Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 13-7-2021

Post date: 13/07/2021

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 2

1.                Thủ tướng yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vaccine trong nước sớm nhất 2

2.                Chính phủ đồng ý cho các tỉnh, thành thí điểm cách ly F1 tại nhà. 2

3.                Bộ Y tế yêu cầu 62 tỉnh, TP cách ly 14 ngày tất cả người đến từ TP.HCM.. 3

4.                Cục CSGT yêu cầu không “ngăn sông cấm chợ” trong chống dịch COVID-19. 4

5.                TP.HCM có văn bản khẩn gửi 4 tỉnh giáp ranh, hạn chế công nhân đi lại 5

6.                Hà Nội tạm dừng hoạt động vui chơi, nhà hàng, tiệm cắt tóc từ 0h00 ngày 13/7. 5

7.                Thanh Hóa: Kỷ luật Trạm Trưởng Y tế xã do không tuân thủ quy định chống dịch. 6

TIN QUỐC HỘI 7

8.                Khai mạc phiên họp cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.. 7

9.                Đại biểu Quốc hội khoá XV có 144 tiến sĩ, 32 giáo sư và phó giáo sư. 8

TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY.. 9

10.             Đồng Nai: Ứng dụng Long Khánh Smart - kết nối người dân và chính quyền. 9

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 10

11.             Bloomberg: Chỉ trong 5 năm, lượng người dùng ví di động tại Việt Nam và các nước láng giềng sẽ tăng 311%.. 10

12.             Thủ tướng yêu cầu rà soát các quy định gây vướng mắc trong đầu tư, kinh doanh. 11

13.             Doanh nghiệp khu công nghiệp mong ngân hàng sớm thực hiện Thông tư số 03. 12

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN.. 13

14.             Quen mắt với tham nhũng vặt?. 13

QUẢN LÝ.. 15

15.             Hướng dẫn bầu người đứng đầu giữ chức danh Ủy viên UBND cấp tỉnh, huyện. 15

16.             ILO tin tưởng các gói hỗ trợ của Việt Nam đang đi đúng hướng. 15

17.             Gói hỗ trợ 26.000 tỉ: Mức cao nhất 3.710.000 đồng/người 16

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 17

18.             Bộ Tài chính áp dụng chữ ký số vào quản lý văn bản và điều hành. 17

19.             TPHCM: Tạo thuận tiện hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp. 18

20.             Tây Ninh đi đầu về cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 19

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 20

21.             Bình Dương đứng thứ tư trong top 10 thu ngân sách cả nước. 20

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 21

22.             Nguyên Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TPHCM bị cách chức. 21

23.             Kỷ luật 4 Phó Giám đốc, nguyên Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh. 22

24.             Nguyên Phó viện trưởng VKSND TP Bảo Lộc bị bắt để điều tra tội "Nhận hối lộ". 23

THẾ GIỚI 24

25.             Trung Quốc siết kiểm soát các công ty IPO ở nước ngoài 24

 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Thủ tướng yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vaccine trong nước sớm nhất

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sau chuyến thăm và làm việc trực tiếp mới đây tại một số cơ sở sản xuất vaccine, sinh phẩm y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

 Thủ tướng nêu rõ, hiện nay, dịch bệnh COVID-19 với biến chủng mới đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, có thể bùng phát bất kỳ lúc nào và ở đâu trên đất nước ta. Việc thực hiện mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch hiệu quả với tinh thần đặt nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân lên trên hết, trước hết, đồng thời bảo đảm điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh, là một lựa chọn khó khăn nhưng đúng đắn và cần thiết đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ chỉ đạo nhất quán.

 Trên tinh thần nghiên cứu phải nghiêm túc, kỹ lưỡng, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan cần đề cao trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động chuyển giao, nghiên cứu, sản xuất vaccine với phương châm 3 không: "Không nói không cơ chế, chính sách; không nói không có kinh phí; không nói không có vật tư, thiết bị, cơ sở vật chất".

 Cho đến nay, Việt Nam là một trong số các quốc gia trên thế giới đã và đang tự sản xuất, kiểm định, sử dụng vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận, trong đó nền tảng quan trọng nhất là đội ngũ các nhà khoa học có kiến thức sâu, truyền thống, đam mê và bề dày kinh nghiệm; đã nghiên cứu và sản xuất được 11/12 loại vaccine phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1985, trong đó có vaccine chấm dứt được bệnh bại liệt ở trẻ em năm 2000, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

 Trước yêu cầu phòng chống dịch COVID-19, cần tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi nhất, thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sử dụng vaccine sản xuất trong nước sớm nhất có thể, phấn đấu chậm nhất là trong tháng 6 năm 2022, nhưng phải tuân thủ nghiêm túc, chặt chẽ đúng quy trình, quy định của Việt Nam và WHO về việc đánh giá và công nhận.

 Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch chuyển giao, nghiên cứu, sản xuất công nhận vaccine, trong đó có vaccine phòng COVID-19 theo đúng quy trình, quy định bảo đảm kịp thời, an toàn và nghiên cứu đề xuất theo thủ tục rút gọn về mặt thời gian, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. (Vtv.vn 12/7) Về đầu trang

Chính phủ đồng ý cho các tỉnh, thành thí điểm cách ly F1 tại nhà

Ngày 12-7, Văn phòng Chính phủ có thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc thí điểm cách ly F1 tại nhà để phòng, chống dịch Covid-19.

 Theo đó, Phó thủ tướng đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Y tế về việc cho phép thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà theo đề nghị của các tỉnh, thành phố.

 Phó thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố thực hiện chủ trương này là phải đảm bảo an toàn; Căn cứ phản hồi của các tỉnh đang thực hiện, Bộ Y tế sẽ rà soát lại hướng dẫn cho sát với thực tiễn.

 Đến thời điểm này đã có một số địa phương đã triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà như TP HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh. Đây là những địa phương có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số lượng ca mắc lớn nên lượng F1 cũng tăng cao. Tuy nhiên, số lượng F1 được cách ly tại nhà hiện còn rất ít.

 Trước đó, trong cuộc họp của Ban chỉ đạo uốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM Nguyễn Hữu Hiệp cho biết thành phố đang triển khai kịch bản cách ly F1 tại nhà, khách sạn trong tình huống có 20.000 F0 và 200.000 F1.

 "TP HCM mong muốn Bộ Y tế tháo gỡ, điều chỉnh một số điều kiện để cách ly F1 tại nhà ở các khu chung cư, nhà xây mới bảo đảm điều kiện, có sự tham gia giám sát của 17.000 tổ Covid cộng đồng…; còn những ngõ, hẻm nhỏ, khu nhà trọ tập trung đông dân cư thì phải đưa các F1 đi cách ly tập trung để bảo đảm an toàn dịch bệnh"- ông Nguyễn Hữu Hiệp đề nghị.

 Về việc cách lý trên địa bàn TP HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chỉ đạo công tác cách ly phân ra các khu vực gồm:

 Khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa): Các trường hợp F1 thực hiện cách ly tại nhà, không thực hiện cách ly tập trung. Nhà cách ly F1 phải có biển báo bên ngoài, có hàng rào mềm ngăn cách, đảm bảo theo dõi, giám sát chặt chẽ, toàn bộ thành viên trong nhà/gia đình không được phép đi ra ngoài.

 Đối với trường hợp có đông F1 lưu trú tại một khu vực phong tỏa, áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung đối với khu vực đó. Trường hợp mật độ người cách ly quá đông thì xem xét đưa bớt ra khu cách ly tập trung.

 Với khu vực nguy cơ cao, áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại công văn số 5152/BYT-MT của Bộ Y tế. Trường hợp F1 ở tại các khu tập thể, khu chung cư, nếu có ca F0 tại gia đình thì đưa toàn bộ F1 đi cách ly tập trung.

 Với các khu vực khác (gồm các khu vực còn lại có nguy cơ thấp hơn), áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại công văn số 5152/BYT-MT của Bộ Y tế.

 Trong trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, đặc biệt người F1 lưu trú tại các gia đình đông người, tại các khu chung cư, tập thể thực hiện cách ly tập trung theo các quy định hiện hành. (Nld.com.vn 12/7, B.Trân)Về đầu trang

Bộ Y tế yêu cầu 62 tỉnh, TP cách ly 14 ngày tất cả người đến từ TP.HCM

Ngày 12-7, Bộ Y tế ban hành công văn điều chỉnh thời gian cách ly y tế tại nhà và xét nghiệm đối với người từ TP.HCM về địa phương.

 Theo đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh tăng thời gian cách ly y tế tại nhà đối với tất cả những người về từ TP.HCM (trừ các trường hợp từ các tỉnh, thành phố khác đi qua TP.HCM nhưng không dừng, đỗ) từ 7 ngày lên 14 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo. Thực hiện xét nghiệm 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 13 trong thời gian cách ly y tế tại nhà.

