Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 14-4-2021

Post date: 14/04/2021

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.                Chủ tịch Quốc hội: Phải làm tốt để ngày 23/5 thực sự là ngày hội của toàn dân. 1

2.                Một số ứng viên đại biểu Quốc hội, HĐND đạt thấp hơn 50% tín nhiệm, có người 2%.. 2

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 3

3.                Chuyên gia: Tăng trưởng tín dụng năm 2021 có thể vượt mục tiêu 12%.. 3

4.                Hàng ngàn doanh nghiệp bán lẻ đóng cửa trong 3 tháng. 4

5.                Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó do COVID-19. 5

LIÊN QUAN ĐẾN CẤP CĂN CƯỚC CÔNG DÂN.. 6

6.                Bưu điện Hưng Yên thừa nhận cách làm của cấp dưới là 'không công khai' 6

7.                Công khai lệ phí cấp căn cước công dân để tránh lạm thu. 7

8.                Nỗi lo ở cơ sở. 7

QUẢN LÝ.. 8

9.                Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nói về việc gần 200 nhân lực nghỉ việc. 8

10.            Bí thư Thành ủy TPHCM: Làm rõ nguyên nhân thiếu quyết liệt trong điều hành. 10

11.            Hà Nội tạo sự thống nhất trong thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị 11

12.            Cần Thơ: Cán bộ phòng chống tham nhũng bị “tố” thiếu lý lịch, văn bằng chứng chỉ 11

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 12

13.            Sẽ triển khai đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến toàn quốc từ 1/7. 12

14.            TP Hồ Chí Minh chính thức vận hành hệ thống "tiếp nhận và trả hồ sơ tự động 24/7". 13

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 14

15.            Nợ của Doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh chiếm 12% nợ công. 14

16.            Hải quan sẽ cưỡng chế doanh nghiệp nợ thuế quá hạn. 15

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 17

17.            Gia Lai: 9 cán bộ bị cách hết chức vụ trong Đảng vì dùng bằng giả. 17

18.            Thanh Hoá: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Chủ tịch HĐND thị xã Nghi Sơn. 17

19.            Sóc Trăng: 1 Phó Giám đốc Chi nhánh Điện lực bị cách chức. 18

20.            Bắc Kạn: Tạm đình chỉ 4 cán bộ quản lý đô thị vụ đánh hội đồng người bán rau. 19

THẾ GIỚI 19

21.            Nhật Bản thảo luận về chính sách thu hút đầu tư chuyển đổi số. 19

 TIÊU ĐIỂM

Chủ tịch Quốc hội: Phải làm tốt để ngày 23/5 thực sự là ngày hội của toàn dân

Việc triển khai công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 phải được coi là nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt nhất trong Quý II/2021.

 Đây là nội dung được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia đã nhấn mạnh tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy và Ủy ban bầu cử Thành phố Hải Phòng về tình hình triển khai công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử chiều 13/4.

 Nhấn mạnh Hải Phòng là đơn vị hành chính cấp tỉnh đầu tiên mà đoàn kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia chọn giám sát, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, thành phố đã triển khai nghiêm túc các quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác bầu cử, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn và hoàn thành các nội dung cho kỳ bầu cử sớm hơn dự kiến.

 Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng khi công tác tuyên truyền trực quan về ngày bầu cử tới được thực hiện chu đáo còn cử tri, nhân dân cũng rất quan tâm, sẵn sàng để thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng đã được hiến định.

 Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, thành công rất tốt đẹp của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cùng thành công rất tốt đẹp của kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV vừa kết thúc cũng đang lan tỏa không khí phấn khởi trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là dộng lực quan trọng để các địa phương, đơn vị tổ chức thành công cuộc bầu cử lần này.

 Nhấn mạnh đây là giai đoạn nước rút, quyết định tới thành công cuộc bầu cử, Chủ tịch Quốc hội lưu ý các cấp uỷ, chính quyền Thành phố cần sớm rà soát lại toàn bộ phương án kế hoạch và những công việc cụ thể còn phải làm, trước mắt là kiện toàn Ban chỉ đạo bầu cử cấp thành phố và các cấp, trên cơ sở đó phân công nhiệm vụ và gắn trách nhiệm cụ thể đối với từng tập thể, cá nhân.

 Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Hải Phòng tuyệt đối không được chủ quan, kịp thời đưa ra các dự báo, phân tích, đánh giá những lĩnh vực, địa bàn có thể phát sinh phức tạp để tập trung chỉ đạo, đồng thời làm tốt các công việc quan trọng khác để ngày 23/5 tới thực sự là ngày hội của toàn dân.

 Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý Ban chỉ đạo về công tác bầu cử Thành phố Hải Phòng rà soát kỹ các địa điểm bầu cử, nơi đông cử tri thì phải bố trí thêm cơ sở vật chất để đảm bảo tốt nhất quyền bầu cử cho nhân dân. Bên cạnh đó, thành phố cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về ngày bầu cử bằng nhiều hình thức khác nhau, thiết lập đường dây nóng để xử lý những tình huống bất ngờ.

 Tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho biết đã ký ban hành văn bản hướng dẫn các kịch bản nhằm ứng phó với mọi tình huống tại kỳ bầu cử này trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

 Trong chương trình làm việc tại Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác đã tới dâng hương tại quần thể Di tích Quốc gia Bạch Đằng Giang, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc với những chiến công hiển hách trong công cuộc dựng nước và giữ nước. (Kênh VTV1 – Thời sự 19h ngày 13/4) Về đầu trang

Một số ứng viên đại biểu Quốc hội, HĐND đạt thấp hơn 50% tín nhiệm, có người 2%

Những trường hợp ứng cử không đạt sự tín nhiệm của trên 50% số cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi cư trú thì không đưa vào danh sách giới thiệu, trừ trường hợp đặc biệt.

 Đây cũng là yêu cầu bắt buộc để lựa chọn đưa ra hiệp thương những ứng viên thực sự tiêu biểu về năng lực, uy tín đại diện cho tiếng nói của cử tri và nhân dân.

 Theo kế hoạch, bắt đầu từ ngày 14/4, các địa phương sẽ tổ chức hiệp thương lần 3 để lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

 Danh sách sơ bộ những ứng viên được giới thiệu trước hội nghị hiệp thương lần 3 gồm 1.085 người được giới thiệu. Trong đó: Phụ nữ ứng cử: 481 người (44,33%). - Người trẻ tuổi (dưới 40): 305 người (28,11%). Người tự ứng cử: 76. 

Số người tự ứng cử khóa này chỉ bằng một nửa so với khóa XIV. Hà Nội là địa phương có tỷ lệ người tự ứng cử lớn nhất cả nước, tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh.

 Tính đến thời điểm này, về cơ bản, các địa phương đã hoàn tất việc lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri. Ý kiến của cử tri là thước đo về năng lực, uy tín, trí tuệ, phẩm chất đạo đức của các ứng viên. Tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, đã có những ứng viên đạt thấp hơn 50% tín nhiệm của cử tri, cụ thể là 9% hay thậm chí chỉ 2%. Điều này cho thấy là các cuộc lấy ý kiến cử tri đã diễn ra rất nghiêm túc, không hề hình thức.

 Theo kế hoạch, các địa phương bắt đầu tiến hành hiệp thương vòng 3 giới thiệu người ứng cử. Hiện mỗi bước chuẩn bị cho cuộc bầu cử đều thực hiện dân chủ đúng quy trình và đảm bảo tiến độ. Tất cả đều hướng tới mục tiêu chọn cho được người xứng đáng nhất để giới thiệu đưa vào danh sách bầu cử. (Vtv.vn 13/4)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Chuyên gia: Tăng trưởng tín dụng năm 2021 có thể vượt mục tiêu 12%

Theo các chuyên gia kinh tế, tín dụng có thể tăng trưởng mạnh mẽ từ quý II và vượt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% năm 2021 do Ngân hàng Nhà nước đề ra.

 Các chuyên gia kinh tế cho rằng tín dụng có thể tăng trưởng mạnh mẽ từ quý II và vượt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% năm 2021 trong điều kiện tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, việc tiêm vaccine phát huy ngay hiệu quả.

 Nhiều chuyên gia cho rằng, tín dụng ngân hàng tăng khoảng 10 - 15% là phù hợp. Dù kinh tế phục hồi nhưng vẫn còn nhiều thách thức đang chờ đợi các ngân hàng, nhất là vấn đề nợ xấu.

 Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cũng dự báo tín dụng có thể tăng trưởng mạnh mẽ từ quý II, đặc biệt đối với các ngành sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thương mại, du lịch… và có thể vượt mục tiêu. Bên cạnh đó các động lực tăng trưởng như cầu tiêu dùng nội địa, xuất khẩu phục hồi; thu hút vốn FDI và giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh…

 Dự báo này được đưa ra trên cơ sở kết quả tăng trưởng tín dụng quý I/2021. Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Tuấn Anh cho biết, đến hết tháng 3, tín dụng tăng trưởng khoảng 2,3% so với cuối năm 2020. Con số này cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020 khi tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng chưa đến 1%, so với những năm trước đó tín dụng chỉ tăng khoảng 2,5 - 2,6%.

 Đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng khá thận trọng khi giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng trong năm 2021 là 12%.

 Đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước ngoại trừ (Vietcombank) được tăng trưởng tín dụng 10,5%, 3 ngân hàng còn lại hạn mức tín dụng là 6 - 7,5%.

 Để tăng trưởng tín dụng hiệu quả, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng cần đẩy mạnh kích cầu hơn nữa, bởi hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, các ngân hàng khi cho vay phải kiểm soát được nguồn trả nợ của khách hàng để vẫn đạt được chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng mà chất lượng tài sản, chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo. (VTV.vn 13/4)Về đầu trang

Hàng ngàn doanh nghiệp bán lẻ đóng cửa trong 3 tháng

Khó khăn do dịch bệnh COVID-19 khiến người dân thắt chặt chi tiêu, tác động nặng nề đến thị trường bán lẻ.

 Do ảnh hưởng của dịch bệnh cùng sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, trong 3 tháng qua, hơn 8.700 doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại tiếp tục rời thị trường, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm 2020, theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

 Theo giới phân tích, doanh nghiệp bán lẻ, bán buôn là lĩnh vực có thể dễ dàng gia nhập và rút lui khỏi thị trường. Do tác động của đại dịch COVID-19 và thay đổi trong hành vi tiêu dùng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, doanh nghiệp trong ngành bán buôn, bán lẻ gặp nhiều khó khăn. 

Ở lĩnh vực dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác có gần 1.500 doanh nghiệp rời thị trường hay lĩnh vực khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có hơn 1.600 doanh nghiệp và lĩnh vực xây dựng có hơn 3.300 doanh nghiệp đóng cửa.

 Trong năm 2020 và 3 tháng đầu năm nay, một số lĩnh vực diễn ra sự thanh lọc mạnh mẽ, trong đó kinh doanh phân phối thể hiện ở số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong ngắn hạn cao nhất.

 Bên cạnh khó khăn do ảnh hưởng COVID-19, xu hướng kinh doanh trực tuyến (online) của doanh nghiệp cũng khiến mặt bằng nhà phố tại TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác đã khó lại còn thêm khó khăn trong việc tìm khách thuê. Hàng loạt mặt bằng tại những khu phố vốn rất sầm uất và cao cấp của TP Hồ Chí Minh, Hà Nội đã treo biển cho thuê trong nhiều ngày qua.

 Ở chiều ngược lại, trong 3 tháng đầu năm nay, 5.222 doanh nghiệp hoạt động bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy quay trở lại thị trường (chiếm 35,4% doanh nghiệp quay trở lại thị trường, và giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2020). (VTV.vn 12/4)Về đầu trang

Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó do COVID-19

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành xem xét một số chính sách, giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

 Đối với lĩnh vực vận tải đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục cho phép kéo dài hiệu lực của Thông tư số 112/2020 của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí; Thông tư số 74/2020 của Bộ Tài chính về việc hỗ trợ phí bảo trì đường bộ đối với các xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách được giảm 30%; xe ôtô tải kinh doanh vận tải được giảm 10% kéo dài hết ngày 31/12/2021.

 Bộ này cũng đề xuất ngành đường bộ cần tiếp tục có thêm những giải pháp để hỗ trợ đơn vị kinh doanh vận tải khôi phục sản xuất kinh doanh như giảm thuế giá trị gia tăng về 0%; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; cho giãn nộp 6 tháng đối với số thuế còn nợ đọng đến hết năm 2021 (không tính lãi chậm nộp); không thu phí đậu, đỗ, đón khách tại sân bay, nhà ga, bến cảng và giảm 50% giá dịch vụ qua bến xe đối với xe khách; giảm 50% lệ phí đăng ký cho các xe đăng ký mới để kinh doanh vận tải đến ngày 31/12/2021.

 Đối với lĩnh vực hàng không, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục kéo dài chính sách giảm 50% giá dịch vụ hạ, cất cánh tàu bay đối với các chuyến bay nội địa; áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá đến hết năm 2021. Ngân hàng Nhà nước xem xét kiến nghị khác của ngành hàng không về hỗ trợ tín dụng, lãi suất ngân hàng, thời hạn thanh toán. 

Lĩnh vực vận tải hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị bổ sung đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 là các thuyền viên làm việc trên tàu biển, người làm việc trực tiếp với tàu biển; hỗ trợ thủ tục nhập cảnh cho sỹ quan, thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế quá thời hạn hợp đồng lao động được hồi hương; xem xét đưa thuyền viên Việt Nam hết hạn hợp đồng đang mắc kẹt ở nước ngoài vào danh sách ưu tiên trên các chuyến bay cứu trợ của Chính phủ Việt Nam.

 Lĩnh vực vận tải đường sắt cho phép lùi thời gian thực hiện Nghị định số 65/2018 về thực hiện niên hạn sử dụng đầu máy, toa xe thêm 3 năm; bổ sung Nghị định số 32/2017 về tín dụng đầu tư nhà nước để các dự án đóng mới đầu máy, toa xe đường sắt thuộc danh mục được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng phát triển Việt Nam.

 Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt đề án quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư và đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) để làm cơ sở cho Tổng công ty triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

 Lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có chính sách tín dụng như hoãn nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải thủy nội địa có ảnh hưởng do dịch COVID-19. (Vtv.vn 13/4)Về đầu trang

LIÊN QUAN ĐẾN CẤP CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Bưu điện Hưng Yên thừa nhận cách làm của cấp dưới là “không công khai

Công an tỉnh Hưng Yên đang vào cuộc làm rõ thông tin người dân tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang làm căn cước công dân gắn chíp bị thu phí chênh nhiều lần so với quy định và không ghi phiếu thu.

 Giám đốc Bưu điện tỉnh Hưng Yên Đỗ Văn Tư xác nhận, người thu tiền làm căn cước công dân mà Tiền Phong phản ảnh ngày 12/4 là nhân viên của Bưu điện Văn Giang. Dù trước khi triển khai, bưu điện đã quán triệt từng nhân viên quy trình thực hiện phối hợp, nguyên tắc thu chi phải rõ ràng, nhưng cấp dưới không thực hiện theo yêu cầu. “Việc phối hợp mà không có công cụ để người dân nắm được là sai sót, chúng tôi sẽ tập trung chấn chỉnh. Vấn đề thu phí rất công khai nhưng cách làm thì lại không công khai”, ông Tư nói.

 Ông Tư cho biết, nhân viên bưu điện chỉ có trách nhiệm thu cước chuyển phát. Nhưng do mật độ người dân đến làm căn cước quá đông nên nhân viên bưu điện hỗ trợ thu cả tiền phí làm căn cước cho công an. Cuối ngày, hai bên tổng hợp, bàn giao phí làm căn cước cho công an. 

Còn tiền thu về bưu điện, theo ông Tư, là "rất minh bạch và có bảng kê chi tiết". Khi người dân yêu cầu dịch vụ, nhân viên thu phí chuyển phát rồi chuyển vào quỹ. Sau khi nhận căn cước của cơ quan công an, bưu điện trả kết quả cho người dân, số tiền thu được trước đó mới được bưu điện ghi nhận là khoản thu của đơn vị.

 “Chúng tôi đang yêu cầu các phòng chức năng kiểm tra, rà soát lại toàn bộ. Yêu cầu tất cả nhân viên thực hiện đúng nguyên tắc, chỉ thu tiền khi có người dân tự nguyện đăng ký, trả chứng từ. Khi làm việc phải có biển bảng rõ ràng. Quá trình thực hiện nhân viên phải minh bạch việc thu phí của công an và bưu điện”, ông Tư nói. Ông Tư cho biết, đã chủ động báo cáo với đơn vị cấp trên là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.

