Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 16-12-2020

Post date: 21/12/2020

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

CHÍNH SÁCH MỚI 1

1.               Sửa đổi chính sách nghỉ hưu trước tuổi khi tinh giản biên chế. 1

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY.. 3

2.               Chủ tịch Hải Phòng: “Xây dựng Thủy Nguyên là thành phố trong thành phố”. 3

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 5

3.               EVFTA và cơ hội đón dòng FDI thế hệ mới 5

4.               Việt Nam và mục tiêu trở thành trung tâm chế tạo lớn ở châu Á.. 5

5.               Mỹ dự kiến hỗ trợ thêm 36 triệu USD phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam.. 6

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 7

6.               "Quan lộ" nhanh mà đại lộ lại… phanh?. 7

7.               Có cần phải vội vã thế không?. 8

8.               Xin lắng nghe dân. 9

QUẢN LÝ.. 10

9.               “Ở đâu tội phạm lộng hành, người đứng đầu ở đó chịu trách nhiệm”. 10

10.          Không bỏ lọt tội phạm trong vụ cấp bằng giả tại Đại học Đông Đô. 11

11.          Xu hướng “phổ cập cao học”, đi học chỉ để xóa bằng tại chức, chuẩn hóa chức danh. 11

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 13

12.          Kho bạc Hà Nội hoàn thành “phủ sóng” dịch vụ công trực tuyến. 13

13.          Đà Nẵng: Điểm sáng giải quyết thủ tục thuế nhà đất của người dân thông qua hệ thống liên thông điện tử. 14

14.          Hàng nghìn thẻ BHYT được cấp lại, gia hạn trên Cổng dịch vụ công quốc gia. 14

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 15

15.          Tăng thu một loạt thuế nội địa bù thuế xuất nhập khẩu bãi bỏ theo các FTAs?. 15

16.          Doanh nghiệp mòn mỏi chờ hoàn thuế. 16

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 17

17.          Tiền hỗ trợ 2 năm chưa đến tay dân: Xã mượn tạm tiền để làm việc chung. 17

18.          Kỷ luật, điều chuyển 3 CSGT tát tài xế vi phạm.. 17

THẾ GIỚI 18

19.          Thủ tướng Eswatini - Lãnh đạo thế giới đầu tiên qua đời vì COVID-19. 18

20.          Bị cáo buộc cưỡng bức tình dục, bộ trưởng nội vụ Pháp phải gặp thẩm phán. 19

 CHÍNH SÁCH MỚI

Sửa đổi chính sách nghỉ hưu trước tuổi khi tinh giản biên chế

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 143) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế (TGBC) và Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP.

 Nghị định số 143 quy định các trường hợp TGBC tại điểm c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014 được sửa đổi như sau:

 Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện TGBC và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

 Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện TGBC và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

 Có hai năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét TGBC, cán bộ, công chức có một năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và một năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét TGBC nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện TGBC và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

 Có hai năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét TGBC, viên chức có một năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và một năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét TGBC nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện TGBC và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

 Có hai năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét TGBC mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật BHXH, có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh và của cơ quan BHXH chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật; hoặc năm trước liền kề tại thời điểm xét TGBC có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật BHXH, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan BHXH chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện TGBC được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

 Theo đó, sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và các khoản 6, khoản 7 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP về chính sách về hưu trước tuổi. Quy định này áp dụng với bốn nhóm đối tượng của chính sách TGBC được quy định tại Điều 6 của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.

 Thứ nhất, Đối tượng TGBC quy định có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động (BLLĐ) và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trở lên. Trong đó, có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB và XH) và Bộ Y tế ban hành; hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH.

 Thứ hai, Đối tượng TGBC theo quy định nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 BLLĐ và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và chế độ quy định…; được trợ cấp ba tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 BLLĐ.

 Thứ ba, Đối tượng TGBC nếu có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 BLLĐ và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB và XH và Bộ Y tế ban hành; hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

 Thứ tư, Đối tượng TGBC quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 BLLĐ và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

 Các sửa đổi tại Nghị định này để phù hợp với các quy định tại BLLĐ 2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2021 và Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có hiệu lực từ ngày 1-7-2020. (Nhandan.com.vn 14/12, Xuân Anh) Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

Chủ tịch Hải Phòng: “Xây dựng Thủy Nguyên là thành phố trong thành phố”

Khi huyện Thủy Nguyên nâng cấp thành đô thị, "người dân sẽ được sinh sống, học tập và làm việc trong môi trường chính quyền đô thị hiện đại và chuyên nghiệp hơn".

 Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, nói như trên khi trả lời VnExpress về chủ trương xây dựng Đề án thành lập thành phố thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên.

 Ngày 24/11, Ban thường vụ Thành ủy đã thông báo chủ trương xây dựng Đề án thành lập thành phố thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên, để phù hợp với định hướng phát triển của thành phố theo nghị quyết của Bộ Chính trị và nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

 Những năm qua, thành phố đã tập trung nguồn lực quy hoạch phát triển đô thị cho huyện Thủy Nguyên, thực hiện nhiều dự án lớn như: Xây dựng khu đô thị mới Bắc sông Cấm, khu đô thị Minh Đức, Núi Đèo và phần mở rộng, đô thị 2 xã Lưu Kiếm và Quảng Thanh.... 

Ngoài các yếu tố trên, Thủy Nguyên còn là vùng đất có bề dày lịch sử, với nhiều công trình, di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia. Đây được xem là tiềm năng để phát triển du lịch gắn với tâm linh trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo.

Nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Đề án thành lập thành phố thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên, mô hình này sẽ vận hành theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

 Khi huyện Thủy Nguyên được nâng cấp thành đô thị, thành phố sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư các cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, hệ thống trường học, bệnh viện, các trung tâm thương mại, các khu dịch vụ, các công trình công ích...

 Qua đó, nhân dân sẽ có điều kiện hơn trong việc tiếp cận, sử dụng và hưởng thụ các công trình được đầu tư; được sinh sống, học tập và làm việc trong môi trường của chính quyền đô thị văn minh, hiện đại và chuyên nghiệp hơn.

 Theo đề án quy hoạch thành phố đến năm 2025, tầm nhìn 2050, Hải Phòng xây dựng tuyến đường sắt nối từ ga Nam Đình Vũ qua Thủy Nguyên đến tuyến đường sắt Nam Định- Quảng Ninh; xây dựng đường sắt đô thị ngầm hoặc trên cao kết nối từ trung tâm thành phố sang khu đô thị mới Thủy Nguyên; xây dựng tuyến đường thủy nội địa phục vụ du lịch kết nối từ trung tâm thành phố đến các địa danh, di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trên dòng sông Bạch Đằng, sông Đá Bạc.

 Bên cạnh đó, thành phố đang triển khai xây dựng 2 cây cầu kết nối Thủy Nguyên với 2 tỉnh: Hải Dương và Quảng Ninh. Trong đó, cầu Dinh bắc qua sông Kinh Thầy kết nối với thị xã Kinh Môn (Hải Dương) và cầu Lại Xuân bắc qua sông Đá Bạc kết nối với thị xã Đông Triều (Quảng Ninh)...