 Những người tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát đến làm việc tại TP.HCM theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không phải cách ly y tế nhưng phải tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ ngày trở về địa phương lưu trú.

 Trong thời gian tự theo dõi sức khoẻ cần hạn chế tiếp xúc, không tham gia các hoạt động tập trung đông người. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở hoặc có biểu hiện mất vị giác phải báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý kịp thời, đúng quy định. (Plo.vn 12/7, Hà Phượng)Về đầu trang

Cục CSGT yêu cầu không “ngăn sông cấm chợ” trong chống dịch COVID-19

Ngày 12-7, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an cho biết cơ quan này vừa có công văn chỉ đạo CSGT toàn quốc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

 Theo đó, Cục CSGT yêu cầu cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; quá trình tham gia phối hợp với các lực lượng chức năng khác trong phòng chống dịch, nhất là kiểm soát người, phương tiện đi/đến từ các vùng dịch phải linh hoạt, đảm bảo thông thương hàng hóa, cung ứng các mặt hang thiết yếu cho người dân và khu vực cách ly.

 Cục CSGT nhấn mạnh tránh cứng nhắc gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến đứt gãy các chuỗi cung ứng, sản xuất và bức xúc cho người dân, nhất là tại TP.HCM và các địa phương lân cận.

 Ngoài ra, CSGT các đơn vị, địa phương trong quá trình làm nhiệm vụ, tiếp tục phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với các loại tội phạm lợi dụng tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh để hoạt động phạm tội, nhất là đối với các hành vi cướp, trộm cắp, buôn bán, vận chuyển trái phép các mặt hàng thiết yếu trong phòng, chống dịch, bệnh; lừa đảo bằng hình thức gọi điện thoại thông báo người dân có biên lại “phạt nguội” để lấy thông tin cá nhân, mã OTP...

 Bên cạnh đó, Cục CSGT cũng yêu cầu Phòng CSGT Công an các địa phương chủ động báo cáo Ban Giám đốc Công an các tỉnh, TP để tham mưu, báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương có cơ chế, chính sách phòng, chống dịch phù hợp, nhất là trong quản lý hoạt động vận tải, kể cả vận chuyển hành khách, công nhân, hàng hóa, nguyên liệu sản xuất, lương thực, thực phẩm....

 “Cần có sự trao đổi với các địa phương liên quan để thống nhất thực hiện các giải pháp quản lý, điều hành phân luồng giao thông bảo đảm kiểm soát hiệu quả nguồn lây bệnh nhưng không “ngăn sông cấm chợ”, không để ách tắc trên các tuyến giao thông, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân” – Cục CSGT lưu ý. (Plo.vn 12/7, Tuyến Phan)Về đầu trang

TP.HCM có văn bản khẩn gửi 4 tỉnh giáp ranh, hạn chế công nhân đi lại

UBND TP.HCM vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tây Ninh về việc hạn chế đi lại.

 Theo đó, các tỉnh chỉ đạo các địa phương của tỉnh có trụ sở công ty, nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn thường xuyên đưa đón công nhân, chuyên gia qua lại TP.HCM phối hợp với UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện giáp ranh để chủ động làm việc các công ty, nhà máy, xí nghiệp để tổ chức lại phương thức sản xuất để hạn chế nhu cầu đi lại (tổ chức ăn nghỉ tại nơi sản xuất).

 Tổ chức đưa đón tập trung xe ô tô đưa rước công nhân, chuyên gia nhằm hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân lưu thông giữa các địa phương. Tùy theo điều kiện làm việc cụ thể, xem xét điều chỉnh quy mô, quy trình sản xuất tại các phân xưởng nhằm đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch. 

UBND TP.HCM cũng đề nghị các địa phương này chỉ đạo lực lượng chức năng ứng trực tại các chốt, trạm phòng chống dịch COVID-19 do các tỉnh kiểm soát có giải pháp linh hoạt trong quá trình hoạt động để hạn chế ùn tắc giao thông; tổ chức phân luồng tạo làn riêng “luồng xanh” và ưu tiên kiểm tra nhanh đối với các phương tiện đã được Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cấp giấy nhận diện.

 UBND TP.HCM cũng giao UBND TP Thủ Đức, quận 12, quận Bình Tân và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao chủ động phối hợp với chính quyền địa phương các tỉnh giáp ranh để tổ chức lại phương thức sản xuất nhằm hạn chế nhu cầu đi lại.

 Cùng với đó, tổng hợp, cung cấp danh sách xe vận chuyển công nhân, chuyên gia thường xuyên lưu thông từ TP.HCM đi và đến địa bàn các tỉnh cho Sở Giao thông Vận tải TP.HCM để thực hiện cấp giấy nhận diện phương tiện.

 Trước đó, hôm 8-7, UBND TP.HCM ra văn bản hướng dẫn về áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

 Trong đó, đáng chú ý, nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; các trường hợp cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn, tang lễ; làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao. (Plo.vn 12/7, Tá Lâm)Về đầu trang

Hà Nội tạm dừng hoạt động vui chơi, nhà hàng, tiệm cắt tóc từ 0h00 ngày 13/7

Trước những diễn biến mới của dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng như các địa phương khác, Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công điện về việc quyết tâm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

 Trong Công điện nêu rõ, từ 00h00 ngày 13/7/2021: Dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), các cửa hàng cắt tóc, gội đầu. Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.

 Đối với việc kiểm soát toàn bộ người dân từ các tỉnh, thành phố trở về Thành phố, UBND TP Hà Nội yêu cầu: Yêu cầu người dân từ TPHCM, hoặc các vùng dịch khác hoặc có tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp nêu trên phải khai báo đầy đủ trung thực qua website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone, phải có giấy xét nghiệm âm tính vi rút SARS-CoV-2 tối đa 03 ngày trước khi trở lại Thành phố; các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng đi vào các địa bàn có dịch nêu trên vẫn phải thực hiện xét nghiệm trước khi trở lại Thành phố. 

Giao Công an Thành phố chủ trì phối hợp các lực lượng chức năng triển khai các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ lớn, đường ngang, ngõ tắt, đường nhánh, bến thủy nội địa, các bến tàu, bến xe liên tỉnh vào Thành phố và tại Cụm cảng hàng không miền Bắc: Kiểm soát toàn bộ người, phương tiện ra, vào Thành phố tại các chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn Thành phố; kiểm tra, đối chiếu kết quả xét nghiệm, chủ động sàng lọc chủ động với toàn bộ người từ các tỉnh, thành phố khác trở về Thành phố, đảm bảo hạn chế tối đa mầm bệnh xâm nhập.

 Từ 00h00 ngày 13/7/2021, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bắt buộc đối với tất cả những người đến từ TPHCM và các vùng dịch (danh sách các vùng dịch được công bố, cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế): Lập tức khai báo với chính quyền địa phương; UBND các xã, phường, thị trấn ra quyết định và giám sát việc cách ly tại nhà 14 ngày theo đúng hướng dẫn tại Quyết định 879/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế; nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở hoặc có biểu hiện mất vị giác… phải thông báo ngay cho chính quyền cơ sở, cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn quản lý sức khỏe kịp thời. (Vtv.vn 12/7)Về đầu trang

Thanh Hóa: Kỷ luật Trạm Trưởng Y tế xã do không tuân thủ quy định chống dịch

Trung tâm Y tế thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) vừa ban hành quyết định kỷ luật đối với Trưởng trạm y tế xã Nghi Sơn Nguyễn Văn Thắng.

 Trưởng trạm y tế xã Nghi Sơn nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo, do không tuân thủ đúng quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 gây hậu quả nghiêm trọng (theo Khoản 2, Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 "Quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức").

 Trước đó, vào ngày 1/7, bệnh nhân 26025 từ Thành phố Hồ Chí Minh về Thanh Hóa trên chuyến bay số hiệu VN1274 từ Sân bay Tân Sơn Nhất về Sân bay Thọ Xuân. Sau đó, bệnh nhân này đi xe taxi về nhà, thực hiện khai báo y tế tại trạm y tế xã và thực hiện cách ly tại nhà.

 Tuy nhiên, việc quản lý người ở vùng nguy cơ cao trở về địa phương chưa sâu sát, bệnh nhân khai báo thiếu trung thực, không tuân thủ quy định cách ly, vẫn ra ngoài, tiếp xúc gần với nhiều người khi đang trong thời gian thực hiện cách ly tại nhà. Lực lượng chức năng đã truy vết được 14 F1 và 94 F2 liên quan đến bệnh nhân 26025, trong đó có 1 F1 trở thành F0 (là con trai bệnh nhân); phong tỏa tạm thời toàn xã Nghi Sơn để phòng, chống dịch COVID-19.

