Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 08-9-2021

Post date: 08/09/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TỔNG HỢP THÔNG TIN DỊCH COVID-19. 2

  1. Bộ Quốc phòng và 10 tỉnh, thành nào được Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị hỗ trợ Hà Nội phòng, chống dịch?. 2
  2. Lãnh đạo chỉ lo giữ “sạch bóng Covid 19”, doanh nghiệp và người dân lãnh đủ. 2
  3. Phó Thủ tướng: “Đang tăng cường giãn cách, sao để dân xếp hàng xét nghiệm, nhận quà?”. 4
  4. Độ phủ vaccine mũi 1 tại TP Hồ Chí Minh đạt 89%.. 5

KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG COVID-19. 5

  1. Bắc Giang trao tặng bằng khen cho Zalo trong công tác phòng chống dịch. 5
  2. Khánh Hòa: Hiệu quả của hệ thống loa truyền thanh cơ sở trong vùng phong tỏa. 7

THỦ TỤC CẤP GIẤY THÔNG HÀNH TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG.. 8

  1. Bí thư Hà Nội: Tiếp tục sử dụng giấy đi đường cũ và cấp giấy mới 8
  2. Rắc rối xung quanh việc cấp giấy đi đường ở Hà Nội: Sao lại thế! 9
  3. Từ lúng túng cấp Giấy đi đường: "Việc liên quan đến hàng triệu người đang còn làm hời hợt quá!". 10
  4. Cà Mau cấp giấy đi đường điện tử mã QR qua Zalo. 11
  5. Đà Nẵng cấp giấy đi đường mã QR trực tuyến trong 5 phút 12
  6. Giấy đi đường nhìn từ Đà Nẵng. 13

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY.. 14

  1. Bố trí cán bộ chủ chốt không phải người địa phương - cách làm ở Thanh Hóa. 14

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 15

  1. Ưu tiên kiểm soát dịch bệnh, từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh. 15
  2. Sắp được mở lại đường bay nội địa theo vùng “xanh, vàng, đỏ”?. 16
  3. Gia hạn thuế gần 73.000 tỷ đồng cho đối tượng bị ảnh hưởng COVID-19. 17
  4. Hơn 50% doanh nghiệp Hà Nội có thể ổn định sản xuất trở lại 17

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH.. 18

  1. Chủ tịch Phan Văn Mãi và cuộc livestream kỷ lục. 18
  2. Khi lãnh đạo “vi hành”. 19

QUẢN LÝ.. 21

  1. Hơn 60% văn bản hướng dẫn thi hành luật chậm ban hành. 21
  2. Tổng cục Thuế không đón khách, không nhận hoa dịp lễ 76 năm thành lập. 22
  3. Chủ tịch nước: Yên Bái đủ cơ sở trở thành tỉnh có chỉ số hạnh phúc cao nhất 22

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 23

  1. Thu nội địa bắt đầu hụt hơi, nguy cơ nợ thuế neo thang. 23
  2. Giải ngân vốn đầu tư công chậm: Bộ Tài chính “bắt bệnh”, “bốc thuốc”. 24

THẾ GIỚI 26

  1. Kinh tế thế giới tổn thất lớn vì COVID-19, khó phục hồi trước năm 2022. 26

 

TỔNG HỢP THÔNG TIN DỊCH COVID-19

Bộ Quốc phòng và 10 tỉnh, thành nào được Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị hỗ trợ Hà Nội phòng, chống dịch?

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Quốc phòng, cùng 10 tỉnh, thành phố phía Bắc chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để chủ động phòng, chống dịch trên địa bàn Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hòa Bình chủ động chuẩn bị về nhân lực để sẵn sàng hỗ trợ cho Hà Nội khi cần thiết trong việc xét nghiệm thần tốc, phân loại F0 để chăm sóc, điều trị hợp lý, truy vết F1 để quản lý, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19.

Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính từ ngày 29/4 đến trưa 7/9, Hà Nội ghi nhận 3.614 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.569 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 2.045 ca.

Từ ngày 6 đến 12/9, Hà Nội sẽ xét nghiệm toàn bộ 100% người dân trên toàn Thành phố theo nguyên tắc: Tại khu vực phong tỏa, khu cách ly, khu vực nguy cơ rất cao lấy mẫu cho toàn bộ người dân từ 2-3 ngày/lần; tại khu vực có nguy cơ cao, lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân từ 5-7 ngày/lần; tại các khu vực khác, lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 1 lần.

Hà Nội đặt mục tiêu trước ngày 15/9 nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh để vào nhóm kiểm soát tốt dịch bệnh theo tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Bộ Y tế. (Danviet.vn 07/9)Về đầu trang

Lãnh đạo chỉ lo giữ “sạch bóng Covid 19”, doanh nghiệp và người dân lãnh đủ

Nhiều vị lãnh đạo chỉ nhăm nhăm giữ địa bàn của mình “sạch bóng covid 19” là yên tâm còn không cần quan tâm doanh nghiệp (DN) ở  đó hoạt động ra sao, khó khăn gì cần tháo gỡ.

Sau rất nhiều cuộc họp của các cơ quan quản lý Bộ, ngành với các địa phương, doanh nghiệp, câu chuyện về những khó khăn do các qui định ngặt nghèo của các địa phương khiến lưu thông ách tắc, sản xuất đình trệ được rất nhiều DN, sở ngành phản ánh. Một điều dễ cảm nhận là nhiều lãnh đạo địa phương chỉ nhăm nhăm giữ địa bàn của mình “sạch bóng covid 19” là yên tâm còn không cần quan tâm DN ở  đó hoạt động ra sao, khó khăn gì cần tháo gỡ.

Khi nguồn lực kinh tế đang dần suy kiệt thì cách chống dịch theo kiểu rào đường, rào phố không còn phù hợp. Chính phủ đã có chiến lược thay đổi quan trọng là phải chấp nhận và sống trong bối cảnh bình thường mới. Thế nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều những tiếng kêu than của doanh nghiệp, người dân về những ngáng trở trong sản xuất, kinh doanh vì bất cập trong chống dịch. Bức bối về cách làm khiến cho kinh tế đình trệ, nhiều ý kiến cho rằng cần đưa ra tiêu chí mới cho các địa phương bằng những con số tăng trưởng kinh tế đi cùng với hiệu quả chống dịch.

Ông Nguyễn Hoàng Anh – Tổng Giám đốc Công ty Nam Miền Trung cho biết tình trạng người nuôi thuỷ sản hiện nay: “Tôi trực tiếp tham gia sản xuất mỗi ngày thấy rất gian truân. Người dân bây giờ rất khổ, không thu hoạch, không tái sản xuất được. Điều này sẽ gây hệ luỵ kéo dài. Tình trạng phổ biến hiện nay là tôm không thu, không bán được; đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư”.

Hiện Nam Miền Trung mới thả được 20% diện tích tôm của công ty do thức ăn thiếu, con giống không đủ, các vật tư phục vụ nuôi trồng không có. Điều này báo hiệu cho những tháng tiếp theo sẽ xảy ra khủng hoảng thiếu nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu tôm.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Hoàng Anh, hiện nay hệ thống vận hành đang không khớp nhau. Dù DN có giải quyết được 3 tại chỗ thì muôn vàn đầu vào cũng không giải quyết được.

“Công ty chúng tôi có nhà máy 25 triệu lít mắm/năm, giải quyết hàng triệu tấn cá cho người dân, nhưng đến giờ tôi không thể thu mua được. Bởi, cần đưa mắm ra thị trường phải có nút chai, thế nhưng tôi không thể mua được nút chai  đành phải đóng cửa nhà máy”.

Tập đoàn Minh Phú hiện có khoảng 13.000 công nhân nhưng do dịch bệnh phải làm việc 3 tại chỗ, giãn cách nên hiện chỉ có khoảng 24% trong số này đi làm. Nhiều đơn hàng đã đến hạn nhưng DN không thể trả cho khách vì không có người làm, nhà máy thì không hoạt động được hết công suất.

“Công nhân không đi làm không có lương, rất đói, rất khổ, khổ vô cùng! Bây giờ, cần có giải pháp cứu người công nhân. Sản xuất chỉ là một vấn đề, lo cuộc sống cho công nhân là vấn đề quan trọng hơn, vì người ta đói thì lại đi lung tung kiếm ăn dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao. Cần có giải pháp để phục hồi sản xuất, chăm lo đời sống cho người lao động. Không giải quyết được đời sống cho người lao động thì khó mà dập được dịch” – Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú Lê Văn Quang lo lắng.

Câu chuyện trách nhiệm được các chuyên gia mới đây đưa ra trong một cuộc bàn tròn về giải pháp để cứu ngành hàng không. TS Lương Hoài Nam cho rằng: Ngoài thiếu tiền, thiếu vốn thì việc sợ trách nhiệm trong quyết định hỗ trợ các doanh nghiệp - những lo lắng như các hãng hàng không có thể không qua được khó khăn, có thể phá sản, việc thu hồi vốn sẽ như thế nào…

Ở nước ta, tâm lý đó cản trở nhiều quyết định, nhất là khi đặt trong bối cảnh xu hướng hồi tố còn nặng nề. Có thể quyết định ngày hôm nay là đúng, là hợp lý nhưng 5-10 năm sau nhìn lại, người ta lại bảo tại sao lại làm như thế, sao lại gây thiệt hại như thế... “Không thể áp suy nghĩ điều kiện, hoàn cảnh của những năm sau để quy kết, xử lý trách nhiệm của giai đoạn cụ thể trước đó. Tôi nghĩ phải vượt qua được suy nghĩ này, từ đó sẽ có tiền, có cơ chế” – ông Nam nói.

Cũng theo ông Nam, chúng ta phải coi cứu doanh nghiệp như cứu người bệnh, doanh nghiệp lâm bệnh cũng như con người lâm bệnh, cần tạo điều kiện để doanh nghiệp sống và phát triển.

Chia sẻ quan điểm này, TS. Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng: Muốn cứu vãn nền kinh tế phải phản ứng thật nhanh. Chúng ta phải vượt qua được một thứ đã trở thành mô thức không hay là: người không làm gì cả, không quyết đoán gì cả vẫn “túc tắc” lên chức; còn những người dám quyết đoán, dám giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả, dám làm dám nghĩ thì có khi không được bảo vệ. Chúng ta đã áp đặt chế độ trách nhiệm đối với những người dám làm, chúng ta phải áp đặt chế độ trách nhiệm đối với những người không làm gì cả. Không có chuyện không làm gì cả thì lại lên chức, hưởng hết.

Thêm nữa, cái gì cũng phải có thời hạn. Tức là không thể có những chuyện mà 10, 20 năm trước rồi, hoàn cảnh, bối cảnh đã khác, rồi không có thời hạn gì cả, “treo trên đầu” người ta như vậy thì rõ ràng là không ai dám quyết đoán cả. (VOV.vn 07/9)Về đầu trang

Phó Thủ tướng: “Đang tăng cường giãn cách, sao để dân xếp hàng xét nghiệm, nhận quà?”