 Ông Nguyễn Đông Bình, Chủ tịch UBND xã Mễ Sở, cho biết, liên quan vụ việc, Công an tỉnh Hưng Yên đã về làm việc với xã. Ông Bình cho hay, thông tin về cấp căn cước đã được UBND xã thông tin trên loa truyền thông xã. Trong bản kế hoạch do công an huyện Văn Giang ban hành mà ông Bình cho phóng viên xem có ghi rõ số tiền làm căn cước công dân theo quy định và chi phí chuyển phát nhanh (thông báo này chỉ ghi là khuyến khích). Tuy nhiên, nhiều người dân phản ánh với Tiền Phong không biết về khoản tiền chuyển phát nhanh này và không được biết khoản tiền chuyển phát nhanh này chỉ là tự nguyện, không bắt buộc.

 Ông Bình cho hay, trước khi triển khai, xã đã yêu cầu bưu điện thu tiền của người dân phải giải thích rõ ràng, người dân chấp nhận mới được thu. “Việc thu tiền không rõ ràng khiến người dân hiểu sai vấn đề", ông nói.

 Liên quan phản ảnh của người dân phải nộp 20.000 đồng khi muốn sửa thông tin trên thẻ căn cước công dân, ông Bình nói: "Chúng tôi sẽ làm rõ việc thu thêm tiền sửa thông tin, tuy nhiên, cơ quan công an khẳng định không thu thêm khoản này”. Ông Bình cho biết, ngày 11/4, việc làm căn cước gắn chíp cho người dân trong xã đã cơ bản hoàn thành. (Tienphong.vn 13/4, Nhóm PV)Về đầu trang

Công khai lệ phí cấp căn cước công dân để tránh lạm thu

Vừa qua, vợ chồng bà T. ở xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng phản ánh việc đi làm căn cước công dân (CCCD) có gắn chip điện tử tại trụ sở xã đã phải trả phí 100.000 đồng, gồm phí làm CCCD và phí chuyển phát qua đường bưu chính.

 Vợ chồng bà T. đề nghị một người mặc áo công an xã phối hợp hỗ trợ lực lượng chức năng cấp CCCD giải thích về mức thu nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

 Sau đó, Công an huyện Tiên Lãng đã yêu cầu công an xã bán chuyên trách thu phí quá quy định trả lại tiền thừa cho vợ chồng bà T. UBND xã Tiên Minh đã tạm đình chỉ công tác hai công an viên liên quan.

 Cũng mới đây, sau khi báo chí phản ánh, chính quyền xã Mễ Sở (huyện Văn Giang, Hưng Yên) cũng đang cho kiểm tra lại tình trạng nộp phí làm CCCD cao hơn so với mức quy định. Cụ thể, mức phí mà người dân phải nộp dao động từ 45.000 đồng đến 65.000 đồng.

 Tại TP.HCM, theo ghi nhận của PV, nhiều trụ sở công an quận, huyện đều niêm yết bảng thông tin cần biết về việc cấp CCCD gắn chip điện tử.

 Ở trụ sở Công an quận Bình Tân có một bảng “Những điều cần biết trước khi thực hiện làm CCCD có gắn chip điện tử”. Trong đó công khai nhóm đối tượng ưu tiên làm thẻ, các bước thực hiện cấp CCCD và cả mức thu lệ phí cấp CCCD.

 Công an quận Bình Tân cho biết những thông tin này đều được cảnh sát khu vực phổ biến ngay từ đầu cho người dân trong quá trình thu thập cơ sở dữ liệu và trước khi tiến hành cấp CCCD. Đồng thời được chuyển vào các nhóm Zalo ở khu phố cho bà con tìm hiểu.

 Công an huyện Bình Chánh cũng khẳng định các địa điểm làm CCCD ở huyện đều công khai các thông tin về lệ phí một cách rõ ràng. Theo Công an huyện Bình Chánh, ngay từ đầu, ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo cho các địa phương việc công khai bảng thu lệ phí, thu theo quy định nào nhằm tránh việc lạm thu.

 Công an quận 6 cũng có cách làm tương tự. Cảnh sát khu vực đã gửi thông tin vào nhóm Zalo của cư dân trên địa bàn các nội dung về đối tượng ưu tiên đi làm CCCD, giấy tờ cần mang theo khi đi làm thủ tục, mức lệ phí cấp CCCD trước và sau ngày 1-7… 

“Trong quá trình cảnh sát khu vực đến tận nhà vận động người dân, lấy danh sách đều có thông báo hướng dẫn để người dân tìm hiểu những nội dung chính, cơ bản về việc cấp CCCD gắn chip. Nếu bà con có thắc mắc gì đều được giải thích ngay từ cơ sở” - Công an TP.HCM khẳng định. (Plo.vn 13/4, Lê Thoa)Về đầu trang

Nỗi lo ở cơ sở

Làm và cấp mới căn cước công dân (CCCD) gắn chíp là chủ trương lớn, nằm trong lộ trình số hoá dữ liệu dân cư. Khắp các vùng miền, người dân đang hi sinh thời gian, công sức để tuân thủ. Tuy nhiên, một số “con sâu” trong hệ thống công quyền, đặc biệt là cấp cơ sở đang làm cho vòng quay đó bị khựng lại, lòng tin của người dân sụt giảm.

 Năm 2016, nước ta bắt đầu thay chứng minh nhân dân bằng thẻ CCCD mã vạch. Đến đầu năm 2021, thẻ căn cước công dân mã vạch tiếp tục được thay thế bởi CCCD gắn chíp trên phạm vi toàn quốc. Mỗi người bỏ một buổi làm, một cuộc hẹn, bỏ con cái, mất tiền xăng xe và lệ phí… để tuân thủ quy định mới của Nhà nước. Nhân lên với con số hàng chục triệu người phải chuyển đổi, hao tổn về thời gian, tiền bạc, giờ lao động… là không hề nhỏ. Người dân, dù khó khăn vẫn ủng hộ chủ trương này, vì họ hiểu rằng, Nhà nước đang cởi trói thủ tục hành chính (ít nhất là bỏ được cuốn sổ hộ khẩu tồn tại bấy lâu để tích hợp vào CCCD gắn chíp này).

 Tuy nhiên, những việc như ông Vũ Văn Bảo và ông Bùi Văn Thoại (hai công an viên xã Tiên Minh, Tiên Lãng, Hải Phòng) bị tạm đình chỉ 15 ngày để làm rõ vụ việc người dân phản ánh thu 100 nghìn đồng tiền làm CCCD làm ảnh hưởng đến lộ trình đó. Sự việc mà người dân ở Văn Giang, Hưng Yên tố giác đến đường dây nóng của Tiền Phong và đã được phóng viên của báo ghi hình diễn ra ở quy mô lớn hơn. Hàng nghìn người bị thu vượt quá số tiền quy định. Dù đại diện của công an nói rằng, tiền thu thêm là tiền chuyển phát nhanh. Tuy nhiên, việc không thông báo rõ ràng, trong đó có không giao cho người dân phiếu thu, dư luận có quyền đặt vấn đề về sự khuất tất, hư hỏng, trục lợi chính sách của cán bộ.

 Đó chỉ là một trong những biểu hiện mới nhất, đơn lẻ trong rất nhiều những thói hư tật xấu của một bộ phận không nhỏ cán bộ cấp cơ sở. Nhẹ thì ra oai, sách nhiễu, vòi vĩnh; nặng thì bảo kê, biển thủ tiền bạc, lấn chiếm đất đai, sân sau sân trước để tư lợi.

 Những vụ đại án liên quan đến cán bộ cấp cao ở Trung ương gần đây làm dư luận bức xúc; nhưng sự nhũng nhiễu, trục lợi của cán bộ cơ sở diễn ra âm ỉ từng ngày cũng gây tai hại không kém. Không thể tuyệt đối hoá hiệu quả của cấp trung ương, nhưng thực tế cho thấy, những năm gần đây, cấp trung ương đang tạo ra lực đẩy nhanh, hiệu quả cho toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện có tình trạng, khi các quyết sách về đến địa phương, có những cán bộ cơ sở lại làm rơi rớt, lệch lạc, bóp méo dẫn đến tốc độ phát triển chung của xã hội chậm lại.

