tư dự án – Tập đoàn Onsen Fuji, được vinh danh là "Nhà phát triển bất động sản thương mại tốt nhất Việt Nam 2021".

Tựa như Marina Bay Sands của Singapore, sự xuất hiện của Tập đoàn Onsen Fuji với Dolce Penisola tại vùng đất đầy tiềm năng Quảng Bình hứa hẹn sẽ tạo ra sự đột phá trong phát triển du lịch, gia tăng thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế của địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế thành phố biển.

Chương trình ra quân tại thị trường Quảng Bình có sự hiện diện của ông Hoàng Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc kinh doanh Tập đoàn Onsen Fuji cùng sự đồng hành của đại diện ban lãnh đạo cấp cao các Đại lý chính thức dự án: Công ty cổ phần Bất động sản Bầu trời Việt Nam - Sky Realty; Công ty cổ phần phát triển bất động sản Emerald - Thành viên Công ty cổ phần Đất xanh miền Trung; Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hải Phát; Công ty cổ phần Địa ốc và Xây dựng S-GERMI; Công ty cổ phần Tập đoàn Nhật Minh; Công ty TNHH Golden Land Teris; Công ty cổ phần Dịch vụ Bất động sản Tiến Thành…

Tại sự kiện, đại diện Chủ đầu tư chia sẻ những thông tin hấp dẫn về dự án, cơ hội đầu tư sáng giá cho khách hàng. Với sự đồng hành của các đơn vị như Tổng thầu thi công Coteccons; Đơn vị đồng phát triển Tập đoàn Trường Thịnh; Đơn vị quản lý vận hành đến từ Mỹ Hotels and Resorts và Đối tác tài chính - Ngân hàng OCB...

Cũng như nhiều dự án thành công khác của Tập đoàn, Dolce Penisola Quảng Bình sẽ là một trong những viên kim cương đắt giá được khách hàng và nhà đầu tư săn đón trên hành trình tỏa sáng cùng những vùng đất tiềm năng. Dự án cũng đang được Tập đoàn DAIWA lựa chọn giới thiệu đến nhà đầu tư Nhật Bản.

“Dolce Penisola hứa hẹn sẽ mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội nghỉ dưỡng, sinh lời hấp dẫn. Không chỉ bởi những ưu điểm vượt trội của dự án, mà còn nhờ những chính sách đặc quyền cho khách hàng. Như chính sách hỗ trợ vay tới 50%, hoặc khách hàng có thể chọn thanh toán sớm để hưởng thêm chiết khấu hấp dẫn. Phương án thanh toán linh hoạt, nhẹ nhàng, khách hàng chỉ cần đóng từ 3-5%/đợt/tháng, giá trị mỗi lần thanh toán chỉ từ hơn 20tr/tháng. Hay chính sách ủy thác cho thuê với tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận 80%-20% và khách hàng được hưởng thêm 30 đêm nghỉ miễn phí mỗi năm…”, chia sẻ của khách mời tham dự sự kiện.

Trước xu hướng sở hữu căn nhà thứ hai bên biển ngày càng nở rộ. Sự kiện ra quân dự án tại thị trường Quảng Bình được đánh giá là bước tạo đà đưa dự án đến gần hơn với khách hàng, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho thị trường tại vùng đất biển đầy tiềm năng.

Đặc biệt, với những nỗ lực của Tập đoàn Onsen Fuji trong việc khai phá tiềm năng các vùng đất, đưa đến những giá trị bền vững cho cộng đồng, các cơ hội đầu tư sẽ được mở rộng cho nhiều vùng sáng giá khác mà tập đoàn lựa chọn, từ Phú Thọ, Quảng Bình đến Phú Yên, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Hải Dương… Cơ hội cho các nhà đầu tư sẽ được tìm thấy ở các thị trường đầy tiềm năng. Về đầu trang

https://baodautu.vn/batdongsan/quang-binh-ra-quan-sieu-du-an-6-sao-quoc-te-co-hoi-nao-cho-cac-nha-dau-tu-d158466.html

3. Vụ Công ty bán giống lúa trái phép: Người dân loay hoay tìm lời giải

(Bảo vệ pháp luật 30/12, tr10, Nguyễn Cường – Bùi Tiến)

Hàng tấn lúa giống chưa được công nhận giống đã được tung ra thị trường, có địa phương đã thanh toán tiền mua giống cho người dân gieo trồng. Trong khi đó, phía đơn vị cấp giống và cơ quan chức năng liên quan vẫn chưa tiến hành thu hồi, cấm lưu hành số giống trái phép này theo quy định.

Trên Báo Bảo vệ pháp luật số 104 ra ngày 27/12/2021 có bài "Ngang nhiên định giá, trợ giá cho nhiều giống lúa chưa được công nhận giống", phản ánh sự việc thời gian gần đây, Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình là công ty con của Công ty CP Tổng công ty nông nghiệp Quảng Bình bán các giống lúa chưa được công nhận giống và chưa được phép kinh doanh giống tại Việt Nam như các giống lúa như KH336, Phong Nha 99 (PN99), QC03...

Các giống lúa này đã được một số địa phương hỗ trợ giá hoặc mua để nông dân sử dụng. Đáng nói, một số địa phương đã đưa vào cơ cấu giống lúa chất lượng và hỗ trợ giá với định mức cao, cùng với việc bao tiêu sản phẩm.

Ngay sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo kiểm tra, xử lí. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này đã thành lập Đoàn thanh tra tập trung kiểm tra, giám sát việc thu hồi các giống trên mà công ty đã cung ứng ra thị trường. Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống lúa trên địa bàn, kiên quyết không để lưu hành các giống chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.

Khẳng định với Phóng viên, ông Mai Văn Minh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cũng cho biết: “Hiện nay, công ty cũng đã thu hồi hết rồi...”.

Tuy nhiên, theo phản ánh và quá trình tìm hiểu thực tế của Phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật thì tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh số lượng giống trái phép mà Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình tung ra thị trường vẫn chưa được thu hồi, có địa phương đã hoàn thành hợp đồng chi trả tiền, thậm chí, có địa phương đã tiến hành xuống giống.

Cụ thể, tại xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy nơi đang có hơn 2 tấn lúa QC03 đã được đưa về các hợp tác xã và bán cho người dân. Ông Hoàng Văn Thùn – Công chức địa chính nông nghiệp xã Liên Thủy cho biết, tại địa bàn xã Liên Thủy có mua hơn 2 tấn giống lúa bao gồm Hợp tác xã  Uẩn Áo 5 tạ, Hợp tác xã Quy Hậu gần 9 tạ, Hợp tác xã Xuân Hồi là hơn 8 tạ.

“Sau khi nắm bắt tình hình, xã cũng yêu cầu các hợp tác xã báo cáo tình hình thì họ nói đã liên hệ với Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình. Tôi động viên các hợp tác xã cố gắng liên hệ với công ty giống thay đổi cơ cấu giông, đổi lại loại giống khác nhưng hỏi thì trạm giống nói chưa có văn bản, công văn nào cả”, ông Thùn cho biết thêm.

Riêng tại Hợp tác xã Quy Hậu, hiện nay công tác chuẩn bị giống đã xong. Trong đó, có giống lúa QC03 gần 9 tạ được mua với giá 26.000 đồng/1kg từ trạm giống Lệ Thủy thuộc Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình và đến nay đã phát hết cho bà con.

