Bản tin ngày 29-12-2021

Post date: 30/12/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

tt

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

 
 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

 

Quảng Bình ghi nhận thêm 14 F0 cộng đồng. 4

Baoquangbinh.vn 29/12

 

Triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại năm 2022. 5

Baoquangbinh.vn 28/12

 

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

 

Quảng Bình giữ vững thành tích 12 năm liên tục giảm tai nạn giao thông. 5

Baoquangbinh.vn 29/12, Ngọc Mai

 

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Giám sát công tác quy hoạch và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. Đồng Hới 8

Baoquangbinh.vn 29/12, Hiền Chi

 

KINH TẾ

 

Dự án Khu nhà ở thương mại tại Quảng Bình: Trầy trật tiến độ, chủ dự án biệt tăm.. 9

Baodautu.vn 29/12, Ngọc Tân

 

Giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương. 12

Baoquangbinh.vn 29/12, H.L

 

Kỳ vọng logistics ở Bắc Trung Bộ. 12

Bienphong.com.vn 29/12, Lê Văn Chương

 

Chuyển biến tích cực trong công tác phát triển nhà ở. 13

Baoquangbinh.vn 29/12, Xuân Vương

 

Những người lính miền cát trắng trên mặt trận kinh tế. 30

Giaoducthoidai.vn 29/12, Tiến Việt

 

XÃ HỘI

 

Quảng Ninh: Chấn chỉnh yếu kém trong quản lý đất đai tại xã Gia Ninh. 15

Baoquangbinh.vn 29/12

 

Xúc động chương trình nghệ thuật thực cảnh “Thông điệp thời gian”. 17

Nhandan.vn 29/12, Hương Giang; Toquoc.vn 29/12; Baovanhoa.vn 29/12

 

Xử lý ngập lụt cho 2 huyện ở Quảng Bình. 18

Nld.com.vn 29/12, Hoàng Phúc; Người lao động 29/12, tr15

 

Thắp sáng bản làng biên giới Quảng Bình. 19

Vov.vn 29/12, Thanh Hiếu

 

Quảng Bình bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. 20

Baodansinh.vn 28/12, Nguyễn Ngọc Vượng

 

Tặng quà cho phụ nữ nghèo bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. 21

Baoquangbinh.vn 29/12, Phạm Hà

 

Quảng Bình - điểm đến an toàn: Hướng đến năm mới mưa thuận gió hòa. 22

Thanhnien.vn 29/12, Quang Nam - Tường Duy

 

Chàng trai Quảng Bình và hành trình đạt Thủ khoa Trường Sĩ quan Phòng hóa. 23

Giaoduc.net.vn 29/12, Mạnh Đoàn

 

Tiếp nhận động vật hoang dã để chăm sóc, cứu hộ. 25

Baoquangbinh.vn 29/12, Ngọc Hải

 

AN NINH – QUỐC PHÒNG

 

Tự ý chặt phá cây trồng khi chủ nhà đi vắng?. 26

Baoquangbinh.vn 29/12

 

Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ. 27

Thanh niên 29/12, Trương Quang Nam

 

Lái xe để bốc hàng quá tải, DN ở Quảng Bình bị phạt 30 triệu đồng. 28

Atgt.vn 28/12, Nguyễn Đức; Thuonghieucongluan.com.vn 28/12; Truyền hình An ninh – Bản tin 6h 29/12

 

I. Thông tin liên quan đến dịch COVID-19

1. Quảng Bình ghi nhận thêm 14 F0 cộng đồng

(Baoquangbinh.vn 29/12)

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 28-12 đến 6 giờ ngày 29-12), Quảng Bình tổ chức xét nghiệm 5.364 người, ghi nhận thêm 14 ca nhiễm Covid-19 tại cộng đồng; trong ngày có 23 ca xuất viện. Hiện có 136 bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà.

Mời xem nội dung chi tiết trong đường link dưới đây:

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/quang-binh-ghi-nhan-them-14-f0-cong-dong-2196714/

Về đầu trang

2. Triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại năm 2022

(Baoquangbinh.vn 28/12)

Nhằm thực hiện tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 nhắc lại để tăng cường miễn dịch, UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Kế hoạch số 2828/KH-UBND về việc triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại năm 2022.

 

Kế hoạch hướng đến mục tiêu cụ thể là đạt tiến độ tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 nhắc lại nhanh nhất cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên cho người bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế khi nhận đủ vắc-xin; đạt tỷ lệ trên 95% đối tượng được tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế; đảm bảo sử dụng hiệu quả vắc-xin và an toàn tiêm chủng; đúng đối tượng tham gia tiêm chủng, điều kiện về phòng, chống dịch COVID-19 trong quá trình triển khai.

 

Theo đó, đối tượng thực hiện tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 nhắc lại là những người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung; tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 03 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản; đối với những người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục, hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định. Thời gian tiêm vắc-xin dự kiến từ quý I/2022 và tùy theo tiến độ phân bổ vắc-xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế được triển khai đồng thời cả 8/8 huyện, thị xã, thành phố.

 

Kế hoạch nêu rõ nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc-xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA; nếu trước đó đã tiêm các loại vắc-xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc-xin mRNA. Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc-xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA hoặc vắc-xin véc tơ vi rút (vắc-xin AstraZeneca).

 

Vắc-xin sử dụng để tiêm nhắc lại phải là vắc-xin đã được Bộ Y tế phê duyệt. Khoảng cách tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 03 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản. Liều lượng vắc xin sử dụng để tiêm nhắc lại theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép... Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/suc-khoe/202112/trien-khai-chien-dich-tiem-chung-vac-xin-phong-covid-19-mui-nhac-lai-nam-2022-2196699/

II. Thời sự - Chính trị

1. Quảng Bình giữ vững thành tích 12 năm liên tục giảm tai nạn giao thông

(Baoquangbinh.vn 29/12, Ngọc Mai)

Sáng 29-12, đồng chí Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh chủ trì hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự ATGT năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo và thành viên Ban ATGT tỉnh, Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố.

Năm 2021, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, tình hình trật tự ATGT diễn biến phức tạp nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, vai trò chủ động, linh hoạt của Ban ATGT tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương, kết thúc năm 2021, tình hình trật tự ATGT của tỉnh đã có nhiều chuyển biến rất tích cực.

Trong năm, toàn tỉnh xảy ra 131 vụ TNGT, làm chết 78 người, bị thương 106 người. So với cùng kỳ năm 2020, giảm 13 vụ (giảm 9%); giảm 4 người chết (giảm 5%) và 18 người bị thương (giảm 15%).

Lực lượng chức năng tổ chức 22.217 ca TTKS, với 68.854 lượt cán bộ chiến sỹ tham gia; ra quyết định xử phạt 13.519 trường hợp, thu tiền qua Kho bạc Nhà nước hơn 25,3 tỷ đồng; tạm giữ 2.498 phương tiện (350 ô tô, 2.133 mô tô, 15 xe khác); tước giấy phép lái xe có thời hạn 2.410 trường hợp.

Kết quả này đã giúp Quảng Bình tiếp tục giữ vững thành tích là địa phương 12 năm liên tiếp giảm TNGT cả 3 tiêu chí. Năm 2021, trong bối cảnh diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19, Ban ATGT tỉnh đã phối hợp hiệu quả với các sở, ban, ngành chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt đã đồng hành, hỗ trợ, bảo đảm ATGT cho bà con tại các tỉnh, thành phố phía Nam về quê tránh dịch an toàn trong những thời điểm khó khăn. 

Để đạt được những kết quả tích cực nêu trên, Ban ATGT tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức nhân dân bằng nhiều hình thức. Các ngành chức năng đã xây dựng kế hoạch sát với diễn biến tình hình, phối hợp triển khai nhiều đợt cao điểm bảo đảm trật tự ATGT.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích nguyên nhân đạt được, làm rõ những tồn tại, hạn chế. Nhiều ý kiến tập trung vào tình trạng vi phạm của học sinh, tình trạng xe quá khổ, quá tải, công tác tuyên truyền…; đồng thời đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT năm 2022.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban ATGT tỉnh Trần Thắng ghi nhận, biểu dương sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, vai trò trực tiếp của lực lượng chức năng… đã góp phần đạt được những thành tích quan trọng trong năm 2021, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Đồng chí cũng đánh giá cao vai trò tham mưu của các sở, ban, ngành trong công tác bảo đảm trật tự ATGT năm 2021, xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Bên cạnh những ưu điểm, đồng chí thẳng thắn chỉ rõ một số tồn tại hạn chế, như: TNGT giảm chưa bền vững, số người chết vẫn còn nhiều, ý thức của một bộ phận người dân chưa cao…

Về nhiệm vụ năm 2022, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Ngoài những nhiệm vụ đã đề ra trong báo cáo và các ý kiến thảo luận, các sở, ban, ngành, địa phương, đặc biệt là Ban ATGT tỉnh, tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự ATGT, trong đó chú trọng gắn trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ được giao; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để thực hiện tốt nhiệm vụ ATGT năm 2022 với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Ngành GTVT tiếp tục rà soát, kiến nghị xử lý các điểm đen; nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy phép lái xe.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường tuần tra kiểm soát, triển khai tích cực Nghị định 100 của Chính phủ quy định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, các chỉ thị của UBND tỉnh về bảo đảm trật tự ATGT.

Trong quá trình thực hiện, cần lựa chọn các nội dung trọng tâm, trọng điểm, sát với tình hình thực tế, bổ sung, hoàn thiện các nhiệm vụ.