 Bác Hồ dạy, chi bộ là gốc rễ của Đảng, là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng, là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng, chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh. Tức là, cơ sở Đảng, chính quyền địa phương vừa ở ngọn, vừa ở gốc, vừa là thân cây nối liền giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân. Vậy nên, nếu ví xã hội như một cái cây (nôm na gọi là “cây đời”) thì cán bộ cơ sở đóng vai trò quan trọng, trên mọi bộ phận, công đoạn. Nếu cán bộ cơ sở hư hỏng, chưa vì dân, “cây đời” sẽ yếu đi. Nếu cán bộ cơ sở tốt, cây đời mới có thể mãi mãi xanh tươi. (Tienphong.vn 12/4, Sỹ Lực)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nói về việc gần 200 nhân lực nghỉ việc

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, không phải gần 200 nhân lực đều là trình độ cao nhưng trong số này có trình độ tiến sĩ, có người mang hàm Phó Giáo sư.

 Ngày 13/4, dư luận xôn xao về thông tin hơn 100 nhân lực trình độ cao của bệnh viện này nghỉ việc, chuyển sang bệnh viện khác và cho rằng có gì đó bất thường.

 Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết không phải là hơn 100 nhân lực của bệnh viện nghỉ việc, mà là gần 200 người.

 "Nhưng không phải tất cả là nhân lực trình độ cao, cũng có những nhân lực nghỉ việc do sắp xếp lại biên chế và vị trí việc làm do bệnh viện thực hiện tự chủ tài chính hoàn toàn. Có một số trong số gần 200 người này có trình độ tiến sĩ, có người được phong học hàm phó giáo sư..., nhưng đó là chuyển sang nơi có thu nhập cao hơn" - ông Tuấn nói.

 Về thông tin nhiều Bác sĩ có trình độ cao của Bệnh viện Bạch Mai xin thôi việc và chuyển công tác, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cũng cho biết đã nhận được báo cáo từ bệnh viện và phát hiện tình trạng nhiều Bác sĩ có trình độ ở Bạch Mai xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác.

 Bộ Y tế đã yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai thống kê, báo cáo số cán bộ công chức có trình độ chuyên môn giỏi của bệnh viện xin chuyển công tác và phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

 Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, về thông tin nhiều Bác sĩ có trình độ cao của Bệnh viện Bạch Mai chuyển công tác, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), cho biết đã nhận được báo cáo từ Bệnh viện Bạch Mai về việc có nhiều người lao động, nhân viên y tế tại bệnh viện này xin nghỉ việc.

 Theo vị này với trách nhiệm là cơ quan quản lý, Bộ Y tế đã biết việc này và yêu cầu bệnh viện báo cáo vào ngày 2/2/2021 và nhận được báo cáo từ bệnh viện vào 22/3.

 Theo đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, nguyên nhân của việc cán bộ, viên chức xin chuyển công tác thì có nhiều, trong báo cáo của bệnh viện có phân tích một trong các nguyên nhân là do chế độ, chính sách đãi ngộ với viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, tổng doanh thu của bệnh viện giảm. Bệnh viện đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành giá trần dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu để có thêm nguồn thu cho bệnh viện, góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, viên chức. 

Vị này cũng cho rằng để người lao động gắn bó với đơn vị có rất nhiều yêu cầu: Nhu cầu của người lao động, người quản lý có tạo môi trường thân thiện không, có người thì dịch chuyển vì mong mức thu nhập cao hơn... "Trước đây, một số Bệnh viện công lập khác cũng có tình trạng nhiều người nghỉ việc để chuyển sang làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân"- vị này nói.

 Khi được hỏi về việc hàng loạt nhân viên của Bệnh viện Bạch Mai xin nghỉ việc có phải do bệnh viện chậm trả lương và nợ lương, vị đại diện Vụ Tổ chức cán bộ cho biết đến nay chưa nhận được phản ánh nào về việc bệnh viện nợ lương nhân viên y tế.

 Trước đó có thông tin về việc gần 100 cán bộ Bác sĩ cốt cán của Bệnh viện Bạch Mai đã xin nghỉ việc, chuyển công tác sang bệnh viện công lập và tư nhân khác trong khoảng thời gian 1 năm vừa qua.

 Cũng theo Tuổi trẻ Online, Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế lớn vào loại hàng đầu Việt Nam, mỗi ngày có 6.000 - 7.000 người đến khám, hàng ngàn người điều trị nội trú, là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt và nổi bật về chất lượng điều trị ở nhiều chuyên khoa: cấp cứu, chống độc, phục hồi chức năng, tim mạch, ung thư, nhi khoa...

 Năm 2020 vừa qua là năm đặc biệt khó khăn của bệnh viện, khi bệnh viện này bị phong tỏa trong hơn 1 tháng trong dịch COVID-19, cựu giám đốc và cựu phó giám đốc bệnh viện đang bị bắt để điều tra xung quanh việc mua bán thiết bị y tế. (Vtv.vn 13/4)Về đầu trang

Bí thư Thành ủy TPHCM: Làm rõ nguyên nhân thiếu quyết liệt trong điều hành

Đây là một nội dung được Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI sáng 13/4.

 Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của TPHCM cơ bản là tích cực, khởi sắc, nhất là công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Thành phố cơ bản đạt được “mục tiêu kép” và trong quý I vừa qua là “mục tiêu kép + 1”, đó là vừa phòng chống kiểm soát dịch bệnh COVID-19, vừa duy trì phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh, chăm lo Tết Nguyên đán 2021 cho nhân dân. 

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu bên cạnh những tín hiệu đáng mừng về kinh tế-xã hội, một số lĩnh vực trọng tâm đang được triển khai đúng kế hoạch, Ban Cán sự Đảng UBND TPHCM cùng nhiều ngành, địa phương tiếp tục đeo bám, giải quyết những vấn đề tồn đọng theo đúng kế hoạch. Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thành lập Thành phố Thủ Đức và các bước triển khai đúng tinh thần chỉ đạo…

 Theo ông Nguyễn Văn Nên, một số địa phương có cách làm mới, sáng tạo, như công tác vận động nhân dân hiến đất mở hẻm tại các khu phố được xã hội đồng tình, đánh giá cao. Công tác tổ chức bầu cử đúng theo kế hoạch và yêu cầu đề ra.

 Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi có dấu hiệu chủ quan cần chấn chỉnh; Thành phố vẫn còn nhiều việc phải làm, nhiều vấn đề phải tháo gỡ, nhiều việc tồn đọng phải giải quyết. Việc triển khai các chương trình trọng điểm, đột phá, các hoạt động thực hiện chủ đề năm 2021 có việc đã nhanh hơn trước nhưng chưa đồng bộ và tăng tốc chưa kịp thời. Có việc còn chậm, trong đó có nguyên nhân cải cách hành chính.

 Về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 21%, số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng 36,5% trong quý I dù các con số không nói lên tất cả nhưng đây cũng là vấn đề cần suy nghĩ để tìm nguyên nhân, giải pháp phù hợp trong thời gian tới.

 Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cũng đề cập tới một số vấn đề xã hội như an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, cháy nổ, tai nạn,... có nơi còn diễn biến phức tạp. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, xây dựng, chỉnh đốn đảng, kiểm tra, giám sát, thanh tra xử lý sai phạm được đẩy mạnh, đem lại kết quả tích cực nhưng cũng chưa tạo chuyển biến mạnh mẽ và đồng bộ.

 Đáng chú ý, có nơi có lúc, có lãnh đạo, kể cả người đứng đầu, còn thiếu tính quyết liệt, gây ảnh hưởng không nhỏ kết quả chung trong thực hiện các quyết định chỉ đạo, điều hành. “Những vấn đề trọng tâm nêu trên cần được phân tích, mổ xẻ một cách nghiêm túc. Trong thảo luận, các đồng chí cần đi sâu, làm rõ nguyên nhân của việc chưa làm được, cho ý kiến và giải pháp”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu. (Baochinhphu.vn 13/4, Mạnh Hùng)Về đầu trang

Hà Nội tạo sự thống nhất trong thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND (ngày 12-4-2021) về việc triển khai thực hiện Nghị định số 32/2021/NĐ-CP, ngày 29-3-2021, của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14, ngày 27-11-2019, của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

 Kế hoạch nêu rõ, việc tổ chức thực hiện mô hình chính quyền đô thị phải đúng quy định của pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp. Sau khi sắp xếp, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở phường hoạt động ổn định, bình thường; tổ chức, bộ máy của UBND các phường tinh gọn, công tác điều hành hoạt động giữa UBND quận, thị xã và UBND phường bảo đảm đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, thực hiện tốt các giao dịch hành chính, dân sự giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. 

