Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 15-7-2021

Post date: 15/07/2021

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

1.                Chiến lược mới, bệnh nhân Covid-19 có thể xuất viện sau 2-3 ngày. 1

2.                TP Hồ Chí Minh chính thức thí điểm cách ly F0 tại nhà. 2

3.                Thành ủy TPHCM bác bỏ tin lãnh đạo thành phố mắc COVID-19. 3

4.                "Kêu trời" vì giấy xét nghiệm COVID-19, doanh nghiệp như "ngồi trên đống lửa". 3

5.                Bộ GTVT yêu cầu mở thêm “luồng xanh” cho hàng hóa lưu thông. 4

6.                Hà Nội lên kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho 5,1 triệu người 5

CHÍNH SÁCH MỚI 6

7.                Tiền lương của cán bộ, công chức sẽ có nhiều thay đổi từ 1/7/2022. 6

TIN QUỐC HỘI 7

8.                Khắc phục khuynh hướng đổ lỗi cho cơ chế. 7

9.                Cần 90.000 tỷ đồng để mỗi năm xóa nghèo cho 1,5 triệu người 8

10.             Chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác nhân sự tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV.. 9

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP. 10

11.             Doanh nghiệp ASEAN chọn Việt Nam vào Top 3 thị trường hấp dẫn. 10

12.             Samsung phủ nhận tin tạm dừng 15 ngày tại nhà máy ở Khu công nghệ cao TPHCM.. 10

13.             Doanh nghiệp tại TPHCM phải đảm bảo "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường - 2 địa điểm"  11

14.             Lo lắng “đứt gãy” chuỗi cung ứng. 12

QUẢN LÝ.. 13

15.             Sẽ thí điểm sáp nhập một số tỉnh giai đoạn 2022-2026?. 13

16.             Đang hoàn thiện đề án "xử lý hình sự về hành vi làm giàu bất hợp pháp". 14

17.             Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "40.000 lao động không thể xuất cảnh do Covid-19". 15

18.             Lao động mất việc ở TP.HCM sẽ nhận hỗ trợ sau 7 ngày. 17

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 17

19.             Thay đổi thành viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. 17

20.             Sắp tới, cục thuế ở 6 thành phố lớn sẽ "khai tử" hóa đơn giấy. 18

21.             TPHCM: Tính toán giảm 1/2 thời gian làm thủ tục nhà, đất 19

22.             Vĩnh Long: Cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. 20

THẾ GIỚI 20

23.             Trợ cấp thất nghiệp cao, nhiều người Mỹ không muốn đi làm.. 20

 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Chiến lược mới, bệnh nhân Covid-19 có thể xuất viện sau 2-3 ngày

Việt Nam điều chỉnh giảm thời gian nằm viện với bệnh nhân Covid-19 và giảm thời gian cách ly tập trung còn 14 ngày.

 Chiều tối 13/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long làm việc với Bộ phận thường trực đặc biệt tại TP.HCM và các chuyên gia để đánh giá diễn biến đợt dịch thứ 4 cũng như thảo luận về hướng mới trong điều trị, cách ly, xét nghiệm bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía nam. 

Tại cuộc họp, các chuyên gia đánh giá, biến thể Delta (biến thể Ấn Độ) có khả năng lây lan nhanh và nhiều trong những ngày đầu do việc đào thải mầm bệnh ở nồng độ rất cao.

 Song so với trước đây, diễn biến bệnh không thay đổi nhiều. Kết quả thống kê khoảng 20.000 bệnh nhân cho thấy gần 70% không ghi nhận triệu chứng. Các trường hợp bệnh nhân có diễn biến nặng thường xảy ra sau 7 – 10 ngày từ khi phát hiện dương tính.

 Căn cứ diễn biến nồng độ virus và diễn biến lâm sàng, Bộ Y tế quyết định giảm thời gian điều trị và cách ly.

 Cụ thể, với các trường hợp mắc Covid-19 không có triệu chứng đang điều trị tại các cơ sở y tế, sẽ xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 9 và ngày thứ 10. Nếu 2 lần xét nghiệm có kết quả âm tính hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ virus thấp (giá trị CT >=30), thì được xuất viện và không phải thực hiện cách ly vì khả năng lây ra cộng đồng hầu như không có.

 Trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới phát hiện ngoài cộng đồng, tất cả đều chuyển vào cơ sở y tế điều trị như bình thường. Trường hợp nồng độ cao, không có triệu chứng sẽ tuân thủ quy trình ra viện sau 9-10 ngày như trên.

 Trường hợp dương tính nhưng nồng độ virus thấp CT>=30, khi chuyển vào cơ sở điều trị sẽ được xét nghiệm ngay lần 2 sau 24 giờ. Như vậy nhanh nhất, sau 2-3 ngày, các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng, nồng độ virus thấp có thể xuất viện.

 Tất cả các trường hợp mắc Covid-19 sau khi xuất viện, tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày tiếp theo.

 Bộ Y tế cũng đã tổng kết hơn 400 trường hợp tái dương sau khi ra viện và không ghi nhận trường hợp nào lây lan ra cộng đồng. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo, nếu các địa phương phát hiện trường hợp tái dương tính trong cộng đồng thì không phải thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch như trước đây.

 Các trường hợp này chỉ cần tiếp tục theo dõi y tế, nếu xuất hiện triệu chứng cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi.

 Về thời gian cách ly tập trung, căn cứ thực tiễn, tham khảo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, CDC Hoa Kỳ và trao đổi với các địa phương, Bộ Y tế quyết định giảm thời gian cách ly tập trung xuống 14 ngày với mọi hình thức cách ly (cách ly tập trung, cách ly tại nhà) cho các đối tượng là người nhập cảnh và các trường hợp F1. (Vietnamnet.vn 14/7, Thúy Hạnh)Về đầu trang

TP Hồ Chí Minh chính thức thí điểm cách ly F0 tại nhà

Trước số ca mắc COVID-19 tăng cao, sau khi nhận được sự đồng ý của Bộ Y tế, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có văn bản chính thức cho thí điểm cách ly F0 tại nhà.

 Tuy nhiên, bước đầu chỉ một số F0 thỏa mãn các điều kiện. Có 2 trường hợp được áp dụng:

 - F0 không triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện nếu xét nghiệp PCR ngày 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp thì chuyển về nhà cách ly; tiếp tục xét nghiệm tại nhà vào ngày thứ 14 và ngày thứ 21.

 - F0 là các nhân viên y tế không có triệu chứng, có đủ điều kiện cách ly tại nhà, nhà phải đảm bảo đủ điều kiện như cách ly F1 tại nhà và tự theo dõi về tình trạng sức khỏe và xét nghiệm theo quy định.

 Các trường hợp F0 này phải được giám sát của cơ quan y tế địa phương và nơi làm việc, tuân thủ các biện pháp an toàn trong phòng, chống lây nhiễm.

 Việc triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đã vượt mốc 17.000 ca được các chuyên gia đánh giá là cách để giảm tải cho khối điều trị, đồng thời cũng tạo tâm lý thoải mái cho F0. Tuy nhiên, việc theo dõi cũng cần chặt chẽ để các F0 tuân thủ các biện pháp phòng dịch. (VTV.vn 14/7)Về đầu trang

Thành ủy TPHCM bác bỏ tin lãnh đạo thành phố mắc COVID-19

Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM khẳng định những thông tin lan truyền trên không gian mạng về việc lãnh đạo TPHCM mắc COVID-19, sẽ thực hiện đóng cửa toàn thành phố (lock down) là xuyên tạc, sai sự thật…

 Trưa 14/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM đã chính thức có thông tin bác bỏ các tin đồn gây hoang mang trong dư luận nhân dân đang lan truyền trên các trang mạng xã hội.

