Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 16-5-2019

Post date: 16/05/2019

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Sửa Luật Lao động sẽ tác động tới hàng chục triệu lao động”  1

CHÍNH SÁCH MỚI 3

2. Hướng dẫn khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công. 3

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY.. 4

3. 1.200 “mắt thần” rà soát toàn bộ hoạt động tại TP HCM.. 4

4. Hậu Giang: Hiệu quả mô hình “Làm theo lời Bác: Ngày thứ Sáu nghe dân nói”. 5

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 6

5. Tiến sĩ Trần Đình Thiên: Nói tới năng lực doanh nghiệp Việt là... "chỉ muốn khóc". 6

6.GDP Việt Nam có thể tăng 1,1% mỗi năm nhờ chuyển đổi số. 7

7.  Trước ngày 20-5, phải công khai các điều kiện kinh doanh. 8

8 Thủ tướng quyết định lập quỹ cấp vốn giá rẻ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. 9

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 9

9. Án “dân kiện quan” tăng, xử lý vẫn ì ạch. 9

QUẢN LÝ.. 10

10Bộ Tài chính lý giải vì sao không đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp vừa. 10

11.  Thủ tướng: “Chất xám là tài nguyên càng khai thác càng nảy nở”. 12

12. 97% công chức… "tuyệt vời", số rất nhỏ “hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực hạn chế”! 13

13.Đề xuất xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy. 14

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 15

14.  Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng triển khai nhiệm vụ. 15

15.  Quý I: Hủy và bãi bỏ 2.854 thủ tục hành chính. 17

16.Thanh Hóa: Công khai xin lỗi khi giải quyết thủ tục hành chính. 17

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 18

17.Thanh Hóa: Làm rõ tin đồn "Bí thư xã và nữ cấp dưới buổi tối cố thủ trong nhiệm sở"  18

18.Bình Định: Bắt cán bộ thuế tham ô hơn 800 triệu đồng tiền thuế. 19

THẾ GIỚI 20

19.Trung Quốc: Thâm Quyến sẽ bổ sung trực thăng vào hệ thống giao thông đô thị 20

20.  Nga thông qua dự luật gia tăng trừng phạt lái xe uống rượu bia. 20

 TIÊU ĐIỂM

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Sửa Luật Lao động sẽ tác động tới hàng chục triệu lao động”

“Tới nay, dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động 2012 đã nhận được sự góp ý của 70 cơ quan trung ương, bộ, ngành. Nhiều góp ý xác đáng đã được ghi nhận về tuổi nghỉ hưu, bình đẳng giới, khung giờ làm thêm, thống nhất giờ làm việc, bổ sung ngày nghỉ lễ…”.

 Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung biểu tại cuộc họp lần cuối cùng của Ban soạn thảo dự án sửa đổi Bộ Luật Lao động 2012, trước khi Chính phủ trình dự thảo tại Kỳ họp lần thứ 7 Quốc hội Khoá 14 (từ 20/5- 17/6). Chương trình do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức chiều 14/5 tại Hà Nội.

 Với tư cách là Trưởng Ban soạn thảo dự án, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ Luật Lao động có vai trò to lớn và tác động trực tiếp tới hàng chục triệu người lao động. Do đó, quy trình soạn thảo dự án sửa đổi Luật đã thực hiện kỹ lưỡng, tiếp thu các ý kiến đa chiều, đảm bảo sự thấu tình đạt lý và tôn trọng quyền lợi người lao động.

 “Dự án sửa đổi Luật Lao động năm 2012 gồm 221 điều. Ban soạn thảo đã sửa đổi về cơ bản dự thảo với nhiều nội dung lớn, đề cập tới các vấn đề chưa có tiền lệ, vấn đề nhạy cảm và luật hoá các cam kết quốc tế. Bên cạnh đó, dự thảo đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới và những điều tốt nhất dành cho lao động nữ…” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

 Trên cơ sở thẩm tra của Bộ Tư Pháp, Bộ LĐ-TB&XH đã lấy ý kiến góp ý của các cơ quan trung ương, đăng trên website của Cổng thông tin Chính phủ để tiếp nhận ý kiến của nhân dân, tiếp thu sự phản hồi từ báo giới. Đồng thời, Uỷ Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thẩm định sơ bộ, Chính phủ cũng đã cho ý kiến 2 lần về dự thảo sửa đổi Luật Lao động và dự thảo Tờ trình.

 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết thêm: “Ngoài việc xin ý kiến của 70 bộ, ngành, cơ quan trung ương góp ý kiến, Bộ LĐ-TB&XH đã chuẩn bị 12 văn bản liên quan tới hồ sơ trình Quốc hội, như: Dự thảo Luật, dự thảo Tờ trình, báo cáo tác động, báo cáo tổng kết, các dự thảo nghị định và quyết định kèm theo”.

 Theo kế hoạch, dự thảo sửa đổi Luật Lao động sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019) và các đại biểu quốc hội bỏ phiếu thông qua vào Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019).

 Bày tỏ quan điểm về các nội dung sửa đổi, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, việc tăng khung giờ làm thêm nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. “Tuy nhiên, việc làm thêm giờ cần đi đôi cách tính lương luỹ tiến cho người lao động và giới hạn số giờ làm thêm trong tháng. Điều này nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng giờ làm thêm quá nhiều trong 1 tháng, việc không tuyển thêm lao động mới và thu hẹp thời gian chăm con nhỏ của lao động nữ” - ông Ngọ Duy Hiểu cho biết.

 Về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, ông Ngọ Duy Hiểu cho rằng lộ trình tăng tuổi hưu, tính từ năm 2021, mỗi năm thêm từ 3-4 tháng đối với người lao động là phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý cần tới nhiều đối tượng làm việc trực tiếp trong môi trường nặng nhọc, độc hại không thể làm việc được tới 60 hoặc 62 tuổi được.

 “Ngay cả việc giảm tuổi hưu 5 năm cho những đối tượng đặc biệt cũng cần xem lại. Đơn cử như nhiều lao động ngành than chỉ hơn 40 tuổi đã sức yếu, mắt kém. Nguy cơ làm việc liên tục có thể gây nên tai nạn lao động…” - ông Ngọ Duy Hiểu góp ý.

 Về thống nhất giờ làm việc, đại diện Tổng LĐLĐ VN tại cuộc họp cho rằng, cần lưu ý tới điều kiện vùng miền. “Nhiều công chức, viên chức ở huyện, xã có thói quen về nhà nấu cơm ăn trưa. Nếu nghỉ trưa 1 h thì có lẽ không đủ thời gian”.

 Cũng trao đổi về các nội dung dự án sửa đổi Luật Lao động, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ủng hộ với phương án điều chỉnh tăng tuổi hưu từ năm 2021, theo lộ trình tăng tuổi hưu chậm, mỗi năm chỉ thêm 3-4 tháng tuổi hưu cho tới khi tuổi hưu của lao động nam đạt 62 và lao động nữ đạt 60 tuổi.

 Bên cạnh đó, ông Hoàng Quang Phòng cũng đề nghị sau khi dự thảo Luật được thông qua, Chính phủ cần quy định cụ thể lao động ở ngành nghề nào được nghỉ hưu sớm so với quy định. Bàn về quy định trả lương cho giờ làm thêm, vị phó chủ tịch VCCI cho rằng khó thực hiện việc tiền lương lũy tiến vì cần đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp. (Dân Trí 15/5, Hoàng Mạnh)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Hướng dẫn khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 24/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 04/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.

