Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 06-10-2020

Post date: 06/10/2020

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.                Khai mạc Hội nghị Trung ương 13 (khóa XII) 1

2.                Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Không vì cơ cấu, số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn. 3

3.                Bộ Chính trị đã phê duyệt 227 nhân sự quy hoạch Ban chấp hành Trung ương khoá XIII 4

4.                5 Bí thư Tỉnh uỷ từ 45-50 tuổi, 8 Bí thư không phải người địa phương. 5

CHÍNH SÁCH MỚI 7

5.                Sẽ được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với lao động cao tuổi 7

6.                Từ 15.10, phạt đến 200 triệu đồng với kinh doanh đa cấp bất chính. 7

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 8

7.                Khó xác định và đo lường hành vi xúi giục uống bia rượu. 8

8.                Cổng chào ai?. 9

QUẢN LÝ.. 10

9.                Xoá sổ phương thức đầu tư đổi đất lấy hạ tầng. 10

10.             Cấm công chứng mua bán nhà ở xã hội khi chưa đủ 5 năm.. 11

11.             Quảng Trị dừng mua “bình hút tài lộc” làm quà tặng đại hội Đảng. 11

12.             Sẽ “tước quyền” tham gia giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp ở trung ương của Bộ Tài chính?. 12

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 13

13.             Công bố “Hệ thống hỗ trợ thủ tục thuế điện tử”. 13

14.             Bộ GD&ĐT sắp công bố các TTHC ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử. 14

15.             Hà Nội: Cải thiện để tăng 10-15 bậc chỉ số ''Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự'' 14

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 15

16.             Kiến nghị cắt giảm vốn của các đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 60%.. 15

17.             Giải ngân vốn đầu tư công ở Bắc Ninh: Tồn dư tiền tạm ứng lên tới hàng nghìn tỷ. 16

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 17

18.             Tuyên Quang: Bắt quả tang cán bộ địa chính nhận hối lộ 20 triệu đồng. 17

THẾ GIỚI 17

19.             Nơi nào có mức lương tối thiểu cao nhất thế giới?. 17

 TIÊU ĐIỂM

Khai mạc Hội nghị Trung ương 13 (khóa XII)

Sáng 5/10, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.

 Theo Chương trình, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII sẽ bàn về: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tiếp tục hoàn thiện các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; và một số vấn đề quan trọng khác.

 Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu một số vấn đề cần tập trung thảo luận, xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương lần này.

 Từ sau Hội nghị Trung ương 11 (tháng 10/2019) đến nay, dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã được gửi, lấy ý kiến đóng góp qua đại hội đảng bộ cấp cơ sở; đại hội cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương đúng kế hoạch đề ra; tiếp tục gửi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân vào khoảng giữa tháng 10 này. Sau đó, các Tiểu ban tổng hợp, tiếp thu ý kiến của đại hội đảng bộ các cấp và các tổ chức, cá nhân để hoàn thiện, trình Bộ Chính trị và Trung ương xem xét hoàn chỉnh các văn kiện và hoàn tất việc chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

 Thời gian qua, Bộ Chính trị đã chỉ đạo các Tiểu ban khẩn trương nghiên cứu cập nhật tình hình mới, tiếp thu các ý kiến đóng góp xác đáng, bước đầu thu nhận được từ đại hội đảng bộ cấp cơ sở và trên cơ sở, một số tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, tiếp tục hoàn thiện thêm một bước dự thảo các văn kiện trình Hội nghị Trung ương lần này xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu Trung ương dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, góp ý cụ thể vào các dự thảo mới và Tờ trình, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; chú ý đến những nội dung bổ sung, sửa đổi; bảo đảm sự phù hợp, nhất quán về nội dung, trước hết là những nội dung mới được bổ sung, điều chỉnh lần này giữa các văn kiện theo đúng nguyên tắc: Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm; các báo cáo khác là báo cáo chuyên đề, chuyên sâu, phải đồng bộ, thống nhất.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Trung ương xem xét thông qua nội dung dự thảo Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế - xã hội và Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội XIII của Đảng để gửi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội khoá XIV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân, dự kiến vào trung tuần tháng 10 này.

 Từ cuối tháng 12/2018 đến tháng 9/2020, để chuẩn bị nguồn nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, sau khi Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến, trên cơ sở đề xuất của Tiểu ban Nhân sự, Bộ Chính trị đã 4 lần phê duyệt nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII với tổng số 227 đồng chí. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo mở 5 lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho các đồng chí được quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Tháng 7/2020, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã gửi thư đến các đồng chí Ủy viên Trung ương khoá XII, đề nghị từng đồng chí đề xuất ý kiến về cá nhân mình và giới thiệu nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện để thay thế mình.

 Trên cơ sở đề xuất của Tiểu ban Nhân sự, Bộ Chính trị đã họp thông qua cơ cấu và nguồn nhân sự để giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Căn cứ quyết định của Bộ Chính trị, Tiểu ban Nhân sự đã thông báo cho các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức việc giới thiệu nhân sự. Tính đến ngày 20/8/2020, đã có 116/116 địa phương, cơ quan, đơn vị giới thiệu 119 đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XII (cả chính thức và dự khuyết) tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; 107 đồng chí lần đầu tham gia Ủy viên chính thức và 44 đồng chí tham gia Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII. (VTV.vn 05/10, Quỳnh Ngân)Về đầu trang

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Không vì cơ cấu, số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn

Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu một số vấn đề cần tập trung thảo luận, xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương lần này, trong đó có việc xem xét công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

 Từ cuối tháng 12/2018 đến tháng 9/2020, để chuẩn bị nguồn nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, sau khi Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến, trên cơ sở đề xuất của Tiểu ban Nhân sự, Bộ Chính trị đã 4 lần phê duyệt nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII với tổng số 227 đồng chí. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo mở 5 lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho các đồng chí được quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Tháng 7/2020, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã gửi thư đến các đồng chí Ủy viên Trung ương khoá XII, đề nghị từng đồng chí đề xuất ý kiến về cá nhân mình và giới thiệu nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện để thay thế mình.

 Trên cơ sở đề xuất của Tiểu ban Nhân sự, Bộ Chính trị đã họp thông qua cơ cấu và nguồn nhân sự để giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Căn cứ quyết định của Bộ Chính trị, Tiểu ban Nhân sự đã thông báo cho các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức việc giới thiệu nhân sự. Tính đến ngày 20/8/2020, đã có 116/116 địa phương, cơ quan, đơn vị giới thiệu 119 đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XII (cả chính thức và dự khuyết) tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; 107 đồng chí lần đầu tham gia Ủy viên chính thức và 44 đồng chí tham gia Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII.

