Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 23-7-2020

Post date: 23/07/2020

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

CHÍNH SÁCH MỚI 1

1.             Phạt đến 15 triệu đồng nếu lợi dụng việc giám định tư pháp để trục lợi 1

CHỈ THỊ MỚI 2

2.             Thủ tướng yêu cầu xử lý nạn cò mồi, chèo kéo khách du lịch. 2

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 3

3.             Sau Covid-19, nhà đầu tư FDI sẽ “nhắm” đến Việt Nam nhiều hơn. 3

4.             VEPR: Việt Nam chưa có tiến triển nhiều trong việc đa dạng hóa thị trường thương mại 5

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 6

5.             Vì sao cần ràng buộc trách nhiệm trong giới thiệu nhân sự?. 6

QUẢN LÝ.. 7

6.             Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương ban hành kết luận các cuộc thanh tra. 7

7.             Ba Thứ trưởng Bộ Nội vụ được đề nghị khen thưởng vì thành tích "xuất sắc đột xuất". 9

8.             Các bộ ngành còn nợ đọng 26 văn bản pháp luật 9

9.             Lý do nợ Nghị định kiểm soát tài sản của người có chức vụ. 11

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 12

10.          Bỏ sổ hộ khẩu, bỏ các "hủ tục" hành dân. 12

11.          TP.HCM tăng khả năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến với nền tảng LGSP. 14

12.          Tiền Giang đặt mục tiêu tạo hệ sinh thái chuyển đổi số của tỉnh. 14

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 15

13.          Không "tiêu" hết, Bộ NN-PTNT xin trả lại 1.800 tỉ đồng vốn đầu tư công. 15

14.          Khánh Hòa sẽ kỷ luật lãnh đạo đơn vị chậm giải ngân vốn đầu tư công. 16

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 17

15.          Gần 1.400 đảng viên ở Đắk Lắk bị kỷ luật trong nhiệm kỳ 2015 -2020. 17

16.          Bắt 2 cán bộ UBND Hà Nội và 1 nguyên cán bộ Công an liên quan đến vụ án Nhật Cường. 18

17.          Kỷ luật cảnh cáo 2 Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bạc Liêu thiếu gương mẫu. 19

THẾ GIỚI 20

18.          Mỹ bị tác động mạnh nhất bởi dịch COVID-19, Tổng thống Brazil dương tính lần ba. 20

19.          Truy thu tiền thuế trong 7 năm đối với cựu Thủ tướng Malaysia. 22

 CHÍNH SÁCH MỚI

Phạt đến 15 triệu đồng nếu lợi dụng việc giám định tư pháp để trục lợi

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 82/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

 Theo đó, hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động giám định tư pháp được quy định cụ thể như sau.

 Phạt tiền từ 3-7 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Kéo dài thời gian thực hiện giám định mà không có lý do chính đáng; không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản; không thực hiện đầy đủ các quy định về lập, lưu giữ, bảo quản hồ sơ giám định; không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định; không giải thích kết luận giám định theo yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định mà không có lý do chính đáng; thông báo không đúng thời hạn hoặc không thông báo bằng văn bản theo quy định cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định trong trường hợp từ chối giám định.

 Phạt tiền từ 7-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Đánh tráo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định; không bảo quản các mẫu vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định; tiết lộ nội dung kết luận giám định cho người khác mà không được người trưng cầu, người yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản; không lập, lưu giữ hồ sơ giám định; không thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định; không tuân thủ quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn trong quá trình thực hiện giám định; tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung kết luận giám định; can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp; không phân công hoặc phân công người không có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định; đưa ra bản kết luận giám định không tuân thủ về hình thức hoặc nội dung theo quy định; kết luận giám định những vấn đề không thuộc phạm vi chuyên môn được yêu cầu.

 Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lợi dụng việc giám định để trục lợi; tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định; từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kết luận giám định sai sự thật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định của pháp luật; ghi nhận không trung thực kết quả trong quá trình giám định mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

 Bên cạnh hình thức xử phạt bằng phạt tiền, các hành vi vi phạm có thể bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này.

 Ngoài ra, Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong: hoạt động luật sư, hoạt động tư vấn pháp luật, hoạt động công chứng, giám định tư pháp khác, hoạt động đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, thừa phát lại, chứng thực, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, phổ biến, giáo dục pháp luật và hợp tác quốc tế về pháp luật, trợ giúp pháp lý, đăng ký biện pháp bảo đảm, bồi thường nhà nước, lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lĩnh vực thi hành án dân sự, lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, các hành vi vi phạm khác.

 Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2020. (Cafef.vn 21/7)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Thủ tướng yêu cầu xử lý nạn cò mồi, chèo kéo khách du lịch

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, yêu cầu các địa phương ngăn tình trạng cò mồi, chèo kéo khách du lịch.

 Trước đó, một số thông tin báo chí có phản ánh thực trạng thời gian gần đây, nhiều địa phương, doanh nghiệp áp dụng các giải pháp thu hút khách du lịch nội địa.

 Cụ thể, ngày 14/7/2020 trên các phương tiện thông tin đại chúng có bài viết "Thị trường bất động sản với khoảng trống pháp lý của mô hình farmstay", trong đó thông tin: Mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng (farmstay) nở rộ với nhiều hình thức mới, nhưng vẫn chưa có khung pháp lý điều chỉnh và phần lớn các dự án farmstay có nguồn gốc đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thậm chí là đất lấn chiếm.

 Các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu để ban hành chính sách, điều chỉnh hoạt động của mô hình farmstay, tránh các biến tướng tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, kinh doanh.

 Về việc này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, có giải pháp quản lý phù hợp.

 Tiếp đó, ngày 15/7/2020 trên các phương tiện thông tin đại chúng có bài viết "Kích cầu du lịch nội địa: Ngăn 'loạn' cò mồi, chèo kéo du khách", trong đó thông tin: Nhiều địa phương, doanh nghiệp áp dụng các giải pháp thu hút khách du lịch nội địa.

 Do cạnh tranh, giành khách nên nảy sinh các hiện tượng tiêu cực như cò mồi, chèo kéo du khách. Trong khi đó, chế tài với những hành vi này vẫn còn nhẹ, thiếu tính răn đe.

 Về việc này, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, kịp thời có giải pháp phù hợp nhằm chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. (VTV.vn 22/7)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Sau Covid-19, nhà đầu tư FDI sẽ “nhắm” đến Việt Nam nhiều hơn

Với việc kiểm soát tốt dịch Covid-19, môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, Việt Nam được xem là điểm đến thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI sau đại dịch.

 Đến thời điểm này, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19 và được cộng đồng Quốc tế đánh giá cao, nhờ đó, Việt Nam đã khởi động lại các hoạt động của nền kinh tế nhanh hơn nhiều nước trên thế giới. Đây là yếu tố để khẳng định, Việt Nam sẽ có cơ hội phục hồi kinh tế nhanh hơn và có nhiều cơ hội để đón nhận luồng vốn đầu tư đang dịch chuyển hiện nay.

 Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, với tình hình kiểm soát dịch bệnh đang rất khả quan như hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ “nhắm” đến Việt Nam nhiều hơn và giảm bớt đầu tư ở Trung Quốc.

 Theo thống kê, trong 67% doanh nghiệp có ý định dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, 42% muốn chuyển sang Việt Nam với kế hoạch đầu tư vào công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai như: y tế, trí tuệ nhân tạo, robot, big data, fintech…

 Mới đây, Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) đã công bố danh sách 30 doanh nghiệp nước này được Chính phủ hỗ trợ chi phí để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào. Một nửa danh sách này là các công ty đăng ký dịch chuyển sang Việt Nam, gồm doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

 Phần lớn số công ty được trợ cấp để sang Việt Nam thuộc lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp sản xuất liên quan đến chất bán dẫn, linh kiện điện thoại, máy điều hoà hay module điện... Trong danh sách này, Tập đoàn Hoya sản xuất linh kiện ổ cứng dự kiến di dời hoạt động sản xuất Trung Quốc sang Việt Nam và Lào… 

 Bên cạnh đó, có nhiều thông tin, các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới lên kế hoạch dịch chuyển chuỗi sản xuất đến Việt Nam như LG đã chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc về Hải Phòng.