 Theo Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin về việc TPHCM sẽ thực hiện đóng cửa toàn thành phố (lock down) dẫn đến khan hiếm thực phẩm nên kêu gọi người dân tụ tập mua sắm, tích trữ hàng hóa; thông tin cho rằng lãnh đạo thành phố bị nhiễm COVID-19...

 Ban Tuyên giáo Thành ủy khẳng định những thông tin trên đều là thông tin sai sự thật, xuyên tạc. Lãnh đạo thành phố đang tập trung triển khai các biện pháp quyết liệt để kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch COVID-19. Đồng thời, triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho người dân.

 Ban Tuyên giáo Thảnh ủy TPHCM đề nghị người dân bình tĩnh, không nghe theo, không lan truyền các thông tin không chính xác.

 Người dân thành phố nên cập nhật thông tin từ báo chí. Các cơ quan chức năng của thành phố sẽ xử lý nghiêm đối với các trường hợp có hành vi lan truyền thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong xã hội. (Tienphong.vn 14/7, Huy Thịnh)Về đầu trang

"Kêu trời" vì giấy xét nghiệm COVID-19, doanh nghiệp như "ngồi trên đống lửa"

Ngoài vấn đề tăng chi phí, việc mỗi địa phương có những quy định khác nhau với giấy xét nghiệm COVID-19 đang khiến doanh nghiệp gặp khó.

 Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều tỉnh, thành vùng Đông và Tây Nam Bộ đã phải giãn cách xã hội theo nguyên tắc của Chỉ thị 15, Chỉ thị 16. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như "ngồi trên đống lửa" khi lo ngại quá trình vận chuyển hàng hoá sẽ gặp khó, không đảm bảo thời gian giao hàng.

 Với khoảng 150 container xuất đi mỗi tháng, một doanh nghiệp cho biết, kể cả trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16, doanh nghiệp này vẫn đang căng mình để làm kịp đơn hàng. Tuy nhiên, nghiệp cho biết hiện gặp không ít trở ngại trong lưu thông hàng hóa, khi các địa phương kiểm soát giấy xét nghiệm COVID-19 của lái xe. Điều đáng nói, mỗi địa phương có những quy định khác nhau khiến doanh nghiệp gặp khó.

 "Tàu nước ngoài không thể chờ chúng tôi được, chúng tôi đặt chỗ hàng rồi nhưng không ra kịp, dẫn đến hàng nằm lại. Đoàn tàu đấy bị huỷ và chúng tôi bị phạt. Khách hàng không chấp nhận hàng muộn vì phải 1 tuần hoặc 1 tháng sau mới đi được. Chưa kể những đơn vị vận tải chở vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất bị dừng lại dẫn đến hoạt động của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng", ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Nam Thái Sơn cho biết.

 Ngoài ra, giá xét nghiệm COVID-19 mỗi nơi mỗi khác, dao động từ 300.000 - 700.000 đồng/lần cũng khiến doanh nghiệp gia tăng chi phí trong bối cảnh khó khăn hiện tại.

 Theo Tổng Giám đốc Công ty T&T Vina Nguyễn Đình Tùng, cứ 3 ngày thì tài xế phải đến bệnh viện xét nghiệm luân phiên để vận chuyển hàng hoá.

 Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), hiện nay để thực hiện mục tiêu xuất nhập khẩu những tháng cuối năm, các doanh nghiệp cảng biển đang thay đổi cách thức làm việc, thuận tiện hơn cho khách hàng. Thay vì phải đến nơi làm thủ tục và mất cả ngày dài, thì giờ nhiều khâu đã được cắt giảm. Tuy nhiên, vấn đề vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp vẫn tương đối khó khăn.

 "Ngay từ việc lái xe đi từ địa phương này đến các địa phương khác, phải yêu cầu giấy xét nghiệm, giấy xét nghiệp phải là PCR. Biện pháp trước mắt là tạo cơ chế luồng xanh, hỗ trợ tạo luồng đặc biệt để doanh nghiệp lưu thông hàng hoá", ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết.

 Lãnh đạo Bộ Công thương cũng cho biết, sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, tìm kiếm giải pháp để lưu thông hàng hoá được thông suốt. (Kênh VTV1 – Bản tin Tài chính Kinh doanh lúc 21h49 ngày 13/7)Về đầu trang

Bộ GTVT yêu cầu mở thêm “luồng xanh” cho hàng hóa lưu thông

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa yêu cầu các Sở GTVT khu vực phía Nam khẩn trương điều tiết, trao đổi để mở thêm "luồng xanh" giải tỏa hàng hóa trong trường hợp quá tải.

 Theo Tổng cục Đường bộ, tình hình giao thông tại các chốt kiểm dịch trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và các chốt trên các tuyến đường đi/đến TP Hồ Chí Minh kể từ ngày thực hiện Chỉ thị 16 đến nay cơ bản thông thoáng, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

 Tuy nhiên, việc chấp thuận kết quả xét nghiệm bằng phương pháp kháng nguyên (test nhanh) và PCR có thời điểm chưa thống nhất, gây khó khăn cho lái xe khi vận chuyển hàng hóa.

 Vì vậy, Bộ trưởng Bộ GTVT đề nghị các địa phương áp dụng Chỉ thị 15 và 16 của Chính phủ rà soát lại "luồng xanh", thông báo với Tổng cục Đường bộ và các Sở GTVT, để phối hợp quản lý và phải công bố rõ ràng, minh bạch.

 Đồng thời, áp dụng tối đa các giải pháp về công nghệ (QR code) để tiếp nhận đăng ký, cấp giấy thông hành; giấy thông hành phải đầy đủ thông tin liên quan đến phương tiện, lộ trình, loại hàng hóa để giảm thiểu thời gian kiểm tra qua các chốt…

 Nếu các "luồng xanh" xảy ra tình trạng quá tải, các Sở GTVT địa phương cần khẩn trương điều tiết, trao đổi để mở thêm "luồng xanh" giải tỏa hàng hóa.

 Bộ trưởng Bộ GTVT cũng yêu cầu các Sở GTVT phối hợp với các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh xác định nhu cầu hàng hóa, nhu cầu vận tải ra vào địa phương để phối hợp cùng các tỉnh, thành phố khác điều tiết lưu lượng, lịch trình xe cho phù hợp, tránh gây ùn ứ cục bộ tại từng thời điểm… 

Các địa phương xem xét phương án linh hoạt trong việc áp dụng quy định bắt buộc cách ly y tế đối với lái xe khi trở về từ vùng dịch.

 Các doanh nghiệp vận tải phải chủ động xét nghiệm COVID-19, theo dõi sức khỏe lái xe. Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và đơn vị tiếp nhận hàng có thể kiểm tra chéo các quy định dịch tễ đối với lái xe, doanh nghiệp vận tải… Các doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp khi tổ chức đưa đón công nhân phải đăng ký phương tiện, giảm tải 50%, công nhân được xét nghiệm…

 Để chủ động trong bối cảnh dịch bệnh còn nguy cơ kéo dài, Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục Đường bộ xây dựng phương án, kịch bản và có hướng dẫn cụ thể về tổ chức hoạt động vận tải đối với từng tình huống khi các địa phương áp dụng Chỉ thị 15 và 16 của Chính phủ… (VTV.vn 14/7)Về đầu trang

Hà Nội lên kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho 5,1 triệu người

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết đây là số người đủ điều kiện theo độ tuổi. TP sẽ chia thành 10 nhóm ưu tiên để đảm bảo tính chính xác, minh bạch.

 Trao đổi với báo chí ngày 14/7, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà thông tin về chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 của Hà Nội và một số điểm mới trong phương thức đăng ký, sàng lọc đối tượng tiêm.