Ngày 7/9, làm việc với quận Tân Bình và quận Phú Nhuận về công tác phòng chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã bất ngờ hỏi bà Nguyễn Thị Liễu - Bí thư phường 10 (quận Tân Bình) về quy trình thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho người dân.

Báo cáo Phó Thủ tướng, bà Nguyễn Thị Liễu cho biết phường lập danh sách, mời người dân đến ký nhận và bảo đảm khoảng cách theo quy định.

Phó Thủ tướng cho biết, ngày 6/9, khi ông kiểm tra điểm cấp phát tiền hỗ trợ, túi an sinh tại Văn phòng Ban Nhân dân ấp 4 (xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè), người dân đã phải xếp hàng nhiều giờ để chờ đến lượt ký nhận, gây nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất lớn.

Phó Thủ tướng yêu cầu phường 10 chuyển tiền và túi an sinh xuống từng tổ dân phố để phát đến tận nhà cho người dân. Ông cũng đề nghị quận Tân Bình và tất cả các địa phương nếu có tình trạng để dân xếp hàng chờ nhận tiền quà hỗ trợ phải chấn chỉnh ngay, bảo đảm tinh thần giãn cách, người dân hạn chế tối đa ra đường.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kể ông đã hỏi chuyện một số người dân đang xếp hàng chờ xét nghiệm tại ấp 4 (xã Nhơn Đức) vốn là vùng đỏ của huyện Nhà Bè. Bà con cho biết rất muốn được lấy mẫu tại nhà, không phải xếp hàng vì có thể bị lây nhiễm chéo.

Từ thực tế này, Phó Thủ tướng yêu cầu quận Tân Bình và các quận, huyện, TP Thủ Đức tăng cường sử dụng tình nguyện viên phát cho người dân bộ sinh phẩm xét nghiệm nhanh để tự lấy mẫu tại nhà dưới sự hướng dẫn, giám sát của nhân viên y tế.

“Chúng ta phải tranh thủ thời gian giãn cách, ai ở đâu ở đó, nhà cách ly với nhà để xét nghiệm thần tốc. Các đồng chí phải tạo điều kiện, khuyến khích anh em bên dưới phát huy sáng tạo trong chống dịch, xét nghiệm từ những việc rất cụ thể”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo của lãnh đạo quận Tân Bình, vấn đề nóng nhất hiện nay của quận là việc bảo đảm tiến độ xét nghiệm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế là 2-3 ngày/vòng ở vùng đỏ (nguy cơ rất cao), vùng cam (nguy cơ cao).

Thực tế, thời gian thực hiện giữa các vòng hiện nay là từ 5 đến 7 ngày. Vì vậy, tỷ lệ ca nhiễm ở các vùng đỏ, vùng cam trong vòng 1 là 4,7%, vòng 2 là 3,7%, thậm chí tại phường 10 (quận tân Bình) sau 2 vòng xét nghiệm, tỷ lệ nhiễm ở vùng đỏ vẫn ở mức 7% đến 8%.

Lãnh đạo quận Tân Bình cho rằng nếu không làm quyết liệt hơn nữa dịch sẽ dây dưa, kéo dài qua nhiều vòng xét nghiệm. Nguyên nhân chậm thực hiện là do khi xét nghiệm xong 1 vòng, quận Tân Bình phải chờ cấp sinh phẩm xét nghiệm đợt tiếp theo nên rất bị động.

Ngoài ra, địa phương kiến nghị cần xem xét lại quy định phải lấy mẫu xét nghiệm tất cả thành viên gia đình tại vùng đỏ. Với đặc điểm lây lan rất mạnh của biến chủng Delta, trong điều kiện sinh hoạt của nhiều hộ dân còn chật chội, khó khăn thì khi có người trong gia đình là F0 thì hầu hết các thành viên khác trong nhà đều bị nhiễm.

Bên cạnh đó, cần thay đổi phương thức xét nghiệm nhanh theo mẫu đơn từng người sang làm mẫu gộp, mẫu đại diện các hộ gia đình ở vùng đỏ, vùng cam để tăng tốc độ, tần suất xét nghiệm, quét đi, quét lại nhiều lần trong thời gian ngắn, nhanh chóng bóc tách người nhiễm COVID-19 (F0) ra khỏi cộng đồng.

Lãnh đạo quận Tân Bình đề xuất đối với những hộ gia đình ở vùng đỏ, vùng cam chưa có người nhiễm, sau 2 vòng đầu đã có kết quả âm tính, ngành y tế cần ưu tiên xét nghiệm trước để "khoanh" lại, giữ chắc để tránh bị lây nhiễm từ cộng đồng. (Tienphong.vn 07/9, Huy Thịnh)Về đầu trang

Độ phủ vaccine mũi 1 tại TP Hồ Chí Minh đạt 89%

Tính đến ngày 7/9, độ phủ vaccine mũi 1 tại TP Hồ Chí Minh cho người trên 18 tuổi đạt 89%.

TP Hồ Chí Minh phấn đấu đến ngày 15/9 sẽ phủ nốt hơn 11% còn lại và hiện đã chuyển hướng tập trung sang nhiệm vụ phủ mũi 2. Thông tin được công bố tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Phòng chống COVD-19 TP Hồ Chí Minh.

Sau 5 đợt, thành phố đã thực hiện hơn 6 triệu mũi tiêm, trong đó Quận Phú Nhuận, địa phương đạt tỷ lệ 100% tiêm chủng. Cũng trong 2 tuần qua, công an thành phố đã kiểm tra hơn 2 triệu phương tiện, xử lý hơn 11.000 trường hợp ra đường không có lí do chính đáng. Để người dân yên tâm thực hiện giãn cách, Trung tâm an sinh thành phố đã hỗ trợ trên 1,6 triệu túi quà và 10.000 F0 đã được hỗ trợ khẩn.

Sau huyện Củ Chi và Quận 7, đã có thêm huyện Cần Giờ về cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19. Hiện, số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại huyện Cần Giờ có xu hướng giảm liên tục, chỉ còn 1 xã ở mức độ nguy cơ cao. (VTV.vn 07/9)Về đầu trang

KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG COVID-19

Bắc Giang trao tặng bằng khen cho Zalo trong công tác phòng chống dịch

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có quyết định khen tặng Zalo vì những đóng góp tích cực vào việc phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương này trong thời gian qua.

Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào đầu tháng 5/2021, tỉnh Bắc Giang đã triển khai hàng loạt giải pháp công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, nền tảng Zalo với sức lan tỏa lớn, khả năng truyền tải thông tin chi tiết và nhanh chóng được đánh giá là cầu nối quan trọng trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tại địa phương này.

Cụ thể, Zalo đã tham gia hỗ trợ toàn diện từ khai báo y tế, truy vết, tiếp nhận phản ánh đến phục hồi sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào thành quả chống dịch chung của tỉnh Bắc Giang. Zalo cũng đã hỗ trợ xây dựng hệ thống và phối hợp vận hành để đảm bảo những thông tin quan trọng được gửi đến điện thoại người dân ngay lập tức.

Từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2021, đã có hơn 60 triệu tin nhắn khẩn cấp được truyền tải trực tiếp đến người dân Bắc Giang trên 3 nền tảng OA của tỉnh gồm: Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang; Công nhân KCN tỉnh Bắc Giang và Phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang để hỗ trợ công tác chống dịch.

Đặc biệt, trong giai đoạn cao điểm khi dịch bệnh lan rộng tại các KCN - khu chế xuất, Zalo đã là kênh thông tin, trao đổi chính yếu giúp kết nối thông suốt giữa chính quyền tỉnh với công nhân, người lao động.

Tiêu biểu, trang Zalo “Công nhân KCN tỉnh Bắc Giang” ra đời kết nối với 13 số điện thoại đường dây nóng của Sở Y tế Bắc Giang, ban quản lý KCN Bắc Giang và 9 huyện thuộc tỉnh Bắc Giang, để người lao động liên lạc, gửi thông tin phản ánh khi cần thiết. Theo thống kê đã có hơn 1,5 triệu tin nhắn được gửi cho công nhân tại tỉnh Bắc Giang qua Zalo.

Là địa phương tập trung lượng lớn công nhân, người lao động trong và ngoài tỉnh, việc nhanh chóng tạo lập kênh kết nối giữa Chính quyền với Công nhân các KCN trong tỉnh đã giúp những thông tin chỉ đạo, hướng dẫn từ chính quyền có thể gửi đến mọi công nhân ngay lập tức. Đồng thời, công nhân cũng có thể phản hồi dễ dàng, trong tình hình các ổ dịch xuất hiện nhiều ở các KCN.

Ngay trên 3 trang Zalo chính thức của tỉnh, người dân, công nhân, người lao động còn dễ dàng thực hiện khai báo y tế điện tử hỗ trợ cơ quan chức năng thực hiện hiệu quả công tác truy vết, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mắc, nhiễm bệnh, góp phần chung tay phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.

Đánh giá về những đóng góp của Zalo trong công tác phòng, chống dịch tỉnh Bắc Giang cho biết, Zalo đã phát huy hiệu quả trong việc truyền tải thông tin và tương tác với người dân trong bối cảnh giãn cách: “Tỉnh Bắc Giang có khoảng 1,2 triệu tài khoản người dùng Zalo, do đó việc lựa chọn kênh Zalo mang lại hiệu quả tích cực trong việc truyền tải các thông điệp, chủ trương, các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19”, ông Nguyễn Gia Phong, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang, cho biết.

Không chỉ riêng tỉnh Bắc Giang, Zalo còn nhận được sự tin tưởng của các Bộ, ngành và nhiều tỉnh thành phố khi được chọn là kênh tương tác với người dân, cũng như triển khai các tính năng mới hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid tại từng địa phương. (Ictnews.vietnamnet.vn 07/9, An Nhiên)Về đầu trang

Khánh Hòa: Hiệu quả của hệ thống loa truyền thanh cơ sở trong vùng phong tỏa

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp tại tỉnh Khánh Hòa với hàng trăm khu dân cư bị phong tỏa, cách ly y tế. Hệ thống loa truyền thanh cơ sở đã phát huy hiệu quả trong việc tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tại những khu vực này.

"UBND TP. Nha Trang yêu cầu người dân không tụ tập, giao tiếp, tán gẫu, ăn uống, buôn bán hàng rong trong thời gian thành phố đang áp dụng biện pháp cách ly toàn xã hội. Thành phố sẽ tăng cường và kiên quyết hơn nữa việc siết chặt quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về phòng chống dịch bệnh tại các khu vực cách ly y tế để giảm số ca mắc do lây nhiễm chéo”. Đây là một trong những nội dung thường được hệ thống loa truyền thanh TP. Nha Trang phát đi, phát lại trong các khu dân cư đang bị cách ly y tế, phong tỏa.