 Việc tổ chức lấy phiếu giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương đã được các cấp uỷ, tổ chức đảng thực hiện nghiêm túc, cơ bản bảo đảm tiến độ, đúng quy trình, hướng dẫn của Tiểu ban Nhân sự. Tiểu ban Nhân sự đã chỉ đạo 10 cơ quan chức năng và địa phương liên quan (Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội và Ban Thường vụ Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh) tiến hành thẩm định, kiểm tra, rà soát tiêu chuẩn, điều kiện đối với các nhân sự đã được giới thiệu (bao gồm nhân sự tái cử và nhân sự tham gia lần đầu).

 Trên cơ sở Phương hướng và Quy trình công tác nhân sự đã được Trung ương thông qua, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã họp nhiều lần, xem xét một cách khách quan, công tâm, toàn diện, thảo luận kỹ lưỡng dự kiến danh sách giới thiệu ứng cử Uỷ viên Trung ương Đảng khóa XIII. Bộ Chính trị trình Trung ương kết quả giới thiệu nhân sự của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương và ý kiến của Bộ Chính trị về các nhân sự được giới thiệu. Đồng thời, tại Hội nghị này, Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương về nhân sự tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII (bao gồm danh sách tái cử và danh sách tham gia lần đầu).

 Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII phải bám sát phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIII, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Ban Chấp hành Trung ương trên các địa bàn, lĩnh vực công tác; đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa phương, nhất là ở những lĩnh vực trọng yếu, địa bàn phức tạp, trọng điểm; đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng trước mắt cũng như lâu dài.

 Khi xem xét, lựa chọn, giới thiệu nhân sự phải căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng; phẩm chất, năng lực, uy tín của cán bộ là chính nhưng cũng cần quan tâm, chú ý đến cơ cấu hợp lý, cân đối giữa các địa bàn, lĩnh vực công tác và các khối; giữa Trung ương và địa phương; cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số và yếu tố vùng miền hợp lý...

 Tuy nhiên, không vì cơ cấu, số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn; bảo đảm dân chủ, công bằng, công tâm, khách quan, minh bạch; kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện công tác nhân sự, gây dư luận không tốt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: Công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương là công việc vô cùng hệ trọng. Ban Chấp hành Trung ương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát phương hướng và Quy trình công tác nhân sự, nghiên cứu kỹ danh sách giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII để thảo luận, cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng.

 Căn cứ vào kết quả Hội nghị Trung ương lần này cũng như ý kiến góp ý của Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo việc tiếp tục chuẩn bị, xem xét, bổ sung hoàn thiện các phương án về nhân sự, bảo đảm đủ về số lượng, đúng về tiêu chuẩn, chất lượng và hoàn chỉnh các hồ sơ để báo cáo Trung ương xem xét, quyết định thông qua trước khi trình Đại hội XIII của Đảng. (VTV.vn 05/10, Tạ Hiển)Về đầu trang

Bộ Chính trị đã phê duyệt 227 nhân sự quy hoạch Ban chấp hành Trung ương khoá XIII

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết điều này khi phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII khai mạc sáng nay 5/10 tại Hà Nội.

 Một nội dung được đặc biệt quan tâm tại Hội nghị lần này là công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, từ cuối tháng 12/2018 đến tháng 9/2020, để chuẩn bị nguồn nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, sau khi Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến, trên cơ sở đề xuất của Tiểu ban Nhân sự, Bộ Chính trị đã 4 lần phê duyệt nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII với tổng số 227 đồng chí.

 Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo mở 5 lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho những người được quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII.

 Tháng 7/2020, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã gửi thư đến các Uỷ viên Trung ương khoá XII, đề nghị từng đồng chí đề xuất ý kiến về cá nhân mình và giới thiệu nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện để thay thế mình.

 Trên cơ sở đề xuất của Tiểu ban Nhân sự, Bộ Chính trị đã họp thông qua cơ cấu và nguồn nhân sự để giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII. Căn cứ quyết định của Bộ Chính trị, Tiểu ban Nhân sự đã thông báo cho các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức việc giới thiệu nhân sự.

 Và tính đến ngày 20/8/2020, đã có 116/116 địa phương, cơ quan, đơn vị giới thiệu 119 Uỷ viên Trung ương khoá XII (cả chính thức và dự khuyết) tái cử Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII; 107 người lần đầu tham gia Uỷ viên chính thức và 44 người tham gia Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII.

 Nhìn chung, việc tổ chức lấy phiếu giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương đã được các cấp uỷ, tổ chức đảng thực hiện nghiêm túc, cơ bản bảo đảm tiến độ, đúng quy trình, hướng dẫn của Tiểu ban Nhân sự.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ đạo việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII phải bám sát Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIII, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Ban Chấp hành Trung ương trên các địa bàn, lĩnh vực công tác có cơ cấu Uỷ viên Trung ương khoá XIII; đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa phương, nhất là ở những lĩnh vực trọng yếu, địa bàn phức tạp, trọng điểm; đồng thời, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng trước mắt cũng như lâu dài.

 "Khi xem xét, lựa chọn, giới thiệu nhân sự phải căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng; phẩm chất, năng lực, uy tín của cán bộ là chính nhưng cũng cần quan tâm, chú ý đến cơ cấu hợp lý, cân đối giữa các địa bàn, lĩnh vực công tác và các khối; giữa Trung ương và địa phương; cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số và yếu tố vùng miền hợp lý... Tuy nhiên, không vì cơ cấu, số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn. Bảo đảm dân chủ, công bằng, công tâm, khách quan, minh bạch; kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện công tác nhân sự, gây dư luận không tốt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân" - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói.

 Nhấn mạnh, công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương là công việc vô cùng hệ trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát Phương hướng và Quy trình công tác nhân sự, nghiên cứu kỹ danh sách giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII để thảo luận, cân nhắc, lựa chọn kỹ trước khi ghi phiếu biểu quyết.