 Thị trường bất động sản tại huyện Thủy Nguyên "sốt" từ nhiều năm về trước, không phải đợi đến thời điểm Hải Phòng công bố đề án đưa huyện này lên thành phố. Giá đất ở tại các xã Tân Dương, Thủy Sơn, thị trấn Núi Đèo, Thủy Đường, Phả Lễ cao ngang với giá đất tại một số quận trung tâm, thậm chí có nơi còn cao hơn.

 Điều đó càng khẳng định Thủy Nguyên là mảnh đất đầy tiềm năng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người dân khi dự án triển khai, cũng như tránh gây thất thoát về thuế cho nhà nước, cuối năm 2019, thành phố đã điều chỉnh giá đất ở, đất trồng cây lâu năm, đất sản xuất nông nghiệp, đất kinh doanh, thương mại gần hơn với giá thị trường.

 Trong giai đoạn 2021 – 2025, dự kiến thành phố sẽ hướng đầu tư trên địa bàn huyện Thủy Nguyên khoảng 141.399 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư công là 33.261 tỷ đồng và nguồn vốn ngoài ngân sách (gồm cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) hơn 108.138 tỷ đồng. 

Cầu Hoàng Văn Thụ là một trong 3 cây cầu bắc qua sông Cấm đã được Hải Phòng đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng để kết nối trung tâm thành phố với huyện Thủy Nguyên. Ảnh: Giang Chinh

 Vốn đầu tư công sẽ được tập trung cho các dự án hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới và khu kiến trúc Bắc Sông Cấm; các dự án hạ tầng giao thông quan trọng đối nội và đối ngoại kết nối Thủy Nguyên với trung tâm hành chính cũ và các tỉnh trong vùng như cầu Nguyễn Trãi, cầu Bến Rừng, cầu Lại Xuân, xây dựng nông thôn mới...

 Vốn ngoài ngân sách và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tập trung vào các dự án hạ tầng đô thị và công nghiệp, trong đó có một số dự án lớn như: Xây dựng khu đô thị mới Green River tại xã Hoa Động; khu đô thị mới Hoàng Huy New City tại xã Tân Dương và Dương Quan, huyện Thủy Nguyên; dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Thủy Nguyên; dự án đầu tư hạ tầng các Cụm Công nghiệp Kiền Bái, Kênh Giang, dự án Khu đô thị VSIP Hải Phòng. (Vnexpress.net 15/12) Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

EVFTA và cơ hội đón dòng FDI thế hệ mới

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mở ra làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thế hệ thứ ba.

 Kể từ sau khi mở cửa nền kinh tế, thu hút nguồn vốn FDI luôn được đặt ra là một trong những mục tiêu mũi nhọn, thông qua những chính sách ưu đãi, hoàn thiện môi trường kinh doanh và ký kết nhiều hiệp định đầu tư, thương mại.

 Thực tế, khu vực doanh nghiệp FDI đang là điểm sáng của nền kinh tế, đóng góp hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, kể cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn về chuỗi cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia.

 Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam chủ yếu đến từ những quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, chưa có sự xuất hiện của những dự án lớn từ châu Âu, châu Mỹ.

 Cơ cấu lĩnh vực đầu tư từ EU vào Việt Nam cũng chưa tối ưu, tập trung vào chế biến chế tạo, các khu vực thâm dụng nhiều lao động như sản xuất cao su, nhựa, dệt may, ít có dự án công nghệ, dịch vụ.

 Đứng trước cơ hội lớn trong việc thu hút FDI từ EU dưới tác động dịch chuyển chuỗi cung ứng trong và sau Covid-19 cũng như hiệp định “lịch sử” EVFTA, các chuyên gia nhận xét, cơ hội mới chỉ là sự kỳ vọng, đòi hỏi những biện pháp mang tính chiến lược. (Theleader.vn 15/12) Về đầu trang 

Việt Nam và mục tiêu trở thành trung tâm chế tạo lớn ở châu Á

Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh công nghiệp (CIP) 2020, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) ghi nhận, năm 2018, Việt Nam tăng 2 bậc trong xếp hạng CIP.

 Trang mạng futureiot.tech của Singapore mới đây đăng bài viết cho rằng trong 15 năm qua, Việt Nam nổi lên là “trung tâm chế tạo lớn” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

 Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh công nghiệp (CIP) 2020, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) ghi nhận, năm 2018, Việt Nam tăng 2 bậc trong xếp hạng CIP, xếp thứ 38 trong năm 2018 trong thang chỉ số toàn cầu gồm 152 quốc gia, so với vị trí thứ 41 trong năm 2017.

 Xét về tỷ trọng hoạt động công nghệ vừa và cao trong chỉ số giá trị gia tăng toàn ngành chế tạo, thứ hạng của Việt Nam chỉ tăng một bậc, xếp thứ 31 trong năm 2018.

 Tháng 9/2020, Chính phủ Việt Nam ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 23/NQ/TW, định hướng xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 Kế hoạch hành động được xây dựng nhằm đưa Việt Nam vào nhóm ba nền kinh tế công nghiệp hàng đầu của ASEAN. Một số mục tiêu đề ra, gồm đến năm 2030, ngành công nghiệp sẽ chiếm trên 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm khoảng 30% và riêng công nghiệp chế tạo chiếm trên 20%.

 Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp bình quân hàng năm đạt trên 8,5%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 10%. 

Trong ngành công nghiệp, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm dự kiến đạt 7,5%. Tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng trên 70%, sẽ xây dựng một số cụm công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp quy mô lớn, đa quốc gia, có sức cạnh tranh toàn cầu.

 Kế hoạch hành động quy định việc đưa ra các chính sách phát triển những ngành công nghiệp ưu tiên cũng như tạo môi trường thuận lợi cho các cơ hội kinh doanh và đào tạo nhân tài - sử dụng khoa học và công nghệ để thúc đẩy công nghiệp hóa; đồng thời chú ý đến bảo vệ môi trường và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

 Các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng hiệu quả, năng lực sáng tạo, nguồn nhân lực, các lĩnh vực và công nghệ ưu tiên đã được triển khai nhằm đạt được tham vọng trở thành một trong số các nước Đông Nam Á hàng đầu trong thang xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII).

 Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Ngày chuyển đổi số Việt Nam (DX Day Vietnam 2020) với mục đích hưởng ứng và đồng hành với Chính phủ thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. DX Day Vietnam 2020 diễn ra trong hai ngày 14-15/12 với chủ đề "Chuyển đổi số quốc gia: Đổi mới phương thức vận hành toàn xã hội."

 DX Day Vietnam sẽ là hoạt động thường niên trọng điểm kể từ năm 2020, là nơi gặp gỡ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ phương thức, kinh nghiệm, đồng thời giới thiệu các giải pháp, kết nối cung cầu chuyển đổi số hiệu quả, nhằm mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, và toàn nền kinh tế Việt Nam. (TTXVN/VietnamPlus.vn 15/12) Về đầu trang 

Mỹ dự kiến hỗ trợ thêm 36 triệu USD phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam

Chiều 14/12, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật và thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam.

 Theo Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm, nhu cầu năng lượng ở Việt Nam đang tăng nhanh với tốc độ 10%/năm. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải sử dụng công nghệ năng lượng sạch và hiện đại nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, đồng thời đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho hơn 20 triệu hộ gia đình.