Các nội dung tuyên truyền, thông báo, thông tin cảnh báo của chính quyền được phát đi, phát lại nhiều lần đã giúp người dân nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết. Tại TP. Nha Trang, những nơi không có cụm loa công cộng thì hệ thống truyền thanh lưu động sẽ được cán bộ văn hóa đưa đến để tuyên truyền.

Anh Văn Anh Hà, ở phường Vĩnh Trường, TP. Nha Trang cho biết, 2 tháng nay bị phong tỏa phải ở nhà nên tiếng loa truyền thanh đã trở nên thân thuộc. “Nghe từ loa do cơ quan chức năng phát ra thì tôi tin vì đó là thông tin chính thống. Nhiều thông tin gấp, những ông, bà già không có Smart phone thì làm sao biết được thông tin đó, chỉ nghe loa của phường thông báo thôi”, anh Văn Anh Hà chia sẻ.

Tổ dân phố Phước Thành 3, phường Phước Long đang bị phong tỏa vì phát sinh hơn 30 ca dương tính với SARS-CoV-2. Tổ dân phố này có hơn 2.000 hộ với khoảng 7.000 nhân khẩu. Tại đây, 10 cụm loa xen lẫn trong các khu dân cư đã kịp thời chuyển tải các thông báo của địa phương như xét nghiệm toàn dân, số ca mắc mới, mời đi tiêm vaccine...

Đặc biệt, các nội dung thông báo đều được Đài truyền thanh phường Phước Long thông tin nhanh, ngắn gọn, rõ ràng, gắn liền với việc phòng chống dịch tại khu vực phong tỏa.

Ông Lê Đình Mầu, Tổ Phó Tổ dân phố Phước Thành 3, phường Phước Long cho biết, hệ thống truyền thanh cơ sở là công cụ đắc lực trong phòng chống dịch tại địa phương. “Ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, cố gắng phát nhiều lần. Đã có nhiều thay đổi, từ hồi có loa cũng như có dịch đến giờ, trong tổ chúng tôi, bà con đã có ý thức rất cao, không có ai chống đối. Nhắc là trong tổ mình bao nhiêu ca, bà con thông tin trong gia đình. Người dân thấy những gương đó để đề phòng, nhắc nhở lẫn nhau. Hiệu quả trông thấy”, ông Mầu cho hay.

TP. Nha Trang hiện có gần 500 cụm loa, tại 27 xã, phường. Từ khi dịch bệnh bùng phát, hệ thống truyền thanh cơ sở tăng thời lượng tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa. Từ khi thực hiện giãn cách xã hội, hệ thống truyền thanh liên tục phát các thông tin phòng, chống dịch bệnh, các bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam. 27 Đài truyền thanh tại các xã, phường cũng sản xuất hàng chục ngàn bản tin về địa phương cơ sở.

Ông Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao, phụ trách Đài truyền thanh TP. Nha Trang cho biết: “Đối với từng địa bàn, căn cứ vào nguy cơ dịch bệnh, các vùng nguy cơ đều có nội dung tuyên truyền phù hợp đến với nhân dân. Từ phương án cung cấp lương thực, thực phẩm cũng như các biện pháp phòng chống dịch đến mỗi địa bàn, để nhân dân nắm bắt và thực hiện chủ động”.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận gần 7.000 người dương tính với SARS-CoV-2, tình hình dịch bệnh đang dần được khống chế. Trong thời gian giãn cách xã hội, hệ thống truyền thanh cơ sở đã phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền, động viên người dân tại những vùng phong tỏa bình tĩnh chống dịch.

Cũng theo ông Nguyễn Tấn Tuân, tại các vùng ven biển, hệ thống truyền thanh đã len lỏi theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu” giúp người dân chuyển biến từ nhận thức đến hành vi ứng xử. “Lãnh đạo tỉnh sẽ chỉ đạo cho cấp chính quyền rà soát, kiểm tra lại các hệ thống truyền thanh cơ sở. Các khu vực đồng bằng, miền núi thực hiện rất tốt nhưng các khu vực dân cư ven biển làm chưa thực sự tốt, chất lượng thông tin truyền thanh đến cho người dân chưa đảm về nội dung và kể cả cơ sở vật chất”, ông Nguyễn Tấn Tuân chia sẻ. (VOV.vn 07/9) Về đầu trang

THỦ TỤC CẤP GIẤY THÔNG HÀNH TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Bí thư Hà Nội: Tiếp tục sử dụng giấy đi đường cũ và cấp giấy mới

Ngày 7/9, trao đổi với báo chí về tình hình những ngày đầu tổ chức phân vùng phòng, chống dịch Covid-19, ông Đinh Tiến Dũng- Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND TP chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cầu thị các ý kiến để kịp thời điều chỉnh việc cấp và kiểm tra giấy đi đường phù hợp với thực tiễn. Tất cả phải nhằm bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch và an toàn của người dân.

Ông Đinh Tiến Dũng khẳng định, sau 3 đợt giãn cách xã hội toàn TP.Hà Nội đã khống chế không để dịch bùng phát mạnh, lây lan rộng. Việc thực hiện phương án phân 3 vùng từ ngày 6/9 nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô trong tình hình mới, để kiểm soát, tầm soát y tế.

Theo ông Dũng, trong khi tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp do nguồn cung đang rất khó khăn, chưa thể đạt miễn dịch cộng đồng, thì thực hiện triệt để giãn cách xã hội ở Vùng 1 - nơi nguy cơ cao nhất là biện pháp tốt nhất hiện nay để không cho dịch vượt tầm kiểm soát.

Ông nhấn mạnh, để việc cấp và kiểm tra giấy đi đường góp phần tích cực thực hiện giãn cách ở Vùng 1, Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cầu thị các ý kiến để điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch và an toàn của người dân.

"Trước mắt, tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp và cấp giấy mới kết hợp nhập vào dữ liệu dân cư, điều chỉnh đến hiệu quả thực tiễn thì mới nhập hai loại giấy thành một; chỉ phạt người ra đường không thuộc các trường hợp theo quy định của Chỉ thị số 16 của Thủ tướng. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn người dân tự giác chấp hành. Người dân được cấp giấy đi đường được phép đi xuyên vùng, nhưng phải đúng điểm đến", ông Dũng nêu rõ.

Cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn Hà Nội được yêu cầu tổ chức kiểm tra từ ngõ, phố, kết hợp với lực lượng nhân dân, tuần tra kiểm soát của các tổ lưu động, tăng cường hậu kiểm để hạn chế lượng người ra đường. Các địa phương lập các tổ liên ngành kiểm tra phương án an toàn tại tổ chức, doanh nghiệp. Những sai phạm (nếu có) cần được công khai để phê bình, nhắc nhở đi kèm với chế tài nghiêm khắc. (Danviet.vn 07/9, Hoàng Thành)Về đầu trang

Rắc rối xung quanh việc cấp giấy đi đường ở Hà Nội: Sao lại thế!

Nhìn những dòng người tắc nghẽn sau chỉ lệnh đổi giấy đi đường của UBND TP Hà Nội, nhiều người không khỏi ngán ngẩm. Mấy ngày nghỉ lễ, nhiều doanh nghiệp bỏ công nghiên cứu văn bản nhưng không phải ai cũng biết mình thuộc nhóm nào trong sự phân loại của chính quyền. Thậm chí, doanh nghiệp cử người lên tận UBND phường hỏi nhưng ngay đơn vị hành chính cấp này cũng lúng túng.

Chỉ riêng việc cấp giấy đi đường thôi, lần nào Hà Nội cũng gặp vấn đề. Nếu soi vào từng khâu sẽ thấy đầy bất cập. Lần cấp trước, lần cấp này đều có điểm chung: Rối, phiền hà và tụ tập đông người. Mặc dù, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh có ý thanh minh rằng, đây là vấn đề mới, việc khó, chưa tiền lệ.

Chủ tịch Anh hẳn sớm quên, cấp lần này (lần 2) đáng lý phải rút kinh nghiệm từ lần 1 cách đây mấy tuần trên địa bàn mình quản lý. Nếu chịu khó, Hà Nội cũng có thể học tập Đà Nẵng tận dụng công nghệ. Theo đó, người dân chỉ ngồi nhà tạo giấy đi đường cho mình. Chủ tịch UBND TP Hà Nội chắc không khó khăn gì khi lĩnh hội cách làm của Vũ Hán (Trung Quốc).

Ở đó, từ lâu, người ta biết tận dụng bộ máy xuống tận tổ dân phố để giám sát và cấp QR code (mã nhận diện số) một cách dễ dàng. Với điện thoại thông minh, công dân trình QR code, nếu hiện lên màu xanh sẽ được lưu thông, màu vàng bị hạn chế và đỏ sẽ buộc ở nhà.

Công nghệ đóng vai trò quan trọng và sẽ giúp liên thông dữ liệu từ tổ dân phố với hệ thống toàn quốc. Hẳn Chủ tịch Thành phố Hà Nội, nguyên Bộ trưởng KH-CN rõ hơn ai hết về điều đó.

Nói về công nghệ ứng dụng, Hà Nội vừa có một ứng dụng liên quan thu thập sức khỏe, thêm cả “rừng” ứng dụng khác (Bluezone, Ncovi, sổ sức khỏe điện tử…) và khai báo qua trang điện tử. Chưa bao giờ việc thu thập dữ liệu cá nhân chi tiết lại tự nguyện dễ dàng đến thế.

Tuy nhiên, dường như có vấn đề trong tính liên thông (nên chỉ thu thập dữ liệu là chính, mà không ứng dụng nào hỗ trợ tối đa thành giấy đi đường điện tử hữu hiệu). Trong khi đó, Singapore chỉ 1 ứng dụng Tracetogather giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan.

Hiện nhiều quốc gia đã cho người tiêm đủ 2 mũi tự do lưu thông. Đồng Nai, Bình Dương cũng bắt đầu áp dụng. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhiều lần nhắc tới thông điệp thích ứng an toàn. Đích thân Thủ tướng còn phát hiện nhiều bất cập chống dịch tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) - nơi cách đó không lâu, chính Chủ tịch Chu Ngọc Anh xuống làm việc tại phòng họp.

Cả nước vừa trải qua một buổi lễ khai giảng trực tuyến đặc biệt. Những đứa trẻ mắt trong veo đặt tay trên ngực hát quốc ca qua vô tuyến. Học sinh cấp 1 bây giờ đã sớm được học về sơ đồ tư duy để giúp tiếp cận vấn đề mạch lạc, giải phóng tiềm năng thực sự trong bộ não.

Oái ăm thay, các bậc phụ huynh của chúng lại đang đối mặt với một việc giản đơn, nhưng bỗng chốc biến thành “trận đồ” giấy đi đường ám ảnh. (Tienphong.vn 07/9, Đình Thắng)Về đầu trang

Từ lúng túng cấp Giấy đi đường: "Việc liên quan đến hàng triệu người đang còn làm hời hợt quá!"