 Theo bà Hà, ai cũng có thể đăng ký tiêm chủng qua các cách thức như: Đăng ký qua giấy tại xã, phường; đăng ký online trên website của Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 hoặc trên ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" của điện thoại thông minh.

 "Chúng tôi sẽ căn cứ vào phiếu đăng ký để sàng lọc. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, có người tiêm ở các điểm tiêm thông thường, nhưng có người phải tiêm ở bệnh viện để được giám sát", bà Hà nói.

 Về những người trên 65 tuổi có nhu cầu tiêm vaccine, bà Hà cho rằng nhóm này vẫn nên đăng ký, nhưng cần điền thông tin rất cụ thể, nhất là về số tuổi. Qua kiểm tra sàng lọc, cơ quan y tế sẽ quyết định việc họ được tiêm hay không. Nếu tiêm, họ cũng bắt buộc phải tiêm ở bệnh viện. 

Để bảo đảm giãn cách, tránh xảy ra đông người tại điểm tiêm chủng, thành phố sẽ căn cứ vào phiếu đăng ký tiêm để xây dựng kế hoạch phù hợp. Cơ quan y tế sẽ gọi điện, nhắn tin mời người trong danh sách đến tiêm chủng. Người dân sẽ đến tiêm theo thứ tự được gọi. Người dân cần chấp hành nghiêm các quy định, tuân thủ quy định 5K. 

Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, TP đã xây dựng chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 với quy mô lớn, trong đó mục tiêu an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu. Số lượng người trong độ tuổi cần tiêm chủng (tạm tính từ 18 đến 65) của Hà Nội là trên 5,1 triệu người. Ngoài ra, TP cũng lên kế hoạch tiêm mở rộng sang đối tượng khác.

 "Người đăng ký tiêm được chia thành 10 nhóm theo thứ tự ưu tiên để bảo đảm tính chính xác, minh bạch trong việc tiếp cận vaccine", bà Hà nói.

 Nếu nguồn cung vaccine bảo đảm, thành phố sẽ tiêm 200.000 mũi/ngày. Sở Y tế huy động 100 tổ cấp cứu cơ động để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp xảy ra các phản ứng sau tiêm.

 Trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận 342 ca mắc Covid-19. Số trường hợp ghi nhận ngoài cộng đồng 185 ca, số người cách ly nhiễm nCoV là 157 ca. (Zingnews.vn 14/7, Sơn Hà)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Tiền lương của cán bộ, công chức sẽ có nhiều thay đổi từ 1/7/2022

Tiền lương của cán bộ, công chức từ 01/7/2022 tính theo số tiền cụ thể căn cứ vào vị trí việc làm của từng đối tượng thay vì tính theo hệ số và mức lương cơ sở như hiện nay.

 Nghị quyết số 01/NQ-CP giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước 2021 nêu rõ: trong năm 2021 "Xây dựng, hoàn thiện hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập". 

Tuy nhiên, do tình hình COVID-19 nên việc cải cách tiền lương dự kiến thực hiện trong năm 2021 đã rời sang ngày 1/7/2022. Do đó, từ 01/7/2022, lương của công chức sẽ được tính theo vị trí việc làm bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới gồm:

 - Một bảng lương chức vụ với công chức giữ chức vụ lãnh đạo: Thể hiện được thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ nào thì hưởng lương của chức vụ đó; giữ nhiều chức vụ thì hưởng mức lương cao nhất; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới…

 - Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức: Công việc cùng mức độ phức tạp thì lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn thì được phụ cấp theo nghề; bổ nhiệm vào ngạch công chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức...

 Trước đó, ngày 21/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương với công chức. Theo Nghị quyết này, hệ thống bảng lương hiện nay bộc lộ nhiều bất cập, chưa thể hiện được rõ giá trị thực của tiền lương; khó đánh giá năng suất lao động, hiệu quả công tác của công chức.

 Theo đó, một trong những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết này về cải cách tiền lương tiến tới Nhà nước sẽ trả lương cho công chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thông qua: Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. (VTV.vn 14/7)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Khắc phục khuynh hướng đổ lỗi cho cơ chế

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sáng nay (13/7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến về báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025, kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, các báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra đã được chuẩn bị công phu, sắc sảo, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và sát với tình hình thực tế, thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội và là bài học kinh nghiệm cần phát huy trong thời gian tới. Về những nội dung cần tiếp tục hoàn thiện, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các báo cáo cần đánh giá sát đúng và nổi bật hơn nữa kết quả, thành tựu của 5 năm vừa qua, nhất là những nỗ lực vượt khó trong năm 2020, năm chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch COVID-19. Chủ tịch Quốc hội lưu ý báo cáo đánh giá thêm về kết quả của việc vận hành cơ chế đầu công trung hạn với việc khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, bảo đảm an ninh, an toàn tài chính, tiết kiệm chi ngân sách.

 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, bối cảnh tình hình được Đảng đánh giá tại Đại hội XIII rất toàn diện và sâu sắc, do vậy các báo cáo cũng cần thể hiện rõ nét tinh thần này để phát huy thế mạnh cũng như có giải pháp kịp thời để đảm bảo kinh tế vĩ mô, an toàn nợ công, không để nợ xấu quay trở lại. Đề nghị nhanh chóng thể chế hóa chủ trương, định hướng trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, rà soát sửa đổi, hoàn thiện hệ thống thể chế theo hướng khắc phục 2 khuynh hướng hoặc bảo thủ, hoặc đổ thừa cho cơ chế.

 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần sớm triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm Luật Quản lý thuế để tạo dư địa nhiều hơn cho doanh nghiệp phát triển nhằm nuôi dưỡng nguồn thu. Cho biết các dự án trọng điểm quốc gia hiện vẫn còn quá ít, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ nhanh chóng xác định danh mục và chuẩn bị đầu tư các dự án này để sớm trình Quốc hội cho ý kiến. Bên cạnh đó là tập trung giải quyết các dự án tồn đọng trước khi tạo ra năng lực sản xuất mới cũng như đặt chỉ tiêu phát triển cho từng năm, năm sau phải cao hơn năm trước.

 Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất dự kiến tổng mức vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 gần 2,9 triệu tỷ đồng. Thống nhất mức dự kiến bố trí 100.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, an sinh xã hội bền vững. Bên cạnh đó, chính phủ đã dự kiến bố trí khoảng trên 180.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho đầu tư các dự án quan trọng quốc gia. Cũng tại phiên họp, một số thành viên Uỷ ban thường vụ đề nghị Chính phủ tính toán tác động của việc tiêm ngừa COVID-19 toàn dân, bởi việc làm này sẽ góp phần ổn định đời sống kinh tế xã hội, góp phần phục hồi kinh tế, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp, người dân và Nhà nước trong 5 năm tới. (VTV.vn 14/7)Về đầu trang

Cần 90.000 tỷ đồng để mỗi năm xóa nghèo cho 1,5 triệu người

Chiều 13/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.

 Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; khuyến khích các địa phương vận dụng các chính sách, cơ chế giảm nghèo và an sinh xã hội đặc thù áp dụng cho các đối tượng trên địa bàn bằng nguồn lực của địa phương.

 Trong nhiều chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025, Chính phủ xác định phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo so với đầu kỳ, giảm 1,5 triệu người nghèo/năm theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia.

 Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo tăng 20% - 25%/năm; bình quân mỗi năm có 500.000 hộ gia đình tham gia dự án, mô hình giảm nghèo.

 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 95% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật giảm nghèo và kiến thức, kỹ năng, mô hình giảm nghèo hiệu quả thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.