 Vì thế, nhờ chính sách khuyến khích của chính phủ trong những năm gần đây, năng lượng tái tạo đã phát triển bùng nổ với 9.700MW điện mặt trời và 600MW điện gió đưa vào vận hành. Đặc biệt, tính đến nay, điện mặt trời mái nhà đạt đến 3.300MWp tổng công suất lắp đặt, tương đương 75.700 dự án.

 EVN đã đưa ra nhiều chỉ tiêu cao nhằm tăng công suất điện mặt trời mái nhà đến năm 2025. Tuy nhiên, chính sách khuyến khích năng lượng mặt trời hiện tại sẽ kết thúc vào tháng 12/2020 trong khi các chính sách mới chưa được ban hành. Một thách thức nữa ở đây là việc gia tăng điện mặt trời mái nhà cũng có thể gây ra các tác động tiêu cực tiềm tàng đến lưới điện như giảm chất lượng điện áp hoặc tổn thất điện năng.

 Để giải quyết những vướng mắc này, EVN sẽ phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các kịch bản phát triển điện mặt trời mái nhà, trước hết là các dự án ở Đà Nẵng. Hoạt động này được hỗ trợ bởi USAID theo biên bản ghi nhớ ngày 14/12.

 Ngoài ra, USAID cũng hỗ trợ nâng cao năng lực và đánh giá tác động kỹ thuật của hệ thống điện mặt trời mái nhà tới lưới điện phân phối. Đồng thời xây dựng các chương trình truyền thông quảng bá điện mặt trời mái nhà cho EVN, đầu tiên là tập trung vào nền tảng EVNSOLAR.

 Dự kiến USAID sẽ hỗ trợ thêm 36 triệu USD trong 5 năm tới để thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam. Sự phối hợp của cả hai bên nhằm mục tiêu tăng hiệu suất hoạt động ngành điện, qua đó đảm bảo người dân được tiếp cận nguồn năng lượng đáng tin cậy, bền vững và bảo đảm. (Cafef.vn 15/12) Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

"Quan lộ" nhanh mà đại lộ lại… phanh?

Xin thưa là cách dùng từ: "quan lộ", "đại lộ"hay "dân lộ" không phải của tác giả bài viết, mà của ông Lê Bá Hùng, Giám đốc Sở TT&TT Nghệ An nêu trong cuộc chất vấn của HĐND chiều ngày 12/12.

 Dự án mà ông Hùng đưa ra chất vấn là đại lộ Vinh - Cửa Lò. Đường đang được thi công vệt 9m hai bên, lòng đường quy mô rộng 90m; tổng chiều dài 10,83km, đi qua TP Vinh (3,4km), huyện Nghi Lộc (4,83km) và thị xã Cửa Lò (2,6km).

 Một dự án quy mô như thế này, chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều kỳ vọng đổi mới cho địa phương, đồng thời là "đổi đời" cho người dân nơi đây.

 Tuy nhiên, được khởi công xây dựng từ tháng 11/2017, theo kế hoạch, dự án hoàn thành trước ngày 30/11/2019 mà đến nay, công trình vẫn chưa thông xe.

 Ông Hùng nói: "Đường thì chưa xong nhưng giai thoại về đường đã có. Người ta bảo sao mà "quan lộ" ở Nghệ An có những việc nhanh thế, vòng đời nó nhanh thế mà đại lộ lại chậm thế? Ta nên gọi là "quan lộ" thay cho đại lộ cho nó nhanh, hay "dân lộ" thay cho đại lộ cho nhanh, hay gắn tên ông Chủ tịch thành phố hay Chủ tịch tỉnh cho nhanh?".

 Đại ý là các lãnh đạo ở địa phương đã thay đổi từ "thời" của người này sang "thời" của người khác. Trong số các quan chịu trách nhiệm, có những người đã thăng tiến. Hàng loạt vấn đề đã được xử lý nhanh chóng, gọn gàng trong nhiệm kỳ. Ấy mà vấn đề của đại lộ thì dang dở. Vì sao vậy nhỉ?!

 "Đã có nhiều kỳ họp rồi, qua rất nhiều đời Chủ tịch, qua rất nhiều đời Phó Chủ tịch, rất nhiều đời giám đốc Sở GTVT, rất nhiều vòng đời Chủ tịch UBND TP mà đoạn đường 11km chủ yếu qua xã Nghi Phú (TP Vinh) vẫn chưa xong" - ông Hùng nói. 

 Tất nhiên là không thể đòi hỏi mọi vấn đề đều phải được xử lý một cách gọn ghẽ, xong xuôi. Chậm thì bức xúc, nhưng nhanh quá không chừng lại "ẩu". Do đó, chậm tiến độ trong một số trường hợp cũng có thể hiểu được! 

Vấn đề là ở dự án này đã từng có lãnh đạo hứa vào 1/5/2018 công tác giải phóng mặt bằng sẽ xong nhưng "qua nhiều 1/5 rồi mà đường vẫn chưa xong".

 Điều này không chỉ giảm tín nhiệm của cán bộ lỡ "hứa suông", mà còn giảm cả uy tín chính quyền địa phương. Mới có chuyện người ta tính gắn tên đại lộ này cho ông A, ông B nào đó - ý là gắn trách nhiệm vào chứ cũng không phải chuyện vẻ vang gì!

 Ở cuộc chất vấn nói trên, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cho biết, đây là dự án trọng điểm của tỉnh, được triển khai khá lâu và chưa hoàn thành do vướng mắc giải phóng mặt bằng và khó khăn về nguồn vốn. Ông cũng đảm bảo việc giao mặt bằng trước ngày 15/1/2021.

 Đây cũng phải là chuyện chỉ ở Nghệ An. Thống kê từ Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, trong tổng số 50 công trình, dự án trọng điểm ngành triển khai, hiện mới có 24 công trình đã được đưa vào khai thác, sử dụng; 26 dự án chưa hoàn thành.

 Tại Hà Nội, con đường Vành đai 2,5 qui hoạch từ năm 1993, khởi công từ 2003 mà đến nay, gần 28 năm, qua không biết bao nhiêu nhiệm kỳ Bí thư, Chủ tịch TP nhưng vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt".

 Cứ "quan lộ nhanh" mà các công trình… lại cứ "phanh" thế này thì dân còn gian nan, kinh tế tăng trưởng sao nhanh được? (Dantri.com.vn 14/12) Về đầu trang

Có cần phải vội vã thế không?

Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi bị kỷ luật cảnh cáo nhưng chỉ 4 tháng sau lại được bổ nhiệm làm giám đốc Sở Giao thông Vận tải đã gây nhiều ý kiến trái chiều.

 Theo điều 82 Luật Cán bộ, công chức trước đây, công chức bị xử lý kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không được nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Như vậy, công chức chỉ có cơ hội được bổ nhiệm lại nếu sau 12 tháng không có vi phạm nào đến mức phải bị xử lý kỷ luật.

 Trong khi đó, về việc xử lý công chức đang bị kỷ luật, Luật Cán bộ, công chức sửa đổi (2019) có hiệu lực từ ngày 1-7-2020 lại quy định cụ thể theo các hình thức xử lý kỷ luật. Theo đó, khi bị kỷ luật bằng khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương: Không bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; khi bị kỷ luật bằng giáng chức hoặc cách chức: Không bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Đặc biệt khi hết thời hạn nêu trên mà công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục được bổ nhiệm theo quy định.