Từ câu chuyện lúng túng đổi mẫu Giấy đi đường ở Hà Nội, ông Đào Trung Thành – thạc sỹ an ninh mạng (Institut National des Télécommunications- Pháp) cho rằng việc ứng dụng công nghệ để đối phó với dịch bệnh Covid-19 chưa được bài bản và cách xử lý vẫn còn hời hợt.

Như đã thông tin, Công an TP.Hà Nội được giao chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai phần mềm "Cấp và kiểm tra Giấy đi đường có nhận diện". Đây là bước đi được kỳ vọng sẽ ứng dụng công nghệ trong việc kiểm soát người dân ra đường không đúng mục đích tại Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, ngay từ khi chưa chính thức triển khai, việc cấp Giấy đi đường có nhận diện mã QR đã bộc lộ những lúng túng, bất cập nhất định.

PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Đào Trung Thành – chuyên gia an ninh mạng về vấn đề này. Theo đó, ông cho biết, đã rất bất ngờ khi Công an Hà Nội mở hòm thư điện tử Gmail để tiếp nhận thông tin làm Giấy đi đường.

Ông Thành cho rằng, đây có thể coi là lỗ hổng, bởi người ta có thể tạo email trước Công an các quận, các phường. Người ta tạo được chục cái như thế thì phương án tiếp nhận thông tin của người dân có nguy cơ thất bại hay cần điều chỉnh.

Ông nói: “Tôi không chê Gmail, đây là ứng dụng tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới về email, nhiều tổ chức cũng dùng. Tuy nhiên, nếu anh là cơ quan, tổ chức của Nhà nước, Chính phủ cần tuân thủ quy chế bảo mật, an toàn của cơ quan và cần sử dụng email của cơ quan chính thức có đăng ký tên miền (org.vn , edu.vn , .vn). Tôi cho rằng, chủ trương cấp Giấy đi đường để kiểm soát số lượng người lưu thông, khoanh vùng dập dịch bệnh là đúng. Nhưng cách làm đang bất ổn”.

Một số địa phương như Bà Rịa Vũng Tàu chẳng hạn, đã sử dụng Giấy đi đường điện tử bằng mã QR. Người dân chỉ cần mở trực tiếp ứng dụng "VUNGTAUIOC-Civ" hoặc lưu mã QR trên điện thoại, in mã QR làm thẻ đeo, dán mã QR trên phương tiện di chuyển. Công an có thể kiểm tra nhanh chóng, đỡ phải tiếp xúc, tránh lây nhiễm. Quan trọng hơn là giảm bớt thủ tục, giấy tờ phiền hà cho dân và cơ quan phục vụ.

Còn ở Đà Nẵng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động được phép theo quy định có nhu cầu được cấp giấy đi đường QRCode, đăng ký trực tuyến tại địa chỉ https://giaydiduong.danang.gov.vn. Cơ quan có thẩm quyền được phân công phê duyệt, cấp giấy đi đường QRCode tại địa chỉ https://eticket.danang.gov.vn. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy đi đường QRCode thì các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản đã đăng ký tự in giấy đi đường QRCode và gửi cho người sử dụng.

Thế nhưng, các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh vẫn cứ in Giấy đi đường.

Mỗi địa phương có một cách cấp, xác nhận Giấy đi đường khác nhau. Vì sao chúng ta không thống nhất hệ thống cấp mã nhận diện QR để người dân lưu thông?

Ông Thành nói: Chúng ta có hệ thống này chưa? Chưa có! Chúng ta có làm được một hệ thống kết nối toàn quốc hay không? Được, nhưng cần có thời gian! Với cách làm của Hà Nội hiện nay, sẽ sử dụng dàn trải một lực lượng lớn Cảnh sát khu vực ở địa phương thay vì tập trung vào một bộ phận thực hiện quy trình cấp Giấy đi đường.

Nếu thực hiện cấp mã QR tập trung tại một bộ phận, sẽ cần viết lại một phần mềm hay hệ thống để: Cho phép người dân đăng ký; Tạo, phân cấp, phân quyền cho người duyệt; Quy trình duyệt. Với số lượng đăng ký lớn cũng cần nâng cấp hạ tầng để đáp ứng, điều đó cũng chưa chắc đã đơn giản.

Theo ông Thành: Hiện giờ, chúng ta đang đối phó chứ chưa có chiến lược bài bản. Ứng dụng công nghệ kiểu gì mà đến thời điểm dịch bệnh phức tạp lại dùng Gmail hay Google Form? Chúng ta hô hào chuyển đổi số nhưng công nghệ cho phòng chống Covid-19 chưa được chú ý, thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan.

Rất có thể, sắp tới có Giấy chứng nhận vắc xin cho phép người tiêm 2 mũi có thể lưu thông. Chẳng lẽ lại thêm một phần mềm hay một thủ tục riêng lẻ khác? Những việc liên quan đến hàng triệu con người nhưng cách chúng ta làm hời hợt quá!

Do đó, ông Thành cho rằng: Bộ TT&TT cần chủ trì việc này. Chúng ta đủ sức làm được một hệ thống kiểm soát người dân đi lại có kết nối với các vấn đề về khai báo y tế, tiêm chủng và nên làm bởi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Chúng ta có đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin giỏi, đã có những bài học về ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở các quốc gia khác. Tôi tin chúng ta sẽ làm được. (Danviet.vn 06/9, Vinh Hải)Về đầu trang

Cà Mau cấp giấy đi đường điện tử mã QR qua Zalo

Giờ đây, người dân Cà Mau chỉ ngồi tại nhà thao tác trên máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet là có thể được cấp giấy đi đường, mà không phải trực tiếp đến tận nơi làm thủ tục.

Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, việc triển khai cấp giấy đi đường điện tử sử dụng mã QR trên địa bàn tỉnh được thực hiện từ ngày 2/9, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp và để hạn chế đi lại, tiếp xúc đông người để làm thủ tục.

Người dân, doanh nghiệp có yêu cầu cấp giấy đi đường sử dụng ứng dụng Zalo và thực hiện các thao tác đơn giản, gồm: Tìm kiếm kết nối dịch vụ công trực tuyến tỉnh Cà Mau trên Zalo/bấm chọn quan tâm/nhắn tin ghi rõ thông tin họ và tên, số điện thoại liên hệ/chụp gửi kèm theo đầy đủ thành phần hồ sơ theo yêu cầu.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy đi đường gồm: Tờ khai xin đề nghị cấp giấy đi đường bằng viết tay hoặc đánh máy (có mẫu dành cho doanh nghiệp và mẫu dành cho cá nhân); bản chụp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Riêng đối tượng thuộc diện bắt buộc phải xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 thì chụp gửi kèm phiếu xét nghiệm.

Sau khi hoàn thiện các thủ tục theo yêu cầu, kết quả sẽ được chuyển trực tuyến bằng hình thức Giấy đi đường điện tử có mã QR vào Zalo của từng cá nhân đã kết nối với Zalo Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Cà Mau. Các thông tin về hỗ trợ cấp giấy đi đường, người dân, doanh nghiệp liên hệ Tổng đài hành chính công Cà Mau 08.27.27.1022.

Để bảo đảm việc cấp giấy được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, chính quyền Cà Mau khuyến lưu ý: Người dân, doanh nghiệp có yêu cầu cấp phải bảo đảm thuộc đối tượng được cấp (được quy định chi tiết tại Công văn số 4828/UBND-KT, ngày 26/8/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau) và các văn bản có liên quan; người xin cấp cần kiểm tra thành phần hồ sơ để bảo đảm nộp đầy đủ; nội dung thông tin trong mẫu tờ khai đề nghị cấp phải được trình bày theo đúng mẫu; hình ảnh được gửi kèm dễ nhìn và đọc được. (Nhandan.com.vn 06/9, Hữu Tùng)Về đầu trang

Đà Nẵng cấp giấy đi đường mã QR trực tuyến trong 5 phút

Người dân và đại diện cơ quan, tổ chức chỉ mất khoảng 5 phút điền các thông tin đăng ký để nhận mã QR phục vụ việc di chuyển trong thời gian Đà Nẵng giãn cách xã hội.

Từ ngày 4/9, các sở, ngành và UBND quận, huyện, phường (xã) ở Đà Nẵng chính thức cấp giấy có mã QR cho công nhân, công chức, viên chức đi đường, đến nơi làm việc.

Ông Trần Ngọc Thạch, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng, cho biết từ 8h ngày 5/9, Đà Nẵng giám sát người dân thực hiện quy định phòng, chống dịch Covid-19 theo các vùng khác nhau.

Đáng chú ý trong quy định này là chính quyền thành phố cho phép một số lĩnh vực hoạt động trở lại. Công nhân, công chức, viên chức... được cấp giấy có mã QR để đi đường trong thời gian thành phố tiếp tục giãn cách xã hội.

Do đó, việc áp dụng cấp giấy đi đường trực tuyến sẽ tránh được tình trạng người dân tập trung đến các công ty, cơ quan, công sở.

Khoảng 14h hàng ngày, Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng sẽ cập nhật bản đồ dịch tễ Covid-19 trên địa bàn chia theo các vùng khác nhau gồm: xanh, vàng, đỏ.

Người dân, doanh nghiệp truy cập bản đồ dịch tễ này để biết mình đang ở vùng nào, từ đó có thể đăng ký giấy đi đường. Nếu người dân ở vùng đỏ thì phải thực hiện nghiêm quy định "ai ở đâu ở yên đó". Còn những trường hợp cư trú ở vùng vàng và xanh sẽ được đăng ký giấy đi đường.

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động được phép theo quy định được cấp giấy đi đường QR code, đăng ký trực tuyến tại địa chỉ https://giaydiduong.danang.gov.vn.

Cơ quan có thẩm quyền được phân công phê duyệt, cấp giấy đi đường QR code tại địa chỉ https://eticket.danang.gov.vn.

Sau khi đăng nhập vào 2 địa chỉ trực tuyến trên, người đăng ký cần kê khai đầy đủ, trung thực các thông tin cá nhân, vùng cư trú, đơn vị công tác, mục đích ra đường...

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy đi đường QR code thì các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản đã đăng ký tự in giấy đi đường và gửi cho người sử dụng. Tất cả những quy trình đăng ký này chỉ diễn ra khoảng 5 phút.

Ông Thạch cho biết tại Đà Nẵng, thẩm quyền cấp giấy có mã QR được phân cho nhiều sở, ngành, UBND các quận, huyện và phường, xã. Các cơ quan, đơn vị nói trên căn cứ vào ngành, nghề và đối tượng quản lý để cấp giấy đi đường cho người dân. (Zingnews.vn 07/9, Đoàn Nguyên)Về đầu trang

Giấy đi đường nhìn từ Đà Nẵng

Thời gian qua tại nhiều địa phương, việc người dân phải tập trung để xin cấp giấy đi đường và giải quyết nhiều thủ tục hành chính khác trong lúc dịch bệnh COVID-19 bùng phát khiến họ vô cùng mệt mỏi, lo lắng.