 Liên quan đến bệnh nhân 26025, ngày 10/7/2021, cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Nghi Sơn đã khởi tố vụ án "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người".

 Trong chuyến kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại thị xã Nghi Sơn chiều 10/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng nhấn mạnh, việc bệnh nhân 26025 vi phạm quy định cách ly y tế tại nhà, ngoài ý thức kém của người cách ly còn có vai trò trách nhiệm của tổ giám sát cộng đồng và chính quyền cấp xã đã không hoàn thành nhiệm vụ giám sát, dẫn đến tình hình dịch phức tạp; đồng thời yêu cầu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thị xã Nghi Sơn phải chấn chỉnh ngay những hạn chế trong việc giám sát cách ly tại nhà ở các địa phương. (Vtv.vn 12/7)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Khai mạc phiên họp cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV

Chiều 12/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 58 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Theo dự kiến phiên họp diễn ra từ chiều ngày 12/7 đến sáng 14/7.

 Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ đây là phiên họp cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, đồng thời là phiên họp cuối để Ủy ban Thường vụ Quốc hội rà soát công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khóa XV.

 Trong phiên họp lần này, dự kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chuẩn bị và xem xét các nội dung trình Quốc hội gồm:

 - Cho ý kiến về dự kiến các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021-2025; kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025, kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2021-2025; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

 Chủ tịch Quốc hội cho biết các nội dung này đã được Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến toàn diện trong Hội nghị lần thứ 3 vừa qua nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, tới đây sẽ trình Quốc hội để thể chế vào các Nghị quyết của Quốc hội tiến tới tổ chức thực hiện.

 - Cho ý kiến vào các Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025.

 - Nghe Hội đồng bầu cử quốc gia báo cáo kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV.

 Trước đó trong phiên họp thứ 8 của Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp và biểu quyết thông qua về kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV. Báo cáo kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV sẽ được trình bày trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIV

 - Cho ý kiến về Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước gửi đến kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV (được tổng hợp trong quá trình tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026).

 Chủ tịch Quốc hội cho hay, mặc dù không tiến hành tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Nhất nhưng thông qua tiếp xúc cử tri vận động bầu cử trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vừa qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổng hợp toàn bộ ý kiến cử tri gửi đến Quốc hội.

 - Cho ý kiến về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 và cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Quốc hội.

 Ngoài ra, theo dự kiến chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về xử lý tài chính cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi thanh toán khoản tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn và cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. (Vtv.vn 12/7)Về đầu trang

Đại biểu Quốc hội khoá XV có 144 tiến sĩ, 32 giáo sư và phó giáo sư

Sáng 12-7, Hội đồng Bầu cử quốc gia tiến hành phiên họp thứ 8, phiên họp toàn thể cuối cùng, để rà soát các công việc còn lại và biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội Khóa XV đối với 499 người trúng cử.

 Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay đến thời điểm này, các địa phương đều đã tổ chức thành công kỳ họp thứ nhất, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, hoàn thành việc kiện toàn nhân sự lãnh đạo chủ chốt của chính quyền địa phương các cấp.

 Chủ tịch Quốc hội cũng đã ký phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch HĐND của các tỉnh, thành. Như vậy, sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, cán bộ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến cơ sở đã được kiện toàn.

 “Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV tới đây, chúng ta sẽ kiện toàn nhân sự lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, đồng thời kiện toàn nhân sự cấp cao để hoàn tất toàn bộ công tác nhân sự từ Trung ương đến địa phương”- Chủ tịch Quốc hội nói và cho biết theo giới thiệu của Trung ương là 50 nhân sự.

 Cũng tại phiên họp, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã nghe báo cáo cập nhật một số nội dung về cuộc bầu cử kể từ sau Phiên họp thứ 7 của Hội đồng Bầu cử quốc gia đến nay; xem xét báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người trúng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV; xem xét xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội Khóa XV đối với 499 người trúng cử…

 Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, ngày 12-7 là thời hạn cuối cùng xem xét khiếu nại tố cáo liên quan đến bầu cử và xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội.

 Hội đồng Bầu cử quốc gia đã thông qua Nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội Khóa XV đối với 499 người có tên trong danh sách chính thức người trúng cử được công bố hôm 10-6.

 Theo đó, Quốc hội Khóa XV có 194 đại biểu do các cơ quan, tổ chức Trung ương giới thiệu; 301 đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở địa phương giới thiệu; bốn đại biểu tự ứng cử. Số đại biểu dự kiến hoạt động chuyên trách tại Trung ương là 126 người, số đại biểu hoạt động chuyên trách ở địa phương là 67 người.

 Đại biểu là người ngoài Đảng có 14 người, đạt tỷ lệ 2,81%; đại biểu Khóa XIV tái cứ hoặc đã từng là đại biểu Quốc hội các khóa trước có 203 người, đạt tỉ lệ 40,68%; đại biểu lần đầu tham gia Quốc hội có 296 người, đạt tỉ lệ 59,32%.

 Về trình độ chuyên môn: trên đại học có 392 người, đạt tỉ lệ 78,55%, trong đó tiến sỹ có 144 người, thạc sỹ có 248 người, đại học có 106 người; dưới đại học có 1 người. Học hàm Giáo sư có 12 người, Phó Giáo sư có 20 người.

 Với kết quả nêu trên, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội Khóa XV đã giảm đại biểu kiêm nhiệm làm việc trong các cơ quan hành pháp, tư pháp, tăng tỉ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách.

 Tuy tỉ lệ đại biểu Quốc hội dự kiến hoạt động chuyên trách chưa đạt 40% so với quy định nhưng lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ Quốc hội, tỉ lệ đại biểu Quốc hội dự kiến hoạt động chuyên trách trúng cử cao, đạt 38,6% tổng số đại biểu Quốc hội… (Plo.vn 12/7, Đức Minh)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY

Đồng Nai: Ứng dụng Long Khánh Smart - kết nối người dân và chính quyền

Ứng dụng (app) Long Khánh Smart là sản phẩm, phương tiện nhằm xây dựng đô thị thông minh tại TP.Long Khánh. Thông qua app Long Khánh Smart, Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP.Long Khánh sẽ kết nối, cung cấp thông tin, thực hiện điều hành với nhiều nội dung: phản ánh hiện trường, du lịch, dịch vụ công, y tế, môi trường, quản lý văn bản…

 App Long Khánh Smart được đưa vào sử dụng thử nghiệm từ đầu tháng 6-2021 với tính năng chủ yếu là phản ánh hiện trường. Khi có vấn đề cần phản ảnh với cơ quan chức năng, người dân chỉ việc nêu trực tiếp vấn đề cần phản ảnh trên ứng dụng mà không cần phải đến “gõ cửa” cơ quan chức năng hay làm đơn từ… Thông tin phản ánh được Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP.Long Khánh tiếp nhận, phân loại rồi chuyển đến các phòng, ban chức năng hoặc các địa phương để giải quyết.

 Để tăng cường hiệu quả của app, UBND TP.Long Khánh đã ban hành Quy chế về tiếp nhận, xử lý thông tin phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân thông qua hệ thống phản ánh hiện trường và số điện thoại tổng đài. 13 cơ quan chuyên môn, Công an thành phố và 15 phường, xã đã thành lập các tổ phản ứng nhanh nhằm xử lý thông tin trên hệ thống phản ánh hiện trường. Trong đó, thủ trưởng các đơn vị, chủ tịch các xã, phường là tổ trưởng.

 Nhằm tạo thuận lợi cho các đơn vị khi triển khai, UBND TP.Long Khánh có cơ chế, kinh phí hỗ trợ những người thực hiện phản ứng nhanh. Mục tiêu là giải quyết ngay những phản ảnh của người dân. Cụ thể, sau thời gian 2 giờ kể từ khi tiếp nhận thông tin, tổ trưởng tổ phản ứng nhanh phải có thông tin phản hồi trên hệ thống để người dân được biết. Kết quả giải quyết phản ảnh của người dân từ app Long Khánh Smart được dùng để đánh giá công vụ cuối năm. Với quy chế chặt chẽ đó, việc giải quyết các phản ảnh của người dân qua app Long Khánh Smart đang được thực hiện rất tốt.

 Theo thống kê của Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP.Long Khánh, tính đến ngày 30-6, hệ thống phản ánh hiện trường trên app Long Khánh Smart đã nhận được 114 phản ánh, bao gồm các vấn đề: hạ tầng đô thị, an ninh trật tự và báo cáo dịch bệnh. Trong đó, đã xử lý được 100 phản ánh, còn 14 phản ánh đang xử lý. Kết quả xử lý các phản ánh được người dân đánh giá là hài lòng.