 Theo đó, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ và tổ chức tương đương (gọi là đơn vị) thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP được xác định như sau:

 Đối với nhóm đơn vị có số biên chế dưới 50 người/01 đơn vị theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung được xác định cho nhóm đơn vị này theo công thức:

Trường hợp có kết quả dư (bằng 0,5) thì được làm tròn số thêm 01 xe.

 Đối với nhóm đơn vị có số biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung xác định cho nhóm đơn vị này là bằng số lượng đơn vị có số biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị. Ví dụ: Bộ A có 7 đơn vị có số biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị thì định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tối đa cho nhóm đơn vị này là 07 xe.

 Thông tư nêu rõ, mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đối với công đoạn đưa, đón từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại được xác định như sau:

 Hình thức khoán theo km thực tế:

Hình thức khoán gọn:

 Hình thức khoán gọn được áp dụng đối với tất cả các chức danh hoặc áp dụng đối với từng chức danh. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh), Chủ tịch Hội đồng thành viên các Tập đoàn kinh tế quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng mức khoán gọn đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế, khoảng cách từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại của các chức danh nhận khoán. Mức khoán được xác định như sau:

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6/6/2019. (Báo Chính Phủ Điện Tử 15/5, KL)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

1.200 “mắt thần” rà soát toàn bộ hoạt động tại TP HCM

TP HCM vừa hoàn tất giai đoạn một đề án Xây dựng đô thị thông minh (ĐTTM) với việc hình thành 4 trụ cột là: Trung tâm điều hành; Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở; Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội; Trung tâm an toàn thông tin.

 Trong đó, Trung tâm điều hành ĐTTM đặt tại trụ sở UBND thành phố, đã hoạt động từ tháng trước. "Hệ thống này như bộ não của con người, được tập hợp tất cả thông tin dữ liệu bằng thời gian thực, giúp lãnh đạo thành phố có cái nhìn tổng thể mọi hoạt động để dễ dàng đưa ra quyết định chỉ đạo, ứng phó với các tình huống khác nhau", ông Cường nói.

 Giai đoạn một, hệ thống camera của trung tâm tích hợp, kết nối gần 1.200 camera từ các sở ngành, quận huyện của thành phố. Trong đó có 50 camera được thí điểm sử dụng các công cụ phân tích hình ảnh bằng trí tuệ nhân tạo (AI) như đo đếm số lượng, phân tích khuôn mặt, nhận dạng đám đông, hành vi... Không chỉ nhận hình ảnh livestream (trực tiếp) từ hiện trường, những công cụ phân tích hình ảnh nâng cao sẽ đánh giá, cảnh báo sớm sự việc để các cơ quan chức năng kịp thời xử lý.

 Ví dụ trong lĩnh vực an ninh trật tự, khi camera thu được hình ảnh người đang bị tình nghi sẽ phân tích đặc điểm nhân dạng. Khi có đầy đủ dữ liệu sẽ xác định đối tượng này là ai và truyền về cho người trực.

 "Lượng camera như vậy là còn rất ít, cần tích hợp nhiều hơn. Nếu phát triển được mạng lưới hoàn chỉnh, thành phố giống như có trăm tai nghìn mắt vậy. Trung tâm điều hành sẽ giám sát chặt chẽ bất cứ việc gì như tình trạng kẹt xe, ngập nước, cháy nổ, môi trường... rồi gửi đến những người có thẩm quyền để xử lý", ông Cường nói.

 Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ chính của ĐTTM là xây dựng chính quyền điện tử mở rộng và phong phú, tạo không gian sống trong môi trường mạng giữa người dân và chính quyền thành phố.

 Kênh tương tác giữa người dân và chính quyền nằm ở Trung tâm Điều hành và Kho dữ liệu dùng chung. Khi thông tin dữ liệu được công khai, dịch vụ công trực tuyến mở rộng giúp người dân không phải ra đường nhiều, tránh kẹt xe, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cũng như tránh tiếp xúc với cán bộ sẽ đỡ phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu. Qua cổng 1022, người dân có thể phản ánh tất cả vấn đề đến chính quyền.

 "Quan trọng nhất là người dân giám sát được toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ của chính quyền và lãnh đạo cũng giám sát được mọi việc của cấp dưới", ông Cường cho biết.

 Kho dữ liệu chung của thành phố đã hoạt động tại Công viên phần mềm Quang Trung (quận 12) trên cơ sở tích hợp các dữ liệu hiện có của các sở, ngành gồm: một cửa điện tử, khiếu nại, tố cáo, đường dây nóng, đăng ký doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài, người nộp thuế, lao động nước ngoài, đất đai... Bước đầu, đã thực hiện trích xuất, khai thác kho dữ liệu dùng chung phục vụ công tác điều hành của thành phố.

 Thành phố cũng triển khai thử nghiệm cổng https://data.hochiminhcity.gov.vn cung cấp thông tin về cơ sở khám chữa bệnh và chứng chỉ hành nghề y. Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục mở và kết nối các dịch vụ vào kho dữ liệu như dịch vụ công, xuất nhập khẩu, giao thông, quy hoạch, xây dựng, địa chính, du lịch, hộ tịch - dân cư... Việc này sẽ giúp người dân, doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận được các thông tin cần thiết, phục vụ đời sống hàng ngày cũng như kế hoạch kinh doanh, phát triển của mình một cách tốt nhất.

 Chính thức vận hành vào tháng 6, Trung tâm Mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội đặt tại Viện Nghiên cứu - Phát triển đang được hoàn thiện cơ sở vật chất, lắp đặt thiết bị, tài liệu tổng hợp các phương pháp khoa học dự báo. Nhờ có trung tâm này việc dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố chính xác hơn, thông qua phần mềm chứ không chỉ là dự báo theo mong muốn. (VnExpress.net 15/5, Hữu Nguyên)Về đầu trang

Hậu Giang: Hiệu quả mô hình “Làm theo lời Bác: Ngày thứ Sáu nghe dân nói”

Mô hình "Làm theo lời Bác: Ngày thứ Sáu nghe dân nói" đang được triển khai tại xã Đông Phước A, Châu Thành, Hậu Giang và được đông đảo người dân địa phương ủng hộ.

 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn các cán bộ đảng viên phải chú ý tìm hiểu, quan tâm thật lòng đến mọi mặt đời sống của các tầng lớp nhân dân. Bác cũng yêu cầu mọi người phải tôn trọng, lắng nghe và giải quyết những kiến nghị chính đáng của dân.

 Những năm qua, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trên cả nước đã xuất hiện nhiều tập thể điển hình về làm theo lời di huấn của Người. Câu chuyện về ngày thứ Sáu nghe dân nói tại xã Đông Phước A, Châu Thành, Hậu Giang là một ví dụ.

 Ở cấp xã sẽ có nhiều việc "lực bất tòng tâm", nhưng chính từ những buổi lắng nghe dân chính quyền xã Đông Phước A biết phải làm thế nào để người dân tin tưởng.

 Ông Nguyễn Thanh Việt - Chủ tịch UBND xã Đông Phước A - cho hay: "Có những người phát biểu khác nhau, đôi khi quá thẳng nhưng chúng tôi vẫn phải tiếp thu và nếu sai phải sửa".

 "Tôi rất tâm đắc mô hình này vì rất là thiết thực, cho thấy Đảng, Nhà nước với dân là một khối, ý Đảng lòng dân là một", ông Đặng Thế Khải - người dân xã Đông Phước A - nói.

 Nhờ có những buổi được nói, được nghe, xã Đông Phước An mấy năm nay không có khiếu kiện đông người, vượt cấp. Địa phương đã hòa giải 50 vụ việc, xóa nhiều tụ điểm mất an ninh trật tự. Ngoài ra, xã Đông Phước A còn xây sửa 10 cây cầu, tu sửa lại nhiều tuyến đường.