Nhìn cảnh tập trung chen lấn nhau để xin giấy đi đường, ùn ứ tại các chốt kiểm soát cho thấy vừa mất công sức của dân, vừa tốn kém thời gian và nỗi lo lây lan dịch bệnh.

Tại Đà Nẵng, 2 năm nay từ khi dịch COVID-19 bùng phát, thành phố đã buộc phải "chuyển mình" tối ưu hóa công nghệ theo môi trường chính quyền điện tử, giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ công trực tuyến. Và khi thành phố Đà Nẵng tiến hành giãn cách xã hội, một trong những "đề bài" của lãnh đạo thành phố đặt ra trong bối cảnh dịch bệnh là phải triệt để hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

Thực tế 2 ngày qua, hệ thống của chính quyền điện tử đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Ngay lập tức việc triển khai cấp giấy đi đường của Đà Nẵng được tiến hành hết sức đơn giản và thuận tiện. Thành phố triển khai cung cấp, cập nhật thông tin đánh giá cấp độ nguy cơ đầy đủ lên bản đồ dịch tễ tại địa chỉ https://bit.ly/vungdovangxanh. Người dân truy cập vào địa chỉ này để biết chính xác khu vực mình đang sinh sống có thuộc trường hợp được cấp giấy hay không. Nếu người dân thuộc trường hợp được cấp giấy thì chỉ cần ngồi ở nhà với vài thao tác trên máy tính, điện thoại trong thời gian ngắn là nhận ngay được giấy đi đường.

Tất nhiên, dân số và sự đa dạng ngành nghề và tính đặc thù ở mỗi địa phương mỗi khác, không thể so sánh Đà Nẵng với Hà Nội hay TP.HCM. Nhưng nếu biết áp dụng các tiện ích của công nghệ thông tin trong các dịch vụ công, việc cấp giấy đi đường và các thủ tục hành chính khác hoàn toàn có thể diễn ra một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Không chỉ giấy đi đường mà trong gần 2 năm qua trong các đợt giãn cách xã hội, Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong việc dừng tiếp nhận hồ sơ công dân nộp trực tiếp mà chỉ xử lý qua mạng để phòng chống dịch COVID-19. Điều đó không gặp khó khăn gì, ngược lại còn tạo thuận lợi cho các cơ quan hành chính và người dân.

Ông Trần Ngọc Thạch, phó giám đốc Sở Thông tin - truyền thông TP Đà Nẵng, khẳng định với thế mạnh nhiều năm liền đứng đầu các chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, trong đợt dịch COVID-19 lần này nhiều đơn vị ở Đà Nẵng đã tận dụng tối đa ưu thế trực tuyến để phòng dịch. Trong bối cảnh giãn cách xã hội có thể xem đây là dịp để chúng ta xác lập và hình thành thói quen cho người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Thậm chí về lâu dài, Đà Nẵng còn xác định đây là giải pháp cơ bản để tiết kiệm nguồn lực, chi phí cho các cơ quan, đơn vị.

Chúng ta hay nói những điều cao xa như "Thành phố thông minh", "Cuộc cách mạng 4.0", "Chính quyền điện tử"..., trong khi chỉ mỗi cái giấy đi đường đã bộc lộ quá nhiều chuyện trầy trật và hết sức nhiêu khê.

Cung cấp dịch vụ hành chính công nhanh chóng, thuận lợi, chính xác cho người dân đang là thước đo năng lực thực thi công vụ của cả hệ thống chính quyền các cấp. Đó cũng là thái độ có trách nhiệm, sự tận tâm của chính quyền đối với người dân giữa lúc dầu sôi lửa bỏng này. (Tuoitre.vn 07/9, Hữu Khá)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

Bố trí cán bộ chủ chốt không phải người địa phương - cách làm ở Thanh Hóa

Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Cẩm Thủy đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt với những cách làm phù hợp nên công tác điều động, luân chuyển (ĐĐLC) cán bộ đã phát huy hiệu quả tích cực; đội ngũ cán bộ được ĐĐLC từng bước trưởng thành, thông qua sự rèn luyện, thử thách ở từng vị trí, thể hiện được năng lực, sở trường, từ đó tạo chuyển biến tại địa phương.

Tháng 5-2020, khi được điều động về làm Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Thạch, đồng chí Hà Văn Trường, nguyên là Phó Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Thành đã khẩn trương tiếp cận toàn diện các mặt công tác, bám cơ sở, gần gũi với Nhân dân. Với kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm công tác ở cương vị Phó Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Thành, việc đầu tiên đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Thạch triển khai là nắm bắt địa bàn, gặp gỡ cán bộ, công chức, các tổ chức, chi bộ, đoàn thể, các đồng chí lãnh đạo chính quyền để tìm ra cách thức giải quyết công việc phù hợp nhất.

Đồng chí đã trực tiếp đối thoại với tổ chức đoàn thể, Nhân dân trên địa bàn; lắng nghe ý kiến của Nhân dân, giải quyết triệt để những ý kiến Nhân dân phản ánh, tạo niềm tin của đảng viên và người dân địa phương. Khó khăn bởi địa bàn mới nhưng theo đồng chí, khi giải quyết công việc, không bị ảnh hưởng tác động bởi những yếu tố liên quan đến gia đình, họ hàng, bạn bè nên hoàn toàn dân chủ, khách quan. Thêm vào đó, những khó khăn và thuận lợi ở địa bàn mới đã tạo cơ hội để bản thân đồng chí trải nghiệm, cọ xát và trưởng thành hơn trong công việc.

Bà Quách Thị Chiến, người dân thôn Chiềng Đông, xã Cẩm Thạch, cho biết: Từ khi đồng chí Hà Văn Trường được điều động về xã, chúng tôi thấy sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương có nhiều chuyển biến rõ nét. Xã đã tập trung cho việc xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Đời sống người dân từng bước được nâng lên, hộ nghèo giảm hẳn... Hiện Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Cẩm Thạch đang tập trung các nguồn lực để củng cố, hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu đạt xã nông thôn mới vào năm 2025.

Để công tác ĐĐLC cán bộ thực sự có hiệu quả, Ban Thường vụ Huyện ủy Cẩm Thủy đã tiến hành từng bước, thận trọng. Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng phương án cụ thể, lựa chọn đối tượng, chức danh, đơn vị... để bố trí một cách phù hợp nhất. Tiến hành ĐĐLC cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện về xã, thị trấn; ĐĐLC cán bộ chủ chốt giữa các xã, thị trấn; ĐĐLC một số chức danh công chức giữa các xã, thị trấn. Đặc biệt, huyện luôn nêu cao nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai công tác cán bộ; định kỳ rà soát, bổ sung quy hoạch, thông báo kết quả nhận xét, đánh giá quy hoạch cán bộ cho các đơn vị để có hướng đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện công tác ĐĐLC.

Theo đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Cẩm Thủy, cán bộ ĐĐLC từ cấp huyện về cấp xã, luân chuyển giữa xã này sang xã khác nhìn chung đều trong nguồn quy hoạch, nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực, tiếp cận nhanh với cơ sở; các đồng chí đã nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng được uy tín, đoàn kết, nhất trí trong tập thể thường trực, thường vụ cấp ủy, góp phần ổn định tình hình và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh ở các địa phương. (Baothanhhoa.vn 07/9, Quốc Hương) Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Ưu tiên kiểm soát dịch bệnh, từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh

Để đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên hàng đầu hiện nay của Chính phủ là kiểm soát dịch bệnh, từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Mặc dù dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nhưng kinh tế tháng 8 và 8 tháng đầu năm tiếp tục được duy trì, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng CPI 8 tháng tăng 2,82% so với cùng kỳ năm 2020 - mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Đây là thông tin được đưa ra tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra vào chiều tối ngày 6/9.

Dự báo dịch COVID-19 sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Để đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở mức cao nhất, ưu tiên hàng đầu hiện nay của Chính phủ là kiểm soát dịch bệnh, từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh.

"Khẩn trương xây dựng các kịch bản phục hồi tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh triển khai tiêm vaccine trên diện rộng. Xây dựng tiêu chí về vùng an toàn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn nhấn mạnh.

Thời gian qua, vấn đề lưu thông hàng hóa được lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và xuyên suốt. Tuy nhiên, một số địa phương vì sốt ruột nhất định, nên đã đưa ra những quy định không đảm bảo sự thông suốt trong vận tải hàng hóa. Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu bãi bỏ. Bộ sẽ tiếp tục tận dụng linh hoạt và tối đa nhất các loại hình vận tải để duy trì chuỗi cung ứng.

"Ta phải phát huy tất cả phương thức, với các lợi thế khác nhau trong vấn đề vận tải. Ví dụ đưa vận tải đường sông, đường thủy nội địa vào vận tải hàng hóa, hoặc bên cạnh đường bộ, chúng tôi cũng đẩy mạnh vận tải đường sắt", Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nhận định.

Về vấn đề an sinh xã hội, đến nay, khoảng 15 triệu lao động đã được hỗ trợ theo Nghị quyết 68, với tổng số tiền 8,4 nghìn tỷ đồng. Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung các chính sách an sinh xã hội mới, phù hợp hơn và mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng. (VTV.vn 07/9)Về đầu trang

Sắp được mở lại đường bay nội địa theo vùng “xanh, vàng, đỏ”?

Cục Hàng không Việt Nam đang lấy ý kiến về kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.

Theo ông Đinh Việt Thắng-Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam: Kế hoạch trên mới là dự thảo lấy ý kiến các đơn vị trước khi hoàn thiện và trình Bộ GTVT.

"Dự thảo sẽ phải bổ sung các nội dung liên quan đến xử lý khi có sự thay đổi mức độ kiểm soát dịch tại các vùng cũng như trách nhiệm của các hãng hàng không trong từng trường hợp cụ thể. Cục Hàng không Việt Nam cũng đang nghiên cứu để đề xuất phương án đối với việc khôi phục từng bước các chuyến bay quốc tế", ông Thắng cho biết.

Theo đó, cả nước hiện 22 cảng hàng không, sân bay đang có hoạt động khai thác nội địa và các sân bay, bãi đáp có hoạt động hàng không chung (Hạ Long, Vũng Tàu…) sẽ được phân thành 3 nhóm.

Trong đó, cảng hàng không, sân bay nhóm A (vùng xanh) là các cảng hàng không, sân bay thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có khu vực áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Cảng hàng không, sân bay nhóm B (vùng vàng) là các cảng hàng không, sân bay thuộc các tỉnh, thành phố chỉ áp dụng giãn cách xã hội theo từng khu vực (cấp quận/huyện trở lên) trong tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương theo Chỉ thị 16.

Cảng hàng không, sân bay nhóm C (vùng đỏ) các cảng hàng không, sân bay thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang áp dụng giãn cách xã hội toàn bộ theo Chỉ thị 16.