 Căn cứ vào kết quả Hội nghị Trung ương lần này cũng như ý kiến góp ý của Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo việc tiếp tục chuẩn bị, xem xét, bổ sung hoàn thiện các phương án về nhân sự, bảo đảm đủ về số lượng, đúng về tiêu chuẩn, chất lượng và hoàn chỉnh các hồ sơ để báo cáo Trung ương xem xét, quyết định thông qua trước khi trình Đại hội XIII của Đảng. (Baochinhphu.vn 05/10, Hoàng Dũng)Về đầu trang

5 Bí thư Tỉnh uỷ từ 45-50 tuổi, 8 Bí thư không phải người địa phương

Ban Tổ chức Trung ương vừa có báo cáo kết quả bước đầu đại hội đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025. Theo đó, 14/67 đảng bộ trực thuộc Trung ương đã hoàn thành đại hội là các đảng bộ, gồm: Hà Nam, Kon Tum, Sơn La, Yên Bái, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Nam Định, Vĩnh Long, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Gia Lai và Đảng bộ Quân đội.

 Theo Ban Tổ chức Trung ương, công tác chỉ đạo, điều hành đại hội nghiêm túc, trang trọng, đúng quy định và bảo đảm các nguyên tắc, yêu cầu đề ra, những vấn đề phát sinh được xử lý kịp thời, bảo đảm quy định.

 Việc thảo luận báo cáo chính trị và báo cáo kiểm điểm của cấp uỷ được thực hiện nghiêm túc, chất lượng; trung bình mỗi đại hội có 15-20 ý kiến; một số đại hội có số lượng tham luận tăng cao so với các nhiệm kỳ trước, gồm cả ý kiến thảo luận tổ (Yên Bái 61 ý kiến; Kon Tum 91 ý kiến; Đảng bộ Quân đội 130 chủ đề tham luận đăng ký phát biểu, 22 ý kiến phát biểu tại Đại hội…).

 Không khí thảo luận ở nhiều đại hội sôi nổi, thẳng thắn, tập hợp được trí tuệ, phát huy dân chủ, đoàn kết; tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng. Nhiều cấp ủy làm tốt công tác hướng dẫn thảo luận, tổng hợp ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

 Về kết quả bầu cử, có tổng số cấp uỷ viên khoá mới được bầu là 654 người. Cụ thể, có 437 trường hợp tái cử (67,5%); có 213 trường hợp tham gia lần đầu (đạt 32,5%); có 93 trường hợp thuộc 7 đảng bộ (Sơn La, Yên Bái, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Long, Kon Tum, Gia Lai) là người dân tộc thiểu số, chiếm tỉ lệ 14,2 %.

 Có 101 cấp ủy viên là nữ (15,4%), trong đó, có 8 đảng bộ (Sơn La, Yên Bái, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang) đạt tỉ lệ trên 15%, riêng Sơn La đạt trên 20%.

 Có 46 trường hợp cấp ủy viên dưới 40 tuổi (7,03%), trong đó, Yên Bái, Bắc Ninh, Sơn La, Kon Tum đạt trên 10%. Trình độ của cấp ủy viên đều từ đại học trở lên, trong đó, 386 thạc sĩ (59,02%), 53 tiến sĩ (8,1%). Độ tuổi bình quân của cấp ủy là 48,57.

 Tổng số ủy viên Ban Thường vụ bầu được là 192 người. Trong đó, số tái cử 132 (68,8%); tham gia lần đầu 60 (31,2 %); cán bộ nữ 27 (14,06%); cán bộ dưới 40 tuổi 3 (1,56%); cán bộ người dân tộc thiểu số 28 (14,58%).

 Theo Ban Tổ chức Trung ương, tổng số Bí thư cấp ủy bầu được là 13; trong đó, số tái cử 10 (chiếm 73%); tham gia lần đầu 3 (23%); cán bộ nữ 4 (30,76%); cán bộ người dân tộc thiểu số 1 (Gia Lai) (7,69%).

 Có 5 Bí thư Tỉnh uỷ (Quảng Ninh, Sơn La, Yên Bái, Cần Thơ, Gia Lai) trong độ tuổi 45 - 50 tuổi. Có 8 Bí thư Tỉnh uỷ không phải người địa phương (61,53%).

 "Việc bầu cử đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng được thực hiện đúng quy chế, đúng số lượng, bảo đảm chất lượng; cơ cấu ngành, lĩnh vực, độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo; thực sự là những người tiêu biểu đại diện cho trí tuệ của đảng bộ. 14 đại hội đã bầu ra 282 đại biểu chính thức và 23 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội XIII của Đảng"- Ban Tổ chức Trung ương đánh giá. (Nld.com.vn 05/10, Minh Chiến)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Sẽ được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với lao động cao tuổi

Từ năm 2021, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần.

 Bộ Luật Lao động (BLLĐ) 2019 có hiệu lực từ ngày 1-1-2021, trong đó Điều 149 Bộ luật này có quy định: Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. 

Như vậy, từ 1-1-2021, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn nhiều lần thay vì khi có nhu cầu, người sử dụng lao động chỉ có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ mới như hiện nay tại Điều 167 BLLĐ 2012 .

 Đồng thời, cũng theo BLLĐ 2019, người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

 Trong khi hiện nay, Điều 166 BLLĐ 2012 quy định, người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

 Không chỉ vậy, BLLĐ 2019 cũng đã bỏ quy định "năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian" hiện nay đang được nêu tại khoản 3, Điều 166 BLLĐ 2012.

 Bộ luật này được Quốc hội thông qua ngày 20-11-2019. (Nld.com.vn 05/10)Về đầu trang

Từ 15.10, phạt đến 200 triệu đồng với kinh doanh đa cấp bất chính

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 15.10.2020.

 Nghị định quy định cụ thể mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

 Cụ thể, mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

 Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; 

Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;

 Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng; Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp…

 Nghị định cũng quy định mức phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định trên trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. (Laodong.vn 05/10, Ái Vân)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Khó xác định và đo lường hành vi xúi giục uống bia rượu

Từ ngày 15.11 tới, nếu có hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng. Đây là một trong những quy định tại Nghị định 117 nhằm hạn chế tệ nạn bia rượu, một quy định rất văn minh.

 Trên thực tế, người Việt Nam uống rượu bia thuộc loại "kinh hoàng", gần 4,7 tỉ lít bia, 350 triệu lít rượu trong năm 2018. Tính bình quân giá mỗi lít bia/rượu là 1 USD, thì chi phí cho bia rượu đã vượt 5 tỉ USD.

 Cùng với mấy tỉ lít bia là nhiều mạng người bị cướp đi và thương tật do tai nạn giao thông, nhiều vụ ẩu đả có vụ dẫn đến chết người. Chưa kể, không ít người mang trong mình bệnh tật có nguyên nhân từ uống nhiều bia rượu.