 Mời xem video chi tiết tại đường link dưới đây:

https://vtv.vn/trong-nuoc/lam-theo-loi-bac-ngay-thu-sau-nghe-dan-noi-20190515090336495.htm 

(Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 19h ngày 14/5)Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Tiến sĩ Trần Đình Thiên: Nói tới năng lực doanh nghiệp Việt là... "chỉ muốn khóc"

"Bàn về doanh nghiệp Việt rất xúc động, nói tới doanh nghiệp Việt rất tự hào nhưng sức yếu quá, yếu đến mức ai yêu đất nước nói tới năng lực Việt đều muốn khóc". Đây là khẳng định của Tiến sĩ Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại Hội nghị "Ổn đinh kinh tế và cạnh tranh của doanh nghiệp Việt" được tổ chức sáng 15/5 tại Hà Nội. 

Theo Tiến sĩ Trần Đình Thiên, hiện nay nói về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt thì có không nhiều doanh nghiệp lớn, đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và cạnh tranh trên trường quốc tế. Ông này cho rằng, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song và đa phương thế hệ mới (FTAs) nhưng doanh nghiệp ngoại 100% vốn FDI vào và chủ yếu họ hưởng lợi.

 Ông Thiên nói, nếu nói đến doanh nghiệp Việt, chúng ta phải đặt lại câu hỏi Việt Nam thực sự có một lực lượng doanh nghiệp Việt hay không hay chỉ có tập hợp các doanh nghiệp khác chuỗi sản xuất, khác chuỗi giá trị nhưng cùng đặc điểm, nhỏ bé, sống tách biệt và không phụ thuộc nhau?

 "Hiện hơn 65% doanh nghiệp là siêu nhỏ - không thể định nghĩa được, chớp mắt một cái họ đã biến thể khác không nhìn thấy được. Tại sao doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ lệ lớn như vậy? Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và thay đổi quy mô doanh nghiệp Việt", ông Thiên đặt câu hỏi.

 Theo vị chuyên gia này, đã đến lúc các nhà điều hành của Việt Nam cần nhấn mạnh đến khái niệm "Make in Vietnam" và "Make by Vietnam" bởi nó đồng nghĩa với việc làm ra bởi người Việt Nam, bởi giá trị gia tăng từ công nghệ Việt, kể cả công nghệ đi mua nhưng là ý chí của người Việt.

 Ông Thiên cho rằng, khái niệm trên hoàn khác với khái niệm "Made in Vietnam", cái này có nghĩa là bao gồm tất cả sản phẩm được làm ra ở Việt Nam, nhưng bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài, độc lập và có chuỗi sản xuất riêng. Họ vào Việt Nam chủ yếu tận dụng các FTAs để xuất khẩu, lấy giá trị thặng dư, không chuyển giao công nghệ, không xây dựng chuỗi liên kết giá trị, sản phẩm...

 Tiến sĩ Thiên khẳng định: Tách rời khái niệm không phải để có ý phân biệt, chia lợi ích mà để chúng ta nhìn rõ bản chất công nghệ Việt, năng lực người Việt ở đâu trong bản đồ giá trị để chúng ta soi chiếu, đánh giá và cố gắng. Thời đại 4.0, tiếp cận công nghệ, khoa học dễ dàng hơn, chỉ quan trọng là ta có mua được công nghệ đó, ứng dụng và thay đổi chính mình.

 Ví dụ được ông Thiên chia sẻ là nhiều doanh nghiêp tư nhân hiện đang đối diện với Cách mạng công nghệ 4.0 và giờ họ không biết đi đâu về đâu. "Hàng chục hãng taxi, hàng chục nghìn chiếc taxi thua Grab, thua một hệ điều hành, một phần mềm. Nếu việc xử lý cãi nhau giữa taxi truyền thống và Uber, Grab như này thì bao giờ mới giải quyết xong vấn đề phát triển của doanh nghiệp Việt Nam?", Tiến sĩ Thiên nói. 

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên nhấn mạnh, thời buổi công nghệ đi đầu, Cách mạng 4.0 đang phá vỡ mọi cấu trúc thặng dư và giá trị, vượt qua khuôn khổ luật pháp. Muốn đổi mới, không đi thụt lùi thì phải có luật và dám vượt qua rủi ro, mạo hiểm.

 Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính - tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cho biết: Việt Nam là nền kinh tế rất mở, trong bối cảnh hiện nay rủi ro bên ngoài rất nhiều. Trong khi đó, nội tại, thể lực của kinh tế Việt Nam có tốt lên nhưng cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết căn cơ, tận gốc.

 Theo ông này, bối cảnh thương mại thế giới đang phức tạp, Việt Nam cần tăng khả năng chống chọi với cú sốc bên ngoài để tăng khả năng chống chịu trong tương lai như hiện tại là cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có tác động lớn đến Việt Nam.

 Ông Lực dẫn chứng hàng loạt vấn đề mà các nhà điều hành của Việt Nam cần khắc phục như: Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam còn chậm, tiềm ẩn rủi ro đối với một số cán cân vĩ mô, đây là vấn đề đáng lo ngại; Nợ công và nợ nước ngoài đã giảm nhưng có thể vượt ngưỡng nếu chúng ta không khéo điều hành;kinh doanh luôn tiềm ẩn rủi ro, vấn đề là chấp nhận rủi ro và kiểm soát rủi ro. (Dân Trí 15/5, An Linh)Về đầu trang

GDP Việt Nam có thể tăng 1,1% mỗi năm nhờ chuyển đổi số

Tại Diễn đàn khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ngày 15/5, Tiến sĩ Lucy Cameron – Tư vấn nguyên cứu cao cấp CSIRO đánh giá, Việt Nam đang có "một tương lai sáng trong phát triển nền kinh tế số".

 Theo bà, trước đây Việt Nam gia tăng sản xuất, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thúc đẩy dựa trên tăng trưởng truyền thống. Tuy nhiên, để bứt phá cần chú trọng đến công nghệ cao, tập trung vào phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo với những định hướng mới. "Chuyển đổi số, ứng dụng số sẽ giúp GDP Việt Nam tăng 1,1% một năm cho tới 2045", bà Lucy nhận xét.

 Chuyên gia tư vấn của CSICO đưa ra 4 kịch bản trong ứng dụng chuyển đổi số giúp Việt Nam đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế trong tương lai, gồm kịch bản truyền thống, chuyển đổi số, xuất khẩu số và tiêu dùng số. Mỗi kịch bản đều có khả năng tác động đến tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam.

 Ở kịch bản truyền thống, ứng dụng công nghệ sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng 0,38% mỗi năm. Trong khi đó xuất khẩu số và tiêu dùng số mức tác động tăng tới GDP lần lượt 0,45% và 0,63% mỗi năm. Ở kịch bản tốt nhất, GDP tăng nhiều nhất, 1,1% một năm nếu ứng dụng chuyển đổi số.

 "Lao động trẻ, vị trí trung tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương với tăng trưởng kinh tế cao... là những lợi thế của Việt Nam trong chuyển đổi số nền kinh tế. Nếu quản lý tốt Việt Nam sẽ đạt được tham vọng, thu hút công nghệ và đổi mới sáng tạo", bà Lucy nhận xét.