 Một số chỉ tiêu đáng chú ý khác của chương trình là giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%; tỷ lệ thiếu việc làm nhỏ hơn 1,89%. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội ở mức 45%; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 35%; tỷ lệ thời gian làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công là 1,4 lần phụ nữ so với nam giới.

 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng thông tin, tổng kinh phí thực hiện chương trình là 90.260 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 50.000  tỷ đồng (vốn đầu tư tối thiểu là 20.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 30.000 tỷ đồng). Ngân sách địa phương cần khoảng 21.760 tỷ đồng (vốn đầu tư: 10.350 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 11.410 tỷ đồng). Nguồn huy động hợp pháp khác khoảng 18.500 tỷ đồng (vốn đầu tư: 11.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 7.500 tỷ đồng).

 Thẩm tra đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng chương trình.

 Theo cơ quan thẩm tra, để giảm nghèo thực sự bền vững, đòi hỏi cả nước trong giai đoạn 2021-2025 phải giảm tỷ lệ tái nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh, ngoài việc giảm nghèo về thu nhập cần tập trung giải quyết các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản để đảm bảo hàng năm giảm 1-1,5% tỷ lệ người nghèo theo chuẩn đa chiều. (Dantri.com.vn 14/7, Thái An)Về đầu trang

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác nhân sự tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV

Sau 2 ngày làm việc, phiên họp cuối cùng của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã bế mạc vào sáng 14/7.

 Kết luận phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá các báo cáo của Chính phủ, thẩm tra của Quốc hội, nhất là báo cáo về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đã được chuẩn bị công phu nghiêm túc có chất lượng; bám sát tinh thần Đại hội XIII của Đảng cũng như kết luận của Trung ương. Các báo cáo đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu mà Đại hội XIII đã đề ra.

 Chủ tịch Quốc hội cho biết, cùng với hoàn thành chương trình tại các phiên họp trước đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (từ phiên họp thứ 56), đến nay tất cả các nội dung để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV đã được chuẩn bị hoàn tất, sẵn sàng cho ngày khai mạc (dự kiến vào ngày 20/7).

 Cho biết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV có nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt đảm bảo cho thành công của cả nhiệm kỳ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tất cả các cơ quan, cần tiếp tục chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình Quốc hội, nhất là công tác bầu, phê chuẩn các chức danh chủ chốt của bộ máy nhà nước cùng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 5 năm.

 Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan liên quan cần chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản phương án ứng phó phù hợp với diễn biến dịch COVID-19, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kỳ họp.

 Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021-2025; kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025, kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2021-2025; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025.

 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước gửi đến Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV (được tổng hợp trong quá trình tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026). Nghe Hội đồng bầu cử quốc gia báo cáo kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV.

 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026; cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Quốc hội và việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV. (VTV.vn 14/7)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

Doanh nghiệp ASEAN chọn Việt Nam vào Top 3 thị trường hấp dẫn

Một kết quả khảo sát vừa được đề cập trong báo cáo do Ngân hàng Standard Chartered mới công bố mang tựa đề "Kinh doanh không biên giới: Hành lang thương mại nội khối ASEAN", trong đó xem xét các cơ hội có thể thúc đẩy quá trình tăng trưởng xuyên biên giới ở trong khu vực.

 Theo đó, các doanh nghiệp ASEAN rất lạc quan về triển vọng tăng trưởng tại khu vực trong 12 tháng tới. Trong đó, Việt Nam nằm trong top 3 thị trường hấp dẫn nhất để doanh nghiệp mở rộng hoạt động, sản xuất.

 Ba trong số những động lực quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ việc mở rộng hoạt động kinh doanh trong khu vực gồm có: Khả năng tiếp cận thị trường tiêu dùng ngày càng mở rộng tại ASEAN, khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế thông qua mạng lưới các Hiệp định thương mại tự do và nguồn lao động dồi dào có tay nghề cao. 

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thị trường nội địa ngày càng mở rộng, tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, Việt Nam tiếp tục mang đến nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp.

 Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam - Michele Wee nhận định: "Việt Nam tiếp tục mang đến những cơ hội kinh doanh và đầu tư hấp dẫn nhờ nền tảng cơ bản mạnh mẽ - tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thị trường nội địa ngày càng mở rộng, chi phí lao động thấp, lực lượng lao động dồi dào, tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do và có vị trí địa lý chiến lược". (VTV.vn 14/7)Về đầu trang

Samsung phủ nhận tin tạm dừng 15 ngày tại nhà máy ở Khu công nghệ cao TPHCM

Đại diện Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP. HCM khẳng định, các doanh nghiệp trong khu công nghệ cần sớm có phương án phòng chống dịch, sắp xếp chỗ ăn ở cho công nhân, kế hoạch sản xuất để Ban quản lý và các đơn vị đánh giá. Những nhà máy nào đủ điều kiện phòng dịch sẽ được tiếp tục vận hành, nếu không phải tạm dừng hoạt động trong vòng 15 ngày để phòng dịch.

 Bloomberg đưa tin, mới đây loạt công ty TNHH điện tử Samsung và một số doanh nghiệp khác có nhà máy tại Khu công nghệ cao TP. HCM tạm dừng hoạt động cho đến khi nhà máy sắp xếp, bố trí chỗ ăn, ở cho công nhân tại nơi làm việc.

 Hãng tin này cũng trích dẫn thông tin từ phía diện Khu Công nghệ cao TP. HCM: "Chúng tôi đã yêu cầu không chỉ nhà máy của Samsung, mà tất cả các nhà máy đều phải đóng cửa tạm thời, cho đến khi họ đưa ra các kế hoạch về kiểm dịch, bố trí nơi ở cho công nhân tại nhà máy. Sau khi xem xét các đề xuất, chúng tôi sẽ đồng ý cho mở cửa trở lại đối với các trường hợp có phương án đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch".

 Ngoài ra, tập đoàn Intel - tập đoàn có nhà máy thử nghiệm và lắp ráp trong khu công nghệ cao được phép tiếp tục hoạt động sau khi đã thỏa mãn yêu cầu từ phía ban quản lý, như bố trí chỗ ngủ cho công nhân và hạn chế một số hoạt động sản xuất. Bloomberg thông tin, Intel chưa có phản hồi về thông tin này vì hiện đang đã sau giờ làm việc.

 Về phía Công ty TNHH Điện tử Samsung (SEHC), đại diện công ty cho biết, hiện tại các nhà máy SEHC đang sắp xếp khu vực lưu trú ngay tại nhà máy nhằm đảm bảo an toàn và thực hiện đúng theo yêu cầu phòng chống dịch.

 Theo công văn của UBND thành phố Thủ Đức, từ 0h ngày 15/7, các nhà máy, doanh nghiệp, công ty trên địa bàn được yêu cầu chỉ hoạt động, sản xuất khi bố trí được cho công nhân ăn ở tại chỗ, quản lý chặt chẽ, tổ chức xe đưa đón, không để lao động tự ý rời doanh nghiệp để tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Đặc biệt, các nhà máy, doanh nghiệp nếu không đáp ứng đủ điều kiện phòng dịch nêu trên, sẽ phải tạm dừng sản xuất 15 ngày để cải thiện.

 Trước đó, nhà máy Nidec Việt Nam đã dừng sản xuất gần 1 tuần khi phát hiện ca nhiễm. Công ty cũng đã bố trí phương án ăn ở tại nơi làm việc cho hơn 4.000 công nhân. Ngoài ra, 150 người sinh sống ở các khu vực phong tỏa tại phường Tân Phú, thành phố Thủ Đức cũng được công ty bố trí ở tại các khách sạn, nhà nghỉ gần Khu công nghệ cao. 

