Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 31-3-2020

Post date: 31/03/2020

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.                Thủ tướng đồng ý công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc. 1

2.                Chính phủ chưa tính đến phong tỏa Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh. 3

3.                Thủ tướng: Các cơ quan bố trí cán bộ làm việc ở nhà qua máy tính, hạn chế đến cơ quan  4

4.                Thủ tướng ra chỉ thị về hỗ trợ ngân sách chống COVID-19. 5

5.                Chủ tịch TP HCM: “Không để xảy ra việc như Bệnh viện Bạch Mai”. 6

6.                Chúng ta phải chiến thắng... 7

CHÍNH SÁCH MỚI 8

7.                Những Nghị định mới có hiệu lực từ tháng 4/2020. 8

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 10

8.                Ba kịch bản cho kinh tế Việt Nam trong đại dịch. 10

9.                GDP Quý I/2020 tăng thấp nhất trong 10 năm qua. 11

10.             Bao giờ tăng trưởng hàng quý của Việt Nam mới trở lại quanh mức 7%?. 12

11.             Tổng cục Thống kê: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I/2020 thấp nhất 10 năm.. 13

QUẢN LÝ.. 14

12.             Bộ Nội vụ không để chậm, sót việc, không lùi thời hạn trình các văn bản, đề án. 14

13.             Ràng buộc chặt trách nhiệm người đề cử ở đại hội đảng các cấp. 15

14.             Cải cách kiểm tra chuyên ngành chậm do thiếu quyết liệt 16

15.             Đại sứ Anh: Chúng ta rất may mắn khi được sinh sống và làm việc tại Việt Nam.. 17

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 18

16.             Giải ngân vốn đầu tư công quý I đạt hơn 13%.. 18

THẾ GIỚI 18

17.             Nhiều nước xử phạt nặng những trường hợp vi phạm lệnh cách ly. 18

18.             Trung Quốc sẵn sàng đưa nền kinh tế quay lại nhịp độ trước dịch COVID-19. 19

 TIÊU ĐIỂM

Thủ tướng đồng ý công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều nay, 30/3, Thủ tướng cũng nhất trí với đề xuất của Ban Chỉ đạo là yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19; đồng ý công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc; yêu cầu cơ bản dừng vận chuyển công cộng.

 Dẫn lại một bản tin trên báo chí đánh giá Việt Nam hành động rất sớm, rất kiên quyết và đúng thời điểm, Thủ tướng nhấn mạnh, đó là nguyên nhân mang lại thành công ban đầu, được bạn bè quốc tế và nhân dân đánh giá cao.

 Thủ tướng biểu dương cán bộ, nhân viên ngành y tế, cảm ơn Bệnh viện Bạch Mai đã có nhiều bác sĩ tình nguyện ở lại cùng với người bệnh nặng và nhiều bác sĩ tình nguyện khác mà chúng ta hay gọi là chiến sĩ áo trắng. Biểu dương ngành công thương và các doanh nghiệp đã làm thành công bộ đồ bảo hộ và đặc biệt, bảo đảm đầy đủ khẩu trang cho ngành y tế.

 "Hệ thống của chúng ta trên dưới một lòng, quyết tâm ngăn chặn có hiệu quả COVID-19 ở nước ta", Thủ tướng nêu rõ. Đây là thời điểm có tính chất quyết định đến cục diện cuộc chiến chống COVID-19. Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng phải tập trung cao độ cho phòng chống dịch. Trước hết, ngành y tế phối hợp chặt chẽ với TP. Hà Nội và ngành công an, các cơ quan khác, chớp thời gian, tranh thủ từng phút, từng giờ, rà soát khoanh vùng những đối tượng nguy cơ lây nhiễm ở ổ dịch Công ty Trường Sinh, Bệnh viện Bạch Mai. "Tinh thần là thần tốc và cương quyết, dồn mọi nguồn lực dập bằng được ổ dịch này", Thủ tướng nhấn mạnh. Ngành công an phối hợp với ngành y tế làm rõ nhân thân, các mối quan hệ của nhân viên Công ty Trường Sinh để tìm hết các cá nhân liên quan dễ bị lây nhiễm.

 Thủ tướng nêu rõ, cách ly xã hội là cần thiết để ngăn chặn hiệu quả việc lây lan ra cộng đồng, "chúng ta không được chủ quan, không được lơ là vì chúng ta có nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng trên đường phố vẫn đông người, trên bãi biển vẫn còn rất nhiều người và trong một số điểm vẫn chưa thực hiện nghiêm về số người tụ tập". Đây thực sự là nguy cơ lây nhiễm cao.

 Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu "tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, khu phố nào ở khu phố đó, nhà nào ở nhà đó" ít nhất trong vòng 15 ngày để tránh lây nhiễm.

 Các cơ quan bố trí cán bộ làm việc ở nhà và xử lý công việc qua công nghệ thông tin trừ trường hợp đặc biệt phải đến cơ quan, ví dụ như xử lý tài liệu mật, bộ phận trực sẵn sàng chiến đấu, trực cơ quan đầu não, bộ phận sản xuất dịch vụ thiết yếu, sản xuất công cụ cần thiết cho nền kinh tế… Người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm nếu để cơ quan có nhiều người lây nhiễm do không nắm vững các quy định về phòng chống dịch COVID-19.

 Đối với các bệnh viện trong toàn hệ thống, Bộ Y tế nên có quy định phù hợp để tránh trường hợp một cá nhân nhiễm COVID-19 đi khám mà ảnh hưởng đến toàn bộ bệnh viện.Thủ tướng nêu rõ, cơ bản dừng vận chuyển công cộng, hạn chế tối đa phương tiện cá nhân. Yêu cầu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc tách riêng khu cách ly cũ và mới để tránh lây nhiễm chéo giữa người cũ và người mới vào khu cách ly.

 Về an sinh xã hội cho người dân, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ bàn vấn đề này vào ngày 1/4, trước hết là đối với người thu nhập quá thấp, trên tinh thần là ngân sách Trung ương và địa phương cố gắng hỗ trợ. Mức và đối tượng cụ thể sẽ được thảo luận tại phiên họp Chính phủ sắp đến.

 Thủ tướng nêu rõ bảo đảm nguồn cung hàng hóa, lương thực thiết yếu, bảo đảm giá cả phù hợp, chất lượng, không để người dân quá khó khăn.

 Thủ tướng mong muốn báo chí tiếp tục tuyên truyền để làm sao nhân dân yên tâm, hiểu, ủng hộ và tự giác thực hiện các chủ trương của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19; tiếp tục chấn chỉnh tình trạng một số tờ báo rút tít gây hiểu nhầm.

 Về vấn đề hợp tác sản xuất máy thở, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ chủ trì chỉ đạo vấn đề này trên tinh thần cấp bách.

 Thủ tướng nhất trí cho phép Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục nhận điều trị bệnh nhân nặng cấp cứu, không để bệnh nhân tử vong vì không được cấp cứu, đề nghị Bệnh viện phải tổ chức thực hiện chặt chẽ trên cơ sở bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và cho bệnh nhân.