 Còn Nikkei thì cho hay, trong quý II/2020, Apple sẽ sản xuất 3 - 4 triệu chiếc tai nghe AirPods tại Việt Nam, tương đương gần 1/3 tổng sản lượng AirPods trên toàn thế giới. Foxconn - nhà cung ứng linh kiện cho Apple đã đặt nhà máy tại Bắc Giang. Panasonic Việt Nam cũng đang từng bước tiếp nhận để sản xuất tủ lạnh và máy giặt cửa đứng công suất lớn từ Thái Lan vào đầu tháng 9 tới.

 Cơ hội để thu hút vốn FDI đã hiện hữu, tuy nhiên, làm sao để các doanh nghiệp Việt đón “làn sóng” này một cách hiệu quả thì không hề dễ, nhất là từ các ông lớn như Mỹ, châu Âu.

 Theo ông Vũ Tú Thành – Phó Gám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, chuỗi cung ứng toàn cầu đang định hình lại sau đại dịch Covid-19, xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ cho thấy, các nhà đầu tư đang đa dạng hoá thị trường đầu tư. Tức đưa việc sản xuất ra các thị trường ngoài Trung Quốc. Xu hướng này đã bắt đầu 6 năm trước, khi thương chiến Mỹ - Trung bùng nổ xu hướng này trở lên mạnh mẽ hơn và càng mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang bùng phát.

 Ông Thành cho biết, chi phí là yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm nhất khi xem xét một thị trường mới cho đầu tư. Sau thương chiến Mỹ - Trung, yếu tố rủi ro được đưa vào là yếu tố xem xét bên cạnh chi phí. Còn sau Covid-19, thêm một yếu tố được xem xét đó là khả năng chống chịu với các cú sốc.

 Theo ông Thành, nếu đặt tất cả các yếu tố chi phí, rủi ro, khả năng chống chịu vào Trung Quốc thì không đáp ứng được, Việt Nam theo đó trở thành mảnh đất màu mỡ, tiềm năng cho các nhà đầu tư Mỹ.

 “Trong năm 2019, kim ngạch hàng hoá Mỹ nhập khẩu từ các nước châu Á đạt giá trị 31 tỷ USD, trong đó, Việt Nam chiếm 46%. Điều này cho thấy, Việt Nam đang hưởng lợi từ dòng dịch chuyển, mở rộng đầu tư, đa dạng hoá ngoài Trung Quốc. “Việt Nam luôn đứng đầu trong 13 nước châu Á đón nhận dòng đầu tư từ Mỹ. Đây là một tin vui cho Việt Nam”, ông Vũ Tú Thành nhấn mạnh.

 Với những cơ hội đó, Phó Giám đốc điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho rằng, Việt Nam đang lo lắng vì có quá nhiều người quan tâm. Yêu cầu đặt ra là làm sao đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư.

 “Bởi lẽ, hiện, các doanh nghiệp Mỹ lo lắng về môi trường kinh doanh của Việt Nam, nhất là vấn đề ổn định chính sách, đặc biệt là chính sách về thuế, kinh tế số... còn sơ khai và chưa nhất quán, hay vấn đề điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Mỹ cũng lo ngại vấn đề hạ tầng bao gồm cả hạ tầng cứng và mềm”. Do đó, Việt Nam cần khắc phục những điểm nghẽn này để thực sự thu hút được dòng đầu tư chất lượng, ông Vũ Tú Thành chia sẻ.

 TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, trong thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần giữ được 3 mục tiêu nhất quán và lâu dài. Thứ nhất là việc phát triển kinh tế xã hội đất nước hùng mạnh. Thứ hai là xây dựng nền kinh tế tự cường. Thứ ba là đảm bảo an ninh, xã hội, quốc phòng của đất nước và văn hóa dân tộc. (Vov.vn 22/7)Về đầu trang

VEPR: Việt Nam chưa có tiến triển nhiều trong việc đa dạng hóa thị trường thương mại

Theo Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Việt Nam quý 2 và 6 tháng đầu năm-2020 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), do Covid-19 lây lan mạnh trên toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều loại hàng hóa bị ảnh hưởng nặng nề.

 Báo cáo cho biết: Tính chung 6 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 5,46 tỷ USD; khu vực trong nước nhập siêu 8,59 tỷ USD, khu vực FDI xuất siêu tỷ 14,05 tỷ USD. Mặc dù thương mại quốc tế vẫn có thặng dư, sự sụt giảm xuất khẩu đi kèm rủi ro về việc sụt giảm nguồn cung ngoại tệ và các tác động lên dự trữ ngoại hối.

 Tính đến tháng Tư năm 2020, dự trữ ngoại hối đạt 8,4 tỷ USD, đủ để điều hành tỷ giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, theo VEPR, SBV cần cân nhắc đến trường hợp dịch bệnh còn kéo dài và xuất nhập khẩu chưa phục hồi để có các biện pháp phù hợp ổn định kinh tế vĩ mô.

 Trong Quý 2/2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 59,55 tỷ USD, giảm 6,47% so với Q2/2019. Tính tới hết tháng 06/2020, Việt Nam xuất khẩu 122,79 tỷ USD, chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ, chủ yếu do khu vực FDI suy giảm xuất khẩu, trong khi khu vực trong nước vẫn giữ được mức tăng ổn định.

 Trong số các mặt hàng xuất khẩu, mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện dẫn đầu với 10,39 tỷ USD trong Quý 2, chiếm 17,45% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 22,75% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đó là các mặt hàng điện thoại và linh kiện đạt 9,08 tỷ USD, giảm 20,09%; hàng dệt may đạt 6,15 tỷ USD, giảm 22,8%.

 Nhìn chung, xuất khẩu trong nước vẫn phụ thuộc nhiều phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI. Ngay sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, chỉ riêng trong Quý 2, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 2 triệu tấn gạo với trị giá đạt 1,016 tỷ USD - mức trị giá cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây; tăng 21% so với cùng kỳ.

 Biến đổi khí hậu, mưa đá, hạn hán, nạn châu chấu hoành hành khắp các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp tại các nước này, làm suy giảm nguồn cung trên thị trường nông sản thế giới. 

VEPR nhận định: Đây là cơ hội để Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng khắp các thị trường nhập khẩu lớn. Chính phủ cần có các biện pháp đúng đắn, tận dụng triệt để cơ hội này. 

Quý 2 có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD. Trong đó, mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt giá trị cao nhất với 13,4 tỷ USD, chiếm 23,2% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 10,67% so với cùng kỳ. Tiếp theo là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 8,58 tỷ USD, giảm 5,43%; vải các loại đạt 2,89 tỷ USD, giảm 21,73%.

 Một điều đáng chú ý là trong khi nhập khẩu của đa số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu mặt hàng máy tính, điện thoại và linh kiện tăng. Xuất khẩu mặt hàng máy tính sang Trung Quốc chiếm xấp xỉ 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này, và xuất khẩu điện thoại & linh kiện sang Trung Quốc tăng đột biến.

 VEPR khuyến nghị: Trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang leo thang và một số quốc gia, tiêu biểu là Mỹ, có những chính sách hạn chế xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao sang Trung Quốc, Việt Nam cần lưu ý về khả năng trở thành thị trường tạm nhập tái xuất, đi kèm rủi ro chịu các biện pháp trừng phạt thương mại từ các nước đối tác.

 Xét theo thị trường xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 31,5 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 19,66 tỷ USD, tăng 17,4% nhờ xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện tăng mạnh, đạt 3,7 tỷ USD, tăng 146% so với cùng kỳ và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 5,4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ).

 Xét theo thị trường nhập khẩu, trong 6 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 34,92 tỷ USD, giảm 2,2% (so với cùng kỳ). Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 20,78 tỷ USD, giảm 10%. Nhật Bản đạt 9,43 tỷ USD, tăng 5,3%; Hoa Kỳ đạt 7,04 tỷ USD, tăng 7,2% v.v. So sánh với các quý trước, có thể thấy, Việt Nam chưa có tiến triển nhiều trong việc đa dạng hóa thị trường thương mại, VEPR nhận xét. (Cafef.vn 22/7)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Vì sao cần ràng buộc trách nhiệm trong giới thiệu nhân sự?