 Đưa ra các quy định mang tính pháp lý để điều chỉnh hành vi của công dân, nâng cao ý thức và nếp sống văn minh cho cộng đồng là rất cần thiết, nhưng luật đã ban hành thì phải áp dụng vào cuộc sống, nếu không thì người dân sẽ coi thường pháp luật.

 Ví dụ, Điều 32 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, việc xử phạt các hành vi hút thuốc lá tại nơi công cộng, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhưng cho đến nay, chưa có mấy ai bị xử phạt vì hành vi này.

 Hoặc, pháp luật về bảo vệ môi trường quy định xử phạt hành vi xả rác, nhưng trên thực tế, người dân xả rác rất bừa bãi. Nếu như các cơ quan chức năng làm nghiêm việc xử phạt, thì sẽ không ai dám xả rác, dân nước nào cũng vậy thôi, chỉ có pháp luật mới trị được thói xấu.

 Trở lại với hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia, có thể thấy rằng, rất khó xác định để xử phạt.

 Thế nào là xúi giục, mời uống chén rượu hay cốc bia là một hành vi, nhưng thế nào là mời, thế nào là xúi giục lại rất cảm tính. Tương tự, rất khó xác định thế nào là lôi kéo người khác uống rượu bia.

 Muốn xử phạt người xúi giục thì phải tố cáo. Thông thường những người đã ngồi chung bàn rượu với nhau là bạn bè, người quen biết, cho dù có bị ép đôi ba ly rượu, thì cũng không ai đi tố cáo nhau. Như vậy, cơ quan chức năng không thể biết để xử phạt. Hoặc ngay cả khi có người tố cáo người khác ép buộc mình uống bia rượu, thì việc đưa ra chứng cứ để xác định hành vi vi phạm cũng không đơn giản.

 Quy định sát với thực tế thì phát huy hiệu quả ngay, điển hình như uống rượu bia thì không lái xe. Cái máy đo nồng độ không cảm tính nên không ai có thể chối cãi. Hãy đưa ra những quy định có thể đo lường được hành vi và mức độ vi phạm thì luật mới đi vào cuộc sống. (Laodong.vn 05/10, Lê Thanh Phong)Về đầu trang

Cổng chào ai?

Một sự việc, hiện tượng hay một nhân vật, phát ngôn… chúng ta gặp trong đời, trong văn chương nghệ thuật, thậm chí trong một công trình khoa học đều có khả năng khiến chúng ta ngẫm ngợi mãi không thôi. Vì chúng chính là những lăng kính giúp ta tái khám phá hiện thực từ một góc nhìn mới lạ. Tiền phong mở "Ngẫm+" không ngoài mong muốn chuyên mục là nơi cô đọng những chiêm nghiệm đó của quý bạn đọc.

 Cuối tháng 9, một vị giáo sư đặt vấn đề tại một hội thảo ở Hà Nội: Vì sao Thủ đô vẫn chưa có Khải hoàn môn. Tôi bèn nhớ lại xem gần đây Hà Nội có chiến thắng gì không, chứ chẳng lẽ lại ăn theo lịch sử, hay ăn theo nước khác? Chiến thắng nghèo đói thì bình thường quá. Chiến thắng đại dịch thì cũng chưa biết bao giờ mới cầm chắc... Mà sao cứ phải chiến (rồi) thắng một cái gì đó nhỉ. Nó có thể hiện tinh thần “vì hòa bình”, “phi chiến địa” của Hà Nội không? Và quy hoạch của Hà Nội có dành đất cho một công trình hoành tráng muôn đời kiểu như thế? Chứ còn những câu hỏi vì sao vốn rất nhiều. Như sao nước sông Tô không đục tựa sông Seine, hay bụi Paris chẳng mịn như Hà Nội…

 1. Ninh Bình, vùng đất nhiều cảnh quan, giàu truyền thống văn hóa và cũng thừa cả đá núi để tha hồ xây vô số cổng chào hoành tráng. Trong số những cổng xây mới có thể kể đến cổng vào khu di sản Tràng An, cổng vào khu di tích cố đô Hoa Lư, cổng chào huyện Hoa Lư, cổng làng đá mỹ nghệ Ninh Vân vẫn ở Hoa Lư… Tất cả đều ở dạng tam quan với nhiều nét kiến trúc cổ.

 Có lẽ vì thế mà huyện Kim Sơn cũng thấy cần phải phát huy truyền thống địa phương bằng cách xây một chiếc cổng chào hoành tráng ngay trên… quốc lộ 10. Tháng 9/2019, huyện khởi công xây cổng chi phí 6 tỷ từ nguồn xã hội hóa, nhưng mãi tới tháng 1/2020, công trình mới được cấp phép sau khi bị xử phạt vì vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Và nó có thể bị phá bất cứ lúc nào khi quốc lộ cần mở rộng. Nhưng đương nhiên điều đó không hề khiến huyện nản chí.

 Nhân dịp này nhiều người đưa ảnh những biển báo đơn sơ của các địa danh nổi tiếng giàu có, văn minh nước ngoài để so sánh. Nhưng nào ích gì, truyền thống mỗi nơi mỗi khác. Khi người ta chưa có được một nội dung hay ho, chả lẽ cấm người ta chăm lo cho một hình thức bắt mắt?! Nhìn rộng ra ngay nhà riêng xứ người cũng ít ngăn cách bằng tường bằng cổng như ở ta…

 Chiếc cổng chơ vơ kia chẳng biết có níu được chân du khách, đối tác?! Chơ vơ không phải vì không kèm theo tường bao hay cờ quạt, lính canh; mà là nó không liên quan nhiều tới đời sống hiện tại và cả tương lai. Vì rõ ràng nó là không khác là bao những cổng thành từ thời phong kiến với phần tường (bọc) đá dày hàng mét và một vài mái ngói cong cũng nặng nề không kém úp chụp lên trên. Nó thể hiện một tinh thần nệ cổ và thủ thế như kiểu đe dọa hoặc sẵn sàng nghênh đón… quân giặc tấn công. Mà xin thưa nếu là giặc thời nay thì cổng, tường có bề thế nữa cũng không còn là một chướng ngại đáng kể nữa.

