Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 08-11-2021

Post date: 08/11/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

  1. Việt Nam tiếp tục thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh để phát triển. 1
  2. Thủ tướng yêu cầu phấn đấu tiêm hết 32 triệu liều vaccine trong tháng 11. 3
  3. Số lượng F0 cộng đồng tăng ở nhiều tỉnh, thành phố. 5

TƯ DUY HAY – CÁCH LÀM MỚI 8

  1. Bí thư Long An: “Đường dây nóng mà ò í e thì bí thư, chủ tịch xã bay chức”. 8
  2. Đường dây ò í e. 8
  3. Người Đà Nẵng nghe chính sách BHXH qua livestream.. 9

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 10

  1. Dịch bệnh dần được kiểm soát, Nghị quyết 128 ban hành kịp thời, kinh tế-xã hội khởi sắc  10
  2. Doanh nghiệp lo bị phạt do chậm nộp thuế, Bộ Tài chính báo "tin vui". 11
  3. Trả lương cao, hỗ trợ tiền nhà, không thử việc... doanh nghiệp vẫn "đói" lao động. 12
  4. TPHCM: Doanh nghiệp không dừng hoạt động nếu phát hiện F0. 13
  5. Doanh nghiệp than phiền Hà Nội về thủ tục hành chính. 14
  6. Sắp diễn ra diễn đàn lớn nhất về công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.. 15
  7. Báo thế giới viết gì về đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngày khai trương. 16

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN.. 18

  1. Tiền bạc và danh dự. 18

QUẢN LÝ.. 19

  1. Thủ tướng: Tập trung xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương. 19
  2. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: “Chưa nhận được văn bản đề xuất gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng”. 19
  3. Bộ GTVT: Không đồng thuận nhập 37 toa tàu cũ của Nhật Bản. 21

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 22

  1. Đề xuất rút ngắn thời gian làm thủ tục đất còn 10 ngày. 22

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 22

  1. Thu ngân sách tăng trở lại 22
  2. Cần thu hơn 2.300 tỷ đồng tiền thuế mỗi ngày trong 2 tháng cuối năm.. 23
  3. Chính phủ giảm vay hơn 109.000 tỷ đồng năm 2021. 24

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 25

  1. Yêu cầu xử lý nghiêm vụ án đưa hối lộ, buôn lậu ở tỉnh Đồng Nai 25
  2. Cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Nguyễn Duy Linh lĩnh án 14 năm tù. 26

THẾ GIỚI 26

  1. Thủ tướng Iraq thoát chết trong vụ mưu sát tại nhà riêng. 26

 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Việt Nam tiếp tục thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh để phát triển

Chiều 6/11, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2021; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 2 tháng cuối năm.

Chủ trì phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, trong tháng 10, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Đến nay, sau gần một tháng triển khai, Nghị quyết cho thấy sự chuyển đổi tư duy, phương pháp về kiểm soát dịch bệnh, có tác động tích cực nhưng cũng cần nhìn nhận đánh giá lại việc thực hiện nghị quyết này, từ đó có điều chỉnh thích hợp, hiệu quả.

Theo báo cáo tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm nay, kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của kinh tế Việt Nam tiếp tục được bảo đảm; lạm phát ở mức thấp. Chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng đầu năm chỉ tăng 1,81%; thu ngân sách 10 tháng đạt 90,9% dự toán năm, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm tăng 15,8% so với cùng kỳ, vốn thực hiện đạt trên 15 tỷ USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trên 18%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 10 tháng đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020 và xuất siêu 2,85 tỷ USD giúp cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng đã xuất siêu trở lại. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) phục hồi, tăng 6,9% so với tháng trước. Vận tải hành khách liên tỉnh và hàng không được nối lại; một số địa phương bước đầu đã mở cửa lại du lịch nội địa.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tháng 10 là một tháng có đặc thù quan trọng khi từ ngày 11/10, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đây là sự thay đổi về tư duy, phương pháp, cách thức tổ chức việc phòng chống dịch bệnh sang một giai đoạn mới.

Đến nay, Nghị quyết 128 nhận được sự đồng tình cao và phát huy hiệu quả với số lượng ca nhiễm đã giảm dần. Thủ tướng lưu ý, trong giai đoạn chuyển trạng thái, có thể có những trục trặc, nhưng điều quan trọng là phải phát hiện được và có điều chỉnh thích hợp.

Về tình hình kinh tế - xã hội, Thủ tướng đánh giá cao những kết quả đạt được trong tháng 10, đặc biệt đã phát huy hiệu quả từ Nghị quyết 128. Hoạt động sản, xuất kinh doanh đã phục hồi, thu hút đầu tư trong giai đoạn tới vẫn tăng. Các cân đối lớn của nền kinh tế đều tích cực, ngoại trừ trong lĩnh vực lao động.

Về cân đối ngân sách, tính đến ngày 31/10, thu ngân sách đã đạt 91%, do vậy đến hết năm nay sẽ đạt hoặc vượt thu ngân sách. Đặc biệt, quá trình chuyển đổi số trong thời gian qua có tiến độ tích cực, tuy nhiên lĩnh vực ngân hàng và tài chính cần ưu tiên đầu tư thêm cho công tác này.

Thủ tướng lưu ý, trong các tháng cuối năm, kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều rủi ro, tình hình giải ngân vốn đầu tư công thấp, chi phí sản xuất tăng cao… Tuy nhiên, để đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh và phục hồi kinh tế, cần phải tiếp tục tập trung vào việc tăng tốc độ tiêm vaccine, đặc biệt tập trung tiêm vaccine nhanh cho các tỉnh phía Nam, yêu cầu lực lượng quân đội tham gia hỗ trợ. Thủ tướng nhấn mạnh, hiện đã có hơn 120 triệu liều vaccine, nhưng đến nay mới tiêm hơn 88 triệu liều, do vậy còn khoảng 30 triệu liều phải nhanh chóng tiêm trong tháng 11 với tinh thần tiêm khoa học, hiệu quả, an toàn.

Ngoài ra, Thủ tướng đề nghị nhanh chóng phân phối thuốc điều trị cho các địa phương để dự phòng điều trị. Về nhiệm vụ tới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện nhiều mục tiêu vừa thích ứng an toàn linh hoạt kiểm soát dịch bệnh, phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và đảm bảo an ninh an toàn trật tự xã hội.

Cũng tại phiên họp, Chính phủ cơ bản thống nhất về quan điểm, mục tiêu, phạm vi, nội dung của Đề án thí điểm tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư tại Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến các thành viên Chính phủ trong ngày 6/11, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp tháng 12 năm nay. (VTV.vn 07/11)Về đầu trang

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu tiêm hết 32 triệu liều vaccine trong tháng 11

Tối 6.11, Văn phòng Chính phủ đã có thông tin báo chí liên quan tới nội dung Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2021.

Theo đó, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.2021 diễn ra vào chiều 6.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh về việc đổi mới tư duy, phương pháp cũng như cách tổ chức thực hiện công tác phòng chống COVID-19 sang một giai đoạn mới.

Từ chủ trương theo đuổi "zero-COVID" sang chủ trương thích ứng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Thủ tướng nêu rõ, “không có lựa chọn hoàn hảo mà chỉ có lựa chọn tối ưu”, và sự tối ưu được chứng minh qua thực tiễn. Tuy nhiên, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.

Ông yêu cầu nơi nào phát sinh ổ dịch thì tập trung dập dịch theo đúng 3 trụ cột trong công tác phòng, chống dịch. Cách ly nhanh nhất, hẹp nhất, nghiêm ngặt nhất; có mục tiêu và lộ trình để có giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Nếu một tổ dân phố có dịch thì cả phường, cả xã phải lo; một phường, một xã mà bị thì cả huyện phải lo; một huyện mà bị thì cả tỉnh phải lo; một tỉnh mà bị thì cả khu vực phải lo. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cùng tham gia hỗ trợ các địa phương.

Đề cập cụ thể đến tình hình kinh tế - xã hội, Thủ tướng khẳng định, có nhiều điểm tích cực. Trước hết, dịch bệnh dần được kiểm soát, thực hiện quyết liệt chính sách an sinh xã hội, chiến lược vaccine được đẩy mạnh (gồm cả nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước và tiêm chủng).

Nhắc lại chuyến tham dự COP26, thăm làm việc Vương quốc Anh và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Thủ tướng cho biết khi làm việc với lãnh đạo các cơ quan, tổ chức như AstraZeneca, chương trình COVAX thì đều nhận được cam kết sẽ tiếp tục cung cấp vaccine cho Việt Nam.

“Ngay khi tới Paris, Pháp, tôi đã gặp bà Giám đốc điều hành Chương trình tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX và bà đã hứa trong tháng 11, cung cấp đủ cho chúng ta hơn 38 triệu liều”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp đang phục hồi, xuất nhập khẩu duy trì đà tăng tích cực; khắc phục được nhập siêu và trở lại xuất siêu. Giữ vững các cân đối lớn của nền kinh tế. Lạm phát được kiểm soát tốt.

Về xu hướng thu hút FDI gia tăng, Thủ tướng lưu ý phải làm tốt hơn nữa công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thủ tướng cho biết trong các chuyến thăm Anh, Pháp, các nhà đầu tư nước ngoài đều thể hiện tin tưởng đối với Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật, Thủ tướng yêu cầu không được chủ quan, cần nhìn nhận rõ các rủi ro, thách thức. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp; rủi ro tài khóa, nợ công, sức ép lạm phát...