 Trong khi đó, góp ý vào chính sách đổi mới sáng tạo của Việt Nam, ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) lại nhấn mạnh tới sự tham gia của khu vực tư nhân. Theo ông, sự tham gia của khối này vào quá trình đổi mới sáng tạo ở Việt Nam cũng giống như việc phải tìm một công thức chuẩn làm bánh pancake. "Muốn bánh ngon thì ngoài công thức chuẩn, cần một đầu bếp lành nghề và nguyên liệu bột tốt...", ông nói và nhấn mạnh yếu tố then chốt ở đây chính là cải cách thể chế để tăng cường năng lực Chính phủ, doanh nghiệp...

 Ở góc độ của mình, bà Lucy Cameron khuyến nghị Việt Nam cần xây dựng nền tảng thống nhất kết nối hệ thống đổi mới sáng tạo, tận dụng được sức mạnh các bên, tập trung vào các lĩnh vực chuyên sâu, cung cấp hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Việt Nam nên tham gia nhiều diễn đàn trong khu vực, thúc đẩy quỹ đầu tư mạo hiểm; đẩy mạnh quan hệ đối tác về công nghệ và chuyển giao công nghệ...

 "Chúng tôi tin Việt Nam có cơ hội to lớn trong việc tận dụng công nghệ số để có những đột phá trong thời gian tới", bà nhấn mạnh. (VnExpress.net 15/5)Về đầu trang

Trước ngày 20-5, phải công khai các điều kiện kinh doanh

Ngày 14-5, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ (VPCP) tổ chức giao ban trực tuyến về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải thiện môi trường kinh doanh và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trong bốn tháng đầu năm.

 VPCP kiến nghị, trước ngày 20-5 này, các bộ, cơ quan phải hoàn thành việc công bố, công khai điều kiện kinh doanh sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành sau cắt giảm để làm cơ sở kiểm tra, giám sát; khẩn trương rà soát, bãi bỏ, chấm dứt việc quy định TTHC trong công văn hướng dẫn và gửi VPCP báo cáo Thủ tướng kết quả rà soát trong tháng 5.

 Đến nay các bộ, ngành đã trình ban hành 29 văn bản quy phạm pháp luật để chính thức cắt giảm 3.425/6.191 điều kiện kinh doanh (đạt 110,6% so yêu cầu); trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền 21 văn bản quy phạm pháp luật để cắt giảm, đơn giản hóa 6.776/9.926 dòng hàng kiểm tra chuyên ngành (đạt 136,5%). Tuy nhiên, vẫn có một số bộ chưa hoàn thành việc thực thi phương án đơn giản hóa đã được phê duyệt như Bộ Giao thông vận tải còn ba nghị định, Bộ Tài chính còn một nghị định, Bộ Tư pháp còn một nghị định,... (Nhân Dân 15/5, PV)Về đầu trang

Thủ tướng quyết định lập quỹ cấp vốn giá rẻ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2019/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa với một số ưu đãi về tín dụng đối với khối doanh nghiệp này.

 Theo nghị định, đây là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Thủ tướng Chính phủ thành lập. Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

 Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định; tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn đúng quy định; thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định; chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định...

 Nghị định quy định cụ thể các hoạt động của Quỹ gồm: Cho vay, tài trợ, hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro; quản lý tài chính;...

 Theo Nghị định, Quỹ thực hiện cho vay dưới hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp. Cho vay trực tiếp là việc Quỹ trực tiếp thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cho vay gián tiếp là việc Quỹ thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua giao vốn cho ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

 Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo muốn được vay vốn trực tiếp của Quỹ phải đáp ứng một số điều kiện sau: Đáp ứng quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, khai thác các loại tài sản trí tuệ quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nghệ mới quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới theo quy định của pháp luật...

 Mức cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án. Tổng mức cho vay của Quỹ đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ.

 Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng tối đa không quá 7 năm. (Vneconomy.vn 15/5)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Án “dân kiện quan” tăng, xử lý vẫn ì ạch

Báo cáo công tác của Chánh án TAND tối cao vừa gửi đến Quốc hội thừa nhận, tỷ lệ giải quyết các vụ án hành chính (án “dân kiện quan”) chỉ đạt 42,6%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ giải quyết chung (66,5%). 

Cụ thể, theo báo cáo, tính từ kỳ họp Quốc hội trước, 1/10/2018, đến 31/3/2019 (gần kỳ họp thứ 7, chuẩn bị khai mạc), TAND các cấp đã thụ lý 9.305 vụ án hành chính, tăng 2.306 vụ so với cùng kỳ năm 2018; đã giải quyết, xét xử được 3.965 vụ, tăng 1.702 vụ so với cùng kỳ năm 2018 (đạt tỷ lệ 42,6 %).

 Trong đó, thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 6.902 vụ, đã giải quyết, xét xử 3.022 vụ; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 2.316 vụ, đã giải quyết, xét xử 882 vụ; thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 87 vụ, đã giải quyết, xét xử 61 vụ.

 Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 3,75%, giảm 0,71% so với cùng kỳ năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 2,72%, và do nguyên nhân khách quan 1,03%); bị sửa là 3,53%, giảm 0,35% so với cùng kỳ năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 2,87 % và do nguyên nhân khách quan là 0,66%).

 TAND các cấp đã giải thích, đính chính hoặc kháng nghị đối với 2 bản án do tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án.

 Chánh án TAND tối cao giải thích, các vụ án hành chính thụ lý, giải quyết chủ yếu liên quan tới các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai. Mặc dù đã nỗ lực khắc phục việc để các vụ án quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật, đặc biệt là chú trọng việc tổ chức đối thoại giữa người khởi kiện và người bị kiện, song thực tiễn cho thấy các vụ án hành chính thường phức tạp, quá trình thực hiện một số quy định của Luật Tố tụng hành chính cũng gặp phải những vướng mắc và thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, nên tỷ lệ giải quyết loại án này chưa cao.

 Bên cạnh án hành chính, công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, tổng số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà TAND tối cao và các TAND cấp cao cũng gặp khó khăn. Số đơn/ vụ phải giải quyết là 13.130 đơn/vụ; đã giải quyết được 4.671 đơn/vụ, đạt tỷ lệ 36,6%. Trong tổng số 4.671 đơn/vụ đã giải quyết, Tòa án trả lời cho các đương sự là không có căn cứ kháng nghị 4.481 đơn/vụ; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 190 đơn/vụ.

 Bản báo cáo đưa ra nhận định, về cơ bản đã khắc phục được tình trạng đã trả lời cho đương sự là không có căn cứ kháng nghị, nhưng sau đó Chánh án TAND tối cao lại phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm nghiêm trọng và phải kháng nghị để giải quyết vụ án theo trình tự giám đốc thẩm. Quá trình giải quyết, các Tòa án đã tập trung rà soát, phân loại để xem xét, giải quyết các đơn sắp hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đảm bảo không để các vụ việc quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. (Dân Trí 15/5, P.Thảo)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Bộ Tài chính lý giải vì sao không đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp vừa

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, nếu đề xuất giảm thuế cho cả nhóm doanh nghiệp vừa thì gần như toàn bộ doanh nghiệp tại Việt Nam đều được hưởng ưu đãi và có thể dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng. 

Như đã đưa tin, Bộ Tài chính đang xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

 Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về 15-17% cho nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Nhóm doanh nghiệp có quy mô vừa sẽ không được hưởng chính sách ưu đãi về thuế.

 Giải đáp thêm xung quanh đề xuất này, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính cho biết, lý do Bộ Tài chính đề xuất với Chính phủ để áp dụng các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả của chính sách hỗ trợ, tránh tình trạng ưu đãi dàn trải.

 "Thực tế là số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam và nếu tính cả số lượng doanh nghiệp có quy mô vừa thì nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tới trên 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam.