 Như vậy, từ ngày 1-7-2020, khi có quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương có hiệu lực, công chức không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn nhưng vẫn có thể được bổ nhiệm lại hoặc vào chức vụ thấp hơn.

 Trở lại trường hợp ở Quảng Ngãi, vị giám đốc sở vẫn có cơ hội bổ nhiệm lại nhưng theo thông lệ thi hành pháp luật, phải chấp hành 2/3 thời hiệu mới được xét bổ nhiệm. Như vậy, bổ nhiệm vị này có cần thiết vội vã đến thế không? Chưa hết, cụm từ "bổ nhiệm lại" là vào vị trí cũ hay vị trí khác ngang cấp vì 2 sở này đòi hỏi chuyên môn khác nhau. Rõ ràng văn bản pháp luật viết như vậy có gì đó hơi "mập mờ" dễ đưa đến cách thi hành khác nhau. Đây là điều tối kỵ trong kỹ năng lập pháp, lập quy. (Nld.com.vn 15/12, Diệp Văn Sơn) Về đầu trang

Xin lắng nghe dân

Năm 2020 đầy biến động sắp đi qua với bao vấn đề quốc kế, dân sinh đang nóng hổi trước thời điểm diễn ra Đại hội Đảng lần thứ XIII. Đó là thách thức với nền kinh tế trước tình hình hết sức phức tạp đang diễn ra trên thế giới; vấn nạn tham nhũng, dù có giảm, nhưng vẫn là trăn trở của những người tâm huyết với vận mệnh nước nhà.

 Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào".

 Trong giai đoạn 2013 - 2020, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 131 nghìn đảng viên. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 87 nghìn cán bộ, đảng viên, trong đó, có trên 3.200 đảng viên bị kỷ luật liên quan đến tham nhũng; đã thi hành kỷ luật hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (27 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, hơn 30 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang). Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng.

 Từ năm 2013 đến nay, qua công tác thanh tra, kiểm toán, đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 700 nghìn tỷ đồng, hơn 20 nghìn ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm hơn 14 nghìn tập thể, nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý gần 700 vụ việc có dấu hiệu tội phạm. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận công tác phòng, chống tham nhũng còn những hạn chế. Công tác phòng, chống tham nhũng ở một số địa phương, Bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt; việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ, cơ quan, đơn vị còn là khâu yếu. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội.

 Nhìn lại những vụ án tham nhũng thời gian qua, nếu chúng ta vẽ một sơ đồ đường đi sẽ thấy không thiếu cấp nào, từ chính quyền cấp phường, xã, quận huyện, tỉnh thành đến cấp Trung ương. Đã có những chiếc cặp xinh xinh nhưng có giá trị cả trăm ngàn đô la, những chiếc ô tô đắt tiền được cho “mượn” vô thời hạn, không thể giải thích minh bạch được sau mỗi vụ việc. Và cả ngàn lời giải thích, biện minh sau đó cũng không thể làm vơi nỗi hoài nghi của dư luận đằng sau những khoản quà tặng “nho nhỏ” ấy. 

Thực ra điều này không mới. Trong những báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ… cũng đã chỉ ra rằng, trong công tác phòng chống tham nhũng, hiệu lực và hiệu quả của các cấp chính quyền dường như chưa làm người dân an lòng. Tham nhũng đang xâm lấn trên nhiều lĩnh vực. Thậm chí cả các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, có những lúc cũng bị tấn công. Nó là vấn nạn gặm nhấm niềm tin của cử tri cả nước. Trong khi đó, việc xử lý nhiều khi né tránh, nể nang.

 Như thế, cuộc chiến chống tham nhũng còn dài lâu và đòi hỏi sự đồng lòng trong nhận thức và hành động của tất thảy các cấp, các ngành.

 Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu của tham nhũng là sự thiếu gương mẫu, tha hóa của cán bộ có chức, có quyền. Biết là thế, nhưng bấy lâu thông tin về các vụ việc tham nhũng chủ yếu vẫn là từ dân và báo chí, còn từ cơ quan chính quyền các cấp, các Bộ, ngành, từ người đứng đầu cơ quan đó rất ít. Điều đó không khó thấy. Và hiển nhiên ai cũng biết, quan tham là do lợi dụng quyền lực.

 Để loại bỏ vấn nạn đó, tất cả phải bắt đầu từ thực tế cơ sở, từ trách nhiệm của mỗi “tư lệnh ngành” mỗi “tư lệnh ở địa phương” trong cuộc chiến dài lâu và đầy cam go này. Xin hãy lắng nghe những phản hồi từ phía người dân, để từ đó thấu tỏ lòng dân! (Baotainguyenmoitruong.vn 15/12, Ngọc Lý) Về đầu trang

QUẢN LÝ

“Ở đâu tội phạm lộng hành, người đứng đầu ở đó chịu trách nhiệm”

Sáng 15-12, Công an TP.HCM tiếp tục mở đợt ra quân hai tháng tấn công, trấn áp tội phạm trong thời gian diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ toàn quốc lần thứ XIII, lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán... từ ngày 15-12-2020 đến 28-2-2021.

 Sáng 15-12, Công an TP.HCM tổ chức lễ ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm. Tham gia lễ ra quân có ông Nguyễn Hồ Hải, phó bí thư Thành ủy, ông Ngô Minh Châu, phó chủ tịch UBND TP, cùng các đại diện ban, ngành, đoàn thể TP. 

Tại buổi lễ, thiếu tướng Lê Hồng Nam, giám đốc Công an TP, cho biết trong 11 tháng năm 2020, số vụ phạm pháp hình sự được kéo giảm 3,65% so với cùng kỳ, băng nhóm tội phạm hình sự, ma túy bị triệt xóa, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tai nạn giao thông tiếp tục được kéo giảm trên cả 3 tiêu chí...

 Công an TP phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong phòng chống các loại tội phạm, thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng cho các cán bộ, chiến sĩ với phương châm "Thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi", lấy niềm vui nhân dân làm động lực, làm niềm vui hạnh phúc của chính mình. 

Lãnh đạo các đơn vị phải tập trung chỉ đạo quyết liệt về khâu nắm tình hình, điều tra cơ bản chủ động phòng ngừa phát hiện đấu tranh ngăn chặn các hoạt động phá hoại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, không để xảy ra khủng bố, biểu tình, gây rối an ninh trật tự... trên địa bàn TP trước, trong và sau đại hội. (Tuoitre.vn 15/12) Về đầu trang

Không bỏ lọt tội phạm trong vụ cấp bằng giả tại Đại học Đông Đô

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan chỉ đạo đơn vị chức năng khẩn trương truy bắt đối tượng Trần Khắc Hùng; xác minh, làm rõ những sai phạm liên quan của các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô, nếu có dấu hiệu của tội phạm phải khởi tố điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm.

 Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan mở rộng điều tra vụ án, tiếp tục làm rõ số cá nhân được Trường Đại học Đông Đô cấp, sử dụng văn bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Tiếng Anh giả và các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có) không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng để thu hồi và kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật. Báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong Quý I năm 2021.

 Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục đào tạo trong việc cấp văn bằng, chứng chỉ; kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân cho phép Đại học Đông Đô thông báo tuyển sinh hệ văn bằng hai; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm, không để xảy ra sai phạm tương tự.

 Thủ tướng đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an sớm đưa các đối tượng phạm tội ra xét xử nghiêm minh theo quy định pháp luật. (Baochinhphu.vn 15/12, Vũ Phương Nhi) Về đầu trang

Xu hướng “phổ cập cao học”, đi học chỉ để xóa bằng tại chức, chuẩn hóa chức danh

Trong xã hội hiện nay đang xuất hiện xu hướng “phổ cập cao học” khi mà tỷ lệ người học cao học ngày càng tăng, chương trình các trường mở ra “trăm hoa đua nở”.

 Thực tế cho thấy, bậc học này ở nhiều nơi được đánh giá đem lại ít kiến thức, học hời hợt, nhiều trường hợp đi học chủ yếu để xóa bằng tại chức, chuẩn hóa chức danh và mở rộng mối quan hệ nhằm mục đích cá nhân.

 Trong tiếng Hán, chữ "thạc" có nghĩa là danh vọng to lớn và danh hiệu thạc sĩ có nghĩa là người có học thức rộng, biết nhiều điều. Tuy vậy, với việc tuyển sinh cao học dễ dãi và đào tạo hời hợt như hiện nay, với nhiều trường hợp, thạc sĩ gần như chỉ là hư danh. Để đánh giá một người có học thức thật sự hay không, tấm bằng thạc sĩ chỉ mang tính tham khảo.

 Việc đào tao thạc sĩ tràn lan đến từ 3 nhóm đối tượng chính theo học bậc cao học mà không vì mục tiêu phục vụ công việc hay để nâng cao kiến thức, trình độ, đó là: sinh viên ra trường thất nghiệp, người muốn"xóa" bằng đại học xấu và người muốn học để cho oai.

 Ước chừng hiện nay nước ta có khoảng 200.000 cử nhân không có việc làm. Một bộ phận nhóm này học lên cao học để muốn có việc làm, xét về lý thuyết, học lên cao sẽ có nhiều kiến thức và có cơ hội việc làm rộng mở hơn. Tuy vậy hàng năm, số lượng thạc sĩ thất nghiệp hoặc làm trái ngành ở nước ta vẫn ở con số lớn. Như vậy, lãng phí lại chồng lãng phí.

 Thứ hai, với một xã hội bằng cấp được thể chế bằng pháp luật thì những người có bằng đại học hệ tại chức luôn cố gắng đi học thạc sĩ để "xóa" bằng xấu. Khi có bằng thạc sĩ ở một trường lớn thì nghiễm nhiên không ai còn quan tâm đến tấm bằng đại học. Bên cạnh đó, không ít người học thạc sĩ để làm đẹp hồ sơ cho các vị trí lãnh đạo, bổ nhiệm hoặc nâng lương. Với nhiều người, thời gian học trên lớp thì ít mà thời gian đi "thực tế", liên hoan, họp lớp nhiều gấp mấy lần.

 Thứ ba, với tâm lý sĩ diện, học cho oai, không ít người đăng ký học cao học để thành ông "thạc" bà "sĩ" cho dù biết rằng kiến thức thu nhận được không nhiều. Một số người là con cán bộ cấp cao, không những có bằng thạc sĩ mà có bằng tiến sĩ khi còn rất trẻ. Với tấm bằng hoành tráng đó cùng với tuổi đời trẻ, họ dễ dàng được bổ nhiệm vào một vị trí mà nhiều người có năng lực phấn đấu cả đời chưa chắc đã đạt tới.

 Cần phải có những giải pháp tổng thể để chương trình đào tạo cao học về đúng giá trị thực vốn có, nếu không quyết liệt thì dần dần nạn nhân tiếp theo sẽ là bậc nghiên cứu sinh, "phổ cập tiến sĩ" sẽ chỉ là vấn đề thời gian. Nhiều người học thực sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội học tập ở nước ngoài và giáo dục nước nhà chỉ thấy bề nổi mà không thấy chất lượng.

 Trước tiên, đứng về góc độ quản lý, các cơ quan chức năng, trường đại học cần phải có đánh giá chương trình khách quan, khảo sát ý kiến người đã tốt nghiệp về việc làm, lấy ý kiến từ đơn vị sử dụng lao động. Từ đó, cơ sở đào tạo xem xét về chỉ tiêu, tuyển sinh, chương trình đào tạo thay đổi cho phù hợp, đặc biệt phải có quy định rõ ràng về điều kiện đội ngũ giảng viên cơ hữu, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

 Để người học cao học xác định được tâm thế rõ ràng trước khi đăng ký học, nên xem xét quy định về tuổi, cụ thể người học cao học trước 35 tuổi, người học nghiên cứu sinh trước 45 tuổi sẽ thi những môn gì, cần điều kiện cụ thể nào. Người sau độ tuổi này, nếu muốn đăng ký học phải bổ sung các điều kiện như thời gian công tác thực tế, bài báo khoa học, tham gia hội thảo, hội nghị... để nâng cao chất lượng tuyển sinh, tránh việc đi học lấy bằng cho có danh có vị.

 Cơ quan quản lý cần phải siết chặt về cơ sở và thời gian đào tạo, bắt buộc đào tạo cao học phải ở cơ sở chính, vào ban ngày (thứ bẩy, chủ nhật hoặc các ngày trong tuần), giám sát việc lên lớp và các chương trình thực tế, điền dã. Làm tốt các nội dung trên, tấm bằng thạc sĩ trong nước sẽ trở về đúng giá trị vốn có. (Phunuvietnam.vn 15/12, Nguyễn Văn Công) Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Kho bạc Hà Nội hoàn thành “phủ sóng” dịch vụ công trực tuyến

Tính đến hết tháng 11/2020, 100% đơn vị sử dụng ngân sách thuộc đối tượng bắt buộc sử dụng dịch vụ công trực tuyến của kho bạc trên địa bàn Hà Nội đã tham gia giao dịch bằng dịch vụ này.

 Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hà Nội được chọn là đơn vị đầu tiên triển khai thí điểm dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) từ ngày 1/3/2016. Theo Phó Giám đốc KBNN Hà Nội - ông Đặng Văn Hiền, đây vừa là vinh dự nhưng cũng vừa là thách thức cho đơn vị vì Hà Nội là địa bàn rộng, số đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS) rất đa dạng, nhiều cơ quan trung ương, Chính phủ, bộ, ban, ngành đóng trên địa bàn.

 Việc thí điểm DVCTT đã thành công, nhưng để triển khai diện rộng cho các đơn vị SDNS cấp tỉnh vào đầu năm 2018, KBNN Hà Nội cũng gặp không ít khó khăn do số lượng đơn vị SDNS trên địa bàn lớn với trên 9.000 đơn vị, trong đó có hơn 6.000 đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc tham gia DVCTT. Hơn nữa, hạ tầng công nghệ thông tin tại các đơn vị SDNS không đồng đều; lãnh đạo một số đơn vị chưa quen thao tác trên máy tính… 

Khắc phục các khó khăn này, KBNN Hà Nội đã thực hiện tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng và có văn bản gửi đến tất cả các đơn vị SDNS, chủ đầu tư về mục đích, ý nghĩa của việc tham gia DVCTT. Ngoài ra, để công tác triển khai DVCTT được thuận lợi, đạt hiệu quả cao, KBNN Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, Công ty VNPT, Viettel Hà Nội trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tập huấn và sử dụng hệ thống DVCTT (đường truyền, cung cấp và cài đặt chứng thư số…).