Tương tự, với tổng gần 4.000 công nhân tại các nhà máy khác thuộc Tập đoàn Nidec như Nidec Servo, Nidec Copal, do có 1 một ca dương tính nên công ty đã giảm số lượng công nhân xuống còn khoảng 35% so với trước. Hai doanh nghiệp đã có phương án vừa phòng, chống dịch vừa sản xuất, chờ thẩm định của cơ quan chức năng xem có đủ điều kiện phòng dịch để tiếp tục hoạt động hay tạm dừng. (Cafef.vn 14/7)Về đầu trang

Doanh nghiệp tại TPHCM phải đảm bảo "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường - 2 địa điểm"

Doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh muốn tiếp tục hoạt động sản xuất kể từ ngày 15/7 phải đảm bảo một trong 2 điều kiện nói trên.

 Tại cuộc họp báo về tình hình công tác phòng, chống dịch COVID-19 chiều 13/7, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết qua công tác sàng lọc, tầm soát, truy vết cho thấy số lượng ca nhiễm là công nhân ở các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao có mối liên hệ với nơi ở của công nhân đang phân tán rộng khắp địa bàn các quận, huyện, TP Thủ Đức. "Điều này dẫn đến nguy cơ rất cao lây nhiễm từ nơi ở của công nhân vào nơi sản xuất và ngược lại", ông Phong nhấn mạnh.

 Do đó, để thực hiện tốt nhất "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch bệnh vừa thúc đẩy, phát triển kinh tế, trong đó mục tiêu đảm bảo sức khỏe của Nhân dân là trên hết, trước hết, ông Nguyễn Thành Phong chỉ đạo cho phép tiếp tục hoạt động sản xuất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn TP khi đảm bảo một trong hai trường hợp:

 - Một là doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện vừa sản xuất vừa cách ly người lao động tại chỗ với phương châm 3 tại chỗ: sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ.

 - Hai là doanh nghiệp đảm bảo thực hiện phương châm "1 cung đường - 2 địa điểm": chỉ duy nhất một cung đường vận chuyển công nhân tập trung từ nơi ở đến nơi sản xuất (có thể chọn ký túc xá, khách sạn, chỗ ở tập trung cho công nhân).

 Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo theo hoạt động nêu trên thì dừng hoạt động từ 0h ngày 15/7 cho đến khi có chỉ đạo mới.

 UBND TP giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thẩm định các doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện trên và đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch thì mới cho phép tiếp tục hoạt động sản xuất.

 Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện xét nghiệm định kỳ với công nhân 7 ngày/lần, chi phí do doanh nghiệp tự chi trả. (VTV.vn 14/7)Về đầu trang

Lo lắng “đứt gãy” chuỗi cung ứng

Những ngày qua, doanh nghiệp vận tải hàng hoá căng như dây đàn vì yêu cầu ra - vào hầu hết các địa phương đều cần phải có “Giấy thông hành”, test âm tính COVID-19 giá trị 3 ngày, thậm chí một số tỉnh giờ rút xuống 1 ngày. Trước sự cứng nhắc của nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp lo ngại sẽ diễn ra hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng, nếu tình trạng này không có cách giải quyết linh hoạt hơn…

 Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistic Việt Nam & Hiệp hội Doanh nghiệp hàng quá cảnh Lạng Sơn – ASEAN cho biết, có tình trạng lái xe chạy 1 ngày, về bị địa phương cách ly đến 14 ngày. Nhiều lái xe sinh tâm lý e ngại mà bỏ việc hàng loạt.

 Phía Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistic VN băn khoăn: “Có nhất thiết phải cực đoan vậy không? Và hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ được vận chuyển đi khắp nơi trong cả nước như thế nào? Không có bất kỳ công ty vận tải nào đủ số lượng tài xế để chạy 1 chuyến, “nằm” 14 ngày !".

 Ngoài ra, về hiệu lực kiểm tra COVID-19 khi đi đường, nhiều địa phương cho phép là 3 ngày, nhưng đi test mất nửa ngày; việc đi, về thậm chí một chuyến hàng từ Nam ra Bắc (hoặc ngược lại) mất cả tuần. Nếu thi hành triệt để thì tài xế ít nhất phải hai lần test nhanh COVID-19 trên đường vận chuyển. Chi phí test nhanh COVID-19 các công ty vận tải đang phải chịu và buộc phải tính vào giá thành.

 Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistic Việt Nam đã có kiến nghị khẩn gửi đến Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế cùng một số bộ, địa phương để trình bày về giải pháp nhằm, đảm bảo phòng chống dịch mà vẫn duy trì được lực lượng vận tải hàng hoá, nếu không, chuỗi vận tải đứt gãy, dẫn tới chuỗi hàng hoá đứt gãy, hậu quả sẽ căng không kém ảnh hưởng trực tiếp của dịch.

 Trong đó, nhiều doanh nghiệp đề xuất cần sớm tiêm vaccine cho tài xế, nhân viên xuất khẩu tại các cảng, nhân viên logistic, đội bốc vác kho, do phải tiếp xúc nhiều. Hiện ước có khoảng 800 ngàn lái xe thuộc các hiệp hội vận tải tham gia trong chuỗi cung ứng. TP Hồ Chí Minh đã ưu tiên cho nhóm này.

 Ngoài ra, dọc đường, lập các trạm nghỉ dành riêng cho tài xế. Tại các trạm này có kiểm dịch, 5K để kịp thời phát hiện người mắc, nhiễm SARS-CoV-2, nhằm hạn chế tối đa lây cho đồng nghiệp.

 Hơn hết, tại điểm nhận hàng cũng nên có phòng riêng cho đội ngũ lái phụ xe; đội khử khuẩn y tế và mở, tăng cường các thủ tục, quy trình giao nhận theo công nghệ 4.0 nhằm hạn chế tối đa sự tiếp xúc gần giữa nhân viên tại chỗ với tài xế… Và cuối cùng là triệt để áp dụng 5K ở bất kỳ địa điểm nào. 

Trước tình hình dịch bệnh bùng phát, lan rộng và chưa từng có tiền lệ thì có thể có hiện tượng “rối” trong công tác điều hành giữa trung ương với địa phương (và cả các địa phương lẫn nhau). Vì vậy cần sớm phát hiện, nhanh chóng lấp đầy các khoảng hở trong các biện pháp phòng chống đại dịch, nhằm bảo đảm thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ, vừa chống dịch thành công, vừa bảo đảm phát triển kinh tế, mà ngành logistic là một trong những mắt xích quan trọng. (Laodong.vn 14/7, Trung Hiếu)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Sẽ thí điểm sáp nhập một số tỉnh giai đoạn 2022-2026?

Bộ Nội vụ vừa cho biết đang dự thảo Báo cáo, Tờ trình và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để lấy ý kiến Nhân dân.

 5 năm (2016-2021) thực hiện Nghị quyết số 1211, đặc biệt là sau hơn 2 năm (2019-2021) thực hiện Nghị quyết số 653/2019, theo đề nghị của các địa phương, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 85 Nghị quyết về thành lập, nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

 Kết quả đã khắc phục cơ bản tình trạng chia tách làm tăng đơn vị hành chính trong các nhiệm kỳ trước, bước đầu giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện (từ 713 đơn vị xuống còn 705 đơn vị), giảm 563 đơn vị hành chính cấp xã so với năm 2016 (từ 11.162 đơn vị xuống còn 10.599 đơn vị) phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa ở các địa phương.

 Các đơn vị hành chính nông thôn có xu hướng giảm (giảm: 18 huyện, 707 xã, do nhập hoặc chuyển thành đơn vị hành chính đô thị), các đơn vị hành chính đô thị có xu hướng tăng nhanh (tăng 13 thành phố thuộc tỉnh, 138 phường và 6 thị trấn); đồng thời, đã triển khai được mô hình "thành phố trong thành phố" (thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM). Đặc biệt, không có trường hợp chia đơn vị hành chính các cấp và không có sự thay đổi đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh.