Theo đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam, chặng bay chiều từ nhóm A đến nhóm A, B và C sẽ không giới hạn hành khách. Tuy nhiên, khách đi máy bay phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

Với chặng bay chiều từ nhóm B đến nhóm A, B và C; từ nhóm C đến nhóm A và B, khách công vụ, lực lượng phòng chống dịch Covid-19 chỉ cần có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

Các hành khách khác phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ và đáp ứng một trong các điều kiện: Có giấy chứng nhận hoàn thành cách ly và được cơ sở cách ly vận chuyển thẳng bằng xe chuyên dụng từ cơ sở cách ly đến CHKSB xuất phát; hoặc có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19, trong đó, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất phát; hoặc có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất phát.

Các đường bay giữa các CHKSB nhóm C với nhau chỉ áp dụng đối với khách công vụ, lực lượng phòng chống dịch Covid-19 và hành khách có văn bản đồng ý di chuyển/tiếp nhận của các địa phương đi và đến. Hành khách phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, mục tiêu của kế hoạch trên là để xây dựng cơ chế áp dụng tự động để hãng hàng không chủ động xây dựng kế hoạch, mở bán, triển khai khai thác chuyến bay chở khách thường lệ hoặc dừng chuyến bay theo các điều kiện đã được quy định cụ thể (khia thay đổi chính sách giãn cách xã hội tại địa phương, việc vận chuyển hành khách sẽ thay đổi tương ứng). (Cafef.vn 07/9)Về đầu trang

Gia hạn thuế gần 73.000 tỷ đồng cho đối tượng bị ảnh hưởng COVID-19

Theo Bộ Tài chính, kết quả thực hiện gia hạn thuế, tiền thuê đất cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi COVID-19, lũy kế đến ngày 24/8 là 72.744 tỷ đồng.

Trong đó, thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp, tổ chức là 40.652 tỷ đồng. Số tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 29.550 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ, cá nhân kinh doanh... được gia hạn là 301 tỷ đồng và tiền thuế đất là 2.269 tỷ đồng.

Cụ thể, thống kê của cơ quan thuế cho biết tổng số đơn đề nghị gia hạn là 139.032; trong đó doanh nghiệp, tổ chức là 119.557 đơn và cá nhân là 19.475 đơn.

Trước đó, Bộ Tài chính đã đề xuất và triển khai kịp thời các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước.

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn khoảng 27.500 tỷ đồng; trong đó gia hạn thuế, tiền thuê đất khoảng 23.200 tỷ đồng, miễn giảm khoảng 4.300 tỷ đồng các khoản thuế, phí, lệ phí.

Kể từ đầu dịch bệnh COVID-19 (cả năm 2020 và sáu tháng của năm nay), ngân sách Nhà nước đã chi 21.500 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh. (VTV.vn 07/9)Về đầu trang

Hơn 50% doanh nghiệp Hà Nội có thể ổn định sản xuất trở lại

Theo đại diện các hiệp hội và doanh nghiệp, quy định phân vùng ở Hà Nội đã bước đầu gỡ khó cho hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Trước khi giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16, Công ty Cổ phần Tập đoàn An Việt luôn duy trì 350 công nhân viên để đảm bảo cung ứng thực phẩm thiết yếu cho thị trường. Tuy nhiên do cơ sở sản xuất đang nằm trong vùng 1 theo phân vùng chống dịch của thành phố Hà Nội, số lượng nhân viên đã giảm một nửa. Vì vậy sản xuất gặp nhiều khó khăn khi đơn hàng tăng, năng suất lao động lại giảm.

"Năng suất lao động ước tính giảm đến 30 - 40% so với trước đây. Các chi phí đều tăng lên nhiều. Đối tác của chúng tôi ở các tỉnh, do thủ tục thay đổi nên việc vận chuyển hàng từ các tỉnh về đây gặp khó khăn, ảnh hưởng đến khâu nhập hàng", ông Đào Ngọc Nam, Chủ tịch HĐQT Công Ty Cổ Phần Tập đoàn An Việt, chia sẻ.

Trong khi đó, Tổng Công ty May 10 nằm trên địa phận huyện Gia Lâm, Hà Nội, nơi được quy định là vùng 2 kể từ ngày 6/9. Vùng 2 sẽ không bị kiểm soát chặt như vùng 1 nên với doanh nghiệp, đây được coi là tín hiệu tích cực, vì tiến độ các đơn hàng xuất khẩu được đảm bảo trở lại.

"Khi bị ảnh hưởng như vậy, giải pháp của chúng tôi là phải tổ chức sắp xếp linh hoạt để vẫn duy trì ở mức tối thiểu các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm giảm thiểu thiệt hại; làm thế nào để khách hàng đánh giá đây chỉ là khó khăn trong ngắn hạn. Tính toán kế hoạch sản xuất để làm gọn từng đơn hàng, từng mã hàng để cứ xong từng đơn hàng là chúng tôi có thể xuất khẩu được", Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt cho hay.

Hiện vẫn còn một số bất cập trong những ngày đầu thực hiện phân vùng sản xuất như: quy định cấp giấy đi đường có mã QR, các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng máy móc không được hoạt động khiến sản xuất công nghệ cao gặp khó. Tuy nhiên, theo đánh giá của các hiệp hội, việc phân vùng kiểm soát dịch là hợp lý, giúp các doanh nghiệp ở khu vực vùng ven Hà Nội khắc phục việc đứt gãy chuỗi sản xuất.

"Hơn 50% doanh nghiệp có thể ổn định sản xuất kinh doanh trở lại, số còn lại vẫn khó khăn trong việc xin cấp giấy đi đường vì có doanh nghiệp đang ở vùng đỏ, trong khi người lao động đang ở vùng xanh. Các doanh nghiệp phải thường xuyên xét nghiệm COVID-19 cho nhân viên của mình và báo cáo chính quyền địa phương, hợp tác với cơ quan công quyền", ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, cho biết.

Để có thể khôi phục sản xuất an toàn, doanh nghiệp tại các vùng đều kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ chi phí xét nghiệm COVID-19 cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cấp giấy đi đường đúng tiến độ; đồng thời thống nhất các quy định phòng dịch để doanh nghiệp có thể yên tâm sản xuất trong bối cảnh khó khăn chồng khó khăn như hiện nay. (VTV.vn 07/9)Về đầu trang

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH

Chủ tịch Phan Văn Mãi và cuộc livestream kỷ lục

Có những thời điểm, có tới 172.000 lượt người xem buổi livestream của Chủ tịch TPHCM Phan Văn Mãi tối qua. Một kỷ lục. Và theo ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, điều quan trọng từ buổi livestream này là Thành phố lắng nghe, biết được cảm xúc của người dân.

Những con số thống kê mà Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM ghi nhận từ buổi livestream vừa qua cực kỳ ấn tượng: Ngoài 172.000 lượt xem cùng một thời điểm trên các kênh truyền thông xã hội như YouTube, Facebook... thì còn có tới hơn 20.000 lượt chia sẻ, hơn 100.000 lượt bình luận, 60.000 lượt tương tác, và 200.000 lượt đăng ký các app an sinh.

Ấn tượng vì buổi livestream thoả mãn được nhu cầu được hỏi, được nghe, được trả lời của dân. Lưu ý là ở cả 3 nhóm vấn đề: Thời điểm hết giãn cách; tiền, lương thực thực phẩm từ các gói hỗ trợ, các gói an sinh; vaccine... thì người lãnh đạo thành phố đều đã trả lời đúng vào câu hỏi, thẳng thắn, trực tiếp, không “chơi chữ”, cũng không đọc báo cáo.

Được nêu thắc mắc, được trả lời, được đối thoại, thật ra nằm trong 2 chữ “được biết” - một nhu cầu cực kỳ chính đáng của dân. Và cũng là yếu tố quan trọng nhất để đạt được sự đồng thuận từ dân, với mỗi chính sách.

Khi tâm tư tình cảm của dân đến một ngưỡng nào đó, chính quyền xét ra phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề, và cả giải toả. Và các buổi livestream “Dân hỏi- Thành phố trả lời” có vẻ rất hữu hiệu để có thể đo đếm, lắng nghe, tương tác được với người dân, thậm chí chấp nhận có những điều khó nghe nhất.

Với 10 buổi “Dân hỏi- Thành phố trả lời”, cho đến trước buổi livestream kỷ lục hôm qua, các cuộc tương tác “chính quyền- nhân dân”, “lãnh đạo - người dân” đã thu hút được hơn 4,1 triệu lượt xem, gần 220.000 bình luận. Hơn 1,6 triệu lượt đăng ký nhận hỗ trợ thuốc men, thực phẩm từ người dân.

Nó vừa mạnh mẽ đưa ra một thông điệp về sự lắng nghe, chia sẻ với người dân, vừa là tiền đề để những chính sách ảnh hưởng đến số đông không xa rời thực tế.

Ông Phan Văn Mãi, trong chuyến thị sát đầu tiên sau khi được phê chuẩn chức danh Chủ tịch TP, đã xuống với dân với một cuốn sổ và một cây bút bi “10 ngàn 3 chiếc”, để ghi lại phản ánh của dân.

Còn hôm qua, có một chi tiết rất thú vị: Cuối buổi livestream, một người dân đã hỏi ông Phan Văn Mãi là “sẽ” tiếp tục lên sóng trực tuyến?! Và Chủ tịch đã trả lời, đại ý: Nhiều người sẽ cân nhắc có nên trả lời trực tuyến hay không, nhưng với ông thì Thành phố có trách nhiệm báo cáo với người dân những công việc đã làm, sẽ làm - để người dân giám sát. Điều đó thật sự tốt cho cả người dân lẫn chính quyền. (Laodong.vn 07/9, Anh Đào)Về đầu trang

Khi lãnh đạo “vi hành”

Trong những ngày nước sôi lửa bỏng chống dịch COVID-19 gần đây, người đứng đầu Chính phủ liên tục “vi hành” xuống phường xã, từng xóm trọ, nơi khó khăn nhất để kiểm tra công tác phòng chống dịch.

Tại khu nhà trọ Bình Quới A, phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An, Thủ tướng đề nghị người dân gọi điện tới số điện thoại khẩn cấp hỗ trợ y tế của phường và ông đã kiên nhẫn đợi để kiểm tra.

Ngày 31-8, Thủ tướng kiểm tra đột xuất công tác phòng chống dịch tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Quốc khánh 2-9, Thủ tướng đột xuất kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 qua hệ thống trực tuyến vừa được thiết lập tại 5 xã, phường, thị trấn thuộc TP.HCM, Long An, Tiền Giang...

Từ việc kiểm tra đột xuất về dịch bệnh ở các điểm nóng giúp lãnh đạo thấy được thực tế và tâm thế phòng chống dịch từ cấp cơ sở. Có những khó khăn cần tháo gỡ, có những chậm trễ cần chấn chỉnh.

Trong "muôn màu muôn vẻ" của công tác phòng chống dịch vừa qua, đã có những câu chuyện buồn lòng, không thiếu câu chuyện thiếu sự cảm thông, chia sẻ, thậm chí cả cứng nhắc trong thực thi nhiệm vụ.