 Nhằm chuẩn bị tốt cho công tác triển khai DVCTT đến các đơn vị SDNS cấp huyện, từ đầu năm 2020, KBNN Hà Nội đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các công chức KBNN huyện về kỹ năng thao tác, xử lý trên hệ thống DVCTT để có thể tiếp nhận xử lý hồ sơ và hỗ trợ người sử dụng tại các đơn vị SDNS. Ngay sau tập huấn, tuy còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (một số đơn vị chưa có máy scan) hay kỹ năng tác nghiệp của người sử dụng, nhưng các đơn vị SDNS đã bắt đầu kê khai và thực hiện giao dịch trên hệ thống DVCTT. Tại từng địa bàn huyện, KBNN Hà Nội cũng lập các nhóm chat Zalo với thành viên là công chức kho bạc, các kế toán trưởng đơn vị SDNS để có thể tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ, giải đáp khó khăn, vướng mắc của đơn vị…

 Đến hết ngày 30/11/2020, tổng số đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc tham gia DVCTT trên địa bàn Hà Nội đã đạt 100%. Số lượng hồ sơ chứng từ giao dịch qua DVCTT trên toàn địa bàn là 145.658/147.726 chứng từ, đạt 98,58% tổng số hồ sơ chứng từ gửi qua KBNN Hà Nội.

 Để tăng cường giao dịch qua DVCTT về số đơn vị và số lượng hồ sơ, chứng từ gửi qua DVCTT, KBNN Hà Nội đề nghị các bộ, ngành, UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường gửi hồ sơ, chứng từ qua DVCTT, giảm thiểu giao dịch thủ công. Đối với các đơn vị thực hiện chưa nghiêm cần có chế tài cụ thể để nâng cao hiệu quả trong công tác giao dịch điện tử. Đồng thời, nâng cấp hệ thống truyền thông đủ mạnh để các đơn vị gửi chứng từ giao dịch qua DVCTT đến KBNN được thông suốt. (Thoibaotaichinhvietnam.vn 14/12, Vân Hà) Về đầu trang

Đà Nẵng: Điểm sáng giải quyết thủ tục thuế nhà đất của người dân thông qua hệ thống liên thông điện tử

Theo lãnh đạo Cục Thuế Đà Nẵng, việc giải quyết thủ tục thuế đối với hồ sơ nhà đất của người dân thông qua hệ thống liên thông điện tử của cơ quan thuế và Văn phòng Đăng ký đất đai (thuộc Sở TN-MT) là một trong những điểm sáng cải cách hành chính của ngành thuế TP, và đến nay vẫn chưa có nhiều tỉnh, thành triển khai được.

 Ông Lê Bá Tiến, Phó Cục trưởng Cục Thuế Đà Nẵng cho hay, thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 theo Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ, công tác cải cách thủ tục hành chính thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu luôn được ngành thuế Đà Nẵng quan tâm triển khai thực hiện.

 Trong đó, ngành thuế TP đã tăng cường áp dụng CNTT vào công tác quản lý thuế, triển khai các phần mềm khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử; đăng ký thuế điện tử, hóa đơn điện tử, xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ nhà đất thông qua hệ thống liên thông điện tử với cơ quan TN-MT.

 Theo số liệu thống kê tại website kết nối liên thông điện tử giữa hai cơ quan Cục Thuế Đà Nẵng và Văn phòng Đăng ký đất đai TP, kết quả xử lý hồ sơ nghĩa vụ tài chính từ ngày 1/7/2016 đến 30/6/2020 là hơn 220.000 hồ sơ. Trung bình mỗi tháng hai cơ quan phối hợp giải quyết được 4.600 hồ sơ trả kết quả cho hộ gia đình, cá nhân.

 Người nộp thuế chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ tại bộ phận “một cửa” UBND quận, huyện và chờ nhận kết quả theo phiếu hẹn, đã giảm đáng kể thời gian đi lại của người dân và không tiếp xúc trực tiếp với công chức xử lý hồ sơ!” – Phó Cục trưởng Cục Thuế Đà Nẵng Lê Bá Tiến cho biết. 

Số lượng lớn hồ sơ được giải quyết nhanh chóng là do các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi cục Thuế tại các quận, huyện đã phối hợp tốt trong ứng dụng CNTT, việc gửi và nhận file điện tử thực hiện nhanh chóng, thay vì phải đi lại bàn giao hồ sơ của cán bộ, công chức giữa các đơn vị. (Daonhnghiepvn.vn 14/12) Về đầu trang

Hàng nghìn thẻ BHYT được cấp lại, gia hạn trên Cổng dịch vụ công quốc gia

BHXH Việt Nam cho biết, tính đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận, giải quyết cấp lại 2.277 thẻ BHYT do hỏng, mất và thực hiện gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình cho 2.533 trường hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

 Hàng nghìn thẻ BHYT được cấp lại, gia hạn trên Cổng dịch vụ công quốc giaĐây là 1 trong 15 dịch vụ công (DVC), thủ tục hành chính (TTHC) của ngành BHXH, dịch vụ công liên thông với các Bộ, ngành đã được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

 Cụ thể, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận, giải quyết cấp lại 2.277 thẻ BHYT do hỏng, mất trên Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận thanh toán trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, thực hiện gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình (2.533 trường hợp), đóng tiếp BHXH tự nguyện (796 trường hợp) và đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN (69 trường hợp) trên Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận, xử lý 899 hồ sơ (317 hồ sơ hợp lệ, 582 hồ sơ không hợp lệ) đề nghị hỗ trợ do ảnh hưởng COVID-19 từ Cổng ịch vụ công quốc gia.

 BHXH Việt Nam cũng đã kết nối, tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán trực tuyến (Payment Platform) của Cổng dịch vụ công quốc gia. Qua đó kết nối, tích hợp thành công 3 dịch vụ thanh toán trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia gồm: gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình; đóng tiếp BHXH tự nguyện; đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Tính đến nay, đã có 3.398 lượt thanh toán thành công.

 BHXH Việt Nam đã triển khai máy chủ SS (Security Server), phối hợp với Trung tâm tin học (Văn phòng Chính phủ) thực hiện cài đặt máy chủ SS, thực hiện nâng cấp tài nguyên cho máy chủ SS đáp ứng yêu cầu hoạt động thực tế khi cung cấp dịch vụ công quốc gia; thực hiện giám sát hoạt động của máy chủ 24/7 bằng công cụ giám sát hiệu năng (RAM, CPU, DISK…), giám sát hoạt động của các dịch vụ trên máy chủ SS, giám sát kết nối đường truyền riêng giữa BHXH Việt Nam với Văn phòng Chính phủ, kịp thời phối hợp với Văn phòng Chính phủ xử lý ngay khi có sự cố xảy ra. Việc giám sát, kiểm tra, quản trị, vận hành hệ thống, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin được BHXH Việt Nam thực hiện theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 về hệ thống quản lý an toàn thông tin.