 2. Bức ảnh đăng báo đã được làm mờ vẫn đủ để thấy ba thân hình bé nhỏ bị đè dí dưới cánh cổng sắt. Cột cổng bật gốc (mà người ta bảo tại mấy ngày mưa đất mềm đi?!) đã cướp đi tính mạng của 3 em nhỏ. Sự việc xảy ra tại trường mầm non Bản Phung, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, Lào Cai đầu tháng 9 vừa qua làm tôi nhớ đến một tai nạn của gia đình.

 Hồi 5 tuổi, em gái tôi cũng bị một cánh cổng sắt còn to hơn đè lên, chân gẫy làm 3 đoạn. Nó là loại cổng chạy trên ray, cũng cũ rồi, nên chỉ cần bánh xe chệch khỏi ray cái là đổ. Nhưng cũng còn may đó chính là cổng bệnh viện nơi mẹ tôi làm việc, em tôi được cấp cứu ngay nên hầu như không để lại di chứng gì. Mọi người vẫn nhắc khi được đưa đi cấp cứu nó hét toáng lên “Đánh chết cái bà X đi”! Bà X tức mẹ tôi, người hay phải mang con theo đến chỗ làm. Trong cơn đau quá sức chịu đựng, đứa trẻ nghĩ ngay đến người mà nó cho là thủ phạm gây ra nỗi đau đó. Tôi tự hỏi những em bé Bản Phung đang chơi đùa bên cánh cổng trường, chúng sẽ nghĩ đến và có kịp nghĩ ra ai là thủ phạm. Điều mà những người lớn đang sống có khi cũng chẳng “nghĩ ra” nổi?!

 Và vụ việc có vẻ như lại dần chìm vào quên lãng, những cánh cổng oan nghiệt lại tiếp tục được dựng lên ở một điểm trường hẻo lánh nào đó ở độ cao ngàn mét so với mặt biển. Nơi mà hẳn ít có đoàn kiểm tra nào léo hánh để giám sát chất lượng.

 Ai từng đến những điểm trường miền núi Tây Bắc sẽ thấy nói chung chúng chẳng có và chẳng cần tường bao. Nên cái cổng tất nhiên chỉ có ý nghĩa hình thức. Người ta hoàn toàn có thể dựng nó bằng gỗ hoặc tốt nhất bằng tre - những nguyên liệu địa phương sẵn có, dễ thay thế và quan trọng là ít có khả năng gây tai nạn. Hoặc chỉ cần một tấm biển ghi tên trường. Vì quan trọng vẫn là trong trường có gì chứ không phải cổng vào, tường bao hoành tráng. 

Các loại cổng hình như vẫn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ người Việt. Làng hay khu phố, thành phố… quy mô, tính chất khác xa nhau nhưng đều cần cổng để định vị, như một loại ranh giới. Đi trong đô thị thỉnh thoảng lại gặp cánh cổng đề “khu phố văn hóa” thể hiện đẳng cấp cho đến khi các cộng đồng “kém văn hóa” dần được xóa sạch. Lúc đó chắc phải nghĩ ra một cánh cổng khác? (Tienphong.vn 04/10, Nguyễn Mạnh Hà)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Xoá sổ phương thức đầu tư đổi đất lấy hạ tầng

Hàng loạt vướng mắc và hệ lụy mà phương thức đầu tư - chuyển giao (BT) gây ra trong thời gian vừa qua có thể giải thích vì sao Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 1.1.2021 tới đây chính thức đưa phương thức này ra khỏi danh mục các loại hợp đồng dự án PPP và dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng BT.

 Một điểm đáng chú ý là Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong đó quy định dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng BT phải đến ngày 1.12021 tới đây mới có hiệu lực, nhưng các quy định chuyển tiếp tại Điều 101 yêu cầu phải dừng thực hiện ngay kể từ ngày 15.8.2020 với các dự án áp dụng loại hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư.

 Lý giải về việc đưa phương thức BT ra khỏi nội dung của Luật PPP, theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Vũ Đại Thắng, việc ra hình thức này để nhà đầu tư tư nhân bỏ tiền ra xây dựng các công trình hạ tầng, sau đó nhà nước trả quỹ đất để họ phát triển nhằm cân bằng hai chi phí. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng, hình thức này không có việc hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong đầu tư nên không thể coi đó là hình thức đầu tư PPP. Do vậy loại hình BT không nằm trong nội dung của Luật PPP.

 Hơn nữa cũng theo ông Vũ Đại Thắng, Việt Nam có nguồn lực đất đai và pháp luật cho phép đấu thầu, đấu giá nên có thể tiến hành đấu giá mặt bằng để lấy kinh phí thực hiện dự án đầu tư theo nhu cầu cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

 Việc tạm dừng thực hiện hợp đồng theo hình thức BT cũng là một trong những điểm để quản lý hiệu quả hơn nữa quỹ đất, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất ngày càng hạn hẹp.

 Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nếu vẫn quy định BT là một dạng dự án PPP sẽ dẫn đến tình trạng nhà đầu tư tự thiết kế, xây dựng và sau đó nhà nước phải mua lại theo giá mà nhà đầu tư đã khai báo. Điều đó dẫn đến tình trạng công trình này có thể giá sẽ đội lên hơn so với giá trị thực. Ngược lại, nhà đầu tư lại được hưởng những ưu đãi của chính sách đối với PPP, ví dụ hưởng giá thấp về đất đai. (Laodong.vn 05/10, Văn Nguyễn)Về đầu trang

Cấm công chứng mua bán nhà ở xã hội khi chưa đủ 5 năm

Các tổ chức hành nghề công chứng ở TPHCM không được công chứng mua bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội (NƠXH) dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm, kể từ lúc trả hết tiền mua, thuê mua NƠXH theo hợp đồng đã ký kết. 

Sở Tư pháp TPHCM vừa có văn bản yêu cầu trưởng các tổ chức hành nghề công chứng quán triệt việc công chứng mua bán, chuyển nhượng NƠXH. Theo Sở Tư pháp TPHCM, Kiểm toán Nhà nước đã có văn bản kiến nghị UBND TPHCM về các hoạt động Chương trình nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2019 tại quận 9, 12 và Bình Tân.

 Trong đó, kiến nghị giao Sở Tư pháp TPHCM thực hiện yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn TPHCM thực hiện nghiêm quy định tại khoản 3 và 4, điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ: “Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua”.