"Ngoài hợp tác xã tôi, cũng có các hợp tác xã khác như: Uẩn Áo, Xuân Hồi, Đông Thành cũng mua nhưng vừa rồi thấy báo chí đưa tin giống này chưa được công nhận, tôi đã gọi cho Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình tìm phương ản xử lý, nhưng đến nay chưa thấy", ông Lê Quý Tùng - Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Quy Hậu cho biết.

Tại Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Uẩn Áo cũng đã mua gần 5 tạ giống QC03 với giá 26.000 đồng/1kg giờ đã đưa về hết cho nông dân.

“Sau này nghe thông tin báo chí nói giống lúa này chưa được công nhận thì muộn. Việc này, hợp tác xã không biết xử lý sao?”, ng Vũ Đức Anh - Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Uẩn Áo cho biết thêm.

Tại xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy cũng đã tiến hành mua hơn 5 tạ lúa giống với 2 giống lúa là KH336 hơn 3 tạ với giá 140.000 đồng/1kg và QC03 hơn 2 tạ với giá 26.000 đồng/kg.

“Hiện nay, tôi đã trả tiền cho công ty giống và đã phát hết cho bà con mới biết giống này chưa công nhận”, ông Hồ Hữu Tuấn - Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Đại Phong (xã Phong Thủy) cho biết.

Đáng chú ý, tại Hợp tác xã Văn Xá (xã Phú Thủy) giống lúa QC03 đã gieo trồng được 2 ngày và được xã Phú Thủy hổ trợ theo Nghị định 62 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Ông Lê Thanh Hạnh - Chủ tịch UBND xã Phú Thủy cho biết: “Chúng tôi có hỗ trợ bà con giống QC03 theo Nghị định 62 của Chính phủ để gieo trồng vụ này, nhưng chỉ một phần diện tích với diện tích gần 5ha tại Hợp tác xã Văn Xá và đến nay người dân đã gieo trồng. Nhưng sau này, thông qua báo chí phản ánh, tôi đã cho ngừng ngay việc hỗ trợ giống QC03 và không cho các hợp tác xã khác gieo trồng giống này. Còn ở Hợp tác xã Văn Xá chúng tôi sẽ mời Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình lên làm việc lại vì xã chưa quyết toán”.

Hiện nay, nhiều đơn vị, địa phương và người dân tại tỉnh Quảng Bình đang loay hoay tìm lời giải cho việc lỡ nhập, gieo trồng các giống lúa trái quy định thì dường như sự vào cuộc từ các cơ quan ban ngành mà trực tiếp là đơn vị cấp giống đang còn quá hời hợt.

Cũng liên quan đến vụ việc này, trước đó, trao đổi với Phóng viên báo Bảo vệ pháp luật, ông Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, liên quan đến thông tin báo chí phản ánh về việc nhiều giống lúa chưa được công nhận, nhưng 1 đơn vị cung cấp giống cây trồng đã thông báo bán, cung cấp các giống lúa này về nhiều địa phương trong tỉnh...

Tại cuộc họp giao ban, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách mảng nông nghiệp, giao chỉ đạo trực tiếp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, xử lý.

“Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kiểm tra, thu hồi, xử lý theo chuyên ngành” - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết.

Về phía Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, bước đầu đã có báo cáo UBND tỉnh, thừa nhận những những nội dung như báo chí phản ánh là đúng thực tế.

“Sở đã nắm được các nội dung trên và tiếp tục chỉ đạo Đoàn thanh tra tập trung kiểm tra, giám sát việc thu hồi các giống lúa trên của Công ty đã cung cấp ra thị thường. Bên cạnh đó, Sở đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống lúa trên địa bàn, kiên quyết không để lưu hành các giống lúa chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền” - Trích báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình.

Đáng chú ý, trong 2 năm 2020 và 2021 Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình đã ra thông báo giá bán cây trồng hiện tại theo từng thời điểm cho nhiều loại giống lúa chưa được công nhận.

Cụ thể, giá bán giống lúa PN99 trong cả 2 năm là 25.000 đồng/1kg. Riêng mùa vụ đông xuân 2021 - 2022, công ty này đã ra thông báo số 67/ BG-QSC về việc thông báo giá bán hạt giống cây trồng vụ đông xuân 2021 - 2022 thì ngoài giống lúa PN99, công ty này bổ sung vào thông báo giá bán thêm giống mới cũng chưa được công nhận là QC03 với mức giá 26.000 đồng/1kg,  QS447 có giá 24.000 đồng/1kg.

Nói về việc Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình ra thông báo giá bán cây trồng cho 3 loại giống lúa QS447, PN99, QC03, ông Nguyễn Hương Liên - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt tỉnh Quảng Bình khẳng định: “Về nguyên tắc, giống chưa được công nhận cấm đưa ra thị trường”. Về đầu trang

4. Cục QLTT Quảng Bình tổng kết đợt thi đua cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch năm 2021

(Dms.gov.vn 29/12, Hải Bằng)

Sáng ngày 24/12/2021, tại thành phố Đồng Hới, Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị tổng kết kế hoạch số 892/KH-CQLTT ngày 29/10/2021 về phát động đợt thi đua cao điểm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2021. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, tham dự Hội nghị có toàn thể công chức Cục QLTT Quảng Bình; đồng chí Vũ Quang Thắng, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục QLTT Quảng Bình chủ trì Hội nghị.

Theo đó, trong 45 ngày triển khai thực hiện kế hoạch (từ 01/11/2021 đến 15/12/2021), Các Đội Quản lý thị trường trực thuộc đã tiến hành kiểm tra 207 vụ, phát hiện và xử lý 205 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng tịch thu, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp, trị giá tang vật tịch thu chưa bán, trị giá tang vật tiêu hủy, buộc tiêu hủy, trị giá tang vật tạm giữ và số tiền xử phạt vi phạm hành chính dự kiến là 3.295.592.000 đồng.

Tại Hội nghị, các đồng chí công chức tham dự tại các điểm cầu đã tích cực tham gia ý kiến, chia sẽ kinh nghiệm, kết quả đạt được trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm hành chính trong đợt cao điểm vừa qua, đồng thời trình bày những khó khăn, vướng mắc để Hội nghị cùng thảo luận, đưa ra phương hướng, giải pháp tháo gỡ.

Phát biểu tại Hội nghị, Đồng chí Vũ Quang Thắng, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường ghi nhận, biểu dương những kết quả đạt được của tập thể các Đội Quản lý thị trường đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời thẳng thắn làm rõ nguyên nhân, hạn chế một số Đội Quản lý thị trường chưa đạt được chỉ tiêu theo kế hoạch. Đồng chí nhấn mạnh, để có được kết quả nêu trên là sự nổ lực của toàn thể công chức Cục Quản lý thị trường, từ cấp Lãnh đạo Cục đến từng công chức trực tiếp làm nhiệm vụ tại các Đội Quản lý thị trường, cũng như sự phối hợp của các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Trong thời gian tới, đồng chí Vũ Quang Thắng yêu cầu các đơn vị phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm dịp trước, trong và sau tết nguyên đán Nhâm Dần 2020.