 Thủ tướng cũng nhất trí với đề xuất của Ban Chỉ đạo là yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19; đồng ý công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc. (Cafef.vn 30/3, Đức Tuân)Về đầu trang

Chính phủ chưa tính đến phong tỏa Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho biết tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 30/3.

 Chính phủ chưa tính đến phong tỏa Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh như nhiều nước đã làm ở các thành phố lớn nhưng mọi người dân phải ở trong nhà nếu không có việc thực sự cần thiết, để hạn chế việc lây nhiễm SARS-CoV-2. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, hơn 2 tháng qua, cả hệ thống chính trị đã lao động quên mình để kiểm soát dịch COVID-19 không bùng nổ ở Việt Nam. Trích dẫn lại một số bài bào của nước ngoài nhận định việc Việt Nam đã hành động rất sớm, rất kiên quyết và đúng thời điểm nên đã mang lại thành công ban đầu, Thủ tướng cho biết, báo chí đã đưa tin nhiều người Việt Nam ở nước ngoài cảm thấy may mắn khi được trở lại Việt Nam, nước mà họ có thể yên tâm nhất khi dịch bệnh xảy ra. Thủ tướng khẳng định quyết tâm không để  mất niềm tin ấy, khi ở 201 quốc gia, vùng lãnh thổ đã có trên trên 723.000 người mắc COVID-19. Trong đó, 10 quốc gia có số mắc trong khoảng 10.000 - 100.000 trường hợp. Đến chiều nay đã có 34.000 người tử vong do COVID-19. Trong đó 7 quốc gia có trên 1.000 người tử vong.

 Thủ tướng nhấn mạnh, nhờ không do dự hay loay hoay giữa bài toán kinh tế và sức khoẻ của người dân, hay không chọn sai đường dẫn đến phải có hành động sửa sai khi đã quá muôn nên Việt Nam đã tận dụng được các cơ hội để kiểm soát được dịch bệnh. Vì thế, sau 8 ngày từ hôm 20/3, khi có người nhiễm thứ 100 đến hết ngày 28/3, Việt Nam chỉ có thêm 88 người mắc COVID-19. So với các nước khác trên thế giới Việt Nam đã kiểm soát dịch tốt hơn cả những nước trong nhóm kiểm soát dịch tốt. Vì trong 9 ngày sau ca thứ 100, nhiều nước đã để dịch phát triển nhanh từ 3 đến 10 lần so với Việt Nam.

 Cùng với gửi lời cảm ơn tới cả hệ thống chính trị và cảm ơn nhân dân đã hợp tác, ủng hộ Đảng và Nhà nước trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng hết sức nhấn mạnh tới một thực tế là hiện công cuộc phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam đang ở thời điểm quyết định đến cục diện của cuộc chiến chống dịch COVID-19, đặc biệt là ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai rất nguy hiểm, nhất là hiện mới chỉ tìm được 30.000 bệnh nhân đã từng qua Bệnh viện Bạch Mai, còn 5.000 người dự kiến đêm nay mới tìm được. Trong số gần 7.300 người ở bệnh viện này được xét nghiệm, còn 300 người chờ kết quả. Còn đến chiều nay, Hà Nội đã ghi nhận 83 người mắc COVID-19, trong đó 36 người lây nhiễm trong cộng đồng, 32 người lây từ Bệnh viện Bạch Mai. Vì thế, cùng với chuẩn bị các thủ tục để Thủ tướng công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc, giờ phải tập trung mọi nỗ lực để Hà Nội không bị bùng phát dịch COVID-19.

 Thủ tướng giao Bộ Y tế có ngay các quy định phù hợp về việc khám bệnh ở các cơ sở y tế nhằm không để những người mang mầm bệnh COVID-19 đến các cơ sở y tế làm ảnh hưởng đến toàn bộ bệnh viện như vừa qua. Cùng với biểu dương các bác sỹ và nhân viên y tế ở C4, Viện tim mạch của Bệnh viện Bạch Mai tình nguyện ở lại điều trị cho các bệnh nhân, Thủ tướng cho phép bệnh viện này tiếp tục được nhận điều trị bệnh nhân nặng cấp cứu, không để bệnh nhân tử vong mà không được cấp cứu. Vì hiện tại, đang có khoảng 100 bệnh nhân nặng chỉ có thể vào đây điều trị, trong đó 1/3 có thể tử vong. Tuy nhiên việc tiếp nhận điều trị phải được thực hiện chặt chẽ tên cơ sở, đảm bảo an  toàn cho nhân viên y tế và  cho bệnh nhân.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, mặc dù Chỉ thị của Thủ tướng đã yêu cầu dừng tất cả các hoạt động tập trung trên 20 người trong 1 phòng và không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện. Tuy nhiên, mấy ngày nay ở các thành phố lớn vẫn còn quá nhiều người dân đi lại trên đường phố. Trước tình hình cấp bách hiện nay, Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị không được phép chủ quan, trong việc vận động và yêu cầu mọi người dân thực hiện nghiêm hạn chế ra đường, bởi với tình hình hiện nay người dân sẽ phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 rất cao. (VTV.vn 30/3)Về đầu trang

Thủ tướng: Các cơ quan bố trí cán bộ làm việc ở nhà qua máy tính, hạn chế đến cơ quan

Thủ tướng nêu rõ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 30/3, các cơ quan bố trí cán bộ làm việc ở nhà qua máy tính, hạn chế đến cơ quan, trừ các trường hợp trực, không thể vắng mặt...

 Chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19 báo cáo tình hình và đưa ra các quyết sách.

 Phát biểu khai mạc, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tiếp tục thần tốc trong công việc, cương quyết dồn mọi nguồn lực để dập các ổ dịch, nhất là ổ dịch đã phát hiện như Công ty Trường Sinh, Bệnh viện Bạch Mai, quán bar Buddha, không để rơi vào thế bị động. "Tinh thần là tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó".

 Theo Thủ tướng, tình trạng di chuyển qua lại các tỉnh còn quá đông, còn tình trạng ở một số nơi người dân di chuyển, ra đường nhiều, có thể gây nguy cơ lây nhiễm lớn. Do đó, trừ trường hợp đặc biệt, công vụ đặc biệt hoặc là các bệnh viện, cửa hàng, siêu thị, cơ sở sản xuất phục vụ nhân dân còn nói chung là ở nhà, làm việc trực tuyến.

 Thủ tướng đề nghị cuộc họp thảo luận một số vấn đề như có cần thành lập thêm bệnh viện dã chiến hay không, huy động sẵn sàng là bao nhiêu, các phương án đối với Thủ đô…

 Thủ tướng nêu rõ, các cơ quan bố trí cán bộ làm việc ở nhà qua máy tính, hạn chế đến cơ quan, trừ các trường hợp trực, không thể vắng mặt...

 Nhấn mạnh việc bảo đảm an sinh xã hội cần thiết, Thủ tướng đề nghị các địa phương lo cân đối nguồn lực, không để tình hình xấu rồi mới đặt vấn đề. Chúng ta không có biện pháp mạnh thì không thể thực hiện được "giờ vàng", thần tốc là ở chỗ này, không thể chủ quan, Thủ tướng nhắc lại, thái độ phải cương quyết.