 Các hoạt động trên của BHXH Việt Nam nhằm thực hiện nghiêm túc các Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2020; Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/04/2020 của Thủ tướng Chính về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. (Baochinhphu.vn 15/12, Hiền Minh) Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Tăng thu một loạt thuế nội địa bù thuế xuất nhập khẩu bãi bỏ theo các FTAs?

Ngân sách đang giảm thu do nhiều hàng hóa nhập khẩu được cắt giảm, bãi bỏ thuế, trong khi đó ở khu vực nội địa, thuế phí đang được tăng cường, tạo sức ép khá lớn cho DN.

 Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thu ngân sách 10 tháng qua đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, bằng 75% dự toán Quốc hội giao. Trong đó, thu nội địa ước đạt 959.000 tỷ đồng, giảm 6,8%, thu xuất nhập khẩu đạt 147.000 tỷ đồng, giảm 21,2%.

 Mức độ giảm thu từ xuất nhập khẩu đang tăng dần do các cơ chế bãi bỏ thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang ngày một lớn do Việt Nam đã, đang tham gia nhiều hiệp định FTA lớn với ASEAN, EU, CPTPP.

 Đối với khu vực doanh nghiệp, việc thu và nộp thuế hiện nay cũng được phân ra hai hướng. Theo đó, khu vực doanh nghiệp FDI, công nghệ cao hoặc ngành nghề ưu tiên đầu tư sẽ được ưu đãi thuế, phí rất lớn.

 Việc Việt Nam tham gia các FTAs thế hệ mới, doanh nghiệp nội địa chủ yếu được hưởng lợi từ bãi bỏ thuế hàng hóa, nguyên liệu, máy móc.. chi phí cố định hoặc lưu động tạo đầu vào cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải rất khéo "co" mới có thể "ấm" trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên sân nhà và tác động rất xấu từ điều kiện dịch bệnh hoành hành.

 Gần đây, giới chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm rất lớn đến các quy định của Nghị định 126/2020/NĐ-CP về quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 5/12. Theo đó, hàng loạt chính sách thuế đã và đang tác động rất mạnh mẽ đối với hàng loạt lĩnh vực.

 Đây đều là những lĩnh vực kinh tế mới mà trước đó, ngành khó thu hoặc thu không đầy đủ các đối tượng này khiến ngân sách thất thu.

 Chính sách thứ 2 là liên quan đến quy định thu thuế thu nhập cá nhân đối với người được trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng.

 Theo quy định, cá nhân nhà đầu tư được trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc được nhận cổ phiếu thưởng sẽ phải nộp thuế thu nhập 5%, trong khi nhiều người là nhà đầu tư chứng khoán tự do, người về hưu, người không hoạt động tại doanh nghiệp, không được khấu trừ các loại thuế phí khác. Hiệp hội Các Nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) cùng nhiều chuyên gia và các nhà đầu tư chứng khoán đã lên tiếng yêu cầu dừng áp dụng hoặc sửa đổi do bị chồng thuế.

 Chính sách thứ 3 liên quan đến quản lý thu là Nghị định 126/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nếu nộp thuế thu nhập quý 4 cao hơn nhiều so với 3 quý trước đó có nguy cơ bị phạt rất cao.

 Theo đó, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 3 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.

 Như vậy, với quy định trên, nếu doanh nghiệp nộp thuế thu nhập trong 3 quý đầu năm thấp nhưng sang đến quý 4, nộp thuế cao, đột biến, khiến mức nộp thuế 3 quý đầu năm thấp hơn dưới 75% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, sẽ bị coi là chậm nộp và bị xử phạt.

 Chính sách thứ 4 liên quan đến tăng thuế doanh nghiệp liên kết là lùm xùm đánh thuế với Grab. Theo quy định của Nghị định 126, Grab phải có trách nhiệm khai, nộp thuế giá trị gia tăng và xuất hóa đơn trên doanh thu của tổ chức. Tuy nhiên, Grab lại chuyển thuế giá trị gia tăng cho các đối tác liên kết của mình là lái xe. Điều này gây phản ứng dữ dội từ cộng đồng chạy xe dịch vụ, đặc biệt là xe hai bánh. (Vtv.vn 15/12) Về đầu trang

Doanh nghiệp mòn mỏi chờ hoàn thuế

Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp (DN) có giao dịch liên kết do Chính phủ ban hành ngày 5-11-2020 (nhằm sửa đổi Nghị định 20/2017 và Nghị định 68/2020 trước đó) quy định trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế thu nhập DN, tiền chậm nộp đã nộp ngân sách nhà nước của năm 2017, 2018 lớn hơn số tiền thuế thu nhập DN, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế thu nhập DN từ năm 2020 đến hết năm 2024. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.

 Quy định này khiến một số DN trong nhóm điều chỉnh của nghị định này tỏ ra không đồng tình bởi nhà nước đã "nắm đằng chuôi" và đẩy họ vào thế bị thiệt thòi. Bởi tổng số thuế nộp thừa của nhóm DN này trong năm 2017-2018 không phải là con số nhỏ, lên tới khoảng 4.875 tỉ đồng.

 Một số DN thừa nhận quy định mới trong Nghị định 132 cho phép nâng mức trần tính khấu trừ chi phí lãi vay từ 20% lên 30% giúp họ có lợi hơn khi giảm được áp lực chi phí vốn vay trong điều kiện bình thường. Song, trong bối cảnh DN lao đao vì dịch Covid-19 kéo dài suốt cả năm nay thì quy định này gần như không giúp ích được nhiều. Nhiều DN làm ăn không có lãi hoặc thua lỗ nên tổng chi phí lãi vay của DN được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế cũng bằng 0. Như vậy, nếu tình hình tiếp tục khó khăn kéo dài đến các năm tiếp theo, có nguy cơ nhiều DN không được hoàn hết số thuế đã nộp thừa theo phương pháp bù trừ vào số thuế thu nhập DN từ năm 2020-2024 là rất cao. (Nld.com.vn 15/12, Hoài Dương - Sơn Nhung) Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Tiền hỗ trợ 2 năm chưa đến tay dân: Xã mượn tạm tiền để làm việc chung

Liên quan vụ xã Đăk Ang (H.Ngọc Hồi, Kon Tum) chậm chi trả tiền hỗ trợ cho người dân, ông Phạm Văn Mạnh, Chánh thanh tra H.Ngọc Hồi, cho biết 'xã giải thích tạm mượn số tiền đó để làm việc chung, sau này trả lại'. 

Ngày 14.12, ông Phạm Văn Mạnh, Chánh thanh tra H.Ngọc Hồi (Kon Tum), cho biết đã có báo cáo kết quả kiểm tra việc xã Đăk Ang (H.Ngọc Hồi) chậm trễ chi trả tiền hỗ trợ cho người dân.

 Theo ông Mạnh, nội dung báo chí nêu về việc xã Đăk Ang chậm chi trả tiền hỗ trợ cho người dân là đúng sự thật. Tổng số tiền xã chậm trễ chi trả cho người dân là hơn 35,7 triệu đồng. Đây là khoản kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại trong đợt bão số 4 năm 2018. 