Cũng tại Hôi nghị, Cục Quản lý thị trường đã trao thưởng cho một số tập thể, cá nhân đã có thành tích trong việc thực hiện kế hoạch số 892/KH-CQLTT. Về đầu trang

https://dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/cuc-qltt-quang-binh-tong-ket-%C4%91ot-thi-%C4%91ua-cao-%C4%91iem-kiem-tra-kiem-soat-thi-truong-phan-%C4%91au-hoan-thanh-chi-tieu-ke-hoach-nam-2021-41065-5.html

5. Quảng Ninh: Đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

(Baoquangbinh.vn 30/12, Thanh Hải)

Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Quảng Ninh đã có nhiều đổi mới trong phương thức hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới (NTM).

 

Các cấp Hội Nông dân huyện đã tích cực nắm bắt tình hình tư tưởng của hội viên, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh trong tình hình mới kết hợp với phòng, chống dịch Covid-19.

 

Ông Lê Ngọc Huân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quảng Ninh cho biết: Hội đã đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trong đó dấu ấn mạnh mẽ nhất là hoạt động sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng NTM bằng nhiều nội dung phong phú, thiết thực.

 

Để phong trào SXKDG thực sự lan tỏa và có chiều sâu, hàng năm, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân; tổ chức tham quan học tập và xây dựng các mô hình trình diễn cây, con giống mới; cải tiến kỹ thuật, hỗ trợ tư liệu sản xuất; tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, tạo mọi điều kiện để nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất.

Năm 2021, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh, Trung tâm Dạy nghề của huyện và các trung tâm ở tỉnh tổ chức 5 lớp dạy nghề cho 131 hội viên, nông dân tham gia, giải quyết việc làm tại chỗ cho trên 1.000 lao động; phối hợp tổ chức 72 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi với 3.810 lượt hội viên tham gia. Nhờ đó, nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, chế biến, bảo quản nông sản.

Nhằm hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, Hội Nông dân huyện đã triển khai xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND). Trong năm, từ Quỹ HTND các cấp, hội đã triển khai và duy trì quản lý 30 dự án nguồn vốn Trung ương, 12 dự án cấp tỉnh, 10 dự án cấp huyện với tổng nguồn vốn trên 5,4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác cho 3.026 hộ vay với tổng dự nợ trên 139 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Liên Việt ủy thác cho 114 hộ vay với tổng dư nợ trên 1,6 tỷ đồng. Các nguồn vốn Quỹ HTND đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay phát triển sản xuất có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.

Với vai trò là cầu nối hỗ trợ hội viên, nông dân quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, Hội Nông dân huyện đã phối hợp các ngành cấp huyện, UBND các xã hoàn thành xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thương hiệu nông sản và hướng dẫn các địa phương hoàn thành hồ sơ đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP các sản phẩm: Gạo Vĩnh Tuy (xã Vĩnh Ninh), sản phẩm xúc xích của hợp tác xã (HTX) Hà Thắng (xã Vạn Ninh), khoai deo của HTX sản xuất khoai deo Hải Ninh, tinh dầu sả Xuân Ninh và tinh dầu mè của HTX Bắc Tiến (xã Hiền Ninh).

Đặc biệt, xác định rõ vai trò chủ thể của cán bộ, hội viên trong xây dựng NTM, Hội Nông dân huyện Quảng Ninh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa xây dựng NTM trở thành một trong những phong trào thi đua trọng tâm của công tác hội.

Các cấp hội đã phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể vận động cán bộ, hội viên tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, phát huy nội lực xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, xây dựng các vườn mẫu.

Quá trình triển khai thực hiện đã thu hút sự tham gia đồng thuận của các cấp hội. Nông dân tích cực hiến đất, đóng góp tu sửa các công trình giao thông, xây dựng các trục đường chính thôn, lắp đặt hệ thống camera các trục đường, bê tông hóa, thảm nhựa nâng cấp các tuyến đường… góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM trên địa bàn.

Đến nay, tổng số tiêu chí đã đạt của 14 xã trên địa bàn huyện là 250 tiêu chí, trung bình đạt 17,85 tiêu chí/xã. Các thôn Lệ Kỳ 3 (Vĩnh Ninh), Tân Định (Hải Ninh), thôn Tây, Hà Thiệp (Võ Ninh), Phú Cát (Lương Ninh), Phúc Mỹ (xã Xuân Ninh) đã đạt bộ tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu; thôn Long Sơn, Liên Xuân (xã Trường Sơn) đạt bộ tiêu chí NTM đối với thôn, bản khó khăn.

Những kết quả đạt được đã ngày càng khẳng định và nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức hội, xứng đáng là trung tâm, nòng cốt cho các phong trào nông dân, nhất là trong phát triển kinh tế, xây dựng NTM.

“Thời gian tới, Hội Nông dân huyện Quảng Ninh tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các chi hội cơ sở; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả phong trào nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng; xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua của nông dân; nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân phát triển SXKD; tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM theo đúng lộ trình”, ông Lê Ngọc Huân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quảng Ninh cho biết thêm. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202112/quang-ninh-day-manh-phong-trao-nong-dan-san-xuat-kinh-doanh-gioi-2196744/

6. Bố Trạch: Giảm chi phí đầu vào trong sản xuất vụ đông-xuân 2021-2022

(Baoquangbinh.vn 30/12, Hương Trà)

Vượt lên những khó khăn do đại dịch Covid-19, bà con nông dân huyện Bố Trạch sẵn sàng bước vào sản xuất vụ đông-xuân 2021-2022. Huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm bớt chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả trên cùng đơn vị diện tích.

 

Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch Nguyễn Văn Thủy cho biết: Năm 2021, mặc dù gặp ảnh hưởng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thêm vào đó là mưa lũ đến sớm hơn so với những năm trước, nhưng nhờ kịp thời thực hiện các giải pháp đồng bộ nên năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng 2 vụ, nhất là các giống cây chủ lực trên địa bàn huyện vẫn tăng cao so với cùng kỳ.

 

Bên cạnh đó, công tác chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả được huyện đẩy mạnh. Toàn huyện Bố Trạch đã chuyển đổi được 46,5ha diện tích đất lúa và 30ha diện tích vùng gò đồi, cao su kém hiệu quả sang trồng một số loại cây ăn quả, hoa màu, mang lại thu nhập cao hơn từ 2-5 lần so với trước. Được mùa, cũng được giá bán nên bà con nông dân huyện Bố Trạch rất phấn khởi, tích cực bước vào sản xuất vụ mới.

 

Theo kế hoạch, vụ đông-xuân 2021-2022, Bố Trạch gieo giống trên 13.000ha cây trồng các loại; trong đó, lúa 5.150ha, ngô 750ha, lạc 750ha...

 

Ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Bố Trạch cho hay, phương án của huyện được xác định khi bước vào vụ sản xuất đông-xuân 2021-2022 là đẩy mạnh cơ cấu cây trồng hiệu quả với việc phát triển các loại cây có đầu ra ổn định, như: Lạc, ngô, ngô sinh khối, sắn... Huyện cũng tích cực tìm kiếm, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để sản xuất theo chuỗi giá trị; chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy các lợi thế từng vùng, miền.