 Bộ Nội vụ đánh giá, việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được tiến hành trên cơ sở đồng thuận cao và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Trong quá trình thực hiện, các địa phương đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động và đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của Nhân dân…

 Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa quyết tâm thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, tiến độ thực hiện còn chậm so với lộ trình kế hoạch đề ra. Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện sắp xếp chưa đạt yêu cầu đề ra. Nhiều đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp vẫn chưa bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định.

 Đáng chú ý, thông tin từ Bộ Nội vụ cho biết sẽ đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với từng loại hình, đặc biệt là các đơn vị hành chính đô thị và các đơn vị hành chính có yếu tố đặc thù về an ninh, quốc phòng, miền núi, vùng cao.

 Trên cơ sở đó quy định điều khoản áp dụng đối với việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, làm căn cứ tiếp tục sắp xếp cấp huyện, cấp xã và thí điểm ở cấp tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

 Đồng thời với đó sẽ khắc phục các hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 1211/2016 để việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phù hợp hơn với thực tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị của đất nước.

 Cụ thể, Bộ Nội vụ sẽ đề xuất bổ sung quy định về tiêu chuẩn của thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, gồm các tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, loại đô thị và cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng có phân biệt cao hơn so với các đô thị cấp huyện khác, như: quy mô dân số từ 250.000 người trở lên (quận là 200.000 người, thành phố thuộc tỉnh là 180.000 người, thị xã là 120.000 người); diện tích tự nhiên từ 150 km2 (giữ nguyên như quy định hiện nay); tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 70% trở lên (thành phố thuộc tỉnh là 65%, thị xã là 50%); trình độ phát triển đô thị từ loại II trở lên (thành phố thuộc tỉnh là loại III, thị xã là loại IV); cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt tiêu chuẩn quy định (tiêu chuẩn cụ thể ban hành kèm theo Nghị quyết).

 Sửa đổi quy định về tiêu chuẩn quy mô dân số của thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận theo hướng tăng tiêu chuẩn này để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Theo đó, quy mô dân số của thành phố thuộc tỉnh từ 180.000 người trở lên, thị xã từ 120.000 người trở lên, quận từ 200.000 người trở lên.

 Sửa đổi quy định về tiêu chuẩn diện tích tự nhiên của thị xã từ 100 km2 trở lên để phù hợp với quy mô của thị xã trong tổng thể đơn vị hành chính đô thị ở cấp huyện… (Dantri.com.vn 14/7, Thế Kha)Về đầu trang

Đang hoàn thiện đề án "xử lý hình sự về hành vi làm giàu bất hợp pháp"

Sáng 14/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã có buổi làm việc với các đơn vị thuộc Bộ này về tình hình thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

 Trong 6 tháng đầu năm 2021, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Tư pháp đã chú trọng chỉ đạo thực hiện tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng. Bộ Tư pháp đã ban hành quyết định thực hiện các đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2021; tổ chức cuộc thi báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi toàn quốc về phòng chống tham nhũng…

 Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã có văn bản đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương khẩn trương triển khai nhiệm vụ được phân công theo Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

 Đáng chú ý, đại diện Bộ Tư pháp cho biết đang chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Đề án "Nghiên cứu vấn đề xử lý hình sự về hành vi làm giàu bất hợp pháp" để trình Thủ tướng Chính phủ; tổng hợp ý kiến góp ý của các bộ, ban, ngành, địa phương đối với dự thảo Thông tư quy định tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản… 

Bộ Tư pháp cũng đã chủ trì, phối hợp rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định liên quan đến thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo.

 Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; phối hợp VKSND tối cao rà soát những bất cập, hạn chế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến việc xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế...

 Việc tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra về đấu giá tài sản; nâng cao hiệu quả công tác thi hành án để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế… cũng được triển khai quyết liệt.

 Bộ trưởng Lê Thành Long yêu cầu các đơn vị tập trung làm nổi bật các kết quả trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, đặc biệt là Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương đảng và chỉ đạo, ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ đến các bộ, ngành, địa phương.

 Riêng đối với công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đấu giá tài sản, ông Long cho biết, sẽ căn cứ vào tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19 để tổ chức các đoàn kiểm tra trực tiếp theo kế hoạch… (Dantri.com.vn 14/7, Thế Kha)Về đầu trang

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "40.000 lao động không thể xuất cảnh do Covid-19"

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2021 của ngành và triển khai thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg. Chương trình do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức sáng 14/7 tại Hà Nội.

 Quan tâm tới đối tượng người có công với cách mạng, Bộ trưởng nhấn mạnh việc chăm lo nhiều hơn và tổ chức thật tốt dịp kỷ niệm 74 năm Ngày thương binh liệt sĩ: "Năm nay do tình hình dịch bệnh, Trung ương không tổ chức các chương trình, hoạt động quy mô lớn nhưng không vì thế mà chúng ta không quan tâm người có công".

 Theo đó, trên cơ sở các chính sách đãi ngộ người có công đã được ban hành trong dịp này, các địa phương phải tổ chức thật tốt để các chính sách này đến được với người có công nhanh, đúng và đầy đủ nhất.

 Đối với các đối tượng như người cai nghiện, người già tại các cơ sở bảo trợ và cai nghiện cần có hình thức phù hợp để chăm lo, đảm bảo đời sống, ổn định. Đồng thời đảm bảo xây dựng môi trường tốt, đấu tranh phòng, chống bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ, nhất là tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em.

 Về giáo dục nghề nghiệp, ngành cần chú trọng triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là kỹ năng lao động, đào tạo, đào tạo lại lao động gắn với thị trường lao động.

 "Hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần phối hợp thật tốt với các doanh nghiệp để chỉ đạo xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng. Đây là lần đầu tiên, gói hỗ trợ cho phép sử dụng khoảng 4.500 tỷ đồng để dành cho công tác đào tạo phục hồi giữ chân người lao động hậu Covid-19. Đây là thời cơ vàng với doanh nghiệp khi được hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo cho người lao động" - Bộ trưởng lưu ý.

 Về công tác giảm nghèo, Bộ trưởng giao cho Văn phòng quốc gia về giảm nghèo trong tuần này cần tham mưu đề xuất mức chuẩn nghèo mới cho giai đoạn tới. Qua đó nhằm phục vụ cho các cuộc họp tới đây của Quốc hội bàn về giảm nghèo với các nội dung như: Chuẩn nghèo, tiêu chí, cách thức phân loại, đánh giá… 

Chia sẻ những lo lắng về tác động của Covid-19 với tình hình lao động việc làm, Bộ trưởng lưu ý: "Thời gian vừa qua, cả nước có hơn 70.000 doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động, trong đó có nhiều doanh nghiệp có quy mô, nguồn vốn lớn. Dịch cũng tác động đến 9,1 triệu người lao động, 540.000 người mất việc, hàng triệu người giãn việc, ngưng việc. Hàng triệu người tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất kinh doanh".

 Đặc biệt, khoảng 3,1 triệu người phải giảm, giãn việc luân phiên do tác động dịch Covid-19. Khu vực phi chính thức bị ảnh hưởng trầm trọng, hơn 40.000 người lao động xong thủ tục rồi nhưng không thể xuất cảnh.

 Bộ trưởng cho biết: "Những địa bàn chưa bị ảnh hưởng dịch phải tập trung củng cố thị trường lao động. Những đơn vị đang bị ảnh hưởng thì có kế hoạch sau dịch thì phục hồi, sau dịch này, phải "biến nguy thành cơ", phải đào tạo nguồn nhân lực…".