 Ông Phạm Việt Phương, Chủ tịch UBND TP.Long Khánh cho hay: “Khi có thông tin của người dân, chúng tôi sẽ quyết liệt làm. Tùy nội dung và tính chất, sự việc nào làm được thì chúng tôi làm ngay. Còn sự việc nào chưa làm được, chúng tôi cũng tương tác với người dân, báo cho dân biết và đưa ra cam kết, thời hạn giải quyết cụ thể”.

 Theo ông Phương, trong quá trình đưa vào thử nghiệm, những người điều hành trung tâm đô thị thông minh đã phát hiện ra một số hạn chế của ứng dụng như: khó cài đặt tài khoản, đăng tải phản ảnh… Do đó, đến nay, sau hơn 1 tháng hoạt động, app Long Khánh Smart mới chỉ có gần 3.500 lượt tải về. “Số lượng này còn khá hạn chế. Chính quyền TP.Long Khánh mong muốn người dân sẽ biết đến và sử dụng ứng dụng này nhiều hơn nữa để cùng với chính quyền xây dựng TP.Long Khánh thực sự trở thành đô thị thông minh” - ông Phương chia sẻ.

 Ông Phương cho rằng, app Long Khánh Smart chính là công cụ, cầu nối để người dân và chính quyền tương tác với nhau. Cụ thể, app Long Khánh Smart giúp chính quyền công khai, minh bạch hóa thông tin và là phương tiện để người dân giám sát việc điều hành của chính quyền. Từ thông tin, tương tác của người dân, chính quyền thành phố biết được sự vận hành ở địa phương, các phòng, ban có hiệu quả hay không. Việc giải quyết các phản ảnh của người dân cũng cho thấy năng lực của chính quyền. (Baodongnai.com.vn 11/7, Hải Yến)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Bloomberg: Chỉ trong 5 năm, lượng người dùng ví di động tại Việt Nam và các nước láng giềng sẽ tăng 311%

Theo đại diện hãng công nghệ tại chính Boku, với xu hướng tiêu dùng đã dần chuyển sang thương mại điện tử trong giai đoạn đại dịch Covid-19, số lượng người sử dụng ví di động khu vực Đông Nam Á đã tăng theo cấp số nhân. Trong khi đó, trước đây, khu vực này phụ thuộc hầu hết vào tiền mặt và chuyển khoản ngân hàng.

 Bloomberg vừa dẫn kết quả nghiên cứu từ công ty công nghệ tài chính (fintech) Boku Inc (trụ sở tại London). Theo đó, Đông Nam Á hiện là khu vực phát triển ví di động nhanh nhất thế giới. Tiếp theo là Mỹ Latin, châu Phi và Trung Đông.

 Cũng theo một nghiên cứu toàn cầu khác về ngành cùng sự hợp tác của hãng dữ liệu công nghệ Juniper Research mới công bố, số lượng ví di động được sử dụng sẽ tăng 311% từ năm 2020, lên gần 440 triệu ví vào năm 2025 trên khắp Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Đây là dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ thương mại điện tử mạnh mẽ trong khu vực.

 Bên cạnh đó, số lượng ví di động ở Mỹ Latin ước tính sẽ tăng 166% trong cùng kỳ. Con số này ở châu Phi và Trung Đông là 147%.

 Năm 2019, ví di động đã vượt qua thẻ tín dụng, trở thành loại hình thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu. Xu hướng này cũng ngày càng tăng tốc trong giai đoạn diễn ra đại dịch Covid-19. Dựa trên số liệu từ báo cáo mới, vào cuối năm 2020 đã có hơn 2,8 tỷ ví di động được sử dụng. Dự kiến con số này sẽ tăng 74%, lên đến 4,8 tỷ vào cuối năm 2025.

 Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy, có hai loại ví di động khác nhau trên thế giới. Một là ví di động dựa trên thẻ như Apple Pay và Google Pay, vốn phổ biến hơn tại các thị trường phát triển. Loại thứ hai là ví di động có giá trị được lưu trữ như AliPay của Trung Quốc và GrabPay của Grab Holding, phổ biến ở các thị trường mới nổi, nơi mức độ sử dụng thẻ tín dụng thấp hơn. Trong năm 2020, khoảng 55 ví di động có giá trị được lưu trữ đã xử lý hơn 1 tỷ USD giao dịch hằng năm.

 Dự báo SadaPay của Pakistan sẽ là ví di động phát triển nhanh nhất trên thế giới trong 5 năm, tính đến năm 2025. Theo sau đó là Mercado Pago và PicPay ở Brazil. Nghiên cứu nêu rõ, các ví điện tử Trung Quốc vẫn hạn chế đối với thị trường bên ngoài, bất chấp việc Alipay của hãng dịch vụ tài chính Ant Group có cổ phần tại các công ty quốc tế, hay WeChat Pay của Tencent Holdings được chấp thuận sử dụng ở Indonesia vào năm 2020.

 Báo cáo nhấn mạnh: "Có vẻ như các ví điện tử Trung Quốc không chinh phục được thị trường mới nổi khu vực châu Á như từng được dự đoán". Cùng với đó, báo cáo cho hay, việc sử dụng các ví điện tử Trung Quốc ở nước ngoài hầu hết chỉ phổ biến đối với khách du lịch Trung Quốc. 

“Đông Nam Á là một trong những khu vực chuyển đổi số nhanh nhất trên thế giới. Vào năm 2020, khu vực này có thêm 400 triệu người dùng Internet mới, với 70% dân số tại khu vực đã có thể tiếp cận Internet.

 Cùng với xu hướng tiêu dùng đã dần chuyển sang thương mại điện tử trong giai đoạn đại dịch khiến số lượng người sử dụng ví di động đã tăng theo cấp số nhân", ông Loke Hwee Wong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Boku kết luận. Ông cũng cho biết thêm, trước đây, khu vực này phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng tiền mặt và chuyển khoản ngân hàng. (Cafef.vn 12/7)Về đầu trang

Thủ tướng yêu cầu rà soát các quy định gây vướng mắc trong đầu tư, kinh doanh

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật gây vướng mắc trong đầu tư, kinh doanh.

 Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phát biểu bế mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa XIII, nghị quyết ngày 1/7/2021 của Chính phủ về Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát ngay các vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng, Thông tư) liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, đất đai, quy hoạch, quản lý tài sản công, thuế...

 Theo đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương đề xuất phương án xử lý, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định, văn bản quy phạm pháp luật.

 Cụ thể, đối với các vướng mắc liên quan đến quy định của luật, pháp lệnh, báo cáo, đề xuất Chính phủ để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung theo quy định.

 Đối với các vướng mắc liên quan đến quy định tại các nghị định, quyết định của Thủ tướng, báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung ngay theo trình tự, thủ tục rút gọn. Đối với các vướng mắc liên quan đến quy định tại các thông tư, kiến nghị các Bộ khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

 Các địa phương phải cáo cáo rà soát, đề xuất gửi về Văn phòng Chính phủ trước ngày 20/7 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. (Vtv.vn 12/7)Về đầu trang

Doanh nghiệp khu công nghiệp mong ngân hàng sớm thực hiện Thông tư số 03

Hệ luỵ từ đợt dịch COVID- 19 thứ tư này đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động, tuy nhiên họ vẫn "ngóng" sự xuất hiện, cứu giúp đến từ phía các ngân hàng.

 Ngay khi dịch bùng phát trở lại từ cuối tháng 4/2021 đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có nhiều công ty "bị tê liệt" phải tuyên bố phá sản. Không chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà cả những "ông lớn", những khu công nghiệp có trách nhiệm lớn về vai trò kinh doanh, xuất nhập khẩu cũng lao đao trong đợt dịch này.

 Nhiều doanh nghiệp chia sẻ, ngoài rào cản về nguồn cung do đứt chuỗi cung ứng, thì chủ doanh nghiệp còn gặp vô vàn những khó khăn khác, khó có thể gượng dậy nổi, như giá thành của sản phẩm bị đẩy lên rất cao vì nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển logistics tăng mạnh. Trong khi sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, đơn đặt hàng từ đối tác giảm, tiếp đó lại gặp thêm quả "đấm bồi" từ đợt dịch COVID-19 lần thứ tư, khiến doanh nghiệp dần "suy yếu", dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài và đây là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, hoặc tạm dừng hoạt động.

 Khó khăn là thế nhưng theo phản ánh từ các Hiệp hội doanh nghiệp thì đến nay vẫn chưa nhận được sự từ phía ngân hàng, các tổ chức tín dụng thực hiện giải pháp "cấp cứu" hỗ trợ doanh nghiệp khoanh nợ, giảm lãi suất vay.

 Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Bé - Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu Công nghiệp TP HCM (HBA) cho biết: "Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp , khu chế xuất trong TP HCM đang gặp khó khăn, ngưng trệ sản xuất do COVID-19. Cụ thể hàng trăm công nhân F0 và hàng chục ngàn công nhân là F1, F2… con số liên tục tăng, khiến chúng tôi vô cùng lo lắng. Bế tắc đang bủa vây tại khu chế xuất Tân Thuận, tại nhà máy Nidec Khu Công nghệ cao, khu Freetrend, khu chế xuất Linh Trung 1 với 21.000 công nhân, tại Long Rich KCX Linh Trung 2 với 4.000 công nhân ….đang gặp khó.

 Với thực trạng dịch bệnh lây lan nhanh lên đến 3 con số, nhiều nhà máy, nhiều công ty có công nhân F0 và F1 đã bị động, lúng túng khi phải lưu giữ tại chỗ hàng ngàn công nhân. Bởi vào lúc này họ phải thực hiện "mục tiêu kép" vừa sản xuất – kinh doanh và vừa phòng chống dịch". 

Trước đó Ngân hàng Nhà nước có ban hành Thông tư Số: 03/2021/TT-NHNN ngày 02 tháng 4 năm 2021 về việc; sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch covid-19.

 Trước những khó khăn cấp bách trên, Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu Công nghiệp TP HCM kiến nghị, để cứu các doanh nghiệp bị thiệt hại nói chung và các khu công nghiệp nói riêng, "chúng tôi đề xuất các ngân hàng thương mại cần có chính sách giảm ngay, giảm sâu lãi vay đối với tất cả các dư nợ hiện hữu của doanh nghiệp và nhà máy".

 Đặc biệt mong muốn các ngân hàng thương mại giảm ngay 1% lãi suất tín dụng của tất cả các dư nợ hiện hữu của doanh nghiệp theo ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện trong hội nghị mới đây của Ngân hàng Nhà nước vào thứ Sáu ngày 09/07/2021. (Cafef.vn 12/7) Về đầu trang

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

Quen mắt với tham nhũng vặt?

“Tham nhũng vặt đang được xem là một phần trong cuộc sống, thậm chí họ xem đó là nhu cầu tất yếu để giải quyết công việc nhanh hơn…”, đó là nhận định được các chuyên gia pháp lý đưa ra tại Hội thảo “Góp ý thực trạng phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam và trên thế giới” do Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vừa qua.

 Chia sẻ tại hội thảo, TS. Lã Khánh Tùng, Giảng viên Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội thừa nhận rằng hiện nay tham nhũng vặt đang diễn ra khắp nơi, thường xuyên nên chúng ta đã thấy “quen mắt” và gần như không còn bức xúc, phẫn nộ trước những hành vi này…

 TS. Lã Khánh Tùng dẫn chứng ra một số trường hợp cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông phục bắt những lỗi nhỏ của người tham gia giao thông rồi cho qua, không lập biên bản vi phạm khi nhận được vài trăm nghìn đồng.

 Chuyện cảnh sát giao thông đứng chờ một chỗ nhất định trên quốc lộ yêu cầu dừng tất cả các xe tải, xe khách để thu “mãi lộ” một vài trăm nghìn đồng mỗi xe đang diễn ra hàng ngày. Rồi đến việc xin học cho con là quyền của cha mẹ được pháp luật bảo hộ nhưng phải chạy bằng tiền để được vào những trường ưng ý…

 Hoặc ngay đến cả những nơi cứu người như bệnh viện, chuyện phong bì cho bác sỹ, “hoa hồng” kê đơn thuốc… đã thành chuyện thường xuyên có thể bắt gặp hàng ngày…

 Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, cũng có những đặc thù của hành vi tham nhũng nói chung nhưng tham nhũng vặt có đặc điểm riêng là quy mô nhận tiền, quà… nhỏ. Do mức độ tham những nhỏ nên diễn ra thường xuyên, ở mọi ngóc ngách cuộc sống. Tuy là nhỏ nhưng nếu không xử lý có thể chuyển hóa thành tham nhũng lớn.

 Bà Nguyễn Thùy Dương, Giảng viên Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, mặc dù tham nhũng vặt không đủ tác động để phá vỡ các khuôn khổ xã hội và thể chế quản lý đã được thiết lập nhưng lại có tác động tiêu cực lớn đến đời sống.

 Cũng theo bà Nguyễn Thùy Dương, chính tham nhũng vặt đã sản sinh ra những tác động tiêu cực đến tiêu chuẩn, chất lượng sống của người dân. Những hành vi này làm xói mòn niềm tin của công chúng đối với các thể chế Nhà nước và nền pháp quyền.

 Ngoài ra, cho dù hành vi mức độ của tham nhũng vặt nhỏ nhưng thực tế đang diễn ra khá thường xuyên trên diện rộng trong xã hội nên mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu của Nhà nước từ việc thu thuế là không nhỏ.

 Chia sẻ về những giải pháp xử lý tình trạng tham nhũng vặt, ông Nguyễn Quốc Văn - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra – Thanh tra Chính phủ, cho rằng thực tế cho thấy tham nhũng lớn thường phát hiện qua cơ quan nhà nước còn tham nhũng vặt phát hiện qua phản ánh kiến nghị của người dân. Do đó, phải có chính sách để thúc đẩy vai trò của người dân trong việc đấu tranh với tham nhũng vặt. Cùng với đó là tăng cường chế tài xử lý, giám sát cán bộ công chức có hành vi tham nhũng vặt.

 Bà Nguyễn Thùy Dương thì đề  xuất giải pháp ở khía cạnh pháp  lý. "Việc quan trọng nhất là phải giảm tải các gánh nặng về thủ tục hành chính, hạn chế sự tiếp xúc giữa người dân, doanh nghiệp với cán bộ thực thi chính sách".

 Ngoài ra, cũng cần có những chính sách để đảm bảo mức lương phù hợp cho cán bộ công chức để không còn tình trạng tham nhũng vặt. Tăng cường cơ chế giám sát, khuyến khích người dân nói không với tham nhũng vặt…

 Nhiều ý kiến khác tại  hội thảo cũng lưu ý  rằng nên tận dụng ứng dụng công nghệ vào đấu tranh phòng chống tham nhũng vặt. Theo đó, người dân có thể tố cáo tham nhũng vặt qua điện thoại, gửi hình ảnh trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền và phải được xử lý ngay.

 Theo các chuyên gia pháp lý, đến nay Việt Nam chưa có báo cáo chính thức nào về tình trạng tham nhũng vặt nhưng đây lại là chuyện xảy ra hàng ngày. Do đó cần phải có nghiên cứu đầy đủ về tình trạng này để có góc nhìn toàn diện, chính xác nhất về mức độ tác động của tham nhũng vặt tới xã hội… (Vneconomy.vn 11/7, Lâm Phong)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Hướng dẫn bầu người đứng đầu giữ chức danh Ủy viên UBND cấp tỉnh, huyện

Bộ Nội vụ vừa ban hành công văn số 3308/BNV-CQĐP hướng dẫn bầu người đứng đầu cơ quan chuyên môn giữ chức danh Ủy viên UBND cấp tỉnh, cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026.

 Bộ Nội vụ cho biết đã nhận được ý kiến của một số địa phương và ý kiến của Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ nhiệm người giữ chức danh Ủy viên UBND vào giữ chức vụ người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp.

 Về việc này, Bộ Nội vụ cho biết, theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức thì người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện là người được Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện bổ nhiệm có thời hạn; đồng thời, theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Văn bản số 883/HD-UBTVQH14 ngày 2.6.2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số nội dung về việc tổ chức kỳ họp thứ nhất của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thì phải là người đang giữ chức danh đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện mới được Chủ tịch UBND giới thiệu để HĐND cùng cấp bầu chức danh Ủy viên UBND trong nhiệm kỳ của HĐND.

 Theo đó, trường hợp nhân sự giới thiệu để HĐND bầu Ủy viên UBND nhiệm kỳ 2021-2026 đang là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, nếu trúng cử chức danh Ủy viên UBND nhiệm kỳ 2021-2026 thì tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Chủ tịch UBND không phải ra quyết định bổ nhiệm lại người đó vào giữ chức vụ người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp.

 Đối với trường hợp chuẩn bị nhân sự mới hoặc khuyết người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND thì trên cơ sở cấp có thẩm quyền chuẩn bị nhân sự mới bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình theo quy định, Chủ tịch UBND quyết định bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan chuyên môn trước khi giới thiệu để HĐND bầu Ủy viên UBND nhiệm kỳ 2021-2026.

 Các trường hợp nêu trên nếu không trúng cử chức danh Ủy viên UBND thì vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cho đến khi có nhân sự mới thay thế; đồng thời, Chủ tịch UBND cùng cấp đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn bị nhân sự mới thay thế bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình theo quy định. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND quyết định bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan chuyên môn và giới thiệu để HĐND bầu Ủy viên UBND nhiệm kỳ 2021-2026.