Trước diễn biến của thiên tai ngày càng khắc nghiệt, Bố Trạch đang điều chỉnh cơ cấu giống cây trồng kết hợp bố trí thời vụ hợp lý để giảm những bất lợi của thời tiết và theo kịp xu hướng thị trường; cơ cấu lượng giống chất lượng cao chiếm 70% diện tích, có thời gian sinh trưởng ngắn và trung ngày.

 

Đồng thời, huyện cũng tận dụng lợi thế vùng gò đồi để xây dựng các mô hình kinh tế vườn đồi hiệu quả, như: Trồng cây dược liệu, các loại cây ăn quả chất lượng cao...; ưu tiên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học vào sản xuất theo tiểu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và xây dựng sản phẩm OCOP của địa phương để mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa...

 

“Đặc biệt, trước mắt, Bố Trạch tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, chú trọng tập trung vào vụ đông-xuân 2021-2022, như: Triển khai thực hiện biện pháp “3 giảm, 3 tăng”, gồm: giảm lượng giống gieo, giảm phân bón, giảm thuốc trừ sâu và tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả. Trong đó, huyện tuyên truyền vận động nông dân giảm lượng giống gieo xuống còn 100-120kg/ha (tương đương 5-6kg/sào). Bà con nên tăng cường sử dụng phân chuồng để giảm lượng phân bón hóa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết, hạn chế trong 35-40 ngày đầu gieo giống. Tại các vùng đất bị chua phèn, nhiễm mặn..., bà con cần chú trọng bón vôi”, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bố Trạch Nguyễn Cẩm Long trao đổi thêm.

 

Để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, huyện Bố Trạch cũng đẩy mạnh sử dụng giống xác nhận, giống kháng bệnh; loại bỏ các giống thường xuyên bị sâu bệnh, như: HT1, P6, VN20...; lưu ý đối với một số địa phương như: Hưng Trạch, Mỹ Trạch, Liên Trạch, Cự Nẫm...

 

Theo Chủ tịch UBND xã Hưng Trạch Lê Ngọc Sơn, vụ đông-xuân 2021-2022, xã Hưng Trạch sẽ gieo cấy 267ha lúa, 40ha ngô, 20ha lạc, 45ha sắn và 35ha hoa màu, đậu đỗ các loại. Riêng lúa, xã đã thay thế các giống thoái hóa, chuyển sang gieo các loại giống, như: LTH 31, Phong Nha 99, VNR20… Hiện, bà con đã hoàn thành khâu làm đất, cải tạo hệ vi sinh vật trong đất...; tiến hành trồng màu và xuống giống ngô rồi mới gieo giống lúa.

 

“Dù mưa rét nhưng bà con trên địa bàn xã đã hoàn thành gieo trà đầu với 220ha lúa giống IR353-66 và chuẩn bị để gieo trà muộn 75ha giống lúa PC6. Trước đó, xã đã triển khai diệt chuột, cày bừa phơi đất, bảo đảm diệt được cỏ dại và mầm mống sâu bệnh tồn dư từ vụ mùa chuyển sang. Xã Bắc Trạch chỉ độc canh cây lúa nên việc chuẩn bị và hoàn thành gieo lúa thường đạt tiến độ sớm nhất so với các địa phương trên địa bàn huyện”, Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch Nguyễn Văn Vui chia sẻ.

 

Sự nỗ lực, quyết tâm giành thắng lợi của bà con nông dân huyện Bố Trạch ngay từ đầu vụ sản xuất đông-xuân 2021-2022 là cơ sở để huyện phấn đấu bảo đảm an toàn tổng sản lượng lương thực năm 2022 với gần 47.000 tấn; trong đó sản lượng lúa 39.407 tấn, ngô trên 5.120 tấn, lạc gần 2.100 tấn... Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202112/bo-trach-giam-chi-phi-dau-vao-trong-san-xuat-vu-dong-xuan-2021-2022-2196741/

7. Lệ Thủy: Có 87 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương

(Baoquangbinh.vn 30/12, X.V)

Ngày 29-12, Hội Nông dân huyện Lệ Thủy đã tổ chức hội nghị tổng kết phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2017-2021; tổng kết công tác hội và phong trào nông dân năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Trong 4 năm qua, các cấp hội và hội viên nông dân huyện Lệ Thủy đã thực hiện có hiệu quả phong trào “Nông dân SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Qua trong trào, nhiều hội viên đã phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, khắc phục khó khăn để vươn lên trong sản xuất. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, mô hình nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cho hiệu quả kinh tế cao.

 

Trung bình mỗi năm, huyện Lệ Thủy có thêm 500 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKDG các cấp. Riêng năm 2021, có trên 22.000 hội viên đăng ký danh hiệu nông dân SXKDG các cấp. Kết quả, có trên 19.400 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKDG, tăng 15,6% so với năm 2017. Trong đó có 87 hộ nông dân SXKDG cấp Trung ương, 976 hộ cấp tỉnh, cấp huyện có trên 3.400 hộ và cấp cơ sở có gần 15.000 hộ.

 

Giai đoạn 2022-2026, Hội Nông dân huyện Lệ Thủy sẽ tiếp tục gắn phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đến năm 2026, huyện Lệ Thủy sẽ phấn đấu có 65% số hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, có từ 150 đến 200 hộ được giúp đỡ, hỗ trợ để thoát nghèo.

 

Tại  hội nghị, nhiều tổ chức, cá nhân đạt thành tích cao trong phong trào “Nông dân SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã được nhận bằng khen, giấy khen của Hội nông dân các cấp. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202112/le-thuy-co-87-ho-nong-dan-san-xuat-kinh-doanh-gioi-cap-trung-uong-2196743/

IV. Xã hội    

1. Nhiều giải pháp thu hút du khách đến với “Vương quốc hang động”

(Baochinhphu.vn 30/12, Lưu Hương; TTXVN/Baotintuc.vn 29/12; Nhandan.vn 29/12; Giaoducthoidai.vn 29/12; Laodong.vn 29/12; Baotainguyenmoitruong.vn 29/12; Baovanhoa.vn 29/12; Baotainguyenmoitruong.vn 29/12; Nguoilambao.vn 29/12; Baoxaydung.com.vn 30/12)

Năm 2022, Quảng Bình hướng đến mục tiêu đón 2 triệu lượt khách, là điểm đến, sự lựa chọn hàng đầu của khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.

Theo Sở Du lịch Quảng Bình, năm 2021 là thời gian hết sức khó khăn đối với ngành du lịch cả nước nói chung, địa phương nói riêng. Vì dịch COVID-19, nhiều tour, tuyến du lịch phải hủy bỏ, nhiều điểm du lịch nổi tiếng tại Quảng Bình đóng cửa, kéo theo đó là lượng du khách đến với “Vương quốc hang động” cũng giảm sâu. Địa phương chỉ đón được khoảng 569.826 lượt khách, giảm 70% so cùng kỳ năm 2020 và đạt 11% so với kế hoạch.

Mặc dù lượng du khách giảm, nhưng du lịch Quảng Bình vẫn giữ vững thương hiệu là điểm đến an toàn, hấp dẫn và tiếp tục được truyền thông quốc tế đánh giá cao: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được TripAdvisor đánh giá là 1 trong 15 vườn quốc gia được yêu thích hàng đầu thế giới; Tạp chí Lonely Planet bình chọn là 1 trong 2 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam; trang đặt phòng booking.com bình chọn là điểm đến hiếu khách nhất Việt Nam.