Trước thách thức dịch bệnh, Thủ tướng cho rằng phải đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine, bảo đảm an toàn, hiệu quả, khoa học, không chần chừ, nhất là tập trung cho các địa bàn, khu vực trọng điểm như các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Hiện nay, chúng ta đã có hơn 120 triệu liều vaccine mà đến nay mới tiêm được 88 triệu liều, Thủ tướng yêu cầu phải phấn đấu tiêm hết số vaccine còn lại trong tháng 11 này.

Thách thức, khó khăn nữa là hoạt động bán lẻ đã phục hồi nhưng còn yếu. Do đó, cần kích thích tiêu dùng nội địa. Cho rằng đầu tư công còn bất cập, Thủ tướng nhấn mạnh, cần phân tích rõ nguyên nhân, điểm nào do thể chế chính sách, do khâu tổ chức thực hiện. Phải tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy đầu tư công.

Mặc dù tình hình doanh nghiệp đã phục hồi, số doanh nghiệp trở lại hoạt động nhiều hơn số doanh nghiệp rút khỏi thị trường, nhưng doanh nghiệp còn gặp khó khăn. Tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm.

Định hướng nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ tiếp tục thực hiện các mục tiêu: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 theo tinh thần quản lý rủi ro và đẩy mạnh phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội… (Laodong.vn 07/11, Vương Trần)Về đầu trang

Số lượng F0 cộng đồng tăng ở nhiều tỉnh, thành phố

Một số địa phương có số lượng F0 tăng nhanh nhưng tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 đủ 2 liều còn khá thấp.

Dịch Covid-19 tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bình Thuận, Cà Mau..., bắt đầu diễn biến phức tạp với số lượng ca mắc mới tăng cao. Theo các chuyên gia, nguy cơ bùng phát dịch vẫn rất cao nếu chúng ta không chuẩn bị đầy đủ và ứng phó quyết liệt.

Hà Nội ghi nhận 54 ca cộng đồng sau một ngày: Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội tối 6/11, thành phố vừa ghi nhận thêm 93 ca nhiễm nCoV. 54 trường hợp là ca cộng đồng, 28 người được phát hiện trong khu cách ly và 11 ca sống ở vùng phong tỏa. Đáng chú ý, trong ngày 6/11, Hà Nội ghi nhận ổ dịch mới là Yên Xá, Tân Triều, với tổng cộng 14 ca nhiễm mới đều từ cộng đồng.

Đến nay, ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng, vẫn là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nCoV nhất với 160 trường hợp dương tính chỉ sau 10 ngày. Xếp ngay sau đó là Sài Sơn, Quốc Oai, với 145 ca nhiễm nCoV sau khi ghi nhận trường hợp dương tính đầu tiên ngày 24/10.

Tính từ ngày 27/4 đến nay, Hà Nội có 4.917 ca nhiễm nCoV. Trong đó, 1.916 ca cộng đồng và 3.001 F0 được phát hiện trong khu cách ly.

Theo thống kê trên Cổng Thông tin Tiêm chủng Covid-19, đến nay, Hà Nội đã tiêm tổng cộng 10.387.182 liều vaccine Covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố. Qua đó, tỷ lệ người dân trên 18 tuổi của Hà Nội được tiêm một mũi vaccine là 98,37%. Tỷ lệ này với mũi 2 là 69,17%.

Quảng Ninh có hơn 70 F0 sau 3 ngày: Theo CDC Quảng Ninh, từ 3/11-6/11, số ca nhiễm đã tăng nhanh, từ 2 ca lên 72 trường hợp dương tính với nCoV. Trong đó, Đông Triều: 28 ca, Uông Bí: 41 ca, Hạ Long: 3 ca. Đây là những địa phương có dân số đông, giao lưu, tiếp xúc, buôn bán, giao thông đi lại phức tạp.

Trước tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng phức tạp như vậy, liên tiếp những ngày qua, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp tỉnh chỉ ra những "lỗ hổng" trong công tác phòng chống dịch. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu là khâu tổ chức thực hiện các chủ trương của trung ương, tỉnh vẫn còn yếu, nhất là cấp cơ sở. Việc phát hiện các ca nhiễm trong cộng đồng còn bị động, không do chính quyền cơ sở can thiệp. Nhiều người dân thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định phòng dịch.

Bên cạnh đó, việc phân tích tình hình, xử lý tổng thể khi xuất hiện ca F0 còn lúng túng; công tác xét nghiệm sàng lọc, tầm soát chủ động các đối tượng nguy cơ, giáo viên, học sinh chưa được cấp huyện, cấp xã quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu chung…, dẫn đến việc số lượng các F0 tăng nhanh trong những ngày qua.

Hiện Quảng Ninh tiêm 1.851.805 liều vaccine Covid-19 trong tổng số 2.171.680 liều được Bộ Y tế phân bổ. Tỷ lệ tiêm mũi 1 tại Quảng Ninh đạt 95,95%, đủ liều là 86,77%.

Phú Thọ ghi nhận 37 ca mắc trong 12 giờ: Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ, từ 6h đến 18h ngày 6/11, địa phương này ghi nhận 37 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 34 ca đã được cách ly, khoanh vùng, 3 trường hợp phát hiện trong cộng đồng. Từ ngày 14/10 đến nay, Phú Thọ đã có tổng cộng 1.016 người nhiễm nCoV. Việt Trì là địa phương ghi nhận số ca cao nhất (507).

Hiện dịch Covid-19 ở Phú Thọ ở mức độ cấp độ dịch 2. Toàn tỉnh có 1 huyện ở cấp độ 3 (huyện Thanh Sơn); 11 địa phương ở cấp độ 2 (gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba, Tân Sơn và Yên Lập). Huyện Đoan Hùng là địa phương duy nhất đang ở cấp độ 1.

Đến nay, tỉnh Phú Thọ đã tiêm 962.477 mũi vaccine phòng Covid-19. Trong đó, 82,88% người đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng Covid-19, 10,61% người được tiêm đủ hai mũi vaccine.

Bắc Giang thêm 44 F0: Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bắc Giang, đến 17h ngày 6/11, tỉnh này ghi nhận 44 ca F0. Như vậy, tính từ ngày 26/10 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 269 người mắc Covid-19.

Cụ thể, 26 F0 liên quan chùm ca bệnh tại huyện Yên Thế. Trong đó, 3 trường hợp phát sinh mới qua xét nghiệm sàng lọc định kỳ và 23 người là F1 đã được cách ly tập trung hoặc ở cùng phòng trọ với F0.

9 ca F0 là F1 đã cách ly tập trung liên quan chùm ca bệnh tại quán cà phê Phố, huyện Lạng Giang. 5 ca F0 là F1 đã cách ly tập trung hoặc tại nhà liên quan chùm ca bệnh tại xưởng D công ty Luxshare - Khu công nghiệp Quang Châu. Một ca bệnh đã cách ly tập trung liên quan chùm ca bệnh tại Thượng Lan - Việt Yên. Hai trường hợp đã cách ly tập trung liên quan chùm ca bệnh tại huyện Tân Yên. Một ca F0 là người đi từ vùng dịch trở về, đã được cách ly tại nhà, liên quan chùm ca bệnh tại chợ Ninh Hiệp.

Theo thống kê, đến nay, Bắc Giang đã tiêm được 1.400.509 liều vaccine Covid-19, đạt 83,1% tổng số người dân đang cư trú trên địa bàn tỉnh từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 mũi. Trong số này, 1.053.272 người tiêm 1 mũi và 347.237 người tiêm 2 mũi.

Nam Định ghi nhận một ca bệnh ngoài cộng đồng: Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nam Định, trong ngày 6/11, địa phương này ghi nhận 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 17 trường hợp được phát hiện trong khu cách ly, phong tỏa, là F1 của các ca bệnh trước đó hoặc trở về từ vùng có dịch.

Một trường hợp còn lại được ghi nhận trong cộng đồng. Người này bán quần áo tại địa phương, làm test nhanh tại phòng khám Bình Minh và cho kết quả dương tính với nCoV.

Nam Định đã tiêm 758.896 mũi vaccine phòng Covid-19 cho người dân. Qua đó, tỷ lệ tiêm mũi 1 tại Nam Định đạt 49,93%, đủ liều là 9,71%.

Ca nhiễm ở Bình Thuận tăng cao: Theo báo cáo nhanh của tỉnh Bình Thuận, trong ngày 6/11, địa phương này có 205 ca mắc mới. Trong đó, số ca nhiễm nCoV ở TP Phan Thiết tăng cao với 144 trường hợp (103 ca sàng lọc cộng đồng). Một số địa phương khác trong tỉnh cũng ghi nhận các ca nhiễm mới như: Hàm Thuận Bắc (33), Đức Linh (17), Bắc Bình (5), Hàm Thuận Nam (2), Tám Linh (2) và La Gi (2).

Bình Thuận đến tối 18h ngày 6/11 ghi nhận tổng cộng 6.508 ca Covid-19. Trong đó, 1.745ca đang được điều trị, 4.707 ca đã khỏi bệnh và xuất viện, 67 ca tử vong. Tỉnh đang ở cấp độ 2 (vùng vàng).