Để chọn được cán bộ tiêu biểu nhất về đức, tài cần ràng buộc trách nhiệm của từng cá nhân và từng khâu trong công tác cán bộ.

 Tìm được cán bộ, trong đó cán bộ tham gia cấp ủy, nhất là người đứng đầu có đức, có tài thực sự cống hiến vì sự phát triển chung của địa phương, đơn vị là công việc hết sức hệ trọng. Thế nhưng, để tìm được người như vậy, ngay từ khâu đề cử, giới thiệu ban đầu phải chọn được đúng người.

 Để tránh tình trạng người đứng đầu và thậm chí là cấp ủy chuẩn bị công tác nhân sự cho nhiệm kỳ tới không thực sự công tâm, khách quan, thậm chí đưa người thân cận, cùng phe nhóm vào thay thế mình, giải pháp quan trọng bậc nhất là phải ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm chính trị của người giới thiệu ban đầu.

 Có sai phạm liên quan đến một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi còn là Bí thư Ban Cán sự Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai nhưng sau đó ông Nguyễn Văn Quân vẫn được quy hoạch, giới thiệu và bầu vào Ban Thường vụ và giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai kỷ luật bằng hình thức cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Quân.

 Có cán bộ vừa được bổ nhiệm từ Trưởng phòng lên Phó Giám đốc Sở chỉ vài tháng thì bị khởi tố vì những sai phạm trước đó. Không ít vụ việc cán bộ có sai phạm nhưng vẫn được giới thiệu rồi giữ những chức vụ cao hơn.

 Một trong những nguyên nhân là người giới thiệu nhân sự chưa phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Do đó, một số người đứng đầu đã giới thiệu nhân sự không thực sự công tâm, khách quan.

 Theo Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII có nêu rõ, Bí thư cấp ủy giới thiệu để bầu ủy viên ban thường vụ theo một quy trình nhất định, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phải chịu trách nhiệm về việc giới thiệu của mình. Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc tháng 4/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhấn mạnh ngay từ khâu giới thiệu nhân sự ban đầu phải thật công tâm, khách quan.

 Nhiều ý kiến cho rằng, để chọn được cán bộ có đức, có tài phải phát huy dân chủ và trách nhiệm của người giới thiệu, trong đó phải ràng buộc trách nhiệm đối với từng cá nhân và từng khâu trong quy trình nhân sự.

 Thực tế cho thấy, công tác cán bộ, trong đó có công tác nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng vừa qua đã có những bước tiến mạnh mẽ để khắc phục những tiêu cực, hạn chế tồn tại trong nhiều nhiệm kỳ trước đó. (Kênh VTV1 – Thời sự 19h ngày 22/7)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương ban hành kết luận các cuộc thanh tra

Sáng 22/7, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác thanh tra 6 tháng qua và triển khai những tháng cuối  năm 2020. Tới dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.

 Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, 6 tháng qua, Thanh tra chính phủ đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn ngành thanh tra đề ra phương án điều hành linh hoạt công tác thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.

 Theo đó, toàn ngành thanh tra đã triển khai hơn 3.200 cuộc thanh tra hành chính và gần 74.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 31 tỷ đồng, hơn 3.000 ha đất. Kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước gần 14.000 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 41 vụ việc...

 Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều cuộc thanh tra triển khai chậm so với kế hoạch, một số cuộc thanh tra còn kéo dài khi xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra; nhiều vụ việc khiếu nại tố cao giải quyết còn chậm, kéo dài, khi giải quyết còn nhiều sai sót.

 Ông Bùi Dũng Thế, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công Thương cho rằng, pháp luật về thanh tra chuyên ngành chưa quy định cụ thể về thanh tra thường xuyên theo điều 37 Luật Thanh tra hiện hành quy định các hình thức thanh tra theo kế hoạch thanh tra thường xuyên, thanh tra độc lập và thanh tra đột xuất. Tuy nhiên Nghị định 07 năm 2012 chỉ quy định về hình thức thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và thanh tra đột xuất. Việc thực hiện thanh tra chuyên ngành thường xuyên hiện chưa có văn bản hướng dẫn, gây nên những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

 Các đại biểu đề nghị, Chính phủ cần sớm ban hành nghị định quy định cụ thể về hoạt động thanh tra kiểm tra doanh nghiệp, để các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra áp dụng thống nhất. Tạo điều kiện để Thanh tra Chính phủ thống nhất với Kiểm toán Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương sớm thông báo dự kiến kế hoạch thanh tra, kiểm tra của ngành cho UBND các tỉnh để tránh tình trạng chồng chéo kế hoạch thanh tra kiểm tra hàng năm.

 Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh, thách thức phía trước còn rất lớn, trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục có những khó khăn; hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn chịu ảnh hưởng của đại dịch; tình hình lao động, việc làm chịu nhiều ảnh hưởng.

 Phó Thủ tướng đề nghị ngành thanh tra bám sát yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid – 19.

 Bên cạnh đó tập trung kết thúc các cuộc thanh tra đã triển khai theo đúng thời gian quy định; khẩn trương ban hành kết luận các cuộc thanh tra đã kết thúc thanh tra trực tiếp, nhất là các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng .

 Phó Thủ tướng cũng lưu ý ngành thanh tra tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, góp phần bảo đảm ổn định tình hình an ninh, trật tự tạo tiền đề để tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 của Đảng. (Vov.vn 22/7, Phương Thoa)Về đầu trang

Ba Thứ trưởng Bộ Nội vụ được đề nghị khen thưởng vì thành tích "xuất sắc đột xuất"

Bộ Nội vụ và 4 cá nhân được đề xuất khen thưởng vì có thành tích "xuất sắc đột xuất". Trong danh sách cá nhân được đề nghị khen thưởng lần này không có Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân.

 Bộ Nội vụ vừa đăng tải lấy ý kiến nhân dân về đề nghị khen thưởng thành tích xuất sắc đột xuất cho 4 cá nhân nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập và Đại hội thi đua yêu nước Bộ Nội vụ lần thứ IV.

 Trong đó, hai thứ trưởng Bộ Nội vụ được đề nghị trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất:

 Ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ được đề nghị khen thưởng vì có thành tích trong chỉ đạo sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 và việc xây dựng Luật Thanh niên sửa đổi.

 Ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ được đề nghị khen thưởng thành tích trong việc chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm, cải cách chính sách tiền lương và xây dựng hệ thống văn bản, tài liệu điện tử.

 Hai cá nhân được đề nghị xét tặng Huân chương Lao động hạng Nhì là: Ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ và ông Nguyễn Văn Lượng, Quyền Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế.

 Ông Triệu Văn Cường được đề nghị khen thưởng vì thành tích trong nghiên cứu đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

 Ông Nguyễn Văn Lượng, Quyền Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ, đề nghị khen thưởng thành tích trong tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy theo yêu cầu Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII).

 Cùng với 4 cá nhân trên, tập thể Bộ Nội vụ cũng nằm trong danh sách được đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. (Tienphong.vn 22/7, Luân Dũng)Về đầu trang

Các bộ ngành còn nợ đọng 26 văn bản pháp luật

Chiều 22-7, Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với các bộ, ngành về tình hình xây dựng, trình ban hành văn bản quy định chi tiết đã có hiệu lực và sẽ có hiệu lực từ 1-1-2021.

 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Thủ tướng xác định hoàn thiện thể chế là then chốt, là khâu đột phá để đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế.

 Do đó, Bộ trưởng yêu cầu các bộ ngành phải quan tâm, tập trung nguồn lực ưu tiên hàng đầu cho công tác hoàn thiện thể chế. Xây dựng, hoàn thiện thể chế là việc làm chủ động, thường xuyên để tháo gỡ và phát triển.

 “Thủ tướng nhiều lần chỉ đạo Bộ trưởng phải quyết liệt và trực tiếp chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng, trình các văn bản quy định chi tiết cụ thể hóa các luật và chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng văn bản” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh. 