Ban ATGT nghiên cứu, xem xét, xác định nguồn lực đầu tư trong lĩnh vực chuyển đổi số để tăng cường hiệu quả kiểm soát bảo đảm trật tự ATGT. Công an tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường thực hiện quyết liệt các giải pháp để bảo đảm ATGT trong các dịp cao điểm; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao văn hóa giao thông, kêu gọi sự chung tay của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Đối với các kiến nghị, đề xuất, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao Ban ATGT tỉnh tổng hợp, xem xét, đề xuất giải quyết theo thẩm quyền.

Dịp này, UBND tỉnh đã trao bằng khen cho 5 tập thể, 4 cá nhân; Ban ATGT tỉnh trao giấy khen cho 5 tập thể, 15 cá nhân vì đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo đảm trật tự ATGT năm 2021. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/quang-binh-giu-vung-thanh-tich-12-nam-lien-tuc-giam-tai-nan-giao-thong-2196720/

2. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Giám sát công tác quy hoạch và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. Đồng Hới

(Baoquangbinh.vn 29/12, Hiền Chi)

Sáng 29-12, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch và các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn TP. Đồng Hới.

 

Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Trần Quang Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh, ĐBQH khóa XV; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQVN tỉnh, các sở, ngành liên quan.

Kể từ khi Luật Quy hoạch được ban hành đến nay, UBND TP. Đồng Hới đã tích cực triển khai việc thực hiện công tác quy hoạch, rà soát điều chỉnh các quy hoạch, triển khai và giám sát các đề án xã hội hóa, công tác cấp phép xây dựng và kiểm tra sau cấp phép.

 

Trên cơ sở định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của TP đến năm 2020 và Quy hoạch chung điều chỉnh xây dựng TP và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã được UBND tỉnh phê duyệt, TP đã tiến hành rà soát, đề nghị phê duyệt điều chỉnh một số đồ án quy hoạch với mục tiêu cụ thể là định hướng phát triển đô thị, bảo vệ môi trường phát triển bền vững và điều kiện sống của người dân đô thị theo định hướng xây dựng một thành phố du lịch phát triển bền vững.

Trong 5 năm qua, UBND TP. Đồng Hới đã lập, thẩm định, phê duyệt 13 đồ án quy hoạch chi tiết với diện tích trên 42ha, đưa diện tích đất quy hoạch chi tiết lên 65,2% so với diện tích đất xây dựng đô thị. Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai luôn được UBND TP. Đồng Hới quan tâm và đạt được một số kết quả nhất định.

 

Trên địa bàn TP. Đồng Hới có 2 ĐVHC cấp xã thuộc diện bắt buộc phải sắp xếp theo quy định của Nghị quyết số 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đó là phường Hải Đình và phường Đồng Mỹ. Sau khi thực hiện sắp xếp, hợp nhất phường Hải Đình và phường Đồng Mỹ, thành lập ĐVHC mới là phường Đồng Hải, số lượng ĐVHC cấp xã trên địa bàn TP đã bảo đảm tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.

 

Thực hiện sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, đến nay, các chức danh cán bộ chủ chốt trên địa bàn TP. Đồng Hới cơ bản hoàn thành. Riêng đối với các chức danh cán bộ, công chức dôi dư sau hợp nhất, UBND TP. Đồng Hới giao Phòng Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tiếp tục rà soát và giải quyết theo lộ trình.

 

Đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã của phường Đồng Hải đã thực hiện bố trí số lượng và chức danh theo đúng quy định.

Tại buổi giám sát, đại diện lãnh đạo TP. Đồng Hới đã nhấn mạnh về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác quy hoạch và sắp xếp các ĐVHC cấp xã trên địa bàn, như: Chất lượng một số đồ án quy hoạch chưa cao, thiếu tầm nhìn dài hạn, không bảo đảm nguồn lực để thực hiện; việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức dôi dư khi vị trí việc làm giảm so với trước.

 

Đại diện lãnh đạo TP. Đồng Hới cũng đã đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn 2 công tác này trong thời gian tới.

 

Kết luận buổi giám sát, đồng chí Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Minh Tâm đã tiếp thu những kiến nghị của TP. Đồng Hới và yêu cầu UBND TP tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung các nội dung trong báo cáo để đoàn giám sát có cơ sở kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

 

Đồng chí cũng lưu ý TP. Đồng Hới trong quá trình lập quy hoạch cần lấy ý kiến phản biện của Ủy ban MTTQVN tỉnh và các tổ chức đoàn thể của tỉnh. UBND TP. Đồng Hới cần tiếp thu, xem xét ý kiến của các thành viên đoàn giám sát để rà soát, xây dựng lộ trình cụ thể nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thành phố. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/doan-dai-bieu-quoc-hoi-tinh-giam-sat-cong-tac-quy-hoach-va-sap-xep-cac-don-vi-hanh-chinh-cap-xa-tren-dia-ban-tp-dong-hoi-2196719/

III. Kinh tế   

1. Dự án Khu nhà ở thương mại tại Quảng Bình: Trầy trật tiến độ, chủ dự án biệt tăm

(Baodautu.vn 29/12, Ngọc Tân)

Dự án Khu nhà ở thương mại tại thị trấn Kiến Giang và xã Liên Thủy (huyện Lệ Thủy) “bất động” khoảng một năm nay

Dự án Khu nhà ở thương mại tại thị trấn Kiến Giang và xã Liên Thủy (huyện Lệ Thủy) “bất động” khoảng một năm nay

Nằm ở vị trí đắc địa, nhưng sau 2 năm được giao mặt bằng, Dự án Khu nhà ở thương mại tại thị trấn Kiến Giang và xã Liên Thủy vẫn ngổn ngang, còn “ông chủ dự án” thì… “tìm chưa thấy”.

Dự án Khu nhà ở thương mại tại thị trấn Kiến Giang và xã Liên Thủy sở hữu vị trí “đắc địa” tại khu vực trung tâm huyện Lệ Thủy. Dự án được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu vào tháng 9/2018 với tổng mức đầu tư 460,6 tỷ đồng, do Công ty TNHH Xây dựng Minh Tiến thực hiện thông qua hình thức liên danh hồ sơ với Công ty cổ phần Đầu tư CIC (có trụ sở tại Hà Nội), thời gian thực hiện trong vòng 42 tháng (dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021), riêng thời gian đầu tư hạ tầng kỹ thuật là 18 tháng.

Theo Quyết định số 2401/QĐ-UBND, ngày 3/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án với tỷ lệ 1/500, Dự án Khu nhà ở thương mại tại thị trấn Kiến Giang và xã Liên Thủy có tổng diện tích 9,9 ha.

Trong đó, diện tích đất ở mới là 52.219 m2 (chiếm 54,51% tổng diện tích), được phân thành 10 khu với các chức năng đất ở phân lô dạng nhà ở liền kề, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ và phân lô dạng nhà ở biệt thự. Diện tích còn lại gồm 37.050 m2 đất giao thông; 1.535 m2 đất xây dựng nhà ở văn hoá, 2.917 m2 đất xây dựng trường mầm non và một số hạng mục khác…

Ông Lê Văn Tân, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng huyện Lệ Thủy cho biết, Dự án được tỉnh giao đất vào cuối năm 2019 và Trung tâm được giao nhiệm vụ phối hợp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho Dự án.

“Hiện trạng đất của Dự án là đất lúa, không có đất ở. Đến nay, Dự án cơ bản đã hoàn thành giải phóng và bàn giao mặt bằng”, ông Tân nói.

Như vậy, có thể thấy, Dự án Khu nhà ở thương mại tại thị trấn Kiến Giang và xã Liên Thủy có những thuận lợi cơ bản khi nhà đầu tư không phải tự thương lượng với người dân để giải phóng mặt bằng như nhiều dự án khác. Đồng thời, mức đền bù giải phóng mặt bằng tại Dự án được áp dụng theo giá đất trồng lúa cũng thấp hơn so với đền bù theo mức giá đất ở.

Nhưng, trái ngược với những thuận lợi cơ bản đó, việc triển khai Dự án lại diễn ra “trầy trật”. Đến nay, sau hơn 3 năm được phê duyệt nhà đầu tư và sau 2 năm được giao đất, nhiều hạng mục công trình tại Dự án vẫn dang dở, bề bộn. Về cơ bản, nhà đầu tư mới chỉ tổ chức thi công xong phần san nền và đúc một số ống cống thoát nước. Các hạng mục quan trọng khác như đường giao thông, công viên, cây xanh… vẫn chưa được triển khai.

Việc Dự án Khu nhà ở thương mại tại thị trấn Kiến Giang và xã Liên Thủy có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng lại sớm rơi vào cảnh đình đốn đang khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về năng lực của chủ đầu tư.

Đáng chú ý là, trong khi Dự án dừng thi công gần một năm nay, thì chủ đầu tư gần như… “mất tích”.

Trao đổi thông tin về dự án này, ông Phạm Quốc Anh, Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình cho biết: “Dự án chậm tiến độ, Sở cũng đã có văn bản đốc thúc, chỉ đạo nhà đầu tư phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhưng “ông chủ dự án” đi đâu vắng, tìm chưa thấy”.

Được biết, trong giai đoạn 2015 - 2019, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có hàng loạt doanh nghiệp địa phương có quy mô nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xây lắp (giống như Công ty TNHH Xây dựng Minh Tiến) đăng ký đầu tư các dự án nhà ở thương mại hoặc khu dân cư. Phần lớn các dự án này đều có quy mô dưới 10 ha, nằm tại các huyện, thị xã nơi doanh nghiệp đóng trụ sở, thuộc khu vực đất trồng lúa hoặc hoa màu nhằm hạn chế thấp nhất chi phí giải phóng mặt bằng.

Để đủ điều kiện về mặt pháp lý tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, các doanh nghiệp này thường hợp thức hóa bằng cách liên danh, liên kết hồ sơ với các doanh nghiệp lớn khác trên cả nước.