Cán bộ xã phường đã gần như kiệt sức với quá nhiều việc phải lo. Vậy nên, trong bối cảnh chống dịch cam go hiện nay, hình ảnh của những nhà lãnh đạo Chính phủ "vi hành" tới các địa phương ngoài việc kiểm tra phòng chống dịch, cũng góp phần động viên tinh thần người dân và xốc lại tinh thần cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở.

Cấp phường xã là cấp gần dân, giải quyết những vấn đề thiết yếu gắn với đời sống của người dân. Và cán bộ cấp quận huyện cũng cần "vi hành" để sâu sát thực tế hơn, lắng nghe dân nhiều hơn.

Nhiều phường tại TP.HCM công bố số điện thoại cá nhân cán bộ phường để phục vụ người dân 24/24, giải đáp thắc mắc từ người dân. Nhiều vấn đề an sinh phát sinh ở phường đã được linh động giải quyết nhanh hơn.

Từ những giải pháp cho chuyện đi chợ, cung ứng hàng hóa thực phẩm, mua thuốc hộ người dân ốm đau đến cả những lần thăm hỏi và tặng quà những hộ cư dân khó khăn, lo cả chuyện tựu trường năm học mới trên địa bàn và những khó khăn liên quan. Ai làm các việc này?

Chủ tịch phường xã không tự làm nhưng chính họ là người cần năng động tổ chức các hoạt động này trên địa bàn mình và có cách nắm bắt, giám sát coi mọi việc có trôi chảy không, hiệu quả tới đâu, vướng mắc chỗ nào?

Lực lượng ở xã phường nhiều người đã hàng tháng không về nhà. Họ đang sống và làm việc giữa trăm mối việc cần chăm lo cho dân. Người dân được chăm lo đến đâu tùy vào lực lượng ở quận huyện, phường xã.

Những chuyến "vi hành" của Thủ tướng, Phó thủ tướng có thể chỉ ra được những thiếu sót, cứng nhắc từ cấp dưới, động viên những nơi khó khăn, nhân rộng hơn những cách làm hiệu quả.

Và đó là lời nhắc cấp cơ sở, dù công tác vất vả nhưng thấu cảm với những cái khó cũng như cần nghiêm khắc xử lý các kiểu lơi lỏng, không tuân thủ quy định phòng chống dịch trong từng khu dân cư.

Có vậy mới giảm lây nhiễm, giữ sức khỏe cộng đồng và lo an sinh xã hội tốt nhất trong điều kiện địa phương. (Tuoitre.vn 07/9, Vũ Trung Kiên)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Hơn 60% văn bản hướng dẫn thi hành luật chậm ban hành

Việc trình dự thảo văn bản chi tiết kèm theo các dự án Luật, pháp lệnh mang tính hình thức, chưa thực chất, chưa đầy đủ, chưa lường hết tình huống phát sinh, nên ảnh hưởng đến tiến độ ban hành.  

“Hơn 60% văn bản hướng dẫn thi hành luật chậm ban hành” là con số thống kê do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đưa ra tại phiên họp mở rộng, xem xét thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp và thực hiện Nghị quyết số 67 của Quốc hội, về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, diễn ra sáng 6/9 tại Nhà Quốc hội.

Theo nhóm nghiên cứu của thường trực Ủy ban Pháp luật, công tác phổ biến giáo dục pháp luật thời gian qua đôi khi chưa có trọng tâm, trọng điểm cũng như chưa lựa chọn hình thức và phương pháp phù hợp với đối tượng, địa bàn. Công tác xây dựng pháp luật để triển khai thi hành Hiến pháp còn chưa đạt kết quả đề ra.

Việc tổ chức thi hành pháp lệnh, nghị quyết trong 1 số trường hợp còn chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, việc áp dụng pháp luật có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ, thống nhất. Đáng chú ý, tình trạng nợ văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật vẫn diễn ra, chiếm 60,44%, trong đó có văn bản nợ lâu nhất gần 2 năm và văn bản chậm ban hành nhất là Nghị định.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong nhận định, việc trình dự thảo văn bản chi tiết kèm theo các dự án Luật, pháp lệnh mang tính hình thức, chưa thực chất, đưa đầy đủ, chưa lường hết tình huống phát sinh, nên ảnh hưởng đến tiến độ ban hành. “Mặc dù quá trình ban hành còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dung trong quy định chi tiết. Chúng tôi đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ để có giải pháp khắc phục tình trạng này”, ông Phong chỉ rõ.

Để khắc phục tình trạng trên, các đại biểu nhấn mạnh giải pháp quy trách nhiệm người đứng đầu cơ quan để xảy ra chậm trễ trong triển khai thi hành, ban hành văn bản hướng dẫn chưa thể hiện sự nghiêm minh. Nếu Chính phủ đã đôn đốc từ 1 - 3 lần không xong phải xử lý nghiêm minh. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo hạn chế thấp nhất việc ban hành văn bản vi phạm chi tiết hướng dẫn thi hành. Đồng thời tăng cường giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội.

“Việc ban hành văn bản chi tiết chậm nên không đảm bảo có hiệu lực đồng thời với Luật. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh pháp lý xảy ra rất khó thực hiện theo quy định của pháp luật. Tôi đề nghị thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật”, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Kim Anh đề nghị. (VOV.vn 06/9, Lại Hoa)Về đầu trang

Tổng cục Thuế không đón khách, không nhận hoa dịp lễ 76 năm thành lập

Ngày 10/9 tới là ngày Kỷ niệm 76 năm Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam. Tại công văn mới phát đi, Tổng cục Thuế cho biết trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, vào dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam, Tổng cục Thuế thông báo sẽ không tổ chức đón tiếp các đoàn khách đến thăm, chúc mừng và không nhận hoa chúc mừng tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế.

Tổng cục Thuế đề nghị Thủ trưởng các Vụ/đơn vị/Cục Thuế địa phương thực hiện nghiêm yêu cầu chỉ đạo trên, đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn biết và phối hợp thực hiện, đảm bảo tập trung mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ và tại địa phương.

Bất chấp tác động từ đại dịch COVID-19, thu ngân sách Nhà nước do có quan Thuế quản lý 7 tháng đầu năm vẫn đạt khá. Báo cáo từ Tổng cục Thuế cho biết, Tổng thu Ngân sách Nhà nước tháng 7/2021 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 104.400 tỷ đồng. Luỹ kế 7 tháng đầu năm, thu ngân sách của ngành Thuế đạt 763.805 tỷ đồng, bằng 68,4% so với dự toán, bằng 113,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Mặc dù số thu 7 tháng đạt khá cả về tiến độ và tốc độ so với mức thực hiện cùng kỳ những năm gần đây, tuy nhiên Tổng cục Thuế cảnh báo diễn biến thu qua các tháng có xu hướng giảm dần và đặc biệt giảm nhanh từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại từ cuối tháng 4 đến nay. “Thu thuế phí nội địa từ mức tăng 15,9% ở thời điểm tháng 4, đến tháng 6 chỉ còn tăng 5,6%, tháng 7 ước giảm 10,4%”, Tổng cục Thuế cho biết. (VTV.vn 07/9)Về đầu trang

Chủ tịch nước: Yên Bái đủ cơ sở trở thành tỉnh có chỉ số hạnh phúc cao nhất

Làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Yên Bái trong sáng 7/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tỉnh hãy phát huy tinh thần tự lực, tự cường để khai thác được hết tiềm năng thế mạnh của mình. Trước hết, tỉnh hãy sớm nỗ lực trở thành tỉnh có chỉ số hạnh phúc cao nhất cả nước.

Với quyết tâm giữ vững "vùng xanh" trên bản đồ dịch bệnh COVID-19, nên đến nay, Yên Bái là một trong số rất ít tỉnh chưa có người mắc COVID-19 khởi phát trong cộng đồng. Kể từ khi dịch COVID-19 xâm nhập vào Việt Nam, Yên Bái chỉ ghi nhận 7 người mắc COVID-19 trong khu cách lý, đều là những người nhập cảnh và về từ vùng dịch. Nhờ đó, nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ của Yên Bái đều đạt tăng trưởng cao.

Vươn lên là tỉnh thứ 4 về phát triển ở khu vực Tây Bắc. Trong đó, thu chi ngân sách đều có kết quả tích cực, thu hút đầu tư đạt khá và giáo dục - đào tạo được chú trọng đặc biệt. Chủ tịch nước Nguyên Xuân Phúc đánh giá cao Tỉnh ủy Yên Bái là Tỉnh ủy đầu tiên trong cả nước tổ chức triển khai Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nhanh, bài bản với nhiều chuyên đề rất cụ thể về phát triển kinh tế-xã hội nhằm sớm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của một tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Về phương hướng phát triển của tỉnh Yên Bái trong thời gian tới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tỉnh cần tiếp tục coi nông nghiệp có vai trò quan trọng, vì trong điều kiện hiện nay, phi nông sẽ bất ổn. Trong phát triển nông nghiệp, cần dựa trên 3 trụ cột là sản xuất hữu cơ, sạch; ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và liên kết chuỗi giá trị theo cụm. Trong chăn nuôi tỉnh cần phải tổ chức hội nghị đề tìm lối ra cho các hộ chăn nuôi cá thể. Về công nghiệp, phát đảm bảo hài hòa 3 trụ cột kinh tế-xã hội-môi trường.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, kinh nghiệm phát triển của các tỉnh, thành trong cả nước đã cho thấy chỉ có thể thành công khi thu hút được các nhà đầu tư lớn đồng hành với chính quyền. Vì chỉ có các nhà đầu tư lớn có tiềm lực mới có thể biến được những ý tưởng lớn thành hiện thực, đồng thời lan tỏa, dẫn dắt các mô hình, tổ chức kinh tế nhỏ hơn đi theo và lớn lên. Tuy vậy, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc lại yêu cầu đối lãnh đạo tỉnh Yên Bái đó là phải khơi dậy được tinh thần tự cường trong mỗi cán bộ, đảng viên và người dân có như thế mới khai thác được hết tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị tỉnh Yên Bái cần tái bố trí dân cư, tập trung dân cư theo cụm. Vì đây là một mũi tên trúng nhiều đích trong phát triển kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó, tỉnh cần thúc đẩy đô thị hóa, vì tỷ lệ đô thị hóa trung bình toàn tỉnh mới chỉ đạt 20% bằng một nửa so với cả nước. Tuy nhiên trong quá trình đô thị hóa, tỉnh phải có chiến lược bài bản, có trọng tâm, trọng điểm và giữ được bản sắc của một tỉnh trung du miền núi. (VTV.vn 07/9)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Thu nội địa bắt đầu hụt hơi, nguy cơ nợ thuế neo thang

Theo Bộ Tài chính, trong tháng 8, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễ̃n biến rất phức tạp, đặc biệt là ở TP.HCM và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ... Thu nội địa đang dần “đuối sức” từ thời điểm tháng 4 khi dịch bệnh bùng phát trở lại...