 Nếu việc áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho cả nhóm doanh nghiệp vừa thì gần như toàn bộ doanh nghiệp tại Việt Nam đều được hưởng ưu đãi và không mang nhiều ý nghĩa nhằm ưu tiên phát triển", ông Hưng giải thích. 

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hưng, nếu áp dụng chính sách ưu đãi cho cả doanh nghiệp vừa thì có thể dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng giữa doanh nghiệp vừa với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, trong khi nhóm doanh nghiệp vừa đã sẵn có nhiều lợi thế hơn như vốn, doanh thu, thị trường, lao động, công nghệ...

 Mặt khác, đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định, đề xuất áp dụng các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng dựa trên tính toán về khả năng, điều kiện ngân sách nhà nước trong bối cảnh hiện nay. 

"Theo ước tính, việc đề xuất áp dụng các chính sách ưu đãi tại dự thảo Nghị quyết này đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sẽ làm giảm thu ngân sách khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm. Và nếu tiếp tục mở rộng chính sách hỗ trợ cho cả doanh nghiệp vừa thì có thể làm giảm thu ngân sách hơn 19.500 tỷ mỗi năm", ông Hưng nói.

 Ông Nguyễn Quốc Hưng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế - xã hội và thu ngân sách hiện nay thì việc xác định đối tượng doanh nghiệp để đề xuất giải pháp hỗ trợ cần phải dựa trên nguyên tắc hỗ trợ đúng, trúng đối tượng để đạt được lợi ích kinh tế, xã hội cao nhất nhưng lại không làm ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách. Đặc biệt là tránh tình trạng ưu đãi tràn lan, làm giảm hiệu quả của chính sách khuyến khích, hỗ trợ. 

Do vậy, Bộ Tài chính đề xuất ưu đãi tập trung dành cho các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, là những đối tượng dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế, môi trường kinh doanh, trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi hội nhập kinh tế quốc tế. (Vneconomy.vn 15/5, Duyên Duyên)Về đầu trang

Thủ tướng: “Chất xám là tài nguyên càng khai thác càng nảy nở”

Sáng 15/5, Hội nghị "Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam" do Bộ Khoa học và Công nghệ và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Liên minh Đổi mới Phát triển Quốc tế (IDIA) đồng tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành và hơn 300 đại biểu đến từ viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp và chuyên gia cấp cao quốc tế.

 Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh nêu về những đóng góp của khoa học và công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời gian qua, các chính sách về khoa học và công nghệ đã được tập trung hoàn thiện với nhiều quy định tiến bộ và đổi mới. Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia được hình thành và chuyển dịch theo hướng đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm.

 Bộ trưởng cũng nêu trăn trở làm thế nào để Việt Nam phát triển khoa học công nghệ, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đang xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, trong đó khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được xác định nền tảng để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

 Đây cũng là vấn đề ông mong muốn nhận được gợi ý từ các chuyên gia cấp cao vốn có kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở các quốc gia từng trải qua giai đoạn chuyển đổi từ mô hình kinh tế có thu nhập trung bình, trung bình thấp sang thu nhập trung bình cao và thu nhập cao. "Giải pháp gì để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia với doanh nghiệp là trung tâm và kiến nghị nào dành cho Việt Nam", Bộ trưởng đề nghị.

 Tại hội nghị đã có 14 ý kiến của các chuyên gia đưa ra gợi ý, trong đó ông Stefan Hajkowicz - Nhà khoa học cao cấp CSIRO cho rằng, công nghệ số cũng giúp nâng cao năng suất lao động, tạo ra tài sản, thúc đẩy tăng trưởng. Sự chuyển hướng phát triển của ngành kinh tế số, dự kiến đóng góp từ 10 đến 20 nghìn tỷ USD cho kinh tế toàn cầu đến năm 2025.

 Minh chứng cho điều này ông lấy ví dụ về việc lắp đặt 2.400 cảm biến cho cầu Habour ở Sydney cùng với các chương trình học máy và phân tích dự báo, hệ thống có thể dự báo chính xác thời gian và vị trí trước khi sự cố xảy ra. Hệ thống giúp cây cầu trở nên an toàn hơn và cũng tiết kiệm chi phí.

 Cũng đến từ CSIRO, bà Lucy Cameron - tư vấn nghiên cứu cao cấp cho rằng, Việt Nam có vị thế phù hợp để thúc đẩy kinh tế số. "Chuyển đổi số sẽ đem lại khoảng 1,1% tăng trưởng GDP mỗi năm cho Việt Nam đến năm 2045" bà nói và nhận định, tăng trưởng của Việt Nam khá nhanh và toàn diện, chỉ sau Trung Quốc và có nền tảng phù hợp để chuyển đối số.

 Phát biểu kết luận Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những đóng góp, các hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với chuyên gia quốc tế. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đối với phát triển kinh tế.

 Thủ tướng khẳng định, tài nguyên tự nhiên có giới hạn và nhân loại đang đứng trước sự khan hiếm tài nguyên nghiêm trọng. Nếu trông chờ vào thứ tài nguyên hữu hạn đó thì tăng trưởng sẽ sớm cạn kiệt, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Mô hình tăng trưởng nội sinh (được trao giải Nobel Kinh tế năm 2018) cho thấy, công nghệ là yếu tố nội sinh quan trọng của tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để đột phá vượt qua trạng thái dừng, thoát bẫy thu nhập trung bình.

 "Nhân loại ngày càng khan hiếm tài nguyên tự nhiên để khai thác và Việt Nam cũng vậy, nhưng chúng ta lại có thứ tài nguyên vô tận, đó là chất xám, là sự sáng tạo của con người. Nếu tài nguyên tự nhiên càng khai thác càng cạn kiệt thì tài nguyên sáng tạo của con người càng khai thác sẽ càng sinh sôi nảy nở", Thủ tướng khẳng định và cho rằng trong các doanh nghiệp và tổ chức, sự sáng tạo của con người là vốn quý giá nhất. (VnExpress.net 15/5)Về đầu trang

97% công chức… "tuyệt vời", số rất nhỏ “hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực hạn chế”!

Đa số công chức được đánh giá là xuất sắc và tốt (xấp xỉ 97%), chỉ gần 7.000 người (tương đương 2,36%) bị xếp hạng “hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế năng lực” và hơn 1.600 người (tương đương 0,59%) “không hoàn thành nhiệm vụ"…

 Đây là những con số được nêu trong báo cáo mới nhất của Bộ Nội vụ về việc thực hiện các nghị quyết chất vấn gửi tới các đại biểu Quốc hội để phục vụ cho kỳ họp thứ 7 của cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, dự kiến bắt đầu đầu tuần tới. 

Báo cáo đề cập trước hết đến những bất hợp lý tồn tại trong hệ thống lương công chức hiện nay. Cụ thể, Bộ Nội vụ nhận định, hệ thống thang, bậc lương còn bình quân, do mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ còn thấp nên các cơ quan có thẩm quyền đã mở rộng đối tượng áp dụng các chế độ phụ cấp đặc thù ngành nghề, nhưng đã phát sinh bất hợp lý giữa các ngành nghề. Việc đổi mới cơ chế đối với khu vực sự nghiệp công lập còn chậm, chưa đạt mục tiêu và yêu cầu đề ra.

 Để khắc phục những bất hợp lý trong lĩnh vực tiền lương, căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương Đảng và Nghị quyết số 107/NQ-CP của Chính phủ, trong năm 2019, các Bộ, ngành, địa phương sẽ điều chỉnh mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 1 tháng 7 năm 2019 theo Nghị quyết của Quốc hội từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng.