Tại Dự án Khu nhà ở thương mại tại thị trấn Kiến Giang và xã Liên Thủy, để đủ điều kiện thực hiện Dự án, Công ty TNHH Xây dựng Minh Tiến đã liên danh với Công ty cổ phần Đầu tư CIC (trụ sở tại Hà Nội).

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, tại thời điểm tháng 8/2018, khi tỉnh Quảng Bình tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Nhà ở thương mại tại thị trấn Kiến Giang và xã Liên Thủy, Công ty cổ phần Đầu tư CIC đã tăng vốn điều lệ gần gấp đôi, từ 138 tỷ đồng lên 258 tỷ đồng.

Đối với Công ty TNHH Xây dựng Minh Tiến, doanh nghiệp này được thành lập tháng 6/2001 với 2 cổ đông chính, trong đó, ông Đỗ Văn Đạt làm Giám đốc, kiêm người đại diện pháp luật. Công ty có địa chỉ trụ sở tại xã Mỹ Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), ngành nghề chính là xây dựng công trình đường bộ.

Tháng 10/2016, Công ty TNHH Xây dựng Minh Tiến điều chỉnh Giấy đăng ký kinh doanh, bổ sung thêm nhiều ngành nghề hoạt động mới, trong đó có kinh doanh bất động sản.

Tháng 9/2018, doanh nghiệp này tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng và đến tháng 8/2020 thì tăng vốn điều lệ lên 75 tỷ đồng.

Mặc dù được chỉ định là nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu nhà ở thương mại tại thị trấn Kiến Giang và xã Liên Thủy có quy mô vốn đầu tư lên đến hơn 460 tỷ đồng và trên thực tế là doanh nghiệp “cầm trịch” tại dự án này, nhưng Công ty TNHH Xây dựng Minh Tiến chưa từng có kinh nghiệm thực hiện đầu tư bất cứ dự án bất động sản nào. Doanh nghiệp này chỉ mới thi công các dự án đầu tư xây dựng thuộc các gói đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Khi được hỏi về vấn đề năng lực nhà đầu tư, ông Phạm Quốc Anh, cho biết: “Sau khi liên danh nhà đầu tư Minh Tiến - CIC trúng thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, Sở Xây dựng đã ký hợp đồng thực hiện dự án với doanh nghiệp. Tuy vậy, việc thẩm định năng lực nhà đầu tư trước đó thì thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư”. Về đầu trang

https://baodautu.vn/du-an-khu-nha-o-thuong-mai-tai-quang-binh-tray-trat-tien-do-chu-du-an-biet-tam-d158119.html

2. Giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương

(Baoquangbinh.vn 29/12, H.L)        

Ngày 24-12-2021, UBND tỉnh Quảng Bình có công văn số 2842/UBND-TH về việc giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương theo Quyết định số 1990/QĐ-TTg ngày 26-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Theo nội dung công văn, thực hiện Quyết định số 1990/QĐ-TTg ngày 26-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH); xét đề nghị của NHCSXH tỉnh và Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến như sau:

 

Chi nhánh NHCSXH tỉnh thực hiện giảm 10% lãi suất cho vay đối với các chương trình tín dụng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH. Thời gian thực hiện giảm lãi suất cho vay áp dụng đối với các khoản vay còn dư nợ tại NHCSXH từ ngày 01-10-2021 đến hết ngày 31-12-2021.

 

Sau ngày 31-12-2021, lãi suất cho vay của các chương trình tín dụng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH thực hiện theo quy định hiện hành.

 

Quy trình, thủ tục thực hiện giảm lãi suất cho vay thực hiện theo Hướng dẫn số 10879/NHCS-HD ngày 26-11-2021 của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc hướng dẫn thực hiện giảm lãi suất cho vay theo Quyết định số 1990/QĐ-TTg ngày 26-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định liên quan. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202112/giam-lai-suat-cho-vay-cac-chuong-trinh-tin-dung-chinh-sach-thuoc-nguon-von-ngan-sach-dia-phuong-2196730/

3. Kỳ vọng logistics ở Bắc Trung Bộ

(Bienphong.com.vn 29/12, Lê Văn Chương)

Ở các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, nhiều tỉnh có 2 tuyến biên giới biển, đất liền tiếp tục kỳ vọng logistics sẽ là mũi nhọn kinh tế để hội nhập, dựa trên thế mạnh hành lang kinh tế Đông - Tây. Tuy nhiên, có địa phương khai thông được tuyến đất liền thì hệ thống cảng biển vốn được thiên nhiên ưu đãi vẫn chật vật trong việc kết nối.

Tỉnh Quảng Bình cũng như một số địa phương ở miền Trung có lợi thế, nhưng nhiều mục vẫn ở dạng tiềm năng. Lợi thế lớn nhất là Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo nằm trên tuyến đường được đánh giá là ngắn nhất nối Myanmar - Thái Lan - Lào về cảng Hòn La của Việt Nam để vượt Biển Đông đi sang các châu lục. Quảng Bình là địa phương có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi về địa lý với bờ biển dài 116km, 5 cửa sông, trong đó, có 2 cửa sông lớn. Cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La có độ sâu 15m, diện tích mặt nước 4km2...

Năm 2019, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 831/UBND-XDCB về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18-7-2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Địa phương đã sửa đổi, ban hành chính sách về dịch vụ logistics; quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng, phương tiện kỹ thuật đồng bộ nhằm phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.

Quảng Bình cũng khuyến khích thành lập doanh nghiệp logistics, đưa vào áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai hoạt động logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ mới trong logistics.

Theo các chuyên gia về logistics, Quảng Bình cần thành lập trung tâm logistics hạng II theo Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 3-7-2015 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, nhằm kết nối các cảng cạn, cảng biển: Nghi Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu phục vụ cho hoạt động giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các tỉnh ở khu vực miền Trung.

Theo Báo cáo chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility vừa công bố, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020. Về đầu trang

https://www.bienphong.com.vn/ky-vong-logistics-o-bac-trung-bo-post446792.html

4. Chuyển biến tích cực trong công tác phát triển nhà ở

(Baoquangbinh.vn 29/12, Xuân Vương)

Qua 10 năm thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2020, nhà ở trên địa bàn tỉnh tăng cả về số lượng, chất lượng diện tích. Nhằm phát triển nhà ở từ nay đến năm 2030, tỉnh cũng đã ban hành chương trình giai đoạn 2021-2030 với nhiều quyết sách, giải pháp phù hợp...

 

Tính đến cuối năm 2021, Quảng Bình có khoảng 238.762 căn nhà ở với tổng diện tích sàn là 23.923.199m², tăng thêm 40.530 căn so với năm 2009. Chất lượng nhà ở kiên cố và bán kiến cố đạt trên 95%. Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 26,5m2 sàn/người. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, giai đoạn 2011-2020, nhà ở trên địa bàn tỉnh tăng cả về số lượng, diện tích, chất lượng, đáp ứng được nhu cầu gia tăng dân số của địa phương.

 

Trên địa bàn tỉnh đã dần hình thành các khu đô thị mới khang trang, hiện đại. Các chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng, nhà ở phòng tránh bão, lũ… được triển khai có hiệu quả. Riêng loại hình nhà ở thương mại tiếp tục phát triển mạnh và góp phần đa dạng hóa sản phẩm nhà ở cho người dân, tiết kiệm nguồn lực đất đai, tạo cảnh quan khang trang cho đô thị. Đến nay, cả tỉnh có 37 dự án, trong đó có 29 dự án nhà, 5 dự án khu đô thị, 3 dự án nhà ở shophouse kết hợp với trung tâm dịch vụ, thương mại. Tổng diện tích sàn khi hoàn thành đạt gần 2.000.000m2 và có nhiều dự án đã phân lô, bán nền.

 

Tuy nhiên, Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2020 vẫn có nhiều nội dung chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa phù hợp với các đối tượng được hưởng lợi như: Nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân tại các khu công nghiệp, người có thu nhập thấp ở đô thị... Theo đó, việc xây dựng mới nhà ở cho người thu nhập thấp là 21.000m2 sàn, nhà ở công nhân 24.000m2 sàn đều không thực hiện được do không có dự án mới triển khai, phần lớn công nhân cũng đã có nhà và phần còn lại họ tự thuê nhà. Về nhà ở cho học sinh, sinh viên, mục tiêu của tỉnh là xây dựng mới 30.000m2 sàn, đáp ứng tối thiểu 60% nhu cầu nhà ở cho đối tượng này.

 

Để đạt mục tiêu, UBND tỉnh đã bố trí quỹ đất, tiến hành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên mục tiêu này vẫn chưa đạt được.

Đối với nhà ở cho hộ gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo, nhà ở phòng tránh lụt bão cũng được tỉnh quan tâm, hỗ trợ. Trong giai đoạn này, cả tỉnh đã có trên 12.300 hộ gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ xây mới, cải tạo nhà ở, đạt trên 85% kế hoạch. Ngoài ra, có 3.263/3.620 hộ được hỗ trợ xây nhà phòng tránh lụt bão theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, các chương trình, dự án khác cũng đã hỗ trợ cho gần 800 hộ dân xây nhà phòng, chống thiên tai. Từ năm 2016-2020, cả tỉnh có 1.488 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn để xây dựng nhà ở với số tiền giải ngân đạt trên 37 tỷ đồng…

 

Từ những kết quả đạt được và để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, UBND tỉnh đã xây dựng Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2030. Ông Hoàng Xuân Thuận, Trưởng phòng Quản lý nhà, bất động sản và vật liệu xây dựng, Sở Xây dựng cho biết: “Để thực hiện chương trình, UBND tỉnh đề ra phương hướng phát triển nhà ở theo khu vực phù hợp. Cụ thể là phát triển nhà ở tại khu vực đô thị sẽ ưu tiên đầu tư phát triển nhà ở theo dự án (nhà ở thương mại, khu đô thị); kết hợp hài hòa giữa việc xây dựng nhà theo dự án và chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở. Nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây dựng, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ ở vùng thiên tại bão lụt cũng sẽ được quan tâm đúng mức”…

 

Quảng Bình cũng sẽ khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp để phù hợp với thu nhập của một bộ phận người dân. Với nhà ở xã hội, sẽ bố trí quỹ đất theo quy hoạch và sử dụng quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để kêu gọi đầu tư các dự án nhà ở xã hội phục vụ cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở tại các đô thị. Riêng nhà ở tại khu vực nông thôn, tỉnh chủ trương đẩy mạnh phát triển theo phương thức đầu tư xây dựng hạ tầng sau đó chuyển quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình tự xây dựng nhà ở theo quy định.