Đến nay, Bình Thuận đã tiêm mũi 1 vaccine Covid-19 cho 718.094 người, chiếm 82,0% dân số trên 18 tuổi. Số người tiêm mũi 2 là 156.655, chiếm 17,9%.

Cà Mau ghi nhận 140 F0 chỉ sau một ngày: Theo báo cáo của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Cà Mau, trong ngày 6/11, địa phương này có 140 trường hợp mắc mới. Như vậy, tính từ đợt dịch thứ 4 bùng phát đến ngày 6/11, Cà Mau có 2.688 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 2.687 ca ghi nhận trong nước và một trường hợp nhập cảnh.

Ngày 6/11, Cà Mau không ghi nhận trường hợp tử vong. Địa phương đang điều trị cho 1.221 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh; trong đó, 10 ca bệnh diễn tiến nặng theo dõi tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau.

Cà Mau đã tổ chức tiêm 944.733 mũi vaccine Covid-19 cho người dân. Trong đó, 809.312 mũi 1 và 135.421 mũi 2.

Bạc Liêu thêm nhiều F0 chưa rõ nguồn lây: Theo CDC Bạc Liêu, trong 24 giờ qua, địa phương này ghi nhận 297 trường hợp mắc Covid-19, tăng 32 ca so với ngày trước đó. Trong đó, có 106 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng. Nhiều ổ dịch tại ghi nhận thêm ca mắc hiện chưa rõ nguồn lây như thị xã Giá Rai (43), thành phố Bạc Liêu (24), huyện Đông Hải (17), huyện Hồng Dân (5),...

Về tình hình tiêm chủng, hiện Bạc Liêu đã tiêm 689.094 liều vaccine Covid-19 cho người dân. Tỷ lệ người tiêm mũi 1 là 79,91%, đủ hai liều là 23,13%. (Zingnews.vn 07/11, Phương Anh) Về đầu trang

TƯ DUY HAY – CÁCH LÀM MỚI

Bí thư Long An: “Đường dây nóng mà ò í e thì bí thư, chủ tịch xã bay chức”

"Đường dây nóng, hotline luôn phải được thông suốt. Hotline khi người dân, doanh nghiệp liên hệ mà ò í e hoặc không có ai trả lời thì bí thư, chủ tịch xã bay chức" - Bí thư Long An nhấn mạnh.

Ngày 5/11, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được đã có buổi đối thoại trực tuyến với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, góp phần giúp doanh nghiệp hồi phục sản xuất.

Ông Được cho biết, tỉnh Long An luôn ghi nhận và biểu dương các doanh nghiệp đã hỗ trợ địa phương trong công tác thực hiện "mục tiêu kép". Nhờ sự đồng lòng của các doanh nghiệp, Long An đã sớm trở lại bình thường mới, kinh tế đang hồi phục mạnh mẽ.

Lắng nghe những ý kiến của doanh nghiệp xoay quanh quy trình xử lý F0 còn lúng túng, ông Được yêu cầu các xã, huyện phải có hướng hỗ trợ doanh nghiệp chủ động phòng chống dịch, xử lý F0. Trong đó, tập trung "3 sẵn sàng" về cơ sở vật chất, nghiệp vụ phòng chống dịch và đường dây nóng. UBND tỉnh có trách nhiệm tập huấn, giám sát các địa phương, doanh nghiệp thực hiện "3 sẵn sàng".

"Đường dây nóng, hotline luôn phải được thông suốt. Hotline khi người dân, doanh nghiệp liên hệ mà ò í e hoặc không có ai trả lời thì bí thư, chủ tịch xã bay chức. Các địa phương coi chừng, gọi lần một ò í e còn có thể châm chước, gọi lần 2, lần 3 thì bay chức", ông Được nhấn mạnh.

Bí thư Tỉnh ủy Long An thường xuyên gặp gỡ các doanh nghiệp để tìm cách tháo gỡ khó khăn khi khôi phục sản xuất sau giãn cách.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Long An, địa phương luôn lắng nghe, đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp để cùng nhau vượt qua khó khăn. Những kiến nghị của doanh nghiệp về đảm bảo công tác phòng, chống dịch, phát triển kinh tế sẽ được tỉnh điều chỉnh cho phù hợp với chủ trương của Trung ương và thực tế tại địa phương.

Cũng theo ông Được, hầu hết công nhân ở Long An đều đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Long An đang có những điều chỉnh để doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ y tế, tự mua test, tự lên phương án phòng chống dịch. Tỉnh cũng đang tính toán việc để F1 sau khi xét nghiệm PCR âm tính được tiếp tục sản xuất, không cần phải cách ly. (Dantri.com.vn 06/11, Xuân Hinh)Về đầu trang

Đường dây ò í e

Nếu (đường dây hotline) mà ò í e thì lãnh đạo xã có khi là bay chức. Tôi không nói hù đâu- Lời bí thư Long An Nguyễn Văn Được.

 

Bối cảnh của phát ngôn, theo Tuổi trẻ, là buổi Bí thư Được gặp các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

Và trong buổi họp ấy, đã có lời phàn nàn chuyện khi phát hiện F0 thì liên hệ với địa phương rất khó khăn, thậm chí không thể gọi điện được.

Bí thư Được ngay lập tức yêu cầu UBND tỉnh Long An phải tập huấn lại các xã trên tinh thần 3 sẵn sàng: sẵn sàng vật tư y tế, sẵn sàng về chuyên môn nghiệp vụ phòng chống dịch và sẵn sàng để điện thoại hotline luôn có người trực bắt máy.

"Làm sao (phải) để doanh nghiệp, người dân gọi điện hotline thì được ngay. Và Bí thư chốt: Tới đây tôi cũng sẽ gọi thử. Nếu gọi mà ò í e thì lãnh đạo xã có khi là bay chức.

Phải mở ngoặc lại những chuyến thị sát công tác chống dịch của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Hôm đó là ngày 27.8. Khi thị sát Bình Dương, Thủ tướng đã đề nghị người dân gọi vào các số điện thoại nóng. Và dù đó là đường dây nóng y tế nhưng phải gọi đến lần thứ 4 thì mới có người nhấc máy. Và phản ứng của Thủ tướng là đứng luôn đó “chờ nhân viên y tế đến”.

Trước đó 1 ngày, khi thị sát TP Thủ Đức, Thủ tướng cũng đề nghị người dân thử gọi điện đến các số đường dây nóng. Trang Chinhphu.vn cho biết: khi người dân gọi Tổng đài 1022 thì đều quá tải, không có người nghe máy.

Ngay lập tức Thủ tướng chất vấn Chủ tịch phường Thạnh Mỹ Lợi tại sao chưa thông tin đầy đủ cho người dân. Ngay lập tức Thủ tướng phê bình lãnh đạo địa phương "phổ biến chưa tới nơi tới chốn"…

Ngay lập tức Thủ tướng nhìn thấy vấn đề: Thành phố hơn 10 triệu dân thì không thể trông chờ vào 1 tổng đài chung. Ngay lập tức ông yêu cầu: dán các tờ rơi lên từng khu trọ, từng phòng trọ, nêu rõ 3 số điện thoại để người dân biết: Khi đói gọi ai, khi ốm gọi ai, khi bị tấn công thì gọi ai...

Chính việc người đứng đầu Chính phủ thực hiện kiểm tra, chỉ đạo theo tinh thần xuống tận nơi, mắt thấy tai nghe... đã và đang tạo ra sự chuyển biến cực kỳ tích cực mà câu chuyện “đường dây ò e í” ở Long An hôm nay là một minh chứng.

Bởi nếu là dân, ở trong những hoàn cảnh phải cầu cứu, có lẽ chúng ta mới hiểu nỗi bức xúc phẫn nộ khi những đường dây nóng liên tục ò e í. “Bay chức”, nó từa tựa như là cách dân gian vẫn nói “bay ghế”- nghe thật thích.

Và nếu có quan chức nào đó bay chức, bay ghế thật, thì có một điều có thể chắc chắn: Tình trạng ò e í sẽ chấm dứt. (Laodong.vn 07/11, Đào Tuấn)Về đầu trang

Người Đà Nẵng nghe chính sách BHXH qua livestream

Sáng 7.11, BHXH TP.Đà Nẵng tổ chức Chương trình Livestream với chủ đề “Tham gia BHXH tự nguyện vì cuộc sống của bản thân và gia đình”, phát trực tiếp trên trang Fanpage của BHXH Đà Nẵng.

 

Chương trình được tổ chức với mục đích giúp cho người dân hiểu rõ hơn về chính sách BHXH tự nguyện là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, thể hiện tính nhân văn, ưu việt của chế độ xã hội chăm lo cuộc sống của nhân dân, không vì lợi nhuận; được nhà nước bảo hộ và tổ chức thực hiện; nhằm đảm bảo mọi người dân đều được thụ hưởng chính sách an sinh xã hội theo quy định của hiến pháp, không ai bị bỏ lại phía sau...

Nội dung chương trình tập trung vào những giá trị vật chất, tinh thần của việc hưởng lương hưu hàng tháng, thẻ BHYT miễn phí… từ đó giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động đăng ký tham gia BHXH tự nguyện để chăm sóc sức khỏe, ổn định cuộc sống của bản thân, không phụ thuộc con, cháu khi về già.