 Chính phủ cũng đã chốt việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong khu vực doanh nghiệp từ ngày 1/1/2010 theo mục tiêu của Đề án (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện). Đồng thời, rà soát các chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và xây dựng Bảng phân loại chức vụ tương đương trong hệ thống chính trị (Ban Tổ chức Trung ương chủ trì thực hiện); xây dựng chế độ tiền lương mới báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo đúng tiến độ quy định tại Nghị quyết số 107/NQ-CP.

 Về vấn đề chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, Bộ Nội vụ cho biết, tổ chức bộ máy một số cơ quan nhà nước hiện nay cũng chưa thực sự đạt yêu cầu tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chưa có cơ sở dữ liệu theo dõi, cập nhật chính xác số lượng công chức, viên chức. Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang còn nhiều khó khăn. Việc đổi mới cơ chế đối với khu vực sự nghiệp công lập còn chậm, chưa đạt mục tiêu và yêu cầu đề ra.

 Cụ thể, tính đến thời điểm báo cáo (ngày 22/4/2019), Bộ Nội vụ đã nhận và tổng hợp số liệu báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2018 của 19/33 Bộ, ngành ở Trung ương và 45/63 địa phương. Kết quả, trong tổng số 284.668 công chức, số hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 76.695 người, chiếm tỷ lệ 26,94%. Có 197.377 người hoàn thành tốt nhiệm vụ, chiếm tỷ lệ 69,34%. Số hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực là 6.732 người, chiếm tỷ lệ 2,36%; số không hoàn thành nhiệm vụ là 1.690 người, chiếm tỷ lệ 0,59%.

 Trong tổng số 1.104.393 viên chức, số hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 300.866 người, chiếm tỷ lệ 27,24%. Hoàn thành tốt nhiệm vụ là 740.792 người, chiếm tỷ lệ 67,08%. Hoàn thành nhiệm vụ là 70.042 người, chiếm tỷ lệ 6,34%. Không hoàn thành nhiệm vụ là 4.244 người, chiếm tỷ lệ 0,38%.

 Những con số này khác hẳn với đánh giá của dư luận lâu này về tỷ lệ công chức "cắp ô". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng đề cập, trong bộ máy nhà nước có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu "sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào".

 Con số này từng được mổ xẻ, phân tích nhiều lần. Ở một số địa phương, lãnh đạo còn than, thậm chí tới 80% số cán bộ, viên chức là... dư thừa. (Dân Trí 15/5, P.Thảo)Về đầu trang

Đề xuất xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy

Bộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở hiện nay.

 Bộ Công an cho biết, tình hình an ninh, trật tự khu vực nông thôn tiềm ẩn nhiều vấn đề bất ổn, nhất là các mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện liên quan đến đất đai; hoạt động của tội phạm ma túy, hình sự diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có xu hướng gia tăng như: buôn bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn, hiếp dâm, dâm ô trẻ em, trộm cắp tài sản; tội phạm sử dụng vũ khí vật liệu nổ gây án, chống người thi hành công vụ, coi thường pháp luật có tính chất manh động, nguy hiểm xảy ra ở nhiều địa phương. Nếu không chủ động phòng ngừa, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn ngay từ cơ sở sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội; trong khi đó lực lượng Công an xã bán chuyên trách hiện nay chưa đủ mạnh, yếu về chất lượng, thiếu về số lượng; chế độ, chính sách chưa tương xứng với công việc, nên đã có nhiều Công an xã xin nghỉ việc hoặc bỏ việc.

 Qua tổng kết 6 năm thực hiện chủ trương bố trí Công an chính quy tại xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự; Công an địa phương đã bố trí 693 Trưởng Công an xã, 367 Phó trưởng Công an xã và 230 Công an viên đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Lực lượng Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; chủ động nắm tình hình; tham mưu phục vụ cấp ủy, chính quyền giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp và các vụ việc về an ninh, trật tự tại cơ sở, được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ, qua đó tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội được kiềm chế và giảm, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

 Do vậy việc ban hành Nghị định quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy là cần thiết, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở hiện nay.

 Dự thảo nêu rõ, đối với các xã hiện đang thiếu Trưởng Công an xã (là công chức cấp xã), do nghỉ việc, chuyển công tác khác thì Trưởng Công an cấp huyện báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh, quyết định bổ nhiệm, điều động Công an chính quy thay thế theo quy định.

 Đối với các xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự: Trưởng Công an cấp huyện tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp có kế hoạch, phương án bố trí sắp xếp công tác khác đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên thường trực (lực lượng bán chuyên trách) để điều động, bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Hoàn thành trước ngày 31/12/2020.

 Đối với các xã không phải là trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự: Căn cứ tình hình an ninh, trật tự của địa phương, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, có kế hoạch, phương án bố trí sắp xếp công tác khác đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên thường trực (lực lượng bán chuyên trách hiện nay) và có chính sách giải quyết phù hợp, không bổ nhiệm Trưởng Công an xã hoặc Phó trưởng Công an xã (là công chức cấp xã) do nghỉ việc hoặc chuyển công tác khác để bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Hoàn thành trước ngày 31/12/2021. (Báo Chính Phủ Điện Tử 15/5, KL)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng triển khai nhiệm vụ

Sáng 15/5, tại Trụ sở Chính phủ, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019.

 Tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho biết: Năm 2018, Hội đồng tổ chức 12 phiên làm việc và hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội trong và ngoài nước; tổ chức thành công Hội nghị công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2018 (Báo cáo APCI 2018); đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách đối với các ngành kinh tế mũi nhọn và cải cách các vấn đề đang còn là rào cản, thách thức cho doanh nghiệp phát triển; được cộng đồng doanh nghiệp và xã hội đánh giá tích cực. Năm 2018, Hội đồng đã tham gia ý kiến đối với nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành…

 Tính từ năm 2018 đến nay, Chính phủ đã trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền 29 văn bản quy phạm pháp luật để chính thức cắt giảm 3.425/6.191 điều kiện kinh doanh (đạt 110,6%, vượt 10,6% so với yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ); các bộ, ngành đã trình ban hành và ban hành được 21 văn bản quy phạm pháp luật để cắt giảm, đơn giản hóa 6.776/9.926 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành (đạt 136,5%, vượt 36,5% so với yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ); giúp tiết kiệm hơn 18 triệu ngày công, tương đương trên 6.300 tỷ đồng.

 Riêng trong 4 tháng đầu năm 2019, với vai trò cơ quan thường trực Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ đã chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất giải pháp cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh trong Báo cáo Môi trường kinh doanh (Doing Bussiness) của Ngân hàng Thế giới; đã chủ trì điều phối và tổ chức các buổi làm việc của chuyên gia Ngân hàng Thế giới với các bộ, ngành liên quan để trao đổi về 06/10 chỉ số thành phần trong Doing Bussiness; đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan cập nhật, cung cấp kết quả cải cách về chính sách, quy định, thủ tục hành chính của Việt Nam gửi Ngân hàng Thế giới, phục vụ xây dựng Báo cáo Doing Bussiness 2020; chủ trì 07 cuộc họp với 13 hiệp hội doanh nghiệp và các bộ, ngành liên quan để tiếp nhận 69 vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp; đã kiến nghị giải quyết 54 vấn đề (15 vấn đề chưa đủ cơ sở xử lý), trong đó, 23 vấn đề đã được giải quyết; những vấn đề còn lại đã được các bộ tiếp thu và cam kết hoàn thành để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

 Về việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết đã đạt được những kết quả tích cực. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025; tạo lập cơ sở pháp lý cho triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Ngày 12/3 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia theo công nghệ tiên tiến của thế giới.