 

Đối với nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây dựng, UBND tỉnh chủ trương tạo điều kiện và hỗ trợ cho hộ gia đình cá nhân tự xây dựng nhà ở riêng lẻ tại các khu vực, nhất là vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Với nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, vùng thiên tại bão lụt, sẽ thực hiện theo các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chương trình, kết hợp linh hoạt giữa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự tham gia của các tổ chức, cá nhân để các hộ tự tu sửa, xây dựng nhà mới... Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202112/chuyen-bien-tich-cuc-trong-cong-tac-phat-trien-nha-o-2196707/

5. Những người lính miền cát trắng trên mặt trận kinh tế

(Giaoducthoidai.vn 29/12, Tiến Việt)

Trở về từ chiến trường, nhiều cựu chiến binh ở Quảng Bình đã vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.

Nhiều cựu chiến binh ở tỉnh Quảng Bình tích cực tham gia các phong trào làm kinh tế giỏi góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Điển hình như cựu chiến binh Lê Thanh Sơn (63 tuổi), ở thôn Văn La, xã Lương Ninh (huyện Quảng Ninh). Rời quân ngũ trở về địa phương với cuộc sống thường ngày, nối tiếp truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, ông Sơn đã quyết tâm phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo.

“Trở về từ quân ngũ, với điều kiện kinh tế còn khó khăn, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và trăn trở tìm hướng đi để phát triển kinh tế. Thế rồi tôi chọn con đường thành lập công ty xây dựng và vận tải, bởi đây là công việc phù hợp với nghề nghiệp tôi đã được đào tạo trong quân đội.

Với mục đích phát triển kinh tế gia đình, điều mong muốn nữa là tạo được công ăn việc làm cho công nhân, thu hút một số con em cựu chiến binh vào làm, mang lại thu nhập tốt hơn cho họ”, ông Lê Thanh Sơn bộc bạch.

Ông Sơn cũng cho biết thêm, khi mới lập nghiệp, ông đã vay vốn để mua ô tô tham gia kinh doanh vận tải và có những bước khởi đầu thuận lợi. Năm 2000, ông thành lập Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Xuân Hòa, đẩy mạnh các hoạt động ở lĩnh vực xây dựng dân dụng và các công trình giao thông.

Đến nay, hàng năm công ty của ông Sơn thu về gần 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động, trong đó có nhiều lao động trẻ. Không những làm kinh tế giỏi, nhiều năm ở vị trí Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh ở cơ sở, ông Lê Thanh Sơn giúp đỡ nhiều đồng đội phát triển kinh tế hộ, nhiều người thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Tương tự cựu chiến binh Lê Thanh Sơn, năm 1978 rời quân ngũ trở về quê hương, ông Lê Khương, cựu chiến binh xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch qua tìm hiểu, nhận thấy ở nhiều nơi mô hình nuôi tôm trên cát mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đã suy nghĩ và lựa chọn mô hình này để phát triển kinh tế gia đình.

Nói là làm, ông Khương đã xin phép chính quyền địa phương và mạnh dạn bắt tay vào khai phá vùng cát hoang, giá trị kinh tế thấp để xây dựng hồ nuôi tôm. Năm 2001, những hồ nuôi tôm đầu tiên đã được ông Khương xây dựng trên những bãi cát hoang sơ ở xã Nhân Trạch.

“Ban đầu thả nuôi mình gặp thất bại rồi chán nản, nhưng nhờ nghị lực của người lính, nên đã tạo động lực cho bản thân quyết tâm, cố gắng để vượt qua khó khăn. Xác định trong sản xuất sẽ còn gặp nhiều những khó khăn hơn nữa nhưng khó khăn trong chiến đấu mình còn vượt qua được thì từng đó là chưa nhằm nhò gì nên cứ động viên bản thân cố gắng vượt qua và những vụ mùa thành công dần dần đến”, ông Khương chia sẻ.

Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, dần dần ông Khương đã thành công với mô hình nuôi tôm trên cát. Đến nay, hơn 1 ha nuôi tôm mang lại cho ông Khương thu về gần 2 tỷ đồng mỗi năm.

Ông Hà Văn Phường - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình cho biết, phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” đã góp phần quan trọng, vận động cựu chiến binh đoàn kết, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, động viên nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, trên mặt trận mới, các thế hệ cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình cùng nhau phấn đấu, vượt qua khó khăn.

Cũng trong 5 năm qua, từ các phong trào thi đua, hội viên cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình đã giúp nhau, cùng chia sẻ nguồn vốn từ quỹ hội không tính lãi, hoặc lãi suất thấp, hỗ trợ kinh nghiệm, kỹ thuật, phát triển sản xuất, kinh doanh... góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Về đầu trang

https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/nhung-nguoi-linh-mien-cat-trang-tren-mat-tran-kinh-te-i3cYREo7g.html

IV. Xã hội    

1. Quảng Ninh: Chấn chỉnh yếu kém trong quản lý đất đai tại xã Gia Ninh

(Baoquangbinh.vn 29/12)

Xã Gia Ninh (Quảng Ninh) có tổng diện tích đất tự nhiên trên 2.851ha. Những năm qua, công tác quản lý nhà nước (QLNN) về đất đai tại địa bàn xã có nhiều chuyển biến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, quá trình quản lý, sử dụng đất đai trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

 

Cụ thể, theo Kết luận thanh tra số 54/KL-TTr của Thanh tra huyện Quảng Ninh, năm 2019, UBND xã Gia Ninh tiến hành hợp đồng thuê đất với 290 hộ dân ở các thôn: Bắc Ngũ 48 hộ, Đắc Thắng 52 hộ, Bình An 45 hộ, Trường An 87 hộ và Phú Lộc 58 hộ, tổng diện tích theo phương án được lập hơn 1.133m2. Tuy nhiên diện tích cho thuê theo hợp đồng chỉ có 788m2. Qua kiểm tra, 74 hộ nằm trong phương án thu nhưng không có hợp đồng thuê đất với diện tích hơn 353m2, 17 hộ chênh lệch về diện tích và sản lượng đóng thuế giữa hợp đồng và phương án thu. Việc cho thuê đất công ích không thực hiện bằng hình thức đấu giá theo quy định Luật Đất đai.

 

Toàn xã có 866 trường hợp nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng không đủ điều kiện xét cấp. Đối với hồ sơ xin cấp đổi GCNQSDĐ, có 134 trường hợp thuộc đất sản xuất nông nghiệp, 449 trường hợp thuộc đất ở tồn đọng. Tuy nhiên, UBND xã Gia Ninh sau khi tiếp nhận, xử lý hồ sơ, không thông báo lý do vì sao hồ sơ không đủ điều kiện và hướng dẫn cho người sử dụng đất bổ sung theo quy định.

Ngày 24-9-2013, UBND xã Gia Ninh ký hợp đồng với Chi nhánh Thông tin di động Quảng Bình cho thuê 134m2 đất phía sau trụ sở UBND xã để lắp đặt trạm phát sóng BTS, thời hạn đến tháng 12-2017. Ngày 12-10-2018, các bên tiếp tục ký phụ lục gia hạn hợp đồng đến tháng 12-2022. Việc UBND xã cho chi nhánh này thuê đất là không đúng thẩm quyền, không đúng mục đích sử dụng đất, vi phạm Điều 173, Luật Đất đai. Ngoài trường hợp này, trên địa bàn xã Gia Ninh còn có thêm 5 hộ gia đình khác đang cho các đơn vị viễn thông thuê đất xây dựng trạm BTS không đúng mục đích sử dụng đất nhưng UBND xã không có biện pháp xử lý.

 

Thanh tra huyện Quảng Ninh cũng chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế khác trong công tác QLNN về đất đai tại xã Gia Ninh, như: Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cấp GCNQSDĐ, cấp đổi GCNQSDĐ, chuyển quyền sử dụng đất, xác định lại thời hạn sử dụng đất, đính chính GCNQSDĐ…không ghi vào sổ theo dõi, không lập phiếu tiếp nhận, hẹn trả kết quả hồ sơ; công tác theo dõi công nợ tiền thuê đất của UBND xã còn sơ sài dẫn đến số nợ từ các năm trước chuyển sang năm sau lớn; UBND xã chưa có các biện pháp quyết liệt thu tiền thuê đất gây thất thu ngân sách.

 

Việc cho thuê đất công ích không thực hiện bằng hình thức đấu giá theo quy định Luật Đất đai; số liệu giữa hợp đồng và phương án thu nhiều trường hợp không chính xác; năm 2018, UBND xã không ký hợp đồng với các hộ thuê đất tại thôn Phú Lộc nhưng người dân vẫn tiến hành sản xuất dẫn đến không thu được tiền thuê đất…

 

Bà Lê Thị Thu Hà, Chánh Thanh tra huyện Quảng Ninh cho biết: “Qua thanh tra công tác QLNN về đất đai tại UBND xã Gia Ninh, Thanh tra huyện tham mưu đề nghị Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo UBND xã Gia Ninh tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan”.