Theo kế hoạch, UBND thành phố sẽ chủ trì tổ chức hội nghị của thành phố về phổ biến, triển khai thực hiện Nghị định số 32/2021/NĐ-CP của Chính phủ và triển khai các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện của thành phố; thảo luận các biện pháp tổ chức, thực hiện.

 Sở Tư pháp là cơ quan chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền thực hiện Nghị định số 32/2021/NĐ-CP để cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp nắm vững những nội dung cơ bản và thực hiện đúng quy định, phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế tại địa phương, đơn vị. 

Trong đó, công tác tuyên truyền cần được tiến hành sâu rộng, thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với từng đối tượng, các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất về nhận thức và đồng thuận của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. 

Trong khi đó, Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan ban hành hướng dẫn về điều kiện, quy trình, hồ sơ chuyển chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường (đang là cán bộ cấp xã), công chức cấp xã tại phường thành công chức hành chính theo quy định tại Nghị định số 32/2021/NĐ-CP. (Hà Nội mới 13/4, Đình Hiệp)Về đầu trang

Cần Thơ: Cán bộ phòng chống tham nhũng bị “tố” thiếu lý lịch, văn bằng chứng chỉ

Ngày 12/4, nguồn tin từ Thanh tra TP Cần Thơ cho biết, Thanh tra TP Cần Thơ vừa có văn bản gửi Sở Nội vụ TP Cần Thơ về việc cung cấp thông tin liên quan đến đơn phản ánh ông Bùi Xuân Thành cán bộ Thanh tra TP Cần Thơ.

 Theo văn bản gửi Sở Nội vụ do Chánh thanh tra TP Cần Thơ Trần Phước Hoàng ký cho biết: Từ tháng 5/2008 đến tháng 8/2009, ông Bùi Xuân Thành được bổ nhiệm giữ chức phó Chánh văn phòng của đơn vị; từ tháng 8/2009 đến tháng 7/2013, ông Thành được điều động, bổ nhiệm giữ chức phó Trưởng phòng, Phòng thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo 1.

 Tháng 7/2013 đến tháng 7/2018, ông Thành được điều động, bổ nhiệm chức phó Trưởng phòng, Phòng thanh tra phòng chống tham nhũng và từ tháng 7/2018 đến nay, ông Thành tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức trưởng phòng, Phòng thanh tra phòng chống tham nhũng .

 Đến năm 2020, Ban tổ chức Thành ủy Cần Thơ có công văn rà soát các đối tượng đã học Quốc phòng - An ninh từ năm 2014 trở về trước để học cập nhập lại thì phát hiện ông Bùi Xuân Thành chưa được cử đi đào tạo kiến thức quốc phòng - an ninh đối tượng 3 theo tiêu chuẩn, chức danh.

 Chánh thanh tra TP Cần Thơ thông tin trong văn bản: Ông Thành không tự kê khai trong lý lịch mà trách nhiệm chính cho vấn đề nói trên là do tổ nhập liệu của Thanh tra thành phố. Khi nhập liệu vào phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức các thành viên của tổ này đã "nhập liệu nhưng không đối chiếu văn bằng, chứng chỉ".

 Chánh thanh tra TP Cần Thơ cũng cho rằng: Năm 2016, ông Thành có đăng ký học chứng chỉ tiếng Khmer nhằm thay thế cho chứng chỉ tiếng Anh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Trà Vinh. Ông Thành cũng đã được cấp chứng chỉ tiếng Khmer, xếp loại trung bình. Đến cuối năm 2017, ông được Hội đồng thi nâng ngạch thanh tra viên chính xét duyệt miễn thi môn ngoại ngữ (Anh Văn).

 "Ông Bùi Xuân Thành sử dụng chứng chỉ tiếng dân tộc để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên chính là không trái quy định…Việc học của ông Thành vào ban đêm cũng không ảnh hưởng đến công việc hành chính của cơ quan" - Văn bản nêu rõ.

 Được biết, Thanh tra TP Cần Thơ đã làm xong quy trình 5 bước lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm ông Bùi Xuân Thành giữ chức phó Chánh thanh tra thành phố. Hiện hồ sơ của ông Thành đã được chuyển sang Sở Nội vụ để thực hiện quy trình giới thiệu, trình UBND TP Cần Thơ xem xét bổ nhiệm Phó Chánh thanh tra TP Cần Thơ.

 Trước đó Sở Nội vụ TP Cần Thơ nhận được đơn phản ánh về việc ông Bùi Xuân Thành thiếu văn bằng chứng chỉ, không đủ chuẩn để bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra TP Cần Thơ, để làm rõ phản ánh, thắc mắc Chánh Thanh tra TP Cần Thơ đã có văn bản số 494/TTrTTr-VP về việc cung cấp thông tin liên quan đến đơn phản ánh đến Sở Nội vụ TP Cần Thơ... (Đại đoàn kết 13/4, Phú An)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Sẽ triển khai đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến toàn quốc từ 1/7

Bộ Y tế đã thống nhất với BHXH Việt Nam, từ 1/7 năm nay, các cơ sở y tế phải triển khai hệ thống đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến để được thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.

 Tại Hội nghị chuẩn bị triển khai đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, việc đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến sẽ có nhiều tiện ích cho người dân, nhân viên y tế và chính các bệnh viện, vì vậy, ngành y tế cần phải làm ngay. 

Từ 1/7, triển khai đặt lịch khám chữa bệnh ngoại trú online, cơ sở y tế mới được thanh toán BHYT, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, với hệ thống này, người dân chỉ cần nhập số sổ BHYT vào hệ thống đặt lịch, lập tức hệ thống sẽ chuyển về nơi quản lý sổ BHYT đó, khi đó bệnh nhân sẽ được hẹn giờ đến khám, khám bác sĩ nào và phòng bệnh nào…

 Đây là hệ thống toàn tuyến và sẽ giải quyết được tình trạng hiện nay là hệ thống bệnh viện nào chỉ dùng được trong bệnh viện đó. Khi bệnh nhân đến viện, bác sĩ chỉ cần mở phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử và phần mềm quản lý bệnh viện thì tất cả hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân (đã đăng ký) có trong phần mềm này, bao gồm lịch sử khám chữa bệnh, thậm chí kết quả

 Một số địa phương sẽ được lựa chọn để thí điểm trước hệ thống này, sau đó sẽ đánh giá cụ thể trước khi nhân rộng triển khai toàn quốc và mục tiêu từ 1/7/2021 phải đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến trên toàn quốc. (Vtv.vn 13/4)Về đầu trang

TP Hồ Chí Minh chính thức vận hành hệ thống "tiếp nhận và trả hồ sơ tự động 24/7"

Máy “tiếp nhận và trả hồ sơ tự động 24/7” triển khai tại UBND quận 6 (TP Hồ Chí Minh) được đánh giá thuận lợi cho cả người dân và cán bộ trong việc giải quyết thủ tục hành chính, giảm dần việc nộp và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận một cửa.

 UBND quận 6, là đơn vị hành chính đầu tiên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đưa vào vận hành Hệ thống “tiếp nhận và trả hồ sơ tự động 24/7” ngay trước cổng của UBND quận.

 Sáng 12/4, theo ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, bề ngoài hệ thống này giống như một trụ ATM với màn hình chính hiển thị các loại hồ sơ, túi đựng hồ sơ có mã vạch, khay nhận hồ sơ, khay thu lệ phí và khay trả kết quả.

 Vừa thực hiện xong thao tác nộp hồ sơ qua hệ thống, anh Đoàn Thoại Du (Bình Tiên, phường 8, quận 6, TP Hồ Chí Minh) đánh giá cao sự tiện lợi của hệ thống, thao tác dễ dàng, chỉ mất khoản 5 phút là xong thủ tục.