Mặc dù sau khi báo chí vào cuộc, xã Đăk Ang mới đem số tiền trên trả cho người dân nhưng theo ông Mạnh, không có dấu hiệu tư túi hay ăn chặn. “Xã giải thích rằng họ tạm mượn số tiền đó để làm việc chung của xã, sau này trả lại”, ông Mạnh nói.

 Trước đó, Thanh Niên ngày 22.11 thông tin, cuối năm 2018, UBND H.Ngọc Hồi phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai năm 2018, trong đó xã Đắk Ang được cấp 170 triệu đồng. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, số tiền hỗ trợ vẫn không đến tay người dân ở thôn Long Dôn của xã này. (Thanhnien.vn 15/12, Đức Nhật) Về đầu trang

Kỷ luật, điều chuyển 3 CSGT tát tài xế vi phạm

Công an tỉnh Bắc Giang đã xem xét kỷ luật và điều chuyển công tác đối với 3 chiến sĩ CSGT huyện Việt Yên lôi kéo và tát váo mặt tài xế xe tải vi phạm.

 Theo đó, ngày 29/11/2020, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện thông tin phản ánh 3 cán bộ Cảnh sát giao thông, Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có hành vi, lời nói vi phạm quy tắc ứng xử và Điều lệnh CAND. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ vi phạm.

 Từ kết quả xác minh của tổ công tác, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Công an huyện Việt Yên xem xét, xử lý kỷ luật, điều chuyển 3 chiến sĩ CSGT này ra khỏi lực lượng Cảnh sát giao thông (bố trí công tác khác); hạ xếp loại cán bộ và không phân công nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đối với 2 chiến sĩ; hạ xếp loại cán bộ, thi đua đối với 2 lãnh đạo Công an huyện, 2 chỉ huy Đội CSGT huyện Việt Yên có liên quan.

 Đồng thời, lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Giang chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh tổ chức rút kinh nghiệm, chấn chỉnh việc chấp hành quy trình, quy định công tác, tư thế, lễ tiết tác phong và Điều lệnh CAND; không để vi phạm tái diễn, gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của lực lượng CAND.

 Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền clip liên qua 3 cán bộ CSGT lôi và đánh tài xế xe tải có dấu hiệu vi phạm.  Sự việc xảy ra vào ngày 29/11 tại quốc lộ 17 thuộc địa phận xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang). 

Cụ thể, vào 10 giờ 24 phút ngày 29/11, tại km73+100, Tổ công tác gồm 5 cán bộ thuộc Đội CSGT - trật tự Công an huyện Việt Yên phát hiện xe tải 98C-120.98 đi hướng huyện Tân Yên - TP Bắc Giang có dấu hiệu vi phạm quá khổ, quá tải (xe chở cây chống trần).

 Tổ công tác ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra nhưng lái xe Trần Văn Việt (SN 1997), trú tại xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) không chấp hành mà tiếp tục tăng ga điều khiển phương tiện bỏ chạy.

 Tổ công tác bám theo và liên tục yêu cầu lái xe dừng lại bằng loa và tín hiệu ưu tiên nhưng lái xe vẫn không chấp hành, nhiều lần chèn ép không cho xe tuần tra vượt lên.

 Đến km72+200, xe tải chuyển hướng đi vào đường đê thuộc địa phận xã Việt Lập cho đến khi va vào rào chắn hạn chế chiều cao làm phương tiện không di chuyển được mới dừng lại. Quãng đường lái xe ô tô bỏ chạy khoảng 7km.

 Bức xúc về hành vi vi phạm của lái xe, 3 thành viên tổ công tác của Công an huyện Việt Yên, gồm: ông H. A. C; ông T. K. C; ông Đ. T. Đ đã có lời nói không đúng mực, lôi kéo, tát vào mặt Trần Văn Việt. Sau đó, lái xe Trần Văn Việt đã nhận thức được vi phạm của mình và xin lỗi tổ công tác. (Tienphong.vn 15/12, Nguyễn Thắng) Về đầu trang

THẾ GIỚI

Thủ tướng Eswatini - Lãnh đạo thế giới đầu tiên qua đời vì COVID-19

Ông Ambrose Dlamini, Thủ tướng Eswatini, đã không qua khỏi sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

 Ông không phải lãnh đạo thế giới duy nhất mắc COVID-19, nhưng ông không may đã tử vong.

 Ông Dlamini mắc COVID-19 từ giữa tháng 11 và được chuyển tới điều trị tại bệnh viện ở Nam Phi từ đầu tháng 12. Ngày 1/12, ông Dlamini được chuyển tới Nam Phi điều trị. Lúc đó, ông "trong tình trạng ổn định và đáp ứng tốt yêu cầu chăm sóc y tế". Tuy nhiên, Chính phủ Eswatini thông báo, Thủ tướng nước này đã qua đời vì COVID-19 trong khi đang được điều trị tại đây.

 Trước ông Dlamini, tính đến ngày 26/10, đã có 11 nhà lãnh đạo thế giới mắc COVID-19, bao gồm Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Guatemala Alejandro Giammattei, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, Tổng thống Bolivia Jeanine Anez, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, Tổng thống Honduras Juan Orlando Hernandez, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin và Thủ tướng Anh Boris Johnson. (Vtv.vn 15/12) Về đầu trang

Bị cáo buộc cưỡng bức tình dục, bộ trưởng nội vụ Pháp phải gặp thẩm phán

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin đã trả lời các câu hỏi của hai thẩm phán về những cáo buộc khiến ông gần đây trở thành mục tiêu công kích của các tổ chức nữ giới.

 Hãng tin AFP hôm 15.12 dẫn lời các luật sư đại diện cho hay ông Darmanin đã yêu cầu được gặp các thẩm phán để phục vụ cuộc điều tra về cáo buộc cưỡng bức, quấy rối tình dục và lạm dụng lòng tin.

 Trong tuần gần đây, ông Darmanin đã trở thành mục tiêu công kích của các cuộc biểu tình chống chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron, sau khi Paris đưa ra dự luật an ninh mới, theo đó khép vào tội hình sự những người chia sẻ hình ảnh hoạt động của cảnh sát.

 Theo vụ kiện, một phụ nữ tố cáo bộ trưởng đã cưỡng bức mình vào năm 2009 sau khi cô đề nghị ông xóa hồ sơ tội phạm. Lúc đó, ông Darmanin là cố vấn pháp lý của UMP, tên trước đây của đảng Cộng hòa Pháp.

 Trong khi đó, ông Darmanin kiên trì cho rằng họ quan hệ tình dục một cách đồng thuận, và vụ án đã vài lần bị bác, cho đến khi các thẩm phán Paris vào tháng 6 ra lệnh mở cuộc điều tra mới sau khi người phụ nữ đâm đơn kiện lên Tòa Tối cao của Pháp.

Hiện bộ trưởng được yêu cầu trả lời các câu hỏi trên vai trò nhân chứng thay vì nghi phạm, nhưng ông có thể đối mặt với các cáo buộc hình sự nếu các thẩm phán tìm thấy “chứng cứ nghiêm trọng hoặc nhất quán”. (Thanhnien.vn 15/12, Thụy Miên) Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More