 Sở Tư pháp yêu cầu trưởng các tổ chức hành nghề công chứng quán triện, thực hiện nghiêm nội dung trên. (Tienphong.vn 05/10)Về đầu trang

Quảng Trị dừng mua “bình hút tài lộc” làm quà tặng đại hội Đảng

Ngày 4.10, một lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Trị cho biết sau khi xem xét, tỉnh Quảng Trị đã quyết định không thực hiện mua quà tặng trong gói thầu “Bình hút tài lộc cao cấp và các loại phù hiệu đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17”, dù trước đó Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Trị gửi thông báo mời thầu.

 Cũng theo Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Trị, gói thầu có dự toán 544,6 triệu đồng, mới được đưa lên mạng đấu thầu quốc gia về mua sắm công (Bộ KH-ĐT), chưa đơn vị nào đăng ký, thực hiện. Nguyên nhân việc dừng, hủy gói thầu là xét thấy “không có lợi” cho cái chung, dễ bị hiểu lầm, gây dư luận không hay…

 Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 4.10, ông Hồ Đại Nam, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị, cho biết về bản chất quà tặng trên là bình gốm có hình ảnh quê hương Quảng Trị, với giá thành bình thường, phù hợp để làm quà tặng cho một kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh (ảnh). Theo ông Nam, vấn đề nằm ở chỗ là cái tên gọi; nếu gọi “bình gốm” thì không có vấn đề gì, đằng này lại gọi “bình hút tài lộc”, nghe không hay và dễ… gây hiểu nhầm. “Cái này là sơ suất của anh em Văn phòng Tỉnh ủy”, ông Nam nói.

 Cũng theo ông Nam, sau khi phát thông báo mời thầu chỉ vài tiếng đồng hồ, Văn phòng Tỉnh ủy đã phát hiện sơ suất và báo cáo Thường trực Tỉnh ủy. Cuối cùng gói thầu bị hủy vì Thường trực Tỉnh ủy có ý kiến. Sau khi hủy gói thầu về món quà tặng, Tỉnh ủy Quảng Trị vẫn chưa có phương án thay thế về món quà mới.

 Trong khi đó, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Trị nhìn nhận nội dung thông báo mời thầu ghi “bình hút tài lộc cao cấp” là do sơ suất trong cách gọi tên, thực chất đó là bình gốm thông thường có khắc logo cầu Hiền Lương (Quảng Trị). Trước đó, theo dự kiến, Quảng Trị mua khoảng 500 bình gốm (mỗi bình có giá 500.000 - 600.000 đồng) để tặng cho các đại biểu dự đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 và các đoàn khách đến chúc mừng, đặc biệt là đoàn đến từ các tỉnh Savannakhet và Salavan (Lào). Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ 17 (nhiệm kỳ 2020 - 2025) dự kiến diễn ra trong 3 ngày, từ 14 - 16.10. (Thanhnien.vn 05/10, Nguyễn Phúc)Về đầu trang

Sẽ “tước quyền” tham gia giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp ở trung ương của Bộ Tài chính?

Đây là một trong những kiến nghị được đưa ra trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước.

 Theo báo cáo, tổng số văn bản đã được rà soát là 8.779 văn bản (bao gồm: 249 bộ luật, luật; 43 nghị quyết của Quốc hội; 44 pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 1.163 nghị định của Chính phủ; 866 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 6.414 văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ). Kết quả rà soát đã chỉ ra hàng loạt quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn cần được sửa chữa, bổ sung, thay thế.

 Đáng chú ý là các quy định về tài chính, thuế, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

 Theo đó, có 1.484 văn bản đã được rà soát (gồm: 404 văn bản về thuế; 49 văn bản về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; 1.031 văn bản về tài chính), kết quả phát hiện một số quy định mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập, không phù hợp thực tiễn.

 Có thể kể đến như Điều 12 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015, quy định Bộ Tài chính kiến nghị xử lý kỷ luật đối với người có trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp trong trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định và không chấp hành các khuyến nghị, chỉ đạo trong báo cáo giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính.

 Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm rà soát, quy định này là không phù hợp với chức năng của Bộ Tài chính cũng như quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 Theo đó, pháp luật về cán bộ, công chức đã quy định cụ thể về hình thức kỷ luật, thẩm quyền xử lý kỷ luật, trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật. Cụ thể, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật; người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật; căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan đại diện chủ sở hữu có thẩm quyền kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với các cá nhân, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ cơ quan đại diện chủ sở hữu.

 Vì vậy, nhóm rà soát đề nghị bãi bỏ quy định về trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc kiến nghị xử lý kỷ luật tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP. Một bất cập khác là quy định về trách nhiệm của Bộ Tài chính trong giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.

 Theo nhóm rà soát, quy đinh này chưa tách bạch rõ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công với phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP lại chưa có quy định cụ thể về trình tự, thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.

 Phương án xử lý được đề xuất là sửa đổi Nghị định số 126/2017/NĐ-CP theo hướng bổ sung quy định cụ thể về trình tự, thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa. (Vietnamfinance.vn 05/10, Lê Nguyễn)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Công bố “Hệ thống hỗ trợ thủ tục thuế điện tử”

Tổng cục Thuế chính thức thành lập và triển khai “Hệ thống hỗ trợ thủ tục thuế điện tử” trên toàn quốc bắt đầu từ ngày 6/10.

 Tổng cục Thuế chính thức thành lập và triển khai “Hệ thống hỗ trợ thủ tục thuế điện tử” trên toàn quốc, gồm 479 trung tâm hỗ trợ thủ tục thuế điện tử và chính thức hoạt động từ ngày 6/10.

 Việc triển khai "Hệ thống hỗ trợ thủ tục thuế điện tử" được đón đợi với kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người nộp thuế, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin quy định về chính sách thuế, về quản lý thuế. Đồng thời, người dân cũng dễ dàng thực hiện thủ tục thuế mọi lúc mọi nơi, giảm bớt chi phí tuân thủ, tạo điều kiện tập trung nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Chuyên trang “Hỗ trợ thủ tục thuế điện tử” sẽ được mở tại cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Chuyên trang sẽ giúp người nộp thuế có thể thực hiện các thủ tục hành chính thuế như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, tra cứu nghĩa vụ thuế, hỏi đáp về thuế tại một cửa điện tử của ngành thuế mà không cần phải thông qua trực tiếp các văn phòng.

 Bên cạnh đó, 479 trung tâm hỗ trợ thủ tục thuế điện tử trên cả nước sẽ phổ biến, hướng dẫn người nộp thuế để thực hiện các thủ tục tại chuyên trang "Hỗ trợ thủ tục thuế điện tử"; tiếp nhận, thực hiện trả lời các câu hỏi của người nộp thuế thuộc địa bàn quản lý qua kênh giao dịch điện tử; vận hành, theo dõi, đánh giá việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế qua chuyên trang "Hỗ trợ thủ tục thuế điện tử".