 “Đi làm thủ tục hành chính, tôi thấy phiền nhất là phải gửi xe, rồi lấy số, ngồi chờ… Giờ có hệ thống này rất tiện, tôi chỉ cần dựng xe phía trước, bước vào thực hiện thao tác vài phút là xong”, anh Đoàn Thoại Du nói.

 Đến nộp hồ sơ vào lúc gần 12 giờ trưa, chị Hoàng Ngọc Anh (Hậu Giang, phường 13, quận 6) cho biết, điểm hay nhất của hệ thống này chính là việc người dân có thể đến làm hồ sơ bất cứ lúc nào, kể cả ngoài giờ làm việc.

 “Thao tác trên máy tiếp nhận và trả hồ sơ tự động đã có hướng dẫn rõ ràng, nên việc nhập dữ liệu cũng đơn giản. Tôi nghĩ không chỉ người trẻ mà kể cả người lớn tuổi cũng sẽ dễ dàng sử dụng hệ thống này”, chị Hoàng Ngọc Anh chia sẻ. 

Cũng theo chị Hoàng Ngọc Anh, thao tác nộp hồ sơ bắt đầu bằng việc nhấp tay vào thủ tục hành chính cần làm, sau đó nhập thông tin cá nhân, số điện thoại. Sau khi nhập xong, hệ thống tự động in cho tờ đơn để người dân điền và bỏ vào túi hồ sơ (có mã vạch). Nộp hồ sơ xong, người dân sẽ nhận được biên nhận có mã vạch. Tất cả quy trình chỉ vỏn vẹn trong khoảng 5 phút.

 Tương tự, sau khi trải nghiệm thực tế việc nộp hồ sơ tại Hệ thống tiếp nhận và trả hồ sơ tự động 24/7, chị Nguyễn Thị Kiều Tiên (Văn Thân, phường 9, quận 6, TP Hồ Chí Minh) khẳng định ủng hộ hệ thống này: “Không gì tuyệt vời hơn khi người dân chủ động sắp xếp được khoảng thời gian hợp lý để đi làm thủ tục hành chính".

 "Với hệ thống này, thì dù là giờ nghỉ trưa, ngày thứ 7, Chủ nhật, buổi sáng hay buổi tối… người dân đều có thể đến nộp hoặc nhận hồ sơ. Thao tác nhanh gọn, thuận lợi cho cả cán bộ và người dân, tôi ủng hộ nhân rộng mô hình này trên nhiều quận, huyện khác thuộc địa bàn TP Hồ Chí Minh”, chị Nguyễn Thị Kiều Tiên góp ý.

 Theo báo cáo của UBND quận 6, trước khi đưa vào vận hành chính thức, Hệ thống “tiếp nhận và trả hồ sơ tự động 24/7” đã thử nghiệm từ ngày 15/12/2020 đến 31/1/2021. Kết quả có 56/529 hồ sơ được tiếp nhận và trả kết quả. Trong số 18 ý kiến đánh giá về hệ thống, có 50% ý kiến đánh giá thao tác dễ dàng, 100% ý kiến đánh giá đáp ứng đủ điều kiện vận hành, thanh toán đơn giản.

 Đến ngày 8/3, UBND quận 6 chính thức ra mắt Hệ thống tiếp nhận và trả hồ sơ tự động 24/7 (đặt gần cổng UBND quận 6 trên đường Phạm Văn Chí). Theo đó, hệ thống có tính năng tiếp nhận và giao trả hồ sơ giấy tự động - liên tục 24/7 với 5 thủ tục hành chính gồm: Đăng ký thành lập hộ kinh doanh, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, báo cáo tình hình thay đổi lao động định kỳ, cấp lại giấy phép xây dựng và cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng.

 Hệ thống cũng có tính năng bổ sung chức năng trả 8 thủ tục hành chính mức độ 3 không thu phí tại máy, gồm: Thủ tục chấp dứt hoạt động hộ kinh doanh, thủ tục đăng ký nội quy lao động, thủ tục gửi thỏa ước lao động tập thể, cấp giấy phép đào đường vỉa hè, gia hạn cấp phép đào đường vỉa hè, cấp giấy phép tạm sử dụng vỉa hè, xác nhận nhà không thuộc diện nhà nước quản lý và thẩm định bản vẽ hiện trạng nhà ở. (Kinh tế & Đô thị 12/4, Tiểu Thúy)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Nợ của Doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh chiếm 12% nợ công

Bộ Tài chính vừa có báo cáo Chính phủ về Dự thảo Đề án cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2021 – 2025, trong đó có đánh giá về nội dung cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay của DNNN.

 Theo đó, một trong những nhiệm vụ đặt ra khi cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016-2015 là tăng cường quản lý, giám sát việc vay nợ và sử dụng vốn vay của DNNN, nhất là vay nước ngoài; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới.

 Do đó, năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2015 với quy định, DNNN được trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ, không được Chính phủ bảo lãnh. Khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp phải nằm trong hạn mức vay nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm và phải được Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận.

 Trước quy định trên, theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2011-2015, việc cấp bảo lãnh Chính phủ giúp đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, cấp bách, giúp DN thu xếp vốn trong và ngoài nước thuận lợi.

 Trong giai đoạn này, Bộ Tài chính đã cấp bảo lãnh vay trong và ngoài nước cho 35 chương trình, dự án, với tổng số vốn cam kết tương đương 15,6 tỷ USD (trong đó vốn nước ngoài 14 tỷ USD), thời hạn trả nợ bình quân 12 năm. Tổng tiền vay cam kết bảo lãnh giai đonạ này cao gấp 3 lần giai đoạn 2007-2010. 

Do đó, năm 2015, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội phương án giảm mức rút vốn ròng hàng năm của các dự án, với vốn vay nước ngoài khống chế ở mức 1,5 tỷ USD, vốn trong nước là 5.000 tỷ đồng. Giải pháp này nhằm giảm tác động của vốn vay được bảo lãnh lên nợ công.

 Do đó, giai đoạn 2018 – 2020, Bộ Tài chính đã điều hành đảm bảo dư nợ bảo lãnh năm 2020 không vượt quá dư nợ năm 2015. Cụ thể, năm 2016 chỉ cấp bảo lãnh Chính phủ cho 1 dự án với giá trị 170 triệu USD; năm 2017 không cấp bảo lãnh mới, nhưng có 1 số dự án đăng ký trước đó chuyển sang và được thu xếp vốn với tổng giá trị khoảng 2,8 tỷ USD (chủ yếu dự án điện); năm 2018 cấp bảo lãnh thêm 2 dự án điện với giá trị hơn 1,6 tỷ USD; năm 2019 không cấp bảo lãnh.

 Việc hạn chế cấp bảo lãnh Chính phủ đã giúp tổng dư nợ nhóm này giảm dần theo mục tiêu đề ra. Cụ thể, hết năm 2019, tổng giá trị giải ngân các dự án bảo lãnh Chính phủ khoảng 46.000 tỷ đồng. Trong đó, từ nguồn vay nước ngoài là 44.950 tỷ đồng, vay trong nước là 1.050 tỷ đồng. Tổng số trả nợ gốc dự kiến 42.395 tỷ đồng, trong đó trả nước ngoài 36.590 tỷ đồng, trả trong nước 5.805 tỷ đồng.