 Thủ tướng cho biết, để tập trung cho công tác phòng chống dịch, dừng tổ chức hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với địa phương dự kiến vào ngày mai, 31/3.

 Trước đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã kiến nghị tại phiên họp trực tuyến của Chính phủ với lãnh đạo 5 thành phố lớn, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì sáng ngày 29/3 đề nghị Thủ tướng cho một số cơ quan hành chính nghỉ việc.

 "Hà Nội đề nghị Thủ tướng cho phép nghỉ một số cơ quan hành chính ở Hà Nội và kể cả ở các tỉnh, thì sự lây lan của Bệnh viện Bạch Mai sẽ được ngăn chặn, sẽ trở thành các đám cháy lốm đốm. Các cơ quan y tế sẽ dập dịch nhanh, không cho lây lan ở các chỗ đông người", ông Chung nêu ý kiến. (Cafef.vn 30/3)Về đầu trang

Thủ tướng ra chỉ thị về hỗ trợ ngân sách chống COVID-19

Ngày 29-3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 437 về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19.

 Quyết định nêu rõ về cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương như sau: Đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, ngân sách trung ương hỗ trợ 70% mức ngân sách Nhà nước thực chi theo quy định.

 Đối với các tỉnh, TP trung ương còn lại: Các tỉnh, TP có tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

 Các tỉnh, TP có tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 30% phần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

 Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại thì ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ NSNN. Các địa phương sử dụng tối đa 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương, tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để thực hiện phòng, chống dịch COVID-19.

 Trường hợp các địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở mức độ lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương, gồm: 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương thì ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.

 Quyết định nêu rõ, Bộ Tài chính căn cứ quy định tại Quyết định này và số thực chi từ NSNN hỗ trợ phòng, chống dịch gây ra do UBND cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo, xem xét, hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho từng địa phương và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

 Trường hợp dịch bệnh xảy ra ở phạm vi lớn, ngân sách địa phương không đủ nguồn lực để thực hiện phòng, chống dịch, căn cứ đề nghị của UBND cấp tỉnh, Bộ Tài chính thực hiện bổ sung một phần kinh phí cho địa phương để thực hiện (tối đa 70% mức ngân sách trung ương hỗ trợ).

 Chủ tịch UBND các tỉnh, TP, căn cứ điều kiện thực tế và khả năng của ngân sách địa phương quyết định bổ sung thêm mức hỗ trợ kinh phí cho người bị cách ly y tế, người trực tiếp tham gia phòng chống dịch so với chế độ chi, mức chi theo quy định. (PLO.vn 30/3, Trà Phương)Về đầu trang

Chủ tịch TP HCM: “Không để xảy ra việc như Bệnh viện Bạch Mai”

Ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu Sở Y tế làm việc với Bệnh viện Chợ Rẫy - có quy mô 6.000 người như Bệnh viện Bạch Mai, để có biện pháp hỗ trợ, tránh xuất hiện ổ dịch.

 Họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 chiều 30/3, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu tất cả cơ sở khám chữa bệnh kiểm tra chặt, tránh lây lan, nhất là ở Chợ Rẫy - bệnh viện tuyến cuối của Bộ Y tế, quy mô 6.000 người.

 Ông Phong cho biết, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã có kế hoạch kiểm soát cụ thể những trường hợp thăm bệnh, nhân viên đổ rác, vệ sinh... Nhưng bệnh viện nằm trên địa bàn, thành phố cần có phương án hỗ trợ. "Giám đốc Sở Y tế mời lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy đến để bàn bạc cụ thể, tính toán kế hoạch với các bệnh viện lớn khác trên địa bàn, không để xảy ra sự việc như ở Bệnh viện Bạch Mai", ông Phong nói.

 Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng giao Phó chủ tịch thường trực Lê Thanh Liêm làm việc với các đơn vị liên quan, kiểm tra tất cả công ty cung cấp thức ăn cho bệnh viện, tính toán việc hạn chế người nhà đến thăm bệnh.

 Chủ tịch UBND thành phố cũng giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẵn sàng các cơ sở lưu trú để nhận người lang thang cơ nhỡ về chăm sóc, theo dõi sức khoẻ. Sở cũng cần có phương án hỗ trợ những người bán vé số vì theo Chỉ thị 15, Chính phủ đã dừng dịch vụ xổ số kiến thiết trong 15 ngày. "Họ hầu hết là người khó khăn, kiếm ăn từng bữa nhờ vào tiền hoa hồng bán vé số, chúng ta cần chia sẻ với họ", ông Phong nói.

 Sở Công thương được yêu cầu làm việc với đơn vị cung cấp thực phẩm, đảm bảo nguồn cung cho các siêu thị với tiêu chí "hàng hết bao nhiêu sẽ được lấp đầy bấy nhiêu".

 Công an thành phố được yêu cầu ra quân trấn áp tội phạm trong tháng 4, bảo đảm an toàn cho người dân an tâm chống dịch bệnh.

 Liên quan công văn "báo cáo công suất hoả táng" của Sở Tài nguyên – Môi trường gây hoang mang dư luận, một lần nữa ông Phong khẳng định thường trực UBND thành phố không có chủ trương, không chỉ đạo ban hành công văn này. "Tôi đã phê bình nghiêm khắc và yêu cầu Sở làm rõ trách nhiệm. Chiều nay, tôi vừa nhận được báo cáo của Sở nhưng chưa chấp thuận vì chưa giải quyết thấu đáo vấn đề", ông Phong nói.

 Trước đó, báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết thành phố ghi nhận 49 ca nhiễm nCoV (7 ca đã bình phục xuất viện), còn 4 ca đang chờ Bộ Y tế công bố. Trong đó, 2 trường hợp là chồng và tài xế của bệnh nhân 151 - có mặt ở bar Buddha & Grill, còn lại là 2 người Việt Nam từ nước ngoài về, được cách ly từ trước.

 Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 cũng đề nghị thành phố kiểm soát các chốt ra vào thành phố, các bến xe liên tỉnh, sân bay Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn để có phương án theo dõi sức khoẻ tại nhà với những người từ địa phương khác. (Vnexpress.net 30/3, Hữu Công – Mạnh Tùng)Về đầu trang

Chúng ta phải chiến thắng...

Tính đến 18 giờ 30 ngày 29.3, cả nước ghi nhận 188 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 18 ca liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội - nơi được coi là ổ dịch lớn và nguy hiểm nhất nước. Ngay trong tối 28.3, Binh chủng Hóa học đã tiến hành phun khử trùng toàn bộ bệnh viện. Bộ Y tế kêu gọi người dân đã từng đến bệnh viện này khai báo sức khỏe với các cơ quan chức năng...