 Các trường hợp khác phát sinh trong quá trình thực hiện, Bộ Nội vụ đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh cụ thể (kèm theo phương án giải quyết) gửi về Bộ Nội vụ để xem xét, trả lời bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. (Laodong.vn 12/7)Về đầu trang

ILO tin tưởng các gói hỗ trợ của Việt Nam đang đi đúng hướng

Tại Việt Nam, tỷ lệ lao động phi chính thức trong lực lượng lao động ở mức cao (71% gồm cả khu vực nông nghiệp) đặt ra thách thức lớn khi thiết kế và thực hiện các gói hỗ trợ liên quan đến Covid-19.

 Ông André Gama, phụ trách chương trình về An sinh xã hội, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho biết: Đại dịch Covid-19 đã khiến cả thế giới không chỉ rơi vào cuộc khủng hoảng về y tế, mà còn khơi mào cho một khủng hoảng về kinh tế.

 Khi các chính phủ hành động để ngăn chặn đại dịch, nhiều nỗ lực lại gây tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế. Do đó, các chính phủ đã bắt buộc phải bổ sung các biện pháp hỗ trợ đời sống của người dân kèm theo các chính sách bảo vệ y tế cộng đồng.

 Tại Việt Nam, cũng như ở quốc gia khác trong khu vực, tỷ lệ lao động phi chính thức trong lực lượng lao động ở mức cao (71%, bao gồm cả lao động trong ngành nông nghiệp) đặt ra một thách thức lớn khi thiết kế và thực hiện các gói hỗ trợ liên quan đến Covid-19. Do nhiều người lao động không được ghi nhận trong các hệ thống dữ liệu chính thức, các chương trình hướng tới một số nhóm lao động cụ thể có thể trở nên rất phức tạp, tốn kém, và mất thời gian để có thể thực hiện được.

 Nghị quyết 68 của Chính phủ Việt Nam "về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19" là bước đi quan trọng. Nghị quyết hướng tới việc mở rộng độ bao phủ và tăng cường hiệu quả của các gói hỗ trợ của Việt Nam bằng cách thêm các nhóm lao động được nhận hỗ trợ, và giảm bớt gánh nặng thủ tục hành chính.

 ILO tin rằng các gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng và chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng triển khai chương trình ngay cả khi làn sóng Covid-19 hiện vẫn đang diễn tiến phức tạp. (Vov.vn 11/7)Về đầu trang

Gói hỗ trợ 26.000 tỉ: Mức cao nhất 3.710.000 đồng/người

Trong gói hỗ trợ 26.000 tỉ, có các đối tượng được hưởng mức hỗ trợ 3.710.000 đồng. Mức hỗ trợ này được tính toán căn cứ vào đâu?

 Đối tượng tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương phải thoả mãn điều kiện:

 1. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.

 2. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

 Mức hỗ trợ và phương thức chi trả

 1. Mức hỗ trợ:

 a) 1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng (30 ngày).

 b) 3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.

 Cùng với đó, đối tượng người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; viên chức hoạt động nghệ thuật; hướng dẫn viên du lịch cũng có mức hỗ trợ 3.710.000 đồng/người, trả 1 lần cho người lao động.

 Nhiều người thắc mắc về con số 3.710.000 đồng căn cứ vào đâu.

 Theo giải thích của Bộ LĐTBXH, đây là con số trung bình của 4 vùng lương tối thiểu.

 Lương tối thiểu vùng đang áp dụng hiện nay như sau:

 Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.

 Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.

 Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.

 Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng. (Laodong.vn 12/7, Bảo Hân)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Bộ Tài chính áp dụng chữ ký số vào quản lý văn bản và điều hành

Bộ Tài chính đã triển khai Chương trình quản lý văn bản và điều hành - eDocTC (chương trình eDocTC) một cách đồng bộ. Đây là một trong các công cụ hữu hiệu thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính.

 Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu mới, Bộ Tài chính đã chủ trương thay thế chương trình eDocTC bằng phần mềm mới theo hướng điện tử hoá hoàn toàn 11 phân hệ của eDocTC. Phiên bản mới sẽ bỏ hoàn toàn việc luân chuyển hồ sơ giấy và sẽ thực hiện ký số văn bản điện tử thay cho ký văn bản giấy như hiện nay.

 Theo ông Võ Anh Trung – Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính (TH&TKTC, Bộ Tài chính), kể từ năm 2015, chương trình eDocTC đã được nâng cấp và triển khai đến mức chuyên viên tại 24 đơn vị tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính. Đây là hệ thống được xây dựng nhằm đáp ứng công tác quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành của lãnh đạo; đồng thời là một trong các phần mềm có số lượng tài khoản sử dụng hệ thống lớn nhất  được triển khai tại cơ quan Bộ Tài chính hiện nay, với số lượng khoảng 1.397 tài khoản.

 Theo báo cáo đánh giá  từ Cục TH&TKTC, chương trình eDocTC tạo nền tảng cho xây dựng chính phủ điện tử trong ngành Tài chính, khi đảm bảo việc kết nối liên thông văn bản giữa Bộ Tài chính và các đơn vị trong ngành Tài chính; giữa Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ. Đây là một trong các công cụ hữu hiệu thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính.

 Chương trình eDocTC cơ quan Bộ Tài chính có 11 phân hệ chức năng. Trung bình số lượng văn bản được lưu trữ, quản lý trên chương trình eDocTC khoảng 16.401 văn bản/năm.

 Bên cạnh đó, chương trình eDocTC đã xây dựng các chức năng phần mềm để lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo các cấp có thể nhận, nhập ý kiến chỉ đạo xử lý đối với văn bản đến, hồ sơ trình Bộ Tài chính, tra cứu lịch làm việc của lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo các đơn vị.

 Ông Võ Anh Trung cho biết thêm, hiện nay Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổng cục Dự trữ Nhà nước sử dụng chương trình quản lý văn bản độc lập với chương trình eDocTC của cơ quan Bộ Tài chính. Chương trình eDocTC của Bộ Tài chính và các cơ quan tổng cục kết nối gửi nhận văn bản điện tử, đồng bộ lịch làm việc của lãnh đạo Bộ Tài chính qua hệ thống Trục liên thông văn bản điện tử ngành Tài chính.

 Ngoài ra, Bộ Tài chính bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, giải pháp kết nối liên thông giữa hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Bộ Tài chính với Trục liên thông văn bản quốc gia. Việc gửi nhận văn bản điện tử được Bộ Tài chính thực hiện thông suốt với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. (Thoibaotaichinhvietnam.vn 12/7, Khánh Huyền)Về đầu trang

TPHCM: Tạo thuận tiện hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp

Nhiều giải pháp, sáng kiến hay nhằm duy trì, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) đã được các quận, huyện, TP Thủ Đức cùng các sở, ngành của TPHCM áp dụng. Mục đích chung là đem lại sự thuận tiện nhiều hơn cho người dân, doanh nghiệp (DN).

 Theo quy định, thời gian cho phép giải quyết hồ sơ hợp thửa, tách thửa đất của hộ gia đình, cá nhân thuộc thẩm quyền của UBND các quận, huyện là 15 ngày. Đây cũng là thời gian giải quyết hồ sơ cho các tổ chức của Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) thành phố. Thực tế cho thấy, phần lớn người dân có nhu cầu hợp thửa đất thường gắn liền với việc được chứng nhận nhà ở, công trình không phải nhà ở. Theo quy trình, người dân mất 15 ngày để được chính quyền cấp quận ký cấp giấy chứng nhận (GCN) và mất thêm 15 ngày nữa để Văn phòng ĐKĐĐ thành phố cập nhật tài sản trên đất. Tổng thời gian giải quyết mất 30 ngày tại hai cơ quan nêu trên.

 Để rút ngắn thời gian làm thủ tục cho người dân, DN, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP Hồ Chí Minh kiến nghị UBND thành phố cho phép Văn phòng ĐKĐĐ thành phố giải quyết hồ sơ hợp thửa đất kết hợp với đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất. Cụ thể, khi người dân được cấp phép xây dựng nhà ở trên nhiều thửa đất mà có nhu cầu đăng ký thay đổi tài sản thì Văn phòng ĐKĐĐ thành phố thực hiện hai thủ tục ghép là hợp thửa đất và cấp GCN quyền sở hữu nhà ở.

 Trường hợp người dân đề nghị tách thửa đất để hợp thửa với thửa đất liền kề và đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở, nếu có nhu cầu thay đổi tài sản thì Văn phòng ĐKĐĐ thành phố sẽ thực hiện hai thủ tục ghép là tách thửa đất để hợp thửa với thửa đất liền kề và cấp GCN quyền sở hữu nhà ở. Trường hợp người dân được cấp phép xây dựng công trình không phải nhà ở trên nhiều thửa đất và có nhu cầu thay đổi tài sản thì Văn phòng ĐKĐĐ thành phố cũng sẽ thực hiện luôn ba thủ tục ghép là hợp thửa đất, đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất (trong trường hợp không phải xin phép) và cấp GCN sở hữu công trình nhà ở.