Tổ trưởng Tổ công tác cũng lưu ý việc tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi bộ ngành mình quản lý. Để từ đó kịp thời phát hiện chồng chéo, bất cập, các khó khăn, vướng mắc để đề xuất điều chỉnh, xử lý, tháo gỡ theo đúng chỉ đạo Thủ tướng.

 Bộ trưởng cho biết hiện các bộ ngành còn nợ đọng 26/54 văn bản chiếm 48,1%, tăng tám văn bản so với cùng kỳ năm 2019.

 Cụ thể, Bộ Nội vụ nợ bảy văn bản, Bộ Tài chính nợ sáu văn bản, Bộ Công an năm văn bản; Bộ GD-ĐT là ba văn bản. Các Bộ Quốc phòng, Tư pháp, VH-TD-TT, Thanh tra Chính phủ, Công thương mỗi bộ nợ một văn bản.

 Ngoài ra còn có 49 văn bản hướng dẫn luật, pháp lệnh, nghị quyết có hiệu lực từ 1-1-2021.

 Như vậy từ nay đến cuối năm các bộ ngành phải trình Chính phủ, Thủ tướng ban hành 75 văn bản. Đây là một khối lượng rất lớn, đòi hỏi các bộ, ngành phải quyết liệt khẩn trương. Ngoài ra hiện có bảy bộ, ngành còn nợ đọng 32/44 đề án.

 Ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Nội vụ cho biết trong bảy văn bản chậm tiến độ có dự thảo Nghị định quy định về xử lý cán bộ công chức viên chức. Thời hạn trình nghị định này là 15-4, Bộ đã trình Chính phủ ngày 1-5, đến nay đã hoàn thiện dự thảo nghị định, dự kiến chậm nhất trình Thủ tướng trước 25-7.

 Nói về sự chậm trễ này, ông Tuấn cho biết trong văn bản chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình có yêu cầu xin ý kiến các bộ, ngành có liên quan. Trong một tháng Bộ Nội vụ vừa xin ý kiến các bộ ngành, vừa hoàn thiện dự thảo.

 Bộ trưởng Mai Tiến Dũng hỏi: “Chậm như thế này là lỗi tại VPCP hay tại Bộ Nội vụ?”.

 Ông Tuấn cho rằng nói lỗi của ai rất khó. Bởi thời điểm trình đã chậm nửa tháng so với thời hạn quy định, khi lên đến Chính phủ gần một tháng sau mới có ý kiến chỉ đạo để lấy ý kiến các bộ, ngành.

 Các dự thảo nghị định còn lại, có một văn bản đã trình, đa số dự thảo còn lại Bộ Nội vụ hứa trình Chính phủ trong vòng bảy ngày tới và xin lùi một dự thảo đến tháng 10.

 Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, văn bản này chậm là lỗi tại Bộ Nội vụ không phải VPCP. Vì ngay thời hạn trình yêu cầu 15-4 mà 1-5 mới trình, mất nửa tháng. Khi quay lại mất một tháng nữa mà Bộ Nội vụ chưa trình lại. Còn quy trình nằm ở VPCP một tháng là liên quan đến trình Phó Thủ tướng thường trực chỉ đạo, xong rồi họp, họp ra văn bản.

 “Đây là nghị định rất là khó, từ trước nay chúng ta chưa có nghị định xử lý cán bộ, đặc biệt trong bối cảnh để xử lý các đồng chí nguyên lãnh đạo vi phạm. Đây là vấn đề còn rất vướng, qua thực tiễn mới xây dựng thể chế. Cái này chậm có lý do” - Bộ trưởng Dũng lý giải.

 Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị VPCP báo cáo rõ lý do vì sao văn bản lại nằm ở VPCP lâu như thế. “Cái nào sai mình phải nhận không để các bộ nói VPCP làm rất lâu”.

 Sau khi nghe đại diện Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và công vụ báo cáo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đặt câu hỏi: “VPCP biết lỗi tại đâu không?

 Bộ gửi từ 1-5 mà vụ nói 5-5 mới nhận. Văn bản đi kiểu gì mà mất bốn ngày mới lên tới VPCP. Hiện VPCP đã điện tử hóa hết rồi thì không thể nào mà 4,5 ngày văn bản mới đến VPCP.

 VPCP đã gửi lại sau khi có ý kiến của Phó Thủ tướng thường trực từ 24-6 đến nay 22-7 là gần tròn một tháng, vậy mà chúng ta cứ ngồi đây chờ. Lẽ ra chúng ta phải đôn đốc xem văn bản như thế nào.

 Lẽ ra văn bản hôm nay là vụ phải báo cáo chi tiết nằm chỗ nào? Lỗi tại vụ ngồi sẵn trong phòng lạnh ngại ra ngoài nắng nóng.

 Tôi muốn nói trong phối hợp, đôn đốc thì vụ chuyên ngành rất quan trọng, nhanh hay không là ở đấy. Có những vụ ở VPCP làm rất nhanh, có vụ cứ anh trả lúc nào tôi trình lúc đó mà không đôn đốc, chẳng khác nào làm công việc của văn thư cao cấp. Như thế là không đúng.

 Bộ trưởng yêu cầu Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và công vụ rút kinh nghiệm. Ông Dũng kết lại trách nhiệm trong việc chậm trễ bảy nghị định của Bộ Nội vụ là lỗi tổng hợp cả VPCP và Bộ Nội vụ.

 "Để nợ đọng như này là không được. Tôi đã nhắc việc này ít nhất ba lần” - Bộ trưởng gay gắt. (Plo.vn 22/7)Về đầu trang

Lý do nợ Nghị định kiểm soát tài sản của người có chức vụ

Chiều 22-7, Tổ Công tác của Thủ tướng làm việc với các bộ, ngành về tình hình xây dựng, trình ban hành văn bản quy định chi tiết luật đã có hiệu lực pháp luật và sẽ có hiệu lực pháp luật từ 1-1-2021.

 Theo báo cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng đã có hiệu lực thi hành từ 1-7-2019. Song đến nay Thanh tra Chính phủ vẫn đang “nợ” dự thảo Nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

 Tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ Đinh Văn Minh cho hay, quá trình xây dựng dự thảo nghị định về kiểm soát soát tài sản, thu nhập rất khó khăn.

 “Đúng ra cuối năm 2019, chúng ta đã phải kê khai tàn sản, thu nhập theo Luật Phòng, chống tham nhũng mới. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa kê khai được vì chưa ra được nghị định, trong khi từ nay đến cuối năm thời gian không còn nhiều thời gian, tôi rất lo ngại” - ông Minh nói.

 Theo ông Minh, nguyên nhân đầu tiên của việc này là do Luật Phòng, chống tham nhũng quy định nhiều cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. Tuy nhiên Luật lại không lường đến việc là có những người thuộc nhiều cơ quan, vừa bên Đảng, vừa bên chính quyền kiểm soát tài sản, thu nhập.

 “Quy định của Đảng và quy định của pháp luật có sự khác nhau” - ông Minh nói và giải thích Đảng quy định, kiểm soát tài sản, thu nhập là vấn đề của cấp uỷ. Đặc biệt, Bộ Chính trị có Quy định số 85 quy định rõ cán bộ diện nào thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương kiểm soát.

 Vì vậy, trong quá trình xây dựng dự thảo nghị định, Thanh tra Chính phủ đã nhiều lần xin ý kiến Chính phủ và Chính phủ đề nghị xin ý kiến Bộ Chính trị.

 “Các đồng chí cho ý kiến đều nói là làm sao vừa đúng quy định của pháp luật, vừa phù hợp với quy định của Đảng, nhưng quy định của Đảng và pháp luật thì khác nhau. Cuối cùng, chúng tôi đề xuất phương án có quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập” - ông Minh thông tin.

 Theo ông Minh, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức một cuộc họp xin ý kiến các cơ quan Đảng về vấn đề này gồm: Ban Nội chính Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương. Các cơ quan này đều đồng tình phương án có một quy chế phối hợp về kiểm soát tài sản, thu nhập do Ban Bí thư ban hành.

 Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thiện báo cáo, hồ sơ (kèm dự thảo nghị định và dự thảo quy chế phối hợp) được Bộ Tư pháp thẩm định và đã trình Chính phủ.

