Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025

Post date: 25/02/2022

Font size : A- A A+

1. Mục tiêu tổng quát

- Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, gắn kết với chương trình CCHC nhằm hiện đại hóa nền hành chính và nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành và công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin nhằm thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử.

- Từng bước phát triển Chính quyền số để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính quyền, đồng thời dẫn dắt, thúc đẩy hình thành, phát triển kinh tế số, xã hội số ở địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% thông tin hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước được cung cấp trên cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử.

- 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; tích hợp 50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với Cổng Dịch vụ công quốc gia;  tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên.

- 90% hồ sơ công việc tại cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, 80% tại cấp huyện và 60% tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 100% báo cáo định kỳ và báo cáo tổng hợp kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và 80% của cấp xã được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, có kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

- 50% cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các sở, ngành được xây dựng, góp phần phát triển cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh; từng bước mở dữ liệu để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

- Hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh được nâng cấp, mở rộng sẵn sàng kết nối phục vụ các cuộc họp trực tuyến từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã.

- Hạ tầng CNTT, các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh cơ bản được xây dựng, hoàn thiện, kết nối, chia sẻ dữ liệu, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số.

- Phát triển nguồn nhân lực CNTT và lực lượng chuyên trách an toàn thông tin. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ

a) Hoàn thiện môi trường pháp lý

- Tổ chức rà soát, triển khai có hiệu quả các văn bản của Trung ương, của tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số; tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

- Nghiên cứu xây dựng, đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số và cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Xây dựng và ban hành các quy chế quy định về quản lý, vận hành các hệ thống CNTT; các cơ chế chính sách về biên chế, thu hút, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ CNTT, an toàn thông tin.

- Thường xuyên cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu về ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử và thực hiện chuyển đổi số toàn diện tại tỉnh.

b) Phát triển hạ tầng kỹ thuật

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ viễn thông, Internet hiện đại, đồng bộ, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số tại địa phương.

- Nâng cấp hạ tầng CNTT cho các sở, ban, ngành hiện đại, đồng bộ; bảo đảm 100% có mạng LAN kết nối internet băng thông rộng, 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước được trang bị máy vi tính đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT phục vụ công việc.

- Xây dựng mạng diện rộng (WAN) của cơ quan nhà nước trên cơ sở mạng TSLCD, đảm bảo tất cả các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với tốc độ cao.

- Nâng cấp, mở rộng Hệ thống giao ban trực tuyến của tỉnh, kết hợp các giải pháp cứng và mềm bảo đảm hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt các cuộc họp trực tuyến liên thông 3 cấp chính quyền địa phương và Trung ương.

- Phát triển Trung tâm Dữ liệu điện tử của tỉnh đủ mạnh, bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia. Xây dựng Trung tâm điều hành thông minh (IOC), Trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) và hệ thống phòng chống phần mềm độc hại tập trung của tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số và cung cấp dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.

c) Xây dựng các hệ thống nền tảng và phát triển dữ liệu

- Nâng cấp Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh, chuẩn hóa hệ thống tài khoản làm tài khoản gốc khai báo cho các hệ thống thống thông tin dùng chung khác.

- Duy trì và phát triển hệ thống Cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trên cùng một nền tảng công nghệ đồng bộ, hiện đại, cung cấp dịch vụ thông tin đa dạng, phù hợp với ứng dụng trên thiết bị di động.

- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản và điều hành tích hợp phân hệ theo dõi nhiệm vụ của UBND tỉnh, phục vụ gửi nhận văn bản điện tử liên thông cấp, bảo đảm chức năng ký số trên nền tảng di động, đáp ứng yêu cầu tạo lập, quản lý hồ sơ công việc, nộp lưu trữ cơ quan và kết nối hệ thống lưu trữ lịch sử.

- Nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công/hệ thống thông tin một cửa điện tử đáp ứng yêu cầu về chức năng, tính năng, tiện ích theo quy định, bảo đảm cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, thanh toán trực tuyến, hóa đơn, biên lai điện tử và sẵn sàng kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác.

- Tiếp tục hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh đáp ứng yêu cầu mở rộng triển khai ứng dụng trong tỉnh, kết nối liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin báo cáo của các Bộ, ngành Trung ương.