 Theo Sở TN-MT TP Hồ Chí Minh, hiện nay, gộp các thủ tục đất đai sẽ rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho người dân xuống còn 15 ngày. Trước đó, Sở TN-MT thành phố cũng đã kiến nghị và được UBND thành phố Hồ Chí Minh đồng ý cho phép 22 chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ quận, huyện được phép ký cấp GCN thay vì chuyển về Văn phòng ĐKĐĐ thành phố ký.

 Nhằm phục vụ tốt hơn, UBND quận 6 đã vận hành hệ thống tiếp nhận và trả hồ sơ tự động, còn được gọi là “ATM hồ sơ”. Hệ thống này có thể giao và nhận hồ sơ bất cứ lúc nào. Những thủ tục mà ATM có thể tiếp nhận và xử lý gồm: Đăng ký thành lập hộ kinh doanh; cấp lại GCN đăng ký hộ kinh doanh; cấp lại giấy phép xây dựng. ATM hồ sơ cũng trả hồ sơ tám TTHC mức độ 3 không thu phí.

 Trong khi đó, UBND quận 1 tiếp tục tiên phong cải cách hành chính (CCHC) với dịch vụ “Định danh khách hàng điện tử” để giải quyết TTHC cho người dân và DN. Bằng cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), người dân khi đăng ký làm TTHC trực tuyến chỉ cần chụp hình hai mặt giấy chứng minh nhân dân gửi vào hệ thống thì sẽ được tự động nhận diện, điền vào biểu mẫu có sẵn, chính xác đến 99%.

 Hệ thống cũng sẽ lưu thông tin và dùng công nghệ nhận diện khuôn mặt để người dân có thể dễ dàng tra cứu kết quả giải quyết TTHC đang thực hiện. Những lần giao dịch sau, công nghệ AI sẽ giúp người dân đăng ký tự động mà không cần lặp lại các bước như lần đầu. Công nghệ này hoạt động trên tất cả các thiết bị từ máy tính đến điện thoại thông minh, máy tính bảng… (Nhandan.com.vn 12/7, Vũ Nguyên)Về đầu trang

Tây Ninh đi đầu về cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại tỉnh đạt mức tối đa 96,8%, đồng thời số lượng tích hợp dịch vụ công trực tuyến lên Cổng quốc gia đạt 53,3%, giúp Tây Ninh đứng vị trí thứ hai trên cả nước.

 Thực hiện dịch vụ công trực tuyến được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử. Sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là tránh được tệ nhũng nhiễu, quan liêu từ một bộ phận cán bộ công quyền, làm tăng tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ công chức được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 

 Khi triển khai Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và Dịch vụ công trực tuyến mức 4, người dân và doanh nghiệp có thể làm việc với các cơ quan hành chính nhà nước ở mọi nơi, mọi lúc, chỉ cần có kết nối Internet. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ sẽ được thực hiện trên môi trường mạng. Người dân chỉ cần đến duy nhất 1 lần để nhận kết quả và thanh toán lệ phí tại cơ quan cung cấp dịch vụ.

 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng từng chia sẻ: “Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là một trong những chỉ số đo lường quan trọng nhất trong phát triển Chính phủ điện tử khi lấy người dân làm trung tâm, là đối tượng phục vụ. Các Bộ, ngành, địa phương triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn”.

 Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh mới đây đã ban hành kế hoạch nâng số lượng hồ sơ cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, nhằm triển khai kịp thời các nội dung của Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ; khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng hiệu quả Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn; Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh tại địa chỉ https://dichvucong.tayninh.gov.vn.

 Theo lãnh đạo tỉnh này, mục tiêu trước mắt là tiến nhanh tới việc số hóa hồ sơ, giấy tờ; chuyển hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản giấy, giao dịch trực tiếp sang hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính; thúc đẩy cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; giảm tiêu cực phiền hà, giảm tối đa thời gian, chi phí của người dân và doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính.

 Hiện tại, tỉnh Tây Ninh đưa vào danh mục thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 gồm có 1.818 thủ tục hành chính, trong đó cấp tỉnh có 1.432 thủ tục, cấp huyện 251 thủ tục và cấp xã có 135 thủ tục. (Vietnamnet.vn 12/7)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Bình Dương đứng thứ tư trong top 10 thu ngân sách cả nước

Tỉnh Bình Dương nằm trong top 10 các địa phương trong cả nước có số thu ngân sách cao, chỉ đứng sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và đứng trước các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Thanh Hóa.

 Theo đó, tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2021 của Bình Dương thực hiện 36.600 tỷ đồng, đạt 62% dự toán Bộ Tài chính giao, tăng 22,6% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 26.600 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ; thu từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu 10.000 tỷ đồng, tăng 40,9%.

 Dẫn đầu và có mức đóng góp lớn cho tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm của tỉnh vẫn là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với trên 8 nghìn tỷ đồng; kế tiếp là lĩnh vực kinh tế dân doanh trên 5 nghìn tỷ đồng; thuế thu nhập cá nhân trên 3.500 tỷ đồng…

 Nguyên nhân có mức thu 6 tháng đầu năm đạt khá so với dự toán, theo Cục Thuế Bình Dương, là do lĩnh vực sản xuất, kinh doanh so cùng kỳ tăng trên 20%, đặc biệt lĩnh vực ngoài quốc doanh tăng trên 60%.

 Ngành sắt thép giá cả tăng, nên một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sắt thép đạt hiệu quả dẫn đến nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tăng. Một số doanh nghiệp tiêu thụ nội địa tăng làm phát sinh thuế giá trị gia tăng phải nộp.

 Bên cạnh đó, mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng do phát sinh mới, sản lượng ô tô tiêu thụ tăng 11,4% do chính sách giảm lệ phí trước bạ 50% cho ô tô lắp ráp trong nước.

 Do tác động dịch Covid-19, một số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, thuốc chữa bệnh, khẩu trang, găng tay phục vụ công tác phòng chống dịch nên sản phẩm tiêu thụ tốt dẫn đến nộp thuế tăng.

 Ban lãnh đạo Cục Thuế Bình Dương khẳng định, triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm trong điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Riêng Bình Dương liên tiếp hứng chịu 2 đợt dịch Covid-19 bùng phát, đặc biệt trong tháng 5 và tháng 6 đã tác động ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách.

 Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, Cục Thuế Bình Dương đã triển khai, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu và các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế vượt qua khó khăn của dịch Covid-19; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế… đã góp phần tăng thu ngân sách 6 tháng đầu năm của địa phương. (Thoibaotaichinhvietnam.vn 12/7, Gia Cư)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Nguyên Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TPHCM bị cách chức

Thành ủy TPHCM vừa có quyết định thi hành kỷ luật đối với nguyên Cục trưởng và nguyên Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TPHCM nhiệm kỳ 2015 – 2020 vì có nhiều vi phạm trong quá trình điều hành, chỉ đạo hoạt động thi hành án.

 Theo đó, Thành ủy TPHCM thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Đảng ủy Cục Thi hành án dân sự TPHCM nhiệm kỳ 2015 – 2020 đối với ông Vũ Quốc Doanh, nguyên Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TPHCM.

 Ông Vũ Quốc Doanh với vai trò Bí thư Đảng ủy Cục Thi hành án dân sự TPHCM nhiệm kỳ 2015 – 2020, đã thiếu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, quy định về công tác cán bộ; việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn, để xảy ra nhiều trường hợp đảng viên Đảng bộ Cục Thi hành án dân sự TPHCM có khuyết điểm, vi phạm dẫn đến có 2 tổ chức và 23 đảng viên có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật. 

Ngoài ra, ông Vũ Quốc Doanh thiếu trách nhiệm, ký ban hành quyết định thi hành án bỏ sót nội dung thi hành án, ký duyệt chi toàn bộ số tiền bán cổ phiếu và cổ tức cho Ngân hàng Đại Dương khi đã có Quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) trong vụ Hà Văn Thắm - Hứa Thị Phấn; và để chấp hành viên vi phạm nghiêm trọng trong tổ chức thi hành án vụ Huỳnh Thị Huyền Như do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo; thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để nhiều chấp hành viên xảy ra những khuyết điểm, vi phạm trong tổ chức thi hành nhiều vụ án, gây hậu quả nghiêm trọng.

 Thành ủy TPHCM cũng thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cục Thi hành án dân sự TPHCM (nhiệm kỳ 2015 – 2020) đối với ông Võ Minh Hòa, đảng viên Chi bộ Văn phòng Công chứng Phú Mỹ Hưng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TPHCM.