Hang Sơn Đoòng được CNN chọn là 1 trong 10 điểm đến tuyệt vời nên khám phá ở Việt Nam; Tạp chí du lịch AFAR (Mỹ) vinh danh là 1 trong những điểm đến của năm 2022. Các hình ảnh của hang Sơn Đoòng đã được đưa vào trò chơi phổ biến trên điện thoại và máy tính là Minecraft (đào vàng) với khoảng 400 triệu người đã tải xuống... Đây là điểm tựa và là động lực để du lịch Quảng Bình phục hồi trong năm 2022.

Tại hội nghị triển khai kết nối du lịch năm 2022 nhằm thu hút du khách đến với "Vương quốc hang động" tổ chức vào chiều 29/12, tỉnh Quảng Bình cho biết, để phục hồi du lịch trong năm 2022, tỉnh sẽ xây dựng lộ trình, các giải pháp từng bước thúc đẩy phát triển ngành du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Mục tiêu năm 2022 tỉnh sẽ đón khoảng 2 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa 1,9 triệu lượt, khách quốc tế 10.000 lượt khách; tổng doanh thu từ du lịch đạt 2.250 tỷ đồng.

Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, để đạt được mục tiêu này, tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá du lịch Quảng Bình đến các thị trường trong nước và quốc tế với các hình thức đa dạng, nội dung phong phú và chuyên biệt theo từng phân khúc thị trường với chủ đề “Quảng Bình - điểm đến thiên nhiên, an toàn và khác biệt”; tiếp tục phối hợp các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền về du lịch Quảng Bình trên các nền tảng số, phát triển các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn.

Các doanh nghiệp du lịch cũng sẽ thực hiện giảm sâu giá các dịch vụ tham quan danh lam, thắng cảnh năm 2022, gồm: Giảm giá chương trình “Chinh phục Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới” chỉ với mức 2.500 USD/khách, giảm giá các sản phẩm du lịch tại Trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng và các sản phẩm du lịch mạo hiểm.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình sẽ xúc tiến mở các đường bay nội địa từ các trung tâm du lịch lớn trong cả nước, tích hợp để trung chuyển khách quốc tế đến Quảng Bình để triển khai việc đón khách quốc tế theo lộ trình mới.

“Chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa và xây dựng chặt chẽ các phương án để kích cầu du lịch, thu hút du khách đến với Quảng Bình và hứa hẹn sẽ mang đến cho khách du lịch những “trải nghiệm thiên nhiên, tận hưởng cuộc sống” tại “Vương quốc hang động”, hướng đến mục tiêu Quảng Bình là điểm đến của thiên nhiên, sự lựa chọn hàng đầu của khách du lịch trong nước cũng như quốc tế”, Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho biết. Về đầu trang

http://baochinhphu.vn/du-lich/nhieu-giai-phap-thu-hut-du-khach-den-voi-vuong-quoc-hang-dong/457528.vgp

2. Quảng Bình vẫn tổ chức đón khách và hoạt động đón năm mới 2022

(Vov.vn 29/12, Thanh Hiếu; Vietnamtourism.gov.vn 30/12; Congly.vn 30/12; Quân đội nhân dân 30/12, tr8)

Tỉnh Quảng Bình sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình "Chào đón năm mới 2022" với chuỗi sự kiện phong phú và độc đáo, quảng bá các sản phẩm du lịch Quảng Bình trong trạng thái bình thường mới.

Chương trình "Chào đón năm mới 2022" nhằm quảng bá Quảng Bình luôn là điểm đến an toàn, khác biệt của những du khách thích trải nghiệm, khám phá.

Theo đó, chương trình "Đếm ngược chào đón năm mới Phong Nha 2022" được tổ chức từ 22h ngày 31/12/2021 đến 0h30 ngày 1/1/2022. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật được đầu tư kỹ lưỡng, nội dung độc đáo gắn với quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Bình - "Điểm đến thiên nhiên, an toàn và khác biệt". Cùng với đó là màn đếm ngược chào đón năm mới 2022.

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Chào đón năm mới 2022", sáng ngày 1/1/2022 tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức đón các vị khách đầu tiên đến du lịch tại địa phương năm 2022 tại Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng. Chương trình biểu diễn nghệ thuật Chào đón năm mới 2022 của Tuổi trẻ Quảng Bình vào tối 31/12 sẽ hạn chế số người tham dự, tuy nhiên được phát trực tiếp trên các nền tảng số của du lịch Quảng Bình để phục vụ khán giả.

Ông Nguyễn Ngọc Quý - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết các địa phương đã lên kế hoạch rất kỹ lưỡng để đón khách và có các hoạt động chào đón. Chương trình được làm theo thông lệ nhằm duy trì quảng bá những giá trị văn hóa, nghệ thuật độc đáo để giới thiệu điểm đến và các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử Quảng Bình; qua đó khẳng định rằng Quảng Bình đã sẵn sàng đón khách. Về đầu trang

https://vov.vn/du-lich/san-tour/quang-binh-van-to-chuc-don-khach-va-hoat-dong-don-nam-moi-2022-post914970.vov

3. Rà soát để khắc phục tình trạng thiếu thiết bị học online

(Giaoducthoidai.vn 30/12, Tiến Việt; Giáo dục và Thời đại 30/12, tr8)

Đoàn công tác của Sở GD&ĐT Quảng Bình vừa có buổi làm việc với UBND huyện Bố Trạch về tình hình phát triển giáo dục trên địa bàn huyện, đồng thời tăng cường phối hợp trong công tác quản lý đối với lĩnh vực GD.

Trọng tâm của hội nghị là tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các đơn vị như: Việc dạy học trực tuyến, thực trạng thiếu giáo viên, một số đơn vị chưa đáp ứng cơ sở vật chất trường học, thiếu thiết bị dạy học...

Tại buổi làm việc, ông Đặng Ngọc Tuấn - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đề nghị địa phương cũng như ngành Giáo dục, các trường học cần kịp thời rà soát  học sinh thuộc diện khó khăn, chưa được hỗ trợ thiết bị học trực tuyến để kịp thời có phương án hỗ trợ.

Theo ông Tuấn, việc hỗ trợ thiết bị học tập không chỉ phục vụ việc học trực tuyến trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, mà còn hỗ trợ cho công tác chuyển đổi số trong giáo dục.

Làm việc với huyện Bố Trạch, lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Bình cũng đề cập đến vấn đề còn hạn chế ở địa phương này nói riêng và toàn tỉnh Quảng Bình nói chung.

Theo đó, tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong lộ trình còn chậm do tiêu chí cơ sở vật chất chưa đáp ứng. Tỷ lệ huy động trẻ mầm non trong độ tuổi đến trường chưa bảo đảm vì thiếu biên chế giáo viên.

Đội ngũ giáo viên tiểu học thiếu trầm trọng do trong năm học 2021 - 2022, số lớp tăng buộc các trường phải dồn lớp, dẫn đến sĩ số học sinh/lớp vượt quá quy định, khiến giáo viên các trường phải dạy quá số tiết trong tuần. Đặc biệt, giáo viên Tin học cấp tiểu học chưa được tuyển dụng nên gây khó khăn trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cùng với đó, việc bố trí giáo viên bảo đảm đồng bộ về số lượng và cơ cấu bộ môn gặp khó khăn do cấp THCS đa số giáo viên được đào tạo đơn môn; Môn Khoa học tự nhiên lớp 6 giáo viên chưa được bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng giáo viên đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 gặp nhiều khó khăn do nhiều đơn vị không có nguồn kinh phí, nhất là bồi dưỡng giáo viên các môn như Vật lý, Hóa học, Sinh học để dạy môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử, Địa lý chuyển sang dạy môn Khoa học xã hội.