 Trong năm 2019, tiếp tục hoàn thành và đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia; Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; Trung tâm chỉ đạo, điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet); Hệ thống thông tin tham vấn chính sách (e-Consultation)… Đặc biệt, các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong bảng xếp hạng quốc tế ngày càng được cải thiện. Ngày 6/4 vừa qua, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard&Poors vừa công bố nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn cho Việt Nam từ mức “BB-” lên mức “BB” với triển vọng “ổn định”, đồng thời khẳng định xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn cho Việt Nam ở mức “B”. Điều này dự báo nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhanh, phản ánh môi trường hoạch định chính sách của Việt Nam đang được cải thiện.

 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Năm 2019 được Chính phủ xác định là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch 05 năm 2016-2020, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hưởng ứng chủ đề của Chính phủ năm 2019 “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính và xóa bỏ những rào cản hành chính mà doanh nghiệp đang gặp phải, hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo đảm mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước, từ đầu năm đến nay, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính đã tổ chức 3 cuộc họp với các doanh nghiệp các ngành: Thủy sản, nông nghiệp, chế biến và công nghiệp nhẹ để tiếp nhận ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (Báo Chính Phủ Điện Tử 15/5, Lê Sơn)Về đầu trang

Quý I: Hủy và bãi bỏ 2.854 thủ tục hành chính

Theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ, trước ngày 20/5/2019, các bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ hoàn thành việc công bố, công khai điều kiện kinh doanh, sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành sau cắt giảm để làm cơ sở kiểm tra, giám sát, bảo đảm việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật không làm phát sinh thêm so với kết quả đã cắt giảm.

 Văn phòng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, cơ quan khẩn trương thực hiện việc rà soát, bãi bỏ, chấm dứt việc quy định thủ tục hành chính trong công văn hướng dẫn và gửi Văn phòng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát trong tháng 5/2019.

 Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan cần đẩy nhanh tiến độ soạn thảo Luật sửa đổi các luật có liên quan trình Chính phủ để trình Quốc hội bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh được quy định tại các luật chuyên ngành theo phương án đã được phê duyệt. Các Bộ: Giao thông vận tải, Tư pháp, Y tế, Tài chính khẩn trương hoàn thành việc ban hành hoặc trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh theo quy định. Đối với các quy định đã được ban hành mà tiếp tục phát hiện bất cập, đề nghị các Bộ tiếp tục rà soát, đề xuất phương án xử lý.

 Đối với Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tổng hợp sản phẩm hàng hóa chịu kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ quan, gửi các bộ, trên cơ sở đó các bộ rà soát, đơn giản hóa theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính cũng được giao chủ trì theo dõi tình hình và đánh giá kết quả thực hiện cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành; đánh giá mức độ thay đổi và tác động thực chất đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu; định kỳ hàng quý báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết ngay các chậm trễ, sai lệch, biến tướng và các vấn đề mới phát sinh.

 Theo thống kê của Văn phòng Chính phủ về số thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật có thủ tục hành chính được công bố, công khai quý I/2019 thì tổng số thủ tục hành chính được hủy bỏ, bãi bỏ trong quý I/2019 là 2.854 thủ tục, trong khi đó tổng số thủ tục hành chính quy định mới được công khai trong quý I/2019 là 5.424 thủ tục; tổng số thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung là 3.251 thủ tục. (Pháp Luật Xã Hội 14/5, Tuấn Dũng)Về đầu trang

Thanh Hóa: Công khai xin lỗi khi giải quyết thủ tục hành chính

Để giảm hồ sơ bị chậm trễ, trả không đúng hẹn và thể hiện văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức khi phục vụ nhân dân, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và công khai xin lỗi khi giải quyết TTHC đối với các tổ chức, cá nhân bị chậm trễ.

 Ngoài mục tiêu giảm thời gian và chi phí giải quyết TTHC, văn hóa ứng xử khi giao tiếp, làm việc với tổ chức, cá nhân cũng được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, ngày 27-3-2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 876/2017/QĐ-UBND về công khai kết quả giải quyết TTHC; công khai xin lỗi trong giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Việc công khai TTHC được thực hiện bằng các hình thức: Niêm yết kết quả giải quyết tại trụ sở, trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị giải quyết hoặc thông báo bằng văn bản, qua email, điện thoại cho tổ chức, cá nhân phù hợp với từng cơ quan, đơn vị.

 Các vi phạm trong giải quyết TTHC phải công khai xin lỗi, như: Bị tổ chức, cá nhân phản ánh về hành vi, thái độ thiếu chuẩn mực khi giao tiếp; thờ ơ, thiếu quan tâm khi tiếp nhận, giải quyết khiến cho tổ chức, cá nhân phải chờ đợi; không tiếp nhận hồ sơ, từ chối giải quyết hồ sơ thuộc thẩm quyền hoặc tự ý trả lại hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC của tổ chức, công dân mà không có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật; tiếp nhận hồ sơ chưa đầy đủ thành phần theo quy định, thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ không đúng thẩm quyền, không đúng thời gian và địa điểm quy định; hẹn ngày trả kết quả hoặc hẹn lại ngày trả kết quả vượt quá thời gian quy định mà không có lý do chính đáng; để hư hỏng, thất lạc hồ sơ đã tiếp nhận của tổ chức, công dân; có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực hoặc thực hiện các giao dịch khác để trục lợi của tổ chức, cá nhân...

 Việc xin lỗi phải được thực hiện thông qua văn bản hoặc thư xin lỗi do người đứng đầu cơ quan, đơn vị ký, gửi tổ chức, công dân. Nếu hành vi vi phạm được phát hiện trước thời điểm trả kết quả giải quyết TTHC thì việc xin lỗi được thực hiện đồng thời tại thời điểm trả kết quả cho tổ chức, công dân. (Báo Thanh Hóa 14/5, Tố Phương)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Thanh Hóa: Làm rõ tin đồn "Bí thư xã và nữ cấp dưới buổi tối cố thủ trong nhiệm sở"

Sáng ngày 15/5, ông Tạ Kim Doãn, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Nga Sơn cho biết, cơ quan này đã vào cuộc xác minh thông tin người dân tố cáo ông P.V.Th. (SN 1967), Bí thư Đảng ủy xã Nga Hưng và bà Th. (SN 1971), cán bộ Hội Phụ nữ xã, buổi tối ngày 28/3/2019, đã cùng đi vào một phòng trên tầng 3 của Công sở xã Nga Hưng, khi bị người dân phát hiện thì "cố thủ" trong phòng không chịu ra.

 “Chúng tôi đã vào cuộc xác minh, hôm đó hai ông bà này đúng là có mặt tại công sở xã. Tuy nhiên, không có chuyện trai trên gái dưới nên chúng tôi không lập biên bản sự việc. Qua xác minh thì tối hôm đó ông Th. có tới công sở làm việc, tuy nhiên trước đó ông Th. có uống rượu nên sau khi ra công sở ông ấy đã ngủ thiếp đi, sau đó anh em có đưa về nhà. Còn bà Th. nói lý do có mặt tại UBND xã Nga Hưng là vì buổi sáng và buổi tối ngày nào bà Th. cũng đi tập thể dục ở đây, vì công sở xã không khóa”, ông Doãn cho biết.

 “Hiện không có bằng chứng để xử lý, chúng tôi đang đề nghị người dân cung cấp thêm bằng chứng, nếu có chúng tôi sẽ xử lý nghiêm, không bao che”- ông Doãn khẳng định.

 Còn theo ông Dương Đình Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Nga Hưng, hôm đó nhận tin báo, ông có đến công sở xã và thấy ông Th. nằm ở phòng làm việc của ông ấy trong tình trạng say rượu.