 Số rút vốn ròng các dự án bảo lãnh vay nước ngoài dự kiến là 363 triệu USD (tương đương 8.360 tỷ đồng) nằm trong hạn mức tối đa 700 triệu USD; số rút vốn ròng các dự án bảo lãnh vay trong nước dự kiến âm 4.750 tỷ đồng (trả cũ cao hơn vay mới) và tiếp tục giảm. (Tienphong.vn 13/4)Về đầu trang

Hải quan sẽ cưỡng chế doanh nghiệp nợ thuế quá hạn

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, Tổng Cục Hải quan vừa giao chỉ tiêu và chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố, Cục Kiểm tra sau thông quan tích cực thực hiện và thực hiện có hiệu quả việc thu hồi và xử lý nợ thuế phát sinh trước ngày 1/1/2021 với tổng số tiền hơn 1.580,4 tỷ đồng… 

Cụ thể, Tổng cục Hải quan giao cho Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thu hồi và xử lý thuế quá hạn trên 1.041 tỷ đồng, Hải quan Lào Cai trên 311,6 tỷ đồng, Hải quan Bắc Ninh trên 97,3 tỷ, Hải quan Quảng Ngãi trên 26 tỷ đồng, Hải quan Hà Nội trên 25,7 tỷ đồng, Hải quan Hà Nam Ninh trên 21,8 tỷ đồng;

 Hải quan Khánh Hòa trên 17,7 tỷ đồng; Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu trên 16,2 tỷ đồng, Hải quan Quảng Ninh trên 9,7 tỷ đồng, Hải quan Hải Phòng và Hải quan Đồng Tháp trên 5,4 tỷ đồng; Hải quan Lạng Sơn trên 5,3 tỷ đồng, Hải quan Nghệ An trên 4,4 tỷ đồng;

 Hải quan Đà Nẵng trên 4,8 tỷ đồng, Hải quan Hà Giang trên 3 tỷ đồng, Hải quan Đồng Nai trên 2,5 tỷ đồng, Hải quan Thừa Thiên Huế trên 1,5 tỷ đồng, Hải quan An Giang trên 1,2 tỷ đồng và Cục Kiểm tra sau thông quan trên 32,8 tỷ đồng…

 Đây là những khoản nợ thuế quá hạn bao gồm 100% khoản nợ thuộc nhóm nợ có khả năng thu và 100% khoản nợ thuộc nhóm nợ phạt vi phạm hành chính tính đến thời điểm 31/12/2020…

 Những Cục hải quan địa phương không nằm trong danh sách giao chỉ tiêu thu hồi và xử lý nợ thuế quá hạn này thì tiếp tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định, theo dõi, quản lý và đề xuất xử lý đối với các khoản nợ khó thu tại đơn vị…

 Tổng cục Hải quan cũng đã yêu cầu cục trưởng các cục hải quan tỉnh, thành phố và Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện không để phát sinh các khoản nợ thuế mới trong năm 2021, triển khai ngay các giải pháp thu hồi nợ, áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo đúng quy định khi phát sinh nợ mới.

 Được biết, tổng nợ chuyên thu quá hạn do cơ quan Hải quan quản lý năm 2020 là 5.662,98 tỷ đồng, tăng 81 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2019, tương đương tăng 1,45%.

 Trong khi đó, số thu mà ngành Hải quan đạt được năm 2020 từ các giải pháp chống thất thu như thu hồi nợ thuế, thu từ công tác kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu, chống thất thu qua công tác xác định lại mã số, trị giá hàng hóa, C/O... đạt khoảng 2.639 tỷ đồng.

 Năm 2021, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu ngân sách nhà nước là 315.000 tỷ đồng. Trong đó, thuế xuất khẩu 6.222 tỷ đồng, thuế nhập khẩu 55.023 tỷ đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt 21.925 tỷ đồng, thuế bảo vệ môi trường là 1.830 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng 230.000 tỷ đồng.

 Còn Bộ Tài chính giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2021 cho Tổng cục Hải quan là 331.000 tỷ đồng. Dự toán được xây dựng trên cơ sở GDP tăng trưởng 6% và giá dầu thô thế giới là 45 USD/thùng.

 Ông Lưu Mạnh Tưởng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, với mục tiêu thu đủ cho ngân sách nhà nước và không phát sinh nợ thuế mới trong năm 2021, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các đơn vị tăng cường chống thất thu qua công tác giám sát kiểm tra thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tập trung kiểm tra chống thất thu do gian lận về số lượng, mã số, trị giá, xuất xứ, chính sách mặt hàng miễn, giảm, hoàn thuế,…

 Về vấn đề nợ thuế, các Cục Hải quan được yêu cầu tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế, phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu. Đôn đốc các đơn vị và đưa ra các giải pháp thu hồi nợ phù hợp với tình hình thực tế theo từng tháng, từng quý và thực hiện tốt công tác xử lý nợ, phân loại, hoàn thiện các hồ sơ đủ điều kiện xóa nợ...

 Đối với nợ có khả năng thu hồi các đơn vị triển khai quyết liệt các giải pháp để thu đúng, thu đủ, quản lý chặt chẽ đối với các khoản miễn, giảm thuế có điều kiện đối với nhóm hàng nhập khẩu để gia công, nhập để sản xuất hàng xuất khẩu… (Vneconomy.vn 13/4, Linh Đan)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Gia Lai: 9 cán bộ bị cách hết chức vụ trong Đảng vì dùng bằng giả

Mới đây, Huyện ủy Gia Lai đã ký các quyết định cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với 9 cán bộ lãnh đạo xã dùng bằng giả.

 Theo đó, danh tính các vị lãnh đạo xã bị cách hết các chức vụ trong Đảng do dùng bằng giả gồm: ông Trần Đức Việt - Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Pờ Tó; ông Trần Trọng Chỉnh - Phó Chủ tịch HĐND xã Pờ Tó; ông Đặng Văn Long - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Pờ Tó;

 Ông Trần Xuân Khải - Phó Bí thư Đảng ủy xã, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng uỷ xã Chư Răng; ông Hà Quốc Khánh - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Chư Răng; ông Nguyễn Viết Kiên - Chủ tịch Hội Nông dân xã Chư Răng; ông Nguyễn Thành Nam - Chủ tịch UBMTTQ xã Kim Tân; ông Phạm Văn Lượng - Phó Chủ tịch HĐND xã Kim Tân và bà Đỗ Thị Thảo - Phó Bí thư Đoàn xã Kim Tân.

 Trước đó, Ban Tổ chức Huyện ủy Ia Pa có chủ trương rà soát lại văn bằng của các nhân sự trong danh sách quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã để phục vụ cho công tác nhân sự bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp. Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai đã tiến hành rà soát, kiểm tra, xác minh và phát hiện 9 người sử dụng bằng THPT giả. (PhapluatPlus.vn 13/4, Diệu Nhi)Về đầu trang

Thanh Hoá: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Chủ tịch HĐND thị xã Nghi Sơn

Ông Hồ Đình Tùng - Phó Chủ tịch HĐND thị xã Nghi Sơn (Thanh Hoá) đã bị cơ quan công an bắt tạm giam, khám xét nơi làm việc, nơi ở vào chiều tối 12.4.

 Theo đó, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Hồ Đình Tùng - Phó chủ tịch HĐND thị xã Nghi Sơn (Thanh Hoá) tại nơi làm việc vào khoảng 17h chiều 12.4. Cùng thời điểm này, lực lượng chức năng cũng tiến hành khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Hồ Đình Tùng.

 Ông Hồ Đình Tùng từng giữ chức Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn). Tháng 9.2020, ông được bầu giữ chức Phó Chủ tịch thường trực HĐND thị xã Nghi Sơn.

 Trong lúc đang đương chức Phó chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn, vào tháng 5.2020, trên mạng xã hội YouTube xuất hiện một đoạn clip với tựa đề "Nghi vấn Phó Chủ tịch huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) Thanh Hóa nhận hối lộ" gây xôn xao dư luận. UBND thị xã Nghi Sơn ngay sau đó đã đề nghị công an vào cuộc làm rõ.

 Vào cuộc điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 người về hành vi "cưỡng đoạt tài sản". Đáng chú ý, trong số này có 2 người là phóng viên báo chí.

 Theo điều tra, giữa tháng 5-2020, giả mạo là giám đốc một doanh nghiệp ở TP Thanh Hóa, Nguyễn Quốc Hưng (SN 1979; ngụ TP Hà Nội) lấy lý do gặp gỡ, trao đổi công việc để tiếp cận với 2 Phó chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn là ông Trương Bá Duyên và Hồ Đình Tùng. Khi gặp gỡ, Hưng cố tình tặng quà, tiền và lén quay video lại rồi dùng nó để uy hiếp, tống tiền 2 lãnh đạo này, yêu cầu họ phải chi khoản tiền 25 tỉ đồng để "mua" lại sự im lặng. (Laodong.vn 13/4, Trần Lâm) Về đầu trang

Sóc Trăng: 1 Phó Giám đốc Chi nhánh Điện lực bị cách chức

Ngày 13-4, liên quan đến vi phạm vừa được phát hiện tại Chi nhánh Điện lực huyện Trần Đề (Sóc Trăng), ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), thông tin Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng đã xử lý nghiêm các cán bộ để xảy ra những sai phạm đó.

 Cụ thể, đã cách chức Phó Giám đốc Chi nhánh Điện lực Trần Đề, người trực tiếp chịu trách nhiệm nghiệm thu nhưng không đi kiểm tra thực tế, cạnh đó, Điện lực Sóc Trăng cũng đã khiển trách hàng loạt cán bộ có liên quan. 

