Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040

14:4, Thứ Hai, 14-11-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Thực hiện Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 16/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, ngày 11/11/2022 UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch số 2131 Kế hoạch triển khai thực hiện  Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

Kế hoạch yêu cầu: Phát triển ngành công nghiệp hóa chất trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam theo từng thời kỳ, từng giai đoạn; phù hợp với điều kiện thực tiễn, phù hợp Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và định hướng phát triển công nghiệp theo Chương trình hành động số 22/CTr-TU ngày 17/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về “Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phù hợp với các quy định hiện hành.

Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện

1. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư

- Có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút các dự án đầu tư vào phân ngành trọng điểm ưu tiên đầu tư trong ngành hóa chất có ứng dụng công nghệ hiện đại, bền vững và bảo vệ môi trường.

- Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục các dự án hóa chất công nghiệp khuyến khích đầu tư, không khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh; trong đó tập trung trước tiên là giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để định hướng thu hút đầu tư.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp.

2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư dự án và thực thi pháp luật trong lĩnh vực hóa chất

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ thiết kế các dự án thuộc phân ngành hóa chất; thực hiện lấy ý kiến của Bộ Công Thương về sự phù hợp của các dự án đầu tư trong lĩnh vực hóa chất với Chiến lực phát triển ngành hóa chất khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát các dự án đầu tư sau cấp phép; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hóa chất trên địa bàn tỉnh.

- Tham gia phối hợp với Bộ, ngành và các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về yêu cầu đối với dự án hóa chất, đảm bảo phù hợp chiến lược phát triển ngành, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh; các yêu cầu đảm bảo an toàn hóa chất và bảo vệ môi trường; các yêu cầu về áp dụng công nghệ tiên tiến; sử dụng hợp lý các nguồn lực, tài nguyên, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng; áp dụng tiêu chí hóa học xanh.

3. Hình thành, mở rộng và phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đáp ứng nhu cầu về quỹ đất cho nhóm ngành hóa chất

- Nghiên cứu mở rộng, bổ sung quy hoạch phân khu chức năng cho nhóm ngành hóa chất; hình thành công nghiệp hóa chất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện còn quỹ đất hoặc các khu, cụm công nghiệp xây dựng mới có diện tích đủ lớn, xa khu vực dân cư, thuận tiện kết nối giao thông, có đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dịch vụ, đảm bảo các yêu cầu về an toàn, môi trường, phát triển bền vững; nhằm thu hút các dự án hóa chất ưu tiên khuyến khích đầu tư, các cơ sở sản xuất hóa chất hiện có đang nằm trong khu dân cư cần phải di dời vào khu, cụm công nghiệp tập trung.

- Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp và các dự án đầu tư công nghiệp hóa chất trong các khu, cụm công nghiệp tập trung.

4. Phát triển nguồn nhân lực

- Xác định nhu cầu nhân lực của các phân ngành hóa chất ưu tiên đầu tư phát triển để có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn theo các cấp trình độ đáp ứng nhu cầu của từng phân ngành trong từng thời kỳ.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, các nhà quản lý và quản trị doanh nghiệp; tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững, phát triển các hình thức hợp tác quốc tế về đào tạo công nhân kỹ thuật. Tranh thủ các nguồn tài trợ của nước ngoài về vốn, chuyên gia kỹ thuật để đào tạo lao động có kỹ năng, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của ngành.

5. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới thiết bị công nghệ

Triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình khoa học và công nghệ cho hoạt động hỗ trợ ứng dụng và phát triển; đổi mới, chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm ngành hóa chất theo chuỗi giá trị phục vụ các ngành công nghiệp khác.

6. Coi trọng công tác bảo vệ môi trường trong phát triển ngành công nghiệp hóa chất

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nâng cao nhận thức trong việc phòng ngừa và bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động hóa chất.

- Thực hiện tốt công tác quản lý nước về môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở hoạt động hóa chất không tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường.

- Các khu, cụm công nghiệp phải hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đi vào hoạt động. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường, tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường trong thu hút đầu tư và sản xuất công nghiệp.

- Không cấp phép đầu tư các dự án hóa chất với công nghệ lạc hậu, đã qua sử dụng, mức tiêu thụ tài nguyên, năng lượng cao.

Xem nội dung quyết định tại đây!

Nguyễn Liên

Các tin khác