- Phát triển phần mềm quản lý hồ sơ CBCCVC, phần mềm quản lý công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo đáp ứng nghiệp vụ quản lý tại địa phương và kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành Trung ương.  Tiếp tục đẩy nhanh việc tin học hóa các nghiệp vụ chuyên ngành trong các cơ quan nhà nước, như: quản lý học tập, bệnh án, quản lý giá cả...

- Xây dựng thống nhất nền tảng xác thực và định danh của tỉnh (bao gồm cho cả công chức và công dân) bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tận dụng và kế thừa những hệ thống, nền tảng sẵn có để phục vụ giao dịch điện tử giữa người dân với cơ quan nhà nước và các giao dịch điện tử dân sự khác một cách dễ dàng, đơn giản, tiện lợi.

- Xây dựng, mở rộng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) phục vụ cho việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, CSDL của tỉnh ngày càng phát triển với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP).

- Lập danh mục CSDL dùng chung của tỉnh; rà soát, lựa chọn xây dựng các CSDL chuyên ngành quan trọng của mỗi ngành, lĩnh vực để góp phần phát triển CSDL dùng chung và từng bước hình thành hệ sinh thái dữ liệu mở của tỉnh.

- Tham gia tích cực trong việc xây dựng CSDL quốc gia về dân cư. Tổ chức khai thác có hiệu quả dữ liệu được chia sẻ từ CSDL quốc gia về dân cư với các hệ thống thông tin, CSDL dùng chung, chuyên ngành của tỉnh.

 - Nâng cấp, mở rộng hệ thống CSDL dùng chung trên nền thông tin địa lý GIS, trong đó tập trung hoàn thiện CSDL nền địa lý, hệ thống bản đồ địa hình của tỉnh để tích hợp CSDL nền địa lý quốc gia, đồng thời làm nền tảng để phát triển các CSDL dùng chung khác trên nền địa lý của tỉnh như quy hoạch sử dụng đất, xây dựng, giao thông, du lịch, y tế, giáo dục...

- Xây dựng và triển khai các kế hoạch số hóa thông tin, tài liệu; đẩy mạnh khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, CSDL đã được xây dựng để cập nhật, làm mới, làm giàu dữ liệu cho các CSDL.

d) Tăng cường ứng dụng, cung cấp dịch vụ

- Tiếp tục tổ chức ứng dụng hiệu quả các ứng dụng cơ bản của cơ quan, đơn vị và các hệ thống thông tin, phần mềm dùng chung của tỉnh. Cập nhật dữ liệu, khai thác tối đa thông tin quản lý nhân sự, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Từng bước chuẩn hóa hệ thống biểu mẫu và thực hiện chế độ báo cáo trực tuyến trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh. Tăng cường ứng dụng họp trực tuyến, họp không giấy.

- Cập nhật thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời trên Cổng/trang thông tin điện tử. Tích cực sử dụng thư công vụ, hệ thống QLVB&ĐH và thực hiện tốt việc lập lịch công tác, lập hồ sơ công việc, gửi nhận, luân chuyển, dự thảo, phê duyệt, ký số văn bản điện tử; rèn luyện thói quen và hoàn thiện kỹ năng của cán bộ, công chức, viên chức trong tra cứu, thu thập, trao đổi thông tin và xử lý công việc trên môi trường mạng.

- Thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục và phối hợp hoàn thiện, cải tiến tiện ích dịch vụ công trực tuyến phù hợp với nhu cầu xã hội. Chủ động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Quan tâm tiếp nhận các ý kiến phản hồi, góp ý, phản ánh, kiến nghị để nghiên cứu, đơn giản hóa yêu cầu về thành phần hồ sơ, quy trình xử lý và thực hiện các chính sách thu hút, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tuyến thay cho hình thức trực tiếp bằng giấy.

- Xây dựng và triển khai cung cấp dịch vụ phản ánh hiện trường cho cộng đồng. Tiếp tục nghiên cứu mở rộng các kênh tương tương tác với người dân, doanh nghiệp thông qua môi trường mạng và cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh khác về du lịch, y tế, giáo dục... phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của địa phương.