 “Ngày 16-7, chúng tôi nhận được văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đề nghị Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ sớm tổng hợp, xin ý kiến Ban Bí thư về nội dung quy chế phối hợp”- Vụ trưởng Vụ Pháp chế Đinh Văn Minh cho hay.

 Theo ông Minh, cố gắng trong tuần này, Thanh tra Chính phủ sẽ có văn bản xin ý kiến Ban Bí thư.

 “Tất cả hồ sơ hiện đã đủ hết rồi, dự thảo nghị định, dự thảo quy chế phối hợp đều đủ rồi. Còn khi nào trình Chính phủ thì phải đợi Ban Bí thư có ý kiến về quy chế phối hợp. Tinh thần chung chúng tôi sẽ cố gắng sớm nhất”-  ông Minh nói.

 Vụ trưởng Vụ Pháp chế nói thêm, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cũng “rất sốt ruột”, nhưng nguyên nhân chậm là "do cơ chế". (Plo.vn 22/7, Đức Minh)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Bỏ sổ hộ khẩu, bỏ các "hủ tục" hành dân

Không có hộ khẩu, đăng ký thường trú phải sử dụng giá điện, nước kinh doanh đắt đỏ, việc xin học cho con cũng vô cùng gian nan, vất vả… Những “hủ tục” này liệu có được xóa bỏ khi bỏ quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú, bỏ sổ hộ khẩu thay bằng mã số định danh cá nhân?

 Luật cư trú sửa đổi đang được Quốc hội cho ý kiến và dự kiến thông qua tại kỳ họp tới đây. Cơ quan thẩm tra, Uỷ ban Pháp luật vừa có buổi làm việc với thành phố Hà Nội, một trong những địa phương chịu tác động nhiều nhất từ dự án luật này. Hà Nội cũng là thành phố đang có điều kiện riêng về điều kiện đăng ký thường trú.

 Ủng hộ phương án bỏ điều kiện riêng, thành phố Hà Nội cho rằng, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được đăng ký thường trú. Việc tồn tại quy định riêng này cũng chỉ giảm được nhập khẩu, chứ không giảm được nhập cư, gây bất bình đẳng về quyền cư trú. Đặc biệt quy định này còn khiến người ngoại tỉnh đã khó khăn về kinh tế lại còn phải sử dụng các dịch vụ điện, nước theo giá kinh doanh đắt đỏ, con em phải học trường tư, học tập trái tuyến, hạn chế trong việc tuyển dụng vào cơ quan nhà nước…

 Một mối lo lớn khác được các đại biểu đưa ra là việc bỏ điều kiện riêng về thường trú tác động như thế nào đến cơ sở hạ tầng như y tế, giáo dục? Tuy nhiên, Hà Nội khẳng định, điều này không ảnh hưởng nhiều, bởi thực tế, dù không đủ điều kiện, công dân vẫn sinh sống và vẫn sử dụng các dịch vụ thiết yếu này. Tất nhiên, về lâu dài, cơ sở hạ tầng về y tế, giáo dục vẫn phải được đầu tư thích đáng.

 Mặc dù vậy, đề xuất bỏ điều kiện riêng về đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu giấy thay bằng số định danh cá nhân cũng khiến không ít đại biểu Quốc hội băn khoăn khi cho ý kiến tại kỳ họp vừa qua. Bất cập được đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và an ninh đề cập đến là việc đi xin học cho con.

 Theo đại biểu, trong trường hợp nếu nhà trường không công nhận mã số định danh cá nhân, lại yêu cầu giấy xác nhận nơi cư trú. Lúc đó, phụ huynh lại bị hành bởi các thủ tục hành chính. Để người dân không phải chạy theo thủ tục hành chính, hủ tục hành dân, đại biểu đề nghị đánh giá kỹ tác động, thậm chí có thể đưa hẳn thành một điều cấm đi kèm.

 Cùng mối quan tâm, đại biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng) cho rằng, số khẩu đối với người dân là một giấy tờ thông dụng để xác lập các giao dịch, như như mua bán điện, nước, giao dịch với ngân hàng… Do vậy, ông đề nghị phải có giải pháp đồng bộ, nếu không sẽ tự gây khó cho chính nhà nước và người dân.

 Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Hồng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và an ninh lại nhận định, phương thức quản lý dân cư mới theo dự luật không chỉ giúp đơn giản về thủ tục giấy tờ, mà còn giúp thuận lợi và tiết kiệm chi phí hành chính.

 Khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, những thông tin về hộ khẩu được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sẽ được sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Do đó, không gây cản trở việc thực hiện các quy định khác như một số đại biểu băn khoăn, lo lắng.

 Theo đại diện ban soạn thảo dự án luật sửa đổi, có tới 167 văn bản liên quan đến sổ hộ khẩu, trong đó một số văn bản thực hiện theo quy định của sổ hộ khẩu giấy, mặc nhiên sẽ hết hiệu lực sau đó. Còn một số văn bản khác sẽ tiếp tục đề xuất điều chỉnh, tạo thuận lợi cho người dân. (Tienphong.vn 22/7, Luân Dũng)Về đầu trang

TP.HCM tăng khả năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến với nền tảng LGSP

Cùng với việc công bố Chương trình chuyển đổi số của thành phố, ngày 22/7, Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng công bố Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của thành phố (HCM LGSP).

 Nền tảng HCM LGSP đã được triển khai và chính thức đưa vào vận hành để kết nối các cơ sở dữ liệu hiện có của thành phố, đồng thời kết nối với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

 Theo Ủy ban nhân dân TP.HCM, nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu thành phố sẽ giúp tăng khả năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân, doanh nghiệp dựa trên nền tảng dữ liệu, thông tin tin cậy được chia sẻ giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

 Cùng với đó, việc chia sẻ dữ liệu cũng giúp giảm nguy cơ đầu tư trùng lắp, do xác định rõ được các thành phần, hệ thống thông tin trong Chính quyền điện tử và trách nhiệm, lộ trình triển khai của các cơ quan.

 Cho biết HCM LGSP là nền tảng quan trọng trong việc hình thành Kho dữ liệu dùng chung của thành phố, Ủy ban nhân dân TP.HCM lý giải: Nền tảng này đảm nhiệm vai trò chính trong việc cung cấp các thông tin kết nối đến các phần mềm tại đơn vị, tích hợp và khai thác dữ liệu từ Kho dữ liệu dùng chung của thành phố. Từ đó, các đơn vị có thể xây dựng chính sách và triển khai ứng dụng CNTT hiệu quả nhờ có được một cái nhìn tổng thể và mạch lạc về việc ứng dụng công nghệ trong các cơ quan nhà nước. 

Để bảo đảm việc triển khai, vận hành nền tảng HCM LGSP được hiệu quả, TP.HCM cũng đã ban hành Quy chế tích hợp, quản lý, vận hành và khai thác Kho dữ liệu dùng chung và cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 2.0.

 Trong Kiến trúc Chính quyền điện tử TP.HCM mới được cập nhật, Ủy ban nhân dân thành phố đã nêu rõ tầm nhìn xây dựng Chính quyền điện tử định hướng Chính quyền số. (Ictnews.vietnam.net.vn 22/7, M.T)Về đầu trang

Tiền Giang đặt mục tiêu tạo hệ sinh thái chuyển đổi số của tỉnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Tiền Giang sẽ phát triển Chính quyền số theo hướng chính quyền tương tác, minh bạch, hoạt động hiệu quả; cung cấp các dịch vụ số mới dựa trên nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, tạo hệ sinh thái chuyển đổi số của tỉnh.

 Đây là một mục tiêu trong Kế hoạch phát triển ngành TT&TT tỉnh Tiền Giang 5 năm từ 2021 – 2025 mới được Sở TT&TT tỉnh ban hành.

 Cũng tại Kế hoạch này, Sở TT&TT Tiền Giang đã xác định định hướng phát triển đến năm 2025 với lĩnh vực CNTT của tỉnh là tăng cường xây dựng hạ tầng thông tin đồng bộ, hiện đại, đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT trong các ngành, lĩnh vực.