Chương trình cũng giới thiệu về quy trình, thủ tục tham gia; mức đóng, phương thức đóng, mức hỗ trợ đóng của Nhà nước; địa điểm, cách thức tham gia; ứng dụng công nghệ thông tin, giúp người dân tham gia một cách dễ dàng và thuận lợi nhất. (Laodong.vn 07/11) Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Dịch bệnh dần được kiểm soát, Nghị quyết 128 ban hành kịp thời, kinh tế-xã hội khởi sắc

Trong bối cảnh dịch bệnh dần được kiểm soát, Nghị định 128 được ban hành kịp thời, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã có nhiều điểm sáng và khởi sắc.

Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2021 của nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát, mặc dù vẫn xuất hiện ca mắc mới tại nhiều địa phương. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã nỗ lực, quyết tâm cao và đạt được kết quả quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh, ổn định đời sống của nhân dân, từng bước phục hồi và phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, tiến độ tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 đạt kết quả khả quan và Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ được ban hành kịp thời đã đảm bảo việc tiếp tục thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội". Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2021 của nước ta đã có nhiều khởi sắc.

Theo Tổng cục Thống kê, bên cạnh những điểm sáng, kinh tế - xã hội tháng 10 vẫn còn những hạn chế tồn tại, để ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế, giải pháp tăng cường đầu tư trong lĩnh vực y tế, phòng chống dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu. Tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp 5K + vaccine, thuốc chữa bệnh, công nghệ và ý thức của người dân trong phòng, chống dịch.

Cần xây dựng, hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị, các địa bàn theo các cấp độ dịch để ứng phó kịp thời, hiệu quả với dịch COVID-19.

Chăm lo sức khỏe, đời sống của người dân, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội. Tiếp tục triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phục hồi sản xuất trong những tháng cuối năm. Đẩy nhanh tiến độ chi trả hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo các Nghị quyết của Chính phủ.

Xây dựng kế hoạch khôi phục thị trường lao động, giải quyết khó khăn về thiếu hụt lao động tại các vùng, khu vực sản xuất trọng điểm gắn với kiểm soát, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Có kế hoạch bố trí, đào tạo người lao động đã di chuyển về địa phương do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Có chính sách tín dụng phù hợp để các tổ chức tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhằm sớm phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Xây dựng, triển khai chương trình tín dụng quy mô lớn dành cho các ngành, lĩnh vực, dự án, doanh nghiệp có khả năng tạo đột phá và sức lan tỏa lớn về tăng trưởng.

Các Bộ, ngành và địa phương cần quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công trong những tháng cuối cùng của năm 2021 nhằm hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế như: Chủ động rà soát tiến độ dự án, chuẩn bị phương án ứng phó với thiên tai, mưa lũ trong bối cảnh dịch bệnh, đảm bảo an toàn và tiến độ thi công công trình.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công bao gồm cả vốn đầu tư của năm trước chuyển sang.

Các địa phương chủ động xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến của dịch bệnh phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, doanh nghiệp, nhất là tại các khu công nghiệp tập trung.

Các cấp chính quyền chú trọng đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (VTV.vn 07/11)Về đầu trang

Doanh nghiệp lo bị phạt do chậm nộp thuế, Bộ Tài chính báo "tin vui"

Theo quy định tại Nghị định 126 hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế, đến ngày 30/10, doanh nghiệp phải nộp đủ 75% tổng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cả năm.

Do không thể tính toán được lợi nhuận cả năm và số thuế phải nộp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, nhiều doanh nghiệp lo lắng sẽ bị phạt chậm nộp nếu ngành thuế không sửa đổi quy định.

Về vấn đề này, trong thông tin mới phát đi, Bộ Tài chính cho biết để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp yên tâm phục hồi sản xuất kinh doanh, sẽ trình cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm thời chưa thực hiện quy định "trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước" tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ cho đến khi Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ có hiệu lực thi hành.

Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý, Bộ Tài chính cho biết sẽ trình cơ quan có thẩm quyền cho phép sửa đổi quy định về tỷ lệ tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thời điểm tính tiền chậm nộp tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ để phù hợp với thời điểm nộp báo cáo tài chính quý của các doanh nghiệp thuộc diện lập báo cáo tài chính quý cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như tình hình thực tế của năm 2021. (VTV.vn 06/11)Về đầu trang

Trả lương cao, hỗ trợ tiền nhà, không thử việc... doanh nghiệp vẫn "đói" lao động

Nhiều doanh nghiệp trên cả nước đang thiếu lao động trầm trọng sau khi áp dụng trạng thái bình thường mới.

Tình trạng thiếu lao động hiện nay là do một lượng lớn lao động đã về quê sau nhiều tháng nghỉ làm và chưa có ý định quay lại trước Tết Nguyên đán. Thậm chí một số vị trí việc làm được trả lương khá cao, nhưng cung không đủ cầu.

Thời gian này, các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều ưu đãi để thu hút lao động như: trả lương cao hơn, hỗ trợ tiền nhà, không cần thử việc…, thậm chí nếu công nhân giới thiệu người quen vào làm việc sẽ doanh nghiệp trả tiền môi giới.

"Em biết công ty tuyển nhân viên, em có đến đây phỏng vấn và đi làm luôn. Sau khi vào làm việc, em được nhận lương chính thức, không hưởng lương thử việc", chị Lê Thị Hòa, quê Thanh Hóa, cho biết.

Ưu đãi là vậy, nhưng để tuyển đủ 500 - 700 lao động từ giờ đến cuối năm với Công ty Điện tử Foster vẫn rất khó khăn khi các nhà máy xung quanh đều trưng biển tuyển dụng.

Tại Bắc Ninh, trong 2 tháng qua, các nhà máy đã tuyển thêm 12.000 lao động và dự kiến từ giờ tới cuối năm cần thêm hàng chục nghìn lao động, trong đó có một lượng lớn là lao động kỹ thuật chuyên ngành tự động hóa.

"Tăng ca nhiều hơn, cần số lượng công nhân lao động, nên công ty sẽ đăng thông tin tuyển dụng với nhiều hình thức như đăng trên Facebook, dán bảng tin, thông báo tại khu công nghiệp. Công nhân đang làm việc tại công ty có thể giới thiệu người thân và sẽ có một mức thưởng dành cho các bạn công nhân viên đang làm việc", chị Nguyễn Thị Phương Anh, người tuyển dụng, Công ty Điện tử Foster, cho hay.

"Khi vào làm việc, người lao động phải có sẵn tay nghề. Phía công ty sẽ có chương trình hướng dẫn và đào tạo cho người lao động. Vì vậy, để tìm được ứng viên đáp ứng được yêu cầu cơ bản ban đầu của doanh nghiệp là khó khăn", ông Lã Văn Thành, Giám đốc hành chính Công ty Điện tử Foster, nói.

Mức lương trên 12 triệu đồng/tháng là khá cao cho lao động có tay nghề, nhưng do cung không đủ cầu nên các doanh nghiệp vẫn đang đau đầu vì bài toán tuyển dụng.

"Nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp từ nay đến quý 4 tiếp tục tăng. Chúng tôi đã gửi văn bản đến những địa phương ở các tỉnh phía Bắc, phối hợp với các trường nghề cũng như trường đại học để có thể đón sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp trở lại Bắc Ninh làm việc", ông Lâm Thanh Sơn, Trưởng Phòng Quản lý lao động, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, chia sẻ.

Chỉ tính riêng hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, từ nay đến đầu năm 2022, đã cần hàng chục nghìn lao động kỹ thuật. Nếu các nhà máy đang chuẩn bị xây dựng hoàn thành thì nhu cầu về lao động có tay nghề sẽ là 30.000 người. Con số này là thách thức lớn khi sinh viên các trường nghề đang bị chậm ra trường do ảnh hưởng của lần bùng phát dịch vừa qua. (VTV.vn 06/11)Về đầu trang

TPHCM: Doanh nghiệp không dừng hoạt động nếu phát hiện F0

Doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh không phải dừng hoạt động khi phát hiện F0, nếu có trên 80% người lao động đã tiêm chủng đầy đủ. Tất cả các F1 vẫn được tiếp tục làm việc.

Đây là một nội dung đáng chú ý trong quy trình xử lý khi phát hiện ca F0 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp do Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa đưa ra.

Hiện TP Hồ Chí Minh có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao với khoảng 320.000 lao động. Sau khi thành phố mở cửa, trung bình mỗi ngày tại các nhà máy ở khu công nghiệp có khoảng 50 ca F0. Do đó, thông tin doanh nghiệp không phải dừng hoạt động khi phát hiện F0 đã nhận được sự đồng thuận của các doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định đã mạnh dạn nhận hợp đồng để cung ứng sản phẩm cho đối tác từ nay tới tháng 6 năm sau. Bởi doanh nghiệp đã yên tâm là chuỗi cung ứng không bị đứt gãy khi TP Hồ Chí Minh cho phép không đóng cửa toàn bộ nhà máy khi phát hiện F0 tại phân xưởng.

"Khi doanh nghiệp phát hiện F0 hoặc F1, doanh nghiệp chủ động. Những trường hợp đặc biệt sẽ cách ly tại công ty. Công ty sẽ bố trí những nơi cách ly phù hợp với tình hình thực tế của công ty mình", ông Nguyễn Chí Trung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định, TP Hồ Chí Minh, cho biết.

Việc thành phố không đóng cửa toàn bộ nhà máy và cho phép F1 vẫn được đi làm bình thường đang giúp doanh nghiệp hoạch định phương án sản xuất lâu dài, nhất là đối với doanh nghiệp cần nhiều lao động, doanh nghiệp xuất khẩu đang chạy đua tiến độ.