đ) Bảo đảm an toàn thông tin

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước và người dùng Internet trên địa bàn.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện đầy đủ mô hình bảo đảm an toàn thông tin chuyên nghiệp “4 lớp”, gồm: Lực lượng tại chỗ; tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia. Triển khai, duy trì hoạt động của Trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) của tỉnh có kết nối, chia sẻ dữ liệu với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị.

- Tổ chức quản lý, vận hành và thực hiện công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với Trung tâm dữ liệu điện tử, Mạng diện rộng WAN, các hệ thống thông  tin, CSDL dùng chung của tỉnh. Tăng cường hạ tầng thiết bị và phần mềm giám sát, cảnh báo về an toàn, an ninh thông tin cho Trung tâm dữ liệu điện tử.

- Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh. Tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia. Tăng cường cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm xử lý sự cố an toàn mạng.

e) Phát triển nguồn nhân lực

- Nâng cao vai trò của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tử các cấp. Sắp xếp, kiện toàn hệ thống đơn vị, bộ phận, cán bộ chuyên trách CNTT trong cơ quan nhà nước. Phấn đấu 100% cơ quan cấp tỉnh và UBND cấp huyện có đơn vị hoặc bộ phận chuyên trách CNTT, có cán bộ chuyên trách CNTT trình độ đại học chuyên ngành CNTT, ATTT trở lên.

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử, về chuyển đổi số để xây dựng chính phủ số, chính quyền số, làm trụ cột dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, trung hạn, ngắn hạn theo yêu cầu về nguồn nhân lực CNTT. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, diễn tập nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ chuyên trách CNTT, ATTT; tiếp tục bồi dưỡng, chuẩn hóa kỹ năng ứng dụng CNTT theo quy định cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức CNTT, kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác Internet cho người dân. Chủ động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Quan tâm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị để nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục hành chính và thực hiện các chính sách phù hợp để thu hút, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tuyến thay cho hình thức trực tiếp.

2. Giải pháp

a) Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Tăng cường phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người lao động trong các các cơ quan nhà nước về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nhiệm vụ đầu tư, triển khai, ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, thực hiện chuyển đổi số và tiếp cận, tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; về vai trò, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, tổ chức cũng như tiên phong, gương mẫu khai thác, ứng dụng CNTT, thực hiện “điện tử hóa”, “chuyển đổi số”, áp dụng công nghệ để đổi mới phương thức làm việc, tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan, đơn vị và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công.

- Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Triển khai thực hiện phổ cập điện thoại thông minh, phát triển các nền tảng đào tạo trực tuyến về kỹ năng số, xây dựng các hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng hoạt động tốt cả trên máy tính và thiết bị di động… để hướng dẫn, hỗ trợ, nâng cao khả năng tiếp cận, ứng dụng CNTT của người dân, doanh nghiệp.

b) Tăng cường thu hút nguồn lực, phát triển các mô hình kết hợp giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

- Xây dựng, triển khai các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp công nghiệp CNTT. Thực hiện biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng kết nối, cung cấp dịch vụ viễn thông phục vụ triển khai xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số và cung cấp dịch vụ đô thị thông minh.

- Tập trung bố trí nguồn vốn, kinh phí cho các dự án phát triển, ứng dụng CNTT trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải. Tranh thủ sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương. Thu hút các nguồn lực xã hội hóa đầu tư, phát triển, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho ứng dụng CNTT. Tăng cường khai thác hình thức đầu tư chuyển giao, đầu tư trả góp hoặc đầu tư cho thuê dịch vụ của doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các dự án ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho các đơn vị, bộ phận chuyên trách CNTT, ATTT cơ quan nhà nước. Ban hành, áp dụng các quy định về tiêu chuẩn, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đãi ngộ và tạo điều kiện cán bộ chuyên trách thực thi nhiệm vụ.

c) Gắn kết chặt chẽ giữa tổ chức ứng dụng CNTT với cải cách hành chính

- Triển khai xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số và cung cấp dịch vụ đô thị thông minh phải gắn với thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính quốc gia và địa phương. Tổ chức thực hiện tốt các nội dung thuộc Chương trình phối hợp của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ về thúc đẩy gắn kết ứng dụng CNTT, phát triển chính phủ điện tử với cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025.