 Tình hình dịch bệnh đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều, bởi vậy, sự chung sức, đồng lòng của các lực lượng chức năng và mọi người dân lúc này là đặc biệt cần thiết. Mọi người dân cần tuyệt đối tuân thủ các khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chức năng. Đặc biệt, phải trung thực, trách nhiệm trong khai báo tình trạng sức khỏe cũng như lịch trình di chuyển, tiếp xúc với người khác. Tuyệt đối không làm phức tạp thêm tình hình, cố tình đưa những thông tin chưa được kiểm chứng hoặc hoàn toàn sai sự thật lên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận.

 Các cơ quan chức năng cũng cần cương quyết xử lý và xử lý nghiêm khắc các cá nhân cố tình lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. Xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân thuộc các cơ quan chức năng ban hành văn bản liên quan đến phòng chống dịch gây hoang mang dư luận. Xử lý nghiêm những cá nhân cố tình trốn tránh các yêu cầu thực hiện cách ly của các cơ quan chức năng.

 Đến nay, tuyệt đại đa số các địa phương đã thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trong đó yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ 0 giờ ngày 28.3 đến hết ngày 15.4; tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác...

 Các Bộ Y tế, Quốc phòng, Công an, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, yêu cầu thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe, sàng lọc đối với các trường hợp đã nhập cảnh Việt Nam từ ngày 8.3.2020 không thuộc diện cách ly tập trung để áp dụng các biện pháp cách ly, giám sát phù hợp. Chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, cảnh sát khu vực, công an xã, thanh niên xung kích trên địa bàn, tổ dân phố, thôn bản… tăng cường việc giám sát các trường hợp cách ly tại gia đình, hạn chế tối đa việc giao tiếp của các đối tượng bị đề nghị cách ly y tế; thực hiện cưỡng chế cách ly y tế đối với các trường hợp chống đối...

 Rạng sáng ngày 29.3, hệ thống loa truyền thanh thuộc một phường ở quận Thanh Xuân, Hà Nội vẫn đang phát Công điện khẩn của Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các quận huyện thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch Covid-19 từ Bệnh viện Bạch Mai lây lan trong cộng đồng. Theo đó, các đơn vị thành lập tổ công tác tiến hành rà soát tất cả các trường hợp nội trú của Bệnh viện Bạch Mai đã ra viện, bệnh nhân ngoại trú đến khám điều trị, người đến thăm, chăm sóc bệnh nhân, sinh viên, học sinh thực tập tại bệnh viện từ ngày 10.3 đến nay... Cùng thời điểm phát Công điện, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố đã trực tiếp đến từng nhà để thực hiện các nội dung công điện.

 Vậy nhưng đâu đó vẫn còn những cách hành xử khiến dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, các cơ quan chức năng lao đao, dư luận phẫn nộ.

 Dịch bệnh chắc chắn sẽ còn những diễn biến phức tạp khó lường, nhưng như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định: Trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, chúng ta đã thắng trong chiến dịch mở màn, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến và nhất định chúng ta phải chiến thắng cả cuộc chiến này. Để làm được điều này, bên cạnh những nỗ lực của các cơ quan chức năng, cần thiết phải có sự chung sức, đồng lòng của người dân. (Daibieunhandan.vn 30/3, Khánh Ninh)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Những Nghị định mới có hiệu lực từ tháng 4/2020

Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ bị phạt tới 50 triệu đồng, bãi bỏ một số quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong kinh doanh bất động sản... là những nghị định mới có hiệu lực từ đầu tháng 4/2020.

 Bổ sung một số quy định xử phạt VPHC về lao động, BHXH: Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực thi hành từ 15/4/2020 và bãi bỏ Nghị định 95/2013/NĐ-CP, Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Theo đó, bổ sung một số quy định xử phạt hành chính về lao động, BHXH, đơn cử như:

 - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với 01 hành vi vi phạm kỷ luật lao động (điểm d khoản 3 Điều 18);

 - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động sử dụng người dưới 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm (điểm c khoản 2 Điều 28);

 - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm (điểm b khoản 2 Điều 29);...

  Bãi bỏ một số quy định xử phạt VPHC trong kinh doanh bất động sản: Theo Nghị định 21/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Cụ thể:

 - Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 60 Nghị định 139/2017/NĐ-CP: Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới BĐS, điều hành sàn giao dịch BĐS (Sử dụng giảng viên không đủ tiêu chuẩn theo quy định).

 - Bãi bỏ điểm a, điểm b khoản 1 Điều 61 Nghị định 139/2017/NĐ-CP: Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư (Thực hiện đào tạo không đúng địa điểm đào tạo theo quy định; Sử dụng giảng viên không đủ tiêu chuẩn theo quy định).

 Đối với những hành vi nêu trên mà xảy ra trước ngày 01/4/2020 nhưng đã có quyết định xử phạt VPHC của người có thẩm quyền mà chưa thực hiện thì tiếp tục thực hiện theo quy định.

 Trường hợp các hành vi vi phạm nêu trên đã bị lập biên bản VPHC hoặc được phát hiện sau ngày 01/4/2020 thì không xử phạt VPHC.

 Nghị định 21/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2020.

 Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ bị phạt tới 50 triệu đồng: Từ ngày 01/4/2020, Nghị định 18/2020/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ có hiệu lực thi hành.

 Theo đó, quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ như sau:

 - Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

 + Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ;

 + Hành nghề đo đạc và bản đồ không đúng với nội dung ghi trong chứng chỉ hành nghề.

 - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

 + Làm sai lệch nội dung trong Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;

 + Hành nghề đo đạc và bản đồ không có chứng chỉ hành nghề hoặc hành nghề đo đạc và bản đồ trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề;

 + Hoạt động đo đạc và bản đồ khi không duy trì các điều kiện theo quy định để được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

 - Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

 + Hoạt động đo đạc và bản đồ không đúng với nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;

 + Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;

 + Hoạt động đo đạc và bản đồ khi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ hết thời hạn.

 - Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi hoạt động đo đạc và bản đồ không có giấy phép hoặc hoạt động đo đạc và bản đồ trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ. 

Tung tin giả lên Facebook có thể bị phạt đến 20 triệu đồng: Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, chính thức có hiệu lực từ ngày 15/04/2020.

 Cụ thể, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong 08 nhóm hành vi tại Khoản 1 Điều 101; đơn cử như:

 - Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

 - Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

 - Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

 - Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc…

 Bên cạnh việc phạt tiền thì người vi phạm buộc phải gỡ bỏ thông tin vi phạm khỏi các trang mạng xã hội. (Cafef.vn 30/3, Hồng Vân)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Ba kịch bản cho kinh tế Việt Nam trong đại dịch

Dù ở kịch bản nào, GDP cũng không thể tăng 6% nhưng nhờ sức chịu đựng tài khóa và tiền tệ tốt, kinh tế vĩ mô có thể vẫn ổn định. Tác động của Covid-19 đến nền kinh tế có thể được hình dung qua ba kịch bản.

 Kịch bản đầu tiên, là dịch bệnh chỉ tập trung tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh hưởng chủ yếu khi đó với Việt Nam nằm ở phía cung, gồm nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào và nguồn nhân lực tay nghề cao. Chịu tác động chính là các ngành công nghiệp như điện tử, may mặc, hóa chất.