 Về mục tiêu kép, Bộ trưởng kiên định thực hiện theo đúng chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Đồng thời cần nhận thức việc triển khai theo hướng linh động hơn.

 "Đó là tiến hành đồng thời song song cả phát triển kinh tế vừa phòng, chống dịch ở những nơi mà dịch chưa tấn công. Còn nơi dịch đang tấn công thì ưu tiên phòng, chống dịch. Nơi chưa có dịch thì tập trung vào phát triển kinh tế" - Bộ trưởng cho biết.

 Trên cơ sở đó, Bộ trưởng lưu ý việc thực hiện NQ 68/NQ-CP và QĐ 23/2021/QĐ-CP phải lấy an toàn cho người dân là trước hết, không được để ai bị đói, bị thiếu cơm, thiếu mặc. Tinh thần là đảm bảo cuộc sống, nhất là quan tâm người nghèo, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn. (Dantri.com.vn 14/7, Hoàng Mạnh) Về đầu trang

Lao động mất việc ở TP.HCM sẽ nhận hỗ trợ sau 7 ngày

Lao động phải nghỉ việc hoặc ngừng việc nhưng không có giao kết hợp đồng là đối tượng được TP.HCM tập trung hỗ trợ sau ngày 15/7. Thủ tục để hưởng hỗ trợ sẽ đơn giản nhất có thể.

 Đó là khẳng định của ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm của ngành lao động, người có công và xã hội, tổ chức sáng 14/7.

 Ông Tấn cho biết khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại TP.HCM, sở nhận thức được mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh tới người dân nên đã chủ động đề xuất gói hỗ trợ cho người lao động với tổng kinh phí 886 tỷ đồng.

 Giai đoạn TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 (31/5-29/6), TP đã hỗ trợ cho 6 nhóm đối tượng gồm: Người bị cách ly ở khu cách ly tập trung; lực lượng tham gia phòng chống dịch; người tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương; giáo viên trong hệ thống giáo dục công lập hoặc ngoài công lập; lao động tự do và hộ kinh doanh cá thể.

 Từ ngày 6/7 đến 14/7, gói hỗ trợ của TP.HCM đã đến tay 106.000 người với đối tượng ưu tiên là lao động tự do, đạt 46% chỉ tiêu với tổng kinh phí là 165 tỷ đồng.

 “Chúng tôi phấn đấu hết ngày 15/7 sẽ hỗ trợ xong cho nhóm lao động tự do, sau đó chuyển sang hỗ trợ cho những đối tượng khác, đặc biệt là lao động phải ngừng việc mà không có giao kết hợp đồng hoặc phải chấm dứt hợp đồng lao động. Việc hỗ trợ trong những ngày tới sẽ theo đúng hướng dẫn của Nghị quyết 68”, ông Tấn cho biết.

 Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM cho biết đơn vị hướng đến mục tiêu hết ngày 30/7 sẽ giải quyết được các hồ sơ hợp lệ cho các chủ doanh nghiệp, người lao động và đảm bảo “trong 7 ngày, tiền sẽ được chuyển về cho người lao động”.

 Ngoài ra, TP.HCM chủ trương đơn giản hóa các thủ tục, hồ sơ nhất có thể cho người lao động. Với lao động bị ngừng việc hoặc người phải nghỉ việc mà không có giao kết hợp đồng, người dân chỉ cần gửi giấy yêu cầu và một giấy chấm dứt hợp đồng lao động đến cơ quan bảo hiểm xã hội.

 Sau đó, hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển lên UBND quận/huyện giải quyết trong tối đa 2 ngày và được gửi đến UBND TP để giải quyết trong tối đa 2 ngày tiếp theo. Như vậy, hồ sơ của người lao động chỉ mất tối đa 5 ngày để thẩm định, giải quyết và tiền sẽ tay người dân ngay sau đó. (Zingnews.vn 14/7)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Thay đổi thành viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1161/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 về việc thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.

 Cụ thể, Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an là thành viên Ban Chỉ đạo thay Thượng tướng Lê Quý Vương. Ông Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao thay ông Lê Hoài Trung đã được Trung ương phân công nhiệm vụ mới. Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay ông Hà Công Tuấn nghỉ hưu theo chế độ.

 Theo Quyết định 442/QĐ-TTg ngày 28/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ.

 Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của Chính phủ; cho ý kiến về chương trình, kế hoạch cải cách hành chính dài hạn và hằng năm do Bộ Nội vụ trình Chính phủ… (Baochinhphu.vn 13/7, Chí Kiên)Về đầu trang

Sắp tới, cục thuế ở 6 thành phố lớn sẽ "khai tử" hóa đơn giấy

Theo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đang nghiên cứu và xây dựng các giải pháp, hệ thống quản lý hóa đơn điện tử nhằm đáp ứng quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ, hướng đến lộ trình “khai tử” hoá đơn giấy vào ngày 1/7/2022.

 Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, hiện nay trên cả nước có 255 doanh nghiệp thí điểm áp dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế theo Quyết định số 1209/QĐ-BTC của Bộ Tài chính và hơn 550.000 doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC.

 Số lượng hóa đơn điện tử doanh nghiệp sử dụng trong 1 năm khoảng gần 1,3 tỷ hóa đơn. Cả nước có khoảng 800 doanh nghiệp cung cấp giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh sử dụng. Nhìn chung, số lượng hóa đơn điện tử đã sử dụng trong năm 2020 khoảng 2,3 tỷ hoá đơn, chiếm khoảng 50% tổng số hóa đơn sử dụng trong năm 2020.

 Việc áp dụng hóa đơn điện tử trong thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, chi phí, hạn chế các trường hợp gian lận hóa đơn. Đối với các doanh nghiệp, việc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí in ấn, đặc biệt là chi phí lưu trữ hóa đơn.

 Doanh nghiệp không phải lập báo cáo sử dụng hóa đơn, dữ liệu từ hóa đơn điện tử được kết nối tự động với phần mềm khai thuế giá trị gia tăng nên doanh nghiệp không mất thời gian để lập tờ khai thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, mức độ bảo mật của hóa đơn điện tử còn tốt hơn so với hóa đơn giấy nên sẽ khó để làm giả hóa đơn hơn.

 Trong giai đoạn 2017 - 2019, ngành thuế đã phát hiện 7.474 doanh nghiệp mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, với gần 500.000 hóa đơn vi phạm, truy thu gần 200 tỷ đồng tiền thuế. Năm 2020, số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp giảm mạnh, nhưng mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2020, số tiền mà ngành thuế đã truy thu được từ việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp lên tới 6.599 tỷ đồng.

 Việc triển khai hệ thống hóa đơn điện tử cũng góp phần giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số khi tiến hành số hóa tất cả các quy trình làm việc để thay thế phương thức làm việc thủ công trước đây. Mọi hoạt động của doanh nghiệp từ sản xuất, quảng bá, tiếp thị, bán hàng, thanh toán cho tới xuất hóa đơn sắp tới đây sẽ được số hóa, đồng bộ, nhằm tối ưu quy trình quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí. (Cafef.vn 14/7)Về đầu trang

TPHCM: Tính toán giảm 1/2 thời gian làm thủ tục nhà, đất

Mới đây, Sở TN-MT TP đã đề xuất UBND HCM cho phép giải quyết gộp nhiều thủ tục liên quan đến hợp thửa, tách thửa, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở/công trình không phải nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất.