- Tiếp tục hoàn thiện, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong giải quyết thủ tục hành chính. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc và đánh giá việc khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, CSDL tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là việc cung cấp thông tin trên Cổng/trang thông tin điện tử, trao đổi văn bản điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tăng cường kiểm tra việc ứng dụng CNTT lồng ghép trong các đợt kiểm tra công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính.

d) Tích cực học tập, nghiên cứu, hợp tác để làm chủ công nghệ, triển khai và ứng dụng hiệu quả CNTT

- Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho nghiên cứu, hợp tác làm chủ công nghệ, chuyển giao ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Tăng cường triển khai các dự án, đề tài khoa học ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp, các giải pháp, phương án kỹ thuật, công nghệ để triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nền tảng của Chính quyền số, đô thị thông minh.

- Tích cực học hỏi, tiếp thu những giải pháp tốt, kinh nghiệm hay trong triển khai các dự án CNTT, xây dựng chính quyền điện tử của các địa phương khác trong nước. Tổ chức học tập, nghiên cứu, áp dụng các mô hình tiên tiến đi trước của các nước có mức độ chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh cao như Nhật, Hàn Quốc, Singapore…

IV. CÁC DỰ ÁN TRỌNG TÂM

1. Danh mục các dự án trọng tâm phát triển chính quyền điện tử và dịch vụ đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025 (đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 165/NQ-HĐND ngày 09/12/2020)

            Đơn vị tính: Tỷ đồng

Số
T T

Tên dự án

Đơn vị

chủ trì

Thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí

 

Tổng kinh phí

Ngân sách TW

Ngân sách ĐP

Nguồn khác

 

A

Hạ tầng

161

53

69

39

1

Đầu tư nâng cấp mạng diện rộng của tỉnh

Sở TT&TT

2021-2025

7

 

5

2

 

2

Đầu tư nâng cấp Trung tâm dữ liệu điện tử của tỉnh

Sở TT&TT

2021-2025

30

5

20

5

 

3

Đầu tư nâng cấp Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Quảng Bình

Sở TT&TT; các sở, ban, ngành, địa phương

2021-2025

30

10

10

10

 

4

Đầu tư nâng cấp Hệ thông giám sát, điều hành an toàn, an ninh thông tin của tỉnh

Sở TT&TT; các sở, ban, ngành, địa phương

2021-2023

10

3

5

2

 

5

Đầu tư nâng cấp Hệ thống Hội nghị trực tuyến tỉnh Quảng Bình

Sở TT&TT

2021-2023

15

3

7

5

 

6

Đầu tư xây dựng Trục kết nối chia sẻ dữ liệu của tỉnh

Sở TT&TT

2021-2022

19

17

2

 

 

7

Đầu tư nâng cấp Hạ tầng CNTT của các cơ quan, tổ chức

Sở TT&TT;

2020-2025

50

15

20

15

 

Các sở, ban, ngành, địa phương

 

B

Hệ thống phần mềm/ CSDL dùng chung của tỉnh, dùng chung chuyên ngành

375,5

158

132,5

85

1

Đầu tư nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành

Sở TT&TT

2022-2025

6,5

 

6,5

 

 

2

Đầu tư nâng cấp Cổng dịch vụ công/ hệ thống thông tin một cửa điện tử

Sở TT&TT;
các sở, ban, ngành, địa phương

2023-2025

15

7

8

 

 

3

Đầu tư nâng cấp Hệ thống thông tin báo cáo

Sở TT&TT

2021-2025

15

7

8

 

 

4

Đầu tư nâng cấp hệ thống Thư điện tử công vụ

Sở TT&TT

2021-2023

5

 

5

 

 

5

Đầu tư nâng cấp hệ thống Cổng/trang thông điện tử

Sở TT&TT

2023-2025

3

 

3

 

 

6

Đầu tư nâng cấp Hệ thống quản lý công tác thanh tra và giải quyết KNTC

Sở TT&TT

2021-2025

5

2

3

 

 

7

Đầu tư nâng cấp Hệ thống Quản lý hồ sơ CBCCVC và đánh giá kết quả làm việc

Sở TT&TT

2021-2023

6

3

3

 

 

8

Đầu tư xây dựng Hệ thống thu thập, thẩm định và chia sẻ dữ liệu

Sở TT&TT

2021-2023

15

5

10

 

 

9

Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phần mềm phòng họp không giấy cho các cơ quan, tổ chức