 Ảnh hưởng ở phía cầu trong kịch bản này là du lịch, bởi khách Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 50% tổng xuất khẩu du lịch của Việt Nam. Nếu như chỉ có Trung Quốc và Hàn Quốc, mức độ ảnh hưởng của Covid-19 là không lớn do sản xuất, tiêu dùng và du lịch sẽ hồi phục nhanh từ cuối tháng 3/2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng đưa ra dự báo, trong trường hợp dịch được kiểm soát trong quý I, GDP cả năm có thể tăng 6,2%. Tuy nhiên, điều này đã không thành hiện thực, khi Covid-19 diễn biến phức tạp hơn.

 Kịch bản thứ hai đang xảy ra, là dịch bệnh lan rộng sang Tây Âu và Bắc Mỹ, kèm tốc độ tăng nhanh số ca nhiễm tại Việt Nam. Đây được xem là kịch bản "cơ sở".

 Khác với kịch bản đầu, kịch bản hai tác động mạnh tới phía cầu. Giả định dịch bệnh sẽ kéo dài ít nhất hai tháng (kể từ khi tuyên bố phong tỏa Italy ngày 9/3), tức sẽ kéo dài đến tháng 5-6 và chậm nhất tháng 7 tuyên bố hết dịch, tăng trưởng kinh tế hai quý đầu năm sẽ rất thấp, thậm chí âm. Bù lại tăng trưởng nửa cuối năm sẽ rất mạnh do các nước đồng loạt kích thích kinh tế. Trong dự báo của Bộ Kế hoạch đầu tư, nếu dịch kéo dài đến quý II, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ là 6%. Nhưng đây vẫn là một con số rất thách thức.

 Kịch bản thứ ba là đại dịch kéo dài dẫn đến khủng hoảng. Đây là kịch bản "rất xấu". Trường hợp này, dịch bệnh sẽ là khởi nguồn cho khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ mắt xích yếu nhất là Italy. Nếu Covid-19 kéo dài hơn tháng 7, không loại trừ Mỹ hay nhiều nước phát triển sẽ rơi vào khủng hoảng như năm 2008, với nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, lao động mất việc, tác động tiêu cực lên thị trường tín dụng.

 Hệ lụy của khủng hoảng này sẽ vô cùng nặng nề và kéo dài. Hiện tại, xác suất của kịch bản này chưa cao do sức khỏe của hệ thống ngân hàng toàn cầu đã tốt hơn thời điểm nổ ra khủng hoảng tài chính năm 2008, trừ hệ thống ngân hàng Italy.

 Với những dữ kiện hiện tại, rất khó để dự báo về diễn biến dịch bệnh. Kịch bản cho nền kinh tế, vì thế, có thể nằm giữa hai giả định "cơ sở" và "rất xấu". Tuy nhiên, chắc chắn là GDP năm nay sẽ không thể đạt 6%.

 Việt Nam cần phải chuẩn bị cho kịch bản tăng trưởng có thể chỉ ở mức 5%, với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. Nếu giải ngân đầu tư công tiếp tục chậm chạp, lãi suất giảm không đáng kể, con số tăng trưởng năm nay có thể còn thấp hơn.

 Trong ngắn hạn, sự hoảng loạn trên thị trường tài chính toàn cầu đã dẫn tới làn sóng rút vốn mạnh của nhà đầu tư nước ngoài, tác động trực tiếp lên chỉ số chứng khoán và tỷ giá của Việt Nam. Trong tương lai, mô hình phục hồi chữ V, W, U hay L, tương ứng với đà phục hồi rất nhanh từ đáy hay diễn biến chậm hơn, sẽ phụ thuộc vào hai biến số là dịch bệnh và sức khỏe tài chính của các quốc gia.

 Điểm tích cực hiện nay là sức chịu đựng của tài khóa và tiền tệ Việt Nam còn tương đối tốt, gồm lượng tiền sẵn có trong Kho bạc (khoảng 400.000 tỷ đồng), lượng tiền Ngân hàng Nhà nước đang hút khỏi lưu thông (xấp xỉ 150.000 tỷ) và dự trữ ngoại hối (trên 80 tỷ USD). Như vậy, nhờ có "tấm đệm rủi ro" này, ngay cả trong kịch bản "rất xấu", Việt Nam vẫn có khả năng giữ ổn định vĩ mô. (Vnexpress.net 29/3)Về đầu trang

GDP Quý I/2020 tăng thấp nhất trong 10 năm qua

Dịch COVID-19 đã tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực của Việt Nam, khiến GDP Quý I/2020 chỉ tăng 3,82%. Đây là thông tin do Tổng cục Thống kê đưa ra tại họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội vừa diễn ra chiều 27/3.

 3,82% là mức tăng trưởng thấp nhưng đây vẫn là mức tăng khá so với các nước trong khu vực khi dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến toàn thế giới thời gian qua. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng 0,08%; dịch vụ tăng 3,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15%. Đây là các ngành đóng vai trò động lực chính của nền kinh tế nên khi chuỗi sản xuất, giao thương có gián đoạn đã phải chịu ảnh hưởng mạnh.

 Tăng trưởng kinh tế chậm lại cũng phản ánh ở số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18.600 doanh nghiệp, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng COVID-19 sẽ kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất trong Quý II sẽ khả quan hơn.

 Điểm đáng chú ý trong Quý I là vốn thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đã đạt 13,2% kế hoạch cả năm, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là tín hiệu tích cực và là lực đẩy quan trọng cần tiếp tục duy trì trong thời gian tới.

 Dự báo nền kinh tế Quý II sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng bình quân Quý I tăng tới 5,56% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng bình quân cao nhất trong 5 năm gần đây và là thách thức lớn cần được kiểm soát chặt chẽ hơn trong thời gian tới để đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra là CPI tăng dưới 4% trong cả năm nay. (VTV.vn 29/3)Về đầu trang

Bao giờ tăng trưởng hàng quý của Việt Nam mới trở lại quanh mức 7%?

Nếu dịch bệnh sớm được các nước trên thế giới kiểm soát vào thời điểm giữa quý II, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ sớm phục hồi mạnh trở lại trong quý III và quý IV với mức tăng quanh 7% - Bảo Việt Securities (BVSC) nhận định.

 Theo công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP quý I/2020 của Việt Nam ước tính chỉ tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước- mức tăng thấp nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. Đáng chú ý, sự sụt giảm mạnh diễn ra ở cả ba khu vực kinh tế, BVSC cho biết.

 Cụ thể, khu vực nông – lâm - thủy sản chỉ tăng 0,08%, trong đó, ngành nông nghiệp tăng trưởng âm 1,17%, ngành lâm nghiệp tăng 5,03% nhưng chiếm tỷ trọng thấp, ngành thủy sản tăng 2,79% - thấp hơn mức tăng 4,96% và 5,42% của cùng kỳ các năm 2018 và 2019.

 Khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ tăng 5,15%, trong đó ngành khai khoáng tăng trưởng âm 3,18% trong khi ngành công nghiệp chế biến chế tạo (động lực chính của GDP) chỉ tăng 7,12% (thấp hơn nhiều mức tăng 12,3% của cùng kỳ năm 2019).

 Khu vực dịch vụ với tỷ trọng lớn nhất trong GDP (43%) cũng chỉ tăng 3,27% trong quý I/2020, giảm một nửa so với mức tăng 6,5% của cùng kỳ năm ngoái.

 Như vậy, so với các dự báo sơ bộ hồi đầu tháng 2, mức tăng 3,82% của GDP trong quý I như trên là thấp hơn khá nhiều.

 Tuy nhiên, đây không phải điều quá bất ngờ đối với nhà đầu tư trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến mới phức tạp gần đây, theo BVSC.

 BVSC cho rằng, với các động thái "giãn cách xã hội" quyết liệt của Chính phủ kể từ cuối tháng 3/2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh trong quý II, đặc biệt là khu vực dịch vụ.

 Khu vực công nghiệp-xây dựng trong quý II có thể không còn chịu nhiều áp lực về gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc và Hàn Quốc như vào thời điểm giữa quý I nhưng sẽ phải đối mặt với sự suy giảm nguồn cầu ở cả thị trường trong nước lẫn các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ và châu Âu (chiếm tổng tỷ trọng khoảng 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).

 Nếu dịch bệnh sớm được các nước trên thế giới kiểm soát vào thời điểm giữa quý II, BVSC cho biết kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ sớm phục hồi mạnh trở lại trong quý III và quý IV với mức tăng quanh 7%. Tuy vậy, về tổng thể chung, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% của Chính phủ cho cả năm nay sẽ rất khó để hoàn thành. (Cafef.vn 30/3, T.Công)Về đầu trang

Tổng cục Thống kê: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I/2020 thấp nhất 10 năm

Theo Tổng cục Thống kê, về tình hình lao động, việc làm quý I/2020 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp kỷ lục. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm.

 Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê chỉ ra: lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý I/2020 ước tính là 55,3 triệu người, giảm 673,1 nghìn người so với quý trước và giảm 144,2 nghìn người so với cùng kỳ năm 2019 do trong quý thị trường lao động giảm ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước và ở các ngành, nghề lao động.

 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I/2020 ước tính đạt 75,4%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, đây là mức thấp nhất 10 năm qua. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý I/2020 ước tính là 48,9 triệu người, giảm 351,2 nghìn người so với quý trước và tăng 4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

 Cụ thể, lao động nam 26,9 triệu người, chiếm 55% tổng số và lao động nữ 22 triệu người, chiếm 45%; khu vực thành thị 16,5 triệu người, chiếm 33,7% và khu vực nông thôn là 32,4 triệu người, chiếm 66,3%.

 Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong quý I/2020 ước tính là 54,2 triệu người, bao gồm 18,2 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 33,5% tổng số (giảm 1,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước); khu vực công nghiệp và xây dựng 16,5 triệu người, chiếm 30,5% (tăng 1,3 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ 19,5 triệu người, chiếm 36% (tăng 0,4 điểm phần trăm).

 Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước quý I/2020 ước tính là 2,02%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,57%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý I/2020 là 2,22%, trong đó khu vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,73%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý I/2020 ước tính là 7,01%, trong đó khu vực thành thị là 9,91%; khu vực nông thôn là 5,77%.

 Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I/2020 ước tính là 2%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,97%; khu vực nông thôn là 2,52% (tỷ lệ thiếu việc làm của quý I/2019 tương ứng là 1,17%; 0,6%; 1,45%).

 Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản quý I/2020 ước tính là 55,3%, trong đó khu vực thành thị là 47,3%; khu vực nông thôn là 61,7%. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản quý I/2019 tương ứng là 55,9%; 47,9%; 62,2%.

 Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong quý I/2020 ước tính là 7,4 triệu đồng/tháng, tăng hơn 616 nghìn đồng so với quý trước và tăng 476,5 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nhập của lao động nam là 7,8 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 6,8 triệu đồng/tháng, lao động thành thị là 8,7 triệu đồng/tháng, lao động nông thôn là 6,5 triệu đồng/tháng. (Cafef.vn 30/3)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Bộ Nội vụ không để chậm, sót việc, không lùi thời hạn trình các văn bản, đề án

Chiều ngày 30.3, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị giao ban bằng hình thức trực tuyến giữa lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ về kết quả công tác Quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác Quý II năm 2020 của Bộ Nội vụ nhằm thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19.

 Đây là Hội nghị giao ban trực tuyến đầu tiên của Bộ Nội vụ, lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ tham dự cuộc họp sẽ ngồi tại phòng làm việc của mình và sử dụng thiết bị máy tính, điện thoại di động, tablet, Ipad để tham dự cuộc họp. 

Báo cáo tóm tắt công tác Quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác Quý II năm 2020 do Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, theo chương trình công tác năm 2020, Bộ Nội vụ phải thực hiện 143 nhiệm vụ trình cấp có thẩm quyền (trong đó: 32 văn bản quy phạm pháp luật và 111 văn bản, đề án), theo đó, công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ và thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ được đổi mới, quyết liệt ngay từ những ngày đầu năm, các đơn vị đã tập trung nguồn lực để hoàn thiện các dự án Luật và xây dựng nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Lãnh đạo Bộ đã làm việc với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ để quán triệt triển khai nhiệm vụ theo Chương trình công tác năm 2020 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nội vụ bảo đảm tiến độ, chất lượng. Trong Quý I/2020, Bộ Nội vụ chưa để xảy ra tình trạng nợ đọng văn bản hoặc chậm thực hiện nhiệm vụ (theo dõi trên Hệ thống quản lý văn bản địê tử của Văn phòng Chính phủ).

 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành qua Hệ thống quản lý văn bản của Bộ Nội vụ (Voffice) được thực hiện quyết liệt, thông suốt; việc giải quyết các thủ tục hành chính của công dân, tổ chức đúng quy trình, thời hạn theo quy định.

 Bộ Nội vụ đã chủ động triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó với dịch bệnh Covid-19: thành lập Ban Chỉ đạo, tăng cường công tác truyền thông về dịch bệnh; trang bị dung dịch rửa tay khô tại các vị trí thang máy, sảnh phòng họp, phát khẩu trang miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường vệ sinh công sở theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế, tiến hành khử trùng Trụ sở Bộ…

 Nhiệm vụ chung của tháng 4 và Quý II năm 2020, Bộ Nội vụ không điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác năm 2020. Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra; chủ động nghiên cứu, đề xuất thay đổi cách làm việc bằng hình thức trực tuyến, không để chậm, sót việc, không lùi thời hạn trình các văn bản, đề án. (Daibieunhandan.vn 30/3, Bảo Hân)Về đầu trang

Ràng buộc chặt trách nhiệm người đề cử ở đại hội đảng các cấp

Việc quy định rõ ràng trách nhiệm của người giới thiệu, người đề cử tại đại hội như thêm một cơ chế kiểm soát nhằm hạn chế tình trạng “thỏa thuận đề cử”, chạy chức, chạy quyền, đồng thời tránh để “lọt” những người không đủ tiêu chuẩn được giới thiệu để tranh thủ phiếu bầu.

 Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký ban hành Hướng dẫn số 03-HD/TW hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng. Hướng dẫn này có những sửa đổi, bổ sung nhằm thể hiện chặt chẽ hơn nguyên tắc tập trung - dân chủ trong công tác cán bộ.

 Trong đó, hướng dẫn này nêu rõ trách nhiệm của người đề cử trong việc giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy tại đại hội (Điều 11) được quy định cụ thể: Tại đại hội, người đề cử nhân sự tham gia cấp uỷ phải chịu trách nhiệm trước đại hội về tiêu chuẩn, điều kiện tham gia cấp uỷ của người mà mình đề cử.

 “Sau đại hội, nếu xác minh người được đề cử không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thì tuỳ theo mức độ vi phạm, người đề cử sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của Đảng” - Hướng dẫn 03 nêu rõ.

 Phân tích về quy định này, PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) - cho rằng: Đây là một bổ sung quan trọng xuất phát từ thực tiễn thực tế qua các kỳ đại hội. Việc này sẽ nhằm nâng cao được trách nhiệm của người đề cử, người giới thiệu trong việc giới thiệu nhân sự. Đồng thời, quy định này là một bước để công tác cán bộ được chặt chẽ, hoàn thiện hơn. 

Theo ông Hà, về công tác bầu cử trong Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã có Quyết định 244-QĐ/TW ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng với nhiều quy định chặt chẽ.

 Theo đó, khi đã thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ quy trình chuẩn bị danh sách đề cử thì các ủy viên cấp ủy triệu tập Đại hội sẽ không được tự ứng cử, cũng như không nhận đề cử ở Đại hội nữa. Tuy nhiên, ràng buộc này không ngăn cản hoàn toàn quyền đề cử, tự ứng cử ở Đại hội. Bởi khi ra Đại hội, đại biểu vẫn có thể giới thiệu đảng viên khác và đảng viên không phải là cấp ủy viên triệu tập đại hội vẫn có quyền tự ứng cử, nhận đề cử để xem xét đưa vào danh sách bầu cấp ủy khóa mới. Như vậy, việc giới thiệu, đề cử, nhận đề cử, tự ứng cử tại Đại hội như thế không phải qua các quy trình chặt chẽ như số ứng viên đã nằm trong danh sách do cấp ủy chuẩn bị sẽ có thể dẫn tới những thiếu sót.

 “Từ thực tiễn, các nhiệm kỳ đại hội trước đây, có xuất hiện một số trường hợp như giới thiệu theo kiểu “xuề xòa” nể nang nhau dẫn đến chọn sai cán bộ. Do vậy, hướng dẫn này nhằm nâng cao trách nhiệm của người giới thiệu. Đảng viên có quyền giới thiệu nhưng cũng phải có trách nhiệm về ý kiến của mình. Người giới thiệu phải cân nhắc, suy nghĩ kỹ, phải nắm chắc về trường hợp mình giới thiệu chứ không phải vì thân quen, tình cảm…” - ông Hà nói và nhấn mạnh rằng, phải nâng cao trách nhiệm của những người giới thiệu nhân sự nói chung và trách nhiệm của người giới thiệu tại đại hội nói riêng để tránh tình trạng phe cánh, lợi ích nhóm. 

Cùng quan điểm, ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cho rằng, công tác nhân sự là một trong những yếu tố quyết định thành công của đại hội. Các quy chế về bầu cử và ứng cử trong Đảng cũng đã khá rõ ràng và có nhiều quy định chặt chẽ. (Laodong.vn 30/3, Ái Vân)Về đầu trang

Cải cách kiểm tra chuyên ngành chậm do thiếu quyết liệt

Việc cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn chưa đạt mục tiêu của Chính phủ. Tổng cục Hải quan đang hoàn thiện Dự thảo Đề án “Đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” nhằm góp phần đẩy mạnh quá trình cải cách KTCN, giảm gánh nặng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

 Tổng cục Hải quan cho biết, trong những năm qua, công tác cải cách KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã có những kết quả bước đầu. Đáng chú ý, tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải KTCN trước thông quan giảm từ mức xấp xỉ 26% năm 2015 xuống mức 19,1% hiện nay. Tuy nhiên, con số này chưa đạt yêu cầu tỷ lệ dưới 10% của Chính phủ.

 Cũng theo số liệu của cơ quan hải quan, đến tháng 12/2019 vẫn còn khoảng 70.000 mặt hàng phải chịu sự quản lý, KTCN. Như vậy, tỷ lệ cắt giảm trong 5 năm qua chỉ đạt 12.600/82.600 mặt hàng. Đây là con số rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ là phải cắt giảm được 50%.

 Báo cáo đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) cho thấy, công tác KTCN vẫn còn nhiều điểm hạn chế.

 Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là một số bộ, ngành còn thiếu quyết liệt và khẩn trương trong triển khai các nhiệm vụ để cải cách toàn diện hoạt động KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; thiếu sự kết nối, trao đổi và chia sẻ thông tin giữa cơ quan KTCN và cơ quan hải quan nên dẫn đến khó khăn cho quá trình thực hiện.

 Bên cạnh đó, một số nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu chưa được áp dụng hoặc đã áp dụng nhưng chưa hiệu quả. Chẳng hạn, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định việc áp dụng phương thức kiểm tra giảm nhưng đến nay vẫn chưa triển khai; Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định việc miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu trong thời hạn 2 năm, nhưng quy định phải có văn bản xác nhận miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra dẫn đến thực tế hàng hóa được miễn giảm kiểm tra là rất ít.

 Theo ông Vũ Lê Quân, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan thuộc Tổng cục Hải quan, những điểm hạn chế của KTCN đã và đang gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp và Nhà nước.

 Ông Quân cho biết, Tổng cục Hải quan đang lấy ý kiến các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp về việc xây dựng Đề án “Đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”. Dự kiến trong quý I/2020, Tổng cục Hải quan sẽ hoàn chỉnh Dự thảo Đề án báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ.

 Tại dự thảo này, Tổng cục Hải quan đề xuất mô hình mới nhằm đơn giản, chuẩn hóa, thống nhất quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu. Nguyên tắc xây dựng Đề án là tuân thủ đúng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm và các luật khác có liên quan, đồng thời kế thừa các quy định đã được triển khai tốt hiện nay. Theo mô hình mới, đầu mối duy nhất là cơ quan hải quan chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục kiểm tra cho doanh nghiệp.

 Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu với các nhiệm vụ cụ thể gồm: Kiểm tra hồ sơ, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với lô hàng nhập khẩu để thông quan; kiểm tra các lô hàng có nghi vấn về chất lượng hoặc kiểm tra ngẫu nhiên tại hiện trường trên cơ sở áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra bằng máy móc thiết bị tại hiện trường hoặc trưng cầu, giám định, thử nghiệm tại tổ chức giám định được chỉ định. Tổ chức này do doanh nghiệp lựa chọn và thông báo cho cơ quan hải quan. (Baodauthau.vn 30/3, Xuân Yến)Về đầu trang

Đại sứ Anh: Chúng ta rất may mắn khi được sinh sống và làm việc tại Việt Nam

Chúng tôi khuyên bạn hãy tuân thủ luật pháp và phong tục Việt Nam để tránh bị xử phạt. Chúng ta rất may mắn khi được sinh sống và làm việc tại đây, không nên kỳ vọng được đối xử đặc cách so với người địa phương. Hãy tôn trọng luật pháp và chuẩn mực văn hóa của Việt Nam - Đại sứ Gareth Ward nói.

 Tối 30/3, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đã phát đi thông điệp mới nhất từ Đại sứ Anh Gareth Ward và Tổng Lãnh sự Anh Ian Gibbons.

 Theo ông Gareth Ward, trong tuần qua, phía lãnh sự quán đã hỗ trợ hàng trăm công dân Anh những người đến thăm Việt Nam và gặp khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19. Nhiều người trong số họ đã trở về Anh an toàn.

 Với những công dân Anh lựa chọn ở lại Việt Nam, ông Ian Gibbons - Tổng lãnh sự Anh tại TP. Hồ Chí Minh và ông Gareth Ward cho biết có một số lời khuyên dành cho họ trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một số quy định mới để ngăn chặn dịch Covid-19, đặc biệt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

 "Cùng với việc các doanh nghiệp và cửa hàng không thiết yếu hiện đã tạm thời đóng cửa, người dân địa phương hay người nước ngoài tại Việt Nam đều đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn dịch bệnh - ông Ian Gibbons nói.

 "'Cách ly xã hội' là điều mà tất cả chúng ta cần phải làm. Nhưng nó có nghĩa là gì? Tại Hà Nội nơi tôi đang sống, số lượng người ra đường đã giảm đáng kể. Bạn nên ở nhà nhiều nhất có thể, và nếu bắt buộc phải ra ngoài, hãy luôn nhớ đeo khẩu trang. Đồng thời, cố gắng giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với những người xung quanh", ông Gareth Ward chia sẻ.

 Việc cách ly cũng sẽ được tiến hành nếu bất cứ ai có tiếp xúc với những người bị nhiễm Coronavirus. Ông Ian Gibbons thông tin rằng: Chính phủ Việt Nam đã xác nhận sẽ trang trải tất cả chi phí cách ly nhưng người nuóc ngoài sẽ phải tự chi trả các phí điều trị tại bệnh viện nếu nhiễm coronavirus, và chi phí khách sạn trong thời gian tự cách ly.

 "Những biện pháp này được thực hiện để đảm bảo an toàn và sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Chúng tôi khuyên bạn hãy tuân thủ luật pháp và phong tục Việt Nam để tránh bị xử phạt.

 Chúng ta rất may mắn khi được sinh sống và làm việc tại đây, không nên kỳ vọng được đối xử đặc cách so với người địa phương. Hãy tôn trọng luật pháp và chuẩn mực văn hóa của Việt Nam, và hãy thể hiện rằng bạn đang chung sức góp phần ngăn chặn đại dịch toàn cầu này", ông Gareth Ward cho biết. (Cafef.vn 30/3, N.Dương)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Giải ngân vốn đầu tư công quý I đạt hơn 13%

Hết quý I năm nay, ước giải ngân đạt hơn 13%, mặc dù cao hơn cùng kỳ năm 2019 nhưng vẫn thấp hơn kế hoạch được Nhà nước giao.

 Bộ Tài chính vừa có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công tính đến hết tháng 3. Hết quý I vẫn còn 30 Bộ, ngành, địa phương giải ngân chỉ đạt dưới 5%. Trong đó, có 21 Bộ, ngành gần như chưa giải ngân được đồng vốn nào.

 Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân chậm là do các đơn vị vẫn chủ yếu thực hiện giải ngân số vốn còn lại của năm ngoái, một số dự án chưa đủ điều kiện giao kế hoạch vốn năm nay. Ngoài ra, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên khó khăn trong huy động nhân lực, vật tư để thi công và chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý.

 Bộ Tài chính kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân, quản lý nguồn vốn, đặc biệt với các dự án có tính lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành… (VTV.vn 30/3)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Nhiều nước xử phạt nặng những trường hợp vi phạm lệnh cách ly

Một số nước áp dụng hình thức phạt tiền hoặc phạt tù với người vi phạm quy định về cách ly liên quan tới dịch COVID-19.

 Các nghị sĩ Nga đề xuất áp đặt những hình phạt nghiêm khắc đối với người vi phạm quy định cách ly. Người vi phạm có thể bị phạt từ 500.000 tới 2 triệu Rub. Nếu người vi phạm khiến 1 người tử vong hay cố ý lây nhiễm sang nhiều người, họ có thể phải đối mặt với 5 năm tù giam, thậm chí là 7 năm tù giam nếu khiến hơn 2 người tử vong. Hạ viện Nga sẽ xem xét dự luật này trong ngày 31/3.

 Một người đàn ông Serbia, 38 tuổi, đã bị tuyên án 3 năm tù giam, mức án cao nhất vì tội vi phạm quy định cách ly bắt buộc trong dịch COVID-19. Người này trở về từ nước ngoài nhưng không chịu cách ly ít nhất 14 ngày theo quy định. Giới chức nước này cũng đã bắt giữ hơn 100 người với cáo buộc vi phạm quy định cách ly bắt buộc. Trong đó, 2 người đã bị kết án 2 năm tù giam.

 Nếu người dân Singapore đứng hoặc ngồi gần nhau trong khoảng cách 1m ở nơi công cộng sẽ bị phạt 10.000 SGD hoặc bị phạt tù lên tới 6 tháng, thậm chí cả 2 hình phạt. Các cơ sở kinh doanh như nhà hàng cũng phải giữ khoảng cách ghế ngồi cách nhau ít nhất 1m, nếu không cũng phải chịu hình phạt tương tự. (VTV.vn 30/3)Về đầu trang

Trung Quốc sẵn sàng đưa nền kinh tế quay lại nhịp độ trước dịch COVID-19

Chính phủ Trung Quốc đang dùng những biện pháp kích thích kinh tế để các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động bình thường và tái khởi động nền kinh tế.

 Tín hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng đưa nền kinh tế quay lại nhịp độ trước dịch COVID-19 là việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến công du đến thăm thành phố cảng Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Đây là địa phương "đầu tàu" công nghiệp của nước này, một trong những thành phố cảng nhộn nhịp nhất thế giới và là đầu mối thương mại ở miền Đông Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có buổi tiếp xúc, trò chuyện với công nhân ở khu công nghiệp chuyên về sản xuất phụ tùng ô tô.

 Trong diễn biến liên quan, các cửa hàng, siêu thị ở Vũ Hán đã mở cửa trở lại và hoạt động khá tấp nập. (VTV.vn 30/3)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More