Bên cạnh đó, nhiều xã vùng khó khăn không còn chế độ, vì vậy công tác phổ cập giáo dục THCS để đáp ứng theo yêu cầu còn gặp nhiều khó khăn, việc duy trì chất lượng phổ cập thiếu bền vững vì tỷ lệ tốt nghiệp THCS, học nghề hoặc vào trung học phổ thông chưa bảo đảm.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, lãnh đạo Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị trường học cũng như địa phương cần nỗ lực hơn nữa, tận dụng mọi nguồn lực để khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ đã đề ra. Về đầu trang

https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/quang-binh-ra-soat-de-khac-phuc-tinh-trang-thieu-thiet-bi-hoc-online-l8m6KS0ng.html

4. Bảo vệ “lá phổi xanh” ven biển

(Baotainguyenmoitruong.vn 30/12, Hồng Thiệu; Tài nguyên và Môi trường 30/12, tr5)

Rừng ven biển có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; có chức năng phòng hộ chống cát bay, cát chảy, giảm nhẹ thiên tai, hạn chế biến đổi khí hậu, bảo vệ khu dân cư, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh khu vực ven biển. Xác định rõ được tầm quan trọng của rừng phòng hộ ven biển những năm qua tỉnh Quảng Bình đã đây mạnh công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển.

Vùng ven biển tỉnh Quảng Bình có diện tích 24.365ha rừng và đất lâm nghiệp; trong đó đất có rừng là 19.191,87ha (236,48ha rừng tự nhiên, 9.240,95ha rừng trồng, 9.714,44ha rừng trồng chưa đảm bảo tiêu chuẩn thành rừng), đất chưa có rừng 5.173,13ha, thuộc địa giới hành chính 29 xã của huyện Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn, huyện Bố Trạch, thành phố Đồng Hới, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy, trong đó, có 19 xã giáp biển và 10 xã có địa hình chủ yếu là đất cát tiếp giáp các xã ven biển.

Rừng ven biển tại Quảng Bình chủ yếu là rừng trồng với mục đích phòng hộ gồm các loài cây như phi lao, keo lá tràm, keo lưỡi liềm trồng trên cát, thông, bạch đàn, keo lai trồng tại khu vực Đèo Ngang và Đèo Lý Hòa và một số loài cây khác.

Khu vực phía Bắc của tỉnh, thuộc huyện Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn và huyện Bố Trạch có dải rừng ven biển hẹp, chủ yếu là phi lao trên 15 tuổi, gần bờ biển, phát triển tương đối tốt, tạo cảnh quan môi trường và phòng hộ, ngăn chặn biển xâm thực, che chắn gió bão cho các khu dân cư.

Khu vực ven biển phía Nam, thuộc TP. Đồng Hới, huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy có địa hình tương đối rộng, nhiều cồn cát cao, xen lẫn vùng trũng thấp ngập nước vào mùa mưa, rừng trồng chủ yếu là keo các loại, phi lao thấp, thưa, nhiều chỗ chưa đảm bảo tiêu chuẩn thành rừng; nhiều khu rừng tiếp giáp với đường giao thông, xen lẫn với khu dân cư, nghĩa địa nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.

Để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven biển, mở rộng các khu đô thị, khu dân cư, triển khai thực hiện các dự án đầu tư…, Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã chuyển phần lớn diện tích rừng phòng hộ sang rừng sản xuất và chuyển ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp, chỉ giữ lại một số diện tích rừng phòng hộ tại những vị trí quan trọng để phòng hộ môi trường.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của cả nước, kinh tế - xã hội vùng ven biển Quảng Bình phát triển mạnh. Các dự án xây dựng khách sạn, nghỉ dưỡng, tổ hợp du lịch vui chơi giải trí, khu dân cư, khu đô thị, trung tâm điện gió… được cấp phép đầu tư và xây dựng, phần nào có ảnh hướng tới công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

Công tác bảo vệ và phát triển rừng ven biển được Quảng Bình thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”;  Nghị quyết số 24-NQ/TƯ ngày 3/6/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020”. Đồng thời, triển khai thực hiện công tác theo dõi diễn biến rừng, căn cứ vào kết quả Kiểm kê rừng tại Quyết định số 3723/QĐ-UBND tỉnh ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh và Quyết định số 4534/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Ngoài ra, để đối phó với nguy cơ cháy rừng xảy ra, ngay từ đầu mùa khô, tỉnh đã giao Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm hướng dẫn các địa phương và các đơn vị chủ rừng tu bổ các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng; kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững cấp huyện và cấp cơ sở; triển khai nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Để đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, duy trì cảnh quan, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao khả năng phòng hộ ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực ven biển, thời gian tới, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng ven biển như:  Hoàn thiện Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2030”. Rà soát lại diện tích đất, rừng ven biển, đặc biệt là đất, rừng phòng hộ để xác định quỹ đất dành cho bảo vệ và phát triển rừng ven biển. Tính toán cụ thể diện tích, loại rừng, vị trí khu rừng cần phải giữ lại và khu vực cần phải phát triển rừng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xanh, bền vững để ổn định diện tích rừng. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về bảo vệ và phát triển rừng ven biển. Về đầu trang

https://baotainguyenmoitruong.vn/quang-binh-bao-ve-la-phoi-xanh-ven-bien-335450.html 

V. Pháp luật - An ninh quốc phòng  

1. "Bỗng dưng" mất đất!

(Baoquangbinh.vn 30/12)

Vợ chồng ông Lê Bá Tuấn (đã mất), Từ Thị Choài (SN 1964) sinh sống tại thôn Phước Vinh, xã Hoa Thủy (Lệ Thủy) trên mảnh đất tự tay mình khai hoang năm 1985, được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) một phần diện tích. Phần còn lại ông bà (và các con sau này) canh tác ổn định, không có tranh chấp, thực hiện nghĩa vụ thuế hàng năm đầy đủ. Tháng 4-2021, bà Choài và các con phát hiện ra phần diện tích đang canh tác ổn định này đã bị cấp cho người khác… từ năm 1996!

Theo hồ sơ vụ việc chúng tôi nắm được, ông Tuấn, bà Choài trước đây là công nhân thuộc Đoạn quản lý đường bộ I. Hai ông bà sinh 3 người con, gồm: Lê Bá Thái (SN 1988), Lê Bá Bình (SN 1990) và một trai song sinh với anh Thái mất lúc vừa lọt lòng.