 Ông Võ Minh Hòa với vai trò Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cục Thi hành án dân sự TPHCM (nhiệm kỳ 2015 – 2020) đã thiếu trách nhiệm trong việc cùng với tập thể Đảng ủy tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, công tác cán bộ; việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn để xảy ra nhiều trường hợp đảng viên có khuyết điểm, vi phạm trong quá trình tổ chức thi hành án.

 Với vai trò Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TPHCM, phụ trách Phòng Nghiệp vụ 2, ông Võ Minh Hòa chưa hoàn thành trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc tổ chức thi hành án; không kịp thời phát hiện, báo cáo Cục trưởng dẫn đến nhiều chấp hành viên có khuyết điểm, vi phạm pháp luật trong tổ chức thi hành án đối với nhiều vụ án gây hậu quả nghiêm trọng. (Tienphong.vn 11/7)Về đầu trang

Kỷ luật 4 Phó Giám đốc, nguyên Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa quyết định thi hành kỷ luật đảng đối với các Phó Giám đốc và nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ 2015-2020 do liên quan đến một số vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai.

 Cụ thể: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh đã thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Cao Văn Chiến, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh.

 Trong thời gian từ 2015 – 2020, với cương vị là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Cao Văn Chiến đã thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu, xây dựng Quy chế làm việc của Đảng ủy, UBKT Đảng ủy Cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2015 - 2020 chưa đúng theo quy định;

 Thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, nhiệm vụ chuyên môn được giao, để xảy ra vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai tại một số dự án đầu tư công, đầu tư ngoài ngân sách.

 Một Phó Giám đốc Sở TN-MT Quảng Ninh khác cũng bị thi hành kỷ luật khiển trách là ông Phạm Văn Cường.

 Trong thời gian từ tháng 6/2015 đến tháng 5/2020, ông Cường đã thiếu kiểm tra, đôn đốc thực hiện, dẫn đến một số dự án chậm tiến độ so với hợp đồng, phải gia hạn nhiều lần, có dự án tăng tổng mức đầu tư; có dự án chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh cũng thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Vũ Văn Đát, Phó Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh, nguyên Phó Giám đốc Sở TN-MT Quảng Ninh.

 Trong thời gian từ tháng 4/2015 đến tháng 5/2018, ông Đát thiếu kiểm tra, rà soát khi xây dựng phương án tính giá đất, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giá đất có sai sót tại một số dự án.

 Ông Nguyễn Cao Dũng, nguyên là Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Quảng Ninh, nay đã nghỉ hưu, cũng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách do sai phạm về quản lý đất đai.

 Cụ thể, trong thời gian từ năm 2015 đến tháng 10/2020, ông Dũng với cương vị là Phó Giám đốc sở có vi phạm, khuyết điểm: chậm thực hiện xác định giá trị thu tiền sử dụng đất, thuê đất một số dự án đã được giao đất, thuê đất; trình UBND tỉnh giao khu vực biển cho Công ty cổ phần Ngọc Trai Hạ Long ngoài bản đồ đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm theo Quyết định số 1790/QĐ-BTNMT ngày 6.6.2018 của Bộ TN-MT. (Vtv.vn 12/7)Về đầu trang

Nguyên Phó viện trưởng VKSND TP Bảo Lộc bị bắt để điều tra tội "Nhận hối lộ"

Ngày 12/7, tại UBND phường 2, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng), Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã thực hiện quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng ông Nguyễn Xuân Đức, nguyên Phó Viện trưởng VKSND TP Bảo Lộc, để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

 Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cũng đã có quyết định đình chỉ công tác đối ông Nguyễn Xuân Đức để phục vụ công tác điều tra theo đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Ngày 22/2/2021, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tống đạt Quyết định số 08/VKSTC–C1 (P9) để điều tra về tội "Nhận hối lộ" được quy định tại Khoản 2, Điều 354 Bộ luật Hình sự xảy ra tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Bảo Lộc.

 Theo thông tin ban đầu, vào tháng 6/2020, bà Trần Thị Lệ Quyên (trú tại phường 2, thành phố Bảo Lộc) đã làm đơn tố cáo ông Nguyễn Xuân Đức, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Bảo Lộc về hành vi vòi vĩnh, nhận hối lộ. Theo đơn tố cáo của bà Quyên, trong quá trình xét xử vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" đối với bị can Đinh Văn Thơm (chồng bà Quyên), ông Nguyễn Xuân Đức đã có hành vi vòi vĩnh nhận tiền, quà của bà Quyên.

 Thời điểm đó, ông Nguyễn Xuân Đức là Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Bảo Lộc, được phân công làm đại diện Viện Kiểm sát nhân dân, giữ quyền công tố tại phiên tòa xét xử chồng bà Quyên. Ông Đức đã bị bà Trần Thị Lệ Quyên tố cáo vòi vĩnh và nhận 120 triệu đồng của gia đình bà để "chạy án" giúp bị cáo Thơm được hưởng án treo hoặc tù giam không quá 9 tháng. Tuy nhiên sau đó, Tòa án nhân dân thành phố Bảo Lộc tuyên phạt bị can Đinh Văn Thơm 34 tháng tù giam. Do đó, bà Quyên đã viết đơn tố cáo gửi đến Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. 

Trong đơn tố cáo, bà Trần Thị Lệ Quyên cho biết: Do lo lắng cho chồng vi phạm pháp luật, sắp phải ra tòa, nên bà có hỏi ông Nguyễn Xuân Đức, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Bảo Lộc, thì được ông "hứa" sẽ giúp chồng bà được hưởng 3 năm án treo; trường hợp xấu nhất cũng không qua 9 tháng tù giam.

 Sau vụ việc, ông Nguyễn Xuân Đức được điều chuyển công tác về Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đạ Huoai. Khi Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao khởi tố vụ án để điều tra về hành vi "Nhận hối lộ" tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Bảo Lộc, ông Đức bị đình chỉ công tác để phục vụ điều tra. (Vtv.vn 12/7)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Trung Quốc siết kiểm soát các công ty IPO ở nước ngoài

Nhằm siết kiểm soát dữ liệu cá nhân, Trung Quốc yêu cầu các công ty có dữ liệu trên 1 triệu người dùng phải trải qua cuộc đánh giá an ninh mạng trước khi IPO ở nước ngoài.

 Trong thông báo mới nhất, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc giải thích quy định mới nhằm tránh nguy cơ dữ liệu và thông tin cá nhân người dùng bị "ảnh hưởng, kiểm soát và khai thác ác ý bởi các chính phủ nước ngoài". Theo cơ quan này, việc đánh giá an ninh mạng cũng sẽ xem xét các rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn từ các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở nước ngoài.

 Thông báo này được đưa ra sau khi Trung Quốc mở cuộc điều tra gã khổng lồ gọi xe Didi Global với cáo buộc vi phạm quyền riêng tư của người dùng, chỉ vài ngày sau khi công ty này IPO trên sàn New York.

 Tính từ đầu năm đến nay, 37 công ty Trung Quốc đã niêm yết tại Mỹ, vượt qua con số của năm 2020, và huy động được tổng cộng 12,9 tỷ USD. "Những quy định này sẽ đẩy nhiều công ty mạng Trung Quốc niêm yết ở Hong Kong thay vì nước ngoài để tránh quy định đánh giá", Feng Chucheng, chuyên gia của công ty nghiên cứu Plenum ở Bắc Kinh, nhận định.

 Thời gian qua, nhà chức trách Trung Quốc đã đẩy mạnh việc siết chặt công ty công nghệ IPO ở nước ngoài. Hôm 29/6, Hội đồng Nhà nước tuyên bố rằng các quy định về niêm yết ở nước ngoài sẽ được sửa đổi và các công ty đại chúng sẽ phải chịu trách nhiệm về việc bảo mật dữ liệu của họ.

 Sau tuyên bố về việc sửa quy định của chính quyền, nhiều công ty có kế hoạch niêm yết tại New York đã quyết định rút lui. Hôm 1/7, LinkDoc Technology có trụ sở tại Bắc Kinh đã trở thành công ty đầu tiên tạm hoãn IPO. Sau đó, ứng dụng thể dục Keep và công ty khởi nghiệp về rau Meicai đều hủy bỏ kế hoạch niêm yết tại Mỹ.

 Không loại trừ khả năng các quy định mới cũng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch IPO của các công ty như ByteDance (chủ sở hữu TikTok) hay công ty giao nhận Lalamove.

 Ngoài ra, các nhà chức trách cũng đang tăng cường giám sát các công ty niêm yết trong nước. Theo đó, 2 bộ quy tắc mới là Luật Bảo mật Dữ liệu và Luật Bảo vệ thông tin cá nhân bao gồm việc lưu trữ dữ liệu và quyền riêng tư của dữ liệu sẽ có hiệu lực trong năm nay. (Vtv.vn 12/7)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More