"Cho F1 đi làm là một quyết định đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện nay, giúp cho các doanh nghiệp có thể sắp xếp lao động ổn định hơn", Chi Hội trưởng Chi hội Doanh nghiệp Khu Công nghệ cao (SBA) Hồ Thị Thu Uyên nhận định.

"Với tinh thần, quan điểm mới F1 được tham gia sản xuất, như vậy các doanh nghiệp sẽ có thêm lực lượng, không thiếu như trước đây", Phó Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh Lê Bích Loan cho hay.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, mặc dù F1 vẫn được đi làm bình thường nhưng doanh nghiệp vẫn phải xét nghiệm định kỳ cho công nhân tới khi không còn phát hiện F0 trong nhà máy. Các doanh nghiệp tại thành phố cũng đã đưa vào hoạt động các cơ sở thu dung và điều trị COVID-19 cho riêng công nhân tại khu công nghiệp đang góp phần giúp người lao động yên tâm sản xuất. (VTV.vn 07/11)Về đầu trang

Doanh nghiệp than phiền Hà Nội về thủ tục hành chính

Sáng 6/11, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh dịch COVID-19”.

Chia sẻ tại hội nghị, các DN đều ghi nhận sự đồng hành của Hà Nội trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh.

Tuy nhiên, việc giải quyết các thủ tục hành chính, theo chia sẻ của nhiều DN, vẫn đang là rào cản lớn đối với phần lớn các đơn vị.

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hanel Mirolin Phạm Quang Anh, cho biết đơn vị hiện đang gặp vướng mắc trong triển khai Dự án Cụm công nghiệp làng nghề tại huyện Phú Xuyên. Ông Quang Anh cho biết, DN đã hoàn thành 100% giải phóng mặt bằng từ tháng 5/2021. Tuy nhiên do vướng mắc về pháp luật nên dự án hiện vẫn chưa được giao đất. Ngay cả thủ tục cấp phép xây dựng cũng chưa rõ là thẩm quyền thuộc về Sở Xây dựng hay UBND huyện.

Trong khi đó, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ Chu Đức Lượng cho rằng, hiện có khoảng 10 bộ luật có xung đột pháp lý, khi áp dụng trong thực tiễn thì chưa hiệu quả. Ví dụ như nhóm luật: Đầu tư - Đất đai - Nhà ở… Đây là vấn đề cần tháo gỡ ở cấp vĩ mô. Đối với thành phố, ông Lượng đề nghị cần tiếp tục nỗ lực nhiều hơn trong cải cách hành chính. “Hà Nội có đặc thù nhưng các khâu giải quyết thủ tục hành chính áp dụng như các tỉnh, thành phố. Tới đây, đề nghị Hà Nội cần số hoá cải cách thủ tục hành chính. Định lượng thời gian giải quyết thủ tục cho DN…” – ông Lượng nói.

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup Phạm Văn Khương cho rằng, điều các DN mong muốn là những cải cách, chuyển biến trong giải quyết thủ tục thực chất hơn; làm sao để DN nhận được văn bản trả lời trong thời gian sớm nhất. Các sở ngành cũng cần có mối liên thông trong làm việc, tránh kéo dài thời gian giải quyết thủ tục đến vài tuần, bởi thiếu thủ tục thì DN không làm gì được.

Tiếp thu, tổng hợp những ý kiến đóng góp của DN, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh giao 4 nhiệm vụ cho các Sở, Ban, ngành, UBND các quận, huyện, Thị xã. Đó là:

Thứ nhất, chủ động tổ chức khảo sát, nắm bắt, ghi nhận, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc và đề xuất của DN với nhiều hình thức phù hợp; tập trung giải quyết và đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết ngay các kiến nghị liên quan.

Thứ hai, tập trung triển khai thực hiện tốt các quy định, chính sách của Chính phủ về phòng chống dịch và hỗ trợ DN, người dân trong COVID-19. Đồng thời đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các kế hoạch, chương trình công tác của Thành phố năm 2021 và giai đoạn đến năm 2025, đặc biệt là các nội dung liên quan đến hoạt động của các DN.

Thứ ba, nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến DN như các lĩnh vực: đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên môi trường, điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện trong các lĩnh vực (thông tin truyền thông, y tế, giáo dục, xuất bản, văn hóa, hoá chất…), đăng ký DN, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội,...nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN.

Thứ tư, các sở, ban ngành tập trung triển khai có hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch đã có trong chương trình công tác năm về phát triển ngành, hỗ trợ phát triển các DN trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu. (Tienphong.vn 07/11, Trần Hoàng)Về đầu trang

Sắp diễn ra diễn đàn lớn nhất về công nghiệp 4.0 tại Việt Nam

Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2021 dự kiến thu hút được sự quan tâm và tham dự của hơn 2.000 đại biểu trong nước và quốc tế, trở thành một trong những diễn đàn thường niên có quy mô lớn nhất về công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.

Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2021 dự kiến sẽ được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến dưới sự chủ trì của Ban Kinh tế Trung ương và các đơn vị liên quan.

Trao đổi với báo chí trước sự kiện, TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho hay, phiên Diễn đàn cấp cao (phiên toàn thể) được chủ trì bởi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ vào ngày 6/12.

Trong tháng 11, sẽ có chuỗi 10 phiên hội thảo chuyên đề về các chủ đề liên quan như: Sản xuất thông minh, đô thị thông minh, năng lượng xanh, ngân hàng thông minh, hạ tầng và Chính phủ số, nông nghiệp thông minh, nhân lực và giáo dục đào tạo gắn với chuyển đổi số...

Trong đó, phiên hội thảo chuyên đề 1 với chủ đề "Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" sẽ tập trung phân tích, chia sẻ chuyên sâu xoay quanh những vấn đề về bối cảnh và các xu thế lớn của công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên thế giới và trong khu vực, từ đó nhận diện và đưa ra những tư duy và tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; học tập công nghệ, chính sách công nghiệp trên thế giới, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cũng như các kinh nghiệm quốc tế về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo định hình sự phục hồi hậu COVID-19…

Phiên thảo chuyên đề số 2 với chủ đề "Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" nhằm mục đích triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tập trung vào việc đẩy nhanh tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, phát triển sản xuất các sản phẩm, thiết bị thông minh…

Bên cạnh đó có các hội thảo chuyên đề đáng chú ý khác như: Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số; phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045…

Sau các hội thảo, những nội dung ý kiến, kiến nghị và đề xuất của các chuyên gia và các nhà khoa học sẽ được tập hợp và báo cáo với Thủ tướng và các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước tại phiên toàn thể; đồng thời sẽ được Tổ biên tập Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" tiếp thu, tổng hợp đầy đủ để xây dựng Đề án trình Ban Chấp hành Trung ương vào năm 2022.

Theo lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, diễn đàn này gắn với triển khai xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045" trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII". Do đó, Diễn đàn là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cung cấp luận cứ cho xây dựng mô hình, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng thời, sự kiện cũng là hoạt động thiết thực phục vụ hoạch định chiến lược và các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới của đất nước giai đoạn hậu COVID-19 theo Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. (Cafef.vn 06/11, Huy Thắng)Về đầu trang

Báo thế giới viết gì về đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngày khai trương

Đưa tin về việc khai trương đường sắt Cát Linh - Hà Đông, báo chí thế giới cho biết đây là tuyến đường sắt trên cao đầu tiên nhằm giảm bớt ùn tắc giao thông và ô nhiễm ở Hà Nội.

 

AFP cho hay, là một thành phố có hơn 5 triệu xe máy, nhưng Hà Nội hôm 6.7 đã khai trương tuyến đường sắt đô thị đầu tiên khi chính quyền cố gắng giảm bớt ùn tắc giao thông và ô nhiễm vốn đã tồn tại từ lâu ở thủ đô Việt Nam.

Sau nhiều năm trì hoãn và chi phí xây dựng tăng gần gấp đôi, chuyến tàu đã rời ga Cát Linh, gần trung tâm thành phố, để bắt đầu hành trình dài 13km về phía Hà Đông, nơi tập trung dân cư đông đúc.

“Tôi quyết định thử đi thử vì tò mò. Tôi rất vui vì tàu đã vận hành sau nhiều lần trì hoãn" - AFP dẫn lời chị Nguyễn Thị Thu, một người dân đi tàu trong ngày khai thác thương mại đầu tiên.

Những hành khách khác đến sớm để tạo dáng trước đoàn tàu mới sáng bóng, trong khi trẻ nhỏ trên tàu thích thú nhìn ra khung cửa sổ lớn ngắm cảnh Hà Nội khi tàu chạy.

Thủ đô Hà Nội với 9 triệu dân được cả biết đến với lượng xe máy dày đặc đi lại trên đường phố hàng ngày. Số lượng xe máy lưu thông trên đường đã tăng từ 2 triệu chiếc năm 2008 lên 5,7 triệu chiếc vào năm 2020. Số lượng ô tô cũng tăng vọt trong cùng kỳ, từ 185.000 lên 700.000 chiếc.

Người dân thường mất hàng giờ trên đường vì tắc nghẽn giao thông xảy ra thường xuyên, nhưng ít người chọn đi xe buýt - phương tiện giao thông công cộng duy nhất có sẵn cho đến thời điểm hiện tại.