 

Khi khai hoang đất tại thôn Phước Vinh, vì đất hoang hóa nhiều, vợ chồng ông Tuấn, bà Choài khoanh lấy một vùng làm nhà, trồng cây từ đó đến nay. Ngày 25-10-1996, UBND huyện Lệ Thủy cấp GCNQSDĐ số H840613 cho ông bà tại thửa đất số 36, tờ bản đồ 17, diện tích 2.500m2 (200m2 đất ở, 2.300m2 đất vườn tạp) là phần lớn diện tích đất khai hoang trước đây. Phần diện tích đất còn lại chưa được cấp GCNQSDĐ, gia đình vẫn canh tác bình thường, không tranh chấp với ai, thực hiện nghĩa vụ thuế hàng năm đầy đủ. Trên phần diện tích này, năm 1988, vợ chồng ông Tuấn chôn cất người con trai song sinh với con đầu Lê Bá Thái, hiện tại vẫn còn phần mộ.

Năm 2000, ông Lê Bá Tuấn xây hàng rào bao quanh khu vực đất đai mình ở (bao gồm phần đã có GCNQSDĐ và phần chưa được cấp GCNQSDĐ). Xét theo thực tế, gia đình ông Tuấn sở hữu hợp lý phần đất khai hoang chưa được cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên, ngay từ năm 1996, ông Tuấn nhiều lần làm thủ tục xin cấp GCNQSDĐ bổ sung nhưng UBND xã Hoa Thủy từ chối xét duyệt hồ sơ mà không nói rõ lý do. Cho đến năm 2018, ông Lê Bá Tuấn mất, vẫn không hay phần đất mình đang sử dụng đã bị UBND xã Hoa Thủy xét cấp cho người khác từ năm 1996.

 

Sau khi chồng mất, bà Từ Thị Choài vì quá đau buồn phát sinh bệnh nặng, mọi việc trong gia đình đều nhờ vào vợ chồng anh Lê Bá Thái. Tháng 4-2021, khi cơn sốt đất lan đến xã Hoa Thủy, có người quen cho gia đình bà Choài biết là phần đất mình đang quản lý, chưa cấp GCNQSDĐ đang được rao bán dưới quyền một chủ sở hữu khác. Tìm hiểu kỹ, người đứng tên chủ sở hữu là bà Nguyễn Thị Cái (SN 1979) trú tại thôn Mỹ Đức, xã Sơn Thủy, con gái của ông Nguyễn Tiến Lễ (SN 1957) nguyên Chủ tịch UBND xã Hoa Thủy.

Đi sâu vào nội dung vụ việc, chúng tôi được biết, phần đất gia đình bà Choài quản lý chưa cấp GCNQSDĐ hiện tại thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Cái theo GCNQSDĐ số H840614, được UBND huyện Lệ Thủy cấp ngày 25-10-1996, diện tích 750m2 (200m2 đất ở, 550m2 vườn tạp). Bà Cái được cấp GCNQSDĐ trùng với thời gian UBND huyện Lệ Thủy cấp GCNQSDĐ cho vợ chồng ông Tuấn, bà Choài.

 

Thời điểm cấp GCNQSDĐ bà Cái chỉ mới 17 tuổi, chưa đủ tuổi công dân. Lúc này, ông Nguyễn Tiến Lễ, đang là Chủ tịch UBND xã (giai đoạn 1994-2004), Chủ tịch Hội đồng cấp đất xã Hoa Thủy. Ông Lễ đã ký hồ sơ xét duyệt cấp đất cho chính con gái mình.

 

Năm 2000, ông Lê Bá Tuấn xây hàng rào bao quanh khu vực đất đai mình ở và canh tác, sau đó anh Lê Bá Thái tiếp tục hoàn thiện. Quá trình xây dựng này mất thời gian khá dài nhưng ông Nguyễn Tiến Lễ và con gái Nguyễn Thị Cái không có bất kỳ động thái gì mặc dù ở cùng địa phương.

 

Ông Từ Công Đức, người từng cùng ông Lê Bá Tuấn đi xin thủ tục cấp đất trước đây nhớ lại: “Năm 1985, tự tay tôi viết đơn cho anh Tuấn, chị Choài đưa đến nộp cho Chủ nhiệm HTX Ninh Phước Thượng là ông Võ Xuân Hạnh. Ngày hôm sau, anh Tài là Phó Chủ nhiệm HTX; anh Dương, Trưởng ban kiểm soát HTX trực tiếp lên đo đất giao cho vợ chồng anh Tuấn, chị Choài".

 

Ông Nguyễn Hùng Dương (SN 1976) một người dân khác ở gần gia đình nhà bà Choài bức xúc: “Khoảng năm 1985, lúc đó tôi hơn 10 tuổi, chăn bò ở vùng này đã thấy vợ chồng bà Choài khai hoang, phục hóa, trồng hoa màu và đã có một ngôi nhà cấp bốn. Đất thuộc sở hữu của ai, dân chúng tôi biết hết cả chứ”. “Không chỉ riêng tôi, nhiều người trong thôn, biết tường tận sự việc và sẵn sàng đứng ra làm chứng bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho gia đình bà Choài”, ông Nguyễn Hùng Dương khẳng định.

Về sự việc trên, ông Võ Xuân Hòa, Chủ tịch UBND xã Hoa Thủy thừa nhận từ năm 1996 đến trước tháng 4-2021 không nắm rõ sự việc bà Cái được cấp đất trên diện tích đất khai hoang của gia đình bà Choài. Còn ông Nguyễn Trường Hiến, công chức Địa chính-Nông nghiệp-Xây dựng và Môi trường xã Hoa Thủy hiện tại nêu quan điểm: "Trước đây, thủ tục cấp GCNQSDĐ khá giản đơn, vì thế dễ phát sinh sai sót. Sau này, Luật Đất đai ngay càng hoàn thiện mới khắc phục dần tình trạng này. Trường hợp tranh chấp đất đai giữa gia đình bà Choài và bà Cái, trong hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho bà Cái, UBND xã Hoa Thủy không thấy có quyết định thu hồi đất của cấp cao hơn, không có xác nhận hiện trạng đất thời điểm làm hồ sơ xin cấp đất, không có xác nhận của các hộ dân liền kề...".

 

"Sau khi UBND xã tiếp nhận đơn thư đã hai lần tổ chức hội nghị hòa giải giữa bà Cái và gia đình bà Choài nhưng không thành công. Hai bên đề nghị giải quyết theo đúng tinh thần pháp luật hiện hành. Trên cơ sở đó, UBND xã hướng dẫn cho gia đình bà Choài cũng như bà Cái hoàn thiện hồ sơ khởi kiện, đề nghị Tòa án phân xử", ông Võ Xuân Hòa cho biết thêm. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/toa-soan-ban-doc/202112/bong-dung-mat-dat-2196739/

2. Án chung thân cho gã sát nhân cầm kéo đâm chết mẹ vợ

(Dantri.com.vn 30/12, Tiến Thành)

Gã con rể nhẫn tâm ra tay sát hại mẹ vợ gây xôn xao dư luận tại Quảng Bình vừa bị tòa án nhân dân tỉnh này tuyên phạt mức án tù chung thân.

Ngày 30/12, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án giết người đối với bị cáo Lê Văn Triễn (SN 1988), trú tại thôn Vĩnh Tuy 3, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh. Bị cáo Triễn là kẻ từng gây chấn động dư luận tại Quảng Bình khi nhẫn tâm ra tay sát hại mẹ vợ ngay tại nhà riêng.

Theo đó, vào đêm 5/7, do có xảy ra mâu thuẫn về tiền bạc, Lê Văn Triễn đã tìm đến nhà mẹ vợ là bà Hà Thị Th. (SN 1967), trú tại thôn Lệ Kỳ 1, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh. Tại đây, Triễn đã dùng kéo đâm mẹ vợ nhiều nhát khiến nạn nhân tử vong. Sau khi gây án, Triễn bỏ trốn.