Thu ngân sách tháng 8 ước đạt 78,6 nghìn tỷ đồng, trong đó, thu nội địa ước đạt 63,2 nghìn tỷ đồng, giảm 14,2 nghìn tỷ đồng so với tháng 7. Thu từ dầu thô ước đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, giảm 224 tỷ đồng so tháng 7. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 24 nghìn tỷ đồng, giảm 11 nghìn tỷ đồng so tháng 7, giảm 9 nghìn tỷ đồng so bình quân 7 tháng đầu năm.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế Việt Nam, ông Lê Xuân Trường, Trưởng Khoa thuế và hải quan, Học viện Tài chính nói: “Rõ ràng, khả năng tăng trưởng kinh tế rất khó khăn. Do vậy, thu ngân sách những tháng cuối năm sẽ chịu áp lực rất lớn. Số thu khó đạt như kỳ vọng và nợ thuế có thể còn tăng”.

Ông Trường phân tích thêm: “Tình hình này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, nhưng tôi cho rằng có một nguyên nhân khách quan rõ nhất, là các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tính thanh khoản và nguồn tài chính”.

Theo Tổng cục Thống kê, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam.

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng năm 2021 là 85,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có 24 nghìn doanh nghiệp, chiếm đến 28,1% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 43,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 50,5% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trung bình mỗi tháng có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Theo ông Lê Xuân Trường, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp thì dù cơ quan thuế có làm thật tốt công tác quản lý nợ và đôn đốc thu nộp, khả năng nợ thuế tăng là khó tránh khỏi.

Tính đến hết tháng 7, theo Tổng cục Thuế, tổng số tiền nợ thuế do ngành thuế quản lý ước khoảng 116.891 tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng tăng 22,8% so với thời điểm cuối năm 2020.

Ông Cao Anh Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, đánh giá tiến độ thu nợ đạt khá so với chỉ tiêu được giao, nhưng trong năm 2021 liên tiếp xảy ra các đợt bùng phát dịch với diễn biến phức tạp, dẫn đến người nộp thuế gặp khó khăn, ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ thuế.

Ngoài ra, theo cơ quan chức năng, đã xuất hiện tình trạng “té nước theo mưa”, vin vào tình hình khó khăn để tránh né tuân thủ pháp luật về thuế của một bộ phận người nộp thuế, thậm chí, còn cố ý tìm cách để gian lận các khoản tiền thuế phải nộp.

Tình trạng này rõ ràng và điển hình trong lĩnh vực thuế chuyển nhượng nhà đất trên phạm vi cả nước, nhất là các địa phương nơi các cơn sốt đất đi qua, như Hà Nội, TP.HCM, Lào Cai, Lâm Đồng…

Chính vì vậy, trong giai đoạn nước rút, Tổng cục Thuế sẽ theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế. (Vneconomy.vn 07/9)Về đầu trang

Giải ngân vốn đầu tư công chậm: Bộ Tài chính “bắt bệnh”, “bốc thuốc”

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, về tình hình giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31/8/2021, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công năm 2021 kiểm soát qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) là 210.780,5 tỷ đồng, bằng 41,7% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch vốn năm 2021 mà Thủ tướng Chính phủ giao (kế hoạch là 505.435,3 tỷ đồng). Như vậy, với việc trải qua 2/3 thời gian của năm 2021, tiến độ giải ngân như trên là chưa đạt kỳ vọng.

Bộ Tài chính đã nêu một số nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp.

Thứ nhất, do tác động của dịch COVID-19 nên từ đầu năm đến nay, nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, việc này đã tác động trực tiếp đến tiến độ triển khai thực hiện, thi công các công trình.

Thứ hai, giá nguyên vật liệu (sắt, thép) tăng đột biến từ đầu năm đến nay cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Thứ ba, về phân bổ vốn đầu tư công. Việc chưa phân bổ hết số vốn NSNN năm 2021 được giao do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do đặc thù của kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2021 nên nhiều dự án khởi công mới phải chờ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua (cuối tháng 7/2021) mới có cơ sở để phân bổ, giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2021.

Về nguyên nhân chủ quan, kế hoạch vốn năm 2021 chưa được Thủ tướng Chính phủ giao (vốn chương trình mục tiêu quốc gia) là 16.000 tỷ đồng (vốn trong nước) do hiện nay, các chương trình mới đang trong giai đoạn lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, số kế hoạch vốn năm 2021 chưa được các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương triển khai phân bổ chiếm 11,04% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, nên cũng ảnh hưởng đến việc triển khai, thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.

Thứ tư, đối với nguồn vốn nước ngoài, Bộ Tài chính nêu lý do là sự phản hồi của nhà tài trợ ODA khi được xin ý kiến rất chậm, dẫn đến thời gian lựa chọn nhà thầu kéo dài hơn, chậm trao hợp đồng so với các dự án trong nước.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thuộc kế hoạch năm 2021 và đạt được mục tiêu "Phấn đấu tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2021 đạt 95-100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm, trong đó đến hết quý III năm 2021, giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch" theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 63/NĐ-CP ngày 29/6/2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Bộ Tài chính kiến nghị một số giải pháp.

Thứ nhất, đề nghị cấp có thẩm quyền sớm hoàn thiện các thủ tục đầu tư đối với vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia để khẩn trương hoàn thành việc giao số vốn chương trình mục tiêu quốc gia kế hoạch năm 2021 là 16.000 tỷ đồng tới các chủ đầu tư, làm căn cứ triển khai thực hiện.

Thứ hai, đề nghị các bộ, ngành, địa phương sớm giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai thực hiện các dự án thuộc kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 bảo đảm hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, theo báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 7 tháng và ước thực hiện hết tháng 8/2021, theo đó, các bộ, ngành và địa phương còn số vốn đầu tư công chưa phân bổ là 11,04% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao năm 2021. Do đó, đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, khẩn trương phân bổ nốt số kế hoạch vốn còn lại năm 2021 cho các chủ đầu tư làm cơ sở triển khai, thực hiện.

Đồng thời, cần chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương nghiệm thu khối lượng, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục gửi Kho bạc Nhà nước, làm cơ sở kiểm soát thanh toán vốn đầu tư; thực hiện rà soát, nắm bắt tiến độ thực hiện của tất cả các dự án trong phạm vi quản lý của bộ, ngành và địa phương để thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án không có hiệu quả, chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để sớm hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ; đồng thời, gửi Kho bạc Nhà nước làm cơ sở kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công.

Về phía mình, những tháng còn lại của năm 2021, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo KBNN các tỉnh, thành phố nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác kiểm soát chi vốn NSNN qua KBNN; bảo đảm kiểm soát chi NSNN theo đúng quy định của pháp luật. (Baochinhphu.vn 06/9)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Kinh tế thế giới tổn thất lớn vì COVID-19, khó phục hồi trước năm 2022

Dịch bệnh COVID-19 như kẻ thù vô hình, chưa có tiền lệ mà cả thế giới chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó. Những tổn thất do đại dịch này gây ra rất lớn do đình trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí xét nghiệm, vaccine...

Theo một báo cáo mới công bố của The Economist Intelligence Unit (EIU), trước năm 2022, nền kinh tế toàn cầu sẽ không thể phục hồi về mức trước khi có đại dịch xảy ra, với sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia. COVID-19 có thể khiến hầu hết các nước G7 mất 4 năm để khôi phục tăng trưởng kinh tế.

Báo cáo của EIU cho rằng, hầu hết các nền kinh tế G7 và BRICS sẽ bắt đầu phục hồi sau cuộc suy thoái do dịch bệnh gây ra trong quý 3 năm nay, với tốc độ tăng trưởng hàng quý ở mức hai con số. Tuy nhiên, sự phục hồi này sẽ bắt đầu từ mức thấp, do cú sốc kinh tế đã trải qua trong quý II. Điều này có nghĩa là sự phục hồi kinh tế sẽ kém ấn tượng hơn nhiều so với những số liệu đã được dự báo trước đó.

Agathe Demarais, Giám đốc Dự báo Toàn cầu tại EIU và cũng là tác giả của báo cáo, cho biết, đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng kép trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đặc biệt nguy hiểm và không xác định đường biên giới. Bất kỳ một quốc gia nào, dù giàu hay nghèo, lớn hay nhỏ, đều khó có thể thoát khỏi đại dịch. Cuộc khủng hoảng y tế leo thang kéo theo cuộc khủng hoảng kinh tế. Các đợt phong tỏa quy mô lớn trong lịch sử được áp dụng tại nhiều quốc gia, dẫn đến sự sụp đổ trong hoạt động kinh tế chưa từng thấy trước đây.

Nghiên cứu của EIU cho thấy, việc chậm triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sẽ khiến sản lượng kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 2.300 tỷ USD. Những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, nơi các chương trình tiêm chủng đang được tiến hành với tiến độ và quy mô kém xa so với các nước giàu hơn, sẽ phải gánh chịu những thiệt hại đó.

EIU cho biết, các nền kinh tế mới nổi sẽ gánh chịu khoảng 2/3 mức thiệt hại này, càng làm trì hoãn quá trình hội tụ kinh tế của họ với các nước phát triển hơn. Nhóm nghiên cứu cảnh báo việc chậm triển khai chương trình vaccine có thể gây ra sự phẫn nộ, làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội ở các nền kinh tế đang phát triển.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất xét về giá trị tuyệt đối, chiếm gần 3/4 số thiệt hại nêu trên. Nhưng tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP, khu vực châu Phi cận Sahara sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Theo nghiên cứu của EIU, khoảng 60% dân số ở các nước có thu nhập cao đã được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19 vào cuối tháng 8/2021, so với chỉ 1% ở các quốc gia nghèo hơn.

Tại Việt Nam, tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 đã hiện rõ trên bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất trong quý III/2021. Nhiều doanh nghiệp báo cáo doanh thu những tháng gần đây đã giảm đáng kể so với cùng kỳ các năm trước.

Dịch bệnh khiến doanh nghiệp đối diện với nhiều khó khăn như chi phí gia tăng cho việc đảm bảo duy trì sản xuất, vận chuyển hàng hóa, nhu cầu giảm. Công suất hoạt động của nhiều doanh nghiệp giảm trước các biện pháp giãn cách phòng dịch.

Các biện pháp giãn cách khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, chi phí sản xuất gia tăng do phải triển khai các quy tắc "2 tại chỗ" và "3 tại chỗ" cho việc phòng chống dịch, chi phí vận chuyển hàng hóa gia tăng do công tác vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Ít nhất 70% số lượng nhà máy ở miền Nam phải tạm dừng hoạt động, trong khi các nhà máy hoạt động theo mô hình "3 tại chỗ" phải chịu chi phí vận hành lớn và giảm 40-50% công suất trong thời gian phong tỏa.

Cùng với đó, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt cũng mang đến nhiều rủi ro gián đoạn vận tải hàng hóa và chuỗi cung ứng cho sản xuất. (VTV.vn 07/9)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More