 

Ông Đinh Duy Minh, Chủ tịch UBND xã Gia Ninh cho biết thêm: “Thực hiện kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh, UBND xã Gia Ninh đã tổ chức hội nghị cán bộ, công chức tiến hành kiểm điểm các tổ chức, cá nhân liên quan đến những tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN về đất đai. Thông qua hội nghị, UBND xã thống nhất cần tập trung hơn nữa về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý đất đai nhằm ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn xã”. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/toa-soan-ban-doc/202112/quang-ninh-chan-chinh-yeu-kem-trong-quan-ly-dat-dai-tai-xa-gia-ninh-2196716/

2. Xúc động chương trình nghệ thuật thực cảnh “Thông điệp thời gian”

(Nhandan.vn 29/12, Hương Giang; Toquoc.vn 29/12; Baovanhoa.vn 29/12)

Xúc động chương trình nghệ thuật thực cảnh “Thông điệp thời gian” -0Tối 28/12, tại Khu di tích lịch sử Khe Thui, xã Hóa Thanh, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã diễn ra chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh “Thông điệp thời gian” do huyện Minh Hóa phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức. Tới dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngã ba Khe Ve, xã Hóa Thanh là một trong những trọng điểm vô cùng ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn, bởi đây là “yết hầu” của tuyến vận chuyển hàng hóa, vũ khí từ bắc vào nam theo Quốc lộ 15A và sang nước bạn Lào theo Quốc lộ 12A. Máy bay Mỹ ngày đêm bắn phá nên khu vực này được xem như “túi bom”.

Khe Thui là một khe cạn, cách ngã ba Khe Ve chừng 300m về phía bắc là “tọa độ lửa” mà không quân Mỹ tập trung đánh phá. Tại trọng điểm này, Đại đội 758 thuộc Tổng đội Thanh niên xung phong N75-P31 Quảng Bình đã sống, chiến đấu, làm việc quên mình, bảo đảm thông suốt tuyến giao thông quan trọng từ bắc vào nam.

Ngày 20/7/1968, trận bom Mỹ đánh xuống trọng điểm giao thông làm 7 thanh niên xung phong của Tiểu đội 3, Đại đội 758 (chủ yếu là con em huyện Minh Hóa) đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ trong.

Tri ân sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, huyện Minh Hóa đã đầu tư xây dựng đền tưởng niệm Khe Thui thành di tích lịch sử trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Chương trình nghệ thuật “Thông điệp thời gian” được thực hiện nhằm tri ân sự hy sinh anh dũng của các anh hùng, liệt sĩ đã hiến dâng tuổi thanh xuân trên tuyến đường Trường Sơn, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Lần đầu tiên, chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh được diễn ra tại Di tích lịch sử Khe Thui với sự tham gia của gần 100 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp đến từ các nhà hát trên toàn quốc và tỉnh Quảng Bình.

Chương trình gồm 12 phân đoạn, tái hiện khung cảnh sinh hoạt, chiến đấu và cả những mối tình Trường Sơn đầy lãng mạn của các thanh niên xung phong cách đây hơn nửa thế kỷ, nơi trọng điểm Khe Thui trên đường Trường Sơn thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.

Ê-kíp dàn dựng đã mời chuyên gia về quả nổ điện ảnh và khói lửa chiến tranh để tạo hiệu ứng chân thực về một thời bom đạn ác liệt. Sự chân thực còn đến từ bối cảnh, không gian của câu chuyện, vì thế mà hố bom của năm xưa trở thành sân khấu, những căn hầm đất, những cây cầu khỉ được tái hiện bởi chính những người đã từng bắc cầu, đào hầm, xẻ đất để mở đường năm xưa. Điều đó đã khiến khán giả xem trực tiếp hoặc qua truyền hình vô cùng xúc động, càng thêm tri ân công lao của các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống để đất nước trường tồn. Về đầu trang

https://nhandan.vn/dong-chay/xuc-dong-chuong-trinh-nghe-thuat-thuc-canh-thong-diep-thoi-gian-680261/

3. Xử lý ngập lụt cho 2 huyện ở Quảng Bình

(Nld.com.vn 29/12, Hoàng Phúc; Người lao động 29/12, tr15)

Quảng Ninh và Lệ Thủy ở Quảng Bình dù là 2 huyện đồng bằng, có địa thế nằm ven sông, giáp biển nhưng từ xưa tới nay, cứ có mưa lớn là bị ngập chìm trong biển nước; đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Hàng trăm năm qua, kể từ khi hình thành vùng đất Lệ Thủy và Quảng Ninh, nơi đây được coi là "rốn lũ" của tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt, đợt mưa lũ lịch sử trong tháng 10-2020 đã nhấn chìm vùng đồng bằng châu thổ nhỏ hẹp, dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ này với mức độ chưa từng có trong lịch sử.

Theo thống kê, trong trận lũ lịch sử tháng 10 năm ngoái, toàn huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh có trên 50.000 nhà dân bị ngập sâu, hàng chục thôn, bản bị cô lập, gây chia cắt cục bộ.

Để "chẩn bệnh" ngập lụt ở 2 huyện phía Nam tỉnh Quảng Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Trường Đại học Thủy lợi phối hợp chính quyền địa phương thực hiện đề tài nghiên cứu, tìm giải pháp thoát lũ cho vùng Lệ Thủy và Quảng Ninh. Mới đây, UBND huyện Lệ Thủy đã phối hợp với Trường Đại học Thủy lợi và các sở, ngành liên quan tổ chức hội thảo để tìm các giải pháp thoát lũ cho 2 huyện nói trên.

PGS-TS Nguyễn Cảnh Thái, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi, đã đề xuất 4 nhóm giải pháp chính để lựa chọn.

Thứ nhất là nạo vét, nâng cao khả năng thoát lũ cửa sông Nhật Lệ. Thứ hai là cải tạo hành lang thoát lũ. Thứ ba là mở cửa thoát lũ mới ra biển (gồm các phương án: kênh dẫn kết hợp các hồ chứa tại huyện Lệ Thủy, kênh dẫn ra biển, ranh giới Lệ Thủy - Quảng Ninh, kênh dẫn ra biển Bảo Ninh) và nhóm cuối là xây dựng hệ thống hồ trữ lũ.

Các chuyên gia cũng đã thảo luận, phân tích tính phù hợp, khả thi của từng nhóm giải pháp và phần lớn ý kiến đồng ý với giải pháp nạo vét, nâng cao khả năng thoát lũ cửa Nhật Lệ có tính đến kết hợp với thực hiện các phương án khác, như nâng cấp hệ thống đê kè hai bên bờ sông Long Đại, Mỹ Trung.

Ông Lê Vĩnh Thế, Bí thư Huyện ủy Lệ Thủy, cho biết việc nghiên cứu để tìm được phương án thoát lũ lớn cho hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh là hết sức cần thiết. Mong muốn của địa phương là cùng với việc tìm ra được phương án thoát lũ tối ưu, mang tính bền vững song phải tính toán khoa học để kết hợp được giải pháp thoát lũ với việc mở ra cơ hội, khai phá tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị của vùng đồng bằng phía Nam tỉnh Quảng Bình.

Trong khi đó, theo một chuyên gia ngành thủy lợi có nhiều năm công tác tại vùng lũ Lệ Thủy, Quảng Ninh, nguyên nhân chính của lũ lớn xảy ra tại Lệ Thủy, Quảng Ninh là mưa lớn gây lượng nước khổng lồ của hai sông Kiến Giang và Long Đại đổ về cửa sông Nhật Lệ, đổ ra biển. Gặp lúc triều cường mạnh, nguồn nước từ sông Long Đại không thoát ra cửa Nhật Lệ mà quay ngược dòng đẩy lũ uy hiếp vùng Lệ Thủy. Vì vậy, giải pháp mở cửa thoát lũ mới có nhiệm vụ đẩy dòng lũ ra biển nên cần được tính đến vì giải pháp này mang tính căn cơ nhất, có tính bền vững, lâu dài. Dự án này khi triển khai sẽ tiết kiệm cho ngân sách bằng hình thức xã hội hóa.  Về đầu trang

https://nld.com.vn/thoi-su/xu-ly-ngap-lut-cho-2-huyen-o-quang-binh-20211228204916807.htm

4. Thắp sáng bản làng biên giới Quảng Bình

(Vov.vn 29/12, Thanh Hiếu)

Những ngày này, bản Sắt ở xã biên giới Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình sáng bừng ánh điện từ nhà ra ngõ, dọc các con đường. Sau khi khu tái định cư hoàn thành, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ nơi đây thực hiện mô hình “Ánh sáng vùng biên”.

Bản Sắt thuộc xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh có 34 hộ dân là đồng bào dân tộc Vân Kiều sinh sống. Bản Sắt nằm cách trung tâm xã gần 10 km, đường rừng hiểm trở, đi lại rất khó khăn. Trận lũ lịch sử tháng 11/2020 làm ngọn núi phía sau bản đổ sụp, đe dọa an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Lũ dữ qua đi, các đoàn thể, chính quyền tỉnh Quảng Bình cùng Bộ đội Biên phòng đã xây dựng khu tái định cư mới giúp bà con ổn định đời sống.

Ông Nguyễn Văn Muôn, ở bản Sắt cho biết, vào khu tái định cư ai cũng ổn định, có được ngôi nhà ấm áp nhưng bà con vẫn chưa có điện lưới phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

“Bộ đội Biên phòng giúp cho bà con có được “Ánh sáng vùng biên”, 34 hộ ở bản Sắt rất ghi nhận tình cảm ấm áp của các đồn biên phòng, chính quyền, đoàn thể các cấp, giúp cho bà con, được ánh sáng ban đêm bà con rất vui, phấn khởi. Có ánh sáng vùng biên thì bảo vệ an ninh trật tự cũng rất chặt chẽ”, ông Muôn nói.