Đến sáng ngày 6/7, cháu họ của bà Hà Thị Th. và một số hàng xóm đến nhà bà Th. thì tá hỏa phát hiện người phụ nữ này đã tử vong sau vườn nhà nên nhanh chóng báo với cơ quan công an.

Qua khám nghiệm hiện trường, tử thi, cơ quan công an xác định bà Th. bị giết với một số vết thương trên người, đồng thời phát hiện nhiều dấu vết máu nhỏ giọt từ hiện trường ra ngoài đường khoảng 2 km, nhận định đối tượng gây án bị thương, chảy máu nhiều khi bỏ trốn.

Vào cuộc điều tra, cơ quan công an xác định kẻ gây án là Lê Văn Triễn (con rể của nạn nhân) nên đã ra quyết định truy nã, cũng như huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ truy tìm tung tích đối tượng. Sau gần một tuần chạy vào rừng sâu để lẩn trốn, đến 15h30 ngày 12/7, kẻ sát nhân Lê Văn Triễn đã ra đầu thú.

Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Triễn cũng đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình và cảm thấy hối lỗi, mong muốn được giảm nhẹ hình phạt để chấp hành và trở về làm lại cuộc đời.

Sau khi nghe cáo trạng của viện kiểm sát, ý kiến bị cáo, bị hại và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan, Hội đồng xét xử nhận thấy hành vi của bị cáo có tính chất đặc biệt nguy hiểm, cần cách ly ra khỏi xã hội nên đã tuyên phạt Lê Văn Triễn mức án tù chung thân. Về đầu trang

https://dantri.com.vn/phap-luat/an-chung-than-cho-ga-sat-nhan-cam-keo-dam-chet-me-vo-20211230133542122.htm

3. Ra quân xử lý xe quá tải trọng, quá khổ khi tham gia giao thông

(Moitruongvadothi.vn 29/12, Quang Sáng – Đinh Hương)

Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Bình đã tích cực tăng cường các hoạt động xử phạt các xe vi phạm kết hợp tuyên truyền về hoạt động kiểm soát tải trọng xe.

Để từng bước đẩy lùi thực trạng các xe ô tô tải vi phạm quá tải trọng, thùng xe cơi nới quá kích thước theo quy định, lấn làn khi tham gia giao thông, thực hiện Kế hoạch số 1146/KH-C08-P8 ngày 15/3/2021 của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) và Kế hoạch số 1471/KH-CAT-PC08 ngày 19/3/2021 của Công an tỉnh Quảng Bình về tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ, Phòng CSGT đã tích cực tăng cường các hoạt động xử phạt các xe vi phạm kết hợp tuyên truyền về hoạt động kiểm soát tải trọng xe.

Trước những chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Ban Giám đốc Công an tỉnh, thời gian qua, lực lượng Phòng CSGT Quảng Bình đã tiến hành tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý mạnh tay nhiều trường hợp vi phạm.

Từ ngày 15/12 đến nay, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình đã thực hiện 67 ca tuần tra kiểm soát chuyên đề chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ với 201 lượt cán bộ chiến sĩ, kiểm tra và xử lý 68 trường hợp xe ô tô vi phạm với tổng số tiền hơn 404 triệu đồng đồng, tước giấy phép lái xe 10 trường hợp, tước giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định 3 trường hợp.

Trong đó, đã xử lý 19 trường hợp vi phạm quá tải trọng (Quá tải từ 10% đến 30%: 13 trường hợp; trên 30% đến 50%: 2 trường hợp; trên 50% đến 100%: 4 trường hợp kèm theo 7 trường hợp phạt chủ xe giao xe chở quá tải);Lắp thùng xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất: 5 trường hợp và phạt chủ xe giao xe 4 trường hợp; Lỗi khác: 45 trường hợp...

Từ đầu năm đến nay, qua công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm, lực lượng CSGT đã phát hiện xử lý gần 10.000 trường hợp vi phạm với tổng số tiền phạt dự kiến hàng tỷ đồng. Các lỗi chủ yếu của các phương tiện như: vi phạm quy định về chở hàng quá tải trọng, chở hàng vật liệu không bạt che phủ, để rơi vãi, chạy quá tốc độ quy định...

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng CSGT trên toàn tỉnh vẫn gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc. Nhất là việc phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về chở hàng hóa quá tải trọng.

Để nâng cao ý thức chấp hành của người dân, lực lượng CSGT sẽ tiếp tục tổ chức cho các doanh nghiệp vận tải trên tuyến, địa bàn tỉnh ký cam kết không vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng xe. Đồng thời, xây dựng kế hoạch triển khai, quán triệt đến các cán bộ chiến sĩ trong đơn vị nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tuần tra kiểm soát.

Tăng cường đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát vào các khung giờ thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông, tập trung xử lý các trường hợp vi phạm chở quá tải trọng, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm trên các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh. Về đầu trang

https://www.moitruongvadothi.vn/quang-binh-ra-quan-xu-ly-xe-qua-tai-trong-qua-kho-khi-tham-gia-giao-thong-a95009.html

4. Vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

(Giaoducthoidai.vn 29/12, Đặng Tài; Thuonghieuvaphapluat.vn 29/12; Baophapluat.vn 29/12)

Chiều 29/12, Thượng tá Đinh Cao Quang, Trưởng Công an TP. Đồng Hới cho biết, đơn vị vừa vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.

Theo Thượng tá Quang, tiếp tục thực hiện kế hoạch tấn công tội phạm bảo vệ tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, kế hoạch đẩy mạnh công tác phòng ngừa đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, Công an TP Đồng Hới đã thực hiện quyết liệt công tác tuyên truyền đến tận người dân thông qua các hội nghị tuyên truyền, gửi thư ngỏ, lực lượng CSKV và CA xã đến tuyên truyền tận người dân.

Kết quả, trong 15 ngày đầu tấn công tội phạm (15/12/2021 đến ngày 29/12/2012), lực lượng Công an TP đã vận động nhân dân giao nộp 4 súng tự chế, 14 viên đạn chì, 2 kíp nổ, 20 hộp pháo hoa loại 36 ống, 1 ống pháo hoa nổ, 27 viên pháo bi, 17 vũ khí thô sơ các loại và 2 bộ kích điện.

Cũng nằm trong tháng cao điểm thực hiện kế hoạch tấn công tội phạm bảo vệ tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lực lượng Công an TP. Đồng Hới cũng đã phá nhiều tụ điểm đánh bạc, mua bán và tàng trữ chất ma túy.

Đặc biệt là vụ Công an TP. Đồng Hới chủ trì phối hợp với đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh Quảng Bình và Công an xã Bảo Ninh phá thành công chuyên án “012D”, triệu tập đấu tranh đối tượng Trương Tuấn An (SN 1991, trú tại thôn Sa Động, xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới) để đấu tranh, làm rõ hành vi đánh bạc và cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Về đầu trang

https://giaoducthoidai.vn/phap-luat/quang-binh-van-dong-nhan-dan-giao-nop-vu-khi-vat-lieu-no-cong-cu-ho-tro-va-phao-osVU0n0ng.html

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More