Theo Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, lưu lượng giao thông lớn cũng là một nguồn gây ô nhiễm không khí chính ở thủ đô. Thành phố thường xuyên ghi nhận chỉ số không khí không có lợi cho sức khoẻ trong những tháng mùa đông.

Ngày 6.11, ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội) nhấn mạnh rằng đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ giải quyết những vấn đề đó. Nó sẽ giúp “giảm ùn tắc giao thông, hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ô nhiễm môi trường và góp phần thay đổi giao thông trong nội thành” - ông nói.

Tuyến Cát Linh - Hà Đông đã mất một thập kỷ để hoàn thành, việc xây dựng bị gián đoạn nhiều lần do các vấn đề an toàn và chi phí tăng cao khiến dự án bị đội vốn lên gần 900 triệu USD so với ngân sách ban đầu là 550 triệu USD. AFP cho hay Hà Nội sẽ có thêm 9 tuyến nữa vào năm 2030.

Với tiêu đề "Đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động", tờ Nikkei cho biết, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam - dự án trị giá khoảng 900 triệu USD do Trung Quốc hỗ trợ - đã bắt đầu hoạt động tại Hà Nội hôm 6.11, sau thời gian dài bị trì hoãn để kiểm tra an toàn.

Tuyến metro số 2A của Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 2011, là tuyến đường sắt dài 13km, gồm 12 ga nối Yên Nghĩa với Cát Linh ở trung tâm Hà Nội. Việt Nam đã chi trả phần lớn dự án với sự hỗ trợ phát triển chính thức từ Trung Quốc. Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc số 6 - một công ty con của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc - là nhà thầu của dự án.

"Tôi đã chờ đợi ngày này lâu lắm rồi. Tôi nghĩ việc di chuyển trong thành phố sẽ trở nên thuận tiện hơn" - tờ Nikkei dẫn lời một người dân Hà Nội 55 tuổi đi tàu cho biết.

Mỗi đoàn tàu gồm bốn toa và có thể vận chuyển khoảng 900 hành khách. Tàu có tốc độ tối đa là 80km/h. Đi toàn bộ tuyến đường mất khoảng 23 phút. Giá vé ngày là 30.000 đồng/người không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày. Giá vé tháng có các mức từ 100.000-200.000 đồng/người cho sinh viên hoặc hành khách phổ thông. Thành phố Hà Nội sẽ miễn tiền vé cho người dân đi tàu trong 15 ngày đầu kể từ ngày khai trương.

Nikkei cho biết thêm, Việt Nam cũng đang thực hiện các dự án đường sắt đô thị khác. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, thủ phủ thương mại phía Nam của Việt Nam, Hitachi và các công ty Nhật Bản đang hỗ trợ xây dựng một tuyến đường sắt, trong khi một công ty khác ở Hà Nội nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Pháp và Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Tân Hoa Xã đưa tin, ngày 6.11, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã bàn giao cho chính quyền Hà Nội quản lý và khai thác dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông do Trung Quốc xây dựng. Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên trên cả nước đi vào hoạt động thương mại.

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chính thức khởi công vào tháng 10.2011. Quá trình chạy thử hoàn thành vào tháng 12.2020, với hơn 70.000km chạy thử trên hàng nghìn chuyến, cho phép hệ thống vận hành thương mại - Tân Hoa Xã thông tin thêm. (Laodong.vn 07/11, Song Minh)Về đầu trang

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

Tiền bạc và danh dự

Ngày 4.11, ông Trương Quốc Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế - bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Trương Quốc Cường có những sai phạm liên quan đến VN Pharma.

 

Trước đó, ngày 3.11, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam hai bị can Chu Tiến Dũng - nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn và Đỗ Văn Ngà, Kế toán trưởng, kiêm Trưởng phòng Tài chính - kế toán. Cả hai bị can cùng bị điều tra về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Người dân không bất ngờ và dư luận cũng không “chấn động” trước những thông tin khởi tố cán bộ cấp thứ trưởng, lãnh đạo tập đoàn hay doanh nghiệp nhà nước. Bởi vì, trong mấy năm “đốt lò”, đã có nhiều người giữ chức vụ cao hơn đã lần lượt bị đưa vào “lò”.

Đã có bộ trưởng, cựu bộ trưởng bị xử tù. Đã có nhiều bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch của một số địa phương chịu hình phạt vì liên quan đến tiêu cực, tham nhũng, nhất là đất đai. Đã có nhiều tướng lĩnh trong quân đội, công an bị lôi ra trước vành móng ngựa.

Cuối tháng 10 vừa qua, Thủ tướng kỷ luật cách chức Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn và nhiều tướng lĩnh khác.

Người dân thấy rõ không có chuyện bao che, dung túng cho sai phạm, pháp luật nghiêm minh và bình đẳng, đã vi phạm pháp luật thì không có chuyện lấy chức vị ra để làm bình phong. Cũng không có chuyện “huyện bênh huyện, phủ bênh phủ”.

Tuyên bố về phòng, chống tham nhũng không gì hơn bằng hành động và những hành động không khoan nhượng trước những quan chức, bất kỳ ai nếu có hành vi sai phạm, là minh chứng hùng hồn nhất về quyết tâm diệt trừ tham nhũng.

Niềm tin của nhân dân vào công cuộc phòng, chống tham nhũng ngày càng sâu sắc là vì chứng kiến tận mắt những vụ thẳng tay trừng trị vừa qua.

Trở lại hai vụ vừa khởi tố trên, có lẽ xem là hai bài học về giữ gìn đạo đức cho những quan chức có quyền lực trong tay. Đã sai phạm thì dù đang đương chức như Thứ trưởng Trương Quốc Cường, hay đã thôi chức như ông Chu Tiến Dũng thì cũng không thể thoát được. Lúc này, tiền bạc đầy nhà cũng không cứu được, công lao, danh dự mất hết.

Xin được nhắc lại một câu rất thấm thía trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026: “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu; Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”. (Lao động 06/11, Lê Thanh Phong)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Thủ tướng: Tập trung xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 02/11/2021 về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025.

Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện là tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội, kiên quyết đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm đầu mối, tránh chống chéo, tinh giản biên chế gan với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, hướng tới mục tiêu tăng năng suất lao động xã hội bình quân 6,5%/năm.

Cùng với đó, Thủ tướng cũng đề ra nhiệm vụ triển khai quyết liệt công tác sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao.

Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, Thủ tướng chỉ rõ, cần triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) để ưu tiên tăng chi đầu tư phát triển, hướng tới mục tiêu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước, đảm bảo tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62 - 63% tổng chi ngân sách nhà nước, trong tổ chức thực hiện phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương, thực hiện trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo. (Cafef.vn 06/11, Hoàng Hà) Về đầu trang

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: “Chưa nhận được văn bản đề xuất gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng”

"Liên quan đến quy mô gói phục hồi kinh tế sau đại dịch, tới thời điểm hiện nay, Văn phòng Quốc hội chưa nhận được văn bản đề xuất từ Chính phủ", Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn nhấn mạnh.

Thời gian vừa qua, hàng loạt các thông tin về Chương trình khôi phục kinh tế liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đáng chú ý, trong đó có đề xuất gói phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 với quy mô khoảng 800.000 tỷ đồng và cho rằng dự kiến Quốc hội sẽ thảo luận nội dung này tại Kỳ họp thứ 2.

Liên quan đến thông tin này, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn nhấn mạnh: "Văn phòng Quốc hội khẳng định: Đây là thông tin không chính thống. Việc đề xuất nội dung vào chương trình nghị sự của Quốc hội cần bảo đảm quy trình của Luật định. Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ làm việc, thống nhất với Chính phủ về việc dự kiến những nội dung có hay không đưa vào chương trình nghị sự của kỳ họp".

Ông Tuấn khẳng định, liên quan đến quy mô gói phục hồi kinh tế sau đại dịch, tới thời điểm hiện nay, Văn phòng Quốc hội chưa nhận được văn bản đề xuất từ Chính phủ. "Do đó, những thông tin của cá nhân, tổ chức đăng tải cho rằng tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội sẽ thảo luận về chương trình phục hồi kinh tế là không có căn cứ và không đáng tin cậy".

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn thông tin thêm: "Theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đang chủ động, tích cực nghiên cứu đề xuất gói kích thích kinh tế theo tinh thần Kết luận Hội nghị Trung ương 4 là xem xét, điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ theo hướng linh hoạt và quy mô phù hợp để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội".

Theo ông Vũ Minh Tuấn, kể từ cuối năm 2019, sau khi xuất hiện đại dịch COVID-19 nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, năm 2021, sự lây lan và bùng phát mạnh của làn sóng COVID-19 lần thứ 4 do biến chủng Delta, với các đợt giãn cách liên tiếp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp bị đình trệ, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Nhằm tránh tình trạng thông tin không chính xác ảnh hưởng đến tình hình kinh tế- xã hội và hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung, trong đó có hoạt động của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho hay: "Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo và yêu cầu các cơ quan có liên quan trong quá trình chuẩn bị văn bản chỉ khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thì mới cung cấp thông tin nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, dân chủ, đúng quy định của pháp luật; đồng thời cần phát huy tính dân chủ, nhất là tổ chức việc lấy ý kiến của nhân dân, tránh việc thông tin lệch lạc, phát ngôn không đúng thẩm quyền sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường, ổn định xã hội và các quyết sách của các cơ quan có thẩm quyền".