“Đây là hình thức kỷ luật nghiêm minh và đủ sức răn đe. Sau vụ việc, Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng đã chỉ đạo rà soát tất cả các dự án điện mặt trời áp mái trên địa bàn và hoàn toàn không có vấn đề sai phạm” – ông Lý thông tin thêm.

 Trước đó, Công an tỉnh Sóc Trăng có Công văn đề nghị Công ty điện lực tỉnh Sóc Trăng cung cấp năm Hợp đồng mua bán điện giữa Chi nhánh Điện lực huyện Trần Đề và Công ty CP PN Solar, Công ty TNHH Power Nature. 

Trong Công văn, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết tháng 1-2021 tiến hành khảo sát, kiểm đếm thực tế tại nơi lắp đặt, cơ quan này xác định từ ngày khởi công xây dựng đến nay chỉ thi công được 2.280 tấm pin, có công suất tương đương 990kW.

 So với kết quả kiểm tra tại các biên bản thì còn thiếu 9.120 tấm pin, thế nhưng Chi nhánh Điện lực Trần Đề vẫn ký Hợp đồng mua bán điện 5 năm, mỗi hợp đồng có công suất 990 kW với các Chủ đầu tư.

 Từ kết quả kiểm tra thực tế, Công an tỉnh Sóc Trăng đề nghị Điện lực Sóc Trăng cung cấp năm Hợp đồng mua bán điện, Biên bản kiểm tra hệ thống điện mặt trời mái nhà, Biên bản làm việc và các thỏa thuận giảm công suất đã ký giữa Công ty Điện lực tỉnh Sóc Trăng với các Chủ đầu tư trên.

 Giải thích thêm về việc phát triển hệ thống năng lượng mặt trời áp mái, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam cho biết thời gian vừa qua việc này do các Công ty điện lực chịu trách nhiệm. Sau đó, các Công ty điện lực sẽ phân cấp cho các Chi nhánh điện lực thực hiện và hỗ trợ các nhà đầu tư. 

Sau khi phân cấp, các Chi nhánh điện lực chủ động thực hiện, ký hợp đồng mua điện, tổ chức nghiệm thu theo Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty điện lực miền Nam. 

“Sự việc xảy ra tại Chi nhánh Điện lực huyện Trần Đề, Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng là người trực tiếp đi kiểm tra các hệ thống và đã phát hiện Chi nhánh Điện lực Trần Đề đã thực hiện sai quy định về việc mua điện mặt trời mái nhà khi không thống nhất được số lượng thực tế và số lượng trên hợp đồng. Những vi phạm tại Chi nhánh Điện lực Trần Đề đã được Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng chủ động chấn chỉnh, không để xảy ra bất cứ thiệt hại nào, không để xảy ra sai phạm, vi phạm Quyết định 13” – ông Lý khẳng định.

 Ông Lý cũng cho hay sau khi phát hiện vụ việc này, Công ty Điện lực Sóc Trăng yêu cầu hủy hợp đồng không có công suất, riêng đối với những hợp đồng không đúng công suất thực tế thì sẽ cho điều chỉnh lại. (Plo.vn 13/4, Châu Anh)Về đầu trang

Bắc Kạn: Tạm đình chỉ 4 cán bộ quản lý đô thị vụ đánh hội đồng người bán rau

Liên quan đến vụ người bán rau bị nhóm cán bộ Đội quản lý trật tự đô thị TP.Bắc Kạn (Bắc Kạn) đánh hội đồng, chiều 13.4, trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo UBND TP.Bắc Kạn cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định tạm đình chỉ công tác 4 cán bộ thuộc Đội quản lý trật tự đô thị TP.Bắc Kạn để phục vụ việc xác minh những người này đánh hội đồng người bán rau.

 4 cán bộ bị tạm đình chỉ công tác từ ngày 13 - 19.4, gồm ông Hoàng Văn Chánh, Đội phó Đội quản lý trật tự đô thị TP.Bắc Kạn; và 3 cán bộ, nhân viên của đội là các ông Vũ Anh Tú, Nguyễn Văn Dịu, Nguyễn Cao Đại.Ngoài việc tạm đình chỉ để phục vụ điều tra, 4 cán bộ này còn phải kiểm điểm giải trình để làm cơ sở cho UBND TP.Bắc Kạn có các bước xử lý tiếp theo.

 Như Thanh Niên đưa tin, chiều 9.4, anh Triệu La Luyện (43 tuổi, quê tại H.Bạch Thông, Bắc Kạn) chở rau rừng xuống bán tại khu vực đường nội thị trong tổ 8, P.Đức Xuân (TP.Bắc Kạn).

 Khoảng 16 giờ 30, Đội quản lý trật tự đô thị TP.Bắc Kạn đến kiểm tra, sau đó tịch thu hàng hóa của anh Luyện, cho lên xe. Tuy nhiên, do tiếc của, anh Luyện đã giằng co để lấy số rau rừng mất công đi hái lượm, dẫn tới xích mích và bị một số người của Đội quản lý trật tự đô thị TP.Bắc Kạn lao vào hành hung.

 Phát hiện sự việc, nhiều người dân đã chạy tới can ngăn. Anh Luyện bị đánh rách một vệt ở vùng mắt trái, máu loang thành vệt dài xuống tận cằm. (Thanhnien.vn 13/4, Trần Cường)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Nhật Bản thảo luận về chính sách thu hút đầu tư chuyển đổi số

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 12/4, Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức hội nghị chiến lược tăng trưởng dưới sự chủ trì của Chánh Văn phòng Nội các Katsunobu Kato, nhằm thảo luận các chính sách thúc đẩy thu hút đầu tư về lĩnh vực chuyển đổi kỹ thuật số.

Tại hội nghị, Chính phủ đã trình bày dự thảo về các chính sách liên quan, trên cơ sở xác định tầm quan trọng của việc xây dựng các trung tâm dữ liệu, cũng như biện pháp hỗ trợ xây dựng các cơ sở sản xuất chất bán dẫn tiên tiến tại Nhật Bản. Chi tiết nội dung sẽ được đưa vào chiến lược tăng trưởng dự kiến được công bố vào mùa Hè tới.

 Chính phủ Nhật Bản xác định việc xây dựng các trung tâm dữ liệu - những tòa nhà tích hợp các thiết bị truyền thông như máy chủ xử lý và lưu trữ thông tin - là cơ sở hạ tầng nòng cốt của thời đại kỹ thuật số. Cùng với sự mở rộng của đường truyền tốc độ cao theo tiêu chuẩn 5G cũng như việc các công ty đang tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số, kế hoạch mở rộng các trung tâm dữ liệu là vấn đề cấp bách hiện nay đối với Nhật Bản.

 Chính phủ nước này cũng xem xét làm việc với chính quyền các địa phương để thảo luận kế hoạch đặt các trung tâm dữ liệu trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, các doanh nghiệp đầu tư sẽ nhận được hỗ trợ đáng kể cả về vốn vay và thuế. 

Ngoài ra, nhiều vấn đề quan trọng khác cũng được thảo luận như làm thế nào để phân bố đều các trung tâm dữ liệu khi 80% tập trung tại Tokyo và Osaka, cùng với đó là những giải pháp ứng phó với rủi ro từ các thảm họa thiên tai, đặc biệt là động đất.

 Theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, hiện số lượng các trung tâm dự liệu tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu tập trung tại Trung Quốc. Dự kiến trong năm 2021, diện tích sàn sử dụng của các trung tâm dư liệu của Trung Quốc sẽ lên tới 1,7 triệu km2, trong khi Nhật Bản và Australila (Ôx-trây-li-a) sẽ vào khoảng 440.000 km2. Trung Quốc đang có lợi thế về quỹ đất rộng, giá điện rẻ và thủ tục cấp phép xây dựng thuận tiện.

 Chính phủ Nhật Bản đánh giá, các gã khổng lồ về công nghệ thông tin như Google đang xúc tiến kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu mới tại châu Á-Thái Bình Dương. Vì thế Nhật Bản cần có chính sách thu hút bằng một chiến lược tăng trưởng cụ thể, hấp dẫn để tận dụng thời cơ đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số. (TTXVN/VietnamPlus.vn 13/4, Phạm Tuân)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More