Người dân bản Sắt được hỗ trợ 34 nhà "Đại đoàn kết" và nhà tránh lũ kết hợp trường học, một bản làng tái định cư đã hình thành với một hình ảnh tươi đẹp hơn trước. Các công trình “Ánh sáng vùng biên” đi vào hoạt động hiệu quả giúp cho tình hình an ninh trật tự được bảo đảm, việc sinh hoạt, đi lại vào ban đêm thuận lợi, bà con tích cực tham gia các hoạt động văn hóa tinh thần.

Bà Nguyễn Thị Thùy Dung, Phó Chủ tịch xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cho biết, “Ánh sáng vùng biên” giúp bản Sắt đẹp hơn và góp phần xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản biên giới. Theo bà Dung, công trình này tiếp tục khẳng định tình cảm quân dân gắn bó tại địa bàn khu vực biên giới, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh.

“Được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, đến nay, đời sống của bà con nhân dân bản Sắt đã ổn định. Trong dịp này, được sự quan tâm hỗ trợ của Đồn Biên phòng làng Mô kết nối với nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng công trình ánh sáng vùng biên, giúp bà con nhân dân nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần”, bà Nguyễn Thị Thùy Dung cho hay.

Sau gần một tháng từ khâu khảo sát, thi công, công trình “Ánh sáng vùng biên” của Đồn Biên phòng làng Mô, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã đưa vào sử dụng. Mô hình có 30 cột điện, sử dụng bóng đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng toàn bộ các trục đường tại bản Sắt. Ngoài ra, Đồn Biên phòng Làng Mô còn lắp đặt 8 hệ thống bóng đèn năng lượng mặt trời tại Trường Tiểu học và Mầm non của bản để đảm bảo ánh sáng phục vụ cho việc dạy và học.

Đại úy Trần Thanh Nam, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Làng Mô, Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, năm 2021, đơn vị đã phối hợp triển khai xây dựng 7 công trình “Ánh sáng vùng biên” với tổng chiều dài gần 10 km tặng nhân dân trên địa bàn xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh.

“Việc triển khai xây dựng công trình “Ánh sáng vùng biên” tại bản Sắt gặp nhiều khó khăn đặc biệt là đường sá đi lại rất nhiều cách trở. Nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ chiến sĩ, sự phối hợp của cấp ủy chính quyền thì đến hôm nay công trình “Ánh sáng vùng biên” đã hoàn thành, kịp bàn giao đưa vào sử dụng đúng dịp Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng như phục vụ bà con trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Về đầu trang

https://vov.vn/xa-hoi/thap-sang-ban-lang-bien-gioi-quang-binh-post914807.vov

5. Quảng Bình bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

(Baodansinh.vn 28/12, Nguyễn Ngọc Vượng)

Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh đến thăm hỏi động viên gia đình bà Lê Thị Vưa

Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh đến thăm hỏi động viên gia đình bà Lê Thị Vưa

Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho gia đình bà Lê Thị Vưa, thôn Áng Sơn, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh.

Theo đó, để chia sẻ khó khăn với gia đình gia đình bà Lê Thị Vưa hộ nghèo ở trong ngôi nhà nhỏ bị sập sệ Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Bình đã kêu gọi các nhà hảo tâm quyên góp số tiền 40 triệu đồng để hỗ trợ gia đình bà Vưa xây dựng ngôi nhà mới.

Ngôi nhà có diện tích khoảng 80m2 với tổng trị giá gần 350 triệu đồng, số tiền còn lại được huy động từ sự đóng góp của người thân trong gia đình.

Sau hơn 4 tháng thi công, ngày 27/12, ngôi nhà đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với 3 phòng rộng thoáng, cao ráo, góp phần động viên gia đình bà Lê Thị Vưa nỗ lực vượt qua khó khăn để ổn định cuộc sống.

Được biết, đây là ngôi nhà Đại đoàn kết thứ 2 mà Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Bình đã tổ chức bàn giao cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh trong năm 2021. Về đầu trang

https://baodansinh.vn/quang-binh-ban-giao-nha-dai-doan-ket-cho-ho-ngheo-20211227193222.htm

6. Tặng quà cho phụ nữ nghèo bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19

(Baoquangbinh.vn 29/12, Phạm Hà)

Ngày 28-12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã đến thăm và trao quà cho hội viên phụ nữ nghèo, khó khăn bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 của huyện Minh Hóa.

Theo đó, đoàn đã trao 50 phần, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng, bao gồm các nhu yếu phẩm như: Gạo tẻ, gạo nếp, 1 thùng sữa, dầu ăn, đường, mì chính, nước mắm… cho hội viên phụ nữ nghèo, khó khăn bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn 3 xã Xuân Hóa, Yên Hóa, Thượng Hóa và thị trấn Quy Đạt. Tổng trị giá đợt trao quà là 50 triệu đồng.

 

Được biết, đây là số quà do Hội LHPN tỉnh kết nối với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) nhằm chia sẻ với những chị em hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, hỗ trợ họ vươn lên cùng địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202112/tang-qua-cho-phu-nu-ngheo-bi-anh-huong-dich-benh-covid-19-2196712/

7. Quảng Bình - điểm đến an toàn: Hướng đến năm mới mưa thuận gió hòa

(Thanhnien.vn 29/12, Quang Nam - Tường Duy)

Ngành du lịch Quảng Bình đã và đang nỗ lực hết mình để đón năm mới với tâm nguyện mong một năm mới 2022 mưa thuận gió hòa, dịch bệnh qua đi để khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng.

Trên hành trình tiến về phía trước với rất nhiều kỳ vọng, Sở Du lịch (DL) tỉnh Quảng Bình đánh giá việc phát triển các sản phẩm DL mới để đón đầu và phục vụ du khách là một trong những chiến lược quan trọng của miền đất hấp dẫn này. Các nhóm sản phẩm DL mới gồm DL lễ hội (festival tour), MICE (DL kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện); DL đường sông trên các tuyến thủy nội địa như Nhật Lệ - Long Đại, sông Gianh, sông Son, sông Chày; các dịch vụ giải trí ban đêm.

Đồng thời, địa phương tiếp tục đa dạng hóa, hoàn thiện và phát triển mới các sản phẩm DL mạo hiểm, trải nghiệm khám phá tự nhiên tại các khu vực ngoài Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng như: khám phá hệ thống hang động Tú Làn (H.Minh Hóa), thác Tam Lu (H.Quảng Ninh), khe Nước Lạnh, khe Nước Trong, khu bảo tồn rừng Động Châu và hình thành các khu DL sinh thái khác. Dự kiến, thời gian tới, khu nghỉ dưỡng suối nước nóng Bang (H.Lệ Thủy) sẽ được đưa vào hoạt động và sẽ là điểm đến bùng nổ cho du khách.

Song song đó là phát triển các dịch vụ bổ trợ, đa dạng hóa các sản phẩm DL biển, DL nghỉ dưỡng như các dịch vụ thể thao trên biển (lướt ván, mô tô nước, dù bay, đua thuyền buồm), dịch vụ lặn biển ngắm san hô, DL tàu biển.

Năm 2022, Quảng Bình xác định tập trung vào thị trường nội địa, hướng đến dòng khách trong trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, ngành DL của tỉnh cũng chú trọng nghiên cứu, chuẩn bị sẵn sàng các sản phẩm, dịch vụ để đón du khách quốc tế khi Chính phủ cho phép mở cửa thị trường. Trong đó, tập trung vào thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày như Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Bắc Á, Đông Âu.

Và để hoạt động DL thích ứng theo tình hình mới, yếu tố an toàn vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu. Do đó, ngành DL Quảng Bình đã và đang xây dựng các tour khép kín nhằm quản lý, kiểm soát tốt.

Đơn cử như từ giữa tháng 10, các đơn vị đã tổ chức khám phá Quảng Bình trong điều kiện bình thường mới theo quy trình khép kín từ đón đưa, phục vụ và tham quan khám phá… đã mang lại những hứng khởi, thú vị cho du khách từ Hà Nội, TP.HCM sau những ngày giãn cách xã hội. Ông Nguyễn Châu Á, Giám đốc Công ty Oxalis, chia sẻ: “Sau một khoảng thời gian DL bị đóng băng, đây sẽ là bước đệm để chính quyền địa phương, doanh nghiệp tự tin hơn trong việc đón khách và du khách cảm thấy được chào đón, làm quen một lần nữa với DL”.

Anh Hồ Thanh Bình, du khách đến Quảng Bình sau những ngày giãn cách, tâm sự: “Sau giãn cách, theo tâm lý chung, khi mình phải ở trong nhà quá lâu, nghi ngại khi phải tiếp xúc với đông người… thì việc đi khỏi thành phố, đến những nơi chỉ có thiên nhiên là lựa chọn hợp lý để cân bằng lại tâm lý, tạm quên dịch bệnh, trải nghiệm với thiên nhiên. Quảng Bình là tỉnh có vị trí địa lý khá hấp dẫn cho DL, với cả biển và núi, thành thị và nông thôn. Mình ở Hà Nội nên Quảng Bình là một trong những lựa chọn phù hợp nhất để đi DL dưới 4 ngày”.