 “Tới sáng hôm sau, chúng tôi nghe dư luận bà con phản ánh buổi tối ông Th. có ở trong phòng Hội Phụ nữ xã cùng với chị Th. trên tầng 3, nên tôi đã giao cho Ban Công an xã xác minh, báo cáo về Công an huyện, Huyện ủy, UBND huyện. Sau đó Huyện ủy có giao Ủy ban Kiểm tra về xác minh. Tuy nhiên, cơ quan này đang kiểm tra thì ông Th. bị ốm nên hiện vẫn chưa có kết quả”- ông Ngọc thông tin.

 Cũng theo ông Ngọc, bà Th. là ủy viên thường vụ Hội Phụ nữ xã Nga Hưng. Bà Th. là 1 trong 3 người có chìa khóa riêng phòng làm việc trên tầng 3 của UBND xã Nga Hưng.

 Trước đó, vào khoảng 19h45 tối ngày 28/3, người dân thôn Hưng Bách (xã Nga Hưng) khi đang đi thể dục ngoài đường trước trụ sở UBND xã thì bất ngờ phát hiện 1 đôi nam nữ đi vào trụ sở UBND xã, lên tầng 3 vào phòng Hội Phụ nữ xã rồi đóng cửa lại, chốt bên trong.

 Ngay sau đó, người dân đã báo với Công an xã Nga Hưng và bảo vệ đến kiểm tra. Nghi ngờ có trộm đột nhập nên công an xã và bảo vệ đã kiểm tra 5 phòng làm việc ở tầng 2 nhưng không có người. Khi kiểm tra phòng của Hội Phụ nữ tầng 3 thì có tiếng động bên trong nhưng không có chìa khóa để mở.

 Đến khi Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã mang chìa khóa tới mở cửa thì không được do cửa bị chốt bên trong. Người dân đã giữ hiện trường chờ cơ quan chức năng đến giải quyết. Khi công an xã đập cửa thì có một người đàn ông trong phòng đi ra ngoài. Đến 5h sáng ngày 29/3, người dân phát hiện 1 người phụ nữ đang trốn ở cầu thang. (Dân Trí 15/5, Bình Minh)Về đầu trang

Bình Định: Bắt cán bộ thuế tham ô hơn 800 triệu đồng tiền thuế

Ngày 15/5, Công an Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) cho biết cơ quan này đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Đỗ Văn Huệ (55 tuổi, ngụ thôn Bình Trị, xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ) - nguyên cán bộ Chi cục Thuế huyện Phù Mỹ để điều tra về hành vi “Tham ô tài sản”.

 Theo điều tra, Đỗ Văn Huệ là Đội trưởng Đội thuế số 2 thuộc Chi cục Thuế huyện Phù Mỹ, phụ trách địa bàn 6 xã: Mỹ Chánh, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ Cát, Mỹ Tài và Mỹ Chánh Tây từ ngày 1/3/2016. Trước đó, ông Huệ là Đội trưởng Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế - Chi cục Thuế huyện Phù Mỹ.

 Từ đầu năm 2018 đến tháng 11/2018, ông Huệ đã thu tiền thuế của các cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn lẻ nhưng không nộp vào ngân sách Nhà nước mà sử dụng vào mục đích cá nhân với số tiền hơn 472 triệu đồng.

 Ngoài ra, Huệ còn sử dụng biên lai ngành thuế và phiếu thu của Bưu điện để thu tiền thuế ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao: thu của các hộ kinh doanh thuế khoán và hộ sử dụng hóa đơn tập nhưng không nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 340 triệu đồng.

 Ngày 12/11/2018, do nợ nần chồng chất không có khả năng trả nợ nên Huệ bỏ trốn khỏi địa phương cho đến này thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Phù Mỹ bắt giữ.

 Trước đó, Chi cục thuế huyện Phù Mỹ thành lập Đoàn kiểm tra, phát hiện Đỗ Văn Huệ nợ chiếm đoạt hơn 800 triệu đồng tiền thuế nên đã báo cáo và chuyển hồ sơ đề nghị Công an huyện Phù Mỹ điều tra xử lý theo quy định.

 Quá trình điều tra, Huệ thừa nhận chiếm đoạt số tiền thuế hơn 800 triệu đồng để sử dụng vào mục đích cá nhân. (Dân Trí 15/5, Doãn Công)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Trung Quốc: Thâm Quyến sẽ bổ sung trực thăng vào hệ thống giao thông đô thị

Ấn nút để gọi một chiếc trực thăng đến đỗ trên nóc nhà, câu chuyện tưởng như chỉ có trong khoa học viễn tưởng, có thể sớm trở thành hiện thực tại thành phố Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc.

 Ấn nút để gọi một chiếc trực thăng đến đỗ trên nóc nhà, câu chuyện tưởng như chỉ có trong khoa học viễn tưởng, có thể sớm trở thành hiện thực tại thành phố Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, dự án Lưu động đô thị trên không (UAM) do hãng Airbus và Sở Thương mại thành phố Thâm Quyến phối hợp thực hiện.

 Theo kế hoạch, các dịch vụ UAM sẽ ra mắt tại Thâm Quyến vào cuối năm 2019. Khi đó, Thâm Quyến sẽ trở thành thành phố đầu tiên của Trung Quốc bổ sung máy bay trực thăng vào hệ thống giao thông công cộng trong thành phố.

 Ông Eduardo Dominguez Puerta, Phó Giám đốc và người đứng đầu bộ phận UAM của Airbus, cho biết hãng đang phối hợp chặt chẽ với nhà chức trách Trung Quốc để triển khai dịch vụ UAM với những chiếc trực thăng hiện có, đồng thời phát triển các phương tiện điện tử cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (eVTOL) cũng như các phương tiện thế hệ mới.

 Theo đó, Thâm Quyến sẽ được trang bị nền tảng số hóa, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Trung Quốc và kết nối với hệ thống giao thông hiện tại. Giải pháp giao thông liền mạch này có thể kết hợp mọi loại hình giao thông trên mặt đất với vận tải trên không.

 Là thành phố tiên phong trong cải cách và mở cửa tại Trung Quốc, Thâm Quyến hiện là một trong những trung tâm sáng tạo hàng đầu thế giới và là nơi tọa lạc nhiều doanh nghiệp đổi mới. Kinh tế của Thâm Quyến phát triển mạnh và kết nối chặt chẽ với những thành phố khác trong khu vực. Điều đó đòi hỏi Thâm Quyến phải có một hệ thống giao thông nhanh nhạy, thông minh hơn và thân thiện hơn với môi trường. (TTXVN/Bnews.vn 14/5, Nguyễn Hằng)Về đầu trang

Nga thông qua dự luật gia tăng trừng phạt lái xe uống rượu bia

Ngày 14/5, Duma Quốc gia Nga vừa thông qua dự luật tăng cường hình phạt đối với các vụ tai nạn đường bộ gây hậu quả chết người do lái xe sử dụng rượu bia.

 Theo đó, nếu vụ tai nạn gây tổn hại nặng nề sức khỏe của người khác hoặc tử vong, mức phạt tù sẽ tăng thêm 5 năm so với các mức phạt hiện nay. Trong đó, nếu gây tai nạn làm 1 và 2 người tử vong, mức phạt tù tương ứng sẽ là 12 năm và 15 năm so với 7 năm và 9 năm như hiện nay.

 Ngoài ra, dự luật cũng đề xuất tăng cường hình phạt đối với các hành vi phạm tội trong tình trạng say rượu khi tham gia giao thông. (VTV.vn 15/5)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More