"Vì vậy, theo tôi, các cơ quan thông tin cần nêu cao trách nhiệm trong việc thẩm định thông tin, bảo đảm đưa tin chính xác, khách quan, nhất là những thông tin, tài liệu còn đang trong quá trình xây dựng, thảo luận thì vẫn cân nhắc để tránh ảnh hưởng, tác động đến tâm lý người dân và ổn định xã hội", ông Tuấn nói thêm.

Trước đó, theo Cổng thông tin Quốc hội, tại họp báo ngày 19/10, ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, dự kiến tháng 12 tới Quốc hội tổ chức họp chuyên đề theo hình thức trực tuyến để giải quyết những vấn đề cấp bách, thực tiễn đặt ra.

Đề nghị tổ chức thêm một kỳ họp chuyên đề vào cuối năm từng được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi làm việc với Đảng đoàn Quốc hội ngày 14/10.

Luật Tổ chức Quốc hội quy định: "Trong trường hợp do Chủ tịch nước, Thủ tướng hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu hoặc theo quyết định của mình, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ triệu tập kỳ họp bất thường".

Trong chủ trì đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam - Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tối 29/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ 6 trụ cột chính phục hồi kinh tế Việt Nam giai đoạn tới. Thủ tướng khẳng định, khi dịch bệnh cơ bản được đẩy lùi, Chính phủ Việt Nam quyết tâm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tầm nhìn, mục tiêu và khát vọng phát triển đất nước. (Cafef.vn 06/11, Anh Vũ)Về đầu trang

Bộ GTVT: Không đồng thuận nhập 37 toa tàu cũ của Nhật Bản

Chiều 6/11, tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Bộ GTVT đã trả lời báo chí về quan điểm của Bộ trước đề xuất nhập 37 toa tàu của Nhật Bản của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, Tổng công ty Đường sắt đã có văn bản đề nghị nhập khẩu 37 toa xe ở Nhật Bản, các toa tàu đã qua sử dụng, sản xuất vào các năm 1979 và 1982, chạy bằng dầu diesel. Sau khi nhận được văn bản, Bộ GTVT theo quy định đã triển khai lấy ý kiến các bộ ngành liên quan và sẽ có văn bản báo cáo Chính phủ sớm.

Về quan điểm của Bộ GTVT, ông Đông nhấn mạnh, Bộ GTVT sẽ nghiêm túc xem xét ý kiến của doanh nghiệp trong điều kiện còn nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề này phải căn cứ trên quy định của pháp luật.

Theo đó, Luật Đường sắt 2017 đã quy định về việc đăng kiểm đối với phương tiện đường sắt khi đưa vào sử dụng phải còn niên hạn do Chính phủ quy định. Thứ 2, phải được đăng kiểm, cũng như định kỳ đăng kiểm đảm bảo về an toàn kỹ thuật cũng như bảo vệ môi trường.

“Luật cũng quy định đối với phương tiện đường sắt nhập khẩu phải dưới 10 năm đối với toa xe, đầu máy chở khách. Đối chiếu với các toa tàu mà doanh nghiệp đề xuất, được sản năm 1979 và 1982 thì không đáp ứng yêu cầu pháp luật”, ông Đông nhấn mạnh.

Cũng theo ông Đông, khổ đường sắt các toa tàu của Nhật Bản là 1.067mm, trong khi đó khổ đường sắt Việt Nam hiện nay là 1.000 mm, nên khi nhập khẩu toa tàu về cần phải hoán cải và đăng kiểm lại, chi phí theo tính toán của doanh nghiệp khoảng 140 tỉ đồng. Tuy nhiên chi phí có thể cao hơn tăng thêm.

Bên cạnh đó, ông Đông cho biết hiện chúng ta cũng có các cơ sở đóng toa tàu trong nước như tại Hà Nội, Dĩ An (Bình Dương), TP HCM, nên cần xem xét đến yếu tố phát triển công nghiệp đường sắt.

“Với 3 nội dung nêu trên chúng tôi đang tổng hợp ý kiến nhưng về quan điểm của Bộ GTVT là không đồng thuận”, ông Đông nhấn mạnh. (VTV.vn 07/11) Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Đề xuất rút ngắn thời gian làm thủ tục đất còn 10 ngày

Thay vì mất 3 năm làm thủ tục xác định, thẩm định giá đất, tính tiền sử dụng đất, TP Hồ Chí Minh trình giải pháp rút gọn còn 10 - 15 ngày.

Đây là giải pháp UBND TP Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho địa phương này xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn.

Cụ thể, UBND thành phố sẽ ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đối với tất cả khu đất thửa đất (không phân biệt giá trị tính theo bảng giá đất trên hay dưới 30 tỷ đồng), thay vì phải thực hiện thuê đơn vị tư vấn để xác định giá đất cụ thể theo các phương pháp thẩm định giá.

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) nhận định, nếu được Chính phủ thông qua, đây sẽ là sự thay đổi có tính đột phá, khi được phép áp dụng phương pháp điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả dự án bất động sản, dự án nhà ở thương mại.

Cách làm này sẽ kéo giảm thời gian làm thủ tục hành chính từ trên 3 năm xuống chỉ còn khoảng 10 - 15 ngày, đồng thời giúp môi trường đầu tư tăng thêm minh bạch, loại trừ cơ chế - xin cho.

"Việc áp dụng phương pháp điều chỉnh giá đất để xác định giá đất cụ thể vừa tăng cường thêm trách nhiệm và tính chủ động của HĐND, UBND cấp tỉnh, vừa có căn cứ định lượng giúp đơn giản hóa, rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính", HoREA cho hay.

Hiện Chính phủ quy định 5 phương pháp định giá đất, gồm: phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư và phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền thường áp dụng phương pháp thặng dư để định giá đất dự án bất động sản, nhà ở thương mại để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. (VTV.vn 06/11)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Thu ngân sách tăng trở lại

Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước tháng 10 vừa qua đạt hơn 133 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh so với tháng 9 (chỉ thu hơn 72 nghìn tỷ đồng). Nhờ đó, luỹ kế thu ngân sách 10 tháng qua đạt 91% dự toán cả năm (tương ứng hơn 1,22 triệu tỷ đồng).

Trong 3 nhóm thu chính vào ngân sách, thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu tới nay đã vượt dự toán cả năm. Riêng thu nội địa mới bằng 88% dự toán, do ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước bị gián đoạn và các chính sách giảm thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Thông tin thêm tại cuộc họp công tác tháng 11 của Bộ Tài chính vừa diễn ra, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, tổng thu ngân sách ngành thuế quản lý trong tháng vừa qua đạt 121.482 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với tháng 9. Lý giải về số thu tăng mạnh trong tháng 10, theo ông Tuấn, dịch COVID-19 dần được kiểm soát trên toàn quốc nên hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng, đi lại bắt đầu phục hồi, đặc biệt các địa phương trọng điểm về kinh tế như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội… (những địa phương này chiếm phần lớn số thu ngân sách). Bên cạnh đó, ngân sách đã thu hồi khoảng 20.000 tỷ đồng từ số thuế, tiền thuê đất hết thời gian gia hạn; số thu phát sinh tăng cao (riêng thu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ trong tháng 10 tăng hơn gấp đôi so với 2 tháng trước đó)…

Số thu thuế năm nay cũng hưởng lợi một phần từ dư địa từ kinh tế phục hồi những tháng cuối năm 2020 (nhưng nộp ngân sách trong đầu năm 2021). Trong đó, một số ngành tăng trưởng nóng giúp số tiền nộp ngân sách tăng mạnh, như: Ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất lắp ráp ô tô... Cũng theo ông Tuấn, ngành thuế cũng tăng cường các hoạt động chống thất thu, như qua hoạt động thanh kiểm tra thuế đã kiến nghị xử lý hơn 36.900 tỷ đồng; thu hồi nợ đọng trên 23.100 tỷ đồng; tăng thu từ hoạt động thương mại điện tử, nội dung số, sản xuất phần mềm…

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh, ngành tài chính đã chủ động tham mưu, đề xuất Chính phủ nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, như miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất… Trong 2 tháng cuối năm, ông Phớc khẳng định, ngành tài chính phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao. (Tienphong.vn 06/11, Lê Hữu Việt) Về đầu trang

Cần thu hơn 2.300 tỷ đồng tiền thuế mỗi ngày trong 2 tháng cuối năm

Báo cáo mới công bố từ Tổng cục Thuế cho biết, tổng thu ngân sách tháng 10 năm 2021 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 121.482 tỷ đồng, bằng 10,9% dự toán. Lũy kế 10 tháng đạt gần 1,03 triệu tỷ đồng, bằng 92,1% dự toán.

Theo cơ quan thuế, số thu ngân sách tháng 10 tăng cao so với tháng 8 và tháng 9 là do có thu hồi tiền thuế đã hết thời gian gia hạn khoảng 20.000 tỷ đồng (gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 15.000 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng hơn 5.000 tỷ đồng).

Cùng với đó, số thu một số khoản phát sinh theo quý và năm khoảng 46.300 tỷ đồng gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý 3 (khoảng 29.600 tỷ đồng); thuế giá trị gia tăng quý 3 (khoảng 6.500 tỷ đồng); thuế thu nhập cá nhân quý 3 (khoảng 2.500 tỷ đồng); tiền thuê đất kỳ 2 trong năm (khoảng 4.000 tỷ đồng); thu cổ tức và lợi nhuận còn lại (3.741 tỷ đồng).