Đã có tín hiệu của sự khởi sắc khi hôm qua 28.12, ông Nguyễn Châu Á chia sẻ “sáng ra thấy nhân viên gửi báo cáo công suất phòng Chày Lập Farmstay mà mừng rơi nước mắt”. “DL Quảng Bình đang dần sống lại rồi! Bao nhiêu cố gắng, bao nhiêu nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp cũng mang lại tín hiệu tốt. DL Quảng Bình sẽ từng bước hồi phục”, ông Nguyễn Châu Á nói. Về đầu trang

https://thanhnien.vn/quang-binh-diem-den-an-toan-huong-den-nam-moi-mua-thuan-gio-hoa-post1416036.html

8. Chàng trai Quảng Bình và hành trình đạt Thủ khoa Trường Sĩ quan Phòng hóa

(Giaoduc.net.vn 29/12, Mạnh Đoàn)

Với số điểm đầu vào nhỉnh hơn điểm trúng tuyển chút ít, nhưng bằng chí vươn lên, chàng trai vùng “rốn lũ” Lệ Thủy (Quảng Bình) đã viết lên một câu chuyện đẹp.

Tốt nghiệp Thủ khoa trường Sỹ quan Phòng hóa (Binh chủng Hóa học), Trần Công Bằng ra trường mang quân hàm Trung úy và đang giữ vị trí Trung đội trưởng tại Tiểu đoàn Hóa học 38 (Binh chủng Hóa học).

Chàng sỹ quan chỉ huy có khuôn mặt điển trai, thư sinh mang chất giọng miền Trung cũng là 1 trong số 90 Thủ khoa xuất sắc được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vinh danh vào tháng 11 vừa qua. Với số điểm đầu vào nhỉnh hơn điểm trúng tuyển chút ít, nhưng bằng chí vươn lên, chàng trai vùng “rốn lũ” Lệ Thủy (Quảng Bình) đã viết lên một câu chuyện đẹp.

Xã Thanh Thủy nằm sát con sông Tĩnh Giang, mỗi mùa bão lũ đến, người dân nơi đây lại phải sống chung với cảnh lụt lội.

Thuở học phổ thông, ngôi nhà cấp bốn là nơi trú ngụ của 4 thành viên gia đình Trần Công Bằng. Mưa to, gió lớn, mưa dột khiến mọi người phải lấy xô chậu hứng, còn khi nước lũ từ ngoài sông dâng lên tràn vào nhà, mọi người lại hối hả dọn dẹp đồ đạc cho lên gác xép, để tránh trú.

“Khi nước lũ dâng, bố mẹ em lại thức trắng đêm để canh lũ, lo cho đàn lợn gà. Thấy vậy, em rất thương bố mẹ và tự hứa phải cố gắng học tập để thoát nghèo”, Trần Công Bằng nhớ lại.

Nhớ về trận lũ kinh hoàng năm 2010, khi đó Bằng đang học Trung học cơ sở, mưa lũ lên cao, ngập đến nửa căn nhà cấp bốn. Cả gia đình Bằng phải đi tránh trú cùng mọi người ở khu vực đồi có vị trí cao trong xã.

Khi nước rút để, tất cả các gia đình trở về nhà. Trước mắt họ đều là những hình ảnh bùn đất, rác thải bừa bộn từ ngoài sân đến trong nhà. Mọi người lại cùng nhau hì hục quét dọn vài ngày mới xong.

Năm 2020, trong khi đi học tại Trường Sỹ quan Phòng hóa, quê nhà lại hứng chịu trận bão kinh hoàng. Bằng gọi điện hỏi thăm bố mẹ, được mọi người bảo tình hình vẫn ổn. Tuy nhiên, khi xem qua chương trình thời sự, anh mới thấy trận lũ đó kinh hoàng như nào.

“Em biết bố mẹ đã giấu để em khỏi lo lắng, yên tâm học tập. Khi nước rút, em gọi điện cho bố mẹ thì được biết nước lũ đã làm sập mái căn nhà cấp bốn khi xưa, chuồng lợn bị sập, lợn mất hai con… May mà bố mẹ đã xây được căn nhà cao tầng nên có nơi tránh trú lũ trên cao”, Trung úy Trần Công Bằng chia sẻ.

Khi còn học phổ thông, Trần Công Bằng được tiếp xúc với các chú, các bác làm trong môi trường quân đội, cùng với cuộc sống gắn liền với thiên tai, khiến nam sinh này tự nhủ lòng là phải cố gắng học tốt để có thể được cống hiến trong môi trường quân ngũ.

Năm 2017, Trần Công Bằng quyết định lựa chọn Trường Sỹ quan Phòng hóa. Điểm thi của Bằng tính cả điểm ưu tiên là 24 điểm, vừa hay nhỉnh hơn điểm trúng tuyển 0,25. May mắn đến đã đem lại niềm vui không chỉ riêng với em mà còn sự hi vọng, niềm tự hào cho gia đình.

Vào môi trường quân đội những ngày đầu, Bằng cũng như các bạn bè, đều có bỡ ngỡ do thay đổi môi trường sống. Nhưng với chế độ sinh hoạt, học tập điều độ đã giúp em rắn rỏi và sống có kỉ luật nề nếp hơn.

"Trước kia em chọn Trường Sỹ quan Phòng hóa vì cơ duyên và mường tượng ngành học của mình sau này sẽ có thể được nghiên cứu về hóa học. Khi học tập chính thức, em biết chuyên ngành của mình sẽ thiên về trang bị khí tài, phòng hóa, còn nghiên cứu hóa học thì thuộc về Học viện Kĩ thuật quân sự, đào tạo kĩ sư phòng hóa", Bằng chia sẻ.

Chuyên ngành sỹ quan chỉ huy kĩ thuật hóa học của Trần Công Bằng học cũng là một ngành chỉ huy như pháo binh, đặc công... nhưng ngành này có đặc thù là chuyên về phòng hóa. Trong thời bình, các chiến sĩ sẽ tham gia công việc như bảo vệ môi trường, xử lý khắc phục chất độc hóa học...

Để đạt được thành tích thủ khoa, Trần Công Bằng chia sẻ, bản thân đã nỗ lực rất nhiều ngoài việc phải học tốt các kiến thức chuyên ngành.

"Em nghĩ không chỉ riêng em mà tất cả các bạn theo học của trường đều mong muốn là thủ khoa. Chính vì thế, chắc chắn ai cũng phải cố gắng. Bản thân phải xác định tương lai của mình sẽ theo đuổi công việc này nên luôn tập trung để lĩnh hội các kiến thức của các giảng viên. Không phải chỉ học giỏi mà bản thân em còn phải có trau dồi kĩ năng sống, tiếp xúc bên ngoài để nắm tốt được chuyên ngành, có công tác quản lí bảo đảm huấn luyện, chỉ huy tốt", Trung úy trẻ tâm sự.

Xác định được mục tiêu ngay từ khi đặt chân vào môi trường quân đội, Trần Công Bằng đã cố gắng rèn luyện ngay từ năm học đầu tiên, và đều đạt kết quả học tập giỏi trong cả 4 năm học.

Trong 4 năm học, điểm học tập toàn khóa của Trần Công Bằng đạt 8.04/10, xếp loại rèn luyện toàn khóa loại tốt.

Chàng trai này còn từng nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cơ sở, tham gia cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp nhà trường, Olympic các môn khoa học Mác – Lê Nin… Tân Trung đội trưởng 23 tuổi cho hay: "Bản thân em vẫn chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình. Em sẽ cố gắng rèn luyện phấn đấu để hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao". Về đầu trang

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/chang-trai-quang-binh-va-hanh-trinh-dat-thu-khoa-truong-si-quan-phong-hoa-post223338.gd

9. Tiếp nhận động vật hoang dã để chăm sóc, cứu hộ

(Baoquangbinh.vn 29/12, Ngọc Hải)

Ngày 29-12, thông tin từ Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 13 cá thể động vật hoang dã để tiến hành chăm sóc, cứu hộ.

Theo đó, các cá thể động vật hoang dã được tiếp nhận gồm: 1 cá thể diều hoa Miến Điện, có trọng lượng 2,5kg từ anh Nguyễn Văn Hào (xã Quảng Phương, Quảng Trạch); 4 cầy vòi hương có trọng lượng 6,2 kg, 2 cầy vòi mốc có trọng lượng 3,8 kg, 1 rùa sa nhân có trọng lượng 0,3 kg, 1 rùa đất Sêpôn có trọng lượng 0,4 kg và 1 rùa bốn mắt có trọng lượng 0,1 kg được tiếp nhận từ Công an huyện Minh Hóa; 1 khỉ vàng có trọng lượng 1,5 kg, 2 khỉ đuôi lợn có trọng lượng 1,8 kg được tiếp nhận từ Hạt Kiểm lâm Minh Hóa.

Được biết, tại thời điểm tiếp nhận các cá thể trên đều suy giảm tập tính hoang dã và có một số cá thể sức khỏe yếu.

Các cá thể động vật hoang dã trên là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202112/tiep-nhan-dong-vat-hoang-da-de-cham-soc-cuu-ho-2196726/

V. Pháp luật - An ninh quốc phòng  

1. Tự ý chặt phá cây trồng khi chủ nhà đi vắng?

(Baoquangbinh.vn 29/12)

Báo Quảng Bình nhận được đơn của ông Trần Tiến Hiệp, thôn 11, xã Lộc Ninh (TP. Đồng Hới) phản ánh về việc hơn 800m2 đất của gia đình ông trồng cây hoa màu phục vụ chăn nuôi bị người khác tự ý chặt phá, xâm hại.

 

Theo đơn trình bày của ông Hiệp, năm 1994, theo vận động của chính quyền địa phương, gia đình ông chuyển nhà đến ở tại thôn 11, xã Lộc Ninh giáp ranh với xã Lý Trạch (Bố Trạch) để hạn chế tình trạng xâm canh, xâm cư.