 Ứng dụng CNTT kết hợp chặt chẽ với đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước trên địa bàn, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh. 

Đồng thời, từng bước phát triển Công viên phần mềm Mekong, tạo điểm nhấn quan trọng trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, nguồn nhân lực của ngành TT&TT trên địa bàn tỉnh.

 ác chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được trong giai đoạn 2021 - 2025 với lĩnh vực CNTT gồm có: 100% văn bản, tài liệu (không mật) trình UBND tỉnh dưới dạng điện tử; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử; 100% cán bộ, công chức cơ quan nhà nước được cấp và sử dụng hộp thư điện tử trong công việc; 100% hồ sơ khai thuế, nộp thuế của doanh nghiệp nộp qua mạng ở mức độ 4; 90% hồ sơ được cập nhật và xử lý trên phần mềm một cửa điện tử; 85% văn bản không mật trao đổi với các cơ quan nhà nước ngoài tỉnh dưới dạng điện tử.

 Trong thời gian tới, Tiền Giang sẽ xây dựng hệ thống tích hợp dùng chung theo Khung kiến trúc Chính quyền tử điện tử; Triển khai xây dựng các dự án thuộc Đề án xây dựng Mỹ Tho thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020; Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ictnews.vietnamnet.vn 22/7) Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Không "tiêu" hết, Bộ NN-PTNT xin trả lại 1.800 tỉ đồng vốn đầu tư công

Bộ Tài chính vừa báo cáo Thủ tướng về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của các bộ ngành, địa phương. Báo cáo cho thấy có tới 34 bộ, ngành và 7 địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp.

 Với tỉ lệ thanh toán vốn đầu tư công 0%, có 4 cơ quan gồm Văn phòng Chính phủ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, các bộ như Bộ Ngoại giao mới thanh toán được 1,75%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới thanh toán được 74,8 tỉ đồng trong tổng số 1.108 tỉ đồng được giao, chiếm 6,75%, Bộ Tài chính cũng chỉ đạt 20,8%.

 Báo cáo của Bộ Tài chính cũng nêu rõ các bộ, ngành có tỉ lệ giải ngân dưới 15% gồm Bộ Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước...

 Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công thấp hiện nay là do phân bổ vốn chậm, dù hết 6 tháng nhưng có đơn vị chưa phân bổ vốn kế hoạch cho năm 2020. Bên cạnh đó, vướng mắc về cơ chế, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng đã làm chậm tiến độ các dự án. Ngoài ra, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở các bộ, ngành, địa phương. Bộ Tài chính cũng chỉ rõ thủ tục phê duyệt đấu thầu còn kéo dài, tốn nhiều thời gian để thực hiện các thủ tục.

 Đáng chú ý, trong văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) gửi Bộ Tài chính mới đây, tổng vốn kế hoạch năm 2020 của bộ này được Thủ tướng giao là 3.600 tỉ đồng thực hiện 25 dự án ODA.

 Ngay sau có quyết định giao vốn của Thủ tướng, Bộ NN-PTNT đã phân bổ vốn để thực hiện giải ngân. Tuy nhiên, căn cứ vào hiệp định vay, thỏa ước với các nhà tài trợ, kế hoạch vốn vay 2020 có thể giải ngân đến ngày 31-1-2021 của 25 dự án trên chỉ khoảng 1.830 tỉ đồng. Số vốn kế hoạch vốn vay nước ngoài thừa, không sử dụng là hơn 1.800 tỉ đồng.

 Do đó, Bộ NN-PTNT đề nghị Thủ tướng điều chuyển số vốn hơn 1.800 tỉ đồng kế hoạch vốn nước ngoài đã giao cho bộ sang các bộ, ngành và địa phương khác có khối lượng thực hiện và đảm bảo đủ điều kiện giải ngân. Kiến nghị này của Bộ NN-PTNT đang được cấp có thẩm quyền xem xét. 

Giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ quan trọng được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương rốt ráo thực hiện. Từ đầu năm đến nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì nhiều hội nghị với các cơ quan để thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Gần nhất, tại phiên họp trực tuyến với các địa phương vào ngày 16-7, Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải "sốt ruột" khi tiến độ giải ngân vốn vẫn ì ạch. Đồng thời nhấn mạnh sẽ có chế tài xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu tình trạng "có tiền không tiêu được" tiếp tục tái diễn.

 Người đứng đầu Chính phủ cũng đã ký quyết định thành lập 7 đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công do Thủ tướng, 4 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng làm Trưởng đoàn. (Nld.com.vn 21/7, Minh Chiến)Về đầu trang

Khánh Hòa sẽ kỷ luật lãnh đạo đơn vị chậm giải ngân vốn đầu tư công

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định cho biết, sẽ kỷ luật lãnh đạo các đơn vị chậm giải ngân vốn đầu tư công. Đây là giải pháp được ông Nguyễn Khắc Định, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đặt ra tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa 6 vào ngày 21/7.

 Kỳ họp HĐND tỉnh Khánh Hòa diễn ra trong bối cảnh địa phương này đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa có tiền lệ, do những hậu quả của đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội.

 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn đã giảm hơn 12% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch sụt giảm đến 2/3, gần 1.700 doanh nghiệp, gần 60 ngàn người lao động bị ảnh bởi dịch bệnh Covid-19.

 Đặc biệt, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp và nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội quan trọng khác đều giảm xuống, ảnh hưởng mọi mặt đến đời sống người dân. Toàn tỉnh có 47 công trình, dự án chậm tiến độ, không giải ngân hoặc giải ngân rất thấp.

 Đáng nói, ngoài lĩnh vực chuyên môn, 16 sở, ngành lại được giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án, đơn vị ít nhất cũng 1- 2 dự án, nhiều nhất lên đến 9-10 dự án. Trong khi đó, các Ban quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành thì mỗi ban chỉ được giao từ 3-5 dự án. Các đại biểu đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của các chủ đầu tư.

 Ông Trần Hòa Nam, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh đã thành lập Tổ tư vấn, Tổ giúp việc giải ngân vốn đầu tư công, nhưng vì sao vướng mắc trong giải phóng mặt bằng thì chưa thể trả lời được.

 Khánh Hòa đang ở nhóm các tỉnh, thành phố giải ngân vốn đầu tư công thấp, mới đạt 20% kế hoạch. Trong thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa sẽ có những giải pháp quyết liệt để giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

 Theo đó, Thường trực Tỉnh ủy sẽ tham gia các đoàn công tác, tháo gỡ khó khăn cho từng dự án cụ thể, HĐND tỉnh khi cần thiết sẽ mỗi tháng họp 1 lần để giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công.

 Về vấn đề này, ông Nguyễn Khắc Định, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, phải có giải pháp đột phá để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, làm rõ trách nhiệm cá nhân. Trong đó, các đơn vị 10 ngày báo cáo lãnh đạo tỉnh kết quả 1 lần, dự án nào không giải ngân được, không làm tốt thì điều chuyển vốn cho dự án mới.

 Cùng với đó, cán bộ nào chậm trễ, ì ạch, không làm, làm không được, làm không hiệu quả... thì đình chỉ công tác, bố trí công tác khác. Thường trực Tỉnh ủy cũng sẽ đi tận cơ sở, thúc đẩy từng dự án. (Vov.vn 21/7, Thái Bình)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Gần 1.400 đảng viên ở Đắk Lắk bị kỷ luật trong nhiệm kỳ 2015 -2020

Ngày 21/7, Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, nhiệm kỳ 2015-2020.

 Báo cáo tại hội nghị cho thấy, 5 năm qua, cấp ủy các cấp của tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, góp phần tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị.

 Cấp ủy các cấp đã kiểm tra hơn 4.000 tổ chức đảng, tăng 8,3% so với nhiệm kỳ trước, với gần 126.000 lượt đảng viên. Tổ chức giám sát theo chuyên đề hơn 2.000 lượt tổ chức và 12.640 lượt đảng viên.

 Qua kiểm tra đã thi hành kỷ luật 32 tổ chức đảng và 1.388 đảng viên. Nội dung vi phạm chủ yếu là: thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm phẩm chất đạo đức lối sống; chính sách pháp luật của Nhà nước….

 Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ kết đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế và đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ 2020-2025.

 Theo đó, nhiệm kỳ tới, các cấp ủy, tổ chức đảng và Ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh cần tăng cường tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng; thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng; chủ động xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ và hàng năm có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tình hình của địa phương, đơn vị, nhằm đưa nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 đi vào cuộc sống.

 Để làm được điều này, ông Bùi Văn Cường - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk cho biết, Ban thường vụ Tỉnh uỷ quán triệt các cấp uỷ Đảng phải giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất nội bộ, nâng cao kỷ cương, kỷ luật và tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Trong đó, tập trung vào 3 nhiệm vụ quan trọng. Thứ nhất, cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, của cán bộ đảng viên về công tác kiểm tra, giám sát để giúp cho đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ công vụ của mình. Đặc biệt là đạo đức, lối sống.

 Thứ hai, trên cơ sở các quy định của trung ương cụ thể hoá về địa phương để làm căn cứ cho việc tổ chức thực hiện.

 Thứ ba, xây dựng được lực lượng làm công tác kiểm tra, giám sát vững vàng về mặt chính trị, có năng lực trình độ, tâm trong lòng sáng để tránh câu chuyện dĩ hoà vi quí. Từ đó góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng. (Vov.vn 22/7, Hương Lý)Về đầu trang

Bắt 2 cán bộ UBND Hà Nội và 1 nguyên cán bộ Công an liên quan đến vụ án Nhật Cường

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với 03 bị can trong vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” xảy ra tại Hà Nội.

 Điều tra vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" xảy ra tại Hà Nội, ngày 21/7/2020, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với 03 cá nhân có hành vi chiếm đoạt tài liệu mật trong vụ án "Công ty Nhật Cường" do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thụ lý điều tra.

 1. Nguyễn Anh Ngọc, sinh ngày 20/5/1974; chỗ ở: số 104 Ái Mộ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: Phó trưởng Phòng Thư ký – Biên tập, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

 2. Nguyễn Hoàng Trung, sinh ngày 27/7/1983; chỗ ở: phòng 1602 tòa T2 Chung cư Sun Grand City Lương Yên, số 3 Lương Yên, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: Chuyên viên Phòng Thư ký – Biên tập, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

 3. Phạm Quang Dũng, sinh ngày 16/7/1983; chỗ ở: phòng 3312 CT1 Chung cư Eco Green, đường Nguyễn Xiển, Tân Triều, Thanh Trì, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: nguyên cán bộ Công an.

 Ngày 22/7/2020, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 1) đã ra Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với 03 bị can có lý lịch nêu trên.

 Hiện Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi sai phạm của các bị can để xử lý trước pháp luật.

 Trước đó, ngày 13/7, cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc của 3 người này có hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" theo Điều 337 Bộ luật hình sự năm 2015.

 Ngày 16/7, thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, cho biết cơ quan an ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án "chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" liên quan đến thành viên tổ thư ký, tài xế của chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

 Liên quan vụ án Nhật Cường, đến nay cơ quan điều tra cũng đã khởi tố hơn 20 bị can về các tội danh khác nhau gồm "buôn lậu" theo điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015 và tội "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 221 Bộ luật hình sự năm 2015.

 Trong đó có các bị can Nguyễn Tiến Học - nguyên phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư Hà Nội, Phạm Thị Kim Tuyến - trưởng phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch - đầu tư và Lê Duy Tuấn - giám đốc kinh doanh Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh… 

Tổng giám đốc Nhật Cường Bùi Quang Huy được xác định cầm đầu đường dây nhập lậu thiết bị điện tử quy mô lớn, giấu doanh thu hàng nghìn tỉ đồng. Ông Huy bị khởi tố ba tội buôn lậu vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và rửa tiền, đã trốn khỏi Việt Nam và bị truy nã quốc tế.

 Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định Bùi Quang Huy có hành vi sử dụng tiền do phạm tội buôn lậu đưa vào Công ty Nhật Cường và Nhật Cường Software, hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, có dấu hiệu tội phạm "rửa tiền" theo quy định tại điều 324 Bộ luật hình sự.

 Tại thời điểm khởi tố vụ án vào tháng 5/2019, bị can Bùi Quang Huy đã bỏ trốn và hiện Bộ Công an đang truy nã bị can này ở mức đỏ, cấp độ cao nhất, trên toàn thế giới. (VTV.vn 22/7)Về đầu trang

Kỷ luật cảnh cáo 2 Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bạc Liêu thiếu gương mẫu

Ngày 22/7, đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu cho biết cơ quan này đã ký ban hành Thông báo số 178-TB/UBKTTU về kết quả Kỳ họp thứ 35 và 36 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu.

 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu quyết định thi hành kỷ luật ông Lương Phương Đông, Phó Giám đốc phụ trách và ông Bùi Hồng Kỳ, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bạc Liêu.

 Ông Lương Phương Đông và ông Bùi Hồng Kỳ thiếu gương mẫu, không chấp hành nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và công văn chỉ đạo của UBND tỉnh về việc cách ly toàn xã hội và việc không sử dụng rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc. Vi phạm của ông Lương Phương Đông và ông Bùi Hồng Kỳ làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng, đơn vị và cá nhân 2 ông.

 Sau khi xem xét, căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu quyết định thi hành kỷ luật ông Lương Phương Đông và ông Bùi Hồng Kỳ bằng hình thức cảnh cáo.

 Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu cũng xem xét, kết luận giải quyết tố cáo đối với 1 cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Qua xem xét, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kết luận nội dung tố cáo là đúng một phần, đảng viên bị tố cáo có hạn chế, khuyết điểm nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật, từ đó chỉ đề nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với đảng viên bị tố cáo; đồng thời đề nghị tổ chức Đảng có thẩm quyền chỉ đạo kiểm điểm, xem xét, thi hành kỷ luật đối với 2 đảng viên vi phạm và kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với 2 đảng viên có liên quan. Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng 1 đảng viên.

 Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu đã xem xét, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền. (VTV.vn 22/7)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Mỹ bị tác động mạnh nhất bởi dịch COVID-19, Tổng thống Brazil dương tính lần ba

Tính đến 5 giờ sáng nay, theo số liệu của Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu là 15 triệu người, hơn 617 nghìn ca tử vong.

 Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch, với tổng cộng 144.983 ca tử vong trong tổng số 4.030.302 ca nhiễm. Sau Mỹ là Brazil với 81.597 ca tử vong trong số 2.166.532 ca nhiễm, Anh với 45.422 ca tử vong trong số 295.817 ca nhiễm và Mexico với 40.400 ca tử vong trong số 356.255 ca nhiễm. Nếu tính tỷ lệ ca tử vong trên tổng dân số, Bỉ đứng đầu với trung bình 85 ca tử vong trên 100.000 dân, sau đó là Anh với tỷ lệ 67/100.000, Tây Ban Nha là 61, Italy 58 và Thụy Điển 56.

 Châu Âu hiện ghi nhận tổng cộng 206.251 ca tử vong trong tổng số 2.988.151 ca nhiễm, Mỹ Latin và vùng Caribbean ghi nhận 167.347 ca tử vong trong số 3.955.571 ca nhiễm, Bắc Mỹ có 150.960 ca tử vong trong số 4.012.645 ca nhiễm, châu Á ghi nhận 52.729 ca tử vong trong số 2.215.617 ca nhiễm, các con số tương tự của Trung Đông là 23.784 ca tử vong trong số 1.038.665 ca nhiễm, và của châu Phi là 15.737 ca tử vong trong số 751.037 ca nhiễm. Châu Đại Dương ghi nhận 157 ca tử vong trong tổng số 14.523 ca nhiễm.