 Tổng cục Thuế cho biết, Hệ thống hỗ trợ thủ tục thuế điện tử đang được Cục Công nghệ thông tin triển khai, chắc chắn sẽ tiết kiệm ngân sách vì tích hợp một cửa để giải quyết thủ tục hành chính thuế nhanh nhất cho người nộp thuế. (Thoidai.com.vn 05/10)Về đầu trang

Bộ GD&ĐT sắp công bố các TTHC ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử

Trong tháng 10/2020, Bộ GD&ĐT sẽ công bố danh mục thủ tục hành chính (TTHC) ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ, công khai trên website moet.gov.vn.

 Đây là một nội dung trong Kế hoạch thực hiện Nghị định 45/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử tại Bộ GD&ĐT vừa được Bộ này ra quyết định ban hành.

 Theo đó, ngay trong tháng 10 này, các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thành kế hoạch số hóa kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ, cũng như kế hoạch truyền thông việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.

 Cũng trong tháng 10/2020, Văn phòng Bộ GD&ĐT chủ trì thực hiện thống kê, rà soát, đánh giá và lựa chọn các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử đáp ứng tiêu chí tại Điều 21 Nghị định 45/2020 của Chính phủ. 

Trên cơ sở đó, danh mục TTHC ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GD&ĐT sẽ được công bố, công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ này trong tháng 10/2020 và sẽ được duy trì hàng năm. 

Việc chuẩn hóa quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GD&ĐT ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử sẽ được hoàn thành trong quý IV/2020. Đây cũng là thời hạn mà Cục CNTT và Văn phòng Bộ cần xây dựng xong văn bản hướng dẫn cách thức tiếp nhận, xử lý kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GD&ĐT trên môi trường điện tử. (Ictnews.vietnamnet.vn 04/10, M.T)Về đầu trang

Hà Nội: Cải thiện để tăng 10-15 bậc chỉ số ''Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự''

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4799/UBND-NC ngày 2-10-2020 về triển khai các giải pháp cải thiện chỉ số “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự”.

 Qua rà soát chỉ số “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự” năm 2019 của thành phố Hà Nội vẫn còn những chỉ số xếp hạng thấp so với các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Trong đó, chỉ số “Tin tưởng hệ thống pháp luật sẽ bảo đảm quyền tài sản/thực thi hợp đồng của doanh nghiệp” xếp hạng 51/63 tỉnh, thành phố; chỉ số “Tòa án các cấp của tỉnh xét xử các vụ kiện đúng kinh tế, pháp luật” xếp hạng 56/63 tỉnh, thành phố…

 Để cải thiện và nâng bậc xếp hạng chỉ số “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự” năm 2020 với mục tiêu tăng 10-15 bậc so với năm 2019, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tạo môi trường an toàn, lành mạnh để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm mọi phản ánh, khiếu kiện của doanh nghiệp đều được xử lý kịp thời.

 Cùng với đó, các sở, ngành và địa phương đẩy mạnh kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện công khai quy trình giải quyết thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng thực hiện các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng.

 Các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp; tăng cường hơn nữa các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; chủ động kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND thành phố ban hành để tham mưu, sửa đổi, hủy bỏ, thay thế cho phù hợp với tình hình thực tiễn; tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng liên quan đến các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức… (Hanoimoi.com.vn 04/10, Thúy Nga)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Kiến nghị cắt giảm vốn của các đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 60%

Bộ Tài chính đã kiến nghị cắt giảm vốn của các đơn vị có tỷ lệ giải ngân đến 30/9/2020 dưới 60%, để điều chỉnh cho các dự án khẩn cấp.

 Bộ Tài chính vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 8 tháng và ước thực hiện tháng 9 năm 2020.

 Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/8/2020 là 235.292,81 tỷ đồng, đạt 43,93% kế hoạch (535.576,13 tỷ đồng) và đạt 49,95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm (471.032,733 tỷ đồng). Trong đó, vốn trong nước là 222.116,9 tỷ đồng (đạt 46,7% kế hoạch) và vốn nước ngoài là 13.175,91 tỷ đồng (đạt 21,96% kế hoạch). Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/9/2020 là 269.207,94 tỷ đồng, đạt 50,27% kế hoạch (535.576,13 tỷ đồng) và đạt 57,15% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm (471.032,733 tỷ đồng).

 Kết quả này cho thấy tỷ lệ giải ngân 8 tháng và ước 9 tháng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm đã có sự chuyển biến tích cực so với các tháng đầu năm, đặc biệt là khối địa phương.

 Cụ thể, có 08 Bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương ước tỷ lệ giải ngân đến ngày 30/9/2020 đạt trên 60%. Trong đó, 06 Bộ, cơ quan trung ương và 06 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 70% gồm: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (100%), Ngân hàng Chính sách xã hội (95,32%), Hội Nhà văn Việt Nam (93,59%), Bộ Nội Vụ (87,67%), Viện Khoa học xã hội Việt Nam (73,49%), Thông tấn xã Việt Nam (70,06%); Hưng Yên (87,73%), Ninh Bình (82,46%), Thái Bình (79,5%), Hà Nam (71,15%), Tiền Giang (70,96%), Phú Yên (70,85%).

 Theo Bộ Tài chính, trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập 07 đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (kể cả vốn ODA) năm 2020 tại một số bộ, cơ quan, địa phương. Qua công tác kiểm tra, các đoàn công tác đã tổng hợp một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn đầu tư công.

 Về cơ chế chính sách vẫn còn vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, chưa được sự đồng thuận của người dân dẫn đến tình trạng khiếu kiện ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng triển khai dự án; Nghị định 56/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài hiệu lực thi hành từ 25/5/2020 có nhiều quy định thay đổi so với nội dung các Nghị định trước đó (Nghị định 132/2018/NĐ-CP, Nghị định 16/2016/NĐ-CP), đặc biệt là các nội dung liên quan đến quy trình điều chỉnh hiệp định vay. Vì vậy, các Bộ, địa phương, chủ dự án còn lúng túng trong quá trình triển khai dự án.

 Tác động của đại dịch COVID-19 cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2020. Trong đó một số các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài gắn với khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát, thống nhất với nhà tài trợ đối với từng hoạt động và kế hoạch của dự án... bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện, hoạt động giải ngân.