 

Thời điểm đó, nhận thấy khoảnh đất phía sau nhà, khoảng 800m2 bỏ hoang, cây dại mọc um tùm nên ông Hiệp cải tạo trồng một số loại cây hoa màu để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Những năm gần đây, gia đình ông chủ yếu trồng chuối, cỏ voi để phục vụ chăn nuôi. Cũng theo ông Hiệp, hơn 25 năm nay, gia đình năm nào cũng trồng cây trên mảnh đất đó và không hề có tranh chấp với các hộ dân xung quanh.

Đầu năm 2019, một số hộ dân trong đội 10, HTX Hữu Cung, xã Lộc Ninh chuyển đất trồng hoa màu của hộ gia đình để bán cho ông Nguyễn Hữu Lộc, thường trú tại thôn 11, xã Lộc Ninh, bao gồm cả phần đất của gia đình ông Hiệp đang canh tác, nhưng không thông báo cho gia đình ông. Ông Hiệp cho hay, thời gian sau đó, ông Lộc đã nhiều lần cho máy múc và công nhân vào phá hoại cây cối của gia đình. Ông đã gặp và nhắc nhở, đồng thời viết đơn phản ảnh gửi đến UBND xã Lộc Ninh nhưng không được hồi âm.

 

Đến ngày 23-11-2021, trong lúc gia đình ông Hiệp đi vắng, ông Nguyễn Hữu Lộc lại tiếp tục cho máy và công nhân vào chặt phá cây cối khi chưa có sự thỏa thuận từ phía gia đình ông Hiệp.

 

Ông Hiệp cho rằng, gia đình ông trồng cây trên mảnh đất mấy chục năm nay chưa hề tranh chấp với ai. Và việc ông Lộc tự ý chặt phá cây cối khi chưa được sự đồng thuận của gia đình là hành vi vi phạm pháp luật, đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.

 

Theo ghi nhận của phóng viên, tại hiện trường, ông Nguyễn Hữu Lộc đã cho xây hàng rào kiên cố, bao quanh khu đất từng trồng cây của gia đình ông Hiệp. Qua tìm hiểu, phần diện tích đất này vẫn chưa được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trí Thủy, Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh cho hay, chính quyền địa phương vẫn chưa nhận được đơn phản ánh của ông Trần Tiến Hiệp nên chưa nắm được thông tin.

 

Như vậy, để bảo đảm quyền lợi liên quan, đề nghị ông Trần Tiến Hiệp gửi đơn tới UBND xã Lộc Ninh và các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/toa-soan-ban-doc/202112/tu-y-chat-pha-cay-trong-khi-chu-nha-di-vang-2196704/

2. Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ

(Thanh niên 29/12, Trương Quang Nam)

Lực lượng công an tỉnh Quảng Bình vừa phát hiện hàng loạt vụ vi phạm trong kinh doanh, vận chuyển hàng hóa không hóa đơn chứng từ.

Ngày 29.12, Công an tỉnh Quảng Bình cho hay đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý các vụ vi phạm trong kinh doanh, vận chuyển hàng hóa không hóa đơn, chứng từ bị phát hiện trong thời gian qua.

Cụ thể, ngày 28.12, Công an H.Quảng Trạch kiểm tra phát hiện tại 2 cơ sở của Công ty TNHH Dũng Hoa (ở thôn Di Luân, xã Quảng Tùng) do ông Nguyễn Trí Dũng làm chủ có 24 mặt hàng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, gồm: nồi áp suất, máy xay sinh tố, bếp nước và nhiều thiết bị điện tử loa máy.

Trước đó, ngày 27.12, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và ma túy Công an H.Lệ Thủy phối hợp với Phòng CSGT kiểm tra, phát hiện xe ô tô khách BS 75B-01990 do Lê Hữu Thành (ở P.5, Đông Hà, Quảng Trị) điều khiển chở 80 thùng bia nhãn hiệu LEFFE. Lái xe không xuất trình được các hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Tổng trị giá lô hàng khoảng 80 triệu đồng.

Cũng tại H.Lệ Thủy, ngày 26.12, trên QL 1 đoạn qua địa phận xã Hưng Thủy, lực lượng tuần tra thuộc Phòng CSGT dừng xe ô tô mang BS 51D-136.50 do Thân Văn Thịnh (ở xã Sơn Lộc, H.Can Lộc, Hà Tĩnh) điều khiển để kiểm tra và phát hiện xe ô tô này chở 22 bao tải, bên trong chứa 2.915 sản phẩm hàng hóa, gồm: giày, dép, áo quần, túi xách, mũ, thắt lưng mang nhãn mác nước ngoài với tổng trị giá khoảng 420 triệu đồng. Toàn bộ số hàng hóa nói trên đều không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Tại TP.Đồng Hới, lực lượng công an TP cũng phát hiện vụ vi phạm kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ tại cửa hàng thời trang nam nữ Yofasa trên đường Trần Hưng Đạo do Trần Đức Linh (quê xã Phong Bình, H.Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) làm chủ. Số hàng hóa gồm quần áo do nước ngoài sản xuất với tổng trị giá khoảng 270 triệu đồng. Về đầu trang

https://thanhnien.vn/quang-binh-phat-hien-nhieu-co-so-kinh-doanh-hang-hoa-khong-co-hoa-don-chung-tu-post1416243.html

3. Lái xe để bốc hàng quá tải, DN ở Quảng Bình bị phạt 30 triệu đồng

(Atgt.vn 28/12, Nguyễn Đức; Thuonghieucongluan.com.vn 28/12; Truyền hình An ninh – Bản tin 6h 29/12)

Hơn 10 ngày mở đợt cao điểm Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Bình đã xử lý gần 68 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 400 triệu đồng.

Thực hiện Kế hoạch số 1146 của Cục Cảnh sát giao thông và Kế hoạch số 1471 của Công an tỉnh Quảng Bình về tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ.

Theo đó, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Quảng Bình đã tích cực tuyên truyền về hoạt động kiểm soát tải trọng xe đồng thời tiếp tục thông báo đến các doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, chủ xe, lái xe chấp hành tốt quy định về vận tải đường bộ, về chở hàng hóa đúng tải trọng quy định.

Bên cạnh đó, đối với những hành vi liên quan đến trách nhiệm của chủ doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, chủ xe thì cương quyết xử lý và áp dụng hình thức xử phạt cao nhất theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị được trang cấp để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm TTATGT, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Chỉ riêng từ khi triển khai kế hoạch cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tăng cường xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT (từ ngày 15/12 đến nay), Phòng CSGT - Công an tỉnh Quảng Bình đã thực hiện 67 ca TTKS chuyên đề chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ với 201 lượt CBCS, kiểm tra và xử lý 68 trường hợp xe ô tô vi phạm với tổng số tiền là 404.100.000 đồng, tước Giấy phép lái xe 10 trường hợp, tước Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định 3 trường hợp.

Xử lý 19 trường hợp vi phạm quả tải trọng (Quá tải từ 10% đến 30%: 13 trường hợp; trên 30% đến 50%: 2 trường hợp; trên 50% đến 100%: 4 trường hợp kèm theo 7 trường hợp phạt chủ xe giao xe chở quá tải); Lắp thùng xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất: 5 trường hợp và phạt chủ xe giao xe 4 trường hợp; Các lỗi khác: 45 trường hợp.

Điển hình, vào hồi 9h12 ngày 23/12, tại đường HCM nhánh Đông (xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh) lực lượng CSGT cân kiểm tra ngẫu nhiên xe đầu kéo BKS: 73C - 118.73 kéo theo Rơ moóc BKS: 73R - 007.81 chở đá vượt tải trọng trên 50% đến 100%. Tuy nhiên, do chủ quan trong lúc giám sát bốc hàng lên xe, tài xế và chủ xe đã bị lập biên bản lỗi vi phạm quá tải.

Tài xế Bùi Công Q. (SN 1982, Quảng Ninh, Quảng Bình) phân trần: “Em nào dám chở quá tải đâu, trong bãi họ bốc đá bằng thùng nên em phủ bạt tự động rồi chạy xe đi. Ai ngờ khi qua cân, do tỷ trọng của đá đặc nguyên khai khiến xe bị quá tải”.

Với lỗi vi phạm này, tài xế Q. sẽ phải chịu phạt số tiền tới 6 triệu đồng. Còn chủ doanh nghiệp bị phạt 30 triệu đồng.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, Thượng tá Trần Đức Dương, Trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, thời gian tới để tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Công an về nâng cao hiệu quả thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm chở quá tải trọng.

Phòng CSGT - Công an tỉnh Quảng Bình tiếp tục triển khai thực hiện chuyên đề với tinh thần quyết tâm cao, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp luôn tuân thủ theo đúng khuyến cáo của ngành Y tế về phòng chống dịch bệnh Covid - 19, đảm bảo an toàn cho CBCS và người dân khi kiểm soát, xử lý vi phạm.

“Bên cạnh đó, phòng tiếp tục tổ chức cho các doanh nghiệp vận tải trên tuyến, địa bàn tỉnh ký cam kết không vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng xe. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát vào các khung giờ thường xuyên xảy ra TNGT, tập trung xử lý các trường hợp vi phạm chở quá tải trọng, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm trên các tuyến giao thông thuộc phòng quản lý”, Thượng tá Trần Đức Dương cho biết thêm. Về đầu trang

https://www.atgt.vn/lai-xe-de-boc-hang-qua-tai-dn-o-quang-binh-bi-phat-30-trieu-dong-d537344.html

VI. Tin vắn

- Đại tá Lê Văn Hóa, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị đã thực hiện xây dựng 11 trụ sở việc tặng công an 11 bản vùng biên giới của tỉnh Khăm Muộn (Lào). (Sài Gòn giải phóng 29/12, tr6, Minh Phong) Về đầu trang

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More