Như vậy, số thu phát sinh trong tháng 10 khoảng 55.100 tỷ đồng (tháng 8 là 54.790 tỷ đồng và tháng 9 là 50.772 tỷ đồng). Trong đó, thuế thu nhập cá nhân tháng 10 đạt 9.442 tỷ đồng. Đáng chú ý, riêng thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản tháng 10 khoảng 1.400 tỷ đồng (trong khi đó tháng 8 chỉ 640 tỷ đồng, tháng 9 là 685 tỷ đồng).

Bên cạnh đó đó, thu từ lệ phí trước bạ tháng 10 cũng có những chuyển biến tích cực, đạt 3.322 tỷ đồng, (tháng 9 là 1.930 tỷ đồng, tháng 8 là 984 tỷ đồng). Tổng cục Thuế cho biết, số thu tăng cao là do sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, các doanh nghiệp và người dân tập trung lượng hồ sơ làm thủ tục trước bạ lớn.

Riêng đối với khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp tháng 10 ước đạt 44.600 tỷ đồng. Theo Tổng cục Thuế, nguyên nhân là do trong quý 3/2021, nhiều ngân hàng thương mại chưa thực hiện trích lập đủ quỹ dự phòng rủi ro theo quy định tại Thông tư số 03/TT-NHNN; nhiều doanh nghiệp chưa hạch toán đủ số chi phí cho hoạt động phòng chống dịch và ủng hộ quỹ vaccine khi tính lợi nhuận để tạm nộp thuế trong 3 quý đầu năm dẫn đến số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp cao hơn thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổng cục Thuế cho biết để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách thì trong 22 tháng cuối năm cơ quan thuế còn phải thu khoảng từ 139.000 - 140.000 tỷ đồng, tương đương bình quân mỗi tháng phải thu tối thiểu 70.000 tỷ đồng (hơn 2.300 tỷ đồng/ngày).

“Đây là nhiệm vụ rất khó khăn trong bối cảnh, cơ quan thuế tiếp tục thực hiện giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp”, Tổng cục Thuế nhấn mạnh.

Để hoàn thành mục tiêu trên, Tổng cục Thuế cho biết trong những tháng cuối năm cơ quan thuế các cấp sẽ tập trung thu kịp thời số thuế hết thời gian gia hạn vào ngân sách Nhà nước; tổ chức đôn đốc, thu hồi nợ quyết liệt trong 02 tháng cuối năm phấn đấu giảm nợ khoảng 11.600 tỷ đồng. (VTV.vn 06/11)Về đầu trang

Chính phủ giảm vay hơn 109.000 tỷ đồng năm 2021

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1869/QĐ-TTg, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 856/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021.

Cụ thể, về kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021, Quyết định số 1869/QĐ-TTg quy định Kế hoạch vay của Chính phủ 514.297 tỷ đồng gồm: phát hành trái phiếu Chính phủ và vay các nguồn trong nước 463.000 tỷ đồng; vay nước ngoài 51.297 tỷ đồng. Trong đó, vay cho ngân sách trung ương là 33.898 tỷ đồng, vay về cho vay lại 17.399 tỷ đồng.

So với Quyết định cũ, Quyết định số 1869/QĐ-TTg được ban hành mới đây đã giảm tổng số tiền vay của Chính phủ hơn 109.000 tỷ đồng. Đồng thời, bổ sung thêm hình thức vay thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Theo kế hoạch cũ, số tiền vay Chính phủ là 624.221 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trả nợ của Chính phủ năm nay là 365.932 tỷ đồng, giảm 28.574 tỷ đồng so với hồi giữa năm. Trong đó, trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 338.415 tỷ đồng và trả nợ các dự án cho vay lại 27.517 tỷ đồng.

Về kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương năm 2021, vay từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ dự kiến là 12.612 tỷ đồng. Trường hợp các tháng cuối năm, các địa phương phục hồi hoạt động kinh tế và có nhu cầu vay cho đầu tư phát triển, tổng mức vay cần đảm bảo trong mức 28.797 tỷ đồng đã được Quốc hội phê duyệt theo Nghị quyết số 128/2020/QH14.

Hạn mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp tối đa 7.000 triệu USD.

Đối với vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, Quyết định số 1869/QĐ-TTg quy định, hạn mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả tối đa 7.000 triệu USD. Ngoài ra, tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn khoảng 25% so với dư nợ tại thời điểm ngày 31/12/2020.

Quyết định 1869/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 5/11/2021. (Cafef.vn 07/11) Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Yêu cầu xử lý nghiêm vụ án đưa hối lộ, buôn lậu ở tỉnh Đồng Nai

Ngày 6/11, đồng chí Phan Đình Trạc đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo các cơ quan: Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo một số vụ, đơn vị chức năng của Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an. Đoàn công tác đã nghe báo cáo khái quát tình hình, kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương trong thời gian qua; tiến độ, kết quả, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị trong quá trình điều tra, xử lý một số vụ án.

Sau khi nghe báo cáo của Tỉnh ủy, các cơ quan chức năng và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự hội nghị, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đã ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Đồng Nai đạt được trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác nội chính, phòng chống tham nhũng và cải cách tư pháp trong năm 2021 và cho ý kiến tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý các vụ án, vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đặc biệt, đồng chí Phan Đình Trạc đánh giá cao và biểu dương lực lượng Công an tỉnh Đồng Nai đã quyết tâm, mưu trí, dũng cảm, đoàn kết, tập trung lực lượng phá thành công vụ án "Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Buôn lậu; Sản xuất, buôn bán hàng giả; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước" xảy ra trên địa bàn, đồng thời đề nghị khẩn trương kết thúc điều tra giai đoạn 1 để sớm đưa ra truy tố, xét xử, cũng như tiếp tục mở rộng điều tra giai đoạn 2 vụ án để xử lý triệt để hành vi vi phạm pháp luật.

Đồng chí Phan Đình Trạc nhấn mạnh, mặc dù trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh đạt kết quả tốt, cũng như đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả đến các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Để tiếp tục xử lý dứt điểm vụ án này, đồng chí Phan Đình Trạc đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, tháo gỡ nhanh những khó khăn, vướng mắc như xử lý vật chứng, giám định. Đồng thời, tỉnh xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo yêu cầu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không để ai can thiệp trái pháp luật vào công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực".

Đối với các vụ án, vụ việc khác xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đồng chí Phan Đình Trạc yêu cầu Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương rà soát, xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định pháp luật. Những vấn đề gặp khó khăn, vướng mắc, tỉnh Đồng Nai kịp thời rà soát, báo cáo đề xuất Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực cho ý kiến xử lý.

Nhân dịp này, đồng chí Phan Đình Trạc trao phần thưởng của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực cho một số đơn vị của tỉnh Đồng Nai vì có thành tích xuất sắc trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực. (VTV.vn 07/11) Về đầu trang

Cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Nguyễn Duy Linh lĩnh án 14 năm tù

Sau 1 ngày xét xử, sáng 6/11, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án đối với 3 bị cáo trong vụ án "cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an Nguyễn Duy Linh nhận hối lộ 5 tỷ đồng của Phan Văn Anh Vũ.

Tại phiên tuyên án, bị cáo Nguyễn Duy Linh xin phép vắng mặt vì lý do sức khỏe yếu và được Hội đồng xét xử chấp thuận.

Tòa đã tuyên phạt các bị cáo:

1. Phan Văn Anh Vũ: 7 năm 6 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Tổng hợp với hình phạt theo các bản án trước đó, Phan Văn Anh Vũ phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày 4/1/2018.

2. Nguyễn Duy Linh: 14 năm tù về tội "Nhận hối lộ". Tòa ghi nhận bị cáo Nguyễn Duy Linh đã nộp số tiền 5 tỷ đồng này vào ngày 5/11/2021.

3. Hồ Hữu Hòa: 2 năm 7 tháng 25 ngày tù về tội "Môi giới hối lộ". Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 12/3/2019. Tòa ghi nhận bị cáo Hồ Hữu Hòa đã chấp hành xong hình phạt tù và quyết định trả tự do ngay tại phiên tòa. (VTV.vn 06/11)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Thủ tướng Iraq thoát chết trong vụ mưu sát tại nhà riêng

Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi vừa thoát chết trong một âm mưu ám sát bất thành được thực hiện bằng máy bay không người lái tại nhà riêng của ông ở Vùng Xanh.

Vụ việc xảy ra sáng sớm nay theo giờ địa phương. Theo quân đội Iraq, tư dinh của Thủ tướng Iraq ở Baghdad đã bị một máy bay không người lái chở đầy chất nổ tấn công. Tuy nhiên, thủ tướng al-Kadhimi may mắn thoát chết, không bị thương và hiện tình trạng sức khỏe ổn định.

Trang Twitter chính thức của Thủ tướng Iraq cũng xác nhận ông hiện an toàn và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế.

Một số nhà ngoại giao phương Tây ở Vùng Xanh, nơi tập trung các tòa nhà chính phủ và đại sứ quán nước ngoài, cho biết họ nghe thấy tiếng nổ và tiếng súng trong khu vực.

Hiện chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm. (VTV.vn 07/11)Về đầu trang ./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More