 Tại Mỹ, bang California đã xác nhận số ca nhiễm vượt 409.000 ca, vượt New York trở thành bang có số ca nhiễm cao nhất nước Mỹ. Ngày 22/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo tình hình dịch xấu đi và kêu gọi người dân đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của virus. Phát biểu tại cuộc họp báo chính thức đầu tiên trong gần 3 tháng qua về tình hình dịch COVID-19, Tổng thống Trump kêu gọi người trẻ ở Mỹ tránh đến những quán bar đông người nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ông Trump nhận định một số khu vực ở Mỹ đang xử lý dịch COVID-19 rất tốt, nhưng một số khu vực khác xử lý chưa tốt. Ông cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19 ở một số khu vực miền Nam nước này. Tuy nhiên, ông cho rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 "đến thời điểm nào đó sẽ biến mất".

 Văn phòng Tổng thống Brazil ngày 22/7 cho biết ông Jair Bolsonaro lần thứ 3 có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Như vậy, Tổng thống Bolsonaro sẽ phải tiếp tục bị cách ly mặc dù "ở trong tình trạng ổn định".

 Tổng thống Bolsonaro, 65 tuổi, hôm 6/7 tuyên bố có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi xuất hiện triệu chứng sốt và suy nhược. Ông đã làm việc tại tư dinh kể từ thời điểm đó và không tham gia các sự kiện công cộng. Tuần trước, Tổng thống Brazil tiếp tục có kết quả xét nghiệm dương tính lần thứ 2 với virus SARS-CoV-2.

 Tại châu Âu, Pháp đã ghi nhận số ca nhiễm gia tăng trong dịp nghỉ Hè. Bộ Y tế nước này xác nhận gia tăng số ca cấp cứu, số ca nhập viện và số ổ dịch mới bùng phát. Kể từ ngày 9/5 vừa qua, ngay trước khi Pháp bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa, đến nay nước này đã phát hiện tổng cộng 547 ổ dịch COVID-19. Hiện còn 208 ổ dịch chưa được kiểm soát.

 Theo cơ quan y tế Sante Publique của Pháp, tỷ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này hiện ở mức 1,2 - tức là trung bình 10 người nhiễm virus có thể lây cho 12 người khác. Ở các khu vực phía Nam, tỷ lệ này có nơi lên đến 1,55.

 Trong khi đó, tại Romania, số ca nhiễm mới trong ngày đã ghi nhận mức cao nhất, với 1.030 ca trong 24 giờ qua. Tổng cộng số ca nhiễm ở nước này hiện là 40.163 ca, trong đó có 2.101 ca tử vong. Chính phủ Romania đã gia hạn tình trạng cảnh báo, vốn đang có hiệu lực từ ngày 15/3, thêm 30 ngày nữa đến tháng 8.

 Trong ngày 22/7, AustraliaNhật Bản ghi nhận số ca nhiễm mới tăng cao nhất trong một ngày. Thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã tiếp tục duy trì cảnh báo ở mức cao nhất khi số bệnh nhân không rõ nguồn lây nhiễm trung bình mỗi ngày là 122,3 người, tăng 1,6 lần. Số bệnh nhân có triệu chứng nặng cũng có dấu hiệu gia tăng với 14 trường hợp, tăng gấp 2 lần. Giới chuyên gia cảnh báo dịch COVID-19 tại thủ đô Tokyo hiện đã lây sang nhóm đối tượng là những người trung niên, cao tuổi và nguồn lây nhiễm không chỉ dừng lại những người có liên quan đến các cửa hàng ăn uống, dịch vụ giải trí về đêm mà đã xuất hiện ở nhiều khu vực khác như cơ sở chăm sóc sức khỏe, gia đình, nơi làm việc... Các chuyên gia nhấn mạnh về lâu dài, hệ thống y tế của Tokyo có thể rơi vào tình trạng quá tải.

 Trong khi đó, tại Thái Lan, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) đã thông qua việc kéo dài sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 1 tháng cho tới ngày 31/8. Người phát ngôn CCSA Taweesilp Visanuyothin cho biết việc kéo dài nói trên là cần thiết vì đại dịch COVID-19 vẫn đang lây lan trên thế giới, trong khi Thái Lan sẽ cho phép khách nước ngoài nhập cảnh và nới lỏng các biện pháp phong tỏa đối với những loại hình kinh doanh và hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao. CCSA cũng thông qua trên nguyên tắc giai đoạn 6 nới lỏng các biện pháp phong tỏa đối với một số nhóm người nước ngoài, nhưng đang chờ những hướng dẫn cụ thể về việc phòng chống dịch bệnh từ các bộ liên quan trước khi công bố ngày áp dụng.

 Cùng ngày, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cũng quyết định mở rộng các biện pháp giãn cách xã hội mới nghiêm ngặt từ nửa đêm 22/7 với yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang tại tất cả những khu vực công cộng trong nhà, gồm các khu thương mại và chợ. Các biện pháp mới sẽ được áp dụng trong 2 tuần. Quan chức phụ trách y tế Hong Kong, bà Sophia Chan nhấn mạnh các ca nhiễm mới gia tăng mới đây chủ yếu do người dân không đeo khẩu trang.

 Tại châu Á, một số hoạt động vui chơi, giải trí đã bắt đầu được mở lại ở những khu vực nguy cơ lây nhiễm thấp. Giám đốc Cơ quan điện ảnh thành phố Bắc Kinh, Wang Jiequn cho biết từ ngày 24/7, các rạp chiếu phim ở những khu vực nguy cơ lây nhiễm thấp ở thủ đô của Trung Quốc có thể nối lại hoạt động với việc triển khai các biện pháp hiệu quả trong phòng chống dịch, như hạn chế số lượng khán giả mỗi buổi chiếu ở mức 30% sức chứa của rạp và bán vé ngồi giãn cách. Khán giả phải dùng tên thật để đặt chỗ trước, đeo khẩu trang trong rạp và những người không quen biết nhau nên ngồi cách xa nhau ít nhất 1 mét.

 Trong khi đó, Đài tưởng niệm chiến tranh của Hàn Quốc tại thủ đô Seoul đã mở cửa trở lại sau 2 tháng đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch. Đài tưởng niệm này nằm trong số hàng chục địa điểm công cộng được mở cửa trở lại trong tuần này trong bối cảnh số ca lây nhiễm tại Seoul có dấu hiệu thuyên giảm. Cùng ngày, Bộ Giáo dục, Thanh niên và thể thao Campuchia đã thông báo về việc Hội đồng Bộ trưởng Campuchia cho phép bộ này được mở cửa trở lại 20 trường học ở thủ đô Phnom Penh, thành phố Siem Reap và thành phố Battambang, đáp ứng tiêu chuẩn cao về an toàn như mỗi lớp học không vượt quá 15 học sinh, trong khi việc giãn cách xã hội phải được áp dụng chặt chẽ.

 Hôm nay đã bước sang ngày thứ 97, Việt Nam không phát hiện thêm ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng. Ngày 21/7, nước ta có thêm 12 ca mắc COVID-19 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. (VTV.vn 22/7)Về đầu trang

Truy thu tiền thuế trong 7 năm đối với cựu Thủ tướng Malaysia

Tòa án Malaysia đã yêu cầu cựu Thủ tướng Najib Razak nộp số tiền thuế 1,69 tỷ Ringgit (tương đương 400 triệu USD) mà ông đã không nộp trong suốt 7 năm cầm quyền.

 Tòa án Malaysia nêu rõ, các cựu Thủ tướng không được phép miễn nộp thuế và ông Najib phải nộp số tiền thuế còn nợ nhà nước.

 Tháng 6/2019, cơ quan thuế Malaysia đã khởi kiện cựu Thủ tướng Najib nhằm truy thu số tiền thuế mà ông đã không nộp trong giai đoạn từ năm 2011 - 2017, cộng thêm tiền phạt và tiền lãi.

 Ông Najib, 67 tuổi, giữ cương vị Thủ tướng Malaysia từ năm 2009 - 2018. Ông đang phải đối mặt với 4 cáo buộc về lạm dụng quyền lực, tham nhũng với số tiền gần 530 triệu USD từ Quỹ đầu tư nhà nước 1MDB và 21 cáo buộc rửa tiền liên quan đến số tiền này. 

Dự kiến, tòa án Malaysia sẽ đưa ra phán quyết trong vụ kiện chống lại vị cựu Thủ tướng này vào ngày 28/7 tới. (VTV.vn 22/7)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 

 

More