Sở TT&TT;
các sở, ban, ngành, địa phương

2021-2023

15

 

10

5

 

10

Đầu tư nâng cấp hệ thống CSDL nền địa lý tỉnh Quảng Bình

Sở TT&TT; các sở, ban, ngành, địa phương

2021-2025

15

7

8

 

 

11

Đầu tư nâng cấp hệ thống CSDL đất đai (dữ liệu thành phần)

Sở TNMTT

2021-2025

10

7

3

 

 

12

Đầu tư nâng cấp hệ thống CSDL dân cư (dữ liệu thành phần)

Công an tỉnh

2021-2025

10

7

3

 

 

13

Đầu tư nâng cấp hệ thống CSDL hộ tịch (dữ liệu thành phần)

Sở Tư pháp

2021-2025

5

3

2

 

 

14

Đầu tư nâng cấp Hệ thống số hóa và lưu trữ điện tử

Sở TTTT; các sở, ban, ngành, địa phương

2021-2025

30

10

10

10

 

15

Đầu tư nâng cấp hệ thống CSDL và Phần mềm chuyên ngành quan trọng

Các sở, ban, ngành, địa phương

2021-2025

150

70

30

50

 

16

Đầu tư chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình

Sở TTTT; các địa phương

2021-2025

70

30

20

20

 

C

Công tác đào tạo, duy trì, lưu trữ

50

 

35

15

1

Đào tạo, tập huấn về CQĐT, CNTT,…

Sở TTTT

2021-2025

7

 

5

2

 

2

Công tác truyền thông nâng cao nhận thức, hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ của CQĐT, Smart City

Sở TTTT

2021-2025

5

 

3

2

 

3

Tổ chức lưu trữ tập trung và phục hồi dữ liệu toàn tỉnh

Sở TTTT

2021-2025

10

 

7

3

 

4

Duy trì, cập nhật Kiến trúc CQĐT tỉnh

Sở TTTT

2021-2025

3

 

3

 

 

5

Quản lý, duy trì, vận hành CQĐT, đô thị thông minh của tỉnh

Sở TTTT

2021-2025

15

 

10

5

 

6

Thuê đường truyền dữ liệu

Sở TTTT

2021-2025

10

 

7

3

 

 

TỔNG CỘNG

586,5

211

236,5

139

2. Nguồn kinh phí thực hiện

a) Nguồn kinh phí địa phương

- Ngân sách của tỉnh bố trí cho việc triển khai các chương trình, dự án, hệ thống thông tin dùng chung thống nhất từ tỉnh đến cơ sở và các nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong các sở, ban, ngành, nhất là các sở, ngành có tham gia CSDL quốc gia thành phần. Quan tâm hỗ trợ một phần kinh phí cho các địa phương thực sự khó khăn khi triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT.

- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh điều tiết, bố trí kinh phí đầu tư, sự nghiệp được cấp để tổ chức xây dựng, cập nhật dữ liệu cho CSDL chuyên ngành và triển khai các ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan, đơn vị mình, như hệ thống QLVB&ĐH; hệ thống thông tin một cửa điện tử; hệ thống thông tin báo cáo; hệ thống quản lý hồ sơ CBCCVC và đánh giá kết quả làm việc; hệ thống quản lý công tác thanh tragiải quyết khiếu nại, tố cáo

- Các huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn rà soát, cân đối kinh phí đảm bảo thực hiện các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT thuộc phạm vi địa phương mình, trong đó tăng cường cho việc phát triển hạ tầng, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức và thực hiện số hóa, làm giàu dữ liệu.

b) Nguồn kinh phí Trung ương

- Tranh thủ sự đầu tư của Trung ương cho ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tại tỉnh.

- Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã chủ động làm việc với Bộ, ngành chủ quản để tranh thủ sự hỗ trợ về kinh phí và được tham gia vào các chương trình, dự án của Bộ, ngành, nhất là hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu quốc thành phần và chuyên ngành tại địa phương.

c) Nguồn kinh phí khác

Kinh phí triển khai các ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước được lồng ghép trong các chương trình dự án khác. Một dự án có thể được bố trí từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Tăng cường huy động nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, nhà tài trợ hỗ trợ ứng dụng CNTT trong và ngoài nước.

More