 Sở TN-MT TP phân tích năm 2018, UBND TP có ban hành quy định về bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Trong đó, quy định cụ thể về thời gian giải quyết các thủ tục và thẩm quyền giải quyết hồ sơ liên quan đến việc hợp thửa đất. Theo đó, đối với hồ sơ hợp thửa đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì thuộc thẩm quyền giải quyết ký cấp giấy của các quận, huyện. Thời gian giải quyết là 15 ngày. VPĐKĐĐ TP sẽ giải quyết các hồ sơ hợp thửa của tổ chức.

 Dù vậy, trên thực tế phần lớn người dân, DN có nhu cầu hợp thửa thì thường gắn liền với việc được chứng nhận nhà ở/công trình không phải nhà ở. Theo quy trình thì sau khi quận - huyện ký cấp GCN xong mất 15 ngày, người dân muốn được cập nhật tài sản trên đất (nhà ở/công trình không phải nhà ở) thì thuộc thẩm quyền giải quyết của VPĐKĐĐ TP. Thời gian giải quyết là 15 ngày. Như vậy, tổng thời gian giải quyết phải mất 30 ngày và 2 cơ quan khác nhau.

 Để rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, Sở TN-MT kiến nghị TP cho phép VPĐKĐĐ TP giải quyết hồ sơ hợp thửa đất kết hợp với đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất. Cụ thể, trường hợp người dân, DN được cấp phép xây dựng nhà ở trên nhiều thửa đất mà có nhu cầu đăng ký thay đổi tài sản thì VPĐKĐĐ TP thực hiện 2 thủ tục ghép là hợp thửa đất và cấp GCN quyền sở hữu nhà ở. Trường hợp người dân đề nghị tách thửa đất để hợp thửa với thửa đất liền kề và đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở, nếu có nhu cầu thay đổi tài sản thì VPĐKĐĐ TP sẽ thực hiện 2 thủ tục ghép là tách thửa đất để hợp thửa với thửa đất liền kề và cấp GCN quyền sở hữu nhà ở.

 Trường hợp người dân được cấp phép xây dựng công trình không phải nhà ở trên nhiều thửa đất và có nhu cầu thay đổi tài sản thì VPĐKĐĐ TP cũng sẽ thực hiện luôn 3 thủ tục ghép là hợp thửa đất, đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất (trong trường hợp không phải xin phép) và cấp chứng nhận sở hữu công trình nhà ở.

 Một nội dung khác cũng tương tự là thủ tục chuyển quyền sử dụng đất gắn liền với hợp thửa đất. Sở TN-MT cho biết việc giải quyết 2 thủ tục này cũng mất 25 ngày và qua 2 cơ quan như trên (hợp thửa 15 ngày và chuyển quyền 10 ngày). Vì vậy, sở này đề xuất VPĐKĐĐ TP sẽ thực hiện 2 thủ tục ghép là cấp GCN cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất và hợp thửa đất để rút ngắn thời gian giải quyết còn 15 ngày.

 "Những kiến nghị này dựa trên nhu cầu thực tế và bỏ bớt các thủ tục không cần thiết" - ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT TP HCM, nhấn mạnh. (Nld.com.vn 14/7, Lê Phong)Về đầu trang

Vĩnh Long: Cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân

Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, tỉnh Vĩnh Long tăng cường tuyên truyền cho người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; nâng cao hiệu quả hoạt động các dịch vụ công trực tuyến để giảm thời gian, chi phí đi lại của người dân, doanh nghiệp.

 Đó cũng là một trong những nội dung trọng tâm nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cải cách hành chính, nâng chất lượng phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp của tỉnh Vĩnh Long trong những tháng cuối năm 2021.

 Theo đó, các cơ quan, đơn vị của tỉnh đảm bảo giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện, đúng pháp luật và ngăn ngừa tối đa những phiền hà, sách nhiễu có thể xảy ra trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Tỉnh đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tỉnh thực hiện tốt việc công khai các thông tin về thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tra cứu thông tin và theo dõi tình hình giải quyết thủ tục hành chính.

 Ngoài ra, tỉnh thực hiện rà soát, đơn giản hóa bộ thủ tục hành chính các cấp trên địa bàn, trọng tâm là rà soát các quy định, thủ tục hành chính có số lượng hồ sơ phát sinh nhiều, liên quan trực tiếp đến đời sống, hoạt động sản xuất đầu tư, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

 Trên cơ sở đó, tỉnh tái cấu trúc quy trình, cắt giảm thời gian giải quyết, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi những quy định về thủ tục không còn phù hợp, gây khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Mặt khác, Vĩnh Long đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin xây dựng chính quyền điện tử; tiếp tục hoàn thiện đề án vị trí việc làm cùng với công tác kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định. (TTXVN 14/7, Phạm Minh Tuấn)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Trợ cấp thất nghiệp cao, nhiều người Mỹ không muốn đi làm

Nền kinh tế Mỹ đang mở cửa trở lại, các công ty cần tuyển dụng nhiều nhân viên. Tuy nhiên, số người thất nghiệp vẫn tăng, tạo nên một nghịch lý trên thị trường lao động.

 Trang CNBC cho biết, ví dụ như tháng 6 vừa qua, có tới 850.000 việc làm mới, cao hơn mức 583.00 của tháng 5 và cao hơn cả dự đoán. Thế nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên mức 5,9%. Thất nghiệp tăng thậm chí cả khi tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động không đổi. Điều này có nghĩa nhiều người tự chuyển sang chế độ "thất nghiệp" do lý do nào đó.

 Nhật báo phố Wall bình luận: "Vaccine đã tiêm, kinh tế đã mở, chi tiêu của người dân tăng, nhưng ngành sản xuất, nhà hàng, xây dựng đều gặp khó trong việc tìm nhân viên". Theo khảo sát, một số người dân vẫn lo sợ COVID-19, một số khác phải ở nhà trông con vì nhiều chương trình học hè giới hạn học sinh và không ít người thừa nhận tiền trợ cấp thất nghiệp đang cao hơn số họ có thể kiếm được với những việc được chào mời.

 Trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ hiện đang ở mức 300 USD (khoảng gần 7 triệu đồng/tuần). Hai vợ chồng nghỉ việc vẫn có 2.400 USD/tháng để chi tiêu. Đây là mức chi tiêu không cao so với mặt bằng chung, nhưng lại bị chỉ trích là nguyên nhân gây nên hiện tượng "ì" ở người lao động.

 Nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa đồng ý nên cắt để đẩy người lao động đi làm nhiều hơn. Tuy nhiên các nhà hoạt động xã hội nhận thấy có tới hơn 7 triệu người phải ở nhà để trông con vì thiếu chương trình trông trẻ. Dù đã được tiêm nhưng 3,8 triệu người vẫn lo sợ virus, nên nếu cắt bớt tiền trợ cấp, chưa chắc đã giải quyết được tận gốc vấn đề.

 Trang Nước Mỹ ngày nay trích quan điểm của các nhà kinh tế học cho rằng họ không đồng ý cắt trợ cấp. Bởi rõ ràng với nhiều người lao động, đặc biệt có lương thấp, họ đang phải lựa chọn nên làm việc ở đâu. Họ đang xác định cần tìm việc có lương cao hơn, ít nhất là so với chính việc họ đã để mất do dịch. Trang này kết luận người lao động biết sẽ phải quay lại làm việc, chỉ là đang chờ việc cho họ có cảm giác thoải mái và an toàn.

 Nhiều doanh nghiệp đã không chấp nhận ngồi đợi người lao động suy nghĩ lâu. Họ đã đưa ra giải pháp là tăng lương cơ bản. Các công ty đi đầu trong việc này là Amazon, Walmart, Under Armour... Trong khi chính quyền nhiều bang hỗ trợ bằng cách tăng chương trình trông trẻ, thậm chí miễn phí cho những gia đình có thu nhập thấp. (VTV.vn 14/7)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

 

More