 Ngoài ra, còn có các nguyên nhân chủ quan như: năng lực chuyên môn của một số cán bộ quản lý dự án, tư vấn giám sát…. ở cơ sở (nhất là cấp xã) còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu; chủ đầu tư chậm trễ trong việc trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình, dự án; chậm trễ trong lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng… (Cafef.vn 05/10)Về đầu trang

Giải ngân vốn đầu tư công ở Bắc Ninh: Tồn dư tiền tạm ứng lên tới hàng nghìn tỷ

Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, hàng năm tỉnh còn có một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp, chậm; nhiều dự án được bố trí kế hoạch nhưng trong năm không giải ngân được phải thu hồi, điều chuyển, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của toàn tỉnh.

 Cụ thể, năm 2017, UBND tỉnh đã quyết định điều chuyển vốn đi của 4 dự án với tổng mức vốn là 57,2 tỷ đồng; năm 2018 điều chuyển vốn đi của 28 dự án với tổng mức vốn là 131,4 tỷ đồng; năm 2019 điều chuyển vốn đi của 74 dự án với tổng mức vốn là 388,7 tỷ đồng; 8 tháng đầu năm 2019 đã thực hiện điều chuyển vốn đi của 27 dự án với tổng mức vốn 110 tỷ đồng.

 Mặc dù đã thực hiện việc điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu nhưng tỷ lệ giải ngân hàng năm vẫn không đạt được 100% như mong muốn.

 Cụ thể, năm 2017, vốn đầu tư ngân sách cấp tỉnh giải ngân được 2.259 tỷ đồng/2.765 tỷ đồng, đạt 81,69%, số dư dự toán 505,6 tỷ đồng.

 Năm 2018, vốn đầu tư ngân sách cấp tỉnh giải ngân được 3.877 tỷ đồng/4.169 tỷ đồng, đạt 92,99%, số dư dự toán 292,5 tỷ đồng.

 Năm 2019, vốn đầu tư ngân sách cấp tỉnh giải ngân được 3.842 tỷ đồng/3.976 tỷ đồng, đạt 96,63%, số dư dự toán 133,9 tỷ đồng.

 Năm 2020, tính đến 31/8, số vốn giải ngân thuộc nguồn cân đối ngân sách tỉnh năm 2020 (ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã) là 4.569 tỷ đồng/6.366 tỷ đồng, đạt 71,77% so với dự toán đã phân bổ.

 Trong đó, số vốn giải ngân thuộc ngân sách cấp tỉnh giải ngân được 1.488 tỷ đồng/2.593 tỷ đồng, đạt 57,37% so với dự toán đã phân bổ; đặc biệt các dự án được chi chuyển nguồn đến 31/8/2020 chỉ đạt 86 tỷ đồng/102,8 tỷ đồng, tỷ lệ 83,59%. (Vietnamfinance.vn 03/10, Vĩnh Chi)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Tuyên Quang: Bắt quả tang cán bộ địa chính nhận hối lộ 20 triệu đồng

Nguyễn Chí Công, là cán bộ  địa chính phường Mỹ Lâm đang nhận hối lộ số tiền 20 triệu đồng của ông H.V.M. để làm thủ tục tách thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì bị bắt giữ.

 Theo tin báo của quần chúng, khoảng 10h ngày 4/10/2020, tại tổ 9 phường Mỹ Lâm, TP Tuyên Quang, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang bắt quả tang Nguyễn Chí Công (SN 1984, trú tại tổ 5, phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang), là cán bộ công chức địa chính phường Mỹ Lâm đang có hành vi đòi và nhận hối lộ số tiền 20 triệu đồng của ông H.V.M. để làm thủ tục tách thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của Nguyễn Chí Công và thu giữ nhiều tài liệu liên quan vụ việc. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang tiếp tục xác minh, điều tra mở rộng vụ án.

 Để phục vụ công tác điều tra, Công an tỉnh Tuyên Quang đề nghị những ai là nạn nhân của đối tượng Nguyễn Chí Công đến phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an tỉnh Tuyên Quang, điện thoại liên hệ: 069.2529.163 hoặc gặp điều tra viên Nguyễn Trọng Chiến, điện thoại: 0915.656.895 để phối hợp tố giác, xử lý tội phạm. (Cand.com.vn 05/10, Lý Lan - Quang Vĩnh)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Nơi nào có mức lương tối thiểu cao nhất thế giới?

Người dân bang Geneva của Thụy Sĩ đã bỏ phiếu đồng ý thông qua mức lương tối thiểu tương đương 580.000 đồng/giờ, được xem là mức cao nhất trên thế giới hiện nay.

 Đài CNN hôm 4.10 dẫn dữ liệu của chính phủ Thụy Sĩ cho biết 58% số cử tri ở Geneva đã bỏ phiếu nhất trí với sáng kiến nâng lương tối thiểu lên 23 Franc Thụy Sĩ, trong nỗ lực “chống đói nghèo, ủng hộ hòa nhập xã hội và góp phần làm nâng cao phẩm giá con người”.

 Trong khi Thụy Sĩ không áp dụng luật về lương tối thiểu trên toàn quốc, Geneva là bang thứ tư trong số 26 bang của nước này tiến hành bỏ phiếu quy định về mức lương, theo sau Neuchâtel, Jura và Ticino.

 “Mức lương tối thiểu mới sẽ được áp dụng cho khoảng 6% số lao động ở bang Geneva kể từ ngày 1.11”, theo thông báo từ chính quyền bang.

 CGAS, liên đoàn các tổ chức lao động của Geneva, gọi kết quả là “là chiến thắng lịch sử, mang đến lợi ích trực tiếp cho khoảng 30.000 lao động, 2/3 trong số này là phụ nữ”.

 Ông Michel Charrat, chủ tịch hiệp hội những người lao động phải di chuyển từ Geneva đến Pháp làm việc (Groupement transfrontalier européen), nhận định rằng dịch Covid-19 “cho thấy một phần dân số Thụy Sĩ không thể sống ở Geneva”.

 Hệ thống dân chủ trực tiếp của Thụy Sĩ kêu gọi cử tri hãy sử dụng quyền của họ 4 lần/năm, và cho phép công dân thu thập chữ ký để giới thiệu và thi hành “những sáng kiến được nhiều người ủng hộ”. Và kết quả trên cho thấy một lần nữa quyền của người dân được tôn trọng và thực thi. (Thanhnien.vn 05/10, Phi Yến)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More